TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
TS Nguyễn Khánh Trung I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
TLT (2017)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
letansi (1008)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
le huu sang (320)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
pthoang (257)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
luck (220)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
hatinhve (181)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 
Admin (156)
TS Nguyễn Khánh Trung I_vote_lcapTS Nguyễn Khánh Trung I_voting_barTS Nguyễn Khánh Trung I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


TS Nguyễn Khánh Trung

Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 10:41 pm

Nguyễn Khánh Trung






Những bài viết của Nguyễn Khánh Trung




(Có thể xem các bài do Nguyễn Khánh Trung viết và sưu tầm  tại: http://nktrung12.blogspot.fr/)
 
 




I. Những bài viết về xã hội học giáo dục và giáo dục
A. Những bài viết đăng trên các báo phổ thông


 

    B.  Những bài viết và công trình có tính học thuật




 
1.       

1.      Nguyễn Khánh Trung. (2014). Vai trò của giáo viên trong giáo dục Việt Nam và Phần Lan. Đăng trong Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo). Tp: HCM: Nxb. ĐhQGTP. HCM.

2.      Nguyễn Khánh Trung. (2014). Vai trò các chủ thể then chốt trong giáo dục tiểu học công lập hiện nay - Nghiên cứu so sánh hai trường TH (Việt Nam và Oulu (Phần Lan). Đăng trong Vai trò của giáo dục đại học trong sư phát triển kinh tế - xã hội (sách chuyên khảo). Hà Nội: Nxb. NN.

3. Nguyễn Khánh Trung. (2014). Thân phận người thầy trong xã hội Việt Nam đương đại. In trong Tôn giáo - Giáo dục - một cách tiếp cận (Nguyễn Thái Hợp chủ biên). Tp. HCM: Nxb. Phương Đông.  

4.     Nguyễn Khánh Trung. (2014). L’Université dans la société vietnamienne actuelle – du curriculum formel au curriculum réel. Deutschland : PAF.

5.      Nguyễn Khánh Trung. (2013). Vai trò các chủ thể then chốt trong giáo dục tiểu học công lập hiện nay (Báo cáo nghiên cứu). Viện IRED.

6.      Nguyễn Khánh Trung. (2013). Từ lý thuyết kiến tạo xã hội đến lý thuyết duy thực xã hội trong xã hội học giáo dục (lời giới thiệu sách). Đăng trong Giành lại tri thức (Nguyen Thi Kim Quy [2013] chuyển ngữ). Tp. HCM: Nxb. Thoi Dai.

7.      Nguyễn Khánh Trung. (2013). Droit de paille et responsabilité de pierre. Cahier Pedagogique, số 507 - septembre/2013.

8.      Georges Felouzis (2011). Các thị trường học đường và giáo dục so sánh. Đăng trong Triết lý giáo dục - Tập 1 (Nguyễn Khánh Trung và Mai Sơn chuyển ngữ 2012). Tp. HCM : Nxb.  

9.      Nguyễn Khánh Trung. (2012). Thị trường học đường và vai trò của Nhà nước. (Tham luận Hội thảo). Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học. Tổ chức bởi Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, ngày 13/4/2012.

10. Nguyễn Khánh Trung. (2012). Vài suy nghĩ về văn hóa số, sách và giáo dục. (Tham luận hội thảo) đăng trong Sách và chấn giáo dục. Tổ chức bởi Viện IRED, ngày 8 - 05 – 2012.

11. Nguyễn Khánh Trung. (2011). L’université dans le Vietnam socialiste : le rôle du Parti Communiste et le mode d’organisation administrative, personnelle et pédagogique (Tham luận hội thảo AFFIRME 2011). Tổ chức bởi ASF – UNESCO – Paris.

12. Nguyễn Khánh Trung. (2011). Khái niệm chất lượng đào tạo trong giảng dạy và những vấn đề của đại học Việt NamTạp Chí Xã Hội Học, số 1 – 2011.

13. Nguyễn Khánh Trung. (2010). Những yếu tố tác động lên việc học của sinh viên Đại học HỌC SINH (Báo cáo nghiên cứu). Đh HS.

14. Nguyễn Khánh Trung. (2009). Pierre Bourdieu và xã hội học giáo dục, Tạp Chí Khoa Học Xã Hội, số 6 - 2009, tr. 77 - 86.

15. Nguyễn Khánh Trung. (2009). Giáo dục đại học Việt Nam trong thời khắc đầu thế kỷ 21 : Những vấn đề và hướng đi cải cách (tham luận hội thảo). Đại Học Hoa Sen.

16. Nguyễn Khánh Trung. (2008). Tổng lược về lý thuyết Tái Tạo trong xã hội học giáo dụcTạp Chí Xã Hội Học. số 3 - 2008.

17. Nguyễn Khánh Trung. (2008). Giới thiệu về Xã hội học CurriculumTạp Chí Xã Hội Học - số 1 - 2008.

18. Nguyễn Khánh Trung. (2007). Những vấn đề giáo dục hiện nay – nhìn từ góc độc xã hội học giáo dục. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, số 205.

19. Nguyễn Khánh Trung. (2007). Nghiên cứu giảng dạy đại học - Phương pháp đặt vấn đề nghiên cứu (Tham luận hội thảo). Tổ chức bởi Ðại học KHXHNV Hà Nội và Ðại học Toulouse 2 – Le Mirail - Hà Nội.

20. Nguyễn Khánh Trung. (2006). Ðại học Việt nam hiện nay, từ chính thức đến thực tế - Quan sát ba trường Ðại học tại Tp. Hồ Chí Minh » (Luận án tiến sĩ). Ðại học Toulouse 2 – Le Mirail.

21. Nguyễn Khánh Trung. (2006). Giảng dạy đại học Việt Nam, từ chính danh đến thực tiễn (tham luận hội thảo). Tổ chức bởi Phòng quan hệ Quốc tế - Ðại học Toulouse 2 – Le Mirail.

22. Nguyễn Khánh Trung. (2004). Mâu thuẫn giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu xã hội. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế. Số 164.

23. Nguyễn Khánh Trung. (2003). Giảng dạy đại học Việt nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ). Đại học Toulouse 2 – Le Mirail.

24. Nguyễn Khánh Trung. (2002). Phân tích so sánh phương pháp giảng dạy và học tập trong giảng dạy đại học giữa Pháp và Việt Nam » (Luận văn cao học). Đại học Toulouse 2 – Le Mirail.



    II. Các chủ đề khác

 



       
    1. Nguyễn Khánh Trung. (2014). Thoát Á nhập Âu. Thế giới Tiếp Thị. 28 - 6 - 2014. Tại: http://thegioitiepthi.net/thoat-a-nhap-au/
    2. Nguyễn Khánh Trung. (2013). Chín người mười ý và hình thức tổ chức xã hội. Tạp Chí Tia Sáng, số 5, 05 - 03 - 2013. Tại : http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=6181&CategoryID=42
    3. Nguyễn Khánh Trung. (2012). Ông Tây phân làn và bài học người con dành cho cha. Vietnamnet. 06 - 07 - 2012. Tại: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/79431/ong-tay-phan-lan-va-bai-hoc-nguoi-con-danh-cho-cha.html
    4. Nguyễn Khánh Trung. (2012). Lợi ích, vai trò của phản biện trong xã hội và mục tiêu của giáo dục. Lamhongnet. 19 - 06 - 2012. Mời đọc tại:http://blog.yahoo.com/_HGCT6CNKZZ6O2TPM3IZMMZQ5HQ/articles/274745/index
    5. Nguyễn Khánh Trung. (2012). Mong khoa học xã hội được như Viện Toán cao cấp. (bài trả lời phỏng vấn với phóng viên Hương Giang). Vietnamnet. 6 - 2 - 2012.
    6. Nguyễn Khánh Trung. (2008). Lỗi của giáo dục đến từ những mâu thuẫn bên ngoài, Tiếng Vọng Trẻ, 09 – 12 – 2008.
    7. Nguyễn Khánh Trung. (2008). Lỗi của giáo dục đến từ những mâu thuẫn bên ngoàiTiếng Vọng Trẻ, Ngày 09 – 12 – 2008.
    8. Nguyễn Khánh Trung. (2008). Tham nhũng – nhìn từ góc độ xã hộiTuổi Trẻ Cuối Tuần, 22 – 01 -2008.
    9. Nguyễn Khánh Trung. (2007). Môi trường cho trí thức phát triểnVietnamnet, 16 – 01 – 2007.
    10. Nguyễn Khánh Trung. (2007). Trật tự giao thông phải được xem xét từ mặt xã hộiVietnamnet, 25 – 01 – 2007.
    11. Nguyễn Khánh Trung. (2007). "Những cảm nghĩ sau một chuyến hồi hương"Vietnamnet, 14 – 12 – 2007.
    12. Nguyễn Khánh Trung. (2007).  Nhận định chất lượng đào tạo sau đại học tại Việt Nam: cần khách quan và khoa học! Tiếng Vọng Trẻ, 04 – 12 – 2007.
    13. Nguyễn Khánh Trung. (2005). Những cuối tuần bán thiệp Noel tại PhápNetcodo, 11- 01 – 2005.

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty Re: TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 11:26 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty Re: TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 11:27 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty Re: TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 11:28 pm

Một trắc nghiệm xã hội học bất ngờ – Nguyễn H.V. Hưng
by NPV • 09/04/2015
Chiều nay 8/4/2015, tôi có ba tiết dạy Đại số Tuyến tính cho lớp Cử nhân Tài năng Toán – ĐH KHTN Hà Nội. Bắt đầu giờ giảng, tôi bỗng có hứng làm một trắc nghiệm xã hội học. Tôi hỏi: Các em có biết Trần Đức Thảo là ai không? Tất cả 14 sinh viên của lớp, nam thanh nữ tú, vốn được xếp vào hàng tinh hoa nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay, nhìn nhau, lúng túng. Một lúc sau, chừng hai, ba bạn cùng trả lời: “Có lẽ Trần Đức Thảo là con Trần Đức Lương”!

Tôi đã hình dung ra cảnh không một sinh viên nào biết Trần Đức Thảo. Nhưng quả thật tôi không đủ trí tưởng tượng để tiên liệu một câu trả lời… bất ngờ đến thế.

Tôi nói với các bạn sinh viên: Rất có thể chỉ 5 năm nữa thôi, sẽ không một ai còn nhớ đến Trần Đức Lương. Nhưng sẽ tồn tại lâu dài với lịch sử một Trần Đức Thảo rực rỡ, với tư cách nhà triết học Việt Nam duy nhất, cho tới ngày hôm nay, được thế giới ngưỡng mộ. Đó là một trong những giáo sư hàng đầu của Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân của chính Đại học mà các bạn đang theo học.

Thấy các sinh viên có vẻ băn khoăn về vế thứ nhất trong hai vế của đoạn trên, tôi hỏi các bạn ấy: Hãy lấy nhà Nguyễn làm một ví dụ. Sau Nguyễn Ánh, các em có biết tên thật của bất kỳ ông vua Nguyễn nào khác, từ Minh Mạng, đến Thiệu Trị, Tự Đức… hay không? Câu trả lời dường như chắc chắn là không. Chẳng những “không” đối với các em, mà còn “không” đối với hầu hết người dân Việt Nam.

Tôi cũng nhân dịp này kể cho các bạn sinh viên vài nét chấm phá về số phận vinh quang và cay đắng Trần Đức Thảo.

Đêm về, khó ngủ. Bèn ghi lại trắc nghiệm xã hội học hôm nay!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty Re: TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jul 26, 2015 8:57 am

GIỚI THIỆU VIỆN IRED
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), gọi tắt là “Viện IRED”, là một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Hoạt động của Viện IRED bao gồm: Nghiên cứu, Đào tạo, Xuất bản, Hội thảo và các hoạt động cộng đồng; trong đó, hoạt động Nghiên cứu đóng vai trò là hoạt động trọng tâm của Viện
Sứ mệnh

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu giáo dục và các hoạt động phát triển năng lực cho các tổ chức và cá nhân nhằm góp phần vào công cuộc canh tân nền giáo dục Việt Nam và các nước, vì một nền giáo dục khai sáng và một xã hội văn minh”.
Hoài bão

Trở thành một viện nghiên cứu giáo dục của Việt Nam có uy tín quốc tế”.
 
TÔN CHỈ 

Phi lợi nhuận
Mọi hoạt động của IRED đều vì mục tiêu phát triển giáo dục và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nếu IRED có được bất kỳ khoản "lợi nhuận" nào từ hoạt động của mình thì toàn bộ số lợi nhuận đó sẽ được dùng để tái đầu tư cho các hoạt động của IRED.
Phi chính phủ
IRED không chỉ là một tổ chức "phi lợi nhuận", mà còn là một tổ chức "phi chính phủ", hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.
Độc lập
IRED độc lập trong quá trình triển khai các hoạt động và thực hiện các dự án/đề án nghiên cứu của mình hay các dự án/đề án nghiên cứu mà mình tham gia. Các ý kiến hay kết quả nghiên cứu do IRED đưa ra hoàn toàn dựa vào sự khách quan, tính minh bạch và cơ sở khoa học, chứ không bị ảnh hưởng hay chi phối bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào.
Hợp tác
Dù "độc lập", nhưng IRED chủ trương không "đối lập", mà rất "hợp tác". IRED sẽ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, trong công lập và ngoài công lập… để triển khai các hoạt động của mình (đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục). IRED là “ngôi nhà chung” của các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần có cùng tâm huyết với giáo dục, cùng quan điểm và mục tiêu giáo dục với Viện và các Thành viên của Viện.
Khai minh
Mọi hoạt động của IRED đều hướng tới một nền giáo dục khai sáng, khai minh, khai phóng, hiện đại và tiến bộ cho Việt Nam và các nước. IRED sẽ không triển khai các hoạt động hay tham gia vào các hoạt động đi ngược lại chủ trương này.
 
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
I - Tín thực (Integrity)
Tín thực, đáng tin được xem là giá trị nền tảng trong mọi hoạt động của IRED và là phẩm chất cơ bản của mọi thành viên IRED.
R - Tôn trọng (Respect)
Mọi thành viên của IRED đặt sự tôn trọng con người lên đầu trong mọi hành xử của mình. Và mọi thành viên của IRED ý thức được rằng mình cần phải tôn trọng mọi người để nhận được sự tôn trọng của người khác. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp của IRED cũng được thể hiện qua việc "tôn trọng sự khác biệt", nhất là sự khác biệt khi tranh luận về chuyên môn.
E - Xuất sắc (Excellence)
IRED tự đề ra các tiêu chuẩn cao và mục tiêu cao cho mọi hoạt động của mình. Mọi thành viên IRED không ngừng phấn đấu để đạt đến sự hoàn thiện cao nhất và hiệu quả cao nhất trong mọi công việc mà mình phụ trách hay triển khai.
D - Cống hiến (Dedication)
IRED là một tổ chức hoạt động vì sứ mệnh của mình và luôn hướng đến lợi ích của những đối tượng mà mình phục vụ. Mỗi thành viên IRED đều làm việc tận tụy và hết mình vì lẽ sống của chính mình và vì sứ mệnh của IRED.
 
VÌ SAO VIỆN IRED RA ĐỜI?
Giáo dục luôn đóng vai trò trọng yếu trong sự hưng vong của mọi quốc gia, mọi xã hội. Mấy chục năm nay, giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi, nhiều cải tiến và cũng có những thay đổi tốt hơn. Nhưng nhìn chung, dư luận (bao gồm cả nhà nước, lẫn người dạy, người học và xã hội) đều chưa hài lòng với chất lượng giáo dục. Nhìn vào dư luận mấy chục năm nay thì có thể thấy hầu như nhà nhà phê phán giáo dục, người người chỉ trích giáo dục, đâu đâu cũng nói về giáo dục, cùng bàn về giáo dục…
Và việc góp phần làm giáo dục tốt hơn lên không phải là trách nhiệm của riêng ai (chẳng hạn như giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về thực trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay; hiểu đầy đủ hơn và rõ ràng hơn về các nền giáo dục tiến bộ của các quốc gia phát triển; đưa ra các giải pháp thiết thực và khả thi cho quá trình/chiến lược cải tổ giáo dục; triển khai thực hiện các giải pháp đó…). Bất kỳ một người Việt Nam nào, bất kỳ một tổ chức Việt Nam nào có khả năng góp sức và muốn góp sức mình cho giáo dục thì đều có thể tự nhận trách nhiệm và tự đặt lên vai mình.
Ngoài ra, bất cứ nền giáo dục nào của bất kỳ quốc gia nào, nếu muốn thành công thì cũng cần phải dựa trên một chiến lược phát triển giáo dục dài hạn và khả thi, và chiến lược này phải được xây dựng trên nền tảng của những nghiên cứu khoa học đầy đủ và nghiêm túc. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Đó cũng chính là lý do vì sao Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) được ra đời. Sự ra đời của IRED (cũng như sự hình thành và phát triển của các viện nghiên cứu khác) sẽ góp phần vào tiến trình cải cách và phát triển giáo dục Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu giáo dục đa dạng của mình. Và đồng thời, sự ra đời của Viện IRED cũng sẽ mở ra thêm các diễn đàn, chương trình trao đổi giữa các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách (trong và ngoài nước) nhằm phát triển năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu để tăng cường “sức mạnh” cho hệ thống giáo dục và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho những thay đổi tích cực trong xã hội.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

TS Nguyễn Khánh Trung Empty Re: TS Nguyễn Khánh Trung

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết