TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Lê Tự Hỷ                     I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
TLT (2017)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
letansi (1008)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
pthoang (257)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
luck (220)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 
Admin (156)
Lê Tự Hỷ                     I_vote_lcapLê Tự Hỷ                     I_voting_barLê Tự Hỷ                     I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Lê Tự Hỷ

Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:10 am

Từ nền giáo dục Thụy Điển,
ngẫm về nền giáo dục Việt Nam ta



TS Lê Tự Hỷ
Theo Chúng Ta

Nhà trường Mẫu giáo và Tiểu học chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống trong xã hội, còn ở cấp 3 thì học sinh được chuẩn bị lao động theo tinh thần trường Trung học tổng hợp (Comprehensive High School của Conant, 1959). Trong mỗi học khu ở Thụy Điển có 16 chương trình Trung học cấp 3 chú trọng về hướng nghiệp (career-centered programs of study). Những chương trình này được dạy cùng trong một trường, mỗi thầy thường chỉ làm việc trong một chương trình với quyền tự trị đáng kể. Bộ Giáo dục Thụy Điển chỉ đưa ra các đề cương tổng quát cho mỗi chương trình, cho phép thầy giáo và học sinh bàn bạc cùng quyết định với nhau nên học cái gì. Tất cả 5 môn học chính là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên đều là 5 môn bắt buộc trong mỗi chương trình. Nhưng những môn này lại được học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng chương trình. Có hai chương trình không tỏ ra hướng nghiệp rõ như 14 chương trình kia mà nặng về chuẩn bị cho học sinh lên Đại học hay Cao đẳng. Tuy nhiên, dù học ở 14 chương trình hướng nghiệp kia thì học sinh vẫn hợp lệ và đủ trình độ vào Đại học.
Lê Tự Hỷ                     Hoc+sinh+Thuy+Dien+2


Học sinh tiểu học trong một chương trình học ở Thụy Điển. Nguồn: internet.
Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp Trung học được chọn vào Đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp Trung học. Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị loại ra khỏi một trong 16 chương trình chính quy. Học sinh học theo chương trình 17 là để bổ sung, củng cố kiến thức để cuối cùng được quay trở về một trong 16 chương trình chính quy. Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship). Các phong cách này được rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán (critical analysis). Mỗi cộng đồng dân cư đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phương trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp thường kỳ tổ chức nói chuyện cho học sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng trong đó nêu rõ các học sinh nên được chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động. Như các nhà giáo dục hướng nghiệp, hội đồng này cho biết họ mong muốn những gì và họ cảm nhận học sinh nay đang ở mức nào, đó chính là cách giáo dục hướng nghiệp vững chắc cho học sinh. Các doanh nghiệp địa phương thường hỗ trợ các phương tiện, thiết bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học sinh tốt nghiệp. Nên biết rằng ở Thụy Điển mọi nhu cầu tài chính của nhà trường đều do sự đóng góp bắt buộc của các cấp chính quyền.
Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Hơn nữa, có những buổi học cốt tập cho học sinh tinh thần dấn thân trong doanh nghiệp học, như học sinh được cho vay một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thường dưới dạng dịch vụ trực tuyến (online services). Học sinh được vay tiền từ một ngân hàng địa phương dưới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải được hoàn trả cho ngân hàng trước khi học sinh tốt nghiệp. Thống kê cho biết, rất hiếm khi các doanh nghiệp này làm mất tiền vay.

Tại sao mô hình học đường Thụy Điển này không thể áp dụng đại trà cho hệ thống giáo dục công lập K-12 ở Mỹ?

Mặc dù, những nhà giáo dục Mỹ biết rằng phương pháp giảng dạy theo chủ thuyết xây dựng kiến thức tỏ ra ưu việt tại Thụy Điển và chính học giả Mỹ John Dewey góp phần cổ xúy cách đây gần một thế kỷ (1916), nhưng họ nhận ra rằng rất khó có thể áp dụng đại trà vào hệ thống giáo dục công lập K-12 của Mỹ vì những lý do sau đây:
1/ Nền dân chủ xã hội ở Thụy Điển không cho phép sự cách biệt quá lớn về mức thu nhập kinh tế giữa các công dân. Chính phủ Thụy Điển đã chủ tâm thực thi một hệ thống kinh tế cho phép mọi công dân có quyền lợi đồng đều, đồng thời cung cấp phụ phí làm việc (workfare) được xem như hệ thống an sinh xã hội (welfare system) làm đồng đều lợi ích cho tất cả người có việc làm, ngay cả chỉ làm bán thời gian (Bjorklund & Freeman, 2005). Do đó, sự cách biệt về mức sống của một người lao động bình thường với một người có chuyên môn nghiệp vụ cao cấp như bác sĩ thì không bao nhiêu, không phải “quá trời” như ở Mỹ.
Chính phủ Thụy Điển đã thành công trong việc loại bỏ tương đối tốt về tình trạng nghèo đói trên phạm vi cả nước, trong khi nghèo đói vẫn đang là một lực cản mà cải cách giáo dục Mỹ không thể nào vượt qua ở mọi nơi được (Anyon,1997; Giroux, 2003; Rothstein, 2002).
2/ Người Thụy Điển chấp nhận cải cách mà người Mỹ không chấp nhận do sự khác biệt về chủ nghĩa cá nhân trong hai nền văn hoá. Nền văn hoá Thụy Điển (cũng như cho các nước Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch) tuy thiên về cá nhân hơn tập thể, nhưng là chủ nghĩa cá nhân nằm ngang (horizontal individualism), nghĩa là tuy mỗi người chịu trách nhiệm chính yếu về sự phát triển của riêng mình, nhưng họ sẽ cảm thấy hổ thẹn như có tội khi quá giàu hay đã làm những điều khiến cho người khác trở nên nghèo, bởi vì trong thâm tâm họ e ngại việc chấp nhận sự cách biệt quá lớn về tài sản giữa các công dân trong xã hội. Trái lại, người Mỹ theo chủ nghĩa cá nhân thẳng đứng (vertical individualism), nghĩa là ai có sức, có tài thì cứ làm giàu, cứ lên cao còn mặc kệ thiên hạ nằm bệp dí dưới chân. Cho nên, họ sẵn sàng chấp nhận sự cách biệt lớn lao về tài sản, mà không muốn tạo ra hình thức an sinh xã hội kiểu Thụy Điển.
Phong cách sống của người Thụy Điển là: “Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên” (Sandahl,1997). Do đó, người Thụy Điển biết sống có tình người hơn, không có cái tâm lấn lướt, chà đạp người khác để mình đi lên, hay vơ vét hết về cho mình, mặc kệ thiên hạ đói khổ.
3/ Hiện nay, việc điều hành nhà trường trong hệ K-12 ở Mỹ là theo sự chỉ đạo rất quan liêu từ trên xuống, các thầy giáo phải, phải, phải làm như thế này, thế kia và học sinh lại càng phải, phải, phải, để cuối cùng làm sao cho học sinh đạt được ba chỉ tiêu: đúng giờ, biết vâng lời, và làm được bài kiểm tra chuẩn của bang để nhà trường khỏi phải bị khiển trách hay bị trừng phạt theo luật giáo dục No Child Left Behind được ban hành trong thời Tổng thống Bush. Hệ thống giáo dục K-12 của Mỹ đang có 49 tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng học tập tuỳ theo từng bang, chỉ trừ bang Iowa không áp đặt tiêu chuẩn chung cho bang mình. Chính cơ cấu quản lý nhà trường theo tinh thần quan liêu và phương pháp giảng dạy có tính áp đặt khiến học sinh cảm thấy bị buộc phải học để đối phó với thi kiểm tra, nên họ mất hứng thú và mất tính tự giác trong việc học. Hệ quả là nhà trường và thầy giáo bị mệt mỏi để duy trì ba chỉ tiêu trên. Họ không còn hơi sức đâu để giảng dạy được như Thụy Điển là rèn luyện cho học sinh các phẩm chất để trở thành người lao động trong nền kinh tế hậu công nghiệp và toàn cầu. Đó là người học sinh vui vẻ học tập trong tinh thần tự giác để trở thành người học tập suốt đời, làm được công việc đòi hỏi kiến thức (knowledge work), biết tự điều chỉnh (self-regilated), tự định hướng (self-di-rected), tương đối không bị giám sát vì biết chịu trách nhiệm về các hành động của riêng mình (Delors,1998; Reich, 1991, 2002).

Còn Việt Nam thì sao?

Ở nước ta, cũng có những nhà giáo đầy tâm huyết, thấy được cái lề lối giảng dạy truyền thống là thầy giảng, trò chép về học những kiến thức “chết cứng” trong sách với mục đích lặp lại cho được các kiến thức ấy trong các bài thi để có bằng cấp là sai lầm. Người học trò ngồi thụ động như cái thùng rỗng chờ thầy rót kiến thức vào. Kiến thức ấy là xưa cũ, sáo mòn mà học trò cốt nhớ để làm bài thi, rồi quên ngay vì là kiến thức áp đặt từ bên ngoài chứ không phải do học trò tự thân chứng nghiệm. Do đó, kiến thức ấy đã không hoà tan trong máu thịt học trò, không giúp họ có thể có những phát kiến vượt qua kiến thức, tạo ra cái mới, góp phần cải tiến xã hội hiện tại và tương lai.
Trong truyền thống mấy nghìn năm văn hiến, dân tộc ta đã có những giá trị đạo lý làm người như từ bi, hỷ xả; nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư; công bằng, bác ái,... và phương hướng nhận thức thực tại trong kinh sách nhà Phật vốn đã tiềm tàng trong văn hoá dân tộc từ hai nghìn năm nay, thừa sức để chúng ta đúc kết lại thành chuẩn mực văn hoá đạo lý sống như lagom của Thụy Điển và một nền giáo dục phù hợp với tiến bộ khoa học nhưng nhân bản, coi trọng giá trị đạo lý làm người, biết học hỏi và giúp nhau cùng thăng tiến, chứ không phải lợi dụng hay chà đạp người khác để thủ lợi cho riêng mình. Tiếc rằng, chúng ta chưa làm được như vậy.
Ngày nay, đất nước ta đã hòa bình hơn một phần ba thế kỷ, nền giáo dục đã được cải cách nhiều lần, nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề. Cho nên hẳn là những người lãnh đạo giáo dục ở mọi cấp tự biết rằng mình đang đảm trách một nhiệm vụ rất nặng nhọc. Tôi nói là nặng nhọc, khó khăn mà chưa vội nói là vinh quang như sáo ngữ mà nhiều người thường tán tụng, bởi vinh quang chỉ có được sau khi đã tạo ra công đức. Nhưng giá trị đạo lý làm người và đường hướng giáo dục tốt đẹp vẫn tiềm tàng trong văn hoá dân tộc, và kinh nghiệm sẵn có của các nền giáo dục tiên tiến ở các nước. Nếu từ đó, những vị lãnh đạo giáo dục rút ra được những bài học kinh nghiệm mà cải tiến giáo dục sao cho nền giáo dục nước ta thoát khỏi các căn bệnh trầm kha mà các vị đã biết từ lâu nay và hướng tới nền giáo dục tiên tiến, thì dù quý vị có từ chối, vòng nguyệt quế vinh quang vẫn cứ được choàng qua đầu quý vị. Nhưng nếu quý vị không làm được như thế, mà còn làm cho nền giáo dục tồi tệ hơn thì dù không có toà án nào chính thức buộc tội quý vị, quý vị cũng phải tự biết rằng mình có tội với nhân dân.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:12 am

Cận cảnh
“nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới”



Đó là một phần trong công trình nghiên cứu "Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay?" của TS Toán học Lê Tự Hỷ, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu tại Mỹ. Công trình nghiên cứu này là một chuyên luận công phu, bổ ích và sâu sắc, rất cần cho việc hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam.


Trước năm 1994, nền giáo dục của Thụy Điển cũng gần giống như ở Anh, dưới sự quản lý khá nghiêm ngặt từ Bộ Giáo dục với những chương trình của các cấp học và phương pháp dạy học theo truyền thống cũ.
Năm 1994, Bộ Giáo dục Thụy Điển cho thực hiện cuộc cải cách giáo dục từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông, theo chủ thuyết xây dựng kiến thức (constructivism) kết hợp với việc chuẩn bị cho lực lượng lao động trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là hướng cải cách mà Dewey, J – một nhà cải cách Giáo dục Mỹ đã cổ xúy từ cách đây gần 1 thế kỷ.
Tiến trình cải cách tới nay đã hơn 10 năm. Thừa nhận đây là đường lối giáo dục tiên tiến nhất và cũng mong muốn áp dụng, Mỹ đã cử một phái đoàn điều tra tại hiện trường tìm hiểu, xem xét các kết quả của công cuộc cải cách này.
Kết quả điều tra tại hiện trường cho thấy:
Học sinh làm chủ việc học tập
Học sinh được hướng dẫn, khuyến khích tự lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình.
Bắt đầu từ mẫu giáo với 4 tuổi, mỗi sáng thứ 2, các em ngồi thành vòng tròn với cô giáo, mỗi em sẽ nói lên những gì mình dự định làm trong tuần, giáo viên sẽ giúp các em điều chỉnh kế hoạch và hàng ngày hỗ trợ làm cho công việc của các em trở nên dễ thực hiện. Vào ngày thứ 6, mỗi em lại nói lên những việc mình đã làm trong tuần, tự đánh giá mức độ hoàn thành, nếu tốt thì mỉm cười, còn chưa tốt thì nhăn mặt.
Sau đó, người thầy sẽ bàn luận sự tiến bộ của các em. Người Thụy Điển cho rằng đó là cách bắt đầu để rèn luyện, để khi lên 6 tuổi, các em đã biết quan tâm tới nhau, bàn thảo với nhau để học hỏi lẫn nhau, chứ không tranh giành nhau, đánh lộn nhau.
Ở các trường trung học cơ sở, thầy giáo và học sinh gặp nhau hàng tuần trong hội trường để bàn luận về việc họ cảm nhận việc học đang tiến triển như thế nào. Việc học của từng nhóm học sinh được đem ra xem xét cái gì đang tốt, cái gì là xấu.
Trước đó các nhóm học sinh đã nộp cho các thầy các bản tự nhận xét, đánh giá của họ.
 
Còn tại trường trung học phổ thông, các học sinh tham gia vào hầu hết các mặt của quá trình học tập từ việc lập kế hoạch học tập, đánh giá, và cả tiêu chuẩn cho việc đánh giá.
 
Lê Tự Hỷ                     VietGiaiTri.Com-3a9ac750
Hướng dẫn chứ không chỉ thị, áp đặt, độc đoán
Mặc dù, học sinh được yêu cầu đạt tới các tiêu chuẩn học lực do Bộ Giáo dục Thụy Điển thiết lập và ban hành. Theo đó, có 17 chương trình cấp phổ thông trung học cho toàn thể 278 học khu ở Thụy Điển. Nhưng các tiêu chuẩn và chương trình chỉ có tính hướng dẫn những nét đại cương, rất uyển chuyển và có thể được thay đổi qua các cuộc trao đổi giữa học sinh và thầy giáo.
Toàn bộ tài liệu hướng dẫn này cho cả đất nước Thụy Điển mà chỉ có 103 trang (Regeringskansliet, 1995) trong khi 4 tập hướng dẫn về Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, và Ngôn ngữ cho hệ thống K-12 của bang Ohio ở Mỹ lên tới 1196 trang.
Trao quyền tự chủ cho học sinh
Trong trường trung học cơ sở, không có chuông reo báo hiệu giờ học, học sinh tự động vào lớp học, vào làm việc theo nhóm. Đôi khi cũng làm việc cá thể. Thầy giáo hiếm khi bắt đầu buổi học bằng cách đứng trước lớp nói với học sinh, mà thường ngồi trong một nhóm nào đó với học sinh để bắt đầu một đồ án.
Theo chủ thuyết xây dựng kiến thức, việc giảng dạy được cá nhân hoá: mỗi học sinh tự quyết định việc học như thế nào cho tốt đối với riêng mình khi ngồi vòng tròn với nhau và với thầy giáo. Mỗi học sinh được yêu cầu triển khai và dạy một bài học trong một tuần cho các bạn trong lớp, mà không phụ thuộc vào bài in sẵn trong sách giáo khoa.
Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ sáng tạo hơn, và làm phù hợp với sự ưa thích học tập của các bạn trong lớp. Sau mỗi bài học, học sinh phải viết ra một vài suy nghĩ về những điều được cho là đúng và những gì chúng sẽ phải thay đổi.
Đó là một thông lệ mà thầy giáo hướng dẫn và nhắc nhở học sinh làm hàng ngày.
Dạy và học ngoại ngữ ở Thụy Điển.
Tại các trường tiểu học, trong khi các học sinh chơi ngoài trời quanh nhà trường như trên các sườn đồi có tuyết hay trên một sân băng, thì có thể không có một thầy giám thị nào ở gần đó.
Các bạn đã biết rõ các cách ứng xử với nhau trong các trò chơi vì chính các em đã cùng với các thầy bàn bạc thảo ra nội quy của mọi cuộc chơi. Và chính các em đã tuân thủ một cách tự giác và thống nhất với nhau cách ứng xử thân thiện, không đánh đập hay chơi xấu nhau…
Vào thời gian dùng trà giữa buổi sáng, chỉ 2 học sinh tiểu học cỡ 11 tuổi lo chuẩn bị trà phục vụ cho tất cả người lớn trong trường, trong khi mọi học sinh khác chơi bên ngoài mà không có người lớn nào giám sát.
Các nhà nghiên cứu Mỹ rất ngạc nhiên, họ cho rằng không có người lớn giám sát, lỡ xảy ra sự cố hay tai nạn gì thì sao? Ông hiệu trưởng trả lời là có gì thì học sinh sẽ báo ngay với chúng tôi.
Người Thụy Điển không lo sợ các vấn đề như người Mỹ vì họ cho rằng, việc giáo dục cấp mẫu giáo và tiểu học của Thụy Điển là tập trung vào rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, tập cho học sinh biết cách sống hòa hợp với người khác, ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong mọi sinh hoạt tập thể hơn là học kiến thức. Họ cho rằng có ích gì khi chỉ dạy cho trẻ em biết đọc biết viết, biết nhiều thứ để rồi cuối cùng chúng hành xử để bị vào tù.
Tỉ lệ phạm tội và bị tống giam ở Thụy Điển thấp hơn ở Mỹ khá nhiều. Tuy ít chú trọng về dạy kiến thức ở mấy năm đầu cho học sinh, nhưng lên bậc trung học phổ thông thì học sinh Thụy Điển đã chứng tỏ vượt trội hơn về học lực so với học sinh ở nhiều nước công nghiệp hoá cao nhất trong đó có Mỹ.
Nền giáo dục ở Thụy Điển không buộc học sinh vâng lời một cách mù quáng mệnh lệnh của người lớn, mà khơi dậy tính tự giác chấp hành những tiêu chuẩn hành xử dân chủ được chính học sinh tham gia thiết lập, vì lợi ích chung và công bình của mọi người trong cộng đồng.
Rèn luyện tinh thần dân chủ và sự trao quyền hợp pháp cho học sinh
Cuộc cải cách giáo dục năm 1994 cũng tăng cường việc rèn luyện tinh thần dân chủ và trao quyền hợp pháp cho giới trẻ.
Các thầy giáo được nhiều quyền tự quản hơn trong việc tạo ra các quyết định về công việc của họ trong nhà trường. Trong trường có một số thầy giáo được yêu cầu tham gia ý kiến giúp ban giám hiệu xem xét các vấn đề để đưa ra các quyết định của nhà trường.
Sự phân quyền này đã khai sinh ra một “Quốc hội học sinh” gồm 3 học sinh cấp 2 và 3 học sinh cấp 3 do tất cả học sinh trong một học khu bầu chọn ra. Sáu thành viên của quốc hội này được yêu cầu tham gia vào các cuộc họp của các giới chức chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan tới giới trẻ.
Chuẩn bị cho khả năng lao động trong nền kinh tế toàn cầu
Nhà trường mẫu giáo và tiểu học chú trọng rèn luyện các kỹ năng sống trong xã hội, còn ở cấp 3 thì học sinh được chuẩn bị lao động theo tinh thần trường trung học tổng hợp.
Trong mỗi học khu ở Thụy Điển có 16 chương trình trung học cấp 3 chú trọng về hướng nghiệp (career-centered programs of study). Những chương trình này được dạy cùng trong một trường, mỗi thầy thường chỉ làm việc trong một chương trình với quyền tự trị đáng kể.
Bộ Giáo dục Thụy Điển chỉ đưa ra các đề cương tổng quát cho mỗi chương trình, cho phép thầy giáo và học sinh bàn bạc cùng quyết định với nhau nên học cái gì.
Tất cả 5 môn học chính là tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên đều là 5 môn bắt buộc trong mỗi chương trình. Nhưng những môn này lại được học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng chương trình.
Có hai chương trình không tỏ ra hướng nghiệp rõ như 14 chương trình kia mà nặng về chuẩn bị cho học sinh lên đại học hay cao đẳng. Tuy nhiên, dù học ở 14 chương trình hướng nghiệp kia thì học sinh vẫn hợp lệ và đủ trình độ vào đại học.
Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp trung học được chọn vào đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp trung học.
Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị loại ra khỏi một trong 16 chương trình chính quy.
Học sinh học theo chương trình 17 là để bổ sung, củng cố kiến thức để cuối cùng được quay trở về một trong 16 chương trình chính quy.
Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship).
Các phong cách này được rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán.
Mỗi cộng đồng dân cư đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phương trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Họ thường kỳ tổ chức nói chuyện cho học sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng. Trong đó nêu rõ các học sinh nên được chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng tham gia lực lượng lao động.
Như các nhà giáo dục hướng nghiệp, hội đồng này cho biết họ mong muốn những gì và họ cảm nhận học sinh nay đang ở mức nào, đó chính là cách giáo dục hướng nghiệp vững chắc cho học sinh.
Các doanh nghiệp địa phương thường hỗ trợ các phương tiện, thiết bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học sinh tốt nghiệp. Ở Thụy Điển mọi nhu cầu tài chính của nhà trường đều do sự đóng góp bắt buộc của các cấp chính quyền.
Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Hơn nữa, có những buổi học cốt tập cho học sinh tinh thần dấn thân. Chẳng hạn, học sinh được cho vay một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thường dưới dạng dịch vụ trực tuyến.
Học sinh được vay tiền từ một ngân hàng địa phương dưới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải được hoàn trả cho ngân hàng trước khi học sinh tốt nghiệp. Thống kê cho biết, rất hiếm khi các doanh nghiệp này làm mất tiền vay.

(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:13 am

Vài nhận xét về chủ trương "Đổi mới giáo dục"

Lê Tự Hỷ (Mỹ)

Lê Tự Hỷ                     0013483_300
Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành chủ trương "đổi mới giáo dục" mà Bộ tự cho là "toàn diện". Nhiều người khen, cũng lắm người nghi ngờ tính hiệu quả.

Mới nhìn qua(1), chúng ta thấy ngay: chương trình đổi mới giống Mỹ ở các điểm sau đây:
1. Cấp 2 (trung học cơ sở): không phân thành các môn riêng như trước là Vật lý, Hóa học… mà nhập lại thành một môn là Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, Chủ đề liên môn. Và tương tự cho môn Khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, Chủ đề liên môn.
2. Ở cấp 3 (trung học phổ thông): lại tách ra thành các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa…
3. Học sinh học một số môn bắt buộc và được chọn một số môn.
4. Chỉ thi bài tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) gồm 2 môn Văn và Toán.
5. Cho mỗi đại học quyền tự tuyển chọn sinh viên theo tiêu chuẩn riêng.
Tuy nhiên, nếu bắt chước Mỹ mà không hội đủ các điều kiện “cần” như Mỹ để kiểm tra chất lượng thì sẽ không có kết tốt đẹp như mong muốn, mà nhiều khi tạo ra “tình trạng loạn” cho giáo dục và nguy hiểm cho xã hội.
Sau đây là một số nhận xét về “giống mà không giống Mỹ” của giáo dục ta qua chương trình đổi mới:
I. Về phân phối chương trình:
Chương trình đổi mới không nêu rõ những kiến thức tối thiểu và thời lượng học. Căn cứ vào những điều Bộ GD-ĐT nêu ra(2), điều thắc mắc đầu tiên là Bộ chỉ nêu ra số môn phải học mà không nêu ra mức yêu cầu về nội dung và thời lượng cho mỗi môn, cho nên không thấy rõ được sự chuẩn hóa kiến thức tối thiểu mà người học phải kinh qua để tốt nghiệp THPT. Đúng ra, về nguyên tắc, phải bắt đầu từ mục tiêu cần đạt được ở mỗi môn, từ đó mới quy ra bao nhiêu giờ (hay tiết cần phải học) trong suốt quá trình, rồi mới phân bố vào từng năm học. Điều này không thấy mà chỉ thấy tên các môn. Chẳng hạn, ở lớp 10, Bộ nêu ra 11 môn học bắt buộc, thêm một số hoạt động và một số môn tự chọn, như vậy, mọi học sinh phải học ít ra là từ 13 tới 15 môn mỗi tuần hay sao?, và giả sử mỗi môn ít nhất là 3 tiết/tuần thì phải mất ít nhất 45 tiết/tuần, là quá tải đối với học sinh. Riêng Giáo dục công dân trở thành một môn quan trọng trong 7 môn bắt buộc suốt 4 năm cấp 2 và năm lớp 10 cấp 3, ngang hàng với các môn khác, nhưng đi vào thực tế, người thầy định dạy cái gì? với thời lượng bao nhiêu? Tôi e rằng nếu quá 1 tiết/ tuần thì lấy gì mà dạy trong 5 năm? Có lẽ do tình hình mất kỷ luật, học sinh quậy phá, và tình hình suy đồi đạo đức trong nhà trường và xã hội và bị xã hội lên án là nhà trường không dạy “học làm người” mà Bộ “đâm hoảng” mới đối phó bằng cách đưa môn Giáo dục công dân như là một môn chính trong suốt 5 năm học? Ở cấp 2, nhiều môn lại thành một môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên, các môn Lịch sử, Địa lý… thành môn Khoa học xã hội trong suốt 4 năm, nhưng không quy định thời lượng học là bao nhiêu tiết trong tuần, không quy định ở cuối cấp 2, là người học sinh có thể chuyển qua học nghề thì về Lịch sử Việt Nam họ đã phải biết những gì? Tương tự như vậy, ở cuối cấp 3 không thấy các mức tối thiểu về các môn “cốt lõi” để tốt nghiệp trung học. Với thiết kế chương trình này, sẽ có nhiều học sinh Việt Nam đỗ tốt nghiệp THPT mà không biết gì về Lịch sử và Địa lý nước Việt Nam, là điều rất nguy hiểm, mà lắm khi học sinh Việt Nam sẽ biết sử Tàu hơn sử Việt qua các phim của Tàu.
Trong khi đó, Mỹ quy định rất rõ về kiến thức tối thiểu và thời lượng bắt buộc cho các môn trước khi người học sinh tốt nghiệp trung học. Việc này tùy theo bang, nhưng không sai biệt nhiều lắm. Chẳng hạn, ở bang Georgia, muốn tốt nghiệp trung học, mọi học sinh phải đạt được 23 đơn vị học trình và phải thi bài thi viết của bang(3) và thi cuối môn hoặc một số môn cốt lõi. Trong 23 đơn vị này, phải có 19 đơn vị bắt buộc cho mọi học sinh (gồm 4 Anh ngữ, 4 Toán, 1 Vật Lý, 1 Hóa, 1 Sinh học, 1 về Quả đất và môi trường, 1 Lịch sử Mỹ, 1 Lịch sử thế giới, 1 về Chính quyền Mỹ và Kinh tế, 1 về Sức khỏe bản thân, 3 về Nghề, Ngoại ngữ hay La tinh, nếu học sinh muốn lên cao đẳng hay đại học thì trong 3 này phải có 2 cùng một ngoại ngữ hay La tinh) và sau cùng là 4 Tự chọn. Mỗi đơn vị ứng với thời lượng 5 tiết học/tuần, mỗi ngày học 1 tiết 50 phút và học liên tiếp 2 học kỳ/năm. Căn cứ vào yêu cầu tối thiểu đó, mỗi học sinh ở từng lớp được thầy chủ nhiệm (homeroom teacher) hướng dẫn dựa trên năng lực của học sinh nên chọn giáo trình nào để học.
Ở đây xin mở ngoặc nói thêm một chút: Tiếng La tinh ngày nay thì không người Mỹ nào nói, nhưng chương trình học của Mỹ cho học sinh từ cấp 2 chọn La tinh để học vì La tinh là cội nguồn của tiếng Anh, học sẽ rất có lợi cho những học sinh đi vào nghiên cứu tiếng Anh (và học Y Dược), trong khi chữ Hán Nôm chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiếng Việt thì không một ai có thẩm quyền trong ngành giáo dục nước ta đặt vấn đề cho học sinh Việt Nam học chữ Hán Nôm. Vì vậy mà học sinh và cả trí thức của ta không am hiểu sâu sắc và đôi khi dốt tiếng Việt!
II. Về tổ chức lớp học:
Lớp học ở Việt Nam của ta là “lớp cứng”, nghĩa là một nhóm học sinh ngồi chung trong một lớp, học nhiều môn như nhau, do thầy đến lớp đó dạy. Hiện nay ở ta là thế. Chương trình đổi mới của Bộ vừa đưa ra cũng sẽ thế, bằng chứng là ở lớp 11 và 12, mọi học sinh phải học như nhau 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 và 4 hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Thể chất, Hướng nghiệp, Quốc phòng - An ninh, Tập thể. Như vậy là xem như chúng có cùng trình độ về 3 môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ 1. Vậy thì sự tự chọn học chuyên sâu ở các môn này từ những năm lớp dưới trở thành vô nghĩa vì lên lớp 11, 12 chúng lại học chung một chương trình ở 3 môn ấy. Hơn nữa “lớp cứng” sẽ gây rất khó cho việc sắp xếp thời khóa biểu cho các môn tự chọn của học sinh.
Kinh nghiệm ở Mỹ như thế nào? Từ cấp 2 trở lên, không còn lớp cố định mà mỗi thầy được cố định trong một phòng dạy, mỗi môn học trong ngày chỉ kéo dài 50 phút, học sinh tùy trình độ, học với thầy nào thì giờ đó đi tới phòng thầy mà học. Sau mỗi tiết học, học sinh có 7 phút để đổi phòng học. Chẳng hạn, cùng là học sinh lớp 6, mà A có thể học Toán với học sinh lớp 8 ở phòng của thầy T1, học sinh B học toán lớp 6 ở phòng của thầy T2. Các môn khác cũng tương tự. Nhờ tổ chức mềm dẻo như vậy, người học sinh giỏi Toán có thể hoàn tất 4 đơn vị Toán bắt buộc cho Tú tài ở lớp 9 hay 10 chứ không cần đợi đến lớp 12, và sau khi hoàn tất 4 đơn vị tối thiểu đó, học sinh có thể chọn học các môn Toán ở trình độ đại học dưới tên chung là AP (Advanced Placement). Các môn này do Hội đồng Giáo dục đại học toàn liên bang Mỹ (College Board) ấn định nội dung và lịch thi chung cho toàn học sinh trung học Mỹ vào tháng 6 hàng năm, mặc dầu được học trong trường trung học với thầy dạy cấp 3; điểm thi cho theo hệ thống từ 0 đến 5, trong khi các môn ở trung học từ 0 đến 4. Kết quả những môn AP này không những củng cố uy tín học bạ của của học sinh trung học khi xét tuyển đại học, mà còn được chuyển kết quả lên đại học, có đại học nhận chuyển tín chỉ (Credit) (xem như học rồi) khi AP được từ 3 điểm trở lên, có đại học chỉ cho chuyển khi điểm AP là 5. Nhờ cách tổ chức này, có những học sinh khi tốt nghiệp lớp 12 đã học xong AP các môn: Toán giải tích I, II, III (Calculus I, Calculus II, Calculus III), Đại số tuyến tính (Linear Algebra), Toán rời rạc (Discrete Mathematics), Xác suất (Probability), Thống kê (Statistics), nghĩa là đã hoàn tất hơn mọi lớp Toán cơ bản của 2 năm đầu đại học của ta.
III. Về thi và kiểm tra:
Chương trình đổi mới Bộ vừa đưa ra chưa cho thấy thi và kiểm tra như thế nào, chỉ thấy nói học hết môn nào thi môn ấy và thi tốt nghiệp chỉ 2 môn Tiếng Việt và Toán. Nhưng chưa cho thấy, những môn nào là môn cốt lõi và kiểm tra, thi các môn ấy như thế nào? Để cho mỗi trường tự lo, hay thi chung với cùng một đề do Sở GD-ĐT ra với các học sinh khác trong cùng một tỉnh? Việc chỉ thi môn tiếng Việt và Toán ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng như kết quả trong học bạ thì về hình thức thì gần giống Mỹ, nhưng nếu không có quy trình kiểm tra chặt chẽ thì sẽ rất khác Mỹ và sẽ đưa giáo dục nước ta tới chỗ hỗn loạn: ai cũng sẽ có bằng tốt nghiệp THPT, bằng đại học, mà sẽ chẳng làm được việc gì ứng với tấm bằng ấy.
Ở Mỹ, việc tốt nghiệp trung học ở mỗi bang được quy định bởi Hội đồng giáo dục của bang ấy (State Board of Education). Chẳng hạn, ở bang Georgia, như trên đã nói, muốn tốt nghiệp trung học, học sinh phải học những môn cốt lõi (Core Courses) và một số môn tự chọn mà tổng số đơn vị là 23 đạt chuẩn trong các môn ấy. Lứa 2011 và về trước qua kỳ thi tốt nghiệp (Georgia High School Writing Test) do Hội đồng giáo dục bang ấn định nội dung thi gồm Anh ngữ và Toán. Nhưng lứa 2012, 2013 và 2014 thì hoặc qua kỳ thi Georgia High School Graduation Test gồm các môn Anh ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, hoặc phải qua các kỳ thi cuối môn học (EOCT = End of Courses Tests) trong các môn cốt lõi Anh ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Lứa từ 2015 trở đi phải qua Georgia High School Writing Test và phải qua tất cả kỳ thi cuối môn hoặc của các môn cốt lõi. Kỳ thi cuối môn học (EOCT) cũng do Hội đồng giáo dục bang ấn định nội dung thi, lịch thi chung cho toàn bang, tổ chức nhiều lần trong một năm để giúp học sinh dễ chọn thời điểm thi, nếu thi không đạt thì thi lại. Mỗi môn gồm 2 bài thi trong 60 phút/bài, điểm thi chiếm tỷ lệ 20% trong tổng điểm của môn ấy (80% còn lại là bài kiểm tra do thầy ra và chấm ở trường). Một học sinh ở cấp 3 có thể dự kỳ thi Tốt nghiệp trung học ở cuối lớp 10 hay 11 chứ không cần phải đợi đến cuối lớp 12 mới thi. Chỉ tổ chức như vậy thì việc lựa chọn môn học tùy trình độ, khả năng của học sinh mới có nghĩa, chứ cho chọn môn học mà tổ chức lớp học “cứng ngắc” như ở ta và buộc mọi học sinh ở lớp 11, 12 học cùng trình độ các môn bắt buộc thì không những không tổ chức được việc học các môn tự chọn, mà việc nâng cao trình độ qua các môn tự chọn đều trở thành không ích gì cho học sinh.
Ngoài ra, ở Mỹ việc tuyển chọn vào mỗi trường đại học thì do mỗi trường quyết định dựa vào kết quả tốt nghiệp trung học, học bạ như ta, nhưng hầu hết các trường (trừ khoảng 800 trường trên khoảng 4.000 trường, tự ra đề thi riêng) buộc mọi ứng viên Mỹ phải thi SAT hay ACT(4) để lấy kết quả nộp đơn vào đại học. Tuy SAT hay ACT cũng chỉ 2 môn Tiếng Anh và Toán nhưng trình độ khó hơn rất nhiều so với bài thi tốt nghiệp cấp 3. Các trường y thì mọi học sinh phải học ít nhất 3 năm đại học, thường đa số phải tốt nghiệp Cử nhân, rồi thi chứng chỉ MACT (Medical College Admission Test), vào trường dược phải thi PCAT (Pharmacy College Admission Test) được tổ chức chung cho mọi sinh viên trên toàn quốc và nhiều lần/năm. Như vậy, ở Mỹ, tuy nói để cho mỗi trường tự quyền đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên, nhưng ngoài học bạ trung học, văn bằng tốt nghiệp cấp 3 v.v… người ta vẫn có cái chuẩn chung khác trên phạm vi toàn quốc, chứ không phải chỉ căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT, học bạ trung học, rồi mỗi trường tự quyết định như đề nghị đổi mới của Bộ GD-ĐT nước ta. Hơn nữa, trường của người ta, chỉ trừ một số trường “dỏm”, đều được xem xét công nhận giá trị và dù là trường tư họ cũng giữ uy tín tuyển chọn số sinh viên đạt chuẩn với số lượng phù hợp với cơ sở thực hành sẵn có. Chẳng hạn, trường y phải có bệnh viện thực hành và chỉ nhận số sinh viên phù hợp với cơ sở thực hành và thầy hướng dẫn. Cho nên có những trường y rất danh tiếng ở Mỹ, dù có lịch sử trên trăm năm mà mỗi năm chỉ nhận vào có hơn 100 sinh viên, chỉ có một trường thuộc loại kém nhất như ở bang Indiana nhận hơn 300 sinh viên. Còn ta thì sao? Hiện nay một số trường mới mở ngành y-dược (mà lại do Sở GD-ĐT tỉnh, thành phố – là nơi thực chất không đủ thẩm quyền chuyên môn để cấp phép cho ngành y-dược – cấp phép đào tạo), và dù Bộ cho thi chung, nhưng “liều mạng” nhận vào gần cả ngàn sinh viên. Nói trắng ra thì không hay ho gì, nhưng thực tế hiện nay ở ta thì hầu hết mọi trường tư đều là vì lợi nhuận: chỉ tuyển tối đa những ngành quanh quẩn trong kinh tế, quản trị, Anh văn, tin học ứng dụng, nay đổ xô vào ngành sức khỏe vì dễ tuyển sinh, không một trường tư nào vì phi lợi nhuận mà dạy những ngành hướng về nghiên cứu, khoa học cơ bản... Bây giờ để cho các trường tự tổ chức thi tuyển thì nhiều trường, đặc biệt là cao đẳng mới “lên đời” thành đại học và các trường tư, dù thiếu thầy, thiếu phương tiện thực hành cũng sẽ tuyển tối đa, có khi lên cả ngàn sinh viên vào một ngành thời thượng. Và như vậy, trong tương lai không xa, xã hội ta sẽ có “tỷ số sinh viên trên vạn dân là cao”, vậy là “đạt” mục tiêu giáo dục! Nhưng xã hội gồm rất nhiều người đầy bằng cấp mà không đủ khả năng làm được những công việc mà đáng ra với văn bằng ấy phải làm, họ là những người thầy không ra thầy, thợ không ra thợ thì xã hội sẽ tiến về đâu? Chẳng hạn rất nhiều chuyên viên y-dược thiếu khả năng chuyên môn thì người dân có dám giao sinh mạng cho họ chăm sóc sức khỏe không? Rõ ràng việc “tự chủ” trong đại học mà cả trường công lẫn trường tư đều đòi cho bằng được thì không đơn giản ở một xứ sở như nước ta hiện nay. Tự chủ và tự do chỉ có lợi cho xã hội khi “chủ thể” được tự chủ và tự do hành động, có đủ “tâm và trí” biết chọn cái gì lợi cho vừa mình vừa xã hội, mà không chọn những gì chỉ có lợi cho mình còn “mặc xác” thiên hạ. Tiếc thay, thực tế xã hội ta, thì các đại học cả công lẫn tư, đặc biệt là tư thì chưa “đạt” cái tầm “tâm và trí” ấy, nghĩa là còn “vị thành niên”. Còn vị thành niên mà được giao quyền tự chủ, tự do hành động, như giao súng, giao gươm cho họ xài thoải mái thì quần chúng không mất mạng cũng ngất ngư mà thôi!
Sau cùng: Theo Mỹ, không phân ban và rồi sẽ “nhỡ tàu Mỹ”. Trong chương trình cải cách Bộ mới đưa ra không đặt vấn đề phân ban vì như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết “Thí điểm phân ban đã thất bại”. Mà Bộ lại chủ trương cho “phân hóa mạnh” ở các lớp 11 và 12 bằng cách buộc học sinh phải tự chọn 3 môn trong 9. Nhìn vào 9 môn ấy, người học sinh sẽ chọn 3 môn mà đại học họ muốn học sẽ thi tuyển. Như vậy làm việc này, thật ra Bộ đã “đùn đẩy” việc chọn ban cho học sinh thay vì đứng ra chọn giúp học sinh, để tránh cái tiếng thất bại vì Bộ phân ban. Việc phân ban ở cấp 3 theo thiên hướng và khả năng của học sinh như “Khoa học cơ bản”, “Khoa học ứng dụng”, “Khoa học xã hội” v.v… thì nhiều nước trên thế giới vẫn làm, và không có gì khó khăn. Ở ta, việc phân ban thất bại là vì ta không làm một cách khoa học, thiếu nhất quán trong hệ thống từ trung học lên đại học và vì ta quản lý “tồi” chứ không phải việc bản thân việc phân ban là “tồi”. Trái lại việc phân ban là cần thiết cho học sinh cấp 3 để giúp học sinh dễ học vì các môn phù hợp với khả năng và giúp định hướng sớm nghề nghiệp. Ở Mỹ, lâu nay trung học không phân ban, buộc mọi học sinh đạt cái “lõi” tối thiểu để tốt nghiệp cấp 3 và cho học sinh cái quyền chọn học các môn theo sở trường và năng khiếu. Nhưng nay họ đang trong giai đoạn chuyển tiếp phân ban: Lớp tốt nghiệp trung học năm 2017 phải hoàn tất chương trình theo một trong các hướng: Đại học (Advanced Academic Pathway), Nghệ thuật (Fine Arts Pathway), Học nghề về Kỹ thuật hay Canh nông (CTAE = Career Technical Agriculture Education Pathway) hay Ngoại ngữ (World Languages Pathway)(5). Học sinh vào lớp 8 từ năm 2014 (lớp cuối Middle school, tức cấp 2 của Mỹ), sẽ phải chọn 2 ban trong các ban nói trên và qua quá trình điều chỉnh từ lớp 8 đến lớp 10 sẽ ổn định ở một ban trong lớp 11 và 12. Cho nên nếu ta “bắt chước Mỹ hiện nay” để có chương trình ổn định áp dụng sau năm 2015, thì sẽ “nhỡ tàu Mỹ” vì khi đó Mỹ đã chuyển qua “tàu phân ban” từ năm 2017 rồi! Điều cần lưu ý là ở Mỹ các phân ban này đều nằm chung trong một trường cấp 3, chứ không nằm riêng trong các trường khác nhau. Điều này có 2 cái lợi: Học sinh có thể chuyển ban ở các lớp 9 hay 10 (trường cấp 3 ở Mỹ gồm 4 lớp: 9,10,11 và 12); thứ hai là học sinh chọn ban “nghề” không có mặc cảm là vì “dốt” mà bị dồn vào trường nghề riêng biệt, mà chọn nghề vì hợp với khả năng, với sở thích và muốn ra kiếm tiền sớm ngay sau khi tốt nghiệp trung học.
Tóm lại, “đổi mới giáo dục” là cần thiết, học theo Mỹ cũng là điều hay, nhưng nếu không có đủ “tầm” và “tâm” trong kiểm tra chất lượng, trong quản lý nghiêm túc như Mỹ mà thả lỏng cho thiên hạ tha hồ tự tung tự tác, chỉ cốt lấy thành tích và thu lợi nhuận thì sẽ là rước họa cho giáo dục nước ta.

--------------------
(1), (2) Ba năm tới cặp học sinh có những sách gì?, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146526/ba-nam-toi-cap-hoc-sinh-co-nhung-sach-gi-.html
(4) SAT: Scholastic Aptitude Test, bây giờ là SAT Reasoning Test do College Board quản lý điều hành. ACT: American College Testing do ACT, Inc. quản lý điều hành. SAT và ACT là những bài thi thẩm định khả năng học tập mà các đại học Mỹ yêu cầu học sinh trung học Mỹ phải nộp kết quả thi trong hồ sơ xin nhập học vào năm thứ nhất đại học.
(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:15 am

Các cuộc cải cách giáo dục của Mỹ
bị chỉ trích như thế nào?

Lê Tự Hỷ

Lê Tự Hỷ                     0008889_300
Những hệ lụy của cách nhìn sai lầm về tỉ số thi đỗ

Kỳ III: Các cuộc cải cách giáo dục của Mỹ bị chỉ trích như thế nào?

Những chương trình cải cách giáo dục NCLB (No Child Left Behind) của Tổng thống Bush và RTTT (Race To The Top) của Tổng thống Obama dành cho Hệ giáo dục công lập tiểu học-trung học Mỹ đều có mặt tích cực, nhưng có nhiều mặt tiêu cực là những kinh nghiệm “xương máu” mà các nhà quản lý giáo dục của ta nên biết để giúp tránh cho giáo dục của ta những thất bại mà giáo dục Mỹ đã và đang gặp phải.
Chạy đua lên hàng đầu
Chạy đua lên hàng đầu (Race To The Top) - viết tắt: R2T hay RTTT hay RTT-là một chương trình nhằm cải cách giáo dục hệ K-12 trong các bang và học khu nước Mỹ với ngân sách 4,35 tỉ USD, đã được Tổng thống Barack Obama va Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncan loan báo ngày 24/7/2009(1).
Bang nào muốn dự xin tài trợ từ chương trình RTTT thì nộp đơn và sẽ được chấm điểm dựa trên các tiêu chí có tổng số điểm là 500 như sau(2):
1. Giáo viên và lãnh đạo ưu tú (Great Teachers and Leaders): 138 điểm.
2. Yếu tố thành công của bang (State Success Factors): 125 điểm.
3. Tiêu chuẩn và đánh giá (Standards and Assessments): 70 điểm.
4. Tiêu chí lựa chọn tổng quát (General Selection Criteria): 55 điểm.
5. Cải biến các trường có thành tích thấp nhất thành tốt (Turning Around the Lowest-Achieving Schools): 50 điểm.
6. Hệ thống dữ liệu hỗ trợ giảng dạy (Data Systems to Support Instruction): 47 điểm.
Tổng cộng có 485 điểm. 15 điểm còn lại dành thêm cho sự ưu tiên của 4 môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán gọi tắt là STEM (Science, Technology, Engineering và Math) .
Lê Tự Hỷ                     Giao%252520duc%2525204
Chương trình cải cách giáo dục NCLB (No Child Left Behind) của Tổng thống Bush...
Trọng tâm của RTTT là tạo ra các chiến lược cải cách giáo dục hữu hiệu trong 4 lãnh vực có ý nghĩa sau đây(3):
1. Chấp nhận những chuẩn kiến thức và các phương thức đánh giá chung quốc gia và tiến tới theo quốc tế để chuẩn bị cho học sinh thành công ở đại học và tại nơi làm việc.
2. Tuyển dụng, phát triển, tưởng thưởng và giữ chân những giáo viên và hiệu trưởng làm việc có hiệu quả.
3. Xây dựng các hệ thống dữ liệu để đo lường thành tích học tập của học sinh và thông báo cho giáo viên và hiệu trưởng biết là học sinh có thể cải thiện cách thức học tập như thế nào.
4. Làm chuyển biến những trường có thành tích thấp nhất trở nên tốt.
Những gói thưởng cao ngất cho cuộc chạy đua
Ngoài gói thưởng 4,35 tỉ USD dành cho cuộc chạy đua của các bang, Bộ Giáo dục liên bang cũng có gói thưởng tổng cộng hơn 5,6 tỉ USD cho nhiều chương trình ưu tiên cho cải cách hành chánh, chất lượng giáo viên, hiệu trưởng, và việc triển khai chuẩn kiến thức chung quốc gia, phương thức đánh giá chung quốc gia, hướng tới chuẩn chung quốc tế(4).
Điều khác biệt rõ nhất giữa chương trình NCLB (No Child Left Behind = Không trẻ em nào bị bỏ tụt hậu) của Tổng thống Bush và RTTT của Tổng thống Obama là: Với NCLB, mỗi bang tự đề ra chuẩn kiến thức cho học sinh và phương thức đánh giá riêng cho bang mình.
Còn RTTT thì khuyến khích các bang dùng chung một chuẩn kiến thức cho mọi học sinh, sẽ được thiết lập bởi Hiệp hội quốc gia các thống đốc (National Governors Association) và Hội đồng các giám đốc Sở Giáo dục tiểu học và trung học của các bang (Council of Chief State School Officers) với tài trợ từ các quỹ Bill and Melinda Gates Foundation, Charles Stewart Mott Foundation và các quỹ khác(5).
Trong năm 2010 đã có 44 bang nộp đơn dự giải thưởng. Tổng thống Obama trong bài diễn văn đọc tại Văn phòng Bộ Giáo dục Mỹ tại Washington đã nói: Cuộc tranh tài này sẽ không dựa trên chính trị, ý thức hệ hay thiện cảm cho một nhóm lợi ích riêng nà, mà nó sẽ được dựa vào một nguyên tắc đơn giản - một bang có sẵn sàng thực hiện những gì đem lại hiệu quả hay không.
Chúng ta sẽ sử dụng những dữ liệu có sẵn để xác định thử xem một bang có thỏa một số tiêu chuẩn chủ chốt cho việc cải cách hay không – và những bang nào có triển vọng hoàn thành tốt hơn những bang còn lại sẽ được thưởng một gói tiền. Không phải mọi bang sẽ được thưởng và không phải mọi học khu sẽ vui sướng với những kết quả cuộc đua. Nhưng trẻ em Mỹ, kinh tế Mỹ và bản thân nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn vì cuộc đua này(6).
Lê Tự Hỷ                     Giao%252520duc%2525202
... và RTTT (Race To The Top) của Tổng thống Obama dành cho Hệ giáo dục công lập tiểu học - trung học Mỹ.
Ngoài sự thưởng cho các bang trúng giải theo các tiêu chí của RTTT, tháng 9/2010 Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Duncan đã tặng hai gói thưởng: 160 triệu USD cho nhóm SMARTER Balanced (SMARTER Balanced Assessment Consortium) và 170 triệu USD cho nhóm PARCC (Partnership for Assessment of Readiness for College and Carreers), là hai liên minh gồm tất cả 44 bang dự cuộc thi để hai liên minh triển khai các phương thức đánh giá chung thế hệ kế tiếp. 44 bang này sẽ bao gồm 85% học sinh cả nước Mỹ.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hai nhóm là nhóm SMARTER Balanced sẽ tạo ra một sự đánh giá hàng năm được mở đầu bởi một loạt các sự đánh giá về tiêu chuẩn để giám sát sự tiến bộ của học sinh. Nhóm kia, PARCC, sẽ tạo ra một loạt các đánh giá mà sẽ được tổng kết vào cuối năm để cho ra một điểm số của học sinh.
Cả hai nhóm đã quyết tâm đo lường các kỹ năng viết và lý luận ở bậc cao. Tổ hợp PARCC “sẽ kiểm tra khả năng của học sinh về đọc các văn bản phức tạp, hoàn thành các dự án nghiên cứu, vượt trội trong thực hiện các bài tập về nói và nghe trong lớp, và học tập với môi trường kỹ thuật số”.
Còn tổ hợp SMARTER “sẽ kiểm tra các học sinh bằng cách sử dụng công nghệ thích nghi với máy tính điện tử để hỏi học sinh những câu hỏi được tương ứng với mức kỹ năng của chúng, dựa trên những câu trả lời trước của chúng”. Một khía cạnh quan trọng khác của cả hai gói trợ cấp là sự tham dự của các học sinh hoặc khuyết tật hoặc Anh ngữ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ được lập kế hoạch từ đầu.
Cả hai nhóm có ý định làm ít nhất ba việc để xúc tiến cải cách giáo dục. Trước hết, họ là một biểu hiện của công chúng hỗ trợ cho ý tưởng cần có những Chuẩn cốt lõi chung cho các bang (Common Core State Standards) về đọc Anh ngữ và Toán, đã được công bố vào mùa hè 2010 và được chấp nhận bởi hơn 40 bang.
Những chuẩn chung này còn là một cách nói lên rằng những chuẩn gồm những chắp vá hiện tại lập ra bởi các bang riêng rẽ đã đưa tới những sai biệt lớn lao trong việc so sánh trình độ kiến thức của học sinh trong các bang khác nhau.
Và những lời chỉ trích xác đáng
Trong bài Cuộc chạy đua lên hàng đầu của ông Obama sẽ không cải thiện được giáo dục, Giáo sư sử học Đại học bang New York, Diane Ravitch(7), cho rằng ông Obama đã không nản lòng trước những phê phán gắt gao về RTTT bởi các tổ chức nhân quyền hàng đầu nước Mỹ, họ cho rằng việc tài trợ giáo dục của chính phủ liên bang nên căn cứ vào nhu cầu chứ không vào sự cạnh tranh.
Chương trình chứa những yếu tố chủ chốt này: Giáo viên sẽ bị đánh giá liên quan tới điểm thi kiểm tra của học sinh. Nhà trường nào tiếp tục có điểm thi kiểm tra thấp sẽ bị đóng cửa hay chuyển thành trường charter(Cool hay giao cho sự quản lý của tư nhân. Trong các trường có thành tích kém, hiệu trưởng sẽ bị đuổi việc, và tất cả hay một nửa cán bộ nhân viên sẽ bị đuổi việc.
Các bang được khuyến khích tạo ra nhiều hơn các trường charter quản lý bởi tư nhân. Tất cả những yếu tố này đều có vấn đề. Việc đánh giá giáo viên liên quan tới điểm thi kiểm tra của học sinh sẽ có nhiều hệ quả bất lợi. Nó sẽ làm cho các bài thi kiểm tra chuẩn hóa (standardized tests) về các kỹ năng hiện nay trở thành quan trọng hơn bao giờ hết và nhiều thời gian và tài nguyên hơn sẽ bị dành cho mục đích nâng điểm trong những bài thi kiểm tra này.
Do đó chương trình sẽ bị thu hẹp lại còn hơn dưới NCLB của ông George W. Bush, bởi vì chỉ lo dạy những môn thi. Các môn không thi như nghệ thuật, khoa học, lịch sử, công dân, ngoại ngữ, ngay cả giáo dục thể chất thì bị dạy qua loa. Các giáo viên sẽ dạy cốt để thi (teach to test). Sẽ có nhiều gian lận hơn, nhiều trò xảo trá hơn trong hệ thống giáo dục.
Việc dùng tỉ lệ đỗ làm yếu tố chính để đánh giá hiệu quả đào tạo của giáo viên và của nhà trường đã bị chỉ trích gắt gao từ NCLB của ông Bush tới RTTT của ông Obama, đặc biệt là những tỉ lệ đó có được từ những bài thi kiểm tra đơn giản dựa nhiều vào trắc nghiệm.
Người ta đã đưa ra một số vụ tai tiếng. Thí dụ mới đây nhất về là điểm thi kiểm tra của bang New York. Tỉ lệ đỗ các bài thi kiểm tra của bang cứ năm sau lại rộ lên cao hơn năm trước tới cái mức trở nên lố bịch, làm trò cười cho mọi người, chỉ trừ những kẻ cả tin.
Năm 2009, có 86,4% học sinh của bang đã “tinh thông” môn toán, và 77,4% “tinh thông” môn đọc. Nhưng qua năm 2010, sau khi bang nâng mức ngưỡng đỗ lên khó hơn, từ mức quá thấp đã chìm xuống trước đây thì hỡi ôi, tỉ lệ đỗ môn toán tụt dốc xuống còn 61%, và tỉ lệ đỗ môn đọc chỉ còn 53,2% .(Coi bộ mấy chú Sam học tập Việt Nam ta chiến dịch Hai Không năm 2007!).
Riêng cái lạm phát tỉ lệ đỗ của thành phố New York đã gây ra sự “khó nói” cho ngài Thị trưởng Michael Bloomberg. Trước đây Thị trưởng Michael Bloomberg được uy tín, nổi danh nhờ cái tỉ lệ đỗ cao vút, sáng chói, lịch sử. Nhờ đó, ông đã được bầu lại làm thị trưởng và đã dùng nó để thắng lần nữa về việc điều khiển giáo dục.
Nhưng nay, tỉ lệ đỗ về đọc của học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 đã tụt dốc từ 68,8% xuống còn 42,4%, và tỉ lệ tinh thông toán chìm xuống một cách khó tin: từ 81,8% xuống còn 54%!
Hơn nữa, về trung bình, các trường charter không đem lại kết quả tốt hơn các trường công lập bình thường, tuy nhiên Obama và Duncan đang thúc đẩy họ chuyển qua trường charter mạnh hơn. Duncan biết rằng có nhiều trường charter tầm thường hay tồi tệ, nhưng lại tin rằng trong tương lai, những trường charter mới là những trường duy nhất có thành tích cao.
Lê Tự Hỷ                     Giao%252520duc%2525203
Học sinh phản đối chương trình "Không trẻ em nào bị bỏ tụt hậu" của Tổng thống Bush.
Vì thế Diane Ravitch đã viết: “NCLB và RTTT thực chất là như nhau, chỉ trừ “Cuộc đua” của Tổng thống Obama và Bộ trưởng Giáo dục Arne Duncane có gần 5 tỉ USD được dùng như miếng mồi nhử để thuyết phục các bang bước lên chuyến tàu lửa tốc hành tư nhân hóa (nền giáo dục công lập)(9).
Diane Ravitch cũng cho rằng Tổng thống Obama đã mô tả sai lạc về RTTT khi ông nói RTTT không phải là chương trình áp đặt từ trên xuống và không phải là đặt ra luật bắt người ta theo.
Nhưng Petrilli của Viện Thomas B. Fordhan Institute đã chỉ ra rằng chính phủ đã không hỏi ý kiến các bang để tìm những ý tưởng tốt nhất của họ mà lại đưa ra một danh sách gồm 19 ý tưởng cho là tốt nhất, mà ít trong số đó là thực sự dựa trên chứng cứ, và nói với các bang rằng chấp nhận càng nhiều càng tốt nếu muốn nhận được tiền. Cho nên Petrilli đã gọi RTTT là phiên bản 2 của NCLB.
Sai lầm từ việc đánh giá giáo viên qua tỉ lệ thi đỗ của học sinh
Hiệp hội Giáo viên bang California (CTA = California Teacher Association) đã cho rằng RTTT của Tổng thống Obama đã lặp lại những sai lầm của NCLB của Tổng thống Bush(10).
Theo CTA, những sai lầm của cả hai chương trình NCLB và RTTT là ở các điều sau đây:
1. Gắn liền thành tựu học tập của học sinh với điểm thi bài kiểm tra. Sự đánh giá thành tựu học tập của học sinh không thể đúng được nếu chỉ căn cứ trên điểm bài thi kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm chọn câu đúng trong nhiều câu trả lời được học sinh làm trong một buổi, mà phải đánh giá cả một quá trình liên tục việc am hiểu phạm vi tổng hợp nội dung chương trình và các kỹ năng đạt được bằng sự phối hợp của việc viết, truy tìm, nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề, áp dụng công nghệ và nhiều kỹ năng quan trọng chủ yếu khác.
Đó là chưa kể vì các áp lực bị đánh giá hiệu quả đáo tạo kém khi điểm thi của học sinh thấp mà giáo viên chỉ dạy để thi (teach to the test), nhà trường cắt xén chương trình chỉ dành ưu tiên dạy các môn thi, bang thì ra đề thi dễ dưới chuẩn bình thường.
2. Việc đánh giá khả năng làm việc của giáo viên mà chủ yếu dựa vào điểm thi kiểm tra của học sinh là một việc sai lầm, không bao giờ cải thiện được việc giảng dạy hay kết quả học tập của học sinh vì:
Thứ nhất: phẩm chất thấp của bài thi kiểm tra được dùng và phạm vi hạn hẹp của nội dung được học ứng với nội dung bài bài kiểm tra.
Thứ hai: điểm thi bài kiểm tra của học sinh không cung cấp thông tin về các điều kiện trong đó việc học tập xảy ra và các điều kiện mà người giáo viên không điều khiển được như: sĩ số học sinh trong lớp, thành phần học sinh (như số học sinh có năng khiếu, học sinh khuyết tật, gặp khó khăn...), phương tiện giảng dạy.
Thứ ba: điểm thi không cho biết sự đóng góp của những người khác vào sự phát triển của học sinh, chẳng hạn như công sức các giáo viên dạy trước đó. Ngoài ra, điểm thi bài kiểm tra luôn biến động, sai biệt từ lớp này qua lớp khác, năm này qua năm khác, và thậm chí từ bài kiểm tra này qua bài kiểm tra khác cho mỗi cá nhân giáo viên.
3. Khen thưởng, trừng phạt giáo viên mà chủ yếu dựa vào điểm thi của học sinh là không công bình. Phải xem xét nhiều yếu tố để đánh giá công sức mà người giáo viên đã bỏ ra cho giáo dục, trong đó điểm thi của học sinh chỉ là một phần.
4. Cổ xúy việc phát triển trường charter mà không có kiểm tra chất lượng thích hợp: Một nghiên cứu gần đây cho thấy có 37% học sinh trong các trường charter đạt thành tích kém hơn các học sinh trường công lập, chỉ 17% đạt thành tích cao hơn, và 46% trường charter không tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa thành tích của học sinh với trường công lập.
5. Dùng các chiến lược sai lầm trong việc làm chuyển biến các trường đang gặp khó khăn thành trường tốt: Nếu mục tiêu là giúp làm chuyển biến một trường đang gặp khó khăn thành một trường tốt thì cần phải giúp đỡ trường nhiều hơn về mọi mặt, trong khi cả NCLB và RTTT lại chọn chiến lược sai lầm là trừng phạt, cắt giảm tài trợ... , và như vậy đẩy nhà trường tới chỗ khó khăn hơn.
Để sau cùng buộc phải chọn các giải pháp mà NCLB và RTTT đề ra: thay lãnh đạo và nhân viên của một trường, chuyển trường thành trường charter, hay đóng cửa trường. Không một phương án nào trong ba phương án này đề cập đến nhu cầu hoạt động của trường để nâng cao thành tích học tập của học sinh.
Lê Tự Hỷ                     Giao%252520duc%2525205
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Người ta ước tính khoảng 80% trường công lập Mỹ không thể có 100% học sinh thỏa được tiêu chuẩn của AYP vào năm 2014 như kế hoạch mà NCLB đã đề ra. Vì vậy Bộ Giáo dục hiện nay (dưới thời Tổng thống Obama) đang cho lo kế hoạch “điều chỉnh mục tiêu|” của NCLB trong 16 tháng nhằm làm giảm nhẹ áp lực lên nhà trường.
Nhân đó sẽ có nhiều bang không muốn áp dụng NCLB nữa, chẳng hạn, một bài báo ngày 14/8/2011 cho biết bang Georgia đang chuẩn bị nộp đơn lên Bộ Giáo dục liên bang để xin miễn áp dụng NCLB vì biết chắc không thể nào thỏa được yêu cầu của YAP(11).
Và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…
Như vậy, ở nước ta cũng như ở Mỹ, nếu hiểu sai ý nghĩa của tỉ số đỗ hoặc lạm dụng tỉ số đỗ như phương tiện chủ yếu trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo, để từ đó mà khen thưởng, trừng phạt cán bộ giáo dục gồm các nhà quản ký, nhân viên và giáo viên thì sẽ đưa đến những hiện tượng tiêu cực, mà gian lận để nâng tỉ số đỗ lên cao là rất dễ có nguy cơ xảy ra, bởi các nhân sự trong giáo dục cũng chỉ là con người, không phải thánh nhân, nên nếu bị dồn vào cái thế phải chọn giữa cái bị đuổi việc và cái gian để nâng điểm thi của học sinh thì rất nhiều khả năng họ phải chọn cái gian.
Một chính sách cải cách giáo dục dù đúng đắn mà không có đủ số con người có tri thức và lương tâm chức nghiệp để thực hiện thì việc thi hành chính sách ấy cũng sẽ thất bại, huống là chính sách sai lầm.
Nhưng trong ngành giáo dục, nhân sự vốn có sẵn khả năng tri thức để dễ hiểu được chính sách, vấn đề là lương tâm chức nghiệp. Nhưng lương tâm chức nghiệp chỉ có thể được củng cố, phát huy tác dụng khi luật pháp nghiêm minh, quy trình xử lý công việc trong suốt để mọi người dễ thấy được tính trong sáng, nghiêm minh của quy trình thực hiện và sự đúng đắn của chính sách.
Lê Tự Hỷ                     Giao%252520duc
Cô và trò. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cho nên ngoài sự đúng đắn của chính sách, còn cần phải có biện pháp thanh tra hợp lý. Những hiện tượng làm nâng tỉ số đỗ ở nước ta cũng như ở Mỹ trong thời gian qua là do thiếu một cơ chế thanh tra hợp lý từ Bộ Giáo dục (ở nước ta, và Sở Giáo dục bang ở Mỹ).
(Kỳ sau: Nước ta có nên bỏ thi tú tài? Có nên giao cho từng địa phương tổ chức thi tú tài?)


(1)
“Obama offers “Race to the Top” contest for schools”. The Guardian (London). January 23, 2008. Retrieved January 26, 2010.
(2)
http://en.wikipedia.org/wiki/Race_to_the_top; “Race to the Top Program Executive Summary”. U.S. Department of Education. Retrieved January 26, 2010.
(3)
Program Office: Implementation and Support Unit (ISU, CFDA Number: 84.395). http://www2.ed.gov/programs/racetothetop/index.html
(4)
President Obama, U.S. Secretary of Education Duncan Announce National Competition to Advance School Reform.  http://www2.ed.gov/news/pressreleases/2009/07/07242009.html
(5)
Anderson, Nick (March 10, 2010). "Common set of school standards to be proposed". Washington Post. p. A1
(6)
President Obama, U.S. Secretary of Education Duncan Announce National Competition to Advance School Reform. http://www2.ed.gov/news/pressreleases/2009/07/07242009.html
(7)
Diane Ravitch (Historian, NYU professor): Obama's Race to the Top Will Not Improve Education. http://www.huffingtonpost.com/diane-ravitch/obamas-race-to-the-top-wi_b_666598.html
(Cool
Trường charter (charter school) là một công lập trong hệ thống K-12, nhưng không thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục hay học khu địa phương mà được điều hành bởi một Hội đồng do cộng đồng địa phương và Hội phụ huynh bầu chọn ra, chương trình học và triết lý giáo dục do Hội đồng ấy quyết định, có thể khác với những trường công trong vùng ấy.
(9)
(10)
Race To The Top: One-Size-Fits All Hurts Students (http://www.cta.org/Issues-and-Action/RTTT/CTA-Position-Paper.aspx)
(11)
Lindsay Field, State will seek waiver from No Child Left Behind, http://mdjonline.com/bookmark/15089200
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:17 am

 Mấy ý kiến về cải cách phương pháp giảng dạy bậc trung học và tiểu học 


Mấy ý kiến về cải cách phương pháp giảng dạy bậc trung học và tiểu học

LÊ TỰ HỶ (Atlanta, Mỹ)

Lê Tự Hỷ                     0008901_300
Để có thể có được nguồn học sinh phù hợp với Đại học Quốc gia chất lượng cao, chúng tôi xin nêu mấy ý kiến cải cách về nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đánh giá kết quả học tập ở bậc trung học và tiểu học.

Hiện nay ở bậc tiểu học và trung học của ta từ nội dung, phương pháp giảng dạy và cả phương thức thẩm định kết quả học tập đều quá thiên về học thuộc lòng: học thuộc những đoạn văn mẫu, những con số, những chi tiết rời rạc, rập khuôn ý tưởng của người khác, thiếu phát huy tính sáng tạo hay ý tưởng riêng độc đáo.
Đã từng có bài luận văn được điểm tối đa, được tuyên dương trên phạm vi toàn quốc, nhưng sau cùng bị khám phá ra là bài chép thuộc lòng của văn mẫu! Thêm nữa, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục luôn chạy theo thành tích thi cử ở mọi cấp. Tất cả những thứ đó khiến học sinh chịu một áp lực học quá sức, học từ sáng tinh mơ đến khuya với sự nhồi nhét kiến thức. Với cung cách này, nền giáo dục của ta sẽ không đào tạo được thế hệ trẻ có đầy đủ sức khỏe, có trí tuệ, có đức hạnh, ham thích việc tự học, tìm tòi, khám phá để phục vụ đất nước.
Lê Tự Hỷ                     GetFile 
1. Rèn luyện kỹ năng cơ bản ở bậc tiểu học
Ngày nay, các chương trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất trên thế giới(1) đều khuyến cáo nhằm vào:
- Kích thích óc tò mò (curiosity) và điều tra tìm hiểu (inquiry) để củng cố tinh thần khám phá và cảm thấy thích thú trong học tập.
- Trang bị cho học sinh các kỹ năng để học và tiếp thu kiến thức một cách cá nhân hay tập thể, và để áp dụng những kỹ năng và kiến thức ấy trong một phạm vi rộng gồm nhiều lãnh vực(2).
Nhờ đó, có thể phát triển các nhân tố cần thiết trong việc hình thành phẩm chất của các nhà nghiên cứu tương lai:
- Phát triển óc tư duy phản biện (tư duy phê đoán độc lập dựa trên logic và dữ liệu khách quan (critical-thinking) và các kỹ năng suy luận (reflective skills).
- Phát triển các kỹ năng nghiên cứu (research skills).
- Phát triển các kỹ năng học tập độc lập (independent learning skills)(3) để tự học suốt đời.
Việc đánh giá kết quả học tập, chẳng hạn kỳ thi tú tài, là để thẩm định mức độ mà học sinh đã nắm vững được các kỹ năng về học tập để hoàn thành các mục tiêu trên đây, thể hiện qua các việc như:
- Phân tích và trình bày thông tin.
- Đánh giá và cấu trúc các lập luận.
- Giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo.
Trong đó bao gồm 3 kỹ năng cơ bản mà học sinh cần nắm vững:
- Có tầm hiểu biết cơ bản qua các kiến thức được học tập trong chương trình (retaining knowledge).
- Am hiểu các khái niệm chủ chốt trong các môn học (understanding key concepts).
- Áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn (applying standard methods)(4).
Như vậy, việc học không phải là học thuộc lòng mọi bài mẫu, những chi tiết nhỏ nhặt, những con số khô cứng, những sự kiện rời rạc, mà chỉ cần học những yếu tố cơ bản đủ làm cơ sở cho suy luận. Một học sinh thuộc làu làu rất nhiều bài mẫu để có thể chép nguyên xi lại trong bài thi thì thực chất không được xem là giỏi, có khả năng hơn một học sinh chỉ đọc một số bài mẫu, nhưng biết phân tích, tổng hợp và nêu lên được cảm nhận, ý kiến riêng của mình về vấn đề ấy. Trong đề thi, phần nhớ chỉ nên chiếm nhiều lắm là 50% và là những điều cơ bản phải nhớ, còn lại hơn 50% là vận dụng kiến thức, suy luận.
Lê Tự Hỷ                     GetFile
Cách dạy ở bậc tiểu học cần sinh động để tạo hứng thú cho các em. 
Ảnh minh họa.
2. Về quy trình đào tạo bậc trung học
Vẫn duy trì 7 năm học từ lớp 6 đến lớp 12, nhưng không tổ chức một lớp gồm một số nhất định học sinh cùng học chung với nhau mọi môn trong một phòng học như bấy lâu nay, mà nên tổ chức lớp học uyển chuyển như sau:
- Uyển chuyển theo môn học: Vào giờ học “G”, học sinh “H” tới phòng “P” học môn “M” do thầy “T” dạy. Như thế là trò di chuyển còn thầy dạy tại một phòng cố định. Chẳng hạn, một học sinh “H” lớp 7, có thể học Văn với vài chục bạn nào đó tại phòng “P1” nhưng có thể không cùng học Toán với tất cả các bạn học Văn với mình, mà có thể học Toán với một số bạn khác cùng trình độ với mình tại phòng “P2”. Cách tổ chức này cho phép thực hiện được “cá nhân hóa” trong đào tạo, nhờ đó học sinh sớm được phát huy tài năng theo tiến độ học tập riêng của mỗi người qua các vấn đề :
- Uyển chuyển theo trình độ: Những học sinh giỏi, có khả năng có thể được học các môn học ở trình độ cao với học sinh các lớp trên. Chẳng hạn, một học sinh lớp 7, nhưng giờ Toán thì học Toán lớp 9 với các học sinh lớp 9, một học sinh lớp 10 học Vật lý với học sinh lớp 12 v.v...
- Uyển chuyển theo môn học tự chọn: Ngoài các môn bắt buộc chung, học sinh có thể chọn một số môn tự chọn tùy theo ý thích và khả năng. Chẳng hạn, ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, một học sinh có thể chọn học thêm hoặc tiếng Pháp, hay Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc, hay Hán - Nôm... Hiện nay như ở Mỹ, học sinh cấp 2, cấp 3 ngoài việc đăng ký học một ngoại ngữ như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức... có thể tự chọn học thêm một cổ ngữ như tiếng La Tinh..., thậm chí có nơi các học sinh gốc Ấn Độ được chọn học tiếng Phạn.
Ngoài các môn lý thuyết, hàn lâm, học sinh trung học nên được khuyến khích chọn một môn thực hành nghề nghiệp như nghề mộc hay cơ khí ô tô, đồ họa vi tính, lập trình máy tính, chụp hình nghệ thuật... và ngoài ra, mỗi học sinh phải chọn thực hiện một số giờ phục vụ cộng đồng như tại một trung tâm chăm sóc người già, một trung tâm y tế, một thư viện... Đặc biệt ở ta nên khuyến khích học sinh tham gia chương trình Mùa hè xanh.
- Uyển chuyển theo sự liên thông với đại học: Những học sinh có khả năng học vượt trội môn học nào thì cứ cho học lên trình độ cao, không đợi tuổi hay lớp, kể cả việc học các môn ở trình độ đại học. Chẳng hạn, một học sinh lớp 9 hay 10 mà đã học hết chương trình Toán lớp 12 thì cho ghi tên học Toán cao cấp như chương trình Giải tích, Đại số, Thống kê, Xác suất... Nội dung những chương trình này, cũng như việc thi cuối khóa nên do một Hội đồng Đại học soạn và tổ chức chung trên phạm vi toàn quốc. Cho nên kết quả các môn thi này sẽ được các đại học thừa nhận, và như thế các học sinh đã đạt mức điểm cao nào đó thì khỏi phải học lại môn ấy ở bậc đại học. Nhờ đó, các sinh viên ưu tú, có năng khiếu có thể hoàn tất chương trình cử nhân sớm một vài năm so với các sinh viên bình thường khác, và họ được chuyển tiếp lên học cấp cao học - tiến sĩ, để có thể hoàn thành luận án tiến sĩ khi họ mới vào khoảng 20 - 24 tuổi (*).
3. Về ngoại ngữ
- Mọi học sinh đều phải học môn Anh văn từ lớp 3 tới lớp 12.
- Mỗi học sinh đều phải chọn thêm một ngoại ngữ như Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc từ lớp 6 tới lớp 12.
- Ngoài ra, hiện nay khả năng hiểu, viết tiếng Việt của thế hệ trẻ của Việt Nam đang xuống cấp vì đại đa số không hiểu thấu đáo nghĩa của các từ Hán Việt, vốn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tiếng Việt. Để chấn chỉnh tình trạng này và cũng để giúp thế hệ trẻ Việt Nam không bị đứt đoạn hoàn toàn với văn hóa truyền thống của cha ông, mọi học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 cần phải học, viết khoảng 1.000 từ chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt chứ không đọc theo âm Bắc Kinh; có thể minh họa bằng các câu chữ Hán viết trên bàn thờ, bài vị, bia mộ, đền đài...Với vốn ấy, nếu có hứng thú, học sinh có thể tự học và nhờ các tài liệu tham khảo, có thể tự tìm hiểu sâu về các vấn đề mà cha ông chúng ta đã nghĩ, đã làm...
- Các môn học như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Vi tính... từ lớp 10 trở lên đều được cho học sinh danh từ đối chiếu Việt-Anh để giúp học sinh có thể tự tham khảo sách, báo trong chuyên ngành bằng tiếng Anh, và tự chuẩn bị dự thi các bài thi như SAT, ACT của Mỹ nếu thấy cần.
Lê Tự Hỷ                     GetFile
Ngoại ngữ đang dần trở thành một phương tiện không thể thiếu
trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay. Ảnh minh họa.
4. Về các trường chuyên
Nếu chúng ta thực hiện qui trình giảng dạy uyển chuyển như đề nghị trên đây thì không cần trường chuyên, lớp chọn như hiện nay mà chúng ta vẫn bồi dưỡng được những tài năng trẻ sớm thành nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Điều cần nhấn mạnh là mục tiêu của trường chuyên, lớp chọn là tạo điều kiện thuận tiện nhất để đào tạo những người có khả năng, có năng khiếu để họ sớm trở thành những nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong độ tuổi 20 chứ không phải là biến họ thành những “con gà chọi” để đem thành tích về cho nhà trường, cho địa phương qua các kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức dày đặc từ huyện, tỉnh, thành phố, trên phạm vi toàn quốc và quốc tế. Vì vậy, đề nghị :
- Các trường chuyên tại các Đại học Quốc gia TP.HCM, Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội nên được chuyển thành các Trung tâm thực hiện chương trình Vào đại học sớm như chương trình EEP ở Mỹ(*) để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo các học sinh có năng khiếu từ 11 tuổi trở lên để họ sớm trở thành những nhà nghiên cứu, nhà khoa học với trình độ tiến sĩ vào độ tuổi 20.
Lê Tự Hỷ                     GetFile
Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. 
Ảnh: nhansuvietnam.vn
- Các trường chuyên khác sẵn có: chương trình ở các trường chuyên nên hướng học sinh về tìm tòi, nghiên cứu hơn là chỉ thuần học thuộc lòng các kiến thức có sẵn. Để giúp thực hiện điều này, chương trình cấp 3 của các trường chuyên nên thêm vào 3 yêu cầu(5):
a- Dạy cho học sinh giáo trình Lý thuyết về tri thức (Theory of Knowledge): một giáo trình được thiết kế để khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu về bản chất của tri thức bằng cách xem xét có tính phê phán những cách thức khác nhau của sự hiểu biết (nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ và lý lẽ) và những loại khác nhau về tri thức (khoa học, nghệ thuật, toán học và lịch sử).
b- Tính sáng tạo, cung cách làm việc, tinh thần phục vụ đòi hỏi học sinh phải học tập một cách chủ động từ kinh nghiệm của việc thực hiện các công việc thực tế bên ngoài lớp học. Cho nên mỗi học sinh phải chọn một công việc có tính phục cộng đồng hay nghiên cứu riêng tại một cơ sở ngoài nhà trường để làm với tổng số giờ ít nhất đạt mức nào đó.
c-Viết một tiểu luận (extended essay): đây là một yêu cầu để tập cho học sinh tham gia vào nghiên cứu thông qua một sự tìm hiểu sâu về một vấn đề liên quan tới một trong những môn mà học sinh đã hay đang học.


Tài liệu tham khảo:
(1)
The IB Diploma Programme (http://www.ibo.org/diploma/)
(2)
Three programmes at a glance (http://www.ibo.org/programmes/). How does the IB define "international education"?
(3), (4)
Diploma Programme assessment (http://www.ibo.org/diploma/assessment/)
(5)
The IB Diploma Programme (http://www.ibo.org/diploma/)
(*)
Tham khảo bài Kinh nghiệm về đào tạo và đánh giá học sinh trung học tại Mỹ đăng trên Hồn Việt số 46, tháng 5/2011
Bài liên quan:
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:18 am

Kinh nghiệm về đào tạo và
đánh giá học sinh trung học tại Mỹ

LÊ TỰ HỶ (Atlanta, Mỹ)

Lê Tự Hỷ                     0008906_300
Song song với việc hình thành Đại học Quốc gia chất lượng cao, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết lập kế hoạch để đào tạo hàng loạt những người trẻ Việt Nam đạt trình độ ở tầm biên giới của tri thức nhân loại trong các chuyên ngành. Nói cách khác, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để hàng năm có thể có được vài chục đến cả trăm người trong độ tuổi 24-30 hoàn thành các công trình nghiên cứu có giá trị, đạt học vị tiến sĩ tại các đại học chất lượng cao ở trong hay ngoài nước.

Điều cũng vô cùng quan trọng là làm sao cho những người trẻ này trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước. Sẽ không phải là tối ưu trong việc sử dụng khi buộc phải 100% số tài năng trẻ này lại làm việc toàn thời gian tại nước ta. Có lẽ tốt nhất là khoảng 50% làm việc trong nước, 50% làm việc ở nước ngoài, nhưng những người làm ở nước ngoài mỗi năm đều về làm việc ở Việt Nam trong các dịp nghỉ hè hay nghỉ đông và vài tháng trong năm sabbatical của họ.
Chính sự liên kết công việc giữa hai lực lượng trong và ngoài nước này sẽ tạo điều kiện cho các chuyên ngành của nước ta dễ vươn lên tầm thế giới. Không ai yêu đất nước Việt bằng chính người Việt, và người trí thức Việt sẽ vô cùng hạnh phúc khi sử dụng được tài năng chuyên ngành của mình đóng góp vào sự phát triển của đất mẹ. Vấn đề là nhà nước cần có chính sách như thế nào để họ cảm thấy an vui trong lúc phục vụ quê hương.
Để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao này chúng ta cần phải cải cách quy trình và cả phương thức đánh giá khả năng học tập của học sinh trung học. Trước khi nêu lên một số ý tưởng về cải cách quy trình đào tạo và đánh giá học sinh, chúng ta thử xem một số kinh nghiệm của người Mỹ. Cần biết là không phải cái gì người Mỹ làm trong giáo dục đều tốt đối với nền giáo dục của nước ta. Nhưng tôi nghĩ rằng, 3 chương trình sau đây là rất đáng cho chúng ta tìm hiểu, học tập kinh nghiệm để giúp cải cách nền giáo dục nước ta.
Chương trình Tìm tài năng khoa học Intel (Intel STS = Intel Science Talent Search)
Vào năm 1942 Hiệp hội Khoa học & Quần chúng (SSP = The Society for Science & the Public)(1) bắt đầu mở cuộc tranh tài hàng năm với sự tài trợ của Công ty điện Westinghouse (Westinghouse Electric Corporation)(2) nên cuộc tranh tài này có tên là Chương trình tìm tài năng khoa học Westinghouse (Westinghouse Science Talent Search). Vào năm 1998, Công ty Intel(3) trở thành nhà tài trợ cho chương trình này sau khi đã trả giá cao hơn công ty Siemens, để mua được hệ thống phát điện của Công ty Westinghouse.
Từ đó, chương trình này có tên Intel Science Talent Search. Đây là một cuộc tranh tài khoa học hàng năm dựa trên nghiên cứu (research-based science competition) dành cho những học sinh năm cuối trung học ở Mỹ. Chương trình này được xem như là “cuộc tranh tài khoa học xưa nhất và có uy tín nhất quốc gia của Mỹ”.
Những học sinh cuối cấp 3 tham gia cuộc tranh tài bằng việc thực hiện một nghiên cứu có tính sáng tạo, độc đáo (original research) hoặc tự mình tại nhà hoặc làm việc với những nhóm lãnh đạo nghiên cứu tại các đại học, bệnh viện và các phòng thí nghiệm tư nhân. Quá trình tuyển chọn có tính cạnh tranh rất cao, và ngoài bài nghiên cứu ra, thì những thư tiến cử (letter of recommendation), bài luận văn (essay), các điểm thi các bài kiểm tra khả năng (test scores), các hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities), và học bạ trung học có thể được xem xét như những yếu tố trong việc tuyển chọn những ứng viên vào chung kết và những người thắng giải.
Mỗi năm có khoảng 1.700 bài nghiên cứu gởi tới tham dự cuộc tranh tài. Trong số đó, 300 ứng viên được đánh giá cao nhất sẽ được chọn vào bán kết (semifinalists) vào khoảng giữa tháng 1 và trường mà ứng viên ấy đang theo học sẽ nhận được 1.000 USD. Vào cuối tháng 1, sẽ loan báo 40 người được tuyển chọn từ 300 ứng viên bán kết để thành ứng viên chung kết (finalists), cũng gọi là những người thắng giải (award winners).
Vào tháng 3, những ứng viên chung kết được mời tới Washington D.C., tại đó họ sẽ được phỏng vấn bởi một Hội đồng giám khảo để chọn ra 10 người đứng đầu (top ten spots) với phần thưởng 100.000USD cho người đứng đầu, và giảm dần tới 20.000USD cho người thứ 10. 30 người còn lại trong danh sách chung kết đều nhận được phần thưởng 7.500USD.
Hội đồng giám khảo gồm những nhà khoa học hàng đầu, trong đó có những người đoạt giải Nobel như Glenn T. Seaborg (Giải Nobel Hóa học năm 1951 với Edwin M. McMilan) và Joseph Hooton Taylor, Jr. (Giải Nobel Vật lý năm 1953).
Ngoài phần thưởng ra, 40 học sinh này đều được các trường đại học hàng đầu của nước Mỹ mời đón tạo điều kiện tốt nhất về cả trợ cấp tài chính lẫn học thuật để học tập đến nơi đến chốn.
Trong cuộc tranh tài năm 2011 có 1.744 ứng viên. Ngày 15/3/2011, Intel STS (Intel Science Talent Search) đã công bố 40 ứng viên vào chung kết. Ông Chủ tịch và CEO Paul Otellini của Intel phát biểu: “Tính chất sáng tạo và tinh thần lãnh đạo của 40 nhà toán học và khoa học được tuyển vào chung kết trong chương trình Intel Science Talent Search này đã sở hữu tiềm năng rất to lớn để đưa đất nước chúng ta tiến về phía trước. Họ đã đề cập đến những vấn đề thực sự đang xảy ra của thế giới (real-world problems) như cách điều trị ung thư, vấn đề phòng ngừa bệnh tật và an ninh quốc gia...”
Lê Tự Hỷ                     Dh
Alexandria Huynh, người Mỹ gốc Việt, 17 tuổi, nhận bằng Cử nhân 
Sinh Hóa hạng ưu tại Đại học CSULA Mỹ.
Chương trình AP (Advanced Placement)
Đây là một chương trình tại các trường trung học Mỹ, điều hành và tài trợ bởi College Board(4) bằng cách soạn và đưa ra giáo trình chuẩn theo từng môn học cho các học sinh trung học mà nội dung thường thường được các đại học thừa nhận tương đương với những giáo trình trong cấp cử nhân.
Những giáo trình này được dạy tại trường trung học, nhưng việc thi cuối khóa thì do College Board tổ chức chung trên phạm vi toàn nước Mỹ vào tháng 6 hằng năm. Mỗi môn thi thường gồm 2 phần: phần trắc nghiệm được chấm nhanh bằng máy, phần tự luận được đọc chấm bởi những người gọi là Reader được huấn luyện cẩn thận bởi một phân ban gọi là AP Reading do College Board điều hành. Điểm tổng hợp giữa trắc nghiệm và tự luận của một môn AP được College Board qui định theo thang điểm từ 1 tới 5 (những môn thuộc chương trình trung học chỉ từ 0 tới 4).
Môn AP có số học sinh dự thi nhiều nhất là AP lịch sử nước Mỹ (AP United States History) vào năm 2008 với 346.641 học sinh thi. Ít nhất là AP về Ngôn ngữ và Văn hóa Ý (AP Italian Language and Culture) với 1930 học sinh thi.
Hiện nay có nhiều trường trung học Mỹ (high school từ lớp 9 tới lớp 12) có dạy chương trình AP, và tất nhiên có nhiều trường không đủ điều kiện điều dạy AP. Nhưng College Board cho phép mọi học sinh trung học tự cảm thấy đủ trình độ thì cứ dự thi bất kể trường họ học có dạy AP hay không và kể cả những học sinh không theo học ở trường nào mà được học ở nhà (home-schooled students)(5).
Vào mùa thi năm 2011, chi phí mỗi môn thi AP là 87USD, nhưng phần lớn chi phí này đã có được sự tài trợ của các chương trình địa phương hay bang, cho nên nhiều học sinh chỉ phải đóng trực tiếp cho nhà trường khoảng 8USD để dự thi một môn AP.
Chính nhờ chương trình AP mà mỗi năm có cả triệu học sinh trung học ưu tú Mỹ vào đại học khỏi phải học một số môn cơ bản trong chương trình cử nhân, và do đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân trước hay vào khoảng 20 tuổi.
Chương trình nhập học sớm (EEP = Early Entrance Program).
Với chương trình AP trên đây thì học sinh phải qua lớp 12 rồi mới vào đại học, còn với chương trình EEP thì không cần phải đợi qua lớp 12, mà những học sinh ưu tú, có tài năng thiên phú có thể được chọn vào đại học từ năm 11 tuổi.
Hiện nay, điển hình cho chương trình nhập học sớm (EEP = Early Entrance Program) là một chương trình vào đại học sớm dành cho các cá nhân có tài năng thiên phú vào độ tuổi học sinh cấp hai hay cấp ba ở Đại học bang California tại Los Angeles (CSULA = California State University, Los Angeles) và Đại học Washington, tại học xá Seattle (University of Washington, Seattle campus)(6).
Chương trình cho phép người học nhảy qua các lớp học của trường bình thường, trở thành sinh viên toàn thời gian để lấy văn bằng đại học. Mặc dầu có một số chương trình vào đại học sớm, nhưng EEP là chương trình duy nhất thuộc loại này ở Mỹ trong việc xúc tiến một kế hoạch chuyển trực tiếp từ cấp hai và cấp ba vào đại học mà không qua việc học tập bù kiến thức trung gian. Mới đây, EEP đã lôi kéo được sự quan tâm của các phương tiện truyền thồng đại chúng quốc gia. Các ứng viên vào EEP bây giờ đến từ khắp nơi trên nước Mỹ cũng như các vùng quốc tế.
Giám đốc chương trình EEP chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của EEP. Vị trí này có thể so sánh với vị trí kết hợp của một hiệu trưởng trường cấp ba và một người tham vấn đại học (academic advisor/counselor). Giám đốc hiện tại là Richard Maddox, tiến sĩ tâm lý giáo dục tại USC (University of Southern California). Maddox chịu trách nhiệm về thiết kế chương trình EEP hiện tại, và là giám đốc chương trình từ năm học 1995-1996. Ông cũng đã khuyến khích việc quảng bá chương trình EEP, xúc tiến việc thừa nhận chương trình này trên phạm vi toàn quốc.
Để nộp đơn vào EEP, ứng viên phải thi SAT hay ACT(7) đạt một số điểm theo quy định, chẳng hạn với ACT thì số điểm tối thiểu về Toán là 23/36 và Anh ngữ là 24/36. Khi đã đạt hay vượt điểm tối thiểu này thì điểm thi ACT không ảnh hưởng gì đến kết quả thu nhận vào EEP, nghĩa là, chẳng hạn, ứng viên 23 điểm Toán và 24 điểm Anh ngữ không được xem là thua ứng viên 30 điểm Toán và 32 điểm Anh ngữ. Sau đó ứng viên thi bài WPCT (The Washington Pre-College Test = Bài thi vào đại học Washington).
Lê Tự Hỷ                     Dha 
Cuộc phỏng vấn đầu tiên: Sau khi ứng viên vượt qua số điểm yêu cầu bài thi WPCT thì được hẹn ngày giờ phỏng vấn với Giám đốc chương trình EEP. Những ứng viên vượt qua được cuộc phỏng vấn này được gọi là “Provisionals” hay “Provies” (những phó sinh viên, những sinh viên tạm thời), sẽ được cho biết về quy trình mà họ sẽ trải qua để được tuyển chọn chính thức thành sinh viên của chương trình EEP gồm:
- Pre-Summer Orientation hay Provisional Family Orientation (Chương trình định hướng trước mùa hè hay Chương trình định hướng lâm thời với sự tham dự của cha mẹ): Các sinh viên tạm thời (Provisionals, Provies) và cha mẹ cùng tham dự một hay vài buổi họp ban điều hành chương trình EEP vào cuối tháng 5 để được thông hiểu về tất cả quá trình mà các Provies phải trải qua trong mùa hè cho việc tuyển chọn chính thức.
- Provisional Summer Quarter (Học kỳ hè chuyển tiếp): Đây là học kỳ hè kéo dài trong 11 tuần để cho mọi phó sinh viên (Provisionals, Provies) trải nghiệm tất cả những gì sẽ xảy ra trong cuộc sống trong chương trình EEP. Những phó sinh viên sẽ dự 3 buổi định hướng mà không có cha mẹ tham dự. Qua các buổi định hướng này, mỗi phó sinh viên chọn cho mình một nhóm cố vấn (Mentor Group) gồm những sinh viên bình thường ngoài chương trình EEP mà tình nguyện hướng dẫn, giúp đỡ khi cần, và đồng thời chọn hai môn học tại Đại học CSULA (California State University, Los Angeles) để học trong Học kỳ hè chuyển tiếp (Provisional Summer Quarter). Các phó sinh viên phải học hai môn đã chọn và phải đạt điểm trung bình tối thiểu là 3/4. Đồng thời, các phó sinh viên cũng được khuyến khích là dành thời gian để dự các sinh hoạt, giao tiếp với các phó sinh viên khác và các sinh viên bình thường tại sảnh đường EEP Lounge.
- Advancement to Candidacy (sự tiến lên tình trạng ứng viên): Mỗi năm có khoảng 100 phó sinh viên, nhưng vào tuần thứ 8 của Khóa học hè chuyển tiếp (Provisional summer quarter ) thì có khoảng từ 25 tới 40 phó sinh viên ưu tú nhất được chọn tiến lên tình trạng ứng viên cho chương trình EEP và với khoảng từ 5 tới 10 phó sinh viên trong danh sách dự khuyết.
Đến cuối tuần thứ 11, nếu những phó sinh viên ở tình trạng ứng viên vẫn duy trì được kết quả học tập tốt thì sẽ trở thành sinh viên chính thức của chương trình EEP và bắt đầu học tại Đại học CSULA vào khóa mùa thu tới. Những phó sinh viên ở tình trạng ứng viên mà bị sa sút trong học tập thì có thể bị loại hay vào danh sách dự bị, còn nếu ứng viên dự bị mà kết quả học tập tiến bộ lên thì được trở thành sinh viên chính thức.
Mặc dầu EEP được thiết kế cho 5 năm, một số sinh viên trong EEP cần hơn 5 năm nhưng cũng có những sinh viên học trong 4 năm đã hoàn tất văn bằng cử nhân. Các sinh viên trong chương trình EEP này thường tốt nghiệp cử nhân trong độ tuổi 16-20, và những sinh viên tốt nghiệp cử nhân xuất sắc này được cấp học bổng vào học chương trình tiến sĩ tại các đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ. Một điển hình là cô Alexandra Huynh, người Mỹ gốc Việt, được nhận vào chương trình EEP năm 13 tuổi, và sau 4 năm, đã nhận bằng cử nhân sinh hóa hạng ưu vào ngày 12/6/2010 khi mới 17 tuổi tại Đại học CSULA (California State University), và là người tốt nghiệp cử nhân trẻ nhất trong số 20 cử nhân chương trình EEP năm 2010 tại Đại học CSULA. 
Alexandria Huynh đã được Đại học Harvard cấp học bổng toàn phần để bắt đầu học chương trình tiến sĩ ngành Miễn dịch học (Ph.D. in Immunology) từ mùa thu năm 2010. Các trường đại học danh tiếng khác như Đại học Yale, Đại học Pennsylvania cũng đã mời gọi Alexandria Huynh để cấp học bổng học chương trình tiến sĩ.
Ba chương trình trên chứng tỏ người Mỹ rất quan tâm tới việc tìm kiếm, bồi dưỡng, đào tạo những người trẻ có khả năng để họ sớm trở thành những nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong độ tuổi 20. Chính những chương trình này với chương trình cấp học bổng dưới dạng Teaching Assistant (Trợ giảng) cho những sinh viên ưu tú từ mọi nơi trên thế giới tới học cấp cao học – tiến sĩ tại các đại học Mỹ mà các đại học Mỹ đã đào tạo ra được nhiều nhà khoa học giỏi, và hầu hết làm việc tại Mỹ sau khi học thành tài. Đó là một trong những điều thiết yếu nhất để nền khoa học của Mỹ đã và vẫn ở hàng đầu thế giới.


(1)
Một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, với sứ mạng xúc tiến sự tham gia của quần chúng trong nghiên cứu khoa học và giáo dục.
(2)
Công ty điện do George Westinghouse thành lập năm 1886. Công ty này mua lại Công ty CBS năm 1995 và do đó đổi tên thành CBS Corporation năm 1997, và bị mua bởi Công ty Viacom năm 1999.
(3)
Thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Mỹ. Hiện nay, Intel là một công ty công nghệ toàn cầu của Mỹ và là công ty sản xuất các con chip bán dẫn lớn nhất thế giới.
(4)
Hiệp hội gồm các thành viên là các tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ, được thành lập năm 1900 như là Hội đồng thi vào đại học (CEEB = College Entrance Examination Board). College Board hiện gồm hơn 5.700 thành viên là những trường học, trường cao đẳng, đại học và các tổ chức giáo dục khác. Sứ mạng của College Board là tạo ra và bán các bài thi chuẩn dùng để thẩm định khả năng của sinh viên trong giáo dục đại học.
(5)
AP: Frequently Asked Questions from collegeboard.com.
(6)
(7)
SAT: Scholastic Aptitude Test, bây giờ là SAT Reasoning Test do College Board quản lý điều hành. ACT: American College Testing do ACT, Inc. quản lý điều hành. SAT và ACT là những bài thi thẩm định khả năng học tập mà các đại học Mỹ yêu cầu học sinh trung học Mỹ phải nộp kết quả thi trong hồ sơ xin nhập học vào năm thứ nhất đại học.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:19 am

Suy nghĩ về nền y tế nước ta

Lê Tự Hỷ

Lê Tự Hỷ                     0010969_300
Những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân Việt Nam tìm đến các bệnh viện ở nước ngoài để điều trị, và cũng đã có nhiều bệnh viện tư của người nước ngoài vào Việt Nam hành nghề. Vì những lẽ gì mà ngành y tế nước ta chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chữa bệnh của nhân dân?

Bộ Y tế của ta bao gồm 20 tổ chức Vụ, Tổng cục, Cục, Thanh tra, 30 Bệnh viện cấp trung ương và chuyên ngành (không kể các bệnh viện địa phương do tỉnh quản lý), 16 Viện nghiên cứu, 8 Trường Đại học Y Dược (không kể các trường Đại học Y Dược địa phương do tỉnh, thành phố quản lý), 2 Trung tâm và 3 Tạp chí về y học(1).
Hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ y tế gồm các trường Đại học Y Dược, Cao đẳng, Trung cấp, thuộc trung ương và địa phương hàng năm đào tạo ra hàng nghìn người từ bác sĩ, y sĩ tới kỹ thuật viên, điều dưỡng, y tá v.v... Và hệ thống các bệnh viện dân sự lẫn quân sự dàn trải khắp các tỉnh thành, phục vụ nhân dân từ mấy chục năm nay.
Như vậy, về cơ cấu tổ chức Bộ Y tế, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế và hệ thống bệnh viện của nước ta tương đối đầy đủ. Nhưng hãy xem, nền y tế của ta có giải quyết thỏa đáng được mọi nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho dân ta chưa?
Ở nông thôn, người dân vẫn chưa được chữa trị kịp thời, để xảy ra nhiều ca tử vong đáng tiếc. Ngay ở các bệnh viện tỉnh cũng vậy, tay nghề của các bác sĩ còn hạn chế, nên các bệnh viện lớn ở thành phố luôn trong tình trạng quá tải. Mặt khác, các bệnh viện của nước ta cũng không thể điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân trong những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó như các bệnh viện ở các nước quanh nước ta.
Lê Tự Hỷ                     Y%252520te%252520nuoc%252520ta
Kim Hồng và bác sĩ Tan tại Singapore ngày 16/5/2011. Ảnh: T.N
Điều này đã khiến cho không những người dân, mà cả những quan chức nhà nước ta cũng tìm tới Singapore, Thái Lan… để điều trị. Chẳng hạn, nữ cầu thủ bóng đá Trần Thị Kim Hồng bị chấn thương đầu gối phải qua bệnh viện ở Singapore và được bác sĩ Tan điều trị, tháng 5/2011. Bác sĩ Tan còn rất trẻ nhưng đã điều trị được cho Kim Hồng trong khi ở nước ta hiện có rất nhiều bác sĩ đầy đủ học hàm, học vị: giáo sư-tiến sĩ-bác sĩ lại không điều trị thì nghĩa làm sao? Các vị có thẩm quyền trong ngành y tế ở ta nghĩ gì về tình trạng này? Chúng ta thử nêu ra vài lý do:
1. Phải chăng nguồn tuyển sinh y khoa của ta kém chất lượng? Không! Những sinh viên được tuyển vào trường Đại học Y Dược Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hầu hết là học sinh giỏi, trong số đó có một số là học sinh xuất sắc. Như vậy, chỉ trừ những trường hợp như đào tạo hợp đồng riêng cho địa phương, hoặc chuyên tu, tại chức, các sinh viên chính quy của các trường đại học y lớn của ta là những người giỏi không thua gì sinh viên được vào học ngành y tại các nước khác.
2. Thời gian đào tạo của ta ít? Chương trình học tại đại học y của ta kéo dài 6 năm. Các nước khác thì sao? Tài liệu của các nước cho biết(2): 4 năm rưỡi: Ấn Độ và Nepal; 5 năm: Singapore, Trung Quốc, Đức, Bolivia, Nam Phi, Sri Lanka; 6 năm: Thái Lan, Nhật, Nigeria, châu Âu (trừ Đức: 5 năm), Úc; 8 năm: Canada, Mỹ. Mô hình 8 năm = 4 năm cử nhân Đại học Tổng hợp + 4 năm Đại học Y của Mỹ và Canada cũng đang được Hàn Quốc áp dụng.
Hiện nay, ngoài mô hình 4 + 4, một số đại học y ở Mỹ dùng mô hình 7 năm: tuyển sinh viên vừa tốt nghiệp trung học, học 4 năm đầu gồm chương trình 4 năm cử nhân kết hợp với chương trình năm thứ nhất tại đại học y, sau đó học tiếp 3 năm chuyên về y. Như vậy thời gian học 6 năm ở trường đại học y của ta không phải là ít mà còn dài hơn ở nhiều nước và bằng đại đa số các nước tiên tiến, chỉ thua Mỹ và Canada.
3. Ta thua họ về nội trú: Ở những nước ngoài, sau khi tốt nghiệp trường đại học y, có được bằng Bác sĩ Y khoa, thì người bác sĩ vẫn chưa được phép hành nghề bác sĩ tại bất cứ đâu, mà phải trải qua một thời gian làm nội trú tại một bệnh viện, và sau đó thi để lấy giấy phép hành nghề mới có thể hành nghề bác sĩ. Thời gian làm nội trú dài ngắn khác nhau tùy theo nước, tùy theo chuyên ngành.
Chẳng hạn, thời gian nội trú: 1 năm: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Kenya; 15 tháng: Bolivia; 1 năm nội trú + 1 tới 2 năm được thực tập ở nước ngoài: Sri Lanka; 2 năm nội trú + 1 năm phục vụ cộng đồng: Nam Phi. Ở Mỹ, Canada: 1 tới 3 năm cho bác sĩ tổng quát, bác sĩ gia đình; 4 năm cho bác sĩ nhi khoa, bác sĩ phẫu thuật tổng quát; 6 năm cho bác sĩ phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật tim.
Trong khi ở ta, sau khi tốt nghiệp trường y với học trình 6 năm, hầu hết các bác sĩ không được làm nội trú ở bệnh viện mà được đi hành nghề ngay tại các bệnh viện, chỉ có một vài người được mỗi chuyên khoa của đại học y chọn ở lại làm nội trú trong 3 năm.
Có thể vì ta không buộc các bác sĩ vừa tốt nghiệp trường y làm nội trú mà dẫn đến tình trạng nhiều bác sĩ của ta không có chuyên môn cao và y đức cũng không như mong muốn chăng? Ai cũng biết rằng thời gian làm nội trú là vô cùng quan trọng để giúp người bác sĩ học được những điều rất cần thiết cho sự hành nghề.
Thời gian đầu của nội trú, người bác sĩ mới ra trường chưa được phép tự mình ra y lệnh, xử lý các tình huống bệnh lý mà phải tham khảo ý kiến của người thầy hướng dẫn, người đàn anh đã có kinh nghiệm, nhờ đó học tập được kinh nghiệm để sau mới vững vàng tự giải quyết được vấn đề.
4. Bệnh viện và Phòng khám chữa bệnh tư của người nước ngoài:
Những bệnh viện và phòng khám chữa bệnh do người nước ngoài liên kết đầu tư hay tự đầu tư 100% vốn trên đất nước ta hiện có nhiều vấn đề mà nhà nước ta cũng như Bộ Y tế của ta cần phải suy nghĩ lại trong việc cấp giấy phép và quản lý sao cho có lợi cho nhân dân ta.
Thứ nhất là các bác sĩ tốt nghiệp tại nước ngoài có đủ tư cách hành nghề tại nước ta chưa? Nhiều nước trên thế giới không cho phép người tốt nghiệp bác sĩ tại nước khác tới hành nghề ở nước mình, chẳng hạn như Thái Lan và Mỹ. Ở Mỹ, một bác sĩ tốt nghiệp nước ngoài muốn hành nghề bác sĩ phải thi đậu USMLE (The United States Medical Licensing Examination)(3) do ECFMG (Educational Commission for Foreign Medical Graduates) đánh giá, và phải qua giai đoạn nội trú tại Mỹ.
Xét về mặt văn hóa điều này hoàn toàn đúng vì người bác sĩ, ngoài khả năng chuyên môn, còn phải am hiểu ngôn ngữ địa phương, nếp sống xã hội địa phương và sự vận hành trong bệnh viện địa phương mới có thể giúp chữa trị tốt cho bệnh nhân. Chưa kể luật bảo vệ công ăn việc làm và uy tín cho giới bác sĩ nội địa.
Không rõ Bộ Y tế của ta có nghĩ đến những điều đó không mà hiện có nhiều phòng khám, bệnh viện tư tại nước ta đang có những bác sĩ nước ngoài hành nghề thoải mái. Chẳng hạn, phòng khám Đông y của một số bác sĩ Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh quảng cáo liên tục trên báo chí và các đài truyền hình ở TP.HCM, khiến người Việt nghe như họ đang múa gậy vườn hoang như là chỉ họ mới chữa được các thứ bệnh của dân ta!
Thực chất họ tài giỏi đến đâu, chữa như thế nào? Hay họ chỉ đánh lừa dân ta để làm giàu bất chính? Chưa kể, những bệnh viện do người nước ngoài đầu tư có khả năng khám và chữa bệnh như bệnh viện tại nước họ không? Hay họ chỉ đưa tới nước ta những dụng cụ lạc hậu, phế thải từ nước họ, những bác sĩ tầm thường, không xin được việc tại nước họ tới nước ta hành nghề, xem nhân dân nước ta là một thị trường béo bở để họ làm tiền mà thôi?
Lê Tự Hỷ                     Y%252520te%252520nuoc%252520ta%252520post
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Một số đề nghị
1. Việc nội trú: Buộc tất cả các bác sĩ tốt nghiệp 6 năm ở đại học y phải qua nội trú ít nhất 1 năm, sau đó thi lấy giấp phép hành nghề. Ai đậu kỳ thi này mới được cấp giấp phép hành nghề, và mới được xin làm việc tại các bệnh viện công cũng như tư. Để có thể làm được điều này thì mỗi đại học y cần phải được quyền điều hành chuyên môn tại một số bệnh viện. Hoặc bệnh viện thuộc hoàn toàn trường đại học y, hoặc ít nhất các trưởng khoa tại một số bệnh viện là những cán bộ trong biên chế của đại học y.
2. Bãi bỏ chế độ liên thông trong đào tạo: Muốn trở thành bác sĩ phải qua đào tạo chính quy: 6 năm học tại đại học y + ít nhất 1 năm nội trú. Đã qua cái thời quá cần đào tạo gấp: từ y tá liên thông lên cán sự, lên y sĩ, lên bác sĩ. Nói cách khác bỏ hệ chuyên tu, tại chức trong việc đào tạo bác sĩ. Chỉ có thể đào tạo chuyên tu, tại chức, và cử tuyển theo nhu cầu địa phương đến cấp điều dưỡng mà thôi. Đào tạo liên thông chỉ nên hiểu là đào tạo nâng cao trong từng ngành, chẳng hạn: bác sĩ cấp 1 lên bác sĩ cấp 2...; điều dưỡng cấp 1 lên điều dưỡng cấp 2...
3. Xem xét nội dung thăng tiến của bác sĩ: Việc đòi hỏi người bác sĩ có chứng chỉ B hay C ngoại ngữ, và chứng chỉ Tin học căn bản, chứng chỉ chính trị để được lên bác sĩ chính như lâu nay thì không những không nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ của người bác sĩ, mà còn tạo cơ hội cho tham nhũng, hối lộ.
Các khả năng ngoại ngữ, sử dụng vi tính, tư tưởng chính trị v.v... của người bác sĩ là thuộc phạm vi đánh giá trong quá trình học 6 năm của trường đại học y và 1 năm nội trú. Khi người bác sĩ đã có giấy phép hành nghề do nhà nước cấp là đủ bao hàm các khả năng ấy. Đúng ra, nếu có thi vào ngạch bác sĩ chính thì chỉ nên thi kiến thức chuyên môn, lâm sàng trên một số chuyên ngành sau khi được tham dự các khóa học chuyên sâu.
4. Cải cách chế độ lương của bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên...: Người bác sĩ phải trải qua một học trình dài, làm việc căng thẳng với những tình huống sống chết của bệnh nhân, với những ca trực ngày đêm... Nhưng lương của bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... hiện nay chưa tương xứng với công học tập, sức lao động của họ. So với một số ngành nghề khác, học trình ngắn hơn như ngành ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông, dầu khí... thì đại đa số bác sĩ và cán bộ y tế sau 5 năm, 10 năm làm việc lương căn bản vẫn thấp hơn nhân viên các ngành kinh tế khác.
Ở các nước khác thì ngược lại, giới bác sĩ có lương khởi điểm cao nhất. Chẳng hạn, ở Mỹ thì khi bắt đầu làm việc, lương của bác sĩ đã lớn hơn nhiều so với lương của những người chỉ học 4 năm đại học. Lương khởi điểm khoảng 120.000 USD/năm (thấp nhất với bác sĩ gia đình); lương trung bình: thấp nhất với bác sĩ gia đình: 166.000USD/năm, cao nhất với bác sĩ giải phẫu điều chỉnh, tái tạo cơ quan và chức năng (plastic surgeon): 459.000USD(4).
Trong khi đó những người tốt nghiệp đại học 4 năm thì giới kỹ sư có lương khởi điểm trung bình cao nhất, trong khoảng 52.048 - 83.121USD/năm(5); lương trung bình: thấp nhất với kỹ sư nông nghiệp: 81.085USD, cao nhất với kỹ sư gốm sứ: 126.788USD(6). Các giáo sư đại học, lương trung bình: 79.439USD/năm. Trung bình theo ngạch trật: giáo sư: 108.749USD; phó giáo sư: 76.147USD; giáo sư phụ tá: 63.827USD. (Tại các trường cao đẳng (college) thì lương thấp hơn). Như vậy, so ra lương bác sĩ vẫn thuộc loại cao nhất.
Điều này trái ngược với ở ta. Người bác sĩ của ta vốn được học hành lâu năm, làm việc rất vất vả, dù họ có tinh thần cống hiến đến đâu nữa mà lương không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống gia đình, cho việc học tập của con cái thì họ phải “tìm mọi cách để tự cứu”. Và chính trong quá trình “tìm mọi cách để tự cứu” đã phát sinh ra rất nhiều chuyện làm suy yếu lòng nhân ái, y đức và chuyên môn của giới bác sĩ. Thiết tưởng nhà nước cần suy nghĩ lại việc ấn định mức lương cho bác sĩ và các cán bộ y tế để giúp cho nền y tế nước ta mau vững mạnh.
5. Cập nhật thông tin y tế và thiết bị chẩn đoán, điều trị bệnh: Bộ Y tế và các trường đại học y, các bệnh viện lớn cần phải có chính sách trong việc cập nhật những tiến bộ trong y học, trong chẩn đoán, điều trị bệnh của thế giới để phổ biến và nếu cần tổ chức hàng năm các đợt học tập bồi dưỡng cho bác sĩ, cán bộ y tế.
Song song việc đó, cần phải lựa chọn các thiết bị hiện đại tương ứng với những tiến bộ mới để mua sắm, ít nhất là các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phải được trang bị các thiết bị hiện đại đủ để chẩn đoán và chữa được bệnh như các nước Thái Lan, Singapore. Nếu cần vốn mua sắm thiết bị thì có thể kêu gọi sự đầu tư của giới tư nhân.
6. Với bệnh viện có yếu tố nước ngoài:
a. Người nước ngoài tốt nghiệp bác sĩ ở nước họ phải có giấy phép hành nghề do Bộ Y tế Việt Nam cấp mới được phép hành nghề tại nước ta.
b. Những bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh do người nước ngoài đầu tư, làm chủ phải có các thiết bị hiện đại ngang tầm hiện đại của bệnh viện nước họ và ít nhất phải hiện đại hơn tầm bệnh viện của ta. Các thiết bị và bác sĩ nước ngoài tại các cơ sở này phải chữa được bệnh như bệnh viện ở nước họ.
Có nghĩa là nếu bệnh viện của họ đầu tư ở nước ta mà không chữa được bệnh thì bệnh nhân không cần phải tới nước họ để chữa bệnh. Các bệnh viện này phải thu nhận một số bác sĩ Việt Nam vào làm việc và có nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật dần dần cho một số bác sĩ Việt Nam, để sau một thời gian, chẳng hạn 5 - 10 năm thì một nửa số bác sĩ tại đây là người Việt Nam và họ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tương đương với bác sĩ nước ngoài đang làm việc tại đây.
Nếu không như thế thì nước ta tuy độc lập, nhưng sức khỏe của dân ta là một thị trường để cho người nước ngoài tới tự do kinh doanh thu lợi riêng, mà nền y tế của ta vẫn phải luôn luôn tụt hậu so với họ.
7. Sự trợ giúp từ nước ngoài: Một số nước, đặc biệt là Pháp, có chương trình trợ giúp nước ta như cấp học bổng để các bác sĩ trẻ của ta tới làm việc “làm chức năng nội trú” (FFI = Faisant Fonction Interne) một năm tại bệnh viện của họ.
Điều nên lưu ý là trong năm đầu (intership) của giai đoạn nội trú (residency) thì người bác sĩ nội trú là người Pháp (hay Mỹ) vẫn chưa được quyền tự cho y lệnh mà chủ yếu là “thị phạm”, nhìn ngắm cung cách làm việc, xử lý của người thầy hướng dẫn, và tham khảo ý kiến của thầy, huống là bác sĩ trẻ của ta, vốn chưa tinh thông tiếng Pháp, họ lại càng không dễ gì cho sờ tới bệnh nhân của họ.
Vì vậy tuy đi một năm FFI thì cũng có lợi, nhưng không có lợi nhiều lắm trong việc nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ. Chúng ta nên cảm ơn nước Pháp, nhưng sẽ là hữu ích hơn cho nền y tế của ta, nếu Bộ Y tế của ta đàm phán lại với Pháp là thay vì cho bác sĩ trẻ của làm FFI một năm thì xin làm vài năm để có cơ hội học được chuyên khoa như bác sĩ chuyên khoa của Pháp, và nếu cần thì nhà nước ta cấp kinh phí.
Ngoài ra, Bộ Y tế, các đại học y cần cấp học bổng và cần đàm phán để đại học y của họ giúp đào tạo các bác sĩ trẻ, các cán bộ giảng dạy trường y của ta. Chẳng hạn, lựa chọn những sinh viên y khoa ưu tú học hết năm thứ 5 của ta gởi đến Pháp để theo học năm thứ 6, cuối năm thi CSCT (Certificat de Synthèse de Clinique Thérapeutique), rồi vào làm nội trú hết quy trình như bác sĩ Pháp, mới trở về phục vụ đất nước.
Tương tự, các đại học y của ta có thể đàm phán với các đại học y của Mỹ để họ giúp đào tạo bác sĩ chuyên khoa cho ta; đặc biệt, những cán bộ giảng dạy trẻ, những bác sĩ vừa tốt nghiệp ưu tú của ta có thể chuẩn bị học ôn để thi USMLE (The United States Medical Licensing Examination) để hợp tư cách xin làm bác sĩ nội trú tại Mỹ nhằm đạt trình độ lâm sàng như bác sĩ Mỹ.
Ngoài ra, cũng nên nghĩ đến việc mời các giáo sư y khoa tại Pháp, Mỹ v.v... đến làm seminar, giảng dạy ngắn ngày, chuyển giao công nghệ cho các bác sĩ của ta tại các đại học y và bệnh viện chuyên ngành của ta. Với hai nguồn bác sĩ chuyên khoa được đào tạo từ Pháp và Mỹ này, bệnh viện của ta sẽ dễ có điều kiện ngang tầm với các bệnh viện của Thái Lan và Singapore.
Có thể đó là những điều nhà nước và Bộ Y tế của ta cần phải làm để trong 5-10 năm nữa, nền y tế của ta không thua kém nền y tế các nước xung quanh. Bấy giờ, không những người Việt không cần qua Thái Lan, Singapore chữa bệnh như hiện nay, vừa đỡ tốn kém rất nhiều, số ngoại tệ khá lớn không chạy ra khỏi nước ta, mà những người nước ngoài đang làm việc tại nước ta cũng có thể xin chữa bệnh tại các bệnh viện của ta, không cần về nước họ chữa bệnh như hiện nay tức là nước ta còn thu được ngoại tệ qua dịch vụ y tế. Điều này còn góp phần nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Đầu tư cho y tế cũng như cho giáo dục là ưu tiên trong chiến lược phát triển của đất nước, chỉ sau ưu tiên cho quốc phòng. Nếu không đầu tư đúng mức cho y tế và giáo dục mà lại dùng ngân sách cho những thứ có tính phô trương bề nổi khi ta còn nghèo, khoa học kỹ thuật, y tế của còn lạc hậu so với người ta thì chúng ta mãi mãi vẫn thua chứ đừng nói là bằng hay hơn ai được.


(1)
(2)
Ministry of Health: Healthcare Facilities, http://www.moh.gov.sg/mohcorp/hcfacilities.aspx?id=106 
In What Country is it Easiest to Become a Doctor?, http://www.wisegeek.com/in-what-country-is-it-easiest-to-become-a-doctor.htm 
How Hard Is it to Become a Doctor?, http://www.wisegeek.com/how-hard-is-it-to-become-a-doctor.htm
(3)
(4)
(5)
(6)
Theo Federal Government, tháng 3/2009, http://www.bls.gov/oco/ocos027.htm
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:21 am

Những cái nhức đầu
trong nền giáo dục nước ta

Lê Tự Hỷ (Mỹ)

Lê Tự Hỷ                     0012819_300

Hơn mười năm nay đã có nhiều người gióng lên những tiếng chuông báo nguy về thực trạng giáo dục nước ta từ mẫu giáo cho đến đại học. Những ý kiến đóng góp của họ khá phong phú, đã được đưa lên các báo giấy, báo mạng. Nhưng  người viết thì cứ viết, người ra chính sách thì cứ ra và người thực hiện thì cứ làm hầu như một cách độc lập với nhau. Cho nên giáo dục không những không tốt hơn, mà xem ra càng ngày càng tệ hơn! Đã có nhiều hiện tượng làm “nhức đầu” cho những thành phần có liên quan. Người ta cho rằng nền giáo dục đã không làm tròn sứ mạng: không đào tạo thỏa đáng nguồn nhân lực cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước, và không giúp nâng cao văn hóa cho xã hội như mong muốn. Nhiều người đang kêu gọi cải cách một cách triệt để nền giáo dục(1,2).
Nhưng từ nay đến khi có và thực hiện được chương trình cải cách hợp lý chắc còn lâu, cho nên những cái “nhức đầu” vẫn còn xảy ra dài dài nếu không sớm tìm ra phương thuốc hữu hiệu.
Bài viết xin nêu lên một số hiện tượng “nhức đầu” nổi cộm, phân tích nguyên nhân, và đề nghị phương hướng giải quyết.
Vấn đề 1: Không có đủ sinh viên đến đăng ký học
Đã từ hơn 20 năm nay, những ngành khoa học cơ bản Toán, Lý, Hóa, Sinh... và những ngành khoa học xã hội Văn, Sử, Địa, Hán Nôm... tại các trường đại học công lập hàng đầu nước đã không tuyển được và đủ những sinh viên ưu tú nhất, có năng khiếu nhất trong các ngành ấy. Nhưng từ mùa tuyển sinh năm 2011 và đặc biệt năm 2012 thì không những các ngành khó đó mà nhiều ngành trong nhiều đại học vừa công lập và tư thục cũng bị người học chê một cách “thảm bại”. Thậm chí có những đại học mà trong mùa tuyển sinh năm 2012, chỉ có vài ba phần trăm sinh viên tới đăng ký học!(3,4). Có đại học tư thục tuyên bố sẽ tuyển 500 sinh viên với học bổng 3.000 USD/năm đầu cho mọi sinh viên mà cũng chỉ có vài chục sinh viên tới học! Tất nhiên, các ngành không tuyển được sinh viên phải tạm thời dẹp bỏ, nhưng cả một đại học thì làm sao? Tiếp tục mở dạy hay đóng cửa là vấn đề “nhức đầu” đối với nhiều thành viên liên quan trực tiếp: sinh viên đang theo học, cán bộ giảng dạy và nhân viên cơ hữu, cơ quan, chính quyền địa phương và trung ương. Những nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể dễ nhận ra:
a. Các quan chức ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho quá nhiều đại học mà không cần biết họ thực chất có điều kiện cần và đủ để phát triển hay không(5,6,7). Và cho phép mỗi trường tuyển quá nhiều sinh viên khi chưa có đủ thầy cơ hữu, chưa đủ phương tiện, cơ sở vật chất để giảng dạy(8).
b. Các địa phương và các nhà đầu tư  mở trường với nhiều mục đích vừa tốt và xấu. Tốt: con em địa phương có nơi học tập được ngành nghề và nâng cao dân trí. Xấu: danh và lợi: địa phương được tiếng có đại học, nhiều người có bằng cấp; và xem giáo dục như một dịch vụ dễ kiếm tiền.
c. Nhà nước và các chính quyền địa phương đã không có chính sách, kế hoạch và biện pháp hữu hiệu cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển của đất nước mà để cho giáo dục bị chi phối bởi sự đòi hỏi nhất thời của thị trường tự do về nhân lực. Điều này khiến cho những học sinh có năng khiếu, có đam mê chuyên biệt mà không có đủ tiền để theo học đến cùng ngành nghề yêu thích và có sở trường như các ngành khoa học cơ bản, các ngành khoa học xã hội để trở thành những nhà nghiên cứu đích thực. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho đất nước. Bởi vì chỉ những người có năng khiếu, có đam mê được theo học đúng ngành sở thích thì mới có thể trở thành những chuyên gia giỏi, những tài năng thật sự cần thiết cho sự tiến bộ của đất nước.
d. Những học sinh thuộc loại giỏi nhất đã được học bổng du học, rất nhiều học sinh con nhà khá giả cũng du học tự túc vì nhiều lý do, trong đó có lý do là chê giáo dục đại học nước ta.
Lê Tự Hỷ                     0012817
Giải pháp nào? Bản thân chúng tôi đã có bài viết: Lối thoát nào cho giáo dục đại học nước ta? đã đăng trong tạp chí Hồn Việtsố 60, tháng 7/2012 (có thể xem báo in hay xem trên website: http://honvietquochoc.com.vn) nhằm góp ý cải cách toàn diện. Ở đây, riêng về vấn đề “thiếu người học” thì xin đề nghị mấy ý:
1. Giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường để bảo đảm chất lượng đào tạo.
2. Trừ các trường chuyên nghề như Sư phạm, Y Dược, thì tại các trường Khoa học Xã hội – Nhân văn, Khoa học Tự nhiên, Kinh tế... không nên cho sinh viên chọn chuyên ngành hẹp quá sớm ngay trong đơn dự thi. Nên gộp nhiều ngành hẹp lại thành một khối trong tuyển sinh. Sau khi học từ một năm rưỡi đến hai năm hãy sàng lọc và cho chọn ngành theo khả năng của sinh viên và theo chỉ tiêu của từng ngành hẹp.
3. Đại học công lập: Có chính sách đúng về đào tạo nhân lực. Nhà nước cần quy hoạch số lượng cán bộ các ngành cần đào tạo cho nhu cầu phát triển. Căn cứ vào đó, những ngành sẽ cần, nhưng khó tìm việc ở thị trường tự do như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Hán Nôm… thì nhà nước “nuôi” các ngành ấy bằng chính sách học bổng, miễn giảm học phí để khuyến khích sinh viên có năng khiếu, có đam mê theo học đúng sở thích. Ngoài ra, điều rất quan trong là cần phải tăng lương cho toàn bộ nhà giáo để họ đủ sống mà yên tâm lo giảng dạy với số giờ vừa phải và có thì giờ làm nghiên cứu.
4. Các đại học tư thục: được sinh ra trong cơ chế thị trường thì cũng sẽ bị “chết” theo cơ chế ấy là lẽ tất nhiên. Các trường không tuyển được số tối thiểu sinh viên, ban lãnh đạo trường hãy can đảm “xuống đúng vị trí” bằng cách biến trường thành đại học cộng đồng 2 năm: dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề từ vài tháng đến 2 năm, dạy chương trình liên kết 2 năm đầu cho các đại học 4 năm (xem văn bằng Associate Degree ở phần dưới đây). Việc “xuống đời” này sẽ là giải pháp tốt cho sự tồn tại của các trường “yếu” vì không đòi hỏi nhiều cán bộ giảng dạy phải có bằng tiến sĩ, và “được việc” trong vai trò giáo dục tại địa phương.
Vấn đề 2: Không tuyển công chức có văn bằng đại học hệ tại chức, liên thông, dân lập, tư thục
Tới nay đã có khoảng 10 địa phương mà khởi đầu là Đà Nẵng từ tháng 10 năm 2011, mới nhất là Thái Nguyên tuyên bố không tuyển công chức tốt nghiệp từ hệ tại chức, dân lập, tư thục, liên thông. Điều này khiến cho các trường dân lập, tư thục, các trường đào tạo nhiều hệ tại chức và người học theo các hệ ấy phản đối.
Bên phản đối cho rằng:
a. Bằng đại học một khi được nhà nước cho phép cấp phát thì có giá trị như nhau.
b. Chủ trương ấy là vi phạm luật giáo dục, phạm luật lao động v.v…
c. Việc tuyển dụng như vậy là xem trọng bằng cấp mà không nghĩ đến “thực tài”.
d. Thế giới, người ta gọi đến phỏng vấn để chọn chứ không coi trọng cái bằng.
Thật ra, không phải mọi người nộp đơn đều được mời phỏng vấn, mà họ tự sàng lọc theo tiêu chuẩn riêng rồi chỉ chọn một số ứng viên mà họ đánh giá là có tiềm năng nhất, thường là gấp 2 hay 3 lần số cần tuyển.
Một vài quan chức ở Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ cũng tỏ ra “ủng hộ” họ bằng cách nói bằng “tại chức”, bằng “chính quy” có giá trị như nhau.  Nhiều người dân cũng góp ý, nhiều người tán thành chủ trương của các địa phương, và cũng có nhiều người phản đối(9).
Bên tuyển dụng nhân sự không đưa ra lý do cụ thể. Nhưng dường như hai lý do chính là:
a. Họ không tin đại đa số những người tốt nghiệp các hệ tại chức, dân lập, tư thục, liên thông đã được đào tạo một cách nghiêm túc, sẽ không đủ khả năng làm việc như họ mong muốn.
b. Họ muốn đưa ra một rào cản chung để ngăn chặn từ xa cái “ nhức đầu” có khi nguy khốn cho sự nghiệp của họ là việc họ nhận được “lời nhắn” của các “cụ” hay các “anh hai, anh ba, anh năm, anh bảy... nào đó” khi “con cháu” các vị ấy nộp đơn với tấm bằng “tại chức, dân lập, tư thục, liên thông”.
Chúng tôi xin góp ý như sau:
Thứ nhất: Học tại chức tức là học trong khi đang làm việc.  Hình thức học này tạo cơ hội cho rất nhiều người đang làm việc mà thu xếp thì giờ hợp lý để học tập thu nhận kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, như người kỹ sư, người bác sĩ, người thầy giáo vừa đi làm vừa học để lấy bằng cao học, tiến sĩ. Đây là điều nên khuyến khích. Hình thức học này là cần thiết vì đó là một dạng của việc học tập suốt đời và hiện tồn tại và phát triển ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng cái quan trọng là làm sao cho việc học tại chức có cùng nội dung học, cùng trình độ như học chính quy, để văn bằng tại chức có giá trị như văn bằng chính quy? Ở nước ta, trong thời gian qua việc học tại chức đã bị lạm dụng từ cả hai phía vì “lợi” và “danh”. Phía nhà trường mặc dầu thiếu thầy giáo, thiếu trang thiết bị, thiếu cơ sở thực tập… vẫn đua nhau mở hệ tại chức với quy mô rất lớn, tại nhiều địa phương khác nhau để có được càng nhiều học viên càng thu được nhiều tiền, càng có “lợi”. Nói lên điều này thì cũng phải thấy “nỗi đau” của nhà giáo, của nhân viên nhà trường là lương chính thức của họ quá ít, nếu không dạy thêm nhiều giờ, nhiều nơi thì làm sao đủ sống?
Phía người học, vì thấy hệ tại chức mở ra khắp nơi, với các điều kiện: đầu vào, quá trình học và đầu ra quá dễ, kiếm “cái bằng” quá nhẹ nhàng nên theo học. Nhiều nơi chủ động liên kết với các trường ở xa mở lớp tại chức tại địa phương mình để vừa “có thu nhập” vừa tạo cơ hội cho nhiều cán bộ học tại chức để có “cái bằng” mà hợp thức hóa chức vụ hay củng cố vị trí theo quy chế của chính quyền. Như vậy cũng vừa “có lợi” vừa “có danh”.
Chính vì bị lạm dụng bởi “lợi” và “danh” khiến cho “tại chức” ở nước ta mất đi cái ý nghĩa chân chính là “hình thức học suốt đời để hiểu biết nhiều hơn, cập nhật kiến thức, nhờ đó giúp ích nhiều hơn cho xã hội”, mà thay vào đó lại “cho ra lò” quá nhiều “cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ” kém chất lượng, không làm được việc theo đúng chức năng, mà lại chiếm đầy hết những vị trí, chức vụ trong các cơ quan nhà nước, không còn cơ hội làm việc cho những người trẻ vừa tốt nghiệp chính quy mới ra trường. Phải chăng, đó là lý do chính để các chính quyền địa phương tuyên bố “không” với  các loại bằng ngoài chính quy công lập?
Thứ hai: Về phía cơ quan tuyển dụng nhân viên, họ luôn luôn muốn tuyển chọn được những nhân viên làm được việc, chứ không ai điên gì tuyển những người không làm được việc, cho nên bằng cách này hay cách khác họ phải đề ra một số tiêu chuẩn để tuyển chọn được nhân sự có khả năng nhất, làm việc hữu hiệu nhất.
Vấn đề cốt lõi là Bộ GD&ĐT và các trường củng cố toàn diện hệ tại chức sao cho các khâu “tuyển chọn đầu vào”, “quá trình đào tạo”, “thi tốt nghiệp” thật nghiêm túc, để chất lượng tương đương với hệ chính quy công lập.
Tôi đề nghị là chúng ta “khai tử” các cụm từ “tại chức” và “chuyên tu” mà thay vào “chế độ học bán thời gian”. Như thế trong một văn bằng chỉ có hai chế độ học là “toàn thời gian” và “bán thời gian”.
Toàn thời gian là chế độ học dành cho sinh viên thuần túy, học ban ngày theo học trình với thời gian chuẩn quy định trước, chẳng hạn “4 năm” cho cử nhân. Bán thời gian là chế độ học dành cho những người không có thời gian học ban ngày, mà học vào buổi tối, các ngày nghỉ cuối tuần với tổng thời lượng trong một tuần không thể bằng chế độ toàn thời gian, nhưng ít nhất bằng một nửa (để đảm bảo kiến thức tích lũy đến khi tốt nghiệp không lạc hậu, nếu thời lượng học quá ít thì thời gian cần tốt nghiệp quá dài, kiến thức tích lũy sẽ không còn ý nghĩa). Nhưng thời lượng ít, thì chỉ có nghĩa là số môn học ít lại, chứ trong mỗi môn học thì tổng thời lượng và nội dung học cho bán thời gian cũng bằng cho toàn thời gian. Ngoài ra, việc tuyển chọn đầu vào, việc thi từng môn và thi tốt nghiệp cũng phải tương đương với toàn thời gian ở hệ chính quy. Điều này sẽ dễ dàng áp dụng khi các đại học chuyển hẳn qua cách học lấy tín chỉ (credit) thay cho chế độ niên chế. Khi đó tích lũy được bao nhiêu tín chỉ trong những môn nào thì được cấp bằng cho bất cứ hệ toàn hay bán thời gian. Chẳng hạn ở Mỹ, chương trình cử nhân thông thường cần 4 năm, mỗi năm 2 học kỳ, thì người sinh viên theo chế độ toàn thời gian (full time) học ít nhất 4 môn mỗi môn có được 3 credit, tức ít nhất được 12 credit trong một học kỳ. Còn người theo chế độ bán thời gian (part time) học không tới 4 môn (12 credit) nhưng ít nhất phải học 2 môn với 6 credit, và ngoài 2 học kỳ chính, người sinh viên cả toàn lẫn bán thời gian có thể học thêm vào mùa hè (khi nhà trường có tổ chức lớp học).
Điều quan trọng là nội dung học tập của mỗi môn học trong bán thời gian và toàn thời gian đều như nhau và trình độ đề thi cũng như nhau, điểm cho sẽ có giá trị như nhau, và nội dung toàn học trình của bán thời gian cũng y như toàn thời gian, chỉ khác là bán thời gian thì cần nhiều thời gian hơn để hoàn tất toàn bộ chương trình hơn toàn thời gian. Khi đó thì mới có quyền nói là “Văn bằng có giá trị như nhau”.
Lê Tự Hỷ                     0012818
Vấn đề 3Liên thông
Liên thông là cách nói chuyển từ cấp học thấp lên cấp học cao, từ trường này qua trường khác để học lấy bằng ở cấp cao hơn. Hình thức này giúp cho nhiều người ban đầu chưa đủ điều kiện học ngay ở trường cấp cao, phải học ở một trường cấp thấp, có thể đi làm một thời gian, rồi về sau với “cái vốn” học được ở trường cấp thấp được chuyển tiếp lên học ở trường cấp cao hơn. Về mặt lý thuyết, chủ trương này phù hợp với lòng mong muốn học tập của mọi người và khuyến khích học tập suốt đời. Nhưng “liên thông” trong điều kiện nào? Khi không quy định rõ “liên thông trong điều kiện nào” thì “liên thông” sẽ bị lạm dụng ngay bởi hai phía “lợi” và “danh” y như trong hệ tại chức. Các chủ trường sẽ nhận nhiều học sinh thi rớt đại học vào học nghề hay cao đẳng, sau đó cho liên thông lên chương trình đại học mà xem các năm học ở trường nghề tương đương với các năm ở cao đẳng, các năm ở cao đẳng tương đương với các năm ở đại học. Người học thì thấy “con đường thênh thang” vì mặc dầu thi rớt đại học, nhưng vẫn sẽ có bằng đại học mà việc học lại dễ, lại rẻ hơn vài năm đầu ở đại học chính quy, cho nên không dại gì mà không đăng ký học. Như vậy “lợi” cho cả nhà trường “thu được tiền”, còn người học “vừa có lợi vừa có danh”. Chính vì thế mà rất nhiều trường mở lớp dưới hình thức “liên thông” nên mới có hiện tượng “loạn liên thông” ở nước ta (10,11,12,13,14). Đó cũng là lý do cho nhiều địa phương “nói không” với “bằng đại học” theo chế độ “liên thông”.
Ở Mỹ, có cho phép liên thông đại học, nhưng liên thông theo nghĩa “đã học chương trình đúng như 2 năm đầu ở đại học 4 năm và phải đạt trình độ tương đương nào đó” chứ không phải “học 2 năm trung cấp nghề”  hay “2 năm cao đẳng nghề” rồi “liên thông” lên năm thứ 3 để học thành kỹ sư bởi “2 năm trung cấp nghề” hay “2 năm cao đẳng nghề” là học ra lấy bằng để làm một nghề cụ thể, không tương đương với 2 năm đầu của “kỹ sư”. Tương tự học “y tá” hay “điều dưỡng” thì không thể liên thông lên “y sĩ”; học “y sĩ” không thể liên thông lên “bác sĩ”. Ở Mỹ, ngành đào tạo bác sĩ  khá nghiêm ngặt vì nghề nghiệp liên quan tới sinh mạng của con người. Một sinh viên muốn học thành bác sĩ, trước hết phải học ở Đại học Tổng hợp ít nhất 3 năm, thường 4 năm với các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh và Anh văn v.v…  mới thi bài MCAT (Medical College Admission Test) trên máy tính kéo dài khoảng 5 giờ, có giá trị trên toàn nước Mỹ, tổ chức 28 lần/năm tại các  Prometric centers(15) và mỗi sinh viên thi được 3 lần/năm, không hạn chế số lần thi trong suốt đời, MCAT có giá trị trong 4 năm. Thi đỗ MCAT mới có thể nộp đơn xin vào trường Y (Medical School).
Vì vậy, một giải pháp cho liên thông hợp lý ở nước ta là cần có sự cam kết giữa trường cấp thấp A với trường cấp cao B một cách cụ thể: trường A cam kết dạy đúng chương trình và trình độ tương đương mấy năm đầu của trường B, và trường B chỉ nhận liên thông sinh viên tốt nghiệp ở A theo chương trình cam kết với mình và với kết quả học tập do trường B quy định hàng năm. Nước ta chưa có cơ quan độc lập thẩm định và công nhận giá trị của các trường cao đẳng, đại học, cho nên sự cam kết giữa trường A và trường B cần phải được công khai và trong tinh thần trách nhiệm cao nhất của A và B. Trường B có quyền từ chối nhận sinh viên tốt nghiệp ở A khi kết quả học tập dưới chuẩn quy định của mình, và cũng không nhận sinh viên tốt nghiệp ở trường cấp thấp C mà không có ký cam kết “liên thông” với B. Tương tự, một sinh viên tốt nghiệp trường cấp thấp A không thể “liên thông” lên trường cấp cao D mà D không ký cam kết liên thông với A.
Việc liên thông như tôi đề nghị sẽ mở ra một hướng mới ở đại học nước ta: Những đại học không tuyển đủ sinh viên nên “can đảm xuống đời” thành đại học cộng đồng 2 năm, ký cam kết dạy 2 năm đầu cho một hay nhiều trường đại học 4 năm. Những sinh viên thi rớt vào đại học 4 năm có thể được nhận vào đại học cộng đồng tại địa phương của mình. Đối với những sinh viên này, học ở đây sẽ phù hợp và có lợi cho bản thân: được học từ trình độ thật của mình học lên. Chẳng hạn, trước khi vào học, phải làm một bài về toán để đánh giá trình độ, nếu bài thi thấy chỉ ngang tầm lớp 10 thì nhà trường cho học bổ sung mấy lớp toán trước khi ghi học chương trình toán đại học. Tương tự, nếu bài thi thấy Anh văn chỉ ngang lớp 9 thì nhà trường cho học bổ sung mấy khóa Anh văn trước khi học Anh văn cấp đại học. Ngoài ra, học phí rẻ hơn ở đại học 4 năm v.v… Với những sinh viên yếu như thế phải học nhiều thời gian hơn 2 năm mới có thể đủ sức vào học năm thứ 3 của đại học 4 năm. Nếu sau khi tốt nghiệp chương trình liên kết mà người sinh viên không được trường nào nhận “liên thông” vì thành tích học không đạt yêu cầu của trường 4 năm thì chuyển qua học nghề tại đại học cộng đồng ấy. Cũng nên biết là rất nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân ở Mỹ không xin được việc làm, trở về học nghề từ vài tháng đến 2 năm tại đại học cộng đồng thì lại tìm được việc làm.
(Còn tiếp)
(1) Khẩn trương thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục
(2) Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng? (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/90595/giao-duc-tiep-tuc-giam-ham-hay-khai-phong-.html)
(3) Nhiều ngành học có nguy cơ đóng cửa (http://tuoitre.vn/Giao-duc/513188/Nhieu-nganh-hoc-co-nguy-co-dong-cua.html)
(4) Những chấm phá buồn của bức tranh đại học (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/90192/nhung-cham-pha-buon-cua-buc-tranh-dai-hoc.html)
(6) Kiến nghị giải thể trường đại học kém chất lượng (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2011/10/kien-nghi-giai-the-truong-dai-hoc-kem-chat-luong/)
(7) Căn bệnh lạm phát đại học ở Việt Nam? (http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/cn-bnh-lm-pht-hc-vit-nam.html)
(Cool Trường đại học “khát” giảng viên (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2011/11/truong-dai-hoc-khat-giang-vien/)
(9) Chính quy, tại chức: Xe Tàu như xe Nhật? (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/91252/chinh-quy-tai-chuc-xe-tau-nhu-xe-nhat-.html)
(14) Nên giám sát quá trình đào tạo (http://tuoitre.vn/Giao-duc/513647/Nen-giam-sat-qua-trinh-dao-tao.html)
(15) Medical College Admission Test
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:22 am

Trở lại một chút về vấn đề phiên âm

Lê Tự Hỷ

Lê Tự Hỷ                     0013087_300

Trên báo Thanh Niên Online ngày 22/12/2012 có bài viết: Cần định chuẩn cách dùng tiếng Việt đã tóm tắt ý kiến của các vị tham dự Hội thảo Khoa học quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” diễn ra ngày 21/12/2012 do Báo Thanh Niên  phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức. Nội dung hội thảo nêu ra một số vấn đề, trong đó có vấn đề phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Đã có nhiều tranh luận, người thì chủ trương phải phiên âm (GS-TS Đinh Văn Đức). Người thì chủ trương để nguyên dạng tiếng nước ngoài như GS-TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học: “Đây là vấn đề được nêu ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo, thuyết phục. Những bất cập chính của tình trạng này là: phiên âm hỗn loạn, phiên âm sai, phiên âm lộn xộn… Điều này dẫn đến những kết quả phản cảm, làm thui chột khả năng ngôn ngữ của học sinh. Vì vậy, viết nguyên dạng tiếng nước ngoài là giải pháp ‘thấu tình đạt lý’”.  Nhà văn Nguyên Ngọc:“cũng ủng hộ việc giữ nguyên tên riêng nước ngoài, không phiên âm. Với tên riêng thuộc ngôn ngữ khác Latin, nên viết theo cách viết Latin hóa, tức là phiên tự chứ không phiên âm”(1).
Điều làm tôi rất ngạc nhiên là kiến giải của các giáo sư, tiến sĩ và các nhà chủ trương “không phiên âm” như trên đây được đa số những người tham dự hội thảo nhất trí.
Tôi sẽ chứng minh sau đây rằng chủ trương “Cần giữ nguyên tên riêng tiếng nước ngoài” của các ngài tuy là “rất trí thức” nhưng là “trật đường rầy” theo nghĩa không theo chuẩn chung của quốc tế!
Lê Tự Hỷ                     0013088
Xin các ngài chủ trương không phiên âm, giữ nguyên tên riêng tiếng nước ngoài hãy viết và đọc giùm tên một người sau đây: 'Aριστοτέλης  (viết nguyên dạng tên nước ngoài là giải pháp “thấu tình đạt lý”, GS-TS Nguyễn Văn Hiệp). Có lẽ đến 99,99% trong số chúng ta không thể viết và đọc được, chứ đừng nói các xướng ngôn viên các đài, phóng viên báo chí, sinh viên, học sinh và người dân thường. Các ngài sẽ bảo tên này thuộc ngôn ngữ khác La tinh, thì nên viết theo La tinh hóa, tức phiên tự chứ không phiên âm. Đúng là tên này viết tiếng Hy Lạp chứ không phải La tinh. Vậy xin các ngài hãy viết theo La tinh hóa và đọc lên cho con dân Việt học tập!
Có lẽ ngài rành tiếng Pháp thì dựa vào Từ điển Bách khoa thư (Encyclopédia) của Pháp, thấy ghi Aristote thì viết y chang lại là Aristote và đọc theo âm Pháp ấy. Ngài rành tiếng Anh, Mỹ thì lật Encyclopedia của Anh, Mỹ ra  thấy ghi Aristotle thì viết y chang lại là Aristotle và đọc theo âm Anh Mỹ ấy. Còn ngài rành tiếng Đức thì  Aristoteles, ngài rành tiếng Nga thì Аристотель (Aristotel’), ngài rành tiếng Nhật thì アリストテレス (Arisutoteresu), ngài rành tiếng Ả Rập thì أرسطوطاليس  (Aristūtalis)… Nghĩa là trên thế giới này có bao nhiêu bộ Bách khoa thư theo các ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau thì có bấy nhiêu cách phiên âm từ 'Aριστοτέλης ra các thứ tiếng khác nhau và dù có viết lại theo La tinh theo cách phiên âm của họ thì cũng không thể giống nhau, mà có bấy nhiêu cách viết khác nhau. Vậy các ngài chọn cách “phiên tự” La tinh nào đây? Thật ra, chọn lựa theo một trong các Bách khoa thư của người nước ngoài để viết trong văn cảnh tiếng Việt chỉ là tạm ổn cho riêng người chọn chứ thiếu tính tổng quát của khoa học, không thể đem làm chuẩn mực cho toàn dân Việt Nam được.
Các ngài lại sẽ bảo: “dựa trên IPA (International Phonetic Alphabet - bảng mẫu tự phiên âm quốc tế)”! Đúng là ta nên dựa vào IPA, nhưng xin các ngài nhớ cho 'Aριστοτέλης là tên của một triết gia Hy Lạp thời cổ đại, bản thân người Hy Lạp đọc tên 'Aριστοτέλης cũng đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử và hiện nay người Hy Lạp đọc tên 'Aριστοτέλης cũng không giống như xưa. Các nhà ngôn ngữ đã dùng IPA để phiên âm tên 'Aριστοτέλης theo giọng đọc qua các thời kỳ như sau(2):
1. (5th BC Attic): IPA: /aristotélε εs/
2. (1st BC Egyptian): IPA: /aristotέle:s/
3. (4th AD Koine): IPA: /aristotélis/
4. (10th AD Byzantine): IPA: /aristotélis/
5. (15th AD Constantinopolitan): IPA: /aristotélis/
Còn ngay trong 'Aριστοτέλης - Wiktionary(3) cũng có phiên âm 'Aριστοτέλης thành Aristotélēs. Rồi trong Wikipedia, mục Aristotle cũng thấy phiên âm 'Aριστοτέλης thành Aristotélēs(4).
Theo IPA for Greek(5) mặc dầu ngày nay cách phát âm chữ Hy Lạp cổ (Ancient Greek) thì hầu hết là dựa vào cách phát âm Erasmian (Erasmian pronounciation) hay cách phát âm hàn lâm (Academic pronounciation)(6). Chính theo Erasmian Pronounciation mà  'Aριστοτέληςđược phiên âm thành Aristotélēs.
Tuy nhiên người dân Hy Lạp ngày nay dùng cách phát âm hiện đại của họ (Modern Greek pronounciation) để đọc các từ Hy Lạp cổ đại. Hãy nghe một ông người Hy Lạp đang sống đọc tên 'Aριστοτέλης(7) thì nghe gần như là: A-ri-tô-tê-li-dờ.
Vậy sau khi chúng tôi đưa ra các thông tin theo IPA, theo Erasmian pronounciation, và theo cách đọc hiện đại của người Hy Lạp, các ngài chọn cách nào mà các ngài cho là “La tinh hóa”? để bản thân các ngài viết và đọc cho con dân Việt Nam học tập? Rõ ràng không dễ dàng khả thi như các ngài tưởng.
Lê Tự Hỷ                     0013089
Lại nữa, theo chủ trương của các ngài, các tên riêng theo mẫu tự La tinh của tiếng nước nào cứ để y nguyên trong văn cảnh tiếng Việt mà các ngài gọi là “phiên tự” chứ không phiên âm. Vậy xin hỏi:Euler là tên nguyên thủy của nhà toán học người Thụy Sĩ (viết nguyên theo mẫu tự La tinh), các ngài sẽ để nguyên Euler trong văn cảnh tiếng Việt. Rất là “trí tuệ”! Nhưng xin các ngài hãy đọc để con dân Việt Nam học tập xem sao? Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc tinh thông tiếng Pháp nên đọc “Ơ-le”? (như các thế hệ người Việt học dưới thời Pháp thuộc và ở miền Nam trước 1975). Còn GS-TS Nguyễn Văn Hiệp thì sao? Các ngài đi học ở Liên Xô, Nga thì đọc sao? Các ngài đi Mỹ học thì sẽ đọc theo người Mỹ là Oiler(Cool. Nhưng xin thưa các ngài, hãy nghe người Thụy Sĩ đọc mà bắt chước mới là chính xác. Trước hết họ phiên âm theo IPA qua cách phát âm của người Đức (German pronounciation) và có hai cách đọc: đọc theo giọng Đức của người Thụy Sĩ (Swiss German pronounciation) thì người Việt nghe gần như là: Ơi-i-lơ(9); đọc theo giọng Đức chuẩn (Standard German pronounciation) thì gần như là: Ôi-la(10). Vậy các ngài chủ trương viết nguyên tên theo La tinh là Euler trong khi đọc chính xác là “Ơi-i-lơ” hay “Ôi-la”… thì làm sao các ngài giải thích cho con dân
Việt Nam nghe cho thông cái chỗ này? Bởi vì phiên âm là cốt để cho mọi người đọc theo tiếng mẹ đẻ mà. Hay các ngài chủ trương viết y chang Euler, rồi người Việt muốn đọc sao thì tùy ý?
Câu hỏi cuối: Khi để nguyên tiếng nước ngoài dưới dạng “La tinh hóa” thì khi soạn từ điển Danh nhân, Địa lý…, đặc biệt Bách khoa thư Việt Nam thì các ngài làm sao sắp thứ tự tên riêng trong văn cảnh tiếng Việt? Chẳng hạn Euler thì xếp vào mục chữ E theo các ngài? Trong khi người bản xứ Thụy Sĩ đọc bắt đầu với Ơ hay Ô mà người Việt cần đọc theo họ? Iceland là tên một nước viết nguyên theo La tinh, các ngài sẽ xếp vào mục chữ I trong Từ điển Bách khoa thư Việt Nam chứ gì? Nhưng người bản xứ đọc tên nước họ là “aIslənd” và người Việt phải đọc theo họ gần như là Ay-x(ơ)-lơn, nghĩa là bắt đầu bằng chữ A.
Xin thưa với các ngài, một trong những nguyên tắc quốc tế trong việc soạn Bách khoa thư tiếng nước nào là phải phiên âm tất cả danh từ riêng từ mọi ngôn ngữ ra ngôn ngữ viết Bách khoa thư ấy, và xếp thư mục theo ngôn ngữ viết Bách khoa thư ấy, điều này khác hoàn toàn với Từ điển ngôn ngữ bình thường: để nguyên tiếng nước ngoài mà giải thích qua ngôn ngữ viết từ điển.
Tóm lại: Ý kiến mà Hội thảo nói trên đã thống nhất: để nguyên tiếng nước ngoài của các tên riêng trong văn cảnh tiếng Việt thì nghe rất “trí thức, trí tuệ” nhưng không khả thi với các từ không dùng mẫu tự La tinh như Trung Quốc, Nga, Ả Rập, Thái Lan… và nếu chuyển các tên ấy qua “phiên tự” theo La tinh như các ngài đề nghị thì cũng “không biết dùng sao cho đúng” dù có theo IPA, mà theo một trong những nước lớn như Pháp, Anh… cũng hoàn toàn không ổn vì như thế hóa ra mượn một anh trung gian mà rồi lại phải phiên âm anh trung gian đó ra tiếng Việt thì quá vô lý, chưa kể là tại sao người Việt, có tiếng Việt, có chữ viết Việt Nam mà lại theo đuôi, làm “nô lệ” người ta? Ngoài ra cái chủ trương ấy không giống ai trên trên thế giới cả khi soạn Bách khoa thư Việt Nam, bởi mọi Bách khoa thư tiếng nước nào thì dùng phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài ra tiếng ấy mà viết và xếp thư mục.
Cách tốt nhất: phiên âm mọi tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo y như giọng đọc ngày nay của dân bản xứ rồi trong ngoặc đơn viết tên ấy theo nguyên chữ viết của xứ sở họ, và đồng thời ghi thêm cách đọc theo phiên âm quốc tế IPA.
Ngoại trừ tiếng Trung Quốc thì chúng ta đã có cách đọc theo âm Hán Việt, và những danh từ đã dùng quen thuộc như tên các nước Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật … thì cứ theo thông lệ ấy; nhưng những tên đã dùng như Nã Phá Luân thì nên phiên âm lại từ Napoléon thành  Na-pô-lê-ông.
Làm như thế là theo làm theo chuẩn quốc tế. Nếu làm theo các ngài “viết y nguyên tên nước ngoài mà không phiên âm qua tiếng Việt” là đi ngược chiều với chuẩn của thế giới, là không khả thi và hoàn toàn sai với khoa học như tôi đã chứng minh trên đây.
 
--------------------
(1) Trích nguyên văn trong: Cần định chuẩn cách dùng tiếng Việthttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20121222/can-dinh-chuan-cach-dung-tieng-viet.aspx
(2) 'Aριστοτέλης - Wiktionary, http://en.wiktionary.org/wiki/ 'Aριστοτέλης
(3) 'Aριστοτέλης - Wiktionary,  http://en.wiktionary.org/wiki/ 'Aριστοτέλης
(6) Erasmian pronounciation,  http://www.biblicalgreek.org/links/erasmian.php
(Cool The pronounciation /’ju:lər/ is incorrect. “Euler”, Oxford English Dictionary, second edition, Oxford University Press, 1989.  “Euler”, Merriam–Webster’s Online Dictionary, 2009. “Euler, Leonhard”, The American Heritage Dictionary of the English Language, fourth edition, Houghton Mifflin Company, Boston, 2000. Peter M. Higgins (2007). Nets, Puzzles, and Postmen: An Exploration of Mathematical Connections. Oxford University Press. p.43
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:23 am

Vài nhận xét về chủ trương "Đổi mới giáo dục"

Lê Tự Hỷ (Mỹ)

Lê Tự Hỷ                     0013483_300
Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành chủ trương "đổi mới giáo dục" mà Bộ tự cho là "toàn diện". Nhiều người khen, cũng lắm người nghi ngờ tính hiệu quả.

Mới nhìn qua(1), chúng ta thấy ngay: chương trình đổi mới giống Mỹ ở các điểm sau đây:
1. Cấp 2 (trung học cơ sở): không phân thành các môn riêng như trước là Vật lý, Hóa học… mà nhập lại thành một môn là Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, Chủ đề liên môn. Và tương tự cho môn Khoa học xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, Chủ đề liên môn.
2. Ở cấp 3 (trung học phổ thông): lại tách ra thành các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa…
3. Học sinh học một số môn bắt buộc và được chọn một số môn.
4. Chỉ thi bài tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) gồm 2 môn Văn và Toán.
5. Cho mỗi đại học quyền tự tuyển chọn sinh viên theo tiêu chuẩn riêng.
Tuy nhiên, nếu bắt chước Mỹ mà không hội đủ các điều kiện “cần” như Mỹ để kiểm tra chất lượng thì sẽ không có kết tốt đẹp như mong muốn, mà nhiều khi tạo ra “tình trạng loạn” cho giáo dục và nguy hiểm cho xã hội.
Sau đây là một số nhận xét về “giống mà không giống Mỹ” của giáo dục ta qua chương trình đổi mới:
I. Về phân phối chương trình:
Chương trình đổi mới không nêu rõ những kiến thức tối thiểu và thời lượng học. Căn cứ vào những điều Bộ GD-ĐT nêu ra(2), điều thắc mắc đầu tiên là Bộ chỉ nêu ra số môn phải học mà không nêu ra mức yêu cầu về nội dung và thời lượng cho mỗi môn, cho nên không thấy rõ được sự chuẩn hóa kiến thức tối thiểu mà người học phải kinh qua để tốt nghiệp THPT. Đúng ra, về nguyên tắc, phải bắt đầu từ mục tiêu cần đạt được ở mỗi môn, từ đó mới quy ra bao nhiêu giờ (hay tiết cần phải học) trong suốt quá trình, rồi mới phân bố vào từng năm học. Điều này không thấy mà chỉ thấy tên các môn. Chẳng hạn, ở lớp 10, Bộ nêu ra 11 môn học bắt buộc, thêm một số hoạt động và một số môn tự chọn, như vậy, mọi học sinh phải học ít ra là từ 13 tới 15 môn mỗi tuần hay sao?, và giả sử mỗi môn ít nhất là 3 tiết/tuần thì phải mất ít nhất 45 tiết/tuần, là quá tải đối với học sinh. Riêng Giáo dục công dân trở thành một môn quan trọng trong 7 môn bắt buộc suốt 4 năm cấp 2 và năm lớp 10 cấp 3, ngang hàng với các môn khác, nhưng đi vào thực tế, người thầy định dạy cái gì? với thời lượng bao nhiêu? Tôi e rằng nếu quá 1 tiết/ tuần thì lấy gì mà dạy trong 5 năm? Có lẽ do tình hình mất kỷ luật, học sinh quậy phá, và tình hình suy đồi đạo đức trong nhà trường và xã hội và bị xã hội lên án là nhà trường không dạy “học làm người” mà Bộ “đâm hoảng” mới đối phó bằng cách đưa môn Giáo dục công dân như là một môn chính trong suốt 5 năm học? Ở cấp 2, nhiều môn lại thành một môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên, các môn Lịch sử, Địa lý… thành môn Khoa học xã hội trong suốt 4 năm, nhưng không quy định thời lượng học là bao nhiêu tiết trong tuần, không quy định ở cuối cấp 2, là người học sinh có thể chuyển qua học nghề thì về Lịch sử Việt Nam họ đã phải biết những gì? Tương tự như vậy, ở cuối cấp 3 không thấy các mức tối thiểu về các môn “cốt lõi” để tốt nghiệp trung học. Với thiết kế chương trình này, sẽ có nhiều học sinh Việt Nam đỗ tốt nghiệp THPT mà không biết gì về Lịch sử và Địa lý nước Việt Nam, là điều rất nguy hiểm, mà lắm khi học sinh Việt Nam sẽ biết sử Tàu hơn sử Việt qua các phim của Tàu.
Trong khi đó, Mỹ quy định rất rõ về kiến thức tối thiểu và thời lượng bắt buộc cho các môn trước khi người học sinh tốt nghiệp trung học. Việc này tùy theo bang, nhưng không sai biệt nhiều lắm. Chẳng hạn, ở bang Georgia, muốn tốt nghiệp trung học, mọi học sinh phải đạt được 23 đơn vị học trình và phải thi bài thi viết của bang(3) và thi cuối môn hoặc một số môn cốt lõi. Trong 23 đơn vị này, phải có 19 đơn vị bắt buộc cho mọi học sinh (gồm 4 Anh ngữ, 4 Toán, 1 Vật Lý, 1 Hóa, 1 Sinh học, 1 về Quả đất và môi trường, 1 Lịch sử Mỹ, 1 Lịch sử thế giới, 1 về Chính quyền Mỹ và Kinh tế, 1 về Sức khỏe bản thân, 3 về Nghề, Ngoại ngữ hay La tinh, nếu học sinh muốn lên cao đẳng hay đại học thì trong 3 này phải có 2 cùng một ngoại ngữ hay La tinh) và sau cùng là 4 Tự chọn. Mỗi đơn vị ứng với thời lượng 5 tiết học/tuần, mỗi ngày học 1 tiết 50 phút và học liên tiếp 2 học kỳ/năm. Căn cứ vào yêu cầu tối thiểu đó, mỗi học sinh ở từng lớp được thầy chủ nhiệm (homeroom teacher) hướng dẫn dựa trên năng lực của học sinh nên chọn giáo trình nào để học.
Ở đây xin mở ngoặc nói thêm một chút: Tiếng La tinh ngày nay thì không người Mỹ nào nói, nhưng chương trình học của Mỹ cho học sinh từ cấp 2 chọn La tinh để học vì La tinh là cội nguồn của tiếng Anh, học sẽ rất có lợi cho những học sinh đi vào nghiên cứu tiếng Anh (và học Y Dược), trong khi chữ Hán Nôm chiếm tỷ lệ khá lớn trong tiếng Việt thì không một ai có thẩm quyền trong ngành giáo dục nước ta đặt vấn đề cho học sinh Việt Nam học chữ Hán Nôm. Vì vậy mà học sinh và cả trí thức của ta không am hiểu sâu sắc và đôi khi dốt tiếng Việt!
II. Về tổ chức lớp học:
Lớp học ở Việt Nam của ta là “lớp cứng”, nghĩa là một nhóm học sinh ngồi chung trong một lớp, học nhiều môn như nhau, do thầy đến lớp đó dạy. Hiện nay ở ta là thế. Chương trình đổi mới của Bộ vừa đưa ra cũng sẽ thế, bằng chứng là ở lớp 11 và 12, mọi học sinh phải học như nhau 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 và 4 hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Thể chất, Hướng nghiệp, Quốc phòng - An ninh, Tập thể. Như vậy là xem như chúng có cùng trình độ về 3 môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ 1. Vậy thì sự tự chọn học chuyên sâu ở các môn này từ những năm lớp dưới trở thành vô nghĩa vì lên lớp 11, 12 chúng lại học chung một chương trình ở 3 môn ấy. Hơn nữa “lớp cứng” sẽ gây rất khó cho việc sắp xếp thời khóa biểu cho các môn tự chọn của học sinh.
Kinh nghiệm ở Mỹ như thế nào? Từ cấp 2 trở lên, không còn lớp cố định mà mỗi thầy được cố định trong một phòng dạy, mỗi môn học trong ngày chỉ kéo dài 50 phút, học sinh tùy trình độ, học với thầy nào thì giờ đó đi tới phòng thầy mà học. Sau mỗi tiết học, học sinh có 7 phút để đổi phòng học. Chẳng hạn, cùng là học sinh lớp 6, mà A có thể học Toán với học sinh lớp 8 ở phòng của thầy T1, học sinh B học toán lớp 6 ở phòng của thầy T2. Các môn khác cũng tương tự. Nhờ tổ chức mềm dẻo như vậy, người học sinh giỏi Toán có thể hoàn tất 4 đơn vị Toán bắt buộc cho Tú tài ở lớp 9 hay 10 chứ không cần đợi đến lớp 12, và sau khi hoàn tất 4 đơn vị tối thiểu đó, học sinh có thể chọn học các môn Toán ở trình độ đại học dưới tên chung là AP (Advanced Placement). Các môn này do Hội đồng Giáo dục đại học toàn liên bang Mỹ (College Board) ấn định nội dung và lịch thi chung cho toàn học sinh trung học Mỹ vào tháng 6 hàng năm, mặc dầu được học trong trường trung học với thầy dạy cấp 3; điểm thi cho theo hệ thống từ 0 đến 5, trong khi các môn ở trung học từ 0 đến 4. Kết quả những môn AP này không những củng cố uy tín học bạ của của học sinh trung học khi xét tuyển đại học, mà còn được chuyển kết quả lên đại học, có đại học nhận chuyển tín chỉ (Credit) (xem như học rồi) khi AP được từ 3 điểm trở lên, có đại học chỉ cho chuyển khi điểm AP là 5. Nhờ cách tổ chức này, có những học sinh khi tốt nghiệp lớp 12 đã học xong AP các môn: Toán giải tích I, II, III (Calculus I, Calculus II, Calculus III), Đại số tuyến tính (Linear Algebra), Toán rời rạc (Discrete Mathematics), Xác suất (Probability), Thống kê (Statistics), nghĩa là đã hoàn tất hơn mọi lớp Toán cơ bản của 2 năm đầu đại học của ta.
III. Về thi và kiểm tra:
Chương trình đổi mới Bộ vừa đưa ra chưa cho thấy thi và kiểm tra như thế nào, chỉ thấy nói học hết môn nào thi môn ấy và thi tốt nghiệp chỉ 2 môn Tiếng Việt và Toán. Nhưng chưa cho thấy, những môn nào là môn cốt lõi và kiểm tra, thi các môn ấy như thế nào? Để cho mỗi trường tự lo, hay thi chung với cùng một đề do Sở GD-ĐT ra với các học sinh khác trong cùng một tỉnh? Việc chỉ thi môn tiếng Việt và Toán ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng như kết quả trong học bạ thì về hình thức thì gần giống Mỹ, nhưng nếu không có quy trình kiểm tra chặt chẽ thì sẽ rất khác Mỹ và sẽ đưa giáo dục nước ta tới chỗ hỗn loạn: ai cũng sẽ có bằng tốt nghiệp THPT, bằng đại học, mà sẽ chẳng làm được việc gì ứng với tấm bằng ấy.
Ở Mỹ, việc tốt nghiệp trung học ở mỗi bang được quy định bởi Hội đồng giáo dục của bang ấy (State Board of Education). Chẳng hạn, ở bang Georgia, như trên đã nói, muốn tốt nghiệp trung học, học sinh phải học những môn cốt lõi (Core Courses) và một số môn tự chọn mà tổng số đơn vị là 23 đạt chuẩn trong các môn ấy. Lứa 2011 và về trước qua kỳ thi tốt nghiệp (Georgia High School Writing Test) do Hội đồng giáo dục bang ấn định nội dung thi gồm Anh ngữ và Toán. Nhưng lứa 2012, 2013 và 2014 thì hoặc qua kỳ thi Georgia High School Graduation Test gồm các môn Anh ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, hoặc phải qua các kỳ thi cuối môn học (EOCT = End of Courses Tests) trong các môn cốt lõi Anh ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Lứa từ 2015 trở đi phải qua Georgia High School Writing Test và phải qua tất cả kỳ thi cuối môn hoặc của các môn cốt lõi. Kỳ thi cuối môn học (EOCT) cũng do Hội đồng giáo dục bang ấn định nội dung thi, lịch thi chung cho toàn bang, tổ chức nhiều lần trong một năm để giúp học sinh dễ chọn thời điểm thi, nếu thi không đạt thì thi lại. Mỗi môn gồm 2 bài thi trong 60 phút/bài, điểm thi chiếm tỷ lệ 20% trong tổng điểm của môn ấy (80% còn lại là bài kiểm tra do thầy ra và chấm ở trường). Một học sinh ở cấp 3 có thể dự kỳ thi Tốt nghiệp trung học ở cuối lớp 10 hay 11 chứ không cần phải đợi đến cuối lớp 12 mới thi. Chỉ tổ chức như vậy thì việc lựa chọn môn học tùy trình độ, khả năng của học sinh mới có nghĩa, chứ cho chọn môn học mà tổ chức lớp học “cứng ngắc” như ở ta và buộc mọi học sinh ở lớp 11, 12 học cùng trình độ các môn bắt buộc thì không những không tổ chức được việc học các môn tự chọn, mà việc nâng cao trình độ qua các môn tự chọn đều trở thành không ích gì cho học sinh.
Ngoài ra, ở Mỹ việc tuyển chọn vào mỗi trường đại học thì do mỗi trường quyết định dựa vào kết quả tốt nghiệp trung học, học bạ như ta, nhưng hầu hết các trường (trừ khoảng 800 trường trên khoảng 4.000 trường, tự ra đề thi riêng) buộc mọi ứng viên Mỹ phải thi SAT hay ACT(4) để lấy kết quả nộp đơn vào đại học. Tuy SAT hay ACT cũng chỉ 2 môn Tiếng Anh và Toán nhưng trình độ khó hơn rất nhiều so với bài thi tốt nghiệp cấp 3. Các trường y thì mọi học sinh phải học ít nhất 3 năm đại học, thường đa số phải tốt nghiệp Cử nhân, rồi thi chứng chỉ MACT (Medical College Admission Test), vào trường dược phải thi PCAT (Pharmacy College Admission Test) được tổ chức chung cho mọi sinh viên trên toàn quốc và nhiều lần/năm. Như vậy, ở Mỹ, tuy nói để cho mỗi trường tự quyền đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên, nhưng ngoài học bạ trung học, văn bằng tốt nghiệp cấp 3 v.v… người ta vẫn có cái chuẩn chung khác trên phạm vi toàn quốc, chứ không phải chỉ căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT, học bạ trung học, rồi mỗi trường tự quyết định như đề nghị đổi mới của Bộ GD-ĐT nước ta. Hơn nữa, trường của người ta, chỉ trừ một số trường “dỏm”, đều được xem xét công nhận giá trị và dù là trường tư họ cũng giữ uy tín tuyển chọn số sinh viên đạt chuẩn với số lượng phù hợp với cơ sở thực hành sẵn có. Chẳng hạn, trường y phải có bệnh viện thực hành và chỉ nhận số sinh viên phù hợp với cơ sở thực hành và thầy hướng dẫn. Cho nên có những trường y rất danh tiếng ở Mỹ, dù có lịch sử trên trăm năm mà mỗi năm chỉ nhận vào có hơn 100 sinh viên, chỉ có một trường thuộc loại kém nhất như ở bang Indiana nhận hơn 300 sinh viên. Còn ta thì sao? Hiện nay một số trường mới mở ngành y-dược (mà lại do Sở GD-ĐT tỉnh, thành phố – là nơi thực chất không đủ thẩm quyền chuyên môn để cấp phép cho ngành y-dược – cấp phép đào tạo), và dù Bộ cho thi chung, nhưng “liều mạng” nhận vào gần cả ngàn sinh viên. Nói trắng ra thì không hay ho gì, nhưng thực tế hiện nay ở ta thì hầu hết mọi trường tư đều là vì lợi nhuận: chỉ tuyển tối đa những ngành quanh quẩn trong kinh tế, quản trị, Anh văn, tin học ứng dụng, nay đổ xô vào ngành sức khỏe vì dễ tuyển sinh, không một trường tư nào vì phi lợi nhuận mà dạy những ngành hướng về nghiên cứu, khoa học cơ bản... Bây giờ để cho các trường tự tổ chức thi tuyển thì nhiều trường, đặc biệt là cao đẳng mới “lên đời” thành đại học và các trường tư, dù thiếu thầy, thiếu phương tiện thực hành cũng sẽ tuyển tối đa, có khi lên cả ngàn sinh viên vào một ngành thời thượng. Và như vậy, trong tương lai không xa, xã hội ta sẽ có “tỷ số sinh viên trên vạn dân là cao”, vậy là “đạt” mục tiêu giáo dục! Nhưng xã hội gồm rất nhiều người đầy bằng cấp mà không đủ khả năng làm được những công việc mà đáng ra với văn bằng ấy phải làm, họ là những người thầy không ra thầy, thợ không ra thợ thì xã hội sẽ tiến về đâu? Chẳng hạn rất nhiều chuyên viên y-dược thiếu khả năng chuyên môn thì người dân có dám giao sinh mạng cho họ chăm sóc sức khỏe không? Rõ ràng việc “tự chủ” trong đại học mà cả trường công lẫn trường tư đều đòi cho bằng được thì không đơn giản ở một xứ sở như nước ta hiện nay. Tự chủ và tự do chỉ có lợi cho xã hội khi “chủ thể” được tự chủ và tự do hành động, có đủ “tâm và trí” biết chọn cái gì lợi cho vừa mình vừa xã hội, mà không chọn những gì chỉ có lợi cho mình còn “mặc xác” thiên hạ. Tiếc thay, thực tế xã hội ta, thì các đại học cả công lẫn tư, đặc biệt là tư thì chưa “đạt” cái tầm “tâm và trí” ấy, nghĩa là còn “vị thành niên”. Còn vị thành niên mà được giao quyền tự chủ, tự do hành động, như giao súng, giao gươm cho họ xài thoải mái thì quần chúng không mất mạng cũng ngất ngư mà thôi!
Sau cùng: Theo Mỹ, không phân ban và rồi sẽ “nhỡ tàu Mỹ”. Trong chương trình cải cách Bộ mới đưa ra không đặt vấn đề phân ban vì như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết “Thí điểm phân ban đã thất bại”. Mà Bộ lại chủ trương cho “phân hóa mạnh” ở các lớp 11 và 12 bằng cách buộc học sinh phải tự chọn 3 môn trong 9. Nhìn vào 9 môn ấy, người học sinh sẽ chọn 3 môn mà đại học họ muốn học sẽ thi tuyển. Như vậy làm việc này, thật ra Bộ đã “đùn đẩy” việc chọn ban cho học sinh thay vì đứng ra chọn giúp học sinh, để tránh cái tiếng thất bại vì Bộ phân ban. Việc phân ban ở cấp 3 theo thiên hướng và khả năng của học sinh như “Khoa học cơ bản”, “Khoa học ứng dụng”, “Khoa học xã hội” v.v… thì nhiều nước trên thế giới vẫn làm, và không có gì khó khăn. Ở ta, việc phân ban thất bại là vì ta không làm một cách khoa học, thiếu nhất quán trong hệ thống từ trung học lên đại học và vì ta quản lý “tồi” chứ không phải việc bản thân việc phân ban là “tồi”. Trái lại việc phân ban là cần thiết cho học sinh cấp 3 để giúp học sinh dễ học vì các môn phù hợp với khả năng và giúp định hướng sớm nghề nghiệp. Ở Mỹ, lâu nay trung học không phân ban, buộc mọi học sinh đạt cái “lõi” tối thiểu để tốt nghiệp cấp 3 và cho học sinh cái quyền chọn học các môn theo sở trường và năng khiếu. Nhưng nay họ đang trong giai đoạn chuyển tiếp phân ban: Lớp tốt nghiệp trung học năm 2017 phải hoàn tất chương trình theo một trong các hướng: Đại học (Advanced Academic Pathway), Nghệ thuật (Fine Arts Pathway), Học nghề về Kỹ thuật hay Canh nông (CTAE = Career Technical Agriculture Education Pathway) hay Ngoại ngữ (World Languages Pathway)(5). Học sinh vào lớp 8 từ năm 2014 (lớp cuối Middle school, tức cấp 2 của Mỹ), sẽ phải chọn 2 ban trong các ban nói trên và qua quá trình điều chỉnh từ lớp 8 đến lớp 10 sẽ ổn định ở một ban trong lớp 11 và 12. Cho nên nếu ta “bắt chước Mỹ hiện nay” để có chương trình ổn định áp dụng sau năm 2015, thì sẽ “nhỡ tàu Mỹ” vì khi đó Mỹ đã chuyển qua “tàu phân ban” từ năm 2017 rồi! Điều cần lưu ý là ở Mỹ các phân ban này đều nằm chung trong một trường cấp 3, chứ không nằm riêng trong các trường khác nhau. Điều này có 2 cái lợi: Học sinh có thể chuyển ban ở các lớp 9 hay 10 (trường cấp 3 ở Mỹ gồm 4 lớp: 9,10,11 và 12); thứ hai là học sinh chọn ban “nghề” không có mặc cảm là vì “dốt” mà bị dồn vào trường nghề riêng biệt, mà chọn nghề vì hợp với khả năng, với sở thích và muốn ra kiếm tiền sớm ngay sau khi tốt nghiệp trung học.
Tóm lại, “đổi mới giáo dục” là cần thiết, học theo Mỹ cũng là điều hay, nhưng nếu không có đủ “tầm” và “tâm” trong kiểm tra chất lượng, trong quản lý nghiêm túc như Mỹ mà thả lỏng cho thiên hạ tha hồ tự tung tự tác, chỉ cốt lấy thành tích và thu lợi nhuận thì sẽ là rước họa cho giáo dục nước ta.

--------------------
(1), (2) Ba năm tới cặp học sinh có những sách gì?, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/146526/ba-nam-toi-cap-hoc-sinh-co-nhung-sach-gi-.html
(4) SAT: Scholastic Aptitude Test, bây giờ là SAT Reasoning Test do College Board quản lý điều hành. ACT: American College Testing do ACT, Inc. quản lý điều hành. SAT và ACT là những bài thi thẩm định khả năng học tập mà các đại học Mỹ yêu cầu học sinh trung học Mỹ phải nộp kết quả thi trong hồ sơ xin nhập học vào năm thứ nhất đại học.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:25 am

"Cải" nhiều quá
coi chừng hóa thành "canh hẹ"! (Kỳ 1)

LÊ TỰ HỶ

Lê Tự Hỷ                     0013813_300
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có hai quyết định quan trọng: 1. Chỉ có một kỳ thi quốc gia để vừa cho đỗ tú tài vừa tuyển sinh đại học; 2. Đổi mới toàn diện nền giáo dục với việc biên soạn lại bộ sách giáo khoa mà lúc đầu ước tính tốn 34.000 tỉ và cuối cùng gút lại 800 tỉ. Việc cải cách này đã ổn chưa hay càng khiến cho nền giáo dục vốn đang có nhiều bất ổn lại càng rối loạn thêm?

Chỉ có một kỳ quốc gia với hai mục tiêu cho đỗ tú tài và tuyển sinh đại học
Cái được trên hình thức
Bộ GD&ĐT và nhiều người cho rằng quyết định này là tốt, vì chỉ có một kỳ thi sẽ khiến cho học sinh khỏe, cả Bộ GD&ĐT cũng như từng gia đình học sinh đỡ tốn kém tiền bạc như khi phải qua hai kỳ thi cách nhau khoảng một tháng như trước đây. Đặc biệt là kỳ thi tú tài mà tổ chức riêng với tỉ lệ đỗ hàng năm đã lên tới 99,5% thì tổ chức thi làm gì cho mất công.
Cái chưa được trên thực tế
1. Về mặt bản chất: Việc công nhận đỗ tú tài và việc được tuyển vào đại học khác nhau xa. Công nhận đỗ tú tài là chứng nhận đã đạt được mức kiến thức và kỹ năng tối thiểu so với những điều đã học, chứng nhận thành tích của quá trình đã qua. Trong kỳ thi này, thí sinh không tranh đua với ai để được phần cả, mà chỉ đua với mức quy định theo chương trình, hễ ai đạt thì được, bao nhiêu người đạt thì bấy nhiêu người có phần. Như vậy, thực chất là thí sinh tự đua với bản thân mình mà thôi. Còn kỳ thi tuyển sinh thì hoàn toàn khác: tuyển chọn một số người có đủ kiến thức cơ bản và có khả năng cho việc học trong tương lai để trở thành một người làm được việc theo chuyên ngành. Muốn được phần thì thí sinh phải đạt hai điều kiện: phải đạt ít nhất cái ngưỡng mà nhà trường cho là đủ trình độ để học tiếp mà thành người có kiến thức và kỹ năng làm được việc trong chuyên ngành, và phải lọt vào trong chỉ tiêu tuyển sinh của trường khi so điểm với những thí sinh khác. Như vậy, thí sinh phải tranh đua với cả chương trình học và cả với các thí sinh khác, phải hơn một số người để lọt vào danh sách được tuyển và phải đạt điểm sàn. Nếu anh giỏi anh vượt điểm sàn mà nhiều người giỏi hơn anh thì anh vẫn không có phần. Nếu anh lọt vào danh sách theo chỉ tiêu mà điểm dưới điểm sàn thì đúng ra anh cũng bị loại, chứ không được tuyển như hiện nay tại nhiều trường đại học ở nước ta. Có đại học Y mà tuyển vào những thí sinh chỉ được 13, 14 điểm với lý luận tuy đầu vào thấp nhưng chúng tôi đào tạo kỹ cũng sẽ thành bác sĩ giỏi! Có những thứ mà vật liệu phải là vàng với kim cương mới thành sản phẩm dùng được, mà lại lấy đồng, gỗ, đá hay bùn mà đúc và nói nhờ gia công sẽ thành sản phẩm tốt! Bê tông thì đúc với cốt thép mà còn phải xem sẽ chịu lực bao nhiêu để cốt thép theo kích cỡ nào, phân bố dày bao nhiêu mới dùng được, mà lại đúc bằng cốt tre, thì cầu cống, đường phải sập thôi!
Từ bản chất khác nhau đó mà đề thi phải khác nhau. Rất có thể trong đề Toán thi tú tài anh được điểm 7, 8, 9 thậm chí 10 nhưng trong đề Toán thi vào một trường chuyên nghiệp anh bị điểm 1, 2 thậm chí 0. Điều này thực tế đã xảy ra tại nhiều hội đồng thi đại học các năm trước đây: đỗ tú tài thì trên 95% mà có cả ngàn thí thí sinh bị 0 điểm Toán tại hội đồng thi đại học. Như vậy, đề thi chung này sẽ ra như thế nào? Bộ GD&ĐT sẽ nói: lần này chúng tôi sẽ ra đề thi để học sinh trung bình cũng làm được ít nhất một nửa để chọn đỗ tú tài, phần còn lại ra khó hơn để những học sinh khá, giỏi mới làm được để tuyển sinh đại học. Về mặt lý thuyết, điều này đã khó chấp nhận bởi lẽ đậu tú tài chỉ có tối đa 5 điểm trên 10 sao? Thay vì họ có quyền có được 10/10 so với mức tú tài. Còn về thực tế, có thể xảy ra hai trường hợp lệch: Ra dễ quá để đỗ tú tài trên 90% như các năm qua thì đại đa số được điểm cao, thì làm sao chọn đúng được người giỏi; còn ra khó đúng như đề tuyển sinh thì chỉ độ 15% trên trung bình, khiến cho tỉ lệ đỗ tú tài chỉ 15% thôi sao? Chưa kể là các thí sinh đã đậu tú tài các năm trước chỉ thi tuyển sinh thì có cần gì làm phần thi cho tú tài? Mà nếu không cần thì họ sẽ ngồi đâu vào giờ nào để chỉ thi phần ứng với tuyển sinh khi họ chỉ thi trong nửa thời gian so với người vừa thi tú tài vừa thi tuyển sinh?
2. Về các môn thi: 3 môn bắt buộc cho mọi thí sinh và với cùng đề thi: Văn, Toán và Anh văn, thêm ít nhất một môn tự chọn trong số các môn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,… Ba môn bắt buộc: Văn, Toán, Anh văn với cùng một đề cho mọi thí sinh sẽ có các tác động sau: Làm cho việc phân ban học sinh chọn từ lớp 10 trở nên vô nghĩa. Ngoài ra, thiên lệch điểm số thi tú tài về phía học sinh có thiên hướng nhân văn hơn là về khoa học. Học sinh chọn các ngành đại học mà đầu vào đã có hai môn Văn và Anh Văn, sẽ chỉ chọn thêm một môn như Sử hay Địa để học và thi, những môn còn lại sẽ học rất lơ mơ từ lớp 10 trở lên. Học sinh thi vào trường cần Toán, Lý, Hóa chỉ chọn học và thi thêm hai môn Lý và Hóa, những môn còn lại sẽ học rất lơ mơ từ lớp 10. Học sinh chọn trường cần Toán, Hóa, Sinh chỉ chọn học và thi thêm hai môn Hóa và Sinh, những môn còn lại chỉ học lơ mơ từ lớp 10, v.v… Bấy giờ cô thầy dạy các môn mà học sinh chỉ học lơ mơ ở trường sẽ vô cùng khốn khổ, và bản thân học sinh có thể đỗ Tú Tài và đỗ cao vào đại học nhưng kiến thức cơ bản bị hổng ở nhiều môn.
3. Với các trường đại học: Với chỉ một kỳ thi này, Bộ cho phép các trường đại học cả công lẫn tư tự đưa ra phương án tuyển sinh, hoặc lấy kết quả kỳ thi này hay xét học bạ trung học để tuyển sinh. Xem hai loại trường đại học (trong nhiều loại):
Loại yếu: Lâu nay chỉ tuyển được từ 10%- 40% chỉ tiêu khi thi đại học 3 chung và có điểm sàn của Bộ GD&ĐT thì nay sẽ “mừng” vì nhờ đó mà mình có thể tuyển đủ 100% chỉ tiêu bằng cách xét học bạ tới để nhận sinh viên hay sẽ tuyển độ 70-80% qua học bạ, còn lại 20%-30% tuyển qua kết quả thi mà thôi. Nhưng khi vào thực tế mới thấy cái rắc rối: làm sao so sánh điểm trong học bạ của trường này với trường kia? Ngày nay trường nào thầy cô cũng sẽ cho điểm lên mây hết vì đâu dám cho 0, 1, 2, 3 điểm theo đúng thực lực của học sinh bởi nhà trường sẽ quy cho giáo viên là kém! Khiến cho trường mình không bằng trường người ta, và Sở Giáo dục sẽ quở trách vì khiến cho địa phương mình thua các nơi khác và cả phụ huynh cũng sẽ phản đối ầm ĩ, chứ không ai quy cho học sinh không chịu học, và lắm trò lại vô lễ, hỗn láo cũng không được đuổi học! Ngoài ra, 9 điểm ở trường này chắc gì đã giỏi hơn 7 điểm ở trường kia?
Loại mạnh (như Bách Khoa, Y Dược Hà Nội, TP HCM,…) thì không tin vào kết quả thi Quốc gia mà tự ra đề thi riêng và họ luôn luôn chọn đủ 100% chỉ tiêu dù thi theo kiểu gì. Như vậy, mọi đại học công, tư dù mạnh hay yếu cũng tuyển đủ 100% sinh viên, mọi người vui vẻ, nhưng sẽ thiếu người vào các trường cao đẳng kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật và hậu quả là vài năm sau sẽ có rất nhiều người tốt nghiệp đại học mà làm thầy thì không được và làm thợ cũng không xong. Xã hội sẽ đi về đâu? Hơn nữa, vì các đại học tổ chức thi tuyển riêng kéo theo cái nạn luyện thi theo trường mà trước “3 chung” đã từng xảy ra, và khiến học sinh học luyện thi nhiều hơn, và sẽ thiệt thòi cho những học sinh không có điều kiện học luyện thi theo từng trường ấy, và như thế tổng chi phí thi trong toàn xã hội sẽ lớn hơn thi 3 chung.
4. Nhìn ra thế giới: Ta thử xem cho tốt nghiệp tú tài và vào đại học như thế nào tại Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc ?
Mỹ: Việc tốt nghiệp trung học tại Mỹ hiện nay do Hội đồng giáo dục mỗi bang quyết định cho bang mình bằng các bài thi chuẩn của riêng mình. Chẳng hạn, bang Georgia, cấp 3 (High school) từ lớp 9 tới lớp 12, học sinh phải học tối thiểu 23 đơn vị học trình và phải đạt điểm tối thiểu của từng đơn vị, mỗi đơn vị tùy theo môn tương ứng với từ 120 tới 150 giờ dạy trong lớp (giờ chứ không phải tiết 45 phút). Dù trường không phân ban hay trường phân ra bốn ban thì mọi học sinh phải làm năm bài thi chung mà kiến thức là cái lõi chung của tất cả các ban: bốn bài thi trắc nghiệm gồm Anh ngữ 50-60 câu thời gian 60 phút, nhưng thí sinh có thể kéo dài tới 3 giờ 10 phút; Toán: 65 câu thời gian 60 phút, có thể kéo dài 180 phút; Khoa học 70-80 câu, trong 90 phút, có thể kéo dài tới 180 phút; Khoa học Xã hội 90 câu trong 60 phút, có thể kéo dài tới 3 giờ 10 phút. Với một bài thi viết luận văn trong 120 phút mà thì sinh sẽ được dùng 100 phút để viết. Bài thi viết lần đầu cho học sinh lớp 11 vào tháng 9 (giữa học kỳ 1), sẽ do hai giám khảo chấm độc lập; bốn bài thi trắc nghiệm lần đầu cho học sinh lớp 11 vào tháng 1 (đầu học kỳ 2) chấm bằng máy. Từ đó tới cuối lớp 12 học sinh có thể thi mỗi bài thi tới 5 lần, cứ rớt bài thi nào thì thi lại bài thi ấy. Đề thi Toán rất dễ (đối với học sinh Việt Nam ta) chỉ gồm chương trình từ lớp 8 tới lớp 10, Anh văn cũng chỉ tới lớp 10. Nhiều lần thi như thế và dễ như thế, nhưng tỉ lệ đỗ ở Georiga chỉ 67,4% (2011); 69,7% (2012), và 71,5% (2013) (tính theo lứa học sinh từ lớp 9 tới lớp 12). Ở Mỹ, tỉ lệ đỗ các bang từ 59% tới 88%. Điều đáng nói thêm ở đây là trong môn Khoa học Xã hội, nội dung thi gồm 51% lịch sử nước Mỹ, 18% lịch sử thế giới, 13% địa lý, và 18% chính quyền Mỹ và công dân, tức là mọi học sinh phải đạt cái ngưỡng hiểu biết tối thiểu về lịch sử nước Mỹ, chứ không phải ai thích mới chọn học và thi môn Sử như ở nước ta. Còn để vào đại học, các trường yêu cầu học sinh thi SAT hay ACT hay bài thi riêng của trường họ. SAT được do cơ quan khảo thí của College Board tổ chức chung cho cả nước Mỹ 7 lần/năm, và 6 lần/năm ở nước ngoài. Học sinh có thể thi nhiều lần, lấy điểm cao nhất để nộp đơn. Bài thi SAT khó hơn rất nhiều so với bài thi tốt nghiệp trung học và kết quả có giá trị trong 2 năm. Học sinh phải nộp học bạ để người ta xem học những môn gì, vì ngoài các môn tối thiểu, những học sinh giỏi ghi tên học thêm nhiều môn AP (Advanced Placement) mà nội dung cao hơn trung hoc, thường ứng với trình độ ở hai năm đầu đại học, giáo trình thường do College Board (Hội đồng đại học Mỹ) soạn, và thi cuối môn học vào tháng 6 mỗi năm với bài thi do College Board soạn và chấm chung trên toàn nước Mỹ. Có những học sinh giỏi học AP từ lớp 10 nên khi cuối lớp 12 đã học hết chương trình các môn Toán của hai đầu Đại học. Tất nhiên những học sinh này được các đại học chọn trước các học sinh ít hay không học AP. Ngoài ra, các trường danh tiếng còn đòi hỏi học sinh viết một bài luận, thư giới thiệu của ít nhất hai thầy đã dạy, thư giới thiệu của giám đốc các cơ quan mà học sinh này đã đi làm công tác trong các năm trung học, nộp các thành tích như thể thao, chứng nhận học sinh giỏi qua các kỳ thi bang, quốc gia, quốc tế,… Như vậy, tuy nói là để cho mỗi trường tự tuyển sinh, nhưng họ cũng có những cơ sở so sánh trên phạm vi toàn quốc chứ không phải tự tung tự tác. Những trường danh tiếng nhất nước Mỹ như Harvard, Princeton,… thì chỉ những học sinh thuộc loại giỏi hay xuất sắc mới dám nộp đơn, và hằng năm họ tuyển chỉ khoảng 9-15% số ứng viên, hàng ngàn cô cậu tốt nghiệp thủ khoa các trường trung học cũng vẫn bị loại.
Còn các trường thấp nhất là các đại học cộng đồng (hai năm) thì nhận hầu như tất cả nếu còn chỗ và tuyển sinh quanh năm. Còn muốn vào trương Y, Nha,… thì phải học qua ít nhất 3 năm đại học theo ngành Sinh hóa, sau đó phải thi đỗ chứng chỉ MCAT (Medical College Admission Test) mới được nộp đơn xin ứng tuyển vào trường Y; DAT (Dental School Admission Test) vào trường Nha, chứ có phải chỉ lấy tú tài và SAT, ACT đâu. Các chứng chỉ này cũng được cơ quan khảo thí ra đề thi và chấm thi chung trên phạm vi toàn nước Mỹ, có giá trị trong khoảng 3 năm, thường tổ chức thi 3 lần/năm. Trường Y dựa vào điểm thi MCAT, học bạ đại học, thư giới thiệu của thầy, bài luận (tự viết ở nhà, không phải thi viết tại trường) tự giới thiệu về nền tảng học vấn của bản thân mình, lý do chọn ngành Y và phỏng vấn trực tiếp mà xét chọn hay không. Các trường danh tiếng như Harvard, Princeton, Emory,… thì tuyển ít, dưới 200 sinh viên/năm, chỉ độ khoảng 3%- 4% số ứng viên, trường Y thuộc hạng yếu lại tuyển nhiều hơn, tỉ số tuyển có thể tới hơn 20% số ứng viên. Ngoài ra, thống kê(*) cũng cho biết 25% học sinh vào cấp 3 Mỹ không tốt nghiệp trung học; 30% những người tốt nghiệp trung học không vào ngay đại học sau khi tốt nghiệp trung học; 43% những người vào đại học 4 năm thì không tốt nghiệp đại học trong 6 năm; trong số những người tốt nghiệp trong vòng 6 năm thì phái nữ vượt hơn phái nam 6%, và số nữ vào đại học nhiều hơn phái nam theo tỉ số3-2. Những sinh viên tốt nghiệp cử nhân ở Mỹ thì chất lượng từ thượng vàng tới hạ cám! Những anh thượng vàng thì dễxin việc hay học lên tiến sĩ, còn nhiều anh hạ cám xin không ra việc mà xin học lên cao học cũng không được, đành kiếm việc gì đó không cần bằng cử nhân mà làm hay lại vào trường đại học cộng đồng học một nghề từ vài tháng tới hai năm mới tìm được việc.
(Còn tiếp)
 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:26 am

"Cải" nhiều quá
coi chừng hóa thành "canh hẹ"! (Kỳ 2)

TS LÊ TỰ HỶ

Lê Tự Hỷ                     0013866_300

Nhìn ra thế giới
Tú tài và tuyển sinh vào đại học Pháp: Học sinh cấp 3 ở Pháp được theo 3 ban lớn để thi 3 loại tú tài: tú tài tổng quát (baccalauréat général), tú tài công nghệ (baccalauréat technologique) và tú tài chuyên nghiệp (baccalauréat professionnel). Trong mỗi ban lớn này lại chia ra các phân ban, chẳng hạn trong tú tài tổng quát chia làm 3 phân ban: ban kinh tế và xã hội (ES = économique et sociale), ban văn chương (L = littéraire) và ban khoa học (S = scientifique); tú tài công nghệ gồm 8 phân ban,… Học theo phân ban nào thì thi tú tài theo phân ban đó. Kỳ thi tú tài do Bộ Giáo dục Pháp tổ chức hằng năm trên toàn nước Pháp và các vùng lãnh thổ thuộc Pháp. Nói chung, thi tú tài gồm 9 tới 10 môn thi bắt buộc, cả viết, vấn đáp và cũng có thể thêm vài môn tự chọn. Tỉ lệ đỗ: 3% năm 1945, 25% năm 1975, 71,6% năm 2011. Tú tài tổng quát thường chiếm tỉ lệ khoảng 50%; tú tài công nghệ khoảng 23% và tú tài chuyên nghiệp khoảng 27%. Trước khi được dự thi tú tài ở cuối lớp 12, học sinh phải qua cái sàn: một số môn ở cuối lớp 11 và một số môn ở cuối lớp 12: Nếu điểm trung bình từng môn đạt từ 10/20 trở lên thì được quyền dự thi tú tài; nếu chỉ từ 8/20 đến dưới 10/20 thì phải thi vấn đáp các môn ấy và nếu vấn đáp có hai môn được từ 10/20 trở lên thì được dự thi, nếu không và những học sinh có điểm trung bình dưới 8/20 thì không được dự thi. Ban tú tài tổng quát (baccalauréat général) hướng học sinh lên các đại học, các viện đại học công nghệ, các trường lớn (grandes écoles); tú tài công nghệ (baccalauréat technologique) hướng học sinh vào các trường chuyên ngành (écoles spécialisées) (từ 2 tới 7 năm); tú tài chuyên nghiệp (baccalauréat professonnel) hướng học sinh vào các trường cao đẳng nghề (thành kỹ thuật viên, thợ cao cấp). Đậu tú tài tổng quát thì được đăng ký vào các đại học tổng hợp (université) mà không qua thi tuyển; muốn học y, nha, dược thì sau khi đỗ tú tài đăng ký vào học năm nhất, cuối năm phải dự kỳ thi tuyển, nếu đỗ thì được học lên năm thứ 2, nếu hỏng thì chỉ được phép thi tuyển lại một lần nữa vào năm sau, hỏng nữa thì không được thi tuyển nữa. Với các trường đại học chuyên ngành khác thì phải qua thi tuyển vào năm thứ nhất, và đặc biệt muốn vào các trường lớn (grandes écoles) như École Normale Supérieure, Polytechnique,… thì phải học luyện thi ít nhất hai năm và thi tuyển vô cùng cạnh tranh.
Tú tài vào đại học tại Nhật: Ở Nhật việc cho tốt nghiệp trung học thì giao cho học khu và các trường lo, không có kỳ thi chung toàn quốc. Học sinh vào cấp 3 thường tốt nghiệp khoảng 96%. Nhưng học sinh Nhật đang học lớp 12 hay đã tốt nghiệp trung học phải thi các bài thi tuyển sinh đại học trong kỳ thi do trung tâm khảo thí Quốc gia (National center test for university admissions) tổ chức hằng năm liên tiếp trong hai ngày vào khoảng nửa cuối tháng 1. Nội dung kiến thức trong các bài thi này phải dựa trên chương trình học được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology) công bố. Nội dung thi gồm 6 môn: công dân (civics), sử, địa, văn chương Nhật, ngoại ngữ (Anh, Đức, Pháp, Hoa, Hàn), khoa học và toán. Tùy theo yêu cầu mức độ kiến thức khác nhau để theo học các ngành khác nhau mà trong mỗi môn có thể có các bài thi khác nhau, như toán có 2 bài khác nhau, khoa học có 3 bài thi khác nhau. Tổng cộng có 29 bài thi trắc nghiệm khác nhau và thi thêm bài nghe nếu chọn ngành tiếng Anh. Học sinh chọn các bài thi theo yêu cầu xét nhập học theo từng trường. Đây là cuộc chiến “sinh tử” của học sinh Nhật qua các lớp học thêm và luyện thi bắt đầu luyện từ cấp 2 để được vào một trường cấp 3 danh giá, và cuối cùng vào đại học như mong muốn của cha mẹ. Các trường đại học cả công lẫn tư trên toàn nước Nhật sẽ dựa vào điểm các bài thi này mà tuyển sinh. Có 3 loại trường:
1. Loại thường thường bậc trung trở xuống: Chỉ dựa vào điểm kỳ thi này mà xét tuyển.
2. Loại giỏi hay cần có khả năng riêng: Kết hợp điểm kỳ thi này với điểm một bài thi riêng của trường.
3. Loại trường danh giá hạng nhất: Chọn những học sinh trên điểm sàn do họ đưa ra qua kỳ thi chung này, sau đó coi mọi ứng viên này bằng nhau, rồi cho họ thi các bài thi riêng của trường, chỉ căn cứ vào kết quả các bài thi riêng này mà tuyển sinh.
Tốt nghiệp trung học và vào đại học tại Hàn Quốc: Hàn Quốc cũng không tổ chức thi tốt nghiệp trung học chung trên toàn quốc mà chỉ chú trọng tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Bài thi Năng lực học đại học (CAT = College Sclolastic Ability Test hay National College Scholastic Aptitude Test, mà người Hàn gọi là Suneung ( ) do Viện Chương trình và Kiểm định Hàn (KICE = Korea Institute of Curriculum and Evaluation) tổ chức hằng năm vào ngày thứ 5 tuần thứ 2 trong tháng 9. KICE chịu trách nhiệm làm để thi, in đề thi, chấm thi… Nội dung thi phải dựa vào các sách giáo khoa theo chuẩn quốc gia (nation-standard texbooks) trong các môn 6 môn: tiếng Hàn, toán, Anh văn, khoa học xã hội (social science)/ khoa học (science), ngoại ngữ/Hanja (Hàn cổ). Tiếng Hàn và toán chia làm 2 loại: loại A và loại B, học sinh chọn 2 trong 3 mà không được chọn Hàn B và toán B. Khoa học xã hội (social xcience) thí sinh chọn 2 trong 10 nội dung: đạo đức, đạo đức và tư tưởng, sử Hàn, địa Hàn, sử thế giới, địa thế giới, sử Đông Á, luật và chính trị, xã hội và văn hóa, kinh tế. Trong khoa học, thí sinh chọn 2 trong 8 nội dung: lý 1, hóa 1, sinh 1, khoa học quả đất 1, lý 2, hóa 2, sinh 2, khoa học quả đất 2. Môn ngoại ngữ (ngoài tiếng Anh bắt buộc cho mọi thí sinh) thí sinh chọn 1 trong 9 thứ: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa, Nhật, Nga, Ả rập, Việt, Hàn cổ. Về chuyên ngành, chỉ những thí sinh đã học hết 80% nội dung môn thì có thể chọn 1 trong 5 thứ: khoa học nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, hải dương học, kinh tế gia đình. Việc chọn môn thi của thí sinh tùy theo ngành ở đại học muốn theo học. Mọi đại học căn cứ vào điểm thi này để tuyển sinh.
Kỳ thi này vô cùng quan trọng đối với không những học sinh mà gia đình và xã hội Hàn quốc (có lẽ còn hơn cả Việt Nam ta). Hằng năm, KICE ký hợp đồng (cam kết không tiết lộ) với những giáo sư đại học và giáo viên trung học mà họ lựa chọn (năm 2012 gồm 696 người) và được chia làm 2 nhóm: nhóm thứ nhất làm ra đề thi (gồm các giáo sư đại học và một số giáo viên trung học), nhóm thứ hai gồm toàn giáo viên trung học làm nhiệm vụ kiểm tra, hiệu đính đề thi. Hai nhóm này “bị nhốt” trong một khách sạn cửa sổ được sơn đen, cắt đứt mọi thông tin liên lạc với bên ngoài, cho đến khi thi xong, mỗi ngày được trả số tiền tương đương 300 đô la Mỹ! Thí sinh nhiều khi được cảnh sát hộ tống tới nơi thi để bảo đảm đến đúng nơi không trễ giờ. Việc canh thi và làm bài thi được tổ chức vô cùng nghiêm ngặt: nghiêm cấm thí sinh không được đem điện thoại di động, thức ăn và bất cứ cái gì gây mất tập trung cho người khác vào phòng thi. Giám thị tuyệt đối không được đem theo điện thoại di động, sách, báo, tạp chí và được lệnh cấm làm bất cứ điều gì gây mất tập trung cho thí sinh. Thí sinh phàn nàn, có khi kiện giám thị làm họ mất tập trung, không thoải mái làm bài thi vì giám thị ăn sô cô la, nói chuyện, mở cửa sổ, hách xì, hoặc đứng lù lù trước bàn thí sinh hay nhìn chằm chằm vào thí sinh!
Trước khi dự kỳ thi này, học sinh Hàn Quốc cũng trải qua học, học thêm, học luyện thi chí tử! Ở Hàn quốc vẫn thường đồn rằng nếu bạn chỉ ngủ 3 giờ mỗi đêm thì bạn có thể vào được đại học loại xịn nhất (đại học Bầu Trời = SKY University), nếu bạn ngủ 4 giờ/đêm thì có thể vào được các đại học khá, nhưng nếu bạn ngủ 5 giờ hay nhiều hơn mỗi đêm, nhất là năm lớp 12 thì hãy quên chuyện vào đại học đi!
Đề nghị giải pháp cho nước ta
Giới thiệu qua cách cho tốt nghiệp trung học và tuyển vào đại học của Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn là để tham khảo, chứ không thể bắt chước nước nào, bởi vì mỗi cách tổ chức đều có ưu điểm và khuyết điểm so với tình hình thực tế nước ta. Sau đây là đề nghị cách tổ chức ở nước ta:
1. Về xét tốt nghiệp trung học (hay tú tài) thì Sở Giáo dục tỉnh, thành phố nào tự lo cho mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo không can thiệp vào.
2. Bộ chỉ lo tổ chức kỳ thi quốc gia tuyển sinh cho mọi đại học trên toàn quốc. Các môn thi theo yêu cầu của từng loại đại học (có sự thống nhất giữa các trường đại học với Bộ). Mỗi ngành thí sinh phải thi 3 môn, chẳng hạn: toán, lý, hóa; toán, hóa, sinh; văn, sử, địa; văn, Anh văn, sử… Có thể cùng môn nhưng 2 đề thi khác nhau, chẳng hạn toán cho các ngành khoa học cơ bản, như ngành toán, ngành lý hay các ngành kỹ sư… thì dùng chung một bài thi, còn các ngành khoa học thực nghiệm như y, nha, dược, kinh tế, tài chính, ...thì dùng chung một bài thi. Bộ có nhiệm vụ ra đề thi, tổ chức thi, tổ chức chấm (phối hợp với các sở Giáo dục, các trường đại học,…) và công bố kết quả từng môn thi. Thời gian thi có thể nên vào tháng 10 hằng năm (vào giữa học kỳ đầu của lớp 12 năm ấy). Kết quả được công bố vào tháng 1 năm sau (khoảng đầu học kỳ 2 của lớp 12). Học sinh dùng kết quả của 3 môn ấy theo yêu cầu của trường mà mà nộp đơn. Có thể một học sinh thi nhiều hơn 3 môn như: toán, lý, hóa, sinh để nộp đơn vào đại học bách khoa và cả y, nha, dược… Những trường đại học dù công hay tư đều phải dùng kết quả các môn thi này để tuyển sinh. Để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng đầu vào, Bộ nên ra quyết định chỉ những học sinh mà điểm trung bình 3 môn thi ứng với ngành muốn theo học phải từ 15/30 mới được nộp đơn vào đại học dù công hay tư. Một trường đại học có đặc điểm riêng như kiến trúc, … có thể nhận đơn những thí sinh đã dự thi đạt chuẩn (từ 15/30 trở lên rồi cho thi thêm môn vẽ, v.v…). Sau khi kết thúc lớp 12, học sinh phải nộp bổ sung văn bằng tốt nghiệp trung học mới được vào học đại học. Bằng đại học do trường đại học cấp chứ không phải bằng quốc gia gì cả. Có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và Hiệp hội nghề (như Hiệp hội Bác sĩ, Hiệp hội Kỹ sư Điện,…) tổ chức hằng năm kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề trong từng ngành, sau khi tốt nghiệp đại học, ai thi đỗ chứng chỉ này trong ngành mình học mới được hành nghề. Trường đại học có thể kết hợp bài thi này trong kỳ thi tốt nghiệp để khi sinh viên tốt nghiệp thì có luôn chứng chỉ hành nghề. Khi đó mới không còn tâm lý phân biệt tốt nghiệp từ đâu đối với các cơ quan tuyển dụng. Vì có kỳ thi này thì các trường đại học dù công hay tư đều phải lo dạy sao cho sinh viên ra trường phải có chất lượng.
(Còn tiếp kỳ 3: Về sách giáo khoa
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 20, 2015 12:27 am

"Cải" nhiều quá
coi chừng hóa thành "canh hẹ"!
 (Kỳ 3)


LÊ TỰ HỶ (Mỹ)


Lê Tự Hỷ                     0013888_300
Về sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cuối cùng đã kết luận là cần kinh phí 800 tỉ đồng để soạn mới toàn bộ sách giáo khoa cho cả 3 cấp học: cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Và cũng chấp nhận trên nguyên tắc là có thể có hơn một bộ sách giáo khoa. Cái lúng túng hiện nay là tổ chức viết như thế nào và bao lâu thì xong? Ai được quyền viết, Bộ có nên tự mình viết một bộ hay không?
Tất cả những cái lúng túng đó, kể cả cái tổng kinh phí 800 tỉ (mà ban đầu Bộ tính 34.000 tỉ) là do cách làm của Bộ không khác nào “đặt con trâu trước cái cày” thì làm sao mà cày cho được! Khi chưa có nội dung cụ thể các môn học trong từng lớp học như: học cái gì?, mức độ hiểu biết cần đến đâu?, thời lượng dạy và học là bao nhiêu?... thì làm sao viết sách giáo khoa? Cách đây hơn 7 năm, người viết bài này đã viết bài Tổ chức biên soạn sách giáo khoa như thế nào khi bỏ độc quyền? đăng trên Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 597, ngày 10-3-2007, trong đó nêu rõ các đặc điểm cần có của sách giáo khoa, và làm thế nào để nước ta có thể biên soạn in thành 5 bộ sách giáo khoa trong thời gian 6 tháng. Tuy bài viết đã hơn 7 năm trước mà tính thời sự vẫn còn nóng hổi ngày hôm nay. Ở đây, trong tình hình hiện tại, tôi chỉ nêu lên vài đề nghị như sau:
Bước 1: Bộ GD&ĐT phải soạn ra cho được bộ chương trình học chi tiết từng môn học từ lớp 1 tới lớp 12: Nội dung cần học, thời lượng dạy trong lớp, thời lượng học sinh về nhà ôn và làm bài tập. Bộ nên dự thảo, đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt là những giáo sư chuyên ngành ở đại học cũng như những thầy cô đang dạy môn học ấy ở các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 hiện nay. Rồi sau đó đúc kết lại. Chẳng hạn lớp 1: chỉ nên có tối đa 3 sách giáo khoa: Tiếng Việt, Toán, Thường thức (dạy các cháu giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, cách xưng hô đối xử với mọi người trong gia đình, ngoài đường, trong trường, tập hát quốc ca v.v…) và hạn chế số trang, chẳng hạn không quá 100 trang mỗi sách. Hiện nay nghe đâu học sinh lớp 1 mà có trường buộc sắm đủ 16 quyển sách theo chương trình cải cách năm 2000 thì tội cho các cháu quá!

Bước 2: Tổ chức viết và thẩm định. Sau khi có được bộ chương trình chi tiết thì giao cho 3 cụm tổ chức viết và thẩm định: Cụm 1 do Đại học Sư phạm Hà nội chủ trì bao gồm tất cả các trường Sư phạm miền Bắc; Cụm 2 do Đại học Sư phạm Huế chủ trì bao gồm tất cả các trường Sư phạm tại miền Trung; Cụm 3 do Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh chủ trì bao gồm tất cả các trường Sư phạm ở miền Nam. Mỗi cụm có nhiệm vụ lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa theo từng môn, từng lớp. Chẳng hạn, Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt lớp 1 gồm 3 người. Khuyến khích các tác giả hay các nhóm tác giả căn cứ vào chương trình chi tiết do Bộ GD&ĐT ấn hành mà viết từng quyển một gởi về một cụm trong thời hạn nào đó, chẳng hạn 3 tháng. Sách gởi qua máy tính của cụm, theo định dạng chuẩn như quy định của cụm (kích cỡ chữ, canh lề, hình vẽ khi cần thì có màu v.v…). Người viết hay nhóm viết có thể là thành viên của một trường nào đó, một nhóm nào đó, một thầy giáo đã về hưu, một thầy đang dạy môn đó, ví dụ một cô giáo đang dạy lớp 1 có thể viết và nộp sách Tiếng Việt lớp 1. Nhưng người nào được mời vào Ban thẩm định thì không được nộp sách do mình viết cho Ban thẩm định. Sau khi khóa sổ nhận sách, Ban thẩm định sẽ làm việc trong vòng 3 tháng để chọn sách tốt nhất, rất có thể phải mời hai hay ba tác giả của hai hay ba quyển sách tốt nhất tới để họ tổng hợp lại thành một quyển tốt nhất. Chọn quyển tốt nhất ấy. Như vậy, trong vòng 6 tháng, mỗi cụm phải chọn cho được một quyển sách giáo khoa theo mọi môn từ lớp 1 cho tới lớp 12. Với các phương tiện như máy vi tính hiện nay thì việc thực hiện các bước 1 và 2 trên đây là khá dễ, ít tốn thời gian và tiền bạc.
Bước 3: Bộ GD&ĐT có trách nhiệm in 3 quyển sách giáo khoa cho mỗi môn từ lớp 1 tới lớp 12 mà 3 cụm đã chọn. Các tác giả có sách được chọn sẽ được hưởng tác quyền theo thông lệ quốc tế, có nhiệm vụ điều chỉnh nội dung theo góp ý các giáo viên trực tiếp dùng sách dạy theo yêu cầu của Bộ khi tái bản sách. Những người đề nghị điều chỉnh mà nội dung đề nghị được sử dụng thì được ghi tên và được nhận tác quyền theo tỷ lệ hợp lý.
* Những cụm từ còn rất mơ hồ
Trong chủ trương đổi mới giáo dục lần này, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh cụm từ “đổi mới toàn diện” và phương pháp giảng dạy Bộ nói chuyển từ “truyền thụ kiến thức và luyện kỹ năng” qua “rèn luyện năng lực”, nội dung thì nhấn mạnh “tích hợp”. Quả là những cụm từ rất “kêu”, rất thời thượng. Nhưng chỉ nói chung chung mà không quy định rõ “năng lực là gì?”, “tích hợp là gì? và tích hợp những gì trong từng bài học cụ thể?” thì rốt cuộc người viết sách giáo khoa, cũng như thầy dạy sẽ làm như thế nào đây? Nếu không dạy cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, không thành thạo các kỹ năng vận dụng kiến thức thì học sinh lấy đâu ra “năng lực” để giải quyết vấn đề? Một kỹ sư công trình mà không am hiểu sâu rộng về những kết cấu và không thành thạo kỹ năng tính toán, không lập được các chương trình mô phỏng (simulation) để dự kiến các diễn biến về lâu dài của công trình theo các giải pháp khác nhau thì lấy đâu ra “năng lực” để thực hiện công trình? Một bác sĩ mà không có kiến thức sâu rộng về bệnh lý hay không thành thạo các thao tác phẫu thuật thì “năng lực” chữa bệnh ở đâu? Hiện nay ở nước ta đã và đang nhấn mạnh khá nhiều về “kỹ năng sống”, “kỹ năng mềm”, “kỹ năng giao tiếp”, “năng lực giải quyết vấn đề”, nhưng quên rằng nếu không có kiến thức sâu về chuyên ngành, không có kỹ thuật, thiếu kỹ năng thao tác thì làm sao thực hiện thành công các dự án? Chỉ nói suông thôi, chỉ giỏi điều đình, chỉ giỏi quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mà thôi sao? hay tạo ra lớp người chỉ giỏi nói mà không làm đươc việc! Còn tích hợp (integration & combination) là thế nào? Có phải ra đề thi gồm 100 câu, trong đó gồm 30 câu Sử Việt, 30 câu Sử thế giới, 40 câu Địa mà gọi là tích hợp? Tích hợp theo nghĩa đúng là vận dụng kiến thức trong nhiều ngành khác nhau để giải thích một hiện tượng, để giải quyết một vấn đề. Điều này đâu có đơn giản vì hoặc là có kiến thức sâu về từng ngành, hoặc là chỉ dùng kết quả của từng ngành để mô tả, lý giải tổng quát, sơ lược về hiện tượng. Ngoài ra không phải trình độ nào cũng tích hợp được. Hay các vị nghĩ đơn giản là hiện nay học sinh cấp 2 của ta học riêng biệt vài môn như Lý, Hóa, Sinh với 3 sách giáo khoa riêng biệt, bây giờ ta gộp lại thành một môn có tên Khoa học (Science) như ở cấp 2 của Mỹ (gồm 3 lớp 6, 7 và Cool? Chẳng hạn cuốn Holt Science & Technology, được gọi là Khoa học tích hợp (Integrated Science) với nội dung gồm Đời sống, Quả đất và Khoa học vật lý? Nhưng lên cấp 3 (4 lớp: 9, 10, 11 và 12) họ viết tách ra các quyển sách riêng từng môn Hóa, Lý, Sinh… với nội dung rộng, sâu và cập nhật kiến thức mới trong chuyên ngành, và cho phép các học sinh giỏi ghi tên học các môn riêng biệt mà nội dung ở tầm 2 năm đầu đại học.
Hiện nay cách dạy và cách ra đề thi của ta buộc học sinh học thuộc lòng nhiều thứ vô bổ. Chẳng hạn, dạy Sử buộc học sinh học thuộc lòng cả ngày tháng năm sinh của các nhân vật, mô tả một trận đánh buộc học thuộc những con số như số quân ta, số quân địch, số chiến lợi phẩm, số tù binh… thay vì dạy phân tích tình huống, tập lý giải tại sao thắng, tại sao thua…, khơi dậy lòng yêu nước. Dạy Địa nước ta thì bắt thuộc lòng tên nhiều con sông ở các tỉnh, các đặc điểm như chiều dài... Thật ra học sinh chỉ cần nhớ chi tiết vài con sông chính như sông Hồng, sông Cửu Long v.v… nhưng điều quan trọng là tập cho học sinh phân tích hệ thống sông ở nước ta có những lợi điểm gì, những khuyết điểm gì… cho cuộc sống của dân ta.
Sách giáo khoa của ta hiện nay viết lý thuyết suông quá nhiều. Chẳng hạn, trong môn Toán, chương bất đẳng thức thì sách dạy và bài tập đều hướng học sinh sử dụng những bất đẳng thức mẫu như bất đẳng thức Côsi, Bunhiacốpxki v.v… để giải các bài toán rất khó, toàn với các số và ký tự a, b, c… vô hồn, không hề liên quan đến thực tế, và học sinh cũng không biết bất đẳng ấy thức từ đâu mà có được. Tất nhiên những bài toán như thế cũng rất cần, nhưng chỉ cần cho độ 5% học sinh rất giỏi, còn 95% học sinh thì nên cho toán lý thuyết ở mức vừa và thay những bài toán quá khó bởi các bài toán vận dụng bất đẳng thức để giải các bài toán có liên hệ tới thực tế cuộc sống thì tốt hơn nhiều. Chẳng hạn bài toán: “Các sản phẩm có giá từ 50$ tới 250$, được bán hạ giá từ ít nhất 15% và nhiều nhất là 75%. Hãy viết hệ bất đẳng thức diễn tả các tình huống ấy. Hãy tìm giá có thể bán một sản phẩm mà giá bình thường là 160$ bằng 2 cách: đồ thị và phép tính”. Hay bài toán thực tế: “Chi phí sản xuất n sản phẩm được tính bằng 12n nếu 1 ≤ n ≤ 24; 11n nếu 25 ≤ n ≤ 48, và 10n nếu 49 ≤ n. Hãy tìm những giá trị của n sao cho khi sản xuất đúng n sản phẩm thì chi phí lại cao hơn sản xuất nhiều hơn n sản phẩm”. Rất có thể nhiều học sinh giải tinh thông nhiều bài toán bất đẳng thức vô hồn với các bất đẳng thức mẫu Côsi, Bunhiacốpxki mà hoàn toàn lúng túng trước các bài toán thực tế này. Như vậy, sách giáo khoa và cách dạy, cách ra đề thi của ta bảo học sinh tìm ra con đường dẫn đến những công trình kỳ vĩ của các bậc thầy, những học sinh cực kỳ thông minh và có năng khiếu thì mới có thể tự khám phá ra con đường đi, còn tuyệt đại đa số thì không tự làm được, đành phải dồn công sức vào việc học thuộc con đường, như lần theo con đường mòn đến nơi chỉ để chiêm ngưỡng và thán phục cái kỳ vĩ, chứ không còn hơi sức đâu mà tập giải quyết vấn đề. Vậy, theo tôi cần phải đưa thêm các tình huống thực tế cuộc sống vào bài tập để học tập giải quyết vấn đề song song với các bài tập thuần lý thuyết.
Ngoài ra, sách giáo khoa của ta hiện nay đang lâm bệnh đưa khá nhiều đề bài trắc nghiệm vào cho “hợp thời trang”, khiến nhiều tác giả viết sách phải ráng “đẻ ra” các bài trắc nghiệm “ngớ ngẩn”, điển hình là bài toán tính số gà cho lớp 2 khiến các tác giả vốn là những giáo sư, tiến sĩ “mắc nạn” như qua phản ánh của truyền thông đại chúng vừa qua! Sách giáo khoa đưa quá nhiều đề trắc nghiệm vào còn khiến cho sách dày cộm lên vừa tốn giấy in vừa khiến các cháu mang nặng thêm. Nhiều thầy cô lại cho các em làm ngay bài trắc nghiệm trên sách giáo khoa, khiến sách không dùng được cho năm sau. Đây là một phí phạm rất lớn đối với đất nước nghèo như chúng ta. Ngay Mỹ là nước giàu mà sách giáo khoa được nhà trường mua về cho học sinh dùng trong vài năm; học sinh có thể mượn sách để học với điều kiện không được làm nhớp, làm hư hại, không được làm bài trắc nghiệm ngay trên trang sách. Nếu vi phạm thì bị phạt, phải đền quyển sách mới. Đó không những là dạy cho trẻ em biết tiết kiệm mà còn dạy trẻ em biết tôn trọng của công, biết tuân theo pháp luật.
Nhận xét kết thúc
Nói đổi mới toàn diện giáo dục là cần đưa ra được các phương án để:
1. Giúp phân luồng học sinh theo năng lực sau khi tốt nghiệp trung học, để ai đáng làm thầy thì có điều kiện tốt để thành làm thầy tốt, ai đáng làm thợ thì có điều kiện thành thợ lành nghề. Và dạy học sinh nhận ra dù thầy hay thợ đều là nhiệm vụ vinh quang trong việc đóng góp vào sự phát triển xã hội Việt Nam. Một điển hình trong ngành y, là ngành học lâu dài nhất, thì nhất thiết phải cần những con người có trình độ thông minh ít ra là trên trung bình thì mới trở thành bác sĩ giỏi được, là điều kiện cần cho công việc quan trọng nhất của cuộc sống là chăm lo sức khỏe của nhân dân. Vậy mà hiện nay, sau gần 40 năm độc lập thống nhất đất nước, có trường đại học y của ta vẫn phải nhận những sinh viên cử tuyển, trong đó có nhiều người rất kém, và khó tránh khỏi việc con cháu các ông “kẹ”, những người có điều kiện “lót đường” được nằm trong “danh sách quy hoạch cán bộ” thì còn gì là hiệu quả của “đổi mới toàn diện giáo dục”?
2. Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên ở nông thôn được học tập tốt hơn, xóa dần khoảng cách giữa giáo dục nông thôn và thành thị mà nay đang là rất lớn.
3. Giảm sĩ số trong lớp xuống 40 để giúp giáo viên dễ nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Thay đổi cách quản lý giáo viên, “cởi trói” cho họ để họ có nhiều thì giờ hơn trong việc soạn bài giảng, họ được toàn quyền chọn trình tự nội dung dạy và phương pháp dạy mà với kinh nghiệm bản thân, họ cho là hữu hiệu nhất; để họ cho điểm học sinh tương đối sát theo như năng lực của chúng, không bị áp lực phải cho điểm trên mây. Trong điều kiện đó, họ mới thấy thoải mái và hứng thú dạy học, đây là một yếu tố quan trọng để thành công trong việc dạy.
5. Nâng cao đời sống cho giáo viên để họ toàn tâm toàn ý vào việc giảng dạy, không phải làm gì thêm mới sống tạm được. Khi đó mới thu hút được những người giỏi vào ngành sư phạm, thoát khỏi cái ám ảnh “chuột chạy cùng sào rớt vào sư phạm” như bấy lâu nay.
Nếu không có phương án cho các vấn đề trên đây thì đổi mới thi Tú tài và Tuyển sinh Đại học và viết lại toàn bộ sách giáo khoa với chi phí 800 tỉ đồng mà Bộ GD&ĐT cho là “đổi mới toàn diện” thì rồi ra cũng sẽ như bao lần cải cách trước đây, nền giáo dục nước ta sẽ khó mà vươn lên như mong muốn.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Lê Tự Hỷ                     Empty Re: Lê Tự Hỷ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết