TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Phạm Ngũ Lão I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
TLT (2017)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
letansi (1008)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
pthoang (257)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
luck (220)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 
Admin (156)
Phạm Ngũ Lão I_vote_lcapPhạm Ngũ Lão I_voting_barPhạm Ngũ Lão I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Phạm Ngũ Lão

Go down

Phạm Ngũ Lão Empty Phạm Ngũ Lão

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Mar 08, 2011 11:40 pm

Phạm Ngũ Lão:
Danh tướng nông dân


Vương triều Trần, một vương triều với nhiều võ công hiển hách, có những đóng góp quan trọng về văn hiến trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Một trong những nét đặc sắc của triều Trần là việc xuất hiện những vị tướng văn võ song toàn ở mọi tầng lớp, mà người tiêu biểu nhất là Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng xuất thân từ tầng lớp nông dân.


Hoành sóc giang san cáp kỷ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)

Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255) tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng quân kiệt xuất của vương triều.

Sinh thời, hai ông đều mến mộ và kính trọng đức độ, tài năng của nhau. Phạm Ngũ Lão thoạt tiên là gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh tướng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Chính những ngày tháng được rèn cặp dưới trướng Quốc công đã giúp ông trưởng thành toàn diện, phát huy sở trường văn võ của mình để sau này trở thành vị tướng tài năng kiệt xuất.

Về việc xuất thân của ông đã trở thành huyền thoại dân gian, chàng trai làng Phù Ủng - Đường Hào thuở nhỏ đã có chí khí khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm.

Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng, Ngũ Lão đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ không biết quan quân trảy đến, một người lính dẹp đường quát mãi anh thanh niên vẫn cứ trầm tư bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, máu chảy đầm đìa, người lính không rút được giáo ra đang dùng dằng thì Hưng Đạo Vương lấy làm lạ hỏi đầu đuôi sự việc. Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Đức

Ông đã phát hiện đây sẽ là một vị lương tướng của triều đình, và sau này đúng là như vậy.
Có thể hiểu, sự xuất thân của Phạm Ngũ Lão không qua khoa cử mà đi bằng con đường đặc biệt là lọt vào con mắt xanh của vị thánh tướng triều Trần đã cho thấy cách chiêu mộ hiền tài phong phú của vương triều bấy giờ là phát huy sức mạnh toàn dân. Với tài năng bẩm sinh và chí hướng đúng đắn của mình, lại được đích thân Trần Quốc Tuấn rèn cặp, Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một trong những vị tướng xuất sắc nhất trong hai lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên - Mông. Sau này, khi phò tá ba đời vua Trần ông đã lập chiến công, nhiều lần đánh dẹp quân Ai Lao và quân Chiêm Thành cũng như các tù trưởng phản loạn nơi biên giới.

Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo Đại Vương gả con gái cho. Điều này rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Để làm được điều đó một cách thuận tình đạt lý, Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi. Chỉ riêng điều đó đã thấy sự nhìn xa trông rộng, phát hiện và trọng dụng hiền tài của Hưng Đạo Vương. Điều đó cũng khẳng định sự tiến bộ vượt bậc trong thuật dùng người hiền xuất thân từ tầng lớp bình dân để phát huy sĩ khí cả nước trong trị quốc và đánh giặc.

Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão, điều đó cho thấy ngay cả sử quan thời phong kiến luôn bảo vệ tôn thất nhiều khi thiên lệch đã khách quan nhìn nhận tài năng quân sự của ông, xếp ông vào hàng danh tướng bậc nhất, đã khẳng định vai trò vị trí của ông trong các võ công hiển hách của vương triều Trần.

Về các chiến công của ông, theo sử chép thì chủ yếu là trong các lần đánh dẹp Ai Lao và Chiêm Thành, nhưng thực ra, tài năng quân sự của ông đã được thể hiện và khẳng định nổi trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinh đánh quân Nguyên - Mông lần thứ hai.

Tháng 9 năm 1284, để đối phó với tình hình căng thẳng từ sức ép chiêu hàng của triều đình nhà Nguyên và sự lung lay giữa đánh hay hòa của nội bộ triều Trần, Trần Quốc Tuấn cho tổng duyệt các quân tại Đông Bộ Đầu để nâng cao sĩ khí toàn quân, củng cố tinh thần chiến đấu của các vua Trần. Trong cuộc đại duyệt ấy, Trần Quốc Tuấn đã cắt cử bố phòng và điều những tướng tài giỏi nhất lên các mặt trận quân sự quan trọng, Phạm Ngũ Lão được giao trọng trách bố trí quân đội bảo vệ vùng biên giới Đông Bắc, Thượng tướng quân Trần Nhật Duật bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc cho thấy sự tin cậy tuyệt đối của Trần Quốc Tuấn cũng như các vua Trần vào vị tướng trẻ không cùng dòng tộc Phạm Ngũ Lão (khi ấy ông mới 30 tuổi).

Bố trí Phạm Ngũ Lão phòng thủ trên mặt trận Đông Bắc, nơi 50 vạn quân do Thoát Hoan dẫn đầu chuẩn bị đánh sang là một tính toán có tính chiến lược cao, xuất sắc của Trần Quốc Tuấn. Bởi nếu là một vị tướng tôn thất khác, trước thanh thế cực lớn của quân xâm lược sẽ rất dễ dao động.

Trên thực tế, những ngày đầu chiến đấu chống lại đội quân xâm lược hùng mạnh, quân ta thất lợi và liên tiếp phải lui binh chiến thuật, bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản kích. Nếu không phải là một tướng giỏi, am tường chiến lược chiến tranh lâu dài (một chủ trương hết sức đúng đắn của Trần Quốc Tuấn) sẽ không thể thực hiện được và khi ấy sự thất bại của cả một vương triều là không thể tránh khỏi (thực tế lịch sử đã chứng minh, nhiều tôn thất nhà Trần thời điểm này đã đầu hàng giặc mà điển hình là Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc).

Khi nhận trọng trách phòng thủ hướng chính diện mà tập đoàn quân Thoát Hoan tiến đánh ồ ạt như triều dâng thác đổ, Phạm Ngũ Lão đã bố phòng ở các cửa ải chặn giặc, cùng dân binh đánh những trận đầu tiên khi chúng xâm phạm vào đất đai Tổ quốc, khôn khéo từng bước lui binh theo ý đồ chiến lược đã định. Khi được Trần Hưng Đạo tin tưởng, Phạm Ngũ Lão đã đem hết sở học và tài năng quân sự của mình trong chiến cuộc lui binh thần diệu sau khi hết sức quả cảm đánh giặc tại các cửa ải Nội Bàng, Chi Lăng... và theo kế sách lui binh thành công về Vạn Kiếp.

Trong cuộc lui binh chiến lược có ý nghĩa sống còn này, Phạm Ngũ Lão đã bộc lộ là một tướng tài kiệt xuất. Khi chiến sự tiếp tục bất lợi, Trần Quốc Tuấn phải phò hai vua bỏ Thăng Long, cũng lúc ấy, đạo quân của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ra phía Bắc, phá vỡ ải Nghệ An đang tràn ra Thanh Hóa khiến cục diện chiến tranh thập phần nguy ngập với quân ta. Lúc đó, theo mệnh lệnh của Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão lập tức đi tiên phong trong đội quân của Thượng tướng Trần Quang Khải tác chiến trên mặt trận mới chống nhau với nguyên soái Toa Đô, một tướng tài lão luyện của quân Nguyên - Mông.

Ngoài sự cầm quân tài giỏi của Trần Quang Khải trên mặt trận này, phải nói đến công lao xuất sắc của Phạm Ngũ Lão. Khi ấy, danh tiếng tướng quân Phạm Ngũ Lão khiến giặc luôn khiếp sợ, uy danh của ông đã vang xa sang cả phía địch quân. Trong những tháng ngày tác chiến gian khổ với đại quân Toa Đô, kinh nghiệm chiến trường cùng với sự dày dạn chiến đấu của binh sĩ đã cho Phạm Ngũ Lão một niềm tin tất thắng. Cục diện chiến tranh khi ấy đã ở vào thế giằng co và quân địch sau thế thượng phong ban đầu đã sinh kiêu ngạo, bê trễ, khinh địch - cái lẽ tồn vong của mọi cuộc chiến tranh.

Thời cơ tổng phản công đã tới, sau chiến thắng Hàm Tử quan trọng đập tan đội hải thuyền hùng hậu của nguyên soái Toa Đô, Trần Quốc Tuấn quyết định tập kích Chương Dương. Phạm Ngũ Lão lĩnh ấn tiên phong dưới sự chỉ huy trực tiếp của thái sư Thượng tướng Trần Quang Khải sử dụng đường thủy tiến đánh Chương Dương, nơi tập trung phần lớn thủy quân và kỵ binh địch. Trận đánh đã diễn ra hết sức khốc liệt, Phạm Ngũ Lão dẫn đầu các tráng sĩ cảm tử trên những chiến thuyền giấu sẵn chất nổ và đồ dẫn lửa xông thẳng vào những hạm thuyền của Nguyên - Mông mặc đại bác bắn như mưa, khói lửa mù mịt trong tiếng Sát Thát vang lên ghê rợn.

Đội cảm tử áp sát đốt thuyền giặc, những tiếng nổ kinh thiên động địa, lửa cháy, đầu rơi, máu chảy, cả một biển lửa bùng lên. Trong ánh lửa, Phạm tướng quân cùng những dũng sĩ xông lên thuyền địch với một thế mạnh không gì ngăn nổi. Sau trận Chương Dương, Trần Quốc Tuấn biết Thoát Hoan tất phải bỏ kinh thành tháo chạy, đã cắt cử Phạm Ngũ Lão, dẫn quân mai phục bên cánh rừng cửa ải Nội Bàng, truy kích tàn quân của Thoát Hoan. Tàn quân Nguyên - Mông lại một phen táng đởm kinh hồn dưới tài bố trận của Phạm Ngũ Lão.

Phạm Ngũ Lão là vị tướng luôn có mặt ở những trận quyết chiến quan trọng và luôn tự mình xông lên giết giặc làm gương cho ba quân tướng sĩ. Cuộc đời ông là cuộc đời gắn liền với chiến trận và những chiến công vang dội. Theo tấm gương của Hưng Đạo Đại Vương, ông luôn yêu lính như con, đồng cam cộng khổ, trên chiến trường thì cực kỳ dũng cảm, khi rèn quân lại hết sức nghiêm minh, tự mình làm gương, biết phát huy các sở trường, địa hình, thời tiết... để giành chiến thắng.

Bàn về ông, Lê Quý Đôn từng nói: "Phạm Ngũ Lão là người trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán, thật không phải người tầm thường có thể theo kịp được. Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với Trời, dưới không thẹn với Đất".

Tài năng, đức độ, công lao và uy tín của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão đã đi vào lịch sử và được nhân dân các thế hệ, nhất là quê hương ông tôn thờ mà đỉnh cao là lễ hội đền Phù Ủng hằng năm tưởng nhớ công đức của ông. Cũng nhiều nơi có thờ ông, đặc biệt trong các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương thường có cả tượng thờ ông, một danh tướng xuất sắc được Đức Thánh Trần phát hiện và rèn cặp. Tại đền Phù Ủng ở Thủ đô Hà Nội, nơi vọng thờ Phạm Ngũ Lão có đôi câu đối cổ ca ngợi tài đức và sự nghiệp kỳ vĩ của ông:

Văn thi thao lược, thiên cổ tịnh hiền hào, dược thạch minh bi, hải hồ vịnh sử.
Mông - Thát, Chiêm - Lao, nhất thời giai úy phục, Trần triều kỷ tích, Việt quốc lưu danh.

Tạm dịch:

Văn thơ thao lược, muôn thuở ngợi hùng tài, lời răn khắc đá, biển sông ca vịnh.
Nguyên - Mông, Chiêm - Lào, một thời đều úy phục, triều Trần ghi công, sử Việt lưu danh.
Đó cũng là tấm lòng ngưỡng vọng của nhân dân dành cho ông, vị tướng xuất thân từ nông dân.

Phùng Văn Kha
http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2010/2/53479.cand
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Phạm Ngũ Lão Empty Re: Phạm Ngũ Lão

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Mar 08, 2011 11:48 pm

hồi chiều, coi thi chung với một giáo sinh, học ĐHSP năm ba, môn Lịch Sử, nói chuyện xã giao, một hồi sau mới biết em không biết chuyện Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường, mải lo nghĩ việc nước,... và hình như cũng hổng biết Phạm Ngũ Lão là ai luôn, nên giờ mới đi tìm cho các cháu đọc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Phạm Ngũ Lão Empty Thông tin thêm

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Mar 09, 2011 12:04 am

1. Truyện Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão là người học trò làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương(nay là làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên) có sức khỏe lạ thường ,muôn người khôn địch.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, đủ cả văn võ tài lược. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến Ngũ Lão mới theo nghề học Nho. Mới 20 tuổi tính đã khẳng khái. Trong làng có một người tên là Bùi Công Tiến đỗ Tiến sĩ ăn mừng. Cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không thèm đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

- Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng ăn mừng cả, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

- Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để mẹ vui lòng, mà con đi mừng người ta thì con thấy làm nhục lắm.

Ngũ Lão tính hay ngâm thơ, thường ngâm một bài rằng:

Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân tì hổ át sao Ngâu.

Công danh nếu để còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Võ hầu.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có khi Phạm Ngũ Lão ngồi ở vệ đường vót tre đan sọt. Một bận Trần Hưng Đạo đại vương từ trại Văn An vào kinh, quân quyền kéo đi rất đông. Quân tiền hộ vệ thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên vệ đường, quát lên bắt đứng dậy. Ngũ Lão cứ nghiễm nhiên như không nghe thấy. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi. Ngũ Lão cũng cứ ngồi không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế, lấy làm lạ, gọi đến hỏi, thì bấy giờ mới biết có quan quân đi qua và quân lính đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

- Nhà thầy kia ở đâu? Sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Thưa rằng:

- Tôi đang mãi nghĩ về một việc cho nên không biết ngài trẩy quân qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm lạ, hỏi đến sự học hành, thì hỏi đâu nói đấy, nói về kinh truyện thao lược không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

Hưng Đạo Vương mới sai đi lấy thuốc dấu rịt vào chỗ vết đâm, rồi cho ngồi xe đem về kinh, dâng lên vua Thánh Tôn. Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho vào làm quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng nhưng xin vua về ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức nhân thể. Vua cho về. Ngũ Lão về nhà ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao mà tập nhẩy, cứ cách mười trượng chạy để nhẩy tót qua gò. Tập luyện thành rồi vào kinh đấu sức. Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi, rồi Ngũ Lão thách cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm nghìn người. Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhẩy nhót như bay, chạm phải ai không chết cũng què cẳng. Các vệ sĩ không tài gì đánh lại được, bấy giờ mới chịu phục.

Vua thấy người kiêu dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Mông Cổ, thì đánh trận nào cũng được, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con nuôi là Nguyên quận chúa cho.

Về sau, Ai Lao đem hơn một vạn voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực có dài một trượng, chồng chất vào các vệ đường. Khi Ngũ lão kéo quân vào đánh, giặc thúc voi sấn lên. Ngũ Lão chỉ chân tay không sấn vào gặp đống tre nào thì vớ cọc ở đống tre ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau gầm rống lên chạy về, giầy xéo cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang. Quân Ai Lao tan vỡ, phải trốn về đêm.

Vì có những công lao ấy, được đổi lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất được phong làm Thượng đẳng phúc thần. Người làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay chỗ nhà Ngũ Lão.

Ngũ Lão nguyên là bộ tướng của Hưng Đạo Vương, cho nên các đền thờ Hưng Đạo Vương cũng có Ngũ Lão nữa.

Tục truyền khi Ngũ Lão còn hàn vi, xin với mẹ đi tìm kế lập công danh. Ở trong nước chưa có dịp nào mới sang chăn voi cho vua nước Ai Lao. Ngũ Lão cầm một lá cờ đỏ dạy voi, hễ phất cờ đỏ thì voi phải quì xuống hết. Đến khi nghe tin có giặc Mông Cổ quấy rối nước Nam, mới theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc. Về sau nước Ai Lao sang cướp vùng Thanh, Nghệ, voi xông vào trận, mới phất lá cờ đỏ thì voi trông thấy hiệu ông ấy, lại phục cả xuống. Vì thế mới phá được quân Ai Lao.

(Theo Nam Hải dị nhân – Phan Kế Bính bs, Nxb Trẻ, HCM, 2001)


2. Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão

Đời vua Nhân Tông nhà Trần, ở Làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, xứ Hải Dương (nay là làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên) có một người tên là Phạm Ngũ Lão tính khí khái và có hiếu với cha mẹ.

Ở làng ấy có ông Bùi Công Tiến thi đỗ Tiến sĩ về làm khao, cả lang ai cũng đến mừng, chỉ có ông Phạm Ngũ Lão là không đến. Mẹ giục đi thì người ấy nói rằng:

- Thưa mẹ, con chửa làm nên gì để mẹ mừng lòng, mà con đi mừng người ta thời nhục lắm.

Sau ông Bùi Công Tiến gọi người ấy đến trách rằng

- Sao ngươi còn bé mà khinh bạc thế?

Người ấy nói rằng:

- Chữ rằng “Lão ô bách tuế, bất như phượng hoàng sơ sinh”, (nghĩa là “con con quạ trăm tuổi không bằng con phường hoàng mới sinh”).

Rồi người ấy về nói với mẹ rằng:

- Thưa mẹ ở nhà, để con đi tìm kế lập công danh.

Từ đó, người ấy mới sang ở với chúa nước Ai Lao, đi chăn đàn voi. Khi đi chăn voi, người ấy lập mẹo may một chiếc áo đỏ, một lá cờ đỏ, rồi giấu một chỗ. Lúc đem voi đi chăn thời mặc áo với cầm cờ, dạy những con voi phải trông theo hiệu. Hễ thấy lá cờ phất xuống, thời đều nằm phục cắm ngà xuông đất, chổng đít lên. Lá cờ phất lên thời đều đứng dậy cả.

Người ấy ở đấy hai năm, dạy những con voi đều thuộc phép cả.

Chợt nghe thấy tin có giặc Ô Mã Nhi sang cướp nước Nam, Phạm Ngũ Lão mới trốn về, đi theo ông Trần Hưng Đạo. Ông Trần Hưng Đạo thấy người có vẻ tài, hễ việc binh, có điều gì, cũng bàn tới. Khi dẹp yên Ô Mã Nhi rồi, ông ấy mới đem con gái nuôi gả cho, mới xin vua phong chức cho làm Thánh Dực quân.

Người ấy được chức rồi, tâu vua xin sang đánh nước Ai Lao. Chúa nước Ai Lao thấy báo, kéo quân với xoi ra nhiều lắm bày trận. Đến lúc giáp trận, ông Phạm Ngũ Lão mới mặc áo đỏ, cầm cờ đỏ phất xuống thời bao nhiêu voi trông thấy. đều nằm phục cắm ngà xuống đất, chổng đít lên. Ông ấy mới sai quân vào bắt được chúa nước Ai Lao. Từ đấy nước Ai Lao mới chịu hàng phục và triều cống nước An Nam.

Sau ông ấy mất, vua phong làm “Minh giác thái vương” nghĩa là “Vua lớn sáng biết”, cho làng ông ấy tiền bạc để lập đền thờ, trải nhiều đời vẫn còn anh linh.

(Theo Sử Nam chí dị - Trần Gia Du bs (bản chữ Nôm) năm 1837)


3. Con đẻ, con nuôi

Trong đền Kiếp Bạc ở hậu cung phía bên phải là tương Anh Nguyên quận chúa, vợ của chúa tướng quân Phạm Ngũ Lão, con gái nuôi của Trần Hưng Đạo. Truyền thuyết kể rằng, nàng là con gái của Đại vương dược cha yêu quý nhất nhưng phải giáng xuống làm con nuôi.

Câu chuyện bắt đầu từ làng Phù ủng.

Trong một lần hành quân qua đất Phù Ủng, tiền quân của Hưng Đạo Vương bắt gặp một chàng trai ngồi đan sọt. Tiếng trống thúc, tiếng quân reo mà chàng không biết, vẫn ngồi mải mê đan sọt giữa đường. Quân lính đên nơi đuổi nhưng vẫn ngồi làm việc. Một người lính lấy giáo đâm vào đùi mà chàng không hay. Người lính quát mắng, chàng mới ngẩng lên nói:

- Đang mải suy nghĩ nên không biết!

Người lính bảo:

- Giáo đâm vào đùi không rút ra à!

Chàng đáp:

- Ai đâm vào người ấy rút ra!

Toán tiền binh thấy lạ, vội chạy bẩm với Đại vương. Đại vương Trần Quốc Tuấn lên đến nơi. Nhìn tướng mạo của chàng trai đan sọt thấy khôi ngô điềm tĩnh, Đại vương hỏi:

- Sao thấy đại quân đi qua lại không tránh đường?

Phạm Ngũ Lão vái chào và thưa:

- Kẻ bề tôi này mải suy nghĩ nên mắc tội.

Thấy sự lạ, Đại vương bèn truyền rút giái rịt thuốc và cho quân lùi ra hết. Khi còn hai người, Đại vương gặng hỏi:

- Chàng suy nghĩ điều gì?

Phạm Ngũ Lão thưa:

- Giặc Nguyên Mông lại lăm le đánh nước ta, tôi suy nghĩ việc nước.

Đại vương vui vẻ mừng. Ông truyền cho chàng nhập vào đoàn quân.

Về tới Kiếp Bạc, Đại vương hỏi chàng về binh thư binh pháp, hỏi đâu chàng trả lời làu thông. Từ hôm ấy, chàng được giữ lại trong phủ làm môn khách. Trong một khoa thi, chàng đỗ cao được phong tướng, chỉ huy Cấm vệ.

Trong cuộc chống Nguyên Mông lần thứ hai, chàng được giao trọng trách chuẩn bị và chỉ huy mũi chủ công cho trận Vạn Kiếp, trận đánh lớn nhất (tập kích cắt cầu phao trên đường rút của địch).

Chàng được Hưng Đạo Vương tin tưởng và yêu mến. Đã từ lâu, Đại vương muốn gả con gái yêu Anh Nguyên quận chúa của mình cho chàng. Nhưng hiềm một nỗi, nhà Trần chỉ được gả con trong dòng tộc, không lấy được người khác họ. Ý nghĩa ấy làm cho ông băn khoăn mãi.

Tới một hôm, ông cho gọi Quận chúa lên hỏi về chuyện riêng tư của con. Qua chuyện trò, công biết chắc con gái mình đã yêu tướng quân trẻ ý rồi. Ông nói:

- Quyền ban quốc tính (đổi sang họ Trần cho Phạm Ngũ Lão) là quyền của đức vua. Cha chỉ có quyền giáng con từ con đẻ xuống làm con nuôi, con có thuận ý không?

Quân chúa nhìn cha đầy biết ơn, rồi cúi đầu im lặng.

Mấy ngày sau, lễ cưới của Phạm Ngũ Lão và Quận chúa được tiến hành.

Dân gian có câu “Con đẻ là con nuôi, con nuôi là con đẻ” từ đấy!

(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Phạm Ngũ Lão Empty Re: Phạm Ngũ Lão

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết