Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm :: 1 BotKhông
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 144 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 9:34 am
Latest topics
Top posting users this week
No user |
Top posting users this month
No user |
Top posters
phannguyenquoctu (7587) | ||||
TLT (2017) | ||||
letansi (1008) | ||||
le huu sang (320) | ||||
lamkhoikhoi (299) | ||||
pthoang (257) | ||||
luck (220) | ||||
sóng cát trùng dương (209) | ||||
hatinhve (181) | ||||
Admin (156) |
Most Viewed Topics
Chuyện cái váy đầm xưa và nay !
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA :: NGHIÊN CỨU - VĂN CHƯƠNG CHỮ NGHĨA - VĂN HÓA - THỂ THAO -ÂM NHẠC - ĐIỆN ẢNH -... :: Văn hóa Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chuyện cái váy đầm xưa và nay !
Thời của những thứ ngắn và rất ngắn
Bây giờ ra đường thấy cái gì cũng ngắn , có hai thứ đáng nói là tóc ngắn và váy ngắn , cái trào lưu tôn vinh vẻ đẹp cho các chị các em nhất cũng là cái váy . Đẹp thì đẹp quá rồi khỏi phải bàn cãi khi chị em lả lướt khoe giò từ nhỏ đến to , lác mắt cánh đàn ông , nhưng có lúc gây khốn khổ cho các bà bởi lúc hớ hênh hay gió lốc mưa rào bất thường vào mùa này .
Tôi xin trích đoạn bài bình này các bạn đọc xem sao :
Trong bài Chỗ lội làng Ngang Nguyễn Khuyến có nói đến cái quần đàn bà :
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đấy vén quần lên
Chỗ thì đến háng chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười
Cái gì trăng trắng như con cúi
Đàn bà khép nép đứng liền thưa
Con trót hớ hênh ông xá tội...
Đàn bà vén quần, hớ hênh, để lộ cả cái gì trăng trắng như con cúi. Các nhà quan sát có thẩm quyền kết luận rằng người đàn bà trong câu chuyện mặc váy. Quần hai ống vén đến gối hay đến háng thì vẫn còn kín đáo, chưa để lộ bí mật.
Nguyễn Khuyến đã dùng chữ quần theo nghĩa chữ hán, để chỉ cái váy của các bà.
Hình ảnh vén váy để hở cả cơ đồ còn được thấy qua tấm tranh dân gian Hứng dừa dí dỏm.
Qua vài thí dụ kể trên thì thấy rằng từ thế kỉ 15 (Hồng Đức quốc âm thi tập) đến đầu thế kỉ 20 (Nguyễn Khuyến) chữ quần đã được văn học Việt Nam dùng theo nghĩa của chữ hán, để chỉ đồ che nửa dưới thân thể. Quần của đàn bà (miền Bắc) Việt Nam ngày xưa là cái váy, cái áo dài (xiêm), chứ chưa phải là cái quần hai ống ngày nay.
Hồng quần của hai bà Trưng phải được hiểu là cái váy màu đỏ.
Từ ngày người Pháp cai trị nước ta thì các bà nhà quê miền Bắc mới dần dần mặc quần hai ống như các ông. Một số bà tân thời ở tỉnh thành mặc màu trắng. Dân quê chỉ dùng màu đen hay màu nâu. Ngày nay, cả hai phái nước ta, phái mạnh và phái đè đầu phái mạnh, đều mặc quần hai ống, nhiều màu sắc, kể cả màu hồng, màu đỏ.
Cái váy, cái quần không những đã ám ảnh vua chúa mà còn đè nặng lên đời sống của đám dân đen.
Người xưa có phương thuật « chữa mắt hột bằng gấu quần đàn bà ».
Quần nào chả là quần, tại sao không dùng quần đàn ông mà phải dùng quần đàn bà ? Chẳng nam nữ bình quyền tí nào cả ! Nam nhi thua thiệt quá !
Thật ra thì phương thuật dùng gấu váy, sau này váy hiếm, khó kiếm người ta mới thay váy bằng quần, dĩ nhiên phải là quần đàn bà.
Chữ váy, ngoài nghĩa thông dụng là cái váy đàn bà, còn có nghĩa khác là nạo vét, lau chùi (curer, nettoyer, tự điển Génibrel). Váy là dùng vật gì mà vặn xáy (xoáy) hoặc móc ra. Váy tai nghĩa là móc cứt ráy trong lỗ tai (Huỳnh Tịnh Của).
Váy (đồ mặc) đồng âm với váy (lau chùi, xoáy móc). Do đó, giới bình dân đã dùng cái váy để tượng trưng cho động tác lau chùi. Ai bị đau mắt hột thì lật mí mắt lên, lấy gấu váy dí nhẹ vào mí là tất cả các hột sẽ được đánh sạch !
Từ ngày các bà không mặc váy nữa thì người ta dùng gấu quần. Đứng về mặt chữ nghĩa thì cái quần không giải thích được ý nghĩa của phương thuật. Phải thông qua cái váy mới rõ nghĩa.
Quần đàn ông không dính dáng gì đến váy cho nên không chữa được mắt hột ! Quần của các ông thua quần các bà chứ không phải các bà kì thị các ông !
Xưa kia, « thợ may và thợ giặt không nhận may váy, giặt váy cho các bà ». Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 178) cho rằng ta bắt chước tục Tàu. Người Tàu kiêng để lẫn lộn quần áo vợ chồng còn trẻ, dưới 70 tuổi.
Thuyết âm dương của Tàu e rằng cao siêu quá, vượt quá xa cái triết lí bình dân của cái váy của ta :
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời bằng cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Bọn thợ may, thợ giặt sợ cái váy có lẽ chỉ vì họ tin rằng váy có ma thuật nạo vét của cải, làm hao tài, sạt nghiệp mà thôi.
Giới trí thức cũng bị váy, quần làm cho vướng mắc lùng bùng...
Ngày xưa, « thư sinh, nhà nho kiêng không sờ vào váy, vào quần đàn bà giữa ban ngày ».
Không biết cụ Khổng lúc bé có phải giặt giũ, phơi quần áo giúp mẹ không ?
Nhiều người cho rằng vì váy, quần đàn bà là vật ô uế nên nhà nho không đụng đến. Giải thích như vậy nghe không ổn. Cho dù váy, quần của các bà có ô uế thật đi nữa thì cũng chỉ ô uế vài ngày lúc các bà có tháng thôi. Còn những ngày bình thường thì quần đàn ông hay váy đàn bà đã chắc gì cái nào sạch hơn cái nào ? Không riêng gì nhà nho, đến người mù chữ cũng chẳng ai muốn đụng đến những đồ ô uế.
Nhà nho là người dùi mài kinh sử chuyên nghiệp. Ông nào cũng đầy một bụng chữ thánh hiền. Ban ngày ban mặt, nhỡ mà đụng vào cái váy hấp dẫn kia thì còn đâu là chữ nghĩa nữa ! Cái váy sẽ cạo vét, lau chùi sạch sành sanh cái bụng chữ thì làm sao mà mở mày mở mặt với thiên hạ được ! Có muốn sờ thì chờ lúc nhá nhem hãy sờ. « Tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh », mèo nào cũng xám như nhau. Tranh tối tranh sáng thì… có mắt cũng như không, còn thấy đường nào mà cạo với vét !
Dân gian có một giai thoại về cái váy.
Chuyện kể rằng ông lí làng kia mới tậu được cái ô đen. Ông rất hãnh diện, đi đâu cũng che ô để khoe với dân làng. Một hôm ông vênh vang đi qua chỗ có mấy cô gái đang làm cỏ ruộng. Một cô hát :
Hôm qua tôi mất xống thâm
Hôm nay tôi gặp người cầm ô đen.
Một cô phụ hoạ thêm :
- Nói thế thì ra người ta ăn cắp cái xống thâm, cái váy đen của chị về may ô à ? Em nhớ là xống thâm của chị tươi đẹp hơn ô đen kia cơ mà. Để em lên mượn, chúng mình xem cho kĩ nhé.
Ông lí bầm gan tím ruột định mắng mấy con « vén váy không nên » kia, nhưng ông chợt nghĩ nhỡ đụng phải bọn « xắn váy quai cồng » thì thật là nan giải. Nghĩ vậy, ông lí vội cụp ô, chuồn cho nhanh.
Hải Phòng cũng có một giai thoại tương tự.
Trong một cuộc hát đúm, cô gái tấn công trước :
Hôm qua em mất cái váy thâm
Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen.
Cô gái chanh chua vừa dứt lời, liền được chàng trai nhã nhặn đáp lễ :
Em nói thế là em cũng nhầm
Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đình
Trong lúc các bà nhà quê phải mất nhiều năm mới bỏ được cái váy sồi, váy đùm, váy đụp, thì mấy cô ở thành thị lại hớn hở tung hô cái váy xoè, váy chẽn, váy cụt của phương Tây.
Thú phô trương ao ước bấy lâu nay ! Giờ mới được mân mê cái váy hiện đại, hiện sinh... hiện hình !
Khách bên đường sững sờ liếc trộm cái của lạ muôn màu, muôn vẻ… Muôn năm !
Thấy mà chóng cả mặt, chỉ… muốn nằm !
Nguyễn Dư
Bây giờ ra đường thấy cái gì cũng ngắn , có hai thứ đáng nói là tóc ngắn và váy ngắn , cái trào lưu tôn vinh vẻ đẹp cho các chị các em nhất cũng là cái váy . Đẹp thì đẹp quá rồi khỏi phải bàn cãi khi chị em lả lướt khoe giò từ nhỏ đến to , lác mắt cánh đàn ông , nhưng có lúc gây khốn khổ cho các bà bởi lúc hớ hênh hay gió lốc mưa rào bất thường vào mùa này .
Tôi xin trích đoạn bài bình này các bạn đọc xem sao :
Trong bài Chỗ lội làng Ngang Nguyễn Khuyến có nói đến cái quần đàn bà :
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đấy vén quần lên
Chỗ thì đến háng chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười
Cái gì trăng trắng như con cúi
Đàn bà khép nép đứng liền thưa
Con trót hớ hênh ông xá tội...
Đàn bà vén quần, hớ hênh, để lộ cả cái gì trăng trắng như con cúi. Các nhà quan sát có thẩm quyền kết luận rằng người đàn bà trong câu chuyện mặc váy. Quần hai ống vén đến gối hay đến háng thì vẫn còn kín đáo, chưa để lộ bí mật.
Nguyễn Khuyến đã dùng chữ quần theo nghĩa chữ hán, để chỉ cái váy của các bà.
Hình ảnh vén váy để hở cả cơ đồ còn được thấy qua tấm tranh dân gian Hứng dừa dí dỏm.
Qua vài thí dụ kể trên thì thấy rằng từ thế kỉ 15 (Hồng Đức quốc âm thi tập) đến đầu thế kỉ 20 (Nguyễn Khuyến) chữ quần đã được văn học Việt Nam dùng theo nghĩa của chữ hán, để chỉ đồ che nửa dưới thân thể. Quần của đàn bà (miền Bắc) Việt Nam ngày xưa là cái váy, cái áo dài (xiêm), chứ chưa phải là cái quần hai ống ngày nay.
Hồng quần của hai bà Trưng phải được hiểu là cái váy màu đỏ.
Từ ngày người Pháp cai trị nước ta thì các bà nhà quê miền Bắc mới dần dần mặc quần hai ống như các ông. Một số bà tân thời ở tỉnh thành mặc màu trắng. Dân quê chỉ dùng màu đen hay màu nâu. Ngày nay, cả hai phái nước ta, phái mạnh và phái đè đầu phái mạnh, đều mặc quần hai ống, nhiều màu sắc, kể cả màu hồng, màu đỏ.
Cái váy, cái quần không những đã ám ảnh vua chúa mà còn đè nặng lên đời sống của đám dân đen.
Người xưa có phương thuật « chữa mắt hột bằng gấu quần đàn bà ».
Quần nào chả là quần, tại sao không dùng quần đàn ông mà phải dùng quần đàn bà ? Chẳng nam nữ bình quyền tí nào cả ! Nam nhi thua thiệt quá !
Thật ra thì phương thuật dùng gấu váy, sau này váy hiếm, khó kiếm người ta mới thay váy bằng quần, dĩ nhiên phải là quần đàn bà.
Chữ váy, ngoài nghĩa thông dụng là cái váy đàn bà, còn có nghĩa khác là nạo vét, lau chùi (curer, nettoyer, tự điển Génibrel). Váy là dùng vật gì mà vặn xáy (xoáy) hoặc móc ra. Váy tai nghĩa là móc cứt ráy trong lỗ tai (Huỳnh Tịnh Của).
Váy (đồ mặc) đồng âm với váy (lau chùi, xoáy móc). Do đó, giới bình dân đã dùng cái váy để tượng trưng cho động tác lau chùi. Ai bị đau mắt hột thì lật mí mắt lên, lấy gấu váy dí nhẹ vào mí là tất cả các hột sẽ được đánh sạch !
Từ ngày các bà không mặc váy nữa thì người ta dùng gấu quần. Đứng về mặt chữ nghĩa thì cái quần không giải thích được ý nghĩa của phương thuật. Phải thông qua cái váy mới rõ nghĩa.
Quần đàn ông không dính dáng gì đến váy cho nên không chữa được mắt hột ! Quần của các ông thua quần các bà chứ không phải các bà kì thị các ông !
Xưa kia, « thợ may và thợ giặt không nhận may váy, giặt váy cho các bà ». Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 178) cho rằng ta bắt chước tục Tàu. Người Tàu kiêng để lẫn lộn quần áo vợ chồng còn trẻ, dưới 70 tuổi.
Thuyết âm dương của Tàu e rằng cao siêu quá, vượt quá xa cái triết lí bình dân của cái váy của ta :
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời bằng cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Bọn thợ may, thợ giặt sợ cái váy có lẽ chỉ vì họ tin rằng váy có ma thuật nạo vét của cải, làm hao tài, sạt nghiệp mà thôi.
Giới trí thức cũng bị váy, quần làm cho vướng mắc lùng bùng...
Ngày xưa, « thư sinh, nhà nho kiêng không sờ vào váy, vào quần đàn bà giữa ban ngày ».
Không biết cụ Khổng lúc bé có phải giặt giũ, phơi quần áo giúp mẹ không ?
Nhiều người cho rằng vì váy, quần đàn bà là vật ô uế nên nhà nho không đụng đến. Giải thích như vậy nghe không ổn. Cho dù váy, quần của các bà có ô uế thật đi nữa thì cũng chỉ ô uế vài ngày lúc các bà có tháng thôi. Còn những ngày bình thường thì quần đàn ông hay váy đàn bà đã chắc gì cái nào sạch hơn cái nào ? Không riêng gì nhà nho, đến người mù chữ cũng chẳng ai muốn đụng đến những đồ ô uế.
Nhà nho là người dùi mài kinh sử chuyên nghiệp. Ông nào cũng đầy một bụng chữ thánh hiền. Ban ngày ban mặt, nhỡ mà đụng vào cái váy hấp dẫn kia thì còn đâu là chữ nghĩa nữa ! Cái váy sẽ cạo vét, lau chùi sạch sành sanh cái bụng chữ thì làm sao mà mở mày mở mặt với thiên hạ được ! Có muốn sờ thì chờ lúc nhá nhem hãy sờ. « Tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh », mèo nào cũng xám như nhau. Tranh tối tranh sáng thì… có mắt cũng như không, còn thấy đường nào mà cạo với vét !
Dân gian có một giai thoại về cái váy.
Chuyện kể rằng ông lí làng kia mới tậu được cái ô đen. Ông rất hãnh diện, đi đâu cũng che ô để khoe với dân làng. Một hôm ông vênh vang đi qua chỗ có mấy cô gái đang làm cỏ ruộng. Một cô hát :
Hôm qua tôi mất xống thâm
Hôm nay tôi gặp người cầm ô đen.
Một cô phụ hoạ thêm :
- Nói thế thì ra người ta ăn cắp cái xống thâm, cái váy đen của chị về may ô à ? Em nhớ là xống thâm của chị tươi đẹp hơn ô đen kia cơ mà. Để em lên mượn, chúng mình xem cho kĩ nhé.
Ông lí bầm gan tím ruột định mắng mấy con « vén váy không nên » kia, nhưng ông chợt nghĩ nhỡ đụng phải bọn « xắn váy quai cồng » thì thật là nan giải. Nghĩ vậy, ông lí vội cụp ô, chuồn cho nhanh.
Hải Phòng cũng có một giai thoại tương tự.
Trong một cuộc hát đúm, cô gái tấn công trước :
Hôm qua em mất cái váy thâm
Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen.
Cô gái chanh chua vừa dứt lời, liền được chàng trai nhã nhặn đáp lễ :
Em nói thế là em cũng nhầm
Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đình
Trong lúc các bà nhà quê phải mất nhiều năm mới bỏ được cái váy sồi, váy đùm, váy đụp, thì mấy cô ở thành thị lại hớn hở tung hô cái váy xoè, váy chẽn, váy cụt của phương Tây.
Thú phô trương ao ước bấy lâu nay ! Giờ mới được mân mê cái váy hiện đại, hiện sinh... hiện hình !
Khách bên đường sững sờ liếc trộm cái của lạ muôn màu, muôn vẻ… Muôn năm !
Thấy mà chóng cả mặt, chỉ… muốn nằm !
Nguyễn Dư
luck- Tổng số bài gửi : 220
Join date : 18/07/2011
Similar topics
» Đoc thơ ngẫm chơi "Chuyện bốn người". H có nhận 1 tin nhắn bạn Điệp rất dễ thương: Đọc bài chuyện 4 người, Đ lại nhớ 2 người
» Tại sao có những chuyện bạn nhớ, và có những chuyện bạn không nhớ ?
» Chuyện khó tin .!
» Chuyện khó nói
» ALO -ALO có một chuyện vui
» Tại sao có những chuyện bạn nhớ, và có những chuyện bạn không nhớ ?
» Chuyện khó tin .!
» Chuyện khó nói
» ALO -ALO có một chuyện vui
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA :: NGHIÊN CỨU - VĂN CHƯƠNG CHỮ NGHĨA - VĂN HÓA - THỂ THAO -ÂM NHẠC - ĐIỆN ẢNH -... :: Văn hóa Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Wed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu
» Hình vui
Sat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu
» Các bài Thuốc Nam
Fri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu
» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Wed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu
» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Wed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu
» Chị Tống Minh Hương
Sun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu
» Ca dao củ Chuối
Sat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu
» 30 năm ra trường
Fri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu
» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Fri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu
» Thầy Trần Thiếu Lượng
Mon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu
» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu
» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Fri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu
» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Sun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu
» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Sat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu
» Giãn tĩnh mạch
Sat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu
» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Sat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu
» Ho tro cho ban Hong Anh
Fri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu
» Những tình khúc vượt thời gian
Tue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu
» Những tình khúc vượt thời gian
Tue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu
» Phan Nguyễn Quốc Tú
Wed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu
» Võ thuật tổng hợp
Tue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu
» Kiến thức Y học tổng hợp
Tue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu
» Gõ đầu trẻ
Thu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu
» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Thu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu
» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Thu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu