TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 2 Bots

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Nên cải biến cách ăn Tết I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
TLT (2017)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
letansi (1008)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
pthoang (257)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
luck (220)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 
Admin (156)
Nên cải biến cách ăn Tết I_vote_lcapNên cải biến cách ăn Tết I_voting_barNên cải biến cách ăn Tết I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Nên cải biến cách ăn Tết

Go down

Nên cải biến cách ăn Tết Empty Nên cải biến cách ăn Tết

Bài gửi  lamkhoikhoi Sun Jan 30, 2011 9:56 pm

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
Bài đã được xuất bản.: 30/01/2011 06:00 GMT+7

Việt Nam chúng ta còn có phong tục "Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng 2 chơi hội tháng 3 chơi đình". Chơi nhiều thế thì chúng ta đã nghèo càng vĩnh viễn nghèo. Ngày nay, có một bộ phận không nhỏ dường như đang hình thành hoặc bứt phá truyền thống cũ để làm nên sở thích mới.

Cải cách ăn Tết đâu phải là quên lãng tổ tiên

Chào đón năm mới không chỉ là một sự kiện gia đình hay xã hội, mà đó là sự kiện của vũ trụ, chào đón một vòng quay mới của tạo hóa, một vòng quay như thể, hệ điều khiển sẽ dẫn dắt vạn vật và con người bước vào một chu kỳ mới. Người Việt dựng những cây nêu, mang hoa quả vào đền chùa dâng hiến, thắp hương cũng là để cúi tạ những thế lực thiêng liêng và trời đất, đó là cái gốc lập trình cho vũ trụ cũng như mọi người.

...
Mới đây, các nhà khoa học có một phát hiện rằng: Mã gien của con người mang dự báo về cuộc đời sinh - tử của nó, mã gien đó rõ ràng được lập trình trước. Và hiện nay, số liệu mà các nhà khoa học, dù chỉ mới manh nha phát hiện đã có độ chính xác hơn 77%.

...
Nên có tư duy ăn Tết mới

Cải cách lối ăn Tết cổ truyền thiêng liêng, thật khó làm sao! Nhưng càng khó thì ý nghĩa cải cách của nó càng cấp tiến! Dù chúng ta có nghĩ ra và tiến hành cải cách đó thì Nhật Bản cũng đã nghĩ ra và cải cách trước đây từ nhiều năm. Nhật Bản thay đổi bằng hiến pháp, qui định đổi ăn Tết Âm lịch sang ăn Tết Dương lịch.

Họ đưa ra lý do: Sau Tết dương lịch, là quí 1, là đà vận động của cả nền kinh tế trong 1 năm trời. "Đầu xuôi
đuôi lọt", nếu quí 1 bứt phá làm ăn tốt, đưa mọi thứ vào qui củ, vào đà chạy nhanh dần đều, máy trơn dầu, sẽ làm cho sản xuất cả năm trôi chảy thuận buồm xuôi gió.

Trái lại, nếu nghỉ Tết Dương lịch theo Tây, rồi sau đó lại ăn Tết Âm lịch, coi như cả quí 1 lình sình ăn Tết, ăn Tết xong ngoảnh đi ngoảnh lại, quí 1 vèo qua, thế mà chưa vận hành được gì cho năm mới cả. Trong khi người châu Á đang mải ăn Tết, thì người châu Âu đã qua đà khởi động của quí 1, đang tăng tốc rầm rầm sang quí 2.

...



Sad

Mời các bạn tham khảo ở http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-01-27-nen-cai-bien-cach-an-tet
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Nên cải biến cách ăn Tết Empty Mai rồi Tết sẽ ra sao?

Bài gửi  lamkhoikhoi Sun Jan 30, 2011 10:26 pm

...

Tết Nguyên đán - Tết cổ truyền chứa đựng những bản sắc văn hóa được sàng lọc, lưu giữ qua hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Nhưng những năm vừa qua dường như Tết đang có những thay đổi. Lòng tự trọng và những nét văn hóa cổ truyền qúy báu đang bị mai một.

...
Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu; chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai. Nguyên đán là điểm khởi đầu của một năm mới. Tết đã trở thành ngày hội cổ truyền tưng bừng nhộn nhịp nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất của đất nước ta; là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của trời đất, vạn vật cỏ cây; tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với vũ trụ qua bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Bởi thế mà khi năm hết Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn km cũng mong được "về quê ăn Tết" để được sum họp dưới mái ấm gia đình, được nhìn lại ngôi nhà nơi mình được sinh ra, nhìn lại nơi tuổi thơ của mình đã đi qua với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương, được khấn vái, được thắp nén hương thơm trước ngôi mộ tổ tiên và của những người thân đã khuất, được gặp bạn bè, chúc phúc nhau… ...

Để đón Tết, xa xưa dưới thời các triều đại phong kiến từ ngày 23 tháng Chạp - Ngày tiễn ông Táo về Trời là triều đình và các quan lại các cấp đã được nghỉ Tết cho đến mãi ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng. Trong thời đại mới ngày nghỉ Tết ít đi. Dù nghỉ dài hay ngắn, dù giàu hay nghèo thì khi xuân về Tết đến nhà nhà, người người đều khẩn trương quét dọn nhà cữa, lau chùi bàn ghế, sửa soạn lại bàn thờ tổ tiên, vệ sinh sân ngõ, tái táo phần mộ của những người đã khuất. Việc tiếp theo là nhà nào cũng phải có một mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên.

Ngũ quả nghĩa là phải có 5 loại quả tượng trưng cho năm lời ước: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh - tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - tượng trưng cho hương vị của cuộc sống: Ngọt, Bùi, Chua, Cay, Đắng và tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ, của cuộc sống con người vì người xưa quan niệm màu xanh của hoa quả mang tính âm (nải chuối xanh, quả đu đủ xanh), trái chín có tính dương (quả hồng, quả cam). Số lẻ còn tượng trưng cho sự phát triển. Ở các vùng, miền khác nhau hoa quả không giống nhau nên năm loại quả trên mâm ngũ quả có thể khác nhau nhưng mỗi loại quả được chọn đều có ý nghĩa riêng. Rồi phải có hoa dù chỉ là hoa giấy, nhà sang hơn là một cành đào, cành mai trồng trong vườn hay ai đó biếu. Một thứ nữa không thể thiếu là câu đối dán lên tường hoặc trên cột nhà.
..

Với các gia đình nông dân, các gia đình làm nghề tự do khác từ trước Tết cả tháng đã tìm nhà ai nuôi được con lợn béo để hẹn nhau "đụng" Crying or Very sad . Ngày giáp Tết, mờ đất đã nghe tiếng lợn kêu inh ỏi, trẻ con chạy ra chạy vào tíu tít. Các bà nội trợ chỉ thở phào yên lòng sau khi đã phần bên nội, bên ngoại xong mà nhà mình thì cũng đã "hòm hòm" vì có đủ gạo tẻ, gạo nếp, lá dong, vài cái "gộc" để nấu bánh chưng, nồi thịt mỡ nấu đông, ít dưa hành, ít cá…. đủ để mời anh em bạn bè đến dự bữa cơm đầu năm.

Chỉ mấy ngày thôi nhưng bao việc phải làm thế mới có câu "bận như như 30 tết". Bữa cơm tất niên đoàn tụ tất cả mọi thành viên trong gia đình, trong không khí ấm cúng ấy mọi ưu phiền, mắc mớ của năm cũ được xúy xóa và tất cả đều hy vọng một năm mới sức khỏe tốt hơn, hiệu quả thu được cao hơn. Rồi thì "mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy". Và sau Tết là tháng nông nhàn nên "tháng giêng là tháng ăn chơi" đi hội đi chùa…

Thế nhưng chỉ vài chục năm qua với sự xuất hiện của vô số yếu tố kinh tế - xã hội mới đã dần làm cho mọi thứ thay đổi. Nhất là những năm gần đây khoảng cách văn hóa, văn minh giữa đô thị và nông thôn ở Việt Nam đã phần nào được thu hẹp; sự lan tỏa nhanh chóng của các giá trị vật chất cũng như tinh thần; chu kỳ canh tác lúa nước năm không còn hai vụ lúa mà là ba; làng xã thu hẹp, đô thị phát triển làm cho Tết đã bắt đầu có sự chuyển dịch mỗi năm một khác và dường như đã có quan niệm mới về Tết.

Nhịp sống khẩn trương, mọi người dần chấp nhận sự thăm hỏi nhau qua điện thoại, ngôn ngữ khi đối thoại có cả tiếng nước ngoài mà không thấy điều gì đó thất lễ. Các bà nội trợ ít chịu vất vả hơn nên mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên cũng không còn nhất thiết là hoa quả Việt Nam, con gà trống cúng tổ tiên đêm 30 Tết được uốn nắn đẹp có khi đã được thay bằng thịt xông khói, nén hương thơm tỏa khói nghi ngút được thay bằng "hương điện". Những cây nến trên bàn thờ cũng được thay bằng các ngọn đèn điện.

Nồi bánh chưng được nấu đêm ba mươi Tết không còn là yêu cầu bức thiết mà chỉ cần mua vài "cặp" là được và khi đó tất nhiên đám con trẻ không còn thú vui khi ông bà vét số nếp đậu còn lại gói cho vài chiếc bánh con con. Nồi thịt mỡ nấu đông không còn mấy ai quan tâm vì ăn mỡ động vật nhiều được cho là không tốt cho sức khỏe. Nhiều món ăn dân dã như cá kho tộ, cơm niêu, cơm lam… chỉ khách nước ngoài quan tâm nên chỉ còn thấy ở các nhà hàng, khách sạn. Còn người Việt lại dùng thực phẩm nhập ngoại, siêu thị nào cũng có để làm các món ăn của nước ngoài. Bữa cơm tất niên sum họp gia đình, bạn bè ít đi.

Quần áo nặng về mốt thời trang. Phút giao thừa một số đô thị còn chờ được thưởng thức màn pháo hoa, còn ở các vùng nông thôn vì không còn gì để chờ đợi nên ngủ sớm, giao thừa đến lúc nào không hay, lễ giao thừa giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng Chạp năm trước và giờ Tý ngày 1 tháng Giêng năm sau để con cháu chúc phúc ông bà và ngược lại; mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ mồng ba Tết thầy, xin chữ, khai bút ... còn ít người, ít gia đình thực hiện. Câu đối, cây nêu chỉ còn ở một vài lễ hội. Mức sống, kiểu sống dường như đã thay đổi và những cái Tết cổ truyền cũng thay đổi theo. Tết Trung thu không còn cảnh các em thiếu niên, nhi đồng rước đèn ông sao đi theo nhịp trống ếch dạo khắp đường làng dưới ánh trăng rằm.

Tết Song thập (10/10 âm lịch) không còn mùi cơm gạo mới hạt còn xanh màu cốm vừa dẻo vừa ngọt vừa bùi như đã là chuyện của ngày xưa. Và Tết dường như chỉ còn ý nghĩa là ngày của vui chơi, ngày của đoàn tụ, ngày của gặp gỡ, khái niệm "ăn Tết" không còn là điều hệ trọng, nhiều hoạt động đậm bản sắc văn hóa Việt bị bỏ qua.

Vào những ngày Tết cứ nhìn các đoàn xe máy từ vùng nông thôn đổ về các đô thị trong các ngày Tết, cứ nhìn các điểm vui chơi, giải trí ở các đô thị với những trò chơi hiện đại được nhập ngoại chật ních người đến tham dự mà bóng dáng những cây du, những trò chơi dân gian dưới lũy tre làng không còn, ăn mặc thì hớ hênh không chỉ nơi công cộng mà cả chỗ tâm linh là biết một kiểu Tết mới đã hình thành. Đó là chưa nói có những gia đình nhà đóng cửa nhưng chẳng về quê mà sử dụng các ngày nghỉ Tết để đi du lịch trong hoặc ngoài nước, xả bớt sự căng thẳng của những ngày làm việc theo nhịp sống hối hả thời hiện đại.

Tết chứa đựng những giá trị nhân văn mang tính truyền thống cổ truyền, thiêng liêng đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc có hàng ngàn năm tuổi chứ không đơn thuần là dấu ấn thời gian. Nhưng những năm qua Tết đã và đang chuyển dịch và phần nào đã được chấp nhận. Văn hóa truyền thống đang đứng trước thách thức nếu không có biến đổi thích nghi sẻ trở thành chuyện "xưa như trái đất ". Câu hỏi "Mai rồi Tết sẽ ra sao ?" được nhiều người đặt ra nhưng chưa có câu trả lời.

Điều gì sẽ xẩy ra khi lòng tự trọng và bản sắc văn hóa của một dân tộc dần mất đi?


Nguon http://dantri.com.vn/c202/s202-454608/mai-roi-tet-se-ra-sao.htm
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết