TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
TLT (2017)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
letansi (1008)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
pthoang (257)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
luck (220)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 
Admin (156)
Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_lcapTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_voting_barTruyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:02 am

Truyện Ngụ Ngôn của Jean de La Fontaine

09-19-2011, 08:35 PM

LỜI GIỚI THIỆU

Truyện Thơ phỏng theo Truyện Ngụ Ngôn của Jean de La Fontaine

Jean de La Fontaine (1626- 1695) là một thi sĩ trứ danh của Pháp quốc, qua đời đúng 300 năm*. Khắp thế giới đều hoan nghênh các bài ngụ ngôn do ông sáng tác, thực tế, giản dị và hữu ích, được phổ biến sâu rộng và dịch ra nhiều sinh ngữ.

Thường lệ, ngụ ngôn dùng để dạy dổ các thiếu nhi. Nhưng, với tác phẩm của La Fontaine, người lớn tuổi xem lạị càng thấy thấm thía, xuyên qua những kinh nghiệm sống của mỗi độc giả. Người dân Việt chúng ta ở thế kỷ hai mươi và đã cắp sách đến trường, không ai quên những bài ngụ ngôn dí dỏm và rất quen thuộc của La Fontaine, in sâu trong tâm trí, như "Con Quạ với Con Chồn, Cô Bán Sữa với cái bình sữa, Con Ve và Con Kiến, Người Làm Ruộng với mấy đứa con..."

Nhưng , đó chỉ là một số thật ít, bên cạnh hãy còn mấy trăm bài chưa được dịch, hoặc chưa được phổ biến. Nay, chúng tôi mạo muội phỏng dịch thêm một số ngụ ngôn cùng tác giả ấy. Mỗi bài kèm theo một bình luận ngắn, giúp trẻ em dễ lãnh hội phần luân lý quan trọng.
Rất mong những bản dịch này đánh thức tánh hiếu kỳ sẵn có của thiếu nhi và giúp các em thích đọc và học tiếng Việt hơn nữa.

Dịch-giả: Ô.Bà Chung Hữu Thế 

* tính vào thời điểm 1995 khi dịch giả thực hiện tập thơ nầy.

Vạn Xuân

http://www.nhanmonquan.net/vbulletin/forum/th%E1%BB%A7y-v%C3%A2n-l%C3%A2u/th%E1%BA%A7n-phong-vi%E1%BB%87n/11361-truy%E1%BB%87n-ng%E1%BB%A5-ng%C3%B4n-c%E1%BB%A7a-jean-de-la-fontaine


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Sun Sep 07, 2014 11:17 am; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:03 am

Le Loup & La Cigogne 

001. Les Loups mangent gloutonnement. 
Un Loup donc étant de frairie 
Se pressa, dit-on, tellement 
Qu il en pensa perdre la vie: 
005. Un os lui demeura bien avant au gosier. 
De bonheur pour ce Loup, qui ne pouvait crier, 
Près de là passe une Cigogne. 
Il lui fait signe ; elle accourt. 
Voilà l Opératrice aussitôt en besogne. 
010. Elle retira l os ; puis, pour un si bon tour, 
Elle demanda son salaire.
"Votre salaire ? dit le Loup:
Vous riez, ma bonne commère!
Quoi ? ce n est pas encor beaucoup 
015. D avoir de mon gosier retiré votre cou? 
Allez, vous êtes une ingrate: 
Ne tombez jamais sous ma patte. "

Ai dại ai khôn

Giống Sói thường uống ăn hấp tấp, 
Cũng dễ hiểu: vì gấp lánh thân, 
Mải bị ruồng bắt xa gần, 
Nên phải mau nuốt, lanh chân thoát nàn. 
Một con Sói tâm hơ tâm hất, 
Bị mắc xương, thật rất nguy nan. 
Không thể trò chuyện, hỏi han, 
Báo động cầu cứu xóm làng giải nguy 
Rất may có con Cò nhìn thấy 
Liền tự nguyện giúp lấy xương ra. 
Bảo Sói há miệng đừng la, 
Cò dùng mỏ nhọn để mà rút xương. 
Việc cấp cứu trăm phần hữu hiệu, 
Dù thần y cũng chịu thua luôn! 
Cò mừng, Sói cũng hết buồn,
Nhớ tai nạn cũ như tuồng chiêm bao
Cò rụt rè thở than với Sói: 
"Tôi cứu anh thoát khỏi Tử Thần, 
Xin anh một ít đồng ngân 
Giúp tôi trang trả nợ nần sống vui". 
Sói trợn mắt, nhìn Cò khinh bỉ: 
"Im anh đi, chớ nghĩ xa xôi. 
Chính anh phải cám ơn tôi, 
Tha cho sống sót còn ngồi nơi đây. 
"Thật buồn cười cho anh khờ dại, 
Dám đút đầu vô đại miệng tôi. 
Nhân từ tôi chẳng khép môi, 
Gìờ đây anh lại lôi thôi đòi tiền!"
"Hãy lập tức lánh xa nơi khác, 
Bằng không ta xé nát thây thi. 
Lý luận tình nghĩa ích gì? 
Khôn thì sống mãi, trường kỳ thiên thu "

" Trong câu chuyện có hai nhân vật, 
Sói với Cò bản chất khác nhau. 
Dại, khôn, khó định biết bao! 
Trong khôn có dại, làm sao lọc lừa?
Người chậm tiến thường khôn như Sói, 
Thích lợi mình, ghét nói nghĩa nhân, 
Mấy khi phải quấy cân phân, 
Miễn ta được việc, trọn phần ta thôi. 
Kẻ tiến hoá chỉ lo phục vụ, 
Giúp đỡ người, ấp ủ tình thương. 
Chẳng màng tính toán đo lường, 
Không đặt điều kiện, xem thường lợi riêng. 
Hãy kiểm thảo: mình Cò hay Sói,
Ráng lắng nghe tiếng nói lương tâm. 
Ðắn đo tránh khỏi sai lầm, 
Trên thang tiến hoá âm thầm ruổi giong."


Vạn Xuân

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:23 am

L Âne & Ses Maîtres 

001. L Âne d un Jardinier se plaignait au destin
De ce qu on le faisait lever devant l Aurore. 
Les Coqs, lui disait-il, ont beau chanter matin; 
Je suis plus matineux encor. 
005. Et pourquoi ? Pour porter des herbes au marché.
Belle nécessité d interrompre mon somme! 
Le sort de sa plainte touché 
Lui donne un autre Maître ; et l Animal de somme 
Passe du Jardinier aux mains d un Corroyeur. 
010. La pesanteur des peaux, et leur mauvaise odeur
Eurent bientôt choqué l impertinente Bête.
J ai regret, disait-il, à mon premier Seigneur. 
Encor quand il tournait la tête,
J attrapais, s il m en souvient bien,
015. Quelque morceau de chou qui ne me coûtait rien. 
Mais ici point d aubaine ; ou, si j en ai quelqu une,
C est de coups. Il obtint changement de fortune,
Et sur l état d un Charbonnier 
Il fut couché tout le dernier.
020. Autre plainte. Quoi donc! dit le Sort en colère,
Ce Baudet-ci m occupe autant 
Que cent Monarques pourraient faire.
Croit-il être le seul qui ne soit pas content?
N ai-je en l esprit que son affaire? 
025. Le Sort avait raison; tous gens sont ainsi faits:
Notre condition jamais ne nous contente: 
La pire est toujours la présente. 
Nous fatiguons le Ciel à force de placets. 
Qu à chacun Jupiter accorde sa requête, 
030 Nous lui romprons encor la tête.


An phận



Một con lừa chủ nghề bán cỏ, 
Hừng sáng, đến tận ngõ giao hàng, 
Mối mang đông đảo rộn ràng, 
Ðường xa, dậy sớm, mọi đàng mới xong. 
Lúc ra đi gà chưa gáy sáng, 
Bận công việc đến mãn xế chiều, 
Cỏ nhẹ, nhưng lượng quá nhiều, 
Lắm khi mỏi mệt, muốn liều quyên sinh.
Nó tủi thân, thở than số phận, 
Cớ sao quá lận đận, lao đao,
Cầu xin các Ðấng Tối Cao, 
Hộ trì cứu giúp thoát bao nhọc nhằn. 
Lừa cầu xin Vị Thần Ðịnh Mạng
Nhân từ xét tình trạng hiện nay, 
Cho phép vận số đổi thay, 
Gặp một chủ khác, mong ngày đẹp tươi. 
Thần Ðịnh Mạng động lòng trắc ẩn, 
Muốn giúp Lừa thay vận đổi thời 
Cho phép giúp việc một nơi, 
Chủ: người bán cá, thảnh thơi ít nhiều. 
Lừa tri ân Vị Thần rối rít, 
Ơn tái tạo cảm kích vô ngần, 
Từ đây mạng số định phân, 
Siêng năng làm việc, ân cần chăm lo. 
Chẳng bao lâu bắt đầu than thở, 
Cá tanh hôi, chuyên chở nặng nề, 
Lại thêm bụng đói ủ ê,
Xưa còn lượm lặt mọi bề cỏ rơi.
Nó bạo dạn khấn thần Ðịnh Mạng, 
Cúi xin Ngài gia hạn ơn xưa: 
Thay thời, đổi vận, đẩy đưa, 
Ban chỗ làm mới cho vừa khả năng. 
Thần Ðịnh Mạng hiện ra bất mãn 
Trước đòi hỏi quá đáng, ngông cuồng, 
Vì lỡ nên Ngài giúp luôn:
Chọn Lừa chủ khác: người buôn than hầm 
Sau thời gian sống theo chủ mới 
Lừa than thầm thấu tới tai Thần: 
“Công việc nặng nhọc muôn phần, 
Chở than, kéo gỗ, tảo tần nát thây! 
Tương đối sánh trong ba nghề ấy, 
Chở cỏ là phe phẩy nhất đời, 
Lại thêm có cỏ để xơi, 
Thời gian chở cỏ là thời vàng son."
Thần Ðịnh Mạng hiện ra nổi giận, 
Tặng cho Lừa một trận tơi bời: 
" Kiếp sống nào phải trò chơi 
Ðể người hưởng thụ, nghỉ ngơi , đua đòi? 
Ngươi tưởng chừng thế gian nầy chỉ 
Có ngươi thôi, để quỷ thần lo? 
Quả đất nào phải cái kho 
Chứa sẵn của cải để cho người dùng? 
Muốn sống phải gian lao, khổ nhọc, 
Siêng làm việc, ráng học và hành, 
Chấp nhận hoàn cảnh Trời dành, 
Với những cay đắng, đấu tranh không ngừng. 
Mọi người đều tỏ ra chán nản, 
Ước sống lại dĩ vãng đã qua, 
Không vui hoàn cảnh tạo ra, 
Mải dệt ảo ảnh thiết tha, điên cuồng.
Nên nhớ: hiện tại là sự thật, 
Ngoài nó ra, đều trật, đều sai! 
Quá khứ lẫn cả tương lai 
Toàn là mộng ảo canh dài đêm đông! 
Ta không thể nuông chìu ngươi mãi, 
Hãy bằng lòng hiện tại của ngươi, 
Dù đau khổ, ráng gượng cười 
Kiếp sống nào phải để ngươi nô đùa ?"
Vạn Xuân
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:24 am

La Fontaine's Fables
From Wikipedia, the free encyclopedia



Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) 250px-Chauveau_-_Fables_de_La_Fontaine_-_01-07



A picture by François Chauveau, illustrator of the original edition of the Fables


[ltr]
The Fables of Jean de La Fontaine were issued in several volumes from 1668 to 1694. They are classics of French literature.
[/ltr]


[ltr]

Contents



  [hide
[/ltr]







[ltr]


Composition history[edit]



Divided into 12 books, there are 239 of the Fables, varying in length from a few lines to some hundred, those written later being as a rule longer than the earlier.
The first collection of Fables Choisies had appeared March 31, 1668, dividing 124 fables into six books over its two volumes. They were dedicated to "Monseigneur" Louis, le Grand Dauphin, the six-year-old son of Louis XIV of France and his Queen consort Maria Theresa of Spain. By this time, La Fontaine was 47 and known to readers chiefly as the author of Contes, lively stories in verse, grazing and sometimes transgressing the bounds of contemporary moral standards. The Fables, in contrast, were completely in compliance with these standards.
Eight new fables published in 1671 would eventually take their place in books 7–9 of the second collection. Books 7 and 8 appeared in 1678, while 9-11 appeared in 1679, the whole 87 fables being dedicated to the king's mistress, Madame de Montespan. Between 1682 and 1685 a few fables were published dealing with people in antiquity, such as "The Matron of Ephesus" and "Philemon and Baucis". Then book 12 appeared as a separate volume in 1694, containing 29 fables dedicated to the king's 12-year-old grandchild, Louis, Duke of Burgundy.

Plot sources[edit]


[/ltr]


Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) 220px-Aubusson_-_Fables_de_La_Fontaine_1



An Aubusson tapestry from the 18th century illustrating one of the fables


[ltr]
The first six books, collected in 1668, were in the main adapted from the classical fabulists AesopBabrius and Phaedrus. In these, La Fontaine adhered to the path of his predecessors with some closeness; but in the later collections he allowed himself far more liberty and in the later books there is a wider range of sources.
In the later books, the so-called Indian Bidpai is drawn upon for oriental fables that had come to the French through translations from Persian. The most likely source for La Fontaine was the pseudonymous version by Gilbert Gaulmin (1585–1665) under the title The book of Enlightenment or the Conduct of Kings (FrenchLe Livre des lumières ou la Conduite des Roys, composée par le sage Pilpay Indien, traduite en français par David Sahid, d’Ispahan, ville capitale de Perse; 1644). Another translation by Father Pierre Poussines appeared in 1666 with the Latin title Specimen sapientiae Indorum veterum (A sample of ancient Indian wisdom). With a genealogy going back to the Indian Panchatantra, they were then attributed to Bidpai (Pilpay), who is given more than his fair due by La Fontaine in the preface to his second collection of Fables: "I must acknowledge that I owe the greatest part to Pilpay, the Indian sage." (FrenchJe dirai par reconnaissance que j’en dois la plus grande partie à Pilpay sage indien.)[1] His sources are in fact much more diverse and by no means mainly oriental; of 89 fables, no more than twenty are found in Bidpai's collection.[2]
Avienus and Horace are also drawn upon in the later books along with the earlier French writers, RabelaisClément MarotMathurin Régnier andBonaventure des PériersBoccaccioAriostoTasso and Machiavelli's comedies were also sources. Contemporary happenings, too, were occasionally turned to account, as for instance an accident at the funeral of M. de Boufflers (vii, II). No fable, so far as appears, is of La Fontaine's invention, and La Fontaine had many predecessors in the fable, especially in the beast fable.

Content[edit]


[/ltr]


Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) 220px-Lafontaine_manuscr_02



Facsimile of the manuscript of "The Sculptor and the Statue of Jupiter"


[ltr]
The subject of each of the Fables is often common property of many ages and races. What gives La Fontaine's Fables their rare distinction is the freshness in narration, the deftness of touch, the unconstrained suppleness of metrical structure, the unfailing humor of the pointed the consummate art of their apparent artlessness. Keen insight into the foibles of human nature is found throughout, but in the later books ingenuity is employed to make the fable cover, yet convey, social doctrines and sympathies more democratic than the age would have tolerated in unmasked expression. Almost from the start, the Fables entered French literary consciousness to a greater degree than any other classic of its literature. For generations many of these little apologues have been read, committed to memory, recited, paraphrased, by every French school child. Countless phrases from them are current idioms, and familiarity with them is assumed.
“La Fontaine's Fables,” wrote Madame de Sévigné, “are like a basket of strawberries. You begin by selecting the largest and best, but, little by little, you eat first one, then another, till at last the basket is empty". Silvestre de Sacy has commented that they supply delights to three different ages: the child rejoices in the freshness and vividness of the story, the eager student of literature in the consummate art with which it is told, the experienced man of the world in the subtle reflections on character and life which it conveys. Nor has any one, with the exception of a few paradoxers likeRousseau and a few sentimentalists like Lamartine, denied that the moral tone of the whole is as fresh and healthy as its literary interest is vivid. The book has therefore naturally become a standard French reader both at home and abroad.
Lamartine, who preferred classic regularity in verse, could find in the Fables only “limping, disjointed, unequal verses, without symmetry either to the ear or on the page.” But the poets of theRomantic SchoolHugoMussetGautier and their fellows, found in the popular favor these verses had attained an incentive to undertake an emancipation of French prosody which they in large measure achieved.

Reaching children[edit]



When he first wrote his Fables, La Fontaine had a sophisticated audience in mind. Nevertheless, the Fables were regarded as providing an excellent education in morals for children, and the first edition was dedicated to the six-year old Dauphin. Following La Fontaine's example, his translator Charles Denis dedicated his Select Fables (1754) to the sixteen-year-old heir to the English throne.[3] The 18th century was particularly distinguished for the number of fabulists in all languages and for the special cultivation of young people as a target audience. In the 1730s eight volumes of Nouvelles Poésies Spirituelles et Morales sur les plus beaux airs were published, the first six of which incorporated a section of fables aimed at children. These contained fables of La Fontaine rewritten to fit popular airs of the day and arranged for simple performance. The preface to this work announces that its aim is specifically to 'give them an attraction to useful lessons which are suited to their age [and] an aversion to the profane songs which are often put into their mouths and which only serve to corrupt their innocence.'[4]
[/ltr]


Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) 275px-Liebig_grenouille



The practical lesson of "The frog that wanted to be as big as an ox" on a 19th-century trade card


[ltr]
This was in the context of getting the young people of the family to perform at social gatherings. Eventually the fables were learned by heart for such entertainments and afterwards they were adopted by the education system, not least as linguistic models as well. Reinforcing the work were illustrated editions, trade cards issued with chocolate[5] and meat extract products,[6] postcards with the picture on one side and the poem on the other, and illustrated chinaware. There have also been television series based on the fables. In Canada there was the 1958Fables of La Fontaine series and in France Les Fables géométriques between 1989–91.
In England the bulk of children's writing concentrated on Aesop's fables rather than La Fontaine's adaptations. The boundary lines began to be blurred in compilations that mixed Aesop's fables with those from other sources. The middle section of "Modern Fables" in Robert Dodsley's Select Fables of Esop and other fabulists (1764) contains many from La Fontaine. These are in prose but Charles Denis' earlier collection was in verse and several authors writing poems specifically for children in the early 19th century also included versions of La Fontaine. Although there had been earlier complete translations in verse at the start of that century, the most popular was Elizur Wright's The Fables of La Fontaine, first published in Boston in 1841 with prints by Grandville. This went through several editions, both in the USA and in Britain.[7] Other children's editions, in both prose and verse, were published in the 20th century.

Individual fables[edit]



The following fables have individual articles devoted to them:
[/ltr]





[ltr]

References[edit]


[/ltr]




[ltr]

External Resources[edit]


[/ltr]


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:27 am

Le Vieillard & Les 3 Jeunes Hommes



001. Un octogénaire plantait. 
Passe encor de bâtir ; mais planter à cet âge!
Disaient trois jouvenceaux, enfants du voisinage; 
Assurément il radotait. 
005. Car, au nom des Dieux, je vous prie,
Quel fruit de ce labeur pouvez-vous recueillir?
Autant qu un Patriarche il vous faudrait vieillir.
A quoi bon charger votre vie 
Des soins d un avenir qui n est pas fait pour vous?
010. Ne songez désormais qu à vos erreurs passées: 
Quittez le long espoir et les vastes pensées; 
Tout cela ne convient qu à nous.
- Il ne convient pas à vous-mêmes, Repartit le Vieillard. Tout établissement 
015. Vient tard et dure peu. La main des Parques blêmes 
De vos jours et des miens se joue également. 
Nos termes sont pareils par leur courte durée.
Qui de nous des clartés de la voûte azurée
Doit jouir le dernier ? Est-il aucun moment 
020. Qui vous puisse assurer d un second seulement? 
Mes arrière-neveux me devront cet ombrage:
Eh bien défendez-vous au Sage 
De se donner des soins pour le plaisir d autrui? 
Cela même est un fruit que je goûte aujourd hui: 
025. J en puis jouir demain, et quelques jours encore;
Je puis enfin compter l Aurore 
Plus d une fois sur vos tombeaux. 
Le Vieillard eut raison; l un des trois jouvenceaux 
Se noya dès le port allant à l Amérique; 
030. L autre, afin de monter aux grandes dignités,
Dans les emplois de Mars servant la République, 
Par un coup imprévu vit ses jours emportés. 
Le troisième tomba d un arbre
Que lui-même il voulut enter ;
035. Et pleurés du Vieillard, il grava sur leur marbre
Ce que je viens de raconter.

Bí quyết của tình thương

Một ông lão đầu râu tóc bạc, 
Tuổi tám mưoi, vững chạc bước đi, 
Sắc tướng diện mạo phương phi, 
Tất cả đều mến, kẻ vì người thương. 

Một hôm, ông ra công đào đất, 
Ðể trồng cây, trông thật xinh tươi,
Dọc theo bờ lộ đông người, 
Bộ hành qua lại, nói cười vui tai. 
Bỗng có ba thiếu niên lân cận, 
Nhìn lão ông đang bận với cây, 
Phát cười với giọng thơ ngây: 
"Tội thay! Quả đất đang xoay lộn vòng.
Cụ nay đã già nua như thế, 
Những ngày tàn không để nghỉ ngơi, 
Dành giây phút chót cuộc đời
Suy gẫm quá khứ, tùy thời dưỡng thân. 
Ở tuổi ông, khởi công xây cất, 
Hữu lý hơn đào đất trồng cây:
Xây cất kết quả phút giây,
Còn trồng, dù hết kiếp nầy chưa xong ! 
Tại sao tự đọa đày quá đáng, 
Ðừng tranh đấu, chớ rán uổng công. 
Chớ lo những việc viển vông, 
Nên tìm hưởng thụ, gieo trồng ích chi ?
Những chương trình bao la rộng rãi, 
Các tư tưởng khoáng đạt cao siêu, 
Nhường cho giới trẻ chắt chiu, 
Ông nên trù tính việc siêu linh hồn. 
Thực tế hơn: chung trà, bầu rượu 
Cạnh bạn bè tề tựu đủ đầy, 
Cờ tiên, đàn khảy giải khuây, 
Mai kia cất xác, tâm nầy thảnh thơi !" 

Cụ già đáp :" Các con lầm lẫn, 
Việc tử sinh không bận lòng ta.
Cái chết đến với trẻ, già, 
Nào ai đoán được để mà âu lo !
Ta trồng cây không mong thụ hưởng, 
Nhưng vì trọn tin tưởng tương lai, 
Mong kẻ qua lại hàng ngày 
Có được bóng mát, khoan thai, vui cười. 
Những người ấy , dù quen hay lạ, 
Cháu chít ta, đến cả thú cầm, 
Vì thương, ta mở từ tâm, 
Làm quà bóng mát, gieo mầm an vui. 
Ta sung sướng ngay khi đào đất, 
Hạnh phúc ấy mải cất trong lòng, 
Vì giúp đở mà chẳng mong, 
Ðược đền đáp lại, không mong bù trừ.
Niềm vui đó, các người không thể 
Cản ngăn ta bồng bế, vun trồng.
Hãy cố gắng sống sạch trong, 
Khi Tử Thần đến, thong dong ra về!
Tuổi thọ của mỗi người đều khác, 
Rủi ta đưa đám xác các người, 
Chừng đó nên khóc hay cười ?
Vậy hãy cố gắng giúp người từ đây !"

Quả thật vậy, lão ông đoán đúng:
Một đứa chết về súng đạn bay,
Ðứa kế gặp nạn thủy tai, 
Ðứa chót bỏ mạng ở ngoài rừng hoang. 
Ông lão dự đám tang ba trẻ, 
Tre khóc măng, lòng kẽ bàng hoàng,
Nhưng tâm cụ vẫn bình an,
Vì khăn gói đã sẵn sáng từ lâu.

Ðời ông quả là gương sáng chói: 
Muốn khi chết lòng khỏi buồn phiền; 
Lúc sống hành thiện triền miên, 
Dù mai cất bước, tâm yên vững vàng. 
Tuổi tám mươi, ông còn cố gắng
Trồng cây giúp che nắng che mưa, 
Tình thương ban rải chẳng chừa
Thân, sơ, lớn, bé, không lừa lọc ai. 
Tình thương đúng là nguồn phép lạ, 
Giúp mọi người, lẫn cá nhân ta, 
Hạnh phúc sống cõi Ta-Bà, 
Khi qua Âm Cảnh đậm đà thêm lên.
Vạn Xuân
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Sep 07, 2014 11:28 am

Le Rat De Ville & Le Rat Des Champs

[

B]001.[/B] Autrefois le Rat de ville 
Invita le Rat des champs, 
D une façon fort civile,
A des reliefs d Ortolans.
005. Sur un Tapis de Turquie 
Le couvert se trouva mis.
Je laisse à penser la vie 
Que firent ces deux amis. 
Le régal fut fort honnête, 
010. Rien ne manquait au festin; 
Mais quelqu un troubla la fête 
Pendant qu ils étaient en train. 
A la porte de la salle Ils entendirent du bruit:
015. Le Rat de ville détale; 
Son camarade le suit. 
Le bruit cesse, on se retire:
Rats en campagne aussitôt;
Et le citadin de dire: 
020. Achevons tout notre rôt.
- C est assez, dit le rustique;
Demain vous viendrez chez moi:
Ce n est pas que je me pique 
De tous vos festins de Roi ;
025. Mais rien ne vient m interrompre:
Je mange tout à loisir.
Adieu donc; fi du plaisir
Que la crainte peut corrompre.


Bình an



Một hôm nọ, Chuột Nhà bày tiệc
Thết Chuột Ðồng , bạn thiết tâm giao, 
Thực đơn hấp dẫn biết bao, 
Sơn trân hải vị, rượu vào lời ra. 

Thêm môi trường thật là sang trọng, 
Bàn trải khăn, phòng rộng bình hoa, 
Mặc tình đôi bạn hát ca 
Vui vầy sum họp, thật là phong lưu. 

Tiệc đang vui, bỗng đâu nghe ngóng, 
Có tiếng cười, xao động, ồn ào, 
Nhanh lên! Hãy trốn đi mau!
Chủ nhà trông thấy, tài nào thoát thân!

Quá sợ hãi, Chuột Nhà chạy trốn, 
Chuột Ðồng cũng nhào lộn nối đuôi, 
Nhậm lẹ, tức khắc rút lui, 
Bảo toàn mạng sống, mau chui xuống hầm!

Nhưng, báo động tỏ ra lầm lẫn, 
Chẳng thấy ai lẩn quẩn ra vào, 
Chuột Nhà lên tiếng: “Thôi nào! 
Chúng ta tiếp tục, trở vào bữa ăn.”

Cười mỉa mai, Chuột Ðồng đáp lại:
“Cảm ơn anh, tôi phải về ngay. 
Ở lâu e gặp hoạ tai, 
Chủ nhà rượt bắt, uổng thay kiếp này.

Ngày mai, xin mời anh quá bộ
Ðến tệ xá, xa phố, đồng quê. 
Trăng trong, gió mát tư bề 
Vui cảnh sàn dã, chẳng hề âu lo. 

Chắc chắn thiếu cao lương mỹ vị, 
Nhưng thức ăn giản dị, hiền lành 
Thong thả bách bộ quẩn quanh,
Ðói ăn, khát uống, ai dành với ta? 

Cả năm tháng, an nhiên, tự tại, 
Lòng nào biết sợ hãi, thất thanh, 
Kiếp sống xa lánh đấu tranh, 
Hướng thiện, hướng thượng, chẳng dành riêng ai...

Anh sống đây thật là sang trọng, 
Thức ăn ngon, nhà rộng, cửa cao, 
Nhưng khi đi, đứng, ra,vào 
Ðều nơm nớp sợ,dạ nào có yên”

Hưởng giàu sang, nhưng thường lo ngại,
Thà sống nghèo, lòng mải thảnh thơi, 
Say ngắm no, nước, vòm trời, 
Mặc cho thế-sự, trò đời ngược xuôi!
Vạn Xuân
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables) Empty Re: Truyện Ngụ Ngôn La phông ten (La Fontaine's Fables)

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết