TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
TLT (2017)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
letansi (1008)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
pthoang (257)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
luck (220)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 
Admin (156)
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_lcapVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_voting_barVì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Go down

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Empty Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 15, 2014 8:15 pm

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và qua thông tin báo chí, những năm gần đây số thí sinh đỗ thủ khoa hoặc đạt điểm cao thường là học sinh ở vùng nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Dh-y1
Trần Văn Cường (thôn Trung Nam, xã Trung Lễ, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) phụ việc nhà giúp mẹ. Gia đình nghèo khó nhưng Cường vừa đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa á khoa Trường ĐH Y Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Dũng

Loạt bài viết sau đây sẽ tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, nêu ra những khó khăn hoặc thành công mà các thí sinh (TS) ấy gặp phải trong những năm tháng học ĐH cũng như khi ra trường.
Đa số sống ở tỉnh nghèo
Thống kê từ các kỳ thi tuyển sinh hằng năm, đa số TS trúng tuyển đều ở khu vực 2 nông thôn. Đặc biệt, trong top 100 TS có điểm thi cao nhất nước thì phần lớn đến từ những tỉnh nghèo và không ít em có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, rất ít TS ở các thành phố lớn lọt vào danh sách này.

 
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Quote1
Bây giờ tìm được thủ khoa là con nhà giàu khó lắm. Đa số học sinh nông thôn, con nhà nghèo có động lực phấn đấu rõ rệt
Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Quote2
Ông Lê Hữu Lập
(Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông)

Số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2012 đứng đầu danh sách 100 TS có điểm thi ĐH, CĐ cao nhất nước (từ 28,25 điểm trở lên) là TS ở khu vực 1. Đó là Nguyễn Kim Phượng, quê tỉnh Lâm Ðồng, thi vào Trường ÐH Y Dược TP.HCM với tổng điểm 3 môn đạt tuyệt đối 30 điểm. TS đứng vị trí thứ 2 thuộc khu vực 2 nông thôn, em Trần Xuân Bách ở H.Ba Vì, Hà Tây (cũ), dự thi Trường ĐH Y Hà Nội với số điểm là 29,75.
Năm 2013, Nguyễn Trọng Hùng (học sinh Trường THPT Nam Khoái Châu, ở xã Đại Hưng, H.Khoái Châu, Hưng Yên) đạt thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương, là một trong 2 TS có điểm cao nhất nước (29,5 điểm).
Năm 2014, toàn quốc có 3 TS thi ĐH có điểm cao nhất 29,25 thì cả ba đều ở “tỉnh lẻ”. Lê Bá Tùng, thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội là học sinh Trường THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa. Phạm Đức Toàn, thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương là học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An. Tống Hữu Nhân, học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) thủ khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Nhà nghèo nên... học giỏi
Từ năm 2008 đến nay, trong số 11 thủ khoa và á khoa của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có 9 người đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Trà Vinh, Đồng Nai, Tây Ninh… Tương tự, trong số 8 thủ khoa và á khoa của Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM thì cũng có tới 7 người sinh sống tại các địa bàn không phải thành phố lớn như: Bình Định, Khánh Hòa, Bình Phước, Đồng Nai…
 Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, tính từ năm 2007 đến nay có tất cả 16 thủ khoa cấp trường đạt từ 28,5 đến 30 điểm. Trong số này, 13 người ở các huyện “lẻ” như: Long Thành (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định), Bù Gia Mập (Bình Phước), Hàm Tân (Bình Thuận)… Mới đây nhất, một trong 2 thủ khoa của trường năm 2014 cùng đạt 28,5 điểm là Trần Văn Cường ở thôn Trung Nam, xã Trung Lễ, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thủ khoa này đồng thời còn là á khoa của Trường ĐH Y Hà Nội với 29 điểm. Đặc biệt, Cường có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
Thủ khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM năm nay là Phạm Thị Ngọc Biển (tỉnh Đắk Lắk) cũng xuất thân từ một gia đình khó khăn khi cha mất sớm, 3 anh em ăn học dựa vào gánh hàng đậu hũ của mẹ. Chân dung thủ khoa 28,5 điểm của Trường ĐH Quy Nhơn năm nay là Võ Văn Nam cũng thuộc gia đình nông dân cận nghèo thuộc xã Cát Trinh, H.Phù Cát, Bình Định. Trần Anh Tuấn, thủ khoa khối B Học viện Quân y năm 2014 cũng xuất thân từ một gia đình nghèo ở Thanh Hóa có cha mẹ làm phụ hồ, bốc vác, gia đình diện hộ nghèo của xã. Năm 2013, câu chuyện về thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến (29,5 điểm) cũng gây xôn xao dư luận. Tiến sinh ra trong gia đình thuần nông ở H.Ứng Hòa (Hà Nội), vì gia cảnh khó khăn nên người cha phải mưu sinh khắp nơi, chấp nhận sống trong ống cống để kiếm tiền nuôi con học hành…
Động lực phấn đấu và mục đích khác nhau
Lý giải hiện tượng nói trên, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) Quách Tuấn Ngọc cho rằng:“Do những năm thi 3 chung, việc ra đề của Bộ không đánh đố và sát với chương trình phổ thông nên học sinh nông thôn chăm chỉ là có cơ hội đạt được điểm cao. Trước đây, khi đề thi ra theo bộ đề thì chỉ những em có điều kiện ôn luyện ở thành phố mới có khả năng đỗ điểm cao”. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Hà Tiên, giảng viên Trường ĐH Tài chính - Marketing nhận xét: “Trước hết, đó là các em có tố chất thông minh, học giỏi, ham học từ bé. Điều tiếp theo, đề thi ĐH của Bộ những năm gần đây bám sát kiến thức trong sách giáo khoa cho nên các em không cần luyện thi, chỉ cần tự học và bám sát chương trình ở các môn thuộc khối mình thi là đủ”. Ông Tiên còn cho rằng vì ở những vùng quê xa, học sinh ít bị ảnh hưởng từ nhiều mối quan tâm khác như các em ở các thành phố lớn, chẳng hạn học thêm tiếng Anh, tin học, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí…
Ông Lê Hữu Lập, thành viên Hội đồng tuyển sinh Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông khẳng định: “Bây giờ tìm được thủ khoa là con nhà giàu khó lắm. Đa số học sinh nông thôn, con nhà nghèo có động lực phấn đấu rõ rệt. Hơn nữa, ở nông thôn các em chỉ có tiêu chí là học, ngoài chuyện phải làm việc giúp đỡ gia đình. Còn học sinh thành phố có điều kiện hơn nhưng các em cũng có nhiều mối quan tâm hơn nên thời gian dành cho việc học ít hơn. Các cụ đã nói, khổ luyện thành tài. Vì thế ở rất nhiều gia đình nghèo nhưng con cái lại học rất giỏi”.
Lãnh đạo một trường chuyên tại TP.HCM nhận định: “Thường học sinh hoàn cảnh khó khăn có tâm niệm phải học thật giỏi để thoát nghèo, thoát cuộc sống cơ cực, nên động lực học tập của các em rất lớn”.
Ở góc độ khác, ông Lâm Văn Quản, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp - đại học, Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận học sinh thành phố không chú ý đến việc học sao để trở thành thủ khoa mà chỉ quan tâm đến chuyện thi đậu vào trường mình yêu thích, nhiều em còn có mục đích khác là đi du học.
Tiến sĩ Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết năm nay trường có 6 thủ khoa thì cả 6 em đều ở tỉnh, trong đó 3 thủ khoa học ngay tại quê. Tiến sĩ Hoàng nhận định: “Đúng là các em có sẵn tố chất thông minh thì dù ở quê nếu chịu khó, nỗ lực học tập, bám sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa vẫn có thể đạt điểm cao, thậm chí thủ khoa. Hơn nữa, bây giờ điều kiện sống tại các tỉnh cũng không quá khó khăn lạc hậu, vẫn có một điều kiện tối thiểu để các em tiếp cận kiến thức, thông tin từ internet, báo chí…”.


Ý kiến 

Học sinh giỏi ở thành phố muốn du học

Học sinh thành phố tiếp xúc nhiều thứ, học thêm nhiều nhưng đánh giá việc đi thi không quá quan trọng. Các bạn chỉ mong muốn được vào ĐH có điểm cao là được rồi, chứ không nhất thiết phải là thủ khoa này nọ. Tại TP.HCM, những bạn giỏi thực sự thường tìm học bổng đi du học từ đầu năm lớp 12. Ở đây, các bạn chọn những mục tiêu khác chứ không chỉ là thủ khoa một trường ĐH trong nước.

Lương Ngọc Trung Hạnh
(cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM khóa 2009 - 2013)

Học để thay đổi số phận

Ở những thành phố lớn, học sinh dễ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: mạng xã hội, các nhu cầu vui chơi giải trí... Vì vậy, nhiều em không toàn tâm toàn ý cho việc học. Ngoài ra, có những em học giỏi thực sự tại các thành phố lớn thường đã đi du học từ năm lớp 10, lớp 11.

Đứng ở góc độ văn hóa vùng miền, người miền Trung thường đậu thủ khoa nhiều hơn vì hằng ngày họ phải tìm mọi cách sinh tồn trong những môi trường khắc nghiệt. Ở những nơi này, học là cách thể hiện giá trị của mỗi người, học để tồn tại, để thay đổi số phận.

Thạc sĩ Hà Trung Thành
(Trường Cán bộ TP.HCM)

Đề thi sát chương trình, lợi cho học sinh nông thôn

Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT ra đề thi rất sát với chương trình phổ thông. Vì vậy, có những em vùng sâu vùng xa dù không học thêm gì cả nhưng nếu bám sát chương trình vẫn có thể đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. Mặt khác, học sinh miền Trung cần cù chịu khó, quyết tâm thay đổi cuộc sống khó khăn của mình bằng việc học, nên mục tiêu đạt thủ khoa của các em càng mãnh liệt hơn.

TS Thạch Ngọc Yến

Như Lịch ghi

V.Thơ - M.Luân - H.Ánh - M.Quyên


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Empty Re: Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 15, 2014 8:18 pm

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn ? - Kỳ 2: Giỏi từ đầu vào đến đầu ra

Dù xuất thân nông thôn, chịu thiệt thòi hơn so với bạn bè cùng lứa ở thành thị nhưng với những tố chất sẵn có, lòng quyết tâm và tinh thần phấn đấu, nhiều thủ khoa vẫn duy trì thành tích học tập tốt ở trường ĐH.

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Hs
Nguyễn Huỳnh Nhật Dương (hàng đầu, thứ hai từ trái qua), thủ khoa Trường ĐH Nông lâm TP.HCM  năm 2011 vẫn là sinh viên học giỏi nhất khóa - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tại CLB gia sư thủ khoa Hà Nội, hằng năm có hàng chục thủ khoa ở các trường ĐH lớn đến làm thêm để trang trải cho việc học tập của mình. Anh Đinh Quang Cường, Chủ tịch câu lạc bộ cho biết: “Trong số hơn 20 thủ khoa đang làm việc ở đây thì có tới hơn 90% xuất thân từ nông thôn. Hầu hết những bạn này trong quá trình học tập cũng như vào đời đều thành công”. Anh Cường cũng cho biết câu lạc bộ hoạt động được 5 năm và anh thường xuyên đến các trường THPT để chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết học tập để trở thành thủ khoa. Anh nhận thấy HS ở các vùng nông thôn có ý chí hơn các học sinh thành thị: “Nhiều gia đình có điều kiện còn thuê cả gia sư là giáo sư đến dạy cho con mình. Tuy nhiên vẫn không nhiều  học sinh thành thị có thành tích cao trong học tập vì các em không có ý chí”.
Đạt thành tích cao

 

Nhiều chính sách cho thủ khoa

Các trường ĐH đều có chính sách hỗ trợ rất tốt cho các thủ khoa. Với những thủ khoa nghèo, trường còn miễn giảm học phí, cấp học bổng, ngoài ra còn có các doanh nghiệp tài trợ… nên vấn đề tài chính không còn là rào cản quá lớn. Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho hay: “Vô trường có thể mới đầu sẽ sốc, nhiều em ở quê sẽ bỡ ngỡ, nhưng học kỳ đầu tiên các trường luôn có hỗ trợ trong việc đăng ký môn học, phương pháp tự học… nên các em sẽ hòa nhập dễ dàng. Vì đã được hỗ trợ tài chính nên nếu có phải đi làm thêm thì chỉ để có thêm trải nghiệm, kiến thức thực tế. Rất hiếm trường hợp học hành sa sút, nếu có chỉ là do sinh viên nhận thấy mình không phù hợp với ngành học, không có đam mê. Hầu hết là giữ được phong độ học tập, đứng trong top những người điểm cao nhất”.

Phan Nguyên Vũ là thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật  TP.HCM năm 2010 với 28 điểm. Đến khi tốt nghiệp, Vũ đạt điểm trung bình chung tích lũy 4 năm học đạt 8,9. Phạm Thị Khánh Vân, thủ khoa Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm 2009 cũng chính là người đứng  đầu của trường 4 năm sau đó.
Đang học năm cuối ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM, thủ khoa năm 2009 Bùi Thị Song Hạnh chia sẻ: “Để có thể học tốt ở bậc ĐH, thủ khoa cần thay đổi cách học phù hợp so với bậc phổ thông. Quan trọng hơn, việc chuyên tâm mới quyết định kết quả học tập”. Nguyễn Huỳnh Nhật Dương là thủ khoa Trường ĐH Nông lâm TP.HCM năm 2011. Đến nay Dương vẫn giữ được phong độ học tập, là một trong những sinh viên giỏi nhất khóa.
Bùi Quang Hùng từng là thủ khoa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và á khoa Trường ĐH Luật TP.HCM, đồng thời đậu ĐH Bách khoa TP.HCM với 27 điểm. Sau 4 năm học tập tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Hùng là một trong 3 người có thành tích học tập xuất sắc nhất khóa. Sau khi tốt nghiệp, Hùng được giữ lại trường, tiếp tục học tập cao lên và hiện là Trưởng phòng Tài chính kế toán của trường. Nói về bí quyết học tốt ở bậc ĐH, Hùng cho rằng ban đầu khi xa gia đình, đến thành phố lớn sẽ có nhiều ngỡ ngàng, thậm chí bị sốc. Nhưng thường phần lớn những thủ khoa là người có phương pháp học tập tốt và phương pháp tiếp cận, xử lý vấn đề nhanh nên sẽ vượt qua và thích nghi. “Sau khi thi đậu, mình đặt ra mục tiêu mới là phải giỏi tiếng Anh và phải giữ được thành tích học tập. Mình luôn xác định học tập vẫn là quan trọng nhất”, Hùng cho biết.
 Tiến sĩ Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ đa số những thủ khoa của trường đều giữ được kết quả học tập tốt, trong đó có ít nhất 2 người là thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra. “Vì các em có sẵn tố chất nên dù có những ngỡ ngàng, khó khăn do thay đổi môi trường sống thì các em vẫn hòa nhập rất nhanh. Hiếm có em nào bị sa sút đến mức khó chấp nhận. Chỉ trừ những trường hợp có cú sốc nào đó hoặc hoàn cảnh đặc biệt, hoặc vì tự mãn...”, ông Hoàng nhìn nhận.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Nguyễn Thị Thùy Dung được nhiều sinh viên biết đến như một “ngôi sao” về thành tích học tập vì cô là  thủ khoa đầu vào lẫn đầu ra Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội). Thùy Dung xuất thân từ một vùng quê nghèo xã Nhật Tân, H.Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Với niềm đam mê học tiếng Anh, cô cũng giành được những thành tích đáng nể trong môn này, nhận được nhiều học bổng. Dung tốt nghiệp xuất sắc với điểm trung bình tích lũy tín chỉ 3,72/4.
Chia sẻ về những thành công này, Thùy Dung cho biết: “Vì có mục tiêu rõ ràng nên mình tìm phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất với bản thân”.
Ở một tỉnh miền núi, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng với quyết tâm học tập để thoát nghèo, Nguyễn Chí Long đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Y Thái Nguyên và á khoa Trường ĐH Ngoại thương năm 2009. Long đã tốt nghiệp loại giỏi Trường ĐH Ngoại thương. Long cho biết: “Khi đã trở thành thủ khoa của một trường ĐH, tôi luôn ý thức bản thân mình không được tự mãn vì những gì mình đạt được, luôn coi mình là một người bình thường như bao người khác, dám nghĩ, dám làm và làm được”. Hiện anh đang làm việc cho một công ty nước ngoài với mong ước sau này sẽ là một doanh nhân thành đạt để trở thành trụ cột cho gia đình, giúp bố mẹ có cuộc sống tốt hơn.                                                   
Biện Thành Trí, điểm cao nhất Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2009 đã tốt nghiệp vào tháng 7.2013 với điểm tích lũy trung bình chung 8,58. Chia sẻ về việc giữ vững phong độ học tập, Trí tâm sự: “Quan trọng nhất của việc học là đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đề ra ngay từ đầu. Trong đó, mục tiêu ngắn hạn là học tốt để có học bổng trang trải học phí, mục tiêu dài hạn là có thể tìm được công việc tốt sau khi ra trường”. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với Trí chính là ngoại ngữ. “Do không được học sớm từ bậc phổ thông nên dù tốt nghiệp ra trường mình vẫn phải dành thêm 6 tháng để tiếp tục học tiếng Anh đến khi đủ trình độ đọc viết thông thạo đáp ứng cho công việc của một kỹ sư kỹ thuật”, Trí nói thêm.


Ý kiến

Quyết chí thoát khỏi cảnh nghèo

Do bị khiếm thị nên tôi nghĩ mình phải không ngừng nỗ lực để chứng tỏ khả năng bản thân và để người khác không nhìn người khuyết tật bằng con mắt thương hại. Mặt khác, gia đình tôi, cha mẹ tôi (ở H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là những nông dân chính gốc. Hằng ngày đối diện với cảnh cha mẹ mình ra đồng với con trâu, cái cày lam lũ, nên tôi càng quyết chí thoát khỏi cảnh nghèo. Khi tôi đạt được kết quả cao, chẳng hạn đậu thủ khoa đầu vào và đầu ra, đó là một cách để tôi cảm ơn cuộc đời, cảm ơn những người đã âm thầm giúp đỡ tôi.

Nhạc sĩ, ca sĩ trẻ HÀ CHƯƠNG (thủ khoa đầu vào và đầu ra Học viện Âm nhạc quốc gia VN)

Nhà càng nghèo, càng có động lực

Việc trở thành thủ khoa của một trường ĐH không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình giàu hay nghèo. Quan trọng nhất là bạn phải có năng lực và học giỏi. Điều quan trọng thứ hai là môi trường học tập tốt, như trường học và gia đình. Thầy giỏi sẽ có trò giỏi. Và bố mẹ dù nghèo nhưng nếu biết quan tâm, động viên, khuyến khích con học hành, tạo động lực cho con thì con sẽ luôn nỗ lực. Mình nghĩ nhà càng nghèo, càng có động lực học tập để thay đổi cuộc sống.

BÙI QUANG HÙNG (thủ khoa ĐH Kinh tế TP.HCM năm 1996)

Thành công bằng việc học là động lực của học trò nghèo

Thành công bằng việc học là động lực của học trò nghèo, trước hết là giúp bản thân đỡ vất vả, sau là giúp gia đình, đó là lý do chúng ta có nhiều thủ khoa xuất thân từ nông thôn. Dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi truyền đạt lại và luôn nhắc 6 người em của tôi rằng nên bám sát sách giáo khoa. Học thật chắc và kỹ. Các em nghe lời và đều đỗ đại học năm đầu tiên với điểm số cao. Vì lẽ đó, tôi nghĩ học chắc, kỹ và bám sát chương trình phổ thông là đã trang bị được cơ bản cho kỳ thi ĐH.

ĐÀO THỊ HẰNG (thủ khoa ĐH Nông Lâm Huế năm 2004)

“Con nhà nông sướng, ít bị học thêm”

Thực ra thủ khoa đến từ mọi thành phần. Học sinh ở thành thị học thêm nhiều, nhưng học thêm nhiều thì có khi còn dốt đi ấy chứ. Do đó phải nói là: con nhà nông sướng, ít bị học thêm. Tôi không thấy khác biệt lớn giữa học sinh ở miền quê và thành thị về công nghệ. Điều khó khăn nhất của các em có lẽ là điều kiện tài chính thôi. Bây giờ có internet, các em học sinh ở nông thôn không đến nỗi thiếu thông tin, có thể lấy đề thi thử, học qua mạng, trao đổi qua mạng, cho nên cũng không mấy thiệt thòi. Nếu các em ấy còn chủ động thì chắc sẽ còn giỏi hơn các bạn thành phố và đạt thủ khoa là điều bình thường.

Tiến sĩ TRẦN NAM DŨNG (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)

NHƯ LỊCH - MỸ QUYÊN - NHẬT HẠ (ghi)

Vũ Thơ - Hà Ánh - Mỹ Quyên
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Empty Re: Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 15, 2014 8:19 pm

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn ? - Kỳ 3: Quan trọng là mục tiêu phấn đấu

Ghi nhận thực tế và nhận định từ những người làm công tác giáo dục lâu năm cho thấy do hoàn cảnh và mục tiêu không giống nhau nên cách thức, xuất phát điểm chọn hướng vào đời của học sinh ở thành thị và nông thôn cũng khác nhau.

 Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Baoin

Vấn đề còn lại là trong hành trình tiếp sau đó, cơ hội cho mọi người là như nhau. Ở đó, ai thật sự giỏi, có ý chí, có tinh thần học hỏi, cầu tiến... sẽ có điều kiện tiến xa hơn.
Trui rèn trong trường chuyên
Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin Bộ GD-ĐT, trong 566 trường THPT có thí sinh đạt điểm cao (từ 27 điểm trở lên), phần lớn là những trường chuyên. Còn những trường THPT khác đều là những trường có truyền thống hiếu học và nhiều năm có những học sinh (HS) đạt thành tích cao trong học tập. Ghi nhận số liệu từ các trường ĐH cũng cho thấy hầu hết các thủ khoa đều xuất thân từ các trường chuyên của tỉnh.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cho biết: “Đa số thủ khoa của trường đều là HS ở trường chuyên. Đặc biệt, năm nay 100% thí sinh thủ khoa các khối của trường đều học ở các trường chuyên”.
Phó phòng đào tạo một trường ĐH lớn tại TP.HCM cũng cho rằng dù không ở thành phố lớn nhưng nhiều thủ khoa đều được trui rèn trong môi trường học tập tốt từ các ngôi trường chuyên của tỉnh và từng đoạt rất nhiều giải thưởng trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh hay quốc gia. Chẳng hạn 5 tân thủ khoa của Trường ĐH Y dược (ĐH Huế) năm nay cùng đạt 28,5 điểm đều tốt nghiệp từ Trường THPT Quốc học Huế. Á khoa Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm 2008 Phan Thị Phương Chi là HS chuyên toán của Trường THPT chuyên Lê Khiết (TP.Quảng Ngãi). Võ Văn Nam, thủ khoa Trường ĐH Quy Nhơn (Trường THPT số 1 Phù Cát, Bình Định) giành rất nhiều giải thưởng cao cấp tỉnh. Trần Văn Cường (thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2014) đoạt rất nhiều giải thưởng HS giỏi cấp tỉnh và quốc gia.
Đích đến của phần nhiều HS thành phố là du học
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, hằng năm số HS ở các trường THPT chuyên tại TP.HCM và Hà Nội đi du học khá lớn. Chẳng hạn như Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cứ khoảng 300 HS vào lớp 10 thì đến lớp 12 chỉ còn lại khoảng 200 em. Riêng tại Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), hằng năm có khoảng từ 20 - 30% HS du học (khoảng gần 100 trường hợp). Ngoài ra, trường này cũng không chú ý đến việc đào tạo để có HS đậu thủ khoa. Một lãnh đạo của trường này cho biết: “Kỳ thi ĐH 2013, trường có 249 HS lớp 12 dự thi. Điểm ĐH trung bình của HS là 23,31, cao nhất nước. Hầu như HS nào cũng đậu từ 2 trường trở lên”.
Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, phân tích: “Nhiều HS giỏi thực sự của các thành phố lớn không đặt đích đến là thủ khoa các trường ĐH trong nước, thay vào đó là quá trình phấn đấu rất bài bản cho mục tiêu là các suất học bổng du học nước ngoài. Thực tế có rất nhiều HS các trường chuyên tại TP.HCM đã đi du học ngay khi hoàn tất bậc học THCS, hoặc sau khi kết thúc lớp 10, 11 hoặc 12 mà không dự thi vào các trường ĐH trong nước”.
Lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng nhiều trường THPT tại TP.HCM tỷ lệ HS đậu ĐH rất cao và có trường gần như 100% (Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường phổ thông Năng khiếu...). Trừ những HS thật giỏi hoặc gia đình có điều kiện tiếp tục du học ra nước ngoài, phần lớn HS giỏi của thành phố tập trung vào các trường ĐH lớn. Chẳng hạn, thống kê riêng số liệu năm 2014 tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, trường chỉ tuyển sinh thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, có hơn 1.000 thí sinh đạt điểm từ 21,5 trở lên. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo lãnh đạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, số HS đạt điểm cao vào trường này xuất thân từ các trường THPT tại TP.HCM cũng không nhỏ.
Thủ khoa có phải luôn đứng đầu ?
Thủ khoa có phải lúc nào cũng là người đứng đầu, kể cả trong việc làm sau này?
Tiến sĩ Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng thủ khoa chưa phải là tất cả để khẳng định người đó chắc chắn làm việc tốt và thành công. “Họ có một lợi thế lớn khi đi xin việc. Nhưng làm việc giỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là kiến thức về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, kỹ năng mềm... Trong quá trình học, nếu thủ khoa không phát huy thế mạnh, không chủ động bổ sung những kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt thì thành tích đó chỉ là trên sách vở”, ông Hoàng nhận định.
Từ kinh nghiệm của mình, Bùi Quang Hùng, từng là thủ khoa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng đó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau: “Thành tích học tập tốt chỉ phản ảnh được bạn có năng lực học tập tốt. Bạn sẽ có lợi thế khi đi xin việc, đó cũng là điều đầu tiên khiến nhà tuyển dụng tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, năng lực làm việc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Lúc đó, danh hiệu thủ khoa không là gì cả”.


Ý kiến:

Chỉ là thành công ban đầu

Đậu thủ khoa chỉ là thành công ban đầu, là một điều kiện thuận lợi để người khác biết đến mình và có thể tiếp cận những học bổng để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Các bước cần làm tiếp theo là cố gắng duy trì sức bền trong những năm ĐH và nhất là ứng dụng việc học vào thực tiễn. Để thành công trong cuộc sống, ngoài việc học giỏi còn cần phải có thái độ cầu thị, chịu khó. Trên thực tế, chúng ta thấy có những người học giỏi khi ra trường thường quá kén chọn công việc. Họ chỉ muốn có công việc phù hợp với khả năng, chuyên ngành cũng như mong đợi của mình. Đây chính là một lực cản khiến họ khó tìm được việc làm để phát triển bản thân.

Thạc sĩ Dương Hiền Hạnh
(Phó trưởng khoa Công tác xã hội Trường ĐH Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương)

“Vào ĐH là tự hào cả một miền quê”

Các bạn ở nông thôn theo tôi thường có kết quả tốt vì ý chí và tinh thần thi ĐH rất khác so với thành phố. Đối với các bạn ở thành thị và có gia đình khá giả, ĐH là cánh cửa của cá nhân. Đối với các bạn nông thôn, ĐH là tương lai của bản thân, là niềm hạnh phúc và tự hào của cả một miền quê, một ngôi trường, một gia đình. Niềm khát khao đó nếu cộng với ý chí vươn lên, cần cù có sẵn của các bạn nông thôn thì kết quả của những điểm số cao là hoàn toàn dễ hiểu.

Đặng Nhật Ánh
(thủ khoa đầu vào, đầu ra Khoa Báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)

“Em sẽ du học”

Em mới đậu vào lớp 10 nhưng mục tiêu của em là sau THPT, nếu có điều kiện, em sẽ du học (xin học bổng hoặc du học tự túc). Theo em, nếu du học, sau tốt nghiệp em dễ xin việc hơn, hoặc có thể ở lại làm việc tại nước ngoài luôn.

Bạch Khai Minh
(Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM)

N.Lịch - N.Hạ - M.Luân (ghi)



Đừng treo giải thưởng vật chất để con học tốt

Nếu đặt lên bàn cân thì rõ ràng việc học ở đâu không quan trọng bằng cách thức học để chiếm lĩnh tri thức.

Trao cho con những điều tốt đẹp nhất luôn là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, cần trao cho con “cần câu xịn” chứ đừng trao “con cá”. Thường ở gia đình khá giả, việc nhiều phụ huynh có thói quen dùng những giải thưởng có giá trị vật chất đã vô tình đề cao động lực bên ngoài chứ không hề hướng đến việc tạo ra động lực bên trong cho trẻ trong việc hoàn thành công việc để đạt mục tiêu như đối với HS nhà nghèo. Học tập cần có niềm vui, nếu HS tìm thấy được niềm vui trong học tập thì tôi tin chắc, việc có được điểm số cao sẽ nằm trong tầm tay các em. Việc chú ý để tạo ra động cơ bên trong là điều cần được cả phụ huynh quan tâm.

Thạc sĩ Đào Lê Hòa An
(Trung tâm đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt)

Chỉ là điểm khởi đầu cho một hành trình

Việc phụ huynh chạy trường hoặc làm cách này cách khác để con vào được trường tốt trong thành phố là một khía cạnh khác của vấn đề, có thể là phụ huynh mong muốn con mình được hưởng một môi trường giáo dục tốt nhất như mong đợi, hoặc cũng có thể đơn giản vì "ai cũng làm như vậy nên mình cũng phải làm". Thi đầu vào ĐH được điểm cao nhất hay không thì cũng chỉ là vào được ĐH. Còn sự thành công sau này lại liên quan rất nhiều đến quá trình, sự nỗ lực và khả năng tương thích. Có thể việc đạt điểm cao nhất trong kỳ thi ĐH là một cái đà tốt cho các thí sinh có điểm cao nhất, nhưng đó chỉ là điểm khởi đầu cho một hành trình mới vào cuộc đời.

Chuyên gia tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy
(Giám đốc Công ty tư vấn và giáo dục WE Link)

Nhật Hạ (ghi)

V.Thơ - M.Luân - H.Ánh - M.Quyên
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn? Empty Re: Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết