TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Bảo toàn trong kinh doanh I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
TLT (2017)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
letansi (1008)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
pthoang (257)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
luck (220)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 
Admin (156)
Bảo toàn trong kinh doanh I_vote_lcapBảo toàn trong kinh doanh I_voting_barBảo toàn trong kinh doanh I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Bảo toàn trong kinh doanh

Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty Bảo toàn trong kinh doanh

Bài gửi  lamkhoikhoi Wed Mar 09, 2011 10:49 am


(Nguon NET)

1. BÍ MẬT NỎ THẦN
2. ĐỔI ÁO ĂN TIỆC
3. MƯỢN XÁC HOÀN HỒN
4. RÚT CỦI ĐÁY NỒI
5. BỎ MẬN GIỮ ĐÀO
6. VE SẦU THOÁT XÁC
7. ĐIỆU HỔ LY SƠN
8. KÊ CÂN KẾ


...


Được sửa bởi lamkhoikhoi ngày Sat Mar 12, 2011 11:27 am; sửa lần 1.
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty Bảo toàn trong kinh doanh-KẾ 01:BÍ MẬT NỎ THẦN

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 12, 2011 11:11 am


KẾ 01:BÍ MẬT NỎ THẦN

1. Câu chuyện xuất xứ: Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Vào năm 257 trước Công Nguyên, Thục Phán An Dương Vương lên ngôi, đổi tên nước thành Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và cho xây Loa Thành.

Nhờ thần Kim Quy cho cái móng để chế thành cái lẫy nỏ, biến nỏ thành nỏ thần, chỉ cần bắn một mũi tên cũng giết được cả ngàn quân địch nên khi Triệu Ðà, một quan úy ở quận Nam Hải muốn kéo q sang định thôn tính Âu Lạc, An Dương Vương đều chiến thắng. Triệu Ðà bèn giả kế kết thân, cưới con gái của An Dương vương là Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy để nhờ đó mà do thám tình hình.

Sau khi đã thành vợ chồng, Trọng Thủy dò hỏi vợ nguyên do nhờ đâu mà nước Âu Lạc không ai đánh được. Mỵ Châu vì tin chồng nên thật tình đem chuyện nỏ thần ra kể và còn lén chỉ cho Trọng Thủy xem chiếc nỏ. Trọng Thủy biết được điều bí mật này liền làm một cái lẫy nỏ giả tráo vào nỏ thần. Sau đó Trọng Thủy bèn viện cớ về thăm nhà để trở về Nam Hải báo cáo sự tình với cha mình.

Triệu Ðà sau khi được Trọng Thủy về báo cả mừng, bèn khởi binh sang đánh Âu Lạc. An Dương vương cậy có nỏ thần nên không phòng bị gì cả, đợi giặc đến chân thành mới đem nỏ thần ra bắn thì thấy không còn linh nghiệm nữa. Giặc tràn vào thành. An Dương vương vội kéo Mỵ Châu lên ngựa chạy trốn. Mỵ Châu nhớ lời hẹn với chồng khi chia tay nên lén rắc những chiếc lông ngỗng trên đường chạy trốn Khi chạy đến bờ biển cùng đường, An Dương vương bèn khấn thần Kim Quy đến cứu. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! ". An Dương vương hiểu ra sự tình, tức giận rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn.

Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng tìm đến chỗ Mỵ Châu nằm chết. Trọng Thủy chỉ còn biết đem xác vợ về an táng, sau đó vì đau buồn nhảy xuống cái giếng ở trong Loa Thành tự tử.

Thế là chỉ vì cả tin mà An Dương Vương mất nước vào tay Triệu Đà.


2. Cốt lõi

Chuyện nỏ thần là một bài học đắt giá cho sự mất cảnh giác để lộ và bị mất đi bí quyết sức mạnh riêng dẫn đến thất bại thảm hại của một triều đại vốn một thời oai hùng.


3. Áp dụng trong kinh doanh

Trong kinh doanh những bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý, công nghệ sản xuất là những tài sản vô giá cho những ai giành được nó. Ngược lại sẽ dẫn tới những hậu quả tồi tệ, thậm chí diệt vong cho những ai mất cảnh giác không biết gìn giữ bí mật quý giá của mình..





MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ KẾ SÁCH “BÍ MẬT NỎ THẦN”

1. Người Nhật đi “mua” công nghệ sản xuất xe máy

Trước kia nền công nghiệp xe máy của Nhật vốn rất lạc hậu. Trong khi đó, nền công nghiệp của các nước phương Tây đang tiến rất xa. Để phát triển nền công nghiệp của mình, Nhật Bản muốn có cơ hội để học hỏi tham khảo. Nhưng những nhà sản xuất nước ngoài không dễ dàng chuyển giao kỹ thuật cho đối thủ. Cuối cùng người Nhật đã có một sáng kiến tuyệt diệu : tổ chức vài đoàn đi khảo sát nước ngoài, đến đâu cũng đóng vai là khách mua cỡ lớn để bàn chuyện mua bán. Các xí nghiệp nước ngoài đều muốn bán được một món hàng lớn cho khách của Nhật nên đã đưa họ đi tham quan nơi sản xuất, giới thiệu các vấn đề kỹ thuật cho họ. Ai ngờ khách Nhật tham quan rất kỹ, hỏi han thu lượm được rất nhiều tài liệu về khoa học kỹ thuật và trên 170 mẫu máy cái. Khi về nước, họ nghiên cứu, so sánh, chắt lọc cái hay của xe máy các nước. Kết quả là, nền công nghiệp xe máy Nhật Bản có thể tự thiết kế ra các loại xe máy có tính năng ưu việt, hình dáng đẹp mắt, và ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường.


*Cách thức áp dụng kế sách này trong kinh doanh.

Trong kinh doanh, bí quyết kinh doanh hay dây chuyền công nghệ là một trong những yếu tố bảo mật, tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc thăm quan học hỏi các vấn đề về kỹ thuật luôn luôn được các nhà sản xuất coi trọng, đặc biệt là những ngành công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị. Các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản đã tìm được một cách khá khôn ngoan để hỏi han thu lượm được tài liệu khoa học kỹ thuật để tham khảo. Dựa vào mong muốn bán hàng của các doang nghiệp, các nhà sản xuất Nhật Bản công khai “ qua biển” tiếp cận được dây chuyền sản xuất, lại được trực tiếp giới thiệu công nghệ mới, mà đối tác không hề hay biết được mục đích thật sự ẩn giấu trong đó.


2. Những bài học bị bỏ quên

Vào những năm 1760, tại Anh nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp , ngành dệt tiến bước mạnh mẽ, dẫn đầu thế giới. Do vậy, rất nhiều quốc gia tìm cách đánh cắp kỹ thuật dệt của Anh. Để bảo vệ địa vị lũng đoạn của ngành dệt, nước Anh cấm không được phổ biến ra nước ngoài kỹ thuật dệt. Tuy nhiên, năm 1870, do chủ quan, một xưởng dệt Anh đã cho một người Mỹ tên là Sam Schneide vào tham quan, người này sau đó đã bí mật vẽ sơ đồ xưởng máy và trở về nước xây dựng xưởng dệt tiên tiến đầu tiên của Mỹ. Vài chục năm sau, Schneide đã gây dựng được cơ nghiệp từ nghề dệt và trở thành triệu phú, góp phần vào sự lớn mạnh của ngành công nghiệp dệt của nước mình. Chẳng bao lâu, Mỹ đã trở thành đối thủ cạnh tranh lợi hại của Anh về công nghiệp dệt may.

Bài học trên đã bị người Anh bỏ quên. Vào giữa thế kỷ 19, công ty dệt nổi tiếng của Anh là Prache phát triển rất mạnh, sản phẩm bán khắp thế giới, vì vậy đã thu hút sự chú ý của người Nhật. Năm đó, ở ngay sát nhà máy của Prache mọc lên một quán Nhật. Do món ăn ngon, giá rẻ, thái độ phục vụ tốt mà quán này đã thu hút được công nhân viên cũng như các kỹ sư cao cấp của công ty Prache. Chẳng bao lâu, quan hệ giữa công ty và quán ăn trở nên mật thiết. Đúng lúc này quán ăn đột nhiên tuyên bố bị thua lỗ phải đóng cửa. Chủ quán và nhân viên nhờ sự quen biết với các kỹ sư và cán bộ cao cấp đã được nhận vào làm tại Prache.

Phía công ty Prache không thể ngờ được rằng nhân viên phục vụ của quán thực ra toàn là các chuyên gia dệt tầm cỡ của Nhật. Được nhận vào làm việc, những người Nhật này đã ghi nhớ lại cấu tạo, chi tiết các bộ phận của máy dệt. Và không có gì ngạc nhiên khi vài năm sau người Nhật đã chế tạo được máy dệt tiên tiến, cải tạo kỹ thuật dệt, tạo ra sản phẩm có tiếng tăm trên thế giới.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Xung quanh bạn luôn có vô vàn đối thủ thường trực muốn tranh giành vị thế mà bạn đang có. Bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, đối thủ có thể lấy cắp bí mật kinh doanh của bạn nhiều lần.Vì vậy, công tác bảo mật phải được nâng cấp liên tục, phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Mất bí mật sản phẩm thì việc kinh doanh sẽ mất sức sống, thậm chí mất toàn bộ thị trường. Do vậy, người làm ăn phải luôn cảnh giác mọi lúc mọi nơi.


3. Liên Xô “mua” công nghệ chế tạo hợp kim của Mỹ

Mỹ là quốc gia hàng đầu thế giới về chế tạo máy bay. Xét về thực lực, Liên Xô không thể bằng Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện Liên Xô chế tạo thành công máy bay phản lực chở khách cỡ lớn Ilyusin đã đưa nước này vượt lên ngang tầm với cường quốc chế tạo máy bay số 1 Hoa Kỳ. Liệu kỹ thuật chế tạo máy bay của Liên Xô trong thời gian ngắn lại có thể phát triển vượt bậc như thế? Bí mật của thành công này được lý giải như sau:

Để biến giấc mơ vươn lên ngang tầm với Mỹ về chế tạo máy bay, Liên Xô đã nghĩ ra một cách. Năm 1973, Liên Xô đã bắn tin sang Mỹ rằng họ dự định chọn một công ty chế tạo máy bay Mỹ xây dựng xưởng đóng máy bay phản lực chở khách lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm là 100 máy bay cỡ lớn. Nếu điều kiện công ty Mỹ không thích hợp thì họ sẽ làm việc với công ty Tây Đức hoặc Anh về hợp đồng trị giá 300 triệu USD này. Thông tin trên đã gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa ba hãng chế tạo máy bay lớn nhất của Mỹ là Boing, Locheed và Douglas.

Công ty Boing muốn giành được hợp đồng đã đồng ý yêu cầu của Liên Xô nhận 20 chuyên gia Liên Xô sang Mỹ khảo sát xưởng đóng máy bay. Các chuyên gia Liên Xô được Boing đãi như thượng khách, không những được tham quan tỉ mỉ dây chuyền lắp ráp máy bay mà còn được khảo sát cả phòng thí nghiệm. Họ đã chụp hàng nghìn bức ảnh, thu lượm được vô số tư liệu. Tuy nhiên, yếu tố then chốt nhất mà Liên Xô muốn có được là bí mật về loại hợp kim chế tạo máy bay. Không ai ngờ được rằng các chuyên gia Liên Xô khi đến tham quan xưởng đã đi một loại giày đặc biệt, đế giày có gắn bộ phận hút được các vụn kim loại từ các bộ phận máy bay rơi xuống. Họ đã mang các vụn kim loại đó về nước phân tích và lấy được bí mật chế tạo hợp kim, đồng thời toàn bộ kế hoạch chế tạo máy bay chở khách cỡ lớn của công ty Boing bị thâu tóm.



*Cách thức áp dụng kế sách:

Trên thương trường, dù bạn đã đạt được vị trí lớn mạnh nhất thì cũng không thể chủ quan. Nếu không tỉnh táo đề phòng sẽ bị đối phương lấy mất bí quyết kinh doanh bất cứ lúc nào, như vậy thì cơ hội để bạn gây dựng lại vị thế sẽ càng khó khăn hơn gấp bội lần.


4. Nối giáo cho giặc

Asia Breweries và San Miguel là 2 hãng bia nổi tiếng nhất ở Philippines. Chúng luôn cạnh tranh với nhau quyết liệt để nhằm chiếm được thị trường nội địa.

Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Asia Breweries quyết định cho ra đời dòng sản phẩm đặc biệt là Beer Hausen với mục tiêu đánh bại đối thủ. Loại bia này rất cao cấp với đầu chai bọc giấy thiếc vàng. Mọi khâu sản xuất được giữ bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, đến công đoạn cuối cùng là sản xuất bao bì thì Asia Breweries hoàn toàn bó tay vì chỉ có duy nhất phân xưởng bao bì của San Miguel mới có thể cung cấp chai, nắp và bọc đầu chai giấy thiếc vàng. Để có được thiết kế bao bì như yêu cầu, Asia Breweries đành phải tiết lộ kế hoạch cho đối thủ của mình.

Thật không thể ngờ, đúng hai tháng trước khi Beer Hausen của Asia Breweries được tung ra thị trường thì San Miguel đã tung ra sản phẩm bia cao cấp là Gold Eagle, cũng được bọc đầu chai bằng giấy thiếc vàng. Thành ra, mọi sự chuẩn bị công phu của Asia Breweries đều đổ sông đổ bể, sản phẩm Beer Hausen xuất hiện chậm chân đã thất bại thảm hại, bị coi là sự nhái lại bia của San Miguel và bị khàng hàng từ chối, mặc dầu nó mới chính là sản phẩm ra đời trước tiên. Một vài năm sau đó thì triều đại của Asia Breweries đã bị sụp đổ.

*Cách thức áp dụng kế sách:

Nếu đã bảo mật thì phải tiến hành bảo mật đến cùng, tới mức khách hàng phải là những người đầu tiên cầm trên tay sản phẩm mới của bạn. Nếu không muốn bị hạ gục trên thương trường, bạn nên nhớ đừng bao giờ giao sinh mạng của mình cho đối thủ cạnh tranh.


5. Gillete … bảo đảm bí mật đến cùng!

Gillette là nhãn hiệu dao cạo râu thịnh hành số 1 và đang chiếm tới 70% thị phần dao cạo râu trên thế giới. Các nhãn hiệu của Gilltte luôn làm lu mờ nhiều sản phẩm của các hãng nổi tiếng khác như Warner Lambert, Schick, Wilkisson, Bic,… Một trong những bí quyết thành công của Gillete là đảm bảo bí mật của sản phẩm mới đến cùng. Sự ra đời của nhãn hiệu Match 3 là một ví dụ

Để Gillete Match 3 có được thành công như ngày nay, hãng đã mất gần 10 năm nghiên cứu bí mật. Gillete bỏ ra 1,2 tỷ USD cho dự án nghiên cứu sản phẩm, với sự tham gia của gần 500 kỹ sư đến từ đại học Stanford và Viện đại học MIT. Công việc nghiên cứu và chế tạo tuyệt mật đến nỗi Gillete đã nhờ FBI vào cuộc. Hàng ngày các nhân viên của FBI ngoài việc bảo vệ khu vực nghiên cứu thì tại trụ sở FBI hàng loạt các thông tin tình báo được gửi về để tìm ra những điệp viên kinh tế có thể ăn cắp thông tin. Nhờ đó, Gillete đã phát hiện ra một điệp viên của đối thủ cạnh tranh Wright Industries định lẻn vào ăn cắp bản vẽ Gillete Match 3. Bên cạnh đó, một số hacker định tấn công hệ thống mạng nội bộ của Gillete cũng thất bại vì hệ thống bảo vệ của Gillete khá tốt và được FBI nâng cấp thường xuyên.

Sau khi nghiên cứu thành công Match 3, ngay lập tức Gillete xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu sáng chế tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, những thị trường chủ chốt của hãng. Điều đặc biệt là Gillete không xin bảo hộ tổng thể sáng Match 3 mà xin bảo hộ riêng cho từng bộ phận của chiếc dao cạo râu thế hệ mới này. Tất cả đã có đến 38 bộ phận của Match 3 được xin đăng ký bảo hộ độc quyền nên đã hạn chế khá hiệu quả nạn ăn cắp bản quyền sáng chế.

6. Xin miễn tham quan!

Công ty săm lốp Michelin (Pháp) có lịch sử 180 năm nổi tiếng là thần bí nhất Châu Âu. Chuyện kể rằng năm 1964, ngay đến cả tổng thống De Gaulle muốn đến thăm xưởng sản xuất cũng đã bị từ chối. Lý do là công ty muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối những bí mật về thiết kế sản phẩm và kỹ thuật chế tạo của mình.

Để giữ bí mật kỹ thuật, công ty không những từ chối mọi khách trong nước đến tham quan khảo sát mà ngay cả đối với nội bộ cũng bảo mật nghiêm ngặt. Phân xưởng sản xuất cao su chỉ được giao cho những người thân tín quản lý thiết bị thí nghiệm. Hỗn hợp hữu cơ, nhiệt độ và công thức pha chế cao su thiên nhiên được bảo mật liên tục. Các công đoạn không biết lẫn nhau và công ty cũng không cho phép nhân viên đổi cương vị lẫn nhau. Nhờ vậy, công ty Michelin trở thành công ty săm lốp cao su thứ hai thế giới và là đối thủ đáng gờm nhất của công ty Cathay của Mỹ.


7. Bí quyết giữ gìn phấn nụ Huế

Phấn nụ là một loại mỹ phẩm độc nhất vô nhị của Huế. Gia đình bà Trần Thị Tùng, ở số nhà 22 Tô Hiến Thành, TP Huế, chính là một trong những nơi hiếm hoi sản xuất ra loại mĩ phẩm có một không hai này. Hiện bà Tùng đã sang định cư ở Hoa Kỳ, và người em ruột là bà Trần Thị Phương cũng định cư ở TP Hồ Chí Minh. Và cả hai người này hiện giờ đều mở tiệm phấn nụ bán ở Mỹ và TP Hồ Chí Minh, nhưng năm nào họ cũng phải về Huế một vài lần để sản xuất phấn nụ, sau đó đóng hàng chở đi, vì loại phấn này không thể sản xuất được bất cứ nơi nào ngoài Huế.

Khoảng đầu thế kỷ XIX khi Huế trở thành kinh đô của nhà Nguyễn, ở chốn cung đình phấn nụ ra đời để làm đẹp cho các cung tần mỹ nữ. Trải qua hàng trăm năm tồn tại công nghệ làm phấn nụ vẫn là một bí mật được cất giấu kỹ. Ðến năm 1945, triều đại phong kiến cuối cùng sụp đỗ, các cung nữ ra khỏi cung cấm và nhiều người đã mang theo nghề làm phấn truyền bá trong dân gian.

Theo bà Trần Thị Phương, bà ngoại của bà là người thị nữ duy nhất được tin tưởng nắm giữ công thức pha chế và trực tiếp sản xuất phấn nụ. Sau khi xuất cung đã truyền nghề lại cho người con gái là Trần Thị Thiểu. Kỹ thuật làm phấn nụ là một nghề gia truyền nên đến nay ngoài người thân trong gia đình không ai được biết công thức pha chế. Trong số 9 người con bà Thiểu cũng chỉ truyền lại cho người con gái cả là bà Trần Thị Tùng và và Trần Thị Phương (thứ 8 ) và hiện cả hai bà này vẫn thực hiện đúng ý nguyên của mẹ mình giữ gìn bí quyết gia truyền. Để có những thỏi phấn nụ thành phẩm đạt chất lượng phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ, tuân thủ các nguyên tắc bất di bất dịch từ đầu cho đến cuối. Sau khi chuẩn bị xong, nguyên liệu được đưa vào phòng kín, lúc này ngoài bà Tùng và bà Phương không ai được vào.

Hơn nữa chỉ có nước mưa ở Huế mới làm được phấn nụ. Ngoài ra, các vị thuốc bắc cũng chỉ mua được những tiệm quen ở Huế, chỉ cần bà Tùng và bà Phương đến, không cần hỏi các cửa hiệu cũng đã biết bà cần gì và cứ thế cân đủ phân, đủ lạng mang về mà thôi. Ðó cũng là lý do mà hàng năm bà Phương và bà Tùng phải về Huế ít nhất một lần để sản xuất phấn nụ.

Giá phấn nụ ở Huế hiện nay được bán khoảng từ 15.000- 20.000 đồng/ thỏi (ở Mỹ bán với giá từ 15 - 20 USD/ thỏi) chất lượng rất tốt. Khác với các loại mỹ phẩm hiện đại, phấn nụ có tác dụng duy trì sắc đẹp lâu dài, ngăn chặn sự xuất hiện các vết nhăn và làm mát da rất tốt. Ðiều đặc biệt là phấn nụ không hề có bất cứ phản ứng nào và thích hợp với mọi loại da. Hành trình phấn nụ từ cấm cung bước vào dân gian được lưu truyền qua hậu duệ của những thị nữ, công chúa, cung phi...và đến nay bí mật đó vẫn được cất giữ.
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty KẾ 02: ĐỔI ÁO ĂN TIỆC

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 7:01 pm



KẾ 02: ĐỔI ÁO ĂN TIỆC



1.Câu chuyện xuất xứ

Quạ Đen nổi tiếng là thông thái trong các loài vật. Chả thế mà con người còn in cả sách ca tụng trí thông minh của nó, kể chuyện nó biết nhặt sỏi thả vào lọ để lấy nước uống. Quạ Đen có tính luộm thuộm, búi xùi, lông lúc nào cũng bù xù bẩn thỉu, nhếch nhác. Nhưng nhờ sự nổi tiếng của mình, Quạ Đen vẫn thường hay được các nhà mời tới để xin lời khuyên bảo hoặc dự những dịp Hội , Đám cho thêm phần long trọng.

Một ngày đẹp trời, Phượng Hoàng tổ chức một bữa tiệc lớn để kết nghĩa hàng xóm với muông thú rừng bên. Lẽ đương nhiên Quạ Đen cũng được mời tới làm thượng khách. Đúng ngày giờ dự tiệc, Quạ Đen tự tin thủng thẳng đi tới khu hội, lũ trật tự viên nhìn bộ dạng của Quạ Đen bèn sắp cho nó ngồi cùng lũ gia nhân đi theo khách mời. Quạ Đen bực mình lắm, nó lớn tiếng quát mắng ầm ĩ và cho rằng mình đang bị xúc phạm, rằng mình đang bị vô ơn. Nghe tiếng ồn, Phượng Hoàng chạy ra thấy vậy bèn vội đón Quạ Đen vào khu thượng khách. Lạ lùng thay khi vào đến nơi thì Quạ Đen bỗng chựng lại trước những ánh mắt lạ lẫm không thân thiện của những vị khách mời, theo ánh mắt của họ, Quạ Đen vội cúi xuống nhìn bộ dạng của mình, rồi lại ngẩng lên nhìn vẻ sang trọng của mọi người xung quanh. Bỗng Quạ Đen thấy mất hết lự tin, Nó thấy bộ dạng của mình thật lạc lõng trong khung cảnh đẹp đẽ, sang trọng này. Quạ Đen bừng tỉnh vội đi gột rửa lông cánh, chải chuốt cẩn thận rồi mới quay lại dự tiệc. Tại đó Quạ Đen được đón chào trọng vọng tương xứng với dáng vẻ tươm tất, uy nghi và thông thái của nó.

Sau bữa đó Quạ Đen hiểu ra rằng với những người hàng xóm quen biết đã lâu, quen nhờ vả vào tài của nó thì người ta cũng không hay để ý. Nhưng ra ngoài thiên hạ nếu chỉ ỷ tài mà không chú ý dáng vẻ của mình thì cũng khó mà được chấp nhận. Từ đó Quạ Đen ta luôn chú ý chăm chút bộ dạng của mình và ngày càng trở nên nổi tiếng, được trọng vọng ở mọi vùng.


2. Cốt lõi kế sách :

Yêu cái đẹp là bản năng tự nhiên của con người. Khi thiếu thốn người ta sẽ phải lựa chọn giá trị sử dụng trước. Nhưng khi được lựa chọn. Người ta luôn hướng về cái đẹp, cái hoàn mỹ. Trong cuộc sống, nếu ta chú ý đúng mức tới nhu cầu tự nhiên này của những người xung quanh thì sẽ luôn gặp thuận lợi.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Trong kinh doanh, dưới kinh tế tự cung tự cấp, người ta thường chú trọng tới giá trị sử dụng mà ít chú trọng hình thức. Nhưng trong kinh tế thị trường, hàng hóa tràn ngập lẽ đương nhiên cùng một giá trị sử dụng người ta sẽ chọn sản phẩm có hình thức đẹp và hoàn mỹ hơn. Và nếu ai không tuân thủ yếu tố này, chắc chắn sẽ thất bại trước đối thủ cạnh tranh.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Sự ra đời của ngành mỹ thuật công nghiệp

Ngành mỹ thuật công nghiệp là một lĩnh vực của mỹ thuật phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu về kiểu dáng và mẫu mã cho các sản phẩm công nghiệp và dân dụng . Ngày xưa, khi máy photocopy mới ra đời, nó là một loại máy hết sức cồng kềnh với các bộ phận khác nhau. Nhìn vào đó người ta tưởng rằng đó là một loại máy móc được dùng cho quân sự. Chính vì thế, mặc dù có công năng rất lớn nhưng chiếc máy này hoàn toàn không được đón nhận trên thị trường.

Cho đến khi người sản xuất chiếc máy gặp được Frank Robinson người đã sáng tạo ra logo Coca cola - cũng được coi là người sáng lập ra ngành mỹ thuật công nghiệp gợi ý về kiểu dáng cho chiếc máy photocopy. Mặc dù chiếc máy photocopy rất tiện lợi nhưng kiểu dáng của nó hoàn toàn không phù hợp với một thiết bị văn phòng. Vấn đề cần phải giải quyết ở đây là phải tạo cho chiếc máy một hình thức đẹp, hiện đại và phù hợp. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chế tạo từ một khối sắt thép to lớn, chiếc máy photocopy thay đổi để trở thành chiếc máy với vẻ ngoài gọn nhẹ, trắng muốt. Kể từ đó, chiếc máy photocopy trở thành một loại máy móc không thể thiếu được trong bất kỳ một văn phòng nào.

Từ ví dụ kinh điển trên chúng ta còn có thể thấy rõ những đóng góp của ngành mỹ thuật công nghiệp vào việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Sự phát triển của ngành mỹ thuật này là tất yếu và đó cũng là một minh chứng rằng hình thức phù hợp của sản phẩm là một yếu tố quan trọng cấu thành lên sản phẩm và nó cần phải được chú trọng đúng mức.


2. Búp bê Barbie thường xuyên “đổi áo”

Đối với các sản phẩm khi chất lượng của nó không thay đổi, việc đầu tư vào hình thức sản phẩm có thể tạo ra những đột phá lớn cho sản phẩm, làm tăng rõ rệt giá trị sản phẩm. Đó là trường hợp của một loại búp bê cho trẻ em đã bắt đầu từ thế giới tuổi thơ để trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Búp bê là một đồ chơi quen thuộc đối với các bé gái trên toàn thế giới. Tuy nhiên, từ trước cho đến nay, đó vẫn chỉ là một loại đồ chơi trong vô vàn các đồ chơi khác. các búp bê đó thường có chung một dáng vẻ, được làm bằng gỗ, nhựa hoặc bông với một loại trang phục duy nhất của nhà sản xuất. Cho đến khi thế giới đồ chơi búp bê bị thống trị bởi một người đẹp mới. Đó là “Búp bê Barbie”. Đó là sản phẩm của nhà máy đồ chơi Mattel, Mỹ. Dung mạo Barbie được thiết kế sinh động như người thật ; mắt to xanh biếc, mũi cao, miệng nhỏ, thân hình thon thả. Ngay từ khi ra đời, Barbie đã ngay lập tức thống lịnh thị trường đồ chơi búp bê. Những con búp bê kiểu cũ không còn có thể cạnh tranh được với Barbie nữa.

Barbie còn được yêu thích bởi vì nó luôn được đổi mới hàng năm. Dưới tiền đề phải giữ nguyên dung mạo của Barbie, nhà máy đồ chơi Mattel tập trung đổi mới ở phần phục sức. họ mời Oscar, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ thiết kế trang phục cho búp bê này. Căn cứ vào trào lưu của từng thời kỳ, nhà thiết kế này cho mỗi năm thiết kế tối thiểu hơn 60 loại thời trang cho Barbie. Các cháu bé có thể mặc các trang phục khác nhau cho Barbie tùy theo sở thích của mình cùng vớihàng loại các phụ kiện khác nhau như túi xách , đồ thể thao …. Mỗi cháu bé vì vậy luôn có một búp bê Barbie có dáng vẻ riêng biệt của mình.

Trong vòng ba mươi năm, Barbie đã bán được hơn 300 triệu con. Ở bang Maryland, bốn búp bê Barbie mặc trang phục do các hiệu nổi tiếng thiết kế bán đầu giá được 50 ngàn đô la.


3. Bút Parker bước vào bàn tiệc

Công ty bút Parker được thành lập vào năm 1888 tại Mỹ bởi George Parker và một số đồng sự. Lúc đầu họ chỉ sản xuất các loại bút sắt hình ống rất thô. Mặc dù ông đã có những cải tiến về mực viết nhưng Parker vẫn chỉ được biết đến như một trong những công ty sản xuất bút viết bình thường.

Cho đến một hôm, George Parker chú ý đến hình dáng của những phương tiện giao thông . Để cho thuyền bè xe cộ đi nhanh hơn, người ta thiết kế nó với hình dáng gọn nhẹ, hình giọt nước với nguyên lý khí động học phù hợp. Parker đột nhiên nhận ra rằng không chỉ công năng của sản phẩm mà hình dáng sản phẩm phù hợp cũng là yếu tố quan trọng. Ông liền liên tưởng ngay đến chiếc bút hình giọi nước, hai đầu thon nhỏ . Chiếc bút đó ra đời làm mọi người từ ngạc nhiên đến cảm nhận được hình dáng đẹp đẽ và thuận tiên của loại bút này. Ngay lập tức sản phẩm bút này được sự đón nhận của thị trường, bút Parker từ đó mà phát triển.

Ngày nay bút Parker đã trở thành thương hiệu lớn toàn cầu. Kế thừa truyền thống đó, Parker đã cho ra đời rất nhiều loại bút thiết kế đẹp, sang trọng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Một khía cạnh của kế sách này là sự thay đổi kịp thời của một số các nghành nghề để tìm chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường khi không chỉ chất lượng mà yếu tố hình thức là một yếu tố quan trọng.


4. Gốm Bát Tràng hồi sinh

Cách Hà Nội 10km về phía đông nam thuộc huyện Gia Lâm, làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê vào thế kỷ 15, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng .Vào thế kỷ 16 – 17, gốm sứ Bát Tràng đạt đến đỉnh cao về chất lượng với các mảnh gốm sứ có ghi ngày tháng và chữ ký của thợ gốm được tìm thấy cho đến ngày hôm nay .

Trước đây trong thời kỳ bao cấp, Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm rất gần gũi với người dân Việt như chân đèn, lư hương, độc bình, song bình, bát vẽ, ấm chén, bình tích.... Các sản phẩm đó được bán ra rồi phân phối cho các hộ gia đình

Sau đó, mặc dù Bát Tràng “đi cùng thời đại” đã có thêm nhiều đồ gốm mỹ nghệ như lọ hoa, đĩa treo, tranh, tượng, phù điêu, con giống, trang sức... Nhưng hầu như nhà nào cũng làm bấy nhiêu mặt hàng mà mẫu mã, chủng loại lại chẳng khác nhau là mấy .Với người thành phố, nói đến gốm Bát Tràng, mọi người thường hình dung đó chỉ là những chén dĩa giả cổ men lam quen thuộc, cũ kỹ, vài loại ấm chén uống trà, bình cắm hoa. Chấm hết! Bán chậm, các chủ tiệm ngại lấy nhiều hàng, và như vậy, càng khiến việc tiếp cận thị trường của gốm Bát Tràng ngày càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, sau công cuộc đổi mới của nhà nước, chế độ bao cấp bị xóa bỏ, các doanh nghiệp cần phải tự tìm lấy hướng đi cho mình. Họ nhận thấy rằng để tồn tại phải có định hướng mới. Vẫn là những bí quyết nung gốm cổ truyền nhưng nếu chỉ có những mẫu mã như vậy thì không thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh. Làng gốm đã tập trung đầu tư để tạo ra những sản phẩm với mẫu mã đa dạng. đẹp và phù hợp. Bà chủ Quang Vinh ceramics là thuê hẳn 5 nhà thiết kế người Hà Lan chuyên chỉ sáng tác các sản phẩm xuất khẩu. Họ còn cử người đi đào tạo ở các trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, đại học Bách khoa v.v…. Và kết quả là họ đã sáng tạo ra được những sản phẩm gốm mang đậm đà tính dân tộc nhưng lại có kiểu dáng đẹp, mang tính thẩm mỹ cao.

Năm 1990, gốm sứ Bát Tràng bắt đầu chinh phục thị trường nước ngoài. Từ đó đến nay, gốm Bát Tràng ngày càng chinh phục nhiều khách hàng khác nhau trên thế giới. Năm 2004, doanh thu xuất khẩu của gốm Bát Tràng đạt trên 204 tỷ đồng. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện nay, gốm Bát Tràng đang ráo riết chuẩn bị cho “chuyến viễn du” sang Mỹ và các nước trong khối EU.

Không chỉ tại làng nghề Bát Tràng mà đó chính là điều trăn trở của rất nhiều làng nghề Việt Nam khi bước vào cơ chế thị trường , thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Khi đó, không chỉ dựa vào những bí quyết cổ truyền để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt mà quan trọng hơn là còn phải phụ thuộc vào hình thức mẫu mã của sản phẩm.


5. Thay áo mới, đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam khởi phát

Hiện nước ta số làng nghề làm đồ gỗ có khoảng 200 với những cái tên như Đồng Ky (Bắc Ninh), Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội), Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), Trực Ninh (Nam Định)… từ bao đời nay đã quen thuộc với người dân các tỉnh phía Bắc, nhất là những người sành chơi đồ gỗ mỹ nghệ. Ở phía Nam, các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc về các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai…

Trong thời kỳ bao cấp, các làng nghề này hầu như cung cấp sản phẩm cho các đơn hàng của thị trường quen thuộc với những đơn hàng của nhà nước với những mẫu mã đơn giản , cổ truyền.”. Nhưng đến những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, trước tình trạng thị trường Đông Âu bị mất, ngành đồ gỗ Việt Nam phải đối mặt sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và bộc lộ những hạn chế.

Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là một nghề tự do, thợ lành nghề tiếp thu kinh nghiệm qua phương thức “Cha truyền con nối” chứ không có trường lớp đào tạo cơ bản. Đồ gỗ mỹ nghệ của ta vì thế còn đơn điệu về kiểu dáng, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế.. Ngay thị trường trong nước, cũng do mẫu mã đơn điệu mà đa số khách hàng chỉ đặt hàng theo sở thích riêng nên hình thức bán lẻ vẫn là chủ yếu.

Để tìm được thị trường của mình, ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồ gỗ Việt Nam còn cần phải tăng cường đầu tư để đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để làm vừa lòng các thị trường mà tại đó khách hàng sẵn sàng trả giá cao gấp 3 lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp với chất lượng bằng các sản phẩm khác cùng loại.

Tìm ra hướng đi đúng, tập trung vào việc cải tiến mẫu mã, đồ gỗ Việt Nam hiện nay đã được đánh giá là mẫu mã đa dạng, phong phú, tinh xảo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trong khu vực và đang nổi lên như một nước xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng của thế giới. Bốn thị trường quan trọng của đồ gỗ Việt Nam là châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và lãnh thổ Đài Loan, trong đó Hoa Kỳ là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất: 128% trong năm 2003 và dự kiến 150% trong năm 2004.




------------------------------

KẾ 03:MƯỢN XÁC HOÀN HỒN


1. Câu chuyện xuất xứ.

Xa xưa, ở một làng hẻo lánh nọ, có 1 người làm nghề bốc thuốc tên là Chính Phu luôn ấp ủ ước mơ được trường sinh bất lão nên đã không quản công sức tìm đến một ngọn núi cao để tu luyện phép thuật. Trên đường lên núi, ông gặp một gia đình tiều phu có con trai đang mắc bệnh hiểm nghèo, tưởng chừng khó có thể sống nổi. Ông liền trổ hết tài năng, tận tình thuốc thang cứu sống cậu bé. Hai vợ chồng người tiều phu vô cùng biết ơn, lại biết rằng Chính Phu lên núi để học thành tiên, bèn xin ông nhận con trai họ làm đồ đệ. Chính Phu nhận lời và hai thầy trò cùng nhau rong ruổi đến nơi học đạo.

Nhờ không ngừng khổ luyện, Chính Phu đã học được thuật trường sinh bất lão. Một hôm, ông ta thử cho hồn lìa khỏi xác đi ngao du không giới, dặn dò đồ đệ nếu đến ngày thứ 7 chưa hoàn hồn, tức là đã thành tiên thì mới được đem xác đi thiêu. Người học trò vâng lệnh, ngồi canh xác không rời nửa bước. Đến ngày thứ 6, bỗng có người tìm lên núi báo tin rằng mẹ của anh ta ốm nặng, phải về ngay để gặp mặt lần cuối. Người đồ đệ khóc lóc không dám rời xác thầy. Người kia khuyên rằng nghĩa thày trò làm sao sánh được với tình mẫu tử, huống hồ xác chết đã 6 ngày, phủ tạng đã nát, làm sao hoàn hồn được. Lưỡng lự hồi lâu, người học trò quyết định thiêu xác Chính Phu để về gặp mẹ.

Ngày thứ 7, hồn Chính Phu quay lại nhưng không có xác để nhập vào. Sau nhiều ngày phiêu dạt, đến kinh thành, Chính Phu được tin có một viên quan ngự y vừa mới chết bèn mượn xác ông ta để trở lại thế gian. Thế là viên quan đứng dậy, thần sắc trở lại hồng hào, chỉnh sửa lại áo mũ trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người thân và gia nô. Thành ra hồn là của Chính Phu nhưng xác lại của viên quan ngự y, như vậy gọi là “mượn xác hoàn hồn”.


2. Cốt lõi kế sách

“Mượn xác hoàn hồn” là một kế sách nói về việc một sự vật, hiện tượng mượn một hình thức khác để tái xuất hiện.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Trong kinh doanh hiện đại, kế sách này được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới và trong mọi ngành kinh tế. Người ta thường dùng đến kế sách này khi một sản phẩm có chất lượng và giá trị sử dụng đích thực nhưng vì những lý do nhất định không được thị trường chấp nhận. Trong trường hợp đó giá trị sử dụng đó phải được đưa vào một chiếc “bình mới” để đưa lại thị trường.


* Trong kế sách đổi áo ăn tiệc, người tiêu dùng đã hiểu và tin dùng một sản phẩm. Mua sản phẩm với chính tên gọi, với giá trị xử dụng và chất lượng vốn có của nó, chỉ yêu cầu hình thức đẹp hơn để thỏa nhu cầu mỹ cảm.

Trong kế sách mượn xác hoàn hồn, sản phẩm không được chấp nhận mặc dù có giá trị xử dụng đích thực. Vì vậy phải đưa nó trở lại thị trường như một sản phẩm hoàn toàn mới.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Xe máy Honda lội ngược dòng

Vào đầu những năm 2000, xe máy Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá siêu rẻ. Xe máy Honda vốn đang bán chạy hàng đầu trở nên ế ẩm do giá thành cao gấp 2 lần. Tên tuổi của Honda vẫn là mong muốn số 1 của người dân Việt Nam. Nhưng vấn đề là giá không còn cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu Honda giảm giá để cạnh tranh với xe Trung Quốc sẽ dẫ đến thua lỗ, đồng thời gây nên tâm lý là trước đây họ đã ăn lãi quá cao, như vậy thương hiệu Honda có thể bị cộng đồng tẩy chay.

Trước trình hình đó, Honda đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tung ra thị trường một dòng xe máy mới với tên gọi là Wave anpha. Về cơ bản chiếc xe vốn và chiếc Super Dream trước đây và có thêm một số chi tiết nội địa hóa. Chất lượng hầu như tương đương nhưng gía cả rất cạnh tranh, chỉ cao hơn xe máy Trung Quốc một chút. Với tên tuổi và niềm tin vào chất lượng Honda. Wave anpha đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Super Dream hoàn hồn trong thân xác của chiếc Wave anpha đã tạo nên một cú lội ngược dòng ngọan mục cho Honda Vienam.


2.SWATCH - cứu tinh của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ

Ngành công nghiệp đồng hồ lâu nay vốn là trụ cột của nền kinh tế Thụy Sỹ, chỉ đứng sau công nghiệp cơ khí và hóa học, giá trị sản lượng hàng năm lên tới 3.1 tỷ USD. Thế nhưng, vào những năm 1970, sự ra đời của công nghiệp đồng hồ Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông ..., ngay cả các nhãn hiệu nổi tiếng như Rolex, Omega ... của Thụy Sỹ cũng bị đánh tơi tả. Năm 1985, cả thế giới sản xuất 440 triệu chiếc đồng hồ thì Nhật Bản sản xuất 170 triệu, chiếm 39% tổng sản lượng thế giới. Thứ hai là Hồng Kông với 95 triệu chiếc, chiếm 22%. Trong lĩnh vực đồng hồ điện tử và đồng hồ thạch anh thì Seiko và Casio thống trị toàn cầu, danh tiếng của vương quốc đồng hồ Thụy Sỹ tụt dốc. Ngành công nghiệp đồng hồ nước này tìm đủ trăm phương ngàn kế cố gắng trở dậy.

Trong bối cảnh đó, đồng hồ SWATCH - Thụy Sỹ ra đời, nhanh chóng dành được cảm tình của người tiêu dùng. Kế sách quan trọng mang tính quyết định của SWATCH là “Bỏ cũ thay mới”. Đồng hồ SWATCH, ngoài thiết kế tạo hình mới mẻ, đã dùng nhựa cứng thay cho thép không gỉ để làm vỏ đồng hồ; vận dụng kỹ thuật mạ nhựa hiện đại, mạ vỏ đồng hồ thành màu vàng, màu bạ, bóng sáng lấp lánh. Thay đổi này khiế độ dày và trọng lượng của đồng hồ giảm hẳn. SWATCH trở thành chiếc đồng hồ xinh xắn, giá thành cũng giảm đáng kể, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Và kết quả là SWATCH đã đứng vững trên thị trường.


3. Water Silk – cảm giác từ một huyền thoại

Năm 1998 Công ty Giấy Bãi Bằng tiếp nhận nhà máy Gỗ Cầu Đuống. Cuối năm 2001 dây chuyền sản xuất giấy Tissue vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á, trị giá gần 200 tỷ đồng đã được xây dựng xong tại Cầu Đuống . Sau gần 2 năm hoạt động , giấy Tissue Bãi Bằng với tên gọi BAPACO gần như không có chỗ đứng trên thị trường . Công ty Giấy Bãi Bằng tiếp tục phải bù lỗ cho nhà máy

Tháng 2/2002 Công ty cổ phần Giải pháp thị trường Hoàng Gia tiếp nhận đơn hàng xây dựng giải phấp thị trường cho giấy Tissue của công ty Giấy Bãi Bằng

Việc khảo sát thị trường cho thấy
+ Đây là thị trường tiềm năng, tăng trưởng nhanh và đáng được đầu tư.
+ Sản phẩm giấy Tissue của Bãi Bằng đạt chất lượng rất cao và hòan tòan có thể xếp ở dòng giấy cao cấp.

Mọi công việc được lặng lẽ chuẩn bị. Ngày 1/12/2003 Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội, Dòng tissue cao cấp thương hiệu Watersilk chính thức được tung ra thị trường và ngay lập tức đã được giới tiêu dùng cao cấp đón nhận. giấy Tissue Bãi Bằng đã được hồi sinh trọn vẹn.



lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty KẾ 04 : RÚT CỦI ĐÁY NỒI

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 7:08 pm



KẾ 04 : RÚT CỦI ĐÁY NỒI


1. Câu chuyện xuất xứ: Rút củi cứu được linh đan:

Tương truyền rằng ở trong núi Vọng Nam, có một ông đạo sỹ đã tu trên núi đã lâu, có nhiều quyền phép. Vị đạo sỹ này có tài phép luyện được thứ linh đan độc nhất vô nhị, không những khiến người ta trường sinh bất lão mà còn có thể làm cho người chết sống lại được.

Linh đan này luyện rất kỳ công, phải đun trong 9 năm liên tục không kể ngày đêm. Nước luyện linh đan phải là nước suối lấy ở trên núi Thiên Sơn, lửa phải được đốt bằng ba thân Mộc Thiên Hoa ngàn năm trong rừng. Đến năm thứ 9, vị đạo sỹ cho nốt vị thuốc cuối cùng vào nồi luyện đan. Dặn đồ đệ nhất nhất không được để trào một giọt nước nào ra khỏi nồi. Rồi ông lên núi hái thuốc.

Hôm ấy là một đêm mùa đông lạnh lẽo. Gió lạnh gào thét từng cơn. Trên núi Vọng Nam tuyết phủ trắng xóa. Lò luyện đan vẫn cháy bừng bừng trong đêm. Qua nốt đêm nay linh đan sẽ được luyện xong. Càng về khuya, trời càng lạnh, gió thổi càng lớn. Cánh cửa phòng luyện đan bị một cơn gió mạnh bật tung. Cơn gió lớn thổi vào trong lò khiến lò lửa bùng lên, nước trong nồi chực tràn ra.

Đám đồ đệ hoảng sợ, vội vàng xách những thùng nước to, thay nhau xối vào miệng lò. Nhưng không ngờ lửa trong lò quá mạnh, bao nhiêu nước xối vào đều bị ngọn lửa nuốt trọn. Ngọn lửa như một con thú dữ không thể nào khống chế được. Nước trong nồi kêu réo đòi trào ra ngoài. Thành quả 9 năm trời có nguy cơ tan thành mây khói.

Đúng lúc đó, một môn sinh nhanh chí đã không quản nguy hiểm lao đến bên lò lửa nóng rực. Lửa cháy mạnh làm anh ta bỏng rát. Anh ta vội vàng lấy chiếc bồ cào dùng hết sức mình đẩy một thân cây Mộc Thiên Hoa đang cháy rất đượm ra khỏi lò. Bị lấy đi một phần nguồn sức mạnh, lửa trong lò không còn hung hãn được nữa. Ngay lập tức, lò luyện đan giảm sôi, nước trong nồi im tiếng, không tràn ra ngoài nữa. Thế là linh đan đã được cứu.

Ông đạo sỹ trở về vui mừng thấy linh đan đã luyện xong. Người đồ đệ nhanh chí hôm ấy đều được ghi công, sau này được ông đạo sỹ chân truyền cho các quyền phép của mình.


2. Cốt lõi kế sách

Đứng trước những thế lực mạnh có ưu thế hơn, nếu vội đối đầu tất sẽ chuốc hậu quả. Trước hết cần phải bình tĩnh các làm giảm khí thế và suy yếu sức mạnh của đối thủ.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Người làm ăn, đứng trước đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, đương nhiên không thể đương đầu. Cần phân tích tìm ra điểm yếu để làm suy yếu sức cạnh tranh của đối thủ.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH


1. Mẹo rút củi đáy nồi của Hamo

Năm 1961 Công ty Dầu khí Hamo khoan được giếng khí đốt lớn tại Oaksey (California) trị giá đến 200 triệu USD. Công ty này lập tức đến gặp công ty Khí đốt – Điện lực Thái Bình Dương định tâm sẽ ký hợp đồng bán khí đốt cho họ trong 20 năm. Ai ngờ công ty Thái bình Dương thẳng thừng từ chối vì họ đã chi một khoản tiền lớn chuẩn bị làm đường ống dẫn khí đốt từ Ebota - Canada tới vịnh San Francisco.

Là một doanh nghiệp lõi đời, Hamo nhanh chóng bình tĩnh trở lại, tìm ra biện pháp rút củi đáy nồi để thuyết phục công ty Thái Bình Dương.

Hamo lập tức đi Los Angeles nơi đây là nơi tiêu thụ khí lớn và là khách sử dụng khí đốt trực tiếp của Công ty Thái Bình Dương. Hamo đến gặp Hội đồng thành phố để trình bày về mỏ khí mới của mình, đồng thời thuyết phục rằng ông sẽ cung cấp khí đốt với giá rẻ hơn so với công ty Công ty Thái Bình Dương với kế hoạch làm đường ống từ Oaksey thẳng đến Los Angeles. Các Ủy viên bị thuyết phục, chuẩn bị tiếp nhận kế hoạch của Hamo và lẽ dĩ nhiên định thôi không dùng khí của công ty Thái Bình Dương nữa.

Nhận được tin trên, Công ty Thái Bình Dương rụng rời vội vã đi tìm đến Hamo để điều đình. Lúc đó Hamo mới chấp nhận đàm phán, nêu ra một loạt điều kiện có lợi cho ông ta. Công ty Thái Bình Dương lúc đó đành chấp nhận hợp đồng với Hamo


2. Thành công do biết làm suy yếu đối thủ

Công ty Thủy Lợi sản xuất chất kiềm đầu tiên của Trung Quốc và công ty Bunem của Anh cùng kinh doanh chất này trên thị trường. Bunem tìm đủ mọi cách đánh đổ Thủy Lợi, không tiếc tiền cạnh tranh bằng cách ép giá trên thị trường Trung Quốc.

Qua tìm hiểu, Thủy Lợi biết rằng chất kiềm do công ty Anh sản xuất tiêu thụ ở Nhật Bản nhiều hơn ở Trung Quốc. Thời điểm này, ở Nhật tập đoàn Mitsui cũng đang kinh doanh mặt hàng này, tuy nhiên sức cạnh tranh hạn chế do chưa nhà máy sản xuất. Biết được điều này, Thủy Lợi bèn đặt vấn đề trực tiếp với Mitsui và đưa đến thỏa thuận: sẽ bảo đảm cung cấp kiềm cho Mitsui một cách ổn định với những điều kiện ưu đãi nhất. Ngay sau đó Mitsui mở chiến dịch tuyên truyền rộng lớn ở Nhật để cạnh tranh. Với chất lượng tốt, giá rẻ lại được tiêu thụ qua hệ thống rộng khắp của mình. Thị phần của của Mitsui tăng lên nhanh chóng

Hành động này làm giảm sút nghiêm trọng mức tiêu thụ của Bunem. Bunem tổn thất, đành phải dàn hòa. Như vậy, Thủy Lợi sẵn có tiềm năng về sản xuất nhưng lại không mạnh, không có ưu thế bằng Bunem của Anh nhưng đã biết cách làm suy yếu đối thủ tại khu vực cốt yếu nhất. Làm giảm sức cạnh tranh của đối thủ, không những giữ được thị phần trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài.


3. Bột giặt VICO chiếm lĩnh thị trường

Thời mở cửa, thị trường bột giặt, hóa mỹ phẩm ở Việt Nam cực kỳ sôi động với sự góp mặt của hầu hết các đại gia trên giới. Sự đa dạng, phong phú về chủng loại, nhãn mác, chất lượng, kỹ thuật thị trường bài bản, tổ chức hệ thống, công nghệ bán hàng phân phối toàn cầu, ào ạt những đợt khuyến mại, trúng thưởng... đã khiến người tiêu dùng không khỏi phân vân chọn lựa, cùng đó là sự điêu đứng của các doanh nghiệp trong nước lúc bấy giờ.

Trào lưu hàng ngoại dâng lên từng ngày đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng. Công ty bột giặt Vico ( Hải Phòng ) cũng nằm trong số đó.

Không cam chịu thất bại. Vico bỏ công nghiên cứu và nhận thấy sản phẩm của liên doanh hay nhập khẩu có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp, và được quảng cáo nhiều, khuyếch trương rầm rộ, là những điều thực sự hữu hiệu tại các thành phố lớn, những nơi dân cư có đời sống khá giả, phương tiện truyền thông, thông tin luôn tràn ngập. Nhưng lại bất lợi và có nhiều hạn chế tại các vùng nông thôn Việt Nam, bởi giá thành quá cao. Trong khi đa số người tiêu dùng sản phẩm bột giặt có thu nhập trung bình và thấp, tập trung tại các vùng nông thôn. Nhận thấy điều này, Vico đã có một bước đi chiến lược: tập trung sang thị trường nông thôn, nơi mà sản phẩm của các đại gia có một khoảng cách lớn với mức sống người dân. Không chỉ đóng gói những khối lượng cố định mà mua bao nhiêu bán bấy nhiêu, bao bì không thật đẹp nhưng ghi đầy đủ mọi thông tin cần thiết, chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng 60 đến 70%. Là những gì thị trường nông thôn cần có với sản phẩm bột giặt.

Rất nhanh chóng Vico có được đất của mình và liên tục mở rộng, thị phần của Vico tăng liên tục. Trong khi đó thị phần của các đại gia mác ngoại sụt giảm trông thấy. Những chiến dịch giành giật lại thị phần của các đại gia ngay sau đó sôi sục tới mức báo chí liên tục đưa tin. Sự vào cuộc của báo chí càng làm cộng đồng nhìn rõ hơn thực chất của vấn đề là sản phẩm Vico có chất lượng hợp lý, sản phẩm Vico đang cạnh tranh nghiêng ngửa với sản phẩm ngoại. Cơn sốt hàng ngoại trong thị trường bột giặt Việt Nam giảm hẳn nhiệt độ.

Với một chiến lược khôn ngoan, đến nay, thị trường của Vico đã trải khắp 3 miền, xuất khẩu sang nhiều nước, với gần 70 đại lý phân phối và doanh thu hàng trăm tỉ đồng một năm. Bắt buộc các đối thủ lớn phải nhường thị phần cho mình, và ước mơ chiếm 20 đến 25% thị trường cả nước của Vico là điều hoàn toàn có thể thực hiện




-----------------------------------------------------

KẾ 05 : BỎ MẬN GIỮ ĐÀO



1.Câu chuyện xuất xứ

Có một cây mận mọc cạnh một cây đào. Chúng sống cạnh nhau trên cùng một mảnh đất, chung nhau cùng một nguồn nước. Do vậy hai cây quấn quít chia ngọt sẻ bùi và trở nên vô cùng thân thiết. Từ khi cây đào ra hoa và bói lứa quả đầu tiên, cây mận càng chở che bảo vệ cho người bạn của mình.

Năm ấy thời tiết bỗng trái gió trở trời, sâu bọ kéo đến phá phách, cả hai cây đang tươi tốt có nguy cơ bị tàn phá. Thấy vậy, Mận nói với Đào rằng: “Lũ sâu bọ này không tha hai chị em ta đâu. Chị đã ra hoa kết trái phải được bảo vệ, còn em sau này chưa biết sẽ ra sao. Do vậy chị nên tạm ngừng hút chất bổ và nguồn nước dưới lòng đất, làm cho thân gày lá héo, khiến lũ sâu bọ không màng tới. Còn em sẽ tự làm cho mình thật tươi tốt để thu hút chúng. Như thế, nếu em có làm sao thì chị vẫn còn sống được, bằng không cả hai chị em ta sẽ đều chết”.

Đào hết mực từ chối, muốn cùng được sống chết với Mận. Nhưng thấy lý lẽ Mận nói rằng thà mất một vẫn hơn là mất cả hai thì đành xót xa chấp nhận. Nó gạt nước mắt làm theo lời Mận.

Đúng như dự đoán, lũ sâu bọ trông thấy Mận xanh tốt, đầy nhựa sống bèn lao vào xâu xé cho đến chết, trong khi thấy Đào đã xơ xác héo úa nên không thèm bén mảng. Nhờ vậy mà Đào đã không chết.

Rồi mọi tai ương cũng đi qua, Đào lại hút nhựa sống từ trong lòng đất mà phục hồi, xanh tốt hơn xưa, hoa trái xum xuê. Có một lão nông đi ngang qua thấy cây đầo trĩu quả, ăn vào lại thấy thơm ngon khác thường bèn lấy hạt ươm thành cả một vạt rừng đào, nó trở thành thứ quả đặc sản nổi tiếng khắp vùng.

Những người qua lại chẳng ai biết đến một cây mận đã từng sống chung một mảnh đất, uống cùng một nguồn nước với cây đào gốc kể trên để hiểu được rằng nếu không có sự hy sinh của Mận sẽ chẳng có cây đào nào và càng chẳng có một rừng đào mang lại danh tiếng cho cả một vùng.


2. Cốt lõi kế sách

Kế sách “Bỏ mận giữ đào” hàm ý rằng: Nếu phải hy sinh hãy biết hy sinh cái nhỏ để bảo vệ cái lớn hơn.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Người làm ăn khi gặp rủi ro kinh doanh phải biết hy sinh cái thiệt hại nhỏ hơn để giữ lấy toàn cục.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Chấp nhận hy sinh cái nhỏ, thu được lãi lớn

Nhà máy bơm An Huy (Trung Quốc) chuyên sản xuất loại bơm dùng để bơm dầu Diesel và Fuel, do bị cạnh tranh ghê gớm nên tình hình tiêu thụ bị giảm mạnh.

Qua điều tra, nhà máy biết được đa số vùng nông thôn dùng loại bơm 75 mà các nhà máy khác không quan tâm. Lập tức, An Huy tạm dừng mặt hàng đang có để sản xuất loại 75-80. Thoạt đầu, việc đổi mặt hàng khiến nhà máy phải chịu những tổn thất không nhỏ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sản phẩm mới đã được đón nhận với mức sản xuất hàng tháng 2 vạn chiếc, hơn nữa nhà máy còn thiết lập được mối quan hệ sản xuất tiêu thụ ổn định lâu dài với công ty nông nghiệp của 260 huyện.


2.Tặng bếp dầu miễn phí cứ được công ty

Hồi đầu thế kỷ 20, khi nước Mỹ vẫn còn đang dùng bếp than thì có một công ty Mỹ chuyển sang kinh doanh dầu hỏa và bếp dầu. Khi mới thành lập, do chưa có kinh nghiệm công ty đã vội vã nhập về thật nhiều dầu và cho sản xuất thật nhiều bếp dầu. Đồng thời không tiếc tiền của để quảng cáo rầm rộ, tuyên truyền những ưu điểm vượt trội của sản phẩm. Vậy nhưng đã quá quen bới bếp than, dân Mỹ không bận tâm đến bếp dầu của công ty nọ. Kế hoạch không được như ý hàng hóa ứ đọng, công ty đứng trước nguy cơ phá sản.

Trước tình thế đó, không cam chịu thất bại, giám đốc công ty nghiền ngẫm và này ra một kế sách khá quyết liệt. Hy sinh số bếp dầu đã sản xuất với hy vọng sẽ tiêu thụ được số dầu trong kho và tạo dựng thị trường lâu dài. Nghĩ sao làm vậy, vị giám đốc của công ty sai nhân viên đem bếp dầu đến tận các nhà tặng cho khách hàng. Các nhân viên không hiểu thì đều cho rằng ông chủ của mình không bình thường nhưng vẫn phải vâng lệnh thi hành.

Khách hàng được tặng bếp dầu miễn phí thì rất khoái chí, không ai khước từ. Thậm chí họ còn gọi điện thoại tới tấp đến công ty để xin bếp. Lúc đó đồ dùng nấu nướng chưa được hiện đại hóa, các bà nội trợ chỉ dùng bếp than hoặc bếp củi để nấu nướng, do vậy bếp dầu tỏ ra có ưu điểm vượt trội hơn hẳn.

Chẳng bao lâu bếp dùng để tặng đã hết sạch, cùng lúc đó đó các bếp được tặng đều đã dùng hết dầu. Các bà nội trợ buộc phải đến công ty mua dầu với giá không bớt một xu bởi vì dùng quen bếp dầu rồi. Dần dà bếp dùng cũ lại phải thay cái mới. Cứ như vậy, công ty đã tiêu thụ được cả dầu lẫn bếp với số lượng lớn.


3. Mô hình kinh tế trang trại ở Phú Thọ

Anh Đỗ Quốc Dũng người ở Thị trấn Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ, năm 82 từ quân ngũ trở về, làm công nhân phụ trách nguyên liệu trong Công ty Giấy Bãi Bằng. Trong thời gian làm việc, nhận ra cầu nối giữa những cánh rừng và kho nguyên liệu là rất quan trọng, anh lập ra một đội vận tải chuyên vận chuyển nguyên liệu thuê từ những vùng như Tuyên Quang, Yên Bái về đồng bằng, vừa để mua gom nguyên liệu từ bà con về bán cho các đầu mối kinh doanh.

Tuy thế, trang trại vần là mô hình kinh tế anh Dũng ham thích và mong muôn phát triển. Năm 2000, anh nhận khoán 6,2 ha đất đồi cằn đã qua 3 đến 4 chu kỳ bạch đàn. Bắt đầu cũng là những gốc nhãn, vải và xoài với hy vọng thu hoạch trái cây tăng thêm tài chính cho gia đình.. Thêm vào đó, anh Dũng đã đầu tư xây dựng chuồng trại. Khởi đầu là thuận lợi với 40 con lợn nái ngoại. Nhưng muốn phát triển đồng bộ cả trồng trọt và chăn nuôi, công việc không hề đơn giản. Vấn đề vốn được đặt ra. Những tài sản gia đình riêng phải bán đi nhưng không đủ duy trì đến lúc có được nguồn thu từ kinh tế trang trại. Lúc đó, anh Dũng đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là đội kinh doanh vận tải đã ổn định với một bên là hệ thống trang trại đang đợi vốn.

Vững tin vào tương lai của mô hình kinh tế trang trại, vì nếu phát triển đồng bộ và song hành chăn nuôi với trồng cây, chắc chắn sẽ có lợi nhuận rất tốt. 3000 gốc quả lại đang ra hoa. Về kinh doanh vận tải, dù là lĩnh vực đã ổn định, những mối khách quen vẫn còn, nhưng nếu mở rộng hơn nữa vẫn có sự giới hạn về qui mô cũng như nhu cầu thị trường. “Giữ trang trại thì sẽ phát triển”, anh Dũng đã suy tư, cân chắc và đi đến quyết định quan trọng là hy sinh lĩnh vực kinh doanh vận tải, cả đội xe cùng những mối làm ăn được chuyển nhượng, số tiền được đầu tư hoàn toàn vào lợn giống và cây ăn trái.

Cho đến nay, nhờ vào quyết định sáng suốt đó mà anh Quốc Dũng đã thành công trong mô hình trang trại của mình. Trang trại nuôi lợn của anh có quy mô 150 nái ngoại và 1.000 lợn thịt các loại với mức đầu tư 1,5 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm anh xuất khẩu hơn 100 tấn lợn giống và 30 đến 40 tấn lợn thịt. Mức thu nhập của gia đình anh lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm


*Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ

Như thế, người làm ăn gặp những tình huống không thuận lợi trong kinh doanh, nếu buộc phải lựa chọn và hy sinh, thì hãy biết hy sinh cái nhỏ hơn để bảo vệ cái lớn hơn, cái sẽ mang lại tương lai tốt hơn. Quyết định đúng đắn của anh Đỗ Quốc Dũng đã đem lại thành công cho anh, cho mô hình kinh tế trang trại và cả kinh tế vùng Phú Thọ. Đó là điểm mấu chốt của bí quyết kinh doanh với tên gọi “Bỏ mận giữ đào”.

lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty KẾ 06:VE SẦU THOÁT XÁC

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 7:21 pm



KẾ 06:VE SẦU THOÁT XÁC


1. Câu chuyện xuất xứ

Xẩm tối một ngay hè nóng nực, có một chú ve sầu nhỏ hì hục từ dưới đất chui lên. Chú đang háo hức vì chỉ qua đêm nay thôi chú sẽ lột xác để thành một chú ve trưởng thành với đôi cánh để bay và một giọng hát trầm bổng.

Lên khỏi mặt đất, gặp một thân cây lớn, chú ve non lại hì hục leo lên tìm một nơi để làm cái công việc hệ trọng nhất trong đời là lột xác.

Nhưng trên cây có một đôi vợ chồng nhà bọ ngựa, cả ngày chưa kiếm đựơc cái gì bỏ vào bụng đang chăm chú theo dõi. Bọ ngựa chồng bảo vợ: “Chà, sắp có một bữa tươi đây!” rồi phân công vợ đậu ở trên, mình bò xuống dưới, chờ chú ve non đến gần là ... chộp !

Chú ve vừa leo đến lưng chừng thì vợ chồng nhà bọ ngựa ập đến hung hăng vung lên những đôi kiếm đầy răng cưa nhọn sắc của mình. Chú ve non hoảng hốt nhưng vội trấn tĩnh mà rằng: “ Xin ông bà bọ ngựa dừng tay, đừng ăn thịt con vội!”.

Bọ ngựa chồng cười khẩy: “Cỗ bầy tận miệng rồi, sao lại xui chúng ta đừng chén? Hì! Hì !”. Chú ve non thu mình lại thật nhỏ, với giọng yếu ớt, thút thít trả lời: “Trước sau thì con cũng không thoát khỏi làm bữa ăn cho ông bà. Nhưng thịt con còn tanh lắm, nhưng cũng chỉ đến sáng là con đã phổng phao chắc nịch. Chi bằng ông bà nán lại đến sớm mai, ăn cho ngon bữa lại chắc bụng, mà con cũng được ông bà làm phúc cho sống thêm vài giờ”.

Nghe chú ve còn nhỏ xíu lại chưa có đủ cánh, vợ chồng nhà bọ ngựa thấy bùi tai bèn bấm bụng chịu đói thêm vài tiếng đồng hồ chờ sáng, trong lòng đều nghĩ: “Nó nói cũng có lý, vả lại con ve non kia sao thoát khỏi bữa ăn của ta”. Bụng đói mệt, hai vợ chồng bọ ngựa chập chờn trong giấc ngủ nhưng không quên để mắt canh chừng và thi thoảng cũng không quên quờ tay kiểm tra chú ve non nằm ở giữa.

Trời hửng sáng, vợ chồng nhà bọ ngựa thấy bụng đói cồn cào sực tỉnh, nhìn sang vẫn thấy chú ve đang nằm nguyên chỗ cũ. Nhưng lại gần thì... ôi thôi đó chỉ còn là một vỏ xác vẫn căng phồng nhưng bên trong thì trống rỗng.

Thế là đêm qua, trước khi trời sáng, chú ve non đã đủ thời gian để lột xác thành chú ve trưởng thành với một đôi cánh mạnh mẽ, khẽ khàng chui ra cái vỏ xác của mình và tung cánh bay

Vợ chồng nhà bọ ngựa kia chưng hửng than tiếc cho một bữa ăn vừa tuột khỏi miệng. Mặt trời mùa hè đã lên cao, tiếng ve râm ran trầm bổng vang lên, hẳn trong đó có tiếng chú ve khôn ngoan vừa thoát hiểm đang cất giọng vang lừng khúc ca chiến thắng...

Câu chuyện ngụ ngôn tôi vừa kể, có vẻ hơi giống tích truyện “đười ươi giữ ống” nói về mưu trí của con người phải không các bạn. Vậy thì nó mang lại sự liên tưỏng gì đến cuộc bàn luận của chúng ta về kế sách tạm gọi là “Ve sầu lột xác”


2. Cốt lõi kế sách

Ve sầu đã bay đi, xác lột ra còn để lại, nhìn vào tưởng như ve vẫn đậu trên cây. Ta đã không còn ở đó từ lâu mà địch vẫn chăm chăm lo đối phó.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh

Trong kinh doanh trong thể tránh khỏi những tình huống bất lợi, nguy ngập. Vào những tình thế đó người làm ăn có bản lĩnh, vừa bình tĩnh giữ vững tình thế hiện tại, vừa nghiên cứu tìm lối để thoát khỏi tình thế hiểm nguy, bảo toàn lực lượng, phát triển lâu dài.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Boing thoát hiểm

Trong thời kỳ đại chiến thứ nhất, công ty Boing đảm đương một vị trí quan trọng trong việc chế tạo máy bay của nước Mỹ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, hải quân Mỹ bèn hủy bỏ toàn bộ số đơn đặt hàng mà chưa giao hàng, khiến cho ngành chế tạo máy bay của Mỹ rơi vào tình trạng ngừng trệ. Boing cũng không ngoại lệ.

Ông William Boing đã không vì thế mà nhụt chí nản lòng, đã tìm cách chống chọi lại. Ông đồng thời áp dụng biện pháp tương ứng, điều chỉnh phương hướng kinh doanh một cách quyết đoán. Một mặt ông tiếp tục duy trì mối liên hệ với bên quân đội để bất kỳ lúc nào cũng nắm được xu thế phát triển của máy bay quân dụng và yêu cầu của phía quân đội để tiện đáp ứng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế tạo máy bay khác khó có cơ hội đột nhập được mặc dù ông nghiên cứu được rằng bên phía quân đội tạm thời sẽ không có đơn đặt hàng mới.

Mặt khác ông kín đáo rút nguồn vật lực chủ yếu, tập trung bồi dưỡng thu hút nhân tài phát triển máy bay thương nghiệp dân dụng, thoát khỏi cái vỏ cũ chỉ đơn thuần sản xuất máy bay quân dụng. Sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh đã kích thích nhu cầu về máy bay dân dụng. Khi đó, Boing cho ra đời máy bay chở khách các cỡ để đáp ứng đầy đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trước sự kinh ngạc của các đối thủ kinh doanh khác.

Ngày nay Boing là nhà sản xuất máy bay dân dụng số một thế giới. Đồng thời là nhà cung cấp máy bay quân sự hàng đầu cho quân đội Mỹ.


2. Ngoài thuận trong nghịch

Năm 1980 lần đầu tiên sản lượng xe hơi của Nhật Bản đột phá ngưỡng cửa 10 triệu chiếc, vượt hẳn sản lượng năm của “ vương quốc xe hơi” Mỹ đứng vị trí số 01 trên thế giới. Để bảo hộ thương mại cho mình, phía bên Mỹ yêu cầu ngành sản xuất xe hơi của Nhật Bản tự động hạn chế sản lượng. Phía bên Nhật tuy thấy bất lợi cho mình nhưng vẫn vui vẻ hứa hẹn nhưng lại bí mật tranh thủ cơ hội đưa thiết bị sản xuất đến bang Kentuckey và bang California. Khiến cho xe hơi của Nhật Bản được ra đời ở Mỹ thâm nhập thị trường nước Mỹ giống như xe hơi Mỹ.

Chính phủ Mỹ ngay lập tức ra nhiều chính sách để nâng cao giá thành sản xuất của các xí nghiệp Nhật Bản. Các công ty Nhật bề ngoài lại ra vẻ kiềm chế , nhún nhường, nhưng bên trong lại ngấm ngầm chuyển hướng đầu tư vào vùng biên giới của Mehico, vừa lợi dụng nguồn lực lao động rẻ mạt của Mêhicô vừa lọt qua kẽ hỏng của pháp lệnh Mỹ, sản phẩm của vùng này lại được ngành thu thuế Mỹ ưu đãi.

Thế là đến khi Mỹ phát hiện thì Nhật Bản đã thành công trong việc gõ cửa sau thị trường nước Mỹ rồi.


3. Dùng kế thoát xác để thoát khỏi nguy hiểm

Ngân hàng Italia là ngân hàng của gia đình một người Mỹ gốc Ý tên là Talini. Gia đình này kinh doanh rất phát đạt. Ngân hàng của họ trở thành một ngân hàng có tiếng tại Castro thuộc San Francisco.

Tuy nhiên ngân hàng liên bang NewYork đứng đầu là Mogen cho rằng ngân hàng này đang lũng đoạn thị trường, ép phải bán đi 51% cổ phiếu của ngân hàng.Cả gia đình Talini lo lắng trước vấn đề ngân hàng của họ sẽ rơi vào tay kẻ khác. Talini ngay lập tức tìm cách đối phó. Hành động đầu tiên của ông là ông xin từ chức khỏi ghế chủ tịch ngân hàng. Đây có thể coi là một hành động đồng tình với các yêu cầu của ngân hàng liên bang. Tuy nhiên ông vẫn để cho con trai mình là người điều hành và thâu tóm quyền lực trong ngân hàng.

Với tư cách cá nhân và không còn liên quan gì đến ngân hàng Italia nữa, ông Tanili thuyết phục bộ Tài chính để mở một công ty cổ phần cỡ lớn quy mô gấp nhiều lần ngân hàng Italia. Cổ đông lớn nhất của công ty này chính là ngân hàng Italia. Tuy nhiên do một lượng lớn cổ phiếu nằm trong tay các cổ đông nhỏ nên người ngoài khó có thể nghi ngờ rằng công ty này có âm mưu lũng đoạn thị trường. Lấy danh nghĩa của công ty mới thành lập Talini cho người mua lại cổ phiếu của ngân hàng Italia với giá thấp.

Cuối cùng thì gia tộc Talini vẫn có trong tay ngân hàng của mình.


4. Công ty kính nổi Viglacera

Vào thập niên 80, Kính Đáp Cầu, khởi nguồn của công ty Viglacera bây giờ là công ty chuyên cung cấp cho thị trường các loại kính dùng cho dân dụng và xây dựng. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng..

Nắm bắt được đòi hỏi thị trường . Năm 1995, Viglacera đã liên doanh với một đối tác nước ngoài, xây dựng nhà máy sản xuất kính nổi hiện đại. Sản phẩm tung ra đáp ứng trúng ngay nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, liên doanh hợp tác của Viglacera sau một thời gian hoạt động đã bộc lộ nhiều bất cập về vốn, chính sách bán hàng, dần đi tới nguy cơ mất quyền kiểm soát, mất thị trường ... làm ảnh hưởng người tiêu dùng.

Chính vì vậy, song song việc duy trì hợp tác, Viglacera âm thầm nhưng khẩn trương, nhanh chóng chuẩn bị lực với quyết tâm cao để xây dựng một nhà máy cho riêng mình. Dựa vào công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm thị trường thu được trong quá trình hợp tác, việc khởi công xây dựng nhà máy riêng tại Bình Dương vào tháng 2 năm 2001 rất suôn sẻ, sản phẩm được tung ra thị trường ngay tháng 10 năm sau.

Sự ra đời của nhà máy này làm cho đối tác cũng như các công ty kinh doanh trong lĩnh vực đó hoàn toàn bất ngờ. Viglacera tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường



-------------------------------------

KẾ 07 : ĐIỆU HỔ LY SƠN


1.Câu chuyện xuất xứ

Ở một bản làng nọ, dân làng đang sống yên bình. Đàn ông vào rừng săn bắn, đàn bà làm nương rẫy và nuôi con.

Một ngày nọ tai họa ập xuống bản làng. Trong rừng xuất hiện một con hổ dữ. Nương rẫy bị dày xéo, trâu bò trong chuồng bị tha đi trong đêm. Không khí sợ hãi bao trùm lên cả bản làng. Quyết không để hổ dữ có cơ hội hại người, những người đàn ông trong làng tụ họp nhau lại để vào rừng diệt hổ. Nhưng một tốp, hai tốp thợ săn đã vào rừng mà đành thất bại trở về vì con hổ già rất ranh ma.

Già làng tụ họp cả làng lại bèn kế. Già làng nói “ Con hổ là chúa sơn lâm. Rừng là nhà của nó. Nếu ta vào rừng tìm hổ sẽ không thể thành công. Chi bằng ta dụ nó xuống làng xóm để trừ khử”. Sáng hôm sau, theo lời già làng, dân làng đào một cái hố sâu dưới một gốc cây lớn gần bìa rừng rồi dùng phên thưa che kín miệng hố. Họ chọn ra một con dê béo trong chuồng rồi đem treo ngược lên cây ngay giữa miệng hố. Xong việc, họ mài sắc tên và lao kiếm rồi nấp kín đợi hổ.

Không ngoài dự đoán, tiếng kêu của con dê suốt ngày đêm đã thu hút con hổ. Ngày hôm sau con hổ đã lấp ló ra khỏi bìa rừng. Tiếng kêu của con dê càng to hơn vì nó ngửi thấy hơi hổ dữ. Sự sợ hãi của con mồi kích thích con thú đi săn. Nó di chuyển nhanh dần rồi lao lên vồ lấy con dê. Trước khi kịp chạm đến con mồi, nó rơi xuống chiếc hố đã đào sẵn. Thế là hổ dữ đã bị bắt gọn, trả lại cho dân làng cuộc sống yên bình như xưa.


2. Cốt lõi kế sách

Con Hổ là chúa sơn lâm, khi xuống đồng bằng hổ hóa thành trâu. Anh hùng nhất khoảnh, nếu rời khỏi chỗ đứng sở trường ắt dễ thất bại.


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Trong kinh doanh, người làm ăn phải luôn chú ý phát huy thế mạnh của mình, không được rời bỏ lĩnh vực hay địa bàn kinh doanh sở trường của mình để vội vã vào những lĩnh vực, địa bàn mới lạ. Nếu không rất dễ thất bại.


MỘT SỐ BÀI HỌC THÀNH BẠI THỰC TẾ VỀ KẾ SÁCH

1. Những nhà hàng của Đài phát thanh Capital

Trong làng truyền thông, Capital Radio của London nước Anh là một đài phát thanh nổi tiếng, làm ăn rất phát đạt. Trên đà phát triển, nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh, tháng 11 năm 1996, đài phát thanh Capital của London thu mua công ty chuyên doanh hệ thống nhà hàng My Kinda Town tại Anh, thuộc hệ thống My Kinda Town toàn cầu, với trị giá 54 triệu bảng Anh.

Vậy là, từ thành công trong truyền thông, Capital London mở rộng mặt hàng kinh doanh sang lĩnh vực nhà hàng. Không hiểu nguyên lý thị trường, thay vì giữ nguyên tên gọi đã quen thuộc với cộng đồng, những người chủ cho đổi tên thành chuỗi nhà hàng Capital Radio bao gồm Radio cafe và chuỗi cửa hàng Havana . Kết quả hoàn toàn không như ý muốn, nhà hàng này không thành công, lượng khách hàng rất thưa thớt, doanh số thua lỗ dài dài.

Mặc dù Capital Radio là một đìa phát thanh nổi tiếng có thể thu hút được hàng triệu thính giả nhưng không ai có thể liên hệ được một đài phát thanh với một chuỗi nhà hàng. Chính vì thế, Capital Radio thành công trong lĩnh vực truyền thông nhưng lại không thể thành công trong lĩnh vực nhà hàng. Sau 3 năm chống chọi không thành công, năm 1999 Capital đành phải tái cơ cấu lại nhà hàng Capital Radio và bán đi chuỗi cửa hàng Havana.


* Cách thức áp dụng kế sách :

1. Khi chúng ta thành công trong một lĩnh vực không có nghĩa là thành công trong mọi lĩnh vực khác. Capital Radio đã có được những thành công trong lĩnh vực truyền thông. Khi họ có đủ tiềm lực, họ bắt đầu mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, do không phải là lĩnh vực kinh doanh sở trường nên kết quả kinh doanh đã không đạt được hiệu quả.


2. Đây cũng là một bài học về xây dựng thương hiệu: Trong tâm trí khách hàng, Capital London luôn là thương hiệu của một đài phát thanh, My Kinda Town mới magn dấu ấn của một hệ thống nhà hàng, khó ai có thể thay đổi ý niệm về hai lĩnh vực không liên quan đến nhau. Vì thế, Capital London đã thất bại.


2. Nga giả vờ trả giá – Mỹ trúng kế Điệu hổ ly sơn

Một công ty sản xuất máy phát điện ở Mỹ muốn thanh lý một dây chuyền sản xuất cũ. Giá trị thanh lý của dây chuyền đó là khoảng 600000 USD nhưng công ty vẫn giao bán với giá 1000000 USD. Trong quá trình đàm phán, rất nhiều công ty vào cuộc muốn mua, nổi lên có hai công ty muốn mua cạnh tranh quyết liệt với nhau là công ty của Mỹ và một công ty của Nga.

Vào thời điểm đó, người Nga rất quan tâm đến dây chuyền sản xuất này và họ muốn mua bằng được. Vì vậy họ trả giá cao với giá 900 000 USD và đồng ý đặt trước 10%, trong khi công ty Mỹ chỉ trả giá 700 000 USD. Chính vì vậy, Công ty máy phát điện quyết định từ chối giá của công ty Mỹ và đồng ý bán cho công ty Nga. Hợp đồng mua bán đã soạn thảo xong, chỉ chờ ngày ký kết.

Tuy nhiên sau ba ngày, bên Nga sử đại diện xin hoãn, yêu cầu Mỹ bổ sung những yếu tố kỹ thuật trong hợp đồng. Động thái này của họ nhằm kéo dài thời gian để cho các khách hàng khác từ bỏ hẳn vụ mua bán này. Một tháng sau, công ty Nga đưa ra lời từ chối hợp đồng mua bán đó với lý do sau khi nghiên cứu thị trường họ thấy rằng giá của thiết bị này chỉ khoảng 500 000 USD. Sau một hồi tranh cãi, hai bên buộc phải đàm phán lại. Cuối cùng công ty sản xuất máy phát điện đành phải đồng ý bán với giá 600 000 USD.


* Cách thức áp dụng kế sách trong ví dụ :

Công ty của Nga đã rất thành công trong việc sử dụng kế “Điệu hổ ly sơn”. Công ty này đã dùng giá cao và những ưu đãi về điều khoản thanh toán để làm cho công ty Mỹ rời khỏi những khách hàng khác của của mình.


3. Colgate với Kitchen Entrees

Colgate là một tập đoàn toàn cầu về sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng. Trong đó nổi tiếng nhất là mặt hàng kem đánh răng.

Trong một thời gian dài, thành công trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, Colgate quyết định mở rộng ngành nghề sản xuất của mình sang lĩnh vực mới. Họ dùng thương hiệu của mình gắn với một loại thức ăn gọi là Colgate‘s Kitchen Entrees. Việc mở rộng ngành nghề kinh doanh đó xuất phát từ một ý tưởng người tiêu dùng ăn các bữa ăn Colgate và đánh răng của họ với kem đánh răng Colgate. Một ý tưởng nghe chừng khá thú vị và có sự liên tưởng gắn kết giữa các loại sản phẩm với nhau. Colgate là một thương hiệu đã vững vàng trên thị trường, chiếm thị phần nhất định trong lĩnh vực kem đánh răng. Chính vì thế, ban lãnh đạo Colgate tin vào sự thành công của thực phẩm Colgate ‘s Kitchen Entrees cho dù đó là loại sản phẩm mới trong một lĩnh vực mới.

Quả nhiên sau khi ra đời, loại sản phẩm này được đánh giá là nổi tiếng bởi sự không thành công và không bao giờ cất cánh để rời khỏi nước Mỹ. Đối với mọi người thì cái tên Colgate không kích thích khẩu vị của mọi người. Bởi vì người ta vẫn không thể hình dung có thể nuốt được các sản phẩm nào đó với cái tên Colgate. Như vậy việc tiến sang một phạm vi kinh doanh khác không chỉ thất bại trong việc gia tăng thêm thị phần mà còn làm giảm sút sức mua của chính sản phẩm kem đánh răng Colgate.


4. Thất bại khi vội vã đầu tư

Bùi Huy Tuấn là Giám đốc Công ty máy tính Huy Anh với thương hiệu máy tính Việt Nam Cgroup. Sau khi thành lập công ty, công việc làm ăn của Tuấn khá thuận lợi và đang trên đà phát triển. Tuấn nhận được nhiều đơn hàng , thậm chí trúng thầu các công trình nhà nước.

Thành công làm cho Tuấn thêm tin tưởng khả năng của mình và quyết định đầu tư toàn bộ nguồn vốn vào thương mại điện tử - lĩnh vực hết sức mới mẻ vào thời điểm đó nhưng bản thân Tuấn lại chưa từng có kinh nghiệm. Anh say mê lao vào nó với niềm tin sẽ tạo sự phát triển vượt bậc, một kỳ tích như những doanh nhân thành công ở nước ngoài.

Vội vã đầu tư trong khi cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, lĩnh vực mới này sau hai năm kinh doanh không lợi nhuận, vốn cạn dần, đích đến mờ mịt, Tuấn phải đi đến quyết định ngừng lại. Điều này dẫn đến một sự tổn thất rất lớn do không thu hồi lại được vì tiền đầu tư vì tài sản của thương mại điện tử chỉ là những trang web, là các phần mềm khi mua thì rất đắt nhưng bán lại chẳng ai mua. Sau rất nhiều thất bại, đây là một cú sốc rất lớn đối với Tuấn lúc ấy. Anh đóng cửa phòng ngồi một mình trong nhiều ngày liền để ngẫm nghĩ, rồi được sự động viên và lời khuyên của những người bạn, có ý chí phải biến thất bại thành bài học đi đến thành công, anh quyết tâm làm lại từ đầu với lĩnh vực sở trường của mình là phần cứng máy tính.

Máy tính Việt Nam Cgroup hôm nay trải qua bao khó khăn thử thách đã trở thành một trong những thương hiệu quen thuộc với khách hàng, từng bước đi vào lòng cộng đồng. Cgroup vừa được bạn đọc báo Doanh nhân Sài Gòn bình chọn là “Thương hiệu Việt yêu thích 2004”.


5. Thất bại khi có các sản phẩm không phù hợp với công ty

General Foods Corporation là một tập đoàn sản xuất thực phẩm và đồ uống được thành lập từ năm 1929. Trên đà kinh doanh thắng lợi, vào năm 1967, tập đoàn đã bỏ ra 16 triệu USD ( tương đương với 160 triệu USD bây giờ) để thu mua hệ thống Burger Chef (một chuỗi 700 nhà hàng thức ăn nhanh). Họ hào hứng mở rộng sang ngành nghề kinh doanh này nên đã đầu tư và để tăng chuỗi cửa hàng lên đến 1000 nhà hàng trong 2 năm. Họ cử ra hẳn một người có đang có kinh nghiệm của hệ thống mình để quản lý công việc này. Dường như mọi thứ đã sẵn sàng cho sự phát triển của một lĩnh vực mới, một bước phát triển mới đầy tiềm năng .

Quả nhiên, 3 năm sau, họ tạo ra được một kỳ tích. Đáng tiếc là kỳ tích này không phải do sự phát triển mạnh mẽ mà có được là do họ đã can đảm quyết định cắt bớt việc kinh doanh này và chịu lỗ 83 triệu USD. Công việc duy nhất họ có thể làm là bán đi hoặc cho đóng cửa tất cả các cửa hàng trong chuỗi đó. Để giải thích cho sự thua lỗ khổng lồ này, tổng giám đốc của GF thú nhận là họ không thông thạo công việc kinh doanh nhà hàng. Mặc dù đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm nhưng những điều đó lại không hề giúp ích cho công việc mới trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hoàn toàn mới mẻ này.


* Cách thức áp dụng trong kinh doanh

Đang là chúa sơn lâm trong cánh rừng sản xuất thực phẩm, GF mải mê xuống đồng bằng và đã thất bại thảm hại, thiệt hại 83 triệu USD mà trong thời điểm hiện nay là gần 1tỷ USD, con số là rất lớn. Là bài học nhớ đời cho GF.

lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty KẾ 08 : KÊ CÂN KẾ

Bài gửi  lamkhoikhoi Sat Mar 26, 2011 9:30 pm



KẾ 08 : KÊ CÂN KẾ

1.Câu chuyện xuất xứ

Thời Tam Quốc, Trung Hoa bị phân quyền cát cứ thành 3 nước nhỏ là nước Ngụy của Tào Tháo, nước Ngô của Tôn Quyền và nước Thục của Lưu Bị. Nước Thục nhỏ nhất và nghèo nhất nhưng lại quy tụ được nhiều vị tướng lĩnh kiệt xuất như Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung…Và vượt lên tất cả là tài kinh bang tế thế tuyệt luân của vị quân sư lỗi lạc Gia Cát Khổng Minh. Dưới tài “Ngồi trong màn chướng quyết thắng nơi ngàn dặm xa” của Khổng Minh, binh hùng tướng mạnh của Tào Tháo đã bao phen nếm mùi thất bại thảm hại.

Năm đó, với âm mưu thôn tính 2 nước còn lại, tính toán rằng nước Thục là khâu yếu nhất, Tào Tháo rầm rộ đem hàng chục vạn quân vạn quân tiến về xứ Tây Thục của Lưu Bị. Để chống lại quân Tào, Khổng Minh đưa quân ra phòng thủ ở Tà Cốc, một cửa ải có địa hình hiểm trở chật hẹp khó qua. Vậy nên quân hùng tướng mạnh của Tào Tháo không phát huy được uy lực và cứ dằng dai mãi không qua được ải. Tào Tháo rất buồn phiền chán nản. Nhưng vì tiếc bao công sức đưa quân ngàn dặm tới đây, mà quân địch thì mỏng hơn, thắng lợi tưởng như trước mắt. Vì vậy, dù đã có lời bàn rút quân nhưng Tào Tháo thấy cam lòng, mặt khác cũng lo sợ thiên hạ chê cười và sợ mất mặt với chư hầu.

Một tối, viên tướng gác đêm bước vào xin mật khẩu đúng vào lúc Tào Tháo đang trầm ngâm với chiếc chân gà dai nhách, Tào Tháo buột mồm lẩm nhẩm “kê cân, kê cân”. Viên tướng nghe vậy tưởng lệnh đã được ban vội đem câu khẩu lệnh phổ biến. Trong quân một viên quan tham mưu tên là Dương Tu nghe được khẩu lệnh bèn ra lệnh cho quân của mình thu dọn chuẩn bị rút quân. Nửa đêm khó ngủ, Tào Tháo đi kiểm tra quân tình thì thấy đám lính đang thu dọn đồ đạc. Hỏi ra thì biết là lệnh của quan chủ bạ Dương Tu. Khi được hỏi lý do Tu trả lời :

- Thừa tướng đã ban mật khẩu “Kê cân” (gân gà). Mà gân gà thì dai nhách chẳng có vị gì, bỏ thì tiếc mà cố cũng có ăn được , chỉ mất thời gian. Chi bằng vứt quách cho xong. Hiểu tâm sự của Thừa tướng như vậy nên tôi nghĩ rút quân chỉ là việc nay mai thôi.

Nghe vậy, Tào Tháo nổi giận khép Tu vào tội gây rối lòng quân và tiếp tục cuộc chiến ở Tà Cốc. Mấy tháng sau viên quan quân lương do đường xá quá xa xôi không cung cấp đủ quân lương cho Tà Cốc sợ tội bỏ trốn. Thiếu lương, lòng quân rối lọan. Cuối cùng Tào Tháo đã buộc phải rút quân về Hứa Đô với một kết cục thảm hại hao người tốn của lại còn bị thiên hạ chê cười. Lúc đó nghĩ lại lời của Dương Tu Tháo mới thấy ân hận và thấm thía.


2. Cốt lõi kế sách

Cách xử sự của Tào Tháo trong câu chuyện trên cũng chính là thói thường của người đời. Khi đã trót theo đuổi một việc gì tưởng như có lợi, nhất là khi đã dồn nhiều công của nhưng vì những lý do khác nhau việc đó trở nên bất cập. Trong hòan cảnh đó rất hiếm người tỉnh táo nhìn ra bản chất vấn đề để biết dừng đúng lúc bởi một ngưỡng tâm lý phổ biến là:

- Tiếc công sức đã bỏ ra
- Cố hy vọng ở thắng lợi tưởng như sẽ tới
- Sợ bị coi thường, chê cười.


Vì vậy mà nhiều người đã sa đà, dẫn đến sa cơ, nhiều khi lỡ cả một đời


3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Trong cuộc sống kinh doanh, người làm ăn nhiều khi bị rơi vào những tình thế bất cập, phải biết tỉnh táo quyết đóan dừng lại đúng lúc để đổi hướng và phát triển.

Doanh nhân nếu vì tiếc công tiếc của đã bỏ ra, mải mê trông chờ những mối lợi không thực, mà không tỉnh táo đánh giá đúng lợi hại thực tế và lâu dài sẽ dễ gặp tổn thất lớn, mất thời gian vô ích. Thậm chí mất thời cơ đổi hướng, phục hồi kinh doanh dẫn đến thất bại hoàn toàn.

Trong 10 điều cốt tử của doanh nhân có câu “sai lầm thường do sự sơ suất. Tác hại lâu dài thường do do dự”.



MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. MATSUSHITA

MATSUSHITA là một trong những công ty công nghệ thông tin nổi tiếng ở Nhật Bản với những thành công chắc chắn và nhiều phát kiến. Vào những năm đầu thập kỷ 60 của tk 20, cùng với một số cty hàng đầu khác MATSUSHITA đang dẫn đầu trong cuộc nghiên cứu máy tính cỡ lớn. Năm 1964, công ty đột nhiên tuyên bố ngừng sản xuất máy tính cỡ lớn. Tin tức này đã làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên và khó hiểu. Bởi vì MATSUSHITA đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu và đây đã là giai đoạn cuối cùng chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm, đã tiêu tốn khá nhiều tiền của và việc kinh doanh của công ty vốn đang rất thuận lợi.

Đương nhiên, để đưa ra quyết định này, MASUSHITA đã dựa trên những nghiên cứu, tính toán hết sức kỹ càng. Thị trường Nhật Bản không lớn nhưng có tới 7 công ty trong nước như SANYO, HITACHI, SONY,...cùng cạnh tranh bán mặt hàng này. Thị trường thế giới thì hiện đang bị hãng IBM độc chiếm, đến ngay cả các công ty nổi tiếng như Siemens, RCA,...cũng phải rút khỏi lĩnh vực sản xuất máy tính cỡ lớn. Nếu quyết định theo cuộc đua đến cùng thì công ty sẽ phải tiếp tục dốc vốn đầu tư vào đây mà chưa biết sẽ chiếm được ngôi vị nào. Trong khi đó, còn rất nhiều phát minh khác không nổi danh bằng máyh tính, nhưng rất hữu dụng và không đòi hỏi quá nhiều chi phí và công sức. Vì vậy, dù đã bỏ ra nhiều công sức và chi phí, MATSUSHITA đã dũng cảm rời bỏ cuộc chơi này. Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực từ điện gia dụng đến điện công nghiệp, MATSUSHITA vẫn là một trong những tên tuổi hàng đầu. Và cũng không mấy ai quên bài được bài học từ cuộc rút lui đầy tính truyền kỳ của MATSUSHITA thuở trước.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Dù là đã đổ nhiều tiền của và công sức để đưa ra sản phẩm mới nhưng khi phân tích lâu dài thấy tình thế bất lợi cho mình, công ty MITSUSHITA đã không vì tiếc công sức bỏ ra, hay sợ đối thủ chê cười mà nhanh chóng rút khỏi cuộc cạnh tranh và lập tức chuyển hướng kinh doanh. Như vậy, trong tình huống này, sự quyết định rút lui của MITSUSHITA không phải là hèn kém mà rất dũng cảm và đáng được khâm phục.


2. SONY

Nói đến máy camera, người ra không thể không nhắc tới nhãn hiệu SONY. Năm 1975, việc cho ra đời hệ thống Betamax đã giúp SONY trong nhiều năm liên tiếp chiếm lĩnh thị trường video.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SONY là JVC. Để phản công, chỉ một vài năm sau đó, hãng JVC đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời hệ thống VHS. Xét về mặt chất lượng và kỹ thuật sản xuất thì hệ thống Betamax vượt trội hơn hệ thống VHS.

Nhược điểm duy nhất mà SONY mắc phải là quá tham lam, muốn lũng đoạn thị trường nên không chịu chia xẻ công nghệ với các công ty điện tử khác. Hãng JVC đã dùng phương thức công khai kỹ thuật để hợp tác với các công ty điện tử lớn khác, do đó nhiều nơi trên thế giới đã chấp nhận sử dụng hệ thống VHS.

Các đối thủ dùng hệ thống VHS liên kết với nhau bao vây thị trường khiến cho SONY trở nên đơn độc, hệ thống Betamax vì thế mà mất dần khách hàng.

Lâm vào tình thế bất lợi nhưng vì muốn giữ thể diện nên SONY nhất định không chịu cắt giảm hoặc ngừng sản xuất hệ thống Betamax. Trái lại, họ vẫn tiếp tục đầu tư lớn vào cải tạo kỹ thuật và tăng cường quảng cáo. Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng đã không còn ưa chuộng hệ thống Betamax do tính giao diện quá hẹp của nó nên mọi sự nỗ lực của SONY đều trở nên vô ích. Vào mùa xuân năm 1988, cuối cùng SONY đã phải công nhận sự thất bại của mình và chuyển sang sản xuất hệ thống VHS. Với quyết định chậm chễ này, Sony đã tốn không biết bao nhiêu nguồn lực và tiền của cũng như đã để chậm lại nhiều kế hoạch cạnh tranh.

Có thể đó cũng là một tiền đề cho sự nhường vị trí số một cho Samsung của Sony hôm nay mặc dù khi Sony bắt đầu phát minh ra Betamax thì Samsung còn đang là một chú bé chập chững.


*Cách thức áp dụng kế sách

SONY đã cùng lúc mắc phải ba sai lầm:

- Thứ nhất là sợ bị đối thủ JVC coi thường, chê cười mà trì hoãn công bố thua cuộc.

- Thứ hai là tiếc công sức bỏ ra mà “cố đấm ăn xôi”, vẫn tiếp tục sản xuất hệ thống Betamax suốt 10 năm sau đó dù biết rõ sản phẩm không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Thứ ba là đã nuôi hy vọng không thực rằng sẽ cứu vãn được tình thế

Do vậy mà họ đã phí phạm biết bao nhiêu nhân lực và tiền của để tiến hành cuộc cạnh tranh vô vọng, hao tổn sinh lực vô ích. Biết thua thiệt mà không từ bỏ là cách làm trái với nguyên tắc kinh doanh, khác nào tự mình tiêu diệt mình, chẳng hề oan ức.


3. Nhỏ để lớn

Ở Trung Quốc có một công ty chuyên sản xuất máy kéo làm ăn khá phát đạt. Sản phẩm chủ lực của họ là loại máy kéo lớn 50 mã lực chuyên cung cấp cho thị trường nông thôn.

Do sự biến động mới của tình hình kinh tế nông nghiệp Trung Quốc, loại máy kéo lớn không thể tiêu thụ được. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty máy kéo suốt hai năm liền do dự không dám hạ quyết tâm cắt bỏ sản phẩm này vì cho rằng đó là sản phẩm chủ lực nên phải theo đến cùng, khiến cho công ty lâm vào cảnh lao đao, thậm chí không có tiền để trả lương cho công nhân của mình. Không thể đảm đương nổi trọng trách, ông giám đốc đương nhiệm đã xin từ chức.

Ông giám đốc mới lên nhậm chức là người quyết đoán, để xoay chuyển cục diện nguy ngập của công ty, ông đã mạnh dạn cắt giảm 85% sản lượng máy kéo cỡ lớn và chuyển trọng điểm sang sản xuất máy kéo loại 15 mã lực. Ngay lập tức, khách hàng tới tấp đặt mua loại sản phẩm mới này, đồng thời sản phẩm cũ loại 50 mã lực vẫn đáp ứng được mức nhu cầu vừa phải của thị trường nông thôn. Nhờ vậy mức lương của công nhân được tăng thêm 70%.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Dù biết sản phẩm chủ lực của mình không còn thích hợp với thị trường nhưng do không đủ dũng khí và can đảm để cắt bỏ mà công ty máy kéo đã tự đẩy mình vào tình thế khó khăn.

May thay, muộn còn hơn không, ông giám đốc mới với tầm nhìn xa trông rộng, tỉnh táo nhận ra rằng mục đích chính, lợi ích thực của công ty là phải đổi mới sản phẩm theo đúng nhu cầu của thị trường thì mới có thể tồn tại và phát triển. Quả nhiên, việc chuyển hướng sang sản xuất máy kéo cỡ nhỏ đã đem lại sự hồi sinh thần kỳ cho công ty.


4. Biết dừng đúng lúc

Hãng hàng không Ryanair của Ireland ra đời năm 1986 khi đã có rất nhiều hãng hàng không khác trên thế giới làm ăn phát đạt và chiếm ưu thế. Để xâm nhập thị trường, Ryanair đã sử dụng chiến lược hạ giá thấp hơn các đối thủ để thu hút khách hàng.

Cách làm này lập tức phát huy tác dụng nhưng chỉ chiếm được ưu thế trong thời gian đầu. Sau đó các đối thủ mạnh là British Airways và Aer Lingus đã phát động một cuộc chiến về giá và đồng loạt giảm giá 20%. Do vậy, đến năm 1991, Ryanair thua lỗ nặng và có nguy cơ phá sản.

Biết rằng chính mình là người khiêu chiến trước nhưng qua phân tích Ryanair thấy rằng mình phải chủ động từ bỏ chiến lược cạnh tranh về giá, nếu không sẽ chỉ có mình chịu thiệt mà thôi. Nhận thức rõ điều này Ryanair quyết đinh chủ động ngừng cuộc chiến giảm giá, Đồng thời, công ty đã quyết định cứu vãn tình thế bằng cách chuyển sang chiến lược giảm chi phí. Quả nhiên hiệu quả hiện rõ, sang năm 1992, Công ty lại có lãi và duy trì được tình trạng này trong suốt những năm 90.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Tự mình khiêu chiến trước và bị đối thủ dùng chính vũ khí ấy đánh lại, Ryanair đã bị giáng một đòn chí tử. Tuy nhiên, biết bỏ qua sự sĩ diện, cố chấp, Ryanair đã chủ động rút khỏi trận chiến vì nhận thấy có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn đang chờ mình nếu ngoan cố tiếp tục cuộc đua ấy. Chính nhờ sự tỉnh táo, biết dừng đúng lúc mà Ryanair đã tiết kiệm được thời gian, sức lực, trí tuệ, tìm ra chiến lược mới khả thi hơn, thoát khỏi tình thế khó khăn.

Có thể thấy rằng trong kinh doanh, người làm ăn khôn ngoan là người biết chọn đúng điểm dừng cho mình. Cần phải biết rút lui trên mặt trận bị thua và mở một mặt trận khác để thu được hiệu ích lớn hơn.


5. Giá mà biết dừng đúng lúc

Có một công ty quảng cáo ở Hà Nội. Tuy quy mô của công ty không lớn nhưng do làm ăn rất có uy tín nên vào năm 2001 họ đã nhận được đơn hàng làm Bộ 6 quyển Catalogue giới thiệu sản phẩm cho một công ty chuyên sản xuất đồ nội thất khá có tiếng tăm của nước ta.

Đối với một công ty quảng cáo có quy mô khá phổ biến ở nước ta khi đó, nhận được hợp đồng chụp ảnh, thiết kế và in 6 loại catalogue với số lượng 10.000 quyển mỗi loại là một hợp đồng không thể bỏ qua. Công ty trên đã quyết tâm tập trung nỗ lực để hoàn thành với 2 mục tiêu : Lợi nhuận và uy tín bởi đối tác là doanh nghiệp có tiếng tăm khi đó.

Vậy nhưng sau nhiều tháng ròng rã, công việc vẫn dậm chân ở công đoạn chụp ảnh sản phẩm và thiết kế sơ bộ. Bởi cứ vừa chụp xong ảnh (Mỗi lần chụp hàng trăm bức ảnh, kéo dài hàng tuần) khách hàng lại đưa ra lời chê bai và đòi chụp lại. Nhiều tháng sau công ty quảng cáo mới biết được lý do là công ty nội thất chưa định hình xong nhóm sản phẩm chủ yếu, nên mỗi lần định đưa ra dòng sản phẩm chủ yếu họ lại đòi chụp lại sản phẩm. Lúc này đã 6 tháng trôi qua, quân tướng đã nản lắm rồi. Nhưng khách hàng thỉnh thỏang lại đưa ra yêu cầu, đòi hỏi. Tiền cọc đã nhận, lại tiếc công sức đã bỏ ra, đồng thời cùng trông mong khoản lãi để bù chi phí, nên anh em lại hè nhau cố làm cho xong.

8 tháng sau, do nhu cầu dự hội chợ, công ty nội thất cuối cùng cũng duyệt maquette để in 2 cuốn catalogue đầu tiên. Sau khi nhận xong, dù chất lượng sản phẩm tốt tới mức chưa bao giờ họ có, nhưng công ty kia vẫn tiếp tục đưa ra đòi hỏi làm thêm 2 bộ tờ gấp mà không đả động đến 4 cuốn catalogue còn lại. Công ty quảng cáo phải cắn răng lại làm.

Chỉ đến khi giao xong 2 tờ rơi, khi công ty nội thất kia dùng ngay tiền đặt cọc trước kia để gạt ngang sang 2 tờ gấp và yêu cầu chụp ảnh làm tiếp thì trước sự bất bình của tập thể cán bộ nhân viên, công ty quảng cáo mới quyết định chấm dứt hợp đồng tưởng chừng như hấp dẫn kia

Ngày nay, với rất nhiều nỗ lực, công ty quảng cáo nọ nay đã trở thành một tên tuổi lớn ở Việt Nam, nhưng người giám đốc công ty nọ vẫn không bao giờ quên bài học thuở nào. Nếu biết dừng sớm hơn, không bỏ phí 8 tháng vô ích, ngày nay công ty anh đã có thể đi xa hơn, anh đã không mất đi những cán bộ đã phải bỏ đi vì quá chán nản.


*Cách thức áp dụng kế sách:

Người giám đốc công ty quảng cáo trên quyết định rút lui quả là muộn mằn. Bởi vì dù khách hàng vô cùng tiếng tăm nhưng khi nhận thấy họ có biểu hiện không đứng đắn thì phải biết dừng lại đúng lúc, bởi càng theo đuổi sẽ chỉ làm tổn hại mình mà thôi. Nếu dừng hợp đồng sớm hơn thì công ty có thể có được một hợp đồng khác tốt hơn thế nhiều.

Trong kinh doanh, khi nhìn thấy quan hệ hợp đồng bất bình đẳng hoặc không có lợi cho ta thì dù hợp đồng ấy có béo bở nhất, khách hàng có tên tuổi nhất thì cũng nên tỉnh táo từ bỏ nó, chuyển sang việc khác, đừng cố “tham bát bỏ mâm” mà chịu thiệt hại nặng nề

lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Bảo toàn trong kinh doanh Empty Re: Bảo toàn trong kinh doanh

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết