TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Hãy nói lời xin lỗi I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
TLT (2017)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
letansi (1008)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
pthoang (257)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
luck (220)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 
Admin (156)
Hãy nói lời xin lỗi I_vote_lcapHãy nói lời xin lỗi I_voting_barHãy nói lời xin lỗi I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Hãy nói lời xin lỗi

Go down

Hãy nói lời xin lỗi Empty Hãy nói lời xin lỗi

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Mar 08, 2011 10:24 pm

Chủ Nhật, 27/02/2011, 05:03 (GMT+7)

Hãy nói lời xin lỗi

TT - Sống ở VN, nhiều lần tôi bị hụt hẫng trong những tình huống chỉ nhận được những cái ngoảnh mặt làm ngơ, sự im lặng thay vì lời xin lỗi làm dịu lòng.
Tuần trước trên đường đi ăn tiệc, tôi đã tấp vào một trạm xăng bên đường để đổ xăng. Nhân viên trạm xăng vô ý bơm quá đầy và làm xăng văng vào áo mới tôi đang mặc. Quá bất ngờ tôi không còn nói được gì, chỉ nhìn chằm chằm vào mặt anh ấy.
Người nhân viên lúc đó cũng không nói gì và vờ làm ngơ, chăm chăm đổ xăng cho xe khác. Tôi cảm thấy thật sự giận dữ và bối rối, tại sao anh ấy không nói lời xin lỗi?
Lần khác khi ăn phở, tôi tình cờ phát hiện miếng nilông nhỏ trong tô phở. Khi tôi nói chuyện này với người phục vụ và quản lý quán phở, họ chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Sau đó, họ mang cho tôi một tô phở khác nhưng chẳng buồn nói xin lỗi hay tỏ vẻ hối tiếc.
Với thái độ dửng dưng của nhân viên phục vụ và người quản lý, tôi chẳng muốn ăn nữa, chỉ tính tiền ra về và tự hứa sẽ không bao giờ trở lại quán phở đó nữa. Tôi tự hỏi không biết nhân viên trong quán phở có cùng nhau xem xét lại tai nạn nói trên để rút kinh nghiệm?
Nhiều năm sống ở VN, tôi nhận thấy người Việt không muốn thừa nhận mình sai và nói lời xin lỗi. Mặc dù rõ mười mươi là lỗi của mình, họ cũng chỉ phản ứng bằng cách im lặng, lảng tránh, thậm chí cãi lại thay vì thú nhận lỗi lầm của mình trước mặt người khác.
Tôi đã vướng vào một vụ đôi co vì đối phương không muốn nhận mình đã sai. Lần đó tôi đi bệnh viện và phải điền đơn bảo hiểm để được miễn giảm khi thanh toán. Mặc dù tôi đã điền đơn rồi nhưng nhân viên ở quầy cứ khăng khăng là tôi chưa làm.
Sau đó tôi phát hiện cô nhân viên vô tình để quên đơn tôi đã điền đâu đó. Tại sao cô ấy phải tranh cãi với tôi thay vì thừa nhận mình đã làm mất đơn, rồi nói lời xin lỗi và nhẹ nhàng đề nghị tôi điền đơn lại?
Từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi nói lời xin lỗi khi làm điều gì sai. Ngược lại, họ cũng xin lỗi tôi khi họ sai. Tôi lớn lên trong môi trường mà mọi người nói lời xin lỗi để bày tỏ sự quan tâm, tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Thật vậy, dạy xin lỗi phải được bắt nguồn từ gia đình, nhà trường. Thế nhưng theo tôi thấy ở VN, nhiều người lớn luôn muốn chứng tỏ mình đúng và ít khi xin lỗi trẻ nhỏ. Như vậy thì làm sao làm gương cho trẻ và dạy trẻ thói quen nói xin lỗi?
Tôi công nhận đây là do sự khác biệt văn hóa mà gốc rễ, theo tôi, có thể là nỗi sợ mất mặt của người Việt. Ở phương Tây chúng tôi cũng coi trọng thể diện của mình nhưng không đến nỗi giả vờ, làm ngơ sai phạm của mình để tổn thương người khác.
Theo tôi, không có gì xấu khi lầm lỗi và nói lời xin lỗi vì mọi người thường đứng lên từ sai lầm của mình và của người khác nữa. Biết nhận lỗi sẽ làm quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy thử tưởng tượng nếu có va quẹt trên đường và một hoặc hai bên nói xin lỗi trước thì sẽ không có những vụ tranh cãi, làm tắc nghẽn giao thông. Trong công ty, thay vì đổ lỗi cho nhau thì hãy mạnh dạn thừa nhận lỗi của mình để quan hệ đồng nghiệp tốt hơn, công việc trở nên thuận lợi hơn.
Nếu bạn làm điều gì sai, hãy nhìn nhận và nghĩ xem lần sau bạn làm tốt hơn bằng cách nào. Né tránh lỗi lầm của mình hay đổ cho người khác càng làm bạn mất mặt hơn với nhiều người.
ALISON R. BISHOP (người Mỹ) - PHƯƠNG THÙY ghi


Ý KIẾN BẠN ĐỌC


Chuyện thường ngày
28/02/2011 2:21:06 CH
ALISON R. BISHOP hẳn phải còn “hụt hẫng” nhiều vì sự khác biệt giữa văn hóa nước bạn và Việt Nam. Những ví dụ bạn đã đưa ra là những câu chuyện thường ngày ở Việt Nam, nó quen thuộc cũng như người Việt ăn cơm vậy. Trong ba trường hợp bạn đưa ra thì chỉ có chuyện “đổ xăng” là đáng đồng tiền bát gạo chớ “đổi tô phở” hoặc “điền lại đơn” lại chẳng có gì đáng bàn.
Theo những gì mà ALISON R. BISHOP đã gặp và từng chứng kiến, tôi nghĩ bạn không phải lạ nước lạ cái đối với Việt Nam. Có điều, cũng là người nước ngoài nhưng HIRASAWA AYAMI hiểu Việt Nam hơn bạn một chút. (http://tuoitre.vn/Ban-doc/Trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai/420655/Nguoi-Viet-hieu-ngam-rat-hay.html), có lẽ bạn ấy là người Nhật – cũng là người châu Á chăng.
Cứ như cách mà ALISON R. BISHOP đã hình dung thì người Việt Nam không sớm dạy cho trẻ em những từ như “xin lỗi” hoặc “cảm ơn”. Nhưng như vậy là bạn đã lầm. Trẻ em Việt Nam chưa nói được thì phải “ạ” để cảm ơn người khác kia mà. Theo tôi biết thì ở Mỹ đi bộ đụng người khác một cái là phải “sorry”, những trường hợp nặng hơn thì phải “so sorry” – nó như là câu cửa miệng mỗi khi gặp phải chuyện gì không như ý. Và khi người Mỹ thọ ơn, nhẹ nhàng thì “thank you”, trang trọng hơn thì thêm “very much”.
Ở Việt Nam thì cũng có cảm ơn và xin lỗi, có điều “xin lỗi” thì nặng nề hơn “cảm ơn” rất nhiều. Người Việt Nam có thể thỏa mái cảm ơn nhưng không thể vô tư xin lỗi. Đó là khác biệt về văn hóa, và trong khuôn khổ một bài góp ý thì chưa thể nói sâu hơn. Người Việt Nam ra nước ngoài, các bạn ALISON R. BISHOP, HIRASAWA AYAMI và những bạn khác đến Việt Nam, theo tôi, cái đầu tiên phải chú ý là sự khác biệt về văn hóa. Mỗi nền văn hóa, nhìn trên những khía cạnh, những quan điểm đạo đức khác nhau thì lúc nào cũng có cái hay và bao gồm trong đó là cái chưa hay. Nhưng mà điều chúng ta luôn luôn có thể làm được là tìm hiểu nên văn hóa của nước mà chúng ta đến. Một trong những cách để tìm hiểu văn hóa là tiếp xúc với người dân bản xứ và va chạm với cuộc sống đời thường ở đó.
PHAN HOÀNG PHÚC

Nên làm gương cho trẻ để sau này cháu dễ nói từ Xin Lỗi
28/02/2011 12:07:14 CH
Tôi học từ Xin Lỗi không từ nhà trường mà từ ngoài xã hội: Khi chạy xe ngoài đường ai đó vô tình cọ quẹt xe tôi, chỉ cần người đó quay sang gật đầu hay giơ tay (tỏ ý xin lỗi) thì tự dưng tôi hết bực bình và mỉm cười với họ. Và tôi tự nhủ rằng khi mình mắc lỗi với ai đó thì mình cũng tỏ thái độ và nói lời xin lỗi họ để mình cảm thấy được thanh thản mà họ cũng thấy vui. Rồi khi tôi có gia đình, mỗi lần tôi có lỗi hay làm ông xã bực mình thì tôi đều nói "Em xin lỗi".
Nhưng khi ông xã có lỗi với tôi thì anh ấy lại chẳng bao giờ nói lời xin lỗi, lúc ấy tôi rất bực mình và nghĩ nếu như anh nói lời xin lỗi thì tôi sẽ hết giận anh ngay thay vì tôi giận 2-3 ngày và rồi còn trách móc nữa. Vậy là tôi góp ý với anh rằng: "Tại sao em có lỗi thì em biết xin lỗi anh, còn anh có lỗi thì không biết xin lỗi em gì cả". Và kết quả thật mĩ mãn, đến tận bây giờ chúng tôi đã cưới nhau 10 năm rồi, mỗi lần anh ấy có lỗi đều nói "Anh xin lỗi" với tôi, lúc đó tôi chỉ răn "Anh đừng như vậy nữa nhé" và nguýt 1 cái dài (thương chứ không phải ghét). Các con tôi cũng học gương ba mẹ nên việc nói từ "Xin lỗi" không khó khăn gì.
BẠN ĐỌC

Lời Xin Lỗi
28/02/2011 11:50:20 SA
Rất đồng tình với tác giả bài viết. Tôi còn nhớ lúc còn ở VN, có vài lần tôi va chạm xe với mấy người đi ngược chiều trên đường một chiều, không những họ không biết lỗi của họ mà còn chửi bới và còn đòi đánh tôi nữa, tệ hại hơn nữa là trong số đó có cả phụ nữ. Nói thiệt tình là giờ này mỗi khi nghĩ về VN tôi thấy buồn nhiều hơn vui vì có quá nhiều những điều xấu nhưng không được cải thiện.
ĐỨC VÕ

Văn hóa ứng xử
28/02/2011 10:34:09 SA
Thân gởi tòa soạn và bạn đọc, xin đừng vội tự ái dân tộc khi tôi nói rằng, văn hóa, giáo dục, tư duy, tập quán và lối sống của người Việt Nam còn có quá nhiều bất cập, bảo thủ và lạc hậu. Ở trường lớp, ngoài chuyện bị nhồi nhét kiến thức thì học sinh, sinh viên chẳng được trang bị cho mình những kinh nghiệm, những kỷ năng sống thiết thực cũng như cách sống tích cực như độc lập và tự lập.
Trong gia đình, vì thiếu hiểu biết, thiếu ý thức hoặc do quá cảm tính, nhiều bậc cha mẹ thương yêu, nuông chiều, bảo bọc, bao che hay giáo dục con theo kiểu áp đặt một cách thái quá (con cái không được khuyến khích, hướng dẫn để làm quen và thích nghi với cuộc sống độc lập và tự lập ngay từ khi còn nhỏ).
Con cái đã trưởng thành nhưng họ vẫn tiếp tục bị các bậc cha mẹ gây áp lực, can thiệp vào bất cứ chuyện gì liên quan đến đời sống riêng tư của họ, chẳng hạn như việc chọn lựa nghề nghiệp, hôn nhân gia đình, sinh con đẻ cái, v.v… Từ đó, những đứa trẻ này khi lớn lên và ra đời dễ cảm thấy bỡ ngỡ, hụt hẫng, thiếu tự tin và sợ hãi trước những khó khăn, va vấp của cuộc sống, một số khác bị khủng hoảng tâm lý hoặc có nguy cơ trở thành những phần tử hư hỏng, vướng vào tệ nạn xã hội. Người Việt có quá nhiều nhược điểm, nhiều thói hư tật xấu, (tôi không cảm nhận được điều gì hay ho và cao cả để thế giới phải ngưỡng mộ cả), điển hình như: thiếu trung thực, thiếu uy tín, thiếu chuyên nghiệp, thiếu nguyên tác, thiếu kỷ luật, thiếu trật tự, thiếu tính phục thiện, bảo thủ, thực dụng, cẩu thả, khôn vặt, tráo trở, gian trá, tham lam, hay bắt chước, thích học đòi, thích khoe khoang, tự cao tự đại, ăn dơ ở bẩn, ăn tục nói khoét, văn hóa ứng xử nói chung rất thấp kém (một ví vụ nhỏ: rất ít khi nói lời xin lỗi hay nói tiếng cám ơn), v.v…
Trong xã hội Việt Nam, hàng ngày tôi chứng kiến nhiều thứ rất ngược đời. Một ví dụ nhỏ: Những việc cần quan tâm, chia sẻ như việc cứu giúp người giữa đường gặp nạn chẳng hạn thì đám đông vô cảm hoặc làm ngơ (sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi), những điều cần được tôn trọng như sinh hoạt, cuộc sống riêng tư của người khác thì lại lắm chuyện soi mói, gièm pha hay đâm chọc qua lại này nọ (trong gia đình hay trong sinh hoạt bà con xóm giềng).
Những bất cập, những điều tồi tệ trong nền văn hóa, giáo dục của Việt Nam là chuyện đáng báo động, tôi nghĩ, toàn xã hội cần nhìn nhận lại mình một cách công tâm để sớm tìm giải pháp khắc phục và cải thiện. Đừng tiếp tục bảo thủ, chống chế, tự ru ngủ mình, kêu gào những âm thanh chói tai về sự tự hào, tự tôn dân tộc.
NGUYỄN VIỆT

Xấu hổ
28/02/2011 8:24:54 SA
Đọc bài viết của ông ALISON R. BISHOP và các ý kiến bạn đọc, tôi chẳng có cảm gíác nào hơn là rất xấu hổ, bức xúc và thành thật xin lỗi ông!
HUYENTRANPRU

Xin lỗi và cám ơn
27/02/2011 11:19:33 CH
Tôi đồng tình với tác giả. Đúng là ở Việt Nam thật hiếm khi thấy mọi người nói lời xin lỗi và tiếng cám ơn, có chăng cũng là số ít trong các môi trường văn hóa như trường học, công ty,... Tôi đã nhận thức được mình cần phải nói "xin lỗi" khi có lỗi (và nhiều khi không có lỗi) và "cám ơn" khi ai đó giúp mình điều gì. Từ khi còn bé, lúc thầy chủ nhiệm lớp 5 của tôi dạy rằng "Là con người, chúng ta cần phải biết nói tiếng xin lỗi và cám ơn". Câu nói trong trí óc trẻ thơ chắc nghe có vẻ bình thường, nhưng không hiểu sao tôi lại nhớ như in và cũng từ ngày đó, tôi tập dần cho đến tận hôm nay. Hãy đặt mình vào trường hợp mình là người được xin lỗi và được cám ơn sẽ thấy vui như thế nào khi người đối diện nói với mình như thế. Tiếng xin lỗi và cám ơn có thể xua tan hờn giận, làm cho người và người được gần nhau hơn, dễ tha thứ cho nhau hơn. Bây giờ tôi là một giảng viên của một trường Cao đẳng. Tôi vẫn thường nói với học trò mình khi lên lớp: "Chúng ta ít khi biết nói xin lỗi và cám ơn, hãy tập dần từ hôm nay vì nó là nét đẹp, là văn hóa".
TRỌNG THỨC

Đức tính tự trọng
27/02/2011 11:09:42 CH
Ước mong sao con em chúng ta được học thật tốt đức tính tự trọng ngay từ ngày đầu tiên đến với mầm non mẫu giáo. Lễ độ không phải khép nép gập người hay sợ hãi lảng tránh dể rồi trong cả cuộc đời ghi lại ấn tượng "tránh xa còn hơn lại gần", làm hòa và thân thiện với nhau không chỉ có lời cám ơn hoặc một lời xin lỗi mà trong lòng mỗi người phải có tính vị tha, công bằng bác ái. Chúng ta sẵn sàng tha thứ cho nhau với những lỗi lầm nho nhỏ và luôn tin tưởng vào sự công bằng của luật pháp xã hội khi mọi sự khó xử phải cần đến cửa quan tòa. Việc dạy các em ngay từ lớp vỡ lòng cách ăn nói nhẹ nhàng vui vẻ đến phong cách xếp hàng nhanh, gọn nhẹ, trật tự rất cần thiết vì nó sẽ tránh được cho các em khi lớn lên không bị lạm dụng "lạm dụng chen lấn xô đẩy để làm bậy". Tại sao chúng ta không học được tính thân thiện với mọi người không bằng cửa miệng, tiếng nói mà phải thực tế bằng sự thân thiện trên những bảng khẩu hiệu to hoặc nhỏ tùy theo từ gia đình đến xã hội.
TT

Xin lỗi
27/02/2011 8:20:57 CH
Tôi cũng là người Việt Nam nhưng có lẽ do hay tiếp xúc với người nước ngoài, nghe họ cám ơn, xin lỗi liên tục nên tôi cũng "nhiếm" thói quen đó. Tuy nhiên ở Việt Nam việc xin lỗi cũng chẳng dễ dàng gì. Ví dụ, cách đây vài ngày khi lùi xe máy tôi đã sơ ý chạm vào ống quần của một người đàn ông đang đỗ xe ngược lại, biết trời mưa nên xe khá bẩn tôi đã mỉm cười và xin lỗi mình vô ý, đổi lại tôi nhận được một cái nhìn khó chịu và khuôn mặt lạnh như băng, tôi cảm tưởng lời xin lỗi của mình rơi xuống nước. Hay một lần khác, vì tránh người khác vượt phải mà suýt va chạm với một chị đi xe máy đang xi nhan sang đường, sau câu xin lỗi của tôi là một tràng xối xả "con điên, mắt mù à?" vv và vv. Thực sự, ngoài việc ngại nói lời cảm ơn và xin lỗi, người Việt mình còn cần lắm cách đáp lại một cách văn minh lịch sự.
QUYNH CHI

Lời xin lỗii không khó nói!
27/02/2011 6:43:49 CH
Tôi đồng ý như bạn Ng Sơn Cao. Trong các trường hầu như không quan tâm dạy các em nói lời xin lổi khi mình phạm sai lầm 1 điều gì đó?! Theo tôi thì ngành giáo dục nên chú trọng dạy thêm các em biết nói lời xin lổi bất cứ ở đâu khi có lỗi (ngoài đường,nơi công cộng...). Như vậy thì dần các em sẽ biết nói lời xin lỗi và xã hội sẽ "có nhiều người biết nói lời xin lỗi". Rất mong.
BÙI THẾ TÀI

Né tránh xin lỗi là tự hạ thấp mình
27/02/2011 6:34:55 CH
Tôi thích cách nói của người Tây phương: "Tôi nợ anh 1 lời xin lỗi", tôi cho là (có thể ý kiến tôi do chủ quan) cách nói trịnh trọng ấy là để thể hiện sự biết lỗi chân thành chứ không nói "tôi xin lỗi" 1 cách hời hợt qua loa. Sai thì nhận và sửa chữa, điều đó mới chúng tỏ mình là người thẳng thắn, biết phục thiện và có trách nhiệm với mọi việc mình làm, mọi lời mình nói ra. Phạm lỗi (cho dù vô tình) mà không nhận và cố che giấu chỉ làm hạ thấp mình hơn. Người lớn tuổi hơn, ở vị trí cao hơn phạm lỗi mà không nhận hay không nói xin lỗi chỉ làm người thấp hơn mất lòng tin và đánh giá mình thấp, tuy đôi khi họ không nói thẳng ra.
Ở VN có 1 điều rất lạ là cha mẹ thường không chịu nhận lỗi và xin lỗi con khi họ sai, và lý luận rằng: "dù có sai cũng là cha mẹ, con cái không có quyền phê phán, trách móc". Như vậy là tạo cho con cái suy nghĩ người lớn có quyền làm sai và người nhỏ không đươc phép nói. Kiểu suy nghĩ ấy sẽ dẫn đến hậu quả gì, có lẽ ai cũng thấy. Tôi từng được biết 1 đứa bé có cha mẹ là Việt kiều, khi về VN thăm gia đình, bị bắt xin lỗi đã nói: "Con không làm gì sai, con không xin lỗi." {mà nó không làm gì sai thật, do người lớn làm sai). Nhiều người lớn đã bực mình vì câu nói ấy, trong khi tôi thầm khen cha mẹ nó đã không dạy con theo kiểu lý luận VN nói trên.
Về ý kiến của anh Nguyễn Cao Sơn, tôi xin thưa rằng 1 đưa trẻ lớn lên bị ảnh hưởng bởi 3 mặt: gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi không đồng ý là nhà trường không dạy các em xin lỗi, vì chính tôi là 1 giáo viên và tôi nghĩ dù không nói ra, bản thân thầy cô đã là tấm gương cho học trò rồi. Mỗi khi tôi viết sai 1 từ trên bảng, tôi đều thẳng thắn nói: "Xin lỗi các em, tôi viết nhầm từ này" và sửa lại. Có lần vì kẹt xe, tôi đến trễ vài phút, và câu đầu tiên tôi nói là ""Xin lỗi các em, tôi đến trễ vị bị kẹt xe". Tôi nghĩ không cần phải lên gân dạy các em "Khi làm lỗi em phải xin lỗi", các em chỉ cần nhìn việc nhận lỗi và xin lỗi của thầy cô là đủ rồi (Xin loại bỏ những trường hợp "con sâu" làm rầu nồi canh giáo dục, tôi chỉ nói những thầy cô có tâm huyết với nghề, số người này chắc không phải là ít.) Nhưng nếu gia đình không "dạy con từ thuở còn thơ", hoặc các em nhìn những tấm gương đen trong xã hội, đụng xe rồi bỏ chạy hay va quẹt rồi hung hăng đánh nhau lại thì sự làm gương của giáo viên chúng tôi có lẽ chỉ là hạt bụi.
Đó là chưa nói đến chuyện vai trò người giáo viên trong xã hội bị coi thường ("chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm") thì lời dạy của chúng tôi còn được coi trọng hay không?


Chưa Nhận Thức Được Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi
27/02/2011 6:27:41 CH
Tham khảo bài viết này của Deborah Tannen trên báo New York Times phát hành ngày 21 tháng 7 năm 1996 ̣để hiểu về sức mạnh của lời xin lỗi. Một điều mà không phải chỉ có người Việt Nam không biết mà là tất cả mọi người, những người coi thường về hai chữ rất đơn giản là "Xin Lỗ̉i". http://www9.georgetown.edu/faculty/tannend/nyt072196.htm
NGUYỄN THANH HIỆP

Sức mạnh của lời xin lỗi
27/02/2011 2:04:03 CH
Quả thật nhiều người xem lời xin lỗi là một kiểu tự hạ mình trước người khác cho dù ai phải ai quấy. Theo tôi, sức mạnh của một lời xin lỗi là nó có thể làm dịu đi một tình huống căng thẳng một cách diệu kỳ. Một cơn tức giận cho dù có lý hay vô lý đều dể dàng được xoa dịu bằng một lời xin lỗi đơn giản, qua đó đôi bên đều có thời gian tự trấn tỉnh, nhìn vào sự việc để tìm ra cách giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực.
LH

Dễ hiểu thôi
27/02/2011 1:24:40 CH
Vì là khách nuớc ngoài nên một số người không thạo ngoại ngữ sẽ ngại lên tiếng xin lỗi thôi. Có thể người bán phở hay người đổ xăng biết mình có lỗi và rất muốn xin lỗi nhưng ko đủ tự tin để nói. Ngôn ngữ là một rào cản mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
HOÀNG PHƯƠNG

Bộ mặt một con người đôi khi cũng nằm ở lời xin lỗi
27/02/2011 12:25:52 CH
Một sự thật rất rõ ràng rằng người Việt sợ mất mặt hay sợ bị ăn vạ. Quả thực như vậy. Tỏ ra hiền lành thường bị bắt nạt, đó là vấn nạn chung của một xã hội. Khi phần đông người dân có cùng 1 cách hành xử, thì phần nhỏ còn lại buộc phải đi theo đó. Tôi may mắn được gia đình hỗ trợ đi học xa nhà, quả thực có đi mới biết có những khác biệt. Tôi không so sánh khen người chê ta, tôi vẫn đếm ngược từng ngày để được trở về. Nhưng người dân nơi tôi sống khiến tôi phải suy nghĩ. Họ cảm ơn, họ xin lỗi dù những chuyện rất nhỏ, với nụ cười trên môi, khiến cho sự khó chịu bạn vừa phải trải qua quả thực tan biến ngay. Và bạn cũng muốn mỉm cười và rộng mở với họ. Hãy từ bi với cuộc sống và nghiêm khắc với bản thân. Điều tốt đẹp ở khía cạnh nào rồi cũng sẽ tới.
NGUYỄN HẢI HÀ

Hãy thay đổi từ trong nhận thức!
27/02/2011 12:09:41 CH
Khi đọc bài viết này, tôi thật sự cảm thấy xấu hổ. Mặc dù biết trong xã hội muôn màu muôn vẻ nhưng bản thân tác giả đã nhiều lần gặp phải tình huống tương tự thì không thể trách họ nghĩ rằng đó chính là một cách ứng xử của người Việt. Bản thân tôi là một người Việt Nam nhưng tôi nhận thấy rằng có lẽ ở những nơi văn minh nhất như những đô thị hiện đại lại chính là những nơi có cách ứng xử thiếu văn minh do cuộc sống bon chen vội vã, tranh đua giành giật mà đôi khi con người ta ứng xử thiếu đi sự tôn trọng và thương yêu. Lời xin lỗi đôi khi được nói ra không phải do bản thân mình có lỗi mà theo tôi nghĩ đó còn là sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, chứng tỏ mình là một người biết cách ứng xử.
Tôi nhận thấy rằng, để cho một con người biết nói hai chữ "Cảm ơn" và "Xin lỗi" cũng như hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong việc ứng xử hằng ngày thì phải được giáo dục từ lúc người đó còn nhỏ, trong nhà trường cũng như ở gia đình. Người lớn đừng cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm sống hơn thì điều gì mình làm cũng đúng và trẻ con lúc nào cũng sai. Con người luôn luôn muốn hoàn thiện chính mình vậy tại sao không tự nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân để sữa chữa và sống tốt hơn. Một con sâu làm rầu nồi canh.
Tôi nghĩ, những du khách nước ngoài đến Việt Nam để tham quan du lịch hay học tập làm việc, họ thật sự không thể có đủ thời gian để tiếp xúc với tất cả mọi người để mà hiểu rõ tất cả về chúng ta. Vậy tại sao ở những nơi văn minh hiện đại nhất, những nơi có thể gọi là bộ mặt của đất nước hay thậm chí chỉ là những nơi công cộng như bệnh viện, cây xăng, công sở,siêu thị... con người ta lại không thể ứng xử lịch sự với nhau để chứng tỏ là những người văn minh và có giáo dục???
PHAN THANH KIM ANH

Ngành giáo dục không dạy!
27/02/2011 11:52:09 SA
Xin lỗi là một từ khó nói, người Việt Nam rất ít khi dùng từ "xin lỗi" hay cảm ơn (không phải ai cũng vậy,nhưng đa số là thế), hai từ này rất ngắn nhưng hình như ít ai để ý đến và nó vô tình đánh giá bản chất của một con người. Thiết nghĩ điều này xuất phát từ phía dạy dỗ của gia đình và nhà trường không quan tâm đến lễ tiết nên hầu hết người Việt Nam ít dùng hai từ "cảm ơn" hay "xin lỗi".
NGUYỄN CAO SƠN

Tôi phải suy nghĩ khi nói "xin lỗi"
27/02/2011 11:36:14 SA
Tôi có cơ hội học tập ở một đất nước châu Âu. Năm qua về nước, khi đi trên đường một người lái xe máy song song với tôi bị loạng choạng tay lái. Theo phản xạ của người sống ở nước ngoài, và theo những gì tôi được gia đình dạy bảo, tôi xin lỗi người đó, cho dù thú thật tôi không nghĩ mình có lỗi gì khi làm cho anh ấy loạng choạng.
Tuy nhiên, đáp lại lời xin lỗi của tôi là một tràng những lời thô tục, hăm dọa, chửi rủa từ người thanh niên đó dành cho tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng nếu mình cứ lẳng lặng làm thinh như không có chuyện gì thì chẳng sao. Và từ đó tôi cũng nhận ra rằng người VN chẳng những không quen nói lời xin lỗi ai, mà còn không quen nghe ai nói lời xin lỗi. Bởi ai nói lời xin lỗi họ, họ biết rằng người đó "dưới cơ" họ và họ sẵn sàng sấn tới để chứng tỏ mình là kẻ "trên cơ".
Từ đó trở đi, tôi biết rằng "sống đâu quen đó", phải suy nghĩ cẩn thận khi nói lời xin lỗi ai, dù mình có lỗi thật. Thật đáng buồn.
PHAN THỊ CHÂU GIANG

Nhìn lại!
27/02/2011 11:02:42 SA
Xin đừng nhìn vài người bất hảo rồi phán xét người Việt như vậy. Trong xã hội có nhiều loại người, nhiều hạng người, có người tốt kẻ xấu, có người lịch sự và bất lịch sự. Bạn có nghĩ rằng mình đã đi được 1/4 đất nước mình chưa? Tôi nói những lời này chẳng để bênh vực người Việt mà muốn bạn thấy xã hội này muôn màu muôn vẻ. Tôi cũng mong rằng bạn hãy thông cảm cho thành phần bất hảo này vì mình được giáo dục tốt hơn họ.
DUY QUANG

Xin lỗi! Thật khó nói phải không?
27/02/2011 10:48:04 SA
Xin lỗi! Nghe thật dễ chiu và đầy cảm tình nhung hình như tôi rất ít khi được nghe khi ai đó làm gì có lỗi với mình. Mong rằng mọi người hãy đừng tiết kiệm lời xin lỗi của mình để cuộc sống này ngày càng tốt đẹp.
TRẦN QUỐC THANH

Người mở lời xin lỗi là người có lỗi sẽ bị "ăn vạ"
27/02/2011 10:21:31 SA
Tôi sinh ra và lớn lên ở thôn quê. Ở quê tôi, một khi có xảy ra chuyện này chuyện kia, cả hai bên đều rối rít xin lỗi nhau, ai cũng lựa những từ ngữ nhẹ nhàng để giành phần lỗi về phía mình, và xin phía bên kia bỏ qua. Và, ở cái làng quê thanh bình của tôi, hiếm khi nào xảy ra các cuộc cãi vả nơi công cộng (trừ trẻ con thôi). Năm 1995, tôi về thành phố học đại học và lập nghiệp. Trong một lần nọ, khi vào hẻm nhỏ, xe đạp của tôi và một xe máy đi ngược chiều va quẹt tay lái rất nhẹ. Tôi với bản chất nhà quê quay sang xin lỗi anh, thì anh chàng dân thành phố ấy dừng lại bắt tôi phải bồi thường. Sau một hồi phân bua, rằng chẳng có gì thiệt hại để mà bồi thường, và lỗi thì do cả 2 chứ không phải là do cá nhân tôi gây ra, thì anh chàng dân thành phố ấy dẫn chứng rất đúng: "Mày không có lỗi tại sao hồi nãy mày lại xin lỗi tao?".
Đó là bài học kinh nghiệm đầu tiên tôi học được khi sống ở một thành phố văn minh. Sau nhiều lần va chạm trong cuộc sống ở đô thị, dần dần, không biết tự bao giờ, thói quen "xin lỗi", "cảm ơn" của tôi bị biến mất. Và hiện nay, khi con tôi đang lớn, tôi đang dạy con tôi thói quen "đi thưa về trình, lời xin lỗi cám ơn luôn nằm ở đầu môi", thì bản thân tôi cũng phải tự thực tập lại cái thói quen đó, nhưng mà tôi vẫn sợ, sợ có ngày nào đó lại bị ăn vạ như thuở nào...
THIÊN PHÚ NGỘ

Xin lỗi và không mắc lại sai lầm cũ
27/02/2011 10:15:46 SA
Đôi khi thấy mình sai nhưng ngay lúc đó không thể nói nên lời, nhưng có lúc lại nói xin lỗi quá nhiều cùng 1 sai lầm mắc phải. Cách tốt nhất để nói lời xin lỗi là hạn hay đừng mắc sai lầm đó 1 lần nữa.
CACTUSNS

Người Việt không quen nói "xin lỗi", "cám ơn"?
27/02/2011 9:34:30 SA
Thói quen nói "xin lỗi", "cám ơn" của người Việt sống trong nước thường không được khuyến khích. Tuy nhiên khi người Việt ra nước ngoài, dần dần họ cũng có thói quen tốt này. Mong rằng các bậc phụ huynh trong các gia đình Việt trong nước nên làm gương để giáo dục con em mình.
HÙNG CHÂU

Đơn giản nhưng cần thiết
27/02/2011 9:13:56 SA
Hai từ "cảm ơn" và "xin lỗi" đang ngày càng ít đi trong giao tiếp của mỗi người. Điều đó khiến cuộc sống đôi khi trở nên nặng nề vì chuyện không đâu. Trong gia đình tôi, thói quen "cảm ơn" và "xin lỗi" vẫn được duy trì với các thành viên trong nhà. Hai từ đơn giản đó không giải quyết hết mọi vấn đề, nhưng nó giúp mỗi người tự ý thức được điều mình đang làm hơn.
ĐÔNG HÀ

Hãy nói xin lỗi
27/02/2011 9:05:22 SA
Tôi rất đồng cảm với tâm trạng của tác giả bài viết. Tôi là người VN nhưng phải nói là rất xấu hổ cho người Việt mình và rất rất buồn cho ý thức của người Việt. Tôi đã học tập tại Đài Loan 2 năm, tôi học rất nhiều về ý thức của họ. Tôi tự nhủ khi trở về VN, tôi sẽ áp dụng thế nhưng thực sự rất khó áp dụng được ý thức văn minh công cộng ở VN. Từ chuyện nhỏ là xếp hàng để mua đồ, xếp hàng thanh toán tại siêu thị, cách nói chuyện lịch sự, lời xin lỗi... Ở Đài Loan, nếu bạn không xếp hàng để thanh toán trong siêu thị mà chen ngang thì những người khác nhìn bạn như người ngoài hành tinh và sẽ có nhân viên siêu thị đến nhắc nhở. Lúc đó bạn cảm thấy rất là xấu hổ và không thể lặp lại hành động đó. Tôi chẳng hiểu nền giáo dục của VN như thế nào mà các trẻ em bây giờ chẳng biết nói "cám ơn", "xin lỗi", "dạ, thưa".
NGUYỄN BÍCH NGỌC

Xin lỗi
27/02/2011 8:02:50 SA
Đúng là chỉ 2 từ xin lỗi mà ít ai có thể nói ra được, tôi là người VN khi đọc bài viết này tôi thấy xấu hổ trước những hành động đó. Nếu ai cũng biết xin lỗi khi làm sai việc gì đó thì đất nước này sẽ đẹp biết bao. Tôi thành thật xin lỗi đến ông ALISONR BISHOP với những việc mà người VN đã làm ông buồn lòng. Xin lỗi ông!
THUY

2 tiếng nói làm thay đổi cả những hệ lụy
27/02/2011 7:06:19 SA
Cảm ở bạn Alison R. Bishop. 2 tiếng nói "xin lỗi" tưởng chừng như quá đơn giản nhưng tại sao mọi người không nhìn nhận khi mình vô tình (hoàn toàn vô tình) phạm phải. Một lời xin lỗi sẽ có thể làm thay đổi những hệ lụy có thể xảy đến, người được xin lỗi dù có tính côn đồ thế nào đi nữa cũng nhẹ lòng khi nhận được lời xin lỗi chân thành từ người vô tình phạm lỗi. Mong rằng xã hội chúng ta "ngày càng có nhiều lời xin lỗi" ... Có mất mát gì đâu các bạn nhỉ???
NGÔ CÔNG THÉP
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết