TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
tiêu chuẩn I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
tiêu chuẩn I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
tiêu chuẩn I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
tiêu chuẩn I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
tiêu chuẩn I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
tiêu chuẩn I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
tiêu chuẩn I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
tiêu chuẩn I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
tiêu chuẩn I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
tiêu chuẩn I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
tiêu chuẩn I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
tiêu chuẩn I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
tiêu chuẩn I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
tiêu chuẩn I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
tiêu chuẩn I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
tiêu chuẩn I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
tiêu chuẩn I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
tiêu chuẩn I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
tiêu chuẩn I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
TLT (2017)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
letansi (1008)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
le huu sang (320)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
pthoang (257)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
luck (220)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
hatinhve (181)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 
Admin (156)
tiêu chuẩn I_vote_lcaptiêu chuẩn I_voting_bartiêu chuẩn I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


tiêu chuẩn

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

tiêu chuẩn Empty tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:07 pm

標準 tiêu chuẩn
§ Cũng viết là tiêu chuẩn 標准.
Chuẩn tắc dùng để đo lường, cân nhắc sự vật. ◇Viên Hoành 袁宏: Khí phạm tự nhiên, tiêu chuẩn vô giả 器範自然, 標准無假 (Tam quốc danh thần tự tán 三國名臣序贊) Khí lượng pháp độ do ở tự nhiên, làm chuẩn tắc cho người trông cậy vào, không hề vay mượn.
Mẫu mực, quy phạm. ◇Tôn Xước 孫綽: Tín nhân luân chi thủy kính, đạo đức chi tiêu chuẩn dã 信人倫之水鏡, 道德之標準也 (Thừa tướng Vương Đạo bi 丞相王導碑) Như dòng nước (trong) tấm gương (sáng), làm bằng chứng cho nhân luân; làm mẫu mực cho đạo đức vậy.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:09 pm

Bộ 85 水 thủy [10, 13] U+6E96
chuẩn, chuyết
准 zhǔn
(Tính) Bằng phẳng.
(Tính) Trong tương lai, sẽ thành. ◎Như: chuẩn tân nương 準新娘 cô dâu tương lai, chuẩn bác sĩ 準博士 bác sĩ tương lai.
(Tính) Có thể làm mẫu mực, phép tắc. ◎Như: chuẩn tắc 準則.
(Phó) Chính xác, tinh xác. ◎Như: miểu chuẩn mục tiêu 瞄準目標 nhắm đúng mục tiêu.
(Phó) Nhất định, khẳng định, thế nào cũng. ◎Như: tha chuẩn bất lai 他準不來 nó nhất định không đến.
(Động) Sửa soạn, dự bị. ◎Như: chuẩn bị 準備 sắp sẵn đầy đủ.
(Động) Đo, trắc lượng. ◎Như: lệnh thủy công chuẩn cao hạ 令水工準高下 sai thợ đắp đập đo cao thấp.
(Động) Cho phép, y chiếu. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Nhân Tông thiên tử chuẩn tấu 仁宗天子準奏 (Đệ nhất hồi) Vua Nhân Tông y chiếu lời tâu.
(Danh) Thước thăng bằng ngày xưa.
(Danh) Mẫu mực, phép tắc. ◎Như: tiêu chuẩn 標準 mẫu mực, mực thước. ◇Hán Thư 漢書: Dĩ đạo đức vi lệ, dĩ nhân nghĩa vi chuẩn 以道德為麗, 以仁義為準 (Quyển lục thập ngũ, Đông Phương Sóc truyện 東方朔傳) Lấy đạo đức làm nghi lệ, lấy nhân nghĩa làm phép tắc.
(Danh) Cái đích để bắn. ◎Như: chuẩn đích 準的.
Một âm là chuyết. § Ghi chú: Ta đều quen đọc là chuẩn. (Danh) Cái mũi. ◎Như: long chuẩn 隆準 mũi cao, mũi dọc dừa. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Cao đế tử tôn tận long chuẩn 高帝子孫盡隆準 (Ai vương tôn 哀王孫) Con cháu Cao Đế đều có tướng mũi cao.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:19 pm

Definition of standard in English:

standard


 Top 1000 frequently used words
Line breaks: stand|ard
Pronunciation: /ˈstandəd 
  
/


NOUN


1A level of quality or attainment:their restaurant offers a high standard of servicethe government’s ambition to raise standards in schools
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
1.1required or agreed level of quality or attainment:half of the beaches fail to comply with European standards[MASS NOUN]: their tap water was not up to standard
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
1.2British historical (In elementary schools) a grade of proficiency tested by examination or the form or class preparing pupils for such a grade:she was still in boarding school and had twice repeated the same standard
MORE EXAMPLE SENTENCES

2Something used as a measure, norm, or model in comparative evaluations:the wages are low by today’s standardsthe system had become an industry standard
MORE EXAMPLE SENTENCES
2.1(standardsPrinciples of conduct informed by notions of honour and decency:decline in moral standards
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
2.2The prescribed weight of fine metal in gold or silver coins:the sterling standard for silver
MORE EXAMPLE SENTENCES
2.3A system by which the value of a currency is defined in terms of gold or silver or both.
MORE EXAMPLE SENTENCES
2.4A measure for timberequivalent to 165 cu. ft (4.67 cubic metres).
MORE EXAMPLE SENTENCES

3(Especially with reference to jazz or blues) a tune or song of established popularity.
MORE EXAMPLE SENTENCES


4military or ceremonial flag carried on a pole or hoisted on a rope.
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
4.1Used in names of newspapers:report in the Evening Standard
MORE EXAMPLE SENTENCES


5A tree or shrub that grows on an erect stem of full height.
MORE EXAMPLE SENTENCES
5.1shrub grafted on an erect stem and trained in tree form:[AS MODIFIER]: a standard rose
MORE EXAMPLE SENTENCES
5.2Botany The large, frequently erect uppermost petal of a papilionaceous flower. Also calledvexillum.
MORE EXAMPLE SENTENCES
5.3Botany One of the inner petals of an iris flower, frequently erect.
MORE EXAMPLE SENTENCES


6An upright water or gas pipe.
MORE EXAMPLE SENTENCES

ADJECTIVE

Back to top  
1Used or accepted as normal or average:the standard rate of income taxit is standard practice in museums to register objects as they are acquired
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
1.1(Of a size, measure, designetc.) regularly used or produced; not special or exceptional:all these doors come in a range of standard sizes
MORE EXAMPLE SENTENCES
1.2(Of a work, repertoire, or writerviewed as authoritative or of permanent value and so widelyread or performed:his essays on the interpretation of reality became a standard text
MORE EXAMPLE SENTENCESSYNONYMS
1.3Denoting or relating to the form of a language widely accepted as the usual correct form:speakers of standard English
MORE EXAMPLE SENTENCES

2[ATTRIBUTIVE] (Of a tree or shrub) growing on an erect stem of full height:standard trees are useful for situations where immediate height is needed
MORE EXAMPLE SENTENCES
2.1(Of a shrubgrafted on an erect stem and trained in tree form:standard roses
MORE EXAMPLE SENTENCES

Origin

Middle English (denoting a flag raised on a pole as a rallying point, the authorized exemplar of a unit of measurement, or an upright timber): shortening of Old French estendart, from estendre 'extend'; insense 4 of the nounsense 5 of the nounsense 6 of the noun, influenced by the verb stand.


Phrases



raise one's (or the) standard


Take up armsoppose:he is the only one who has dared raise his standard against her
MORE EXAMPLE SENTENCES


Derivatives



standardly

ADVERB
any natural law theory standardly requires a form of rational justification
MORE EXAMPLE SENTENCES


Definition of standard in:

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:31 pm

Những tiêu chuẩn chung của phụ nữ đẹp
tiêu chuẩn Thumbnail.aspx?image=7510-maiphuongthuy097986
Tùy theo quan niệm của xã hội mà có những quan niệm về vẻ đẹp khác nhau, và những tiêu chuẩn về vẻ đẹp cũng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những tiêu chuẩn vẫn không thay đổi về vẻ đẹp của phụ nữ.
tiêu chuẩn Maiphuongthuy097986
Giá trị của người phụ nữ có liên quan mật thiết với vẻ đẹp của họ. Xã hội chúng ta ngày nay luôn quan niệm người phụ nữ đẹp phải hòan hảo. Từ đẹp về hình thể đến nhân cách, lời ăn tiếng nói: “chim khôn hót tiếng véo von, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Không có phụ nữ nào xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp mà thôi.
Dù quan niệm về vẻ đẹp thay đổi như thế nào đi nữa, nhưng quan niệm “ nhất dáng, nhì da” vẫn luôn đúng.
Một vài điểm chính cần biết
1. Những tiêu chuẩn về vẻ đẹp là phổ quát, giống nhau ở mọi nơi.
2. Người đàn ông quan trọng vẻ đẹp của phụ nữ hơn so với người nữ đối với đàn ông.
3. Đối với đàn ông, vẻ đẹp của phụ nữ là một chỉ dấu về khả năng sinh đẻ, và đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
4. Vẻ đẹp của người phụ nữ cũng là một chỉ điểm của sức khỏe.
5. Những tiêu chuẩn chính của vẻ đẹp phụ nữ là : có sự khác biệt về giới tính, tức phải có nữ tính rõ, cân đối, trẻ trung, và tỉ lệ eo/hông phù hợp.
6. Phụ nữ đẹp nhất tương ứng với những tiêu chuẩn châu Âu.
1. Tiêu chuẩn số 1 : mảnh mai
Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của vẻ đẹp là mảnh mai, được các phương tiện truyền thông nêu ra. Nhiều cô muốn giữ cho thân hình được : « mình hạc, xương nai » nên đã tìm cách ép cân, ăn uống kham khổ, đôi khi dùng những phương pháp không chính thống để giảm cân dù tốn nhiều công sức, tiền bạc và sức khỏe nhưng vẫn không được như mong muốn.
2. Tiêu chuẩn 2 : rõ ràng về giới tính
1. Nam giới thường thích những người nữ tính, còn nữ giới thích những người nam tính, chứ không ai thích kiểu “nửa nạc nửa mỡ” hay giọng nói “ xăng pha nhớt” hoặc nam giới mà giọng cứ” the thé” dáng đi “ẻo lả” thì chẳng có phụ nữ nào mà thích. Hoặc nữ giới mà giọng cứ “ ồm ồm”, dáng đi thì cứng đờ thì cũng chẳng có nam nào mà thích.
2. Nam thường thích những phụ nữ tóc dài, mượt mà, tóc màu hơi hung dễ tạo hứng khởi hơn màu đen, hay tóc khô, xơ xác.
3. Nam giới thường thích phụ nữ da sáng màu.
4. Ngực phải căng tròn, đầy đặn, không chảy xệ, và cũng không quá nhỏ. Đây là điểm thu hút giới tính.
5. Chiều dài chân cũng là một yếu tố quan trọng của vẻ đẹp. Chiều dài chân cho phép đánh giá quá trình dinh dưỡng thời trẻ của người đó là tốt.
3. Tiêu chuẩn 3: cân đối
1. Thân hình cân đối là dấu hiệu của sự phát triển bình thường, nghĩa là các gène của hệ thống miễn dịch thích hợp với môi trường.
2. Phụ nữ biết phân biệt sự cân đối của đàn ông từ những điểm thu hút giới tính của họ, phụ nữ tự cho mình đẹp nhất khi họ được người đàn ông đánh giá cân đối nhất.
3. Gương mặt cân đối có những đặc tính thu hút.
4. Tiêu chuẩn thứ 4: cân nặng, thể tích (WHR=Tỉ lệ vòng eo/ vòng mông=Tỉ lệ chiều cao/ mông)
1. WHR = 0,71 ở nữ, và 0,95 ở nam mộ là tiêu chuẩn về vẻ đẹp.
2. WHR có liên quan đến sự phân bố khối mở, nghĩa là dưới tác dụng của hormone, WHR chứng tỏ một sức khỏe tốt và khả năng sinh đẻ của người phụ nữ.
3. Sự khác biệt về kích thước trung bình tạo cho người phụ nữ ở mức thiếu niên
4. Tất cả những dấu hiệu kết hợp với tuổi tác được coi như là những tiêu chuẩn của vẽ đẹp: mắt to, mũi cao, thon, da săn chắc.
5. Về chiều cao là tiêu chuẩn chung của vẽ đẹp ở nam giới (phụ nữ thường thích những người đàn ông cao)
Theo SK365




phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:33 pm

THẢO LUẬN

[size=30]Bàn về gái đẹp 18. 05. 12 - 6:21 pm[/size]

Phó Đức Tùng

SOI - Nhắn riêng bạn Lê Hà: Yêu cầu của bạn đã được thỏa mãn rồi nhé. Đặc biệt là phần cuối bài tiêu chuẩn Icon_smile . Cảm ơn anh Phó Đức Tùng. (Trong cả bài này, các bạn bấm vào hình để xem phiên bản lớn hơn.)

 
tiêu chuẩn Nguoi-dep-Ha-Noi


Nhân tranh luận sôi nổi của diễn đàn về Ngọc Trinh nói riêng và gái đẹp nói chung, mình cũng muốn mạn đàm một chút cho vui. Mình tự biết không phải chuyên gia về gái, vì thế những quan điểm cũng như kiến thức của mình rất hạn hẹp, chẳng qua là khởi đầu để mọi người có thể bàn luận rôm rả.
1. Hoa hậu là logo của một nền văn hóa
Hoa hậu là mực thước của gái đẹp, là chuẩn mực cho cái đẹp quan trọng nhất trong các loại cái đẹp. Việc đặt ra tiêu chuẩn và chọn lựa mẫu mực đó không phải là một nhóm người có thể quyết định, mà đằng sau nó là cả một nền văn hóa, với hệ thống triết học, lịch sử, mỹ học, mỹ thuật, thang giá trị v.v… Vì vậy, nghiên cứu hoa hậu có thể biết về một nền văn hóa, và ngược lại, hiểu rõ nền văn hóa, có thể đưa ra kiến giải về hoa hậu.
2. Đẹp tự nhiên hay nhân tạo?
Tiêu chuẩn gái đẹp ở các nền văn hóa rất khác nhau, nhưng cũng có thể quy về hai thể loại chính, loại tôn sùng cái đẹp tự nhiên, không mông má, không cưỡng chế, và loại tôn sùng cái đẹp nhân tạo. Điều này xuất phát từ triết lý rất cơ bản về vai trò của con người và tất cả những hoạt động của con người trên đời.
Những nền văn hóa tôn sùng gái đẹp tự nhiên có hai loại quan điểm, loại thứ nhất cho rằng thiên nhiên vốn hoàn hảo, và con người là một phần của thiên nhiên, vì vậy con người cũng hoàn hảo. Và con người nên vô vi, thuận theo tự nhiên mà hành xử. Loại thứ hai cho rằng con người là chúa tể thiên nhiên, do đó là mực thước của vũ trụ, người làm gì cũng đúng, cũng chuẩn, như chúa làm, không cần tra xét ý nghĩa.
Những nền văn hóa tôn sùng cái đẹp nhân tạo thì lại cho rằng thế giới cũng như con người là không hoàn hảo, và con người có trách nhiệm hoàn thiện nó, cải tạo nó. Để làm việc đó, con người phải có bản lãnh, phải có cá tính, có sức chịu đựng, ý chí v.v… Và con người thể hiện điều đó thông qua việc tự đàn áp, biến đổi cơ thể của mình.
3. Những vẻ đẹp tự nhiên
Có một số dạng tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên, xuất phát từ các nền văn hóa rất khác nhau:
3.1. Hy Lạp và vẻ đẹp của tỷ lệ cơ thể
Nền văn hóa Hy Lạp cho rằng con người là trung tâm vũ trụ, là chúa tể vũ trụ. Cũng vì vậy mà các thần Hy Lạp về bản chất giống người, chẳng qua bất tử hoặc sống lâu hơn, khỏe hơn, tài hơn người thường. Từ niềm tin này mà có hệ thống dân chủ.
Minh chứng cho vai trò chúa tể này là vì con người có tỷ lệ cơ thể chuẩn mực cho cái đẹp của vũ trụ. Đây là triết lý chủ đạo của Anthropometrie, một triết lý giải thích và áp dụng các loại thước đo, tỷ lệ trên cơ sở tỷ lệ con người. Hình người đứng trong hình tròn và hình vuông của kiến trúc sư Vitruv có thể coi như logo của nền văn hóa Hy Lạp, La Mã, thể hiện con người là chuẩn mực, chúa tể của trời đất. Hình này được Leonardo da Vinci vẽ lại, được coi như biểu tượng của thời Phục hưng. Và sự cải biên của hình này trong Modulor của Lecorbusier lại một lần nữa trở thành logo của kiến trúc, đô thị, nội thất và nhiều loại nghệ thuật tạo hình hiện đại phương Tây.
Các thức cột Hy Lạp, La Mã, Phục hưng có thể coi như những cơ thể chuẩn mực, trần truồng, do đó tự chúng tạo thành cốt lõi, định nghĩa của kiến trúc. Có thức cột Doric với tỷ lệ đàn ông, Corinth với tỷ lệ đàn bà và Ionic với tỷ lệ của thiếu niên.
Vì ý thức về cơ thể và tỷ lệ cơ thể, người Hy Lạp đặc biệt chú trọng chăm sóc, rèn luyện cơ thể cũng như thể hiện nó. Từ đó mà có tổ chức Olympic. Gymnasium, trường học cho tất cả các nhà khoa học, chính trị, triết gia, công dân tự do của Hy Lạp, có nghĩa là “trần truồng”. Từ Hy Lạp cho tới về sau, việc tôn thờ cơ thể con người và tỷ lệ của nó được áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, mà rõ nét nhất là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, phim ảnh, nhưng cũng có trong cả những lĩnh vực khác như quy hoạch đô thị, văn học, âm nhạc, múa và các thể loại trình diễn v.v…
Với một truyền thống lâu đời và dầy dặn như vậy, việc tuyển chọn hoa hậu với những màn khoe cơ thể và các tiêu chí cơ bản về các tỷ lệ, các vòng đo của phương Tây đương đại là điều dễ hiểu và có căn cứ sâu sắc.

tiêu chuẩn Den-Erechtheion
Đền Erechtheion, Hy Lạp. Cột Hy lạp là những cơ thể người.

tiêu chuẩn Cot-Hy-Lap-7
3 thức cột Hy Lạp. So sánh phần đầu cột.

tiêu chuẩn Cot-Hy-Lap-6
3 thức cột Hy lạp là trừu tượng hóa 3 tỷ lệ của cơ thể đàn ông, đàn bà, thiếu niên.

tiêu chuẩn Cot-Hy-Lap-8
3 thức cột Hy lạp là trừu tượng hóa 3 tỷ lệ của cơ thể đàn ông, đàn bà, thiếu niên.

tiêu chuẩn Cot-Hy-Lap-4
Tỷ lệ con người thể hiện trong từng cái cột cũng như ở cả mặt bằng công trình.

tiêu chuẩn Cot-Hy-Lap-5
.

tiêu chuẩn Venus
Chỉ có một nền văn minh thực sự tôn thờ vẻ đẹp cơ thể và tỷ lệ của nó mới tạo ra được những tuyệt tác thế này. Nhưng ngay cả Hy Lạp cũng chưa có đưa ra khái niệm ba vòng cơ bản. Nàng Vệ nữ này chắc không thể chuẩn bằng Ngọc Trinh.

tiêu chuẩn Hermes-va-Dionysios-c
.

tiêu chuẩn Vitruvian_Man
Hình vitruv của Leonardo da Vinci…

tiêu chuẩn Modulor
… và modulor của Lecorbusier khẳng định tính thần thánh và phổ quát của tỷ lệ cơ thể người.

 
3.2. Các nền văn hóa phồn thực
Đối với rất nhiều nền văn hóa khác, đa số còn có nguồn gốc nguyên thủy hơn Hy Lạp, thì cái đẹp không nằm ở tỷ lệ cơ thể, mà ở bộ phận sinh dục. Thể loại văn hóa này có ở khắp nơi, nhưng đạt đỉnh cao ở những văn hóa như Hindu, Champa, Khơ me. Đối với những văn hóa này, nguyên lý vũ trụ không phải là ở tỷ lệ hình khối, mà ở sự giao hòa âm dương. Đặc trưng của cái đẹp khi đó chính là sự phi tỷ lệ của bộ phận sinh dục. Khi đó, nếu có tuyển hoa hậu, chắc chắn những yếu tố như chân dài, mặt xinh, ba vòng đều là thứ yếu. Chỉ có hai chỗ cơ bản và cốt phải to.

tiêu chuẩn Linga-Ioni
Linga, Ioni và vú, những cốt lõi của cái đẹp giới tính.

tiêu chuẩn Linga-Ioni-2
.

tiêu chuẩn Old-woman-2
Bức tượng trong đó miêu tả một người phụ nữ với bộ ngực lớn, mông lớn và bộ phận sinh dục phóng đại, được cho là ít nhất 35.000 năm tuổi được làm từ ngà voi Mamut. Được tìm thấy từ hang Hohle Fels ở Đức.

 
3.3. Đạo giáo và những văn hóa tự nhiên
Đối với những tư tưởng văn hóa cho rằng con người là một bộ phận của thiên nhiên, và thiên nhiên vốn là hoàn hảo thì cái đẹp của con người rất tương đối. Trang Tử có nói đại khái: Tây Thi đối với ta là đẹp, nhưng đối với con cóc đực thì chỉ con cóc cái là đẹp. Nếu cái đẹp của con người không phải chuẩn của thiên nhiên, thì cái đẹp của một người nhất định cũng không thể là chuẩn cho mọi người. Người đó dù có nghiêng nước nghiêng thành như Tây Thi, hay đui què mẻ sứt, đít biến thành bánh xe, tay biến thành cung tên v.v… thì cũng chẳng có gì quan trọng. Như thế, cái đẹp ngoại hình không quan trọng bằng cái đẹp nội tâm, tức là cái đẹp của sự thanh tĩnh, thoát tục, của sự giác ngộ. Các cô tiên trong đạo giáo thường được miêu tả tiên phong đạo cốt, phiêu phiêu hốt hốt, uyển chuyển như nước, trong vắt như thủy tinh, không một vết bụi trần, có nghĩa là toát lên tính phi vật chất. Đặc điểm phi vật chất này sẽ tự dẫn tới những nét thiên về thanh mảnh hơn là phốp pháp, đầy đặn.
tiêu chuẩn Tranh-Duong
Những người đẹp nhặt hoa. Tranh của Zhou Fang đời Đường ( 618-907).
 
3.4. Nho giáo và cái đẹp quẻ Khôn
Theo quan điểm Nho giáo, phụ nữ đại diện cho quẻ Khôn, trong khi nam giới đại diện cho quẻ Càn. Mỗi quẻ có một vẻ đẹp riêng. Quẻ Khôn có những đức tính là tinh tế trong cảm nhận, hậu trọng, vuông vắn trong hình thức và bền bỉ, thừa thuận trong việc làm. Người phụ nữ đẹp do đó phải có đủ 3 tố chất đó: cảm nhận thì rất tinh vi, tế nhị, hình thức thì vững chãi, đầy đặn, việc làm, cử chỉ thì uyển chuyển, mềm mại, đức độ. Ba tố chất này được bộc lộ trong 4 đức của người phụ nữ nho giáo là Công, dung, ngôn, hạnh. Và không phải ngẫu nhiên mà tứ đức có thứ tự như vậy. Đứng đầu là công, nghĩa là năng lực làm việc của người phụ nữ, nó là điều kiện đảm bảo sự sống cho gia đình, và cũng là vai trò hàng đầu của quẻ Khôn. Tiếp đến mới là dung mạo hình thức. Cái này cốt ở đầy đặn đoan chính, được coi là cái đẹp vượng phu ích tử. Nó đảm bảo sự lành mạnh, khỏe khoắn về thể chất cho giống nòi. Trung Quốc chưa bao giờ có nhận thức về cái đẹp từ tỷ lệ, hình khối cơ thể như Hy lạp. Sau Công, Dung rồi mới đến lời nói, đức hạnh. Nhiều người đời sau chỉ nhắm vào chữ hạnh, lại coi hẹp cái hạnh ở trinh tiết, thành ra tiêu chuẩn này trở nên cứng nhắc, thiếu sức sống.

tiêu chuẩn Nguoi-dep-Ha-Noi
Phụ nữ Hà Nội xưa.

tiêu chuẩn Nguoi-dep
Vẻ đẹp vượng phu ích tử.

 
Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà: khuôn mặt cân phân về cả tam đình, ngũ nhạc.
Nếu đi sâu vào từng chi tiết ta thấy:
- Ấn đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh. Đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.
- Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách: màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.
- Lòng bàn chân hoặc trong thân thể (rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.
- Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm và có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phu: màu sác hồng nhuận ấp áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp.
- Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi màu son tàu.
- Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai. Người phụ nữ có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao.
4. Những vẻ đẹp nhân tạo
Như trên đã đề cập, các nền văn hóa đề cao vẻ đẹp nhân tạo thường gắn liền với những tác động rất mạnh vào cơ thể con người. Mục đích của những tác động này không hẳn là để đạt tới những nét đẹp mơ ước, như trường hợp gót sen ba tấc, mà chủ yếu để khẳng định một nghị lực và sức chịu đựng phi thường của con người cũng như khẳng định vai trò của con người là tạo ra những thứ mà thiên nhiên không có. Sức chịu đựng và sự sáng tạo này là lý do và hứa hẹn cho sự trường tồn của giống nòi.
Một thời, Trung Quốc có hủ tục bó chân để tạo gót sen 3 tấc. Đây là một phát triển dị biệt, thực ra chẳng xuất phát từ những tư tưởng lớn, mà là một lối chơi của nhà giàu. Việc bó chân nhằm đạt đến một tiêu chuẩn chân nhỏ mơ ước mà người thường không có được, đồng thời thể hiện bản lĩnh và độ chín chắn của người phụ nữ. Tương tự như gót sen của Trung Quốc là phong trào thắt eo của phương tây. Ví dụ gót sen cũng như thắt eo cho thấy tác hại của việc đưa ra những tiêu chí về cái đẹp phi tự nhiên sẽ dẫn đến sự què quặt của cả một xã hội, và sự uất ức truyền đời của người phụ nữ.

tiêu chuẩn Nguoi-dep-TL-1
Người đẹp cổ dài, Thái Lan

tiêu chuẩn Nguoi-dep-TL-2
.

tiêu chuẩn Phu-nu-Nam-Ethiopia
Phụ nữ của bộ tộc Mursi ở miền Nam Ethiopia.

tiêu chuẩn Tai-to
Người đẹp tai to

tiêu chuẩn Dau-to
Người đẹp đầu dài

tiêu chuẩn Dau-dai
.

tiêu chuẩn Eo-nho
Người đẹp eo nhỏ

tiêu chuẩn Chan-nho
Gót sen ba tấc

 
5. Thi hoa hậu Việt Nam – hoạt động a dua không có thực chất
tiêu chuẩn Thi-hoa-hau
.
 
Về hình thể: Nguyên tắc, cái đẹp chuẩn mực bao giờ cũng phải là cái đẹp đặc trưng, đấy là sự thuần chủng. Nếu tiêu chí được rút ra từ cái đặc trưng, thì thứ nhất là có bản sắc, thứ hai là có một số lượng lớn đối tượng để lựa chọn, thứ ba là hình mẫu có tác dụng định hướng cho xã hội. Người phụ nữ Việt Nam có chiều cao trung bình khoảng 1m55. Vậy nếu chọn trong khoảng này, sẽ có nhiều đối tượng, và trong nhiều đối tượng đó, sẽ có những người hoàn hảo cả về những mặt khác. Nay hoa hậu được chọn phải rất cao, không biết chuẩn là bao nhiêu, nhưng có lẽ dưới 1m70 không bao giờ được xét, để có thể đứng cạnh hoa hậu Đức, Thụy Điển v.v… Mà quả là trong dàn hoa khôi thế giới, nếu không quay cận lại, đố ai biết cô nào từ Việt Nam, cô nào từ Đức. Như vậy chỉ có một số rất ít người, với nguy cơ mất cân bằng hoormon cao và những bất thường khác có liên quan về trí não mới lọt vào vòng sơ tuyển.
Tương tự, người Việt Nam bình thường có tỷ lệ chân ngắn hơn người châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà người mẫu hoàn hảo theo phương Tây có tâm điểm ở khu vực sinh dục, trong khi người Á Đông có quan niệm trung tâm ở Đan điền, tức là vùng dưới rốn. Chọn chân Á Đông dài như tỷ lệ chân châu Âu, sẽ dẫn đến tỷ lệ bất thường lớn, trong đó ẩn chứa nhiều thứ mất cân bằng khác không dễ nhận ra.
Tỷ lệ 3 vòng đo cũng rất khác nhau ở mỗi chủng tộc. Vì thế không thể có một tỷ lệ vàng cho cả loài người. Rõ ràng là tỷ lệ phần ngực và mông của người Việt thuần không thể như phụ nữ châu Phi hay châu Âu thuần chủng được.
Như vậy, việc tuyển chọn hoa hậu Việt Nam theo tiêu chí châu Âu thứ nhất là dẫn đến lựa chọn những cá thể biến dạng, không đặc trưng của chủng tộc, tiềm ẩn nguy cơ bất thường cao. Điểm thứ hai, cho dù chọn được một cô Việt Nam giống Tây hơn cả Tây, thì về nguyên tắc, người Việt Nam sẽ không đồng cảm được với cái đẹp này, giống như cóc đực chẳng thể thấy Tây Thi là đẹp. Nhưng vì đã được giới chuyên môn coi là đẹp, nên ông nào cũng phải khen đẹp, để chứng tỏ mình là đàn ông thực thụ, là người sành. Như thế, tác dụng của những người mẫu bất thường này sẽ là làm sai lệch thẩm mỹ bình thường của giới mày râu. Từ thẩm mỹ méo mó đó, lại dẫn đến áp lực lên những người phụ nữ bình thường, bỗng dưng tự cảm thấy là mình không bình thường, và cũng không được coi là bình thường. Do đó dẫn đến các loại vẽ rắn thêm chân, độn mông nâng ngực, nới vòng nọ bóp vòng kia một cách ngớ ngẩn, không khác gì việc bó chân của người Tàu, để rồi lại uất ức vì mình bị coi như món đồ chơi của giới đàn ông.
Trí tuệ, khéo léo, đức hạnh
Tuy chọn hoa hậu là theo chuẩn về tỷ lệ hình thức, đã dẫn đến lựa ra những cá thể đột biến, nhưng các ông lại vẫn không thoát khỏi tư tưởng công dung ngôn hạnh, muốn đòi hoa hậu ngoài cái đẹp phải có cả ba cái kia, như thế chẳng phải lú lẫn sao. Nếu có được văn hóa Hy Lạp, chỉ cần nhìn thấy tỷ lệ là như thấy Chúa trời, cần gì những thứ khác. Còn đã không có cái văn hóa đó, thì nhìn tỷ lệ cũng không thấy đẹp, nên cho là thiếu. Thế mà phàm đã là cá thể dị biệt, thì sống được là may, còn đòi hỏi lắm thứ cái nỗi gì.
Việc định ra tiêu chí hoa hậu sao cho hay và có ý nghĩa là việc làm vô cùng khó, có quan hệ đến vận mệnh dân tộc. Phải chăng cả trường mỹ thuật công nghiệp nên tập trung vào giải bài toán này, thay vì dành một hai bài luận văn bàn về cổ tay hay lông mày Ngọc Trinh.
 
*
Bài liên quan:
- Cảm ơn Ngọc Trinh: Em đã khiến thầy tôi mở miệng 
- Khi các Lý Thông ganh tị
 
- “Quan trọng nhất là cô ấy không có một nếp nhăn tri thức nào!”
 
- Bàn về gái đẹp
 
- Quanh Ngọc Trinh: Hồ Thu vs Vũ (hay não vs da)
 
– Vì sao phải xúm vào miệt thị cô ấy?



http://soi.com.vn/?p=73165
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:35 pm

Những tiêu chuẩn kỳ lạ về vẻ đẹp phụ nữ


tiêu chuẩn Borneo Cô gái Borneo, Malaysia, với dái tai dài quá vai. Ảnh: Museum.upenn.edu.
Những người đẹp Ethiopia ở bộ lạc Surma và Muzi trang điểm môi mình bằng các đĩa làm từ đất sét. Đĩa càng lớn, gia đình cô gái càng hy vọng nhận được nhiều đồ thách cưới là súc vật khi gả con.
Trên trái đất, không ít dân tộc có quan niệm rất độc đáo, thậm chí gây sốc đối với các nền văn minh khác về các chuẩn mực vẻ đẹp của người phụ nữ.
Từ khi còn trẻ, những người dân trên đảo Borneo ở Malaysia đã tìm cách kéo dái tai của mình bằng cách treo vào đó vật nặng bằng đồng. Người ta tăng dần khối lượng của vật nặng đến 3 kg. Khi người phụ nữ ở vào thời điểm rực rỡ nhất, dái tai của họ đạt được kích thước mong muốn: chạm đến vai. Còn hình săm trên tay (từ đầu các ngón tay đến khuỷu tay) kiểu các đường đăng ten cũng là một cách trang điểm rất được ưu chuộng ở đây.
Những chiếc răng trắng, một thuộc tính không thể thiếu của người đẹp châu Âu, lại không được phụ nữ ở vùng Trung Á đánh giá cao. Họ cố tình nhai quả cau và quả đậu độc để làm cho khoang miệng có màu đỏ và dính. Với họ, răng có màu đỏ mới đẹp.
tiêu chuẩn Kenya Phụ nữ Kenya. Ảnh: glpinc.org.
Phụ nữ ở một số vùng của Angola lại bẻ hoàn toàn các răng cửa của mình, còn chị em ở bộ lạc Babula của Congo lại mài hết các răng đó. Phong tục này nhằm mục đích khá độc đáo: Đàn ông ở vùng đó cho rằng, phụ nữ "không răng" trông giống trẻ em hơn và như vậy, chịu nghe lời hơn. Người dân Polynesia coi việc mài răng cho có hình tam giác ở cá mập là cực mốt.
Phụ nữ ở bộ lạc Aina của Nhật tăng kích thước của miệng bằng hình săm màu xanh dương trên môi và quanh đó. Người ta cho rằng, bằng cách này có thể xua đuổi linh hồn ác quỷ.
Khái niệm về hình dáng cân đối ở nhiều nơi cũng khác nhau. Những người mẹ biết lo lắng ở các bộ tộc vùng sa mạc Sahara tìm mọi cách nhồi nhét cho con gái mình để chúng có hình dáng mập mạp vì ở đó mập được đánh đồng với khả năng sinh con - một trong những phẩm chất chính của phụ nữ. Nếu nghiêng người về phía trước mà cô gái có ít hơn 12 ngấn mỡ thì sẽ không có ai lấy cô làm vợ.
Còn ở Papua-New Guinea, người ta kéo dài bộ ngực của các cô gái từ khi ngực mới phát triển. Lý tưởng là ngực các cô gái có hình dáng như quả dưa. Cô nào có ngực đầy đặn không được các chàng trai hâm mộ.
Ở Kenya, phụ nữ đục vô số lỗ trên khắp tai và xuyên vào đó các que nho, dây với hình thù kỳ lạ và những viên đá sặc sỡ. Người ta nhìn vào sẽ có cảm giác tai những người đẹp này mọc lên bụi cây hoang dại. Có thể "bụi cây nhân tạo" này nhằm mục đích bù đắp việc trên đầu không có tóc vì phụ nữ Kenya thường cạo trọc đầu.
Các cô gái ở những bộ lạc vùng rừng rậm Amazon vẽ trên thân thể mình tiểu sử thực sự của bản thân. Những đường vẽ nói lên số phận của cô gái, tâm trạng và thậm chí về chí hướng của họ. Những hình vẽ này thay thế cho quần áo.
Những đường lằn theo hình trên thân thể phụ nữ ở bộ lạc Kamamodzongi (biên giới giữa Sudan và Uganda) có thể được xếp vào loại trang trí kinh dị hơn cả. Tại một số chỗ trên da ở cơ thể và mặt của họ được cắt bằng móc sắt và sau đó được rắc tro trong vòng một tháng để vết thương không lành được. Kết quả là trên thân thể người tình nguyện khổ sở xuất hiện những vết hằn đầy máu, làm cho người đó vô cùng hấp dẫn trước mắt những người đàn ông địa phương.
tiêu chuẩn Surma Cô gái Surma với chiếc đĩa rất to trang trí trên môi. Ảnh: Supersaturated.com.
Phụ nữ da đỏ có truyền thống đục lỗ ở mũi để đeo vòng nhưng có lẽ những người đẹp Ethiopia ở bộ lạc Surma và Muzi có tính sáng tạo đặc biệt hơn cả. Họ trang điểm môi mình bằng các đĩa làm từ đất sét. Đĩa càng lớn, gia đình cô gái càng hy vọng nhận được nhiều đồ thách cưới là súc vật khi gả con.
Còn tại bộ lạc Tino, sống ở phía bắc vùng Amazon của Brazil, những phụ nữ có khuôn mặt hẹp và rất dài được coi là hấp dẫn hơn cả. Do đó, các bà mẹ dùng những miếng gỗ ép mặt con gái mình, để chúng lớn lên không có mặt tròn và má phính.
Đối với niềm đam mê trang điểm, có lẽ người Pigmei được coi là dễ tính nhất. Những phụ nữ nhỏ nhất trên hành tinh này (trung bình cao 1,3 m) sống trong rừng ở vùng Trung Phi, chỉ trong những ngày lễ mới đeo lên đầu mình vòng tròn làm từ lá cây. Thời gian còn lại, họ chỉ quấn khố quanh hông một cách khiêm tốn.
(Theo Thế Giới Mới)

Poly_ShowArticlebanner();

http://www.camnangviet.com/cam-nang-gia-dinh/gia-dinh/nhung-tieu-chuan-ky-la-ve-ve-dep-phu-nu.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 10:58 pm

Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục






Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành 10 tiêu chuẩn “đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học” (sẽ gọi tắt là “tiêu chuẩn giáo dục đại học”).  Tuy nhiên, đây là những tiêu chuẩn về quản lí giáo dục hơn là những tiêu chuẩn về đào tạo cấp đại học.  Ngoài ra, dù nói là tiêu chuẩn, nhưng tất cả đều quá chung chung, không có gì cụ thể, và do đó, rất mà khó ứng dụng cho việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học.  Trong bài viết này, tôi đề nghị 43 tiêu chuẩn giáo dục đại học liên quan đến đầu vào (input), qui trình đào tạo (process), và đầu ra (output) và một số nghiên cứu cần thiết để triển khai việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

 Công bố Tiêu chuẩn chất lượng thiếu tính cụ thể khó thực hiện!

Trong một xã hội hiện đại, giáo dục bậc đại học có bốn chức năng chính:  một là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân về tri thức, để họ có thể tự khai thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội; hai là cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự tăng trưởng và giàu mạnh của một nền kinh tế hiện đại; ba là khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối và chính sách của nhà nước; và bốn là thu thập hay sáng tạo ra kiến thức qua nghiên cứu và chuyển giao những kiến thức này đến xã hội.

Do đó, hệ thống giáo dục cấp đại học và cao đẳng thường được ví von như là một cỗ máy điều khiển nền kinh tế của một quốc gia.  Tuy nhiên, nhìn qua sự phát triển kinh tế của các nước trong vùng và trên thế giới, câu nói trên không còn là một ví von nữa, nhưng đã thành hiện thực.  Thật vậy, sự phát triển kinh tế ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Mã Lai, v.v… mẫu số chung là họ chú trọng vào giáo dục và đào tạo.  Ở nước ta, giáo dục đại học cũng rất được quan tâm, với sự đầu tư lớn từ Nhà nước và người dân.  Theo phân tích của tác giả Vũ Quang Việt, chi tiêu cho giáo dục ở nước ta chiếm 8,3% GDP (ở Mĩ tỉ lệ này là 7,2%), và đáng quan tâm hơn, trong số này có đến 40% là dân đóng góp [1].

Với một sự đầu tư lớn như thế, một số câu hỏi cần đặt ra: các chương trình đào tạo cấp đại học ở nước ta so sánh ra sao với các nước trong vùng, các đại học của Nhà nước sử dụng nhân lực, cơ sở vật chất hữu hiệu hay lãng phí, sinh viên tốt nghiệp đại học có chỗ đứng gì trong xã hội và nền kinh tế thị trường, kiến thức và kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học ra sao, hệ thống giáo dục đại học đã góp phần gì cho phát triển kinh tế, v.v… Rất tiếc là các câu hỏi này vẫn chưa được trả lời thoả đáng một cách định lượng.

Các câu hỏi trên liên quan đến một khía cạnh mà xã hội đang rất quan tâm hiện nay: chất lượng giáo dục đại học.  Vì thế, việc kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo cần và đã được đặt ra.  Bộ GDĐT vừa ban hành 10 tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học (xem Bảng 1) [2].  Nhưng các tiêu chuẩn này liên quan đến quản lí hơn và tiêu chuẩn chất lượng.  Chẳng hạn như tiêu chuẩn chất lượng về sứ mệnh chẳng có liên quan gì đến chất lượng đào tạo, vì thực sự, đây là những phát biểu mang tính quản lí.  Thật vậy, những "tiêu chuẩn" như "sứ mệnh và mục tiêu của trường đại học", "tổ chức và quản lí", hay "Tài chính và quản lý tài chính" không thể xem là chất lượng giáo dục đào tạo được, mà là những khía cạnh

của quản lí đại học hay của bất cứ một doanh nghiệp nào.  Bất cứ trường đại học nào cũng có thể viết thành một phát biểu mang tính sứ mệnh (statement of mission) rất dễ dàng, nhưng viết ra được câu đó, cố nhiên, không có nghĩa là trường đại học đó có "chất lượng."

Ngoài ra, các tiêu chuẩn chất lượng còn quá chung chung.  Quả thật, không có một tiêu chuẩn nào trong 10 tiêu chuẩn ban hành có thể xem là cụ thể cả.  Chẳng hạn như trong tiêu chuẩn về “Chương trình giáo dục”, có đoạn viết "Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo".  Đây quả là một phát biểu khá … quanh co.  Đáng lẽ qui định nói về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng lại không đề ra tiêu chuẩn cụ thể mà yêu cầu phải đảm bảo … chất lượng !  Một hiệu trưởng đại học có trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn chắc chắn phải đặt câu hỏi: thế nào là đảm bảo chất lượng đào tạo ?  Hay như tiêu chuẩn "Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học" cũng rất chung chung và không thể nào so sánh giữa các đại học được.  Nếu một đại học với 10.000 sinh viên và có 20.000 đầu sách, và một đại học với 30.000 sinh viên và có 35.000 đầu sách, thì làm thế nào để so sánh theo tiêu chuẩn trên ?



http://tieuchuanchatluong.com/tieu-chuan-chat-luong-giao-duc.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 11:00 pm

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
của giáo viên THPT hạng III

 
15:33 | 16-07-14
BPO - Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông (THPT). Theo dự thảo thông tư này, giáo viên THPT có 3 hạng, gồm: Hạng III, hạng II và hạng I. Dưới đây là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên THPT hạng III:

* Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:

Yên tâm với nghề, có ý thức đúc rút và cải tiến kinh nghiệm giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao;  Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và của ngành giáo dục; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; Thân thiện với học sinh; tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh; Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; Thực hiện nghiêm túc phê bình và tự  phê bình.
* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Tối thiểu có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT; Ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và giáo dục học sinh THPT; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1; giáo viên ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai bậc 2 hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh ở vùng dân tộc thiểu số; Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đạt loại trung bình trở lên.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng,  Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông; Nắm được chương trình, kế hoạch giáo dục THPT; Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh THPT; Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh THPT; Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT; Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Có khả năng hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
NV


http://baobinhphuoc.com.vn/NoiDung/tieu-chuan-chuc-danh-nghe-nghiep-cua-giao-vien-thpt-hang-iii-29683
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 11:02 pm

Tranh cãi về tiêu chuẩn giáo dục quốc gia

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề “tiêu chuẩn quốc gia” cho nền giáo dục Mỹ. Một số người cho rằng việc đề ra một chuẩn mực sẽ giới hạn sự phát triển của giáo dục nhưng có ý kiến lại khẳng định tiêu chuẩn đó kích thích sức sáng tạo của người học và dạy.
tiêu chuẩn Tranh-cai-ve-tieu-chuan-giao-duc-quoc-gia
Học sinh ở trường trung học Nam Lorain. Ảnh A.P
Để giáo dục phát triển một cách tự do

Việc sinh viên Mỹ sẽ học khác nhau như thế nào giữa các bang là câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra để bàn về những ảnh hưởng của địa phương đối với các trường. Đối với một số người, việc thiếu đi các tiêu chuẩn quốc gia nhằm đánh giá chung về học tập là một hạn chế lớn về quyền hạn của liên bang. Tuy nhiên những người khác lại cho rằng tất cả các tiêu chuẩn chung đó có thể làm giảm đi tính cạnh tranh của người Mỹ trong một thế giới xã hội hóa giáo dục như ngày nay.

Tranh cai ve tieu chuan giao duc quoc gia

Hiện nay, thống đốc các bang và các hiệu trưởng đang hướng tới một tiêu chuẩn chung trong giáo dục. Những nội dung trong danh sách như toán học và nghệ thuật ngôn ngữ tiếng Anh là những môn học mà học sinh sẽ học hàng năm từ mẫu giáo đến trung học.

Trong năm qua, hầu hết năm mươi bang đã thông qua những tiêu chuẩn này. Đây cũng phần nào giải thích tốc độ chóng mặt trong cuộc đua của tổng thống Obama. Việc thông qua các tiêu chuẩn này đã giúp các bang cạnh tranh để dành được số tiền hỗ trợ những nỗ lực cải cách trường học từ liên bang vào năm ngoái.

Patrick Murray đã được bầu là một thành viên trong của hội đồng nhà trường ở Bradford, Maine trong bốn năm. Hệ thống trường công lập là nhỏ, chỉ có khoảng 1.200 sinh viên từ 5 thị trấn. Trong tháng tư, Maine trở thành tiểu bang 42 phê duyệt tiêu chuẩn chung.

Ông Murray không tin tưởng những ủng hộ những tiêu chuẩn này:"Họ nói đây là một nỗ lực để bang dẫn đầu, nhưng ông nghĩ rằng mục đích ở đây là quốc gia kiểm soát của giáo dục. Ông chia sẻ : "Bất kỳ trường tiếp nhận tiền liên bang hay tiểu bang đều được yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn đó.”

Ông cũng cho biết thêm nhiều tiểu bang đã thông qua tiêu chuẩn giáo dục chung chỉ bởi vì họ đã nhận tiền của liên bang : "Ý kiến của tôi là khi bạn có nhiệm vụ liên bang và và có liên quan đến tiền của liên bang, nó không còn là bang dẫn đầu nữa."

Ông Murray cho biết tiêu chuẩn chung đánh giá về học tập sẽ vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Ông tin rằng chính phủ liên bang không nên có vai trò trong nền giáo dục quốc dân.

Không có tiêu chuẩn chung thì không có khả năng cạnh tranh

Nhưng bà Patience Blythe lại không đồng ý với ý kiến đó. Bà Blythe đã dạy trong năm năm. Bà mới chuyển đến Philadelphia, Pennsylvania. Trước đó bà là một giáo viên môn khoa học ở Texas một trong vài tiểu bang không áp dụng tiêu chuẩn giáo dục chung.

Bà Blythe cho biết tiêu chuẩn chung đánh giá có thể cải thiện kết quả của học sinh Mỹ trong các cuộc thi khoa học quốc tế. Bà Patience Blythe cũng nói thêm: "Không phải tất cả mọi thứ đều là vấn đế của 1 bang. Có thể có lợi ích từ một số sự tham gia nhiều hơn của chính quyền liên bang trong hệ thống giáo dục của chúng ta, chúng ta cũng có thể giải quyết được khá nhiều những sự bất bình đẳng mà chúng ta đang trải qua."

Bà cũng không đồng ý với những người cho rằng các tiêu chuẩn này có thể giới hạn khả năng sáng tạo của các giáo viên . Bà Patience Blythe chia sẻ thêm: "Thực tế là các tiêu chuẩn này có thể cung cấp cho học sinh chìa khóa cũng như các công cụ khác để hiểu được mục đích, hay câu hỏi về bất cứ điều gì nhà nước có thể đánh giá khả năng của bạn . Tôi có thể được sáng tạo như tôi muốn , đặc biệt là nếu tôi được làm việc cùng với một đội ngũ tốt, và chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nảy ra ý tưởng lẫn nhau.”



http://mangduhoc.com.vn/du-hoc-hoc-bong/du-hoc-hoc-bong/Du-hoc-cac-nuoc/Tranh-cai-ve-tieu-chuan-giao-duc-quoc-gia-6478/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 11:04 pm

Ngày 02/1/2003, Bộ GD_ĐT ra quyết định về việc ban hành qui định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí.


05 TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN 01
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GD&ĐT



TIÊU CHUẨN I
I. SÁCH  ( gồm có 03 loại )
1. Sách giáo khoa :
-        Mỗi HS có 01 bộ SGK
-        100% Học sinh khó khăn có thể thuê, mượn SGK.
2. Sách nghiệp vụ của giáo viên :
a) Các văn bản nghị quyết ( các văn bản nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngành, Liên bộ liên Ngành.)
b) Các sách bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
c) Các sách nâng cao trình độ chuyên môn .
           Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho giáo viên có 01 bản và 03 bản lưu tại thư viện .
3. Sách Tham khảo :
           Số lượng sách tham khảo trong thư viện phải đạt bình quân như sau :
a) Trường tiểu học :
-        Trường ở Thành phố, Thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 02 cuốn sách.
-        Trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc  biệt khó khăn tối thiểu 02 học sinh có 01 cuốn sách.
b) Trường THCS :
-        Trường ở Thành phố, Thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 03 cuốn sách.
-        Trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc  biệt khó khăn tối thiểu 01 học sinh có 01 cuốn sách.
c) Trường THPT :
-        Trường ở Thành phố, Thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 04 cuốn sách.
-        Trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc  biệt khó khăn tối thiểu 01 học sinh có 02 cuốn sách.
-        Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ GD & ĐT hướng dẫn hàng năm.
II. BÁO, TẠP CHÍ, BẢN ĐỒ VÀ TRANH ẢNH GIÁO DỤC, BĂNG ĐĨA GIÁO KHOA :
1. Báo tạp chí : Gồm báo nhân dân, báo giáo dục và Thời đại, tạp chí Giáo dục, tạp chí Thế giới mới...
2. Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa :
-        Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng, đĩa giáo khoa do NXBGD xuất bản và phát hành từ sau năm 1998.
-        Mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 02 lớp cùng một khối có 01 bản.
TIÊU CHUẨN II : CƠ SỞ VẬT CHẤT
1. Phòng thư viện :
a) Thư viện Trường phổ thông phải đặt ở trung tâm nơi thuận tiện trong nhà trường.
b) Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m2 để làm phòng đọc và kho sách.
2. Trang thiết bị chuyên dùng :
a) Có tủ, giá, kệ dùng trong thư viện đủ để đựng sách, báo tạp chí. Tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa.
b) Có đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện.
c) Có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc.
d) Những trường nếu có điều kiện thì có thể trang bị thêm máy vi tính, Photocopy....
e) Thư viên đạt chuẩn Quốc gia các trường xây dựng mới có qui mô đạt chuẩn Quốc gia, các  trường thuộc địa bàn Thị xã, Thành phố phải có phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 25 chỗ ngồi
TIÊU CHUẨN III : VỀ NGHIỆP VỤ
1) Nghiệp vụ :
           Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện.
2) Hướng dẫn sử dụng thư viện :
           Có nội qui thư viện, bảng hướng dẫn giáo viên , học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, tài liệu trong thư viện.
TIÊU CHUẨN IV : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1) Tổ chức quản lý :
           Hiệu trưởng nhà trường phân công một lãnh đạo trường  trực tiếp phụ trách thư viện.
2) Cán bộ làm công tác thư viện :
-        Mỗi trường phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện.
-        Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như Ngành Văn hóa - Thông tin qui định.
-        Từng học kỳ và cuối năm học cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải báo cáo công tác thư viện với Ban Giám hiệu.
3) Phối hợp trong công tác thư viện :
Thư viện cần có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội cha mẹ học sinh để giúp tổ công tác thư viện ( hoặc cán bộ ) thư viện hoạt động tốt.
4) Kế hoạch và kinh phí hoạt động :
a- Kế hoạch : Hàng năm thư viện phải lập chương trình hoạt động, kế hoạch đầu tư và phát triển.... và được lãnh đạo nhà trường xét duyệt.
b- Kinh phí : Quản lý và sử dụng ngân sách quĩ thư viện theo đúng nguyên tắc qui định, huy động các nguồn quĩ ngoài ngân sách, để bổ sung sách, báo  và xây dựng thư viện.
c- Hoạt động : Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện....Thư viện cần có những hoạt động như: Giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm và trưng bày sách mới, phối hợp tổ chức các hội thi: Thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện....
           Cho thuê, mượn sách giáo khoa, tham khảo theo đúng chế độ chính sách.
           Hàng năm thư viện phải đảm bảo chi tiêu hàng năm theo  tỷ lệ giáo viên và học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo của thư viện ( 100% đối với giáo viên và 70% đối với học sinh trở lên ) phấn đấu năm sau cao hơn năm trước.


TIÊU CHUẨN V : QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1) Bảo quản :
Thư viện nhà trường phải có đủ các loại hồ sơ sổ sách để theo dõi mọi hoạt động của thư viện.
2) Kiểm kê và thanh lý:
           Hàng năm nhà trường phải kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng nghiệp vụ thư viện.




http://www.donastb.vn/tu-van-dich-vu/tu-van-demo-3
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 26, 2014 11:06 pm

Tiêu chuẩn một bài luận văn hay
của trung học và đại học



Luận văn là một cách kiểm tra năng lực nghiên cứu một cách độc lập, ở đó, sinh viên phải tự mình chọn lựa đề tài, tìm kiếm và sử dụng tài liệu ở ngoài bài giảng, với sự trợ giúp rất giới hạn của các thầy, cô giáo.



tiêu chuẩn 4ttg7
- Về quy mô, do tính chất đơn giản của nó, bài luận văn ở trung học thường ngắn, trong vòng trên dưới 500 từ, hoàn tất trong vòng một hay hai tuần; ở đại học, ngược lại, bài luận văn dài hơn, trung bình từ 1000 đến 3000 từ, được yêu cầu hoàn tất trong khoảng thời gian từ ba đến sáu, bảy tuần.

- Về phạm vi tư liệu, với yêu cầu và quy mô kể trên, ở trung học, học sinh chỉ cần tham khảo bài giảng, sách giáo khoa và một vài bài báo hay vài cuốn sách căn bản khác – thường là từ điển bách khoa; ở đại học, sinh viên cần phải đọc rộng hơn, từ bài giảng đến sách, báo và các tạp chí chuyên môn, có khi phải sử dụng cả đến những cuộc phỏng vấn trực tiếp do sinh viên tự thực hiện; hơn nữa, tất cả các tài liệu ấy phải được kén chọn cẩn thận: Chúng phải khả tín.

- Về cách thức thể hiện, ở trung học, học sinh thường chỉ được đòi hỏi miêu tả hoặc kể lại một sự kiện hay một hiện tượng nào đó; ở đại học, về một bài luận văn sinh viên cần phải lý luận, phân tích và chứng minh một vấn đề với yêu cầu là phải làm sao thuyết phục được người đọc.

- Về phương pháp luận, ở trung học, học sinh chỉ cần biết một số sự kiện chính liên hệ đến vấn đề mình phân tích; ở đại học, sinh viên thường được/bị đòi hỏi nhìn vấn đề ấy từ góc độ lý thuyết với một thứ ngôn ngữ mang nhiều tính khái niệm và từ góc độ lịch sử để thấy quá trình nhận thức về vấn đề ấy theo chiều lịch đại, tức theo thời gian. 

Với những điểm khác biệt kể trên, tiêu chuẩn đánh giá luận văn ở trung học và đại học khác hẳn nhau.

Ở trung học, vì chỉ nhắm tới việc kiểm tra kiến thức nên một bài luận văn “hay” thường có thể chỉ là một bài tường thuật trôi chảy và mạch lạc những gì thầy đã giảng trong lớp hoặc đã được trình bày trong các sách giáo khoa (textbook). Nếu người viết liên hệ những kiến thức ấy với kinh nghiệm của bản thân mình để bài luận có cảm xúc hơn thì lại càng hay.

Ở đại học, ngược lại, vì nhắm đến việc kiểm tra khả năng nghiên cứu độc lập, cho nên ở đây khả năng tìm kiếm và sử dụng tài liệu, phương pháp làm việc, óc phê bình và óc lý luận của người viết được coi là những tiêu chuẩn quan trọng nhất.

Nói chung, ở đại học, một bài luận văn đặc sắc cần phải đạt được một số yêu cầu tối thiểu như sau:


  • Tập trung vào vấn đề. Cả bài viết dù cho dài cả 2000 – 3000 từ cũng chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ một vấn đề duy nhất.

  • Trong cái gọi là “tập trung vào một vấn đề” ấy, điều quan trọng nhất là phải có một ý tưởng trung tâm được thể hiện qua một lập luận chặt chẽ và được củng cố bởi các bằng chứng thích hợp.

  • Phải bao quát được những kiến thức căn bản và cập nhật nhất liên quan đến đề tài.

  • Phải biết cách tìm kiếm, chọn lọc, phân tích và đánh giá các tài liệu mình sử dụng.

  • Phải biết nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau, qua nhiều cách diễn dịch khác nhau, với những ý kiến từ nhiều học giả khác nhau.

  • Phải biết cách vận dụng các lý thuyết vào việc lý giải những vấn đề cụ thể.

  • Bài luận văn phải được diễn đạt một cách trôi chảy, đúng phong cách học thuật. Nghĩa là, về phương diện ngôn ngữ, phải sử dụng các từ trung tính và phi ngã, các kiểu câu phức và dài; về giọng điệu, phải trang trọng hơn là thân mật; về phong cách, phải thiên về phân tích hơn là ấn tượng, khách quan hơn là chủ quan, trí thức hơn là cảm xúc, lý luận chặt chẽ hơn là sự hùng hồn.




http://www.vhv.com.vn/threads/tieu-chuan-mot-bai-luan-van-hay-cua-trung-hoc-va-dai-hoc.29329/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Sep 27, 2014 1:50 am

Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề nghiệp và ý nghĩa đối với việc xây dựng tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ở nước ta

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức. Do hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức ở nước ta hiện nay khá phức tạp, chúng ta có thể tham khảo những nguyên tắc cơ bản của phân loại nghề nghiệp quốc tế để quy định tiêu chuẩn, phân loại chức danh nghề nghiệp và ban hành mã số chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

1. Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề nghiệp
1.1. Khái quát về tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề nghiệp
Phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế hay còn gọi là phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp (International Standard Classification of Occupations - ISCO) là một công cụ để tổ chức các công việc ở cơ sở, ở một ngành nghề hay trong một quốc gia. ISCO do Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) điều hành. Mục đích của nó là để cung cấp:
- Cơ sở cho việc so sánh quốc tế, báo cáo và trao đổi dữ liệu thống kê, hành chính về nghề nghiệp;
- Mô hình cho sự phát triển của quốc gia và các ngành nghề;
- Hệ thống có thể được sử dụng trong các nước không thực hiện chế độ phân loại quốc gia.
tiêu chuẩn 0918201201 
ISCO bao gồm 2 phần chính:
- Hệ thống phân loại, trong đó cung cấp các chỉ dẫn về phân loại công việc thành các nhóm chi tiết và các nhóm chi tiết  đó lại tiếp tục được tổng hợp thành các nhóm rộng hơn. Nó bao gồm chức danh nghề nghiệp và mã số.
- Bản mô tả, bao gồm mô tả các nhiệm vụ và nghĩa vụ cũng như các khía cạnh khác của công việc thuộc mỗi nhóm, bao gồm cả kỹ năng và chuyên môn, nghề nghiệp… Những mô tả này có thể tạo thành một từ điển của các ngành nghề.
Phân loại nghề nghiệp có thể được so sánh với một hệ thống bản đồ của một quốc gia; cấp cao nhất tương ứng với bản đồ tỷ lệ nhỏ thể hiện các đường cao tốc và đường cao tốc chính, các cấp độ tiếp theo tương ứng với các bản đồ tỷ lệ lớn hơn; mỗi khu vực chính cũng thể hiện đường liên tỉnh và đường địa phương. Như vậy, ở cấp độ chi tiết nhất là bản đồ kỹ thuật chi tiết được sử dụng để lập quy hoạch xây dựng vỉa hè, đèn giao thông, mở rộng đường... Bản đồ chi tiết kỹ thuật có thể được so sánh với mô tả công việc được sử dụng bởi các cơ quan, đơn vị cho hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương .
Tương ứng với cách lý giải trên, cấu trúc của hệ thống phân loại danh mục ngành nghề được phân chia theo nhóm lớn, nhóm lớn phụ, nhóm nhỏ và nhóm đơn vị nghề nghiệp.
Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên của ISCO của Cục Thống kê Lao động Quốc tế tại Thụy Sĩ đã được thông qua vào năm 1957 tại Hội nghị quốc tế lần thứ IX, bao gồm một cấu trúc phân loại của 10 nhóm lớn, 73 nhóm lớn phụ, 201 nhóm nhỏ và 1.345 nhóm đơn vị nghề nghiệp. Tất cả các nhóm ở từng mức độ phân loại được gắn một mã duy nhất, thêm tiêu đề và mô tả, xuất bản vào năm 1958. 
Trên cơ sở ý kiến tham khảo từ khoảng 80 quốc gia và 10 tổ chức quốc tế liên quan đến việc phân loại, ISCO được sửa đổi và hoàn thiện vào năm 1988, 2008. Kinh nghiệm cho thấy, rất khó khăn để tạo ra một tập hợp toàn diện các hạng mục chi tiết áp dụng được với tất cả các nước. ISCO năm 2008 bao gồm 10 nhóm lớn (giữ nguyên), 43 nhóm lớn phụ, 131 nhóm nhỏ và 425 nhóm đơn vị nghề nghiệp. Ưu thế của nó là cung cấp mô tả chi tiết hơn cho tất cả các loại được xác định tại mỗi cấp độ trong cấu trúc phân loại và có thể được mở rộng bằng cách xác định ngành nghề chi tiết khi cần thiết tùy theo mục đích quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Do vậy, nhiều quốc gia đã cập nhật phân loại ngành nghề cho quốc gia họ, hoặc dựa trên ISCO 2008 để cải thiện sự liên kết với các tiêu chuẩn quốc tế .
1.2. Những nguyên tắc cơ bản của phân loại nghề nghiệp
Bất kỳ phân loại nghề nghiệp nào cũng đều dựa theo những nguyên tắc cơ bản như:
a) Phân loại theo đơn vị nghề nghiệp
Phân loại nghề nghiệp nói chung chính là phân loại các công việc. Các công việc có thể là:
- Công việc đã, đang và sẽ làm;
- Công việc được trả lương;
- Công việc tự làm;
- Công việc không có vị trí;
- Công việc chia sẻ.
Những việc làm có yêu cầu về thao tác và nhiệm vụ giống nhau được tổng hợp thành một nghề. Các nghề được nhóm lại để định nghĩa (ở phạm vi hẹp hoặc rộng) thành các nhóm nghề nghiệp dựa trên tính tương đồng của loại hình công việc phải làm, chẳng hạn như thao tác giống nhau hoặc nhiệm vụ như nhau. Các đơn vị nghề nghiệp mô tả trong từ điển là nghề nghiệp hoặc nhóm nghề nghiệp (Ở cấp độ tập đoàn, tiền công và kế hoạch lương có thể mô tả các việc làm cụ thể).
Khi các công việc là những đối tượng chính đã được phân loại theo phân loại nghề nghiệp, một người có thể được phân loại theo ngành nghề hoặc nhóm nghề nghiệp chỉ thông qua mối quan hệ của người đó với nghề nghiệp. Điều này có thể là một công việc họ đã làm, đang làm hoặc một công việc họ đang tìm kiếm. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể sau đó, một người có thể được phân loại theo ngành nghề khác nhau nếu người đó đã có hoặc dự kiến có nhiều hơn một công việc.
b) Phân loại theo biến số
Biến phân loại để phân loại nghề nghiệp thường là loại công việc phải làm hoặc các thao tác và nhiệm vụ cần thực hiện.
c) Phân loại theo tiêu chuẩn tương đồng
Tiêu chí tương đồng là nền tảng để xác định phân loại nghề nghiệp. Các tiêu chí này quyết định khung khái niệm đối với thành phần và vị trí của các danh mục việc làm. Chúng hướng dẫn cách phân loại các nghề mới hoặc nghề nghiệp chưa được phân loại, cách thức thiết lập nên tính tương đồng từ các thuộc tính cơ bản, và cách sắp xếp các nghề trong hệ thống phân loại. Các tiêu chí này phải liên quan đến các thuộc tính đã biết của một nghề nghiệp và phải được định nghĩa một cách rõ ràng và nhất quán, phải đánh giá được theo phương pháp luận đã được chấp nhận. Cách tốt nhất là có thể xác định các tiêu chí này thông qua quá trình sử dụng hệ thống phân loại. Do đó, để xác định vị trí việc làm một cách hữu hiệu, các tiêu chí tốt nhất là lập quy hoạch nguồn nhân lực, lập kế hoạch đào tạo và kĩ năng; nhưng nếu phân loại việc làm để phục vụ công tác phân tích các giai tầng xã hội hoặc sự biến đổi của xã hội thì yếu tố phù hợp hơn cả lại là uy tín nghề nghiệp. 
Tiêu chí tương đồng phải đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng bất kỳ. Tuy nhiên, đối với một số người sử dụng, tiêu chí quan trọng nhất của họ có thể là địa vị xã hội hoặc phương tiện làm việc… Do vậy, ý nghĩa của việc sử dụng hệ thống phân loại nghề nghiệp nói chung và phân loại vị trí việc làm nói riêng cần phải được đánh giá cẩn thận.
1.3. Cách mã hóa và minh họa phụ lục phân loại nghề nghiệp
Mã hóa
ISCO năm 2008 sử dụng dãy bốn chữ số để mã hóa cho mỗi cấp độ phân loại nghề nghiệp tương ứng với nhóm lớn, nhóm lớn phụ, nhóm nhỏ và nhóm đơn vị nghề nghiệp.
  tiêu chuẩn Untitled
Minh họa phụ lục phân loại nghề nghiệp
1- Quản lý
    11- Lãnh đạo điều hành, các lãnh đạo và nhà lập pháp cấp cao
    12- Quản lý hành chính và thương mại
    13- Quản lý sản xuất và dịch vụ chuyên ngành
    14- Quản lý bệnh viện, ngành thương nghiệp bán lẻ và các dịch vụ khác
2- Chuyên gia
    21- Chuyên gia khoa học và kỹ thuật
    22- Chuyên gia y tế
    23- Chuyên gia giảng dạy
          231- Đại học và giáo viên giáo dục cao hơn
          232- Giáo viên dạy nghề
          233- Giáo viên trung học
          234- Giáo viên tiểu học và mầm non
              2341- Giáo viên tiểu học
              2342- Giáo viên mầm non
          235- Giáo viên giảng dạy khác
     24- Chuyên gia kinh doanh và quản trị
     25- Chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông
     26- Chuyên gia văn hóa, xã hội và pháp lý
3- Kỹ thuật viên và tập sự
4- Nhân viên hành chính hỗ trợ
5- Nhân viên dịch vụ và bán hàng
6- Nhân viên có kỹ năng về nông, lâm, thủy sản
7- Nhân viên thủ công mỹ nghệ và dịch vụ thương mại liên quan
8- Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị
9- Lao động phổ thông
0-    Nghề nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
tiêu chuẩn 0918201202tiêu chuẩn 0918201203 
2. Ý nghĩa của phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế đối với việc xây dựng tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức ở nước ta
2.1. Đối với việc xây dựng tiêu chuẩn ngạch và mã số công chức
Để có cơ sở thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và phân cấp quản lý công chức, Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định phân loại công chức thực hiện như sau:
a) Phân loại công chức theo ngạch, gồm: công chức loại A (là những người được bổ nhiệm vào ngạch cao cấp); loại B (là những người được bổ nhiệm vào ngạch chính); loại C (là những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương); loại D (là những người được bổ nhiệm vào các ngạch còn lại- các ngạch thấp hơn ngạch chuyên viên).
b) Phân loại công chức theo vị trí công tác gồm: công chức lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành.
Việc sử dụng các ngạch công chức được thực hiện như sau: công chức lãnh đạo, quản lý và công chức tham mưu, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện được bổ nhiệm từ ngạch cao cấp trở xuống tương ứng với từng vị trí công tác; công chức thực thi, thừa hành được bổ nhiệm vào các ngạch từ ngạch chính trở xuống tương ứng với từng vị trí công tác.
Cùng với quy định của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, chúng ta đã xác lập khá rõ ràng cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn nghề nghiệp của các ngạch công chức.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và để xây dựng, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, chúng ta cũng cần tham khảo cách phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế của ILO để hướng dẫn, quy định chi tiết tiêu chuẩn nghề nghiệp của các ngạch công chức chuyên ngành. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn về mã số các ngạch công chức. Vì vậy, kinh nghiệm quốc tế về mã hóa và minh họa phụ lục phân loại nghề nghiệp (ISCO năm 2008 sử dụng dãy bốn chữ số để mã hóa cho mỗi cấp độ phân loại nghề nghiệp tương ứng với nhóm lớn, nhóm lớn phụ, nhóm nhỏ và nhóm đơn vị nghề nghiệp) có ý nghĩa tham khảo rất quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành mã số và số hiệu đối với công chức ở nước ta, làm cho các quy định của pháp luật cán bộ, công chức của nước ta gần hơn với quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế.
2.2. Đối với việc quy định tiêu chuẩn, phân loại chức danh nghề nghiệp và ban hành mã số chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
Nhằm phục vụ cho việc đổi mới cơ chế quản lý viên chức, Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã đưa ra quy định về việc sử dụng “chức danh nghề nghiệp” của viên chức thay thế cho việc sử dụng “ngạch” của công chức.
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức. Do hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức ở nước ta hiện nay khá phức tạp cho nên Luật Viên chức đã ủy quyền cho Chính phủ ban hành các văn bản quy định cụ thể hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta có thể tham khảo những nguyên tắc cơ bản của phân loại nghề nghiệp quốc tế như đã trình bày ở trên để quy định tiêu chuẩn, phân loại chức danh nghề nghiệp và ban hành mã số chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Như đã nêu trên, tiêu chí tương đồng là nền tảng để xác định phân loại nghề nghiệp, quyết định khung khái niệm đối với thành phần và vị trí của các danh mục việc làm, hướng dẫn cách phân loại các nghề mới hoặc nghề nghiệp chưa được phân loại, cách thức thiết lập nên tính tương đồng từ các thuộc tính cơ bản và cách sắp xếp các nghề trong hệ thống phân loại… Do vậy, các cơ quan nhà nước được giao quản lý chuyên ngành đối với chức danh nghề nghiệp của viên chức có thể tham khảo để xác định thuộc tính của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đối với viên chức để đưa ra hệ thống phân loại chức danh nghề nghiệp, trên cơ sở đó xác định vị trí việc làm, lập quy hoạch nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đối với viên chức. 
Tương tự, chúng ta cũng có thể tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế để phân loại thành các nhóm tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chi tiết nhất và các nhóm chi tiết nhất đó lại tiếp tục được tổng hợp thành các nhóm rộng hơn để ban hành bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và mã số các chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Trong quá trình này, cũng cần xây dựng bản mô tả công việc cho từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và từng vị trí việc làm của viên chức để hướng tới xây dựng, ban hành cẩm nang (hoặc từ điển của các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của viên chức ở nước ta). Nhiều quốc gia đã cập nhật phân loại ngành nghề của công chức và viên chức của quốc gia mình dựa trên ISCO 2008, hoặc xích gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế về phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp ISCO 2008. Do vậy, chúng ta cũng cần tham khảo thêm kinh nghiệm của các quốc gia này./.
ThS. Trần Thị Thơi  - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết Hội nghị của các chuyên gia Thống kê Lao động quốc tế về cập nhật phân loại tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế  (Resolution Concerning Updating the International Standard Classification of Occupations), ngày 06/12/ 2007.
2. Tổng hợp và lược dịch từ trang web của Tổ chức Lao động Quốc tế tại địa chỉ http://www.ilo.org/public/english/bureau/stat/isco/index.htm


http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/431/language/vi-VN/Tieu-chu-n-qu-c-t-v-phan-lo-i-ngh-nghi-p-va-y-nghia-d-i-v-i-vi-c-xay-d-ng-tieu-chu-n-ng-ch-ch-c-danh.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 3:35 pm

: a level of quality, achievement, etc., that is considered acceptable or desirable
standards : ideas about morally correct and acceptable behavior
: something that is very good and that is used to make judgments about the quality of other things
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 3:36 pm

:  a conspicuous object (as a banner) formerly carried at the top of a pole and used to mark a rallying point especially in battle or to serve as an emblem
2
a :  a long narrow tapering flag that is personal to an individual or corporation and bears heraldic devices

b :  the personal flag of the head of a state or of a member of a royal family

c :  an organization flag carried by a mounted or motorized military unit

d :  banner 1
3
:  something established by authority, custom, or general consent as a model or example :  criterion <quite slow by today's standards>
4
:  something set up and established by authority as a rule for the measure of quantity, weight, extent, value, or quality
5
a :  the fineness and legally fixed weight of the metal used in coins

b :  the basis of value in a monetary system <the goldstandard>
6
:  a structure built for or serving as a base or support
7
a :  a shrub or herb grown with an erect main stem so that it forms or resembles a tree

b :  a fruit tree grafted on a stock that does not induce dwarfing
8
a :  the large odd upper petal of a papilionaceous flower (as of the pea)

b :  one of the three inner usually erect and incurved petals of an iris
9
:  a musical composition (as a song) that has become a part of the standard repertoire




http://www.merriam-webster.com/dictionary/standard
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 3:40 pm

4
something set up and established by authority as a rule for the measure of quantity, weight, extent, value, or quality



something đẻ ra "dấu hiệu nhận biết"
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 3:41 pm

Synonym Discussion of STANDARD

standardcriteriongaugeyardsticktouchstone mean a means of determining what a thing should be. standardapplies to any definite rule, principle, or measure established by authority <standards of behavior>. criterion may apply to anything used as a test of quality whether formulated as a rule or principle or not <questioned the critic's criteria for excellence>. gauge applies to a means of testing a particular dimension (as thickness, depth, diameter) or figuratively a particular quality or aspect <polls as a gauge of voter dissatisfaction>. yardstick is an informal substitute forcriterion that suggests quantity more often than quality<housing construction as a yardstick of economic growth>.touchstone suggests a simple test of the authenticity or value of something intangible <fine service is onetouchstone of a first-class restaurant>.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:20 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:22 pm

Bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé dưới 5 tuổi

http://meyeucon.org/243/bang-tieu-chuan-ve-chieu-cao-va-can-nang-cua-be-duoi-5-tuoi/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:23 pm

Tiêu chuẩn dự thi vào các trường khối công an
http://tiin.vn/index.php/chuyen-muc/hoc/tieu-chuan-du-thi-vao-cac-truong-khoi-cong-an-t7.html

Quy định về đối tượng, độ tuổi, chiều cao cân nặng đối với các thí sinh dự thi vào các học viện, trường ĐH công an năm 2012 như thế nào?
+ Đối với cán bộ, chiến sỹ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự thi).
+ Đối với học sinh không quá 20 tuổi, học sinh người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).
+ Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân (CAND) có thời gian công tác từ đủ 18 tháng trở lên (tính đến tháng dự thi), không quy định độ tuổi.
+ Công dân hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân được dự thi thêm một lần trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ, không quy định độ tuổi.
tiêu chuẩn 6bfc4f3f-51b0-4333-82af-3fec1b2c8eb6
Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng: 
+ Nam: Chiều cao từ 1,64m - 1,80m, cân nặng từ 48 - 75kg
+ Nữ: Chiều cao từ 1,58m - 1,75m, cân nặng từ 45 - 60 kg.
Đối với học sinh thuộc vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng.
Bộ GD - ĐT cũng quy định: Thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các học viện, trường ĐH Công an nhân dân phải qua sơ tuyển tại Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú; hồ sơ ĐKDT mua tại nơi sơ tuyển. Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH Công an đối với thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển, dự thi, đạt điểm trúng tuyển của trường dự thi.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:29 pm

TUYỂN TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG


MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Chịu trách nhiệm trước tiếp viên trưởng về việc thực hiện các chức năng an toàn trong khoang khách, các qui trình khẩn cấp và cung cấp cho khách hàng một dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao.
  • Thực hiện công tác bán hàng trên chuyến bay và là người có khả năng bán hàng tốt.
  • Thực hiện công tác vệ sinh trong khoang khách và phòng vệ sinh sau mỗi chặng bay.
  • Lập báo cáo sau mỗi chuyến bay.

TRÁCH NHIỆM:

  • Luôn cam kết sự đồng thuận với Tiếp viên trưởng và Tổ lái để cùng nhau phối hợp và nâng cao tính hiệu quả trong công tác an toàn bay và dịch vụ khách hàng.
  • Nắm vững kiến thức của các qui trình cứu nạn khẩn cấp trong từng tình huống thích hợp.
  • Duy trì hiệu quả kênh thông tin liên lạc với các Tiếp viên trưởng, Nhóm trưởng và Đoàn trưởng.
  • Luôn có thái độ hợp tác và thân ái với đồng nghiệp trong công việc.
  • Duy trì tác phong làm việc và phong cách ứng xử chuyên nghiệp.
  • Thích ứng và vận dụng sự nhạy bén trong các trường hợp cần sự quyết đoán cao.
  • Đảm bảo đạt doanh số được giao.

TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU/ TRÌNH ĐỘ

  • Là công dân Việt Nam, Nam/ Nữ chưa lập gia đình.
  • Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng hoặc Trung học phổ thông.
  • Trình độ tiếng Anh: TOEIC 400 hoặc tương đương. Ưu tiên ứng viên biết tiếng Hoa.
  • Nói tiếng Việt lưu loát, phát âm chuẩn.
  • Biết bơi.
  •  Tuổi/ chiều cao/ cân nặng:

    • Nữ từ 18-27 tuổi, chiều cao từ 160cm đến 175cm, cân nặng 48kg trở lên.
    • Nam từ 18-30 tuổi, chiều cao từ 168cm đến 180cm, cân nặng 54kg trở lên.
    • Sức khỏe tốt, ngoại hình cân đối (tham khảo chỉ số BMI - Body Mass Index).


  • Thị lực tốt (7/10 không kính), thính lực tốt, không mắc các bệnh ở răng, khuyết răng, hàm mặt.
  • Địa điểm tuyển dụng: Thành phố Hồ Chí Minh

YÊU CẦU KỸ NĂNG

  • Nhã nhặn nhưng quyết đoán, có thể xử lý những tình huống khó.
  • Khả năng truyền đạt và giao tiếp tốt
  • Tinh thần làm việc theo nhóm.
  • Bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng hoặc khẩn cấp.
  • Tự tin, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
  • Khả năng làm việc với áp lực công việc cao, làm việc trong ngày lễ, ngày nghỉ.
  • Khả năng thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được chỉ định.
  • Khả năng bán hàng giỏi.
  • Sử dụng thành thạo MS Word/Excel/Outlook.
  • Có kiến thức tốt về các nguyên tắc của Hàng không là một lợi thế.
  • Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm và yêu thích ngành dịch vụ khách hàng.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:30 pm

Điều kiện để trở thành 
tiếp viên hàng không?

TTO - * Em đang học năm 2 khoa ngoại ngữ ĐH Thái Nguyên. Em mong trở thành một nữ tiếp viên hàng không trong tương lai, nhưng em không thấy tài liệu nói về công việc của ngành này như thế nào.

- Chào bạn. Điều kiện trở thành tiếp viên hàng không không giống nhau ở các công ty khác nhau, do vậy ở câu trả lời này chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất. Từ đó bạn có thể truy cập vào chính website hoặc hỏi bộ phận tuyển dụng của công ty bạn muốn làm để tham khảo các thông tin chính xác và chi tiết nhất.
+ Tiếp viên hàng không cần tạo được cảm giác thân thiện trong quá trình giao tiếp với hành khách. Vì vậy sở hữu ngoại hình cân đối cùng khuôn mặt dễ nhìn, tươi tắn sẽ giúp bạn thu hút được cảm tình của những người xung quanh và giúp công việc thuận lợi hơn (tiêu chuẩn của Vietnam Airlines hiện nay đối với nữ: tuổi từ 18-28, chiều cao từ 158-175 cm, không có khuyết tật trên mặt, cổ, gáy, tay, chân).
Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp tốt (cởi mở, tự tin, lịch sự), hoạt bát, ứng xử tình huống nhạy bén là những tố chất cần thiết của một tiếp viên hàng không chuyên nghiệp.
+ Tiếp viên hàng không phần lớn thời gian phải ở trên máy bay nên phải có thể lực nhất định để có thể thích nghi được nhịp độ các chuyến bay, môi trường bị giới hạn nhiều về không gian lẫn không khí để thở, liên tục thay đổi áp suất trong thời gian cất cánh, hạ cánh cũng như thường xuyên phải thay đổi khí hậu đột ngột nên bạn cần có sức khỏe tốt là yếu tố rất quan trọng.
+ Là tiếp viên hàng không, bạn không chỉ tiếp xúc nhiều với hành khách nội địa mà còn với nhiều hành khách nước ngoài nên trình độ tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc (yêu cầu của Vietnam Airlines: TOEIC = 350/ IELTS = 3.5/TOEFL PBT = 418/TOEFL iBT = 35 điểm trở lên).
+ Trình độ: tốt nghiệp THPT/cao đẳng/đại học.
+ Ưu tiên có bằng ngoại ngữ 2 (Pháp, Đức, Nga, Hoa, Nhật, Hàn…)
+ Sau khi trúng tuyển, tùy vào chế độ của mỗi công ty, ứng viên sẽ được tham gia khóa đào tạo để trở thành tiếp viên hàng không, được phân bay theo những tuyến đường bay trong nước hoặc quốc tế thuộc các chuyến bay của hãng.
Về cách thức tìm việc, bạn có thể theo dõi thông tin tuyển dụng trên báo chí, website chuyên giới thiệu việc làm và chính website của các nhà tuyển dụng (xem mục giới thiệu về công ty/cơ hội nghề nghiệp) hoặc tham khảo qua các mối quan hệ khác và gửi hồ sơ theo hướng dẫn của nhà tuyển dụng (có thể gửi qua email/bưu điện hoặc trực tiếp đến công ty). Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra sự phù hợp giữa bạn và các điều kiện ban đầu cũng như quan sát tố chất và các kỹ năng của ứng viên.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ với bạn: mỗi công việc đều có những ưu/nhược điểm riêng và tiếp viên hàng không không là ngoại lệ, bạn sẽ có cơ hội kiếm được thu nhập tốt, tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước… Tuy nhiên, giờ giấc làm việc không ổn định, tuổi nghề không dài, sự mệt mỏi sau những chuyến bay, ít cơ hội học tập, cập nhật thông tin ở môi trường xung quanh là những mặt hạn chế không nhỏ. Do vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định theo đuổi một công việc nào.
Hiện đang theo học khoa ngoại ngữ là một lợi thế của bạn. Nếu bản thân bạn đáp ứng tốt các yêu cầu về ngoại hình và quan trọng là bạn thật sự yêu thích nghề tiếp viên hàng không, hãy lên ngay kế hoạch tích lũy các bằng cấp, giữ sức khỏe tốt và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết để biến ước mơ trở thành nữ tiếp viên hàng không trong tương lai thành sự thật.
- Chào bạn. Nếu mong muốn cải thiện khả năng tiếng Anh, bạn nên đảm nhận các công việc đòi hỏi tiếng Anh nhiều hơn khả năng hiện tại của mình một chút; mặt khác, công việc đó phải cho bạn cơ hội sử dụng ngoại ngữ này giao tiếp thường xuyên để bạn có thể luyện tập cách phản xạ, sử dụng từ vựng phù hợp; và quan trọng hơn bạn sẽ xác định được khả năng hiện tại của mình để từ đó “nuôi” động lực cải thiện.
Để hoàn thành tốt một công việc yêu cầu khả năng tiếng Anh như vậy, ngoài việc trau dồi qua công việc hằng ngày, bạn nên tham gia các khóa học (tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành liên quan đến công việc) cũng như câu lạc bộ tiếng Anh.
Để đạt đến tầm đủ tự tin phiên dịch, hiểu trọn vẹn mong muốn của đối tác/khách hàng không phải một thời gian ngắn là có thể đạt được, bởi bạn cần luyện tập không ngừng, tích lũy vốn từ vựng chuyên ngành liên quan để có thể đàm phán với đối tác. Được đào tạo có nền tảng, biết được khả năng thật sự của bản thân và thấy được sự tiến bộ qua thời gian của mình sẽ giúp bạn thêm phần tự tin khi tìm công việc mơ ước.
Bên cạnh đó, bạn cần tự tạo động lực cho riêng mình, đưa ra kế hoạch cải thiện cụ thể và không ngừng “nhắc nhở” bản thân làm theo. Sự năng động (nhanh nhạy, chủ động) sẽ là một lợi thế giúp bạn phát triển khả năng ngoại ngữ trong quá trình học và làm việc.
Sở hữu trình độ tiếng Anh vững cộng với tính cách năng động, sáng tạo cũng như các kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội việc làm tiềm năng nào, và con đường thăng tiến của bạn từ đó sẽ càng thênh thang!
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:37 pm

Tỉ phú chi hàng trăm triệu tuyển vợ xinh, trong trắng


Một tỉ phú họ Vinh ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, không ngần ngại chi hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 341 triệu đồng) cho một công ty môi giới để tuyển vợ “đẹp tự nhiên và trong trắng”.



    Tỉ phú này được mô tả là một người nghiện việc và rất hiếm khi tham gia các hoạt động xã hội. Ông này không uống rượu cũng như hút thuốc. Khi được hỏi lý do vì sao lại nhờ đến công ty môi giới để tìm vợ, tỉ phú họ Vinh nói: “Trước tiên, tôi muốn làm vui lòng mẹ. Giờ đây, sự nghiệp đã ổn định nên tôi hy vọng có thể dành nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình và tận hưởng cuộc sống với vợ”. Tỉ phú thừa nhận từng nhiều lần gặp gỡ nhiều phụ nữ nhưng không ai trong số đó có đủ tiêu chuẩn để làm vợ.

tiêu chuẩn 44d49a35-1f1e-4529-a1bc-0fd4a775d06a
Tỉ phú họ Vinh thừa nhận từng nhiều lần gặp gỡ nhiều phụ nữ nhưng không ai có đủ tiêu chuẩn làm vợ. (Ảnh minh họa, nguồn: GLOBAL TIMES)
“Cô ấy xinh đẹp tự nhiên, còn trong trắng, bằng không thì sẽ rất nhàm chán. Tôi muốn người vợ tương lai được hạnh phúc nên sẽ ủng hộ bất cứ điều gì mà cô ấy muốn. Cô ấy có thể tự chọn giữa việc ở nhà làm nội trợ và bắt tay vào việc kinh doanh” - tỉ phú họ Vinh ra yêu cầu. Sau khi thông tin tuyển vợ lan truyền trên internet, đa số cư dân mạng đều có ý chê cười.
Một người dùng mạng viết: “Anh ta thật là khờ dại khi nghĩ rằng có thể chi tiền để tìm một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên và còn trinh trắng”.
“Thật tẻ nhạt. Những người giàu thật đáng thương khi khó có thể gặp được những cô gái tốt như người bình thường” – một người khác bình luận.
Nhiều người nghi ngờ ông này chỉ lấy cớ tuyển vợ để khoe của.
http://www.tiin.vn/chuyen-muc/yeu/ti-phu-chi-hang-tram-trieu-tuyen-vo-xinh-trong-trang.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:55 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:57 pm

Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Dầu Nhớt

9:25 19/06/2012
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn phân loại chất lượng dầu nhớt Công Ngiệp cũng như dầu máy nén khí trục vít nói riêng. Một trong những tiêu chuẩn đó là  API của Mỹ , ACEA/CCWC của Châu Âu, JASO của Nhật.
Tuy nhiên tiêu chuẩn phân loại API là phổ biến hơn cả, trong đó có Việt Nam 

 
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn phân loại chất lượng dầu nhớt Công Ngiệp cũng như dầu máy nén khí trục vít nói riêng. Một trong những tiêu chuẩn đó là  API của Mỹ , ACEA/CCWC của Châu Âu, JASO của Nhật.
Tuy nhiên tiêu chuẩn phân loại API là phổ biến hơn cả, trong đó có Việt Nam .

Vậy : API có ý nghĩa gì ?

* API (American Petroleum Institute - Viện dầu mỏ Hoa Kì ) Phân loại chất lượng dầu động cơ thành hai nhóm chính.

1. Nhóm S (Service/Spark) Dành cho dầu nhớt động cơ Xăng
2. Nhóm C (Commercia/Compression) Dành cho dầu nhớt động cơ Dầu .

Như vậy trên mỗi bao bì dầu nhớt động cơ ở Việt Nam bắt buộc phải ghi tiêu chuẩn API, và sau chữ cái API là hai chữ cái in hoa (Ví dụ : API SG hoặc API CF). Chữ cái đầu tiên là S hay C là chỉ dầu nhớt cho động cơ xăng hay dầu. Chữ cái thứ hai thể hiện cấp chất lượợng theo thứ tự tăng dần của bảng chữ cái A,B,C ...Nói như vậy có nghĩa là với động cơ xăng cấp API / SJ có chất lượng cao hơn API / SF, hay với động cơ dầu API / CF sẽ cao hơn API / CD .

Một số trường hợp xuất hiện cả hai nhóm S và C trên cùng một sản phẩm; Ví dụ như API : CD/SF hay API SC/CC . Điều này nói lên rằng sản phẩm có thể sử dụng được cho cả động cơ xăng hoặc động cơ dầu với cấp chất lượng tương đương .

Đây là tiêu chuẩn phân loại theo hệ thống mở. Nghĩa là chất lượng càng phát triển thì chữ cái càng đi về phía cuối bảng chữ cái để đáp ứng những đòi hỏi khắc nghiệt của những động cơ hiện đại hay những quy định về khí thải để bảo vệ môi trường .
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 29, 2014 8:59 pm

Tiêu chuẩn chọn bạn trai của con gái thời nay


Đã hết rồi cái thời con gái hay “chấm” các chàng học giỏi, hiền lành. Bây giờ, chàng nào phải có cá tính một chút mới “hút” nhiều girl.

Thuở trước, con gái hay “rỉ tai” nhau nên chọn những anh chàng học giỏi, hiền lành, chân chất để làm người yêu. Nhưng bây giờ, những anh chàng “hiền như bột” như thế lại không còn thú vị nữa đâu. Lí do mà phe kẹp nơ đưa ra là: “Những boy như vậy thì được lòng phụ huynh và nghe lời bạn gái thật đấy, nhưng nghe lời quá lại đâm ra… chán. Con gái chúng tớ chỉ bị hút bởi những anh chàng biết cách trở thành... một cục nam châm!” – một cô nàng phát biểu. Vậy đâu mới là tiêu chuẩn chọn bạn trai mới của con gái bây giờ nhỉ?
“Cool boy” đúng nghĩa
Những anh chàng hot boy đi đâu cũng nói nói cười cười, ga lăng với tất cả các bạn gái, thân thiện và dễ mến… đôi khi có thể “hot” thật, nhưng sẽ không nhiều nàng “chấm” con trai kiểu này làm người yêu. Rõ ràng, khi chàng tốt bụng và quan tâm tới tất cả mọi cô bạn thì làm người yêu cũng có để làm gì đâu, nhỉ? Con gái bây giờ sẽ “đổ rầm” trước một anh chàng lạnh lùng đúng kiểu… thiếu gia Goo Jun Pyo, là “tảng băng” đối với những “cái đuôi” mang giới tính XX bám theo, nhưng lại trở thành “người yêu lý tưởng” chỉ với bạn gái của mình thôi. “Yêu được một chàng như thế thì không gì sướng bằng, vừa được chàng quan tâm và coi là số một, vừa được lũ con gái khác ghen tị phải biết!” – Hồng Ngọc (19t), bạn gái của một anh chàng “cool boy”, thích thú chia sẻ.
Biết quan tâm đến ngoại hình
Con trai mà “áo sơ mi đồng phục trắng ngả màu… cháo lòng, quần ống loe bẩn bẩn, lem nhem” thì còn lâu mới được con gái để mắt đến nhé, cho dù học giỏi đến đâu đi chăng nữa. Tất nhiên, không phải boy nào cũng đẹp trai lung linh, thế nhưng nếu biết cách thực hiện những “tiêu chuẩn sạch sẽ” của con gái thì bạn sẽ “lên điểm” vù vù trong mắt phe kẹp nơ cho mà xem. “Tiêu chuẩn sạch sẽ” đó là: không được để râu ria lởm chởm, tóc tai bù xù, không được viêm… cánh, và quan trọng nhất là không được… hôi! “Dù biết là bạn trai nào cũng có mùi mồ hôi đặc trưng, nhưng hôi quá thì bọn tớ không chịu nổi đâu. Có rất nhiều cách cho con trai mà: tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng thơm, dùng sản phẩm khử mùi, hoặc xịn hơn một chút thì dùng nước hoa. Con gái rất hay bị ấn tượng bởi những mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ con trai đấy, con trai có biết không nhỉ?” – Phương Anh (18t) nói.
 tiêu chuẩn 110718dstieuchuan01
"Tiêu chuẩn" cao hơn một tẹo thôi, nhưng bù lại con trai sẽ có những cô bạn gái tuyệt vời luôn! (Ảnh minh họa)
Quyết đoán và có tầm nhìn
Con trai bây giờ chỉ chăm chỉ đến lớp thôi chưa đủ. “Có đứng trong “top” của lớp cấp 3, hoặc được học bổng của trường đại học, mà tốt nghiệp đại học ra cứ ôm một mớ lý thuyết trong tay, chẳng biết làm gì thì… hỏng.” – Mai Anh (18t) “phán” một câu xanh rờn. “Tiêu chuẩn bạn trai” mới của teen girl bây giờ không chỉ dừng ở mức học giỏi, học chăm nữa, mà còn phải nhanh nhạy, bắt kịp thời cơ, biết kiếm tiền từ sớm. “Bọn tớ không đòi hỏi quá cao ở con trai đâu, vì vẫn đang ở trong tuổi đi học. Những việc làm thêm phổ biến bây giờ như gia sư, bồi bàn, nhân viên bán hàng, cộng tác viên báo… không hề khó xin, cũng không chiếm quá nhiều thời gian. Những cậu bạn nhanh nhạy, năng động như thế thì sau này cũng có khả năng “bắt sóng công việc” hơn và kiếm được nhiều tiền hơn rồi.” – Phương Vy (19t) nói. Nhìn những anh bạn tất bật vừa học vừa làm, tự tiết kiệm tiền để mua một món đồ mình thích, rõ ràng là ấn tượng hơn hẳn những cậu bạn “mọt sách” ngày ngày đến lớp và ngửa tay xin tiền bố mẹ rồi phải không?
Để ý, cẩn thận và quan tâm
Đừng mượn cớ rằng “con trai ai chẳng vô tâm như nhau” để ngụy biện cho mình, con trai ạ. Vì bây giờ có cực kì nhiều những chàng trai rất để ý, quan tâm đến các bạn nữ, từ những việc nhỏ nhặt như giúp trực nhật, dắt xe hộ… đến sẵn sàng giúp đỡ con gái trong công việc và cuộc sống. Nếu bạn cứ nghĩ rằng: “Ôi xời, kệ, có vô tâm thì rồi thể nào cũng vẫn có người yêu!” thì bạn nhầm to rồi nhé. Những anh chàng như thế chỉ càng ngày càng kéo dài khoảng cách của mình đối với con gái mà thôi. Con trai ga lăng từ trước đến giờ vẫn “ghi điểm” hơn trong mắt con gái, nhưng bây giờ phải nói con trai ga lăng là lựa chọn duy nhất của các nàng rồi đấy!
Đừng nghĩ là con gái quá "kiêu" nên mới nâng "tiêu chuẩn bạn trai" lên như vậy nhé. Con trai hãy nhìn xem, con gái bây giờ ngày càng xinh xắn, ăn mặc xì - tai, cực năng động và giỏi giang. Để "sánh" cùng những cô nàng tuyệt vời như vậy, hẳn là con trai cần phải cố gắng tự hoàn thiện mình rồi, nhỉ?
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

tiêu chuẩn Empty Re: tiêu chuẩn

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết