TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Sâm Ngọc Linh I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
TLT (2017)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
letansi (1008)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
pthoang (257)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
luck (220)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 
Admin (156)
Sâm Ngọc Linh I_vote_lcapSâm Ngọc Linh I_voting_barSâm Ngọc Linh I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Sâm Ngọc Linh

Go down

Sâm Ngọc Linh Empty Sâm Ngọc Linh

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 23, 2011 8:34 pm

Sâm Ngọc Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới[1]. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin[2]. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại[3]. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới[4]. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao[5], thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần[3].

Lịch sử phát hiện

Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc [6].

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới[7]. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới[1]. Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.

Những năm sau khi hòa bình lập lại, tháng 10 năm 1978 một tổ công tác thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh với nhiệm vụ ước lượng sơ bộ diện tích sâm mọc. Kết quả chuyến đi là việc tìm ra được một vùng dài hàng chục kilômét, có trữ lượng khoảng 6.000-7.000 cây sâm mọc dày đặc với mật độ từ 1 mét vuông một cây đến 7,8 mét vuông một cây.

Nǎm 1979, Ty Y tế Quảng Nam tổ chức điều tra ở 5 xã của huyện Trà My với sự giúp đỡ của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đợt điều tra là việc tìm thấy 1.337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn. Trọng lượng trung bình thân rễ sâm là 5,26 gam; số thân có trọng lượng trên 25 gam là 7,39% và số thân rễ có trên 10 sẹo (ước tính trên 8 năm tuổi) là 36,9%. Đợt điều tra này đã thu được 1 thân rễ có tới 52 sẹo (ước tính cây trên 50 năm tuổi), đường kính 1,2 cm[6], tuy đây chưa phải là thân rễ sống lâu nhất. Trong những đợt tìm kiếm, điều tra về sau còn phát hiện ra cây khoảng 82 năm tuổi có rễ, củ và thân rễ dài hơn nửa mét[3].

Danh pháp khoa học

Ngày 8 tháng 6 năm 1973 tại văn phòng Ban Dân y Khu 5 dược sĩ Đào Kim Long, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sâm Ngọc Linh đã nêu rõ đặc điểm hình thái, sinh thái học, quần thể, thảm thực vật, khả năng thích nghi, cách phát tán, khả năng tái sinh của cây nhân sâm này, kèm theo báo cáo có các tiêu bản mẫu cây ép khô, ảnh chụp và 3kg sâm đã phơi khô. Dược sĩ Đào Kim Long đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là Panax articulatus KL Dao (trong kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5)[7], hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện[8]. 12 năm sau, tên Nhân sâm Việt Nam và tên khoa học là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Ngũ gia Araliaceae, được công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên[7]. Áp dụng Quy tắc quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (ICBN - Tokyo code), điều 1, mục 3 phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex, và khi đó tên khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985)[7].

Đặc điểm

Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên[6] (có tài liệu cho biết cao độ tìm thấy sâm Ngọc Linh là khoảng 1.500m[4]), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam[9], đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam[9], Đắc Glây thuộc Kontum, núi Langbian ở Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng[10] cũng rất có thể có loại sâm này. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40cm đến 100cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1-2cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm, tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá[2]. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15 cm, rộng 3-4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt. Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10-20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy[2]. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8cm-1cm và rộng khoảng 0,5cm-0,6cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.

Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm[3], sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12. Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác[2], khuyến cáo là trên 5 năm tuổi[6]. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm[4].

Dược tính

Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này[7].

Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng[6].

Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và axít amin dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axít amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%[3].

Tác dụng đối với sức khỏe

Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp[1]. Ngoài những tác dụng như tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt nói trên, theo dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa[8], và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường[3].

Bảo tồn và nhân giống

Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh[3]. Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.

Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.

Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầu của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt.
Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống.

Tiến tới một thương hiệu sâm Việt

Tuy cây sâm Ngọc Linh đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam[10]. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu "sâm Việt Nam" [4] như "sâm Triều Tiên", "sâm Trung Quốc", "sâm Nhật Bản", "sâm Mỹ". Cùng với hướng mở rộng diện tích trồng sâm là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non, chưa đủ 6 tuổi, và các nhà khoa học cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu thăm dò tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung bộ, để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm.

Thông tin khác

Năm 2003, người ta công bố một thứ của loài này với danh pháp Panax vietnamensis Ha Thi Dung & Grushv. var. fuscidiscus K.Komatsu , S.Zhu & S.Q.Cai có tại khu vực núi cao khoảng 1.800 m ở huyện tự trị Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Chú thích

^ a b c www.vnn.vn
^ a b c d www.moh.gov.vn
^ a b c d e f g www.laodong.com.vn
^ a b c d www.vietnamnet.vn
^ www.thanhnien.com.vn
^ a b c d e www.cimsi.org.vn
^ a b c d e www.kontum.gov.vn
^ a b www.kontum.gov.vn
^ a b www.cema.gov.vn
^ a b www.vncreatures.net

Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_Ng%E1%BB%8Dc_Linh

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Sâm Ngọc Linh Empty Hình ảnh

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 23, 2011 9:00 pm

Sâm Ngọc Linh SNL

Sâm Ngọc Linh 250px-C%E1%BB%A7_s%C3%A2m_Ng%E1%BB%8Dc_Linh
Một củ sâm Ngọc Linh, không biết thật hay giả

Sâm Ngọc Linh Sam_cusam

Sâm Ngọc Linh 7-4_anh_sam_Ngoc_Linh
Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên tại xã Trà Linh (Nam Trà My) - Ảnh: Hồ Trọng

Sâm Ngọc Linh Sam_ngoc_linh

Sâm Ngọc Linh 0217_samngoclinh

Sâm Ngọc Linh H14b

Sâm Ngọc Linh Samngoclinh4

Sâm Ngọc Linh 75272013-oksamthat_1



Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Mon May 23, 2011 9:09 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Sâm Ngọc Linh Empty Công bố rừng sâm quý bí mật tại Kontum

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 23, 2011 9:02 pm

Công bố rừng sâm quý bí mật tại Kontum

Sâm Ngọc Linh Samquy_171218

Một rừng sâm quý Ngọc Linh 140 ha được ươm trồng “bí mật” trong suốt 13 năm qua hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên giữa rừng già nguyên sinh vừa được công bố.

Rừng sâm này, theo VTV, được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, nơi có độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển.

Với 140 ha sâm Ngọc Linh, mỗi ha cho sản lượng ít nhất 1 tấn sâm, theo giá thị trường hiện nay có thể thu về 50 tỷ đồng. “Có thời điểm chúng tôi phải mua đến 50 triệu đồng/kg sâm, trong khi tỉ lệ sống của nó chỉ đạt từ 30-40%. Hàng chục năm nay, chúng tôi đã rải người đi khắp các xã thuộc địa bàn có sâm. Khi dân kiếm được thì chúng tôi thu mua rồi lại mang lên rừng”, VTV dẫn lời ông Trần Hoàn, chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết.

Với việc công bố vườn sâm 140 ha, bài toán về giống, khó khăn lớn nhất trong chiến lược nhân rộng loài dược liệu quý này đã được giải quyết. Riêng trong năm nay, vườn sâm Ngọc Linh 140 ha sẽ cung cấp 1 triệu cây giống, tương đương với 20 ha trồng mới.

Chính phủ cũng đã có chủ trương đưa sâm Ngọc Linh thành 3 sản phẩm dược liệu quốc gia. Tuy nhiên, chỉ khi vườn sâm “bí mật” 140 ha được công bố, thì hướng phát triển bền vững cho người dân địa phương thông qua loài dược liệu này mới trở nên thực sự khả thi. Dự kiến, sâm Ngọc Linh sẽ được cung cấp ra thị trường từ cuối năm nay.

Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chứng minh: Sâm Ngọc Linh của Việt Nam là loại dược liệu có nhiều tác dụng đặc biệt, kể cả phòng chống ung thư và một số tác dụng khác mà ngay cả loài sâm Triều Tiên cũng không có được. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt và gần như tuyệt chủng từ nhiều năm qua.

PV (tổng hợp)

Nguồn http://vn.news.yahoo.com/c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-r%E1%BB%ABng-s%C3%A2m-qu%C3%BD-b%C3%AD-m%E1%BA%ADt-t%E1%BA%A1i-kontum.html

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Sâm Ngọc Linh Empty Re: Sâm Ngọc Linh

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 23, 2011 10:25 pm

Đại gia “nếm trái đắng” vì mua phải sâm Ngọc Linh giả

Bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thu gom sâm Ngọc Linh từ các đầu mối quen biết, anh N. - Việt kiều Nga bị một phen "dở khóc dở cười" vì mua phải sâm giả được làm nhái tinh vi.

Bỏ ra gần trăm triệu đồng để mua… niềm tin

Là loài thực vật có phân bố tự nhiên hẹp, trải qua nhiều năm bị con người săn lùng, đến nay sâm Ngọc Linh (có tên khoa học Panax vienamensis Ha et Grushv., một loài sâm quí, hiếm được ghi nhận trên bản đồ thế giới là có duy nhất ở dải Trường Sơn) đã gần như tuyệt chủng trong tự nhiên.

Giống như các sản vật tự nhiên khác, luôn tuân theo qui luật "quí vì hiếm, hiếm thì đắt", đã có thời điểm sâm Ngọc Linh có giá từ 80 đến 100 triệu đồng/kg tươi. Rất nhiều người đinh ninh sâm Ngọc Linh có thể ví như "thần dược" nên sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua. Song thực tế niềm tin của họ hoàn toàn không có cơ sở bởi phần lớn lượng sâm Ngọc Linh ngày nay trên thị trường là hàng giả.

Sâm Ngọc Linh OksamNL
Theo nghị định 80 CP của chính phủ, sâm Ngọc Linh thuộc diện cấm khai thác, buôn bán và sử dụng (Ảnh: Wikipedia).

Mới đây, anh N. - Việt kiều Nga - mang số sâm mình mua đến Khoa Tài nguyên và Thực vật làm thuốc, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) để kiểm nghiệm. Để sở hữu được chỗ "thần dược" này anh N đã phải bỏ ra gần trăm triệu đồng để thu gom và đặt từ các mối quen biết ở Quảng Nam, Kon Tum. Tuy nhiên, sau khi xem xét, phân tích kỹ, các cán bộ nghiên cứu tại đây đã khẳng định: Đó không phải là sâm Ngọc Linh, mà chỉ là một loài trong cùng chi nhân sâm (chi Panax).

Theo nghị định 80 CP của chính phủ, sâm Ngọc Linh thuộc diện cấm khai thác, buôn bán và sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, thu mua, buôn bán vẫn diễn ra tràn lan tại nhiều tỉnh trong cả nước, đặc biệt là ở hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Khi có nhu cầu, chỉ cần một lệnh search với cụm từ "Mua (bán) sâm Ngọc Linh", khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm địa chỉ chào hàng với giá cực kỳ hấp dẫn. Trên website chophien.com, với dòng tít: “Bán sâm Ngọc Linh cho các đại gia”, chủ nhân trang web tên T.H đã nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng tò mò vào xem.

Tùy vào trọng lượng của sâm Ngọc Linh mà giá được đưa ra các mức khác nhau. Với loại 10 củ/kg, giá lên đến 35 triệu đồng/kg. Còn loại nhỏ hơn (15 – 20 củ/kg), giá khoảng 20 triệu đồng/kg. Nếu lấy với số lượng nhiều, giá sẽ ưu đãi hơn. Khi khách thắc mắc giá quá đắt, anh T.H cũng đưa ra một phương án khác để mời chào: "Nếu mua sâm Ngọc Linh cũng thuộc dạng đốt trúc nhưng không phải mọc ở núi Ngọc Linh, mà được trồng ở Lào Cai giá sẽ rẻ hơn".

Sâm Ngọc Linh Ok2
Trên nhiều trang rao vặt, việc buôn bán sâm Ngọc Linh vẫn được chào bán một cách tràn lan.

Trong khi khách hàng tỏ ra nghi ngờ trước thông tin sâm Ngọc Linh đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, anh T.H vẫn khẳng định: Khách cần mua số lượng nhiều cũng vẫn có. Lý giải cho điều này, anh T.H tiết lộ : Bên anh có hẳn một đội quân rất đông chuyên đi thu mua, tìm kiếm và thu hái sâm Ngọc Linh ở trong rừng. Ngoài ra, công ty anh cũng có vài trăm hecta ở Tây Nguyên có thể trồng và thu hoạch loại sâm quý hiếm này. Khi khách quyết định mua, "hàng" sẽ về sau khoảng 1 tuần và "nếu không giấy tờ thì sẽ rất nhanh".

Tuy nhiên, khi chúng tôi gọi điện cho chị Bảy – một dân chuyên kinh doanh sâm trên đất Kon Tum – "lò" sản sinh ra giống sâm Ngọc Linh quý hiếm, vừa hỏi mua loại sâm này, chị nói ngay: "Không có". Chị Bảy cho biết: Vào thời điểm này, thời tiết lạnh, dân trong bản không thể đi hái lượm trong rừng. Hơn nữa, sâm "giả" Ngọc Linh hiện nay nhiều, bày bán tràn lan ở Kon Tum với giá chỉ có 4 – 5 triệu đồng/kg, đồng thời cũng phân phối đi nhiều ở những thành phố lớn. Trước khi kết thúc cuộc điện thoại, chị Bảy không quên nhắc nhở chúng tôi : Cẩn thận, kẻo rất dễ "ăn" quả lừa vì mua phải sâm "rởm".

Trò chuyện với pv TS, anh Hoàng Yên (TP.HCM) cũng tâm sự: Trước đây anh cũng là "dân" buôn sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, khi nguồn sâm từ Trung Quốc trà trộn sang Việt Nam, anh không muốn mua hàng nữa nên đã "giải nghệ" mặc dù vẫn có nhiều tư thương nhập nguồn hàng này về bán làm giả sâm Ngọc Linh.

Trên một trang web rao vặt khác, anh Thanh Đ. cũng rao bán sâm Ngọc Linh với giá 20 triệu đồng/kg cho loại sâm 10 củ/kg. Anh Đ. cho biết: Loại sâm này mới tăng giá cách đây 3 tháng. Nếu như trước đó, anh bán cho một số nơi tại miền Bắc với giá chỉ dưới 11 triệu đồng/kg thì gần đây, do nhu cầu khan hiếm hàng nên giá tăng đột biến. Nếu bán lẻ hoặc bỏ mối cho các hiệu thuốc, giá sẽ còn đắt hơn lên tới 2.200.000 đồng/lạng. Anh Đ. tiết lộ: Loại sâm Ngọc Linh do dân tộc khai thác trên núi thì hiếm mà củ lại rất nhỏ, khi lấy về, khách mua thường chê. Còn loại sâm của anh được trồng ở trên núi Ngọc Linh, lúc nào cũng có. Nếu khách lấy nhiều, khoảng 20 kg thì chỉ sau 4 ngày có "hàng". Băn khoăn về chất lượng, anh Đ. trả lời rất tự tin: "Chúng tôi sẽ chuyển mẫu kiểm định cho chị xem".

Sau đó, để tạo niềm tin nơi khách hàng, anh Đ. đã gửi một số ảnh sâm Ngọc Linh vẫn thường xuyên rao bán để người mua tham khảo. Tuy nhiên, khi pv TS gửi những tấm ảnh này tới Viện Dược liệu để kiểm chứng, qua quan sát ban đầu, Viện Dược liệu khẳng định: Đó không phải là sâm Ngọc Linh! Người tiêu dùng không nên mất tiền "oan" vào những loại sâm như thế này.

Sâm Ngọc Linh "giả" thuộc họ Ráy gây phồng rộp miệng

Trao đổi với pv TS, Th.S Lê Thanh Sơn, cán bộ Khoa Thực vật và Tài nguyên cây thuốc, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay có tới 4 – 5 loại sâm Ngọc Linhgiả. Nếu NTD không cẩn thận sẽ mua phải loại sâm “rởm” rất nguy hiểm, nhấm thử có thể gây phồng rộp miệng, khi ngâm rượu uống nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định: Hiện nay ở Việt Nam gần như không còn sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên nữa. Hiện tại, nếu có sâm Ngọc Linh thì hầu hết là do những người dân địa phương hoặc một số đơn vị như lâm trường Ngọc Linh, Công ty Dược và Vật tư Y tế Quảng Nam trồng... Tuy nhiên, số lượng bán ra cũng rất ít và giá khá cao.

Sâm Ngọc Linh Sam-NL1
Một số loại sâm Ngọc Linh giả đang được rao bán trên mạng hiện nay.

Hiện 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả được Th.S Lê Thanh Sơn và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu phát hiện gồm: Loại giả thứ nhất cũng là giả cao cấp nhất (1A) là sử dụng một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này. Tuy nhiên, qua xét nghiệm DNA ở Liên Xô, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố (ghi nhận) ở Việt Nam. DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.

“Nếu mua phải loại này NTD vẫn còn khá may mắn vì dù sao nó cũng chắc chắn không độc hại gì, hơn nữa loài này giống như “anh em”, tương đối sát nhau về di truyền với sâm Ngọc Linh", Th.S Lê Thanh Sơn nhận định.

Loại sâm giả thứ 2 là sâm Vũ Diệp và Tam thất hoang. Tuy cùng chi nhân sâm nhưng so với giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại giả 1A đã nói ở trên.

Th.S Lê Thanh Sơn chia sẻ, chính bản thân ông đã từng rất xót xa khi chứng kiến cảnh từng đoàn khách du lịch mua sâm Vũ Diệp tại Kon Tum với giá 30 triệu đồng/kg, trong khi, giá trị thực của nó chỉ khoảng 200.000 đồng/kg.

Sâm Ngọc Linh SamNL1
Tam thất hoang là một trong những loại được dân buôn lựa chọn để "giả", "nhái"sâm Ngọc Linh.

Ngoài ra, một số hộ kinh doanh, buôn bán sâm Ngọc Linh vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng một số loài thuộc họ Araceae (họ Ráy) để đánh lừa khách hàng, biến chúng thành loại sâm “giả” tồi tệ nhất, nguy hiểm nhất. Không ít người khi đi mua đã nhấm thử và sau một thời gian, toàn bộ môi, miệng bị phồng rộp. Những loài thuộc họ ráy này nếu ở trong trạng thái héo, người mua lại càng khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với sâm Ngọc Linh thật. “Nếu người dân mua phải loại này về ngâm rượu uống chưa biết tác hại của nó sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn nó không có tác dụng về bồi bổ cơ thể” Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.

Thêm nữa, một số củ của những loài khác như củ Hoàng tinh loại nhỏ hoặc củ Bảy lá một hoa (củ rắn cắn) loại nhỏ… một số loại củ có thân đốt giống sâm Ngọc Linh, theo Th.S Lê Thanh Sơn đều có thể làm “giả” được.

Làm cách nào để phân biệt đâu là sâm Ngọc Linh thật?

Để nhận biết được sâm Ngọc Linh thật hay giả, Th.S Lê Thanh Sơn cho biết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như xem mẫu hoa, mẫu cành, mẫu lá… Tuy nhiên, bằng trực giác, khứu giác, qua hình dáng, trọng lượng, mùi vị của sâm, các chuyên gia có thể khẳng định tới 80 – 90% đâu là sâm Ngọc Linh thật, giả.

Sâm Ngọc Linh Oksamthat_1
Một củ sâm Ngọc Linh thật (Ảnh: SK&ĐS)

Một số đặc điểm nhận dạng “nằm lòng” mà Th.S Lê Thanh Sơn gợi ý dưới đây có thể phần nào giúp người dân bớt bỡ ngỡ và phân biệt được loại sâm quý hiếm này:

Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

“Vì thế, mua được 1 củ sâm 1kg đó là một điều hoang tưởng”, Th.S Lê Thanh Sơnkhẳng định.

Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.

Còn loại 1A chưa biết tên (đã nêu ở trên – pv), vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.

“Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên”, Th.S Lê Thanh Sơn nói.

Một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy (độ bì) của vỏ rễ củ.

Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

Mặc dù, đối với người dân thường rất khó để phân biệt nhưng Th.S Lê Thanh Sơn hy vọng trước khi bỏ ra một số tiền lớn để “đầu tư” mua loại sâm quý hiếm này, NTD nên cẩn trọng để tránh trường hợp mua phải sâm Ngọc Linh giả để rồi “tiền mất tật mang”.

Bài, ảnh: Tiểu Phương

Việt Báo (Theo_VTC)


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Sâm Ngọc Linh Empty Re: Sâm Ngọc Linh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết