TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tâm lý kinh doanh I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
luck (220)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 
Admin (156)
Tâm lý kinh doanh I_vote_lcapTâm lý kinh doanh I_voting_barTâm lý kinh doanh I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tâm lý kinh doanh

Go down

Tâm lý kinh doanh Empty Tâm lý kinh doanh

Bài gửi  lamkhoikhoi Wed Mar 09, 2011 10:17 am



1. MUỐN BẮT NÊN THẢ
2. BIẾN KHÁCH THÀNH CHỦ
3. NGẦM VƯỢT TIỂU LỘ.
4. CHỈ DÂU TRÁCH HÒE
5. XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG
6. ƯƠM TRỒNG CẢM XÚC


...


Được sửa bởi lamkhoikhoi ngày Thu Mar 10, 2011 4:14 pm; sửa lần 1.
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tâm lý kinh doanh Empty TLKD-KẾ 01: MUỐN BẮT NÊN THẢ

Bài gửi  lamkhoikhoi Thu Mar 10, 2011 4:12 pm

KẾ 01: MUỐN BẮT NÊN THẢ

1. Câu chuyện xuất xứ

Họ hàng nhà ong mật sở hữu cả một cánh đồng hoa cải rộng lớn ven sông, quanh năm thức ăn dồi dào, cuộc sống sung túc. Cũng vì thế mà chúng luôn phải lo ngày đêm canh giữ không để cho những bầy ong khác chiếm mất kho thức ăn quý giá này.

Vào một buổi sáng, khi ong mật chúa còn đang ngái ngủ thì một chú ong thợ hớt hải chạy vào báo tin rằng có một bầy ong vò vẽ đang kéo đến gây chiến. Ong chúa liền khoác áo giáp dẫn đầu bầy ong ra nghênh chiến. Sao một hồi giao tranh quyết liệt, ong mật chúa mưu trí đặt bẫy bắt được ong vò vẽ chúa.

Theo luật lệ của bầy ong mật thì ong vò vẽ chúa phải chịu tội chết. Tuy nhiên, ong mật chúa sau nhiều ngày nghĩ ngợi phân tích thấy rằng nếu ong vò vẽ chúa bị chết thì chắc chắn bầy ong vò vẽ sẽ gây chiến mãi không thôi, chi bằng để cho đối phương một cơ hội sống ta sẽ làm cho chúng tâm phục khẩu phục, biến thù thành bạn. Vì thế, nó ra lệnh phóng thích cho ong vò vẽ chúa.

Ong vò vẽ chúa tuy được thả nhưng trong lòng rất hậm hực và cảm thấy bẽ bàng. Nó lại dẫn quân đến phá cánh đồng hoa của nhà ong mật. Nhưng chỉ sau một lúc giao chiến nó gặp mai phục và bị bắt lần thứ hai.

Cũng như lần trước, ong mật chúa không giết nó và nói rằng từ nay trở đi hai bên hãy sống hòa hảo. Ong vò vẽ chúa quay về tổ nghĩ ngợi rất mông lung, nó không tin rằng ong mật chúa nói thật mà đó chẳng qua là hư chiêu làm cho mình chủ quan rồi một ngày nào đó sẽ đánh chiếm lại tổ của mình. Nghĩ vậy, nó quyết định chuẩn bị thật kỹ càng và đánh một trận cuối cùng.

Một lần nữa, bầy ong vò vẽ lại thất bại thảm hại. Ong vò vẽ chúa suy sụp gục mặt chờ chết. Nhưng thật ngạc nhiên, ong mật chúa đã bước tới đỡ ong vò vẽ chúa đứng dậy và nhắc lại mong muốn kết bạn và chung sống hòa bình của loài ong mật. Đến lúc này, ong vò vẽ chúa bừng tỉnh, nó hiểu rằng những điều ong mật chúa nói là sự thật. Nó tâm phục khẩu phục cam kết cùng ong mật sống trong hòa bình và tự nguyện làm phên dậu cho đàn ong mật.

2. Cốt lõi kế sách

Muốn khuất phục người khác không nên chỉ dựa vào sức mạnh mà phải biết dựa vào trí tuệ và sự thành tâm của mình. Hành động thấu tình đạt lý sẽ giúp ta thu phục được lòng người, thêm bạn bớt thù là thêm nhiều thành công trong cuộc sống.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Trong kinh doanh, nghệ thuật tác động vào tâm lý tiêu dùng, thay vì mình muốn bán, lại làm cho khách hàng muốn mua là nghệ thuật đem lại sự thành công cho doanh nghiệp

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1.Triết lý chờ đợi

Ở Trung Quốc, có một cửa hàng thực phẩm tên là Bác Ái, đã có lịch sử trên 50 năm và buôn bán rất đông khách.

Bí quyết kinh doanh của cửa hàng hết sức đặc biệt. Đó là hàng ngày họ chỉ làm một lượng thực phẩm nhất định, khi nào bán hết thì lập tức đóng cửa hàng. Nếu khách hàng đến muộn, chủ quán sẽ vui vẻ xin lỗi và hẹn rằng ngày mai xin mời khách đến sớm hơn. Lý do là món chân giò hun khói ở đây thơm ngon đặc biệt, được chế biến kỹ càng và an toàn tuyệt đối. Để giữ uy tín, cửa hàng có nguyên tắc là không không bán ra ngoài mà chỉ bán cho khách đến tận nơi mua để tránh tình trạng làm vội, làm dối cho kịp các đơn đặt hàng. Vì thế, mỗi ngày cửa hàng chỉ làm khoảng 300 chân giò hun khói, nếu bạn đến muộn thì sẽ phải về không do một số khách hôm trước chưa mua được đã đặt mua hết mất rồi

Trong quá trình phát triển đó, số lượng thực phẩm của họ bán ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên họ vẫn duy trì một nguyên tắc không bán quá số thực phẩm họ quy định trong ngày. Thực tế là, dù có phải chờ đợi thêm 1 ngày nhưng lượng khách đến mua không hề thuyên giảm mà lại còn tăng lên

*Cách thức áp dụng kế sách:
Nghệ thuật “Xin mời quý khách ngày mai tới mua” của ông chủ cửa hàng Bác Ái rất hiệu nghiệm. Cửa hàng có dụng ý làm cho khả năng cung ứng của mình thấp hơn nhu cầu của khách hàng , cố ý không thỏa mãn hết mong muốn của khách. Với thực phẩm thơm ngon như thế nếu không mua được đương nhiên khách sẽ canh cánh trong lòng và hôm sau nhất định sẽ đến mua từ sớm, như thế cầm chắc luôn bán được hàng .


2. Giao “thượng đế” cho đối thủ

Ở Mỹ, sự cạnh tranh giữa các công ty vô cùng gay gắt, họ luôn cố gắng tìm mọi cách không để khách hàng rơi vào tay đối thủ của mình. Tuy nhiên, công ty My Joy đặt tại thành phố New York lại là một ngoại lệ.

Mọi khách hàng khi đến công ty My Joy đều được phục vụ hết sức chu đáo, họ có thêm xem hàng thỏa thích và câu nói cửa miệng của nhân viên phục vụ ở đây là “nếu bạn chưa chọn được món đồ ưng ý ở đây, chúng tôi sẵn sàng giới thiệu cho bạn sang những cửa hàng khác trong thành phố này”. Cách tiếp thị đó đã gây ra sự ngạc nhiên tột độ cho mọi khách hàng, bởi xưa nay họ chưa từng thấy công ty nào lại tự nguyện “tặng” khách hàng cho các đối thủ khác. Phương châm kinh doanh “mạo hiểm” của My Joy không những không đẩy khách đi mà trái lại còn thu hút nhiều khách hơn.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Thực ra, My Joy chủ động “thả” chẳng qua là biện pháp tâm lý, khiến cho khách cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào đạo đức kinh doanh của công ty hơn chứ họ biết chắc rằng mình sẽ “bắt” được khách do công ty luôn có mặt hàng vô cùng phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng

Chỉ trừ trường hợp món hàng đó quá đặc biệt thì My Joy mới giới thiệu cho khách đến mua ở nơi khác. Nói là nơi khác nhưng đó đều là những cửa hàng “cùng hội cùng thuyền” mà công ty đã thiết lập quan hệ thân thiết để cùng nhau tạo ra một hệ thống cung cấp sản phẩm khép kín trong thành phố. Như vậy, My Joy không chỉ vận dụng rất khéo léo kế “muốn bắt nên thả” ở trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mình mà mưu trí hơn ở chỗ dù có “thả” thật thì khách vẫn sẽ bị “bắt” ở cái lưới rộng hơn mà thôi, cái lợi nào thì công ty My Joy cũng đều được hưởng cả.


3. “Muốn bắt nên thả” trong tiêu thụ

Một chuyên gia thị trường đã thú vị kể lại rằng:

“Tôi vẫn còn nhớ như in một chuyện khá thú vị mà chính mình đã từng chứng kiến. Vào một buổi sáng chủ nhật, cả nhà tôi đang ngồi xem tivi thì có một anh chàng mặc bộ quần áo màu đỏ rực trông rất bắt mắt gõ cửa nhà mình xin tiếp thị một loại bếp gì đó của Hàn quốc. Thấy anh ta nói năng cũng lịch sự nên các cụ vui vẻ cho vào.

Anh ta liền lôi chiếc nồi ra và trình diễn luôn trước mặt mọi người. Nào là đun cho nước sôi sùng sục nhưng sờ vào nồi không bị bỏng tay, rồi luộc thử một quả trứng mà không cần cho nước vào và để lửa thật nhỏ,...Nhìn cách trình diễn điêu luyện của anh ta mà mấy cụ cứ xuýt xoa tán thưởng, lại còn gọi thêm mấy chị nội trợ hàng xóm sang xem cùng.

Sau đó thì anh chàng lại gói ghém mấy chiếc nồi lại, cám ơn mọi người và nói rằng chỉ mang theo hàng mẫu thôi chứ chưa bán. Các bà các cô dù là nhà đang thừa đầy nồi niêu ra đấy nhưng vì thích quá nên cứ nằng nặc đòi mua. Mình cũng thừa biết mấy cái mẹo câu kéo của các anh tiếp thị nên gàn mọi người đừng mua thì bà cụ nhà tôi bảo rằng nồi giá không đắt lắm, cứ mua để dành khi nào họ hàng tụ họp thì mang ra dùng, vừa tiện lại vừa sang. Thế là mình đành chịu chết.

Anh chàng tiếp thị ấy làm cao nhất định không bán, nói rằng nồi này nhập từ Hàn Quốc về, hàng hiệu hẳn hoi, có giấy bảo hành tử tế. Nếu mọi người muốn mua thì cứ đặt một ít tiền trước, anh ta sẽ viết giấy biên nhận hẳn hoi, cho cả địa chỉ và số điện thoại của cửa hàng để mọi người gọi đến xác nhận. Mình gọi điện đến thì thấy đúng, thế là các bà các cô trong xóm thi nhau đặt tiền và quả nhiên là một hai ngày sau thì họ mang nồi đến giao tận nhà thật, chất lượng thì cũng rất tốt.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Tôi thấy rất phục cách tiếp thị của anh nhân viên nọ, lúc đầu thì tạo thiện cảm để mọi người vui vẻ cho vào nhà, sau đó thì trổ tài trình diễn khiến các bà các cô khó tính và sành mua nhất cũng phải siêu lòng. Lúc biết chắc họ mê mẩn chiếc nồi ấy rồi thì làm ra vẻ chưa muốn bán, tức là đã “vờ thả ra” khiến khách hàng càng thêm muốn có được chiếc nồi ấy, thành ra tiến thêm được một bước nữa là buộc được họ đặt tiền trước, thế thì coi như ăn chắc là bán được nồi rồi. Theo tôi thì đấy cũng là một chiêu “muốn bắt nên thả” mà những người buôn bán có thể áp dụng, trong kinh doanh ta vẫn gọi đó là “tâm lý học tiêu thụ”.

4. Ông không mua tôi cũng không bán

Ở Ấn Độ, có một cửa hàng bán tranh tên là Kabai tuy nhỏ nhưng lại có rất nhiều bức tranh đẹp. Những du khách nước ngoài rất thích ghé vào đây mua tranh về làm kỷ niệm, và giá tranh thường chỉ giao động từ 10 – 100 đô la một bức.

Một hôm, có một vị khác người Mỹ đến Ấn Độ du lịch, ông này rất yêu thích hội họa. Nghe lời giới thiệu, ông liền tìm đến cửa hàng Kabai để mua tranh. Sau một hồi ngắm nghía, ông quyết định chọn lấy 3 bức mà mình thích nhất và trả tiền.

Ông chủ quán ra giá là 250 đô la mỗi bức. Vị khách Mỹ tỏ thái độ không hài lòng với cách bắt bí của chủ quán vì cho rằng bức đắt nhất được niêm yết giá cũng chỉ có 100 đô la. Vì thế, vị thương gia liền không mua nữa và đưa ra những lời chê bai tranh của cửa hàng. Ông chủ cửa hàng nghe thế thì giận sôi lên, lập tức vớ lấy một trong 3 bức tranh mà khách vừa chọn châm lửa đốt luôn.

Nhìn thấy bức tranh mà mình yêu thích bị đốt, ông khách người Mỹ cảm thấy rất tiếc, bèn mặc cả mua lại hai bức tranh kia. Ông chủ người Ấn Độ khăng khăng đòi đúng 250 đô la một bức. Thấy ông khách vẫn còn nghi ngại, người chủ mạnh tay đốt luôn thêm một bức nữa.

Đến lúc này, vốn là người say mê hội họa, không thể cầm lòng được nữa ông khách vội cầu xin chủ cửa hàng hãy bán trong mình bức tranh cuối cùng mà không cần mặc cả. Ông chủ cửa hàng liền thong thả trả lời: “Thưa ông, đây là bức tranh cuối cùng, đúng giá 750 đô la vì phải cộng thêm giá tiền của cả 2 bức tranh vừa bị đốt. Tất nhiên, nếu ông không mua, tôi sẽ đốt nốt!”.

Cuối cùng thì ông khách Mỹ đành phải mua bức tranh còn lại với giá đúng 750 đô la, đắt gấp 3 lần giá ban đầu.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Xưa nay, đã kinh doanh thì ai chẳng muốn bán được hàng. Nhưng ông chủ cửa hàng tranh người Ấn Độ trong ví dụ trên đã hành động trái với lẽ thường, đó là không muốn bán mà đốt tranh của mình. Thực ra, đó chỉ là biện pháp “thả” về mặt tâm lý nhằm ngụ ý nói với khách rằng anh cần nó hơn tôi, nếu anh không mua thì anh thiệt. Điều này đã kích thích niềm yêu quý và say mê tranh của vị khách và vì thế mà ông chủ cửa hàng đã “bắt” thành công khách hàng đó, đã bán được bức tranh cuối cùng với giá bằng cả 3 bức cộng lại.


5. Quán ăn “hạn chế”

Cách đây 10 đến 20 năm , giới lái xe tuyến Hà Nội – Hải Phòng kháo nhau về một quán ăn đặc biệt nằm trên đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng vài chục cây số. Đây là một quán ăn bình dân, giá cả phải chăng và đồ ăn rất ngon . Điều lạ là thái độ phục vụ của chủ quán. Khi khách hàng vào gọi nhiều món quá so với số lượng người có mặt, chủ quán thường ra ngăn lại, nói chuyện nhẹ nhàng gợi ý không nên gọi quá nhiều đồ, ăn không hết sẽ gây lãng phí. Nếu khách hàng cứ khăng khăng gọi thêm, chủ quán cũng nhất định không làm. Nhiều khách hàng thích đồ ăn ngon ở quán, muốn gọi thêm nữa nhà hàng cũng từ chối phục vụ, gợi ý cho khách hàng không nên ăn quá nhiều một món mà hãy nếm thử một món khác của nhà hàng.

Với cách phục vụ này, quán lúc nào cũng đông khách. Ai đã ăn ở quán một lần đều muốn quay lại. Chính vì vậy mà việc làm ăm của quán ngày càng phát đạt.

* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ
Quán ăn nhỏ nhưng chủ quán lại có nghệ thuật kinh doanh tuyệt vời. Khách hàng vào quán không được thỏa mãn mọi ý thích của mình nhưng lại được thưởng thức các món ăn ngon.. Điều quan trọng hơn là khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của nhà hàng đến quyền lợi của chính họ. Đây cũng là một ví dụ về nghệ thuật kinh doanh trong đó người kinh doanh phải biết dừng đúng lúc, biết từ chối để không lâm vào tình trạng do phát triển quá nhanh, quá đông khách hàng mà chất lượng phục vụ kém đi, đẫn đến thất bại.


6. Dùng trước, mua sau

Hiện nay, có khá nhiều nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tại Việt Nam đang áp dụng phương pháp khá đặc biệt gọi là “dùng trước, mua sau”.

Ví dụ như Doanh nghiệp điện tử - điện lạnh Nguyễn Kim ở TP HCM đã cho khách hàng dùng thử sản phẩm trong 3 ngày mà không phải chi trả bất cứ một phụ phí nào, nếu không thích hoàn toàn có thể trả lại. Và chỉ một tuần sau, số khách hàng đến mua sắm tại trung tâm đã tăng 15-20%. Khách hàng đã nhớ đến Nguyễn Kim như là một trong những nơi cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất.

Tương tự, siêu thị nội thất gia đình Nhà Xinh của công ty kiến trúc AA áp dụng hình thức cho dùng thử sản phẩm trong vòng 7 ngày. Khách hàng được tư vấn hết sức chu đáo nên chọn sản phẩm nào phù hợp nhất với không gian căn nhà của mình, bố trí nội thất ra sao, được chuyên chở đồ miễn phí kể cả sau thời gian đã dùng thử mà không mua nữa.

Phương thức kinh doanh “dùng trước mua sau” đã được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam phương pháp này đã tác động tích cực đến hành vi mua sắm của khách hàng.

*Cách thức áp dụng kế sách:
Để cho khách hàng dùng thử sản phẩm vô điều kiện, nếu thích thì mua, không thích thì trả lại tức là đã khéo dùng mưu “thả” cho khách hàng có cảm tự do, thoải mái, không ràng buộc. Vì thế mà khách sẽ có ấn tượng tốt đẹp và tự nguyện quay trở lại mua hàng, như vậy nhà sản xuất đã đạt được mục đích “bắt” của mình.
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tâm lý kinh doanh Empty Tâm ký kinh doanh - KẾ 02:BIẾN KHÁCH THÀNH CHỦ

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 12, 2011 11:04 am


KẾ 02:BIẾN KHÁCH THÀNH CHỦ

1. Câu chuyện xuất xứ

Thỏ trắng và thỏ nâu là hàng xóm láng giềng của nhau, đều làm chủ những cánh đồng trồng cà rốt rất rộng nhưng lại ở xa nhà. Hàng năm khi cánh đồng đã đỏ ươm các luống cà rốt tươi tốt thì chúng phải ra cánh đồng canh giữ và trông nom việc thu hoạch mất vài tháng trời.

Nhưng mỗi lần trở về nhà, chúng rất bực mình vì khi vắng chủ, lũ chuột bẩn thỉu ở xung quanh kéo đến quấy phá, lục tung nhà cửa, phá phách đồ đạc, lục lọi và đánh chén tất cả những gì có trong chạn đựng thức ăn... Cả hai bèn tìm cách đối phó và... đều nghĩ đến thỏ Xám.

Thỏ Xám sống ở quả đồi bên cạnh vẫn ngỏ ý thích cùng gia đình có dịp sang quả đồi nơi ở của Thỏ Trẵng và Thỏ Nâu thăm thú vì nơi đây quả là cảnh vật rất ngoạn mục. Mùa thu hoạch năm nay, cả thỏ Trắng và Nâu quyết định ngỏ lời mời thỏ Xám sang chơi, ngụ tại hai ngôi nhà của chúng trong những ngày chúng phải vắng nhà để lo thu hoạch cà rốt.

Thỏ Xám vui vẻ nhận lời và đem cả gia đình sang quả đồi của Thỏ Nâu và Thỏ trắng. Thấy ngôi nhà của thỏ Nâu to rộng hơn, thỏ Xám quyết định sẽ chọn làm nơi mở một bữa tiệc vui. Nhưng khốn nỗi , thỏ Nâu vốn khó tính muốn có người trông nom nhà cửa nhưng lại không muốn kẻ khác đụng chạm vào những vật dụng trong nhà nên chỗ nào nó cũng dán những tờ giấy có dòng chữ “ Đề nghị giữ gìn đồ đạc”, “Xin đừng thay đổi vị trí vật dụng trong nhà”... hay “không sờ vào” cái này, cái nọ... Rõ ràng sinh hoạt ở đây sẽ thật gò bó mất cả thú vui của gia đình thỏ Xám.

Trong khi đó, ngôi nhà của thỏ Trắng tuy có hẹp nhỏ hơn nhưng chủ nhân lại rất vui vẻ cho phép thỏ Xám muốn làm gì cũng đuợc miễn sao có những ngày nghỉ thật là thoải mái và lý thú...

Sau vụ thu hoạch trở về, ngôi nhà thỏ Nâu vẫn đượm vẻ giá lạnh, tuy lũ chuột không đến phá phách nhưng nhà cửa mốc thếch và vì không được trông nom nên có phần xuống cấp.

Trong khi đó, ngôi nhà của thỏ Trắng trở nên đẹp hơn trớc vì trong những ngày sống thoải mái ở nơi đây, gia đình Thỏ Nâu đã sang sửa lại những gì bị hỏng, lại còn sơn quét lại khiến ngôi nhà mang đầy sức sống...

Qua năm sau cả thỏ Trắng và Nâu đều ngỏ lời mời thỏ Xám sang tá túc ở nhà mình trong thời gian thu hoạch cà rốt. Với thỏ Nâu thì thỏ Xám khéo léo chối từ. Nhưng với thỏ Trắng thì lời mời chưa tới, thỏ Xám đã bắn tin rằng từ nay, năm nào gia đình mình cũng xin được sang ở nhờ và trông nom ngôi nhà của Thỏ Trắng...

2.Cốt lõi kế sách

Trong cuộc sống, sở thích bản năng của con người là được làm theo ý mình. Nếu ai biết khéo khéo léo tạo được cho đối tác của mình cảm giác thế chủ động, biến họ từ vị trí khách thành chủ thì sẽ đạt được sự ủng hộ của họ.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Người kinh doanh luôn phải tâm niệm “Khách hàng là thượng đế”. Doanh nghiệp nào biết khéo léo đem đến cho khách hàng cảm giác đầy đủ về quyền làm chủ hành vi mua hàng của mình, tạo cho họ cảm xúc trọn vẹn trong mua sắm thì sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng.

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Cách thức trả tiền lạ lùng của quán ăn Primex

Ở London có một cửa hàng tên là Primex quy mô không lớn, mỗi lần chỉ có thể đón tiếp khoảng 20-30 khách. Vẻ ngoài cửa hàng không sang trọng nhưng sạch sẽ, lịch sự. Tuy nhiên nó rất nổi tiếng, ngay cả đài truyền hình BBC của Anh cũng đã từng giới thiệu nó. Cửa hàng ăn Primex có một cách kinh doanh độc nhất vô nhị trên thế giới. Đó là: sau khi ăn xong khách có thể tùy ý trả tiền theo cảm nhận của mình về độ ngon của thức ăn.

Thật ngạc nhiên là dù không có bảng giá nhưng phần lớn khách hàng đều trả đúng giá trị của thức ăn, thậm chí là trả cao hơn và cá biệt mới có người trả thấp hơn giá thực. Vì thế, cửa hàng chẳng những không bị lỗ vốn mà còn kiếm được rất nhiều tiền và khách hàng đến đây mỗi ngày một đông.

*Cách thức áp dụng kế sách:

Quán ăn Primex nổi tiếng và được yếu mến vì đã kinh doanh theo phương châm để khách trả tiền tùy theo lương tâm của mình. Cách làm này đã khiến cho thực khách luôn cảm thấy mình được quyền làm chủ tuyệt đối, được tin cậy, coi trọng, được toàn quyền quyết định giá cả theo đúng chất lượng của món ăn. Có lẽ cũng chính vì cảm thấy thoải mái mà thực khách không ngần ngại trả tiền cao hơn giá trị thực của món ăn.


2. Dụng cụ gia đình tự lắp ráp

Công ty IKEA của Thụy Điển thành lập từ những năm 40 của thế kỷ 20 chuyên kinh doanh các mặt hàng gia dụng. Đến nay nó đã có gần 100 cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những công ty phát triển nhanh nhất châu Âu, doanh thu mỗi năm khoảng 1,7 tỷ đô la.

Cách thức kinh doanh của công ty IKEA rất đặc biệt: dụng cụ gia đình không được bán dưới dạng thành phẩm mà được bán dưới hình thức từng bộ phận riêng lẻ, người mua sẽ căn cứ vào bản vẽ lắp ráp, sử dụng tuanơvit và clê đặc biệt do IKEA cung cấp để tự lắp ráp thành bộ dụng cụ gia đình vừa ý. Cách làm khác biệt này không chỉ gặt hái thành công tại châu Âu mà còn cả ở Mỹ. Chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ, năm đầu tiên IKEA đã đạt doanh thu 40 triệu đô la.

Việc bán các chi tiết dụng cụ gia đình vừa giúp người mua tiết kiệm được 30% giá tiền so với mua thành phẩm, vừa giúp công ty giảm được phí vận chuyển, phí lưu kho và phí lắp ráp. Đồng thời, công ty còn có nguồn thu thêm từ việc bán tuanơvit, clê, búa,...cho khách hàng.

*Cách thức áp dụng kế sách:

Sự thành công của IKEA không chỉ nằm ở việc giúp khách hàng tiết kiệm tiền mà cốt lõi nằm chỗ họ đã hiểu rất rõ rằng mỗi người có sở thích, thói quen riêng và đều muốn được tự giải quyết vấn đề của mình theo cách tối ưu nhất. Hiểu đúng tâm lý, IKEA đã đưa ra cách bán hàng độc đáo, để cho khách hàng được quyền lựa chọn từng bộ phận của hàng hóa, được tự tay lắp ráp đúng với ý thích của mình nhất, có được cảm giác thỏa mãn với những thứ do tay mình làm ra. Và đương nhiên công ty đã gặt hái được thành công lớn.

3. Ở bệnh viện thoải mái như ở nhà!

Ở bang Seatle nước Mỹ có một bệnh viện tên là Virginia Mason. Nó được tin tưởng và yêu mến không chỉ bởi chất lượng khám chữa bệnh hiệu quả mà còn bởi một lý do khác quan trọng hơn, đó là khi đến đây mọi người đều có cảm giác như đang sống trong chính ngôi nhà của mình.

Để thực hiện được phương châm “khách hàng là thượng đế”, giám đốc điều hành của bệnh viện đã lặn lội sang tận nước Nhật để học cách quản lý từ tập đoàn Toyota và đã đạt được hiệu quả không ngờ. Đầu tiên, ông cho cắt giảm chỉ còn 350 giường bệnh, giải phóng được trên 100m2 không gian, như vậy sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng cho bệnh nhân và nâng cao được dịch vụ chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho bệnh viện.

Nhằm giúp người bệnh có được cảm giác thoải mái chẳng khác ở nhà, bệnh viện Virginia Mason đã kết hợp phương pháp trị liệu Đông – Tây y rất thú vị cho người bệnh như: ngồi thiền trước dòng suối hay các vùng sinh thái tươi đẹp, hoặc ngồi bên các quán cà phê Internet để thư giãn... Phương pháp này đã khiến cho bệnh nhân như được sống lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của đời người và quên đi cảm giác đau đớn, bi quan rằng mình đang là người có bệnh. Nhiều bệnh nhân ung thư thừa nhận rằng, sau khi được điều trị bằng các phương pháp trên, họ trở nên khoẻ mạnh hơn nhờ không bị tra tấn... vì tiêm, đồng thời không gian thông thoáng tạo điều kiện cho họ được đi lại nhiều hơn nên cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu. Nhờ thế, mỗi năm bệnh viện đã thu thêm được 200.000 đôla lợi nhuận.

*Cách thức áp dụng kế sách:

- Khi mắc bệnh người ta bắt buộc phải tới bệnh viện chữa trị, song thường thì không bệnh nhân nào thích ở đó lâu vì nhiều lý do: chất lượng phục vụ kém, không gian chật chội, tâm lý lo sợ đau đớn,...

- Với phương châm phục vụ “khách hàng là thượng đế”, bệnh viện Virginia Mason đã không ngần ngại ra nước ngoài học hỏi, mạnh dạn cắt giảm số giường bệnh để tập trung nâng cao chất lượng phục vụ. Đồng thời họ chủ động tạo ra không gian sinh hoạt trong lành, tìm tòi nhiều phương pháp chữa bệnh mới thân thiện hiệu quả. Vì thế người bệnh không còn cảm giác đang phải đối phó với bệnh tật hiểm nghèo mà là tận hưởng những ngày nghỉ ngơi thú vị, được tắm suối nước nóng, được uống cà phê, vào internet,...Như vậy, hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn, đồng thời nhiều người bệnh tin tưởng gửi gắm cuộc sống của mình cho bệnh viện Virginia Mason hơn.

4. Chiều khách kiểu người nhà

Khách sạn Ritz-Carlton ở San Francisco (Mỹ) là một trong những khách sạn nổi tiếng bậc nhất thế giới không chỉ bởi sự sang trọng mà còn bởi cách thức phục vụ chu đáo đến hoàn hảo.

Tất cả các nhân viên của khách sạn được ví như những phóng viên thực thụ. Với những du khách đặt phòng trước, họ sẽ gọi điện cho khách, trợ lý của khách hoặc các hãng du lịch lữ hành để hỏi về các sở thích cũng như các thú vui của họ. Ngay khi du khách đặt chân đến khách sạn, nhân viên lễ tân sẽ khéo léo gợi chuyện để dò hỏi xem khách thích nói chuyện ngắn gọn hay thích tán gẫu; nhân viên dọn phòng sẽ để ý loại thuốc đánh răng và bọt cạo râu mà khách ưa dùng; nhân viên bảo vệ sẽ để ý thời gian khách đi về và chào khách bằng chính tên riêng của họ mỗi lần ra vào cửa;... Chỉ cần biết thông tin rằng đôi vợ chồng mới tới chuẩn bị đi bát phố, một danh sách các điểm đến, lối đi và phương tiện giao thông cùng những khuyến nghị bổ ích sẽ được để sẵn trên bàn trong phòng họ. Nếu hôm sau họ muốn đi dã ngoại ở ngoại ô, đồ ăn nhanh, lều bạt, thuyền bơi, cần câu cá và những trang thiết bị cần thiết sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, dù cách đó 1 giờ, khách sạn chưa hề sắm những đồ dùng kiểu đó. Thậm chí khách sạn còn sử dụng các phần mềm tối tân để theo dõi những diễn biến tình cảm và sở thích, thói quen của khách hàng. Vì thế mọi dịch vụ của khách sạn Ritz-Carlton đều được đánh giá là hoàn hảo.

Do đó, tất cả du khách đã đến đây đều có cảm giác mình là một “thượng đế” thực sự và nhiều người đã trở lại khách sạn để có cơ hội được làm “thượng đế” nhiều lần nữa.

*Cách thức áp dụng kế sách:

- Xưa nay, khách sạn chỉ là nơi ở tạm cho những người xa nhà, và mọi người luôn tâm niệm rằng không đâu bằng nhà của mình.

- Khách sạn Ritz-Carlton đã sáng tạo trong cách phục vụ, đó là biến khách sạn thành nhà của mọi du khách. Họ luôn tạo cho du khách cảm giác đang ở trong chính ngôi nhà quen thuộc của mình, mọi thứ đều thuận tiện, đầy đủ, đúng với sở thích, thậm chí mọi yêu cầu chưa nói ra đã được đáp ứng ngay lập tức. Du khách luôn nhận được sự quan tâm và phục vụ chu đáo tới mức không ngờ từ nhân viên phục vụ nên không có gì lạ khi khách sạn Ritz-Carlton giữ chân được du khách ở lại dài ngày hơn và quay lại đây nhiều lần.

5. Mô hình tự lắp ráp máy tính xách tay

Công ty TNHH G.C.C. là nhà phân phối chính thức của các hãng Intel và MSI tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2005, công ty G.C.C tung vào thị trường các dòng máy tính xách tay thương hiệu Genuine lắp ráp tại Việt Nam .

Điều đặc biệt khi mua máy tính xách tay hiệu này, thay vì mua máy tính nguyên chiếc với cấu hình đã được nhà sản xuất lựa chọn sẵn, khách hàng có thể tự lựa chọn cấu hình theo yêu cầu và tự lắp ráp luôn một chiếc máy cho mình. Người dùng có thể yêu cầu thay đổi cấu hình của máy theo yêu cầu công việc của mình. Chẳng hạn người mua có thể yêu cầu thay đổi về tốc độ xử lý (CPU), dung lượng bộ nhớ (RAM), khả năng lưu trữ (HDD), card mạng không dây, v.v.... Ngoài ra, người tiêu dùng có thể tuỳ chọn các cấu hình cho máy và đặt hàng thông qua hệ thống đại lý hoặc qua trang web trực tuyến.Việc cung cấp sản phẩm và giao hàng sẽ được thực hiện thông qua các đại lý gần nhất.

Đây được coi là một trong những dự án “ Lắp ráp theo đơn hàng” lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Sau khi dự án này ra đời đã được sự hưởng ứng của khách hàng .Qua một năm thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng kể.

* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ

Công ty G.C.C đã rất linh hoạt khi sử dụng hình thức khách hàng tự lắp ráp máy tính xách tay cho mình. Đối với hàng hóa mang tính công nghệ cao với nhiều linh kiện như máy tính nói chung và máy tính xách tay nói riêng, khách hàng thường phải phụ thuộc vào sự lắp lặt sẵn của cách nhà sản xuất.

Khi đưa ra thị trường mô hình “tự lắp ráp” cho máy tính xách tay, công ty G.C.C đã áp dụng được cách thức “biến khách thành chủ”, để khách hàng tự chọn cấu hình máy tính phù hợp với mình, với nhu cầu sử dụng của mình và với chi phí hợp lý. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng là muốn tự tay mình lắp ráp, lựa chọn các linh kiện để tạo một chiếc máy tính phù hợp, sử dụng thành quả của mình, đáp ứng trọn vẹn những nhu cầu riêng có.


6. Nhà sách tự chọn đầu tiên của Việt Nam

Nhà sách Sài Gòn, 60 – 62 Lê Lợi, Q.1 là một trong những nhà sách lớn và được rất nhiều người dân TPCHM yêu thích. Những đầu sách ở đây được lựa chọn kỹ càng và phong phú, người mua được thỏa sức lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bí quyết thành công của nó là do áp dụng một phương thức kinh doanh độc đáo vào loại sớm nhất ở Việt Nam, đó là hình thức nhà sách tự chọn.

Chủ nhân của nhà sách là ông Nguyễn Hùng Trương. Với lòng đam mê sách, năm 1952 ông Trương đã mở một hiệu sách nhỏ tại số 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) và đặt tên là nhà sách Khai Trí (sau đổi tên thành nhà sách Sài Gòn). Điều đặc biệt nhất của nhà sách này là bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo... Hình thức kinh doanh mới mẻ và độc đáo của nhà sách Khai Trí trong thời điểm đó ngay lập tức được khách hàng ủng hộ. Việc kinh doanh sách của ông Trương trở nên phát đạt. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn nhà sách đã mở rộng được thêm 2 căn liền kề nhau với nhiều tầng lầu.

*Cách thức áp dụng kế sách

Trước đây, khách hàng mua sách chỉ có thể xem qua loa bìa sách và quyết định mua hay không chứ không có quyền đọc qua nội dung của nó trước, do vậy nhiều khi mua sách về rồi mới biết rằng cuốn sách ấy không hữu dụng cho mình. Nhà sách Khai Trí với phương châm “biến khách thành chủ” đã áp tiên phong áp dụng hình thức tự chọn, cho phép khách hàng thoải mái đọc trước khi quyết định mua, như vậy số tiền mà khách hàng bỏ ra sẽ thực sự hữu ích, thậm chí đọc xong không mua mà vẫn nhận được sự phục vụ chu đáo ân cần. Điều này đã khiến cho khách hàng cảm thấy vô cùng thoải mái, được tôn trọng, được quyền làm chủ hành vi mua hàng của mình, do vậy họ rất thích đến và mua sách ở đây, giúp cho hoạt động kinh doanh của nhà sách ngày càng phát đạt.


lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tâm lý kinh doanh Empty Re: Tâm lý kinh doanh

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 5:42 pm


KẾ 03: NGẦM VƯỢT TIỂU LỘ

1. Câu chuyện xuất xứ

Có một người họ Hoà nổi tiếng về nghề chuốt ngọc luôn tự hào vì sở hữu những viên ngọc quý và nhất trần đời là viên ngọc ánh lên bóng dáng đầu rồng.

Chuyện kể rằng, có một năm, nhà vua lâm bệnh nặng đã chữa trị bằng mọi cách mà không thuyên giảm. Có một ngày nhà vua được thần linh báo mộng rằng phải kiếm được viên ngọc đầu rồng của nhà họ Hoà kia đeo vào người thì khắc khỏi bệnh. Nhà vua bèn ban chiếu lệnh cho họ Hoà được cung tiến viên ngọc quý kia.

Đường từ nhà họ Hoà đến kinh đô phải qua một vùng hiểm địa chấn giữ con đường sông độc đạo, nơi có một toán cướp khét tiếng là không ai qua đó mà thoát nổi. Nghe biết việc viên ngọc quý tiến vua thế nào cũng phải đi qua khúc sông hiểm này, tên tướng cướp cho quân phục sẵn, lại cho người đi tận đến nơi họ Hoà ở để theo dõi.

Họ Hoà biết việc đem ngọc lên kinh đô thế nào cũng bị cướp nên vô cùng lo lắng. Cuối cùng , lão bộc thân tín của nhà họ Hoà nghĩ ra một kế hay cho chủ. Họ Hoà sai gia nhân đi khắp nơi mua gỗ để đóng một chiếc thuyền thật lớn và kiên cố để chuyên chở và bảo vệ viên ngọc. Việc đóng con thuyền lớn này kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến cả vùng đều ồn ào bàn tán. Tên tướng cướp không dời măt theo dõi việc đóng thuyền và chuẩn bị phương cách để cướp bằng được viên ngọc một khi con thuyền đi qua khúc sông chúng mai phục.

Việc đóng tàu thấy cứ kéo dài maĩ mà chưa xong. Viên tướng cướp sốt ruột tự mình đến do thám nhà họ Hoàng, thì bỗng thấy trong nhà đèn hoa sáng rực, tiệc tùng linh đình, nhìn ra thị thợ thuyền cũng bỏ con thuyền đang đóng dở để vào đánh chén. Té ra nhà họ Hoà đang tổ chức lễ tiệc vua ban khen cho việc đã cúng tiến kịp thời viên ngọc quý giúp vua thoát bệnh hiểm nghèo.

Đến lúc này, viên tướng cướp mới vỡ lẽ ra rằng, chính vào giữa lúc mọi người đang chú ý theo dõi việc đóng thuyền thì nhà họ Hoà đã sai người dắt viên ngọc quý lẩn theo con đường mòn nhỏ để dâng vua khiến tên tướng cướp không hề hay biết mà cứ đinh ninh chuẩn bị việc đánh chiếm con thuyền.

2. Cốt lõi kế sách

Cốt lõi của kế sách này là về nghệ thuật nghi binh đồng thời tiếp cận mục tiêu theo phương thức mà đối phương không ngờ để giành được chiến thắng.

3. Ý nghĩa vận dụng kế sách trong kinh doanh

Trong kinh doanh mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh là chiếm ưu thế trong cuộc chiến giành tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Trong cuộc chiến thương trường, người nào tìm được lối tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng một cách bất ngờ, hợp lý nhất là người giành được thắng lợi.




MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH


1. Sữa tươi và bánh

Doanh nghiệp thành công nhờ đánh đúng vào tâm lý thích tiện lợi của khách hàng

Ở cố đô Kyoto, Nhật Bản có một công ty thực phẩm Otto. Sản phẩm chủ đạo của họ là sữa bò tươi.Với phương thức kinh doanh luôn đảm bảo chất lượng và đưa sữa đến tận nhà nên công ty làm ăn rất phát đạt.

Khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bánh, ông chủ công ty đã sử dụng các cách thức tiếp cận khách hàng thường gặp như đăng thông tin trên báo, cho người đi chào hàng trực tiếp nhưng sự phát triển của thị trường vẫn không được như ông ta mong muốn.

Cuối cùng ông ta nghĩ ra một hình thức tiếp cận khá độc đáo. Ông cho in một tờ bìa nhỏ, thiết kế cẩn thận và đẹp một bên để cho khách hàng đánh dấu ngày giao nhận sữa, bên cạnh in luôn in tên và giá tiền của các bánh, cùng với đơn đặt hàng có tên người đặt hàng và chỉ cần viết rõ loại bánh, số lượng bánh, thời gian đặt hàng thì công ty sẽ theo đó mà mang đến tận nơi. Tờ bìa đó được công ty đem nó treo lên trên mỗi bình sữa tươi, mỗi ngày theo chuyển sữa mà tới mấy chục vạn gia đình.

Do công ty mỗi sáng sớm đưa sữa tới nhà nào thì cũng thu bình sữa cũ về luôn nên đơn đặt hàng đương nhiên cũng được thu về theo. Ngày hôm sau công ty đi giao sữa và giao cả bánh luôn. Khách hàng đánh dấu vào chỗ đặt sữa rồi cũng nhân tiện đặt bánh luôn. Công ty cũng tiết kiệm được chi phí vận chuyển..

Theo cách đó công ty làm ăn ngày càng phát triển, ngoài việc đặt bánh cho buổi sáng còn nhận đặt bánh sinh nhật và đặt bánh cho dịp lễ Nôel. Công việc làm ăn ngày càng phát đạt.

*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 1:

- Ông chủ công ty thực phẩm ở Kyoto này đã áp dụng thành công kế ngầm vượt tiểu lộ, đánh thẳng việc thực hiện hành vi mua hàng của khách hàng. Khách hang không cần phải lựa chọn, không có thời gian để phân vân mà khi đặt sữa thì nghiễm nhiên đặt bánh luôn.

- Sự bất ngờ của cách thức tiếp cận này ở chỗ ông Otto đã đã làm một bước tiếp cận bất ngờ, đi tắt đến nhu cầu của khách hàng, không cần thông qua quảng bá

- Điều độc đáo hơn cả là khách hàng có sự thuận tiện, vừa đặt sữa lại vừa có bánh ngon đưa đến tận nhà.

2. Tiếp thị kiểu “Tàu điện ngầm”

Fleur de Sante là một nhãn hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng ở Thụy Điển. Vào năm 2005, nhãn hiệu này mới có mặt ở thị trường Nga chưa đầy 1 năm. Liumila, phụ trách PR trong hãng quảng cáo "Comandor", được giao tổ chức một đợt quảng cáo và xúc tiến tiêu thụ cho loại sản phẩm này.

Liudmila đã tình cờ tìm ra được một cách tiếp cận khách hàng độc đáo mà rất hiệu quả. «Tôi đang đi trong tàu điện ngầm và thấy có ai đó lật một quyển catalogue, - Liudmila kể về quá trình hình thành ý tưởng. – Chẳng có việc gì làm, nên tôi cũng liếc xem. Tự dưng tôi có ý nghĩ là có lẽ tất cả mọi người đều đọc lén qua vai người ngồi bên cạnh, dù chuyện đó có vẻ như không hay lắm". Thời gian trên tàu điện ngầm là thời gian rảnh rỗi nên người ta thường chăm chú vào những sự việc quanh mình. Thế là tôi nghĩ ra cách tiếp thị mới: cho mấy cô gái vào tàu điện ngầm và ngồi lật giở những cuốn catalogue của công ty. Để có hiệu ứng mạnh hơn, tôi cho thêm một người "đối thoại" vào chỗ họ để cùng thảo luận sôi nổi về sản phẩm trong cuốn catalogue đó.

Kết quả là chỉ trong vòng 1 tuần, sau khi có gần 100 nhân viên tiếp thị liên tục "lượn" trong các toa tàu điện ngầm Matxcova và Saint-Petersburg suốt 5 tiếng mỗi ngày, có tới 200 cuốn catalogue được phát ra và rất nhiều người đến xin làm chuyên viên tư vấn. Thậm chí nhiều người còn muốn mua mỹ phẩm ngay trong tàu điện ngầm!

*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 2:

Như vậy, với mỗi loại sản phẩm khác nhau phải có cách tiếp cận khách hàng khác nhau mới có thể thu được hiệu quả. Con đường để ngầm vượt tiểu lộ của hãng mỹ phẩm Fleur de Sante là tạo ra cách thức gây ra sự tò mò với công chúng bằng cách tiếp thị trên tàu điện ngầm. Từ nhận thức rằng mỹ phẩm là loại hàng hóa mà phương thức truyền miệng bao giờ cũng đạt hiệu quả cao nhất, hãng này đã tạo dựng lên một phương thức tiếp cận bất ngờ tại thời gian và địa điểm bất ngờ nhất, làm cho người tiêu dùng không những dễ dàng đón nhận sự quảng bá của mình. mà còn giúp truyền bá thông tin, tạo ra sức lan truyền của dư luận.


3.Tự chê mình - Bí quyết của bột dinh dưỡng Avus

Công ty bột dinh dưỡng Avus ở Thụy Sỹ trong một chiến dịch xúc tiến bán hàng đã cho đăng một bản tin như sau :

“Kính thưa các vị khách hàng: Bột dinh dưỡng Avus của công ty chúng tôi gần đây không đủ bán trên thị trường khiến nhiều người gọi điện đến chê trách. Chúng tôi xin đăng báo công khai giải thích cáo lỗi. Bột Avus không đủ bán do 3 nguyên nhân: 1. Người mua tăng lên quá nhiều. 2. Dây chuyền sản xuất của công ty quá cũ, biên độ tăng sản lượng nhỏ 3. Giám đốc bán hàng, Thomas John tự ý bán 50 tấn bột cho các đại lý để họ đem ra ngoại tỉnh bán với giá cao.

Hiện nay công ty chúng tôi đang áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, lắp đặt máy móc mới với dây chuyền hiện đại để tăng sản lượng lên 04 lần. Ngoài ra chúng tôi đã thay thế một giám đốc bán hàng mới.”

Sau khi bản tin trên được đăng, mấy chục tấn bột Avus tồn đọng trong kho bán hết sạch. Bản tin này không hề nói gì ca ngợi về bột dinh dưỡng Avus nhưng mẹo hay là ở chỗ đã nêu ra được 2 sự thực “Giám đốc bán hàng tự ý bán cho các đại lý với giá cao” “ Dây chuyền sản xuất không đáp ứng được nhu cầu hiện nay” như vậy ngầm báo cho người tiêu dùng biết bột Avus bán chạy lắm. Thế là người tiêu dùng từ chỗ không biết đến chỗ biết, từ chỗ có thái độ bình thản đến chỗ tích cực đi mua.

Công ty Bột Avus đã tìm ra con đường táo bạo tác động vào tâm lý ám thị của khách hàng. Người ta thường bị lôi cuốn và chịu ảnh hưởng của người khác nên thay đổi thái độ của mình. Bản tin đó bề ngoài có vẻ như một bản tự kiểm điểm, tự chê trách nhưng lại có hiệu quả quảng bá kỳ diệu.


*Cách thức áp dụng kế sách:

- Bản tin tự chê mình là một cách thức nghi binh, cũng giống như việc loan tin đóng một con thuyền để chở ngọc quý. Trên thực tế đó chính là một cách quảng bá hữu hiệu về công ty.

- Con đường kín đáo và bất ngờ mà Avus sử dụng là thông qua bản tin độc đáo, ngầm báo cho khách hàng biết bột Avus bán chạy lắm.Avus đã biết đánh vào tâm lý ám thị của khách hàng. Người ta thường bị lôi cuốn và chịu ảnh hưởng của người khác nên thay đổi thái độ của mình

- Cách thức này thành thành công bởi vì khách hàng - người được tiếp nhận thông tin đó một cách tự nhiên, không mang tính quảng cáo nên càng dễ dàng đi vào tiềm thức của người tiêu dùng.


4. Howard Schultz - Ông chủ thương hiệu Starbucks

Starbucks được đánh giá là một thương hiệu quốc tế danh giá không kém gì Coca cola hay Mc Donald. Thành công tuyệt vời của Starbucks có được không phải là do chất lượng ngon hơn của cà phê, mà một trong những bí quyết thành công của thương hiệu này nhờ tài năng marketing kỳ diệu của ông Chủ tịch Howard Schultz.

Tại khu vực sân bay hay tại các trung tâm tài chính, các trung tâm thương mại nổi tiếng thì cà phê Starbucks là một quán bar sang trọng. Trong nhận thức của các khách hàng có thế mới phù hợp, mới “môn đăng hộ đối” với các doanh nhân, các ông chủ và các nhà quản lý cấp cao. Những người này luôn tìm thấy ở cà phê Starbucks nơi thích hợp để đàm phán, hay thư giãn trên chiếc salông để đọc sách bên ly cà phê.

Thế nhưng tại các siêu thị, bến tàu, trường đại học hay khu du lịch đông người thì Howard Schultz lại có những cà phê Starbucks rất bình dân. Ở đây không có những chiếc chén sứ sang trọng hay ly thủy tinh sáng bóng. Thay vào đó người ta lại thấy những chiếc cốc, đồ dùng bằng giấy carton hay bằng nhựa mỏng “rất tiện lợi kiểu Mỹ” như bất kỳ tại một của hàng ăn nhanh nào.

Cùng là cà phê Starbucks nhưng Howard Schultz rất sáng tạo và đã nghĩ ra một lối bất ngờ để đánh vào tiềm thức người tiêu dùng khi thiết kế quán cà phê của mình, tạo cho họ cảm giác về thương hiệu và về giá trị khi họ tiêu dùng sản phẩm của mình.



*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 4:

- Lý do Starbucks thiết kế các cửa hàng của mình theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau, thậm chí là đối lập: đó chính là những phong cách tiêu dùng mà Starbucks muốn xây dựng cho từng loại đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưng trên thực tế nó lại chung một mục đích: đánh thẳng vào tiềm thức của người tiêu dùng.

- Ngoài những giá trị tiêu dùng mà sản phẩm đem lại, khách hàng còn luôn luôn chú ý đến giá trị mà sự nổi tiếng của thương hiệu đem lại cho họ khi lựa chọn tiêu dùng sản phẩm đó. Trong ví dụ này Starbucks đã hiểu rất rõ và từ đó tìm ra được lối tiếp cận bất ngờ đến tiềm thức người tiêu dùng.


5. Câu chuyện của chị Chín

Trên đường Lý Tự Trọng TP HCM có một chị tên là Chín, bán cà phê cóc trên vỉa hè̀, gần công ty tôi làm việc, việc buôn bán chỉ cầm chừng. Mặc dù xung quanh đó có nhiều cơ quan , nhưng có những quán cà phê dầu tư nhiều hơṇ , quán đẹp hơn và giá cũng không cao nên cũng có sự cạnh tranh “ khốc liệt “ . Khổ một cái là giá cả chất lượng đều “quán cóc” như nhau .

Tới một ngày, mọi người trong cơ quan rất ngạc nhiên là quán cóc của chị̣ không biết bằng cách nào mà lại có một số điện thoại, và chị thông báo số điện thoại đấy trong cơ quan đều biết. Kể từ đấy, việc gọi nước của mọi người đỡ vất vả hơn vì có phương tiện hỗ trợ̣. Chưa hết, Công ty tôi có khỏan 120 người làm việc, Không hiểu sao mà chị có danh sách và ngày sinh nhật. Cứ thế chị tiếp thị đến từng người. Khi sinh nhật của một ai đó, dưới sự tiếp thị của chị, người đó luôn vui vẻ mời mọi người trong cơ quan một chầu nước và chị sẽ phục vụ từng người với từng loại nước.


*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ 5:

Chị Chín đã ngầm vượt tiểu lộ khi xây dựng một con đường nhỏ nhưng lại dẫn thẳng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Một số điện thoại để tăng khả năng khách hàng tiếp cận mình, sự xuất hiện đúng lúc và gợi mở nhu cầu của khách hàng là những hành động để xây dựng lên con đường đó.

Như vậy, kế sách “Ngầm vượt tiểu lộ” không chỉ phát huy tác dụng với các doanh nghiệp lớn mà nó rất hữu dụng đối với cả những người làm ăn nhỏ, đặc biệt những người làm ăn nhỏ càng dễ áp dụng kế sách này hơn do lợi thế là có thể quan tâm và tiếp cận đến từng khách hàng một. Vì thế, tùy quy mô kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng cụ thể mà áp dụng cách thức tiếp cận rất khác nhau sao cho khai thác linh hoạt nhất ý nghĩa kế sách này.


6. Chiếm lĩnh thị trường nhờ giải pháp ưu việt

Trên thị trường cả nước hiện nay, các sản phẩm máy nông nghiệp mang nhãn hiệu Veam của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam được bán rất chạy. Kết quả này có được là do tổng công ty đã thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giành khu vực thị trường nông thôn trong nước trước hàng Trung Quốc.

Trước đây, các sản phẩm máy nông nghiệp sử dụng động cơ Diesel do tổng công ty sản xuất tuy chất lượng tốt nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Máy nông nghiệp của Trung Quốc chất lượng không đồng đều, không có các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng thay thế phụ tùng đi kèm nhưng vẫn được tiêu thụ mạnh bởi nguyên nhân duy nhất là giá rẻ.

Nắm được điểm mấu chốt để giành lại người tiêu dùng, tổng công ty đã nghĩ ra một cách tiếp cận hết sức linh hoạt Trước hết, lãnh đạo Veam đến từng tỉnh, gặp trực tiếp lãnh đạo các tỉnh đề nghị họ cùng thực hiện chương trình bán máy trả góp cho dân, theo phương thức người mua trả trước 30% số tiền, 70% còn lại vay của ngân hàng và trả dần, lãi vay được hỗ trợ bằng ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó Veam cũng tổ chức xây dựng các trạm bảo hành bảo dưỡng tại các địa phương và tổ chức giới thiệu, hướng dẫn sử dụng máy đến từng xã. Như vậy, tính về lâu dài, người nông dân sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn do dùng sản phẩm chất lượng tốt, ít phải sửa chữa thay thế, tiền mua máy có thể vay với lãi suất thấp và trả góp trong thời gian dài. Những việc làm này đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con nông dân trên cả nước. Cách tiếp cận của công ty Veam vừa đem đến lợi ích mà bà con nông dân có thể nhìn thấy ngay được vừa kín đáo xây dựng thương hiệu cho mình.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Xuất phát từ việc người nông dân bao giờ cũng có tâm lý muốn nhìn tận mắt những lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho họ. Hơn nữa họ luôn tin tưởng vào những sản phẩm có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam không chỉ tìm ra được con đường tiểu lộ tiếp cận thị trường nông thôn mà còn đưa ra được giải pháp ưu việt giúp cho người nông dân tiết kiệm tiền, đây là điều mà hàng Trung Quốc không thể làm được, vì vậy đã giành lại được khách hàng trọng tâm, thúc đẩy sự tăng trưởng của mình.











-----------------------------------------

KẾ 04 :CHỈ DÂU TRÁCH HÒE


1. Câu chuyện xuất xứ

Từ ngày xửa ngày xưa, cây dâu và cây hòe đã gắn liền với cuộc sống con người. Cây dâu cho quả để ăn, để giải nhiệt, lá dùng nuôi tằm. Còn cây hòe, hoa và quả của nó đều có thể chữa được rất nhiều bệnh.

Hòe cao lớn xum xuê tạo nhiều bóng mát và tượng trưng cho sự may mắn nên thường được trồng trước cửa đón khách. Dâu cành lá khẳng khiu nên chỉ được trồng ở phía sau nhà.

Được ưu ái chăm chút, hòe ngày càng tỏ ra kiêu căng hợm hĩnh, lúc thích thì vươn rộng thân cành, ra hoa kết trái làm đẹp mát hiên nhà, lúc không thích thì chẳng chịu ra hoa và chỉ rụng lá khắp sân. Người chủ bực lắm nhưng lại không dám mắng mỏ nặng lời vì sợ hòe giận dỗi bỏ đi, gia đình mất hết sự may mắn.

Bỗng có một mùa, cây dâu bị sâu bọ cắn phá, cành lá xác xơ. Nhà chủ trong lúc tận tình chữa bệnh cho dâu bỗng nghĩ ra một kế… Anh ta đến cạnh gốc hòe dựa vào nó vỗ về rồi than thở, tâm sự:

- Tao đón chúng mày về chăm sóc, trồng mày trước cửa để lấy hoa và bóng mát, trồng dâu sau nhà để lấy lá nuôi tằm. Thế mà dâu phụ lòng tao, không chịu tự chăm sóc bản thân, để cho sâu ăn hết lá, khiến cho tằm chết hết. Nó cứ nghĩ mình mang lại một chút lợi ích cho chủ là đã được quyền gây phiền nhiễu. Mày thấy nó có đáng trách không?

Nghe chủ nói Hòe thấy thật mát lòng vì được tin cậy thế, nó thuận miệng đồng tình chia sẻ với chủ. Rồi bỗng nó thấy giật mình mà chạnh lòng, nó nhìn xuống, sân nhà tung tóe đầy xác lá do nó bày ra. Nó vô cùng xấu hổ và cảm thấy mình tệ quá.

Từ mùa sau, hòe chăm chỉ nuôi cây khỏe mạnh, cành lá che rợp khắp sân, hoa hòe nở rộ và chỉ lặng lẽ trút lá xuống ngay dưới gốc của mình. Vì thế mà hòe ngày càng được nhà chủ yêu quý và nâng niu.


2.Cốt lõi kế sách

Tính tự ái, lòng tự trọng là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của con người. Một trong những quy luật tâm lý tự nhiên của con người là không thích bị chỉ trích trực diện. Trong các trường hợp như vậy, họ thường phản ứng lại một cách tiêu cực. Vì thế, trong cư xử giữa con người với nhau cần phải khéo léo, mềm mỏng, tránh phê phán một cách trực diện hiếu thắng mới thu được kết quả mong muốn..


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Đây là một kế sách nói về nghệ thuật cảnh báo, nghệ thuật ứng xử để đi vào lòng người, chinh phục tâm lý khách hàng cũng như cộng sự. Trong vấn đề quản trị nhân sự, dung hòa mối quan hệ với đối tác hay khách hàng, người kinh doanh đều có thể sử dụng kế sách này để thành công.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Gỡ bỏ lưng ghế, trấn chỉnh tinh thần

Có một thương gia làm chủ một hệ thống cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng. Việc làm ăn khá phát đạt. Có một thời gian, việc kinh doanh hệ thống cửa hàng bỗng trở nên sa sút. Ông chủ này đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp để khôi phục nhưng hiệu quả mang lại vẫn không đáng là bao.

Thế là ông quyết định bí mật một mình đích thân tới thăm các cửa hàng chi nhánh mà không báo trước cho bất kỳ nhân viên nào để tìm cho ra nguyên nhân sâu xa. Ông ta phát hiện ra rằng, sau thành công ban đầu, các vị giám đốc trở nên chủ quan và quan liêu trong quản lý, ngồi ỳ trong phòng chỉ đạo từ xa mà không đi sâu vào thực tế hoạt động cửa hàng. Nhân viên không được quản lý sát sao, tính tổ chức và thái độ phục vụ khách hàng kém dần, do vậy mà việc kinh doanh ở các chi nhánh trở nên bê trễ, kém hiệu quả, khách hàng mới đến thì ít, khách quen bỏ đi thì nhiều.

Vị thương gia này rất thất vọng và phẫn nộ, ông định triệu tập cuộc họp chất vấn, chỉ trích các vị giám đốc này. Suy đi tính lại, ông thấy vấn đề không phải các vị giám đốc chi nhánh không đủ năng lực, hơn nữa, chính họ có công tạo nên thành công của hệ thống trong giai đoạn đầu. Ông ta nghĩ ra một kế.

Ngày hôm sau, các chi nhánh nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ ông chủ, đó là tháo bỏ phần lưng ghế tựa của các giám đốc. Họ rất ngạc nhiên không hiểu tại sao lại có mệnh lệnh kỳ quặc đó nhưng vì đó là mệnh lệnh nên họ vẫn phải chấp hành. Qua vài ngày làm việc với cái ghế không có lưng tựa, họ giật mình nhận ra thông điệp của ông chủ.

Các giám đốc chi nhánh trở nên năng động hơn, đi sâu đi sát, phát hiện những kẽ hở trong quản lý và tìm cách khắc phục. Nhân viên được quản lý, tổ chức tốt hơn, noi gương các giám đốc để nỗ lực. Nhờ thế mà việc kinh doanh ở các cửa hàng chi nhánh không những được khôi phục mà còn phát đạt hơn trước.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Nếu ông chủ nọ nóng nảy chỉ trích các vị giám đốc chi nhánh, chắc sẽ có nhiều vị bất mãn bởi họ là người tạo nên thành công ban đầu cho hệ thống cửa hàng. Ông chủ này tháo bỏ lưng ghế, thực ra là muốn thức tỉnh các vị giám đốc. Hành động này đã làm họ thức tỉnh, hiểu và tự giác thực hiện mong muốn của ông chủ.

2. Quản trị với văn hóa phù hợp

Lee Iaccocca là một trong những tổng giám đốc điều hành đầu tiên trên thế giới được trả mức lương 1 triệu đô la vào đầu những năm 80 thế kỷ 20. Ông là một nhà quản trị tài ba và được cấp dưới vô cùng nể phục.

Khi Iaccocca đương nhiệm ở tập đoàn xe hơi Chrysler, một thời kỳ, việc kinh doanh của Chrysler không được như ý, đặc biệt là ở chi nhánh Ý. Qua tìm hiểu, Iaccocca nhận thấy rằng, nguyên nhân là do vị giám đốc điều hành tuy có năng lực tốt nhưng cách thức quản lý lại không thích hợp. Italia vốn là dân tộc lãng mạn, không quen với việc bị chỉ trích trực diện. Nhưng khi nhân viên mắc lỗi, ông giám đốc chi nhánh này thường chỉ trích họ hết sức nặng nề, gây ra mâu thuẫn nội bộ giữa lãnh đạo với cấp dưới. Các nhân viên cũng mất hết tinh thần và hứng thú làm việc, từ đó dẫn đến sự sa sút của chi nhánh này.

Để khôi phục hoạt động kinh doanh, đồng thời cảnh tỉnh thái độ cũng như phương pháp quản lý của vị giám đốc chi nhánh Ý, Iaccocca đã điều động ông này sang chi nhánh ở Pháp và bổ nhiệm một giám đốc mới cho chi nhánh Ý. Ông giám đốc điều hành mới này rút kinh nghiệm đã tìm hiểu cặn kẽ tâm lý, thói quen, văn hóa của người Ý và đã đưa ra cách quản lý mềm mỏng, tế nhị hơn. Mỗi khi có nhân viên mắc lỗi, thay vì mắng mỏ, cảnh cáo, ông ta thường dùng các câu chuyện vui để uốn nắn, nhắc nhở, giúp họ hiểu ra vấn đề và tự rút kinh nghiệm. Vì thế mà hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ở Ý nhanh chóng được phục hồi.

Không lâu sau, nguyên nhân thành công của chi nhánh Ý lan truyền khắp hệ thống Chrysler. Đương nhiên là các vị giám đốc điều hành các chi nhánh khác tự có ý thức xem xét, điều chỉnh lại phương pháp và thái độ quản lý của mình. Hãng Chrysler nhờ vậy mà có sự hồi sinh trên toàn thế giới.


*Cách thức áp dụng kế sách

- Có thể thấy, việc thuyên chuyển đúng người, đúng việc cho thấy Iaccocca là một người rất tinh tế trong việc quản lý nguồn nhân lực, nhất là đối với nhân sự cao cấp. Thay vì khiển trách, cách chức vị giám đốc điều hành cũ ở Ý, Iaccocca đã lấy ngay tấm gương của một giám đốc điều hành mới và cách thức làm việc mềm dẻo, tinh tế của ông này để nhắc nhở, khuyến cáo thái độ và phương pháp quản lý của tất cả những giám đốc còn lại. Cách làm này đạt hiệu quả hơn ngàn lời cảnh cáo.

- Bài học lớn hơn được rút ra là bộ máy nào cũng do con người điều hành, quan hệ nội bộ trong một tổ chức quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nếu chỉ quan tâm tới tâm lý khách hàng thì chưa đủ, trước đó, phải quan tâm tới tâm lý các thành viên trong hệ thống nội bộ. Có như vậy mới xây dựng được một tập thể đoàn kết, có sức mạnh để thành công.


3. “Lạt mềm buộc chặt”

Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới là Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo, đe dọa hoặc trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thực ra đó không phải là cách quản lý e ngại nhân viên, mà thái độ xử sự này mới bảo đảm các lỗi sai, hỏng được báo cáo ngay và đầy đủ. Từ đó, người quản lý mới có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa, giúp cho việc sửa đổi chính sách và các quy trình thực hiện công việc phù hợp hơn và sát với thực tế của công ty hơn. Trách mắng nhân viên tất nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. Chính vì phương châm quản lý con người giàu tính nhân văn này mà sự nghiệp kinh doanh của Toyota ngày một phát triển hơn, nguồn lực con người của họ luôn ổn định và lớn mạnh.


4. “Đánh xi bóng nhé!”

Có một chú bé chuyên đánh giày tại khu vực sân bay Saint Lonis. Một hôm, có một vị khách ăn mặc chỉnh tề bước đến chỗ chú bé, ông ta ngồi chiễm trệ xuống ghế rồi nói “Bình thường!”

Hóa ra, trên hộp đồ nghề của chú bé đánh giày có gắn bảng giá: Đánh xi bình thường 75 cent, đánh xi dầu 1 đô la, đánh xi bóng 2 đô la.

Chú bé vui vẻ hỏi lại: “Thưa ông, bình thường thôi phải không ạ?” rồi say sưa đánh giầy cho khách. Vừa cặm cụi làm việc, cậu bé vừa hồn nhiên nói chuyện với vị khách nọ: “Ông ạ, sáng nay cháu vừa mới đánh giày cho một ông khách rất giàu có. Ông ta đi một đôi giày của Ý rất đẹp, sang trọng chẳng kém gì đôi giày của ông. Còn bộ quần áo của ông ta thì khỏi phải chê, đó là thứ vải vô cùng cao cấp mà cháu chưa từng được thấy bao giờ...”.

Nghe đến đây, vị khách kia cảm thấy vô cùng tự hào.

Rồi đột nhiên, cậu bé ngừng tay và than thở: “Nhưng chỉ tiếc một điều là ông ta lại chỉ dùng loại xi đánh giày bình thường, chẳng tương xứng và còn làm xấu cả bộ trang phục !”.

Nghe đến đây, mặt vị khách đỏ lên vì ngượng, ông ta liền chữa thẹn bằng cách vui vẻ nói: “Đánh xi bóng nhé!”

Thế là cậu bé liền trổ tài đánh giày thuần thục của mình, làm cho đôi giày bóng tới mức có thể soi gương được, và cậu không chỉ nhận được 2 đô la tiền công mà còn được vị khách tặng thêm 1 đô la nữa.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Cậu bé đánh giày thông minh làm như vô tình kể câu chuyện về ông khách keo kiệt buổi sáng, thực ra là ngầm so sánh với vị khách mà mình đang phục vụ, đánh đúng vào tâm lý sĩ diện của ông khách nọ. Tuy nhiên, cách nói kiểu “chỉ dâu trách hòe” của cậu đã làm cho vị khách không thể phật ý được. Kết quả là, vị khách không những chuyển sang dùng loại xi đắt tiền nhất mà thưởng thêm tiền cho cậu. Như vậy, trong việc làm ăn của mình, dù là việc làm ăn bình thường nhất, nếu biết vận dụng tư duy thì hoàn toàn có thể kiếm lợi lớn.


5. Chỉ dâu trách hòe để chống hàng giả

Chỉ dâu mắng hòe còn được vận dụng nhiều trong bảo vệ bản quyền, bảo vệ uy tín sản phẩm của các doanh nghiệp Mối lo ngại chung của các thương hiệu nổi tiếng đó là nạn làm hàng giả. Để đối phó với nguy cơ này các công ty thường làm như thế nào?

Thực tế cho thấy, động thái đầu tiên để bảo vệ sản phẩm của mình là đưa ra các khuyến cáo giúp phân biệt hàng giả. Về hình thức, các khuyến cáo này giúp khách hàng phân biệt hàng nhái với hàng thật. Nhưng thực tế chính là sự khẳng định về uy tín và chất lượng sản phẩm (đánh vào tâm lý: sản phẩm có được tin dùng, bán chạy thì mới bị làm giả!). Đồng thời, thông qua các khuyến cáo này, nhà sản xuất đưa ra thông điệp ngầm thông báo với những kẻ làm hàng nhái rằng họ tuyên chiến với hàng giả, sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng để có những biện pháp thích đáng đối với những đối tượng này.

Ví dụ như gần đây nhất là việc nhãn hiệu Olay bị làm giả tràn lan trên thị trường Việt Nam. Không thể chỉ đích danh những kẻ làm giả sản phẩm của mình, P&G đã phối hợp với Công ty AMYBS gửi thư khuyến cáo các tiểu thương kinh doanh sản phẩm Olay, yêu cầu họ phải cam kết không bán hàng giả; nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được tiếp tục bán mỹ phẩm Olay nữa. Về hình thức, khuyến cáo này nhắc nhở đại lý không được bán hàng giả, nhưng thực tế lại cảnh báo rằng những người sản xuất hàng giả sẽ không có thị trường tiêu thụ, hơn thế, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hay như trường hợp của công ty may Việt Tiến. Không ít cá nhân, cơ sở sản xuất, cửa hàng đã lợi dụng uy tín của công ty để buôn bán hàng giả, hàng nhái sản phẩm Việt Tiến, gây không ít khó khăn cho đơn vị này. Để ngăn chặn tình trạng trên, đầu tiên công ty đã đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng là: “Nếu người tiêu dùng mua sản phẩm trong hệ thống đại lý của công ty mà bị hàng giả, hàng nhái, công ty sẽ biếu cho người tiêu dùng 1 sản phẩm tương đương để người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm thật của Việt Tiến. Nếu đại lý nào làm giả sản phẩm của công ty sẽ phạt từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng”. Như vậy, Việt Tiến đã dám chấp nhận rủi ro, khẳng định uy tín hệ thống của mình, tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Việc kinh doanh đương nhiên phải dựa trên cơ sở làm ăn chân chính, không đại lý nào muốn bị phát hiện để rồi không được tiếp tục kinh doanh sản phẩm Việt Tiến đang rất được ưa chuộng. Như vậy, khuyến cáo dành cho người tiêu dùng và đại lý, thực chất lại nhằm cảnh báo những người làm hàng giả.

Khuyến cáo này đã ngăn chặn được phần nào việc làm nhái sản phẩm của Việt Tiến. Tuy nhiên, do có những đại lý vẫn cố tình vi phạm lần thứ 2 buộc công ty phải đưa ra biện pháp mạnh hơn. Họ đã công khai xử phạt nhiều hộ kinh doanh ở Đồng Nai, Tp.HCM và công khai đăng trên các phương tiện báo chí, đồng thời tiến hành chấm dứt hợp đồng và buộc các hộ này phải chịu các trách nhiệm pháp lý... Biện pháp của Việt Tiến có mức độ tăng dần, từ mềm mỏng chuyển dần sang cứng rắn khiến cho những người làm và tiêu thụ hàng giả phải chùn bước.





---------------------------
KẾ 05 :XA THƯƠNG GẦN THƯỜNG

1. Câu chuyện xuất xứ

Ngày xưa, có hai gia đình nọ rất thân thiết với nhau. Một gia đình nông dân làm nghề dệt vải ở vùng quê và một người buôn bán vải ở kinh thành. Hàng tuần người nông dân mang vải đến giao cho người buôn vải. Việc buôn bán diễn ra thuận lợi, tình thân của hai gia đình ngày càng bền chặt.

Bỗng một năm nọ, ở kinh thành xảy ra một nạn dịch lớn. Công việc làm ăn của người thương nhân vì thế mà bị ngừng trệ, cuộc sống hết sức khó khăn. Được tin bạn lâm vào hoàn cảnh nguy cấp, người nông dân lặn lội lên kinh thành , ngỏ ý mời gia đình thương nhân nọ về quê lánh nạn.

Những ngày đầu, cuộc sống của hai gia đình thật đầm ấm, chia sẻ yêu thương nhau. Nhưng dần dần sự khác biệt về lối sống làm cho họ cảm thấy không thoải mái như xưa. Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Cho đến một ngày, nạn dịch ở kinh thành kết thúc. Gia đình thương nhân quyết định trở về kinh thành. Họ chia tay nhau như trút đi một gánh nặng. Quay lại cuộc sống nơi kinh thành nhưng những cảm giác khó chịu khi ở chung với nhau vẫn còn đọng lại làm tình cảm giữa họ có phần nhạt phai. Gia đình thương nhân không còn nhận những tấm lụa từ người nông dân nọ nữa.

Ngày tháng trôi qua, bọn trẻ con nhà thương nhân bắt đầu nhắc đến lũ trẻ người nông dân dệt vải. Mỗi câu chuyện gợi lại bao nhiêu kỷ niệm đẹp. Một ngày kia, khi lũ trẻ đòi về quê thăm lại gia đình dệt vải nọ, người thương nhân bỗng cảm thấy đó cũng là điều mình mong muốn. Cuộc hội ngộ thật là cảm động.

Từ đó trở đi hai gia đình lại trở nên thân thiết hơn xưa. Họ cùng hiểu rằng dù khi ở gần có những điều không vừa lòng với nhau nhưng những tình cảm họ đã có với nhau thật là đáng quý


2.Cốt lõi kế sách

Tâm lý hồi cố của con người là một quy luật bất biến ở con người. Con người ta thường có xu hướng lưu giữ những ký ức tốt đẹp lại trong tiềm thức của mình. Vì vậy mà những thứ càng hàm chứa thời gian lại càng trở nên quý giá.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Quy luật tâm lý của con người là vừa luôn thích tiếp xúc với cái mới. Đồng thời lại có xu hướng hồi cố. Chính vì vậy mới có quy luật vếự quay vòng của mốt, của kiến trúc theo hình xoáy ốc. Tức là sự lặp lại theo chu kỳ của những sản phẩm truyền thống với một số yếu tố mới. Người làm kinh doanh không thể không coi trọng và vận dụng linh hoạt yếu tố tâm lý hồi cố của con người.

Việc nắm vững kế sách này sẽ giúp nhà kinh doanh luôn chủ động trong việc hoạch định và phát triển sản xuất, phát triển thị trường để đi tới thành công.


MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. “Hương vị cổ điển” thu hút khách hàng

Câu chuyện xảy ra những năm 70 của thế kỷ trước. Một thanh niên được thừa kế một khu nhà nghỉ và ăn uống nhưng công việc kinh doanh rất trì trệ. Anh trăn trở tìm ra hướng đi mới cho nhà hàng, anh ta muốn đây phải là khu nhà nghỉ và ăn uống đông khách nhất của nơi đây.

Anh đã bỏ rất nhiều thời gian để đi nhiều nơi tìm hiểu mô hình. Trong một lần sang Anh, vào thăm tòa lâu đài cổ từ thời Victoria, anh có một cảm giác thư giãn rất dễ chịu, anh hỏi chuyện và tìm hiểu nhiều du khách cùng đi và đã khẳng định cho anh một quyết tâm. Quay trở về Michigân, sau vài ngày tính toán, anh đã quyết định một cải cách táo bạo cho khu nhà nghỉ của mình. Một năm sau, tiếng đồn về một nhà nghỉ & ăn uống nổi tiếng vang khắp nơi, người ta nô nức kéo đến nhà nghỉ và thường phải đặt chỗ trước một tháng. Điều gì đã khiến doanh nghiệp trẻ này thành công như vậy?

Bạn hãy tưởng tượng, khi tàu ra đảo và cập cảng, đã có đội ngũ nhân viên của khu nhà nghỉ trong bộ trang phục thế kỷ 18 đang rung chuông đón chào, rồi bạn được đưa lên xe ngựa và lập tức bạn bị lạc vào một thế giới khác rất sâu lắng. Bạn sẽ đi qua những quán cổ vẫn giữ nguyên dáng vẻ của hơn 100 năm trước, thơ thẩn dọc những hành lang dài cổ kính..Tất cả không gian nơi đây đưa bạn trở về cuộc sống vương giả của những quý tộc ở nhiều thế kỷ trước. Và những điều đó đã mang lại thành công cho chàng doanh nhân trẻ. Anh ta thành công bởi đã nhận ra rằng con người luôn giữ lại những hoài niệm về các giá trị đã vượt qua thời gian.

Đã có rất nhiều doanh nhân trên thế giới đã thành công khi biết áp dụng yếu tố tâm lý này. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, nhiều nơi trên thế giới đã khôi phục lại không gian cổ xưa để thu hút khách. Ta có thể bắt gặp rất nhiều quán trà đạo của Trung Quốc, Nhật Bản hay nhiều khách sạn Hàn Quốc buộc nhân viên mặc trang phục Hanpock truyền thống khi phục vụ khách hàng,...


2.Ký ức êm đềm

Một chủ nhà hàng cũng rất thành công trong thuật khai thác tốt yếu tố tâm lý hồi cố của khách hàng. Ở một thành phố cảng sầm uất như Yokohama, Nhật Bản thì sự cạnh tranh trong kinh doanh nhà hàng rất gay gắt. Nhưng nhà hàng Arima là một hiện tượng đáng chú ý bởi đây là một nhà hàng ăn uống đắt khách trong khi bề ngoài nhà hàng cũng như cách bài trí bên trong không có gì nổi trội, các món ăn là những thứ tương đối đại chúng ở Nhật Bản. Khách đến nhà hàng rất đông đúc đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi. Nhiều chuyên gia kinh tế đã bỏ công tìm hiểu, và bí mật chỉ được tiết lộ khi họ có cơ hội được ông chủ nhà hàng chủ động chia xẻ bí quyết kinh doanh cho cộng đồng.

Trong một thời gian dài, người chủ nhà hàng đã trăn trở, suy nghĩ để tìm ra một sự khác biệt, mới lạ cho cửa hàng của mình và cuối cùng ông đã tìm ra cách chiêu khách cho riêng nhà hàng . Ai cũng biết Nhật Bản hiện là một nước công nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới, người Nhật Bản nổi tiếng sống lâu nên những người cao tuổi sinh có thời gian dài sống ở thành thị vẫn còn lưu giữ những ký ức bình yên trong lành và một số phong tục văn hóa cổ truyền chỉ có ở vùng nông thôn, hoang sơ khác hẳn với Yokohama sầm uất, hiện đại bây giờ. Mặt khác, ông cũng thấy được Nhật Bản rất nổi tiếng trong nghề làm búp bê, tuổi thơ, trẻ con Nhật hầu như ai cũng từng chơi búp bê và lưu giữ trong ký ức những kỷ niệm rất đẹp về món đồ chơi này.

Chủ nhà hàng Ariam đã sử dụng tạp dề vẽ các cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và một số lễ hội văn hóa truyền thống có nguồn gốc nông nghiệp của các vùng nông thôn Nhật Bản và cho các nhân viên nhà hàng mặc. Khách đến nhà hàng sau khi thưởng thức các món ăn sẽ được tặng mỗi người một con búp bê xinh xắn làm theo phong cách truyền thống.

Các thực khách bởi vậy khi đến nhà hàng, bên cạnh mục đích thưởng thức các món ăn còn mong muốn được nhận những con búp bê đáng yêu, gợi lại những ký ức rất đẹp về thời thơ ấu và được ngắm nhìn cảnh về cuộc sống nông thôn, cảnh những lễ hội truyền thống đáng nhớ mà họ từ lâu đã không được nhìn thấy.

Trên thế giới thì như vậy, chúng ta cũng bắt gặp những cách thức tương tự áp dụng yếu tố này trong kinh doanh ở Việt Nam như nhà hàng Vạn Xuân, Vạn Tuế ở Hà Nội hay những kiểu kiến trúc cổ của các nhà hàng ở Huế và các Shop dọc các phố cổ tại Hội An,....Tất cả đều cố gắng đưa khách hàng trở về với không gian xưa, vừa lạ lẫm, thú vị lại vừa sâu lắng, bình yên...

Đó là trong lĩnh vực ăn uống, còn những lĩnh vực khác thì thế nào?Chúng ta có thể thấy trong lĩnh vực đồ cổ. Mốt chơi đồ cổ hiện nay rất phổ biến, điều này có thể lý giải vì sao đồ rất đắt bởi tâm lý nhiều người thích của độc, hiếm và có tâm lý hoài cổ. Trên thế giới có rất nhiều câu lạc bộ chuyên sưu tầm xe máy cổ Hacley, thậm chí giá trị sử dụng không thể được như nhiều xe máy hiện nay. Hay trong lĩnh vực xe hơi, trên thế giới có rất nhiều người có thú vui sưu tầm xe hơi cổ và tân trang lại, những chiếc xe càng cổ thì càng giá trị và nó được ra giá rất cao trong những phiên bán đấu giá. Và chúng ta cũng không bất ngờ nhiều khi chứng kiến sự quay trở lại ngoạn mục của dòng xe Vespa.


3. Sự trở lại và chiếm lĩnh thị trường của dòng xe vespa

Tại Sài Gòn trước năm 1975, Vespa là xe gắn máy “chảnh” nhất. Nhiều người trung niên chẳng phải không đủ điều kiện tậu xe mới, vẫn tiếp tục bình bịch với chiếc Vespa thâm niên từng là nhân chứng của bao dòng chảy lịch sử...

Tuy nhiên sau những năm 75, xe vespa vắng bóng trên thị trường Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính thức trở lại Việt Nam từ năm 1996, bất chấp một khoảng thời gian dài vắng bóng, xe máy Piaggio nhanh chóng lấy lại tiếng tăm vốn có của mình.

Điều này có được là do chiếc xe vespa nói chung đã được các nhà sản xuất nâng lên trở thành một biểu tượng văn hóa, hồi cổ. Không chỉ ở Việt Nam, chiếc xe con ong đít bầu của Piaggio là hình ảnh của “thời trang hoài niệm”, với vô số câu lạc bộ “Vespa cổ” được thành lập khắp thế giới, từ Los Angeles, Paris, Tokyo, đến Hong Kong. Cùng với cơn sốt chơi xe vespa cổ tại Việt Nam, các dòng xe Piaggio ngày càng chiếm một thị phần lớn. Mỗi một dòng xe ra đời đều lưu giữ những hình ảnh của một loại xe đã từng quen thuộc trong ký ức của nhiều người. Ví dụ như Vespa GTS đem lại cho cảm xúc của chiếc Vespa GS năm mươi năm về trước, còn với LX đó là những thiết kế không thể nhầm lẫn trong 60 năm qua.

Chúng ta cũng bắt gặp tâm lý hồi cố rất điển hình trong lĩnh vực thời trang, để ý thấy đây là một quy luật phát triển theo hình xoáy chôn ốc, phát triển có thể ở bậc cao hơn nhưng luôn trở lại sau một thời gian.

4. Sự xoay vòng của mốt

Mỗi năm, những tín đồ của thời trang lại ngóng chờ những bộ sưu tập của những nhà thiết kế nổi tiếng thế giới, hy vọng tìm được cho mình những bộ trang phù hợp. Nhưng nếu ai tinh ý chắc chắn sẽ nhận ra một qui luật rất đơn giản của thời trang: đó là sự quay trở lại của những dòng mốt trong quá khứ, nên hoàn toàn có thể sự đoán trước cả xu hướng thời trang của thế giới.

Ví dụ như xu hướng thời trang năm 2003 là những dấu ấn màu sắc rực rỡ, lấp lánh, hào nhoáng của những hộp đêm thập niên 70: áo cao bồi nữ bó sát, váy bó sát người, hay những nét nhẹ nhàng của những chiếc váy dài gợi cảm, bồng bềnh, lả lơi, diêm dúa. Hay như năm 2004, một thế giới đồ jean với quần bó vá víu, áo bò khâu tay, xà cạp bó gối, quần jean cộc và áo khoác ngắn tay bo, là ảnh hưởng của thời trang thập niên 50-70. Đến năm 2005, những họa tiết thổ cẩm huyền bí cùng các chất liệu thêu là xu hướng từ những năm 30.

Năm 2006 này, chúng ta sẽ lại trở về với cổ điển nhưng không quá kiểu cách mà có phần phóng khoáng, gợi cảm hơn. Đó là sự trở lại của những trang phục đồng bộ cũng như những chiếc áo sơ mi vừa kiêu kỳ, vừa điệu đàng, là sự biến tấu của những bộ đầm đã từng thống trị những năm 80.

Cứ sau một thời gian, những mẫu mã hiện tại trở nên nhàm chán, chúng ta lại mong muốn quay trở lại mẫu thời trang những thế kỷ trước. Như thế, sự quay vòng của thời trang như một vòng xoáy trôn ốc, cứ một quãng thời gian nhất định lại quay trở lại, nhưng luôn có sự nâng cấp, cải tiến hoặc thêm thắt cho đẹp hơn, phù hợp với điều kiện hiện tại, thảo mãn những hoài niệm quá khứ của mỗi người.

Kế sách này không chỉ được biểu hiện qua những xu hướng tiêu dùng của cả xã hội mà nó còn được thể hiện qua những tình tiết nhỏ tinh tế đời thường. Tôi có thể kể một câu chuyện thú vị về một cửa hàng thành công trong một trường hợp sử dụng bản nhạc Trung Hoa

5. Bản nhạc quê hương

Hồi tôi đang học ở Anh ( hoặc tôi được nghe một người bạn kể lại ), tôi đã từng biết một câu chuyện về một cửa hàng nhỏ nằm trên một con phố vắng vẻ của thành phố Liverpool, trông bề ngoài không có gì đặc biệt cả . Hàng ngày đi qua, tôi rất ngạc nhiên vì ở địa thế như vậy nhưng lúc nào cửa hàng này cũng đông khách. Trong một lần vào xem cửa hàng và quan sát, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện xảy ra tại cửa hàng và điều đó đã cho tôi điều lý giải về sự thành công của họ, đó là bởi ông chủ cửa hàng là một người rất thông minh, đặc biệt nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng.

Cùng vào cửa hàng với tôi lúc đó có một người khách Trung Quốc đến để lấy một chiếc tủ đã đặt từ trước. Mặc dù đã hẹn trước với người khách này nhưng có một trục trặc xảy ra do vận chuyển đến giờ đó chiếc tủ vẫn chưa được mang về. Sau khi biết rõ về sự chậm trễ đó, người khách hết sức bực tức và ông ta nói sẽ bỏ đi và không nhận chiếc tủ đó nữa.

Chủ cửa hàng từ tốn mời ông ta ngồi và nói rằng sẽ quay vào để tìm các giấy tờ của cuộc mua bán đó. Trong lúc người khách ngồi chờ, ông chủ kín đáo sai người thay đổi bản nhạc châu Âu đang phát đều đều trên loa cửa hàng bằng một bản nhạc Trung Hoa. Đột nhiên nghe một bài hát quê hương trên đất lạ, người khách tự nhiên quyến luyến muốn ngồi lại, ông lặng lẽ nghe bản nhạc. Khi người chủ quán quay trử ra thì thái độ người khách đã binhg tĩnh trở lại. Họ còn chuyện trò với nhau về quê hương Trung Quốc xa xôi của người khách .Vừa lúc đó, chiếc tủ được mang về. Thế là vụ mua bán đó lại diễn ra tốt đẹp.


*Cách thức áp dụng trong kinh doanh.

Từ một tình huống của một câu chuyện nhỏ nhưng sự thành công vì nhạy bén nắm bắt tâm lý khách hàng. Khi ở xa quê người ta thường rất trân trọng những gì thuộc về quê hương. Nắm bắt được tâm lý đó, ông chủ cửa hàng đã thành công trong việc níu chân người khách và thực hiện thành công vụ mua bán đó. Cũng cần nhấn mạnh rằng tâm lý hồi cố là một yếu tố rất quan trọng trong tâm lý khách hàng khi ngày nay người ta đang quan tâm đi sâu vào tâm lý cộng đồng nhằm áp dụng thành công thuật bán hàng.

6.“Beef – steak cao bồi” thắng lớn nhờ mới lạ.

Ở Dallas, một thành phố lớn nhất của bang Texas của Mỹ có nhà hàng Breef – steak rất nổi tiếng. Ông chủ khi đưa ra ý tưởng rất mới lạ trong thu hút khách hàng. Nhưng lúc đầu nhiều người cho đó là ý tưởng điên khùng.

Tất cả quang cảnh và trang phục của nhân viên nhà hàng đều gợi lên một cảm giác cũ kỹ, bụi bẩn và nghèo khổ. Nhà hàng này chỉ thắp bằng đèn dầu, tối mò, trần nhà bụi bẩn, xung quanh tường treo những vật trang trí như cày gỗ, lưỡi cuốc, mũ bện…Bàn ghế của nhà hàng đều làm bằng gỗ, cấu tạo thô sơ mô phỏng theo đồ cổ. Đầu bếp và người nhân viên đều mặc quần áo cũ kỹ dường như chưa bao giờ được là ủi.

Tưởng rằng sẽ không có khách nhưng thật bất ngờ, khách đến với nhà hàng ngày một đông. Chủ nhà hàng đã có một cơ sở chắc chắn cho ý tưởng táo bạo của mình bởi ông vốn lớn lên trong một gia đình nghèo của một vùng nông thôn ở Texas, ông biết được tâm lý của nhiều khách hàng khi có cuộc sống giàu sang ở thành thị vẫn có một phần ký ức về một thời kỳ nghèo khó khi nước Mỹ rơi vào những cuộc khủng hoảng kinh tế, hay ký ức về những cảnh trong phim ảnh kể về thời đại trước cách mạng công nghiệp ở Mỹ và Tây Âu với những công cụ sản xuất và đồ dùng rất thô sơ.

Cách bài trí của nhà hàng này gợi lên cho khách hàng ký ức về một thời kỳ khó khăn của nước Mỹ, bất kỳ ai cũng được chứng kiến dù trực tiếp hay gián tiếp qua phim ảnh, truyện. Chính vì vậy, nhà hàng này không làm khách có cảm giác chán, ngược lại họ rất thú vị vì được gợi lại ký ức cuộc sống khó khăn, khi hiện tại họ có cuộc sống khá giả hơn


7. Tâm lý nhớ quê hương

Như chúng ta đã biết trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam sinh sống rất đông. Đã có rất nhiều doanh nhân thành người Việt thành đạt trong việc kinh doanh tiệm ăn, nhà hàng ở xứ người. Một trong những yếu tố thành công của họ là biết đánh trúng vào tâm lý nhớ quê hương của người Việt khi xa xứ.

Đông đảo người Việt khi xa quê đều mang trong ký ức của mình những hình ảnh thân thương và kỷ niệm về quê hương. Từ tiệm phở cho đến các nhà hàng đều gợi cho khách hàng nhớ về quê hương trước tiên ở tấm biển treo bên ngoài bởi những dòng chữ tiếng Việt và chất liệu từ VN mang sang tạo thành. Tiếp đó, chủ tiệm sử dụng các chất liệu như tre, gỗ, những bức tranh vẽ hình ảnh cây đa giếng nước hay cảnh đôi trai gái đang tát nước gầu sòng dưới ánh trăng để bài trí tiệm ăn và.sử dụng đũa tre, tăm tre…mà khi ở VN chúng ta thấy những hình ảnh như vậy rất bình thường. Đặc biệt, cả trong món phở cũng phải chế biến sao cho có đầy đủ gia vị của phở Hà Nội hay phở Gia truyền Nam Định ở quê nhà. Chỉ riêng ở Osaka - Nhật Bản cũng có trên 15 quán ăn và cà phê mang phong cách Việt Nam. Có những tiệm chỉ chuyên bán phở hoặc bún. Quán nào cũng vậy, mọi vật dụng như chén đĩa, bàn ghế đều mang từ Việt Nam sang như chén đĩa Bát Tràng, các loại ghế tre. Đến nhà hàng Saigon Beach ở số 66, Lockhart Road tại Hong Kong, khách hàng sẽ cảm nhận ngay nét Việt Nam bởi hình ảnh chiến nón lá treo trên vách và nhiều bức ảnh chụp các món ăn Việt Nam.

Rất nhiều người Việt đến tiệm phở không chỉ với mục đích ăn phở mà để được ngồi trong không gian của quê hương, nhớ về những kỷ niệm và hướng về quê hương. Các doanh nhân người Việt đã rất thành công khi khai thác những yếu tố đó.










lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tâm lý kinh doanh Empty KẾ 06 : ƯƠM TRỒNG CẢM XÚC

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 6:04 pm




KẾ 06 : ƯƠM TRỒNG CẢM XÚC



1.Câu chuyện xuất xứ

Ở góc rừng nọ, có bác gấu nâu sống lẻ loi dưới một gốc cây dẻ. Vào một ngày nọ, có gia đình nhà sóc nâu chuyển đến làm tổ trên cây dẻ. Vốn là loài nhỏ bé yếu ớt, nhà sóc qua nhờ bác gấu giúp xây nhà . Nhưng quen sống một mình đã lâu, không quen nhờ vả mà cũng chẳng quen giúp đỡ ai nên Bác gấu già đã cau có từ chối . Vì vậy, nhà sóc đành làm một ngôi nhà nhỏ để ở tạm.

Vốn tính hồn nhiên, gia đình nhà Sóc cũng chẳng vì thế mà giận , vẫn hàng ngày vui vẻ với gấu nâu. Có đồ ăn ngon, sóc mẹ thường sai sóc con mang sang mời bác gấu. Mỗi khi bác gấu có việc, không cần mời sóc bố cũng chủ động chạy sang giúp đỡ. Dần dần, Bác Gấu đã trở nên vui vẻ, thân tình hơn với gia đình nhà Sóc.

Một hôm, trên đường đi kiếm mật trong rừng sâu , không may Bác gấu bị một tảng đá lở đè vào chân. Mãi đến tối mịt, bác gấu mới lê được về nhà. Mệt mỏi, bụng đói, bác gấu Nâu nằm gục giữa nhà. Thấy nhà bác gấu sáng đèn, bọn sóc con mò sang thấy bác gấu nâu máu me bê bết đang nằm bẹp vội vã chạy về gọi cha mẹ. Cả gia đình sóc mỗi người một tay người đun nước rửa vết thương, người đi nấu cháo, người đi hái thuốc về đắp cho bác gấu. Nhờ vậy, vài hôm sau bác gấu lành vết thương và đi lại bình thường.

Ít lâu sau, một hôm cả nhà sóc kéo nhau đi thăm bà ngoại ở khu rừng bên đến tối mịt mới về nhà. Hai chú sóc con tung tăng chạy trước, sóc bố mẹ chậm rãi đằng sau. Bỗng lũ sóc con hốt hỏang chạy lại và kêu lên từ xa: “Mẹ ơi nhà mình đâu mất rồi ..” Rụng rời, cả nhà sóc chạy về…không thấy ngôi nhà quen thuộc của mình đâu cả. Thay vào đó là một ngôi nhà bề thế mới tinh…

Tất cả còn đang ngơ ngác thì bỗng tiếng bác gấu ở ngay đằng sau: ” Bác muốn cảm ơn các cháu mà không biết làm thế nào nên dựng ngôi nhà nhỏ tặng các cháu”. Từ đó bác gấu nâu trở thành một người khác hẳn. Luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Sự chân thành, chu đáo và hồn nhiên của gia đình nhà sóc đã cảm hóa tình cảm của bác Gấu Nâu. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.


2.Cốt lõi kế sách

Trong mỗi con người luôn ẩn chứa những tình cảm tốt đẹp. Nếu chúng ta biết đánh thức sự cảm thông và chia sẻ những tình cảm ấy trong cộng đồng thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.


3.Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Yếu tố cảm xúc trong tâm lý của con người có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng, chi phối đến hành vi tiêu dùng. Doanh nghiệp nào biết cách tác động vào yếu tố cảm xúc, khơi dậy sự đồng cảm của khách hàng cũng như của đối tác thì sẽ tạo được thiện cảm và thu được thành công.




MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH


1. Khơi dậy niềm tự hào

- Công ty KODAK nổi tiếng của Mỹ do làm ăn phát đạt đã tình nguyện hiến tặng một khoản tiền lớn để xây dựng các công trình lớn tại thành phố Rocheter như: Viện bảo tàng, rạp hát,...Rất nhiều thương gia khác đã cạnh tranh nhau quyết liệt để được nhận thầu làm đồ nội thất cho các công trình kiến trúc trên nhưng đều bị KODAK từ chối.

- Ông giám đốc công ty nội thất Fumay tên là Anderson với quyết tâm giành được thương vụ giá trị này đã nghĩ ra một cách, đó là đến gặp trực tiếp ông Isman – người sáng lập ra công ty KODAK.

- Lúc đó, ông Isman đang mải vùi đầu vào đống văn kiện trên bàn làm việc. Biết rằng ông Isman nổi tiếng khó tính nên Anderson không vội làm phiền mà lặng lẽ quan sát căn phòng.

- Ngay khi ông Isman quay người lại, Anderson liền thốt lên: “Thưa ngài, tôi đã làm việc lâu năm trong ngành trang trí nội thất nhưng chưa bao giờ nhìn thấy căn phòng làm việc nào được thiết kế tinh xảo như thế này!”

- Ông Isman hơi cau mày trả lời: “Ngài nhắc lại một việc mà suýt nữa tôi đã quên mất. Căn phòng làm việc này là do chính tay tôi thiết kế, nhưng do bận rộn quá nên chưa có lúc nào để thưởng thức cả”

- Anderson liền đi đến bên tường, quệt tay vào mảnh ván gỗ và nói: “Đây là gỗ của Anh phải không ạ? Chất gỗ của Ý không được như thế này!”

- Nghe đến đây, khuôn mặt Isman như giãn ra, ông vui vẻ trả lời: “Đúng thế! Gỗ này tôi phải nhờ một anh bạn chuyên nghiên cứu về gỗ sang tận Anh mua hộ”.

- Như gặp được người tri kỷ, ông Isman hồ hởi dẫn Anderson đi thăm quan tỷ mỷ toàn bộ căn nhà, Anderson chỉ mỉm cười lắng nghe và tỏ ra rất thích thú.

- Cho đến khi ra về, Anderson vẫn không hề đề cập gì đến chuyện làm ăn. Nhưng thật bất ngờ, chính ông Isman đã chủ động giao đơn đặt hàng cho Anderson và còn kết bạn tri kỷ với Anderson.

*Cách thức áp dụng kế sách:

- Vì sao Anderson lại giành được hợp đồng vô cùng giá trị từ phía công ty KODAK mặc dù không hề đặt vấn đề làm ăn với ông chủ Isman? Bởi vì chỉ bằng một lời khen đúng mực mà ngay từ giây phút đầu tiên Anderson đã phá vỡ tảng băng, gây được thiện cảm và khơi gợi được sự đồng cảm từ phía đối phương. Anderson đã khéo léo tạo ra điểm chung giữa mình và ông Isman là cùng đam mê trang trí nội thất, đồng thời Anderson còn chứng tỏ cho ông Isman thấy rằng mình là người rất tinh tế, am hiểu công việc này.

- Được khơi gợi và khích lệ, ông Isman rất vui vẻ và sẵn sàng chia sẻ sự yêu thích và hiểu biết về trang trí nội thất của mình. Mặt khác thấy được năng lực và sự khiêm tốn của Anderson mà ông Isman không ngần ngại giao hợp đồng lớn cho Anderson.

Đây cũng chính là bài học cho những người làm Marketing, phải tìm hiểu thật kỹ càng đối tượng khách hàng trước khi tiếp xúc, phải nắm được họ thích hay không thích gì để đưa ra cái phù hợp. Từ hình thức cho đến tác phong, thái độ, giọng nói cũng phải đúng mực, khéo léo để tạo được thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên, như vậy sẽ thành công dễ dàng hơn.


2. Bảo hiểm Tân Quang được lòng người

- Công ty bảo hiểm Tân Quang thành lập từ năm 1963 ở Đài Loan. Việc kinh doanh bảo hiểm vốn rất thịnh hành ở khu vực thành phố lớn nhưng do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh nên để tạo ra khoảng không gian sinh tồn riêng cho mình, công ty Tân Quang đã quyết định đột phá vào thị trường là nông thôn.

- Nông thôn là một thị trường mới và đầy tiềm năng, tuy nhiên khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở đây, công ty Tân Quang gặp phải một rào cản rất lớn. Những người nông dân vốn có suy nghĩ bảo thủ và chỉ tin vào những lợi ích trước mắt. Thứ nhất, họ cho rằng tham gia bảo hiểm là không may. Thứ hai, theo họ việc bỏ ra một khoản tiền lớn hàng tháng đóng bảo hiểm và phải làm như thế trong nhiều năm liền thật là vô nghĩa, không thấy lợi ích cụ thể ở chỗ nào cả.

- Những người lãnh đạo của công ty Tân Quang kiên quyết không chịu bỏ cuộc. Sau nhiều đêm trăn trở, họ đã nghĩ ra một cách. Đó là đến gặp trực tiếp các trưởng thôn để thuyết phục và giải thích ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm. Thông qua sự giúp đỡ của các vị trưởng thôn này, công ty tìm hiểu xem trong thôn xóm có ai đang mắc bệnh nan y hoặc đang trong tình thế sắp qua đời không rồi chủ động tới thăm hỏi và tặng sổ bảo hiểm miễn phí cho họ. Trong suốt một thời gian dài, công ty thường xuyên cử người tới tư vấn và hướng dẫn những người bệnh này sử dụng các quyền lợi bảo hiểm của mình, điều này đã tạo được mối thiện cảm đối với những người thân trong gia đình và hàng xóm của những bệnh nhân đó. Nếu người bệnh nào chẳng may qua đời đều được công ty trả một món tiền và số tiền này được trao tặng thông qua chính trưởng thôn của họ. Hành động này mang ý nghĩa tuyên truyền và có tính thuyết phục cao, rất nhiều người dân quê đã tự nguyện tham gia mua bảo hiểm của công ty Tân Quang, giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát đạt.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Việc tự nguyện tặng sổ bảo hiểm miễn phí cũng như thái độ quan tâm, chăm sóc chu đáo nhiệt tình đối với những người mắc bệnh nan y, những người sắp qua đời của công ty Tân Quang đã tạo được niềm tin và mối thiện cảm của những người dân quê. Nếu như trước đây họ nghĩ rằng mua bảo hiểm là xúi quẩy thì nay họ đã nghĩ hoàn toàn ngược lại, rằng bảo hiểm sẽ giúp họ hạn chế bớt được những rủi ro, bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống. Cụ thể hơn, nếu mua bảo hiểm Tân Quang thì chắc chắn sẽ được công ty quan tâm chăm sóc nhiệt tình y như những điều mà họ đã được tận mắt trông thấy. Kích thích đúng tâm lý lo xa cũng như khơi gợi được thiện cảm của người nông dân mà công ty bảo hiểm Tân Quang đã thành công trong việc chinh phục khách hàng của mình.


3. Tạo dựng các thương hiệu cảm xúc

Người tiêu dùng thường cảm nhận về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó thông qua các giác quan, và không gì tuyệt vời hơn nếu sản phẩm hay dịch vụ đó tạo lập được mối liên hệ với khách hàng dựa trên cảm xúc và sự tôn trọng. Sức mạnh của một thương hiệu được xây dựng dựa trên cảm xúc sẽ biến thương hiệu trở thành bạn đồng hành của khách hàng.

Chính vì thế, một trong những cách thức mà các nhà chiến lược thương hiệu đã và đang áp dụng hết sức phổ biến để chiếm được trái tim của người tiêu dùng là tạo dựng nên các thương hiệu cảm xúc.

Ví dụ như điện thoại di động Nokia, với slogan "Connecting People" (Kết nối mọi người) đã gợi cho khách hàng một cảm giác thật lãng mạn về tình cảm giữa con người với nhau, đặc biệt là nét đẹp của tình yêu đôi lứa. Hay như hãng bảo hiểm quốc tế Prudential, với khẩu hiệu "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" đã khơi đúng mạch ngầm những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, đó là sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, lòng bao dung, độ lượng,....

Những người yêu thích ôtô thì chắc sẽ không lạ gì với thương hiệu Chrysler. Nhắc đến Chrysler, nhiều người Mỹ cảm thấy xúc động mạnh vì nó đã gợi nhắc họ những hoài niệm lãng mạn về một nước Mỹ xa xưa. Và khi nói về Chrysler, cảm xúc cô đọng nhất trong tâm trí của những người đam mê nó là: “Lãng mạn và diễn cảm”.

Hoặc có thể lấy ngay những thương hiệu rất gần gũi của Việt Nam chúng ta thôi. Đó là thương hiệu Watersilk của công ty giấy Bãi Bằng, với slogan “cảm giác từ một huyền thoại” nó đã khơi gợi trong tâm trí khách hàng một cảm xúc khó tả về một thứ lụa quý hiếm từ rất xa xưa và khi cầm trên tay sản phẩm Watersilk khách hàng thấy vô cùng thích thú như đang được sống trong huyền thoại về con đường tơ lụa trên sa mạc.

4. Các chiến lược PR hiện đại hướng tới cảm xúc

Không chỉ trong xây dựng thương hiệu, các chiến lược PR hiện đại đều nhằm mục đích sâu xa là khơi gợi sự đồng cảm cũng như những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng.

Ví dụ như chương trình “OMO - Áo trắng ngời sáng tương lai” trao tặng những món quà áo trắng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do công ty Unilever Việt Nam tổ chức liên tục trong vài năm gần đây đã tạo được thiện cảm sâu rộng trong lòng người dân Việt Nam. Chương trình này với ý nghĩa hết sức tốt đẹp đã giúp cho các em học sinh trên cả nước thể hiện lòng tương thân tương ái với nhau, nuôi dưỡng các em thành những người biết sống cho cộng đồng trong tương lai.

Hay như chương trình “Đèn đom đóm” do nhãn sữa sữa Cô gái Hà Lan phát động nhằm trao tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các em nhỏ cũng như của những người lớn, tạo ấn tượng đẹp về thương hiệu trong cộng đồng.

Ngoài ra, việc các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị kinh doanh ngày càng nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện, bảo trợ cũng là cách họ PR cho tên tuổi của mình, tạo được thiện cảm của đông đảo công chúng.

Như vậy, người làm kinh doanh ngày càng chú trọng hơn tới cảm xúc của người tiêu dùng. Bằng cách này hay cách khác như tạo dựng thương hiệu cảm xúc, tổ chức các chương trình từ thiện, nhân đạo,...họ đều mong muốn cộng đồng biết đến và yêu quý họ hơn, từ đó tạo ra thiện cảm tiêu dùng trong cộng đồng ấy.

5. Tiếp thị qua tình yêu thương con trẻ

Xưa nay, ông cụ nhà tôi vốn rất dị ứng với mấy cô cậu tiếp thị hay tư vấn gì đó, ông cụ luôn miệng nói rằng “đó là mấy trò lừa bịp vớ vẩn” và hễ khi nào có dịp con cháu quây quần về ăn cơm là cụ lại đem chuyện đó ra nhắc nhở để tránh cho mọi người bị lừa. Ấy vậy mà mới vài bữa trước thôi chính ông cụ lại bị “xiêu lòng” bởi một cô tư vấn bảo hiểm. Đó là câu chuyện vui thôi nhưng tôi thấy đó cũng là một ví dụ khá sinh động cho kế sách mà chúng ta đang nói đến.

Một buổi chiều, khi ông cụ đang ngồi đọc báo trước cửa nhà thì có một cô tư vấn bảo hiểm đến mời ông tham gia bảo hiểm “an sinh trường thọ”. Tuy đã hết lời giảng giải mọi ưu điểm cũng như ý nghĩa của dịch vụ này nhưng ông cụ khăng khăng từ chối, nói rằng mấy chục năm đi làm đã mua bảo hiểm rồi, với lại mình già rồi, gần đất xa trời, mua bảo hiểm cũng chẳng để làm gì.

Biết rằng chẳng thể nào thuyết phục được ông cụ, cô tư vấn liền xoa dịu không khí bằng cách hỏi về các cháu nội ngoại. Ông cụ liền hào hứng kể hàng loạt tên bọn trẻ, chúng mấy tuổi, đang học ở trường nào, tật xấu của chúng ra sao,...Nhận thấy lòng yêu thương con trẻ vô bờ hiện lên trong mắt ông cụ, cô tư vấn liền vui vẻ kể về đứa con nhỏ của mình. Không khí trở nên hết sức gần gũi, thân thiện. Cả hai người đang nói chuyện say sưa thì cô tư vấn tỏ thái độ chợt nhớ ra điều gì đó và nói với ông cụ rằng công ty của cô vừa có một loại bảo hiểm mới tên là “an sinh giáo dục” dành riêng cho bọn trẻ và chính cô cũng đã mua nó cho con của mình. Điều này lập tức thu hút sự chú ý của ông cụ. Biết là đã đánh trúng tâm lý ông cụ, cô liền giới thiệu tỷ mỷ về loại bảo hiểm mới, nào là đó là biểu hiện sự chăm lo của người lớn dành cho con trẻ, nào là giáo dục ý thức tiết kiệm và tính tự lập cho chúng,...Và chỉ sau một lúc thì ông cụ đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua bảo hiểm tặng cho cả mấy đứa cháu trong nhà. Đến nỗi khi ông cụ gọi điện báo mà chúng tôi cứ tưởng ông cụ nói đùa.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rằng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong kinh doanh bảo hiểm thì để thuyết phục được khách hàng ta phải làm thế nào để tác động, khơi gợi đúng tâm lý yêu thương, lo lắng, quan tâm tới những người thân thiết của chính đối tượng khách hàng đó, như vậy sẽ dễ thành công hơn.




lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tâm lý kinh doanh Empty Re: Tâm lý kinh doanh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết