TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
ĂN...                                   I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
ĂN...                                   I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
ĂN...                                   I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
ĂN...                                   I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
ĂN...                                   I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
ĂN...                                   I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
ĂN...                                   I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
ĂN...                                   I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
ĂN...                                   I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
ĂN...                                   I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
ĂN...                                   I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
ĂN...                                   I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
ĂN...                                   I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
ĂN...                                   I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
ĂN...                                   I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
ĂN...                                   I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
ĂN...                                   I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
ĂN...                                   I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
ĂN...                                   I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
ĂN...                                   I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
ĂN...                                   I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
ĂN...                                   I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
ĂN...                                   I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
ĂN...                                   I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
ĂN...                                   I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
TLT (2017)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
letansi (1008)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
le huu sang (320)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
pthoang (257)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
luck (220)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
hatinhve (181)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 
Admin (156)
ĂN...                                   I_vote_lcapĂN...                                   I_voting_barĂN...                                   I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


ĂN...

Go down

ĂN...                                   Empty ĂN...

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 05, 2011 12:57 am

Ngôn ngữ hầu hết của dân tộc trên thế giới xoay quanh hai động từ “có” và “là” (être et avoir, to be and to have); riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn”, xin các bạn giải thích và cho ý kiến cách dùng động từ này…

Ngôn ngữ của các dân tộc khác trên thế giới thì tôi không biết đến. Riêng ngôn ngữ dân tộc Việt Nam thì tôi xin có vài ý kiến nhỏ như sau:

"riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn", câu này chính tôi phải hỏi lại bạn: bạn dựa vào đâu mà nói từ "ăn" là động từ căn bản của dân tộc Việt Nam?

Chữ "ăn" có nhiều nghĩa, gồm nghĩa đen và nghĩa bóng và tùy theo nghĩa đen hay nghĩa bóng mà nó là động từ hay tính từ ...

Qua tra cứu từ điển tôi thấy có các từ "ăn" như sau:

*ăn
1. Cho vào cơ thể qua miệng: Ăn có nhai, nói có nghĩ
2. Dự bữa cơm, bữa tiệc: Có người mời ăn
3. Ăn uống nhân một dịp gì: ăn tết
4. Dùng phương tiện gì để ăn: Người âu-châu không quen ăn đũa
5. Hút thuốc hay nhai trầu: Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu
6. Tiếp nhận, tiêu thụ: Xe này ăn tốn xăng; lò này ăn nhiều than
7. Nhận lấy để chở đi: Ô-tô ăn khách; tàu ăn hàng
8. Phải nhận lấy cái không hay: Ăn đòn; ăn đạn
9. Nhận để hưởng: Ăn thừa tự; ăn lương; ăn hoa hồng
10. Thông với, hợp vào: Sông ăn ra biển
11. Được thấm vào, dính vào: Giấy ăn mực; Sơn ăn từng mặt; Hồ dán không ăn
12. Phụ vào, thuộc về: Ruộng này ăn về xã tôi
13. Giành lấy về phần mình: Ăn giải
14. Có tác dụng: Phanh này không ăn
15. Tương đương với: Một cân ta ăn 600 gam
16. Ngang giá với: Hôm nay một đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng Việt-nam.

* ăn bám
- Có sức lao động mà không làm việc, chỉ sống nhờ vào lao động của người khác. Sống ăn bám. Không chịu đi làm, ăn bám bố mẹ.

* ăn bận
- ăn mặc: ăn bận gọn gàng.

* ăn bốc
- ăn bằng tay, không dùng đũa hoặc nĩa: Có những dân tộc quen ăn bốc, nhưng trước khi ăn, người ta rửa tay thực sạch sẽ.

* ăn bớt
- Lấy bớt đi để hưởng một phần, lợi dụng việc mình nhận làm cho người khác. Nhận làm gia công, ăn bớt nguyên vật liệu.

* ăn cánh
- Hợp lại thành phe cánh: Giám đốc và kế toán trưởng rất ăn cánh với nhau.

* ăn cắp
- Lấy vụng tiền bạc đồ đạc, của người ta, khi người ta vắng mặt: Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt (tng).

* ăn chay
- Ăn cơm chay để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác. Ăn chay niệm Phật. Ăn chay ngày rằm và mồng một. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.

* ăn chắc
- Nắm vững phần lợi hay phần thắng.

* ăn chơi
- Tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát).

* ăn cỗ
- Dự một bữa ăn trọng thể nhân một dịp gì: ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
* ăn cưới
- Dự đám cưới (thường là có ăn mặn): ăn cưới chẳng tày lại mặt (tng.).

* ăn cướp
- Dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: Vừa ăn cướp vừa la làng (tng).

* ăn giải
- Được phần thưởng trong một cuộc đua: Nếu không được ăn giải thì chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).

* ăn gian
- Cố ý tính sai, làm sai đi để thu lợi về mình. Chơi bài ăn gian. Nó đếm ăn gian mất mấy trăm.

* ăn giỗ
- Dự lễ và ăn uống trong ngày kị một người đã qua đời: Ông tôi đi ăn giỗ ở xóm trên.

* ăn hại
- Chỉ ăn và gây tốn kém, thiệt hại cho người khác, không làm được gì có ích. Sống ăn hại xã hội. Đồ ăn hại! (tiếng mắng).

* ăn hiếp
- Buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt nạt, doạ dẫm: Người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.

* ăn hỏi
- Đến nhà người con gái để xin cưới: Mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ chức lễ cưới.
ăn hối lộ
- Nhận tiền của hối lộ.

* ăn không
- 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền, của cải: Cứ ngồi nhà ăn không thì của núi cũng hết. 2. Lấy không của người khác bằng thủ đoạn, mánh khoé: Kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.

* ăn khớp
- 1. Rất khít vào với nhau: Mộng ăn khớp rồi 2. Phù hợp với: Kế hoạch ấy không ăn khớp với tình hình hiện tại.

* ăn kiêng
- Tránh ăn những thứ mà người ta cho là độc: Ông lang khuyên người ốm phải ăn kiêng thịt gà.

* ăn lãi
- Hưởng tiền lời khi bán một thứ gì: Ăn lãi nhiều thì không đắt khách.
ăn lương
- Hưởng lương tháng theo chế độ làm việc: làm công ăn lương nghỉ không ăn lương

* ăn lương nhà nước.

* ăn mày
- 1. Đi xin để sống: Đói cơm, rách áo, hoá ra ăn mày (cd) 2. Nói khiêm tốn một sự cầu xin: Ăn mày cửa Phật.

* ăn nằm
- Ăn và nằm (nói khái quát). Chỗ ăn nằm sạch sẽ. 2 (kng.). Chung đụng về xác thịt.

* ăn năn
- Cảm thấy day dứt, giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi biết ăn năn thì sự tình đã quá muộn màng.

* ăn nhịp
- Hòa hợp với: Lời ca ăn nhịp với đàn.

* ăn nói
- Nói năng bày tỏ ý kiến. Có quyền ăn nói. Ăn nói mặn mà, có duyên.
ăn ở
- 1. Nói vợ chồng sống với nhau: ăn ở với nhau đã được hai mụn con 2. Đối xử với người khác: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc (TrTXương); Lấy điều ăn ở dạy con (GHC).

* ăn sống
- ăn thức ăn sống, không nấu lên: ăn sống nuốt tươi (tng.).// ăn sống nuốt tươi 1. ăn các thức sống, không nấu chín. 2. Có hành động vội vã, thiếu suy nghĩ, cân nhắc. 3. Đè bẹp, tiêu diệt ngay trong chớp nhoáng.

* ăn sương
- 1. ăn trộm: Nó là một tên quen ăn sương, người ta đã quen mặt 2. Làm **: Đoán có lẽ là cánh ăn sương chi đây (NgCgHoan).

* ăn tạp
- Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, cả thức ăn thực vật lẫn động vật. Lợn là một loài ăn tạp.

* ăn tết
- ăn uống, vui chơi trong những ngày Tết Nguyên đán: về quê ăn tết Năm nào Hà Nội ăn tết cũng vui.

* ăn tham
- 1. Muốn ăn thật nhiều, quá sự cần thiết: Thằng bé ăn tham 2. Hưởng một mình, không chia sẻ cho người khác: ăn tham vơ cả món lời.

* ăn thề
- Cùng thề với nhau một cách trang nghiêm trong buổi lễ. Uống máu ăn thề. Làm lễ ăn thề.

* ăn thua
- 1. Giành giật cho bằng được phần thắng: có tư tưởng ăn thua trong thi đấu thể thao chơi vui không cốt ăn thua. 2. Đạt kết quả hoặc có tác dụng nhất định nhưng thường chỉ dùng với ý phủ định, nghi vấn, hoặc sẽ xẩy ra trong điều kiện cho phép): cố gắng mãi mà chẳng ăn thua gì mới thế đã ăn thua gì, còn phải cố gắng nhiều.

* ăn thừa
- ăn thức ăn người khác bỏ lại: Thơm thảo bà lão ăn thừa (cd).

* ăn tiệc
- Dự bữa ăn được tổ chức trọng thể, có nhiều người thường là khách mời với nhiều món ăn ngon, sang, bày biện lịch sự: mời đi ăn tiệc Ngày thường mà ăn sang như ăn tiệc.

* ăn tiền
- 1. ăn hối lộ: Kẻ ăn tiền của dân 2. Có kết quả tốt (thtục): Làm thế mới ăn tiền.

* ăn tiêu
- Chi tiêu cho đời sống hằng ngày. Ăn tiêu dè sẻn.

* ăn trộm
- Lấy của người khác một cách lén lút vào lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người: Đang đêm có kẻ lẻn vào nhà ăn trộm.

* ăn uống
- 1. Ăn và uống nói chung: Ăn uống đơn sơ nên ít bệnh (HgĐThuý) 2. Bày vẽ cỗ bàn: Cưới xin không ăn uống gì.

* ăn vạ
- Ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền. Không vừa ý, thằng bé nằm lăn ra ăn vạ.

* ăn vụng
- ăn giấu, không để cho người khác biết: ăn vụng không biết chùi mép (tng.) Những người béo trục, béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày (cd.). // ăn vụng không biết chùi mép không biết che đậy, giấu giếm những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng khéo chùi mép biết cách giấu giếm, che đậy những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng như chớp chuyên ăn vụng và ăn vụng rất sành, khó lòng bắt quả tang.

* ăn xổi
- 1. Nói cà, dưa mới muối đã lấy ăn: Cà này ăn xổi được 2. Sử dụng vội vàng, chưa được chín chắn: Thực hiện kế hoạch đó phải có thời gian, không nên ăn xổi.

* ăn ý
- Hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động. Chuyền bóng rất ăn ý. Có sự phối hợp ăn ý.

Như vậy thì từ "ăn" có phải là "động từ căn bản của dân tộc Việt Nam" không? Bạn nên xem lại ...


Hoài cổ




...
Như vậy thì từ "ăn" có phải là "động từ căn bản của dân tộc Việt Nam" không? Bạn nên xem lại...


Bạn Hoài cổ hay quá, sưu tầm một mớ động từ "ăn", chỉ một từ "ăn" thôi mà ta ghép vào tạo cho nghĩa đa dạng, như vậy thì bạn Eve nói có gì sai lắm đâu, vì ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Bạn thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là" (être et avoir, to be and to have), còn người Việt thì không “có” gì cả mà cũng chẳng “là” gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn", như trên bạn sưu tầm thật đầy đủ, nay xin thêm vài động từ "ăn" nữa để theo đó bàn chơi...

- Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói
- sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn
- vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau
- nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh
- lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia...

Cái gì cũng ăn cả vì thường bị đói quanh năm, nên lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu(=giả), mà nhiều bạn VN hay dùng nào là hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu…, từ đểu cũng như từ ăn hiện diện như một sự trấn áp qua ngôn ngữ…. Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu hay nói khác hơn nước mình còn đang ở thời kỳ đồ đểu (giả) - Hàng Tàu nhập vào VN ta chứ lị?- Chữ Việt thật oái ăm!

TC NGUYỄN




Nghe mọi người nhắc đến từ "ăn", tại hạ cũng nhớ đến một câu chuyện vui cười, cũng oái ăm không kém cạnh. Xin được kể lại cho mọi người cùng nghe:

Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái "ké...é....ét" ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi:

- Ăn không ???

Nàng: - Ăn !!!

Chàng: - Có thế chứ! Bộ thắng này mới thay hồi sáng đó!

Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi....


Đúng là chỉ một từ "ăn", nhưng oái ăm thay, có đến thật nhiều nghĩa, mà người ta vẫn thường gọi là từ đồng âm. Trên đây từ "ăn" được dùng theo hai nghĩa:
- Nghĩa "cho thức ăn qua miệng"
- Nghĩa "có tác dụng"

Các nghĩa tra cứu đã được Hoài Cổ đề cập đến. Đúng là tiếng Việt phong phú.

Dương Nghiệp


(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết