Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 144 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 9:34 am
Latest topics
Top posting users this week
No user |
Top posting users this month
No user |
Top posters
phannguyenquoctu (7587) | ||||
TLT (2017) | ||||
letansi (1008) | ||||
le huu sang (320) | ||||
lamkhoikhoi (299) | ||||
pthoang (257) | ||||
luck (220) | ||||
sóng cát trùng dương (209) | ||||
hatinhve (181) | ||||
Admin (156) |
Most Viewed Topics
Vật lý vui
3 posters
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA :: BỔ SUNG KIẾN THỨC VÀ NUÔI DẠY CON TRẺ :: Học tập :: Lý :: Vật lý vui
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
Nội dung của 10 thí nghiệm nổi tiếng khắp thế giới
1/ Đo đường kính Trái Đất của Eratosthenes
Thí nghiệm được tiến hành cách đây khoảng 2.300 năm, tại thành phố Awan của Ai Cập, Eratosthenes, một người thủ thư ở Alexandria đã xác định được thời điểm mà ánh sáng mặt trời chiếu thẳng đứng xuống bề mặt đất. Có nghĩa là hình chiếu của một chiếc cọc thẳng đứng trùng với chân cọc.
Sau đó một năm, ông đã đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria (Ai Cập), và phát hiện ra rằng ánh nắng Mặt Trời nghiêng 7 độ so với phương thẳng đứng.
Trái Đất là hình cầu nên chu vi của nó tương ứng với một góc 360 độ. Nếu hai thành phố (Awan và Alexandria) cách nhau một góc 7 độ, thì góc đó phải tương ứng với khoảng cách giữa hai thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành phố cùng nằm trên đường xích đạo). Dựa vào mối liên hệ này, Eratosthenes đã tính ra chu vi của Trái Đất là 250.000 stadia.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác 1 stadia theo chuẩn Hy Lạp là bao nhiêu mét, nên chưa thể có kết luận về độ chính xác trong thí nghiệm của Eratosthenes. Tuy nhiên, phương pháp của ông hoàn hợp lý về mặt logic. Nó cho thấy Eratosthenes không những đã biết Trái Đất hình cầu, mà còn hiểu về chuyển động của nó quanh Mặt Trời.
2/ Vật rơi tự do của Galilei
Cho đến cuối thế kỷ 16, có một quan niệm khá phổ biến lúc bấy giờ là vật thể nặng sẽ rơi nhanh hơn vật thể nhẹ. Tuy nhiên, Galileo Galilei lại không tin vào điều đó. Ông vốn là một thầy giáo dạy toán ở Đại học Pisa, Ý.
Ông đã thực hiện một thí nghiệm tại Tháp nghiêng Pisa. Thí nghiệm này như sau: Các vật có khối lượng khác nhau được ông thả rơi tự do từ trên tháp xuống đất và kết luận được rút ra từ thí nghiệm này là thời gian rơi của chúng là như nhau nếu bỏ qua sức cản của không khí.
3/ Các viên bi lăn trên mặt dốc của Galilei
Một thí nghiệm của cũng rất nổi tiếng của Galileo Galilei là thí nghiệm xác định một đại lượng có ảnh hưởng đến thời gian di chuyển của vật thể khi vật thể di chuyển đến gần mặt đất (gần tâm Trái Đất).
Ông đã thiết kế một tấm ván dài 5,5 m, rộng 0,22 m và trên tấm ván đó cỏ xẻ một rãnh nhỏ. Tấm ván được dựng theo một độ dốc nhất định và các viên bi đồng được thả theo rãnh đó. Để đo thời gian di chuyển của những viên bi, ông dùng một chiếc đồng hồ nước có nguyên lý là khối lượng nước thu được sẽ chỉ ra thời gian tương ứng. Ông thấy rằng, càng xuống chân dốc, các viên bi chạy càng nhanh.
Kết quả của thí nghiệm đã chỉ ra rằng, quãng đường đi tỷ lệ thuận với bình phương của thời gian di chuyển, đó là do viên vi luôn chịu tác dụng của một đại lượng gọi là gia tốc tự do (g = 9,8 m/s²). Gia tốc này được gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
4/ Tán sắc ánh sáng của Newton
Trước Isaac Newton người ta vẫn cho rằng ánh sáng là một dạng thuần khiết, không thể phân tách. Tuy nhiên, Newton đã chỉ ra sai lầm này, khi ông chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng.
5/ "Sợi dây xoắn" của Cavendish
Mọi người đều biết rằng Newton là người tìm ra lực hấp dẫn. Ông đã chỉ ra rằng hai vật có khối lượng luôn hút nhau bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Tuy nhiên, làm sao để chỉ cho người khác thấy lực hấp dẫn bằng thí nghiệm khi nó quá yếu?
Vào năm 1797 - 1798, thí nghiệm này đã được thực hiện bởi nhà khoa học người Anh Henry Cavendish. Ông đã sử dụng thiết bị thuê của người dân nông thôn. Thiết bị thuê là sự cân bằng độ xoắn, thực chất là một dây kéo căng hỗ trợ những trọng lượng hình cầu. Ông cho gắn hai viên bi kim loại vào hai đầu của một thanh gỗ, rồi dùng một sợi dây mảnh treo cả hệ thống lên, sao cho thanh gỗ nằm ngang. Sau đó, Cavendish đã dùng hai quả cầu bằng chì, mỗi quả nặng 170 kg, tịnh tiến lại gần hai viên bi ở hai đầu gậy. Theo giả thuyết, lực hấp dẫn do hai quả cầu chì tác dụng vào hai viên bi sẽ làm cho cây gậy quay một góc nhỏ, và sợi dây sẽ bị xoắn một vài đoạn.
Kết quả, thí nghiệm của Cavendish được xây dựng tinh vi đến mức nó phản ánh gần như chính xác giá trị của lực hấp dẫn. Ông cũng tính ra được một hằng số hấp dẫn gần đúng với hằng số mà chúng ta biết hiện nay. Thí nghiệm được biết như sự cân Trái Đất và sự xác định của lực hấp dẫn, cho phép tính toán khối lượng Trái Đất. Thậm chí Cavendish còn sử dụng nguyên lý thí nghiệm này để tính ra được khối lượng của Trái Đất là 6 × 1024 kg.
6/ Giao thoa ánh sáng của Young
Qua nhiều cuộc tranh luận, Isaac Newton đã hướng lý thuyết vật lý về bản chất ánh sáng là hạt chứ không phải là sóng. Vào năm 1803, nhà thầy thuốc và nhà vật lý trẻ người Anh tên là Thomas Young đã tiến hành thí nghiệm theo suy nghĩ của mình. Anh cắt một lỗ nhỏ trên một cửa sổ và bao phủ nó bởi một tấm bìa dày có một lỗ nhỏ ở đó và sử dụng một cái gương để làm lệch hướng chùm tia ánh sáng mảnh xuyên qua đó. Sau đó, anh cầm lấy một cái thẻ nhỏ dày khoảng 1/13 inch và đặt nó ở giữa chùm tia, chia chùm tia sáng thành hai phần. Kết quả thu được trên tường là một hình bóng bao gồm những băng ánh sáng và bóng tối giao thoa với nhau, một hiện tượng có thể được giải thích nếu hai chùm tia sáng đó là sóng ánh sáng. Điểm sáng là nơi hai đỉnh sóng giao nhau, điểm tối là nơi một đỉnh sóng giao thoa với một bụng sóng.
Với thí nghiệm này Thomas Young đã phản bác được lý thuyết của Newton là bản chất ánh sáng là hạt.
7/ Con lắc nhà thờ Pathéon của Foucault
Vào năm 1851, nhà khoa học người Pháp Léon Foucault đã sử dụng một dây thép dài 68 m để treo một quả cầu sắt nặng 31 kg từ mái vòm của nhà thờ Panthéon và tác dụng một lực ban đầu, cho nó lắc đi lắc lại. Để đánh dấu quá trình chuyển động của quả cầu, ông đã cho gắn một kim nhọn vào quả cầu và cho vẽ một vòng tròn trên cát ẩm ở mặt đất phía dưới chuyển động của quả cầu. Trước mắt những người chứng kiến, quả cầu đã để lại những vệt của đường đi khác nhau sau mỗi chu kỳ chuyển động. Thực ra, mặt phẳng cát có vệt đường đi đó đã chuyển động chậm chạp và việc này đã chỉ ra rằng Trái Đất quay tròn xung quanh trục của nó. Tại đường vĩ độ đi qua thành phố Paris, đường chuyển động của con lắc đã thực hiện một vòng quay thuận chiều kim đồng hồ cứ sau 30 giờ. Tại Nam Bán Cầu, đường đi đó ngược chiều kim đồng hồ, và tại xích đạo, nó không quay tròn chút nào. Tại Nam Cực, những nhà khoa học ngày nay đã xác nhận chu kỳ của đường đi của con lắc là 24 giờ.
Như vậy, với thí nghiệm này, Foucault đã chỉ ra rằng, Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó.
8/ Giọt dầu của Millikan
Từ thời xa xưa, các nhà khoa học đã nghiên cứu về điện, một hiện tượng đến từ bầu trời như là những tia chớp hoặc có thể tạo ra đơn giản khi bạn chải tóc bằng lược. Vào năm 1897, nhà vật lý người Anh J. J. Thomson đã mới phát hiện ra một loại hạt tích điện, gọi là điện tử (electron). Có điều ngay cả Thomson cũng đã không xác định được giá trị điện tích của electron. Sau đó, thí nghiệm về những hạt này đã được nhà khoa học Mỹ Robert Milikan thực hiện vào năm 1909 để đo sự tích nạp của chúng. Sử dụng một máy phun hương thơm, Milikan đã phun các giọt dầu vào một hộp trong suốt. Đáy và đỉnh hộp làm bằng kim loại được nối với nguồn pin với một đầu là âm (-) và một đầu là dương (+). Trong thí nghiệm này, Millikan đã đặt một hiệu điện thế cực lớn (khoảng 10.000 V) giữa hai điện cực kim loại đó.
Milikan quan sát từng giọt rơi một và sự thay đổi điện áp rồi ghi chú lại tất cả những hiệu ứng. Ban đầu, giọt dầu không tích điện, nên nó rơi dưới tác dụng của trọng lực. Tuy nhiên sau đó, Millikan đã dùng một chùm tia Roentgen để ion hóa giọt dầu này, cấp cho nó một điện tích. Vì thế, giọt dầu này đã rơi nhanh hơn, vì ngoài trọng lực, nó còn chịu tác dụng của điện trường. Dựa vào khoảng thời gian chênh lệch khi hai giọt dầu rơi hết cùng một đoạn đường, Millikan đã tính ra điện tích của một hạt tích điện nhỏ nhất là 1 electron: e = 1,63 × 10-19 coulomb.
Năm 1917, Millikan lặp lại thí nghiệm trên, và đã sửa điện tích của 1 electron là e = 1,59 × 10-19 coulomb. Những đo đạc hiện nay dựa trên nguyên lý của Millikan cho kết quả là e = 1,602 × 10-19 coulomb.
9/ Bắn các hạt alpha vào lá vàng mỏng của Rutherford
Trước khi Ernest Rutherford thực hiện thử nghiệm về sự bức xạ của các hạt alpha tại trường Đại học Manchester vào năm 1911, người ta vẫn nhầm tưởng rằng nguyên tử có cấu trúc "mềm": gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp "plum pudding" (mứt mận). Nhưng khi Rutherford cùng với những người trợ lý cho thực hiện thí nghiệm bắn các hạt alpha vào lá vàng mỏng, họ rất ngạc nhiên vì một phần trăm các hạt alpha đã phản hồi lại. Rõ ràng, nếu cấu trúc nguyên tử có dạng mềm như "plum pudding" thì đã không thể có sự phản hồi này, mà các hạt alpha sẽ bị dính hết vào các nguyên tử vàng, tương tự như khi người ta ném một cục bột mềm vào một chậu bánh mứt. Điều đó cho thấy trong cấu trúc nguyên tử, ngoài các electron, phải có một hạt nhân rất cứng. Rutherford đã kết luận là hầu hết khối lượng nguyên tử phải được tập trung trong một lõi nhỏ xíu gọi là hạt nhân, với những điện tử khác chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không.
Với những sự thay đổi từ những lý thuyết định lượng, mô hình nguyên tử của Rutherford vẫn còn nguyên giá trị.
10/ Hiện tượng giao thoa của hai chùm electron
Vào năm 1924, nhà vật lý người Pháp Louis de Broglie đề xướng rằng electron và những những hạt vật chất khác cũng có những thuộc tính sóng như bước sóng và tần số. Về sau, có một thí nghiệm về tính chất sóng của electron đã được thực hiện bởi Clinton Joseph Davisson và Lester Halbert Germer ở Phòng thí nghiệm Bells. Để giải thích ý tưởng cho bản thân mình và những người khác, các nhà vật lý đã lặp đi lặp lại thí nghiệm giống của của Young về sự giao thoa ánh sáng nhưng thay chùm ánh sáng bằng chùm tia electron. Theo định luật, những dòng hạt này sau khi được chia làm hai sẽ giao thoa với nhau, để lại những phần sáng và tối như đã thấy ở thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young.
Đến nay, người ta vẫn không biết chắc thí nghiệm trên được thực hiện lần đầu tiên ở đâu, và ai là tác giả. Theo ông Peter Rodger, biên tập viên khoa học của tạp chí Physics Today, thì lần đầu tiên ông đọc được một bài viết về thí nghiệm này là năm 1961, và tác giả là nhà vật lý Claus Joensson ở Đại học Tueblingen (Tây Đức). Tuy nhiên, có lẽ thí nghiệm trên đã được thực hiện trước đó, có điều, đây là thời kỳ mà người ta tập trung nhiều vào các chương trình khoa học lớn, và đã không có ai để ý đến nó. Mãi đến khi người ta lật lại lịch sử các thí nghiệm khoa học và cảm nhận được "vẻ đẹp" của các chùm electron thì họ không biết được ai là người đầu tiên chứng minh được tính sóng của chúng nữa.
1/ Đo đường kính Trái Đất của Eratosthenes
Thí nghiệm được tiến hành cách đây khoảng 2.300 năm, tại thành phố Awan của Ai Cập, Eratosthenes, một người thủ thư ở Alexandria đã xác định được thời điểm mà ánh sáng mặt trời chiếu thẳng đứng xuống bề mặt đất. Có nghĩa là hình chiếu của một chiếc cọc thẳng đứng trùng với chân cọc.
Sau đó một năm, ông đã đo bóng của một chiếc cọc đặt ở Alexandria (Ai Cập), và phát hiện ra rằng ánh nắng Mặt Trời nghiêng 7 độ so với phương thẳng đứng.
Trái Đất là hình cầu nên chu vi của nó tương ứng với một góc 360 độ. Nếu hai thành phố (Awan và Alexandria) cách nhau một góc 7 độ, thì góc đó phải tương ứng với khoảng cách giữa hai thành phố ấy (với giả định rằng cả hai thành phố cùng nằm trên đường xích đạo). Dựa vào mối liên hệ này, Eratosthenes đã tính ra chu vi của Trái Đất là 250.000 stadia.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác 1 stadia theo chuẩn Hy Lạp là bao nhiêu mét, nên chưa thể có kết luận về độ chính xác trong thí nghiệm của Eratosthenes. Tuy nhiên, phương pháp của ông hoàn hợp lý về mặt logic. Nó cho thấy Eratosthenes không những đã biết Trái Đất hình cầu, mà còn hiểu về chuyển động của nó quanh Mặt Trời.
2/ Vật rơi tự do của Galilei
Cho đến cuối thế kỷ 16, có một quan niệm khá phổ biến lúc bấy giờ là vật thể nặng sẽ rơi nhanh hơn vật thể nhẹ. Tuy nhiên, Galileo Galilei lại không tin vào điều đó. Ông vốn là một thầy giáo dạy toán ở Đại học Pisa, Ý.
Ông đã thực hiện một thí nghiệm tại Tháp nghiêng Pisa. Thí nghiệm này như sau: Các vật có khối lượng khác nhau được ông thả rơi tự do từ trên tháp xuống đất và kết luận được rút ra từ thí nghiệm này là thời gian rơi của chúng là như nhau nếu bỏ qua sức cản của không khí.
3/ Các viên bi lăn trên mặt dốc của Galilei
Một thí nghiệm của cũng rất nổi tiếng của Galileo Galilei là thí nghiệm xác định một đại lượng có ảnh hưởng đến thời gian di chuyển của vật thể khi vật thể di chuyển đến gần mặt đất (gần tâm Trái Đất).
Ông đã thiết kế một tấm ván dài 5,5 m, rộng 0,22 m và trên tấm ván đó cỏ xẻ một rãnh nhỏ. Tấm ván được dựng theo một độ dốc nhất định và các viên bi đồng được thả theo rãnh đó. Để đo thời gian di chuyển của những viên bi, ông dùng một chiếc đồng hồ nước có nguyên lý là khối lượng nước thu được sẽ chỉ ra thời gian tương ứng. Ông thấy rằng, càng xuống chân dốc, các viên bi chạy càng nhanh.
Kết quả của thí nghiệm đã chỉ ra rằng, quãng đường đi tỷ lệ thuận với bình phương của thời gian di chuyển, đó là do viên vi luôn chịu tác dụng của một đại lượng gọi là gia tốc tự do (g = 9,8 m/s²). Gia tốc này được gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
4/ Tán sắc ánh sáng của Newton
Trước Isaac Newton người ta vẫn cho rằng ánh sáng là một dạng thuần khiết, không thể phân tách. Tuy nhiên, Newton đã chỉ ra sai lầm này, khi ông chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng.
5/ "Sợi dây xoắn" của Cavendish
Mọi người đều biết rằng Newton là người tìm ra lực hấp dẫn. Ông đã chỉ ra rằng hai vật có khối lượng luôn hút nhau bằng một lực tỷ lệ thuận với khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Tuy nhiên, làm sao để chỉ cho người khác thấy lực hấp dẫn bằng thí nghiệm khi nó quá yếu?
Vào năm 1797 - 1798, thí nghiệm này đã được thực hiện bởi nhà khoa học người Anh Henry Cavendish. Ông đã sử dụng thiết bị thuê của người dân nông thôn. Thiết bị thuê là sự cân bằng độ xoắn, thực chất là một dây kéo căng hỗ trợ những trọng lượng hình cầu. Ông cho gắn hai viên bi kim loại vào hai đầu của một thanh gỗ, rồi dùng một sợi dây mảnh treo cả hệ thống lên, sao cho thanh gỗ nằm ngang. Sau đó, Cavendish đã dùng hai quả cầu bằng chì, mỗi quả nặng 170 kg, tịnh tiến lại gần hai viên bi ở hai đầu gậy. Theo giả thuyết, lực hấp dẫn do hai quả cầu chì tác dụng vào hai viên bi sẽ làm cho cây gậy quay một góc nhỏ, và sợi dây sẽ bị xoắn một vài đoạn.
Kết quả, thí nghiệm của Cavendish được xây dựng tinh vi đến mức nó phản ánh gần như chính xác giá trị của lực hấp dẫn. Ông cũng tính ra được một hằng số hấp dẫn gần đúng với hằng số mà chúng ta biết hiện nay. Thí nghiệm được biết như sự cân Trái Đất và sự xác định của lực hấp dẫn, cho phép tính toán khối lượng Trái Đất. Thậm chí Cavendish còn sử dụng nguyên lý thí nghiệm này để tính ra được khối lượng của Trái Đất là 6 × 1024 kg.
6/ Giao thoa ánh sáng của Young
Qua nhiều cuộc tranh luận, Isaac Newton đã hướng lý thuyết vật lý về bản chất ánh sáng là hạt chứ không phải là sóng. Vào năm 1803, nhà thầy thuốc và nhà vật lý trẻ người Anh tên là Thomas Young đã tiến hành thí nghiệm theo suy nghĩ của mình. Anh cắt một lỗ nhỏ trên một cửa sổ và bao phủ nó bởi một tấm bìa dày có một lỗ nhỏ ở đó và sử dụng một cái gương để làm lệch hướng chùm tia ánh sáng mảnh xuyên qua đó. Sau đó, anh cầm lấy một cái thẻ nhỏ dày khoảng 1/13 inch và đặt nó ở giữa chùm tia, chia chùm tia sáng thành hai phần. Kết quả thu được trên tường là một hình bóng bao gồm những băng ánh sáng và bóng tối giao thoa với nhau, một hiện tượng có thể được giải thích nếu hai chùm tia sáng đó là sóng ánh sáng. Điểm sáng là nơi hai đỉnh sóng giao nhau, điểm tối là nơi một đỉnh sóng giao thoa với một bụng sóng.
Với thí nghiệm này Thomas Young đã phản bác được lý thuyết của Newton là bản chất ánh sáng là hạt.
7/ Con lắc nhà thờ Pathéon của Foucault
Vào năm 1851, nhà khoa học người Pháp Léon Foucault đã sử dụng một dây thép dài 68 m để treo một quả cầu sắt nặng 31 kg từ mái vòm của nhà thờ Panthéon và tác dụng một lực ban đầu, cho nó lắc đi lắc lại. Để đánh dấu quá trình chuyển động của quả cầu, ông đã cho gắn một kim nhọn vào quả cầu và cho vẽ một vòng tròn trên cát ẩm ở mặt đất phía dưới chuyển động của quả cầu. Trước mắt những người chứng kiến, quả cầu đã để lại những vệt của đường đi khác nhau sau mỗi chu kỳ chuyển động. Thực ra, mặt phẳng cát có vệt đường đi đó đã chuyển động chậm chạp và việc này đã chỉ ra rằng Trái Đất quay tròn xung quanh trục của nó. Tại đường vĩ độ đi qua thành phố Paris, đường chuyển động của con lắc đã thực hiện một vòng quay thuận chiều kim đồng hồ cứ sau 30 giờ. Tại Nam Bán Cầu, đường đi đó ngược chiều kim đồng hồ, và tại xích đạo, nó không quay tròn chút nào. Tại Nam Cực, những nhà khoa học ngày nay đã xác nhận chu kỳ của đường đi của con lắc là 24 giờ.
Như vậy, với thí nghiệm này, Foucault đã chỉ ra rằng, Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó.
8/ Giọt dầu của Millikan
Từ thời xa xưa, các nhà khoa học đã nghiên cứu về điện, một hiện tượng đến từ bầu trời như là những tia chớp hoặc có thể tạo ra đơn giản khi bạn chải tóc bằng lược. Vào năm 1897, nhà vật lý người Anh J. J. Thomson đã mới phát hiện ra một loại hạt tích điện, gọi là điện tử (electron). Có điều ngay cả Thomson cũng đã không xác định được giá trị điện tích của electron. Sau đó, thí nghiệm về những hạt này đã được nhà khoa học Mỹ Robert Milikan thực hiện vào năm 1909 để đo sự tích nạp của chúng. Sử dụng một máy phun hương thơm, Milikan đã phun các giọt dầu vào một hộp trong suốt. Đáy và đỉnh hộp làm bằng kim loại được nối với nguồn pin với một đầu là âm (-) và một đầu là dương (+). Trong thí nghiệm này, Millikan đã đặt một hiệu điện thế cực lớn (khoảng 10.000 V) giữa hai điện cực kim loại đó.
Milikan quan sát từng giọt rơi một và sự thay đổi điện áp rồi ghi chú lại tất cả những hiệu ứng. Ban đầu, giọt dầu không tích điện, nên nó rơi dưới tác dụng của trọng lực. Tuy nhiên sau đó, Millikan đã dùng một chùm tia Roentgen để ion hóa giọt dầu này, cấp cho nó một điện tích. Vì thế, giọt dầu này đã rơi nhanh hơn, vì ngoài trọng lực, nó còn chịu tác dụng của điện trường. Dựa vào khoảng thời gian chênh lệch khi hai giọt dầu rơi hết cùng một đoạn đường, Millikan đã tính ra điện tích của một hạt tích điện nhỏ nhất là 1 electron: e = 1,63 × 10-19 coulomb.
Năm 1917, Millikan lặp lại thí nghiệm trên, và đã sửa điện tích của 1 electron là e = 1,59 × 10-19 coulomb. Những đo đạc hiện nay dựa trên nguyên lý của Millikan cho kết quả là e = 1,602 × 10-19 coulomb.
9/ Bắn các hạt alpha vào lá vàng mỏng của Rutherford
Trước khi Ernest Rutherford thực hiện thử nghiệm về sự bức xạ của các hạt alpha tại trường Đại học Manchester vào năm 1911, người ta vẫn nhầm tưởng rằng nguyên tử có cấu trúc "mềm": gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp "plum pudding" (mứt mận). Nhưng khi Rutherford cùng với những người trợ lý cho thực hiện thí nghiệm bắn các hạt alpha vào lá vàng mỏng, họ rất ngạc nhiên vì một phần trăm các hạt alpha đã phản hồi lại. Rõ ràng, nếu cấu trúc nguyên tử có dạng mềm như "plum pudding" thì đã không thể có sự phản hồi này, mà các hạt alpha sẽ bị dính hết vào các nguyên tử vàng, tương tự như khi người ta ném một cục bột mềm vào một chậu bánh mứt. Điều đó cho thấy trong cấu trúc nguyên tử, ngoài các electron, phải có một hạt nhân rất cứng. Rutherford đã kết luận là hầu hết khối lượng nguyên tử phải được tập trung trong một lõi nhỏ xíu gọi là hạt nhân, với những điện tử khác chuyển động xung quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không.
Với những sự thay đổi từ những lý thuyết định lượng, mô hình nguyên tử của Rutherford vẫn còn nguyên giá trị.
10/ Hiện tượng giao thoa của hai chùm electron
Vào năm 1924, nhà vật lý người Pháp Louis de Broglie đề xướng rằng electron và những những hạt vật chất khác cũng có những thuộc tính sóng như bước sóng và tần số. Về sau, có một thí nghiệm về tính chất sóng của electron đã được thực hiện bởi Clinton Joseph Davisson và Lester Halbert Germer ở Phòng thí nghiệm Bells. Để giải thích ý tưởng cho bản thân mình và những người khác, các nhà vật lý đã lặp đi lặp lại thí nghiệm giống của của Young về sự giao thoa ánh sáng nhưng thay chùm ánh sáng bằng chùm tia electron. Theo định luật, những dòng hạt này sau khi được chia làm hai sẽ giao thoa với nhau, để lại những phần sáng và tối như đã thấy ở thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young.
Đến nay, người ta vẫn không biết chắc thí nghiệm trên được thực hiện lần đầu tiên ở đâu, và ai là tác giả. Theo ông Peter Rodger, biên tập viên khoa học của tạp chí Physics Today, thì lần đầu tiên ông đọc được một bài viết về thí nghiệm này là năm 1961, và tác giả là nhà vật lý Claus Joensson ở Đại học Tueblingen (Tây Đức). Tuy nhiên, có lẽ thí nghiệm trên đã được thực hiện trước đó, có điều, đây là thời kỳ mà người ta tập trung nhiều vào các chương trình khoa học lớn, và đã không có ai để ý đến nó. Mãi đến khi người ta lật lại lịch sử các thí nghiệm khoa học và cảm nhận được "vẻ đẹp" của các chùm electron thì họ không biết được ai là người đầu tiên chứng minh được tính sóng của chúng nữa.
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
Có đôi khi những điều tưởng như rằng đơn giản lắm, tưởng như ai cũng biết đến điều này.
Oh... ko, chưa chắc đâu. Melissa chắc chắn với bạn rằng: có nhiều điều trong topic này bạn chưa biết đến đâu [Only admins are allowed to see this image] thật đó.
Cùng khám phá nhé. :k26
Và cũng mong các bạn post cùng, những hiện tượng vật lý có trong tự nhiên, xoay quanh cuộc sống của chúng ta.
1- Tại sao nước làm tắt lửa?
Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn.
Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.
Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.
Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.
2- Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?
Trên sàn nhà đánh thật bóng dễ trơn trượt hơn trên sàn nhà thường. Có lẽ trên băng cũng giống thế mới phải, nghĩa là băng phẳng phải trơn hơn băng lồi lõm, mấp mô. Nhưng thực tế lại trái với dự đoán đó.
Nếu có dịp kéo một xe trượt băng chở thật nặng qua mặt băng mấp mô, bạn sẽ thấy chiếc xe nhẹ hơn đi trên mặt băng phẳng rất nhiều. Mặt băng mấp mô trơn hơn mặt băng phẳng lỳ! Điều đó được giải thích như sau: Tính trơn của băng không phụ thuộc vào sự bằng phẳng, mà hoàn toàn do một nguyên nhân khác. Đó là điểm nóng chảy của băng giảm đi khi tăng áp suất.
Ta hãy phân tích xem có điều gì xảy ra khi trượt băng trên giày trượt hoặc bằng xe trượt. Đứng trên giày trượt, chúng ta tựa trên một diện tích rất nhỏ, tổng cộng chỉ độ mấy milimét vuông. Trọng lượng toàn thân ta nén cả trên cái diện tích bé nhỏ ấy, tạo ra một lực rất lớn. Dưới áp suất lớn, băng tan ở nhiệt độ thấp. Lúc ấy, giữa đế giày trượt và băng có một lớp nước mỏng. Thế là người trượt băng đi được.
Và khi chân anh ta vừa di chuyển đến nơi khác, thì lập tức ở đó lại xảy ra hiện tượng giống như trên, nghĩa là băng dưới chân anh ta biến thành một lớp nước mỏng. Trong tất cả các vật tồn tại trong thiên nhiên, chỉ một mình băng có tính chất ấy. Một nhà vật lý Xô Viết đã gọi nó là "vật trơn duy nhất trong thiên nhiên". Những vật khác tuy bằng phẳng nhưng không trơn.
Bây giờ, ta trở lại vấn đề băng bằng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn. Theo lý thuyết, cùng một vật đè nặng lên diện tích càng nhỏ, thì áp suất nó gây ra càng mạnh. Vậy thì, người trượt băng sẽ tác dụng lên trên đế tựa một áp suất lớn hơn khi đứng trên băng phẳng lỳ hay khi đứng trên băng mấp mô? Rõ ràng là khi đứng trên băng mấp mô. Bởi vì ở đây, họ chỉ đè lên một diện tích rất nhỏ chỗ nhô lên hay lồi ra của mặt băng mà thôi. Mà áp suất trên băng càng lớn, thì băng tan càng nhanh, và do đó băng càng trơn (nếu đế giày đủ rộng).
Nếu đế hẹp thì những điều giải thích trên không thích hợp nữa. Vì trong trường hợp đó, đế tựa sẽ khía sâu vào những chỗ băng nhô ra, và lúc này, năng lượng chuyển động đã bị tiêu hao vào việc khía băng.
3- Tại sao mắt mèo một ngày biến đổi 3 lần?
Đồng tử mắt mèo có thể co lại cực nhỏ để thích nghi với ánh sáng mạnh.
Dân gian Trung Quốc có câu vè về sự giãn nở ngày 3 lần của đồng tử mắt mèo như sau: “Dần, mão, thân, dậu như hạt táo; Thìn, tỵ, ngọ, mùi như sợi chỉ; Tý, sửu, tuất, hợi như trăng rằm”. Điều gì khiến cho mắt mèo có năng lực đó?
Thì ra, con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Ở người, nếu nhìn chăm chú vào mặt trời, con ngươi của mắt sẽ thu nhỏ lại. Nhưng chúng ta chỉ nhìn được đến một mức độ nhất định mà thôi, không thể thu nhỏ thêm nữa, vì lâu sẽ cảm thấy nhức mắt. Còn nếu chong mắt lâu lâu một chút vào nơi tối tăm, ta sẽ cảm thấy ng mặt.
Nhưng mèo, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng không như nhau, lại có thể thích ứng rất tốt. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo.
Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.
4- Ai đã nghĩ ra từ gas?
Van Helmont.
Từ gas (tiếng Anh) thuộc về những khái niệm được nghĩ ra cùng lúc với các từ nhiệt kế (thermometer) và khí quyển (atmosphere). Tác giả là nhà khoa học người Hà Lan Jan Baptista van Helmont (1577-1644), sống cùng thời với Galileo. Ông đã dựa vào chữ chaos của tiếng Hy Lạp cổ để đặt ra chữ gas.
Sau khi khám phá ra rằng không khí gồm hai thành phần, trong đó một phần duy trì sự cháy (ôxy) và một thành phần khác không có tính chất như vậy, Helmont viết: "Chất khí duy trì sự cháy đó tôi gọi là gas, vì nó hầu như không khác gì cái chaos của người Hy Lạp cổ (chữ chaos của người Hy Lạp cổ có nghĩa là khoảng không sáng i lọi).
Tuy vậy, sau đó khá lâu, chữ gas vẫn không được sử dụng rộng rãi, và phải mãi đến năm 1789, nó mới được nhà hóa học Pháp nổi tiếng Lavoisier làm sống lại khi tìm ra các loại khí đốt như hydro và methane. Danh từ đó càng được phổ biến rộng rãi hơn khi người ta dùng khí nhẹ vận hành chiếc khinh khí cầu đầu tiên năm 1790.
Ngày nay, chữ gas được dùng khắp thế giới. Nó khá đa nghĩa, vì vừa có nghĩa là khí đốt, vừa có nghĩa là hơi hoặc khí nhẹ nói chung. Trong tiếng Việt, chúng ta thường gọi gas là ga, ví dụ bếp ga, bật lửa ga... (Xin phân biệt chữ ga này với chữ ga trong nhà ga, vì nhà ga được phiên âm từ chữ gare của tiếng Pháp).
5- Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?
Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhưng, không phải tất cả mọi người đều biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió, còn các vật vô sinh thì không.
Chẳng hạn, nhiệt kế sẽ không hề tụt xuống khi để nó ra ngoài trời đang có lốc. Trước hết, sở dĩ ta cảm thấy rét buốt trong những ngày đông có gió là vì nhiệt từ mặt ta (và nói chung là từ toàn thân) tỏa ra lúc ấy nhiều hơn hẳn lúc trời im gió. Khi đứng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, còn lạnh. Còn khi gió mạnh, thì trong một phút, càng có nhiều không khí đến tiếp xúc với da thịt ta và do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Chỉ một điều đó thôi cũng đủ gây ra cảm giác lạnh.
Nhưng, hãy còn một nguyên nhân khác nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi ẩm, ngay cả trong không khí lạnh cũng vậy. Để bốc hơi cần phải có nhiệt lượng, nhiệt ấy lấy từ cơ thể chúng ta và từ lớp không khí dính sát vào cơ thể chúng ta. Nếu không khí không lưu thông thì sự bốc hơi tiến hành rất chậm, bởi vì lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất ng no hơi nước (bão hòa). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, thì sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.
Vậy tác dụng làm lạnh của gió lớn đến mức nào? Điều này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí. Nói chung, tác dụng ấy vượt xa mức mà mọi người tưởng. Bạn hãy xem một ví dụ sau để có thể hình dung được nó: Giả sử nhiệt độ của không khí là +4 độ C, nhưng không hề có gió. Trong điều kiện ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31 độ C. Nếu bây giờ có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2m/giây), thì nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7 độ C. Còn khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6m/giây) thì da chúng ta lạnh mất 22 độ C, nhiệt độ của da chỉ xuống còn 9 độ C!
Oh... ko, chưa chắc đâu. Melissa chắc chắn với bạn rằng: có nhiều điều trong topic này bạn chưa biết đến đâu [Only admins are allowed to see this image] thật đó.
Cùng khám phá nhé. :k26
Và cũng mong các bạn post cùng, những hiện tượng vật lý có trong tự nhiên, xoay quanh cuộc sống của chúng ta.
1- Tại sao nước làm tắt lửa?
Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn.
Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này. Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.
Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.
Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.
Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.
2- Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?
Trên sàn nhà đánh thật bóng dễ trơn trượt hơn trên sàn nhà thường. Có lẽ trên băng cũng giống thế mới phải, nghĩa là băng phẳng phải trơn hơn băng lồi lõm, mấp mô. Nhưng thực tế lại trái với dự đoán đó.
Nếu có dịp kéo một xe trượt băng chở thật nặng qua mặt băng mấp mô, bạn sẽ thấy chiếc xe nhẹ hơn đi trên mặt băng phẳng rất nhiều. Mặt băng mấp mô trơn hơn mặt băng phẳng lỳ! Điều đó được giải thích như sau: Tính trơn của băng không phụ thuộc vào sự bằng phẳng, mà hoàn toàn do một nguyên nhân khác. Đó là điểm nóng chảy của băng giảm đi khi tăng áp suất.
Ta hãy phân tích xem có điều gì xảy ra khi trượt băng trên giày trượt hoặc bằng xe trượt. Đứng trên giày trượt, chúng ta tựa trên một diện tích rất nhỏ, tổng cộng chỉ độ mấy milimét vuông. Trọng lượng toàn thân ta nén cả trên cái diện tích bé nhỏ ấy, tạo ra một lực rất lớn. Dưới áp suất lớn, băng tan ở nhiệt độ thấp. Lúc ấy, giữa đế giày trượt và băng có một lớp nước mỏng. Thế là người trượt băng đi được.
Và khi chân anh ta vừa di chuyển đến nơi khác, thì lập tức ở đó lại xảy ra hiện tượng giống như trên, nghĩa là băng dưới chân anh ta biến thành một lớp nước mỏng. Trong tất cả các vật tồn tại trong thiên nhiên, chỉ một mình băng có tính chất ấy. Một nhà vật lý Xô Viết đã gọi nó là "vật trơn duy nhất trong thiên nhiên". Những vật khác tuy bằng phẳng nhưng không trơn.
Bây giờ, ta trở lại vấn đề băng bằng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn. Theo lý thuyết, cùng một vật đè nặng lên diện tích càng nhỏ, thì áp suất nó gây ra càng mạnh. Vậy thì, người trượt băng sẽ tác dụng lên trên đế tựa một áp suất lớn hơn khi đứng trên băng phẳng lỳ hay khi đứng trên băng mấp mô? Rõ ràng là khi đứng trên băng mấp mô. Bởi vì ở đây, họ chỉ đè lên một diện tích rất nhỏ chỗ nhô lên hay lồi ra của mặt băng mà thôi. Mà áp suất trên băng càng lớn, thì băng tan càng nhanh, và do đó băng càng trơn (nếu đế giày đủ rộng).
Nếu đế hẹp thì những điều giải thích trên không thích hợp nữa. Vì trong trường hợp đó, đế tựa sẽ khía sâu vào những chỗ băng nhô ra, và lúc này, năng lượng chuyển động đã bị tiêu hao vào việc khía băng.
3- Tại sao mắt mèo một ngày biến đổi 3 lần?
Đồng tử mắt mèo có thể co lại cực nhỏ để thích nghi với ánh sáng mạnh.
Dân gian Trung Quốc có câu vè về sự giãn nở ngày 3 lần của đồng tử mắt mèo như sau: “Dần, mão, thân, dậu như hạt táo; Thìn, tỵ, ngọ, mùi như sợi chỉ; Tý, sửu, tuất, hợi như trăng rằm”. Điều gì khiến cho mắt mèo có năng lực đó?
Thì ra, con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Ở người, nếu nhìn chăm chú vào mặt trời, con ngươi của mắt sẽ thu nhỏ lại. Nhưng chúng ta chỉ nhìn được đến một mức độ nhất định mà thôi, không thể thu nhỏ thêm nữa, vì lâu sẽ cảm thấy nhức mắt. Còn nếu chong mắt lâu lâu một chút vào nơi tối tăm, ta sẽ cảm thấy ng mặt.
Nhưng mèo, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng không như nhau, lại có thể thích ứng rất tốt. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo.
Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.
4- Ai đã nghĩ ra từ gas?
Van Helmont.
Từ gas (tiếng Anh) thuộc về những khái niệm được nghĩ ra cùng lúc với các từ nhiệt kế (thermometer) và khí quyển (atmosphere). Tác giả là nhà khoa học người Hà Lan Jan Baptista van Helmont (1577-1644), sống cùng thời với Galileo. Ông đã dựa vào chữ chaos của tiếng Hy Lạp cổ để đặt ra chữ gas.
Sau khi khám phá ra rằng không khí gồm hai thành phần, trong đó một phần duy trì sự cháy (ôxy) và một thành phần khác không có tính chất như vậy, Helmont viết: "Chất khí duy trì sự cháy đó tôi gọi là gas, vì nó hầu như không khác gì cái chaos của người Hy Lạp cổ (chữ chaos của người Hy Lạp cổ có nghĩa là khoảng không sáng i lọi).
Tuy vậy, sau đó khá lâu, chữ gas vẫn không được sử dụng rộng rãi, và phải mãi đến năm 1789, nó mới được nhà hóa học Pháp nổi tiếng Lavoisier làm sống lại khi tìm ra các loại khí đốt như hydro và methane. Danh từ đó càng được phổ biến rộng rãi hơn khi người ta dùng khí nhẹ vận hành chiếc khinh khí cầu đầu tiên năm 1790.
Ngày nay, chữ gas được dùng khắp thế giới. Nó khá đa nghĩa, vì vừa có nghĩa là khí đốt, vừa có nghĩa là hơi hoặc khí nhẹ nói chung. Trong tiếng Việt, chúng ta thường gọi gas là ga, ví dụ bếp ga, bật lửa ga... (Xin phân biệt chữ ga này với chữ ga trong nhà ga, vì nhà ga được phiên âm từ chữ gare của tiếng Pháp).
5- Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?
Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhưng, không phải tất cả mọi người đều biết nguyên nhân của hiện tượng ấy. Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió, còn các vật vô sinh thì không.
Chẳng hạn, nhiệt kế sẽ không hề tụt xuống khi để nó ra ngoài trời đang có lốc. Trước hết, sở dĩ ta cảm thấy rét buốt trong những ngày đông có gió là vì nhiệt từ mặt ta (và nói chung là từ toàn thân) tỏa ra lúc ấy nhiều hơn hẳn lúc trời im gió. Khi đứng gió, lớp không khí bị thân thể ta làm nóng lên không được thay thế nhanh bởi lớp không khí mới, còn lạnh. Còn khi gió mạnh, thì trong một phút, càng có nhiều không khí đến tiếp xúc với da thịt ta và do đó thân thể ta càng bị lấy đi nhiều nhiệt. Chỉ một điều đó thôi cũng đủ gây ra cảm giác lạnh.
Nhưng, hãy còn một nguyên nhân khác nữa. Da chúng ta luôn luôn bốc hơi ẩm, ngay cả trong không khí lạnh cũng vậy. Để bốc hơi cần phải có nhiệt lượng, nhiệt ấy lấy từ cơ thể chúng ta và từ lớp không khí dính sát vào cơ thể chúng ta. Nếu không khí không lưu thông thì sự bốc hơi tiến hành rất chậm, bởi vì lớp không khí tiếp xúc với da sẽ rất ng no hơi nước (bão hòa). Nhưng nếu không khí lưu thông và lớp khí tiếp xúc với da luôn luôn đổi mới, thì sự bốc hơi lúc nào cũng tiến hành một cách mạnh mẽ, mà như vậy cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt.
Vậy tác dụng làm lạnh của gió lớn đến mức nào? Điều này phụ thuộc vào vận tốc của gió và nhiệt độ của không khí. Nói chung, tác dụng ấy vượt xa mức mà mọi người tưởng. Bạn hãy xem một ví dụ sau để có thể hình dung được nó: Giả sử nhiệt độ của không khí là +4 độ C, nhưng không hề có gió. Trong điều kiện ấy, nhiệt độ của da chúng ta là 31 độ C. Nếu bây giờ có một luồng gió nhẹ thổi qua, vừa đủ lay động lá cờ nhưng chưa đủ làm rung chuyển lá cây (khoảng 2m/giây), thì nhiệt độ da chúng ta giảm đi 7 độ C. Còn khi gió làm ngọn cờ phấp phới bay (vận tốc 6m/giây) thì da chúng ta lạnh mất 22 độ C, nhiệt độ của da chỉ xuống còn 9 độ C!
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
6- Chúng ta có thể chịu được nóng đến mức nào?
Sa mạc tuy nóng nhưng lại khô, vì thế con người có thể chịu đựng được nhiệt độ rất cao.
Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được... nhiệt độ sôi của nước.
Khi tàu bè đi từ Hồng Hải đến vịnh Ba Tư, mặc dù trong các phòng của tàu luôn luôn có quạt thông gió, nhiệt độ ở đây vẫn tới 50 độ C hoặc hơn. Mức nóng nhất quan sát trong giới tự nhiên ở trên mặt đất không quá 57 độ C. Nhiệt độ này được xác định tại “thung lũng chết” thuộc California (Bắc Mỹ).
Tuy nhiên, những nhiệt độ kể trên đều được đo trong bóng râm. Tại sao các nhà khí tượng lại phải chọn vị trí như vậy? Đó là vì, chỉ khi nhiệt kế đặt trong bóng râm mới đo được nhiệt độ của không khí. Nếu để nhiệt kế ngoài nắng, mặt trời sẽ hun nó nhiều hơn hẳn so với không khí xung quanh, thành ra độ chỉ của nó không cho ta biết chút gì về trạng thái nhiệt của môi trường.
Đã có người tiến hành thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được. Họ nhận thấy trong không khí khô ráo, nếu tăng nhiệt độ thật từ từ thì cơ thể chúng ta chẳng những có thể chịu đựng được nhiệt độ sôi của nước (100° C), mà đôi khi còn chịu được cao hơn nữa, đến 160° C. Hai nhà vật lý người Anh Blagơden và Tsentơri đã chứng minh điều này bằng cách đứng hàng giờ trong lò nướng bánh mì nóng bỏng.
Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều.
Điều kiện cần thiết duy nhất giúp cho cơ thể người chịu đựng được nhiệt độ cao là cơ thể người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo. Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tương đối dễ chịu. Nhưng nếu ở Saint Peterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn ở Trung Á thì rất ít mưa, khí hậu vô cùng khô ráo
7- Dùng băng lấy lửa như thế nào?
Có thể dùng băng làm thấu kính hội tụ sinh lửa.
Giả sử bạn bị lạc lên một băng đảo và quên mang theo diêm hoặc bật lửa. Xung quanh chỉ có băng tuyết và những cành củi khô. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải dùng băng lấy lửa. Thế nhưng băng là nước hóa đặc ở nhiệt độ rất thấp, làm sao có thể sinh lửa được?
Ở đây bạn phải sử dụng một nguyên lý trong quang học, đó là kính lồi có thể hội tụ ánh sáng. Người ta có thể đắp băng thành những chiếc kính lồi lớn, trong suốt, rồi đặt nghiêng hứng ánh nắng mặt trời. Khi ánh sáng đi qua chiếc "kính băng" này, nó sẽ không hâm nóng băng, mà năng lượng được tụ lại vào một điểm nhỏ.
Nếu chiếc kính băng rộng 1 mét và dày khoảng 30 centimét, thì năng lượng ánh sáng mặt trời mà nó hội tụ có thể đủ lớn để đốt cháy một đám củi khô. Nhà văn viễn tưởng Jules Verne đã dựa trên nguyên lý này để viết ra cuốn truyện phiêu lưu "Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng Hatterat" mà trong đó, các nhân vật trong truyện đã dùng thấu kính băng lấy lửa ở nhiệt độ - 48 độ C!
8 - Mặt trời mọc vào lúc nào?
Mặt trời mọc.
Giả sử bạn nhìn thấy mặt trời mọc vào đúng 5 giờ sáng. Ánh sáng đi từ mặt trời đến trái đất mất 8 phút. Vậy, nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì phải chăng chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trời sớm hơn 8 phút, tức là vào lúc 4 giờ 52?
Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng câu trả lời ấy hoàn toàn sai. Nguyên do vì khái niệm mặt trời “mọc” thực ra chỉ có nghĩa trái đất của chúng ta quay những điểm mới trên bề mặt của nó tới vùng đã được chiếu sáng sẵn. Cho nên, dù ánh sáng có truyền ngay tức khắc, thì bạn vẫn nhìn thấy mặt trời mọc vào cùng một lúc như trường hợp ánh sáng truyền đi phải mất một số thời gian, tức là vào đúng 5 giờ sáng!
Nhưng nếu bạn quan sát (bằng kính thiên văn) sự xuất hiện của một “tia lửa” ở đĩa mặt trời thì lại là một chuyện khác. Nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì bạn sẽ nhìn thấy tia lửa xuất hiện sớm hơn 8 phút.
9- Chúng ta uống như thế nào?
Uống nước không chỉ là dùng miệng.
Liệu vấn đề này có thể làm ta suy nghĩ được chăng? Được lắm chứ. Chúng ta kề cốc hoặc thìa nước vào môi và “húp” chất lỏng chứa trong đó vào miệng. Ấy chính cái hành động “húp” giản dị mà ta quá quen thuộc đó lại cần phải giải thích.
Quả vậy, tại sao chất lỏng lại chảy vào miệng ta? Cái gì lôi kéo nó vậy? Và đây là nguyên nhân: Khi uống, ta làm giãn g ngực ra và nhờ đó làm loãng không khí trong miệng. Dưới tác dụng của áp suất không khí ở bên ngoài, chất lỏng có khuynh hướng chạy vào khoảng không gian có áp suất nhỏ hơn, và thế là chảy vào miệng ta.
Hiện tượng ở đây cũng giống như hiện tượng sẽ xảy ra với chất lỏng trong các bình thông nhau. Nếu như ta làm loãng không khí ở bên trên một bình, dưới tác dụng của áp suất khí quyển, chất lỏng sẽ dâng cao lên trong bình đó. Ngược lại, nếu ngậm chặt môi vào cổ một cái chai thì dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể “húp” được nước từ chai vào miệng, vì áp suất không khí trong miệng và trên mặt nước là như nhau.
Vậy, nói chặt chẽ ra thì chúng ta không những uống bằng miệng mà còn bằng cả phổi nữa, vì sự giãn nở của phổi chính là nguyên nhân làm cho chất lỏng chảy vào miệng.
10- Nếu như không có ma sát?
Nhờ có ma sát mà mọi vật ở yên chỗ của nó.
Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra khỏi các ngón tay...
Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một hiện tượng tự nhiên phải thế.
Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành bất thường như trên tàu thuỷ.
Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được. Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước.
Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường, chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng như muốn ngã...
Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.
11- Sản xuất băng khô từ than như thế nào?
Băng khô.
Tại các lò công nhiệp, người ta làm sạch khói than, rồi dùng kiềm hút sạch khí CO2. Sau đó, họ đun nóng để tách khí ra khỏi dung dịch kiềm, rồi nén dưới áp suất 70 atmosphere để nó chuyển sang dạng lỏng... Sau đó, người ta lại để nó bay hơi dưới áp suất thấp. Kết quả, họ thu được CO2 rắn, đó chính là băng khô.
Khí carbonic lỏng được chứa trong các bình dày và được chuyển tới công xưởng sản xuất đồ uống có ga và những công xưởng nào cần dùng tới nó. Còn băng khô, tức CO2 rắn, nhìn bề ngoài giống như các cục tuyết nén chặt, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo quản thức ăn hoặc cứu hỏa.
Nhiệt độ của băng khô rất thấp (-78 độ C), nhưng nếu cầm nó vào tay, người ta vẫn không có cảm giác quá lạnh, lý do là khi ta tiếp xúc, khí CO2 bay ra ngăn cách tay ta và băng khô. Chỉ khi nắm chặt cục băng khô thì ta mới bị tê cóng. Danh từ băng khô diễn đạt chủ yếu tính chất vật lý của nó. Bản thân băng khô không bao giờ bị ẩm và làm ướt bất kỳ vật nào xung quanh. Gặp nóng là lập tức nó biến thành khí, không qua trạng thái lỏng. Đặc tính đó của băng khô có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm cực tốt, bởi khí CO2 bám trên bề mặt còn có tác dụng ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật. Cuối cùng, CO2 rắn còn là chất cứu hỏa tin cậy. Chỉ cần ném một miếng băng khô vào đám lửa đang cháy là có thể dập tắt nó.
12- Nước đá bỏng tay
Nước có thể đóng băng ở nhiệt độ khác nhau.
Khi nói đến nước đá, có lẽ bạn luôn nghĩ rằng nó phải rất lạnh, vậy làm sao có thể bỏng tay được. Tuy nhiên thực tế, ở điều kiện áp suất cao, nước có thể đóng băng ở nhiệt độ... 76 độ C, tức là nếu bạn chạm vào, bạn sẽ bị bỏng liền.
Các nhà khoa học Anh là những người đầu tiên tạo ra nước đá nhiệt độ cao khi nén nó ở một thiết bị làm bằng thép dày. Khi áp suất tăng lên 20.600 atmosphere, nước đã đóng băng ở nhiệt độ trên 75 độ C, tức là có thể làm bỏng. Các nhà khoa học gọi loại nước đá nóng này là "băng thứ 5". Nói chung áp suất càng cao thì nước đá càng nóng.
Điều đáng nói là nước đá nóng đặc hơn nước đá thường, thậm chí còn đặc hơn cả nước lỏng nữa. Tỷ khối của nước đá ở nhiệt độ 76 độ C là 1,05. Như vậy khi bỏ nó vào nước, nó sẽ chìm chứ không nổi như đá bình thường.
13- Trái bom dưa hấu
Trong cuộc đua ô tô chặng Saint Petersburg - Tiphliso năm 1924, nông dân vùng Kavkaz đã hoan hô những chiếc ô tô đi ngang qua bằng cách ném cho các nhà thể thao nào là lê, táo, dưa hấu, dưa gang. Kết quả là chúng làm bẹp, làm thủng vỡ cả hòm xe, còn những quả táo thì làm các tay đua bị thương nặng.
Nguyên nhân thật dễ hiểu: vận tốc riêng của ô tô đã cộng thêm vào với vận tốc của quả dưa hay quả táo ném tới và biến chúng thành những viên đạn nguy hiểm, có tác dụng phá hoại. Ta tính không khó khăn lắm là một viên đạn có khối lượng 10 g cũng có năng lượng chuyển động như một quả dưa 4 kg ném vào chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 120 km.
Tuy vậy, không thể so sánh tác dụng đâm thủng của quả dưa trong những điều kiện như thế với tác dụng của viên đạn được, vì quả dưa không cứng như viên đạn.
Khi bay nhanh ở những lớp khí quyển cao (tầng bình lưu) các máy bay cũng có vận tốc vào khoảng 3.000 km mỗi giờ, nghĩa là bằng vận tốc của viên đạn, thì người phi công sẽ đương đầu với những hiện tượng giống như hiện tượng vừa nói trên. Mỗi một vật rơi vào chiếc máy bay đang bay nhanh như thế sẽ trở thành một viên đạn phá hoại. Gặp một vốc đạn lớn chỉ đơn giản thả từ một chiếc máy bay khác sang, dù máy bay đó không bay ngược chiều, cũng y như bị một khẩu súng máy bắn trúng: những viên đạn ném tới sẽ đập vào máy bay mạnh chẳng kém những viên đạn súng máy. Ngược lại, nếu viên đạn bay đuổi theo máy bay có vận tốc như nó thì sẽ vô hại.
14- Cái nào nặng hơn?
Trên đĩa cân đặt một thùng nước đầy tới miệng. Trên đĩa cân bên kia cũng có một thùng nước giống như thế, cũng đầy nước tới miệng, nhưng có một khúc gỗ nổi lên trên. Hỏi thùng nào nặng hơn?
Câu đố này được đặt ra cho nhiều người, và có nhiều câu trả lời khác nhau. Người thì đáp thùng nước có khúc gỗ nổi lên mặt phải nặng hơn, vì “ngoài nước ra, trong thùng còn cả gỗ”. Kẻ bảo ngược lại, thùng nước kia nặng hơn vì “nước nặng hơn gỗ’.
Câu trả lời đúng là cả hai thùng nặng như nhau. Trong thùng thứ hai đúng là có ít nước hơn thùng thứ nhất, vì khúc gỗ nổi có đẩy bớt một ít nước ra ngoài. Nhưng theo định luật về sự nổi thì với mọi vật nổi, phần chìm của nó sẽ chiếm chỗ của một phần nước có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của vật đó. Vì thế mà cân giữ nguyên thế thăng bằng.
Bây giờ bạn hãy thử giải đáp câu đố khác. Đặt lên đĩa cân một cốc nước và để bên cạnh nó một quả cân. Sau khi đã làm đĩa thăng bằng, bỏ quả cân vào cốc nước. Hỏi cân sẽ như thế nào?
Theo định luật Archimède, quả cân ở trong nước sẽ nhẹ hơn khi để bên ngoài. Bạn có thể tưởng tượng rằng đĩa cân có đặt cốc sẽ vồng lên. Nhưng thực ra cân vẫn thăng bằng. Đó là vì quả cân khi bỏ vào cốc nước đã chiếm chỗ của một phần nước, làm cho nước dâng cao hơn mực nước kia. Vì thế lực ép lên đáy cốc tăng lên, khiến cho đáy cốc phải chịu thêm một lực phụ, bằng chỗ “hao hụt” trọng lượng của quả cân.
15- Câu đố về hai bình cà phê
Trước mắt bạn có hai bình cà phê đáy rộng như nhau, nhưng một cái cao và một cái thấp. Hỏi cái nào đựng nhiều hơn?
Chắc rằng nếu không suy nghĩ thì nhiều người sẽ tưởng rằng cái bình cao đựng được nhiều hơn cái bình thấp. Song thử đổ nước vào bình cao, bạn sẽ chỉ đổ được tới ngang mực miệng vòi của nó mà thôi, đổ thêm nữa thì nước sẽ tràn ra ngoài. Và vì miệng vòi của cả hai bình cà phê đều cao như nhau, nên bình thấp cũng đựng được nhiều như chiếc bình cao có vòi ngắn.
Điều đó cũng dễ hiểu: trong bình và trong vòi cũng giống như mọi bình thông nhau khác, chất lỏng phải ở cùng một mức, mặc dầu chỗ nước ở trong vòi nhẹ cân hơn chỗ nước đựng trong bình. Cho nên nếu vòi không đủ cao thì bạn không thể đổ đầy nước tới nắp bình được: nước sẽ trào ra ngoài. Thường thường, người ta làm vòi ấm có miệng cao hơn miệng bình để cho có hơi nghiêng bình đi một chút thì nước đựng bên trong cũng không chảy ra ngoài.
16- Người ta đào đường ngầm như thế nào?
Đào hầm theo hình trên cùng là tiện lợi nhất.
Bạn hãy xem hình bên vẽ ba kiểu đường ngầm và thử cho biết kiểu nào là kiểu tiện lợi nhất. Không phải kiểu ở giữa, cũng không phải kiểu dưới cùng, mà chính là kiểu trên cùng.
Nhiều đường ngầm được đào như ở hình trên cùng, nghĩa là đào theo những đường tiếp tuyến với vỏ quả đất tại những điểm ngoài cùng của đường ngầm. Một kiến trúc kiểu đó, trước hết hơi chạy lên cao, sau đó đi xuống thấp. Nó được coi là loại đường ngầm tiện lợi nhất, vì nước sẽ không ứ lại bên trong mà tự động chạy ra phía miệng.
Hình ở giữa, đường ngầm nằm ngang, tức là được đào theo một đường cung mà ở bất kì điểm nào nó cũng tạo thành góc vuông với phương của đường dây dọi (Thực ra, đường này có độ cong trùng hợp với độ cong của bề mặt trái đất). Nước sẽ không thoát ra ngoài được vì tại điểm nào trên đường đó nước đều ở trạng thái cân bằng. Khi con đường loại này kéo dài quá 15 km thì đứng ở đầu đường này không thể nhìn tới đầu đường kia được: Tầm nhìn của mắt ta đã bị cái trần của đường ngầm che khuất, vì điểm giữa của con đường cao hơn các điểm ở hai đầu đến 4 mét.
Hình sau cùng, nếu đào đường ngầm theo đường thẳng thì hai đầu sẽ cao hơn so với khoảng giữa. Nước không những không thoát ra khỏi đường được, mà trái lại còn đọng lại ở giữa là nơi thấp nhất của đường. Song đứng ở đầu này, ta lại có thể nhìn thấy đầu kia.
17- Cuộc sống trong con mắt người cận thị
“Ở trường trung học, tôi bị cấm chỉ không được đeo kính, nên thấy cô gái nào cũng đẹp cả. Nhưng sau khi tốt nghiệp, thì tôi thất vọng biết bao!”, nhà thơ Denvich, bạn của nhà thơ Puskin đã có lần viết như thế. Denvich gặp phải tình huống trớ trêu này là do đôi mắt cận đã khiến ông "nhìn gà hóa hóa quốc".
Trước tiên, những người cận thị (dĩ nhiên, chỉ khi không đeo kính) không bao giờ nhìn thấy rõ rệt những vành bao ngoài của đồ vật. Đối với họ, tất cả mọi vật đều có hình dáng hết sức lờ mờ. Một người có thị giác bình thường khi có thể phân biệt được từng lá, cành cây riêng biệt trên nền trời. Còn người cận thị thì chỉ nhìn thấy một khối màu xanh không có hình thù rõ rệt, mờ mờ ảo ảo, như một hình kỳ lạ vậy.
Những người cận thị thấy bộ mặt người khác như trẻ trung hơn và quyến rũ hơn, đơn giản vì họ không thể nhìn thấy những nếp nhăn và những vết sẹo nhỏ. Đối với họ, màu da đỏ thô trở thành màu hồng mịn màng.
Đôi khi chúng ta rất ngạc nhiên khi thấy người nào đó đoán tuổi người khác sai đến 10 tuổi. Chúng ta lấy làm lạ về óc thẩm mỹ kỳ quặc của anh ta, thậm trí còn thấy anh ta thiếu lịch sự, trố mắt nhìn trừng trừng vào mình. Đó là vì khi không đeo kính mà nói chuyện, anh ta hoàn toàn không nhìn thấy bạn. Trong mọi trường hợp anh ta đều không nhìn thấy những điều mà bạn cầm chắc là anh ta phải thấy. Bởi vì, trước mắt anh ta là một hình ảnh mơ hồ, không có gì đặc biệt, do đó cách một giờ sau gặp lại nhau, anh ta đã không nhận ra bạn. Những người cận thị nhận ra người khác phần lớn dựa vào giọng nói chứ không phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài.
Ban đêm, đối với người cận thị, hết thảy những vật sáng như đèn đường phố, đèn trong nhà… đều trở nên lớn vô cùng, những bóng đen mờ ảo không có hình dáng. Họ không nhận ra những chiếc ô tô phóng lại gần mà chỉ thấy hai vùng sáng i lòa (hai đèn pha ô tô), đằng sau là một khối tối om.
Bầu trời đêm đối với người cận thị cũng khác xa so với người thường. Họ chỉ có thể thấy những ngôi sao lớn nhất mà thôi. Do đó, đáng lẽ là hàng nghìn ngôi sao thì họ chỉ thấy được độ mấy trăm. Qua mắt họ, những ngôi sao ấy giống như những quả cầu sáng khổng lồ, còn mặt trăng rất to và gần, trăng lưỡi liềm thì là một hình dạng rất phức tạp, kỳ quái.
Nguyên nhân của tất cả những hiện tượng trên là do sai sót trong cấu tạo của mắt người cận thị. Mắt họ quá sâu, đến nỗi những tia sáng mà nó thu được phát ra từ mỗi điểm trên vật thể không sao hội tụ được ở đúng võng mạc, mà lại hội tụ trước võng mạc. Do đó, tia sáng khi rọi tới võng mạc ở đáy mắt thì đã phân tán mất rồi, nên chỉ tạo thành một ảnh rất lờ mờ trên võng mạc.
18- Có dễ dàng bóp vỡ được vỏ trứng không?
Bạn có thể nghĩ rằng việc ấy quả là trò trẻ con! Ấy chớ, mặc dù mỏng là thế nhưng vỏ của một quả trứng thông thường cũng không phải là quá mảnh dẻ. Muốn bóp vỡ bằng cách ép hai đầu nhọn của nó vào lòng bàn tay, bạn phải "vận công" tương đối đấy.
Chính hình dáng lồi của vỏ trứng đã khiến cho nó vững bền một cách lạ thường như thế. Nguyên nhân của hiện tượng cũng giống như tính vững bền của các loại cửa cuốn hình vòm dưới đây:
Click vào hình để xem rõ hơn.
Trong hình là một cái cửa sổ bằng đá xây cuốn như thế. Sức nặng S (tức là trọng lượng của các phần nằm bên trên của bức tường) tỳ lên viên đá hình cái nêm chèn ở giữa vòm cuốn sẽ đè xuống dưới một lực, biểu diễn bằng mũi tên A trên hình vẽ. Nhưng hình dạng cái nêm của viên đá làm cho nó không thể tụt xuống dưới được mà chỉ có thể đè lên những viên đá bên cạnh thôi. Ở đây lực A có thể phân tích làm hai lực B và C, theo quy tắc hình bình hành. Các lực này cân bằng với sức cản của các viên đá nằm dính sát nhau, rồi đến lượt chúng mỗi viên đá lại chịu sự nén chặt của các viên đá xung quanh. Như vậy lực từ bên ngoài đè lên cái cửa xây cuốn sẽ không thể làm cửa bị hỏng được.
Thế nhưng, lực tác dụng từ bên trong ra lại có thể làm đổ cái cửa này tương đối dễ dàng. Lý do cũng dễ hiểu: hình dạng cái nêm của các viên đá chỉ giữ không cho chúng tụt xuống, chứ chẳng hề ngăn chúng đi lên chút nào.
Vỏ quả trứng chẳng qua cũng là một cái vòm cửa nói trên, chỉ có điều nó được cấu tạo bởi một lớp liền nhau. Khi có sức ép từ bên ngoài vào thì nó không dễ bị vỡ tan ra như ta tưởng. Có thể đặt một chiếc ghế khá nặng dựa chân lên 4 quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao thân gà mẹ cũng khá nặng, mà khi xéo lên ổ không làm vỡ trứng, trong khi chú gà con yếu ớt lúc nở ra lại có thể dùng mỏ phá tung dễ dàng lớp vỏ bao bọc bên ngoài.
Tính bền vững kỳ lạ của các bóng đèn điện - những thứ thoạt như rất mảnh dẻ và giòn - cũng được cắt nghĩa như tính bền vững của vỏ trứng. Sự bền vững của chúng còn làm ta ngạc nhiên hơn nữa, nếu bạn nhớ rằng có loại bóng đèn bên trong là khoảng chân không tuyệt đối, không một tí gì có thể chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Thế mà độ lớn của áp suất không khí trên một bóng đèn điện lại chẳng phải là nhỏ: một bóng đèn có đường kính 10 cm phải chịu một lực trên 700 N (bằng trọng lượng của một người) ép vào từ mọi phía. Bóng đèn chân không còn "cao thủ" hơn, nó có thể chịu được một áp suất lớn hơn áp suất trên 2,5 lần.
19- Cuộc du lịch rẻ tiền nhất!
Vào thế kỷ 17, nhà văn Pháp Xirano De Becgiorac viết một cuốn tiểu thuyết khôi hài nhan đề “Sử ký của những nước trên mặt trăng” (1652), trong đó có mô tả một lần, ông ta làm thí nghiệm vật lý, rồi chẳng biết vì sao bay bổng lên trời. Sau vài tiếng, hạ xuống đất, ông ngạc nhiên thấy mình đã ở Canada...
Nhà văn Pháp này cho rằng cuộc phi hành ngoài sức tưởng tượng vượt Đại Tây Dương là hoàn toàn tự nhiên. Lý do ông đưa ra là trong khi nhà du hành rời khỏi mặt đất thì hành tinh chúng ta vẫn tiếp tục quay từ tây sang đông như trước. Cho nên khi hạ xuống, dưới chân ông ta không phải là nước Pháp nữa mà đã là lục địa châu Mỹ.
Quả là một phương pháp du lịch rẻ tiền và đơn giản! Các bạn xem, chỉ cần bay lên bầu trời trên trái đất, rồi dừng lại trong không trung vài phút thôi, là có thể hạ xuống một nơi xa lạ về phía tây. Nhưng tiếc thay, cái phương pháp kỳ dị đó chỉ là chuyện hoang đường.
Một là, sau khi chúng ta lên tới không trung thì thật ra chúng ta vẫn ràng buộc với cái vỏ khí của trái đất, chúng ta lơ lửng trong khí quyển mà lớp khí quyển này lại quay theo trái đất. Không khí (nói đúng hơn là các lớp không khí đặc ở dưới) cùng quay với trái đất và mang theo hết thảy những gì tồn tại trong nó như mây, máy bay, chim c và côn trùng… Nếu như không khí không chuyển động cùng với trái đất, thì đứng trên trái đất chúng ta sẽ luôn luôn thấy có gió to thổi mạnh đến nỗi bão táp so với nó chỉ như một cơn gió thoảng. Bởi vì, các bạn nên chú ý rằng, chúng ta đứng yên để cho không khí đi qua hoặc không khí đứng yên và chúng ta chuyển động trong không khí thì cũng hoàn toàn giống nhau. Trong cả hai trường hợp này, chúng ta đều cảm thấy có gió to. Người đi xe mô tô phóng với vận tốc 100 km/h thì mặc dù trời yên gió tạnh ta cũng vẫn thấy gió thổi ngược rất mạnh.
Thứ hai là, hãy cứ cho rằng chúng ta có thể lên tới lớp khí quyển cao nhất, hoặc trái đất của chúng ta không có lớp khí quyển này đi nữa, thì lúc ấy cái phương pháp du lịch rẻ tiền kia cũng chẳng phải dễ dàng thực hiện được. Bởi vì, sau khi chúng ta rời khỏi bề mặt của trái đất đang quay, do quán tính, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ, hoặc nói một cách khác, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc chuyển động của trái đất ở phía dưới. Cho nên, khi hạ xuống, chúng ta lại rơi đúng vào nơi xuất phát, giống như khi ta nhảy lên ở bên trong 1 toa xe lửa đang chạy ta đã lại rơi xuống đúng chỗ vậy. Tuy quán tính có làm cho chúng ta chuyển động thẳng (theo tiếp tuyến), còn trái đất ở dưới chân chúng ta lại chuyển động theo một đường hình cung, nhưng trong khoảng thời gian rất ngắn thì điều đó không hề gì cả.
20- Muốn làm lạnh vật, đặt trên hay dưới nước đá?
Muốn đun nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa, chứ không đặt cạnh ngọn lửa. Vậy muốn làm lạnh một vật bằng nước đá thì nên làm thế nào? Do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên nước đá. Làm thế, chỉ là công cốc mà thôi...
Khi đun nóng nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa là hoàn toàn đúng, bởi vì không khí được ngọn lửa đun nóng sẽ nhẹ hơn, bốc lên khắp xung quanh ấm. Thành ra, theo cách này chúng ta đã sử dụng nhiệt lượng một cách có lợi nhất.
Còn khi làm lạnh vật bằng nước đá, do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên, chẳng hạn đặt bình sữa lên trên nước đá. Làm như thế không hợp cách, bởi vì không khí ở bên trên nước đá, sau khi lạnh, sẽ chìm xuống và được thay thế bằng không khí nóng xung quanh. Từ đó ta suy ra một kết luận là: nếu muốn làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống thì không nên đặt nó ở trên nước đá mà đặt ở dưới nước đá.
Vì nếu đặt nồi nước lên trên, thì chỉ có lớp nước thấp nhất lạnh đi thôi, còn những phần trên vẫn được bao bọc bởi không khí không lạnh. Ngược lại, nếu đặt cục nước đá lên trên vung nồi, thì nước trong nồi sẽ lạnh đi rất nhanh, bởi vì, lớp nước ở trên bị lạnh, sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế, cứ như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong nồi sẽ lạnh hết mới thôi (khi đó, nước nguyên chất không lạnh xuống đến 0 độ mà chỉ lạnh đến 4 độ C, ở nhiệt độ này nước có tỷ khối lớn nhất). Mặt khác, không khí lạnh ở xung quanh cục nước đá cũng sẽ đi xuống và bao vây lấy nồi nước.
38- Tại sao đóng chặt cửa sổ mà vẫn cảm thấy gió?
Người ta thường hay nhận thấy có gió thổi từ cửa sổ hoàn toàn đóng kín, không có lấy một khe hở nhỏ. Điều này tưởng chừng rất kỳ lạ. Thật ra, đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Kiến thức vật lý đơn giản sẽ giúp bạn hiểu điều này.
Không khí trong phòng hầu như không bao giờ hoàn toàn yên lặng. Trong phòng thường có những dòng khí vô hình sinh ra do không khí bị nóng lên hay lạnh đi. Khí nóng lên sẽ nở ra và nhẹ đi, còn gặp lạnh thì ngược lại, co cụm và trở nên nặng hơn. Không khí nhẹ, nóng ở gần lò sưởi sẽ bị không khí lạnh đẩy lên cao, tới trần nhà, còn không khí lạnh tương đối nặng ở gần cửa sổ hay tường lạnh sẽ chìm xuống gần sàn nhà.
Dùng một quả bong bóng, chúng ta có thể phát hiện dễ dàng những luồng khí này. Chú ý là phải buộc một vật nặng con con vào cái bong bóng ấy để cho nó khỏi bám mãi vào trần nhà mà có thể tự do lơ lửng trong không khí. Đưa nó lại gần chiếc lò sưởi đang rực lửa rồi thả ra, nó sẽ bị những luồng khí vô hình lôi đi "du lịch" ở trong phòng, từ lò lửa lên trần nhà, ra cửa sổ rồi hạ xuống sàn nhà, và trở lại lò lửa để tiếp tục cuộc dạo chơi trong phòng.
Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy có gió thổi từ cửa sổ, nhất là ở dưới chân, mặc dù cửa đóng kín.
Sa mạc tuy nóng nhưng lại khô, vì thế con người có thể chịu đựng được nhiệt độ rất cao.
Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được... nhiệt độ sôi của nước.
Khi tàu bè đi từ Hồng Hải đến vịnh Ba Tư, mặc dù trong các phòng của tàu luôn luôn có quạt thông gió, nhiệt độ ở đây vẫn tới 50 độ C hoặc hơn. Mức nóng nhất quan sát trong giới tự nhiên ở trên mặt đất không quá 57 độ C. Nhiệt độ này được xác định tại “thung lũng chết” thuộc California (Bắc Mỹ).
Tuy nhiên, những nhiệt độ kể trên đều được đo trong bóng râm. Tại sao các nhà khí tượng lại phải chọn vị trí như vậy? Đó là vì, chỉ khi nhiệt kế đặt trong bóng râm mới đo được nhiệt độ của không khí. Nếu để nhiệt kế ngoài nắng, mặt trời sẽ hun nó nhiều hơn hẳn so với không khí xung quanh, thành ra độ chỉ của nó không cho ta biết chút gì về trạng thái nhiệt của môi trường.
Đã có người tiến hành thí nghiệm để xác định nhiệt độ cao nhất mà cơ thể người có thể chịu đựng được. Họ nhận thấy trong không khí khô ráo, nếu tăng nhiệt độ thật từ từ thì cơ thể chúng ta chẳng những có thể chịu đựng được nhiệt độ sôi của nước (100° C), mà đôi khi còn chịu được cao hơn nữa, đến 160° C. Hai nhà vật lý người Anh Blagơden và Tsentơri đã chứng minh điều này bằng cách đứng hàng giờ trong lò nướng bánh mì nóng bỏng.
Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều.
Điều kiện cần thiết duy nhất giúp cho cơ thể người chịu đựng được nhiệt độ cao là cơ thể người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo. Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tương đối dễ chịu. Nhưng nếu ở Saint Peterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn ở Trung Á thì rất ít mưa, khí hậu vô cùng khô ráo
7- Dùng băng lấy lửa như thế nào?
Có thể dùng băng làm thấu kính hội tụ sinh lửa.
Giả sử bạn bị lạc lên một băng đảo và quên mang theo diêm hoặc bật lửa. Xung quanh chỉ có băng tuyết và những cành củi khô. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải dùng băng lấy lửa. Thế nhưng băng là nước hóa đặc ở nhiệt độ rất thấp, làm sao có thể sinh lửa được?
Ở đây bạn phải sử dụng một nguyên lý trong quang học, đó là kính lồi có thể hội tụ ánh sáng. Người ta có thể đắp băng thành những chiếc kính lồi lớn, trong suốt, rồi đặt nghiêng hứng ánh nắng mặt trời. Khi ánh sáng đi qua chiếc "kính băng" này, nó sẽ không hâm nóng băng, mà năng lượng được tụ lại vào một điểm nhỏ.
Nếu chiếc kính băng rộng 1 mét và dày khoảng 30 centimét, thì năng lượng ánh sáng mặt trời mà nó hội tụ có thể đủ lớn để đốt cháy một đám củi khô. Nhà văn viễn tưởng Jules Verne đã dựa trên nguyên lý này để viết ra cuốn truyện phiêu lưu "Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng Hatterat" mà trong đó, các nhân vật trong truyện đã dùng thấu kính băng lấy lửa ở nhiệt độ - 48 độ C!
8 - Mặt trời mọc vào lúc nào?
Mặt trời mọc.
Giả sử bạn nhìn thấy mặt trời mọc vào đúng 5 giờ sáng. Ánh sáng đi từ mặt trời đến trái đất mất 8 phút. Vậy, nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì phải chăng chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trời sớm hơn 8 phút, tức là vào lúc 4 giờ 52?
Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng câu trả lời ấy hoàn toàn sai. Nguyên do vì khái niệm mặt trời “mọc” thực ra chỉ có nghĩa trái đất của chúng ta quay những điểm mới trên bề mặt của nó tới vùng đã được chiếu sáng sẵn. Cho nên, dù ánh sáng có truyền ngay tức khắc, thì bạn vẫn nhìn thấy mặt trời mọc vào cùng một lúc như trường hợp ánh sáng truyền đi phải mất một số thời gian, tức là vào đúng 5 giờ sáng!
Nhưng nếu bạn quan sát (bằng kính thiên văn) sự xuất hiện của một “tia lửa” ở đĩa mặt trời thì lại là một chuyện khác. Nếu ánh sáng truyền ngay tức khắc thì bạn sẽ nhìn thấy tia lửa xuất hiện sớm hơn 8 phút.
9- Chúng ta uống như thế nào?
Uống nước không chỉ là dùng miệng.
Liệu vấn đề này có thể làm ta suy nghĩ được chăng? Được lắm chứ. Chúng ta kề cốc hoặc thìa nước vào môi và “húp” chất lỏng chứa trong đó vào miệng. Ấy chính cái hành động “húp” giản dị mà ta quá quen thuộc đó lại cần phải giải thích.
Quả vậy, tại sao chất lỏng lại chảy vào miệng ta? Cái gì lôi kéo nó vậy? Và đây là nguyên nhân: Khi uống, ta làm giãn g ngực ra và nhờ đó làm loãng không khí trong miệng. Dưới tác dụng của áp suất không khí ở bên ngoài, chất lỏng có khuynh hướng chạy vào khoảng không gian có áp suất nhỏ hơn, và thế là chảy vào miệng ta.
Hiện tượng ở đây cũng giống như hiện tượng sẽ xảy ra với chất lỏng trong các bình thông nhau. Nếu như ta làm loãng không khí ở bên trên một bình, dưới tác dụng của áp suất khí quyển, chất lỏng sẽ dâng cao lên trong bình đó. Ngược lại, nếu ngậm chặt môi vào cổ một cái chai thì dù cố gắng thế nào bạn cũng không thể “húp” được nước từ chai vào miệng, vì áp suất không khí trong miệng và trên mặt nước là như nhau.
Vậy, nói chặt chẽ ra thì chúng ta không những uống bằng miệng mà còn bằng cả phổi nữa, vì sự giãn nở của phổi chính là nguyên nhân làm cho chất lỏng chảy vào miệng.
10- Nếu như không có ma sát?
Nhờ có ma sát mà mọi vật ở yên chỗ của nó.
Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra khỏi các ngón tay...
Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một hiện tượng tự nhiên phải thế.
Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành bất thường như trên tàu thuỷ.
Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được. Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước.
Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường, chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng như muốn ngã...
Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.
11- Sản xuất băng khô từ than như thế nào?
Băng khô.
Tại các lò công nhiệp, người ta làm sạch khói than, rồi dùng kiềm hút sạch khí CO2. Sau đó, họ đun nóng để tách khí ra khỏi dung dịch kiềm, rồi nén dưới áp suất 70 atmosphere để nó chuyển sang dạng lỏng... Sau đó, người ta lại để nó bay hơi dưới áp suất thấp. Kết quả, họ thu được CO2 rắn, đó chính là băng khô.
Khí carbonic lỏng được chứa trong các bình dày và được chuyển tới công xưởng sản xuất đồ uống có ga và những công xưởng nào cần dùng tới nó. Còn băng khô, tức CO2 rắn, nhìn bề ngoài giống như các cục tuyết nén chặt, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo quản thức ăn hoặc cứu hỏa.
Nhiệt độ của băng khô rất thấp (-78 độ C), nhưng nếu cầm nó vào tay, người ta vẫn không có cảm giác quá lạnh, lý do là khi ta tiếp xúc, khí CO2 bay ra ngăn cách tay ta và băng khô. Chỉ khi nắm chặt cục băng khô thì ta mới bị tê cóng. Danh từ băng khô diễn đạt chủ yếu tính chất vật lý của nó. Bản thân băng khô không bao giờ bị ẩm và làm ướt bất kỳ vật nào xung quanh. Gặp nóng là lập tức nó biến thành khí, không qua trạng thái lỏng. Đặc tính đó của băng khô có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm cực tốt, bởi khí CO2 bám trên bề mặt còn có tác dụng ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật. Cuối cùng, CO2 rắn còn là chất cứu hỏa tin cậy. Chỉ cần ném một miếng băng khô vào đám lửa đang cháy là có thể dập tắt nó.
12- Nước đá bỏng tay
Nước có thể đóng băng ở nhiệt độ khác nhau.
Khi nói đến nước đá, có lẽ bạn luôn nghĩ rằng nó phải rất lạnh, vậy làm sao có thể bỏng tay được. Tuy nhiên thực tế, ở điều kiện áp suất cao, nước có thể đóng băng ở nhiệt độ... 76 độ C, tức là nếu bạn chạm vào, bạn sẽ bị bỏng liền.
Các nhà khoa học Anh là những người đầu tiên tạo ra nước đá nhiệt độ cao khi nén nó ở một thiết bị làm bằng thép dày. Khi áp suất tăng lên 20.600 atmosphere, nước đã đóng băng ở nhiệt độ trên 75 độ C, tức là có thể làm bỏng. Các nhà khoa học gọi loại nước đá nóng này là "băng thứ 5". Nói chung áp suất càng cao thì nước đá càng nóng.
Điều đáng nói là nước đá nóng đặc hơn nước đá thường, thậm chí còn đặc hơn cả nước lỏng nữa. Tỷ khối của nước đá ở nhiệt độ 76 độ C là 1,05. Như vậy khi bỏ nó vào nước, nó sẽ chìm chứ không nổi như đá bình thường.
13- Trái bom dưa hấu
Trong cuộc đua ô tô chặng Saint Petersburg - Tiphliso năm 1924, nông dân vùng Kavkaz đã hoan hô những chiếc ô tô đi ngang qua bằng cách ném cho các nhà thể thao nào là lê, táo, dưa hấu, dưa gang. Kết quả là chúng làm bẹp, làm thủng vỡ cả hòm xe, còn những quả táo thì làm các tay đua bị thương nặng.
Nguyên nhân thật dễ hiểu: vận tốc riêng của ô tô đã cộng thêm vào với vận tốc của quả dưa hay quả táo ném tới và biến chúng thành những viên đạn nguy hiểm, có tác dụng phá hoại. Ta tính không khó khăn lắm là một viên đạn có khối lượng 10 g cũng có năng lượng chuyển động như một quả dưa 4 kg ném vào chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 120 km.
Tuy vậy, không thể so sánh tác dụng đâm thủng của quả dưa trong những điều kiện như thế với tác dụng của viên đạn được, vì quả dưa không cứng như viên đạn.
Khi bay nhanh ở những lớp khí quyển cao (tầng bình lưu) các máy bay cũng có vận tốc vào khoảng 3.000 km mỗi giờ, nghĩa là bằng vận tốc của viên đạn, thì người phi công sẽ đương đầu với những hiện tượng giống như hiện tượng vừa nói trên. Mỗi một vật rơi vào chiếc máy bay đang bay nhanh như thế sẽ trở thành một viên đạn phá hoại. Gặp một vốc đạn lớn chỉ đơn giản thả từ một chiếc máy bay khác sang, dù máy bay đó không bay ngược chiều, cũng y như bị một khẩu súng máy bắn trúng: những viên đạn ném tới sẽ đập vào máy bay mạnh chẳng kém những viên đạn súng máy. Ngược lại, nếu viên đạn bay đuổi theo máy bay có vận tốc như nó thì sẽ vô hại.
14- Cái nào nặng hơn?
Trên đĩa cân đặt một thùng nước đầy tới miệng. Trên đĩa cân bên kia cũng có một thùng nước giống như thế, cũng đầy nước tới miệng, nhưng có một khúc gỗ nổi lên trên. Hỏi thùng nào nặng hơn?
Câu đố này được đặt ra cho nhiều người, và có nhiều câu trả lời khác nhau. Người thì đáp thùng nước có khúc gỗ nổi lên mặt phải nặng hơn, vì “ngoài nước ra, trong thùng còn cả gỗ”. Kẻ bảo ngược lại, thùng nước kia nặng hơn vì “nước nặng hơn gỗ’.
Câu trả lời đúng là cả hai thùng nặng như nhau. Trong thùng thứ hai đúng là có ít nước hơn thùng thứ nhất, vì khúc gỗ nổi có đẩy bớt một ít nước ra ngoài. Nhưng theo định luật về sự nổi thì với mọi vật nổi, phần chìm của nó sẽ chiếm chỗ của một phần nước có trọng lượng đúng bằng trọng lượng của vật đó. Vì thế mà cân giữ nguyên thế thăng bằng.
Bây giờ bạn hãy thử giải đáp câu đố khác. Đặt lên đĩa cân một cốc nước và để bên cạnh nó một quả cân. Sau khi đã làm đĩa thăng bằng, bỏ quả cân vào cốc nước. Hỏi cân sẽ như thế nào?
Theo định luật Archimède, quả cân ở trong nước sẽ nhẹ hơn khi để bên ngoài. Bạn có thể tưởng tượng rằng đĩa cân có đặt cốc sẽ vồng lên. Nhưng thực ra cân vẫn thăng bằng. Đó là vì quả cân khi bỏ vào cốc nước đã chiếm chỗ của một phần nước, làm cho nước dâng cao hơn mực nước kia. Vì thế lực ép lên đáy cốc tăng lên, khiến cho đáy cốc phải chịu thêm một lực phụ, bằng chỗ “hao hụt” trọng lượng của quả cân.
15- Câu đố về hai bình cà phê
Trước mắt bạn có hai bình cà phê đáy rộng như nhau, nhưng một cái cao và một cái thấp. Hỏi cái nào đựng nhiều hơn?
Chắc rằng nếu không suy nghĩ thì nhiều người sẽ tưởng rằng cái bình cao đựng được nhiều hơn cái bình thấp. Song thử đổ nước vào bình cao, bạn sẽ chỉ đổ được tới ngang mực miệng vòi của nó mà thôi, đổ thêm nữa thì nước sẽ tràn ra ngoài. Và vì miệng vòi của cả hai bình cà phê đều cao như nhau, nên bình thấp cũng đựng được nhiều như chiếc bình cao có vòi ngắn.
Điều đó cũng dễ hiểu: trong bình và trong vòi cũng giống như mọi bình thông nhau khác, chất lỏng phải ở cùng một mức, mặc dầu chỗ nước ở trong vòi nhẹ cân hơn chỗ nước đựng trong bình. Cho nên nếu vòi không đủ cao thì bạn không thể đổ đầy nước tới nắp bình được: nước sẽ trào ra ngoài. Thường thường, người ta làm vòi ấm có miệng cao hơn miệng bình để cho có hơi nghiêng bình đi một chút thì nước đựng bên trong cũng không chảy ra ngoài.
16- Người ta đào đường ngầm như thế nào?
Đào hầm theo hình trên cùng là tiện lợi nhất.
Bạn hãy xem hình bên vẽ ba kiểu đường ngầm và thử cho biết kiểu nào là kiểu tiện lợi nhất. Không phải kiểu ở giữa, cũng không phải kiểu dưới cùng, mà chính là kiểu trên cùng.
Nhiều đường ngầm được đào như ở hình trên cùng, nghĩa là đào theo những đường tiếp tuyến với vỏ quả đất tại những điểm ngoài cùng của đường ngầm. Một kiến trúc kiểu đó, trước hết hơi chạy lên cao, sau đó đi xuống thấp. Nó được coi là loại đường ngầm tiện lợi nhất, vì nước sẽ không ứ lại bên trong mà tự động chạy ra phía miệng.
Hình ở giữa, đường ngầm nằm ngang, tức là được đào theo một đường cung mà ở bất kì điểm nào nó cũng tạo thành góc vuông với phương của đường dây dọi (Thực ra, đường này có độ cong trùng hợp với độ cong của bề mặt trái đất). Nước sẽ không thoát ra ngoài được vì tại điểm nào trên đường đó nước đều ở trạng thái cân bằng. Khi con đường loại này kéo dài quá 15 km thì đứng ở đầu đường này không thể nhìn tới đầu đường kia được: Tầm nhìn của mắt ta đã bị cái trần của đường ngầm che khuất, vì điểm giữa của con đường cao hơn các điểm ở hai đầu đến 4 mét.
Hình sau cùng, nếu đào đường ngầm theo đường thẳng thì hai đầu sẽ cao hơn so với khoảng giữa. Nước không những không thoát ra khỏi đường được, mà trái lại còn đọng lại ở giữa là nơi thấp nhất của đường. Song đứng ở đầu này, ta lại có thể nhìn thấy đầu kia.
17- Cuộc sống trong con mắt người cận thị
“Ở trường trung học, tôi bị cấm chỉ không được đeo kính, nên thấy cô gái nào cũng đẹp cả. Nhưng sau khi tốt nghiệp, thì tôi thất vọng biết bao!”, nhà thơ Denvich, bạn của nhà thơ Puskin đã có lần viết như thế. Denvich gặp phải tình huống trớ trêu này là do đôi mắt cận đã khiến ông "nhìn gà hóa hóa quốc".
Trước tiên, những người cận thị (dĩ nhiên, chỉ khi không đeo kính) không bao giờ nhìn thấy rõ rệt những vành bao ngoài của đồ vật. Đối với họ, tất cả mọi vật đều có hình dáng hết sức lờ mờ. Một người có thị giác bình thường khi có thể phân biệt được từng lá, cành cây riêng biệt trên nền trời. Còn người cận thị thì chỉ nhìn thấy một khối màu xanh không có hình thù rõ rệt, mờ mờ ảo ảo, như một hình kỳ lạ vậy.
Những người cận thị thấy bộ mặt người khác như trẻ trung hơn và quyến rũ hơn, đơn giản vì họ không thể nhìn thấy những nếp nhăn và những vết sẹo nhỏ. Đối với họ, màu da đỏ thô trở thành màu hồng mịn màng.
Đôi khi chúng ta rất ngạc nhiên khi thấy người nào đó đoán tuổi người khác sai đến 10 tuổi. Chúng ta lấy làm lạ về óc thẩm mỹ kỳ quặc của anh ta, thậm trí còn thấy anh ta thiếu lịch sự, trố mắt nhìn trừng trừng vào mình. Đó là vì khi không đeo kính mà nói chuyện, anh ta hoàn toàn không nhìn thấy bạn. Trong mọi trường hợp anh ta đều không nhìn thấy những điều mà bạn cầm chắc là anh ta phải thấy. Bởi vì, trước mắt anh ta là một hình ảnh mơ hồ, không có gì đặc biệt, do đó cách một giờ sau gặp lại nhau, anh ta đã không nhận ra bạn. Những người cận thị nhận ra người khác phần lớn dựa vào giọng nói chứ không phải căn cứ vào hình dáng bên ngoài.
Ban đêm, đối với người cận thị, hết thảy những vật sáng như đèn đường phố, đèn trong nhà… đều trở nên lớn vô cùng, những bóng đen mờ ảo không có hình dáng. Họ không nhận ra những chiếc ô tô phóng lại gần mà chỉ thấy hai vùng sáng i lòa (hai đèn pha ô tô), đằng sau là một khối tối om.
Bầu trời đêm đối với người cận thị cũng khác xa so với người thường. Họ chỉ có thể thấy những ngôi sao lớn nhất mà thôi. Do đó, đáng lẽ là hàng nghìn ngôi sao thì họ chỉ thấy được độ mấy trăm. Qua mắt họ, những ngôi sao ấy giống như những quả cầu sáng khổng lồ, còn mặt trăng rất to và gần, trăng lưỡi liềm thì là một hình dạng rất phức tạp, kỳ quái.
Nguyên nhân của tất cả những hiện tượng trên là do sai sót trong cấu tạo của mắt người cận thị. Mắt họ quá sâu, đến nỗi những tia sáng mà nó thu được phát ra từ mỗi điểm trên vật thể không sao hội tụ được ở đúng võng mạc, mà lại hội tụ trước võng mạc. Do đó, tia sáng khi rọi tới võng mạc ở đáy mắt thì đã phân tán mất rồi, nên chỉ tạo thành một ảnh rất lờ mờ trên võng mạc.
18- Có dễ dàng bóp vỡ được vỏ trứng không?
Bạn có thể nghĩ rằng việc ấy quả là trò trẻ con! Ấy chớ, mặc dù mỏng là thế nhưng vỏ của một quả trứng thông thường cũng không phải là quá mảnh dẻ. Muốn bóp vỡ bằng cách ép hai đầu nhọn của nó vào lòng bàn tay, bạn phải "vận công" tương đối đấy.
Chính hình dáng lồi của vỏ trứng đã khiến cho nó vững bền một cách lạ thường như thế. Nguyên nhân của hiện tượng cũng giống như tính vững bền của các loại cửa cuốn hình vòm dưới đây:
Click vào hình để xem rõ hơn.
Trong hình là một cái cửa sổ bằng đá xây cuốn như thế. Sức nặng S (tức là trọng lượng của các phần nằm bên trên của bức tường) tỳ lên viên đá hình cái nêm chèn ở giữa vòm cuốn sẽ đè xuống dưới một lực, biểu diễn bằng mũi tên A trên hình vẽ. Nhưng hình dạng cái nêm của viên đá làm cho nó không thể tụt xuống dưới được mà chỉ có thể đè lên những viên đá bên cạnh thôi. Ở đây lực A có thể phân tích làm hai lực B và C, theo quy tắc hình bình hành. Các lực này cân bằng với sức cản của các viên đá nằm dính sát nhau, rồi đến lượt chúng mỗi viên đá lại chịu sự nén chặt của các viên đá xung quanh. Như vậy lực từ bên ngoài đè lên cái cửa xây cuốn sẽ không thể làm cửa bị hỏng được.
Thế nhưng, lực tác dụng từ bên trong ra lại có thể làm đổ cái cửa này tương đối dễ dàng. Lý do cũng dễ hiểu: hình dạng cái nêm của các viên đá chỉ giữ không cho chúng tụt xuống, chứ chẳng hề ngăn chúng đi lên chút nào.
Vỏ quả trứng chẳng qua cũng là một cái vòm cửa nói trên, chỉ có điều nó được cấu tạo bởi một lớp liền nhau. Khi có sức ép từ bên ngoài vào thì nó không dễ bị vỡ tan ra như ta tưởng. Có thể đặt một chiếc ghế khá nặng dựa chân lên 4 quả trứng sống mà chúng vẫn không bị vỡ. Bây giờ chắc bạn đã hiểu tại sao thân gà mẹ cũng khá nặng, mà khi xéo lên ổ không làm vỡ trứng, trong khi chú gà con yếu ớt lúc nở ra lại có thể dùng mỏ phá tung dễ dàng lớp vỏ bao bọc bên ngoài.
Tính bền vững kỳ lạ của các bóng đèn điện - những thứ thoạt như rất mảnh dẻ và giòn - cũng được cắt nghĩa như tính bền vững của vỏ trứng. Sự bền vững của chúng còn làm ta ngạc nhiên hơn nữa, nếu bạn nhớ rằng có loại bóng đèn bên trong là khoảng chân không tuyệt đối, không một tí gì có thể chống lại áp suất của không khí bên ngoài. Thế mà độ lớn của áp suất không khí trên một bóng đèn điện lại chẳng phải là nhỏ: một bóng đèn có đường kính 10 cm phải chịu một lực trên 700 N (bằng trọng lượng của một người) ép vào từ mọi phía. Bóng đèn chân không còn "cao thủ" hơn, nó có thể chịu được một áp suất lớn hơn áp suất trên 2,5 lần.
19- Cuộc du lịch rẻ tiền nhất!
Vào thế kỷ 17, nhà văn Pháp Xirano De Becgiorac viết một cuốn tiểu thuyết khôi hài nhan đề “Sử ký của những nước trên mặt trăng” (1652), trong đó có mô tả một lần, ông ta làm thí nghiệm vật lý, rồi chẳng biết vì sao bay bổng lên trời. Sau vài tiếng, hạ xuống đất, ông ngạc nhiên thấy mình đã ở Canada...
Nhà văn Pháp này cho rằng cuộc phi hành ngoài sức tưởng tượng vượt Đại Tây Dương là hoàn toàn tự nhiên. Lý do ông đưa ra là trong khi nhà du hành rời khỏi mặt đất thì hành tinh chúng ta vẫn tiếp tục quay từ tây sang đông như trước. Cho nên khi hạ xuống, dưới chân ông ta không phải là nước Pháp nữa mà đã là lục địa châu Mỹ.
Quả là một phương pháp du lịch rẻ tiền và đơn giản! Các bạn xem, chỉ cần bay lên bầu trời trên trái đất, rồi dừng lại trong không trung vài phút thôi, là có thể hạ xuống một nơi xa lạ về phía tây. Nhưng tiếc thay, cái phương pháp kỳ dị đó chỉ là chuyện hoang đường.
Một là, sau khi chúng ta lên tới không trung thì thật ra chúng ta vẫn ràng buộc với cái vỏ khí của trái đất, chúng ta lơ lửng trong khí quyển mà lớp khí quyển này lại quay theo trái đất. Không khí (nói đúng hơn là các lớp không khí đặc ở dưới) cùng quay với trái đất và mang theo hết thảy những gì tồn tại trong nó như mây, máy bay, chim c và côn trùng… Nếu như không khí không chuyển động cùng với trái đất, thì đứng trên trái đất chúng ta sẽ luôn luôn thấy có gió to thổi mạnh đến nỗi bão táp so với nó chỉ như một cơn gió thoảng. Bởi vì, các bạn nên chú ý rằng, chúng ta đứng yên để cho không khí đi qua hoặc không khí đứng yên và chúng ta chuyển động trong không khí thì cũng hoàn toàn giống nhau. Trong cả hai trường hợp này, chúng ta đều cảm thấy có gió to. Người đi xe mô tô phóng với vận tốc 100 km/h thì mặc dù trời yên gió tạnh ta cũng vẫn thấy gió thổi ngược rất mạnh.
Thứ hai là, hãy cứ cho rằng chúng ta có thể lên tới lớp khí quyển cao nhất, hoặc trái đất của chúng ta không có lớp khí quyển này đi nữa, thì lúc ấy cái phương pháp du lịch rẻ tiền kia cũng chẳng phải dễ dàng thực hiện được. Bởi vì, sau khi chúng ta rời khỏi bề mặt của trái đất đang quay, do quán tính, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ, hoặc nói một cách khác, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc chuyển động của trái đất ở phía dưới. Cho nên, khi hạ xuống, chúng ta lại rơi đúng vào nơi xuất phát, giống như khi ta nhảy lên ở bên trong 1 toa xe lửa đang chạy ta đã lại rơi xuống đúng chỗ vậy. Tuy quán tính có làm cho chúng ta chuyển động thẳng (theo tiếp tuyến), còn trái đất ở dưới chân chúng ta lại chuyển động theo một đường hình cung, nhưng trong khoảng thời gian rất ngắn thì điều đó không hề gì cả.
20- Muốn làm lạnh vật, đặt trên hay dưới nước đá?
Muốn đun nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa, chứ không đặt cạnh ngọn lửa. Vậy muốn làm lạnh một vật bằng nước đá thì nên làm thế nào? Do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên nước đá. Làm thế, chỉ là công cốc mà thôi...
Khi đun nóng nước, chúng ta đặt ấm nước lên trên ngọn lửa là hoàn toàn đúng, bởi vì không khí được ngọn lửa đun nóng sẽ nhẹ hơn, bốc lên khắp xung quanh ấm. Thành ra, theo cách này chúng ta đã sử dụng nhiệt lượng một cách có lợi nhất.
Còn khi làm lạnh vật bằng nước đá, do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên, chẳng hạn đặt bình sữa lên trên nước đá. Làm như thế không hợp cách, bởi vì không khí ở bên trên nước đá, sau khi lạnh, sẽ chìm xuống và được thay thế bằng không khí nóng xung quanh. Từ đó ta suy ra một kết luận là: nếu muốn làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống thì không nên đặt nó ở trên nước đá mà đặt ở dưới nước đá.
Vì nếu đặt nồi nước lên trên, thì chỉ có lớp nước thấp nhất lạnh đi thôi, còn những phần trên vẫn được bao bọc bởi không khí không lạnh. Ngược lại, nếu đặt cục nước đá lên trên vung nồi, thì nước trong nồi sẽ lạnh đi rất nhanh, bởi vì, lớp nước ở trên bị lạnh, sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế, cứ như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong nồi sẽ lạnh hết mới thôi (khi đó, nước nguyên chất không lạnh xuống đến 0 độ mà chỉ lạnh đến 4 độ C, ở nhiệt độ này nước có tỷ khối lớn nhất). Mặt khác, không khí lạnh ở xung quanh cục nước đá cũng sẽ đi xuống và bao vây lấy nồi nước.
38- Tại sao đóng chặt cửa sổ mà vẫn cảm thấy gió?
Người ta thường hay nhận thấy có gió thổi từ cửa sổ hoàn toàn đóng kín, không có lấy một khe hở nhỏ. Điều này tưởng chừng rất kỳ lạ. Thật ra, đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Kiến thức vật lý đơn giản sẽ giúp bạn hiểu điều này.
Không khí trong phòng hầu như không bao giờ hoàn toàn yên lặng. Trong phòng thường có những dòng khí vô hình sinh ra do không khí bị nóng lên hay lạnh đi. Khí nóng lên sẽ nở ra và nhẹ đi, còn gặp lạnh thì ngược lại, co cụm và trở nên nặng hơn. Không khí nhẹ, nóng ở gần lò sưởi sẽ bị không khí lạnh đẩy lên cao, tới trần nhà, còn không khí lạnh tương đối nặng ở gần cửa sổ hay tường lạnh sẽ chìm xuống gần sàn nhà.
Dùng một quả bong bóng, chúng ta có thể phát hiện dễ dàng những luồng khí này. Chú ý là phải buộc một vật nặng con con vào cái bong bóng ấy để cho nó khỏi bám mãi vào trần nhà mà có thể tự do lơ lửng trong không khí. Đưa nó lại gần chiếc lò sưởi đang rực lửa rồi thả ra, nó sẽ bị những luồng khí vô hình lôi đi "du lịch" ở trong phòng, từ lò lửa lên trần nhà, ra cửa sổ rồi hạ xuống sàn nhà, và trở lại lò lửa để tiếp tục cuộc dạo chơi trong phòng.
Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy có gió thổi từ cửa sổ, nhất là ở dưới chân, mặc dù cửa đóng kín.
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
21- Băng trên mái nhà hình thành như thế nào?
Đã bao giờ bạn tự hỏi, những cột nước đá buông thõng từ mái nhà xuống hình thành trong giai đoạn băng tan hay băng giá. Nếu trong ngày băng tan, thì chẳng lẽ nước có thể đóng băng ở nhiệt độ trên số không? Còn nếu trong ngày băng giá, thì lấy đâu ra nước trên mái nhà?
Vấn đề không đơn giản như chúng ta tưởng. Muốn hình thành những cột băng thì trong cùng một lúc phải có hai nhiệt độ: nhiệt độ để làm tan băng - trên số không, và nhiệt độ để làm đóng băng - dưới số không.
Trong thực tế đúng như vậy: Tuyết trên mái nhà dốc tan ra vì ánh mặt trời sưởi nóng nó tới nhiệt độ trên số không, nhưng khi chảy đến rìa mái gianh thì nó đông lại, vì nhiệt độ ở đây dưới số không.
Bạn hãy hình dung một cảnh thế này. Vào một ngày quang mây, trời băng giá vẫn là 1-2 độ dưới không. Mặt trời tỏa ánh sáng, song những tia nắng xiên ấy không sưởi ấm trái đất đủ làm cho tuyết có thể tan. Nhưng trên mái dốc hướng về phía mặt trời, tia nắng chiếu xuống không xiên như trên mặt đất, mà dựng dứng hơn, nghiêng một góc gần với góc vuông hơn. Mà ta biết rằng góc hợp bởi tia sáng và mặt phẳng nó chiếu tới càng lớn thì tia sáng càng mạnh và sưởi nóng nhiều hơn (tác dụng của tia sáng tỷ lệ với sin của góc đó, như trường hợp hình trên, tuyết trên nóc nhà nhận được nhiệt nhiều gấp 2,5 lần so với tuyết trên mặt đất nằm ngang, bởi vì sin 60 độ lớn gấp 2,5 lần sin 20 độ). Đó là lý do tại sao mặt dốc của nóc nhà được sưởi nóng mạnh hơn và tuyết ở trên đó có thể tan ra.
Nước tuyết vừa tan chảy thành từng giọt, từng giọt xuống rìa mái gianh. Nhưng ở bên dưới rìa mái gianh, nhiệt độ thấp hơn số không và giọt nước (do còn bị bốc hơi nữa) nên đóng băng lại. Tiếp đó, giọt nước tuyết thứ hai chảy đến cũng đông lại… cứ thế tiếp tục mãi, dần dần hình thành một mỏm băng nho nhỏ. Rồi một lần khác, thời tiết cũng tương tự như thế, và những mỏm băng này được dài thêm ra, cuối cùng trở thành những cột băng giống như những thạch nhũ đá vôi trong các hang động vậy. Nói chung trên các căn nhà không được sưởi ấm, các cột băng cũng hình thành tương tự như trên.
22- Tiếng nói của người tí hon và khổng lồ trong "Guylive"
Trong bộ phim "Guylive du ký" của Liên Xô cũ, những người tí hon nói chuyện bằng âm điệu cao, bởi chỉ có âm điệu cao mới thích hợp với cuống họng nhỏ của họ, còn người khổng lồ Pêchya thì lại nói bằng giọng thấp. Nhưng khi quay phim đó thì người lớn lại đóng vai người tí hon và các em nhỏ đóng vai Pêchya. Vậy làm thế nào để đổi được giọng nói trên phim?
Đạo diễn Pơtusơco cho biết, lúc quay phim các diễn viên vẫn nói giọng bình thường, còn trong quá trình quay phim, người ta đã thay đổi tông bằng một phương pháp độc đáo, căn cứ vào đặc điểm vật lý của âm.
Muốn làm cho giọng của những người tí hon cao lên và giọng của Pêchya thấp xuống, các chuyên gia đã dùng những băng ghi âm chuyển động chậm để ghi lời nói của các diễn viên đóng vai người tí hon. Ngược lại, họ dùng băng ghi âm chuyển động nhanh để ghi lời nói của Pêchya. Khi chiếu phim thì cho cuốn phim chạy với vận tốc bình thường. Kết quả chiếu phim phù hợp với điều mà đạo diễn mong muốn.
Điều này xảy ra là vì khi giọng nói của người tí hon truyền đến tai thính giả, vì số lần dao động đã nhiều hơn hẳn so với các âm thanh thông thường nên đương nhiên tông sẽ cao lên. Còn khi giọng nói của Pêchya truyền đến tai thính giả, vì số lần dao động đã ít hơn âm thanh thông thường rất nhiều, nên tông sẽ thấp xuống. Tóm lại, trong cuốn phim này, âm điệu của giọng nói của người tí hon cao hơn người thường một quãng năm, và giọng nói của Pêchya thấp hơn âm điệu thông thường một quãng năm.
Với âm thanh, "kính lúp thời gian" đã được vận dụng một cách độc đáo như vậy. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi ta vặn máy hát với vận tốc lớn hơn hoặc nhỏ hơn vận tốc thông thường
23- Ánh sáng đom đóm có từ đâu?
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.
24- Người nhảy dù rơi như thế nào?
Nhiều người thường nghĩ rằng, khi “rơi như hòn đá” mà không mở dù, thì người sẽ bay xuống dưới với vận tốc tăng lên mãi, và thời gian của cú nhảy đường dài sẽ ngắn hơn nhiều. Song, thực tế không phải như vậy.
Sức cản của không khí đã không cho vận tốc tăng mãi lên. Vận tốc của người nhảy dù chỉ tăng lên trong vòng 10 giây đầu tiên, trên quãng đường mấy trăm mét đầu tiên. Sức cản không khí tăng khi vận tốc tăng, mà lại tăng nhanh đến nỗi chẳng mấy chốc vận tốc đã không thể tăng hơn được nữa. Chuyển động nhanh dần trở thành chuyển động đều.
Tính toán cho thấy, sự rơi nhanh dần của người nhảy dù (khi không mở dù) chỉ kéo dài trong 12 giây đầu tiên hay ít hơn một chút, tùy theo trọng lượng của họ. Trong khoảng 10 giây đó, họ rơi được chừng 400-500 mét và đạt được vận tốc khoảng 50 mét/giây. Và vận tốc này duy trì cho tới khi dù được mở.
Những giọt nước mưa cũng rơi tương tự như thế. Chỉ có khác là, thời kỳ rơi đầu tiên của giọt nước mưa (tức là thời kỳ vận tốc còn tăng) kéo dài chừng một phút, thậm chí ít hơn nữa.
25- Bức tranh kỳ lạ dưới ánh chớp
Thử hình dung bạn đứng giữa cơn dông trong một thành phố cổ. Dưới ánh chớp bạn sẽ thấy một quang cảnh kì dị. Phố đang nhộn nhịp dường như hóa đá trong khoảnh khắc: những con ngựa giữ ở tư thế đang kéo xe, chân giơ lên trong không khí; các cỗ xe cũng đứng im, trông thấy rõ từng chiếc nan hoa..
Sở dĩ có sự bất động biểu kiến đó là vì tia chớp, cũng như mọi tia lửa điện, tồn tại trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi - ngắn đến nỗi không thể đo được bằng những phương tiện thông thường. Nhưng nhờ những phương pháp gián tiếp, người ta đã biết được tia chớp tồn tại từ 0,001 đến 0,2 giây (tia chớp giữa các đám mây thì kéo dài hơn, tới 1,5 giây).
Trong những khoảng thời gian ngắn như thế thì chẳng có gì di chuyển một cách rõ rệt đối với mắt chúng ta cả. Mỗi nan hoa của bánh xe ở cỗ xe chạy nhanh chỉ kịp chuyển đi được một phần rất nhỏ của milimét, và đối với mắt thì điều đó cũng chẳng khác gì bất động hoàn toàn. Ấn tượng càng được tăng cường hơn nữa vì rằng ảnh được lưu lại trong mắt còn lâu hơn thời gian tồn tại của tia chớp.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, những cột nước đá buông thõng từ mái nhà xuống hình thành trong giai đoạn băng tan hay băng giá. Nếu trong ngày băng tan, thì chẳng lẽ nước có thể đóng băng ở nhiệt độ trên số không? Còn nếu trong ngày băng giá, thì lấy đâu ra nước trên mái nhà?
Vấn đề không đơn giản như chúng ta tưởng. Muốn hình thành những cột băng thì trong cùng một lúc phải có hai nhiệt độ: nhiệt độ để làm tan băng - trên số không, và nhiệt độ để làm đóng băng - dưới số không.
Trong thực tế đúng như vậy: Tuyết trên mái nhà dốc tan ra vì ánh mặt trời sưởi nóng nó tới nhiệt độ trên số không, nhưng khi chảy đến rìa mái gianh thì nó đông lại, vì nhiệt độ ở đây dưới số không.
Bạn hãy hình dung một cảnh thế này. Vào một ngày quang mây, trời băng giá vẫn là 1-2 độ dưới không. Mặt trời tỏa ánh sáng, song những tia nắng xiên ấy không sưởi ấm trái đất đủ làm cho tuyết có thể tan. Nhưng trên mái dốc hướng về phía mặt trời, tia nắng chiếu xuống không xiên như trên mặt đất, mà dựng dứng hơn, nghiêng một góc gần với góc vuông hơn. Mà ta biết rằng góc hợp bởi tia sáng và mặt phẳng nó chiếu tới càng lớn thì tia sáng càng mạnh và sưởi nóng nhiều hơn (tác dụng của tia sáng tỷ lệ với sin của góc đó, như trường hợp hình trên, tuyết trên nóc nhà nhận được nhiệt nhiều gấp 2,5 lần so với tuyết trên mặt đất nằm ngang, bởi vì sin 60 độ lớn gấp 2,5 lần sin 20 độ). Đó là lý do tại sao mặt dốc của nóc nhà được sưởi nóng mạnh hơn và tuyết ở trên đó có thể tan ra.
Nước tuyết vừa tan chảy thành từng giọt, từng giọt xuống rìa mái gianh. Nhưng ở bên dưới rìa mái gianh, nhiệt độ thấp hơn số không và giọt nước (do còn bị bốc hơi nữa) nên đóng băng lại. Tiếp đó, giọt nước tuyết thứ hai chảy đến cũng đông lại… cứ thế tiếp tục mãi, dần dần hình thành một mỏm băng nho nhỏ. Rồi một lần khác, thời tiết cũng tương tự như thế, và những mỏm băng này được dài thêm ra, cuối cùng trở thành những cột băng giống như những thạch nhũ đá vôi trong các hang động vậy. Nói chung trên các căn nhà không được sưởi ấm, các cột băng cũng hình thành tương tự như trên.
22- Tiếng nói của người tí hon và khổng lồ trong "Guylive"
Trong bộ phim "Guylive du ký" của Liên Xô cũ, những người tí hon nói chuyện bằng âm điệu cao, bởi chỉ có âm điệu cao mới thích hợp với cuống họng nhỏ của họ, còn người khổng lồ Pêchya thì lại nói bằng giọng thấp. Nhưng khi quay phim đó thì người lớn lại đóng vai người tí hon và các em nhỏ đóng vai Pêchya. Vậy làm thế nào để đổi được giọng nói trên phim?
Đạo diễn Pơtusơco cho biết, lúc quay phim các diễn viên vẫn nói giọng bình thường, còn trong quá trình quay phim, người ta đã thay đổi tông bằng một phương pháp độc đáo, căn cứ vào đặc điểm vật lý của âm.
Muốn làm cho giọng của những người tí hon cao lên và giọng của Pêchya thấp xuống, các chuyên gia đã dùng những băng ghi âm chuyển động chậm để ghi lời nói của các diễn viên đóng vai người tí hon. Ngược lại, họ dùng băng ghi âm chuyển động nhanh để ghi lời nói của Pêchya. Khi chiếu phim thì cho cuốn phim chạy với vận tốc bình thường. Kết quả chiếu phim phù hợp với điều mà đạo diễn mong muốn.
Điều này xảy ra là vì khi giọng nói của người tí hon truyền đến tai thính giả, vì số lần dao động đã nhiều hơn hẳn so với các âm thanh thông thường nên đương nhiên tông sẽ cao lên. Còn khi giọng nói của Pêchya truyền đến tai thính giả, vì số lần dao động đã ít hơn âm thanh thông thường rất nhiều, nên tông sẽ thấp xuống. Tóm lại, trong cuốn phim này, âm điệu của giọng nói của người tí hon cao hơn người thường một quãng năm, và giọng nói của Pêchya thấp hơn âm điệu thông thường một quãng năm.
Với âm thanh, "kính lúp thời gian" đã được vận dụng một cách độc đáo như vậy. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi ta vặn máy hát với vận tốc lớn hơn hoặc nhỏ hơn vận tốc thông thường
23- Ánh sáng đom đóm có từ đâu?
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.
Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.
24- Người nhảy dù rơi như thế nào?
Nhiều người thường nghĩ rằng, khi “rơi như hòn đá” mà không mở dù, thì người sẽ bay xuống dưới với vận tốc tăng lên mãi, và thời gian của cú nhảy đường dài sẽ ngắn hơn nhiều. Song, thực tế không phải như vậy.
Sức cản của không khí đã không cho vận tốc tăng mãi lên. Vận tốc của người nhảy dù chỉ tăng lên trong vòng 10 giây đầu tiên, trên quãng đường mấy trăm mét đầu tiên. Sức cản không khí tăng khi vận tốc tăng, mà lại tăng nhanh đến nỗi chẳng mấy chốc vận tốc đã không thể tăng hơn được nữa. Chuyển động nhanh dần trở thành chuyển động đều.
Tính toán cho thấy, sự rơi nhanh dần của người nhảy dù (khi không mở dù) chỉ kéo dài trong 12 giây đầu tiên hay ít hơn một chút, tùy theo trọng lượng của họ. Trong khoảng 10 giây đó, họ rơi được chừng 400-500 mét và đạt được vận tốc khoảng 50 mét/giây. Và vận tốc này duy trì cho tới khi dù được mở.
Những giọt nước mưa cũng rơi tương tự như thế. Chỉ có khác là, thời kỳ rơi đầu tiên của giọt nước mưa (tức là thời kỳ vận tốc còn tăng) kéo dài chừng một phút, thậm chí ít hơn nữa.
25- Bức tranh kỳ lạ dưới ánh chớp
Thử hình dung bạn đứng giữa cơn dông trong một thành phố cổ. Dưới ánh chớp bạn sẽ thấy một quang cảnh kì dị. Phố đang nhộn nhịp dường như hóa đá trong khoảnh khắc: những con ngựa giữ ở tư thế đang kéo xe, chân giơ lên trong không khí; các cỗ xe cũng đứng im, trông thấy rõ từng chiếc nan hoa..
Sở dĩ có sự bất động biểu kiến đó là vì tia chớp, cũng như mọi tia lửa điện, tồn tại trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi - ngắn đến nỗi không thể đo được bằng những phương tiện thông thường. Nhưng nhờ những phương pháp gián tiếp, người ta đã biết được tia chớp tồn tại từ 0,001 đến 0,2 giây (tia chớp giữa các đám mây thì kéo dài hơn, tới 1,5 giây).
Trong những khoảng thời gian ngắn như thế thì chẳng có gì di chuyển một cách rõ rệt đối với mắt chúng ta cả. Mỗi nan hoa của bánh xe ở cỗ xe chạy nhanh chỉ kịp chuyển đi được một phần rất nhỏ của milimét, và đối với mắt thì điều đó cũng chẳng khác gì bất động hoàn toàn. Ấn tượng càng được tăng cường hơn nữa vì rằng ảnh được lưu lại trong mắt còn lâu hơn thời gian tồn tại của tia chớp.
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
26. Lúc chạy để tránh con đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy lại khó bắt được cáo?
- Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.
27. Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?
- Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh ng mọc lại.
28. Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thuỷ thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay?
- Sự bay của cá được ổn định là nhờ vẫy đuôi. Vây này không thể đổi được hướng bay do đó cá bay chỉ nhờ quán tính.
29. Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại?
- Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất.
30. Tại sao người điều khiển bánh lái uốn mình cho ăn nhịp với người chèo sẽ làm tăng thêm được vận tốc của thuyền?
- Khi người điều khiển bánh lái vươn mình về phía trước, thuyền bị đẩy về phía sau. Nhưng những người chèo đã dùng bơi chèo đẩy nước để cản lại lực này. Khi người lái ngả người về phía sau thì thuyền tiến lên phía trước - không còn gì cản lại thuyền nữa, vì lúc đó các mái chèo của người chèo nằm trong không khí.
31. Tại sao sóc và cáo cần cái đuôi lớn?
- Con sóc nhảy được xa từ cây này sang cây khác một phần nhờ cái đuôi. Đuôi sóc là bộ phận cân bằng độc đáo. Còn đuôi cáo giúp nó rẽ ngoặt bất ngờ khi đang chạy nhanh. Đó là tấm lái không khí đặc biệt.
32. Một số cây họ đậu đã lợi dụng quán tính để phát tán như thế nào?
- Quả đậu khi chín đã nhanh ng tách ra và nở theo đường cong. Đồng thời, theo quán tính, hạt trong quả văng ra mọi phía theo đường tiếp tuyến.
33. Tại sao trước khi nhảy người ta lại phải nhún xuống một chút?
- Trước khi nhảy người ta phải khom người xuống để tăng thêm quãng đường trên đó lực đẩy của chân tác dụng và nhờ thế mà tăng thêm được vận tốc cuối cùng của thân.
34. Lớp lông co giãn ở gan bàn chân thỏ có ý nghĩa gì?
- Lớp lông co giãn được ở gan bàn chân thỏ kéo dài thêm thời gian hãm dừng lại khi nhảy, do đó đã làm giảm lực va chạm.
35. Những lông mọc trên bề mặt thân giun đất có ý nghĩa gì đối với sự di chuyển của nó?
Ở động vật, rất phổ biến những bộ phận mà nhờ chúng lúc đang chuyển động theo một hướng, ma sát sẽ nhỏ và khi chuyển động theo hướng ngược lại, ma sát lại lớn.
Lớp lông của con giun đất giúp nó di chuyển về phía trước dễ dàng, và giữ chặt không cho thân chuyển động ngược lại, nhờ đó giun bò được. Lúc thân kéo dài ra, phần đầu chuyển dịch lên phía trước, còn phần đuôi vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi thân co ngắn lại, phần đầu được giữ nguyên, còn phần đuôi được kéo lại gần đầu.
- Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.
27. Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc?
- Khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất, cỏ dại sẽ nhanh ng mọc lại.
28. Khi tàu đi vào các vùng biển nhiệt đới ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, các thuỷ thủ thường thấy có những con cá bay trên mặt biển để trốn tránh cá dữ. Thoạt đầu, chúng lấy đà, rồi quẫy mạnh đuôi, vọt lên khỏi mặt nước và bay một quãng dài đến 150 m. Bay như thế cá thường bị rơi vào boong tàu. Tại sao chúng lại không đổi được hướng bay?
- Sự bay của cá được ổn định là nhờ vẫy đuôi. Vây này không thể đổi được hướng bay do đó cá bay chỉ nhờ quán tính.
29. Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại?
- Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất.
30. Tại sao người điều khiển bánh lái uốn mình cho ăn nhịp với người chèo sẽ làm tăng thêm được vận tốc của thuyền?
- Khi người điều khiển bánh lái vươn mình về phía trước, thuyền bị đẩy về phía sau. Nhưng những người chèo đã dùng bơi chèo đẩy nước để cản lại lực này. Khi người lái ngả người về phía sau thì thuyền tiến lên phía trước - không còn gì cản lại thuyền nữa, vì lúc đó các mái chèo của người chèo nằm trong không khí.
31. Tại sao sóc và cáo cần cái đuôi lớn?
- Con sóc nhảy được xa từ cây này sang cây khác một phần nhờ cái đuôi. Đuôi sóc là bộ phận cân bằng độc đáo. Còn đuôi cáo giúp nó rẽ ngoặt bất ngờ khi đang chạy nhanh. Đó là tấm lái không khí đặc biệt.
32. Một số cây họ đậu đã lợi dụng quán tính để phát tán như thế nào?
- Quả đậu khi chín đã nhanh ng tách ra và nở theo đường cong. Đồng thời, theo quán tính, hạt trong quả văng ra mọi phía theo đường tiếp tuyến.
33. Tại sao trước khi nhảy người ta lại phải nhún xuống một chút?
- Trước khi nhảy người ta phải khom người xuống để tăng thêm quãng đường trên đó lực đẩy của chân tác dụng và nhờ thế mà tăng thêm được vận tốc cuối cùng của thân.
34. Lớp lông co giãn ở gan bàn chân thỏ có ý nghĩa gì?
- Lớp lông co giãn được ở gan bàn chân thỏ kéo dài thêm thời gian hãm dừng lại khi nhảy, do đó đã làm giảm lực va chạm.
35. Những lông mọc trên bề mặt thân giun đất có ý nghĩa gì đối với sự di chuyển của nó?
Ở động vật, rất phổ biến những bộ phận mà nhờ chúng lúc đang chuyển động theo một hướng, ma sát sẽ nhỏ và khi chuyển động theo hướng ngược lại, ma sát lại lớn.
Lớp lông của con giun đất giúp nó di chuyển về phía trước dễ dàng, và giữ chặt không cho thân chuyển động ngược lại, nhờ đó giun bò được. Lúc thân kéo dài ra, phần đầu chuyển dịch lên phía trước, còn phần đuôi vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi thân co ngắn lại, phần đầu được giữ nguyên, còn phần đuôi được kéo lại gần đầu.
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
36. Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay?
Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
37. Tại sao trong lúc bay, cánh con bướm lại vỗ chậm hơn cánh con ong vẽ?
- Khi di chuyển mà vận tốc không đổi, khối lượng chuyển dịch càng lớn thì động lượng càng nhiều. Vì khối lượng của cánh ong vẽ bé hơn khối lượng của cánh bướm nhiều lần, nên cánh ong sẽ nhất thiết phải đập nhanh hơn.
38. Tại sao một người đang chạy, đột nhiên muốn đi quanh một cái cột hay một thân cây, phải lấy một tay ôm lấy cột hay thân cây?
- Để thay đổi hướng chuyển động nhất thiết phải tác động thêm một lực nào đó. Tác động giữa tay người và thân cây tạo ra lực này.
39. Bạn hãy quan sát kỹ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật thứ 3 của Newton đã được vận dụng như thế nào trong sự chuyển động của chúng?
- Trong khi chuyển động, các động vật này đẩy nước lại đằng sau, và chính nhờ định luật thứ 3 của Newton mà chúng chuyển động được về phía trước. Con đỉa đang bơi đẩy nước lại đằng sau nhờ thân uốn thành hình sóng. Con cá bơi được nhờ đuôi vẫy đi vẫy lại.
40. Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao, khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa?
- Diễn viên xiếc khi rời khỏi mình ngựa, vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính với vận tốc ban đầu, vì vậy mà vẫn rơi đúng vào yên ngựa.
41. Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào?
- Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã dập mặt xuống. Còn khi bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã ngửa.
42. Trọng tải bổ sung con người phải chịu ở trong tên lửa lúc phóng lên phụ thuộc vào gia tốc hay vận tốc chuyển động?
- Sự tăng trọng của con người ở trong tên lửa phụ thuộc vào gia tốc chứ không phụ thuộc vào vận tốc, nghĩa là sự tăng trọng chỉ xuất hiện vào những lúc tên lửa phóng lên, xuống và khi thay đổi hướng bay.
43. Có động vật nào chuyển động theo lối chuyển động của tên lửa không?
- Nhiều động vật ở biển - như mực, ở phía bụng, giữa đầu và thân, có một ống ngắn hình nón. Ống này thông với một xoang nằm giữa lớp áo và thân. Nước vào xoang qua khe nằm ở đầu. Nhờ sự co cơ, khe này khép lại và nước bị đẩy ra qua một phễu ở bên thân với vận tốc lớn. Xoang lại chứa đầy nước và các tia nước được đẩy ra tiếp nối nhau nhịp nhàng. Nhờ phản lực của dòng nước mà con vật chuyển dịch được. Con vật có thể hướng phễu theo những góc khác nhau đối với cơ thể nó, nhờ đó hướng chuyển động thay đổi. Bằng cách này, mực có thể chuyển dịch khá nhanh.
44. Trong lúc bơi nhanh có một số cá ép vây sát vào mình để nhằm mục đích gì? Tại sao khó cầm được con cá còn sống trong tay?
- Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động. Khó cầm được cá còn sống trên tay bởi sự ma sát của cá trên tay nhỏ, do đó cá dễ tuột khỏi tay.
45. Galileo Galilei viết: "Ai mà không biết, khi con ngựa rơi từ độ cao ba bốn khuỷu tay* xuống sẽ bị gãy chân, nhưng con cũng từ độ cao ấy rơi xuống lại không việc gì, và con mèo bị ném từ độ cao tám mươi khuỷu tay xuống vẫn hoàn toàn vô sự. Tương tự như vậy, côn trùng thuộc bộ cánh thẳng có rơi từ đỉnh ngọn tháp xuống, hoặc con kiến dù rơi từ Mặt Trăng xuống cũng không làm sao cả"?
Tại sao các côn trùng nhỏ bé bị rơi từ nơi rất cao xuống hoàn toàn không việc gì, còn động vật lớn sẽ chết?
* Khuỷu tay: đơn vị đo chiều dài cổ, dùng vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Một khuỷu tay bằng hai mươi "ngón cái", vào khoảng 540 mm.
- Trọng lượng của con vật tỷ lệ thuận với lập phương kích thước cơ thể, còn diện tích - tỷ lệ thuận với bình phương. Do đó, song song với kích thước cơ thể bị giảm đi, thể tích cơ thể con vật giảm đi nhanh hơn so với diện tích. Lực cản đối với chuyển động ở trong không khí phụ thuộc vào diện tích của vật rơi. Vì thế, các động vật nhỏ bị một lực cản lớn hơn so với động vật lớn vì ở động vật nhỏ mỗi đơn vị trọng lượng ứng với một diện tích cản lớn hơn. Ngoài ra, vật có thể tích nhỏ khi va đập vào vật cản thì hầu như ngay lập tức tất cả các phần chuyển động của vật ngừng ngay lại, và vào đúng lúc va chạm, các phần của vật không đè ép lên nhau. Khi động vật lớn rơi, phần dưới của cơ thể lúc va chạm sẽ ngưng ngay chuyển động, còn phần trên vẫn tiếp tục chuyển động và gây ra một áp suất lớn lên phần dưới. Đó chính là cái "sốc", làm thiệt mạng các động vật lớn.
46. Người ta đã xác định được là cá heo bơi rất nhanh, ví dụ: trong 10 giây chúng bơi được 100 m. Qua tính toán thấy tỷ khối của nước lớn gấp 800 lần tỷ khối không khí. Giải thích thế nào về sự bơi nhanh của cá heo?
- Từ lâu nhiều người đã cố gắng tìm hiểu tại sao cá heo và cá voi lại bơi được nhanh, nhưng chỉ gần đây mới xác định được là vận tốc của các loài này phụ thuộc vào hình dạng cơ thể của chúng. Các chuyên gia đóng tàu sau khi nghiên cứu đã tiến hành đóng một con tàu vượt đại dương có dạng không giống hình con dao, như hình dáng các con tàu hiện đại thường có, mà trông nó giống con cá voi. Chiếc tàu loại mới này đỡ tốn kém hơn, công suất của động cơ giảm 25%, nhưng vận tốc và trọng tải lại bằng các tàu bình thường.
Ngoài ra, vận tốc của những con vật này còn phụ thuộc vào lớp da của chúng. Lớp da ngoài rất dày và đàn hồi (mức đàn hồi không kém loại cao su tốt nhất), gắn với một lớp khác có nhiều mũi lồi nằm lọt vào những hốc của lớp da ngoài, và da cá heo trở thành đàn hồi nhiều hơn.
Khi vận tốc tăng lên đột ngột, trên lớp da của cá heo xuất hiện "những nếp nhăn vận tốc" và "dòng chảy tầng" (dòng chảy các lớp nước), không biến thành dòng xoắn (lộn xộn). Sóng chạy trên da cá heo sẽ làm cho dòng xoáy tắt.
47. Như mọi người đều biết, một số loài chim khi di cư xa đã bay thành từng chuỗi hay từng đàn có hình góc nhọn. Nguyên nhân gì lại sắp xếp như thế?
- Con chim khoẻ nhất sẽ bay trước. Không khí trườn quanh thân chim, giống như nước biển trườn quanh mũi và sống tàu. Điều này giải thích rõ tại sao đàn chim lại xếp thành góc nhọn khi bay. Trong giới hạn của góc này các con chim trong đàn bay được dễ dàng về phía trước. Theo bản năng, chúng đoán được những lực cản nhỏ nhất, và chúng cảm thấy ngay là mỗi con có bay đúng vị trí hay không so với con chim đầu đàn. Ngoài ra, sự sắp xếp của chim thành một dây xích còn được giải thích bằng một nguyên nhân quan trọng nữa. Sự vỗ cánh của con chim đi đầu tạo nên một sóng không khí, sóng này mang theo năng lượng và làm cho đôi cánh của những con chim yếu nhất, thường bay ở phía sau, vận động dễ dàng hơn. Chính vì thế mà chim bay thành từng đàn hoặc từng chuỗi, gắn với nhau chặt chẽ bằng sóng không khí và hoạt động của những cánh chim tạo ra sự cộng hưởng. Điều này được xác nhận như sau: nếu nối liền bằng một đường tưởng tượng các phần t của cánh chim trong một thời điểm nhất định thì ta có một đường hình sin.
48. Tại sao cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác?
- Hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.
49. Màng bơi ở chân vịt hay ngỗng có tác dụng gì?
- Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.
50. Giẫm lên hạt đậu Hà Lan khô người ta có thể bị trượt ngã. Tại sao?
- Ma sát tạo điều kiện cho sự chuyển dịch của con người. Hạt đậu khô, giống như hòn bi, làm giảm sự ma sát giữa chân người và điểm tựa.
51. Về mùa thu, đôi khi người ta treo một tấm biển: "Cẩn thận! Có lá rụng" ở chỗ có đường xe điện chạy bên các vườn cây và công viên. Ý nghĩa của việc báo trước này là thế nào?
- Những chiếc lá khô rụng xuống đường ray làm giảm ma sát, vì vậy khi đã hãm phanh, toa xe điện có thể còn trôi một đoạn đường dài nữa.
52. Tại sao về mùa hè gió mạnh thường làm gãy nhiều cây hơn về mùa đông?
- Mùa hè cây cối xum xuê. Lá làm tăng đáng kể diện tích tán cây, nên lực tác động của gió lên cây cũng tăng lên đáng kể.
53. Tại sao lúa kiều mạch ít bị gió làm hư hại và hầu như không khi nào dập gãy hoặc đổ rạp xuống?
- Bông lúa kiều mạch có tư thế này là để cho lúa có một lực cản gió bé nhất, các bông lúa quay theo chiều gió và hướng gốc về phía gió.
54. Mầm cây ngô cần một lực bằng bao nhiêu để chui được lên mặt đất?
- Chiếc mầm xinh xắn phải chịu lực cản lớn nhất ở gần lớp đất phủ. Muốn xuyên thủng lớp đất này, mầm cây cần tạo ra một lực bằng 2,5N.
55. Tại sao sự vung tay, do vận động viên thực hiện lúc nhảy, làm tăng thêm độ cao và độ dài bước nhảy?
- Vung tay đã truyền cho cơ thể một vận tốc phụ, góp phần đưa toàn bộ vận tốc của nhà thể thao tăng lên.
56. Khi đốt người, con muỗi đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
- Công do con muỗi tạo ra khi đốt người rất bé, xấp xỉ bằng 10-7 Jun.
Trong trường hợp này chuyển động theo quán tính được cộng thêm vào chuyển động xuất hiện do việc đẩy người rời khỏi mặt đất.
37. Tại sao trong lúc bay, cánh con bướm lại vỗ chậm hơn cánh con ong vẽ?
- Khi di chuyển mà vận tốc không đổi, khối lượng chuyển dịch càng lớn thì động lượng càng nhiều. Vì khối lượng của cánh ong vẽ bé hơn khối lượng của cánh bướm nhiều lần, nên cánh ong sẽ nhất thiết phải đập nhanh hơn.
38. Tại sao một người đang chạy, đột nhiên muốn đi quanh một cái cột hay một thân cây, phải lấy một tay ôm lấy cột hay thân cây?
- Để thay đổi hướng chuyển động nhất thiết phải tác động thêm một lực nào đó. Tác động giữa tay người và thân cây tạo ra lực này.
39. Bạn hãy quan sát kỹ sự chuyển động của con cá và con đỉa. Định luật thứ 3 của Newton đã được vận dụng như thế nào trong sự chuyển động của chúng?
- Trong khi chuyển động, các động vật này đẩy nước lại đằng sau, và chính nhờ định luật thứ 3 của Newton mà chúng chuyển động được về phía trước. Con đỉa đang bơi đẩy nước lại đằng sau nhờ thân uốn thành hình sóng. Con cá bơi được nhờ đuôi vẫy đi vẫy lại.
40. Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên cao, khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa?
- Diễn viên xiếc khi rời khỏi mình ngựa, vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính với vận tốc ban đầu, vì vậy mà vẫn rơi đúng vào yên ngựa.
41. Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào?
- Khi một người bị vấp thì hai chân dừng bước nhưng thân người vẫn tiếp tục chuyển động, vì thế người đó bị ngã dập mặt xuống. Còn khi bị trượt chân, thường bao giờ cũng ngã ngửa.
42. Trọng tải bổ sung con người phải chịu ở trong tên lửa lúc phóng lên phụ thuộc vào gia tốc hay vận tốc chuyển động?
- Sự tăng trọng của con người ở trong tên lửa phụ thuộc vào gia tốc chứ không phụ thuộc vào vận tốc, nghĩa là sự tăng trọng chỉ xuất hiện vào những lúc tên lửa phóng lên, xuống và khi thay đổi hướng bay.
43. Có động vật nào chuyển động theo lối chuyển động của tên lửa không?
- Nhiều động vật ở biển - như mực, ở phía bụng, giữa đầu và thân, có một ống ngắn hình nón. Ống này thông với một xoang nằm giữa lớp áo và thân. Nước vào xoang qua khe nằm ở đầu. Nhờ sự co cơ, khe này khép lại và nước bị đẩy ra qua một phễu ở bên thân với vận tốc lớn. Xoang lại chứa đầy nước và các tia nước được đẩy ra tiếp nối nhau nhịp nhàng. Nhờ phản lực của dòng nước mà con vật chuyển dịch được. Con vật có thể hướng phễu theo những góc khác nhau đối với cơ thể nó, nhờ đó hướng chuyển động thay đổi. Bằng cách này, mực có thể chuyển dịch khá nhanh.
44. Trong lúc bơi nhanh có một số cá ép vây sát vào mình để nhằm mục đích gì? Tại sao khó cầm được con cá còn sống trong tay?
- Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động. Khó cầm được cá còn sống trên tay bởi sự ma sát của cá trên tay nhỏ, do đó cá dễ tuột khỏi tay.
45. Galileo Galilei viết: "Ai mà không biết, khi con ngựa rơi từ độ cao ba bốn khuỷu tay* xuống sẽ bị gãy chân, nhưng con cũng từ độ cao ấy rơi xuống lại không việc gì, và con mèo bị ném từ độ cao tám mươi khuỷu tay xuống vẫn hoàn toàn vô sự. Tương tự như vậy, côn trùng thuộc bộ cánh thẳng có rơi từ đỉnh ngọn tháp xuống, hoặc con kiến dù rơi từ Mặt Trăng xuống cũng không làm sao cả"?
Tại sao các côn trùng nhỏ bé bị rơi từ nơi rất cao xuống hoàn toàn không việc gì, còn động vật lớn sẽ chết?
* Khuỷu tay: đơn vị đo chiều dài cổ, dùng vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Một khuỷu tay bằng hai mươi "ngón cái", vào khoảng 540 mm.
- Trọng lượng của con vật tỷ lệ thuận với lập phương kích thước cơ thể, còn diện tích - tỷ lệ thuận với bình phương. Do đó, song song với kích thước cơ thể bị giảm đi, thể tích cơ thể con vật giảm đi nhanh hơn so với diện tích. Lực cản đối với chuyển động ở trong không khí phụ thuộc vào diện tích của vật rơi. Vì thế, các động vật nhỏ bị một lực cản lớn hơn so với động vật lớn vì ở động vật nhỏ mỗi đơn vị trọng lượng ứng với một diện tích cản lớn hơn. Ngoài ra, vật có thể tích nhỏ khi va đập vào vật cản thì hầu như ngay lập tức tất cả các phần chuyển động của vật ngừng ngay lại, và vào đúng lúc va chạm, các phần của vật không đè ép lên nhau. Khi động vật lớn rơi, phần dưới của cơ thể lúc va chạm sẽ ngưng ngay chuyển động, còn phần trên vẫn tiếp tục chuyển động và gây ra một áp suất lớn lên phần dưới. Đó chính là cái "sốc", làm thiệt mạng các động vật lớn.
46. Người ta đã xác định được là cá heo bơi rất nhanh, ví dụ: trong 10 giây chúng bơi được 100 m. Qua tính toán thấy tỷ khối của nước lớn gấp 800 lần tỷ khối không khí. Giải thích thế nào về sự bơi nhanh của cá heo?
- Từ lâu nhiều người đã cố gắng tìm hiểu tại sao cá heo và cá voi lại bơi được nhanh, nhưng chỉ gần đây mới xác định được là vận tốc của các loài này phụ thuộc vào hình dạng cơ thể của chúng. Các chuyên gia đóng tàu sau khi nghiên cứu đã tiến hành đóng một con tàu vượt đại dương có dạng không giống hình con dao, như hình dáng các con tàu hiện đại thường có, mà trông nó giống con cá voi. Chiếc tàu loại mới này đỡ tốn kém hơn, công suất của động cơ giảm 25%, nhưng vận tốc và trọng tải lại bằng các tàu bình thường.
Ngoài ra, vận tốc của những con vật này còn phụ thuộc vào lớp da của chúng. Lớp da ngoài rất dày và đàn hồi (mức đàn hồi không kém loại cao su tốt nhất), gắn với một lớp khác có nhiều mũi lồi nằm lọt vào những hốc của lớp da ngoài, và da cá heo trở thành đàn hồi nhiều hơn.
Khi vận tốc tăng lên đột ngột, trên lớp da của cá heo xuất hiện "những nếp nhăn vận tốc" và "dòng chảy tầng" (dòng chảy các lớp nước), không biến thành dòng xoắn (lộn xộn). Sóng chạy trên da cá heo sẽ làm cho dòng xoáy tắt.
47. Như mọi người đều biết, một số loài chim khi di cư xa đã bay thành từng chuỗi hay từng đàn có hình góc nhọn. Nguyên nhân gì lại sắp xếp như thế?
- Con chim khoẻ nhất sẽ bay trước. Không khí trườn quanh thân chim, giống như nước biển trườn quanh mũi và sống tàu. Điều này giải thích rõ tại sao đàn chim lại xếp thành góc nhọn khi bay. Trong giới hạn của góc này các con chim trong đàn bay được dễ dàng về phía trước. Theo bản năng, chúng đoán được những lực cản nhỏ nhất, và chúng cảm thấy ngay là mỗi con có bay đúng vị trí hay không so với con chim đầu đàn. Ngoài ra, sự sắp xếp của chim thành một dây xích còn được giải thích bằng một nguyên nhân quan trọng nữa. Sự vỗ cánh của con chim đi đầu tạo nên một sóng không khí, sóng này mang theo năng lượng và làm cho đôi cánh của những con chim yếu nhất, thường bay ở phía sau, vận động dễ dàng hơn. Chính vì thế mà chim bay thành từng đàn hoặc từng chuỗi, gắn với nhau chặt chẽ bằng sóng không khí và hoạt động của những cánh chim tạo ra sự cộng hưởng. Điều này được xác nhận như sau: nếu nối liền bằng một đường tưởng tượng các phần t của cánh chim trong một thời điểm nhất định thì ta có một đường hình sin.
48. Tại sao cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác?
- Hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.
49. Màng bơi ở chân vịt hay ngỗng có tác dụng gì?
- Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.
50. Giẫm lên hạt đậu Hà Lan khô người ta có thể bị trượt ngã. Tại sao?
- Ma sát tạo điều kiện cho sự chuyển dịch của con người. Hạt đậu khô, giống như hòn bi, làm giảm sự ma sát giữa chân người và điểm tựa.
51. Về mùa thu, đôi khi người ta treo một tấm biển: "Cẩn thận! Có lá rụng" ở chỗ có đường xe điện chạy bên các vườn cây và công viên. Ý nghĩa của việc báo trước này là thế nào?
- Những chiếc lá khô rụng xuống đường ray làm giảm ma sát, vì vậy khi đã hãm phanh, toa xe điện có thể còn trôi một đoạn đường dài nữa.
52. Tại sao về mùa hè gió mạnh thường làm gãy nhiều cây hơn về mùa đông?
- Mùa hè cây cối xum xuê. Lá làm tăng đáng kể diện tích tán cây, nên lực tác động của gió lên cây cũng tăng lên đáng kể.
53. Tại sao lúa kiều mạch ít bị gió làm hư hại và hầu như không khi nào dập gãy hoặc đổ rạp xuống?
- Bông lúa kiều mạch có tư thế này là để cho lúa có một lực cản gió bé nhất, các bông lúa quay theo chiều gió và hướng gốc về phía gió.
54. Mầm cây ngô cần một lực bằng bao nhiêu để chui được lên mặt đất?
- Chiếc mầm xinh xắn phải chịu lực cản lớn nhất ở gần lớp đất phủ. Muốn xuyên thủng lớp đất này, mầm cây cần tạo ra một lực bằng 2,5N.
55. Tại sao sự vung tay, do vận động viên thực hiện lúc nhảy, làm tăng thêm độ cao và độ dài bước nhảy?
- Vung tay đã truyền cho cơ thể một vận tốc phụ, góp phần đưa toàn bộ vận tốc của nhà thể thao tăng lên.
56. Khi đốt người, con muỗi đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
- Công do con muỗi tạo ra khi đốt người rất bé, xấp xỉ bằng 10-7 Jun.
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
1. Câu 1 : Sao Kim có bao nhiêu mặt trăng?
Đáp án: 0
2. Câu 2 :Nếu bán kinh cong thủy tinh thể của người nhỏ hơn bình thường, thì mắt người ấy mắc tật gì?
Đáp án: Cận thị
3. Câu 3 :Khi phát sóng điện từ, máy phát sóng thay đổi thể nào khi ta tăng điện dung của tụ điện?
Đáp án: Từ công thức suy ra, nếu C tăng thì tần số f giảm.
4. Câu 4: Một nguồn điện một chiều mắc với 1 biến trở. Công suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại khi điện trở mạch ngoài bằng bao nhiêu ?
Đáp án : Bằng điện trở trong của nguồn
5. Câu 5: Chiếu 2 tia chùm laser có bước sóng lần lượt là 500 và 600 nanomet với nhau, trong vùng có 2 chùm sóng giao nhau có độ rộng là 20cm, sẽ nhìn thấy bao nhiêu
Đáp án: 0 Vân, vì không thỏa mãn điều kiện kết hợp
6. Câu 6: Một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương (+) được đưa lại gần một quả cầu B nhiễm điện âm(-), so sánh điện thế giữa hai điểm M và N trên quả cầu A, biết rằng điểm M gần B hơn điểm N.
Đáp án: : Là như vâu vì quả cầu kim loại là mặt đẳng thế
7. Câu 7: Một cốc nước có chứa một cục đá, mực nước trong cốc thế nào khi cục đá tan ra ?
Đáp án: Không đổi
8. Câu 8 : Điện trở của phin quan điện thay đổi thế nào khi nhiệt độ môi trường tăng lên?
Đáp án: Giảm đi
9.Câu 9 : Khi thổi sáo, lỗ thoát hơi gần miệng hay xa miệng thì sẽ cho âm cao hơn?
Đáp án : Gần miệng
10. Câu 10: Ai đã thực hiện thành công phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên?
Đáp án: Rodopho
Đáp án: 0
2. Câu 2 :Nếu bán kinh cong thủy tinh thể của người nhỏ hơn bình thường, thì mắt người ấy mắc tật gì?
Đáp án: Cận thị
3. Câu 3 :Khi phát sóng điện từ, máy phát sóng thay đổi thể nào khi ta tăng điện dung của tụ điện?
Đáp án: Từ công thức suy ra, nếu C tăng thì tần số f giảm.
4. Câu 4: Một nguồn điện một chiều mắc với 1 biến trở. Công suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại khi điện trở mạch ngoài bằng bao nhiêu ?
Đáp án : Bằng điện trở trong của nguồn
5. Câu 5: Chiếu 2 tia chùm laser có bước sóng lần lượt là 500 và 600 nanomet với nhau, trong vùng có 2 chùm sóng giao nhau có độ rộng là 20cm, sẽ nhìn thấy bao nhiêu
Đáp án: 0 Vân, vì không thỏa mãn điều kiện kết hợp
6. Câu 6: Một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương (+) được đưa lại gần một quả cầu B nhiễm điện âm(-), so sánh điện thế giữa hai điểm M và N trên quả cầu A, biết rằng điểm M gần B hơn điểm N.
Đáp án: : Là như vâu vì quả cầu kim loại là mặt đẳng thế
7. Câu 7: Một cốc nước có chứa một cục đá, mực nước trong cốc thế nào khi cục đá tan ra ?
Đáp án: Không đổi
8. Câu 8 : Điện trở của phin quan điện thay đổi thế nào khi nhiệt độ môi trường tăng lên?
Đáp án: Giảm đi
9.Câu 9 : Khi thổi sáo, lỗ thoát hơi gần miệng hay xa miệng thì sẽ cho âm cao hơn?
Đáp án : Gần miệng
10. Câu 10: Ai đã thực hiện thành công phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên?
Đáp án: Rodopho
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
1. Hai giọt nước mưa cùng rơi từ một độ cao, giọt to hay giọt nhỏ sẽ rơi xuống đất trước, giải thích vì sao?
Đáp án: Phương trình chuyển động của giọt nước :
Lực cản của không khí tỉ lệ nghịc với tiết diện, tiết diện tỉ thuận với , trong khi đó khối lượng lại tỉ lệ thuận với . Do đó khi r tăng, thì trọng lực tăng nhanh hơn lực cản. Do đó khi r càng lớn thì hiệu càng lớn ---> a tăng ---> rơi xuống trước.
2. Một lát bánh mì một mặt phết pate, mặt còn lại để không được tung lên cao nhiều lần. Hỏi khi rơi, mặt nào có số lần hướng xuống đất cao hơn? Giải thích vì sao?
Đáp án: Mặt phết pate. Pate có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của bánh mỳ, do đó trọng tâm của toàn miếng bánh lệch về phía có phết pate.Trạng thái bên là trạng thái có trọng tâm thấp nhất, nghĩa là mặt có pate sẽ úp xuống nhiều hơn.
3. Nhà Eros có một mô hình tháp Effel chiều cao 30cm. Biết rằng mô hình này hoàn toàn giống với mô hình thật, cả về hình dạng lẫn chất liệu. Tính khối lượng của mô hình, nếu biết rằng Effel có chiều cao là 300m và nặng 7600 tấn.
Đáp án: 7,6g
4. Trộn muối ở nhiệt độ phòng (25*C) vào với đá ở nhiệt độ )*C. Ta sẽ thu được một hỗn hợp có nhiệt độ âm ( -5 đến -10), giải thích vì sao có hiện tượng này? Nhiệt lượng tiêu hao đi đâu?
Đáp án: Nhiệt độ đông đặc của muối thấp hơn của đá, (từ -10 đến -20 tùy theo nồng độ). Do đó khi trộn muối vào với đá,làm đá tan ra khi đá tan nó thu năng lượng. Do vậy làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm. Nhiệt lượng ---> Cung cấp cho việc làm tan đá
Đáp án: Phương trình chuyển động của giọt nước :
Lực cản của không khí tỉ lệ nghịc với tiết diện, tiết diện tỉ thuận với , trong khi đó khối lượng lại tỉ lệ thuận với . Do đó khi r tăng, thì trọng lực tăng nhanh hơn lực cản. Do đó khi r càng lớn thì hiệu càng lớn ---> a tăng ---> rơi xuống trước.
2. Một lát bánh mì một mặt phết pate, mặt còn lại để không được tung lên cao nhiều lần. Hỏi khi rơi, mặt nào có số lần hướng xuống đất cao hơn? Giải thích vì sao?
Đáp án: Mặt phết pate. Pate có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của bánh mỳ, do đó trọng tâm của toàn miếng bánh lệch về phía có phết pate.Trạng thái bên là trạng thái có trọng tâm thấp nhất, nghĩa là mặt có pate sẽ úp xuống nhiều hơn.
3. Nhà Eros có một mô hình tháp Effel chiều cao 30cm. Biết rằng mô hình này hoàn toàn giống với mô hình thật, cả về hình dạng lẫn chất liệu. Tính khối lượng của mô hình, nếu biết rằng Effel có chiều cao là 300m và nặng 7600 tấn.
Đáp án: 7,6g
4. Trộn muối ở nhiệt độ phòng (25*C) vào với đá ở nhiệt độ )*C. Ta sẽ thu được một hỗn hợp có nhiệt độ âm ( -5 đến -10), giải thích vì sao có hiện tượng này? Nhiệt lượng tiêu hao đi đâu?
Đáp án: Nhiệt độ đông đặc của muối thấp hơn của đá, (từ -10 đến -20 tùy theo nồng độ). Do đó khi trộn muối vào với đá,làm đá tan ra khi đá tan nó thu năng lượng. Do vậy làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm. Nhiệt lượng ---> Cung cấp cho việc làm tan đá
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
Mấy bài này hay quá Bác Tú ơi!
TLT- Tổng số bài gửi : 2017
Join date : 24/10/2010
Age : 56
Đến từ : Tổ 11 - Ph Nghĩa Chánh - TP Quảng Ngãi
Re: Vật lý vui
Cảm động
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
Trong cái giếng không đáy
Cho tới nay, chưa có ai đào giếng đến được tâm trái đất cả. Nhưng giả thử chúng ta làm được điều đó, và có thể khoan một cái lỗ xuyên qua tâm hành tinh. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào cái giếng không đáy đó?
Ở đây, trong mọi tình huống, ta giả thiết bỏ qua sức cản không khí.
Này nhé, bạn đã ở trong chiếc giếng không đáy rồi đấy. Nhưng bạn sẽ dừng lại ở đâu? Ở tâm trái đất chăng? Không phải. Khi lao đến tâm quả đất, thân thể bạn sẽ có một vận tốc lớn ghê gớm (gần 8 km/s), đến nỗi chẳng làm sao có thể dừng ở đấy được. Bạn sẽ tiếp tục lao đi, rồi dần dần chậm lại cho đến khi ngang hàng với miệng giếng bên kia. Đến đấy, phải bấu lấy miệng giếng cho thật chắc, nếu không, bạn sẽ bị hút trở lại miệng giếng bên này. Tới bên này rồi, nếu không kịp bám thật chắc vào vật nào đó, thì bạn sẽ lại bay vào trong giếng và cứ đi đi về về như thế mãi.
Cơ học dạy rằng, trong những điều kiện như vậy (xin nhắc lại là sức cản không khí không đáng kể), bạn sẽ dao động đi và về mãi không dừng. Người ta tính được rằng thời gian cả đi và về mất 84 phút 24 giây, nghĩa là nếu tính tròn thì mất 1 giờ rưỡi.
Đó là trong trường hợp cái giếng được đào dọc theo trục xuyên từ cực này tới cực kia trái đất. Nhưng chỉ cần cái giếng nằm lệch ở một vĩ độ nào khác - trên lục địa châu Âu, châu Á hoặc châu Phi - là ta phải để ý tới ảnh hưởng của sự quay trái đất.
Ta biết rằng mỗi điểm trên xích đạo có vận tốc 465 m/s, còn mỗi điểm trên vĩ độ Paris thì có vận tốc 300 m/s. Vì càng xa trục quay (ở đây là trục nối hai cực trái đất) thì vận tốc quay càng tăng, nên một quả cầu ném xuống giếng sẽ không rơi theo phương thẳng đứng mà hơi đi lệch về phương đông. Do đó, nếu cái giếng không đáy được đào trên xích đạo, nó phải có đường kính rất lớn, hoặc phải rất cong để tránh cho vật khỏi va vào thành giếng (vì rằng vật rơi từ mặt đất sẽ đi lệch khá xa về phía đông so với tâm của nó).
Vì không có sức cản không khí, nên khi rơi vào giếng, người ta sẽ bay được những quãng đường như nhau về hai phía của tâm quả đất. Chẳng hạn, giả sử lối vào cửa giếng nằm trên một cao nguyên Nam Mỹ, có độ cao 2 km, còn đầu kia của giếng nằm ngang mặt đại dương. Một người nào đó vô tình bị ngã vào giếng ở Nam Mỹ, thì khi tới miệng giếng bên kia, sẽ có vận tốc đủ lớn để anh ta lao ra khỏi miệng giếng và bay lên cao 2 km. Trong trường hợp này, chúng ta phải cẩn thận núp vào bên cạnh giếng, để tránh khỏi đâm vào nhà du lịch bay cực nhanh kia.
Còn nếu như hai đầu giếng đều ở ngang mặt biển, thì khi người này xuất hiện ở đầu giếng bên kia, với vận tốc bay bằng không, chúng ta có thể dùng tay mà đón anh ta được.
Cho tới nay, chưa có ai đào giếng đến được tâm trái đất cả. Nhưng giả thử chúng ta làm được điều đó, và có thể khoan một cái lỗ xuyên qua tâm hành tinh. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào cái giếng không đáy đó?
[Only admins are allowed to see this image] |
Này nhé, bạn đã ở trong chiếc giếng không đáy rồi đấy. Nhưng bạn sẽ dừng lại ở đâu? Ở tâm trái đất chăng? Không phải. Khi lao đến tâm quả đất, thân thể bạn sẽ có một vận tốc lớn ghê gớm (gần 8 km/s), đến nỗi chẳng làm sao có thể dừng ở đấy được. Bạn sẽ tiếp tục lao đi, rồi dần dần chậm lại cho đến khi ngang hàng với miệng giếng bên kia. Đến đấy, phải bấu lấy miệng giếng cho thật chắc, nếu không, bạn sẽ bị hút trở lại miệng giếng bên này. Tới bên này rồi, nếu không kịp bám thật chắc vào vật nào đó, thì bạn sẽ lại bay vào trong giếng và cứ đi đi về về như thế mãi.
Cơ học dạy rằng, trong những điều kiện như vậy (xin nhắc lại là sức cản không khí không đáng kể), bạn sẽ dao động đi và về mãi không dừng. Người ta tính được rằng thời gian cả đi và về mất 84 phút 24 giây, nghĩa là nếu tính tròn thì mất 1 giờ rưỡi.
Đó là trong trường hợp cái giếng được đào dọc theo trục xuyên từ cực này tới cực kia trái đất. Nhưng chỉ cần cái giếng nằm lệch ở một vĩ độ nào khác - trên lục địa châu Âu, châu Á hoặc châu Phi - là ta phải để ý tới ảnh hưởng của sự quay trái đất.
Ta biết rằng mỗi điểm trên xích đạo có vận tốc 465 m/s, còn mỗi điểm trên vĩ độ Paris thì có vận tốc 300 m/s. Vì càng xa trục quay (ở đây là trục nối hai cực trái đất) thì vận tốc quay càng tăng, nên một quả cầu ném xuống giếng sẽ không rơi theo phương thẳng đứng mà hơi đi lệch về phương đông. Do đó, nếu cái giếng không đáy được đào trên xích đạo, nó phải có đường kính rất lớn, hoặc phải rất cong để tránh cho vật khỏi va vào thành giếng (vì rằng vật rơi từ mặt đất sẽ đi lệch khá xa về phía đông so với tâm của nó).
Vì không có sức cản không khí, nên khi rơi vào giếng, người ta sẽ bay được những quãng đường như nhau về hai phía của tâm quả đất. Chẳng hạn, giả sử lối vào cửa giếng nằm trên một cao nguyên Nam Mỹ, có độ cao 2 km, còn đầu kia của giếng nằm ngang mặt đại dương. Một người nào đó vô tình bị ngã vào giếng ở Nam Mỹ, thì khi tới miệng giếng bên kia, sẽ có vận tốc đủ lớn để anh ta lao ra khỏi miệng giếng và bay lên cao 2 km. Trong trường hợp này, chúng ta phải cẩn thận núp vào bên cạnh giếng, để tránh khỏi đâm vào nhà du lịch bay cực nhanh kia.
Còn nếu như hai đầu giếng đều ở ngang mặt biển, thì khi người này xuất hiện ở đầu giếng bên kia, với vận tốc bay bằng không, chúng ta có thể dùng tay mà đón anh ta được.
(Theo Vật lý vui)
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Khó giải thích
Tại sao bánh xe mềm lại đạp nặng ? con bé mình hỏi
Trả lời sao cũng chưa thỏa, hỏi ai , ai trả lời cũng chưa xác đáng
chắc là khó
Trả lời sao cũng chưa thỏa, hỏi ai , ai trả lời cũng chưa xác đáng
chắc là khó
letansi- Tổng số bài gửi : 1008
Join date : 25/10/2010
Age : 55
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
Re: Vật lý vui
[Only admins are allowed to see this link]
phannguyenquoctu- Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA :: BỔ SUNG KIẾN THỨC VÀ NUÔI DẠY CON TRẺ :: Học tập :: Lý :: Vật lý vui
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Wed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu
» Hình vui
Sat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu
» Các bài Thuốc Nam
Fri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu
» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Wed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu
» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Wed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu
» Chị Tống Minh Hương
Sun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu
» Ca dao củ Chuối
Sat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu
» 30 năm ra trường
Fri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu
» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Fri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu
» Thầy Trần Thiếu Lượng
Mon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu
» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu
» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Fri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu
» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Sun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu
» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Sat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu
» Giãn tĩnh mạch
Sat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu
» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Sat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu
» Ho tro cho ban Hong Anh
Fri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu
» Những tình khúc vượt thời gian
Tue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu
» Những tình khúc vượt thời gian
Tue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu
» Phan Nguyễn Quốc Tú
Wed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu
» Võ thuật tổng hợp
Tue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu
» Kiến thức Y học tổng hợp
Tue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu
» Gõ đầu trẻ
Thu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu
» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Thu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu
» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Thu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu