TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tình già - cathaibai.com I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
luck (220)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 
Admin (156)
Tình già - cathaibai.com I_vote_lcapTình già - cathaibai.com I_voting_barTình già - cathaibai.com I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tình già - cathaibai.com

2 posters

Go down

Tình già - cathaibai.com Empty Tình già - cathaibai.com

Bài gửi  TLT Sun Feb 20, 2011 8:30 am

Dọc tren cathaibai.com

TÌNH GIÀ

Tình già - cathaibai.com Tinh_gia_226

Nắm tay,
chốn cũ tìm về
cỏ may đan lối, đam mê muộn màng...

Như loài chim biển,
đi hoang.
Tương tư ốc đảo
ngỡ ngàng phố xa.
Bay về,
vượt bão phong ba,
chết trong đáy mắt
thật thà,
Dấu xưa.

Tiếc gì hôm ấy trời mưa
Tiếc gì đêm ấy ta chưa một lần
Để rồi em mãi băn khoăn
Yêu nhau chưa đủ họa hoằn lắm sao ?

Chiều nay ,
mây lại giăng cao
Nếu không,
ta cũng gom vào tóc em.
Để bàn tay nối dài thêm,
tóc mây thưở nọ,
...... môi mềm hương xưa !

Happy Valentine's Day !
PN



Tác giả: PN
TLT
TLT

Tổng số bài gửi : 2017
Join date : 24/10/2010
Age : 55
Đến từ : Tổ 11 - Ph Nghĩa Chánh - TP Quảng Ngãi

Về Đầu Trang Go down

Tình già - cathaibai.com Empty Re: Tình già - cathaibai.com

Bài gửi  hatinhve Mon Feb 21, 2011 3:33 pm

Phan Khôi và “sinh nhật” Tình già
(TT&VH) - Hôm nay (6/10) là ngày sinh nhật lần thứ 121 của Phan Khôi (6/10/1887) - người mở đầu cho phong trào Thơ mới với bài Tình già (1932). Từ lâu, người ta mặc nhiên thừa nhận công lao khai phá mở đường trong phong trào Thơ Mới của ông qua bài này mà ít thấy có dịp giải thích, thông diễn kĩ càng ngay chính bản thân bài thơ, và lí do sâu xa nó tác động lên cả một thời kì văn học. Bài Tình già đã ra đời gần 80 năm, cần được giải mã, nhất là con số 24 ở ngay câu đầu tiên.
TT&VH xin giới thiệu một cách hiểu khá đặc biệt về bài "Tình già" của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn, người vừa tặng hơn 18 ngàn cuốn sách cho Viện Nghiên cứu Xã hội sau nhiều năm sống ở Canada.
Tình già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:
- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;
Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thuỷ chung?”
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!
Ôn chuyên cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi
(Phụ nữ tân văn, 10/3/1932)

Hai chữ “tình già”
“Tình già”, nếu hiểu là tình của người già thì có điều khiên cưỡng. Tác giả lúc đó mới 45 tuổi, chưa thể gọi là già. Nếu hiểu là tình xưa nghĩa cũ, như trong thành ngữ “Tình non, tình già” thì đây là một lời bộc bạch riêng tư, rất trái với cá tính và toàn bộ sáng tác của Phan Khôi. Có lẽ cách hiểu hay nhất là mượn chủ đề tình cảm trai gái để nói về một chuyện lớn lao, sâu xa hơn - về một mối cựu tình của chính tác giả, đại diện cho cả xã hội.
Câu mở đầu là mấu chốt của bài thơ và cung cấp cho ta chìa khóa giải mã. Bài thơ xuất hiện năm 1932, trừ đi 24 năm, ta có năm 1908. Đó là năm gì? Trong cuộc đời Phan Khôi năm đó không có một dấu vết về tình ái. Ông ra Huế thi Hương năm 1905 và rớt cử nhân, chỉ được xếp vào hạng tú tài. Đến năm 1913 Phan Khôi mới kết hôn, và cũng là một hôn nhân môn đăng hộ đối trong cùng lớp nhà Nho có tinh thần yêu nước. Nhưng về mặt lịch sử, xã hội, năm 1908 là năm bản lề của Việt Nam. Hai sự kiện nổi bật là:
1) “Đông Kinh nghĩa thục” được phép mở cửa ở Hà Nội năm 1907 thì cũng bị đóng cửa ngay cuối năm đó, kéo qua cả năm sau. Phan Khôi tích cực tham gia vừa giảng dạy chữ Nho, vừa học tập tiếng Pháp và văn minh phương Tây trong phong trào này. Pháp cũng điều đình với Nhật để trục xuất những du học sinh Việt Nam trong phong trào Đông du do Phan Bội Châu chủ xuớng.
2) “Trung kì dân biến” tức cuộc biểu tình chống sưu thuế công khai, ôn hoà, bất bạo động do các nhà Nho yêu nước mở ra ở các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An… (Quảng Nam) vào năm 1908 rồi lan ra khắp miền Trung và bị Pháp đàn áp khốc liệt. Phan Khôi tham gia hết mình trong cuộc vận động quần chúng đầu tiên của Việt Nam này, và soạn thảo những bài vè cổ động như “Dân Quảng Nam xin sưu”, “Dân quạ đình công”... Tất cả đồng chí của ông đều bị đàn áp, tù tội. Thầy dạy của ông là Trần Quý Cáp bị chém ngang lưng tại Nha Trang. Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu La - Nguyễn Thành và nhiều nhân sĩ khác bị tù đày. Năm này là bước ngoặt trong chí hướng của Phan Khôi. Từ đây ông đoạn tuyệt với nền cựu học của nho sĩ và quyết liệt không đội trời chung với thứ văn minh “khai hóa” giả trá của người Pháp.
Hai chữ “đôi ta”
“Đôi ta” đây nếu không hiểu là trai gái thì chỉ có thể giải thích là xã hội phong kiến cũ và xã hội Duy tân mới, là cựu học và tân học, cụ thể hơn nữa là phương tiện giáo dục và truyền thống từ chữ Nho sang chữ abc (chữ Quốc ngữ). Thương nhau thì vẫn mặn mà nhưng không thể lấy nhau làm vợ chồng ăn đời ở kiếp được; cho nên tình trước có mà sau phải phụ bạc. Tương tự như câu Nguyễn Du mô tả mối tình Kiều nhớ Kim Trọng: “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng / Dẫu lìa ngó ý còn vừa vương tơ lòng”. “Sớm liệu mà buông nhau” là sự tuyên bố đoạn tuyệt. Chữ “sớm” này thật là bắt đúng tinh thần của thời đại. Chỉ 2 năm sau là Nhất Linh viết tiểu thuyết Đoạn tuyệt đăng trên tuần báo Phong hoá (1934); và sau đó Vũ Đình Liên khóc cho hình ảnh Ông đồ (1936).
Đoạn tuyệt là đề nghị của tân học – duy tân, trách phụ bạc là năn nỉ của cựu học với ý hệ Nho giáo mà xương sống là guồng máy quan lại qua khoa cử và trí thức qua chữ Nho. Quan trọng nhất ở đây là lập luận: “Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng…”. Chữ Nho là ngoại lai, hơn nữa lại là công cụ đồng hóa của ngàn năm Bắc thuộc, về cấu trúc có những điểm đi ngược với tinh thần tiếng Việt (như tiếng bổ nghĩa đặt trước). Nhưng mối “nhân ngãi” lâu đời năm đó không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của thời đại và sống còn của đất nước cho nên Phan Khôi đề nghị chia tay, không còn “tính chuyện thuỷ chung” nữa. Sau này Phan Khôi soạn Chương dân thi thoại (1936) và Việt ngữ nghiên
cứu (1956) là trong nỗi canh cánh với ngôn ngữ dân tộc mà ông đeo đuổi suốt đời dù nức tiếng là nhà Nho kiệt xuất cả nước, hơn xa nhiều vị khoa bảng cử nhân tiến sĩ khác.
24 năm tức là gần ¼ thế kỉ đã qua đi kể từ cái năm 1908 đó, “Tình cờ đất khách gặp nhau” - tình cờ vì đây là sự trọng vọng của hai ông bà Nguyễn Đức Nhuận và Cao Thị Khanh biệt đãi, trả 100 đồng cho 4 bài viết mỗi tháng, “tức là hơn lương công chức ngạch cao cấp cỡ huyện, phủ”, khi ông làm chủ bút cho tạp chí Phụ nữ tân văn. “Ôn chuyện cũ” là để biết cái mới (ôn cố tri tân) – “liếc đưa nhau…” là tiễn biệt, những “con mắt còn có đuôi” tức không phải thiếu cảm tình lưu luyến.
Tình già xét ra không phải ngẫu nhiên mà có những căn cơ sâu rộng trong lịch sử xã hội cũng như bản thân con người cách mạng ở Phan Khôi. Phong trào Thơ mới phải vinh dự có người mở đầu như thế!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn

Theo http://thethaovanhoa.vn/133N2008100609486856T0/phan-khoi-va-sinh-nhat-tinh-gia.htm
hatinhve
hatinhve

Tổng số bài gửi : 181
Join date : 30/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết