TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
TLT (2017)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
letansi (1008)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
pthoang (257)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
luck (220)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 
Admin (156)
Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_lcapTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_voting_barTừ con diều giấy đến chiếc máy vi tính I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính

Go down

Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính Empty Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính

Bài gửi  lamkhoikhoi Tue Dec 07, 2010 10:52 am

Từ con diều giấy đến chiếc máy vi tính

Thả diều là trò chơi rất quen thuộc ở miền đồng quê Việt Nam. Thả diều mỗi nơi mỗi phong cách, thói lệ và con diều cũng mỗi miền mỗi dáng vẻ, sắc màu. Nhưng mọi phong cách chơi, mọi dáng vẻ con diều đều thấm đẫm nét văn hóa đặc trưng của một thời, một vùng. Ở vùng châu thổ sông Hồng, thả diều là trò chơi dân dã phổ thông cả với trẻ em và người lớn. Ở đây những buổi chiều hạ, chiều thu gió thường lồng lộng trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh, dân làng thường kéo nhau ra hóng gió trên con đê, ở sân đình, bên bờ ruộng. Đây là nơi xuất phát, là điểm nghinh phong của những con diều giấy. Đâu như con diều giấy là điểm gặp gỡ thú vị của cả tuổi thơ, người lớn và tuổi già. Nhưng con diều giấy một thuở chở đầy gió trời, chất nặng niềm vui đang đi dần về ‘miền quá khứ’. Con diều giấy hay nói rõ hơn, đúng hơn nhiều nề nếp văn hóa dân dã đang bị dân mình bỏ rơi. Thực tế trên con đường đi về phía trước, con diều giấy yếm thế, lui dần và chiếc máy vi tính đang mạnh thế tiến lên. Chúng ta đi tìm ý nghĩa cuộc tiến lui này, cuộc tiến lui biểu tượng cho ba lãnh vực: trí dục, đức dục và mỹ dục ngày ấy và hôm nay.

1. Con diều giấy và bầu trời lồng lộng, Chiếc máy vi tính và một trời thông tin

Vấn Đề Trí Dục

Những con diều và cả bầu trời lồng lộng trên kia đã mờ lạt dần rồi mất hút vào quá khứ, không phải do người lớn và con trẻ đã chán thả diều, cũng không do bầu trời hết lồng lộng nhưng là những bài toán đố, những con toán nhân, những công thức, định nghĩa, những toan tính với đồng tiền phân bạc đã chiếm hết ô trời xanh trong cõi tâm người. Ô trời xanh trong cõi tâm. Hay nói khác, con người hồn nhiên mở lòng cho trời đến sống với, đến làm thân, ‘Ơn trời cho lúa chín vàng, Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm’.

Những bài đồng dao thuở nào của đám đồng nhi hát với nhau trên ruộng rẫy, dưới bóng đa, gốc cau, bên bờ ao, bờ kênh đã bộc bạch niềm kính tin Ông Trời, thấp thoáng như lời kinh Lạy Cha:

Lạy trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cày,

Lấy đầy chén cơm,

Lấy rơm đun bếp.

Ô trời xanh trong cõi tâm con người phản ảnh lòng biết ơn, ơn trời, ơn đời và nhìn nhận gốc tổ, ‘uống nước nhớ nguồn’. Hôm nay thời vi tính, vắng ‘Ông Trời’ và vắng trời xanh mây trắng trong lòng người, nên cũng vắng cả lòng thành nhìn nhận gốc tổ, ngọn nguồn. Thiếu vắng như thế, cuộc sống dễ thành vô ơn, vô nghĩa. Từ đó, nhiều người đi lý giải về nguồn ngọn, người ta thích mập mờ cắt đoạn và giản dị hóa một giả thuyết thành ‘chân lý giáo khoa’: con người bởi khỉ. Vấn đề lớn không phải chuyện người bởi khỉ hay bởi đất nhưng là con người có ngọn nguồn, gốc tổ. Thời vi tính, tầm trí người đắm chìm trong những hiểu biết về kỹ thuật và các ứng dụng nên dễ gắn liền trí dục với chủ nghĩa thực dụng, lấy hưởng thụ làm mục tiêu. Thuở trước theo các nhà phân tích, hiểu biết của con người bắt đầu từ trời, đất, tiến gần tới con người rồi mới bước vào chính mình. Bây giờ con người đi ngược dòng, từ kinh nghiệm bản thân, con người bắt đầu nghiên cứu nhu cầu hưởng thụ để định hướng dòng kiến thức. Và sợ mất thời gian cho những kiến thức ‘xa xỉ’, những kiến thức không gắn liền với lợi nhuận, xa xôi với kinh tế, kỹ thuật, con người thời vi tính vội vã đi đường ngang ngõ tắt bước vào ngay những hiểu biết thực dụng nặng về tính toán, kỹ thuật, tài chánh, kinh tế, thờ ơ với hiểu biết về cuộc sống.

Học hiểu

Cái biết thuở nào là những ý niệm sống động, mềm dẻo, ứng với dòng chảy của cuộc đời thường, không quá đà tới mức cực đoan nên không áp đặt, khuôn hạn những kiến thức. Học trò ngày trước như con diều, thày dạy là người thả diều. Người thả diều chắp khung, phất giấy, ướm đo cho con diều hứng được gió và tính toán sức gió, nương theo chiều gió thả diều. Chơi diều, người chơi vừa kiềm tỏa định hướng, vừa buông tay, nới giây thả cho con diều no gió bay bổng lên trời. Ngày trước cha ông chúng ta tìm hiểu chiều nổi và biết cả chiều ẩn, thấy những nét hiện hình và thấy cả những ô trống của vạn vật. Theo đó người thợ gốm phải đo ướm phần trống của cái chén trước khi tính toán phần sành sứ của thành chén và người thợ mộc chú trọng tới ô trống của khung cửa khi cửa mở, hơn là chú trọng phần khung và cánh cửa khi đóng cửa. Lối biết của cha ông mình nhìn mặt thực của sự vật, nhưng cũng không quên ‘mặt hư’: “Nhìn xem bóng nguyệt lòng sông, hỏi rằng không có, có không nghĩa gì”. Đã rõ, những hư chiêu trong võ lâm và kế sách ‘dương đông kích tây’ là rất hữu dụng, cha ông chúng ta còn có lối hoài nghi, thận trọng của người biết và còn muốn biết rằng mình biết. Nghe kể, một người nằm mơ thấy mình hóa bướm, khi tỉnh dậy, ông vươn vai, ngỡ ngàng, hoài nghi, không biết mình mới nằm mơ hóa bướm hay là con bướm đang nằm mơ hóa người.

Có thể nói hôm nay, với sở học phân tích chuyên sâu, học trò biết rất kỹ và rất rõ từng đặc tính, từng thành phần, từng cấu trúc của người, vật và sự vật nhưng ít ngó ngàng tới hành trình, gốc nguồn và đích điểm hội tụ của vạn vật. Không ai phủ nhận những tia chớp, những vụ nổ gần đây trong cuộc phát triển khoa học, kỹ thuật, đã làm cho thế giới giàu có hơn, tiện nghi hơn. Chỉ mấy chục năm trước, nhiều chuyện còn là chuyện khoa học giả tưởng bây giờ đã thành chuyện thực. Và từ đây, phát triển khoa học và kỹ thuật đã thành độc tôn trong hướng tới của người dạy học và kẻ đi học. Cũng từ đây, những con số, định lý, công thức đã lưu thông quá tải, thường xuyên gây kẹt đường trong tâm trí sinh viên, học sinh và có thể làm họ phát bệnh, bệnh tâm lý và thể lý. Và nữa, bài vở và kiến thức từ trường lớp được đánh giá bằng các công thức, khuôn mẫu, tiêu chuẩn kể cả những quan niệm thuộc lãnh vực tâm tư, tinh thần cũng được lượng số hóa (digitized) và nhập vào thang điểm. Mới đây thế giới nhận được tín hiệâu đáng mừng từ Trung Quốc: Học Sinh Được Nói Ngược Sách Giáo Khoa (Tuổi Trẻ 21.5.07). “Được tiếp cận với nguồn thông tin vô tận từ Internet, học sinh Trung Quốc đang dần dần phá vỡ những khuôn phép cũ và thách thức cả thày, cô giáo bằng cách phát biểu chính kiến riêng của mình trên lớp. Để thích nghi với thế hệ ‘9X’ này, trường trung học phổ thông số một, thành phố Thiên Tân từ năm nay đã bắt đầu thử nghiệm một chương trình đào tạo khác hẳn lối cũ. Lần đầu tiên học sinh được phép viết các bài luận về lịch sử khác với các kết luận của sách giáo khoa...” Hy vọng với mạng thông tin toàn cầu kỳ diệu này, những hiểu biết của con người dần dần sẽ mất khuôn nhưng còn mẫu.

Nói chung, vào thời kỹ thuật số (digital) này, học sinh có thể ‘sắm sửa’ được kiến thức chuyên môn cao về khoa học kỹ thuật, khả năng lập trình công việc, và đón nhận một khối lượng thông tin khổng lồ từ các nghành nghề chuyên môn. Nhưng đáng tiếc, kỹ thuật số học lại bó tay trước những vấn đề thuộc tâm linh, tinh thần, nhân vị, liên vị, tình yêu, hạnh phúc... Hơn nữa các bạn có thể lập trình tin học, lập trình công việc nhưng khó khăn lập trình con đường mình đi, đích điểm mình nhắm. Các bạn có thể nhận được lượng thông tin lớn lao nhưng lại ngọ ngằn, ít oi những thông tin chân tình về người quen, người thân xung quanh.

Học hành

Theo truyền thống tốt đẹp từ xưa, học luôn đi đôi với hành nhưng con đường từ bài học tới thực nghiệm, học hiểu tới học hành là những bước đường gay go. Hơn nữa trường học còn là môi trường, “Tiên học lễ, hậu học văn”, nơi các em học làm người, học những bài học không có trong giáo trình nhà trường, những bài học quí giá đáng là điểm nhắm trứơc tiên của chuyện giáo dục. Nhiều người ngạc nhiên, học sinh, em nào chẳng ‘biết cơm’, ‘biết bánh’ nhưng rất nhiều em chưa một lần tận mắt thấy cây lúa trên cánh đồng, chưa thấy cảnh gieo gặt, cày cấy, dần sàng. Chưa thấy, nên các em cũng chẳng tưởng tới những giọt mồ hôi rưới xuống đồng cạn, đồng sâu và cũng chẳng biết, “Ai ơi, bưng chén cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Những kiến thức gắn liền với cuộc sống sẽ giúp học sinh khi bước chân vào đời, biết ơn đời và trân trọng cuộc sống. Vào thời của những con diều, em học sinh nào chẳng rành rẽ về đồng lúa và hẳn hơn một lần, từng góp công, góp sức trong chén cơm đầy và biết rõ hơn ai, “Ai ơi bưng chén cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!” Các em biết: hạt lúa để gieo là lúa giống, hạt lúa mọc những lá xanh non là mạ, mạ mọc lớn bắt đầu có bông là lúa con gái, bông lúa non là đòng đòng, cây lúa để lộ bông lúa là lúa giỗ. Hạt lúa đã già là lúa chín. Cắt bông lúa mang về là gặt lúa. Lúa sau khi bỏ vỏ là gạo. Vỏ đã tách khỏi hạt lúa là trấu. Gạo không còn nguyên hạt là tấm, phần bột bao ngoài hạt gạo là cám. Thân cây lúa sau khi đã lấy hạt là rơm. Cây lúa, phần bám trong đất ruộng sau khi gặt là rạ. Dụng cụ vỡ đất đầu tiên để trồng lúa là cái cày. Dụng cụ làm nhuyễn đất sau khi cày là cái bừa. Dụng cụ để gặt lúa là cái hái. Cái phên tròn lớn để phơi lúa là cái nong, cái phên nhỏ hơn để lựa lúa mẩy bỏ lúa lép là cái nia. Cái phên nhỏ hơn cái nia, cũng để lựa lúa là cái sàng, cái phên có khe rất mịn để lựa gạo ra khỏi tấm và cám là cái dần.

Trí dục ngày nào, thày dẫn dắt cho trò bằng con đường ‘tâm truyền’, dựa vào sở học, tư cách của thày dạy và căn cứ trên tính khí, tư chất, tình cảnh của học trò nên vị thày coi trọng tinh thần sáng tạo, nét đặc trưng, sở trường, sở đoản của người học và người ta truyền được cho nhau chất tinh hoa của văn hóa, kiến thức hữu dụng của cuộc đời và nghệ thuật tinh vi của cuộc sống. Có giai thoại kể, thuở ấy giữa một lớp học, có nhóm học trò tới hỏi thày, “Thưa thày, thế nào là lòng nhân?” Thày kêu từng trò lên chỉ dạy. Người này được thày dạy, nhân là phải biết tha, biết nhường, người khác thày lại nói, nhân là biết đánh, biết phạt, có người chẳng được thày nói nửa lời... Các học trò ngạc nhiên, sao mỗi người được thày dạy mỗi khác? ‘Mỗi người được thày dạy mỗi khác’ là đặc điểm của con đường ‘tâm truyền’ thuở trước. Trong khi hôm nay trăm thày dạy, trăm học trò học cũng dạy và cũng học như nhau, chung một bài dạy, chung một bài học. Trong lớp học như thế, có đáp án giống nhau cho một bài toán đố là thường nhưng lạ là những bài văn miêu tả, nghị luận, bình giảng, các em lại làm bài giống hệt nhau, phê phán, miêu tả giống hệt nhau, giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy, giống từng câu từng chữ là chuyện không ngờ.

Bài kiểm tra văn lớp bốn của một trường tiểu học lớn nhất nhì ở đây có đề tài: ‘Hãy tả chú mèo nhà em’ (bài kiểm tra giữa học kỳ, tháng 4, năm 2007). Một học sinh đã lãnh điểm 10 của thày giáo. Sau mấy dòng mở bài, em tả: Mimi có một (chữ ‘một’ được em thêm vào sau, vì sánh với bài văn mẫu, em đã học thuộc lòng có thêm chữ ‘một’ này) cái đầu tròn tròn như một quả banh. Hai tai của Mimi hình tam giác, rất thính cho nên mèo ta có thể nghe tiếng bước chân của những gã chuột và những âm thanh cho dù rất nhẹ.

Mắt Mimi hình tròn và có màu đen. Đêm mắt mèo ta sáng lên giống như thủy tinh và chú có thể nhìn rõ, giúp chú bắt những gã chuột xấu số. Mũi mèo rất thính, có màu đen, ươn ướt, mũi giúp chú đánh hơi. Miệng Mimi rất nhỏ, xinh. Ria mép của chú mọc đều hai bên, mỏng, màu trắng như sợi cước... Cậu học sinh tác giả của bài văn cho biết cậu tả ria mép mèo trắng giống sợi cước nhưng cậu chưa nhìn thấy sợi cước và cũng chẳng biết sợi cước để làm gì! Lớp học của cậu bé gồm các học sinh giỏi nên gần hết lớp được điểm 10. Đáng chú ý, với học sinh lớp bốn trường này và các trường trong khu vực, mèo nhà em nào cũng giống mèo nhà em nào. Thế mới lạ! Nghe kể, trong bài tập làm văn, một em học sinh lớp ba tiểu học đã mở đầu bài văn tả ông nội: “Nhà em có nuôi một ông nội...”. Một em khác mô tả rất ‘hiện thực’: “Con bò là loài gặm cỏ, một con vật màu vàng, em từng thấy trên kênh HTV7...”.

2. Con Diều Giấy Và Những Nụ Cười Hồn Hậu, Chiếc Máy Vi Tính Và Những Trận Chiến Ảo: Vấn Đề Đức Dục

Chơi diều là trò chơi mà cả nhóm, cả xóm chơi chung. Con diều thường không phải món chơi của riêng ai. Ít ra, một con diều chơi được, cũng là chuyện của cả nhà, chưa kể cả xóm. Nhưng thường mùa thả diều, buổi chiều, ngoài cánh đồng diều đều đủ mặt già trẻ, lớn bé ra đón gió, nghênh diều. Người ta chọn cánh đồng thoáng đãng, lấy dòng kênh, nội cỏ, bụi chuối, bờ tre làm cảnh, lấy mây trời làm nền và góp gió thả diều. Con diều bay bổng, vi vu tiếng sáo, hòa với tiếng cười vui, hò reo rộn rã trong xóm làng. Thời vi tính các em thiếu nhi thích chơi trò chơi điện tử, mong sát phạt; các em rất mê làm anh hùng chiến thắng, rất sính sắm vai kẻ tận diện Terminator, và ưa sở hữu các vũ khí ‘giết người hàng loạt’ mong thỏa mãn lòng cao ngạo, muốn làm vua trên cao, làm sao chiếu sáng.

Cánh đồng diều là sân chơi của làng xóm mình dạo nào đã phản ảnh phần nào tâm tư, cõi lòng người dân gắn bó với nhau trong làng xã. Người dân cần cù, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên ruộng đồng. Đời nhà nông, sống chẳng dư ra cho có của chìm, của nổi nhưng vẫn đầy tình thân, chan hòa thuận thảo và nhiều thời gian thả diều với nhau. Một nền đức dục căn cơ như thế sẽ thuận tiện mở rộng một hành lang dẫn vào Tin Mừng.

Học biết

Hồi ấy, khắp dân gian, lòng người luôn hướng về ‘Ông Trời’. Ông Trời được nhìn biết như ‘Đấng Tối Cao’, Trời ‘làm nắng, gió, mây mưa cho người tốt người xấu’ (x. Mt 5, 45), ‘Nhờ trời mưa thuận gió hòa, Lúa vàng đầy ruộng, lời ca vang đồng’, ‘Nhờ trời hạ kế sang đông, Làm nghề cày cấy, vun trồng tốt tươi’. Trong cảnh tần tảo, ‘Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa’, người dân luôn nhắn nhủ nhau, ‘Trời nào có phụ ai đâu, Hay làm thì giàu, có chí thì nên’. Đặc biệt mọi người đều tin tưởng, cầu khấn ơn trời: ‘Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy chén cơm, Lấy rơm đun bếp’. Và mọi chuyện của trời cao, đất rộng đều nằm trong tay Ông Trời: ‘Nước non là nước non trời, Ai tát được nước ai rời được non’.

Ông Trời hay Trời Phật trong niềm tin dân gian đã gần với Đức Chúa Trời trong đức tin chúng ta. Dân mình thờ Trời khác với dân Hy Lạp thờ thần vô danh. Thần vô danh ở Hy Lạp nằm lẫn lộn trong một lô các thần thánh khác, còn người dân mình thờ Trời như Đấng Tối Cao, tuy bên cạnh Trời cũng có những thần thánh khác nhưng thấp hơn, nhỏ hơn. Tin Trời hay tin Thần Vô Danh cùng là tin chân thành. Niềm tin chân hành này đang chờ Kitô hữu chúng ta giới thiệu đích danh “Đấng đã tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó” (Cv 14, 15). Trong lần tới Athen, thánh Phaolô từng say sưa giới thiệu cho Hộâi Đồng Arêôpagô: “Thưa quý vị, tôi thấy rằng, quý vị là những người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ: “Kính Thần Vô Danh”. Vậy Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì tôi xin rao giảng cho quý vị. Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa tể trời đất...” (Cv 17, 22-34).

Ở đây lòng người luôn tin tưởng và hướng về Đấng Tối Cao, nên các cụ già hết lòng khai tâm cho con cháu lòng biết ơn, trước nhất ơn trời, ‘Nhờ trời mưa thuận gió hòa, Nào cày, nào cấy, trẻ già khuyên nhau’, ‘Nước trời ai tát mà vơi, Lòng ta ai đắp, ai khơi mà đầy’, sau là ơn quê hương, đất nước, ơn ông bà tổ tiên, ơn cha mẹ, thày cô, ‘Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con’. Lòng biết ơn có thể coi là nét đặc trưng trong truyền thống đạo giáo ở quê mình. Hôm nay trên đà tiến phát của khoa học kỹ thuật, nhất là sinh học, học sinh có thể tiếp cận với nhiều chuyện lạ đời như sinh sản vô tính, đổi giới tính, mang thai giùm, thụ thai nhân tạo nên ý niệm về ơn ‘trời sinh, trời dưỡng’, ơn nghĩa sinh thành của mẹ cha như đang dần dà phai lạt. Những can thiệp trực tiếp vào sự sống con người và sự sinh nở là độc quyền của trời, bây giờ được dẫn giải nhan nhản trên các trang mạng như ‘chuyện nhỏ’ của kỹ thuật. Kỹ thuật y khoa hiện đại coi việc phá thai chỉ đơn giản như cắt một mụn thịt thừa. Người ta còn có cả loại thuốc R486 trục thai trong vòng 24 tiếng, sau khi trứng thụ tinh. Nếu cần, một phụ nữ có thể an toàn đến bệnh viện sanh non ở tháng thứ 5, thứ 6. Đứa bé ra đời sẽ thoi thóp giành giật sự sống, trong khi bác sĩ, y tá, và mẹ nó chuẩn bị rời khỏi phòng sanh. Khoảng 20 phút sau, con người đó đành thôi bám víu cuộc đời và trở thành một thiên thần nhỏ! (thông tin trên mạng, nguồn MTT).

Vào thời đại vi tính, những chủ đề giáo dục nhân bản hôm nay, thường nhấn mạnh quyền lợi, bổn phận, trách nhiệm, cách ứng xử của con người với xã hội để khỏi ai lụy ai, khỏi ai phiền ai. Ý là, nhà giáo dục muốn tạo môi trường sống an toàn cho xã hội và cá nhân, ít chú tâm đến ‘chuyện của lòng’. Học sinh được học để nhìn nhận xã hội và tôn trọng người khác hơn là học để yêu mến, kính trọng: ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’, ‘không thày đố mày làm nên’.

Có phải những bài học làm người nặng nội dung như thế đã để lại những ô trống vắng trong tâm tư người. Nhiều bạn trẻ mơ mơ, màng màng, chẳng biết mình đang đi đâu, và sẽ về đâu. Khoảng trống vắng của tâm tư bên cạnh những ô trống do cha mẹ, thày cô để trống. Con cái chịu vắng bàn tay ấp ủ của mẹ, thiếu bước dắt dìu của cha, thiếu thái độ tâm truyền của thày cô, vì cả cha lẫn mẹ và thày cô đều vướng bận trăm công nghìn việc. Thế vào đó, mẹ cha lo cho con thân thế, sự nghiệp, tiền tài, thày cô cho học trò kiến thức. Tất cả chỉ có thế nên lòng biết ơn cha mẹ, thày cô bị giản lược, chỉ còn là cám ơn cha mẹ cho ăn, cho ở, cho vị thế xã hội, cám ơn cha mẹ sắm xe, mua máy, cám ơn thày cô cho điểm lên lớp, ra trường!

Và tình quê hương, một tình cảm thiêng liêng, thời nào chẳng được đề cao, như Đỗ Trung Quân bảo, “Quê hương, nếu ai không nhớ, sẽ không sống nổi thành người!” Nhiều người nghĩ ngợi, đời hay giận nhau, rồi giận cá văm thớt và những người con của quê hương giận ai đó rồi giận luôn cả quê hương! Nghe kể, một em bé Việt Nam sinh ở nước ngoài, có lần vào giờ ra chơi, đang xúm lại chơi chung với các bạn khác, vừa gặp người bạn mới từ Việt Nam sang, nhập học, bé hểnh mũi, lên giọng chỉ mặt bạn, “Ê các bạn, thằng này dân Việt Nam mới qua đó!” Thiết nghĩ, cho những đứa con của Mẹ Việt Nam ở nhà và cả những đứa con xa nhà, để tình quê hương nồng nàn, thắm đậm mãi, những bài học về quê hương không thể không gợi nhớ những tình cảm gắn bó với khung trời, đất, nước, bối cảnh đạo giáo, với nguồn ngọn tổ tiên, với tình đồng bào. Chẳng hạn với Giang Nam, tình quê giản dị là ‘xưa yêu quê hương vì có hoa, có bướm, ... nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất có một phần thịt của em tôi...’ Còn với Đỗ Trung Quân, tình quê lại man mác: “Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày, Quê hương là đường đi học, Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng. Quê hương là con đò nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che, quê hương là đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài thềm”. Còn Mẹ Việt Nam thời nào chẳng như thời nào, vẫn dáng dấp Việt, vẫn ngôn ngữ Việt, vẫn đôi tay bảo bọc, vẫn trái tim nhân ái, Mẹ không thôi ới ời những đứa con đừng quên Mẹ! Nhưng đâu như, những người con của Mẹ khi bỏ chơi diều đi chơi vi tính, phần nào bóng hình Mẹ ít đi phong cách trữ tình, biến dần nét thơ mộng, và đất Mẹ với đồng ruộng, biển khơi, núi đồi cũng đang nhạt nhòa hình bóng Mẹ.

Học sống

Khi chiếc computer lấn sân con diều, Toán Lý Hóa lấn đất đạo giáo, chủ nghĩa cá nhân như cũng muốn lấn lướt cả tinh thần cộng đồng. Ngày trước người ta nhắn giới trẻ, ‘Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên’ tuy mới chỉ nhắn con trai thôi và con trai đại diện cho con gái. Nói chung, hào khí của tuổi trẻ cứ phơi phới không ngại đứng mũi chịu sào cho dân nước, không sợ gồng gánh cho xã hội. Còn con trai, con gái thời nay lại nhắn nhau, ‘Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên’. Khẩu hiệu cao đẹp biết mấy! Nhưng đâu cần là đâu cần? Đâu khó là đâu khó? Cần gì và khó gì? Chính các bạn cũng cần và cũng khó, có ai, có gì tiếp hơi, tiếp sức? Chúng ta cũng như các xã hội đang phát triển, càng ngày càng xuất hiện nhiều những ngôi sao mới về thế lực, lợi nhuận, có tiền và có thế, họ luôn khẳng định mình, ‘chẳng sợ trời, chẳng sợ đất’ (x. Lc 18, 2). Chẳng hạn nhiều học sinh, sinh viên, các cô chiêu cậu ấm được thừa hưởng lợi, lộc từ cha anh, sẵn có ‘chén ăn, chén để’ đã nổi lên làm các người mẫu ăn chơi, hưởng thụ cho giới trẻ. Lâu lâu ngẫu hứng họ có thể đem ‘con Mercedes’ chọi với con BMW bạc tỷ! Buổi chiều đẹp trời, họ gầy nhóm, choàng lên đầu vành tang trắng (ý là chịu chơi, chơi tới cùng và ngầm hiểu mỗi lượt đua là mỗi lần có chiến hữu bỏ mình nơi ‘sa trường’, nên để tang sẵn cho nhau) và tháo thắng xe, nằm đua trên yên xe, chỉ có thể phóng tới, không còn ngõ lui. Cuộc đua thắng bại, hơn thua thường chỉ là chầu bánh cuốn, một cữ cà phê. Và bên dòng cuộc đua còn đông đảo các bạn dự khán, tuy không dự đua nhưng đồng hội, đồng thuyền, nhiệt liệt cổ võ cuộc đua.

Cách đây mấy năm, trên đường Bà Rịa-Vũng Tàu, một cuộc đua kiểu đó đã gây tai nạn, các tay đua đụng một chiếc vận tải đang đậu, làm chết bảy tay đua. Nạn đua xe vẫn còn đó, ẩn hiện, không thôi làm khổ những con đường thành phố. Chuyện đua xe cũng làm hiệu cho thấy, các bạn đang đối mặt một tâm tư trống rỗng, không thần tượng, không lý tưởng, chẳng thiết sống, cũng chẳng sợ chết nên sống bâng quơ, sống thừa ra đó, mặc cho dòng đời cứ qua, nhịp đời cứ trôi. Không biết trong số các chàng trai trẻ, những cô gái giàu tiền, giàu thế đó, có ai dám không, dám tìm đến với Chúa như chàng thanh niên trong Tin Mừng, anh giàu có nhưng chẳng mãn nguyện với những gì mình có, đã đi tìm gặp Chúa Giêsu, “Thưa Thày, con phải làm gì để được sống đời đời?” (Mt 19, 16). Nếu có nhiều người dám gặp, sẽ bao nhiêu người dám theo. Và nếu có người dám theo, có ai dẫn họ đi theo Chúa với mình không?

Mặt khác nhiều nơi đang ồ ạt, ồn ào, dấy lên những ‘fan’ của các ngôi sao điện ảnh, đặc biệt các sao Hàn Quốc. Rõ ràng, cả sao, cả fan, cả người mẫu lẫn người mê đã bỏ trống cuộc đời cho những tình cảm lãng mạn, cho những bước chân thơ thẩn, cho những giấc mộng viển vông quên hết đời, quên đạo lý, quên cả chính mình! Mới đây, một người cha lại là một giáo viên, đã tự tử cho con gái được gặp thần tượng của mình. Một hiện tượng cá biệt nhưng đủ sức gây chấn động dư luận Trung Quốc. Cô Dương Lệ Quyên từ 15 tuổi đã quyết định bỏ học theo đuổi sao, ca sĩ Lưu Đức Hoa. Vì gia cảnh nghèo, năm rồi ông bố chiều con đã quyết định bán thận, chỉ để làm tròn ước vọng gặp sao của con! (Tuổi Trẻ 31. 3. 2007 ).

Dĩ nhiên chúng ta cũng không quên mất những buổi sớm, buổi chiều, buổi tối quanh năm suốt tháng những lớp luyện thi, lớp bồi dưỡng sinh ngữ, vi tính có số học viên đông như kiến cỏ. Một thày giáo lâu năm trong nghề nhận xét: Họ học rộng, học xa và học chăm đó nhưng có vẻ chỉ học cho trường lớp, cho văn bằng, không phải học cho cuộc đời! Cái học cho trường lớp, cho văn bằng cuối cùng cũng chỉ nhắm no cơm ấm áo, nhắm ăn trên ngồi trốc, học trò dễ bị cười ngạo như dạo nào, ‘dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm’. Cha ông chúng ta vẫn lo dạy con cháu, ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Lễ ở đây là lễ nghĩa, đạo lý, đạo làm con, nghĩa vợ chồng: ‘Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình, Chữ trung cho cha, chữ hiếu dành mẹ, đôi ta chữ tình’. Rõ ràng đạo làm người ở dân mình rất hài hòa với đạo lý Chúa đặc biệt về lòng hiếu thảo với cha mẹ và tình nghĩa chung thủy vợ chồng, ‘Đạo vợ chồng khó lắm ai ơi, Chẳng dễ như ong bướm đậu rồi lại bay. Đạo vợ chồng chẳng dễ đổi thay, Dẫu làm nên võng giá hay ăn mày cũng cứ theo nhau’.

Học sống làm người, chúng ta không chỉ học ở trường lớp nhưng còn học ở trường đời, trong đó thế hệ đi trước dắt dìu thế hệ đi sau, ‘Nước còn quyến cát làm doi, Huống chi ta chẳng tài bồi lẫn nhau’. Nơi trường đời, người học với nhau và cũng dạy cho nhau, ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Học ăn, học nói là học ứng xử với người thân, người quen, với hàng xóm láng giềng cho biết, ‘Nhà quê có họ, có hàng, Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau’. Và mỗi người cũng học để thấy, bất cứ nơi nào chúng ta có mặt. ‘Tình thương quán cũng như nhà, Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói sen, Ơn ai một chút chẳng quên, Phiền ai một chút để bên cạnh lòng’.

Mới đây, trên một trang mạng Việt Nam có kể chuyện buồn một gia đình: Khi chị Thanh H. quyết định nộp đơn ly dị, chị đã khóc hết nước mắt vì thời gian chồng dành cho các tiệm cà phê wifi. Chị kể rằng chồng chị bỏ bê vợ con, và đi theo những cô gái mà anh thấy hình trên các website mãi dâm. Chị nói: “Cũng có những khi anh ấy ở nhà, nhưng nhấp nha nhấp nhổm chờ điện thoại của các cô gái ấy. Anh ấy thề sống thề chết rằng, anh chỉ nói chuyện với họ, và không có quan hệ gì sâu đậm. Tuy nhiên, không phải chỉ tôi cần anh ấy, mà các con của chúng tôi cũng cần có cha. Nhưng không còn níu kéo được nữa, tôi nhất định nộp đơn ly dị, khi mà anh ấy đánh cháu trai lớn nhà tôi, khi bắt gặp cô gái mà anh ấy đeo đuổi đi chơi với con trai lớn của chúng tôi”. Chắc không ai nghĩ, gia cang nhà chị Thanh H. tan hoang chỉ vì chiếc máy vi tính nối mạng hoặc chẳng ai nghĩ xa hơn, chiếc máy vi tính nối mạng đã nối duyên, kết bạn cho bao nhiêu cặp vợ chồng, bao nhiêu bè bạn. Dù sao kỹ thuật vi tính, kỹ nghệ truyền thông đang bị lạm dụng. Qua đó các em thiếu nhi quen thân với những nhân vật ‘Võ Lâm Truyền Kỳ’ và chẳng biết gì những nhân vật truyền thống của ‘Nhị Thập Tứ Hiếu’. Các em chuyên bấm nút ‘máy game’ hơn hẳn chuyện rửa chén quét sân, lau nhà phụ tay với bố mẹ, chưa kể những lần trốn học, ‘phiêu lưu game’. Hơn nữa chính những bức thư điện tử, những ‘cuộc chat’, điện thoại mạng, trang mạng, phim ảnh đã giữ người nằm dí lại nhà thay vì đến nói với nhau và nghe nhau nói. Tình thân như bớt dần ‘tính hiện thực’, nóng bỏng. Rõ ràng chính kỹ thuật vi tính, kỹ nghệ truyền thông đã thu ngắn khoảng cách không gian, thời gian nhưng lại đẩy người thân, người quen xa cách nhau hơn. Ngày trước Nguyễn Bính xuýt xoa, ‘Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình, với chúng mình, chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều’. Hôm nay cô con gái từ tỉnh lên thành học, đường đi chẳng bao xa, mẹ đau ở nhà, thứ bảy Chúa Nhật nghỉ học, cô gái vẫn tăm tăm biền biệt chẳng về thăm mẹ, nhưng vẫn điệp khúc, “Mẹ ơi, bệnh mẹ thế nào, email cho con mỗi ngày nghe, con hôn mẹ, thương mẹ”. Vậy là email đã thay con thăm mẹ, hôn mẹ. Ôi, những cuộc thăm ảo và những nụ hôn ‘remote’!

3. Con Diều Giấy Và Những Cảnh Quan Rực Rỡ, Chiếc Máy Vi Tính Và Những Khuôn Mặt Khô Khốc: Vấn Đề Mỹ Dục

Chơi diều, người chơi không chỉ chơi với diều nhưng còn chơi với gió, với mây, với cỏ đồng nội, với ráng chiều trên non. Chính con diều cũng là bức tranh muôn sắc in trên tấm thảm xanh ngắt da trời. Bàng Bá Lân đã rung cảm trước cảnh trời chiều êm ả:

Chiều hôm đón mát cổng làng,

Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi.

Đồng quê vờn lượn chân trời,

Đường quê khấp khểnh bao người về thôn.

Những người dân ở quê mình hẳn không được học hỏi nhiều về mỹ thuật nhưng những cảnh quan thiên nhiên nhập vào ánh mắt họ màu xanh biếc của da trời, màu xanh ngát của cỏ cây, màu vàng hực của ráng chiều, màu đỏ lửa của mặt trời xế bóng. Hẳn họ không vẽ được cảnh trời nên tranh, không họa được vùng cây cỏ, ruộng đồng, đồi núi, nhưng chắc chắn họ đã nhận từ thiên nhiên một mỹ quan và chính mỹ quan là nẻo thăng hoa, một lối giải thoát cho cuộc đời lắm ưu phiền, nhiều dang dở này.

Thời của máy vi tính cũng là thời của nhà cao tầng, thời của những nhà máy, công trường nên tầm mắt người luôn bị khuôn hạn do những bức vách ngăn, những bức tường vôi vữa. Các học sinh có vẻ không thân mấy với ngôi trường mình như ngày nào, “Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh, muôn chim hót vang lên êm đềm. Lên trường tôi con đê bé xinh xinh len qua đám cây xanh nhẹ lướt... Nơi sống bao mái đầu xanh màu, đời tươi như bao lá xanh, lá xanh...” (Trường Làng Tôi, Phạm Trọng Cầu). Hôm nay, các học sinh có thể nhạy cảm trước một người đẹp, chiếc áo đẹp, chiếc xe đẹp, căn nhà đẹp nhưng ít ai thấy cảnh đẹp buổi chiều xuống, ít rung động trước một buổi bình minh rực rỡ và chẳng say sưa ngắm trăng lên như Xuân Diệu đã say sưa, ‘Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá, ánh sáng tuôn đầy các lối đi, tôi với người yêu nhè nhẹ, im lìm không dám nói năng chi’ Cách nào đó, thiếu một mỹ quan cũng là thiếu một cảm quan cho thấy đời dù thiếu thốn tới đâu, đời vẫn còn vui và đẹp.


Học cảm nhận

Khi người nhạy bén với nét đẹp, người sẽ đồng cảm, rung động trước nhan sắc của thiên nhiên và bị cuốn hút theo Đấng Tuyệt Mỹ, nguồn cội của mọi nét đẹp, mọi nhan sắc. Thiên nhiên bao giờ chẳng là kho tàng phong phú của cái đẹp. Có thể nói, chính con người đã nhận từ thiên nhiên một mỹ quan và khi cảm quan này mở ra đón chiều cao vời, mênh mông của thiên nhiên, cõi tâm hẹp hòi sẽ rộng mở. Hay ít ra đất trời lồng lộng cũng gợi cảm hứng cho con người vươn lên từ những góc hẹp của cuộc sống thực tế. Diễm Tình Ca đã chọn thiên nhiên và tình yêu nam nữ làm nền diễn tả tình yêu giữa Thiên Chúa và Dân Ngài,

“Dậy đi em, bạn tình của anh,

Người đẹp của anh hãy ra đây nào!

Tiết đông giá lạnh đã qua,

Mùa mưa đã dứt, đã xa lắm rồi.

Sơn hà nở rộ hoa tươi

Và mùa ca hát vang trời trời về đây” (Dc 3, 10-12).



Nhiều người cho rằng mỹ quan là một cảm quan rất chủ quan và nhất định: người đẹp là người tôi yêu, không phải tôi yêu người đẹp. Hay có người diễn tả trần trụi, đẹp là con cóc cái đối với con cóc đực của nó! Nghĩ thế cũng là chủ quan, vì chúng ta không thể phủ nhận có một mẫu mực của cái đẹp cũng như có một chuẩn mực của điều chân, điều thiện được Trời phú bẩm sẵn trong lòng người, như lời sách Sáng Thế xác định: “Con người giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 27). Cách đây ít năm, đồi thông cạnh hồ than thở Đà Lạt đã bị người dân quanh vùng đào bới tung lên để khai thác quặng kẽm, biến bộ mặt khu đồi mượt mà cỏ xanh thành bộ mặt rỗ rĩ, nhăn nhúm. Dĩ nhiên mọi người đều đồng cảm, làm thế là làm xấu bộ mặt thiên nhiên. Mỹ quan là ơn trời, cho mọi người vươn lên khỏi những khung hẹp, những giới hạn tù túng của cuộc nhân sinh và cảm nhận ý vị, thi vị thanh cao của trời đất.

Ngày 25 tháng 3 năm 2007, em Nguyễn Quang Khắc, 17 tuổi, học sinh lớp 11 tại Ninh Giang, dùng dao giết người phụ nữ tên Bùi Thị Lếnh chỉ vì cần 50 ngàn đồng trả tiền sử dụng máy vi tính để ‘chat’. (Nguồn: Vnexpress). Ở tuổi tiểu học, các em thiếu nhi chưa biết ‘chat’ nhưng say mê trò chơi điện tử. Những Play Station 2, Game Cube đầy dẫy ở bàn học. Trong đó, các em trở thành kẻ lái xe điên dại trên đường phố, thành kẻ cầm súng ngoài mặt trận, bắn cuồng loạn, hay thành tay giang hồ, sống ngoài pháp luật chuyên cướp bóc, hành hung dân lành và bắn giết công an. Có thể các em thanh thiếu niên này chưa khốn khổ vì tai họa như Quang Khắc, nhưng cha mẹ các em rất trăn trở bởi thời gian học hành, vui chơi lành mạnh hoàn toàn bị chiếc máy tính và trò chơi


Trích nguồn.Net
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết