TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tuấn Công thư phòng I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
luck (220)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 
Admin (156)
Tuấn Công thư phòng I_vote_lcapTuấn Công thư phòng I_voting_barTuấn Công thư phòng I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tuấn Công thư phòng

Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 2:16 pm

08-07-2014



MỌC ĐUÔI TÔM
hay VỌC NIÊU TÔM ?









Tuấn Công thư phòng DSC02029
Gà giai đoạn mọc đuôi tôm.

      Hoàng Tuấn Công

Câu tục ngữ Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm không xa lạ gì với người Việt Nam. Trong khi hầu hết mọi người đều hiểu đúng, dùng đúng theo nghĩa bóng thì nghĩa đen của nó lại làm tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu.
 Cái đuôi tôm của con gà liên quan gì đến ông chủ mà khiến nó phải đợi“vắng chủ nhà” mới “mọc” ra ? Sự vô lý ngự trị câu tục ngữ khiến người ta nghi ngờ tính chính xác của văn bản.

Một số nhà nghiên cứu đã tìm hướng giải quyết bằng cách thay đổi hình thức của câu tục ngữ: Vắng chủ nhà gà vọc niêu tômsục niêu tôm hoặc vọc niêu cơm để nghe cho có lý:
- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, nhóm Vũ Dung giải thích:“Vắng chủ nhà gà sục niêu tôm. x. Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm (vọc: thò tay, chân vào vào quấy, bới) không người cai quản, dễ làm bậy, tha hồ tự do thoải  mái; Không người cầm chịch, quản lý, mọi việc đều lộn xộn lung tung”.
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm (hoặc gà mọc đuôi tôm) Chê những kẻ làm liều khi không có người cai quản”.
-“Từ điển tục ngữ Việt” của Nguyễn Đức Dương sau khi đưa ra bản:"Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”, đã hướng dẫn xem “Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm” và chú thích: "Chắc là vọc niêu chứ chẳng phải mọc đuôi, nhưng đã bị chép lầm".
-“Thành ngữ tục ngữ lược giải” của Nguyễn Trần Trụ: “Vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm: Chủ nhà đi vắng thì việc trông coi cửa nhà sơ sót khiến cho gà vào tận trong nhà vọ niêu tôm mà ăn. Ý nói chủ nhà đi vắng thì đầy tớ, người trong nhà làm càn, phá phách”.
-Trong “Tục ngữ Việt Nam” nhóm Chu Xuân Diên ghi nhận cả hai dị  bản: “Vắng chúa nhà, gà vọc niêu tôm (hoặc mọc đuôi tôm)”. Vì sách chỉ sưu tầm, tập hợp nên nhóm biên soạn không giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. Tuy nhiên, căn cứ việc sách ghi nhận cả “mọc đuôi tôm” và “vọc niêu tôm”,chúng ta cũng có thể đoán biết nhóm tác giả “Tục ngữ Việt Nam” cũng chưa có cách giải thích nào chính xác.
Nhìn chung, trong khi chưa tìm được lời giải cho "mọc đuôi tôm" thì lối thoát "vọc niêu tôm" hoặc “vọc niêu cơm” có thể tạm chấp nhận được. Và thực tế, các nhà ngữ học gần như đã thống nhất với dị bản và cách giải thích này.
Tuy nhiên hướng "vọc niêu tôm" hay “vọc niêu cơm” suy cho kỹ sẽ thấy không ổn. Bởi tôm đã kho trong niêu không phải là thứ mồi gà ưa thích hoặc thường tìm ăn. Vả lại, thông thường đối với những đồ ăn thức uống, người ta chỉ khuyên "Chó treo, mèo đậy" chứ không đề phòng gà qué. Mở nắp vung, nắp xoong hoàn toàn không phải sở trường của loài gia cầm. Nếu có, chỉ là tình cờ chúng nhảy lên rồi làm đổ, lật úp nồi niêu xuống đất mà thôi. Còn đối với dị bản niêu cơm cũng vậy. Nếu con gà đã làm bật được nắp niêu cơm ra, nó không bao giờ dừng lại ở chuyện “vọc” mà mổ ăn thực sự, ăn cho bằng hết, bằng không cũng canh cho tung tóe. Trong khi chữ vọc lại hoàn toàn không hợp với động tác của mỏ hoặc chân con gà. Người ta chỉ nói chuột vọc, nghĩa là chuột dùng chân hoặc răng nhấm thử, có khi không ăn mà chỉ làm mất dấu đĩa thức ăn. (Việt Nam tự điển: “Vọc: vầy, mó: vọc tay vào, vọc bùn, đồ ma vọc. Văn liệu: Hoài hồng ngâm cho chuột vọc, Hoài hạt ngọc cho ngâu vầy) Từ “vọc” mà Vũ Dung giải thích cho động tác của gà: “thò tay, chân vào vào quấy, bới” là khiên cưỡng).
Vậy bây giờ phải hiểu như thế nào ? Chúng tôi cho rằng, hình thức đúng của câu tục ngữ vẫn là “Vắng chủ nhà; gà mọc đuôi tôm”. Hướng này cũng đã từng có người tính đến, nhưng không chứng minh được.


Tuấn Công thư phòng DSC02036
Gà con giai đoạn theo mẹ, chưa hề có lông đuôi.
Trước tiên, chúng ta phải đi tìm nghĩa đen. Xưa kia nông dân thường nuôi gà ổ. Gà mẹ đẻ được khoảng chừng mươi mười lăm trứng thì ấp. Sau khi nở, gà con theo mẹ kiếm ăn. Khoảng thời gian này, mẹ gà chăm sóc đàn con rất cẩn thận. Nó sẵn sàng liều mình chống lại những mối đe dọa như chó, mèo, rắn rết, diều hâu, quạ...để bảo vệ đàn con. Đây cũng là thời gian mẹ đưa con đi kiếm ăn, dạy cho gà con biết cách tìm mồi, cách nhận biết những mối nguy hiểm. Mẹ gà vừa bới đất cho đàn con tìm mồi vừa nghe ngóng. Nếu thấy nguy hiểm, lập tức gà mẹ phát tín hiệu qu..ac..qu...ac hồi dài báo động rồi tục...tục "thu quân". Đàn gà con dù đang mải mê ở đâu nghe tiếng cũng chạy vội, chui hết vào đôi cánh gà mẹ. Nếu lỡ chú gà con nào lạc mẹ thì nháo nhác cất tiếng kêu chiếp....chiếp liên hồi thảm thiết, chừng nào tìm được mẹ mới thôi. (Có câu thành ngữ Nháo nhác như gà lạc mẹ). 


Tuấn Công thư phòng DSC02025
Gà mọc đuôi tôm không còn đi ăn với gà mẹ nữa
Khoảng hơn một tháng sau, lông cánh gà con phát triển đã phủ gần kín hai bên hông. Cái đuôi nhú lên tí xíu hôm trước nay cũng đã dài, chìa ra, khum khum như cái đuôi tôm. Khi gà con mọc đuôi tôm cũng là lúc theo bản năng gà mẹ xua đuổi, bắt đàn con phải tự lập để gà mẹ chuẩn bị bước vào lứa sinh đẻ mới. Nếu những chú gà con vì thói quen vẫn chạy theo, liền bị  mẹ gà đánh đuổi, mổ thật lực, kêu choe chóe. Trước kia, gà mẹ săn sóc, bảo vệ đàn con bao nhiêu thì bây giờ nó dửng dưng, vô tình bấy nhiêu. Thế là anh em nhà gà con bắt đầu cuộc sống tự lập: đi kiếm ăn mà không có gà mẹ theo kèm.


Tuấn Công thư phòng DSC02024
Gà mọc đuôi tôm đi ăn theo bầy.
Sau vài ngày đầu chạy nháo nhác, đàn gà con bắt đầu mạnh dạn hơn và vẫn giữ thói quen đi ăn theo bầy. Chúng rất hiếu động. Cả bầy chui luồn mọi xó xỉnh, hết ngoài vườn đến trong nhà; từ gầm giường, xó tủ đến bồ thóc, thúng gạo đều bị chúng bới móc. Chúng vừa chạy nhảy vừa kêu chiêm chiếp, ăn một phá phách mười, làm cho mọi thứ đảo lộn tứ tung lên. Ăn, chơi chán thì chúng quay ra đánh chọi nhau chí chóe. Có những đôi chọi nhau chí tử. Câu "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"chính là nói gà con thời kỳ này (Chỉ có thời kỳ theo mẹ và mới tách mẹ, đi ăn theo bầy thì người ta mới xác định chúng là gà cùng một mẹ). Như vậy lũ trẻ con khi vắng chủ nhà, vắng bố mẹ và gà mọc đuôi tôm, gà mới tách mẹ đều có điểm giống nhau đó là: nghịch ngợm, phá phách, tha hồ trêu chọc, đánh đấm nhau mà không bị ai trách mắng hay cai quản. Đây cũng là nhận thức tâm lý bọn trẻ và lũ gà con theo kinh nghiệm của dân gian.
Ngoài nghĩa đen, chìa khóa để giải mã câu nói của dân gian là phải xác định lại cấu trúc câu tục ngữ. Ở đây là mối quan hệ giữa hai vế. Từ trước tới nay, câu “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, được hiểu có mối quan hệ nhân quả theo kiểu: “Vắng chủ nhà, gà bới bếp”. Nay chúng ta vẫn chia làm hai vế, nhưng đặt trong mối quan hệ đối xứng, so sánh: vắng chủ nhà cũng giốngnhư gà mọc đuôi tôm. Tuy nhiên, có người sẽ thắc mắc: “vắng chủ nhà”(trạng từ) sao có thể đối với “mọc đuôi tôm” (động từ) được ? Câu trả lời: trong “mọc đuôi tôm”, thì “mọc” đây không phải là động từ mà được hiểu là trạng từ. Đây là kết cấu theo kiểu: "Cơm chín tới, cải vòng (ngồng-ngòng)  non, gái một con, gà nhảy ổ đẻ". Cũng như “gà mọc đuôi tôm” (cách gọi tắtgà ở giai đoạn mọc đuôi tôm), cụm từ “gà nhảy ổ đẻ” (cách nói tắt gà ở giai đoạn nhảy ổ đẻ) không được hiểu là động từ mà là ngữ danh từ, trong đó có sự kết hợp giữa trạng từ + danh từ + tính từLúc cơm chín tới (ngon nhất)Thời điểm cải vòng non (ngon nhất), Thời gái một con (đẹp nhất), Lúc gà nhảy ổ đẻ (ngon nhất). Bởi vậy, “gà nhảy ổ đẻ” hoàn toàn có thể đặt trong mối quan hệ đối sánh, tương ứng với cơm chín tới, cải vòng non, gái một con. Cũng như “gà mọc đuôi tôm” (gà con không còn có mẹ che chở, đưa đi kiếm ăn) có mối quan hệ “bình đẳng” với “vắng chủ nhà” (lũ trẻ không có bố mẹ cai quản). Ấy chính là những giai đoạn đặc biệt của các sự vật, hiện tượng được tục ngữ đặt cạnh nhau để dùng cái này liên tưởng, so sánh với cái kia.
Quay trở lại câu tục ngữ đang bàn. Căn cứ đặc điểm sinh trưởng của gà, dân gian dùng hình ảnh cái đuôi tôm của gà con để chỉ (mô tả, đánh dấu) một giai đoạn phát triển quan trọng của nó. Gà “mọc đuôi tôm” nghĩa là gà ở giai đoạn có (đã ra) đuôi tôm. Sau giai đoạn mọc đuôi tôm, đến thời kỳ trưởng thành, gọi là “gà gại đẻ” hoặc “gà chịu trống” (ở gà mái) và “biết đạp mái” (ở gà trống). Với vịt con, tương đương giai đoạn “mọc đuôi tôm” ở gà, được gọi là “vịt ra hoa vai”-tức vịt con đã mọc hai bên đầu cánh túm lông vũ đầu tiên. Khi vịt trưởng thành gọi là “vịt chéo cánh” nghĩa là hai cánh mọc dài, phân đuôi cánh đã bắt chéo vào nhau). Gà mọc đuôi tôm và vịt ra hoa vai đánh dấu một giai đoạn phát triển mới  vì chúng đã qua giai đoạn yếu ớt, bắt đầu tự lập, sinh trưởng nhanh. Giai đoạn gà con “mọc đuôi tôm” cũng là lúc gà mẹ “bỏ con”, không nuôi con nữa (theo cách gọi của dân gian). Chúng ta có mối liên hệ: Gà mẹ bỏ con là lúc gà con mọc đuôi tômgà con mọc đuôi tôm là lúc đi kiếm ăn một mình, không có mẹ dẫn dắt, che chở nữa.
 Như vậy khi chia câu tục ngữ làm hai vế có liên từ so sánh, ta có diễn giải: Tình trạng vắng chủ nhà (thì cũng giống như) gà vắng mẹ (tức giai đoạn mọc đuôi tôm). Hai vế này nói về hai trạng huống mang tính so sánh, nhằm chỉ một giai đoạn, một khoảng thời gian đặc biệt: Nhà vắng chủ, không ai cai quản, giám sát, chính là lúc lũ trẻ con (rủ thêm bạn bè đến) thả sức phá phách, bầy trò nghịch ngợm, có khi gây gổ đánh nhau làm đảo lộn lung tung lên; gà mọc đuôi tôm cũng là khoảng thời gian đặc biệt, không có gà mẹ dẫn dắt, nên cái sự phát phách, đá lộn nhau của chúng cũng chẳng khác nào lũ trẻ vắng chủ nhà kia (cách so sánh này giống "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", chỉ khác là không được "xếp hạng")
Như vậy, “gà mọc đuôi tôm” chỉ thời kỳ gà con vừa mới lớn, không còn sự che chở, cai quản của gà mẹ, chứ không phải “mọc” (động từ chỉ cái đuôi dài ra). Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm là: Trẻ con phá phách nghịch ngợm nhất là lúc vắng chủ nhà; gà con hiếu động, quấy phá nhất là lúc mọc đuôi tôm, không còn có sự dẫn dắt của gà mẹ. Về sau, câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhằm ám chỉ tất cả những trường hợp không có sự hiện diện của người đứng đầu chịu trách nhiệm về công việc nào đó./.
                                                                       HTC


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Sun Dec 21, 2014 11:17 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 4:55 pm

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm (hoặc gà mọc đuôi tôm) Chê những kẻ làm liều khi không có người cai quản”.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 6:15 pm

02-12-2014


Vài lời nhân Từ điển của GS Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản




 Hoàng Tuấn Công



Tuấn Công thư phòng Hi%CC%80nh0022
Hai bản inTừ điển (bìa trắng+vàng) của
GS Nguyễn Lân mới tái bản (2014)
NXB Văn học vừa tái bản “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân-một cuốn sách có những sai lầm mang tính hệ thống. Số lượng tái bản (năm 2014) tới 4 ngàn cuốn, chia cho hai Nhà sách.
Điều này có thể bất ngờ đối với nhiều bạn đọc từng biết đến sai sót của cuốn sách, nhưng với chúng tôi thì không!

Trong bài Wikipedia đã sửa đổi gì mục từ Nguyễn Lân đăng ngày 29/6/2014 tôiđã viết: 
"Hiện nay các cuốn từ điển nhiều sai sót của GS Nguyễn Lân vẫn đang được bày bán rộng rãi tại các Nhà sách lớn trong toàn quốc. Dường như không có ai để ý hay chịu trách nhiệm gì về nó. Do đó, để ngày càng có nhiều độc giả nhận biết, không tiền mất tật mang vì các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” này, sự thật cần được tiếp tục lên tiếng.



Mới hay cái sai, cái giả dối bao giờ cũng rất ngoan cố, lì lợm. Và để đến được “bến bờ sự thật”, hành trình sóng gió của những “chuyến đò nhỏ” quả không đơn giản, dễ dàng chút nào!”

Thực ra, sự “ngoan cố, lì lợm” ấy đã có từ thời GS Nguyễn Lân còn sống. Ông đã bỏ ngoài tai những góp ý rất xác đáng của cụ An Chi (đọc Những sai khó ngờ trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt NamĐọc lướt “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân) và cho rằng đó là những “nhận xét sai lệch”“mắc sai lầm”. GS Nguyễn Lân đã tìm cách ngăn không cho An Chi viết tiếp, đồng thời kêu gọi độc giả “đánh giá khả năng và tư cách” của An Chi (!)

 

Sau khi Nguyễn Lân mất (2003) ông Lê Mạnh Chiến lại có loạt bài viết Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt vạch ra những cái sai nghiêm trọng trong “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB 1988) của Nguyễn Lân (lưu ý, bạn đọc không nhầm với “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”). Tuy nhiên, người trong gia đình GS Nguyễn Lân đã tìm cách can thiệp, ngăn chặn việc đăng loạt bài này.

 Thế nên từ điển của “GS Nguyễn Lân” vẫn tiếp tục được tái bản với số lượng ngày càng lớn hơn. Nguyễn Lân và tác phẩm của Nguyễn Lân ngày càng được ca ngợi, đánh giá cao hơn. Đỉnh điểm là cuộc hội thảo “NGND.GS Nguyễn Lân-cuộc đời và sự nghiệp” tổ chức tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2013) và Thành phố Hà Nội có kế hoạch đặt tên đường Nguyễn Lân.

 
Sau khi góp ý lại bị “mắng” “nhận xét sai lệch”, dĩ nhiên cụ An Chi đâu có rỗi hơi chạy theo mãi để thuyết phục GS Nguyễn Lân đừng soạn từ điển mới, đừng tái bản từ điển cũ nữa. Tuy nhiên, cụ An Chi (khi ấy) đã bày tỏ niềm tin tưởng: “một số hậu duệ của chúng ta sẽ không chịu nghe theo những chỗ sai trong từ điển của Nguyễn Lân...Tóm lại chúng không chấp nhận những chỗ mà quyển từ điển đã giảng sai. Nhưng đấy không phải là việc đáng lo vì đó là điều đáng mừng. Đáng lo là chúng trách các bậc tiền bối đã để lại cho chúng, và bạn bè sinh viên người nước ngoài của chúng, một quyển từ điển lẽ ra phải là khuôn vàng thước ngọc thì lại có nhiều điều sai sót làm cho người đọc không thể hài lòng” (Những sai khó ngờ trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam).

Vậy là đã 26 năm GS Nguyễn Lân xuất bản sách "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam", 16 năm kể từ ngày An Chi có bài viết phê bình đầu tiên (1998) tiếp đến hậu sinh Hoàng Tuấn Công (2013) và đến nay (2014), “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” lại được NXB Văn học tái bản số lượng lớn.

Như vậy, không chỉ GS Nguyễn Lân, Cục xuất bản, các Nhà xuất bản, mà cả những người thừa kế tác phẩm của GS đã bất chấp công luận và ý kiến bạn đọc,... tái bản cuốn từ điển đầy rẫy những sai sót đã được các nhà nghiên cứu và bạn đọc chỉ rõ, tiếp tục hành trình "dĩ hư truyền hư". (theo Luật xuất bản, việc tái bản sách của cố tác giả phải được sự đồng ý của người thừa kế tác phẩm. Nếu gia đình của GS Nguyễn Lân nhận ra cái sai của cha ông mình và thể hiện trách nhiệm với xã hội, sẽ không đồng ý tái bản một cuốn từ điển có quá nhiều sai sót như vậy)
 Có một câu hỏi luôn hiện lên trong tôi: cha đẻ của Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Từ điển từ và ngữ Việt Nam...những người thừa kế tác phẩm có nhận ra những cái sai không nhỉ? Theo tôi là có! Vì người ta có thể sai do kém dốt, nhưng không thể kém dốt tới mức có người chỉ ra cái sai một cách chi tiết, mọi người đều thấy mà tác giả cuốn sách và con cháu lại không nhận ra.

Người xưa nói: Con chim trước khi chết cất tiếng kêu thương, Con người trước khi chết nói lời hay. Vậy là, cha đẻ của các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” đã không đủ can đảm trăng trối lại những “lời hay”.

Tôi tưởng tượng, những lời ấy như sau:

Cả cuộc đời, tôi chỉ có một ân hận, ân hận lớn nhất là không tự lượng sức mình nên đã biên soạn ra các cuốn từ điển đi ngược lại mong muốn, tâm huyết của tôi: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại thành có hại cho tiếng Việt. Tôi đã mắc sai lầm khi vừa tìm cách bao che cho đứa con tinh thần nhiều dị tật của mình: Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, lại vừa dành công sức những ngày cuối đời để biên soạn thêm một công trình từ điển đầy rẫy sai lầm khác: Từ điển từ và ngữ Việt Nam.

 Nói như ông An Chi, hậu sinh sẽ không chịu. Trước sau rồi người ta cũng chỉ ra và chống lại những sai sót đó. Bởi vậy nguyện vọng cuối cùng trước lúc ra đi, (cũng là cách chuộc lỗi của tôi) là thừa nhận sự thật này để từ nay các NXB không tái bản lại Từ điển của tôi nữa. Cũng không nên tính chuyện sửa chữa làm gì. Công việc này tôi nghĩ là không thể. Bởi trong các cuốn Từ điển ấy tôi đã mắc sai lầm toàn diện, sai sót quá nhiều: từ Phương pháp luận ngôn ngữ học, Từ điển học, đến kiến văn; giải nghĩa từ ngữ, tiếng mẹ đẻ, chính tả:

-Tôi biên soạn Từ điển từ và ngữ Hán Việt nhưng bản thân lại không biết mặt chữ Hán. Thế nên, chữ "đoài" (兌) chỉ hướng tây, tôi lại giảng là “từ địa phương”;chữ thần (辰) trong Bắc thần nghĩa là trăng sao, tôi lại nghĩ đó là chữ thần (神)trong tinh thần; chữ hàn (翰) trong “hàn mặc” có nghĩa là cái bút, tôi lại ngỡ đó là chữhàn (寒) nghĩa là nghèo túng, cùng quẫn trong “hàn sĩ”; tôi cũng không phân biệt được chữ tọa (坐) là ngồi với chữ tọa (座) là chỗ ngồi khác nhau thế nào; đến chữ "đinh" (丁)có hai nét, tôi cũng không biết nó gồm những nét gì,v.v...Nhiều, rất nhiều...khó có thể kể hết...

-Tôi biên soạn “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” nhưng lại chưa biết thành ngữ tục ngữ là gì. Bởi vậy, tôi mới thu thập cả các loại ca dao, câu đố, cho đến các ngữ danh từ như: Cách mạng xanh; Chạy đua vũ trang, Chiến tranh cân não; Chiến tranh chớp nhoáng; Chiến tranh lạnh; Chiến tranh tâm lý hoặc: Khăn chữ nhất, Khăn đầu rìu, Khăn mỏ quạ  v.v…Thế nên những kinh nghiệm, tri thức dân gian trong di sản thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đã bị tôi giải thích sai lung tung cả.

Có người sẽ trách tôi, sao khi ấy không nghe lời ông An Chi, sửa chữa, biên soạn lại “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”. Tuy nhiên, nói thì dễ, làm mới khó. Lý do nào để một vị GS, NGND, Học giả, Nhà biên soạn từ điển lừng danh như tôi lại đi thừa nhận những sai sót mà một kẻ tự học, không học hàm, học vị như ông An Chi chỉ ra, và chấp nhận sửa chữa? Mặt khác “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” giống như cái áo may bị lỗi của anh thợ vụng. Nay dẫu có mua tấm vải khác về may lại, vẫn với bàn tay thợ đó, làm sao có thể khá hơn được? Nhờ người sửa, hay may hộ thì còn gì là GS Nguyễn Lân nữa? Tuy nhiên, tôi thừa nhận mình sai lầm ở chỗ: ít ra nếu không sửa “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” thì cũng không nên tiếp tục “sinh” thêm đứa con tinh thần: Từ điển từ và ngữ Việt Nam” làm gì. Bởi cuốn này thực chất là chép lại nội dung hai cuốn kia, nên nó tập trung rất nhiều “dị tật”, cộng thêm nhiều khiếm khuyết mới... Sửa chữa những cuốn sách ấy khác nào biên soạn bộ mới?
-Số sách Từ điển đã trót in, phát hành trước đây, xin đừng đặt chuyện tiêu hủy làm gì thêm to chuyện. Có thể thông báo rộng rãi để bạn đọc không dùng, kèm theo lời xin lỗi của tôi. Số khác chẳng lợi, chẳng hại, hoặc hại ít cũng không nên tái bản mà để thời gian tự đào thải.

-Tôi cũng xin đặc biệt lưu ý: cuốn “Muốn đúng chính tả” (trong danh mục sách cùng tác giả, tôi xếp vào loại từ điển) dù bất cứ giá nào cũng không được tái bản. Vì sách này xuất bản từ năm 1949, bị sai chính tả rất nặng. Tôi dạy người ta phải phát âm chuẩn để viết đúng chính tả, trong khi chính tôi lại phát âm sai, dẫn đến viết sai nhiều. Ví dụsàm sỡ lại thành xàm xỡđen sạm lại thành đen xạmđen sì thành đen xìsóng soàithành sóng xoàisặc sỡ thành xặc sỡ...Lại thêm lỗi chính tả do cách nói và cách viết thời đầu thế kỷ XX không còn đúng với chuẩn chính tả hiện hành. Ví dụ: dây chun, thành dây trunrơm rớm thành dơm dớm... Chính tả là môn học quan trọng đối với học sinh. Nếu thấy cái danh GS Nguyễn Lân của tôi ngoài bìa mà thầy trò cứ thế học theo thì thật là nguy hại. Trường hợp vì lý do nào đó cần tái bản, tôi đề nghị đổi một từ trong tên sách để bạn đọc khỏi chê trách: Tên sách "Muốn đúng chính tả" đổi thành "Muốn sai chính tả" là ổn.

Tôi từng tham gia nhóm biên soạn Từ điển tiếng Việt-Văn Tân chủ biên-1967-NXB Khoa học xã hội. Cuốn này tốt, được Thủ tướng Phạm Văn Đồng khen ngợi và mời cả nhóm dự bữa cơm thân mật. Tuy nhiên, đến khi một mình biên soạn từ điển tôi mới hiểu mọi chuyện không hề đơn giản. Bởi vậy, tôi cũng muốn nhắn nhủ tới những người đi sau: chớ nghĩ biên soạn Từ điển tiếng Việt là công việc dễ dàng và có thể đem lại danh tiếng, tiền bạc.
Sai! Sai lầm hoàn toàn!
Cuối cùng, tôi xin gửi lời xin lỗi tới ông An Chi vì đã từng có những lời nói và việc làm không phải với ông ấy...
...
Nhưng, có lẽ tác giả các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” đã không làm thế. Bởi vậy:

-Năm 2006, nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của GS Nguyễn Lân, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh đã cho tái bản “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” với nguyên vẹn những lỗi mà cụ An Chi đã chỉ ra trong bài “Đọc lướt...” và đầy rẫy những lỗi khác mà chúng tôi tiếp tục chỉ ra trong loạt bài "Thử lý giải những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân..."

-Cuốn “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” vẫn được hàng chục NXB tên tuổi bản tái bản liên tục với số lượng lớn. Nếu thống kê trong vòng 26 năm qua, tôi nghĩ, cuốn sách này sẽ lập kỷ lục được nhiều NXB ấn hành, tái bản với số lượng lớn nhất.

-Riêng cuốn “Muốn đúng chính tả” với những sai sót không thể chấp nhận cũng đã được gia đình GS Nguyễn Lân và NXB Văn hóa thông tin tái bản năm 2012.

-Hiện nay, không ít người noi theo bậc thầy GS Nguyễn Lân, lao vào biên soạn, kinh doanh Từ điển tiếng Việt nói chung và Từ điển thành ngữ tục ngữ nói riêng: ví nhưTừ điển tiếng Việt của Khắc Trí-Trọng Tấn-NBX Đồng Nai; Từ điển tiếng Việt-Vũ Chất (nhiều NXB) Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam-Nguyễn Cừ-NXB Văn học...với những sai sót không kém gì bậc tiền bối.

Cục xuất bản in và phát hành vừa rồi đã thu hồi Từ điển tiếng Việt của Vũ Chất,Từ điển tiếng Việt của Khắc Trí-Trọng Tấn. Tuy nhiên dân gian có câu: "Mèo tha miếng thịt xôn xao, Kễnh tha con lợn ai nào nói chi". Với những sai sót nghiêm trọng trong Từ điển của GS Nguyễn Lân, đáng lẽ Cục xuất bản phải ra tay thu hồi từ lâu. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Chẳng những sách không bị thu hồi mà Cục xuất bản in và phát hành còn duyệt kế hoạch để NXB Văn học tiếp tục tái bản với số lượng lớn hơn trước (*)

Theo dõi quá trình xuất bản và tái bản từ điển của GS Nguyễn Lân, chúng tôi không ngạc nhiên nếu mai đây, hai cuốn: Từ điển từ và ngữ Hán Việt; Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân tiếp tục được tái bản. Tuy nhiên, chúng tôi lại ngạc nhiên và không thể hiểu nổi: Người xưa làm sách để "Lưu danh thiên cổ", ấy vậy mà ngày nay lại có những người làm sách, tái bản sách để "Di xú vạn niên" là sao nhỉ?

                                         HTC/2/12/2014







(*)-Nhân dịp NXB Văn học tái bản Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, chúng tôi xin trích đăng lại một số phản hồi bức xúc, thậm chí là phẫn nộ của bạn đọc đối với những sai sót trong sách Từ điển của GS:

          1. Phản hồi của ông Trần Đức Anh Sơn trên bolapquechoa-Dịp Tết Nguyên đán 2014:

"Tôi theo dõi loạt bài phê bình cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân trên blog Quechoa rất kỹ qua hai loạt bài của ông Lê Mạnh Chiến và ông Hoàng Tuấn Công (ở đây, ông Trần Đức Anh Sơn có chút nhầm lẫn: ông Lê Mạnh Chiến không viết bài phê bình về Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam mà là "Từ điển từ và ngữ Hán Việt"-HTC chú thích). Ngoài ra, tôi cũng đã đọc bài phê bình cuốn từ điển này của tác giả Huệ Thiên / An Chi trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế từ nhiều năm trước. Qua các bài phê bình này, và qua những gì đọc được từ điển của GS. Nguyễn Lân, tôi thấy cuốn từ điển này sai sót quá nhiều, trong đó có nhiều lỗi rất sơ đẳng, khiến cho những ai có chút hiểu biết về tiếng Việt đều khó chịu và phản ứng. Điều đáng buồn là người ta vẫn cứ tái bản mà ko sửa chữa, và đáng buồn hơn là gia đình GS. Nguyễn Lân là gia đình danh giá, theo như nhiều người tôn vinh và đánh giá, với hàng loạt giáo sư tiến sĩ, nhưng sao họ ko chịu sửa chữa những sai sót chết người trong cuốn từ điển này.
          Vì thế, với tư cách là một độc giả, cũng là người hay tra cứu từ điển, tôi nhờ anh Lập chuyển kiến nghị của tôi đến hai nơi:

          - Các nhà xuất bản đã lỡ in cuốn từ điển này: Đề nghị rút khỏi các hiệu sách, thu hồi và tiêu hủy.

          - Gia đình GS. Nguyễn Lân: Đề nghị họp gia đình, phân công người rà soát và sửa chữa tất cả những chỗ sai sót trong sách của ông/cha mình và in ấn lại cho cẩn thận, coi như là một hình thức báo hiếu cho ông/cha và xin lỗi độc giả đã đọc và sửa dụng cuốn từ điển này. Trong gia đình GS. Nguyễn Lân, có ông con út Nguyễn Lân Trung là PGS.TS về Ngôn ngữ, là người phải thay mặt gia đình đứng ra chịu trách nhiệm sửa chữa cuốn từ điển này. Nếu ông Trung ko làm được (do kém cỏi, dốt nát hay do bận trăm công nghìn việc vớ vẩn ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam) thì có thể thuê người sửa giúp. Không chỉ sửa chữa cuốn từ điển này mà tất cả những trước tác khác của GS. Nguyễn Lân, vốn có rất nhiều vấn đề và bị nhiều nhà phê bình phản biện, phê bình. Quí vị luôn tự hào là gia đình danh giá thì đừng để ông/cha của mình GS. Nguyễn Lân đã khuất bóng lâu rồi mà đến giờ vẫn còn bị người đời biêu riếu, mổ xẻ hết năm này qua năm khác, tội nghiệp cho giáo sư..."
 Trần Đức Anh Sơn (Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng)

          2.Phản hồi của FB Cò Voi cho loạt bài viết: Những sai lầm mang tính hệ thống trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam:

 
          "... Thật ngạc nhiên không hiểu một người biên soạn từ điển như GS Nguyễn Lân(NL) lại có có những sai sót nghiêm trọng như vậy. Càng không hiểu những nhà xuất bản danh giá trong nước lại cẩu thả không đọc bản thảo, hay có đọc mà không phát hiện được. Để cho những sai sót trong từ điển của NL xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xã hội, nhất là tầng lớp học sinh sinh viên, giáo viên. Thưa Tuấn Công thư phòng (TCTP) tôi là một độc giả quê mùa ở vùng thôn quê Hà Tĩnh quanh năm bán lưng cho trời bán mặt cho đất không hiểu và phân biệt được ca giao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, (cả chữ Nôm và chữ Hán nữa) có hỏi một số giáo viên dạy văn ở một số trường nhưng họ giải thích không thỏa đáng hoặc không giải thích được. Nay đọc TCTP tôi mới hiểu được phần nào và biết thêm quán ngữ, ngữ danh từ...nếu không đọc TCTP mà lại mua tự điển của NL về để bày cho đứa cháu đang học tiểu học thì chắc sau này cháu sẽ oán ông mất. Tôi tâm đắc cách bắt lỗi của TCTP đối với sai sót của Nguyễn Lân, đã bắt lỗi nào thì không thể chối cãi được và cách lý giải thật thấu đáo có cơ sở, lập luận chặt chẽ rõ ràng, khúc chiết, có lý có tình. Thực tình tôi đọc được TCTP lần đầu trên trang Bọ Lập đâu khoảng tháng thang 4 năm 2014 với bài "Thử lý giải những sai sót để đời của GS NL..."từ đó lần mò vào trang TCTP và lần lượt đọc hết tất cả các bài đã đăng trong đó..." (Phản hồi của FB Cò Voi-/3/9/2014)
          3.Phản hồi của bạn đọc Khải Nguyên-Hải Phòng (phucdau05@yahoo.com.vn) về loạt bài phê bình của TCTP ngày 1/5/2014:

"Những sai sót tràn lan trong các cuốn tự điển và sách về tiếng Việt của cố giáo sư Nguyễn Lân đã được các ông Hoàng Tuấn Công, An Chi, Lê Mạnh Chiến, ... phát hiện từ đã khá lâu, đến nay không thấy ai phản bác (trừ phản ứng của ông N.L.D., nhưng không vì tri thức, học thuật mà vì “uy danh” đã được xác lập của một người “nổi tiếng”). Do vậy, vẫn được để cho vô tư “xài”. Rồi đây mãi thành “quen”, hoặc như ngạn ngữ đã nói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, chẳng còn ai lưu tâm hay chẳng ai “có sức”, có đủ kiên nhẫn để vạch ra nữa thì không biết “sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ ra sao?! Tác hại trước mắt thì đã rõ trên không ít trên sách báo, trong các bài diễn đạt của học sinh, sinh viên, thậm chí của giáo viên, trong các văn bản chính qui và không chính qui, ...  Nữa, tác động đến các biên tập viên của báo chí, nhà xuất bản (người viết bài này từng nếm mùi “phiền lụy” khi  biên tập viên văn học của một nhà xuất bản viện đến tác phẩm của GS NL).
Trách nhiệm trước hết thuộc về tác giả các “công trình” kia, nhưng nay đã quá cố nên thuộc về  những người thừa kế tinh thần, nếu có. Kế đó là của nhà xuất bản từ biên tập viên trực tiếp cho đến tổng biên tập, giám đốc. Nhưng xét cho cùng thì tác động quyết định thuộc về các cơ quan chức năng và các tổ chức nghiệp vụ có liên quan., và do vậy, đó cũng là trách nhiệm tối hậu.
Tôi từng giản đơn nghĩ rằng lẽ ra, một khi đã được “báo” một “sự kiện động trời” như thế thì các cơ quan chỉ đạo có liên quan (Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa), các tổ chức học thuật (ngôn ngữ, văn học, ... ) phải “động”. Người ta sẽ lập tức họp bàn, nhận định, kết luận rồi ra thông báo ngừng sử dụng, ra quyết định thu hồi hoặc tiêu hủy, vân vân. Gì chứ việc cấm và thu hồi thì ở nước ta đâu có nhu nhơ! Thường thì khá nhanh nhạy, có những số báo, cuốn sách vừa ra lò đã có lệnh thu hồi. Một khi đã phát hiện “có vấn đề”(!) thì kiên quyết xử lí, như trường hợp luận văn thạc sĩ của cô Đỗ thị Thoan cách nay chưa lâu. Thế mà trường hợp các tác phẩm về tiếng Việt của cố GS Nguyễn Lân thì  lại thờ ơ vậy!
(...)
Hay là chuyện này chẳng chết ai, chẳng động đến quyền và lợi của ai! –Nhưng sẽ “chết” tiếng Việt, động đến văn hóa Việt, tinh thần Việt!
Hay là “vuốt mặt phải nể mũi” ! Chẳng ai vì nể “cái mũi”, dù quí giá cao sang mấy đi nữa, mà để dơ hay trơ “cái mặt”! (....)
....Những tác phẩm của NL vẫn ngự trong các thư viện, tủ sách, hay đơn giản hơn là trong cặp, trên bàn làm việc của những ai cần tham khảo. Chẳng phải ai cũng biết đến hoặc có điều kiện đọc các bài phản bác. Cần kiên quyết dọn, càng quang càng tốt, “khu vườn tiếng Việt”; và cũng cần kiên quyết và kịp thời cho ra những tác phẩm thay thế..."

 (Khải Nguyên-Hải Phòng)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 6:57 pm

30-03-2014


Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân




         Hoàng Tuấn Công
(Phần 2)
Ở Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ trắng và đẹp: Cô ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS Nguyễn Lân xin được tiếp tục:

 -Trắng ngồn ngộn Vừa trắng vừa mập mạpNgực anh ta trắng ngồn ngộn.
Người Việt rất khó chấp nhận dùng từ “mập mạp” (béo chắc, khỏe nói chung) để hình dung sự “ngồn ngộn” (đầy lên, trông sướng mắt). Thứ hai, trước đó Giáo sư cho rằng từ “ngồn ngộn” đã bao hàm nghĩa “trắng”: “nói phụ nữ trắng mà đẹp”. Thế nhưng ở mục “trắng ngồn ngộn” GS lại dẫn bạn đọc đi theo cuộc “phiêu lưu” ngôn từ khác. Đó là “nhan sắc” đàn bà bỗng thành vẻ đẹp đàn ông: “Ngực anh ta trắng ngồn ngộn”. Chúng tôi cố lý giải: Có thể đây là bộ ngực của nhà vô địch thể hình "hạng nặng". Bởi thế, GS e rằng nếu không dùng “ngồn ngộn” sẽ không lột tả hết được sự “vạm vỡ” của bộ ngực. Tuy nhiên, nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại. Dùng “ngồn ngộn” để cảm nhận về bộ ngực kiểu Lý Đức hay Phạm Văn Mách sợ rằng không “lành mạnh”. Vả lại, ngực các vị này thường có màu đồng hun, bóng nhẫy, cuồn cuộn những múi cơ chắc nịch. Đâu có ngồn ngộn trắng, căng đầy, vẻ mềm mại, “ngon ăn” khêu gợi như của giới nữ ? Có lẽ hợp lý hơn cả: Hình như GS đang nói đến bộ ngực trần của “người đẹp chuyển giới”. Về hình thức đã là “cô” hoàn hảo với “núi đôi” “trắng ngồn ngộn”. Chỉ mỗi cái tên trong chứng minh thư vẫn còn là “anh ta” mà thôi !
4.Nấu nướng, ăn uống, cảm nhận hương vị:
Người ta hay dùng từ "cơm bữa" để nói những gì diễn ra thường xuyên, quá quen thuộc. Bởi thế, dẫu không bao giờ vào bếp, nhưng khi ăn uống, ta vẫn biết gọi tên những món mình ăn là gì. Vậy sự nhận biết từ bếp nấu đến bàn ăn của GS Nguyễn Lân thế nào ?
-Xào xáo Nấu thức ăn bằng dầu mỡ và mắm muối: Tính anh ấy dễ dãi, vợ xào xáothứ gì thì ăn thứ ấy.
Dầu mỡ, mắm muối là cách nói khái quát những gia vị thiết yếu. Thế nên có rất nhiều món ăn nấu "bằng dầu mỡ mắm muối", cứ gì phải “xào xáo” ?  Hơn nữa, Việt Nam không có món ăn nào gọi là món “xào xáo”. Việc đưa ra định nghĩa “xào xáo” nấu bằng những gia vị gì là không đúng.
"Xào xáo" theo nghĩa "vợ xào xáo thứ gì ăn thứ ấy" là kiểu nấu qua loa, tùy tiệnnấu cho nhanhkhông thành món xào cũng chẳng phải món xáo. Ví như cần dầu mỡ mà không cho dầu mỡ; cần cả mắm, muối nhưng lại chỉ có muối. Hoặc giả món xào bao giờ cũng chỉ tạo một ít nước cốt. Khi múc ra thì đọng một chút ở lòng đĩa để món ăn thêm đậm đà. Đằng này do vụng về hoặc làm ẩu lại đổ “chõm” nước vào. Thế là canh chẳng ra canh, xáo chẳng ra xáo, mà xào lại càng không phải. Bởi vậy, chỉ có anh chồng nào tính "dễ dãi", (hay quá “yêu vợ” ?) thì “vợ xào xáo thứ gì” mới “ăn thứ ấy”.
 -Xáo Nấu thịt với các gia vị: Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáomăng (cd); Mười voi không được bát nước xáo (tng).
Giống như “xào xáo”, từ “xáo” GS cũng giải thích rất mơ hồ ! Thịt kho tàu, kho nghệ hay nấu với cà chua, thêm mắm muối, hành, tỏi gì đó đều có thể gọi là cách "nấu thịt với các gia vị". Trong khi tính chất của món "xáo" phải có nhiều nước. Thế nên hai câu tiếp theo trong bài ca dao mới là: Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con". Câu "Ba voi không được bát nước xáo" cũng nói về món nấu phải có nhiều nước đấy, thưa GS !
Tham khảo: TĐTViệt (1): “Xáo: nấu thịt với nhiều nước và các loại rau, gia vị riêng”.
-Béo ngấy. Thức ăn có nhiều mỡ quá.
-Béo ngậy. Như béo ngấy.
“Béo ngậy” không thể đồng nghĩa (như) “béo ngấy”"Béo ngậy" = Béo có vị ngọt, bùi, dậy mùi thơm ngon quyện lẫn nhau (1). Còn “béo ngấy”  = béo khiến người ta không muốn ăn nữa vì quá nhiều mỡ (2). Cùng là “béo” cả nhưng nó khác nhau căn bản ở chỗ “ngậy” hay ngấy. “Béo” (1) khiến cho ta muốn ăn, còn “béo” (2) lại khiến ta ngán đến tận cổ.
Việt Nam tự điển (2): Ngấy. Chán vì mỡ, vì béo: Trông thấy mỡ mà ngấy; Ngậy.Nói món đồ ăn béo thơm: Chân giò ăn béo ngậy”
TĐTViệt: Ngấy: Có cảm giác sợ đối với một loại thức ăn nào đó [thường là chất béo hay chất ngọt]. Ngậy: [món ăn] béo và thơm, ngon. lạc ăn vừa ngậy vừa bùi; mùi cá nướng thơm ngậy.
-Béo mầm. Béo và khoẻ.
Chưa chính xác. Từ này không hàm ý béo khỏe. "Béo mầm" = Béo mềm và mũm mĩmnhững thịt mới đúng. Nó là kiểu béo cho sản phẩm thịt ngon của vật nuôi; và béo do an nhàn sung sướng; béo chỉ để sướng bản thân (chứ không phải để có sức khỏe lao động) trong câu ca dao: "Chồng con là cái nợ nần, Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm".
-Nốc: Uống nhanh một cách tham lam (Rượu nốc lời ra hăng hái lạ (Tú Mỡ)
Chưa chính xác. Uống ừng ực, tu ừng ực cũng là kiểu uống nhanh, có vẻ tham lam. Ở đây "nốc" phải được hiểu là cách uống thô tục, vô độ; uống để thỏa mãn cơn nghiện thèm chứ không phải để thưởng thức.
-Lạ miệng Nói món ăn mới được ăn lần đầu: Đến Vịnh Hạ Long được ăn sò, lạ miệng ăn nhiều.
GS hiểu không đầy đủ từ "lạ miệng". Người ốm đắng miệng không muốn ăn. Nếu đổi món khác không thường được ăn, hoặc đã lâu không ăn, “lạ miệng” lại ăn được nhiều. Thế nên, nếu hiểu “lạ miệng” là món mới "ăn lần đầu" như GS là phiến diện.TĐTViệt giải nghĩa "Lạ miệng: Không thường được ăn hoặc lần đầu được ăn, cho nên có cảm giác lạ, cảm thấy thích thấy ngon".
5.Động tác, tư thế, hành động, tính chất:
Có thể nói, không gì liên quan trực tiếp, gần gũi với ta bằng những động tác, tư thế hàng ngày của chính ta. Ngay từ lúc chập chững, ta đã phải "thực hành": ngã sấp, ngã ngửa, ngã bổ chửng...Suốt chặng đường đời, đến khi về già lắm lúc cũng phải  "ôn lại". Những hành động như “lẵng nhẵng” chạy theo mẹ, ngồi vắt vẻo, “lắt lẻo” trên cành cây, “khều”, chọc ổi cũng đã quen từ bé. Chính mẹ ta là người đầu tiên dạy cho ta gọi tên, phân biệt những tư thế, động tác ấy.
Vậy, GS Nguyễn Lân ?
-Ngã bổ chửng: Ngã đâm đầu xuống trước: Bị trượt chân, ngã bổ chửng.
Giáo sư hiểu sai hoàn toàn kiểu ngã "bổ chửng": ngã ngửa thành ngã sấp ! TĐTViệt:"Bổ chửng [ngã] ngửa người ra vì bất ngờ bị trượt. ngã bổ chửng; trượt chân bổ chửng".
-Ngã chúi Ngã đầu đập xuống trước.
Không chính xác. "Ngã chúi" là kiểu ngã về đằng trước nhưng đầu lộn, cắm, chúi từ trên cao xuống đất hoặc sông, suối, ao hồ... Còn “ngã đầu đập xuống trước” thì ngã vềtrước, sau, hai bên, tứ phía đều có thể dẫn đến... “đập đầu xuống trước”.
-Lẵng nhẵng Cứ kéo dài, không giải quyết được: công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm.
-Lẵng nhà lẵng nhẵng Lôi thôi kéo dài, không giải quyết được: Công việc cứ lẵng nhà lẵng nhẵng mãi, chưa xong.
Hình như soạn giả nhầm từ “lẵng nhẵng” với lằng nhằng thì phải ? Bởi vì nếu ta thay “lẵng nhẵng” trong cách diễn đạt của GS: “công việc lẵng nhẵng thế này, sốt ruột lắm” bằng công việc lằng nhằng thế này, sốt ruột lắm, lúc này mẹ đẻ ta mới thực sự hiểu ý ta muốn nói gì.
Hãy xem Việt Nam tự điển phân biệt:
- “Lẵng nhẵng: Theo lẽo đẽo vướng víu: đàn con theo lẵng nhẵng”.
-“Lằng nhằng: Lôi thôi dai dẳng: Việc lằng nhằng mãi không xong”.
 TĐTViệt giải nghĩa: "Lẵng nhẵngỞ tình trạng không chịu rời ra, dứt ra, làm vướng víu mãi. Lẵng nhẵng chạy theo sau".
-Nằm. Đặt mình trên một vật dài: Ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài.
Giải thích từ “nằm” sao mà cầu kỳ, nguyên tắc đến thế ? Và quan trọng nó không đúng ! Nếu chỗ nằm dài rộng thì nằm ườn, nằm thẳng cẳng. Chỗ nằm ngắn, hẹp, tròn thì nằm co, nằm cong. Nằm mèo xó bếp; Nằm đất với mụ hàng hương, hơn nằm giường với mụ hàng ruốc,... đều là nằm cả mà thôi.
-Lắt lẻo Lung lay, không vững: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc (HXHương) Ngồi lắt lẻo thế này ngã bây giờ.
Một cái cọc chôn dưới đất "lung lay, không vững" nhưng không bao giờ được gọi là"lắt lẻo". "Lắt lẻo" (hay vắt vẻo) có sự hình dung về độ cao, tư thế chênh vênh, dễ rơi, dễ ngã. TĐTViệt: “Lắt lẻo: Trạng thái đung đưa trên cao do không được cố định chắc vào điểm tựa. Ngồi lắt lẻo trên cành cây. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi (Cd)”.
-Khều đgt: 1. Lấy cái gì từ trong ra ngoài: Khều ốc 2Lấy cái gì từ trên xuống dưới: khều ổi; khều táo 3. Lấy cái gì từ ngoài vào: Khều bèo.
Giáo sư giải thích có vẻ rất thành thạo, rõ ràng, mạch lạc. Nhưng thực chất đó là sự lúng túng trong mô tả, hiểu nghĩa của từ. Đã “lấy” (cầm lấy vật gì trong tầm tay) sao còn gọi là “khều” (cách lấy vật gì ngoài tầm tay với). Vậy, lấy điện thoại “từ trong” túi quần ra; lấy cuốn sách “từ trên” giá xuống; lấy đôi giầy “từ ngoài” cửa vào có gọi là “khều”được không thưa GS ? Sau đây là giải thích của TĐTViệt: “Khều: Dùng que, sào hoặc chân cho mắc vào một vật rồi đưa, kéo vật đó về phía mình: Lấy que khều ổi, Khều quả bóng vào bờ”.
          -Cụng đầu Ngoài nghĩa đen, còn có nghĩa như chạm tránHai chàng tình địchcụng đầu nhau ở nhà cô ả.
Có vẻ như Giáo sư lại nhầm từ cụng đầu” với “đụng đầu” ? Vì “chạm trán”hay “đụng đầu” chỉ trạng thái đối kháng, thù địch. Còn động tác “cụng đầu” giữa hai người lại là cách thể hiện tình cảm yêu thương, hoặc yêu đương giữa người với người. Thế nên trong bài “Khoảnh khắc nồng thắm của vợ chồng Obama” mới đăng bức ảnh hai vị này “cụng đầu” nhau và chú thích: “Vợ chồng Obama cụng đầu nhau trước khi ông phát biểu trước đám đông ủng hộ ở Bang Michigan” (Theo Vietbao.vn).  Bởi vậy, "hai chàng tình địch” gặp nhau ở "nhà cô ả", thay vì "đụng đầu", “chạm trán” mà lại trở ra cụng đầu” với nhau, nhiều khả năng là “GAY” rồi !
-Cứa Cắt bằng cách đưa đi đưa lại nhiều lần một con dao không được sắc. Cứa mãi mà không đứt được cái chão.
          “Cứa” có khi do cả hai nguyên nhân: con dao thì cùn mà vật cần cắt, cứa lại quá dai ! Ví như dao sắc đến mấy mà dùng để cắt sợi dây da bò thì vẫn phải “cứa” đi, “cứa”lại như thường. Ngược lại, con dao tuy cùn nhưng với những thứ như sống chuối, tàu dọc mùng, vẫn có thể cắt xoẹt một cái mà không cần phải cứa. Mặt khác, mục đích “cứa” có khi còn do cả nguyên nhân thứ ba: cần cắt chính xác điểm nào đó. Thế nên, ban đầu“cứa” (đưa đi đưa lại từ từ) cho lưỡi dao bám vào điểm cần cắt rồi mới “xoẹt” một cái. Lại nữa: không dứt khoát cứ phải dùng "một con dao" mới là “cứa”. Đây là động tác tối cổ loài người. Trước khi biết đến kim loại, người nguyên thủy đã dùng các công cụ ghè đẽo thô sơ bằng đá như mảnh tước, troppơ để cứa, cắt xẻ thịt thú rừng. Cho đến bây giờ, khi không có dụng cụ (dao, kéo), ta vẫn học cách sử dụng các công cụ thô sơ của tổ tiên như mảnh sành, mảnh chai, cật nứa mỏng hoặc bất cứ vật gì có cạnh sắc để “cứa”. Thế nên, chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa tổng quát của TĐTViệt: “Cứa: làm đứt bằng vật có cạnh sắc, thường bằng cách day đi day lại nhiều lần trên bề mặt”.
Nói thêm: Cắt và cứa là hai từ Hán-Việt đã được Việt hóa hoàn toàn. Cắt vốn là chữ cát =cắt đứt (trong từ cát cứ 割据-chia cắt, chiếm giữ)“Cứa”- biến âm của 鋸 (hoặc cứ) nghĩa là: cưa- cái cưa (theo quy luật biến âm  thành lừa-con lừa; cựthành cựa-cựa gà...). Đáng chú ý, tuy vay mượn nhưng mẹ đẻ chúng ta rất sáng tạo trong quá trình Việt hóa. Đó là dùng chữ cư  trong cưa gỗ biến âm thành “cứa” để diễn tả động tác “cứa” (đưa đi đưa lại công cụ như thể là cưa, mà lại không phải cưa). Qua đó phân biệt rõ giữa hai động tác cưa, cắt và cứa. Trong khi tiếng Hán, động tác cứa được dùng bởi từ ghép đẳng lập cát thiết 割切(cát=cắt đứtthiết=cắt). Còn cắt nói chung thì gọi là thiết ; cắt bằng kéo thì gọi là tiễn thiết (tiễn=cái kéo).
          6. Một số ngôn từ giao tiếp hàng ngày:
          Ban đầu, chúng ta học tiếng mẹ đẻ theo cách của một con vẹt. Nhắc lại nguyên xi lời mẹ nói mà  không hiểu gì.Chính cách học bản năng này khiến khi lớn lên tiếng mẹ thấm sâu vào máu thịt. Những từ ta thốt lên đầu tiên trong đời chính là ngôn từ giao tiếp. Bởi vậy, đối với bất cứ ngôn ngữ nào, tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai, trình độ giao tiếp hàng ngày được xem là cơ bản, phổ thông, dễ dàng nhất, trước khi đến với ngôn ngữ chuyên ngành, nâng cao.
Vậy GS Nguyễn Lân đã  hiểu hết những từ thông dụng này ?
-Cho vay Chuyển tiền hay thóc của mình cho người khác dùng trong một thời gian và đòi phải trả lãi.
Thực ra trong ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta vẫn nói đi vay gạo về nấu mà không nói đi mượn gạo. Hoặc nói vay tiền của nhau với nghĩa chỉ phải hoàn trả bằng giá trị tương đương đấy thôi. Cách hiểu của GS Nguyễn Lân chỉ đúng khi đó là cụm từ cho vay lấy lãichứ không phải hai từ “cho vay” đơn thuần.
Việt Nam tự điển: “Vay: mượn tiền hay vật gì của ai để rồi phải trả lại nguyên số:Vay tiền, vay gạo”
TĐTViệt: “Vay: mượn tiền hay cái gì của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại bằng cái cùng loại có số lượng hoặc giá trị tương đương. Vay tiền; vay tạm mấy cân gạo”.
Từ điển học sinh (NXB Giáo dục 1971) Vay. Mượn tạm (tiền; đồ vật) để dùng sau sẽ trả lại thứ tương đương: Vay ít tiền mua sách”.
Thế nên trong phần lời giới thiệu băng nhạc Chế Linh Tình bơ vơ (còn gọi Chế Linh 18 ca khúc) mới có đoạn: “...Tình bơ vơ, một nhạc phẩm của nhạc sĩ Lam Phương được vay làm chủ đề”. Từ vay ở đây là vay mượnvay đồng nghĩa mượn.
-Chôn chặtĐể sâu vào trong đất:Chôn chặt văn chương ba thước đất (HX Hương)
“Để sâu vào trong đất” mà không lấp đất lại thì sao được gọi là chôn ? Như thế gọi là "để"dưới hố sâu thì đúng hơn. Huống gì ở đây là “chôn chặt” cơ mà ? Từ điển cần chính xác đầy đủ:Chôn chặt = chôn sâu và lèn chặt. Ngoài ra từ “chôn chặt” còn được hiểu theo nghĩa bóng “chôn chặt trong lòng” với ý giấu kín, không bao giờ để lộ.
Tham khảo: Việt Nam tự điển: “Chôn: đào đất mà vùi vật gì xuống: chôn xác, chôn của, chôn cột...”
TĐTViệt: “Chôn: đặt xuống lỗ đào dưới đất và lấp đất lại
-Chơi gái. Có quan hệ sinh lý với phụ nữ (thông tục): Hắn có học hành gì đâu, chỉ nghĩ đến chuyện chơi gái mà thôi.
 “Gái” ở đây không thể hiểu là “phụ nữ” nói chung mà là hạng gái điếm, kỹ nữ (mà gần đây còn gọi bớp, ca ve, gái gọi, gái bao, v.v...) Còn “quan hệ sinh lý” là nói nhu cầu chính đáng của đời sống tình dục và hàm chứa hoạt động duy trì nòi giống của con người. Trong khi “chơi gái” lại nói về kiểu chơi bời trác táng, thiên về trải nghiệm nhục dục, thỏa mãn xác thịt. Kẻ đi “chơi gái” thì phải có “gái chơi”. Thế nên, gái điếm, kỹ nữ còn được gọi là “gái làng chơi” là vậy.
Về từ “chơi gái”, trong bài  
Đọc lướt «Từ điển từ và ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân
 An Chi bình luận ngắn gọn như sau: “Cứ như lời giảng trên đây của ông Nguyễn Lân thì, trừ những đàn ông bất lực, có ông chồng nào lại chẳng “chơi gái” (Mỗi lần...với vợ là một lần “có quan hệ sinh lý với phụ nữ”)
- Chơi hoa. Giao thiệp với phụ nữ. Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa (Kiều)
Ở đây có sự “ngây thơ” trong ý nghĩ, hay là sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ ?“Hoa” thường được ví với phụ nữ. Nhưng “hoa” trong “chơi hoa” lại ám chỉ gái lầu xanh, kỹ nữ, đĩ điếm. Và “chơi” ở đây không phải “giao thiệp” hay “quan hệ” giao tiếp mà là “chơi gái” đó thưa soạn giả.  Việt Nam tự điển giải nghĩa thứ tư của “chơi”: “Nói về cách du đãng: chơi cờ bạc, chơi gái”. Từ điển Truyện Kiều - Đào Duy Anh chú giải cụ thể: “Chơi hoa: Lấy hoa làm vui; nghĩa bóng là chơi gái. Vd: Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa”(Kiều)
Giáo sư Nguyễn Lân là tác giả cuốn sách “Tôi yêu tiếng Việt” (NXB Khoa học xã hội-1995). Thật đáng thương cho anh chàng nào đi tán gái, lại học mót được hai từ “chơi hoa” trong từ điển của GS Nguyễn Lân rồi tự tin buông lời “có cánh”: Anh chơi hoa đã nhiều, nhưng em mới là bông hoa đẹp nhất mà anh từng... (!)
 Thật là “Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau” !
Tham khảo: Có ý kiến cho rằng: Nguồn gốc từ “hoa”  trong “chơi hoa”, “bán hoa”xuất phát từ cách mời khách của gái làng chơi xưa kia bên Tàu. Có khách đến “chơi”. Một nhóm các cô gái lầu xanh quần áo, trang điểm thướt ta, niềm nở ra chào. Mỗi cô cầm trên tay một cái khay. Mỗi khay đựng một bông hoa, màu sắc, chủng loại hoa khác nhau. Thế rồi múa hát vòng quanh. Đong đưa, uốn éo, đầu mày cuối mắt đưa tình. Khách cảm thấy ưng cô nào sẽ đưa tay chọn lấy bông hoa để trong khay của cô đó. Chủ khách hiểu ý cùng lui vào “hậu trường”. Kiểu “giới thiệu”, “chọn hàng tao nhã” này đã sinh ra hai từ cũng rất “tao nhã” là kẻ “bán hoa” và người “chơi hoa” (điều này HTC đọc được từ hồi nhỏ, nay không còn nhớ ở tài liệu nào. Xin chép lại đại khái nội dung hầu bạn đọc. Rất mong các bậc cao minh chỉ bảo, phản hồi)
-Dáng vóc. Thân hình khỏe mạnh.
Sai ! "Dáng vóc” chỉ ngoại hình cao thấp, gầy, béo. Ai cũng có dáng vóc của người đó, không cứ gì người "thân hình khỏe mạnh"TĐTViệt: “Dáng vóc Dáng người, nhìn về mặt thân hình to nhỏ, cao thấp”.
-Lạ nhà Đến một nơi chưa bao giờ đến: Lạ nhà, cả đêm không sao ngủ được.
"Lạ nhà" có khi là chỗ đã từng đến, thậm chí đến nhiều lần, nhưng ít khi hoặc lần đầu tiên ngủ lại. Một số tác động như: không gian, giường chiếu, mùi vị, âm thanh lạ xung quanh, sự gò bó, thiếu tự do thoải mái khiến người ta cảm thấy khó ngủ, gọi là lạ nhà. TĐTViệt giải nghĩa "Lạ nhà: Không quen nhà, không quen chỗ. Lạ nhà không ngủ được".
-Lên mâm: Đến lượt mình phải làm việc gì trước quần chúng (thtục) Sắp đến lượt mình phải lên mâm rồi.
Cái tính hay nói ngược của Giáo sư thiệt lạ ! Đúng ra là "lên thớt" chứ, sao lại “lên mâm” ? Được “lên mâm” lại sướng quá ! "Lên thớt" là khẩu ngữ ý nói bản thân sắp phải trải qua, đối mặt một thử thách gì đó khó khăn thực sự. Các bạn trẻ hay dùng từ này để nói về việc thi cử, phỏng vấn tìm việc.v,v...
-Lắng đọng: Dồn góp dần dần lại một nơi: Những tình cảm sâu đậm, lắng đọng trong lòng.
Hiểu như GS thành vun lại hoặc dồn lại, chứ không phải "lắng đọng". Vì "lắng đọng" theo nghĩa đen là những vật nhỏ lắng xuống đáy nước theo chiều đứng, chứ không phải sự "dồn góp" đa chiều về "một nơi". TĐTViệt: "Lắng đọng: 1.Lắng dần xuống và đọng lại. Phù sa lắng đọng. 2.Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm. hình ảnh lắng đọng trong tâm tưởng".
-Xăm xắp Nói nước gần đến miệng vật đựng hoặc đến gần mặt đê: Đổ nước xăm xắp miệng nồi. Nước lụt đã đến xăm xắp mặt đê.
Nếu "nước gần đến miệng vật đựng" hoặc gần mặt đê người ta nói ngấp nghé chứ không nói nước "xăm xắp". Khi nói nước "xăm xắp" có nghĩa nó đã ngập lên rồi nhưng chỉ ở độ vừa lút nhiều vật gì đó đang nằm trong vùng (hoặc dụng cụ) chứa nước. Ví dụ nước xăm xắp mặt ruộng là nước chỉ vừa ngập các hòn đất nhấp nhô và cây cỏ trong ruộng (có chỗ chưa lút hẳn). Với mặt đê, nếu nói nước "xăm xắp" thì có nghĩa nước đã bắt đầu tràn lên đê rồi, nhưng chưa đủ ngập sâu và chảy mạnh. TĐTViệt: "Xăm xắp:(nước) ở mức không đầy lắm, chỉ  đủ phủ kín khắp bề mặt. Nước xăm xắp mặt ruộng.
-Mù trời Nói trời nhiều mây đen kịt: Mù trời mới bắt được két. Hiện nay mù trời, có lẽ sắp mưa.
Giáo sư nhầm "mù trời" với kiểu trời động giông"mây đen kịt" kéo đến báo hiệu"sắp mưa". “Mây” và “mù” là hai hiện tượng khác nhau. "Mù trời" là kiểu sương mù giăng phủ khắp không gian (Thế nên, người ta mới lợi dụng màn sương này để đánh bắt, bẫy con két) Khi sương mù dày đặc có khi cũng sẽ rơi xuống thành hạt như mưa, nhưng đó là "quá mù ra mưa". Còn động giông “mây đen kịt” kéo đến mới báo hiệu một trận mưa lớn.
Sự lệch lạc trong tiếng mẹ đẻ của Nhà biên soạn từ điển khiến cho những từ rất phổ thông trong tiếng Việt cũng trở nên “bất đồng” như vậy đó.
-Lụng thụng. Nói quần áo rộng quá.
Thực ra“lụng thụng” là nói quần áo vừa rộng, vừa dài mới đúng. Nếu chỉ là rộng thôi phải là “thùng thình” chứ không phải“lụng thụng”.
-Quần ống sớ: (Ống sớ là vỏ hình hộp rất phẳng dùng để đựng sớ cúng trước khi đốt) Quần là có nếp rất phẳng.
Không hề có loại quần nào có ống “hình hộp” (lập phương). Giáo sư đã hình dung sai hình dáng cái ống sớ. Bởi gọi “ống sớ” nhưng nó tựa cái phong bì hình chữ nhật bẹt."Ống sớ" khác phong bì thư ở chỗ một đầu dán kín, đầu kia có miệng bỏ sớ vào và gấp mép lại. Theo daitudien.net “quần ống sớ” là “loại quần dân tộc Việt Nam xưa kia của người đàn ông bằng vải trúc bâu trắng, ống rộng, thẳng, sau mỗi lần giặt phải hồ, là phẳng cho cứng mặt vải. Khi mặc ống thẳng như hai ống đựng sớ”.
-Chằn chặn. Từ dùng sau từ bằng và từ vuông để tỏ ý tuyệt đối: Đôi đũa bằng chằn chặn; Cái bàn vuông chằn chặn.
Không hẳn chỉ đứng sau từ bằng và từ vuông. Vậy đều chằn chặn thì sao ? Mặt khác lấy ví dụ “Cái bàn vuông chằn chặn” là chưa chính xác.Vì từ “chằn chặn” ý chỉ những vật gì đó có cùng hình dáng, kích thước, khi đặt cạnh nhau thì thấy bằng, đều chằn chặn.
-Lây lất: lộn xộn và bừa bãi: sống lây lất ở vỉa hè.
Sống ở nhà đường hoàng, chỉ tội đồ đạc “lộn xộn, bữa bãi” không ai có thể gọi là“lây lất”. TĐTViệt: “Lay lắt như Lây lất: Ở trạng thái tồn tại một cách yếu ớt, mỏng manh, không ổn định kéo dài. Lay lắt như ngọn đèn trước gió; sống lay lắt qua ngày.
-Thúng thắng: Nói ho từng cơn một.
Ho từng tiếng một khác hẳn với “ho từng cơn một”. Chính xác ho“thúng thắng”, hay húng hắng là ho từng tiếng ngắt quãng, lúc nhặt lúc khoan chứ không thành cơn.TĐTViệt: “Thúng thắng như húng hắng [ho] từng tiếng nhẹ, ngắn và thưa”.
-Ngắn gọn Nói bài văn không dài và không rườm rà: Văn của người thường ngắn gọn (TrChinh)
Giáo sư quen kiểu giải nghĩa từ vựng rất sai lầm. Đó là chỉ căn cứ nghĩa của từ trong văn cảnh ví dụ cụ thể nào đó. Cách làm này đã triệt tiêu sự phong phú, đa dạng nghĩa của từ. “Ngắn gọn” đâu phải giành riêng để nói về bài văn ngắn gọn ? Vậy cuộc họp “ngắn gọn”, câu chuyện “ngắn gọn”, câu hỏi “ngắn gọn”, câu trả lời “ngắn gọn” thì sao ?
-Nghiện ngập: Nghiện thuốc phiện: vì nghiện ngập anh ta phải bán cả nhà.
“Nghiện ngập” cũng không phải chỉ nói “nghiện thuốc phiện”.Chúng tôi đồng ý với cách giải nghĩa ngắn gọn, chính xác của TĐTViệt: “Nghiện ngập: Nghiện nói khái quát, nghiện ngập rượu chè”.
          -Xâu chuỗi Từ dùng trong phong trào cải cách ruộng đất là bắt liên lạc với nhiều bần cố nông sau khi đã bắt rễ với một người cốt cán.
          Đó là cách hiểu từ “xâu chuỗi” do trải nghiệm nào đó của Giáo sư. Còn “xâu chuỗi” trong tiếng Việt được hiểu là: “tập hợp liên kết lại thành một chuỗi, một tuyến.Xâu chuỗi các sự kiện” (TĐTViệt)
-Cầy Con chó dùng để ăn thịt: Chén một bữa thịt cầy.
“Cầy” không phải “chuyên dùng” để gọi “con chó dùng để ăn thịt”. Cách hiểu của soạn giả xuất phát từ các tấm biển ở cửa hàng “Cầy tơ” hoặc “Thịt cầy 7 món” chăng ? Thế nhưng, người ta vẫn gọi các món từ“con chó dùng để ăn thịt” là dồi chó, chả chó,chứ không gọi là dồi cầy, chả cầy. Thực ra cày (cầy) là cách gọi khác chỉ con chó (bất kể để nuôi hay làm thịt) ở nhiều địa phương. Riêng vùng nông thôn Thanh Hóa như các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống, người ta gọi con chó là con cày. Mãi đến khoảng vài chục năm gần đây, cách gọi con chó mới phổ biến.
Tất cả những từ, ngữ chúng tôi nêu ra trên đây có tới gần trăm phần trăm là từ thuần Việt hoặc đã Việt hóa hoàn toàn và rất thông dụng trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, sự thiếu hụt về vốn từ tiếng mẹ đẻ không chỉ khiến GS Nguyễn Lân hiểu sai hàng loạt từ ngữ trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” mà còn trở thành nguyên nhân chính trong việc giải thích sai rất nhiều thành ngữ, tục ngữ trong sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” mà chúng tôi từng nêu.
 “Một ngàn năm độ hộ giặc Tàu, Một trăm năm đô hộ giặc Tây (7) Tiếng mẹ đẻ của ta mười phần, đã mất tới hơn nửa chẳng còn thuần hậu. Những từ, ngữ ta vừa nói trên thuộc số ít ỏi “đồ tư trang” vô cùng quý báu của Mẹ Việt Nam “thời con gái”. Thế màCủa riêng còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan (Cool. Giống như Mẹ, tiếng mẹ đẻ mỗi người chỉ có một. Tiếng mẹ đẻ là nền tảng ngôn ngữ cơ bản, hành trang vô cùng quan trọng để chúng ta bước vào thế giới tri thức, trước khi đến với ngôn ngữ thứ hai. Giáo sư Nguyễn Lân chưa hiểu hết tiếng mẹ đẻ, chưa dùng đúng tiếng dân tộc. Việc GS trong biên soạn ra các loại Từ điển “rất có hại cho tiếng Việt”(9) là điều hoàn toàn dễ hiểu.
                                                                                   HTC
Kỳ sau
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
Một số tài liệu tham khảo và chú thích:
1.Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên-NXB Đà Nẵng-2013
2.Từ điển từ láy tiếng Việt-Hoàng Văn Hành chủ biên-NXB khoa học xã hội-2011.
3.Việt Nam tự điển-Hội Khai trí Tiến đức-vietnamtudien.org
4.Từ điển Việt Hán-NXB Giáo dục-2003.
5.Việt ngữ tinh nghĩa từ điển-Long Điền-Nguyễn Văn Minh-NXB Quảng Vạn Thành-1950.
6. Ngữ pháp tiếng Việt-Diệp Quang Ban-NXB Giáo dục 2013.
7. Lời ca khúc: “Gia tài của Mẹ”-Trịnh Công Sơn.
8. Lẩy Kiều: “Chữ trinh còn một chút này, Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”.
9. Chữ của Lê Mạnh Chiến trong bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 7:14 pm

Kiến thức, hiểu biết thấu đáo sẽ giúp soạn giả tìm ra phương pháp luận. Và phương pháp luận đúng đắn sẽ giúp soạn giả sử dụng hiệu quả kiến thức, hiểu biết. Nhưng có phương pháp luận trong tay mà thiếu kiến thức vẫn thất bại như thường. Bằng chứng là trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân cũng đưa ra tiêu chí xác định, nhận diện thành ngữ: "Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm". Thế nhưng, do quan niệm đơn giản, máy móc rằng "thành ngữ là những cụm từ dùng để diễn đạt một khái niệm" nên GS Nguyễn Lân thu thập cơ man những cụm từ, thuật ngữ kinh tế, chính trị, ngoại giao, thể thao,...những danh từ, tổ hợp danh từ, quán ngữ...để đưa vào từ điển làm "thành ngữ tục ngữ". Như:  Cách mạng xanh; Chạy đua vũ trang, Chiến tranh cân não; Chiến tranh chớp nhoáng; Chiến tranh lạnh; Chiến tranh tâm lý, Lãnh sự tài phán; Đấu vòng tròn; Khủng bố trắng; Khăn chữ nhất; Khăn đầu rìu; Khăn mỏ quạ; Khăn quàng đỏ; Khăn vành dây; Không chán mắt; Không chê được; Không tài gì; Không thể nào; Rất chi là; Rinh tùng rinh; Lễ lại mặt; Tuổi dậy thì,... (xin xem lại bài Dĩ hư truyền hư kỳ cuối).



Hơi lo lắng,
Hoàng Tuấn Công có dùng chữ "tiêu chí" !!



http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/02/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 11:18 pm

20-08-2014


Vài cảm nhận về
"Tuấn Công thư phòng"




Tuấn Công thư phòng Proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-nAMSTqJhKSE%2FU_QWSJzOZkI%2FAAAAAAAABGQ%2FF4sIADgksbc%2Fs1600%2FDSC01589%252B-%252BCopy
[size=16][size=16][size=16][size=16]Bọn trẻ chơi Đố chữ ở Thư phòng (Ảnh TC)[/size][/size][/size][/size]


      Trần Đức Anh

Đến 5/9/2014 sẽ tròn 1 năm ngày TCTP ra đời và đăng bài viết đầu tiên. Tình cờ nhận được bài viết của độc giả quen thuộc: Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TCTP chân thành cảm ơn và xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc. 


                 Tôi vẫn nhớ loạt bài viết Dĩ hư truyền hư của Hoàng Tuấn Công (HTC) lần đầu tiên công bố trên Tuấn Công thư phòng và một số trang Blog khác. Tuy không phải được in trên một Tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ hay Tạp chí nghiên cứu nào đó, nhưng bạn đọc nhận thấy nội dung và phong cách viết của tác giả rất thuyết phục. Nhiều trí thức bàn tán rôm rả, rồi thắc mắc, đoán già đoán non không biết “nhân vật” Hoàng Tuấn Công là ai, làm ở Viện nghiên cứu nào mà đột ngột xuất hiện, “cả gan” dám “lay” cả cây đa, cây đề Nguyễn Lân từng “rợp bóng” qua hai thế kỷ khiến bao người Việt Nam phải ngước nhìn. Đến các bài “Tiếng mẹ đẻ...” rồi “Một đời chính tả...” nằm trong loạt bài “Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển...”, bạn đọc dự cảm “cây đa” to kia sắp bị bật gốc mất rồi...

          Khi tiếp nhận loạt bài viết của HTC khiến tôi cũng nhớ lại những danh hiệu giả tạo, từng gây xôn xao trong giới học trò: danh hiệu “Bộ óc vĩ đại”. Ngày đó, là một học sinh, cỡ tầm 16-17 tuổi, thấy một vài nhà khoa học ViệtNam được báo chí trong nước vinh danh là những “Bộ óc vĩ đại”, tôi cảm thấy tự hào lắm. Tự hào bởi đất nước ta còn nghèo, nhỏ bé, mà vẫn có những con người có trí tuệ ngang tầm thế giới. Sau này tôi mới vỡ lẽ, câu chuyện thực không đẹp đến vậy. Câu chuyện này thuộc về ngành Toán nên có thể nhiều độc giả của Tuấn Công thư phòng chưa hẳn đã quan tâm và biết đến. “Bộ óc vĩ đại” đơn giản là một danh hiệu được xác nhận bởi một Công ty củaHoa Kỳ, đất nước có nhiều thứ tồn tại mà người Việt Nam chưa thể hình dung hết. Nghĩa là nếu kinh doanh có lợi nhuận, không vi phạm pháp luật là có thể tồn tại (vì ngây ngô, thiếu kiến thức nên mãi sau này tôi mới hiểu). Để có danh hiệu “Bộ óc vĩ đại” đó, người ta chỉ cần trả cho Công ty nọ một khoản tiền, tầm 150 đô-la. Thời đó, (khoảng năm 2000-2005), 150 đô-la chắc là không nhỏ (tôi không nắm được rõ vì lúc ấy còn là học sinh phổ thông). Và nhiều người hám danh, (có thể cố tình hoặc vô tình) muốn nhận danh hiệu đó đã quảng bá rầm rộ trên các Tạp chí, sách báo mà độc giả phần đông là học sinh phổ thông hoặc người dân bình thường (như bố mẹ tôi chẳng hạn). Nếu bạn đọc muốn tìm lại những vụ việc kiểu đó chỉ cần gõ cụm từ “chế tạo viện sĩ” lên trên google với đầy đủ dấu ngoặc kép là có thể hiểu rõ câu chuyện.
          Vậy tại sao nhiều người cả tin tới vậy? Với kinh nghiệm của cá nhân tôi (một người từng cả tin), chuyện cả tin là việc gần như không thể tránh khỏi, nếu gia đình người đó vốn dĩ không làm công việc liên quan nhiều tới giới trí thức. Ví dụ bố mẹ tôi chỉ là công chức bình thường, thông tin, nhận thức chủ yếu tiếp nhận qua các kênh thông tin đại chúng. Là con cái, chúng tôi cũng chỉ được dạy là chú tâm vào học hành, còn định hướng suy nghĩ, nhận thức thì tất cả phải tự mình tìm tòi. Bởi vậy, chỉ với kiến thức sách vở trong nhà trường, nhiều học sinh Việt Nam trong đó có tôi trở nên rất ngây thơ khi va chạm thực tế cuộc sống. Điều này khó có thể trách ai, bởi vì xã hội ta chuyển biến quá nhanh, nguồn thông tin lại tự do tới hỗn độn, rất khó kiểm chứng.
Có thể nói, tác hại của những thông tin giả, danh hiệu giả không dễ thấy và cũng không dễ xóa bỏ. Ví dụ: Với những người được xã hội tụng ca, đôn lên mức thần tượng khiến ta tìm tòi các bài viết mô tả cách học tập và rèn luyện của họ. Nhưng tiếc thay, vì vốn dĩ họ không giỏi thật sự như cái danh hão họ có, nên những câu chuyện về họ, hay những gì họ kể, thật khó trở thành những kinh nghiệm thiết thực, hữu ích cho những người nhỏ tuổi đang trên bước đường học hỏi (ví dụ lúc đó tôi là một học sinh). Và việc học tập những kinh nghiệm vốn dĩ không thiết thực, sẽ gây cho người học một ảo tưởng nhất định, một sự thất vọng nhất định.
Ngoài ra, vì vốn dĩ không thực tài, những “thần tượng” thường chỉ chăm chú thêu dệt cái danh hão của họ, đầu óc ngây thơ của học sinh rất dễ bị tiêm nhiễm thói háo danh.
Sau khi đi làm, cuộc sống tạm ổn định, tôi có nhiều thời gian đọc sách hơn, nhất là sách không chuyên ngành Toán. Tôi thấy những người thực sự giỏi, thực sự có tâm chẳng ai nói năng hay làm những việc giống những vị thích danh hão kia. Người tài thường không thích nói nhiều về bản thân. Ví như lên truyền hình để khoe khoang về bản thân, để được nhiều người biết đến có lẽ chỉ thấy ở mấy vị danh nổi như phao mà tài cũng rỗng và nhẹ như bấc...
Bởi vậy, khi thấy công việc của Hoàng Tuấn Công và thân phụ trên trang Tuấn Công thư phòng, tôi thật sự rất thích thú. Thích thú hơn nữa khi ta nhận thấy ở đây có sự tiếp nối của hai thế hệ. Đến với Tuấn Công thư phòng, tôi có thể học hỏi được ít nhiều từ phong cách làm việc, cách lý luận, cách suy nghĩ, và nội dung văn hóa được đề cập từ blog. Điều đầu tiên độc giả có thể thấy ngay là tác giả đã dũng cảm chỉ ra cái sai sót bị che đậy đã lâu trong các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân, một thần tượng lớn trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam. Một thời gian dài chúng ta đều tiếp cận thông tin về GS Nguyễn Lân qua truyền thông, qua những lời đồn thổi mà chưa có ai làm công việc xác định lại giá trị thực của những công trình ông biên soạn. Đọc Tuấn Công thư phòng bỗng vỡ lẽ ra tất cả.
Từ học hỏi nội dung các bài viết của Hoàng Tuấn Công, ta biết thêm Lê Mạnh Chiến, An Chi với nhiều bài viết rất hay và bổ ích. Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng, loạt bài viết có hệ thống, đăng trong khoảng thời gian hơn nửa năm trời của Hoàng Tuấn Công có tác dụng làm thay đổi nhận thức của rất nhiều bạn đọc và nhiều người về thần tượng GS Nguyễn Lân. Vì An Chi từng phê bình Nguyễn Lân thời Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng này đang còn sống. Rồi tiếp đến bài phê bình của Lê Mạnh Chiến. Thế nhưng, thần tượng Nguyễn Lân vẫn tiếp tục được người ta ca tụng, Nguyễn Lân vẫn tiếp tục viết sách, từ điển của ông vẫn được tái bản liên tục, mà đỉnh điểm là cuộc Hội thảo đình đám “NGND, GS Nguyễn Lân, cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày mất của “danh nhân” này cùng ý định đặt tên NL cho một con đường ở Thủ đô. Tuy nhiên, sau gần 1 năm, câu chuyện này không thấy được nhắc đến. Có vẻ như loạt bài của HTC và An Chi, Lê Mạnh Chiến cuối cùng cũng đã tác động đến không chỉ bạn đọc mà còn đối với chính quyền và các nhà quản lý?
Đến với Tuấn Công thư phòng, ta thấy blog có hai mảng rõ ràng, tương ứng với công việc của hai Cha con tác giả: Hoàng Tuấn Công viết nghiên cứu, phê bình mảng ngôn ngữ, Hoàng Tuấn Phổ bàn về nhiều vấn đề của lịch sử, văn hóa Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Những mảng kiến thức như vậy đều rất cần thiết, bởi trong thời đại hiện nay, những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam cần phải được làm rõ và mọi người Việt Nam nên nắm được.
Có thể nói những đóng góp như Tuấn Công thư phòng không phải lúc nào cũng được thấy ở các trang Blog khác. Ngoài sách của Nguyễn Lân, bạn đọc còn bất ngờ bởi dưới ngòi bút của Tuấn Công thư phòng, sự thực trong sách của nhiều “nhà”, nhiều “chuyên gia” khác như: Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương với “Từ điển tục ngữ Việt”, Chuyên gia số một về thơ Bác Lê Xuân Đức với chuyện đạo văn và “không biết chữ dạy người biết chữ”, gần đây là “Chuyên gia” Nguyễn Cừ, rồi sách “Những nhà khoa bảng xứ Thanh” của Nhóm PGS.TS Hà Đình Đức,v.v... Riêng để viết được loạt bài về Nguyễn Lân, tác giả phải đọc hàng ngàn trang từ điển, chưa nói đến các tài liệu tra cứu, trích dẫn công phu. Cảm nhận của riêng tôi là các tác giả đã huy động lượng kiến thức khá lớn, bao gồm cả kiến thức sách vở và kiến văn thực tế để phục vụ bạn đọc. Nhiều vấn đề bạn đọc cảm thấy được sáng rõ sau khi đến với Tuấn Công thư phòng. Bởi vậy tôi nghĩ tới việc nên làm một việc gì đó để tỏ lòng ủng hộ công việc của TCTP. Tôi cũng mong Tuấn Công thư phòng sẽ hoạt động đều đặn, giữ được phong độ, có thêm nhiều bài viết chất lượng.
Cuối cùng, tôi chỉ có một góp ý nhỏ: blog nên có một trang (page, một chức năng của blogspot) trong đó tập hợp link (đường dẫn) của các bài viết quan trọng hoặc theo chủ đề, điều đó sẽ giúp việc khai thác Tuấn Công thư phòng dễ dàng hơn.
                                              Trần Đức Anh/8/2014


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Sun Dec 21, 2014 11:34 pm; sửa lần 3.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 11:28 pm

10-11-2014


Những sai lầm của
PGS.TS Nguyễn Công Lý
trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..."
(kỳ II)




            Hoàng Tuấn Công

PGS.TS Nguyễn Công Lý cho biết:“Khi giải nghĩa từ, chủ yếu chúng tôi dựa vào Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam-Bộ Giáo dục và Đạo tạo do GS. Nguyễn Như Ý chủ biên”.
Theo đó, chúng tôi tưởng (và lẽ thường) thầy Lý sẽ làm như sau:
-Tham khảo cách giải nghĩa trong 3 cuốn Từ điển, tổng hợp thành cách giải nghĩa chính xác, dễ hiểu nhất, phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của giáo viên, học sinh.

-Ngoài tham khảo 3 cuốn Từ điển, bằng kiến thức ngôn ngữ, văn hóa lịch sử, phương pháp sư phạm và kiến văn của mình, thầy Lý sẽ cập nhật, bổ sung thêm thông tin, đưa ra cách giải nghĩa chính xác, đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

-Cuối cùng, (ít nhất) Thầy cũng tham khảo rồi “chọn” (chép lại) một trong ba cách giải nghĩa chính xác, phù hợp nhất của 3 cuốn Từ điển.

Nhưng, có lẽ thầy Lý cho rằng, đã là từ “Hán Việt” thì phải căn cứ vào “Hán Việt từ điển” tham khảo mới chính xác.  Bởi vậy, Thầy cứ “Đào Duy Anh” mà chép [1] Mà từ điển của cụ Đào Duy Anh thì sao? Đây là cuốn Hán Việt từ điển giản yếu thuộc diện cổ xưa nhất ở Việt Nam. Cổ tới mức nào? Sách biên soạn xong 1931, xuất bản lần đầu 1932, (trước cả cuốn Hán Việt tự điển-Thiều Chửu xuất bản sau đó 10 năm-1942) tái bản nhiều lần, không sửa chữa bổ sung. Bởi vậy, Từ điển này không chỉ thiếu nhiều từ, tự (như chúng tôi đã chỉ ra trong kỳ I bài viết) mà cách hiểu, cách dùng từ Hán Việt nói riêng và từ ngữ tiếng Việt nói chung thời điểm đầu thế kỷ XX so với bây giờ đã khác đi nhiều.  Chúng ta có thể dẫn một số từ trong sách do NXB Trường-Thi ấn hành năm 1957 (tại Sài Gòn) và bản do NXB Khoa học xã hội-tái bản năm 2000 làm ví dụ:

-Vần B, mục từ “Bảo Đại” vẫn còn nguyên nghĩa: “Hiệu vua nước ta hiện nay(1924-)”.

-Vần K, từ “Khốn nạn” giải nghĩa Khó khăn, lúng túng” (nghĩa từ Hán Việt đầu thế kỷ XX về trước). Trong khi từ này ngày nay được hiểu: “hèn mạt, không có chút nhân cách, đáng khinh bỉ,  nguyền rủa” (Từ điển tiếng Việt).

-Từ “bảo dưỡng” cụ Đào Duy Anh hướng dẫn xem từ: “bảo dục” nghĩa là: “giữ gìn nuôi nấng”. Trong khi "bảo dưỡng", “Từ điển tiếng Việt” giải nghĩa phù hợp với cách hiểu ngày nay: “đgt-trông nom, giữ gìn, sửa chữa [thiết bị, cầu đường,v.v...] khi cần thiết, giữ ở trạng thái có thể sử dụng bình thường”. (theo tôi, Từ điển tiếng Việt nên bổ sung ý: bảo dưỡng để giữ cho thiết bị có độ bền sử dụng lâu dài)

v.v...

Nhiều từ, cách giải nghĩa của cụ Đào Duy Anh chỉ mang tính chất đối dịch, dùng từ Hán Việt này để giải thích từ Hán Việt khác, nên rất khó hiểu, đặc biệt là đối với giáo viên và học sinh Trung học cơ sở. (Trong phần Phàm Lệ, chính cụ Đào Duy Anh đã thừa nhận: “Có khi vì vụ giản tiện hoặc vì tình thế không thể tránh được, mà trong phần giải thích phải dùng đến từ-ngữ Hán-văn hoặc phải mượn một từ-ngữ đồng nghĩa mà giải-thích một từ-ngữ khác...”)
Như vậy, với giáo viên và các em học sinh, người biên soạn không nên sao chép nguyên xi cách giải nghĩa của cụ Đào Duy Anh, mà tùy từng trường hợp có thể lựa chọn hoặc đưa ra cách diễn đạt, giải thích phù hợp, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, “giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa” của thầy Lý thực chất là chép lại cách giải nghĩa cách đây gần 1 thế kỷ. Bởi vậy, đôi khi giống như thầy Lý làm sách cho những người “muôn năm cũ” dùng vậy. Một vài so sánh, ví dụ:

-Cụ Đào Duy Anh (Đào Duy Anh): “Hoài cổ: nhớ việc đời xưa”.

-Thầy Nguyễn Công Lý (Nguyễn Công Lý): "Hoài cổ: nhớ việc đời xưa.”

          Nghĩa Hán-Việt của “hoài” trong “hoài cổ” không phải là “nhớ” chung chung mà là “nhớ tiếc”. Từ điển tiếng Việt” (TĐTV) - sách nằm trong danh mục tham khảo của thầy Lý giải nghĩa cụ thể, sát đúng hơn: “hoài cổnhớ tiếc cái đã thuộc về một thời xa xưa. Người già thường hay hoài cổ”; và Đại từ điển tiếng Việt”-Nguyễn Như Ý (ĐTĐTV): “hoài cổ đgt. Luyến tiếc, tưởng nhớ cái thuộc về thời xưa cũ: Bài thơ phảng phất tâm trạng hoài cổ”. Thế nhưng, một trong hai cách giải nghĩa chính xác này đã không được thầy Lý sử dụng.

-Đào Duy Anh: “Tử nạn-Vì quốc gia có hoạn nạn mà chết

-Nguyễn Công Lý: “Tử nạn: chết do giặc giã, loạn lạc"

          Đây là nghĩa từ dùng của người Tàu (xưa, nay) và “người Ta” hồi đầu thế kỷ XX. Ví dụ: “Việt Nam tự điển” (Khai trí Tiến đức-Hà Nội): “Tử nạn: Chết vì nạn nước-Trong khi kinh thành thất thủ, nhiều người tử nạn.” Có lẽ thầy Lý căn cứ vào “Hán Việt từ điển” và “giải thích” “rõ” hơn: “vì quốc gia có hoạn nạn mà chết” thành “chết do giặc giã, loạn lạc”, nhưng không tránh khỏi phiến diện, thiếu chính xác. Trong khi nếu theo cách giải nghĩa của “ĐTĐTV”: “tử nạn đgt. Chết do giặc giã, loạn lạc. (cũ); tử nạnđgt. Chết vì tai nạn. (mới); hoặc Từ điển tiếng Việt" Tử nạn: 1.Chết do chiến tranh-nhiều dân thường tử nạn trong cuộc chiến. (Đồng nghĩa: thiệt mạng). 2.Chết do tai nạn-12 học sinh đã tử nạn trong vụ đắm đò”, sẽ chính xác, đầy đủ hơn. (Ví dụ của TĐTV nghe “ghê” quá !)

          -Đào Duy Anh: “Cầu toàn trách bị: Cầu cho được toàn, trách cho được đủ, cố ý bắt buộc người khó làm xong”.

          -Nguyễn Công Lý: “Cầu toàn trách bị: Cầu cho được toàn, trách cho được đủ. Ý nói: cố ý bắt buộc người khác làm xong”.

Đây lại là một câu thành ngữ được “Hán Việt từ điển” giải nghĩa đơn giản theo kiểu “đối dịch”. (trường hợp này cụ Đào Duy Anh gọi là: “vì vụ giản tiện hoặc vì tình thế không thể tránh được, mà trong phần giải thích phải dùng đến từ-ngữ Hán-văn hoặc phải mượn một từ-ngữ đồng nghĩa mà giải-thích một từ-ngữ khác...”). Chữ “trách” 責 có nghĩa là yêu cầu, đòi hỏi, đã không được cụ Đào giải nghĩa, đến lượt thầy Lý tiếp tục để nguyên. Bởi vậy trách cho được đủ” trở nên rất khó hiểu với giáo viên và học sinh. Mặt khác, nguyên văn cụ Đào Duy Anh viết: “..., cố ý bắt buộc người khó làm xong”, khi chép lại, không biết do thầy Lý nghĩ cụ Đào viết sai nên sửa chữ “khó” thành chữ“khác” (hay do chép sai, in sai ?). Thế là ý cụ Đào: Ai đó cố ý đưa ra yêu cầu khắt khe,mọi thứ phải thật hoàn hảo để gây khó khăn, khiến cho người khác khó thực hiện, khólàm cho xong, thầy Lý lại biến thành: “...cố ý bắt buộc người khác làm xong (!)
Về câu “Cầu toàn trách bị” “Từ điển tiếng Việt” giải nghĩa dễ hiểu hơn: “Cầu toànđòi hỏi hoàn toàn tốt, hoàn toàn trọn vẹn, theo ý muốn chủ quan của mình. Cầu toàn trách bị [cũ] như cầu toàn [nhưng nghĩa mạnh  hơn]”. 

-Đào Duy Anh: “Phỏng vấn 訪問: Hỏi thăm”.
-Nguyễn Công Lý: “Phỏng vấn: Hỏi thăm để nắm tình hình, nắm vấn đề”.
Đây cũng là cách hiểu, cách dùng từ của người Tàu (xưa, nay) và người Ta cách nay gần thế kỷ. Thế nên “Từ điển Việt-Hán” (phục vụ cho người học tiếng Trung Quốc-NXB Giáo dục-2002-GS Đinh Gia Khánh hiệu đính) viết: “Thăm hỏi: 訪問 (phỏng vấn-HTC phiên âm); thăm nghèo hỏi khổ 訪貧問苦 (phỏng bần, vấn khổ-HTC phiên âm).Thăm viếng: 探 訪, 拜訪, 訪問 (thám phỏng, bái phỏng, phỏng vấn-HTC phiên âm).
Trong khi “Từ điển tiếng Việt” giải nghĩa: “phỏng vấn: Hỏi ý kiến một nhân vật nào đó để công bố trước dư luận. phỏng vấn vị thứ trưởng; phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình”; và “Đại từ điển tiếng Việt”: “phỏng vấn đgt. Hỏi ý kiến một nhân vật nào về một vấn đề được nhiều người quan tâm để công bố lên đài báo: phỏng vấn Thủ tướng chính phủ về chính sách đối ngoại, đối nội của chính phủ ~ trả lời phỏng vấn của các nhà báo.” Đây mới chính là “giải thích từ ngữ Hán Việt” cho thầy cô giáo và các em học sinh nói riêng và người Việt hiện nay nói chung. Còn cách giải nghĩa của thầy Lý nên dành cho người học Hán ngữ hiện đại, muốn “bút đàm” với người Tàu hoặc người Việt hồi đầu thế kỷ XX.
Thầy Lý là người đương thời, hàng ngày đọc sách báo, nghe đài, tiếp xúc với mọi người, dĩ nhiên thừa biết nghĩa những từ Hán Việt chúng tôi vừa dẫn trên đây không còn (hoặc rất ít) được dùng, được hiểu trong thực tế. Có người sẽ nói, đó là Thầy giải nghĩa từ Hán Việt trong sách, chứ không phải từ Hán Việt dùng trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, những từ trên đây thuộc diện được thầy Lý “mở rộng vốn từ Hán Việt”. Mặt khác,“Lời nói đầu”, thầy Lý đưa ra một số nguyên tắc dạy, học từ Hán Việt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Nguyên tắc thực hành”: “Trong giờ dạy từ ngữ nói chung, dạy từ Hán Việt nói riêng, giáo viên phải vận dụng nguyên tắc thực hành thường xuyên qua những bài tập nói, tập viết trình bày suy nghĩ,v.v...Gắn với đời sống là yêu cầu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ, bởi nó giúp cho các em mở rộng vốn từ...” Rồi: “Khi giảng dạy, giáo viên cần có hệ thống bài tập tích cực hóa vốn từ, nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh và giúp các em kỹ năng sử dụng từ đúng, chính xác, hợp văn cảnh...
Vậy, liệu các em có thể đem nghĩa của những từ Hán Việt được dùng cách nay gần thế kỷ mà thầy Lý “giải thích” để thực hành, áp dụng trong cách nói, cách viết ngày nay được không? Sao Thầy không lựa chọn cách “giải thích” có cả nghĩa  và nghĩa mớigiống như từ điển để giáo viên và học sinh tham khảo?

-Đào Duy Anh: “Minh khí 冥 器-Những đồ giấy người ta đốt cho người chết”.

-Nguyễn Công Lý: “Minh khíNhững đồ giấy (vàng mã) để đốt cho người chết”(tr.52)

Thầy Lý đã chép lại cách giải nghĩa thiếu chính xác và không đầy đủ của cụ Đào Duy Anh. Bởi “minh khí” không chỉ là “đồ giấy”, (thầy Lý chú thêm “vàng mã”) mà còn làm bằng rất nhiều chất liệu khác; không chỉ “đốt cho người chết” mà còn tùy táng, (chôn theo người chết).

Tuấn Công thư phòng DSC02346
Từ và yếu tố Hán Việt trong sách
"Giải nghĩa từ và ngữ Hán Việt..."
Tham khảo: Nếu đồ tùy tánggọi chung tất cả các vật dụng chôn theo người chết (kể cả đồ thực dụng hàng ngày) thì đồ “minh khí” lại chỉ riêng những vật dụng mang tính tượng trưng, (được làm riêng với kích thước nhỏ hơn bình thường) chôn theo, hoặc dùng lửa "hóa" (để) người chết mang theo “sử dụng” ở thế giới bên kia (minh khí 冥器: minh 冥 = cõi âm phủ; khí 器 = khí cụ, đồ dùng). Do quan niệm “trần sao âm vậy” nên đồ "minh khí" rất phong phú. Người sống dùng thứ gì, người chết có “minh khí”như vậy. Riêng thời đồ Đồng có loại“minh khí” rất nổi tiếng là trống đồng minh khí, đường kính mặt chỉ độ 20cm, chiều cao 16-17 cm (có trống chỉ nhỏ bằng cái chén, cốc hay ngón chân cái). Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy nhiều đồ minh khí khác, từ bát đĩa, nồi niêu, đến nhà cửa, binh khí, cung tên, giáo mác... bằng đủ mọi chất liệu như: gốm, đất nung, sắt, đồng...

Tuấn Công thư phòng A30.Tr%E1%BB%91ng%2Bminh%2Bkhi%2Bt%C3%A1ng%2Bm%E1%BB%99%2B(1)
Trống minh khí.  
Ảnh do TS Khảo cổ học Nguyễn Văn Đoàn -PGĐ Bảo tàng Lịch sử,
 gửi Tuấn Côngthư phòng
Theo chúng tôi, từ“minh khí”, thầy Lý nên tham khảo và chép lấy cách giải nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”: “minh khí: vật dụng thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hàng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người chết”, thay vì theo“Hán Việt từ điển”. (Dĩ nhiên, cũng không nên theo Đại từ điển tiếng Việt: “minh khí dt.Đồ dùng trong việc tang lễ:chuẩn bị minh khí để đưa đám”, vì cách giải nghĩa này chưa chính xác, thiếu cụ thể).
Vậy, với những từ Hán Việt không có trong từ điển của cụ Đào Duy Anh, thầy Lý tham khảo hai cuốn từ điển tiếng Việt còn lại thế nào? Chúng tôi thấy, thầy Lý vẫn với cách làm là chép lại sách này thì bỏ sách kia, không cần biết sách nào có lý hơn sách nào; hoặc đã chính xác hay chưa. Ví dụ:

-"Đại từ điển tiếng Việt": “sinh ngữ dt. Tiếng nói hiện đang được dùng của nhân dân một nước; trái với tử ngữThế giới có hàng nghìn sinh ngữ”.

-"Từ điển tiếng Việt": “sinh ngữ d 1- ngôn ngữ đang được dùng hiện nay; phân biệt với tử ngữ. 2 [cũ] ngoại ngữ, về mặt là ngôn ngữ đang được học tập, sử dụng. giờ học sinh ngữ. giỏi sinh ngữ”.

-Nguyễn Công Lý: “Sinh ngữ: Tiếng nói hiện đang được dùng của nhân dân, một nước (trái với Tử ngữ: tiếng nói đã chết, không còn dùng nữa) (tr.57)

Ngữ hay ngôn ngữ nghĩa là nói, tiếng nói. Nhưng tiếng nói có khi lại không đồng nghĩa với ngôn ngữ. (Cũng như vĩ đại nghĩa là to lớn, nhưng to lớn không có nghĩa là vĩ đại). Trường hợp "sinh ngữ", Từ điển tiếng Việt” giải nghĩa chuẩnđầy đủ hơn, nhưng không được Thầy sử dụng.
Có những từ, "Từ điển tiếng Việt" giải nghĩa chưa chuẩn, đáng lẽ thầy Lý phải phát hiện ra và bổ sung, điều chỉnh rồi mới đưa vào sách của mình. Tuy nhiên, Thầy cũng cứ thế chép lại. Ví dụ “Điền dã”, nghĩa 2. “Từ điển tiếng Việt” giải nghĩa: “Vùng xa thành phố, là nơi tiến hành những cuộc điều tra, khảo sát trong nghiên cứu khoa học.đi điền dã; tư liệu điều tra điền dã”.
Cách giải nghĩa này máy móc. Bởi “điền dã” nghĩa là nơi đồng ruộng, thôn dã, nhưng thuật ngữ “điền dã” lại được hiểu là những cuộc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu từ thực tế, thực địa (không phải từ sách vở, tài liệu). Và địa bàn “điền dã” có thể diễn ra ngay tại thành phố, không dứt khoát phải “vùng xa thành phố”. Ví dụ khi nghiên cứu về các di tích, danh thắng ở Hà Nội, việc khảo sát, tìm hiểu, thu thập số liệu, diễn ra ngay ở khu vực hồ Hoàn Kiếm vẫn được gọi là “điền dã” như thường. (PGS.TS Nguyễn Công Lý hướng dẫn luận văn, luận án nhiều, chắc hẳn hiểu rõ điều này)
Thế nhưng, thầy Lý cứ thế chép lại:Điền dã: 2.Vùng xa thành phố, và là nơi tiến hành tại chỗ những cuộc điều tra, khảo sát khoa học”
v.v...
Ngoài ra, nhiều mục từ, tự, thầy Nguyễn Công Lý cứ “tiện tay” chép liền liền theo từ điển của cụ Đào Duy Anh mà không quan tâm nó có ích gì đối với giáo viên và học sinh hay không. Thầy cũng không so sánh, tham khảo xem sách nào đúng, sách nào chưa đúng, hay diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn. Ví dụ, ngoài từ “cận” 近 nghĩa là “gần”, thầy Lý liệt kê một loạt “Từ đồng âm khác nghĩa” (chính xác phải gọi là yếu tố Hán Việt (chữ Hán) đồng âm, khác nghĩa. Có lẽ muốn cho ngắn gọn nên thầy Lý gọi là “từ” cả) như: “cận 饉-mất mùa, đói không có rau ăn; cận 覲-yết kiến người trêncận 槿-một loài cây...”. Từ “ái” nghĩa là yêu, Thầy còn kể đến: “ái  -mây đen, mây mù”...“tiếu” 笑ngoài nghĩa “cười”, Thầy còn kể: “tiếu 峭-Dáng núi cao lởm chởm; Nghiêm khắc”; “tiếu 肖-giống nhau, như nhau”. Cũng xin nhắc lại: nhiều mục từ, yếu tố Hán Việt có từ, tự đồng âm rất thông dụng, nhưng thầy Lý lại kết luận không có (như chúng tôi đã nói trong kỳ I).


Sách của thầy Lý có tên Giải thích từ ngữ Hán Việt...”. Nghĩa là Thầy sẽ không dừng lại cách “giải nghĩa” ngắn gọn của Từ điển mà sẽ “giải thích”giảng giải kỹ lắm. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Sách của Thầy chỉ nặng về liệt kê, sao chéptheo “Hán Việt từ điển” giản yếu của cụ Đào Duy Anh là chính, và loại bỏ hoàn toàn bước phân loại từ Hán Việt, trích dẫn, ví dụ mà các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt đã dày công đưa vào minh họa. Ví dụ:

-“Từ điển tiếng Việt”: “Vệ quốc đgt bảo vệ tổ quốc. chiến tranh vệ quốc; d [kng]vệ quốc quân [nói tắt] gia nhập vệ quốc”.

-Sách của thầy Lý: “Vệ quốc-bảo vệ giữ gìn tổ quốc”
-“Từ điển tiếng Việt”: “tâm can d tim và gan, được coi là biểu tượng của những tình cảm sâu kín tận đáy lòng của con người, nói chung-thấu hiểu tâm can; bày tỏ tâm can”.

-Sách của thầy Lý: “tâm can-Tim và gan”.

...,v.v...
 Giá như thầy Lý bớt những mục từ và yếu tố Hán Việt không cần thiết, để giải thích kỹ hơn và lấy (hoặc giữ lại) ví dụ cách dùng những từ Hán Việt ấy cho giáo viên và học sinh sẽ tốt hơn nhiều (thầy Lý làm công tác giảng dạy, tất sẽ hiểu phương pháp sư phạm quan trọng tới mức nào)
Chỉ chừng ấy dẫn chứng cũng đủ thấy phần lớn các từ, ngữ Hán Việt trong 3 cuốn sách “Hán Việt từ điển”; Từ điển tiếng Việt; Đại từ điển tiếng Việt dường như chưa hề “đi qua” tư duy, nghiền ngẫm, chắt lọc để trở thành kiến thức nhuần nhuyễn của thầy Lý, mà “chạy” thẳng tuột vào sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt...”. Bởi thế món "ăn dặm"“từ và ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa...” của thầy Lý chẳng những nhiều “hạt sạn” mà kiến thức hãy còn rất sống sượng. Nếu thầy và trò cứ theo cách “Giải nghĩa từ ngữ Hán Việt” của thầy Lý mà thi đua “dạy tốt học tốt” thì “bổ dưỡng” chưa thấy đâu, nhưng kiến thức ngày càng bị còi đi mà thôi... [2]
Đến đây, hẳn độc giả sẽ đặt dấu hỏi: vậy, thầy Lý không có chút gì gọi là kiến thức của riêng mình để "trình làng" hay sao? Thưa rằng có. Vì bài đã dài nên chúng tôi xin được nói đến trong phần III, cũng là phần cuối loạt bài “Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách “Giải nghĩa từ và ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở”
                                                      HTC/10/11/2014

Chú thích:

[1]-Sau khi đăng kỳ I: Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt... có độc giả góp ý với chúng tôi, nên dùng từ “sai sót”, dùng “sai lầm” nghe “nặng nề” quá. Còn nhớ tháng 9/2013, chúng tôi gửi bài Những sai sót của Nguyễn Đức Dương trong từ điển tục ngữ Việt” cho Tạp chí Văn hóa dân gian-Viện nghiên cứu Văn hóa-Viện KHXH Việt Nam. Chúng tôi dùng từ “sai sót” vì “đề phòng” sách báo, tạp chí xuất bản ngại đụng chạm, “kiêng” những từ chỉ đích danh, nêu đúng bản chất vấn đề. Tuy nhiên, Ban biên tập Tạp chí này đã đề nghị sửa“sai sót” thành “sai lầm” bởi (theo BBT) xét thấy vấn đề không chỉ dừng ở mức độ “sai sót” thường gặp (có vẻ “không khí” trao đổi học thuật ngày càng được cởi mở hơn?) Với sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở”, theo chúng tôi thầy Lý sai về phương pháp luận, kéo theo hàng loạt cái sai mang tính hệ thống khác. Bởi vậy, chúng tôi xin được giữ nguyên từ“sai lầm” thay vì “sai sót” mà độc giả đề nghị.


[2]-Lưu ý độc giả, cuốn sách này PGS.TS Nguyễn Công Lý biên soạn dành cho đối tượng làgiáo viên  học sinh trung học cơ sở. Bởi vậy, nếu giáo viên căn cứ vào sách để tham khảo giảng dạy, cái sai, cái thiếu chính xác sẽ được truyền đạt theo cấp số nhân.

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 21, 2014 11:35 pm

09-07-2014


Nguyễn Cừ đã
“GIẢI NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM” như thế nào ? (phần I)




         Hoàng Tuấn Công

       Chúng tôi có trong tay cuốn “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Cừ khi đang viết dở loạt bài thứ nhất “Dĩ hư truyền hư-Những sai lầm mang tính hệ thống trong từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân” (cuối năm 2013). Lần đầu tiên thấy một cuốn sách có cái tên tự tin, hấp dẫn như vậy nên tôi xem ngay. Tuy nhiên, chỉ 15-20 phút lật giở đã thấy sách có quá nhiều “vấn đề”. Mà những “vấn đề” ấy lại khá giống với GS Nguyễn Lân! 

Ví dụ “Chuyên gia tiếng Việt tại Liên xô, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học"-tác giả “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” không phân biệt được thế nào là thành ngữ, thế nào là tục ngữ; thế nào là ngữ danh từ, quán ngữ; giảng sai, hiểu sai thành ngữ, tục ngữ; chép sai văn bản, viết sai chính tả tràn lan,v.v... trong cuốn sách có độ dày gần 500 trang(1).
Xin được trao đổi cùng tác giả và độc giả:
Phần I
KHÔNG PHẢI TỤC NGỮ
Nguyễn Cừ làm sách "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" nhưng lại chưa hiểu tục ngữ là gì. Đó là chuyện khó tin nhưng có thật. Xin dẫn chứng:
Ngay phần “Lời giới thiệu”, tác giả "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam"viết:
 -“...nhìn hình thức bề ngoài thì tục ngữ chỉ là những tập hợp từ có cấu trúc ngôn ngữ bền vững, chặt chẽ, được dùng như lời ăn tiếng nói giao tiếp hàng ngày, rất ngắn gọn, xúc tích, (HTC nhấn mạnh) có vần điệu và nhịp điệu...” (đoạn 1).
“Tục ngữ là biểu hiện cao nhất của lời ăn tiếng nói của dân tộc Việt Nam, biểu hiện sự sử dụng ngôn từ, vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt. Thông qua tục ngữ, tiếng Việt đã phát triển ở một trình độ cao, xứng đáng là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam” (đoạn 2).
Ở đây (đoạn 1) Nguyễn Cừ đã nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ. Bởi“những tập hợp từ có cấu trúc ngôn ngữ bền vững, chặt chẽ...” là đặc điểm hình thức của thành ngữ chứ không phải tục ngữ. Về (đoạn 2) khi Nguyễn Cừ nói đến “biểu hiện sự sử dụng ngôn từ, vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt”, rồi “tiếng Việt đã phát triển ở một trình độ cao, xứng đáng là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam” chính là nói đến “hiện tượng ngôn ngữ” của thành ngữ mà các nhà nghiên cứu đã thống nhất, chứ không phải là “hiện tượng ý thức xã hội” của tục ngữ. Xin được nói rõ hơn:
Về hình thức: tục ngữ là một câu, dù ngắn đến đâu cũng diễn tả một ý trọn vẹn; thành ngữ chưa phải là một câu mà chỉ là một phần câu, một tập hợp từ bền vững. Về nội dung: tục ngữ là kinh nghiệm, tri thức được diễn đạt theo lối khẳng định, tổng kết quy luật, chân lý của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội; còn thành ngữ mới chỉ dừng ở mức độ so sánhví von, nhận xét, diễn đạt một cách hình ảnh về sự vật, hiện tượng nào đó mà thôi(2).
Bởi vậy, trong tục ngữ có thành ngữ, nhưng trong thành ngữ không có tục ngữ. Nói cách khác, thành ngữ là một tập hợp từ gợi tả, giàu hình ảnh (thường dùng phép so sánh) mà (đôi khi) tục ngữ, ca dao lấy làm chất liệu để cấu thành chứ không phải chính là tục ngữ. Nếu thành ngữ giống như cái túi áo trên ngực áo, thì tục ngữ là cả cái áo. Cái túi áo chỉ làm phong phú thêm chức năng và góp phần tô điểm cho cái áo chứ không phải là chính cái áo. Ví dụ, trong câu tục ngữ: “Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó”, thì “như thài lài gặp cứt chó” là thành ngữ nằm trong tục ngữ. Hoặc “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”“như kiến thấy mỡ” là thành ngữ; “Rẻ như bèo nhiều heo cũng hết”, “rẻ như bèo” là thành ngữ; “Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu”,“đẹp như tiên” là thành ngữ, được tục ngữ dùng làm văn liệu, trở thành một phần trong câu tục ngữ. Hoặc câu ca dao: “Chẳng tham ruộng cả ảo liền, Tham vì cái bút, cái nghiên ông đồ” thì “Ruộng cả, ao liền” là thành ngữ được ca dao lấy làm văn liệu.
Về cách dùng: khi vận dụng tục ngữ vào lời ăn tiếng nói, người ta muốn tăng thêm sức thuyết phục cho lời nói của mình, qua đó chứng minh, khẳng định một kinh nghiệm, một quy luật nào đó đã được tổng kết, đúc rút một cách chắc chắn. Ví dụ, khi nói: “Quá trưa sang chiều trời sẽ tạnh cho mà xem” sẽ không thuyết phục bằng cách nói vận dụng thêm câu tục ngữ: “Quá trưa sang chiều trời sẽ tạnh, vì Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi mà !”. Trong đó, Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi là một đúc kết, một kinh nghiệm, sự khẳng định dựa trên quy luật thời tiết của nhân dân. Còn khi vận dụng thành ngữ, người ta chỉ có thể làm cho lời nói của mình hay hơn, giàu hình ảnh, hấp dẫn hơn mà thôi. Ví dụ, thay vì nói: “Buổi sáng trời mưa tầm tã”, người ta nói: “Buổi sáng trời mưa như trút nước”. Câu nói thứ hai hay hơn, giàu hình ảnh hơn vì đã vận dụng thành ngữ “Mưa như trút nước”. Tuy nhiên, “Mưa như trút nước” hoàn toàn không phải là tri thức, là kinh nghiệm hay quy luật của tự nhiên. Hoặc thay vì nói: “Người anh hôi lắm”, ta nói: “Người anh hôi như cú ấy”; Thay vì nói: “Anh đi chậm quá” ta nói: “Anh đichậm như rùa ấy”. Thì “Hôi như cú” (hoặc Hôi như tổ cú), “Chậm như rùa”là những thành ngữ mà khi ta vận dụng sẽ khiến lời nói, câu viết giàu hình ảnh hơn cách nói thông thường. Bản thân “hôi như cú”, “chậm như rùa”không phải là một đúc kết, kinh nghiệm (đặc trưng của nội dung tục ngữ), mà chỉ là nhận xét, so sánh, phán đoán (đặc trưng nội dung thành ngữ). Bởi vì rùa không phải là chậm nhất (thế nên còn nói Chậm như sên), cú không phải là hôi nhất (mà chắc gì cú đã hôi ? Chẳng qua cú ăn thịt những con vật bẩn thỉu như chuột bọ, côn trùng, hình thức lại xấu xí nên người ta cảm tưởng như vậy. Người viết bài này từng tiếp xúc với cú muỗi, cú vọ, thấy chúng không hề hôi tí nào. Ngược lại chúng sạch sẽ như rất nhiều loài chim khác). Hay câu thành ngữ “Xấu như ma”, có ai trông thấy ma bao giờ đâu mà biết nó xấu hay đẹp ? Rõ ràng, sự bóng bẩy trong diễn đạt, tính phán đoán, tính tương đối trong nội dung của thành ngữ rất khác so với sự chuẩn mực, khoa học, tri thức qua lối diễn đạt mang tính khẳng định của tục ngữ.
Do nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ nên trong "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" chủ yếu Nguyễn Cừ tập hợp các đơn vị thành ngữ là chính. Chúng tôi không thể nhặt hết số thành ngữ này mà chỉ nêu ra làm ví dụ:
Cả nhà, cả ổ; Bạc tình, bạc nghĩa; Công chúa phải gai mồng tơi; Tai to, mặt lớn; Tan xương, nát thịt; Sưu cao, thuế nặng; Tác oai, tác quái; Quyền sinh, quyền sát; Quan cao lộc hậu; Quân sư quạt mo; Đứng núi này trông núi nọ; Kén cá, chọn canh; Liễu chán hoa chê; Kiễu ép, nài hoa. Nam thanh nữ tú; Phận bạc như vôi; Tài tử giai nhân; Trâm gãy bình rơi; Bán sấp, bán ngửa; Hòa cả làng; Hoa trôi, bèo dạt; Rồng đến nhà tôm; Rừng thiêng, nước độc; Ruộng cả ao liền; Trêu hoa, ghẹo nguyệt; Trên bến, dưới thuyền; Trên đe, dưới búa; Trơn lông, đỏ da; Ăn bớt, ăn xén; Ăn chẳng bõ dính răng; Ăn chẳng bõ nói; Ăn đậu ở nhở; Ăn hương ăn hoa; Anh hùng lỡ vận; Anh hùng mạt lộ; Bé xé ra to; Chán đến mang tai; Chán ngắt, chán ngơ; Châu chấu đá voi; Chết cay, chết đắng; Chưa ăn đã lo đói; Chung lưng, đấu cật; Cổ cày vai bừa; Có nếp, có tẻ; Của chìm của nổi; Đa sầu đa cảm...
Thậm chí, dạng thành ngữ rất dễ nhận biết, với cấu trúc có liên từ “như” vẫn được Nguyễn Cừ “tuyển” vào sách “giải thích tục ngữ” rất nhiều. Ví dụ:
Da như trứng gà bóc; Da trắng như ngà voi; Mê như điếu đổ; Tóc mây, mày nguyệt; Trơ như đá, vững như đồng; Xấu như ma; Xấu như dạ xoa; Xấu như cú; Xấu như ma lem; Xấu như quỷ; Xấu như ma mút. Câm như thóc trầm ba mùa. Chậm như rùa; Chậm như sên; Yếu như sên. Dại như vích; Dày như mo cau; Gắt như mắm tôm; Giấu như mèo giất cứt; Chắc như cua gạch; Chán như cơm nếp nát; Dai như đỉa đói; Nợ như chúa Chổm; Oai oái như phủ Khoái xin cơm; Chắc như đinh đóng cột; Chạy như đèn cù; Chạy như cờ lông công; Chạy như chạy loạn; Chết đuối vớ được cọc (nói gọn từ: Như chết đuối vớ được cọc-HTC) Chết mê, chết mệt; Chở củi về rừng (nói tắt của: Như chở củi về rừng-HTC) Dễ như trở bàn tay,v.v...
Như vậy, trên đây chúng ta thấy Nguyễn Cừ đã sai lầm khi đem khái niệm thành ngữ để định nghĩa cho tục ngữ, và đem tiêu chí thành ngữ để lựa chọn “tục ngữ”. Làm thế khác nào muốn đi chọn mua một đàn cừu nhưng lại căn cứ vào mô tả về con dê để mua ? Cách làm trái khoáy này của Nguyễn Cừ khiến sách giới hạn “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” nhưng thực tế nội dung lại có cả thành ngữ lẫn tục ngữ. Thậm chí số lượng thành ngữ nhiều hơn tục ngữ. (Với GS Nguyễn Lân, chúng ta không biết Nhà biên soạn từ điển có phân biệt được thành ngữ với tục ngữ hay không. Vì sách “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” sưu tầm và trộn lẫn cả hai loại này theo vần ABC).
Tuy nhiên, “vấn đề” không chỉ dừng ở đó. Xác định sách chỉ “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” và trong lời giới thiệu, Nguyễn Cừ cũng đưa ra định nghĩa để làm tiêu chí tuyển chọn “tục ngữ”. Tuy nhiên, phần cuối lời giới thiệu, tác giả lại bất ngờ tuyên bố: “Một điều dễ nhận thấy trong cuốn sách này là có nhiều câu thành ngữ, thậm chí cả ca dao cũng được đưa vào, mong bạn đọc thông cảm và hiểu cho rằng, tục ngữ và thành ngữ có nhiều nét giống nhau ở cả hình thức cấu tạo và nội dung. Nếu tục ngữ là những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống về tự nhiên, xã hội thì thành ngữ cũng là tập hợp từ cố định dùng quen hàng ngày có vần, có ngắt nhịp cũng mang nội dung xã hội, đạo lý, đạo đức.” (HTC nhấn mạnh)
Phải chăng, Nguyễn Cừ không chắc chắc những đơn vị tục ngữ được tuyển vào "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" là thuần tục ngữ nên đã "gài" vào những câu như vậy ? Qua đó, xóa nhòa đi ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa tục ngữ và ca dao ?
Như vậy, đọc những gì Nguyễn Cừ viết, chúng ta thấy rõ: tác giả lẫn lộn lung tung khái niệm thành ngữ, tục ngữ, cuối cùng đánh đồng tục ngữ với thành ngữ là một. (Đó là cách hiểu thành ngữ, tục ngữ theo lối sơ khai của một vài người các đây ngót trăm năm !) (3)
Với độc giả, việc lẫn lộn hoặc không phân biệt được thành ngữ với tục ngữ là chuyện thường. Thế nhưng, với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hoặc người đã có thể vững tin cầm bút viết nên sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” lại là điều đáng ngạc nhiên.
Xem “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”, chúng ta từ ngạc nhiên chuyển sang kinh ngạc. Bởi Nguyễn Cừ đã “tuyển” rất nhiều những đơn vị không phải thành ngữ, cũng chẳng phải tục ngữ. Những ví dụ sau đây chỉ là cụm từ đơn thuần, ngữ danh từ, câu đố hoặc từ láy:
Uốn a uốn éo; Õng à õng ẹo; Đú đa đú đởn; Lép ba, lép bép; Lệt bà lệt bệt; Núng na núng nính; Thưa thưa bẩm bẩm; Bỏ vật, bỏ vạ; Chán ngấm, chán ngẩm; Ngẩn ngẩn ngơ ngơ; Chán chê, mê mỏi; Da trắng, tóc dài; La lối om sòm; Làm tình làm tội; Anh em đường ai nấy đi; Cao tằng tổ khảo; Thờ chồng, nuôi con; Con dì, con già; La làng la xóm; Khai quốc công thần, Sách gối, đầu giường; Làm duyên, làm dáng; Nạp thái vu quy; Làm nũng, làm nịu; Lòng xuân phơi phới; Chó huyền đề; Cổ cao ba ngấn; Tam tòng, tứ đức; Má lúm đồng tiền; Thắt đáy lưng ong; Tuần trăng mật; Chín tháng mười ngày; Trong quan; ngoài quách; Nơi chôn nhau, cắt rốn; Nói chuyện đường dài; Núi Tản, sông Đà; Nói chuyện tầm phào; Mưa bóng mây; Con đóng khố, bố cởi truồng (đây là câu đố về cây măng, cây tre-HTC) Long, ly, quy, phượng; Rét nàng Bân; Tăng gia sản xuất; Ái nam, ái nữ; Cạo đầu đi tu; Ăn canh rau má; Ăn cho sướng miệng; Ăn được, ngủ được; Bưng cơm, rót nước; Bớt mồm, bớt miệng; Chán ngắt, chán ngơ; Cấu xé lẫn nhau; Có chừng, có mực; Cạy răng không nói; ...
Sai lầm trên đây của Nguyễn Cừ chính là sai lầm mà GS Nguyễn Lân từng mắc trong “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam...(Chúng tôi từng nêu trong loạt bài Những sai lầm mang tính hệ thống trong Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân) Nguyên nhân của sai lầm này không gì khác ngoài việc tác giả không nhận diện được thành ngữ, tục ngữ, không biết đích xác thành ngữ tục ngữ là gì. Với Nguyễn Cừ, điều này càng được khẳng định bởi có những câu chỉ là cách nói vui thời hiện đại, ghán ghép kiểu đầu Ngô mình Sở, hoặc cùng lắm là câu hát đồng dao, ca dao cười: Làm trai cho đáng nên trai, Pari cũng tới, Ha-Oai cũng từng; Tình yêu chớp bể mưa nguồn, Em châu chấu đá anh chuồn chuồn bay; Yểu điệu thục nữ, quân tử mê ly, Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô, băm cô bán dầu, cô bán cho tao, mấy tiền một lít...cũng được Nguyễn Cừ “tuyển” vào làm “tục ngữ Việt Nam” !
 "Tục ngữ Việt Nam" là như vậy sao ?
Mặt khác, chuyện phân loại “tục ngữ” của Nguyễn Cừ cũng thuộc diện “vô tiền khoáng hậu”. Đó là chia thành ngữ, tục ngữ thành loại có 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ... rồi cứ thế phân tách cấu trúc bằng dấu phẩy một cách máy móc, tạo ra những hình thức thành ngữ, tục ngữ “chẳng giống ai”. Bởi vậy, đọc những câu "thành ngữ, tục ngữ" kiểu này của Nguyễn Cừ, người ta có cảm tưởng như mình đang hăm hở bước tới, bỗng đâu có kẻ chơi xỏ, bất ngờ ngáng chân lại. Ví dụ:
Đường ở, cửa miệng; Con gái, là cái bònLụt thì lút, cả làngCó bột mới, gột nên hồ; Dốt đặc, cán mai; Của đi, thay người; Của bền, tại người.Dạy bà lang, bốc thuốc; Mắc bẫy, cò ke; Mạnh ai, nấy được; Nuôi ong, tay áo; Trông gà, hóa cuốc; Trứng khôn, hơn vịt; Vua thua, thằng liều; Cá nằm, trên thớt; Châu chấu, đá xe; Coi trời,bằng vung; Phú quý, giật lùi; Đò nát, đụng nhau; Chó ngáp; phải ruồi; Chở củi; về rừng; Gửi trứng, cho ác; Giơ đầu, chịu báng; Nối dáo, cho giặc; Sách gối, đầu giường; Thay ngựa, giữa dòng; Con gà, tức nhau tiếng gáy; Cú kêu, ra ma; Tầm gửi, lấn cành; Bán hàng, chiều khách; Đàn gảy, tai trâu; Nước chảy, chỗ trũng; Cầm dao, đằng lưỡi; Cầm gậy, chọc trời; Câu chuyện, làm quà; Cố đấm, ăn xôi; Của đi, thay người, Áo gấm, đi đêm; Áo gấm, về làng; Ngựa quen, đường cũ; Sắc nanh chuột, cắn được cổ mèo, Dạy bà lang, bốc thuốc; Gái đĩ, già mồm; Hai tay nuôi, một lỗ miệng; Mắc bẫy, cò ke; Mặt nặng, như đá đeo; Vua thua, thằng liều, Chọc gậy, xuống nước v.v...
Những câu chúng tôi vừa liệt kê trên đây cũng phần lớn là thành ngữ chứ không phải tục ngữ (Câu có gạch chân là tục ngữ). Thực tế cho thấy, Nguyễn Cừ không phân biệt được loại thành ngữ, tục ngữ 4 chữ, chia làm hai vế, có quan hệ đối sánh kiểu: Trên bến, dưới thuyền; Lên voi, xuống chó; Vịt già, gà tơ... hoàn toàn khác với loại 4 chữ chỉ là cụm từ diễn xuôi theo trật tự của câu kể đơn thuần: Cầm dao đằng lưỡi; Câu chuyện làm quà ? Thế nên các câu thành ngữ này qua tay Nguyễn Cừ mới biến thành: Cầm dao, đằng lưỡi; Câu chuyện, làm quà...Hoặc đối với câu 5 chữ Lụt thì lút cả làng” lại được viết thành: “Lụt thì lút, cả làng” !
Vậy, những sai lầm của Nguyễn Cừ mà chúng tôi kể trên nói lên điều gì ? Có ảnh hưởng gì đến cách hiểu tục ngữ, thành ngữ hay không ? Thưa rằng có. Từ chỗ nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ, không phân biệt được thành ngữ, tục ngữ với ngữ danh từ; từ láy; quán ngữ; cụm từ đơn thuần; không xác định được cấu trúc câu thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Cừ đã đi đến thất bại trong“giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”. Đó cũng chính là nội dung cơ bản, đáng kể nhất chúng tôi sẽ nói đến trong phần II “Nguyễn Cừ đã “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” như thế nào ?”(3)  
                                                                        HTC
Chú thích:
(1) Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2012 . Bìa trong cuốn sách, tác giả cho biết thêm: “Nguyễn Cừ (Nguyễn Văn Cừ) Bộ đội, Khoa Văn-Đại học Tồng hợp khóa 17, chuyên gia tiếng Việt tại Liên Xô, đã công tác tại NXB Khoa học xã hội, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học”. Bìa 3, Nguyễn Cừ cũng cho biết, ông là tác giả và đồng tác giả của 11 cuốn sách khảo cứu, sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn khác. Như “Tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học-2008) “Tuyển tập tục ngữ-ca dao Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” (Nguyễn Cừ-in chung NXB Giáo dục), “Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) “Truyện cười Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Cừ-NXB Văn học) v.v...
(2) Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã thống nhất về cơ bản trong việc phân biệt thành ngữ, tục ngữ. Về hình thức, tục ngữ là:
“một câu tự nó đã diễn tả trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm...”, còn “thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn tả được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh...” (theo Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam-Vũ Ngọc Phan-1977).
-“Có thể nói, nội dung của thành ngữ manh tính hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ nói chung là mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói...Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” (Nguyễn Văn Mệnh-Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1972-dẫn theo Tục ngữ Việt Nam-Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXB Khoa học xã hội-1975)
- Thành ngữ là: tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của từ tạo nên”(theo Từ điển Tiếng Việt-Hoàng Phê).
(2) Tiêu biểu cho quan niệm này là Nguyễn Văn Tố, trong bài “Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây”, đã đồng nghĩa về mặt thuật ngữ khi nói về thành ngữ, tục ngữ. Ông viết: “Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen, trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn. Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn, thì nghĩa cũng gần giống nhau...” (Dẫn theo Tục ngữ Việt Nam- Nhóm Chu Xuân Diên).
-Sách "Từ điển tục ngữ Việt" của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương làm khá tốt việc nhận diện tục ngữ. Theo Nguyễn Đức Dương, tác giả đã vận dụng phương pháp nhận diện tục ngữ của Cao Xuân Hạo. Tuy nhiên việc nhận diện đúng tục ngữ chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để đảm bảo việc giải thích sẽ chính xác. Bạn đọc có thể tham khảo bài phê bình cuốn "Từ điển tục ngữ Việt" tại đường link: AI LÀM HỎNG “DI SẢN TỤC NGỮ” ?
(3) Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” do anh Lê Thanh Thảo-Công ty thuốc BVTV Trung ương I tại Thanh Hóa đem đến giới thiệu và cho chúng tôi mượn đọc trong nửa năm qua. Nhân đây xin được cảm ơn Anh và mong Anh thông cảm việc mượn sách lâu đến vậy.

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Dec 23, 2014 5:06 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Mar 04, 2015 10:22 pm

http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/09/ve-oi-cau-oi-thu-tuong-tang-gs-vu-khieu.html



28-09-2014


Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu


Hoàng Tuấn Công 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jan 24, 2016 12:58 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tuấn Công thư phòng Empty Re: Tuấn Công thư phòng

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết