TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
luck (220)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 
Admin (156)
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_lcapTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_voting_barTin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 29, 2011 7:06 pm

“Hãy cố lên, mươi phút nữa chị sẽ có một thiên thần”

Tôi sang CH Czech thăm con gái vào đúng dịp cháu chuẩn bị sinh. Hôm cháu trở dạ, cả nhà tôi tháp tùng vào bệnh viện. Ngồi chờ một lát thì cháu cùng một người phụ nữ, có lẽ là bác sĩ, từ phòng khám bước ra.
Bà nói: “Chúng tôi đã thăm khám cho cô ấy. Hai tiếng nữa sinh. Mọi việc sẽ tốt đẹp. Gia đình cứ yên tâm”.

Chúng tôi chờ đợi trong thắc thỏm. Chừng gần hai tiếng sau, hai cô gái trẻ có lẽ là hộ lý hoặc y tá gì đó bước đến dìu con gái tôi đứng dậy. Dường như cháu đau quá nên gượng một lúc mới đứng dậy nổi, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó.

Tôi nhìn con mà lòng xót xa như chính mình đang đau. Một trong hai cô gái Czech vừa vuốt vuốt bụng con gái tôi vừa khẽ nói một câu gì đó, rồi đưa cháu vào phòng sinh. Con gái út tôi giúp chị đứng dậy xong quay lại nói với tôi: “Mẹ có biết họ vừa nói gì với chị Oanh không? Họ nói: Chị hãy cố lên. Chỉ mươi phút nữa chị sẽ có một thiên thần”. Tôi nhẹ người vì câu động viên rất đúng lúc đó và lòng thấy yên tâm lạ lùng.

Lát sau từ phòng sinh, bà bác sĩ bước đến chỗ gia đình chúng tôi: “Xong rồi. Tốt đẹp rồi. Ai là cha cháu bé?”. Con rể tôi đứng dậy tiếp chuyện bà. “Con gái anh xinh như một nàng công chúa. Đây là bước chân đầu đời của bé. Anh hãy giữ lấy làm kỷ niệm”. Nói rồi bà đưa ra một tờ giấy cứng trắng tinh, trên có hai vết chân nhỏ xíu bằng máu. Góc trái bên trên ghi: “Bao Anh Phamova. Sinh lúc 12g15..., cân nặng 2,9kg, dài 46cm”. Gia đình tôi thống nhất đặt tên cháu là Bảo Anh, cháu họ Phạm, sinh ở Czech nên giấy chứng sinh ghi họ là Phamova.

Ánh mắt con rể tôi sáng lên. Tôi đọc thấy niềm hân hoan vui sướng vô hạn của cháu qua ánh mắt ấy. Cháu nói với tôi: “Con sẽ ép plastic để lại mãi mãi”. Chưa hết. Về đến buồng nghỉ, trên tủ đầu giường con gái tôi nằm đã có sẵn một bó hoa, một thiếp chúc mừng và một gói quà.

Bà bác sĩ chỉ những thứ đó nói: “Đây là thiếp và quà mừng của cơ quan bảo hiểm y tế nhờ chúng tôi chuyển đến chị. Chị có thể mở gói quà”. Con rể tôi đỡ gói quà, mở ra. Đó là một tá bỉm để đóng vệ sinh cho bé, một suất ăn chiều và một cuốn sách ảnh cỡ lớn hướng dẫn cách chăm sóc bé. Rồi bà ân cần nhắc: “Gia đình chỉ nên lưu lại đến trước 17g. Mọi việc ở đây có chúng tôi lo. Tất cả cũng sẽ tốt đẹp như vừa qua”.

Phòng cháu rộng rãi, thoáng. Chỉ có mình mẹ con cháu nằm nên thừa những hai giường. Tôi ngỏ ý muốn ngủ đêm lại với con và cháu nhưng con rể tôi nói luôn: “Không được đâu mẹ ơi và cũng không cần thiết phải vậy. Họ chu đáo lắm. Còn hơn mình nhiều. Mai con lại đưa mẹ vào thăm cháu”.

Câu chuyện cách đây đã mấy năm. Kể lại ở đây để cho thấy ngành y tế của ta kém nước ngoài lại là cái nằm trong tầm tay, không phải tốn kém mua bán học hỏi đâu xa. Đó là sự tận tụy phục vụ, chia sẻ, an ủi và nụ cười. Dễ vậy mà sao khó thế?

BÙI THỊ HẢI YẾN (Nam Định)

http://vn.news.yahoo.com/%E2%80%9Ch%C3%A3y-c%E1%BB%91-l%C3%AAn--m%C6%B0%C6%A1i-ph%C3%BAt-n%E1%BB%AFa-ch%E1%BB%8B-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-m%E1%BB%99t-thi%C3%AAn-th%E1%BA%A7n%E2%80%9D.html


Được sửa bởi pnqt ngày Wed Aug 03, 2011 8:18 pm; sửa lần 2.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Aug 01, 2011 9:01 am

Hồng Kông thu hồi sữa can-xi Nestlé không béo

31/07/2011 23:49

Theo Tân Hoa xã ngày 31.7, Trung tâm an toàn thực phẩm Hồng Kông vừa công bố đã phát hiện vi khuẩn Bacillus Cereus trong sữa can-xi Nestlé không béo cao gấp 120 lần so với quy định, khiến người sử dụng dễ bị các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy…
Báo cáo cũng cho thấy trong 16.800 mẫu thực phẩm đã phát hiện thấy 40 mẫu không đạt yêu cầu, bao gồm cả sữa can-xi Nestlé bán tại siêu thị Vạn Gia Hóa Nhuận ở Hồng Kông.

Trung tâm này đã cho thu hồi loại sữa trên và cho biết đang thu thập chứng cứ để khởi tố Nestlé. Đồng thời cũng cho biết họ nhận được nhiều điện thoại phàn nàn của người tiêu dùng ở Hồng Kông sau khi sử dụng loại sữa này.

Công ty Nestlé ở Hồng Kông vẫn tuyên bố đảm bảo về quy trình sản xuất cùng trình tự giao hàng của nhà máy sữa, cũng như điều kiện vệ sinh ở nhà máy và ở các đại lý bán lẻ.

Lệ Chi

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110731/Hong-Kong-thu-hoi-sua-can-xi-Nestle-khong-beo.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Aug 03, 2011 8:18 pm

Thêm 19 sản phẩm nước giải khát có chứa DEHP

(TNO) Chiều 12.6, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM công bố, đoàn thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã phát hiện thêm 19 sản phẩm giải khát nhiễm DEHP (chất phụ gia tạo đục công nghiệp có thể gây ung thư, nguy cơ giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới, gây nguy hại đến sức khỏe lâu dài).

Các thực phẩm mới được phát hiện có chứa DEHP gồm: 3 loại nước ép chanh dây, nước ép xoài và nước ép trái vải do Công ty TNHH Nhất Phú Quý (Q.3, TP.HCM) nhập khẩu từ công ty Đài Loan - Possmei International Co.Ltd.

Bên cạnh đó, 16 sản phẩm si rô các loại khác có chứa DEHP do Công ty TNHH MTV Hà Thành (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhập khẩu từ công ty Đài Loan - Tong Jing Network INC Co.Ltd, gồm: si rô dâu, si rô kiwi, si rô táo xanh, si rô nho, si rô vải, si rô chanh, si rô dưa gang, si rô bách hương, si rô đào, si rô cam, si rô xí muội, si rô xoài, si rô thơm, si rô táo đỏ, si rô lựu và si rô dâu lam .

Các sản phẩm trên đều được phía bên công ty Đài Loan xác nhận có nhiễm DEHP và đề nghị thu hồi sản phẩm.
Đoàn thanh tra đã yêu cầu 2 công ty trên phải thu hồi nhanh chóng toàn bộ 19 sản phẩm bị nhiễm DEHP từ các cửa hàng mà công ty đã phân phối. Đồng thời phải báo cáo kết quả thu hồi hằng ngày cho đoàn thanh tra.

Trong khi đó, Thanh tra Sở Y tế và Chi cục ATVSTP TP.HCM tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH TM DV SX Gia Thịnh Phát (Q.Tân Bình, TP.HCM) nhanh chóng báo cáo kết quả thu hồi 3 sản phẩm (si rô táo đỏ, si rô nho và si rô trái vải) do nhà nhập khẩu Đài Loan - Công ty TNHH Ye Yen Gen xác nhận bị nhiễm DEHP như đã thông báo trước đây.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM, cho biết, các đoàn thanh tra y tế sẽ tiếp tục giám sát thu hồi sản phẩm bị nhiễm DEHP, thanh tra mở rộng đối với các công ty kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nằm trong danh sách cảnh báo của INFOSAN (Mạng lưới các cơ quan quản lý thực phẩm toàn cầu của WHO/FAO) nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước sự cố phụ gia nhiễm DEHP.

Bên cạnh đó, để nâng cao vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng tự công bố thông tin về các sản phẩm bị nhiễm DEHP trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi thông tin khai báo kết quả xét nghiệm được gửi về Chi cục ATVSTP, số 59 Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1, TP.HCM); điện thoại: (08) 35040418.

Nguyên Mi
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Aug 03, 2011 8:19 pm

Đến lượt mì gói bị nghi chứa DEHP

SGTT.VN - Một số báo nước ngoài đưa tin, ngày 13.6, bộ Y tế Malaysia khuyến cáo người dân không nên mua mì gói Shin Ramyun và Shin Ramen của Hàn Quốc sản xuất tại Đài Loan vì nghi chứa DEHP và DINP; tại Hong Kong cũng phát hiện bốn mẫu mì gói chứa chất tạo đục khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam lo ngại.

Sau nước trái cây, rau câu, xirô, kẹo xốp, nay đến lượt mì gói cũng bị nghi có chứa chất tạo đục gây nguy hại cho sức khoẻ con người.

Mì gói Shin (Hàn Quốc) và Nissin (Nhật Bản) bị nghi ngờ

Theo thông tin từ The Asia one, ngày 13.6, Bộ Y Tế Malaysia khuyến cáo người dân không nên mua mì gói Shin Ramyun và Shin Ramen vì nghi chứa DEHP và DINP. Đây là sản phẩm Hàn Quốc sản xuất tại Đài Loan. Hiện hàm lượng và nồng độ của hai hóa chất trên chưa được công bố, nhưng bộ Y tế Malaysia đã thu hồi các sản phẩm trên và cho tiến hành kiểm tra chặt chẽ.

Trước đó, ngày 12.6, theo WantChinatimes.com dẫn lại thông tin từ Ming Pao, nhật báo phát hành ở Hong Kong, tại Hong Kong cơ quan chức năng đã lấy mười mẫu mì gói sản xuất tại Trung Quốc và phát hiện bốn mẫu mì gói chứa chất tạo đục, gồm: mì bò được siêu thị Welcome Market đặt sản xuất có chứa DEHP cao gấp 53 lần mức độ an toàn. Mì gói Shin Ramyun hương vị nấm, sản phẩm Hàn Quốc, được sản xuất tại Thượng Hải, chứa 1,3 phần triệu (ppm) DEHP (tỷ lệ trong giới hạn an toàn nhưng ở mức cao nhất). Mì gói Nissin Taisho Yakisoba, sản phẩm Nhật Bản, sản xuất tại Thượng Hải, chứa hàm lượng 2,3ppm, cao hơn mức an toàn cho phép của WTO (mức 1,5ppm).

Khảo sát trong hai ngày (12 – 13.6) tại các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart, Big C, Lotte Mart, Maximark… cửa hàng thực phẩm ngoại nhập và các chợ tại TP.HCM cho thấy, mì Shin Hàn Quốc có hai loại: bao bì không có tiếng Việt giá trên 20.000 đồng/gói và loại bao bì có tiếng Việt giá thấp hơn 5.000 đồng/gói. Hiện tại, loại Shin Ramyun vị cay giá khoảng 15.000 đồng/gói được khách hàng mua nhiều hơn. Bà Nguyễn Lệ Hoa có quầy tại chợ Bà Chiểu chia sẻ: Loại mì gói này tôi bán khá chạy. Có người mỗi tháng mua một thùng về ăn sáng với giá hơn 300.000 đồng/20 gói. Chị Hà Phương Thu (một khách hàng) cho biết, loại mì này vừa dai, sợi tròn, ăn có khẩu vị lạ, vừa cay nồng đặc trưng của xứ kim chi, lại có vị béo nên mình thường mua về cho gia đình ăn sáng.

Mì Nissin với các loại hải sản, vị nấm, vị bò cay… ít phổ biến hơn, nhưng cũng có bán ở các sạp chợ, shop thực phẩm, siêu thị ở khu vực quận 1, quận 3, quận 5, quận 10… Giá mì Nissin khoảng 12.000 – 13.000 đồng/gói.

Cơ quan chức năng lẫn nhà kinh doanh Việt Nam không hay biết

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết: hiện TP.HCM chưa có thông tin cảnh báo của nước ngoài hay của bộ Y tế về loại mì gói có chứa chất DEHP và chất DINP. Do đó, sở Y tế sẽ chờ kết quả kiểm nghiệm chính xác, sau đó mới cập nhật thông tin và xử lý.

Nói về những thực phẩm có nguy cơ nhiễm các chất DEHP và DINP, ông Lê Trường Giang, phó giám đốc sở Y tế cho rằng, hiện nay ngành y tế TP.HCM đã yêu cầu các công ty sản xuất thực phẩm có nguy cơ thôi nhiễm các chất trên tự đi kiểm nghiệm và báo cáo kết quả với sở Y tế, kể cả những sản phẩm nhập khẩu.

Ở các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.opmart, Maximark, Citimart…, cũng như tại các cửa hàng thực phẩm, sạp chợ, cho đến chiều 14.6 vẫn bày bán mì Hàn Quốc và Nhật Bản. Đại diện các siêu thị, chủ cửa hàng, chủ sạp đều nói họ không hề hay biết gì về việc mì gói có thể chứa DEHP. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại hệ thống Big C nói: “Chúng tôi chưa nhận được thông tin chính thức nào từ cơ quan chức năng của Việt Nam. Nghe thông tin từ bên ngoài, chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp để yêu cầu họ cung cấp cho siêu thị các giấy tờ chứng minh sản phẩm an toàn cho sức khoẻ”. Các hệ thống siêu thị khác cũng chọn cách hành động tương tự.

Điều đáng nói là cho đến thời điểm này, dù Việt Nam đã phát hiện và thu hồi 26 loại sản phẩm chứa chất tạo đục nhiễm DEHP, nhưng những mặt hàng khác có hay không chứa chất này vẫn là ẩn số.

Ông Ngô Văn Hải, phó tổng giám đốc Citimart nói: “Giá mà biết rõ những sản phẩm nào có liên quan đến các chất này thì hay hơn là ngồi chờ như hiện nay”.

Nhiều nhà khoa học cũng như luật sư cho rằng, để nhà kinh doanh nhập khẩu thực phẩm tự đi kiểm nghiệm vô cùng khó, bởi họ nhập khẩu thì sao phải đi kiểm nghiệm. Còn những nhà sản xuất, có thể tự pha chế chất tạo đục công nghiệp vào trong sản phẩm thì không dại gì đi kiểm nghiệm, cách đó chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm nghiệm phải là công việc của các ngành hữu trách.

HOÀNG NHUNG – BÍCH THUỶ – MAI HƯƠNG



Ngày 14.6, TS Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm (bộ Y tế) cho biết, các đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương và các địa phương tiếp tục thanh, kiểm tra các mặt hàng nghi ngờ nhiễm chất DEHP không những trên thị trường, tại các cơ sở kinh doanh mà còn tại các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, các đoàn tiếp tục giám sát việc thu hồi các sản phẩm thuộc diện phải thu hồi. Đối với sản phẩm mì Shin Ramyun mà Malaysia đã thu hồi, cục sẽ cho tiến hành kiểm tra ngay, nếu có phát hiện chất DEHP sẽ thông báo rộng rãi và cho thu hồi.


LỆ HÀ

http://vn.news.yahoo.com/%C4%91%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3t-m%C3%AC-g%C3%B3i-b%E1%BB%8B-nghi-ch%E1%BB%A9a-dehp.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Aug 03, 2011 8:20 pm

Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại

14/06/2011 1:21

Đã có hàng loạt cảnh báo về đồ chơi, đồ dùng trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hóa chất độc hại nhưng trên thị trường nội địa vẫn bày bán công khai.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống P1a
Nhiều đồ chơi độc hại xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán khắp nơi -
ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thế giới cấm, ta thả nổi

Cuối tháng 5, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em (ĐCTE) mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom.

Cũng trong tháng 5, Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu ĐCTE được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em... Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm, thậm chí có một sản phẩm chứa đến 43%.

Bất chấp những cảnh báo trên, tại VN, ĐCTE từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn ngập. Khảo sát trên địa bàn TP.HCM, những mặt hàng như xe đạp, ô tô, búp bê, bộ ghép hình, siêu nhân... được bán với giá rất rẻ. Chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng/sản phẩm ở vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, CMT8, Trường Chinh... Dễ nhận thấy nhiều loại sản phẩm giống với các mẫu mà báo chí Trung Quốc đăng tin là có vấn đề về an toàn sức khỏe như nói trên.

Dạo qua khu vực chợ Bình Tây, vốn được coi là “thủ phủ” của ĐCTE xuất xứ từ Trung Quốc, có thể nhận thấy hàng Trung Quốc "lũng đoạn" thị trường này với đủ loại, kích cỡ, màu sắc... bày bán la liệt từ trong nhà ra tận vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường.

Nguy cơ biến thành “bãi rác độc”

Ngày 1.6, Trung Quốc đã chính thức cấm dùng chất bisphenol A (BPA - là chất phá hoại nội tiết tố, gây hiệu ứng trong tế bào) trong sản xuất đồ dùng ăn uống cho trẻ sơ sinh, thu hồi các sản phẩm liên quan có chứa chất này.

Theo ông Đỗ Ngọc Chính - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (Cescon - Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN), một khảo sát ngẫu nhiên của trung tâm này trên 16 mẫu bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh bán trên thị trường TP.HCM thì 100% mẫu sản xuất từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. “Các nhà quản lý và NTD cần đề phòng các nước đã và sẽ cấm lưu thông bình nhựa cho trẻ ăn làm bằng polycarbonate (có chứa BPA) sẽ bán phá giá sản phẩm này sang thị trường nước ta”, ông Chính lưu ý.

Trớ trêu nhất là một số sản phẩm ngoại nhập bị phát hiện hàm lượng độc tố quá cao so với chỉ tiêu quốc tế nhưng VN vẫn không thể thu hồi. Đơn cử như cuối năm 2010, Công ty TUV Rheinland Việt Nam - đơn vị 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại TP.HCM - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Tuy nhiên đến nay đĩa bay độc hại vẫn... cứ bay!

Tiếp sau đó, Lâm Đồng đã phát hiện ly cốc thủy tinh Trung Quốc chứa hàm lượng kim loại nặng cực độc chì, cadimi... vượt chỉ tiêu tham khảo đến vài ngàn lần nhưng với lý do “quy định chưa có” nên đành bó tay. Các cơ quan này đã có văn bản kiến nghị, đề xuất lên cấp bộ, tổng cục. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm nói trên vẫn “nhởn nhơ” trên thị trường.

Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định các thành phần độc hại hay các yêu cầu về cơ lý trong sản phẩm”.

Với tình trạng không quản nổi đầu vào và cũng không thu hồi nổi khi phát hiện sản phẩm có nhiễm độc như nói trên, đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia cảnh báo, VN có nguy cơ biến thành “bãi rác độc” của thế giới. Bởi trên thực tế, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, ngay cả các nước láng giềng như Malaysia, Singapore đã cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng các kim loại nặng như cadimi, chì hay BPA... trong sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em. Tại VN, việc quản lý một số chất có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người sử dụng vẫn còn lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành quy định cấm hoặc quy định cụ thể hàm lượng một số chất như phthalate, BPA... trong sản xuất ĐCTE, bình bú trẻ em, bình đựng nước học sinh...

Và nguy cơ VN là điểm đến lý tưởng cho các mặt hàng bị thế giới cấm cửa là rất cao.

Hoàng Việt

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty "Phù phép" trái cây

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Aug 03, 2011 8:31 pm

"Phù phép" trái cây

TTCT - Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.


Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống 510889_082051
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” …

Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.

Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.

Từ “tắm” đến chích hóa chất

Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.

Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.

Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống 510891_082411
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: …

Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.

Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.

Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.

Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống 510892_082459
Những trái sầu riêng đã được “tắm” …

Kéo dài “tuổi thọ”

Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.

Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.

Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.

Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.

Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.

Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.

Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.

NGỌC KHẢI - KHƯƠNG VĂN

http://vn.news.yahoo.com/ph%C3%B9-ph%C3%A9p-tr%C3%A1i-c%C3%A2y.html



Người bán không dám ăn

Gần đây, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ gọi điện thông tin lo ngại về tình trạng trái cây có sử dụng hóa chất bảo quản. Mới nhất là trường hợp trái dưa nặng hơn 6kg do chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) mua từ trước Tết Nguyên đán 2011 còn tươi nguyên (Tuổi Trẻ ngày 1-7).

Tương tự, chị Thanh Xuân (P.Tân Quý, Q.Tân Phú) cho hay: “Trái táo ông xã tôi mua ngoài chợ về chưng hơn ba tháng trời vẫn còn tươi nguyên, nhưng khi bổ ra thì bên trong đã thối mốc. Không hiểu trái này dùng chất gì mà giữ lâu đến vậy”.

Ông Chiến, một chủ sạp trái cây ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, nghe thông tin trên chỉ cười xòa, lấy một trái bơ bóng đẹp nhất sạp ra giới thiệu: “Trái cây không dùng thuốc thì khách chê mẫu mã không bóng đẹp, rất khó bán. Ngay cả bọn tôi cũng không dám ăn vì sợ hàng bị các đầu mối mua về đã có dùng thuốc”.

Có nguy cơ gây ngộ độc

Ethrel có tên thương mại là Ethephon với hoạt chất chính là 2-chloroethyl phosphonic acid. Ethrel được xếp vào nhóm các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng ethrel với liều lượng thích hợp để thúc chín trái cây như cà chua, dâu, táo. Úc, New Zealand và Hà Lan cũng cho phép tương tự nhằm rút ngắn thời gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) đã xác định ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm chỉ an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05mg/kg cân nặng cơ thể.

Tại Việt Nam, các sản phẩm ethrel mới được Bộ NN&PTNT cấp phép sử dụng như một loại chế phẩm kích thích mủ cao su và thúc chín quả bông. Một số cơ quan nghiên cứu đã ứng dụng ethrel để kích thích chôm chôm ra hoa trái vụ. Riêng hóa chất ethrel nhập từ Trung Quốc chưa được chính thức cấp phép. Vì thế “Nếu ai/đơn vị nào sử dụng vào mục đích khác là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” (trích lời của cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT).

Nếu bơm chích vào cuống trái mít hay sầu riêng với liều lượng vượt ngưỡng sẽ gây độc vì lượng ethrel hấp thu vào người sử dụng (nặng 60kg) có thể > 3mg. Người ăn trái cây có sử dụng các hóa chất bảo quản không cho phép hoặc vượt quá ngưỡng cho phép đều có nguy cơ bị ngộ độc, nặng sẽ bị ngộ độc cấp tính, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày sẽ bị ngộ độc mãn tính.

TS NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA
(Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón & môi trường phía Nam)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Nhãn lồng “dỏm” tràn ngập thị trường

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Aug 07, 2011 1:56 pm

Nhãn lồng “dỏm” tràn ngập thị trường

Dù còn 2 tuần nữa mới đến chính vụ nhãn lồng Hưng Yên, song trên thị trường hiện nay đã tràn ngập nhãn lồng “dỏm” có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan…

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống 06082011Nhan-long-dom-tran-ngap-thi-truong-nhan_long_dom_ban_tren_thi_truong

Dạo qua các chợ, cửa hàng bán hoa quả đến gánh hàng rong ở Hà Nội, đâu đâu cũng thấy bày bán nhãn lồng với giá 35.000 - 50.000 đồng/kg. Theo “quảng cáo” của những người bán hàng, đây là nhãn lồng Hưng Yên “xịn” - loại quả đặc sản mỗi năm chỉ có một vụ trong dịp hè. Nhưng thực tế, rất nhiều người tiêu dùng bức xúc khi biết mình bị lừa vì mua phải nhãn “dỏm”, chất lượng kém.
Ông Trịnh Văn Thịnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam (phường Hồng Nam, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) khẳng định, thương hiệu cây đặc sản nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng bao đời nay đang bị “nhái” trên thị trường. Ông Thịnh cho hay, do thời tiết khắc nghiệt, so với các năm trước, vụ nhãn trà sớm năm nay mất mùa, sản lượng thất thu đến 90%. Số lượng còn lại chỉ đủ để cho khách đặt mua tại vườn hoặc mua làm quà biếu với giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Hiện tại các vườn nhãn ở Hưng Yên mới đang chớm vào vụ và phải 2 tuần nữa, nhãn chính, tức khoảng trung tuần tháng 8 mới bắt đầu thu hoạch rộ. Do đó, hầu hết nhãn đang bán trên thị trường đều là hàng “dỏm”.

Theo tiết lộ của một chủ kinh doanh hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên, loại nhãn đang bán trên thị trường phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan. Nắm được tâm lý của người tiêu dùng chuộng nhãn lồng, từ hơn một tháng nay, các thương lái nhập nhãn về lấy mác nhãn lồng Hưng Yên. Về mặt cảm quan, cả hai loại nhãn đều có kích thước to giống hệt như nhãn lồng ta. Nếu không tinh ý, khi mua người tiêu dùng rất dễ bị mua nhầm.

Để phân biệt hai loại nhãn này, ông Trịnh Văn Thịnh cho hay, khác với nhãn “dỏm”, nhãn lồng Hưng Yên vỏ dày, màu vàng tự nhiên, cùi giòn, hạt nhỏ, có mùi thơm tự nhiên, đáy có hai dẻ cùi lồng xếp khít vào nhau. Còn nhãn “dỏm”, do khâu bảo quản, vận chuyển nên muốn giữ tươi lâu, trước khi đưa ra thị trường người bán hàng đã “phù phép” bằng cách xử lý qua hóa chất bảo quản… Vì vậy, nhãn “dỏm” có vỏ mỏng, màu vàng sậm, múi mềm, ăn ngọt hắc, lá dài to và dày hơn.

Theo các nhà khoa học, loại nhãn đã nhúng qua chất bảo quản rất độc hại. Nếu dùng tay bóc vỏ, lâu ngày có thể dẫn tới ăn mòn móng tay. Vì vậy, khi mua nhãn người tiêu dùng nên chọn loại tươi, cuống xanh, còn nguyên lá, nguyên cành. Không nên mua loại nhãn rời, vỏ thâm. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trước khi ăn nên rửa sạch quả.

Mùa nhãn thông thường chỉ kéo dài trong vòng một tháng, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9. Theo nhận định của các chủ vườn nhãn ở Hưng Yên, nhãn chính vụ năm nay chắc chắn được giá, bán buôn tại vườn vào khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg. Khi đến tay người tiêu dùng, giá mỗi kg nhãn rơi vào khoảng 60.000 - 70.000 đồng.

Hải Bình

http://vn.news.yahoo.com/nh%C3%A3n-l%E1%BB%93ng-d%E1%BB%8Fm-tr%C3%A0n-ng%E1%BA%ADp-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-031225807.html

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Não teo vì ăn kiêng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Aug 07, 2011 2:06 pm

Não teo vì ăn kiêng

Khi con người ăn kiêng, tế bào não đối phó với tình trạng thiếu dinh dưỡng bằng cách "ăn thịt" lẫn nhau để tồn tại.

Telegraph cho biết, các chuyên gia y khoa của Đại học Yeshiva tại Mỹ tìm hiểu những quá trình diễn ra trong não khi con người ăn kiêng. Họ nhận thấy, giống như tế bào trong các bộ phận khác trong cơ thể, tế bào trong não “ăn” lẫn nhau để bổ sung năng lượng khi chúng không được cung cấp dưỡng chất.

Để ngăn chặn tình trạng tàn sát lẫn nhau giữa các tế bào não, cơ thể tạo ra những axit béo. Những axit này khuếch đại tín hiệu đói trong não và làm tăng ham muốn ăn.

Những thử nghiệm trên chuột cho thấy, nếu tế bào não ngừng ăn lẫn nhau, cảm giác đói sẽ giảm. Đương nhiên, tình trạng thôn tính lẫn nhau giữa tế bào não chỉ chấm dứt khi chúng lấy đủ dưỡng chất.

Nhóm nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ có thể dẫn tới những biện pháp giảm cân khoa học hơn.

Tiến sĩ Rajat Singh, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng những người ăn kiêng để giảm cân nên duy trì sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Cố gắng chịu đựng cơn đói hoặc dập tắt cảm giác thèm ăn không phải là việc làm khôn ngoan. Thay vào đó chúng ta nên tìm cách để cơ thể đốt nhiều mỡ thừa hơn.

Minh Long

http://vn.news.yahoo.com/n%C3%A3o-teo-v%C3%AC-%C4%83n-ki%C3%AAng-032700551.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Gà được nhuộm bằng chất gây ung thư

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Oct 03, 2011 9:58 pm

Gà được nhuộm bằng chất gây ung thư

Để gà làm sẵn trông vàng ươm, bắt mắt, người bán dùng một loại hóa chất nhuộm màu mà theo các nhà khoa học, hóa chất đó có thể gây ung thư cho người ăn.

Lâu nay, giới buôn gà thường rỉ tai nhau về việc sử dụng hóa chất nhuộm gà làm sẵn cho bắt mắt. Gà nhuộm xong có da vàng ươm, béo ngậy, căng phồng, ai nhìn cũng muốn mua. Để kiểm chứng, chúng tôi đến nhiều chợ tự phát ở các phố ngoại thành Hà Nội như đường B52, Bưởi, chợ tạm thuộc Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, (Q.Cầu Giấy), Trường Chinh, Láng (Q.Đống Đa), Lĩnh Nam (Q.Hoàng Mai)… đều bắt gặp những quầy bán gà vàng ươm, con nào con nấy béo ngậy. Tương tự, ở TP.HCM, rảo quanh các chợ tự phát như trên các tuyến đường Tô Ký, Nguyễn Văn Quá, Nguyễn Ảnh Thủ, Lê Văn Khương (Q.12), Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh, Thống Nhất, Phạm Văn Chiêu (Q.Gò Vấp), Bình Long, Tân Hương, Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú)… cũng thấy bán rất nhiều loại gà làm sẵn da vàng ươm.

Công nghệ nhuộm

Theo bí quyết của dân buôn gà, trước khi mang ra chợ bán, gà làm sẵn được nhuộm qua một loại màu là “bột sắt”. Loại bột này, chỉ cần bỏ vào khoảng nửa thìa cà phê là nhuộm được khoảng trên dưới 100 con gà. Đặc biệt, dân buôn gà khẳng định dùng “bột sắt” nhuộm gà sẽ không bị người mua phát hiện, bởi khi nhuộm nước màu ngấm sâu vào da gà. Nhuộm xong, mang gà ra nước rửa thoải mái vẫn không bị phai màu, vì vậy không sợ bị khách hàng “mắng vốn”.

Một lái buôn cả gà thịt lẫn gà sống ở chợ Lòng Thuyền (P.Lĩnh Nam, Hà Nội) tên H. cho biết, lúc đầu không biết cách nhuộm gà và chỉ nhuộm bằng bột nghệ nên không “bắt mắt”. Sau đó, được một bạn hàng “truyền bí quyết” dùng “bột sắt” nhuộm mới là tuyệt chiêu. Từ đó, H. thường xuyên mua “bột sắt” về nhuộm gà trước khi mang ra chợ bán lẻ.

Cũng theo H., tất cả các bạn hàng anh biết đều mua “bột sắt” về để nhuộm. “Tôi làm ít nên chỉ mua vài lạng. Có người mua cả ký bột sắt vì họ có nhiều mối nhà hàng, quán ăn đặt số lượng cả trăm con mỗi ngày”, H. cho biết.

Bán tín bán nghi về loại “bột sắt” mà H. nói, sáng sớm hôm sau chúng tôi đến nhà H. ở khu Mai Dịch (H.Từ Liêm, Hà Nội). Lúc này, H. và vợ đã làm thịt được khoảng 30 con gà. Để cho vợ làm hết số gà đã vặt lông, H. mở nồi nước nóng vẫn đặt trên bếp lò, dùng muỗng nhỏ múc nửa muỗng “bột sắt” bỏ vào nồi, lập tức nước trong nồi chuyển sang màu vàng ươm. Tiếp đến, H. cầm chân từng con gà đã làm sạch lông, da trắng muốt nhúng toàn thân vào nồi, đảo qua lại 2 lần cho màu thấm vào rồi nhấc nhanh ra. Lúc này, toàn thân con gà vàng ươm, da căng phồng, trông gà béo ngậy, khác hoàn toàn màu trắng nhợt, da nhăn như lúc mới vặt lông xong.

Cứ thế, chỉ một chốc, gần 50 con gà được H. nhuộm màu xong. “Bột sắt rất chuẩn. Ông chỉ cần bỏ vào chút xíu là gà vàng ươm, nếu muốn vàng đậm để nướng lu hoặc quay, ông bỏ thêm bột vào nồi”, H. hướng dẫn.

Chất độc!

Theo chỉ dẫn của H., tôi tìm đến phố Hàng Khoai (Hà Nội) tìm mua “bột sắt”. Thấy người đàn bà khoảng trên 40 tuổi ngồi trên ghế nhựa dưới gốc cây bàng, bên cạnh là chiếc thúng đựng túi chứa các loại màu, tôi hỏi mua 2 lạng “bột sắt”. Vừa thò tay lấy ra một túi bột đóng sẵn, bà ta vừa bĩu môi: “Cậu mới vào nghề buôn gà hay sao mà mua ít thế. Dân buôn chuyên nghiệp ngày nào cũng tới mua cả ký, ai mua 2 lạng như cậu bao giờ…”. Nói vậy, bà vẫn đưa gói bột cho tôi và thu 30.000 đồng/2 lạng “bột sắt”. Về nhà, tôi lấy thử một chút “bột sắt” ra hòa tan. Bị nước màu dính vào tay, tôi cố gắng dùng xà bông rửa thế nào cũng không sạch!

Mang “bột sắt” mà chúng tôi mua ở phố Hàng Khoai vào TP.HCM đến gặp tiến sĩ Đàm Sao Mai, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, để nhờ kiểm nghiệm tìm độc tố. Sau hai ngày phân tích, tiến sĩ Mai cho biết “bột sắt” là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in... và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.
Cũng theo tiến sĩ Mai, chất bột màu này là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê. Triệu chứng khi nuốt phải lượng lớn: đau bụng, môi và móng tay chuyển màu xanh tím, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ, lịm dần.

Tìm hiểu ở TP.HCM, chúng tôi cũng được dân buôn gà cho biết họ vẫn thường xuyên lên chợ Kim Biên (Q.5) mua “bột sắt” về để nhuộm gà trước khi mang bán lẻ ngoài chợ. Theo lời các lái buôn, chúng tôi tìm đến chợ Kim Biên và dễ dàng tìm được loại “bột sắt” giống y chang “bột sắt” ở phố Hàng Khoai. Có điều, người bán ở chợ Kim Biên nói chỉ bán từ 1 kg (giá 150.000 đồng) trở lên, chứ “không bán lẻ, mất thời gian!”.

Hoài Nam

----------------------------------------------
Cảnh giác với các thực phẩm có màu vàng bất thường

Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, vào đầu thập niên 1980, tại một vùng ở Anh người ta ghi nhận trên một nhóm người câu cá nghiệp dư thường xuyên sử dụng phẩm màu công nghiệp có tên 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride để nhuộm một loài sâu làm mồi câu cá. Sau 5 năm, những người này có tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn nhóm người không sử dụng chất 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride. Sau đó, cũng có công trình nghiên cứu thử nghiệm trên chuột và đưa ra ghi nhận chất 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride gây ung thư tế bào gan và ung thư máu trên cơ thể chuột... “Chắc chắn 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride là chất không được dùng trong thực phẩm, vì nó thuộc màu công nghiệp”, bác sĩ Phạm Xuân Dũng nói.

Anh Toàn, một kỹ sư hóa chuyên kinh doanh hóa chất phụ gia thực phẩm tại TP.HCM, nói: “Chất 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride là phẩm màu công nghiệp. Loại màu này được dùng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm, giá hàng xuất xứ từ Trung Quốc chỉ từ 70 - 80 ngàn đồng/kg. 2,4 - diaminoazobenzene hydrochloride gây độc hại cho gan và thận, nó có thể gây chết người ở liều lượng cao". Cũng theo anh Toàn, một số người còn dùng acid orange - một loại phẩm màu công nghiệp được dùng trong sản xuất nhang và nhuộm vải, để nhuộm cho da gà, măng... có màu vàng tươi hấp dẫn. Loại phẩm màu này chỉ có giá từ 30 - 40 ngàn đồng/kg, trong khi phẩm màu vàng dùng cho thực phẩm giá cao gấp nhiều lần.

Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN, cho rằng trong phẩm màu công nghiệp chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng, có tính bám dính chắc vào cơ thể, khó phân hủy - là yếu tố gây bệnh mãn tính, ung thư.

Thanh Tùng

http://vn.news.yahoo.com/g%C3%A0-nhu%E1%BB%99m-ch%E1%BA%A5t-g%C3%A2y-ung-th%C6%B0-233244471.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Tinh luyện dầu ăn bằng chất tẩy rửa: Bí ẩn dầu không mùi

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Oct 06, 2011 9:20 pm

Tinh luyện dầu ăn bằng chất tẩy rửa: Bí ẩn dầu không mùi

Sau 7 tháng nhập vai người buôn dầu, PV Thanh Niên có đủ chứng cứ về một công nghệ tinh luyện dầu dừa thành dầu không mùi, dầu cải bằng hóa chất tẩy rửa độc hại.

Lần theo dấu vết

Đã nhiều năm nay, trên thị trường xuất hiện 2 loại dầu được một số nhà hàng, cơ sở chiên chả cá, đậu hũ, bánh tiêu, bánh rán ưa chuộng. Hai loại dầu này có tên rất kêu là “dầu không mùi” và “dầu cải”.

Theo thông tin từ một cơ sở làm đậu hũ ở P.Tam Bình (Q.Thủ Đức, TP.HCM, nơi chuyên mua dầu không mùi để chiên đậu hũ) cho biết: “Mua dầu không mùi chiên sướng lắm, dùng được nhiều lần mà dầu không bị đổi màu và đậu chiên xong cũng không bị đen”, tôi âm thầm bám theo lái buôn chuyên đi giao lẻ loại dầu này cho những cơ sở làm đậu hũ và một số chợ ở khu vực Thủ Đức.

Một buổi sáng, lần theo đường đi của một lái buôn tới đường Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5), tôi bắt gặp chiếc xe tải biển số 54S-3332 bỏ xuống 8 can dầu cho lái buôn này. Khi xe tải chuyển bánh, tôi bám theo. Ra tới đại lộ Đông Tây, chiếc xe này chạy một mạch về cơ sở tinh luyện dầu Thái Thành nằm ở địa chỉ 879/56/18 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân.

Tiếp tục đeo bám ở đây nhiều ngày, tôi phát hiện cơ sở Thái Thành hằng ngày có từ 2 đến 4 chuyến ô tô tải vận chuyển hàng trăm can dầu đi giao sỉ ở một số đại lý kinh doanh dầu thực vật ở các quận 5, 6, 11... Ngoài ra, hằng ngày, từ cơ sở này còn có một xe gắn máy chuyên vận chuyển dầu cho những quán cơm, nhà hàng nằm ở khu vực quận Bình Tân và Tân Phú. Trong khi đó, ngược lại hằng ngày có nhiều xe bồn, xe tải, xe máy vận chuyển những can chứa một loại nước đen sì như nước cống vào giao cho cơ sở Thái Thành. Những chiếc xe chở dầu đen vào giao cho cơ sở, còn khi vận chuyển dầu đi giao sỉ thì lại vàng ươm, trông rất bắt mắt khiến tôi nghi ngờ có thể Thái Thành là một cơ sở tinh luyện dầu đen thành dầu không mùi.

Trong vai một lái buôn dầu đen, một ngày giữa tháng 2.2011, tôi cầm bịch dầu đen bước vào cơ sở Thái Thành chào hàng. Một ông chủ người Hoa khoảng 60 tuổi mặc quần đùi ngước cặp mắt kính cận nói: “Dầu dừa thì mua, dầu cọ giá rẻ cũng không mua”. Biết cơ sở này chỉ mua dầu dừa thô, đen để tinh luyện, tôi tìm đến một đơn vị quen mới mua thanh lý 13 tấn dầu dừa thô kém chất lượng và năn nỉ xin tìm mối bán giùm. Được chủ đơn vị đồng ý, ngày hôm sau, tôi cầm bịch dầu dừa thum thủm đến chào hàng cơ sở Thái Thành. Biết tôi có 13 tấn dầu dừa, ông chủ lấy dầu mẫu của tôi đưa lên mũi ngửi. “Thử xong mới báo giá được”, ông chủ cho biết. Tiếp đến, ông đổ bịch dầu mẫu của tôi vào một lọ thủy tinh, rồi ông ta lấy muỗng múc một ít thứ bột màu trắng bỏ vào lọ thủy tinh, tự nhiên lọ thủy tinh nóng ran, sủi bọt. Khoảng 1 tiếng sau ở lọ thử dầu này xuất hiện cột chất lỏng với hai màu khác nhau: màu trắng và màu vàng. “Dầu này không ngon, ở đây chỉ mua với giá 27 (27 ngàn đồng/kg - PV) nếu không bán thì mang đi chỗ khác”, ông ta kết luận. Ngày hôm sau, trong vai phụ xe, tôi ngồi trên 2 chuyến xe vận chuyển 10 tấn dầu tiến vào cơ sở Thái Thành.

Tinh luyện bằng xút công nghiệp

Kế hoạch thâm nhập thành công. Từ đó, cứ vài ngày PV Thanh Niên lại trong vai lái dầu ghé chào hàng cho ông chủ. Sau 2 tháng mang mẫu dầu đi chào hàng, tôi mới biết ở cơ sở Thái Thành có 7 công nhân làm việc suốt 6 ngày/tuần và được phân công công việc rất cụ thể: 1 công nhân đứng máy quậy dầu, 1 pha hóa chất, 1 chuyên vận hành nấu và hút mùi, 4 công nhân đi giao dầu hằng ngày bằng ô tô và xe gắn máy.

Bên trong cơ sở sản xuất dầu ăn này quá bẩn và tồi tàn, nhất là khu vực quậy dầu. Ở đây, các vật dụng bằng sắt thì gỉ sét, thùng phuy, can nhựa đựng dầu bám từng lớp cáu bẩn đen sì, nhơm nhớp dầu. Nền xưởng bằng xi măng lúc nào dầu, nước cũng ướt nhẹp. Nơi chứa dầu gần giống một hố ga, dầu đen sì lúc nào cũng đầy đến miệng. Các loại mùi tổng hợp từ dầu dừa, hóa chất... khiến ai vào lần đầu đều không thể chịu nổi. Đã vậy, hố đựng dầu được chôn sâu dưới đất nhưng không có nắp đậy. “Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán em đến giao hàng. Ở hố đựng dầu này có hai con chuột chết từ bao giờ đang trong giai đoạn phân hủy. Trước khi đổ hàng của em vào hố, công nhân của cơ sở mới vớt bỏ chuột chết vào thùng rác”, một đại lý giao dầu nguyên liệu kể.

Mặc dù tôi đã là khách giao dầu quen thuộc, nhưng mỗi lần mon men vào khu vực tinh luyện là ông chủ la lớn: “Ai cho phép mà vào, ra ngay”. Còn công nhân thì hỏi thế nào cũng không chịu hé lộ thông tin về quy trình tinh luyện. “Tụi tôi làm công cho ông chủ hàng chục năm rồi, ông cấm trả lời bất kỳ ai hỏi về quy trình tinh luyện dầu vì đó là bí quyết gia truyền”, một công nhân tên T. ghé tai tôi, vừa nói vừa đưa tay chỉ 2 máy ghi hình đen ngòm của cơ sở đang đảo qua đảo lại.

Cơ sở rất cảnh giác, công nhân cũng được huấn luyện để đối phó. Dù còn mơ hồ, tôi vẫn quyết tìm cho ra bí quyết tinh luyện dầu ở cơ sở Thái Thành. Chi tiết làm tôi thắc mắc nhất là khi tôi đến chào hàng, ông chủ có cho một thứ bột gì màu trắng vào lọ thử. Khi thứ bột này được hòa tan với dầu, lập tức cả lọ thử dầu nóng như hòn than. Trong khi đó thì cạnh hố đựng dầu nguyên liệu, cơ sở chất hàng đống bao đựng một loại bột màu trắng (bên ngoài ghi toàn chữ nước ngoài), mỗi ngày một vơi dần. Bí mật chụp hình những bao này, tôi mang đến một công ty chuyên ngành hóa chất mới bật ngửa vì họ cho biết: “Đây là hóa chất NaOH dùng để tẩy rửa, làm xà bông và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường”.

Bất ngờ trước thông tin mà công ty hóa chất cung cấp, PV Thanh Niên tiếp tục đóng vai lái dầu để nắm bắt quy trình tinh luyện dầu bằng hóa chất tẩy rửa độc hại ở cơ sở Thái Thành.

Điều tra của Hoài Nam

-------------------------------------------------

Nhiều cơ sở dùng xút luyện dầu

Trước khi chọn cơ sở Thái Thành để thâm nhập (bởi ở đây hằng ngày có một lượng lớn dầu không mùi được tung ra thị trường), PV Thanh Niên cũng đã đến một vài cơ sở ở Bình Chánh, chuyên tinh luyện dầu các loại, trong đó có dầu dừa. Trong một lần vào một cơ sở nằm trên quốc lộ 1A, PV phát hiện một số bao chứa xút vẫn nằm trong khu vực tinh luyện. Riêng tại một công ty lớn nằm trên quốc lộ 50, khi PV tự tiện “đột nhập” vào khu thử mẫu, lập tức ông chủ ở đây la lớn, quát nạt chỉ tay đuổi thẳng ra ngoài; sau đó định bợp tai công nhân thử mẫu vì tội “dám cho người lạ vào khu cấm địa”. Để ý ở khu thử mẫu, PV cũng phát hiện xút, lọ đựng dầu để thử mẫu ngổn ngang trên bàn.


http://vn.news.yahoo.com/tinh-luy%E1%BB%87n-d%E1%BA%A7u-%C4%83n-b%E1%BA%B1ng-ch%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A9y-r%E1%BB%ADa-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-d%E1%BA%A7u-kh%C3%B4ng-m%C3%B9i.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 08, 2012 9:48 am

Khí cực độc bị xả ra môi trường


Người dân thôn Long Bàn Nam, xã Hành Minh, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đang vô cùng lo sợ cho sức khỏe vì đã hít phải khí độc.

Chiều 7.5, ông Lê Văn Khoái, Phó công an xã Hành Minh, cho biết thủ phạm xả khí độc ra môi trường là Bùi Thống (28 tuổi, ở thôn Long Bàn Nam).

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Khi-cuc-doc-xa-ra-moi-truon-jpg_002558
Bị khí độc, hàng loạt cây cảnh trước sân
trụ sở Công an H.Nghĩa Hành cháy rụi - Ảnh: Hiển Cừ

Theo đó, tối 2.5, người dân trong thôn đi làm đồng về đã phát hiện chiếc xe tải mang biển số 61K-2777 đậu trên con đường dẫn vào cánh đồng mía tại xứ đồng Gò Ớt thuộc thôn Long Bàn Nam, phía sau khói trắng bốc lên nghi ngút. Nghĩ xe bị cháy, mọi người hô hoán và điện thoại báo công an. Có mặt tại hiện trường, lực lượng chức năng nhanh chóng xác định khói trắng bốc lên không phải do xe tải bị cháy mà được xả ra từ một bình khí bằng sắt màu xám tro, trên thân có chữ nước ngoài, dài 2 m, đường kính 80 cm nằm trên thùng xe. “Khói trắng bốc lên có mùi khét và thối, rất khó chịu. Lúc này mọi người ai cũng cảm thấy khó thở, cay mắt, nóng rát cuống họng và tá hỏa khi biết mình hít phải khí độc, nên lo sợ bỏ chạy về nhà”, ông Khoái kể. Sau khi dùng thanh gỗ vót nhọn một đầu để bít lỗ van của bình khí và xác định chủ nhân chiếc xe tải là Bùi Thống, lực lượng chức năng đã lập biên bản đưa toàn bộ tang vật về trụ sở Công an H.Nghĩa Hành.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Khi-doc-xa-ra-moi-truongd-jpg_002557
Bình khí nén cũ mà Bùi Thống đã mua về làm bình hơi - Ảnh: Hiển Cừ

Làm việc với cơ quan công an, Thống khai do chuẩn bị mở ga-ra ô tô, ngày 2.5 anh ta đã xuống một khu "chợ trời” ở đường Phạm Xuân Hòa, TP.Quảng Ngãi mua bình khí này với giá 15 triệu đồng, dự định chở về lấy vỏ làm bình chứa hơi vá lốp ô tô. Về nhà, mở nắp van thì khí độc tuôn ra nên Thống lập tức đóng van rồi ngay trong tối cùng ngày chở ra đồng mía mở van xả bỏ.

Theo quan sát của PV Thanh Niên, tại hiện trường nơi Thống xả khí, mía chết hàng loạt và có dấu hiệu lan ra diện rộng. “Mía mà cũng bị chết thì chứng tỏ khí rất độc. Bây giờ đi ngang qua đôi lúc vẫn còn mùi khó chịu nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân tránh xa khu vực này”, ông Khoái nói.

Trong khi chờ đợi xử lý, bình khí độc tiếp tục rò rỉ làm chết nhiều cây cảnh trong sân trụ sở nên ngày 5.5, Công an H.Nghĩa Hành đã quyết định đưa vào khu vực núi xa khu dân cư chôn tạm, chờ kết luận của cơ quan chuyên môn. Thượng tá Nguyễn Tất Chuân, Phó trưởng công an H.Nghĩa Hành, nhận định đây là một loại vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Hiện vẫn chưa biết khí trong bình là loại khí gì. “Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy quân sự huyện phối hợp vào cuộc điều tra tìm nguồn gốc, xuất xứ và xác định loại khí trong bình để sớm xử lý vụ việc”, ông Chuân cho biết.

Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Tấn Ly, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Nghĩa Hành cảnh báo: “Nếu chẳng may bình khí này phát nổ thì chưa biết hậu quả sẽ đến đâu. Đây là lời cảnh báo cho những ai lén lút sử dụng vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để sử dụng vào việc khác”.

Hiển Cừ

----------------------------------------------------

Những vụ xì khí độc

Ngày 19.9.2010, do bị đục vỏ, một bình khí độc nặng hơn 70 kg tại cơ sở thu mua phế liệu của ông Nguyễn Văn Sơn (ở khối phố Thanh Vinh 1, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị xì khiến hàng chục người dân phải nhập viện cấp cứu, trong đó có nhiều trẻ em. Cơ quan Hóa học Quân khu 5 sau đó cho biết, khí trong bình là khí clo nặng gây choáng ngất ở người.

Ngày 15.1.2011, tại chung cư Bình Trưng Đông (đường Nguyễn Duy Trinh, P.Bình Trưng Đông, Q.2, TP.HCM), hai bình khí bị rò rỉ có màu vàng bốc mùi hôi nồng nặc khiến 10 người ngạt thở phải vào bệnh viện cấp cứu. Hai bình khí độc này sau đó được xác định là chất clo.

Hoàng Trọng (tổng hợp)

http://vn.news.yahoo.com/kh%C3%AD-c%E1%BB%B1c-%C4%91%E1%BB%99c-b%E1%BB%8B-x%E1%BA%A3-ra-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.html

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Măng khô sấy lưu huỳnh: Coi chừng nhiễm độc máu!

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Sep 26, 2012 1:06 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Kỳ lạ cuộc săn loài nấm ‘kỵ hơi người’

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Mar 13, 2013 2:58 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 13, 2013 10:27 pm

Cách nhận biết bún chứa độc chất gây ung thư


Theo các chuyên gia hoá học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời, không có mùi chua.
>> Căng thẳng làm bạc tóc
>> 5 loài cây nên trồng trong mùa hè
>> Kinh hoàng kiến điên chuyên ăn smartphone
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập từ các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn the.

Tiến sĩ Nuyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống 8b967711-1253-45c4-a403-23555ddbc4ae_bun
Bún có màu trắng bất thường có thể chứa hóa chất gây độc. Ảnh minh họa: Cao Lâm. 

Chất Tinopal -  huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Còn Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.

Theo các chuyên gia, bún trước đây làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh. Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng.

Hóa chất Tinopal nguy hại nhưng lại được các trang mạng rao bán rất nhiều, giá khoảng 600.000 đồng/kg. Theo tiết lộ của một chủ xưởng chuyên làm bún thì hóa chất này có bán tại các chợ đầu mối với tên là Tinopal-DMS, Tinopal-AMS... giá 400.000 - 550.000đ/kg.

Phó giáo sư Hoàng Đức Như, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún nhưng đắt tiền nên người sản xuất không chọn. Việc tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp (khoảng 5g) và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Ông Thịnh cho hay chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Theo tiết lộ của một chủ cơ sở sản xuất bún ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), quy trình làm bún bắt đầu bằng việc lựa gạo, lựa nước. Bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian 48 – 72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước. Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi. Nước rửa sợi bún sau khi đã được nấu chín phải là loại nước uống được. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon.

Nhưng hiện nay, thường người ta chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng để rút ngắn quy trình sản xuất. Sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000đồng/kg, bún có pha chế thêm bột mì rẻ hơn 2.000 – 3.000 đồng/cân.
>> Nghiên cứu thành công văcxin hạn chế ung thư phổi
>> Caffeine, nam giới và cương dương
>> Mang thai ở tuổi trung niên
(Theo Gia đình & Xã hội)


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 14, 2013 11:20 pm


Nước lèo ngon nhờ… bột siêu ngọt!



SGTT.VN - Từ thông tin của bạn đọc về sự xuất hiện một loại gia vị đang được nhiều quán ăn bình dân ở TP.HCM cho vào nước lèo nấu hủ tíu, mì, phở, lẩu… để tạo cảm giác ngon, ngọt gấp nhiều lần mà không cần thịt hay xương, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã tìm hiểu để rõ thực hư.

>> Cách cổ truyền trị viêm mũi

>> Chỉnh sửa nhầm lẫn của tạo hóa
>> Đưa bé trai bị cắt nhầm bàng quang ra Hà Nội phẫu thuật





Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống ImageHandler



Phải có cái lưỡi tinh tế mới phân biệt được món ăn sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay bột siêu ngọt. Ảnh: Tuấn Lê


Sau khoảng ba ngày lân la ở một số chợ nhưng hầu hết các chủ sạp gia vị đều cho biết không bán loại gia vị này, một người quen gợi ý: nên ra chợ hoá chất Kim Biên (quận 5) tìm thử. Ghé vào một cửa hàng tại chợ Kim Biên, khi nghe hỏi về loại gia vị này, người bán lập tức dò hỏi cặn kẽ. Sau khi qua “ải”, chúng tôi được giới thiệu một loại gia vị gọi là chất siêu ngọt. Người bán giới thiệu, gia vị này có vị ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và hét giá 400.000 đồng/kg. Ghé vào cửa hàng N, người bán giới thiệu ba loại chất siêu ngọt. Loại của Việt Nam sản xuất có giá 85.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp sáu lần bột ngọt; hai loại còn lại là của Nhật, trong đó có một loại sản xuất tại Thái Lan nhưng bao bì in toàn chữ Hoa, có giá 230.000 – 300.000 đồng/kg, cho độ ngọt gấp 20 lần bột ngọt! Người bán mời chào: “Nhiều chỗ bán lẩu, bán phở, hủ tíu, súp mua về nấu lắm. Mua về thử đi, không mất thời gian hầm, nước dùng trong, bảo đảm ngon ngọt, đậm đà”. Chúng tôi thắc mắc, giá bột ngọt thường trung bình 50.000 đồng/kg, chất siêu ngọt này có giá gấp khoảng sáu lần làm sao có lời, người bán đáp: “Giá gấp sáu lần nhưng ngọt hơn gấp 20 lần là lời quá còn gì!”

Đó là những gói bột có màu trắng, mịn, bao bì chỉ in tên thương hiệu và hai dòng chữ Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate. Người bán cho biết, loại này cũng thường bị làm giả, bột giả không trắng mịn, cầm nhẹ tay hơn.

Chúng tôi mang gói bột siêu ngọt đến phòng thí nghiệm của trung tâm Sắc Ký gặp GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn. Ông cho biết: “Thành phần ghi trên bao bì cho thấy đây là chất tăng vị, không giống bột ngọt. Hiện chưa có quy định ngưỡng sử dụng, tuy nhiên, nếu cho quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng”.


Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống ImageHandler

Gia vị này ngọt hơn bột ngọt gấp 20 lần và được “hét” giá 400.000 đồng/kg.Ảnh: S.Đ
Theo tìm hiểu, hai chất Disodium 5’– Inosinate và Disodium 5’– Guanylate gọi tắt là I + G, thực chất là hai chất điều vị có ký hiệu E.631 và E.627. Hai chất này sẽ không phát huy được hiệu quả “ngon ngọt” nếu không kết hợp với bột ngọt. Đồng thời, có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của E.631 và E.627 trong thành phần của bột nêm thông dụng.

ThS. Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực phẩm, trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, sau khi nếm thử bột siêu ngọt đã nhận xét: “Có vị nhạt, lợ, cấu trúc không giống bột ngọt nhưng đều có tác dụng lên thần kinh qua cơ quan thụ cảm”.

Thử nghiệm nấu 10g bột ngọt trong 200ml nước sôi và lượng tương tự bột siêu ngọt, kết quả nước bột ngọt có vị lợ, hơi mặn, trong khi bột siêu ngọt có vị hơi lợ, ngọt nhẹ. Sau khi nếm thử, mặc dù đã uống nước lọc nhưng một lúc sau vẫn còn cảm giác lờ lợ trong miệng, răng hơi ê.

Điểm gây thắc mắc là ngay cả một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng cũng sản xuất loại bột siêu ngọt này nhưng lại không bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam như các sản phẩm khác của họ. ThS. Minh Thuỷ cho biết: “Đa số nhà sản xuất đều nói sản phẩm của họ không ảnh hưởng sức khoẻ. Nhưng thực tế, các chất này chưa được kiểm tra y tế rõ ràng, chưa nằm trong danh mục cho phép”.

ThS. Minh Thuỷ cho biết thêm, phải thử nghiệm mới xác định được ngoài hai thành phần ghi trên bao bì còn thêm chất nào nữa không. Một số chất phụ gia tuy có chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nhưng hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý có thể vẫn còn dư lượng. Dư lượng hoá chất càng ít thì độ tinh khiết của sản phẩm càng cao. Điểm khó phòng tránh là các chất này không gây ngộ độc cấp tính (không có tác dụng ngay) mà gây ngộ độc mãn tính về sau. Trong khi chưa thể xác định cụ thể tác hại của bột siêu ngọt thì bột siêu ngọt giả còn tác hại hơn vì đó là chất khác nữa và gây tác động khó lường lên cơ thể.

Những người có khẩu vị nhạy cảm có thể nhận ra sự hiện diện của bột ngọt trong thành phần món ăn và bị một số dị ứng như mỏi cổ, ê gáy, nổi mề đay, khô họng… Trong khi đó, bột siêu ngọt có vị ngọt khó nhận ra và có thể không gây ra những dị ứng tương tự. Hơn nữa, khi đã được pha phối thêm nhiều hương vị khác thì người ăn không thể nào nhận ra… bột siêu ngọt.

Theo một số đầu bếp, bột siêu ngọt có tác dụng làm tăng hương vị tự nhiên cho món ăn. Vì vậy, phải là người có cái lưỡi tinh tế mới phân biệt được món ăn sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay bột siêu ngọt.

>> Dán tem bia để bảo vệ... người uống?
>> Nỗi đau da cam ở Việt Nam phải đến hồi kết
>> Thuốc tránh thai gây tử vong có ở Việt Nam

Sa Đồng


Nước dùng nấu từ xương, rau củ: vị ngọt thoang thoảng, thanh, không gắt, sau khi ăn 5 – 10 phút sẽ không có cái hậu khó chịu đọng lại.
Nước dùng sử dụng phụ gia hoá chất: không thanh, sau khi ăn khoảng 10 phút, lưỡi có vị ngọt, chát, hậu khó chịu, nhận thấy rõ sau khi uống nước. Bột siêu ngọt cũng giống đường hoá học, sau khi ăn sẽ có cảm giác đọng lợ lợ trong lưỡi.



http://vn.news.yahoo.com/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%C3%A8o-ngon-nh%E1%BB%9D-b%E1%BB%99t-si%C3%AAu-ng%E1%BB%8Dt-003800226.html


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jul 08, 2013 10:42 am

Nhiễm độc mỗi ngày với đồ nhựa bẩn, đông y thuốc sâu
 

Bình sữa siêu rẻ và ống hút từ nhựa phế thải, dược liệu Trung Quốc trộn thuốc sâu, đồ biển giá siêu bèo… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua.


Bình sữa siêu rẻ, ống hút từ nhựa phế thải


Bình sữa nhựa Trung Quốc giá chỉ vài chục ngàn đồng vẫn được bán tràn lan, thậm chí có mặt cả trong siêu thị. Những loại bình này thường được trang trí ấn tượng, bắt mắt nhưng không có thông tin gì về sản phẩm, được bán với giá từ 10.000 đến 60.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với các loại bình của hãng có tên tuổi. Các tiểu thương hiếm khi nói thẳng đây là hàng Trung Quốc mà thường nói tránh là hàng Đài Loan, Hồng Kông...


Theo bác sĩ Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện 103, bình sữa bằng nhựa nếu không đảm bảo chất lượng, nguy cơ lẫn tạp chất là rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Binh-sua_1373201784



Cũng giống như bình sữa kém chất lượng, ống hút độc hại làm từ nhựa phế thải cũng đang được bán tràn lan tại các chợ, cửa hàng tạp hóa, đang gián tiếp đưa chất độc hại vào cơ thể người dùng.

Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), các loại ống hút kích cỡ to, nhỏ với đủ loại màu sắc được bán phổ biến với giá từ 15 -30.000 đồng/túi nhỏ, 50 -80.000 đồng/ túi lớn. Ngoài ống hút được nhập về từ Trung Quốc còn có nhiều loại ống hút nhựa được nhập từ các làng nghề sản xuất thủ công nhựa gia dụng. Thậm chí, để tiết kiệm, nhiều cửa hàng giải khát còn tái sử dụng các loại ống hút này.

Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng loại ống hút được sản xuất bằng nhựa phế thải, không qua xử lý sẽ tiền ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Việc sơ chế nguyên liệu cũ không đảm bảo sẽ mang những mầm bệnh nguy hiểm vào những sản phẩm được sản xuất thủ công. Đó là chưa kể đến nhiều cơ sở sản xuất dùng phẩm màu công nghiệp tạo màu cho sản phẩm, khi sử dụng rất dễ bị thôi nhiễm, đặc biệt là cốc nhựa đựng đồ uống, ống hút được người sử dụng tiếp xúc trực tiếp vào miệng.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Ong-hut_1373201829



Dược liệu Trung Quốc trộn thuốc sâu, tạp chất

90% số dược liệu tại Việt Nam được nhập từ Trung Quốc, trong khi chất lượng những loại dược liệu này rất khó kiểm soát, chủ yếu được nhập về qua đường tiểu ngạch.

Theo một số chuyên gia, nghiêm trọng nhất là nhiều vị thuốc bị tẩm thuốc chống mối mọt, lưu huỳnh hoặc nhuộm màu làm giả, trộn tạp chất như: Thỏ ty tử, hồng hoa, bạch linh... khiến người sử dụng lầm tưởng thật.

Một công bố mới đây của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương về chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám-chữa bệnh của Nhà nước đã cho thấy, gần 400 mẫu dược liệu thì có tới 60% số mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% số thuốc còn bị trộn rác như cát, ximăng, lẫn tạp chất, giả mạo, tẩm ướp hóa chất độc hại...

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Duoc-lieu_1373201814



Nghi ngờ chất lượng tôm hùm, cua bể giá siêu rẻ
Dọc nhiều tuyến đường tại TP.HCM như Xa lộ Hà Nội khu vực quận 2; Liên tỉnh lộ 25B, đường Điện Biên Phủ hướng về Bình Thạnh, đường Đỗ Xuân Hợp quận 9, đường Vạn Kiếp- Bình Thạnh, đại lộ Võ Văn Kiệt... vào sáng sớm và tầm sau 3 giờ chiều đến tối, các loại hải sản tôm, cua, ghẹ, nghêu, hàu... được tấp nập bày bán với giá rẻ không ngờ, tôm sú 60.000 đồng/kg, tôm hùm 120.000-150.000 đồng/kg, nghêu 13.000 đồng/kg, cá mú 100.000 đồng/kg, cua 60.000-120.000 đồng.

Một người bán hàng thừa nhận, hàng ở đây có giá rẻ ngoài lý do không tốn kém về chi phí mặt bằng còn vì là nguồn hàng dạt, hàng càng chết lâu, càng ươn thì giá bán càng rẻ. Ngoài ra, các loại tôm, cua, ốc biển nuôi... cũng bị dán nhãn hàng đánh bắt ngoài biển. Nhưng chỉ người bán có kinh nghiệm mới biết được hải sản nào là loại nuôi, đâu là loại đã ươn, vì người bán nào cũng có chiêu giữ cho hải sản chết có màu tươi như còn sống.


Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Cua_1373201799



Yến sào hảo hạng bị làm giả
Vì mang lại lợi nhuận cao nên gần đây yến sào là mặt hàng thường xuyên bị làm giả, với "công nghệ" ngày càng tinh vi. Chính các DN kinh doanh yến sào đang cảnh báo người tiêu dùng về yên sào giá.

Theo đó, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng.

Để trở thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 (hoá chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) để tẩy mùi tổ yến, còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến...

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Yen-sao_1373201874



Bên cạnh đó, để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và cho vào nước sôi trụng lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài...

Hoang mang với trứng 2 lòng đỏ

Chưa bao giờ thị trường lại xuất hiện nhiều trứng gà công nghiệp có 2 lòng đỏ như hiện nay khiến các bà nội trợ lo lắng. Mới đây, tại nhiều chợ ở Tp Hồ Chí Minh chào bán trứng gà 2 lòng đỏ với giá 26.000 đồng/chục trong khi trứng gà bình thường chỉ từ 20.000 đến 21.000 đồng/chục.


Trứng 2 lòng đỏ không phải là chuyện lạ, chỉ có điều gần đây loại trứng này xuất hiện nhiều hơn trước. Các tiểu thương cũng không biết có phải do gà ăn quá nhiều đạm và chất tăng trưởng có trong thức ăn chăn nuôi nên đẻ ra trứng 2 lòng đỏ hay không... Theo một chuyên gia trong ngành chăn nuôi, việc gà đẻ trứng 2 lòng đỏ là hiện tượng bất thường của quá trình sinh sản của gà. Tuy nhiên, tTrứng 2 hay 1 lòng đỏ đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Ông Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện Chăn nuôi , cho biết tỉ lệ đẻ trứng 2 lòng của 1 con gà là trên dưới 1% nhưng ở gà công nghiệp thì xác suất đẻ trứng 2 lòng nhiều hơn vì chúng thường xuyên chịu tác động về môi trường, ánh sáng...

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Trung_1373201844



Xoài, măng cụt Trung Quốc đội lốt hàng nội


Trong khi nhiều loại hoa quả trong nước đang vào vụ được bán với giá cả hợp lý thì vẫn có một số lượng đáng kể hoa quả Trung Quốc được nhập về, dán mác hàng Việt Nam lừa người tiêu dùng.


Sau khi nhập về, các chủ sạp hàng đều "gắn mác" cho loại xoài, thanh long, măng cụt Trung Quốc này thành những loại hoa quả "đặc sản" Việt Nam, Australia, Thái sau đó mới đem bán với giá xoài loại to là 45.000 đồng/kg, măng cụt 50.000 đồng/kg; thanh long 35.000 - 40.000 đồng/kg... Các chủ hàng nào cũng đều phủ nhận "mùa này là chính vụ, xoài làm gì có hàng từ Trung Quốc". Tuy nhiên, trong chợ lại đầy rẫy các thùng xốp ghi chữ Trung Quốc, in hình, dán mác các loại hoa quả vừa được giới thiệu là... hàng Việt Nam.





 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jul 13, 2013 10:03 pm

Bắt vụ vận chuyển hàng trăm con heo sữa thối




(TNO) Rạng sáng 13.7, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, quản lý và chức vụ Công an Dĩ An (Bình Dương) phối hợp với bảo vệ Khu công nghiệp Sóng Thần bắt giữ xe tải đông lạnh chở hàng trăm con heo sữa đã bốc mùi hôi thối.


Tài xế Bùi Văn Mai (29 tuổi, quê Nam Định), người điều khiển xe tải biển số 52LD-3532, khai nhận đã được Nguyễn Hồng Thanh (30 tuổi, quê Bình Định) thuê chở số hàng này từ Bình Định vào TP.HCM với giá 800.000 đồng.
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Heothoi1-20130713-085008-130

 

Lực lượng chức năng bắt giữ heo sữa đã bốc mùi hôi thối

Toàn bộ số heo sữa trên được đóng trong 10 thùng xốp lớn. Thịt heo đã rỉ nước vàng, bốc mùi hôi thối.
Làm việc với công an, Nguyễn Hồng Thanh đã đưa ra giấy kiểm dịch thú y nhưng trên mỗi con heo không có dấu kiểm dịch.
Công an xác định giấy kiểm dịch do Thanh đưa ra là giả nên đã tạm giữ Thanh để điều tra hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức.
Chiều cùng ngày, toàn bộ số thịt heo trên đã được cơ quan thú y Dĩ An đưa đi tiêu hủy.
Tin, ảnh: Đỗ Trường



phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jul 15, 2013 4:09 pm


Cơm tẩm hóa chất, 
dầu ăn ép bằng lốp xe



Bởi Nhị Anh (tổng hợp) | Vef.vn – 11 giờ trước

Tranh cãi về tương ớt miền Trung gây ung thư

PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cho biết, tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam như Huế, Quảng Trị, Quảng Bình... các nhà sản xuất ớt bột, ớt khô sử dụng Rhodamine B rất nhiều. Hiện tượng Rhodamine B trong tương ớt cũng được phát hiện đầu tiên ở khu vực miền Trung.

Rhodamine B là một chất màu đỏ tươi, hình thức rất hấp dẫn. Đây là chất hóa học, dùng cho công nghiệp trang trí, in trên tranh vẽ, trên bảng quảng cáo, pha vào sơn để lên màu đẹp. Chất Rhodamine B cũng có khả năng phát huỳnh quang nếu chiếu dưới ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Tuong2_1373771404
Chính vì màu sắc bắt mắt nên Rhodamine B đã được đưa vào sản xuất thực phẩm. Đối với tương ớt, ngoại trừ ớt xanh và ớt vàng, quả ớt khi chín, có màu đỏ tươi rất đẹp nhưng khi đưa vào sơ chế, chế biến ớt, máu sắc bị biến đổi, không còn màu đỏ tươi như trước. Bởi vậy, đề tạo lại màu sắc đỏ tươi, bắt mắt, Rhodamine B đã được đưa vào sản phẩm để tạo màu sắc đồng nhất.

Tuy nhiên, sau thông tin nay, nhiều địa phương đã lên tiếng phản đối. Ông Nguyễn Quang Thử- GĐ Sở Công Thương Quảng Nam cho biết, những năm vừa qua, địa phương này thường xuyên kiểm tra nhưng không phát hiện thấy các chất độc hại, gây mất an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Việc đưa ra thông tin không rõ ràng cơ sở nào, sử dụng chất gì, tỉ lệ bao nhiêu. Chỉ nói chung chung là người trồng ớt và các cơ sở sản xuất ở miền Trung thì vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm ớt có nguồn gốc miền Trung, làm phương hại đến nông dân trồng ớt, cơ sở chế biến ớt ở các tỉnh miền Trung".

Dầu ăn làm từ lốp xe

Trong quy trình sản xuất dầu ăn, để tiết kiệm thời gian và điện, một chủ cơ sở ép dầu ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cắt nhỏ lốp xe bỏ vào máy ép đậu phộng. Tại cơ sở ép dầu của ông Trương Căn (SN 1956, ngụ thôn Châu Lâu), trong quá trình ép dầu, để cho máy chạy nhanh, con trai ông Căn là Trương Công Thạnh (SN 1985) đã cắt nhỏ lốp xe đạp, xe máy bỏ chung với đậu phộng.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Dau-an_1373771359
Theo trình báo, có 30 hộ dân đã ép dầu tại nhà ông Căn. Số dầu ăn bị trộn lốp cao su khi ép ước tính hơn 2.000 lít. Hiện tại giá mỗi lít dầu ăn được người dân bán với giá 90.000 đồng. Ngoài ra còn nhiều người ép dầu tại nhà ông Căn nhưng chưa trình báo.

Ông Căn cho biết: "Trong lúc ép máy bị nghẹt nên con tôi dùng ruột cao su xe đạp, Honda cắt nhỏ bỏ vào cối xay đậu cho khỏi bị nghẹt". Ông Căn hứa sẽ bồi thường, tuy nhiên cho đến nay, hơn 30 hộ dân trên vẫn chưa được ông Căn thực hiện lời hứa.

Bột nở 8.000 đồng/gói ngâm gạo khiến cơm nở gấp đôi

Theo tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) thì chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đã chín thành cơm tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại gia vị này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Gao-no_1373771419
Trên bao bì của loại hóa chất này hầu hết bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác hay hạn sử dụng. Xé vỏ giấy ra thì thứ bộ trắng, nhỏ mịn như đường cát này có mùi thơm nhẹ. Những người có trong nghề gọi bột này là bột nở có tác dụng làm thịt nhỏ to ra gấp 2, hạt gạo ngâm đem hấp lên to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả.

Xe khách chở gần 600 kg heo sữa bệnh

Ngày 10/7/2013, lực lượng chức năng TP. HCM phát hiện xe khách mang biển số 76K-4379 lưu thông trên QL1, hướng từ Đồng Nai về TP.HCM, với nhiều biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu dừng xe để kiểm tra.

Khi mở cửa dưới gầm xe khách, cơ quan chức năng phát hiện có 7 thùng xốp chứa 577 kg heo sữa đã bốc mùi hôi thối, rỉ dịch, xuất huyết da. Thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được giấy tờ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Heo-sua-600kg_1373771389
Tài xế cho biết: "Số heo này được một người nhờ vận chuyển từ tỉnh Quảng Ngãi vào bến xe Miền Đông (TP.HCM), khi đến nơi sẽ có người ra nhận hàng".

Đến chiều cùng ngày, gần 600kg heo sữa bệnh trên được đưa đi tiêu hủy hoàn toàn. Nếu không bị phát hiện, số heo này sẽ được đưa đến các lò heo quay để chế biến rồi bán cho người tiêu dùng.

Rau ngót, cá tầm, cá quả nhiễm độc

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tháng 6 vừa qua, qua kiểm tra các chợ đầu mối trên địa bà Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện, 25 mẫu rau ngót thì có tới 7 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép. Còn trong 25 mẫu mướp đắng, có 2 mẫu bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép, 23 mẫu an toàn. Kiểm tra 30 mẫu cá tai một số chợ trên địa bàn Hà Nội bao gồm cá tầm, cá trê, cá quả đã phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh NitroFurans.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Ca-tam_1373771344
Malachite Green là hóa chất được sử dụng để diệt vi khuẩn, nấm mốc ngoài da, NitroFurans là một loại kháng sinh trị bệnh hiện đang sử dụng cả cho người. Với những thực phẩm nhiễm hóa chất này, ngoài chuyện tích tụ trong cơ thể người gây ra các bệnh nan y còn có thể khiến cơ thể bị nhờn, kháng thuốc khi điều trị một số bệnh. Hai loại chất này đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007.

http://vn.news.yahoo.com/%C4%91%E1%BA%BFn-c%C6%A1m-c%C5%A9ng-t%E1%BA%A9m-h%C3%B3a-ch%E1%BA%A5t-d%E1%BA%A7u-%C4%83n-220000648.html

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Jul 16, 2013 12:38 am

Dùng hóa chất tái chế bún

03/07/2013 00:25



PV Thanh Niên thâm nhập một lò bún tại TP.HCM, phát hiện cơ sở này sử dụng hóa chất để sản xuất và tái chế bún ôi, thiu thành bún tươi mới. Mỗi ngày, cơ sở tung ra thị trường 3-4 tấn bún.
Trong vai người đang cần việc làm, PV xin làm công nhân tại cơ sở sản xuất bún tươi của bà Hoa, nằm trên đường số 4, P.4, Q.8.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Lambun01
Đoàn kiểm tra tiến hành niêm phong hóa chất thu giữ được tại cở sở sản xuất bún bà Hoa. Ảnh: Hải Nguyên - Công Nguyên


Cơ sở hoạt động sản xuất từ 12 giờ trưa đến 3 giờ sáng hôm sau. Vì là “lính mới” nên PV được hướng dẫn các công đoạn làm bún, từ giặt bao đựng bột để tận dụng bột còn dính ở bao, quét gom bột vương vãi trên sàn… đến xay bột, cán bún.
Theo quan sát của PV, hầu hết các công nhân ở đây khi làm việc đều mình trần, tay không và có thói quen hút thuốc xong ném tàn, khạc nhổ ngay trên sàn nhà. Do tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất, tay chân nhiều công nhân bị lở loét, nhưng họ chẳng ngần ngại vốc bột, bún thành phẩm cho vào bịch. Chưa hết, trong các công đoạn sản xuất bún thường vương vãi nguyên liệu ra sàn, sau đó được quét thu gom lại cho vào máy xay bột để tiếp tục làm bún. PV khi lần đầu được phân công quét thu gom bột, bún rơi vãi dưới sàn nhà, định hốt đem đổ liền bị con trai bà chủ quát: “Để đó lát nữa đổ vào máy đánh lại!”.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Lambun_new
Những công nhân ở đây đều đi chân đất, không mặc áo, tay không làm bún. Ảnh: Hải Nguyên - Công Nguyên


“Đói thì ăn mì, đừng ăn bún”!
Qua tìm hiểu, PV còn biết lò bún của bà Hoa thường xuyên thu gom bún ế, bún thiu về tái chế thành bún mới.
1 giờ 30 phút sáng 28.6, chiếc xe tải màu trắng mang biển số 57M-18… lấy bún từ lò của bà Hoa chạy đến giữa cầu Chánh Hưng thì quẹo trái, qua đường Xóm Củi, rồi rẽ vào đường Cần Giuộc (P.12, Q.Cool, dừng lại trước hẻm 137. Hai thanh niên nhanh chóng vận chuyển 40 giỏ bún (mỗi giỏ 30-40 kg) vào sâu trong hẻm giao cho những người buôn bán tại khu vực chợ Xóm Củi vào sáng sớm. Sau đó, chiếc xe tải tiếp tục chạy về chợ Phú Xuân (H.Nhà Bè) bỏ mối 13 giỏ bún ở đây, rồi quay đầu chạy về chợ Tân Mỹ (Q.7) tiếp tục bỏ nốt số bún trên xe trước khi chạy thẳng về lò bún của bà Hoa để tiếp tục lấy hàng đi giao.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Lambun03
Nam công nhân đứng dẫm lên bột đổ trên sàn nhà. Ảnh: Hải Nguyên - Công Nguyên


2 giờ sáng, xe cộ tấp nập ra vào nhà bà Hoa để lấy bún, vận chuyển đưa đến các điểm tiêu thụ. PV bám theo một người đàn ông cởi trần, mặc quần soọc chạy xe ba gác chất 9 giỏ bún tươi lao thẳng về phía đường Trần Xuân Soạn, rồi chạy về chợ Tân Quy (P.Tân Quy, Q.7). Anh này phân chia bún đến một số sạp trong chợ rồi quay về lò bún của bà Hoa tiếp tục chất đầy bún lên xe ba gác và chở đi tiếp.
Ngoài xe ba gác, xe tải vận chuyển bún đi bỏ các mối, mỗi đêm còn có hàng chục lượt xe máy của các tiểu thương bán ở các chợ gần đó đến nhà bà Hoa lấy bún về bán.
Tại chợ Tân Quy (Q.7), một người bán bún lấy mối của bà Hoa cho PV biết: “Bán bún đâu sợ ế, vì có ế cũng trả lại cho lò bún để họ nấu lại. Các xe bỏ bún cứ khuya hôm trước đến bỏ bún cho chúng tôi, khuya hôm sau họ quay lại đưa bún mới và thu bún cũ về. Vì vậy chúng tôi cứ lấy thoải mái bán mà không lo bị ế”. Chúng tôi đến một điểm bán bún tươi trên đường Phạm Hùng (Q.Cool với nhã ý với người bán “muốn tìm mua bún ế về cho heo ăn” thì nhận được câu trả lời: “Làm gì có bún bán cho heo ăn? Bún bán ế, bún thiu sẽ trả về cho lò theo giá cũ”. Một người khác chen vào: “Có hôm chúng tôi lấy vài trăm kg bún, bán ế, còn dư là chuyện bình thường. Lò bún bỏ cho tôi giá nào thì khi thu lại bún cũ họ cũng tính giá y vậy. Do đó, chúng tôi cứ lấy về bán thoải mái, đâu có sợ lỗ đâu mà lo”.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Lambun04
Sau đó công nhân này hốt bột dưới sàn cho vào máy đánh bột. Ảnh: Hải Nguyên - Công Nguyên


Bún thu gom về, theo bà Hoa là để tái chế thành bún tươi mới, đem ra chợ bán tiếp. Cụ thể, bún bán không hết của ngày hôm trước được đưa về lò, phần nào hư, nát quá thì để cho heo; còn lại dùng nước rửa sạch, làm ráo, rồi cho vào máy quay chung với bột mới (bột nguyên liệu mới) rồi tiếp tục đưa qua máy tạo sợi cho ra bún mới. Để bún cũ, bún ế sau khi được tái chế không bị hôi mà còn có mùi thơm, cơ sở dùng một loại dung dịch màu trắng trộn vào. Loại dung dịch này được bà Hoa bật mí mua ở chợ Kim Biên, Q.5.
Nghe “bật mí” của chủ cơ sở, PV rùng mình và nghĩ đến lời một công nhân “đàn anh” dặn dò: “Làm ở đây, mày chớ dại mà ăn bún! Đói thì lấy mì mà ăn. Bọn tao hằng ngày không dám ăn dù chỉ một cọng. Bà chủ bảo lấy bún ăn sáng nhưng bọn tao thà ăn mì tôm sống còn hơn!”.

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Lambun05
Bún ế, bún cũ được đưa về lò bún của bà Hoa để tái chế thành bún mới. Ảnh: Hải Nguyên - Công Nguyên


Hóa chất trong từng công đoạn
Sau khi thu thập đầy đủ những chứng cứ về cơ sở sản xuất bún bẩn, PV Thanh Niên chuyển toàn bộ đến UBND Q.8 và lãnh đạo địa phương đã nhanh chóng lên kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, phối hợp cùng PV tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bún nói trên vào chiều 1.7.
Khi đoàn đến nơi, mặt sàn khu vực sản xuất bún nhầy nhụa nước, bún tươi vương vãi khắp dưới sàn nhà. Thấy đoàn đến, một thanh niên vội dùng vòi nước xịt sàn nhà cho sạch hơn. Khu vực ngâm gạo và chứa nguyên liệu bột (xay từ gạo) thì ẩm thấp, nhầy nhụa nước. Bồn chứa nước dùng ngâm gạo để trống, không có nắp che đậy, trong khi theo chủ cơ sở gạo phải ngâm 3-4 ngày mới đem xay bột để làm bún. Gạo sau khi xay thành bột được cho vào bao để ngổn ngang dưới đất, không đảm bảo vệ sinh vì những bao bột sẽ bị ngấm nước bẩn từ sàn nhà. Những thanh niên trực tiếp làm bún mình trần xay bột, làm bún, dùng tay không bốc bún thành phẩm cho vào thúng...
Kiểm tra thêm, đoàn phát hiện tại khu vực sản xuất bún có nhiều loại hóa chất, phụ gia, nhưng đại diện cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán, gồm: 7 kg hóa chất dạng bột trắng mịn; một số bột màu vàng chanh, màu trắng dạng cốm và dung dịch không màu, có mùi nhưng không rõ loại.
Bước đầu, đại diện cơ sở khai với đoàn kiểm tra những hóa chất, phụ gia trên mua từ chợ Kim Biên Q.5, được sử dụng trong từng công đoạn để tẩy trắng, chống mốc và tạo mùi thơm khi làm bún.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản, lấy mẫu các hóa chất và bún để kiểm nghiệm, xác định các hóa chất phát hiện tại cơ sở sản xuất bún trên.


Thấy là không dám ăn bún

Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm của TP.HCM và thành viên của đoàn kiểm tra, qua kiểm tra cho thấy nhiều cơ sở sản xuất bún tươi thường dùng hóa chất để tẩy trắng làm bún sáng đẹp; dùng hóa chất chống chua, chống mốc và làm cho bún sáng óng ánh. Riêng với cơ sở của bà Hoa có thêm dung dịch làm “thơm” bún ế sau khi được tái chế! “Kiểm tra cơ sở này xong về hết dám ăn bún”, một thành viên trong đoàn thốt lên.
T.Tùng - Công Nguyên - Hải Nguyên

* Đón xem trên số báo ngày mai: Lời khai hãi hùng của chủ cơ sở




BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (68)
TRƯƠNG HÙNG
thật sự không biết thì thôi chứ biết rùi thì lò nào cũng y chang vậy. Tôi đã từng bỏ hàng cho lò nhưng lò nào cũng làm giống y chang báo đăng vậy. Chỉ có điều là cơ quan chức năng chưa kiểm tra hết thôi!
Nguyễn Duy Hòa
Đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường và làm mạnh tay hơn nữa đối với công nghệ làm bún này. Nhiều nơi khác cũng sẽ bắt chước làm theo bà Hoa này.
Khánh Toàn
Đã đến lúc Pháp luật có chế tài xử lý thích đáng, Các Đại biểu Quốc hội, các nhà làm luật phải xây dựng điều luật Hình sự về "Bọn giết người thầm lặng này", xử lý thật nghiêm nếu không xã hội sẽ kéo theo hệ luy.
Hùng, TPHCM
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI THỰC PHẨM BẨN TẠI VIỆT NAM: 
TUYỆT ĐỐI KHÔNG: 1. ĂN: - Bún các loại: bún bò, bún măng, bún riêu, canh bún, bún chả… - Phở - Hủ tiếu - Bánh canh - Bánh ướt, bánh cuốn trừ bánh cuốn làm tại chỗ thì có thể ăn. - Bánh mì - Mì tươi, khô, mì quảng - Bánh xèo, bánh khọt, bột chiên - Gạo thơm nhiều. 
- Rau các loại đặt biệt là: cải ngọt, cải bẹ xanh, cải thảo, cải bắp, súp lơ, cải thìa, rau muống, dưa leo, đậu bắp, rau dền, rau lang, rau thơm các loại. 
- Trái cây các loại đặt biệt là: dưa hấu, nho, táo, lê, mận, ổi, mít, chuối trừ mua mít chuối xanh về ủ chín, sầu riêng, hồng.
 - Thịt heo, thịt gà công nghiệp. - hành tỏi gừng mù tạt...của Trung Quốc chưa có giấy đăng ký.
 - Chao, nước mắm, nước tương và các gia vị của Việt Nam khác không rõ nguồn gốc hoặc không có đăng ký sản phẩm. 
- Các loại gia vị Trung Quốc chưa có giấy đăng ký. - Hành phi, sa tế làm sẵn - Giá trừ tự làm. - Giò chả các loại trừ tự làm. 
- Cá, mực chết đặc biệt không ướp đá, cá tôm nuôi ao, bè như cá lóc, cá tra, cá rô phi, tôm sú… - Các loại trái cây có nguồn gốc Trung Quốc chưa có giấy đăng ký. 

2. UỐNG: - Cà phê phin nếu rang xay tại chỗ thì có thể - Trà sữa, trà chanh, trà đá. - Nước ép trái cây trừ rau má nếu thích - Các loại nước ngọt Việt nam trừ Cocacola hoặc pepsi nếu thích - Sâm lạnh, thạch dừa. 

CÓ THỂ ĂN UỐNG: Cơm trắng ít thơm, đậu và củ các loại do Việt Nam trồng (tự tìm hiểu cách phân biệt), rau sạch tự trồng, thịt heo nhà hoặc rừng lai biết rõ cách cho ăn, thịt vịt, thịt gà vườn, thịt bò (không quá 100g 1 ngày), thịt bê, thịt chó, thịt heo, cá tôm mực thiên nhiên sống trừ tôm cá nuôi (trừ tôm cá nuôi có chứng chỉ kiểm định), cua ghẹ ốc còn sống, nước dừa, sữa đậu nành. 
NẾU CÓ GIẤY PHÉP HOẶC CHÚNG TA TỰ TRỒNG VÀ TỰ CHẾ BIẾN CÁC LOẠI "TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĂN" THÌ CÓ THỂ ĂN ĐÂY LÀ Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA TÔI
ngoc
Cám ơn các anh đã phát hiện ra lò bún bẩn này, nhưng mấy ngày qua tôi đi qua lại nơi này vẫn còn thấy họ hoạt động lén lút. Họ làm bún 1 nơi nào đó rồi tối chở về lò bún bẩn này để sáng ra họ đem giao. Không lẽ cơ quan chính quyền nhà nước chỉ nghiêm cấm ít ngày thôi sao, không trừng trị họ thích đáng. Họ đã xem thường chính quyền nhà nước nghiêm cấm mà lại còn sản xuất.

 



http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130703/dung-hoa-chat-tai-che-bun.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Jul 16, 2013 4:38 pm

Điểm mặt thủ phạm gây suy thận


SGTT.VN - Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.

>> Trưởng Công an TP Phan Thiết nhắn tin... đòi nợ
>>  Phòng nhiều bệnh nhờ nước ép táo
>> Uống gì để trị bệnh trĩ?
Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống C79c6510-d4a3-4383-929b-481234d4b163_than

Trái cây, rau quả tươi là những thức ăn có lợi cho thận. Ảnh: DAVE GREEN

Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất của thận. Thức ăn, thuốc... sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù). Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn...); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước... gây tăng huyết áp. Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.

Tác nhân gây suy thận thường gặp

Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc... Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.

Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận... là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.

Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.

Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…

Tuổi cao: đây không phải là bệnh.

Làm sao để ngừa suy thận?

Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu. Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt...; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)

Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.


TS.BS Nguyễn Bách, trưởng khoa thận nhân tạo, bệnh viện Thống nhất TP.HCM

Vi Thoại (ghi)
 


http://vn.news.yahoo.com/%C4%91i%E1%BB%83m-m%E1%BA%B7t-th%E1%BB%A7-ph%E1%BA%A1m-g%C3%A2y-suy-th%E1%BA%ADn-030205721.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Những món ăn hút khách được làm từ thịt thối tẩm hóa chất

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Oct 12, 2013 6:57 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Oct 12, 2013 7:01 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Oct 15, 2013 10:52 am

Phát hiện 5 mẫu nguyên liệu làm chả cá chứa chất cấm

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131015/phat-hien-5-mau-nguyen-lieu-lam-cha-ca-chua-chat-cam.aspx




Ngày 14.10, ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Phú Yên, cho biết qua kiểm tra của đoàn liên ngành tỉnh tại các cơ sở chế biến chả cá ở chợ TP.Tuy Hòa, đã phát hiện có 5 mẫu nguyên liệu làm chả cá và chả cá thành phẩm chứa chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm.
Theo ông Tâm, kết quả này do Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) kiểm nghiệm trên 7 mẫu cá nguyên liệu
làm chả cá và chả cá thành phẩm tại chợ TP.Tuy Hòa mà đoàn liên ngành đã lấy mẫu. Những mẫu này chứa dư lượng Chloramphenicol và dư lượng u rê. Tại chợ đầu mối TP.Tuy Hòa mỗi ngày, những cơ sở thủ công tại chợ này chế biến hàng tấn chả cá để đem đi tiêu thụ trong tỉnh Phú Yên và nhiều tỉnh khác.
Đức Huy
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Feb 28, 2014 9:41 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống Empty Re: Tin Y tế, Sức khỏe, và Đời sống

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết