TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Huỳnh Ngọc Chiến I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
TLT (2017)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
letansi (1008)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
pthoang (257)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
luck (220)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 
Admin (156)
Huỳnh Ngọc Chiến I_vote_lcapHuỳnh Ngọc Chiến I_voting_barHuỳnh Ngọc Chiến I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Huỳnh Ngọc Chiến

Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:42 pm

Lai rai chén rượu giang hồ

Huỳnh Ngọc Chiến

Núi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là nhờ có dị sĩ cao nhân. Khách hảo hán giang hồ phiêu bồng lang bạt mang bản chất hào sảng khoáng đạt một phần là nhờ rượu

Nền văn hoá phương Đông không có một vị tửu thần như thần Dionysos trong thần thoại Hi Lạp, nhưng có lẽ chỉ ở phương Đông mới có một tửu đồ cuồng sĩ đời Tây Tấn tên là Lưu Linh ngông đến mức làm bài thơ Tửu đức tụng ca ngợi cái Đức của rượu, được lưu truyền ở đời, gây ảnh hưởng nhất định. Theo Tấn thư thì Lưu Linh, tự Bá Luân, quá ham mê uống rượu. Một hôm, vợ đập vỡ vò rượu, khóc bảo :"Ông uống rượu quá nhiều, đó không phải là cái đạo nhiếp sinh, phải bỏ bớt đi". Lưu Linh nói "Ta không thể tự cấm được, phải cầu quỉ thần lên để khấn nguyện, vậy phải đủ rượu thịt để làm lễ chứ !" Vợ nghe lời làm theo. Lưu Linh bèn qùi xuống khấn rằng :“ Thiên sinh Lưu Linh, Dĩ tửu vi danh, Nhất ẩm nhất hộc, Ngũ đẩu giải tinh, Phu nhơn chi ngôn, Thận bất khả thính (Trời sinh ra Lưu Linh, do uống rượu mà nổi danh. Mỗi lần uống một hộc. Uống năm đẩu mới giải tỉnh. Lời của đàn bà nói, Xin cẩn thận đừng nghe!)

Văn học Trung Quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uống rượu : tục tửu, thường tửu, và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyến thêm một phần ý vị nữa : đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu. Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v...v ... Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kỹ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với “đại tửu ... lâm cao thủ “ là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện. Và chỉ trong tác phẩm Kim Dung mới có được “pha” uống rượu thú vị thế kia.

Nếu chén rượu đầy mưu trí của Lệnh Hồ Xung trên Trích Tiên tửu lâu khi lừa Điền Bá Quang để cứu Nghi Lâm làm người đọc vừa buồn cười vừa thán phục thì chén rượu thương đau của gã trên đỉnh Hoa Sơn lạnh buốt lại đắm chìm trong nỗi nhớ thương cô tiểu sư muội Nhạc Linh San, làm cho người đọc ngậm ngùi. Một tên dâm tặc vô hạnh như Điền Bá Quang lại biết lẻn vào hầm rượu của Trích Tiên tửu lâu đập vỡ hết gần hai trăm vò rượu quí hiếm trên thế gian, chỉ giữ lại hai vò để mang lên đỉnh Hoa Sơn cùng đối ẩm với Lệnh Hồ Xung, đã làm cho người đọc phát sinh hảo cảm, dù gã đã bị cả hai phe hắc bạch khinh bỉ là hạng “vô ác bất tác đích dâm tặc” (tên dâm tặc không có điều ác nào mà không làm). Thử hỏi trong đời có mấy ai được uống một chén rượu chí tình đáng cảm động thế kia ? Một chi tiết nhỏ đó thôi chắc cũng đủ khiến cho tửu đồ khắp thiên hạ cùng nhau nâng chén rượu tha thứ phần nào tội lỗi cho Điền Bá Quang! Đâu phải chỉ trong tiếng đàn, tiếng tiêu cao nhã mới có thể tạo nên mối đồng cảm tri âm như Khúc Dương trưởng lão và Lưu Chính Phong, mà một chén rượu đục trong chốn giang hồ vẫn đủ sức để tạo nên mối tình tri ngộ giữa một người mang tiếng bại hoại và một môn đồ phe chính giáo. Cái chân tâm trong chỗ giao tình vẫn luôn luôn nằm bên kia âm thanh cũng như luôn luôn nằm đằng sau chén rượu! Rượu hay âm nhạc lúc đó chỉ là phương tiện để con người tìm gặp nhau ở một điểm nào đó trong chổ ý hợp tâm đầu. Khi Lệnh Hồ Xung tung chén rượu lên trời thành muôn ngàn giọt để cùng chia xẻ với quần hùng hắc đạo trên đỉnh Ngũ Bá cương, Kim Dung đã cực tả tính hào sảng của một gã tửu đồ giữa niềm thống khoái chân tình với hào kiệt giang hồ. Hình ảnh kiêu hùng của Hướng Vấn Thiên khi bị trói đôi tay mà vẫn trầm tĩnh ngồi uống rượu trong lương đình giữa vòng vây của hai phe hắc bạch, đã khiến Lệnh Hồ Xung trỗi dậy hào khí, liều lĩnh chen vào ngồi đối ẩm để cùng xẻ chia hoạn nạn. Người đọc không ngạc nhiên vì sao sau này, khi Giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành thống lĩnh giáo chúng vây Hoa Sơn để tiêu diệt Ngũ nhạc kiếm phái, đẩy Lệnh Hồ Xung vào thế đối địch, thì Hướng Vấn Thiên là người đầu tiên bạo dạn cùng uống với Lệnh Hồ Xung một chén rượu cuối cùng ngay tại đương trường trước khi chuẩn bị cho một trận huyết chiến sắp tới, dù biết rõ Nhậm Ngã Hành đang ngấm ngầm phẫn nộ. Rồi lần lượt các tay hào kiệt khác trong Nhật Nguyệt thần giáo cũng can đảm bước ra cạn chén với Lệnh Hồ Xung dù trong thâm tâm họ cũng hiểu rằng điều đó sẽ gây thịnh nộ cho Giáo chủ và cái giá phải trả đằng sau chén rượu kia có khi là cái chết. Biết bao nhiêu hào khí hùng tâm chứa chan trong một chén rượu nồng! Lệnh Hồ Xung kết giao hào kiệt giang hồ chủ yếu bằng rượu. Gặp bất kì người nào sành rượu và thích uống rượu là giao tình nẩy nở. Đối với Lệnh Hồ Xung dường như không có chính hay tà mà chỉ có rượu ngon hay dỡ và nhất người nâng chén rượu cùng uống có đáng mặt hảo hán để giao kết hay không mà thôi. Lúc đó thì ân oán thị phi đều có thể hoà tan trong chén rượu chân tình.

Nếu chén rượu của Lệnh Hồ Xung đầy tính lãng mạn thì chén rượu của Tiêu Phong lại rất mực hào hùng. Khi uống rượu vào những giây phút quyết định tư sinh thì chén rượu của Lệnh Hồ Xung vẫn mang chất khoái hoạt phiêu bồng còn chén rượu của Tiêu Phong lại tràn đầy hào khí! Tại Tụ Hiền trang, trước khi cùng quần hùng quyết đấu, Tiêu Phong vẫn cùng họ uống rượu để tuyệt tình. Chén rượu ném đi, giao tình đứt đoạn và cuộc chơi sinh tử bắt đầu. Nhưng đến chén rượu trên chùa Thiếu Lâm mới thật chan chứa hùng tâm.

Khi tình cờ bị vây hãm trên đỉnh Thiếu Thất bởi vô số những cao thủ cự phách, Tiêu Phong trong cảnh lâm vào tuyệt địa vẫn hiên ngang uống rượu. Khi đánh lùi một lúc cả ba đại cao thủ Du Thản Chi, Đinh Xuân Thu, Mộ Dung Phục, khiến Tiêu Phong hào khí ngất trời, ông hô vệ sĩ mang mấy túi rượu uống cạn một lúc gần hai mươi cân, rồi ngõ lời cùng Đoàn Dự : ”Huynh đệ, ta và người hôm nay đồng sinh tử, thật không uổng phí một phen kết nghĩa, sống cũng tốt mà chết cũng tốt, chúng ta cùng nhau uống một trận cho thật thống khoái ! “. (Huynh đệ, nễ ngã sinh tư vi cộng, bất uổng liễu kết nghĩa nhất trường, tư dã bãi, hoạt dã bãi, đại gia thống thống khoái khoái đích hát tha nhất trường!)

Hào khí bức người của Tiêu Phong khiến nhà sư Hư Trúc cảm kích quên hết giới luật thanh qui, cùng nhau cạn chén. Cảnh tượng một tay đại hào kiệt là Tiêu Phong cùng anh đồ gàn Đoàn Dự và nhà sư Hư Trúc làm lễ giao bái và uống rượu ngay trong vòng gươm đao trùng điệp để chuẩn bị mở một trường đại sát thật láng lai hào khí của võ lâm, khiến cho người đọc cảm thấy hùng tâm hứng khởi như đọc Sư ký Tư Mã Thiên đến đoạn Thái tử Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch. Đó không phải chén rượu liều lĩnh của bọn dũng phu cùng đường, mà là chén rượu của những tay hào kiệt xem cái chết như là “một cõi đi về “ khi đã cảm nhận trọn vẹn được tấm chân tình của nghĩa đệ huynh! Sống ở nhân gian mà có được một người tri kỷ thì có chết đi cũng không đến nỗi uổng phí bình sinh! Uống rượu hào hùng đến trình hạn ấy mới là chỗ mà thơ Lý Hạ gọi là Chân thị Kinh Kha nhất phiến tâm (đó mới thực là tấm lòng của Kinh Kha).

Nhưng uống rượu như Tiêu Phong hay Lệnh Hồ Xung cũng chỉ là cách uống rượu hào hùng thống khoái của hảo hán giang hồ, mà cách uống rượu của Đan Thanh tiên sinh - Đệ tứ Trang chủ Cô sơn Mai trang - hay Tổ Thiên Thu mới đúng là hạng tửu đồ thượng thừa sành điệu. Người đọc ắt hẵn phải thâm tạ Kim Dung đã tặng cho đời những tuyệt bút về rượu. Uống rượu nào phải dùng chén ấy. Chén ngọc hay chén lưu li làm rượu nổi thêm màu sắc [1], chén sừng tê làm rượu thêm hương vị. Uống rượu bồ đào phải dùng chén dạ quang [2], vì khi rót vào chén dạ quang thì rượu bồ đào sẽ có màu đỏ như máu, khiến cho quân sĩ ngoài biên tái uống vào thêm hùng khí chiến đấu. Uống rượu Thiệu Hưng Trạng Nguyên Hồng phải dùng chén cổ đời Bắc Tống. Uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phỉ Thúy. Các quán rượu tại Hàng Châu thường treo cờ xanh trước tiệm rượu để ánh sáng chiếu màu xanh vào chén rượu Lê hoa như màu phỉ thuý [3 ] v.v... Thử hỏi mấy ai đọc Đường thi mà có thể cảm nhận ra chỗ tận diệu trong lời thơ thế kia, nếu như không có những “nhà tửu học ” như Tổ Thiên Thu? Tổ Thiên Thu phân tích về rượu làm ta nhớ lại lão ăn mày trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân bình phẩm về trà. Họ đều là những nghệ sĩ tài hoa trong làng trà làng rượu. Với Đan Thanh và Tổ Thiên Thu thì uống rượu đã trở thành một loại nghệ thuật. Uống rượu đến mức đó là gần như nâng rượu lên thành Tửu đạo.

Đáng tiếc thay, ở phương Đông, cái tạm gọi là Tửu đạo đó lại không được lịch sử phát triển thành một trào lưu như Trà đạo. Có lẽ vì nó giống như con dao hai lưỡi. Kẻ non nớt dùng nó ắt sẽ bị đứt tay. Tiên tửu chưa chắc đã thấy đâu mà tục tửu có thể đã ngập tràn trong thiên hạ! Chén rượu ngày nay đã mang quá nhiều tục sắc. Tửu vị cho dẫu đã được nâng lên thêm mấy bậc nhưng tửu đạo lại bị hạ xuống thấp mấy tầng! Giá như Tổ Thiên Thu và Đan Thanh sống lại ắt hẵn sẽ mời tất cả các tửu đồ thượng thừa trong thiên hạ đời nay tụ tập lại để giảng cho nghe về tửu đạo và cùng nhau lai rai một chén rượu giang hồ!

-----------------------------
[1] Lưu li chung, hổ phách nùng (chén đựng rượu bằng ngọc lưu li làm màu hổ phách của rượu thêm đậm đà - Thơ Lý Hạ ) hay Ngọc uyển thịnh lai hổ phách quang (chén ngọc làm sáng thêm màu hổ phách của rượu - Thơ Lí Bạch)
[2] Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi (Rượu Bồ đào rót chén dạ quang, Toan uống Tỳ bà dục lên đàng - Thơ Vương Hàn)
[3] Hồng tụ chức lăng khoa thị diêp, thanh kì cô tửu sấn Lê hoa (Tay áo lụa hồng khoe lá thị, cờ xanh quán rượu ánh Lê hoa - Thơ Bạch Cư Dị)

(Tài liệu nhiều nguồn)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty LỆNH HỒ XUNG - CHÂN DUNG GÃ TỬU ĐỒ LÃNG TỬ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:44 pm

LỆNH HỒ XUNG -
CHÂN DUNG GÃ TỬU ĐỒ LÃNG TỬ


Huỳnh Ngọc Chiến

... Dường như có một qui luật trong sáng tạo của các thiên tài là: các tác phẩm thường đi từ bi đến lạc hoặc đi từ lạc đến bi. Nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare, sau các hài kịch Much ado about nothing, The merchant of Vernice v.v... lại sáng tạo tiếp các bi kịch như King Lear, Othello, Macbeth v.v.... Còn Kim Dung thì ngược lại, sau các tác phẩm làm tan nát lòng người như Thiên long bát bộ, thì Tiếu Ngạo Giang Hồ là tác phẩm tương đối ít bi thương. Khung trời máu lửa của võ lâm dường như đã bắt đầu tươi sáng hơn khi mà các thành kiến chính tà và thị phi ân oán cũng như tham vọng thống nhất giang hồ đều tiêu dung, hóa giải trong khúc cầm tiêu hợp tấu Tiếu ngạo giang hồ của Nhậm Doanh Doanh và gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung.

... Trước khi Lệnh Hồ Xung xuất hiện trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung đã chuẩn bị một bối cảnh khá chu đáo, dù chỉ toàn bằng lời kể. Chính sự có mặt trong vắng mặt càng làm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho nhân vật cực kỳ đáng yêu này. Thoạt tiên người ta chỉ biết đến gã như tên “bợm nhậu” khi lừa một ông lão ăn mày để uống hết vò rượu ngon bằng nội công thâm hậu của mình. Kế đó, gã lại hiện ra như là kẻ mất nết ưa gây hấn khi giao du với tên dâm tặc Điền Bá Quang và giết đệ tử phái Thanh Thành. Bao nhiêu ác cảm, ngộ nhận đều trút lên đầu gã. Chỉ từ lúc cô tiểu ni cô xinh đẹp Nghi Lâm xuất hiện thì mọi chuyện mới thay đổi, và qua lời kể của cô, chân dung tên tửu đồ bẻm mép, giảo hoạt đó mới bắt đầu hiện rõ nét như là một người trượng nghĩa, thông minh, và cực kỳ liều lĩnh.

.... Đến khi gương mặt nhợt nhạt của gã, với đôi môi mỏng dính và đôi mày hình lưỡi kiếm hiện trên giường của một kỷ viện thành Hành sơn thì độc giả đã hình dung thêm được tính cách của gã: ngang tàng, đởm lược, ứng biến cực kỳ mau lẹ. Có gì lý thú hơn khi chưởng môn phái Thanh Thành là Dư Thương Hải bị gã, dù toàn thân bất lực do bị trọng thương, dùng mẹo khiêu khích, lừa không cho mở tấm mền giấu Khúc Phi Yến và Nghi Lâm đang run sợ bên cạnh gã. Một dạng biến tướng thông minh của mưu kế kiểu “Không thành” mà Khổng Minh dùng lừa Tư Mã Ý, làm người đọc vô cùng khoan khoái!

Có lẽ tất cả các chi tiết trên chỉ là sự chuẩn bị của Kim Dung về tính cách của Lệnh Hồ Xung để lý giải vì sao gã có cơ duyên được Phong Thanh Dương truyền cho pho kiếm pháp vô địch thiên hạ: Độc Cô Cửu Kiếm, và để lãnh hội được, không chỉ đòi hỏi trí thông minh mà còn cần phải có một tâm hồn khoáng đạt, không câu nệ, cố chấp, và ứng biến linh hoạt. Người đọc làm sao quên được đoạn gã bị phạt trên đỉnh núi Hoa sơn và buộc phải đấu kiếm nhiều phen với Điền Bá Quang để khỏi bị họ Điền “mời” xuống núi. Cùng uống với họ Điền hai vò rượu quí hiếm duy nhất thế gian là để tạ tình tri kỷ, dù họ Điền là tên dâm tặc, đó là cái tình. Uống xong, tuốt kiếm đánh nhau, không chấp nhận xuống núi vì tuân theo sư mệnh, đó là cái lý. Khi gã dùng một mẹo vặt khá tồi bại, không xứng đáng với đệ tử danh môn chính phái, để gạt được Điền Bá Quang nhằm tranh thủ thêm thời gian học môn Độc Cô Cửu Kiếm, gã biện bạch với Phong Thanh Dương là : đối với bọn đê hèn vô liêm sỉ thì phải dùng thủ đoạn đê hèn vô liêm sỉ, người đọc hồi hộp biết ngần nào khi nghe vị tôn sư võ học kia nghiêm nghị hỏi lại: “Thế đối phó với bậc chính nhân quân tử thì sao?”. Câu hỏi như một loại công án thách thức sự ứng biến chân thành. Gã đã thành thực lẫn bạo gan trả lời đúng với tính cách của mình, không một lớp sơn phù phiếm hoa hòe giả tạo của môn qui: “Cho dù bọn họ có là bậc chính nhân quân tử đi nữa, mà nếu như họ muốn giết đệ tử, thì đệ tử quyết không cam tâm để bị giết, cùng lắm đến lúc chẳng đặng đừng đó, thì thủ đoạn hèn hạ vô liêm sỉ cũng phải dùng tạm chớ biết làm sao!” (Tựu toán tha chân thị chính nhân quân tử, thảng nhược tưởng yếu sát ngã, ngã dã bất năng cam tâm tựu lục, đáo liễu bất đắc dĩ đích thời hậu, ti bỉ vô sỉ đích thủ đoạn, dã chỉ hảo dụng thượng giá ma nhất điểm bán điểm liễu). Người đọc lo ngại thay cho gã, sợ câu nói liều lĩnh làm phật ý vị Thái sư thúc tổ của môn phái. Ngờ đâu ta còn khoan khoái hơn khi nghe Phong Thanh Dương tươi cười rạng rỡ, nói: “Hay lắm, hay lắm! Câu nói của nhà ngươi đúng là khác với bọn ngụy quân tử giả mạo bịp đời. Bậc đại trượng phu hành sự thích việc gì ra việc nấy, linh hoạt như nước chảy mây bay, tùy ý thích mà làm, còn tất cả những thứ quy củ võ lâm, giáo điều môn phái gì gì đó đều chỉ là cái rắm chó thúi đáng vất đi mà thôi!“ (Hảo, hảo! Nễ thuyết giá thoại, tiện bất thị giả mạo vi thiện đích ngụy quân tử. Đại trượng phu hành sự, ái chẩm dạng tiện chẩm dạng, hành vân lưu thủy, nhậm ý sở chí, thậm chẩm võ lâm qui củ, môn phái giáo điêu, toàn đô thị phóng tha ma đích cẩu xú tí!).

.... Trong toàn bộ tác phẩm Kim Dung, tôi cho rằng không có đoạn nào làm người đọc cảm thấy thống khoái hơn đoạn đối thoại ở trên, khi nghe câu nói vô cùng khoái ý chân tình của một bậc cao nhân tiền bối của võ lâm, một vị đại tôn sư võ học, mà lại là của phe được xem là chính giáo! ấy vậy mà người đọc vẫn kính mộ Phong Thanh Dương như một thần long phiêu hốt, ngẫu nhiên ghé về trần gian trao một tặng vật cho người hữu duyên rồi biến mất. Để rồi về sau, hình ảnh ông chỉ xuất hiện như một huyền thoại, qua hồi tưởng của hai vị đại tôn sư võ học khác là giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo1 Nhậm Ngã Hành và Phương trượng chùa Thiếu Lâm Phương Chứng đại sư. Kim Thánh Thán khi phê bình Tây Sương ký của Vương Thực Phủ, nhân đọc đoạn biện bạch của nhân vật nữ tì tên Hồng, ông quá thích thú bèn liên tưởng đến ba mươi ba điều thống khoái trên đời2; tôi cho rằng đoạn đối thoại lý thú này, giữa Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung, đáng được đưa thêm vào thành điều thống khoái thứ ba mươi bốn của họ Kim!

Đoạn đối thoại rất trung thực, phản ánh được những đặc điểm rất con người, không hoa hòe, cường điệu. Điểm quyến rũ của tác phẩm Kim Dung vẫn thường nằm ở các chi tiết rất nhỏ đó. Sẽ chán biết ngần nào khi mà các nhân vật ai ai cũng sống, cũng ăn nói, cũng hành động theo một khuôn khổ ước lệ như nhau, nhất là lúc “lỡ“ được tiếng là thuộc danh môn chính phái! Luôn phải cố tạo một cái gì đó khác người thường, khác với đám phàm phu tục tử, phải sống theo cái khuôn vàng thước ngọc của ngàn xưa, mà không bao giờ dám sống thực là mình! Đó là điểm mà Trang Tử chế nhạo là “Chỉ thích cái thích của người mà không tự thích cái thích của mình“3. Cái thực tại người vẫn luôn luôn tồn tại trong những điều bình dị và hết sức đời thường. Ta cũng hiểu lý do vì sao trong Truyện Kiều, nhân vật đáng cảm thông nhất và gần gũi với con người nhất vẫn là Thúc Sinh. Không như Kim Trọng và Từ Hải, chỉ là những nhân vật mang tính ước lệ, quá lý tưởng đến mức hầu như không thực. Nhân vật Lệnh Hồ Xung hấp dẫn người đọc trước hết ở chỗ sống rất thực và rất con người.
.... Suốt cuộc đời hành sự của Lệnh Hồ Xung, từ lúc lừa Điền Bá Quang để cứu Nghi Lâm, bị hàm oan là giết sư đệ, lấy cắp kiếm phổ, tình cờ gặp Doanh Doanh, qua hình ảnh Bà Bà, ngoài ngõ trúc thành Lạc dương, được quần hào hắc đạo nghinh đón trên sông, bỡn cợt với giáo chủ Ngũ độc giáo Lam Phựơng Hoàng, uống rượu tại Ngũ Bá cương, cho đến khi sống chung với Doanh Doanh bên suối vắng, rồi rời chùa Thiếu Lâm, giúp Hướng Vấn Thiên đánh quần hùng hai phe hắc bạch, vô tình cứu Nhậm Ngã Hành, học Hấp tinh Đại pháp, ám trợ phái Hằng Sơn lột mặt nạ bọn Tung sơn, kéo quần hùng đại náo Thiếu Lâm Tự, từ chối gia nhập Nhật Nguyệt Thần Giáo v.v... những việc làm của gã dù đúng hay sai đi nữa thì Lệnh Hồ Xung vẫn hiện chân dung là gã lãng tử đa tình sống bạt mạng, sống say mê, sống rất chân thành và chân tình với cái Tâm hoàn toàn trong sáng. Các bậc chân nhân xưa nay đều quý trọng chữ thành4! Chính vì lẽ đó mà sau này, dù mang bao tai tiếng hư đốn, bị trục xuất khỏi phái Hoa Sơn thì Lệnh Hồ Xung vẫn lọt vào mắt xanh của hai bậc Thái sơn Bắc đẩu trong võ lâm là Phương Chứng Đại sư và Xung Hư Đạo trưởng. Và càng oái ăm hơn khi Định Nhàn sư thái trước lúc lâm chung lại chọn mặt gởi vàng, uỷ thác cho gã làm Chưởng môn phái Hằng Sơn, toàn là các ni cô!

.... Chính nhờ bản tính hồn nhiên khoáng đạt, giỏi ứng biến mà môn Độc Cô Cửu Kiếm trong tay Lệnh Hồ Xung còn đạt đến những thành tựu cao hơn cả vị Thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương. Ngay cả Nhậm Ngã Hành khi ngồi trong đại lao dưới đáy Tây hồ, cũng không tin nỗi điều đó khi nghe thuật lại việc một đại cao thủ là Nhị trang chúa Hắc Bạch Tử bị gã đánh cho liểng xiểng, đến chiêu thứ bốn mươi cũng không phản kích nỗi! Cái bản tính hồn nhiên khoáng đạt đó, một biểu hiện khác của trạng thái vô tâm, là yếu quyết để lĩnh hội kiếm ý trong Độc Cô Cửu Kiếm, có thể có được không nếu gã không phải là một tửu đồ, đệ tử của Lưu Linh ? Vị sư mẫu gã cũng nhận định về gã: bừa bãi thành tánh, hời hợt rượu chè (hồ náo nhậm tánh, khinh phù háo tửu). Nhưng cũng chính vị sư mẫu đó lại cực kỳ thương yêu gã như con ruột vì bà hiểu tấm lòng của gã rất chân thành, cái tâm của gã rất trong sáng.

.... Không phải ngẫu nhiên mà trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung để cho nhân vật Nhạc Bất Quần - với ngoại hiệu Quân tử kiếm - làm sư phụ Lệnh Hồ Xung. Kim Dung cố tình muốn làm nổi bật nét tương phản của chữ "ngụy" và chữ "thành" giữa hai thầy trò. Một bên che đậy tà tâm thâm độc dưới lớp vỏ cực kỳ khuôn thước qui củ, một bên cứ hồn nhiên theo ý thích mà hành sự, xét thấy không thẹn với lòng là được. Cuối cùng, khi cái mặt nạ giả dối của vị sư phụ mà gã hằng tôn kính đã rơi xuống để hiện nguyên hình là tên ngụy quân tử vô cùng gian xảo, thì hai thầy trò bị đẩy vào thế phải giao đấu với nhau bằng hai môn kiếm pháp tối cao. Rốt cuộc Độc Cô Cửu Kiếm vẫn chiến thắng Tịch Tà Kiếm Pháp, cũng như chữ "Ngụy" vẫn luôn luôn phải bị đánh bại bởi chữ "Thành"!

.... Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, nói đến Lệnh Hồ Xung mà không nói đến nhóm Đào cốc lục tiên sẽ là điều thiếu sót lớn. Nhưng đó sẽ là nội dung của một bài viết khác. Đặt sáu nhân vật hồn nhiên ngây ngô bên cạnh Lệnh Hồ Xung, Kim Dung càng làm tăng thêm vẻ khoái hoạt, bỡn đời của gã. Một tửu đồ thuộc nòi lãng tử đa tình như Lệnh Hồ Xung thì có thiết tha gì với cái chức Giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo hay cái tham vọng thống trị giang hồ? Có lẽ các thứ đó đối với gã cũng không lý thú bằng uống một vò rượu ngon, rồi cùng người yêu rong chơi bốn biển và thả hồn theo khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ trong tiếng hợp tấu của cầm tiêu !


--------------------------------------------------
[1] Theo nguyên bản Tiếu ngạo giang hồ mà tôi được đọc qua (gồm 4 tập 28-31 trong bộ Kim Dung toàn tập) thì Ma giáo còn gọi là Nhật Nguyệt thần giáo, không hiểu sao ông Hàn Giang Nhạn, một dịch giả cực kỳ tài hoa, lại dịch là Triêu Dương thần giáo
[2] Tây Sương Ký, bản dịch Nhượng Tống, chương Khảo Hoa, nxb Tân việt, tr. 312-318
[3] Nam Hoa kinh, Ngoại thiên, chương Biền mẫu
[4] Thành giả, vật chi chung thuỷ, bất thành vô vật (Thành thực là gốc ngọn của mọi sự. Không chân thành thì không thể có gì thành tựu được cả (Trung dung, chương XXV).
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty VÀI SUY NGHĨ VỀ VIÊN TÍNH

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:46 pm

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIÊN TÍNH

Huỳnh Ngọc Chiến

Tôi chỉ thật sự lưu tâm đến nhân vật Viên Tính khi bắt tay vào dịch lại bộ Phi Hồ ngoại truyện của Kim Dung. Khi còn nhỏ, tôi nhớ mang máng đã đọc bộ này qua bản dịch mang tựa đề Thần đao Hồ Đại Đởm và Lãnh nguyệt bảo đao từ các quầy cho thuê truyện với bìa được bọc bằng giấy xi măng và gáy được đóng bằng dây kẽm. câu chuyện xoay quanh bi kịch gia đình của nhân vật chính là Hồ Phỉ không hấp dẫn tôi lắm, nhưng số phận của các nhân vật Trình Linh Tố cùng ni cô Viên Tính và các câu kệ ở cuối tác phẩm đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc, mà mãi về sau tôi mới biết đó là một bài kệ trong kinh Pháp Cú.

Trình Linh Tố mang trái tim đôn hậu về bên kia thế giới với nỗi ngậm ngùi của một A Tử với Tiêu Phong. Yêu một người mà trái tim người đó đã hoàn toàn thuộc về một kẻ khác, có lẽ không một nhân vật nữ nào đáng tội nghiệp hơn Trình Linh Tố. Kim Dung đã viết về cô bằng những lời tha thiết ngậm ngùi, chắc để an ủi linh hồn của cô thôn nữ thông minh tuyệt đỉnh, thấu hiểu hết mọi độc vật trong thiên hạ kia. Sự thông minh của cô hàm chứa sự chất phác đơn giản, khiến người đọc sinh lòng cảm mến. Nó khác hẳn lối thông minh ma mãnh, thủ đoạn và nặng phần trình diễn của Hoàng Dung. Nhưng ở đây, tôi chỉ xin ghi lại một vài cảm nhận từ nhân vật Viên Tính.

Viên Tính là một ni cô, nhưng cũng như Nghi Lâm trong Tiếu Ngạo giang hồ, vị ni cô này đi tu chỉ vì sự nghiệt ngã của hoàn cảnh. Cả hai nhân vật nữ xinh đẹp này xuất gia bởi một lý do đơn giản là khi vừa lớn lên, họ thấy mình đã sống trong một ngôi chùa! Mẹ Viên Tính là Ngân Cô, bị tên cường hào Phụng Thiên Nam cưỡng hiếp mà mang thai. Cha Ngân Cô tới nhà tên cường hào phân trần thì bị đánh đập tàn nhẫn, về nhà uất ức buồn phiền mà chết. Gia tộc lại cho rằng Ngân Cô là nguyên nhân gây nên cái chết của cha, nên không cho cô mặc hiếu phục, không cho lạy quan tài và đòi bắt cô bỏ rọ thả sông! Chi tiết này chỉ có một hai dòng trong nguyên tác, nhưng theo tôi lại có tác động mãnh liệt như một bản cáo trạng về thân phận nghiệt ngã của người phụ nữ Á Đông ngày trước.

Ngân Cô trốn khỏi thị trấn, sinh con xong, lang thang xin ăn và lần mò về lại quê nhà. Một thanh niên bán cá thương hại muốn dang tay bảo bọc hai mẹ con thì bị tên cường hào cho người giết chết ngay trong ngày cưới. Ngân Cô phải chạy đến nương nhờ nhà Thang Bái. Vị “ngụy đại hiệp” này thấy Ngân Cô xinh đẹp nên động lòng dục. Ngân Cô bị làm nhục phải treo cổ tự vẫn. Một vị sư thái là cao nhân tiền bối của võ lâm xuất hiện, cứu Viên Tính mang về Hồi Cương, nuôi dạy nên người.

Đến tuổi trưởng thành, Viên Tính, với một thân võ công, bèn từ Hồi Cương tìm về Trung Nguyên để trả thù cho mẹ. Nhưng làm sao để tìm ra một giải pháp báo thù trọn vẹn, khi mà kẻ thù của mẹ lại chính là cha mình, dù đó là một người cha đầy tội lỗi?

Đạo lý phương Đông không bao giờ cho phép người con trực tiếp lên án cha mẹ, đừng nói chi đến chuyện giết, cho dẫu đó là những người mang trọng tội. Đạo lý, nếu cần phải duy trì để giữ giềng mối cho sự vận động của guồng máy xã hội, sẽ được thực hiện bởi trời, bởi phép nước hoặc bởi một người nào khác.

Trong sách Mạnh Tử, Đào Ứng đã đặt vấn đề cùng Mạnh Tử: ông Cổ Tẩu – cha vua Thuấn – là người cực ác, giết người phải tội chết. Ông Cao Dao là người chấp pháp muốn bắt ông Cổ Tẩu thì vua Thuấn phải xử lý thế nào? Đây là vấn nạn thường đặt ra trong nền văn hóa nhân loại để con người phải tìm ra sự điều hòa giữa đạo trời và đạo người, để làm sao cho xã hội vẫn tốt đẹp mà lương tâm con người vẫn thanh thản. Vua Thuấn là con thì phải bảo vệ cho cha là đạo trời. Nhưng vua Thuấn lại là vua nên theo luật phải xử tội cha để duy trì trật tự xã hội là đạo người. Làm thế nào để điều hòa sự tương xung bất khả vãn hồi? Giải pháp mà Mạnh Tử đưa ra là sự điều hòa mang ý nghĩa sâu xa đượm đầy tính nhân văn cao viễn trong bầu không khí cổ đại phương Đông, mà mãi đến ngày nay vẫn còn là bài học kinh điền về đạo lý làm người:

“Thuấn sẽ xem việc bỏ thiên hạ như bỏ một đôi dép rách, lén cõng cha đi trốn, lần theo bờ biển mà ở, suốt đời vui vẻ, vui mà quên đi thiên hạ” (Thuấn thị khí thiên hạ do khí tệ sỉ dã, thiết phụ nhi đào, tuân hải tân nhi xử, chung thân hân nhiên, lạc nhi vong thiên hạ” (Mạnh Tử, Tận Tâm Thượng).

Nếu vua Thuấn cứ căn cứ theo phép nước để ông Cao Dao chiếu theo luật xử cha mình, cho đúng với nghĩa“minh quân” hay “thiết diện vô tư” thì trước mắt có thể duy trì được giếng mối xã hội đấy, nhưng chắc chắn sẽ để lại một vết thương trầm trọng không gì cứu vãn được trong nền đạo lý làm người cho thế hệ mai sau.

Thần thoại Hy Lạp cũng có một câu chuyện tương tự. Agamemnon, vua xứ Mycenae, khi dẫn đoàn quân viễn chinh Hy Lạp quay về sau chiến thắng thành Troy, thì bị hoàng hậu Clytemnestra cùng người tình là Aegisthus lập mưu giết chết. Con trai của Agamemnon và Clytemnestra là Orestes, đã giết chết mẹ lẫn Aegisthus để trả thù cho cha. Tưởng rằng như thế là công bằng, vì nợ máu phải trả bằng máu, nhưng ngay sau đó Orestes bị các nữ thần Eumenides trừng phạt, mãi cho đến khi có sự can thiệp của nữ thần Athena.

Đông hay Tây đều cho rằng việc giết cha hay mẹ để đòi lại sự công bằng cho người đã khuất phải là nhiệm vụ của thần linh, của trời, chứ không phải của con người. Theo lời sư phụ dặn, Viên Tính phải ba lần cứu Phụng Thiên Nam thoát chết dưới tay Hồ Phỉ, như để trả món nợ tình phụ tử, dù nàng chỉ là cái bào thai oan nghiệt của một tên dâm tặc và đến khi trưởng thành vẫn không biết đến cha. Kim Dung quả thực sâu sắc khi để Phụng Thiên Nam chết thật đột ngột bởi những lưỡi “vô ảnh ngân châm” của một tên gian ác khác là Thang Bái. Rồi ông lại bố trí cho Viên Tính hạ sát Thang Bái. Tôi nghĩ không có giải pháp nào hoàn hảo hơn được nữa. Nếu như Kim Dung để Phụng Thiên Nam giao đấu rồi chết dưới tay Thang Bái hoặc Hồ Phỉ, trước sự chứng kiến của Viên Tính, thì người đọc vẫn không lấy làm thỏa mãn. Mà có thể cả Viên Tính cũng cảm thấy ray rứt trong lòng, dù nàng đã lập thệ chỉ cứu Phụng Thiên Nam đúng ba lần. Giải pháp của Kim Dung là sự điều hòa mang tính đạo lý rất sâu xa.

Và cũng chính trong bước đường tầm thù, khi gặp Hồ Phỉ, Viên Tính lại vướng vào chữ tình. Đối với Viên Tính là sự oan nghiệt, vì nàng đã lập lời trọng thệ sẽ kế thừa y bát của sư phụ, sẽ suốt đời làm bạn với thanh đăng cổ Phật, như để đền đáp ơn trùng sinh tái tạo.

Ở đoạn cuối tác phẩm, những lời bộc bạch tâm sự của nàng trước nấm mộ song thân Hồ Phỉ thật cảm động.“Giá như ngày trước ta không lập lời trọng thệ trước mặt sư phụ, thì có thể trọn đời theo y đến tận chân trời, hành hiệp trượng nghĩa, há chẳng hay ư? Hỡi ơi! Hồ Đại ca! Đại ca đau khổ, nhưng có biết chăng tiểu muội còn thương tâm gấp mười?”

“Giá như…”, “Phải chi…” vẫn luôn là câu nói tiếc nuối của con người, để hoài thương quá khứ hoặc nguôi đi một chút hận lòng. Cuộc sống là một cuộc thi mà mỗi thí sinh chỉ có một tờ giấy duy nhất để làm bài, không cho ai làm nháp! Nếu như các chữ “Giá như…”, “Phải chi…” không còn trong tự điển của cuộc sống thì Nguyễn Du lấy đâu ra chỗ để viết “Đoạn trường tân thanh”?

Nỗi lòng Viên Tính là vậy, nhưng thái độ kiên quyết và dứt khoát của nàng trước lời thỉnh cầu của Hồ Phỉ lại khiến người đọc xiết bao cảm thông. Cuộc đời nàng vốn đã đầy trầm luân khổ nạn, mang ơn tái tạo của sư phụ thì làm sao nàng có thể phản bội lời thề để tìm hạnh phúc riêng tư? Đó cũng chính là tâm trạng phân vân của Thúy Kiều khi gặp lại gia đình ở chốn thảo am.

Trùng sinh ơn nặng bể trời
Lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi.

Mười lăm năm lưu lạc bị đày đọa trong chốn phong trần, gặp lại gia đình và người yêu cũ thì còn có niềm vui mừng nào hơn nữa? Nhưng ơn trùng sinh tái tạo của sư Giác Duyên lấy gì để đền đáp? Nhiều nhà phê bình cho đó là thái độ không thực lòng của Thúy Kiều, thì tôi cũng thực lòng không hiểu họ đọc Kiều theo kiểu nào, và đọc để làm gì? Một người đã mười lăm năm trầm luân lưu lạc, đã bị đẩy đến tận cùng nỗi thống khổ của nhân gian, phải nhờ dòng nước dìm sâu hết mọi tủi nhục của đời người, lại được một sư thái cứu lên và nương thân nơi cửa Phật, thì người đó có thể nhìn đời bằng đôi mắt hồn nhiên của ngày cùng hai em dạo chơi trong ngày lễ đạp thanh, hay đôi mắt đau buồn nhưng vẫn còn hy vọng của ngày phải lìa nhà theo Mã Giám Sinh? Trùng lai quả là điều người đã mỏi mòn chờ đợi, nhưng còn ơn trùng sinh, lòng người sao nỡ?

Tìm mối điều hòa cho xuôi chèo mát mái giữa những xung đột, giữa hiếu và tình, giữa hạnh phúc và trách nhiệm… vẫn là những vấn đề muôn thuở của con người. Lắm khi thoát được ra khỏi vòng tranh chấp, con người đã thấy đời đổ tan hoang với những nỗi lòng thê thiết. Thúy Kiều theo cha mẹ về đoàn tụ với gia đình là một cách điều hòa, Viên Tính quay về lại Hồi Cương để vĩnh viễn chia tay Hồ Phỉ phải chăng cũng là một cách điều hòa? Bài kệ của nàng trước lúc chia tay là để cảnh tỉnh Hồ Phỉ hay để nhắc nhở chính mình?

Nhất thiết ân oán hội
Vô thường nan đắc cửu.
Sinh thế đa ưu sự
Mệnh nguy ư thần lộ.
Do ái cố sinh ưu
Do ái cố sinh bố.
Nhược ly ư ái giả
Vô ưu hựu vô bố.

(Mọi ân oán đời này
Đều vô thường chóng phai
Cõi thế nhiều khổ não
Đời người như sương mai
Do ái sinh sợ hãi
Do ái sinh ưu phiền
Kẻ nào lìa chữ ái
Tâm mới được an nhiên).

Không có tác phẩm nào của Kim Dung lại để cho người đọc một cảm giác bâng khuâng như trong đoạn cuối của Phi Hồ ngoại truyện. Không vui tươi như Tiếu Ngạo giang hồ, không thê thảm như Thiên long bát bộ. Người đọc không buồn đau mà chỉ có một cảm giác hụt hẫng và trống rỗng. Như tâm trạng Hồ Phỉ đứng bên nấm mộ song thân cùng bình cốt hôi của Trình Linh Tố, nhìn theo bóng Viên Tính xa dần.

“Viên Tính lắc đầu, cứ thúc ngựa đi. Hồ Phỉ nhìn theo bóng nàng, tám câu Phật kệ vẫn còn văng vẳng bên tai.
Con bạch mã đứng bên cạnh chàng nhìn theo bóng Viên Tính đi mỗi lúc một xa, bỗng nhiên hý lên một tiếng bi thương. Nó không hiểu vì sao vị chủ nhân cũ của nó lại lặng lẽ bỏ đi mà không hề ngoảnh đầu nhìn lại”.

Chi tiết Viên Tính thúc ngựa “lặng lẽ bỏ đi mà không hề ngoảnh đầu nhìn lại” quả thật cảm động. Đạo Phật chủ trương “Khổ hải vô Biên, hồi đầu thị ngạn” (Biển khổ mênh mông, quay đầu là bến). Nhưng trong trường hợp này lại khác. Nếu Viên Tính quay đầu nhìn lại thì nàng sợ rằng sẽ không thấy bến, mà chỉ thấy một biển tình, biển khổ và nàng sợ những con sóng trong biển đó sẽ kéo nàng trôi dạt, không biết đến những bờ bến nơi đâu.

(Kiến thức ngày nay số 99)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty mục đích của cuộc đời là để nhớ

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 04, 2011 9:18 pm

Nhớ

Huỳnh Ngọc Chiến

Không hiểu sao tôi luôn nghĩ rằng người nào không có tuổi thơ gắn liền với một cánh đồng quê hay một con phố cũ đều phải chịu nhiều mất mát. Cái ý nghĩ chủ quan và kỳ cục đó không sao tôi bỏ được. Có lẽ vì tuổi thơ của tôi đã gắn liền với một con phố nhỏ hiền hòa của một thị trấn tỉnh lỵ bé nhỏ, bé nhỏ đến nỗi tôi ngỡ ta sẽ hoài công tìm nó trên mọi tấm bản đồ địa lý với bất kỳ một tỷ lệ nào.

Tôi thường tự hỏi những người suốt đời sống trong những tòa cao ốc, suốt đời cứ giam mình trong những khối bê tông khổng lồ và sang trọng kia, họ sẽ tìm đâu được một phương trời ấm áp để quay về, dù chỉ trong trí tưởng, khi cuộc đời đã bắt đầu nhuốm bóng hoàng hôn? Con người đôi khi cảm thấy thấy lạc loài vì cứ bị cuộc đời và cứ để cuộc đời đẩy đi xa mãi. Từ thuở hoa niên, chúng ta đã đáp xuống thuyền để trôi theo cơn lũ của cuộc sống. Trôi đi. Trôi đi mãi. Như một tảng đá cứ lăn, lăn mãi và không có thời gian dừng lại để cho kỷ niệm kịp bám vào đó một đám rêu xanh.

Nếu như ban ngày ta thấy các cánh chim có thể bay khắp các phương trời, nhưng khi bóng chiều buông xuống thì dường như tất cả chúng đều hối hả bay về một hướng, đó là đường bay về tổ ấm. Có phải chăng đó cũng là hình ảnh của con người sau những tháng năm trôi nỗi ngược xuôi? Không phải cứ phiêu bạc Bắc Nam mới là lênh đênh rong ruỗi, mà suốt đời sống yên một chỗ cũng vẫn là phiêu bạc ruỗi rong. Phiêu bạc trong tâm tưởng; phiêu bạc trong cảnh bể dâu, giữa lòng đời và lòng người; phiêu bạc trong tư tưởng; phiêu bạc trong đam mê hoài vọng. Và cuối cùng thì con người, vẫn như loài chim khi chiều xuống, thèm nhớ về một chốn bình yên. Với tôi, đó lại là những con phố cũ ngày thơ. Là con sông mùa cũ với những bóng sưa vàng. Là những hàng keo với tiếng ve râm ran mùa hạ. Nhớ lắm con phố cũ. Con phố không lề đường trở thành một bãi chiến trường mênh mông khi chiều xuống, trong trò chơi “bắn bành” của trẻ con. Một loạt súng miệng vang lên, thêm vài chú nhóc ngã xuống dưới mái hiên nhà, bởi những viên đạn tưởng tượng bay ra từ những ngón tay bé tý. Không chừng sau gốc cây gòn nơi góc phố lại có thêm mùi khói súng cũng nên!

Henry Miller – một nhà văn Mỹ – cho rằng “mục đích của cuộc đời là để nhớ” (The purpose of life is to remember). Vâng, sống là để nhớ, là để đi tìm lại thời gian đã mất. Không, thời gian không hề mất đi. Nó chỉ nằm yên ẩn khuất trong tâm tưởng và luôn chờ một bước chân quay về, sau những tháng năm lang bạt kỳ hồ. Suốt một đời lao lướt vất vả với lợi danh, lênh đênh cùng cơm áo, vắt óc moi tim cùng từng trang giấy để phơi bày tâm tình ra với nhân gian, cuối cùng có lẽ con người cũng chỉ tìm thấy bình yên trong những hoài niệm ngọt ngào. Sống là để nhớ. Và nhớ về khung trời ngày cũ, nơi ta có cảm giác bình yên, nơi chỉ có tình thương yêu, sự hồn nhiên và nhịp võng đưa theo tiếng ru “à ơi” của mẹ trong thời thơ ấu. Chỉ có nơi đó, nụ cười mới thực sự là nụ cười và nước mắt mới thực sự là nước mắt. Bước vào khung trời đó, ta dễ dàng bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn vì cơm áo và bao phiền muộn giữa cõi nhân gian.

Cánh bướm mùa hạ bay lao xao trên hoa cỏ dại ngoài đồng nội. Con sông trôi dài trong ánh nắng chiều hôm. Một con rắn nước uốn mình trên bờ cỏ ven ao. Chú bé chân đất chạy lon xon trên con đường đất nhỏ để đào tìm hang dế. Trên cái gò đất ven sông là một ngôi miếu nhỏ. Ngôi miếu đổ nát hoang tàn kia sao như chứa đầy huyền thoại. Tiếng bụi tre kẽo kẹt trong đêm nghe sao ma quái dị thường. Tiếng gà gáy sớm như làm tan động lớp sương mai. Rồi tiếng chim bồ câu gù gù trên mái ngói. Bầu trời xanh sao quá đỗi thanh bình.

Ngoài đồng với những gốc rạ xám trơ phơi, khói chiều đã bắt đầu bay lên cao rồi đó. Khói đang làm cay mắt những ai muốn tìm về quê hương của những chú cá lia thia trên cánh đồng trong cơn nắng hạ?

Mùa mưa năm nay dường như đến sớm. Tiếng mưa trên mái tôn nghe rất ồn ào, nhưng bạn làm sao quên được, khi được cuộn mình trong chăn đọc sách với một chén bắp rang? Ngoài trời mua cứ việc mưa, ta cứ việc lên thiên cung cùng Tôn Ngộ Không của Tây du ký, cứ việc xông xáo sa trường cùng Triệu Tử Long của Tam quốc chí. Chỉ năm ngày thôi là cơn lũ sẽ nhận chìm những đường phố của thị xã trong màu trắng đục của con nước từ nguồn cao đổ xuống. Để rồi cùng rủ nhau lội nước đến đầu cầu để xem những con cá ánh bạc nhảy lách tách trong những lưới vó được cất lên từ dòng nước lũ đục ngầu.

A, quê hương ấu thơ của tôi vẫn còn nguyên vẹn đây mà. Đường về khung trời tuổi thơ đang mở rộng để chờ bước chân ai đó. Trong mùi rơm khô thoang thoảng phân bò đang cháy, bạn có nghe ra mùi hương dủ dẻ đó không? Này anh bạn hãy đi cho êm nhé, không khéo lại trượt chân ngã xuống, để rồi chết đuối trong những vũng chiêm bao!

Sài gòn 11.2008
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Trả lại lời thề!

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 04, 2011 10:40 pm

Undo My Love: Trả lại lời thề!

Huỳnh Ngọc Chiến

Tặng NQC, PD và TH để nhớ một buổi trưa với “Ngẫu hứng Sài Gòn”

Bất kỳ ai sử dụng máy tính đều quen thuộc với lệnh undo, dùng để xóa thao tác vừa thực hiện, trả lại tình trạng trước đó, như khi chưa thực hiện thao tác. Từ undo có nhiều nghĩa, ở đây tôi – căn cứ theo tự điển The American Heritage Talking Dictionary – xin giới hạn trong phạm vi undo được dùng theo nghĩa “đảo ngược” (reverse); “xóa bỏ” (erase); “hủy bỏ” (annul) một tác dụng hay hoạt động nào đó. (Ví dụ : impossible to undo the suffering caused by the war : khó lòng xóa bỏ được vết thương chiến tranh). Khi bạn vẽ một đường kẻ trên trang giấy, rồi bạn xóa đi, nghĩa là bạn undo thao tác vẽ thì trang giấy, dù trở lại trạng thái trước đó, cũng vẫn mang một vết xóa mơ hồ. Đối với máy tính thì lại khác, bạn có thể thực hiện một số thao tác, sau đó thực hiện một loạt các lệnh undo thì chắc chắn máy tính lần lượt sẽ được trả lại trạng thái ban đầu, như khi bạn chưa thực hiện các thao tác đó. Lệnh undo rất đắc dụng để ta sửa lại các thao tác sai lầm. Giá như trong cuộc đời có lệnh undo thì con người đã hạnh phúc biết bao nhiêu. Để ta sửa đổi biết bao nhiều lầm lỗi và cữu vãn những đổ vỡ trong đời. Phần lớn bi kịch của cuộc sống vẫn được xây dựng trên những chữ “Giá mà…”, “Nếu như…”, “Phải chi …” . Cuộc sống là một cuộc thi mà mỗi thí sinh chỉ có một tờ giấy duy nhất để làm bài, không cho ai làm nháp. Nếu trong tự điển cuộc sống mà có được lệnh Undo thì cụ Nguyễn Du lấy đâu ra chỗ để viết “Đoạn trường tân thanh”?. Cụ Nguyễn Trãi lấy đâu ra chỗ để ngậm ngùi “Anh hùng di hận kỷ thiên niên ”?

Trong tình yêu nam nữ, nếu như có lệnh undo thì xưa nay đã không có biết bao nhiêu giọt nước mắt đã nhỏ xuống, ngậm ngùi và cay đắng. Trong tiếng Anh có một câu mà ý nghĩa rất khó dịch chính xác sang tiếng Việt, đó là “Undo my love”. Undo cuộc tình tôi! Đại khái theo nghĩa đen, ta có thể tạm hiểu “Undo my love” là xóa bỏ tình yêu của tôi đối với một đối tượng nào đó, hay đừng yêu tôi nữa, hoặc xóa bỏ những ngộ nhận để làm lại từ đầu, hoặc “rủ bỏ tình yêu” vân vân…

Nhưng hiểu theo thuật ngữ máy tính -tôi xin nhấn mạnh điểm này- thì “Undo my love” có nghĩa là hãy trả tình yêu của tôi trở lại trạng thái ban đầu như khi tôi chưa yêu bạn, như khi bạn chưa yêu tôi, như lúc chúng ta chưa hề quen nhau. Hãy làm sao cho chúng ta không còn một vết xướt nào trong tâm hồn của nhau, không còn một kỷ niệm nào cho nhau nữa, dầu rất mơ hồ. Nhưng thử hỏi làm sao xóa được những dòng chữ tỏ tình trên tờ giấy còn thơm mùi mực? Làm sao xóa được những nụ hôn trên đôi môi vụng dại? Làm sao trả lại những cái cầm tay run rẩy khi lần đầu nói tiếng yêu thương?

Tôi đã vô cùng lúng túng khi muốn tìm ý nghĩa của câu này trong một câu tiếng Việt tương đương. Chỉ đến khi nghe đọc một bài ca dao xứ Quảng Nam, tôi chợt cảm nhận ra ý nghĩa của “undo my love” , và ngẩn cả người, vì không hiểu sao ca dao Việt Nam lại tuyệt vời đến vậy!

Trong quá trình viết văn, mỗi khi phân vân với ý nghĩa của một câu chữ, thậm chí chỉ một chữ, tôi ít khi tra cứu trong tự điển, mà thường tìm ngay trong kho tàng ca dao tục ngữ. Với tôi, đó mới thực sự là một cuốn tự điển vô giá, vì các tác giả vô danh của nó đã sống trọn vẹn với tiếng Việt bằng cả tâm hồn, bằng cả sự vui buồn, chứ không phải bằng thứ kiến thức ngữ học hàn lâm- một thứ kiến thức phù phiếm, xa lạ hiện đang tàn phá tan hoang phần hồn tiếng Việt. Ca dao không phải để đọc theo kiểu nghiên cứu, mà để ngâm lên với cả tâm tình. Tôi tin rằng những người dân quê cảm nhận được phần hồn ca dao sâu gấp vạn ngàn lần những nhà nghiên cứu hay các giáo sư đại học, vì họ đã sống trọn vẹn với hồn thơ.

Bài ca dao giúp tôi liên tưởng đến câu “Undo my love” đó gồm 8 câu như vầy :

Ba với ba là sáu
Sáu với bảy mười ba
Bạn nói với ta không thiệt, không thà
Như cây đủng đỉnh trên già dưới non
Khi xưa bạn nói với ta chưa vợ chưa con
Bây giờ ai đứng đầu non đó bạn tề?
Bạn nói với ta bạn chưa có hiền thê
Bây chừ hiền thê mô đứng đó, bạn trả lời thề lại cho ta.

Cây đủng đỉnh là loại cây gì thì tôi chưa hề được biết, nhưng ta có thể hình dung người con gái đọc câu thơ đó bằng cả sự nhẫn nhục, ngậm ngùi của người con gái chân quê hiền lành xứ Quảng. Biết bao nhiêu ngậm ngùi trong câu nói “trả lời thề lại cho ta”. Làm sao mà trả lại được lời thề? Làm sao mà trả lại được bao nhiêu kỷ niệm đã thành tượng giữa thời gian? Làm sao có thể khiến tình yêu như lưỡi gươm chém vào hư không và không để lại dấu vết? Trả lời thề lại cho ta! Ngậm ngùi nhưng không hờn oán, trách móc nhưng không cay nghiệt, thiết tha nhưng không bi lụy, đau đớn mà vẫn đằm thắm yêu thương.

Tôi tình cờ đọc trên mạng một đoạn văn của J.Tarin Towers, trong bài Things to undo (Những điều cần xóa bỏ, [Chỉ có thành viên đã kích hoạt và đăng nhập mới thấy được liên kết. ]). J.Tarin Towers là tác giả của những cuốn sách chuyên về máy tính. Cô từng làm việc cho các hãng Netscape Communications, Microsoft, Informix Software, và Infoseek, nhưng đồng thời lại là tác giả của nhiều bài thơ và bài tiểu luận rất thú vị. Có lẽ vì là dân máy tính nên chữ undo trong câu văn của cô lại có một ý nghĩa đặc biệt : “We can undo words with kisses, but we cannot undo kisses with words” (Chúng ta có thể xóa bỏ bao lời nói bằng những nụ hôn, nhưng không thể xóa bỏ các nụ hôn bằng những lời nói được).

Chúng ta có thể xóa bỏ những lời nói sai lầm hay những lời nói xúc phạm bằng những nụ hôn để tạ lỗi, nhưng làm sao có thể dùng những lời tạ lỗi để xóa bỏ được những nụ hôn? Làm sao có thể trả lại lời thề?

Khi đọc đoạn văn trên và bài ca dao đó, thì tôi thấy câu văn dịch cho “undo my love” đã hiện ngay ra đấy : “Trả lời thề lại cho ta”. Vâng, hãy “trả lại lời thề”, hãy “undo my love” !

Xin cám ơn bài ca dao tuyệt vời xứ Quảng và cám ơn J.Tarin Towers!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 04, 2011 11:40 pm

Tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học

Huỳnh Ngọc Chiến

Tại phương Ðông, triết học hoàn toàn không phải là những khái niệm xa lạ với cuộc sống, nó không tự đóng khung trong những tháp ngà để mọi người phải "kính nhi viễn chi"[1] mà trái lại nó hòa nhập vào tận từng hơi thở của cuộc sống thường ngày. Người phương Tây thường nói: Ăn trước rồi mới triết lí sau, người phương Ðông cho rằng trong công việc ăn uống, sinh hoạt đời thường tự nó đã mang tính triết lí rồi. Trong lịch sử phát triển văn hóa phương Ðông, đã có nhiều giai đoạn người ta khó lòng chứng kiến được sự nở rộ đến kì diệu của các trào lưu Trà đạo, Hoa đạo, Kiếm đạo, hội họa thi ca… nếu như chúng không được gợi hứng trực tiếp ít nhiều từ Lão giáo và Phật giáo Thiền tông. Thế nhưng hoa đạo, trà đạo hay hội họa… dẫu cao diệu đến đâu chăng nữa cũng chỉ là sự biểu hiện của tâm dưới ánh sáng của các tâm hồn giác ngộ; chỉ trong Kiếm đạo, sinh mệnh mới thực sự treo lơ lửng trên đường tơ kẻ tóc. Vấn đề sinh tử không còn được nêu lên để trầm tư suy tưởng như một công án nữa, mà biên giới giữa tử và sinh giờ đây có khi chỉ cách nhau trong một sát na[2]. Từ đó triết học cũng hóa thân vào các kiếm pháp thượng thừa.

Kim Dung là một trong những người đầu tiên bước ra khỏi con đường sáo mòn của tiểu thuyết kiếm hiệp cổ điển vốn mang nặng phong cách của loại tiểu thuyết chương hồi về hình thức lẫn mô-típ sáng tạo, trong đó các nhân vật chính diện lẫn phản diện thường na ná theo một khuôn khổ ước lệ như nhau. Kim Dung là người tiền phong trong việc soi sáng các tư tưởng triết học truyền thống phương Ðông dưới một khía cạnh hòan tòan mới lạ: võ thuật. Ngay từ các tác phẩm đầu tiên như Thư kiếm ân cừu lục cho đến Ỷ thiên Ðồ long kí, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã không ngừng nổ lực triển khai tư tưởng này. Thế nhưng trong các tác phẩm đó, nhất là trong Thư kiếm ân cừu lục, ông đã quá chú trọng đến lí luận nên tư tưởng được triển khai hơi nặng nề. Ngòi bút nhà tư tưởng truyền thống đã lấn át phong cách hào hoa của nhà nghệ sĩ, người đọc có cảm tưởng đang nghe “giảng đạo”. Chỉ đến Tiếu ngạo giang hồ, thì tư tưởng đó mới thực sự được khai mở một cách phiêu bồng bằng đường kiếm vô chiêu của gã tửu đồ Lệnh Hồ Xung.

Kim Dung đã triển khai những nếp gấp ẩn mật trong tư tưởng phương Ðông qua phong cách riêng biệt của tiểu thuyết võ hiệp. Theo truyền thống phương Ðông, phàm những gì có thành thì phải có hoại[3] bởi vì vạn vật đều được cấu tạo từ chỗ bất toàn của nó[4]. Do đó, mọi chiêu kiếm dù cao thâm đến đâu, hễ đã thành chiêu thức thì ắt phải có chỗ sơ hở để địch nhân phản kích. "Nếu ta đánh không theo chiêu thức nào cả thì địch nhân phá vào đâu?". Câu hỏi đơn giản của Phong Thanh Dương như một tiếng hét của Lâm Tế, như cây gậy của Ðức Sơn[5] khai ngộ ngay cho anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Từ bước ngoặt đó, y đã đánh bại ngay Ðiền Bá Quang, người mà chỉ vài giờ trước đó đã đánh cho y thua liểng xiểng.

Từ chỗ được khai tâm điểm nhãn, đường kiếm vô chiêu tuyệt diệu của Ðộc Cô Cầu Bại cứ theo gã tửu đồ Lệnh Hồ Xung phiêu bồng khắp giang hồ, mà không hề bại trận. Ngay dưới chân núi Võ Ðương, khi vô tình so gươm với tay đệ nhất kiếm thuật đương thời là Xung Hư đạo trưởng -chưởng môn phái Võ Ðương-, lúc bị khốn trong những vòng kiếm quang liên miên bất tận, Lệnh Hồ Xung vẫn nhớ đến nguyên lí “có thành phải có hoại”, nên đã đánh ngay vào làn kiếm quang dày đặc và đã thủ thắng bằng một chiêu tối hậu. Một lần nữa tư tưởng Vô thắng Hữu lại được khẳng định qua đường kiếm thượng thừa. Ở đây ta thấy thấp thóang tư tưởng "Vô danh thiên địa chi thủy"[6] của Ðạo đức kinh.

Kiếm pháp vô chiêu của Ðộc Cô Cầu Bại vốn không có khuôn khổ nhất định, nó cứ linh động tùy cảm mà ứng nên nó có thể thâu hóa tất cả kíếm pháp trong thiên hạ vào một mối để biến thành kiếm pháp của chính nó, thế thì thử hỏi có kiếm pháp nào trong đời địch lại nỗi? Ngày xưa khi Ðộc Cô Cầu Bại hành hiệp, ông chỉ ước được bại trận một lần mà không được! Kiếm pháp đó sẽ cực kì phức tạp, khó hiểu đối với những kẻ uyên bác đầy ắp kiến thức, nhưng lại dễ dàng tiếp cận với những trái tim thuần phác hồn nhiên, không câu nệ cố chấp, những đầu óc không mang sẵn những định kiến cứng nhắc, những tâm hồn đã đạt mức "hư kì tâm" (giữ lòng trống rỗng) của Lão Tử. Kiếm pháp vô chiêu cũng là một bức tranh minh họa sinh động về tư tưởng "Nhất dĩ quán chi"[7] của Khổng Tử.

Một số người không quen nếp suy tư phương Ðông sẽ cho rằng nếu như thế thì hóa ra kẻ không biết gì về võ công, đánh không theo một chiêu thức qui củ nào lại hơn cả nhũng tay cao thủ! Ðây là một kiểu ngộ nhận khá phổ biến. Vô ở đây không phải là không biết gì theo suy tư thông thường mà là cái Vô đã vượt trên cái Hữu. Vô được ví như cái hang rỗng chứa được tất cả nhưng vẫn trống không. Trong truyền thống Phật giáo tiểu thừa, người đạt quả vị tối cao là A la hán còn được gọi là bậc Vô học. Từ "Vô" trong vô chiêu nên được hiểu theo nghiã đó hoặc hiểu theo nghĩa tính Không (śunyāta) trong hệ thống tư tường Bát Nhã Phật giáo.

Triết học Ðông phương, đặc biệt là Phật giáo, vẫn thường tỏ ra dè dặt với sự lãnh hội của lí trí. Người ta không tin rằng lí trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng, phân tich tổng hợp của nó. Chưa bao giờ, trong tác phẩm Kim Dung, kẻ uyên bác khổ luyện lại là người đạt đến trình độ tối cao trong võ học. Hình ảnh những đại cao thủ như Tô Tinh Hà, Cưu Ma Trí, Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác…. là những biểu tượng thất bại của tham vọng bách khoa, của lí trí trước thềm võ học. Bởi vì sự tích lũy không thâu hóa sáng tạo chỉ đưa đến tổng số thay vì tổng hòa. Họ chỉ đăng đường chứ không thể nào nhập thất[8]. Chỗ tận diệu của võ thuật vẫn như một huyền án lơ lững thách đố trí thông minh của con người. Càng thông minh, càng tích chứa kiến thức mà không có được một đầu mối nhất dĩ qúan thấu suốt tất cả để dung hòa thành một mối thì dễ dàng rơi vào trạng thái tẩu hỏa nhập ma tinh thần[9]. Trái lại những tâm hồn thuần phác và tĩnh lặng như vị sư vô danh quét rác trong Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm mới đạt đến chỗ tận diệu đó. Ðó là những triết gia phương Ðông chân chính và vô danh đang hiển thị chữ đạo trong võ thuật giữa các công việc bình nhật thường ngày.

Trong Hiệp khách hành, tất cả đại cao thủ đệ nhất đương thời đều điên đầu không thể lĩnh hội nổi võ công đề trên bức vách tại Long Mộc đảo, kể cả Long Mộc đảo chủ, hai nhân vật mà võ công đã đi vào huyền thọai, ấy thế mà gã ăn xin đôn hậu Thạch Phá Thiên vốn dốt đặc cán mai lại thấu trịệt hoàn toàn. Ở đây, dường như Kim Dung muốn nhắc ta nhớ lại hình ảnh thiền sư Huệ Năng, Tổ thứ sáu của lịch sử Thiền tông Trung Quốc, người đốn củi không học hành lại được sư phụ truyền y bát để kế tiếp tông phái thay vì truyền cho Thần Tú, là một vị cao tăng uyên bác[10]. Cái diệu lí của võ thuật, của đạo đã vuợt quá ngôn ngữ văn tự mà đi thẳng vào tâm hồn những ngưòi đồng điệu theo lẽ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. (Kinh Dịch, quẻ Kiền)

Theo kinh Dịch, tất cả thiên sai vạn biệt trong vũ trụ này đều phát sinh từ cái một đơn nhất: đó là Thái cực[11]. Cho nên đỉnh cao của võ thuật cũng tiến dần đến chỗ đơn nhất. Trên con đường trở về nguồn cội, tức là quay về cái lẽ đơn nhất đó, trong truyền thống phương Ðông, tự thân võ học mất đi những cái rườm rà, Những chi tiết tan biến đi và chỉ còn lại nguyên lí "Vạn vật qui ư nhất" (Tất cả vạn sự đều quay về cái một) Rồi chính cái một đó tự nó cũng tiêu dung lặng lẽ, hòa nhập với Tâm. Trong Ỷ thiên Ðồ long kí, khi Trương Tam Phong dạy Thái cực kiếm pháp cho Trương Vô Kị, mỗi lần tập luyện là Vô Kị quên đi một nữa, đến lúc quên cả mới thực sự tựu thành. Kiếm pháp lúc đó đã hợp nhất với thân tâm, kiếm chiêu thu hay phát đều theo tâm niệm như nước chảy mây bay, không bị ngăn ngại. Từ cái Một đó mà biến hoá ra thiên sai vạn biệt. Cái Một là cái nền cho mọi thay đổi, nó trở thành cái trục giúp cho mọi biến dịch xoay quay đó theo đủ thể cách mà vẫn không bị rơi vào sự hỗn độn (Chaos). Lão Tử bảo :


Thiên đắc nhất dĩ thanh

Ðịa đắc nhất dĩ ninh

Thần đắc nhất dĩ linh

………………………….

Thiên vô dĩ thanh tương khủng liệt

Ðịa vô dĩ ninh tương khủng phế

Thần vô dĩ linh tương khủng hiệt

天 得 一 以 清

地得一以寧

神得一以靈

……………………

天無以清將恐裂

地無以寧將恐廢

神無以靈將恐歇


(Trời dùng Thanh (trong) để được lẽ Một, Ðất dùng Ninh (Yên ổn) để được lẽ Một, Thần dùng Linh (linh thiêng) để được lẽ Một…. Trời không trong sẽ bị vỡ. Ðất không yên sẽ bị lỡ, Thần không linh sẽ bị tán- Ðạo đức kinh, chương XXXIX)

Triết học cổ đại phương Ðông vốn từ lâu đã bị vây khổn trong màng lưới lí luận của triết học phương Tây, nên những thiên tài như Kim Dung phải khai phá một thông lộ khác để đưa người đọc tiếp cận với nguồn suối uyên nguyên đó. Ðọc tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học phương Ðông, ta sẽ còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác. Không chỉ có võ thuật, rải rác trong tác phẩm ông, ta còn gặp nhiều trang tuyệt bút bàn về trà, về hoa, về hội họa, về thơ ca, về cờ…. tái hiện các tư tưởng trong triết học phương Ðông một cách cực kì sinh động. Không lí luận nhiều, chỉ cảm nhận mà thôi. Những câu nói của các bậc hiền triết xưa vốn đã bị ngộ giải qua các cuốn sách khảo cứu, giờ đây nhiều khi tái hiện lại chân dung nguyên thủy dưới một làn ánh sáng lung linh khác.

Nếu như Lão Tử học kiếm, ngài sẽ viết lại Ðạo đức kinh, thay vì nói :

Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn

Tổn nhi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi [12]

為 學 日 益, 為 道 日 損

損 而 又 損, 以 至 於 無 為

mà sẽ nói rằng :


Vi học nhật ích, vi kiếm nhật tổn

Tổn nhi hựu tổn, dĩ chí ư vô chiêu!

為 學 日 益, 為 劍 日 損

損 而 又 損, 以 至 於 無 招

__________________________________________________ _______

TÌNH YÊU : MỆNH ĐỀ PHỤ TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG

Mỗi khi nói đến truyện võ hiệp, người ta thường nghĩ cảnh binh đao sát phạt, mọi việc đều có thể được giải quyết bằng võ công. Thế nhưng trong tác phẩm Kim Dung thì tình yêu lắm khi lại đóng vai trò chủ đạo. Nó điều hoà, dung hợp và đôi lúc cứu vãn được nhiều tình thế bế tắc. Nói theo ngôn ngữ Heidegger, một triết gia hiện sinh Ðức, ta có thể nói tình yêu trong tác phẩm Kim Dung là một loại “mệnh đề phụ“. Nhưng loại mệnh đề phụ đó thường làm thay đổi cả toàn văn, hoặc giúp người đọc nhìn lại các mệnh đề chính trong một làn ánh sáng khác.

Trong các tác giả phương Ðông, hiếm thấy có ai miêu tả tình yêu nhiều sắc thái đến kì lạ như Kim Dung. Có tình yêu lãng đãng thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ, có tình yêu quay quắt đến đớn đau của Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San, có tình yêu si dại cuồng điên của Du Thản Chi với A Tử, có tình yêu tuyệt vọng của Mục Niệm Từ với Dương Khang, có tình yêu cục mịch chân chất của Quách Tĩnh với Hoàng Dung, có tình yêu say đắm thiết tha, sẵn sàng khước từ tất cả danh lợi của trần gian để đổi lấy một nụ cười của Ðoàn Dự với Vương Ngọc Yến, có tình yêu lãng mạn kiểu “hồn bướm mơ tiên “ của tiểu ni Nghi Lâm với anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, có tình yêu ngang trái đau thương của Trương Thuý Sơn với Hân Tố Tố, có tình yêu tha thiết ngậm ngùi và thuỷ chung của Tiêu Phong với A Châu, có tình yêu oan nghiệt cuả phương trựơng Huyền Từ với nữ ma đầu Diệp Nhị Nương, có tình yêu thơ dại hồn nhiên của Hân Ly với Trương Vô Kị, có tình yêu mang đầy cừu hận của Mai Phương Cô với Thạch Thanh v.v…

Tinh yêu đôi lứa vẫn luôn là vấn đề muôn thuở để con người ca ngợi, phẩm bình. Nó đã làm khô héo biết bao trái tim và đã làm hồi sinh biết bao tâm hồn. Nói theo Phật giáo, nếu như nước mắt chúng sinh nhiều hơn cả đại dương, thì ắt hẳn trong cái đại dương mênh mông ấy có bíết bao nhiêu là nước mắt đã đổ xuống vì tình yêu! Hàng triệu bài thơ tình đã được viết khắp năm châu bốn bể suốt vòm trời kim cổ, cũng chỉ để nói lên sự đa dạng đến kì lạ của tình yêu. Nó di dời bình diện khắp nơi khắp chốn, hiện diện trên khắp mặt biển dâu và không ai có thể xác định đâu là tố chất tạo nên tình yêu.

Ai dám nói rằng tội lỗi lại không là yếu tố hấp dẫn để đưa đến tình yêu? Có ai ung thối và băng hoại cho bằng Dương Khang, kẻ không thiết tha gì ngoài quyền lực và giàu sang phú quí, thậm chí chối bỏ cả cha ruột của mình, để chạy theo cái bã hư vinh? Ấy thế mà người con gái đoan trang, hiền thục như Mục Niệm Từ lại suốt đời lại thương yêu, chung thuỷ trong tuyệt vọng với con người đó. Cho dẫu khi Dương Khang nằm phơi xác bên ngoài ngôi cổ miếu hoang tàn, được xem như là một báo ứng cho những tội lỗi của y, thì Mục Niệm Từ vẫn mang hình ảnh đau thương đó về một ngôi chùa xa xăm hoang tịch. Cửa Phật vô biên có thể sẽ giúp cho linh hồn Dương Khang siêu thoát, nhưng liệu có đem lại bình yên cho hồn thục nữ đang nát tan bởi mối tình đầu?

Một Kỉ Hiểu Phù dịu hiền sẵn sàng không tuân sư mệnh, và chấp nhận cái chết để khỏi phải sát hại Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, kẻ mà theo sư phụ nàng là đã làm tan nát đời nàng. Cảnh tượng chưởng môn phái Nga Mi Diệt Tuyệt sư thái vận kình lực vào lòng bàn tay và đặt lên đầu người môn đồ đang quì gối, để buộc nàng phải chấp thuận yêu cầu của mình – qua ánh mắt trẻ thơ của Trương Vô Kị – thật là lâm li. Và cái lắc đầu của Kỉ Hiểu Phù có thể được xem như là một bước ngoặc làm dao động cả trang sử đạo lí truyền thống của võ lâm: tiếng nói thiết tha đằm thắm của tình yêu chân chính đã thắng tiếng nói đạo lí cứng nhắc của sư môn. Cái tên Bất Hối (không hối hận) mà nàng đặt cho con gái đã đội mũ triều thiên cho hai chữ Tình yêu[13]. Và những cành hoa dại trên nấm mộ của nàng nơi rừng vắng, sẽ mãi lộng lẫy như một vòng hoa diễm lệ, điểm trang thêm cho thiên tình sử đầy nước mắt của võ lâm Trung nguyên.

Một Ðoàn Dự khước từ vương vị, chối bỏ quyền lực vinh hoa, suốt đời cứ rong ruỗi khắp giang hồ để mê mãi chạy theo tà áo phất phơ của Vương Ngọc Yến. Yêu say đắm, yêu hơn cả yêu bản thân mình mà không cần chiếm hữu, không cần được đáp lại, chỉ cần thỉnh thoảng được thấy nàng cười hoặc liếc nhìn là đủ hạnh phúc rồi! Ta thấy có một chút gì tương đồng trong tình yêu của giữa Ðoàn Dự với Người làm vườn của Tagore. Có thể nói đến cả tình yêu của Du Thản Chi với A Tử nữa, nhưng trong tình yêu cuồng điên si dại của Du Thản Chi có chút gì bất nhẫn, đó là sự tận tuỵ của một con vật trung thành! Còn Vương Ngọc Yến dường như sinh ra chỉ để yêu và phụng sự cho tình yêu. Người con gái diễm kiều thông tuệ ấy thấu hiểu tất cả võ công trên đời, nhưng chỉ tha thiết với tình yêu. Và cuối cùng nàng đáp lại tình yêu của Ðoàn Dự như một cái gì tất yếu: tìm lại tinh thể tinh yếu (essence) của chính mình. Hai người sinh ra chỉ để yêu nhau, và cuối cùng họ đã tìm thấy “một nửa còn lại” của nhau, đúng lúc cận kề với cái chết giữa đáy giếng khơi!

Một Hoàng Dung thông minh, giảo quyệt là thế lại đi yêu anh chàng cục mịch Quách Tĩnh được mệnh danh là “con trâu”. Biết đâu trong cái chất phác khù khờ lại hàm chứa nhiều điều lôi cuốn một tâm hồn thông minh nhạy cảm? Còn có gì đáng buồn cười hơn khi ta hình dung lại cảnh tượng gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung cung kính quì lạy cô bé Nhậm Doanh Doanh thấp thoáng sau tấm sáo trúc, luôn miệng gọi là “bà bà” và kể lể tất cả nỗi niềm tâm sự, trong lúc tuyệt vọng thương đau trong mối tình đầu với cô tiểu sư muội Nhạc Linh San? Vậy mà giây phút đó lại gây một tiếng sét ái tình, một “coup de foudre“ cho vị Nhậm đại tiểu thư vốn cực kì cao ngạo. Và cô bất chấp thân phận “Thánh cô”, bất chấp tai tiếng thị phi trên giang hồ, chiến thắng cả lòng kiêu ngạo, đã liều lĩnh cõng tên lãng tử Lệnh Hồ Xung bệnh hoạn kia lên Thiếu Lâm tự cầu xin Phương Chứng đại sư dùng Dịch cân kinh chữa bệnh cho y, và sẵn lòng chấp nhận cái giá phải đổi là chung thân ngục tù trong thạch thất! Tình yêu đầu đời quả có sức lôi cuốn đến là kì lạ và thậm chí nhiệm mầu. Ðúng như Pascal bảo “Le coeur a des raisons que la raison ne connait point“. Con tim có những lí lẽ mà lí trí không làm sao hiểu nỗi. Không ai có thể lí giải được. Mà nếu lí giải được thì có lẽ đó không còn là tình yêu nữa, ta phải gọi bằng một cái tên khác!

Khi Hân Ly gặp gỡ lần đầu và yêu Trương Vô Kị rồi, thì suốt đời cô chỉ biết có cái hình ảnh đó mà thôi. “Cái giây phút ban đầu” thiêng liêng và kì lạ đó đã để lại trong tâm hồn cô một ấn tượng sâu sắc đến diệu kì. Sau một thời gian dài ngoài Linh Xà đảo, khi quay về Trung thổ gặp lại chính Trương Vô Kị, dưới tên giả là Tăng A Ngưu, trong đống tuyết thì cô vẫn chỉ nhớ đến hình ảnh Trương Vô Kị ngày xưa! Có một chút thơ dại hồn nhiên trong mối tình đầu của cô gái chuyên luyện độc công “Thiên thù tuyệt hộ thủ “ đó. Tình yêu đầu đời đã thắp sáng trong tâm hồn cô ngọn lửa tinh khiết thiêng liêng mà thời gian trôi qua, bão giông đời vẫn không làm cho tắt được.

Trên đời này làm gì có ai quái ác và tàn nhẫn cho bằng A Tử đối với Du Thản Chi? Nhưng cô bé đó lại yêu thiết tha người anh rể Tiêu Phong, và rất sẵn lòng chấp nhận hi sinh vì cái tình yêu trái ngang vô vọng ấy. Trong trái tim lạnh lùng, tàn ác của cô bé vô cùng tinh quái kia, tinh quái đến mức cực kì độc ác gần như mất cả tính người, vẫn còn chỗ cho một tình yêu trong trắng chân thành! Một cô bé mới mười mấy tuổi đầu lại có thể sống đến tận cùng hai thái cực : tàn nhẫn và đắm say. Trong văn học cổ kim có lẽ khó có cảnh tựơng nào thảm khốc và làm tan nát lòng người bằng cảnh A Tử móc mắt ném trả lại cho Du Thản Chi và ôm xác Tiêu Phong chạy rơi vào hố thẳm. Ông Bùi Giáng nhận xét cực hay: đó là triệt để mù loà chạy vào sa mạc của tình yêu.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung còn đi xa hơn các tác giả võ hiệp khác khi tạo nên mối tình câm lặng của cô tiểu ni xinh đẹp Nghi Lâm với gã lãng tử Lệnh Hồ Xung. Thân phụ Nghi Lâm là gã đồ tể, chỉ vì yêu một ni cô mà phải xuất gia, lấy pháp danh Bất Giới hoà thượng (hoà thượng mà không theo một giới luật nào!). Bất Giới cục mịch là thế nhưng vẫn có cái can đảm nói lên và thực hiện được tiếng nói thực của lòng mình. Có một chút thô tục lẫn hài hước, song vẫn đáng mến trong cái gọi là tình yêu của ông ta. Còn tình yêu của Nghi Lâm đối với Lệnh Hồ Xung có thể được goi là tình yêu chăng? Nó mơ hồ man mác kiểu “Hồn bướm mơ tiên“ của Khái Hưng. Không quay quắt đớn đau, không ầm ỉ, không lộ liễu. Trái tim thiếu nữ ngây thơ của cô tiểu ni kiều diễm kia biến thành bãi chiến trường cho sự tranh chấp giữa hai tiếng gọi đời và đạo. Cô thương nhớ gã đến héo hắt, đến tiều tuỵ cả dung nhan, nhưng đáng yêu biết bao khi ngày ngày cô vẫn thành tâm cầu nguyện Bồ tát phù hộ cho cho gã Lệnh Hồ đại ca, mà cô ngày đêm tưởng nhớ đó, được suốt đời hạnh phúc với Doanh Doanh! Một tình yêu thuần nhiên thanh khiết như dòng suối trong suốt, không bợn một chút dục vọng nào. Có thể mai sau hình ảnh của gã “Lệnh Hồ đại ca” sẽ thỉnh thoảng vương vấn trong từng trang kinh của vị tân chưởng môn phái Hằng Sơn đó, nhưng chắc chắn nó sẽ không làm khuấy động nhiều cõi thanh tu!

Hầu hết những mối tình của các nhân vật chính của Kim Dung đều kết thúc trong đau thương hoặc dang dở, bởi định kiến, bởi ngộ nhận, bởi cái công thức chính tà cứng nhắc của con người. Liệu cái chết của Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố, một cặp Romeo và Juliette phương Ðông, có nối kết được những gì còn để dở dang trong cuộc sống? Cái chết đau thương của A Châu trở nên vô cùng bi tráng khi nó soi sáng được biết bao nhiêu điều ngộ nhận. Có phải Kim Dung muốn đi theo con đường sáo mòn của loại khuôn khổ: Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở (thơ Hồ Dzếnh)? Không, Kim Dung còn đi xa hơn khi cho thấy những mối tình, nếu không kết thúc trong bi thương, đoạn trường thì đều tựu thành trong cái bất toàn của nó. Luôn luôn có một điều mất mát trong những mối tình trọn vẹn. Kim Dung vẫn tỏ ra trung thành với cái qui luật cực kì sâu sắc của phương Ðông : Tạo hoá đố toàn. Tạo hoá luôn luôn ghen tị vơi cái gì toàn mỹ. Mối tình thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ chỉ tựu thành khi Tiểu Long Nữ không còn là thiếu nữ, mà đau đớn thay, lại do bởi một tên đồi bại phái Toàn Chân! Trương Vô Kị phải mất ngôi Giáo chủ Minh giáo mới có thể ngày ngày ngồi vẽ lông mày cho Triệu Minh! Ðoàn Dự lấy Vương Ngọc Yến và Hư Trúc lấy công chúa Mộng Cô cũng chỉ để thành toàn cái tình yêu cay đắng và đau thương, mà người anh kết nghĩa của họ là Tiêu Phong còn để dở dang trong bi hận. Lệnh Hồ Xung chỉ có thể rong chơi giang hồ cùng Nhậm Doanh Doanh để cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ khi cô tiểu sư muội của mối tình đầu đã nằm yên dưới mộ!

Tiếng nói mạnh mẽ và có năng tính cao nhất trong tác phẩm Kim Dung vẫn là tiếng nói của tình yêu. Nó biến hoá thiên hình vạn trạng, băng qua máu lửa, đắm chìm trong nước mắt, lôi cuốn con người vào tận cùng của đam mê say đắm, của hi sinh, của khổ đau, của hạnh phúc, và thậm chí của tội lỗi nữa. Trong các nhân vật chính của Kim Dung có lẽ Mộ Dung Phục là một ngoại lệ : y không hề biết đến tình yêu. Y có khát khao điều gì ngoài việc khôi phục lại một nước Ðại Yên hão huyền? Và vì cái giấc mộng đế vương rồ dại đó, y đã khước từ tình yêu của Vương Ngọc Yến. Có ai ngờ nỗi con người đã từng được mệnh danh là con rồng trong võ lâm đó lại có thể nhẫn tâm nhanh chóng trở mặt giết cả người thân thuộc để lấy lòng Ðoàn Diên Khánh, nhằm thực hiện cho được ý đồ. Và kết cục tất yếu là y phải trở thành người điên sống trong cơn mộng đế vương hư ảo với y phục của phường tuồng và quần thần là đám trẻ con chạy theo xin kẹo bánh!

Phải chăng Kim Dung muốn cho ta thấy dẫu tình yêu có đem lại vô vàn khổ luỵ đi nữa thì nó vẫn là tiếng nói nhân bản nhất của con người, và kẻ nào không biết đến tình yêu, kẻ nào quay lưng lại với tiếng nói đằm thắm của con tim đều tự mình đánh mất đi những gì đẹp đẽ nhất trong đời và luôn luôn đi đến một kết cục cuồng điên?




Ghi Chú

[1] Kính sợ mà xa lánh (Luận ngữ- Ung giả VI)

[2] Một khái niệm thời gian cực ngắn theo triết học Phật giáo

[3] Nam hoa kinh, Tề Vật luận

[4] Thơ Lí Hạ " Nữ Oa luyện thạch bổ thiên xứ, Thạch phá thiên kinh đậu thu vũ" 女媧 煉 石 補 天 處, 石 破 天 驚 逗 秋 雨 (Nơi bà Nữ Oa luyện đá vá trời, đá vỡ trời rung, mưa thu ngưng đọng)

[5] Hai thiền sư đời Ðường chuyên khai ngộ đệ tử bằng cách hét và đánh gậy thay cho những bài thuyết pháp

[6] 無, 名 天 地 之 始 Vô là tên gọi khởi thủy của trời đất (Ðạo đức kinh, chương I) (Cách dịch của tôi có khác với một vài sách dịch khác, thuờng dịch câu này là : Vô danh là gốc của trời đất)

[7] 一 以 貫 之 Dùng lẽ một để thấu suốt tất cả.

[8] Khổng tử chia môn đồ của mình thành hai hạng : hạng đăng đường chỉ hiểu được lớp bên ngoài của đạo, còn hạng nhập thất mới hiếu thấu được phần tinh hoa cốt tủy bên trong

[9] Thuật ngữ dùng để chỉ những người luyện võ công sai lầm đưa đến trạng thái tê liệt toàn thân. Thật ra khái niệm này trong võ thuật Trung Quốc cũng lấy từ Hatha – Yoga Ấn Ðộ

[10] Theo Pháp bảo đàn kinh

[11] Kinh Dịch : Dịch hữu Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái 易有太極, 太極生兩儀, 兩儀生四象, 四象生八卦卦 (Dịch có Thái cực, Thái cực sinh ra hai nghi (hai nguyên lí Âm dương), hai nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh tám quẻ (Hệ từ thượng)

[12] Theo học thì ngày càng được thêm, theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi lại bớt, cho đến mức vô vi (Ðạo đức kinh, chương XLXIII).

[13] Một điểm trùng hợp lí thú là tác phẩm Love Story của Erich Segal lại kết thúc bằng câu tương tự “Love means not ever having to say you’re sorry” Yêu có nghĩa là không bao giờ phải nói hối tiếc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Hồn hoa dại

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Dec 05, 2011 12:22 am

Hồn hoa dại


Huỳnh Ngọc Chiến

Đường trong làng hoa dại với mùi rơm
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng
(Đi giữa đường thơm – Huy Cận)

Mỗi khi đọc câu thơ đó ắt hẳn những ai đã từng sống ở thôn quê, đều cảm nhận được hương quê trong cái không khí êm đềm của thời thơ ấu. Mùi rơm, mùi phân bò quyện trong không khí hòa với mùi thơm của hoa dại ven đường, mùi khói lam chiều tỏa lên mái tranh tạo thành một hương quê cho những làng thôn Việt Nam. Hương quê có một ý vị vô cùng đằm thắm, và có lẽ mỗi vùng quê đều có một hương quê riêng. Nhưng những ai đã từng sống ở vùng quê Quảng Nam, mỗi khi đi trên con đường làng nhiều bụi rậm hay đi dọc theo những con đường đất ven đồi vào lúc hoàng hôn đều không thể nào quên được mùi hương thơm ngát đến lạ lùng của một loại hoa dại xen lẫn vào hương quê : hương dủ dẻ.

Không biết ở những vùng quê khác của Việt Nam có nhiều loài hoa này không, nhưng dường như dủ dẻ mọc nhiều nhất ở những vùng đất gò đồi của xứ Quảng Nam, mọc lẫn cùng xương rồng, gai long, sim, dúi. Những ai đã một lần ngửi được hoa dủ dẻ có lẽ khó lòng mà quên được mùi hương từ những cánh hoa chắc bẫm màu vàng đó. Sưa và dủ dẻ cùng một sắc vàng, có lẽ là hai loài hoa đặc trưng của Quảng Nam và lại tương phản nhau đến lạ kỳ. Hoa sưa bình dị nhưng kiêu sa, mộc mạc nhưng lộng lẫy, rộ rất nhanh rồi mau chóng tàn phai, như chỉ muốn đến giữa đời để khoe hương sắc. Trong một thoáng rồi thôi. Hoa sưa nở rộ trên cành cao để mọi người chiêm ngưỡng, hoa dủ dẻ tự biết mình không đẹp nên thường phải dấu mình trong những bụi cây hoang dại. Hoa sưa thường mọc ven sông, dủ dẻ lại thường mọc trên những vùng gò đồi khô cằn sỏi đá. Nếu tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua duới hàng sưa với nỗi buồn “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ” (Huy Cận), thì khung trời tuổi thơ lại quyện đầy hương dủ dẻ.

Tuổi thơ tôi trải qua ở một vùng thị trấn thuộc loại nghèo nhất miền Trung thuở ấy. Cái thị trấn quê mùa còn đang ngượng ngịu tập khoác lên mình cái áo thị dân rộng lùng thùng, khi mà chung quanh con đường chính vẫn còn bạt ngàn những gò đồi và đồng lúa. Và chính nơi những đồng lúa cùng gò đồi ấy, tuổi thơ chúng tôi đã trải qua những ngày tháng thần tiên. Quên sao được hình ảnh những chú nhóc mình trần trùng trục suốt trưa hè cứ lội bì bõm dưới ruộng tìm bắt cá lia thia, để da dẻ cháy đen trong cái nắng chói chang. Nhưng khi ánh nắng bắt đầu dịu xuống là chúng tôi lần theo những gò đồi đầy gai để tìm hoa dủ dẻ khi nó bắt đầu nhẹ nhàng lan tỏa hương trong bóng hoàng hôn yên tĩnh, làm ngát thơm thêm những làn gió chiều hôm. Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy thường lần theo mùi hương để tìm cho ra những cánh hoa quê mùa luôn tìm cách lẩn khuất dưới những bụi cây đó. Có lúc cả bọn phải kêu ré lên vì gặp một chú rắn đang vội trườn mình lẫn trốn hay những chú ong đang bay túa ra từ cánh hoa thơm mùi chuối chín. Trái dủ dẻ nho nhỏ và ngọt ngọt thơm thơm, đó là món quà quý báu để những chú bé giành nhau trong những chuỗi cười hồn nhiên dòn dã. Khung trời đó bình yên và hạnh phúc quá, đến nỗi chúng tôi không hề hay biết rằng mình đang sống thời buổi chiến tranh. Thuở ấy đêm đêm vẫn chưa có tiếng đại bác dội về thị trấn. Thỉnh thoảng chỉ một chiếc máy bay lượn qua xé tan bầu trời yên tĩnh, hay một đoàn xe GMC chạy qua con đường đất đỏ, lũ nhóc chúng tôi nhìn theo như một hình ảnh lạ và chỉ hiểu mơ hồ rằng chiến sự đang diễn ra ở một nơi nào xa lắm. Xin cám ơn cuộc đời đã giành cho tuổi thơ chúng tôi những buổi chiều vàng êm ả, những buổi chiều vàng đó có lẽ còn mênh mang hơn cả những buổi trưa của Huy Cận “Một buổi trưa không biết ở thời nào, một buổi trưa nhè nhẹ như ca dao, có cu gáy có bướm vàng nữa chứ” (Đi giữa đường thơm). Nơi khung trời ngày xưa đó không có tiếng cu gáy nhưng có rất nhiều tiếng chim ríu rít, có cả bướm vàng, nhiều là đằng khác, và có cả mùi hương dủ dẻ. Hương dủ dẻ đã quyện lấy tâm hồn chúng tôi để trở thành cái nền của bức tranh thời thơ ấu. Mùi hương mộc mạc ngọt ngào giống như mùi chuối chín đó đã tỏa ngát khung trời tuổi thơ của chúng tôi cùng những đọt cây gai và những bụi chà là.

Có nhiều loài hoa dại nhưng dáng vẻ rất đẹp vẫn được dùng để trưng bày, còn hoa dủ dẻ thì không, vì người đời vẫn chuộng sắc hơn hương. Đôi khi nhìn những lẵng giỏ mây đầy những hoa đẹp rực rỡ đang tranh nhau khoe sắc một cách ồn ào, tôi thử nghĩ giá như cắm vào một hoa cành dủ dẻ thì sẽ lạc điệu biết chừng nào. Nó sẽ như một cô thôn nữ dịu dàng trong chiếc áo bà ba và cái nón lá đang bị chìm khuất giữa những người mẫu lộng lẫy kiêu kỳ. Nhưng nếu tĩnh tâm để thưởng thức, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay mùi hương dủ dẻ. Cánh hoa dủ dẻ màu vàng rơm chắc bẫm, rất đỗi bình dị, nếu không muốn nói là cục mịch, nhưng mùi hương của nó lại quyến rũ lạ lùng. Hoa không có sắc mà chỉ có hương, và hương chỉ chịu tỏa ra khi chiều xuống, như cái duyên ngầm của những cô gái chốn quê xưa. Ven đường đến ngôi trường học tiểu học của chúng tôi ngày đó cũng có dủ dẻ mọc lẫn trong những bụi cây, và chúng thường bị phát hiện ngay khi chiều xuống. Những cô học trò nho nhỏ ngày ấy, với mái tóc còn chưa biết đến mùi bồ kết và chanh, vẫn thường nhét dủ dẻ vào trong cặp như để làm duyên và như muốn để hương dủ dẻ làm tăng thêm mùi hương con gái.

Nhiều người xứ Quảng xa quê đã đem vài bụi dủ dẻ vào trồng ở Sài Gòn để tìm lại chút hương vị quê nhà, nhưng dầu có chăm sóc thế nào nó vẫn tàn phai héo úa. Người ta đã hoài công khi muốn tìm lại, qua mùi hương dủ dẻ, hình ảnh bụi chuối bờ tre, tiếng chim cuốc kêu não nùng trong đêm vắng, cái oi nồng của nắng hạ, những tia chớp ngoằn ngoèo trên nền trời đông u ám, tiếng mưa rơi rả rích từng đêm trên tàu chuối ở chốn quê xưa. Rời xa những vùng gò đồi cát nắng, dủ dẻ đâm ra héo hắt, như tâm sự ngậm ngùi của kẻ ly hương. Loài hoa quê mùa đó không chịu được không khí ồn ào của chốn phồn hoa. Dường như nó chỉ muốn quay về với vùng quê sỏi đá đầy gió cát, nơi mà những cơn nắng hè hực lửa luôn làm khô héo ruộng đồng và đẩy thêm người dân quê tôi vào những tháng ngày lam lũ. Dủ dẻ chỉ muốn tỏa hương và làm bạn cùng những cậu bé, cô bé chăn trâu chân đất, tóc còn khét mùi nắng hạ. Nó vẫn luôn như một người nông dân chân chất, cục mịch vụng về nhưng tâm hồn lại ngát hương thơm. Hoa dủ dẻ có cái duyên ngầm của của cô gái quê xinh đẹp, lại có đằm thắm nồng nàn của một người tài hoa muốn ẩn mình nơi điền dã.

Nhà văn Henry Miller có nói một câu vô cùng thâm thúy: “Tiền bạc có thể mua được tất cả, trừ sự nghèo nàn”! Hoa dủ dẻ chính là sự nghèo nàn đáng yêu đó. Dù có bao nhiều tiền bạc đi nữa, nhưng nếu chỉ sống ở thành phố thì các bạn sẽ không bao giờ thấy được loài hoa mộc mạc kia và cảm nhận được mùi hương lạ lùng của nó; nhất là thành phố bây giờ không còn cái yên tĩnh của bóng chiều hôm.

Thời buổi văn minh đã vô tình tàn phá hết thiên nhiên thời thơ ấu. Những ngọn đồi ngày xưa đã bị san phẳng để thay bằng những tảng bê tông vô hồn đã cuốn trôi đi bao kỷ niệm êm đềm của chúng tôi trong mùi hương dủ dẻ. Và mai sau nữa, dủ dẻ không biết có còn không, để những khi chiều xuống, chúng ta còn dịp tìm về lối cũ đường xưa để nghe ra hồn hoa dại đang thì thầm trong bóng hoàng hôn.

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Ghen tuông – “sản phẩm phụ của tình yêu” - trong tác phẩm Kim Dung!

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Dec 12, 2011 6:12 pm

Ghen tuông – “sản phẩm phụ của tình yêu” - trong tác phẩm Kim Dung!

huỳnh ngọc chiến

Ớt nào là ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng!
(Ca dao)

Chúng ta đã quá quen với câu ca dao trên. Và đó có lẽ là “ bửu bối” mà những người vợ cả ghen thường xuyên dùng để biện minh cho những “ lọ dấm chua” mà mình đã đổ ra. Nhưng gẫm cho cùng thì câu ca dao đó vẫn thiếu chút thiếu sót, vì không phải tất cả các loại ớt đều cay. Ớt vẫn có loại không cay, chỉ dùng để làm kiểng và trang trí, còn phụ nữ thì chắc chắn không có ai lại không ghen một khi đã yêu thực sự, dầu người đó có phải là … chồng mình hay không. Như vậy, ngẫm ra phụ-nữ- khi-yêu còn cay hơn cả ớt! Nhưng Thượng Đế quả thật là đấng Toàn Năng Toàn Trí, và vô cùng thông minh hóm hỉnh, khi để cho những hậu duệ thực sự của A-Đam không thích những thứ ngọt ngào, mà lại thích những món đăng đắng, cay cay. Bởi vậy, đâu có người đàn ông nào lại thích ăn chè hay uống nước ngọt (có lẽ vì nó mau ớn lắm!), mà khắp thiên hạ chỉ toàn thấy loại đàn ông thích cà phê ( là thứ đăng đắng!) và rượu ( là thứ cay cay!). Cho nên họ yêu phụ nữ và lấy vợ chỉ để tận hưởng những thứ cay nồng!

Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng Lữ Hậu, là vợ của Hán Cao tổ Lưu Bang, rất ghen với Thích Cơ. Thuở còn sống, Lưu Bang sủng ái Thích Cơ, và muốn lập con Thích Cơ kế vị. Lữ Hậu, nhờ mưu của Trương Lương, mời bốn ẩn sĩ ở trong núi về làm vây cánh và rốt cuộc Lưu Bang phải lập con của Lữ Hậu lên ngôi thái tử là Hiếu Huệ Đế về sau. Khi Lưu Bang băng hà, Lữ Hậu bèn cho chặt tay chân Thích Cơ, móc mắt, đục thủng tai, cho uống thuốc thành câm và đem bỏ vào nhà tiêu, gọi đó “ con người lợn”. Hiếu Huệ Đế thấy mẹ làm vậy, bèn khóc mà nói: “Đây không phải việc làm của con người!” (Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ). Đó là sự ghen tuông tàn nhẫn khoáng tuyệt cổ kim, làm cánh đàn ông, dù mới chỉ đọc sách thôi, cũng đã đủ để giật mình rợn gáy!

Có lẽ không ai trong chúng ta lại không nhớ đến cái ghen của Hoạn Thư với Thúy Kiều. Cô tiểu thư họ Hoạn chỉ cần tung ra vài chiêu nhẹ nhàng là đủ khiến cho đôi bên Thúc Sinh và Thúy Kiều chỉ biết “ nhìn nhau mà lệ ứa, mỗi ngày một cách xa” (thơ Lưu Trọng Lư). Xưa nay, nhiều người đã lên án cái ghen của Hoạn Thư là cái ghen thâm độc (?), nhưng quên rằng trong thâm tâm, cụ Nguyễn Du vẫn xem trọng Hoạn Thư vô bờ bến, vì cô đã làm được một điều xứng đáng với tấm lòng từ bi của Bồ Tát: đó là cô thực sự tôn trọng tài hoa của Thúy Kiều. “ Rằng: tài nên trọng mà tình nên thương” (Kiều, 1900). Tôn trọng tài hoa của tình địch là điều mà phụ nữ cổ kim hiếm ai, nếu không muốn nói là không có ai, làm nỗi. Cái ghen của Hoạn Thư là sự ghen tuông thường tình, nhưng cái ghen đó đã đi chung với cái tâm Bồ Tát siêu tuyệt thượng thừa.

Nhưng đâu phải chỉ con người mới biết ghen. Thần linh, khi đã yêu, cũng ghen tuông không kém. Thần thoại Hy Lạp đã cho ta thấy những trận ghen tuông kinh hoàng của Héra, vợ vương thần Zeus. Trong văn học nhân loại , dường như chỉ có thần tiên trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không hề ghen tuông, có lẽ chỉ vì một lý do đơn giản là họ không hề biết thế nào là tình yêu thực sự. Mà nơi nào không có tình yêu, nghĩa là không có ghen tuông giận hờn, thì chán lắm, giống như suốt đời ngồi vào bàn nhậu chỉ để ăn chè! Bởi vậy Lưu Thần, Nguyễn Triệu phải vội vã bỏ tiên giới để quay về lại với trần gian. Sống ở tiên giới để làm gì nếu như cứ suốt ngày thơ thẩn với những tiên nương kiều diễm nhưng chỉ biết đàn ca múa hát, giống như những con búp bê robot xinh đẹp đã được lập trình?

Kim Dung là một trong những tác gia hiếm hoi của phương Đông mô tả tình yêu nhiều sắc thái đến lạ kì. Cho nên cũng hiếm có tác giả nào có thể mô tả cái ghen đa dạng và nhiều màu sắc đến vậy. Tác phẩm Kim Dung cho ta những ấn tượng sâu sắc về sự ghen tuông. Ghen tuông luôn đi đôi với tình yêu trong những tiếng cười gằn lạnh lẽo, cũng như trong những giọt nước mắt thương đau. Đôi khi nó có mang tính chất ngớ ngẫn như ông lão Bạch Tự Tại , chưởng môn phái Tuyết Sơn, ghen với lão ma đầu Đinh Bất Tứ. Có lẽ khi ghen vì yêu thì người ta dễ dàng biến thành trẻ con, dù ở bất kỳ lứa tuổi và thân phận nào.

Trong Hiệp khách hành, Mai Phương Cô vì giận Thạch Thanh đãphụ rẫy mình, nên bắt cóc con trai của vợ chồng cặp Hắc Bạch song kiếm này đem về đày đọa thành đứa trẻ ăn mày cầu bơ cầu bất, cô bắt nó sống thực khổ sở cho đỡ uất hận. Oái ăm hơn nữa, cô đặt tên cho thằng bé là Cẩu Tạp Chủng (Chó lộn giống). Bút lực Kim Dung quả rất thâm hậu khi hé mở được cái tâm lý nhỏ nhen và phức tạp của người phụ nữ ghen tuông. Đúng thôi. Ta yêu ngươi tha thiết, điều đó ngươi đã biết, vậy mà ngươi không đến với ta, ruồng rẫy tấm lòng ta, thì dù ngươi có lấy bất kỳ “con mụ đàn bà” (!) nào khác trên cõi đời này, vợ chống người chỉ có thể sinh ra loại “ chó lộn giống” mà thôi! Đúng như người ta nói: dưới mắt một người phụ nữ đang ghen thì tất cả người đàn bà nào yêu người mình yêu, bất kể trình độ hay xuất thân, bất kể là thượng lưu trí thức hay kỳ nữ giang hồ, đều là loại người trắc nết hư hỏng, và dĩ nhiên là đáng bỏ đi. Vì ghen với mẹ mà oán hận cả con. Đó cũng là cái ghen rất thường tình của phụ nữ và cũng rất đáng cảm thông.

Ni cô Nghi Lâm yêu Lệnh Hồ Xung tha thiết, yêu đến tiều tụy cả dung nhan, nhưng lại không ghen, bởi vì tâm hồn cô là tâm hồn thánh nữ, và có lẽ cô tiểu ni diễm kiều tuyệt tục đó không …. dám ghen! Trong thâm tâm, cô đã yêu nhưng lại luôn luôn lo sợ mang tội với Bố Tát. Ăn trộm một trái dưa giữa đồng vắng cho Lệnh Hồ Xung mà cô đã xem là chuyện tày trời, huống gì đi … ăn trộm một trái tim! Thân đã gởi nơi cửa Phật, suốt đời rau dưa kinh kệ, mà tâm hồn lại đi lưu luyến một gã lãng tử giang hồ thì, với cô, đó sẽ là tội đáng bị đày xuống mười tầng A Tỳ địa ngục, vĩnh viễn không thể siêu sinh.

Chả bù với mẹ cô. Bà ta nguyên là một ni cô xinh đẹp, vì cảm động trước tấm chân tình của Bất Giới hòa thượng mà chấp nhận hoàn tục. Như vậy, kể ra tình yêu cũng sâu sắc lắm. Vậy mà chỉ vì thấy Bất Giới hòa thượng bế con đứng ngoài cổng nói chuyện một vài câu gì đó với một cô nương qua đường, là đủ để bà ta đùng đùng “ đổ dấm chua” và bỏ đi mất biệt. Bất Giới hòa thượng đành đem gởi Nghi Lâm vào phái Hằng Sơn, bà ta bèn giả câm để vào quét dọn và ngầm chăm sóc Nghi Lâm. Khi bắt được Bất Giới hòa thượng, bà cho treo ông lên cây để cho cả thiên hạ biết được kẻ “ bạc tình hiếu sắc nhất thiên hạ”! Đó là cái ghen vớ vẫn và cùng cực ích kỷ của một ni cô dở hơi khi hoàn tục, và là loại dấm chua nhất trong thiên hạ.

Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên -Phó bang chủ Cái bang, cô luôn tự hào về nhan sắc làm điên đảo khách giang hồ của mình, lại đem lòng ngưỡng mộ bang chủ Tiêu Phong, nhưng Tiêu Phong không để ý. Và điều đó đã gây nên tấn thảm kịch cho Tiêu Phong, tấm thảm kịch mấu chốt trong Thiên Long Bát Bộ. Cô sẵn sàng hiến thân cho trưởng lão Cái bang là Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh để kéo thêm vây cánh nhằm hạ bệ Tiêu Phong. Dầu lúc đó, Tiêu Phong không có người yêu, và không yêu ai ngoài ruợu, như vậy không có ai để cô ghen, nhưng với phụ nữ hiếu thắng và độc đoán như Khang Mẫn thì trong thâm tâm cô vẫn đang ngấm ngầm ghen mà cô không hề hay biết. Thuở còn bé, nhà nghèo, ngày Tết cô không có áo hoa; thấy người hàng xóm có áo hoa xinh đẹp, cô lén lấy trộm về, không phải để mặc, mà để xé nát ra. Cô không có áo hoa thì có nghĩa là không được ai có cả. Cô đã thầm yêu Tiêu Phong, nhưng cô không chiếm được trái tim Tiêu Phong thì có nghĩa là không một ai có quyền chiếm lấy trái tim đó cả. Cô đang ngấm ngầm ghen với người phụ nữ nào đó sẽ đến với Tiêu Phong, vì điều đó có nghĩa là, dưới mắt Tiêu Phong, người phụ nữ đó xứng đáng hơn cô. Cho nên, khi bị trọng thương sắp chết, cô vẫn lồng lộn ghen tuông với A Châu, dù biết rằng A châu đã chết. Biết Tiêu Phong đang nóng lòng muốn biết thủ phạm gây ra tấn thảm kịch cho gia đình ông tại Nhạn môn quan năm nào, cô vờ bảo Tiêu Phong cô sẽ tiết lộ tên người đó, với điều kiện Tiêu Phong phải ôm cô vào lòng trước khi chết. Đó là cái ghen của một phụ nữ biết mình xinh đẹp nên hiếu thắng và tàn nhẫn. Nhưng tân nguyện chỉ xin được một vòng tay ôm của người mình yêu trước khi chết ngẫm ra cũng đáng thương.

A Châu là cô gái thông minh và hiếu hạnh. Cô dùng cái chết để giải tỏa mối oan cừu, do ngộ nhận, giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần. Thế nhưng dầu đã qua đời, cô vẫn bị ghen bởi chính người em ruột cô là A Tử, người mà cô gởi gắm cho Tiêu Phong trước khi nhắm mắt. Cô bé tinh quái A Tử do yêu người anh rễ Tiêu Phong một cách tuyệt vọng, nên đâm ra ghen cả với người chị đã mất. Khi sống, cô bé ngang ngược và tai ác này không thể thỏa mãn ước mong, thì tại Nhạn môn quan cô đã được toại nguyện là cùng vùi thây với Tiêu Phong nơi vực thẳm. Sinh vi đồng thất thân, tử vi đồng huyệt trần ( Sống thì cùng ở một nhà, chết đi nấm mộ xin là nơi chung - thơ Bạch Cư Dị). Tình yêu đã đắm say cho nên cái ghen cũng nghiệt ngã, bởi vậy cô không thể không ghen với người chị ruột A Châu. Đó là cái ghen vừa mãnh liệt lại vừa trẻ con.

Hai cao thủ tuyệt đỉnh phái Tiêu Dao là Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy vì cùng yêu Vô Nhai Tử, kẻ tranh sư huynh người giành sư đệ, mà đánh ghen với nhau từ thuở thanh xuân cho đến lúc gần đất xa trời, chỉ vì muốn khẳng định rằng trong trái tim của vị chưởng môn kia chỉ có hình bóng của mình thôi. Trận huyết đấu cuối cùng giữa hai bà già ở cái tuổi xấp xỉ một trăm, khi mà Vô Nhai Tử đã chết, quả vừa buồn cười vừa cảm động. Lúc sắp mất người nào cùng lập mưu để được chết sau, xem như đó là cách chiến thắng tình địch trong trận đấu kéo dài suốt cả thế kỷ! Khi cả hai phát hiện ra người trong bức tranh của Vô Nhai Tử là vị sư muội xinh đẹp của mình, họ vừa mừng vì đó không phải là tình địch của mình, nhưng lại đau xót vì đó không phải là mình. Đúng là gừng càng già càng cay, người càng già càng ghen. Đó là cơn ghen “thế kỷ”!

Đao Bạch Phụng là vương phi của Đoàn Chính Thuần vì ghen và hận thói lăng nhăng của chồng nên đã không ngần ngại hiến thân cho một kẻ ăn xin mình tình cờ gặp trong đêm tối tại sân chùa Thiên Long. Cung phi của một vương gia với tấm thân nghìn vàng và dung nhan xinh đẹp, chỉ vì ghen tuông lại đi hiến thân cho một tên ăn mày ghẻ lở nhơ nhớp nhất trên đời. Vì ghen tuông thành oán hận, vì oán giận đâm mù quáng. Rõ đúng đàn bà dễ sa ngã nhất là lúc họ hận chồng. Đó là chi tiết cường điệu quá mức, nhưng lại là một cách trả thù kỳ quái vì ghen tuông, mà chỉ Kim Dung mới nghĩ ra.

Đã yêu thì phải ghen. Tất nhiên. Có lẽ bà E-Va là người phụ nữ duy nhất trên đời không biết ghen vì bà là “ đại lý độc quyền” của AĐam và không có đối thủ để cạnh tranh! Yêu. Ghen. Hận. Uất. Ghét. Thương. Oán. Lệ. Thù. Tất cả những từ quen thuộc và thậm chí sáo mòn đó góp phần tạo nên sự đa dạng đến kỳ diệu của tình yêu. Do đó, cái ghen, “ sản phẩm phụ của tình yêu”, cũng biến hóa thiên hình vạn trạng. Như tâm lý phực tạp và cực kỳ mâu thuẫn của phụ nữ! Môn chiêm tinh học làm gì có nếu như không có môn Thiên văn học? Hai chữ “ ghen tuông” làm gì tồn tại trong tự điển sống của những phụ nữ không biết đến tình yêu? Tại hạ xin kính cẩn đặt câu hỏi cùng tất cả bạn đọc: “ Tâm sự ghen tuông của những phụ nữ trong thiên hạ đáng thương hay đáng giận”?
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Dec 12, 2011 6:17 pm

Đoàn Dự: kẻ phụng hiến trong tình yêu!

Tục ngữ bảo: “ Con gái đôi tai, con trai đôi mắt”, nghĩa là trong tình yêu, phái nữ thường vì đôi tai mà trái tim bị chinh phục, còn phái nam thường do đôi mắt mà thần hồn bị đảo điên. Cho nên có người nói rằng: người đàn bà suốt đời chỉ khao khát nghe được câu " Anh yêu em " từ người đàn ông mà họ thương yêu, còn người đàn ông thì ngược lại, suốt đời họ cứ trăn trở mãi với câu hỏi " Ta yêu ai?". Nếu ta đem câu hỏi này để chất vấn Kim Dung, ắt hẵn ông, với nụ cười hóm hỉnh, sẽ đưa ra hình ảnh đáng yêu của vị vương tử đa tình nước Đại Lý: Đoàn Dự!

Những nhân vật chính diện trong tác phẩm Kim Dung, cũng như trong các tác phẩm võ hiệp khác, thường là đối tượng thương yêu của nhiều trái tim kiều nữ, như Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ.... Nhưng trong tình yêu của Đoàn Dự vẫn có chỗ khác biệt: đó là sự đắm say trong tất cả mối tình với những người con gái kiều diễm trên đời, mà chàng ta yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ. Từ Chung Linh, rồi pho thạch tượng cho đến Mộc Uyển Thanh... Chỉ đến khi gặp được Vương Ngữ Yên thì tất cả hình ảnh giai nhân trên thế gian này mới thực sự bị xoá nhoà đi như không còn nữa.Tự tòng nhất kiến khanh khanh hậu.Trần thế giai nhân tổng thị vô. (Kể từ một lần gặp được khanh khanh, thì tất cả giai nhân trên đời này coi như không còn nữa).

Vị vương tử đa tình họ Đoàn đi đến đâu đều đắm say tình yêu đến đó, như một thỏi sắt cứ mãi mãi bị hút bởi từ lực của giai nhân. Chàng ta chỉ tôn thờ nhan sắc, chẳng thèm quan hoài chi đến võ công hay quyền lực. Được cầm cương ngựa cho giai nhân là nỗi khát khao suốt đời của chàng ta. Mà hồng nhan thì có khắp trong thiên hạ, cho nên tình yêu của chàng ta cũng bén rễ khắp chốn khắp nơi. Đối với
chàng ta thì chỉ có tình yêu là tất cả, như một Xuân Diệu thời trai trẻ " Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá, chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì". Nhưng trong tình yêu của Xuân Diệu " Yêu là chết trong lòng một ít" vẫn ngầm chứa nỗi khát khao được yêu lại, mà không đạt được nên đâm ra khổ đau và chết một ít trong lòng. Còn Đoàn Dự thì hơn thế, chàng ta tìm đến với người đẹp dường như chỉ để chiêm ngưỡng tình yêu dưới quan điểm mỹ học thuần nhiên. Yêu chỉ để mà yêu, yêu chỉ để thoả mãn nỗi khát khao tôn thờ vẻ đẹp, yêu như một sự bột phát tuôn trào của những cảm xúc tự nhiên là muốn được phụng sự cho khách má hồng. Nhất là trong tình yêu chàng ta dành cho Vương Ngữ Yên. Suốt đời cứ mê mẫn lẽo đẽo theo nàng ta rong ruỗi khắp giang hồ, như một kẻ tuỳ tòng hờ, chỉ ước mong nàng hạ tứ ban cho một nụ cuời, một ánh mắt nhìn là mãn nguyện. Cái thiết tha say đắm đã được đẩy tới chỗ tận cùng "Ta đâu biết cõi vô tình vô tận, nhưng tình ta ta biết tận vô biên- Thơ Hồ Văn Thắng). Chàng công tử đa tình ấy như muốn tìm một chốn an tâm lập mệnh trong chút hương thừa của quốc sắc thiên hương! Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc chuyên bài xích Kim Dung, đã phê phán rằng nhân vật Đoàn Dự chỉ là hình ảnh lặp lại của anh chàng công tử ẻo lả đa tình Giả Bảo Ngọc trong kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần mà thôi. Nói thế không khỏi cho chỗ oan uổng và bất công. Đoàn Dự làm gì uỷ mị đến mức sướt mướt khóc gió than mây như Giả Bảo Ngọc? Nhưng cả hai đều rất giống nhau ở điểm: xem nhan sắc, hay đúng hơn phái nữ, là biểu trưng cho những gì đẹp đẽ nhất trên cõi đời này. Giả Bảo Ngọc cho rằng cốt cách đàn ông được cấu tạo từ đất, còn cốt cách đàn bà thì được cấu tạo từ nước. Nước thì mềm mại, nhu nhuyễn, cho nên giai nhân thì mong manh và đáng yêu vô kể!

Khi Đoàn Dự nhìn thấy Du Thản Chi - đang là Bang chủ Cái Bang - chấp nhận quì lạy Đinh Xuân Thu và gọi lão bằng sư phụ để mong lão tha chết cho A Tỷ, một cảnh tượng làm tất cả các nhân vật võ lâm trong đương trường phải phẫn nộ vì xấu hổ cho "thân phận nam nhi", thì chàng ta lại thán phục và ngầm so sánh với mình. Chàng ta cứ ngỡ rằng tấm lòng mình dành cho Vương Ngữ Yên tưởng chừng như đã đạt đến chỗ sơn cùng thủy tận của tình yêu, đã đến mức hoan hỷ tận hiến tất cả thân tâm, nhưng ngẫm ra hãy còn thua xa Du Thản Chi, là kẻ tình nhân đã đạt đến trình độ yêu đương quỷ khốc thần sầu. Và chàng ta thầm khen Du Thản Chi mới đích thị là " bậc hiền thánh trong tình yêu" (tình trung hiền thánh)! Trong tình yêu của Đoàn Dự và Du Thản Chi không còn một chút dấu tích so đo tính toán của lý trí, còn "cái tôi" thì đã hoàn toàn biến mất để hoà tan trong đối tượng thương yêu. Hai ông " tình thánh" kia quả rất xứng đáng là những kẻ si tình vĩ đại nhất của mọi thời đại, suốt dưới vòm trời bốn bể năm châu!

Còn môn Lăng ba vi bộ kỳ tuyệt mà chàng ta học được, khi vô tình lạc vào thạch thất của phái Tiêu Dao sau núi Vô Lượng, cũng nhờ đắm say chiêm ngưỡng bức thạch tượng tạc một phụ nữ dung nhan tuyệt đại trông tợ thần tiên. Những kẻ muốn đùa cợt hoặc xúc phạm bức tượng ắt phải chết vì những mũi tên tẩm độc ngầm dấu trong các cơ quan rồi. Chỉ có chàng ta vì mê mẫn bức tượng, xem đó là bậc thần tiên giáng thế, nên mới chịu khó cung kính quì lạy đủ 1000 lạy! Và chính tấm lòng đa tình lãng mạn đó vô tình cứu chàng ta khỏi hoạ sát thân. Kim Dung đã cực tả cái thần trong đôi mắt của thạch tượng(*) làm người đọc liên tưởng đến sự quyến rũ kỳ diệu trong nụ cười Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Nhan sắc ấy và đôi mắt ấy thì trách sao anh chàng đa tình Đoàn Dự không điên đảo thần hồn, hân hoan quì lạy, gọi bằng " Thần tiên nương tử, Thần tiên tỷ tỷ ", và hứa hẹn thời gian sau sẽ quay về đoàn tụ, dù vị "thần tiên nương tử" đó chỉ là pho thạch tượng! Cái tình yêu ấy đã được thăng hoa gần như thoát tục, và còn như muốn đi xa hơn cả cái khái niệm amor platonicus(**) trong văn học phương Tây. Dưới ánh sáng của tình yêu như thế, thì mọi vật dù vô tri giác cũng sẽ tràn đầy sức sống và được gán cho một linh hồn. Đó cũng là tình yêu mà sau này chàng ta mãi mãi dành cho người con gái diễm kiều thông tuệ Vương Ngữ Yên - một bản sao của pho thạch tượng thần tiên đó.

Ngoài nhan sắc, chàng ta chẳng thiết tha gì với những cái mà thiên hạ sẵn sàng đổ máu để tranh giành nhau. Đường đường là vị hoàng thân quốc thích của nước Đại Lý, chuẩn bị kế thừa ngôi vua, nhưng vì không muốn học võ công, không ham chính trị, nên chàng ta dấn thân phiêu bạt giang hồ, kết bạn với anh hùng hảo hán. Hễ thấy nơi nào có tranh chấp là chen vào can thiệp, bằng lý lẽ của anh đồ gàn, bất chấp họ có thèm nghe theo mình hay là không. Võ công thì siêu đẳng với tuyệt kỹ Lục mạch thần kiếm độc bá võ lâm, nhưng chàng ta chẳng thèm mơ màng chi cả, nên khi thì thi thố thần diệu tuyệt luân, lúc thì ngơ ngơ ngẩn ngẩn như đứa bé không biết võ công. Chỉ có một môn võ công chuyên dùng để "chạy trốn" mà chàng ta luôn sử dụng thành công, đó là những bước Lăng ba vi bộ. Chàng ta học bộ pháp kỳ tuyệt đó rất dễ dàng bởi vì nó chỉ dùng để tránh đòn mà không phải sát thương một ai..Như vậy mới hợp với tấm lòng đôn hậu của chàng ta: muốn tất cả mọi người vất bỏ hận thù, và sống chan hoà với nhau như anh em. Một anh đồ gàn rong ruỗi giữa cõi giang hồ đầy bất trắc và ân oán thị phi, để rao giảng thuyết " Tứ hải giai huynh đệ " của Khổng Tử bằng cái tâm trong sáng hồn nhiên, giống như một Don Quichotte ở phương Đông. Ấy vậy mà đôi khi những lời lẽ gàn gàn, tưởng chừng như dở hơi đó, lại cứu vãn được nhiều cục diện căng thẳng sắp đi đến chỗ bất khả vãn hồi, và võ công cũng không thể
giải quyết được gì.

Kim Dung để cho Đoàn Dự kết nghĩa anh em với Tiêu Phong, Hư Trúc và mối giao tình của họ, như một dòng nước ngầm chạy suốt bên dưới tác phẩm Thiên long bát bộ, như để nêu lên những mối tư lường thâm huyền cho tư tưởng.

Nếu tạo hóa đã dùng đại lực lượng, đại ý chí để sáng tạo nên những vưu vật hiếm hoi, những cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, thì con người phải biết thưởng ngoạn chiêm ngưỡng để khỏi phụ tấm lòng Hóa công, cái mà thơ Lý Hạ gọi là " Nguyên hoá tâm". Cũng vậy, khi con người đã bỏ tâm huyết cả một đời người để sáng tạo nên những công trình trác việt, như một thể cách đáp ứng lại đức Sinh của tạo hóa, thì những kiệt tác đó của con người cũng không thể bị vùi chôn trong quên lãng được. Đỗ Phủ đã từng cảm thán "Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri"(***) (Văn chương là chuyện ngàn năm, được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Nặn óc vắt tim, đẻo gọt gan ruột làm ra sách là để gởi lại cho hậu thế, mà không một ai biết đến, điều đó há chẳng đáng xót xa sao? Nhưng đâu chỉ trong văn chương, mà trong tất cả những công trình nghệ thuật do con người sáng tạo, đều là chuyện đem tấc lòng gởi vào thiên cổ cả, nên con người của vạn đại mai sau không có quyền để cho mai một. Do đó, khi Đoàn Dự phát hiện ra bao võ công uyên áo của phái Tiêu Dao còn lưu trong thạch thất núi Vô Lượng, nhưng lại hờ hững bỏ qua không chịu học, (vì ấn tượng mạnh nhất đối với chàng ta là pho thạch tượng chứ không phải các bí cấp võ công), thì Kim Dung phải bố trí cho người anh kết nghĩa của Đoàn Dự là Hư Trúc hưởng được toàn bộ chân truyền của các tuyệt kỹ đó trên cung Linh Thứu. Đó cũng là cách để Hư Trúc, thay mặt anh chàng tam đệ si tình, mà tạ lỗi với cổ nhân!

Nào phải chỉ có những cái hợp nhau mới tìm đến với nhau theo lẽ " Thanh khí ứng cầu ", mà những cái cực đoan cũng hay gặp gỡ nhau. Và chính hai cái thái cực đối nghịch, khi kết hợp lại, mới làm sáng tỏ thêm ý nghĩa đời. Ngạn ngữ phương Tây bảo " Les extrémités se touchent" cũng là ý đó. Một Đoàn Dự không thiết tha chi ngoài nhan sắc, một Tiêu Phong không thích gì ngoài rượu và võ công, hai người
tưởng chừng như khác nhau một vực một trời đó, ở chỗ thẳm sâu lại vô cùng gần gũi nhau trong tâm hồn quãng đại. Kim Dung đã sâu sắc biết bao khi sắp xếp hai người đại diện cho hai cực đoan đó gặp nhau trên Tùng hạc lâu và kết nghĩa anh em. Để khi đối cực bên này đổ vỡ thì đối cực bên kia đi đến chỗ tựu thành, như một sự điều hoà và cứu vãn cho nhau.

Người anh hùng Tiêu Phong lạc bước vào Mê Cung, và đã kết thúc cuộc đời trong bi hận. Mối tình ngậm ngùi đau đớn của ông với A Châu đã vỡ tan cung bậc, thì chút tâm nguyện xem như phó thác lại cho người em kết nghĩa là Doàn Dự, để chàng ta tựu thành những gì ông để dỡ, bằng khối tình si đối với Vương Ngữ Yên. Tấm lòng đó của Đoàn Dự cho dẫu không cứu vãn được, thì cũng an ủi được rất nhiều cho những tình yêu ngang trái. Đoàn Dự sinh ra chỉ để phụng hiến cho tình yêu, và đối với một kẻ đa tình như chàng ta thì có lẽ trong tình yêu, người đàn bà không bao giờ có tuổi và người đàn ông không bao giờ có mối tình đầu!

(*) Trong đôi mắt như mơ màng có ánh sáng long lanh lưu chuyển, Sở dĩ pho tượng này giống hệt như người sống là nhờ đôi nhãn quang linh động… Thần sắc ở trong đôi mắt khó mà mô tả cho đúng: dường như mừng vui, lại dường như hờn oán; dường như chan chứa tình ý tha thiết sâu xa, lại dường như đau xót ngậm ngùi (Nhãn lý ẩn ẩn hữu quang thái lưu chuyển. Giá thạch tượng sở dĩ tự cực liễu hoạt nhân, chủ nhân đương tạ nhãn quang linh động chi cố… Nhãn quang trung đích thần sắc tiện thị nan dĩ mô tả, tư hỷ, tự vưu, tự thị tình ý thâm chí, hựu tự ảm nhiên thần thương)

(**) Platon (427-347 BC), triết gia duy tâm lừng danh thời cổ đại Hy Lạp. Ông không hề sáng tạo hay nói đến thuật ngữ tình yêu mang tên mình, nhưng ông xem khao khát tình dục như là phương tiện để làm nảy nở một tình yêu cao thượng hơn. Vào thời Phục Hưng khoảng năm 1533, Marsilio Ficino - một môn đồ Platon - mới sử dụng thuật ngữ amorplatonicus (tình yêu kiểu Platon) để chỉ tình yêu đôi lứa thiên về tinh thần, hướng về Thượng đế, Trong khoảng thế kỷ XX, từ nay được hiểu là tình yêu gữa những người đồng giới tính!!! Trong bài này, tôi dùng từ amor platonicus theo nghĩa thông thường ban đầu của Marsilio Ficino
(***)Thiên địa chi đại đức viết Sinh (Cái đức lớn của Trời Đất là đức Sinh – Kinh Dịch, Hệ từ thượng)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Dec 12, 2011 6:20 pm

A Châu : nước mắt oan cừu!

Một người bảo tôi : nói về Tiêu Phong mà chỉ nói dăm ba trang thì chẳng nói được gì. Vấn đề thân phận con người, vấn đề thị phi thiện ác, vấn đề nghiệt oan của định mệnh, vấn đề quốc gia… chung quanh nhân vật kiêu dũng đó, dẫu có viết đến vài trăm trang cũng chưa đủ. Tôi bảo “Phải”. Nhưng có những điều, lắm khi viết một ngàn trang vẫn thiếu, mà một chữ lại thừa ! Muốn tả trăng thì phải tả mây. Đó là cách mượn mây để mà nẩy trăng của Kim Thánh Thán. Nên muốn nói đến Tiêu Phong thì phải gợi lại hình ảnh A Châu.

Những nhân vật nữ là người yêu của các nhân vật chính trong tác phẩm Kim Dung, dẫu chính hay tà, luôn có thân phận cao sang. Đó là Nhậm Doanh Doanh – Thánh cô của ma giáo, là Triệu Mẫn - quận chúa Mông Cổ, là Hoàng Dung – con gái của Đào Hoa đảo chủ, là Nhạc Linh San - ái nữ của chưởng môn Hoa Sơn, là Mộng Cô – công chúa Tây Hạ, là Vương Ngữ Yên - kiều nữ Mạn Đà sơn trang. Chỉ riêng A Châu - người con gái dìu dắt sinh mệnh và cuộc đời của một nhân vật kiêu dũng và anh hùng là Tiêu Phong - lại là một tỳ nữ mang thân phận thấp hèn : là đứa con rơi của một hoàng thân Đại Lý, nên trở thành một cô gái mồ côi lênh đênh lưu lạc, cha mẹ phiêu tán, phải nương náu nơi nhà Mộ Dung với tư cách người hầu. Mà trong số các nhân vật chính của Kim Dung, Tiêu Phong lại trội vượt hơn hẳn về phong độ kiêu hùng, cho nên khi Kim Dung để A Châu dìu dắt sinh mệnh của Tiêu Phong, thì ta càng hiểu rằng cái phẩm chất ẩn tàng nơi A Châu là cực kỳ cao quý.

Khách anh hùng xông pha giữa điệp trùng gươm giáo, sẵn sàng coi cái chết như một cõi đi về, nhưng một khi đối diện với những “nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe" lại thường nhận chân ra nỗi hoang lương thê thiết, và cái vô nghĩa của cuộc đời. Và họ cần đến những nữ lang để tìm chút hơi ấm của đời thường, một khi phải đối diện với cõi trống rỗng hư vô. Ngay cả với Tiêu Phong – là một nhân vật gần như sống trong tự do tuyệt đối (xin hiểu chữ tuyệt đối theo nghĩa tương đối của trần gian !). Rượu và võ công đã chắp cho ông đôi cánh chim bằng để bay bổng tuyệt vời trong khoảng trời bao la tự tại, lướt trên những lợi danh tủn mủn giữa võ lâm. Thử hỏi chức vị Bang chủ Cái bang nào có nghĩa gì ? Nếu ông có quyến luyến đi nữa, thì cũng chỉ vì sự an nguy của đệ huynh trong bang hội mà thôi. Ta có cảm tưởng người anh hùng ấy thong dong đến giữa cõi đời, rồi sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng không vướng bận. Không như Lệnh Hồ Xung luôn khoái hoạt bỡn cợt, Tiêu Phong lại lẫm lẫm một khí độ kiêu hùng. Con người ấy đến với đời như ngọn lửa bùng cháy, để rồi sẽ ra đi như một tia chớp, lưu lại giữa trần gian một hình bóng uy nghi. Nhưng rồi chính A Châu, hay đúng hơn, chính cái chết của A Châu là sợi dây nối Tiêu Phong vào cõi trần gian đầy hệ luỵ. Cái giây phút cực cùng bi đát của TLBB là lúc A Châu, như một con thiên nga trúng đạn, gục ngã dưới phát chưởng oan nghiệt của Tiêu Phong. Đường bay tới một khoảng trời xanh không còn tranh chấp hận thù, không còn ân oán thị phi, khoảng trờI chỉ có đàn cừu chạy trên thảo nguyên trong tiếng sáo mục đồng dìu dặt, đường bay tưởng chừng như vô cùng bình dị đó đã vĩnh viễn khép lại với con chim thiên nga thông minh và hiền dịu A Châu. Nàng đã ngã xuống giữa những giọt nước mắt oan cừu, phủ thêm bi thương lên cõi thế.

Ồ ly biệt tơi bời bờ lảo đảo
Em ra đi đời ôm mặt khóc oà
(Chiêm bao – Bùi Giáng)

Em đã ra đi vĩnh viễn. A Châu của Kim Dung đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Tiêu Phong. Như Desdemona của Shakespeare đã ra đi vĩnh viễn dưới bàn tay Othello. Một kẻ vô tình, một người cố ý. Tất cả thảm hoạ đó đều phát sinh từ ngộ nhận. Othello ngộ nhận bởi gã Iago cực kỳ nham hiểm, Tiêu Phong ngộ nhận bởi người đàn bà ghen tuông Mã phu nhân

Kiếp người đã quá đỗi nặng nề rồi, thế sao đời cứ đem bi kịch chất chồng lên thêm nữa ? Phải chăng để nhắc nhở con người nhìn lại chân tướng của trần gian ? Ta bước vào đời với trái tim nặng trĩu ước mơ, để rồi ra đi với một tâm hồn hoang phế. Tất cả đều bấp bênh phù động, cõi vô thường tìm đâu được chốn bình yên. Thoạt nhìn trần gian đầy những cảnh “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng", để rồi ngày trùng phùng chỉ đối diện với "Bước vào chốn cũ lầu thơ, Tro than một đống nắng mưa bốn tường". Cả cõi đời đều ôm mặt khóc oà. Tiêu Phong đã khóc, chúng ta đã khóc. Và còn bao nhiêu người sẽ khóc nữa, trước những bi kịch trớ trêu của ngộ nhận giữa dâu bể cuộc đời ? Mộng hồn nàng có về vương vấn nơi Nhạn môn quan ?.

Còn không một bận quay về,
Nhạn môn quan khóc thăng thề vàng gieo ?

Còn đâu nữa những đàn cừu tung tăng trên thảo nguyên mênh mông nơi quan ngoại ? Còn đâu nữa lời hẹn thề quay lại Nhạn môn quan ?

Ta muốn ngậm ngùi thốt lên những lời thiết tha cùng nhà thơ Bùi Giáng : "Và nước dưới cầu chảy mãi ? Để huê trôi, rêu nhạt, đá mòn. Thế là người có thể gục đầu xuống khóc, và tự hỏi : ở phương trời nào xa vắng, có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ?". Đó là những lời Bùi Giáng viết về cõi đời dâu bể, mà sao nghe như những lời nức nở của A Châu. Trong cái đêm oan nghiệt đó, dưới lốt hoá trang Đoàn Chính Thuần, nàng đến gặp gỡ Tiêu Phong, có nghĩa là chịu im lặng để tìm cái chết. Vì chữ hiếu, nàng chấp nhận tìm cái chết dưới tay người yêu dấu, giữa lúc mộng đời đang xanh thắm, và cuộc tình đang chất ngất nồng say. Tôi hình dung đêm hôm ấy, có lẽ nàng khóc nhiều ghê lắm. Vì hân hoan lẫn vì cay đắng. Nơi phương trời xa vắng, liệu có bến bờ nào vĩnh viễn hay không ? Ta không biết. Không thể nào biết được. Người bước vào đời hân hoan dệt mộng, muốn tìm cho mình một chút bình yên, còn cuộc đời luôn tìm cách phá tan những ước mơ nhỏ nhoi nhất của con người. Nên xin người cứ nhủ lòng rằng chữ tương phùng đành hẹn lại kiếp sau, và trong cõi chết xin được nối kết những mộng đầu dang dở. Điều đó tưởng chừng như hão huyền, không hiện thực, nhưng chỉ có thế con người mới tìm được chút an ủi cho hồn mình, giữa tan nát thương đau. A Châu đã ngã xuống, nhưng ta tin rằng tâm hồn nàng hân hoan lắm. Ngộ nhận giữa Tiêu Phong và Đoàn Chính Thuần chỉ được cởi mở cùng cái xác lạnh giá của A Châu !

Linh hồn thục nữ bao dung
Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa
Lệ thương biết mấy cho vừa

Lý Hạ khóc Tô tiểu tiểu, Tố Như cùng Chu Mạnh Trinh cùng khóc Thuý Kiều, Shakespeare khóc Desdemona, chúng ta cùng khóc A Châu. Thời đạI khác nhau, nhưng giọt lệ đau thương dường như chỉ là một. Nước mắt bọn tài tử kim cổ đông tây có an ủi được chút nào không những nữ lang bạc mệnh ? Như chàng sinh viên Raskolnikov, trong kiệt tác "Tội ác và trừng phạt" của Dostoievski trân trọng quỳ trước Sonia - một cô gái giang hồ mang trái tim Bồ Tát, chúng ta cũng xin nghiêng mình trước họ, như nghiêng mình trước những khổ luỵ thiên thu, những lênh đênh vạn đại của con người. Bao oan nghiệt đoạn trường của nhân loại như chung đúc vào những nữ lang bạc mệnh, để ngàn năm đau mãi tiếng tân thanh.

A Châu đã chết, nhưng nàng còn sống mãi trong tâm hồn Tiêu Phong, trong những chén rượu nồng "Thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ” (Quang Dũng). Chính điều đó đã đẩy Tiêu Phong đối diện với nỗi cô liêu cùng cực, khiến người đọc thấy ngậm ngùi khôn xiết. Những lời trăn trốI trong nước mắt của A Châu như sợi dây trói ông vào cõi thế, mà ông luôn muốn tìm cách cắt bỏ đi. Nếu như 600 quyền kinh Đại Phẩm Bát Nhã chỉ là những lời chú giải cho một chữ Không trong tư tưởng Phật giáo đại thừa, thì mũi tên tự đâm vào ngực Tiêu Phong nơi quan ải cũng chỉ là một lời "chú giải" cho những giọt nước mắt của A Châu.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Dec 12, 2011 6:22 pm

Tiêu Phong - người hùng trong mê cung định mệnh!


Một chiêu cực kì cương mãnh trong Hàng Long thập bát chưởng tung ra, và A Châu - trong lốt cải trang Đoàn Chính Thuần - đã ngã gục dưới ánh sấm chớp lòe và cơn mưa đêm tầm tã. Kim Dung đã bố trí cái chết oan uổng của cô tì nữ thông minh A Châu trong một bối cảnh vô cùng thê lương và bi đát. Tiêu Phong lặng người ôm xác chết người yêu do mình lỡ ra tay ngộ sát. Cùng với cái chết của A Châu, một Tiêu Phong chỉ biết rượu và võ công đã chết, sự thanh thản tâm hồn đã cáo chung và từ đây kẻ anh hùng kiệt xuất của Kim Dung bắt đầu cung bật của đoạn trường khổ lụy.

Trong tất cả các nhân vật của Kim Dung, có lẽ chỉ có Tiêu Phong là nhân vật gây ấn tượng sâu đậm nhất về thân phận bi tráng của người anh hùng trong mê cung của định mệnh. Số phận của ông thật là nghiệt ngã. Thoạt tiên ông ngỡ mình là người Hán, và với tư cách là Bang chủ Cái bang, ông đã vì xứ sở Hán mà phục vụ. Vốn bản chất sôi nổi anh hùng, cả đời ông chỉ giao du cùng hảo hán khắp giang hồ. Ông không hề biết đến tình yêu, chưa bao giờ biết rung động trước một khách má hồng nào, dẫu người đó có thuộc nòi thiên hương quốc sắc. Ông chỉ đam mê rượu cùng võ công. Và chính cái đó đã dẫn đến thảm kịch của đời ông, một thảm kịch cực kì bi tráng.

Mà cũng đúng thôi. Một trang hán tử vô cùng kiêu dũng, là niềm ước mơ của biết bao nhiêu khách má hồng thế mà ông cứ vô tình đi giữa cõi đời, cứ mãi mãi "ví dầu trần gian có người quốc sắc, thì ta cũng chỉ dừng chân vuốt mặt rồi đi"(1), cứ hờ hững với tấm lòng say đắm của người ta, ông xem trọng rượu và võ công hơn nhan sắc, trách nào người ta không hờn dỗi. Từ hờn dỗi biến thành hờn căm. Rồi từ hờn căm đi đến hận thù và tìm cách trả thù cũng không xa. Định Mệnh đã muốn thay mặt cho khách má hồng trả thù anh chàng Narcisse phương Đông. Và người được Định Mệnh chọn ra để làm công việc ấy lại là Mã phu nhân, vợ của Phó Bang chủ Cái bang. Một phu nhân dung nhan tuyệt đại, luôn tự hào về sắc đẹp của mình, đã khiến biết bao nhiêu khách anh hùng điên đảo thần hồn chỉ bằng một khóe mắt thu ba hoặc một nụ cười hàm tiếu. Trong một buổi tiệc lớn của Cái Bang, khi các khách anh hùng dự tiệc đều ngây ngất trước sắc đẹp của Mã phu nhân, thì Tiêu Phong chỉ chào nàng chiếu lệ và say sưa uống rượu với quần hào. Tiêu Phong vô tình như xem phu nhân không có mặt trên đời! Vì tình yêu vô vọng, và vì tự ái, phu nhân rắp tâm báo thù. Báo thù bởi vì người mà mình thầm yêu lại không quan tâm đến mình như bao người khác. Tìm mọi cách báo thù người mình yêu, khiến cho họ thân bại danh liệt dù điều đó làm cho trái tim mình thêm tan nát! Tâm lí người đàn bà khi yêu, khi ghen thực cực kì mâu thuẫn và phức tạp. Có lẽ chỉ có thần thoại Hy lạp và các bi kịch của Shakespeare, Racine mới sánh kịp ông Kim Dung vễ lãnh vực này.

Khi tài liệu mật về Tiêu Phong được Mã phu nhân công bố trước quần hào Cái bang, với sự dàn dựng công phu của trưởng lão Cái bang Bạch Thế Kinh, người ta mới sững sờ phát hiện ra thân thế thật của Tiêu Phong. Ông vốn là người Khất đan. Song thân ông, năm xưa khi đi ăn tiệc nơi Nhạn môn quan đã bị quần hào Trung nguyên, tưởng lầm là những người có âm mưu xâm nhập Trung nguyên, nên phục kích vây đánh chết. Lúc đó ông mới chỉ là một hài nhi còn ẵm ngửa. Ông được quần hào đưa về chùa Thiếu Lâm nuôi dưỡng và rèn luyện võ công, xem như để chuộc lại phần nào lỗi lầm trong cuộc giết người vô tội. Vốn tư chất thông minh, đôn hậu và có khí độ trầm hùng, nên chỉ sau một thời gian, ông trở thành Bang chủ Cái bang. Ông hồn nhiên sống như người Hán và xem người Khất đan như kẻ thù. Ông trở thành biểu tượng của hào khí và võ công, khiến tất cả các tay cao thủ của hai phái chính tà đều ngưỡng mộ. Thế mà đớn đau thay, khi thân thế ông bị phát hiện, dù còn đang là nghi án, thì số đông quần hào lại nhanh chóng quay lưng và phủ nhận tất cả những gì tốt đẹp của khách anh hùng. Người anh hùng của Kim Dung từ nạn nhân của một trái tim hờn ghen uất hận tiếp tục biến thành nạn nhân của một mưu đồ chính trị: đó là âm mưu lật đổ ngôi vị Bang chủ của ông. Tâm lí con người cổ kim xưa nay đều có một điều quỉ dị kì lạ, ấy là khi chứng kiến sự sụp đổ của một thần tượng hay một người đang được tôn vinh thì trong thâm tâm họ lại cảm thấy một niềm hoan hỉ và thỏa mãn ngấm ngầm! Sau đó, Tiêu Phong bị xua đuổi khỏi cả hai phái chính tà.

Trong tâm trạng cực kì hoang mang đau đớn, ông quyết tâm đi tìm cho ra nguồn gốc thân thế của mình. Trên đường điều tra, ông lại tiếp tục bị ngộ nhận là giết cha mẹ nuôi Kiều lão, giết ân sư Huyền Khổ và chịu bao nỗi oan uổng khác. Khi ôm A Châu đến Tụ Hiền trang để cầu Tiết Thần Y chữa bệnh, ông mới biết quần hào đang tụ họp nơi đây để tìm cách đối phó với ông, một người giờ đây bị xem như là một tên cực gian ác, một kẻ thù chung của võ lâm! Một trong những bi kịch của cuộc đời là nhiều khi vô tình tạo ra ngộ nhận và đẩy con người vào chỗ ngờ vực hận thù. Lắm lúc con người muốn làm việc thiện mà không được và muốn tránh việc ác cũng không xong. Thôi được, các ngươi trước kia đã từng là bạn hữu của ta, có người còn mang ơn ta nữa, giờ đây Định Mệnh đã bôi mặt ta lem luốc không cho bạn bè võ lâm đồng đạo nhận ra ta nữa, lời ta nói không còn ai nghe ra nữa, đính chính không xong, biện bạch không được thì hào khí ta trỗi dậy trong huyết quản, ta sẽ cùng quần hào các ngươi uống cạn một chén rượu tuyệt tình rồi quyết tâm cùng nhau một phen sống mái để tỏ rõ mặt hùng anh! Trong tất cả tác phẩm của Kim Dung, trận huyết chiến đơn thân độc đấu giữa Tiêu Phong với quần hùng tại Tụ Hiền trang có lẽ là trang sử bi tráng vào hào hùng nhất trong lịch sử võ lâm. Trong Ỷ Thiên Đồ Long kí. khi Trương Vô Kỵ xuất hiện ngẫu nhiên trên Quang Minh đỉnh để một mình đánh bại tất cả quần hùng, cứu Minh giáo khỏi thảm họa bị tận diệt, thì chàng thiếu niên anh hùng đó dựa vào môn Càn Khôn Đại Nã Di siêu tuyệt và tấm lòng đôn hậu để hòa giải tình thế nguy cấp. Lúc đó, Vô Kỵ chỉ là một chàng thiếu niên hoàn toàn xa lạ với cả hai phe, người bị thua lại được chỉ điểm thêm võ công, ai cũng hân hoan cảm tạ. Phe chính giáo do phái Võ Đang đại diện không muốn lợi dụng thời cơ để tận sát phe Minh giáo, họ cùng quần hùng rời Quang Minh đỉnh ra đi trong tâm trạng hân hoan với là cờ sáng ngời chính nghĩa: Công đạo võ lâm vẫn được duy trì. Nó khác hẳn cuộc huyết chiến của Tiêu Phong nơi Tụ Hiền trang. Đệ huynh đồng đạo không nhìn nhận ra nhau và gây nên thảm cảnh tương tàn. Bi kịch nối tiếp theo bi kịch, ngộ nhận chất chồng lên ngộ nhận. Máu càng đổ, hận cừu càng kết chặt, oan khiên càng nặng nề thêm. Cứ điên cuồng cùng nhau đem hết sức lực bình sinh quyết đấu, đem tính mạng phiêu bồng ra chơi trò chơi kì tuyệt của Định Mệnh, cứ tự cuốn trói nhau vào mới bòng bong rối mù của ân oán thị phi cực kì phi lí để rồi mai đây, khi tỉnh ngộ và dừng tay lại, nhìn ra nhau chân dung của đệ của huynh, thì buổi trùng lai cuối cùng nơi Nhạn môn quan đã nhuộm quá nhiều sắc màu ngậm ngùi cay đắng!

Rồi cuộc truy tìm thân thế đưa đẩy Tiêu Phong đến chỗ ngộ sát người yêu duy nhất trong đời là A Châu khi hai người đã ước nguyện sẽ từ giã giang hồ, cùng tìm về Nhạn môn quan để sống cuộc sống thanh bình chăn dê trên đồng cỏ. A Châu, do ngộ nhận, cứ ngỡ người cha mà mình không dám nhìn nhận - Đoàn Chính Thuần - là chủ mưu trong việc giết cha mẹ Tiêu Phong năm xưa ngoài quan ải. Còn Tiêu Phong cũng không biết người mà mình yêu thương hơn cả tính mệnh, nguồn an ủi duy nhất trong đời, lại chính là con của Đoàn Chính Thuần. Khi hội diện với Đoàn Chính Thuần nơi rừng trúc, Tiêu Phong hỏi về thân thế của một hài nhi là mình thì Đoàn Chính Thuần lại ngỡ là hỏi về một đứa con rơi ngày trước của ông. Cuộc đối thoại vô tình lại càng tăng thêm ngộ nhận. Lời lạc điệu, tiếng lạc âm. Mọi mối cảm thông đều bị cắt đứt. Định Mệnh đã giăng một màn lưới oan nghiệt để không ai còn nhận ra nhau! Đối diện nhau mà cứ như lạc trong cõi sương mù. A Châu vì chữ Hiếu đã tự nguyện đem thân mình ra hóa giải mối oan cừu không có thực! Hiếu Tình đôi đường không trọn thì chỉ còn có cái chết mà thôi. Người con gái thông minh, đáng yêu mang nặng tâm hồn phương Đông đó đã tìm cách điều hòa những mâu thuẫn trong đời bắng một giải pháp bi thương! Tình yêu chân chính đầu đời luôn mở ra những chân trời vô biên và tuyệt đích khiến cho con người trở nên cao thượng. Và để đạt đến chân trời đó, đôi khi con người sẵn sàng khước từ cả đối tượng thương yêu và hân hoan chấp nhận hi sinh. Trong dang dỡ, trong đau khổ, thậm chí trong cái chết, lòng người vẫn tự hào vì đã sống xứng đáng với tình yêu đó. Cái chết oan nghiệt của A Châu đã làm sáng tỏ những điều ngộ nhận nhưng tất cả đã quá muộn màng!
Mọi người lần lượt bỏ đi chỉ còn một mình Tiêu Phong ôm xác A Châu kêu gào giữa cảnh đồng không! Võ công quán thế, hào khí ngất trời. Tất cả những cái đó nào có nghĩa gì trước cái xác lạnh giá của người yêu? Bi kịch ngàn năm của con người vẫn hiện ra đấy trong các kiệt tác kim cổ Đông Tây. Đấng Tối cao vẫn cứ muôn đời lặng thinh trước những tiếng kêu trầm thống tuyệt vọng của con người. Trong Le Malentendu của A. Camus, người câm đã bỏ đi khi người mẹ ra sông tự vẫn vì do ngộ nhận lỡ giết con trai, bỏ lại một mình Martha đang kêu bào, đối diện với sa mạc nhân gian! Tiêu Phong không có được diễm phúc như Trương Thúy Sơn là được cùng chết với Hân Tố Tố để nối kết những gì còn để dang dở trong cuộc sống (Ỷ Thiên Đồ Long kí), mà chàng buộc phải sống để truy tìm thân thế trong khi chỉ muốn được chết để tạ tội với A Châu!

Cuối cùng, Tiêu Phong phát hiện ra phụ thân là Tiêu Viễn Sơn vẫn còn sống. Ông cũng chính là ân nhân đã cứu thoát Tiêu Phong ra khỏi Tụ Hiền trang trong cơn nguy khốn. Và đau đớn thay chính Tiêu Viễn Sơn đã tự tay đẩy con mình vào những cảnh ngộ oan uổng trớ trêu. Ông đã tự tay giết chết những nạn nhân rồi đổ họa cho con trai! Hai cha con nhận diện ra nhau ở giai đoạn cay đắng dị thường trong Mê Cung Định Mệnh. Cùng với bi kịch thầy trò Thành Khôn - Tạ Tốn (Ỷ Thiên Đồ Long kí), Kim Dung đã dày công bài thiết thêm bi kịch cha con Tiêu Viễn Sơn - Tiêu Phong như một ngẫu để song đôi về những oan nghiệt tồn sinh. Cuộc gặp gỡ hai phái chính tà trên đỉnh Thiếu Lâm tưởng chừng rơi vào chỗ bất khả vãn hồi thì nhà sư quét rác vô danh trong Tàng Kinh các xuất hiện, dùng võ công siêu tuyệt và Phật pháp vô biên để hóa giải mối oan cừu giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, đồng thời khai ngộ cho hai nhân vật kiêu hùng đó khiến họ tỉnh ngộ và qui y cửa Phật. Một lần nữa Kim Dung lại nhờ đến Phật pháp để hóa giải oan cừu. Cõi đạo mênh mông Đông phương luôn có chỗ để con người hồi tâm quay về tìm cách hóa giải mọi ân oán thị phi khi chúng bị đẩy đến chỗ tột cùng và mọi biện pháp giải quyết tưởng chừng như bế tắc: Sơn cùng thủy phúc nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn (Đến chỗ sơn cùng thủy tận cứ ngỡ như không còn lối nữa, thì lại thấy thấp thoáng có một thôn xóm trong những rặng liễu mờ và những cành hoa sáng - thơ Lục Du). Trong khi xưa nay quần hùng đều lên án và nguyền rủa Tiêu Phong thì nhà sư vô danh dị thường đó lại hết lời ca tụng! Sách ông Kim Dung thường âm thầm mở ra những khoảng vắng lặng để ta có dịp suy ngẫm thêm về Đức Lí Uyên Nguyên.

Tiêu Viễn Sơn đã xuất gia, nhưng Tiêu Phong lại phải âm thầm sống để chăm lo cho A Tử theo lời trăn trối của A Châu, dù từ sau cái chết của người yêu, tâm hồn ông bắt đầu đối diện với sự trống vắng hãi hùng. Tiếng sáo chăn dê mơ hồ trên đồng cỏ Nhạn môn quan vẫn vọng về như một sự đọa đày của kỉ niệm. Ông Kim Dung lại càng đẩy cái đoạn trường của tình yêu lên cao độ khi để cho nhân vật A Tử yêu người anh rể Tiêu Phong, bên cạnh đó lại bài thiết thêm mối thảm kịch của Du Thản Chi trong mối tình si dại cuồng điên đối với A Tử! Suốt quãng đời còn lại, mỗi lần khuyên giải A Tử, Tiêu Phong rất ít khi nhắc đến A Châu, nhưng mỗi khi đọc, ta vẫn hình dung được tâm hồn ông và cảm thấy ngậm ngùi khôn tả.

Ở đoạn cuối tác phẩm, để cứu quần hùng bị kẹt tại Nhạn môn quan và buộc vua Liêu lui binh không được xâm lược Trung Nguyên, Tiêu Phong đã dùng võ lực áp chế nhà vua bẻ tên thề trước ba quân, rồi ông dùng tên đâm vào ngực tự vẫn để giữ trọn chữ trung thì ta hiểu đó chỉ là cái cớ. Tiêu Phong đã chết thực sự từ sau cái chết của A Châu! A Tử móc mắt ném trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm xác Tiêu Phong rơi vào vực thẳm để Du Thản Chi mù lòa kêu gào tên người yêu giữa cảnh trời chiều quan ải. Trong tất cả các tác phẩm Kim Dung có lẽ Thiên long bát bộ là bộ sách hay nhất và có lẽ chỉ có Thiên long bát bộ mới có cái chung cục đau thương nhường kia. Và dường như định mệnh luôn luôn đem bi kịch vây quanh cuộc sống của những kẻ anh hùng?

(1) Hai câu thơ này tác giả nghe từ trong một tiệc rượu từ lâu nên không nhớ người đọc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Jan 01, 2013 11:15 pm

TÌNH YÊU : MỆNH ĐỀ PHỤ TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG

Mỗi khi nói đến truyện võ hiệp, người ta thường nghĩ cảnh binh đao sát phạt, mọi việc đều có thể được giải quyết bằng võ công. Thế nhưng trong tác phẩm Kim Dung thì tình yêu lắm khi lại đóng vai trò chủ đạo. Nó điều hoà, dung hợp và đôi lúc cứu vãn được nhiều tình thế bế tắc. Nói theo ngôn ngữ Heidegger, một triết gia hiện sinh Ðức, ta có thể nói tình yêu trong tác phẩm Kim Dung là một loại “mệnh đề phụ“. Nhưng loại mệnh đề phụ đó thường làm thay đổi cả toàn văn, hoặc giúp người đọc nhìn lại các mệnh đề chính trong một làn ánh sáng khác.

Trong các tác giả phương Ðông, hiếm thấy có ai miêu tả tình yêu nhiều sắc thái đến kì lạ như Kim Dung. Có tình yêu lãng đãng thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ, có tình yêu quay quắt đến đớn đau của Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San, có tình yêu si dại cuồng điên của Du Thản Chi với A Tử, có tình yêu tuyệt vọng của Mục Niệm Từ với Dương Khang, có tình yêu cục mịch chân chất của Quách Tĩnh với Hoàng Dung, có tình yêu say đắm thiết tha, sẵn sàng khước từ tất cả danh lợi của trần gian để đổi lấy một nụ cười của Ðoàn Dự với Vương Ngọc Yến, có tình yêu lãng mạn kiểu “hồn bướm mơ tiên “ của tiểu ni Nghi Lâm với anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung, có tình yêu ngang trái đau thương của Trương Thuý Sơn với Hân Tố Tố, có tình yêu tha thiết ngậm ngùi và thuỷ chung của Tiêu Phong với A Châu, có tình yêu oan nghiệt cuả phương trựơng Huyền Từ với nữ ma đầu Diệp Nhị Nương, có tình yêu thơ dại hồn nhiên của Hân Ly với Trương Vô Kị, có tình yêu mang đầy cừu hận của Mai Phương Cô với Thạch Thanh v.v…

Tinh yêu đôi lứa vẫn luôn là vấn đề muôn thuở để con người ca ngợi, phẩm bình. Nó đã làm khô héo biết bao trái tim và đã làm hồi sinh biết bao tâm hồn. Nói theo Phật giáo, nếu như nước mắt chúng sinh nhiều hơn cả đại dương, thì ắt hẳn trong cái đại dương mênh mông ấy có bíết bao nhiêu là nước mắt đã đổ xuống vì tình yêu! Hàng triệu bài thơ tình đã được viết khắp năm châu bốn bể suốt vòm trời kim cổ, cũng chỉ để nói lên sự đa dạng đến kì lạ của tình yêu. Nó di dời bình diện khắp nơi khắp chốn, hiện diện trên khắp mặt biển dâu và không ai có thể xác định đâu là tố chất tạo nên tình yêu.

Ai dám nói rằng tội lỗi lại không là yếu tố hấp dẫn để đưa đến tình yêu? Có ai ung thối và băng hoại cho bằng Dương Khang, kẻ không thiết tha gì ngoài quyền lực và giàu sang phú quí, thậm chí chối bỏ cả cha ruột của mình, để chạy theo cái bã hư vinh? Ấy thế mà người con gái đoan trang, hiền thục như Mục Niệm Từ lại suốt đời lại thương yêu, chung thuỷ trong tuyệt vọng với con người đó. Cho dẫu khi Dương Khang nằm phơi xác bên ngoài ngôi cổ miếu hoang tàn, được xem như là một báo ứng cho những tội lỗi của y, thì Mục Niệm Từ vẫn mang hình ảnh đau thương đó về một ngôi chùa xa xăm hoang tịch. Cửa Phật vô biên có thể sẽ giúp cho linh hồn Dương Khang siêu thoát, nhưng liệu có đem lại bình yên cho hồn thục nữ đang nát tan bởi mối tình đầu?

Một Kỉ Hiểu Phù dịu hiền sẵn sàng không tuân sư mệnh, và chấp nhận cái chết để khỏi phải sát hại Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, kẻ mà theo sư phụ nàng là đã làm tan nát đời nàng. Cảnh tượng chưởng môn phái Nga Mi Diệt Tuyệt sư thái vận kình lực vào lòng bàn tay và đặt lên đầu người môn đồ đang quì gối, để buộc nàng phải chấp thuận yêu cầu của mình – qua ánh mắt trẻ thơ của Trương Vô Kị – thật là lâm li. Và cái lắc đầu của Kỉ Hiểu Phù có thể được xem như là một bước ngoặc làm dao động cả trang sử đạo lí truyền thống của võ lâm: tiếng nói thiết tha đằm thắm của tình yêu chân chính đã thắng tiếng nói đạo lí cứng nhắc của sư môn. Cái tên Bất Hối (không hối hận) mà nàng đặt cho con gái đã đội mũ triều thiên cho hai chữ Tình yêu[13]. Và những cành hoa dại trên nấm mộ của nàng nơi rừng vắng, sẽ mãi lộng lẫy như một vòng hoa diễm lệ, điểm trang thêm cho thiên tình sử đầy nước mắt của võ lâm Trung nguyên.

Một Ðoàn Dự khước từ vương vị, chối bỏ quyền lực vinh hoa, suốt đời cứ rong ruỗi khắp giang hồ để mê mãi chạy theo tà áo phất phơ của Vương Ngọc Yến. Yêu say đắm, yêu hơn cả yêu bản thân mình mà không cần chiếm hữu, không cần được đáp lại, chỉ cần thỉnh thoảng được thấy nàng cười hoặc liếc nhìn là đủ hạnh phúc rồi! Ta thấy có một chút gì tương đồng trong tình yêu của giữa Ðoàn Dự với Người làm vườn của Tagore. Có thể nói đến cả tình yêu của Du Thản Chi với A Tử nữa, nhưng trong tình yêu cuồng điên si dại của Du Thản Chi có chút gì bất nhẫn, đó là sự tận tuỵ của một con vật trung thành! Còn Vương Ngọc Yến dường như sinh ra chỉ để yêu và phụng sự cho tình yêu. Người con gái diễm kiều thông tuệ ấy thấu hiểu tất cả võ công trên đời, nhưng chỉ tha thiết với tình yêu. Và cuối cùng nàng đáp lại tình yêu của Ðoàn Dự như một cái gì tất yếu: tìm lại tinh thể tinh yếu (essence) của chính mình. Hai người sinh ra chỉ để yêu nhau, và cuối cùng họ đã tìm thấy “một nửa còn lại” của nhau, đúng lúc cận kề với cái chết giữa đáy giếng khơi!

Một Hoàng Dung thông minh, giảo quyệt là thế lại đi yêu anh chàng cục mịch Quách Tĩnh được mệnh danh là “con trâu”. Biết đâu trong cái chất phác khù khờ lại hàm chứa nhiều điều lôi cuốn một tâm hồn thông minh nhạy cảm? Còn có gì đáng buồn cười hơn khi ta hình dung lại cảnh tượng gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung cung kính quì lạy cô bé Nhậm Doanh Doanh thấp thoáng sau tấm sáo trúc, luôn miệng gọi là “bà bà” và kể lể tất cả nỗi niềm tâm sự, trong lúc tuyệt vọng thương đau trong mối tình đầu với cô tiểu sư muội Nhạc Linh San? Vậy mà giây phút đó lại gây một tiếng sét ái tình, một “coup de foudre“ cho vị Nhậm đại tiểu thư vốn cực kì cao ngạo. Và cô bất chấp thân phận “Thánh cô”, bất chấp tai tiếng thị phi trên giang hồ, chiến thắng cả lòng kiêu ngạo, đã liều lĩnh cõng tên lãng tử Lệnh Hồ Xung bệnh hoạn kia lên Thiếu Lâm tự cầu xin Phương Chứng đại sư dùng Dịch cân kinh chữa bệnh cho y, và sẵn lòng chấp nhận cái giá phải đổi là chung thân ngục tù trong thạch thất! Tình yêu đầu đời quả có sức lôi cuốn đến là kì lạ và thậm chí nhiệm mầu. Ðúng như Pascal bảo “Le coeur a des raisons que la raison ne connait point“. Con tim có những lí lẽ mà lí trí không làm sao hiểu nỗi. Không ai có thể lí giải được. Mà nếu lí giải được thì có lẽ đó không còn là tình yêu nữa, ta phải gọi bằng một cái tên khác!

Khi Hân Ly gặp gỡ lần đầu và yêu Trương Vô Kị rồi, thì suốt đời cô chỉ biết có cái hình ảnh đó mà thôi. “Cái giây phút ban đầu” thiêng liêng và kì lạ đó đã để lại trong tâm hồn cô một ấn tượng sâu sắc đến diệu kì. Sau một thời gian dài ngoài Linh Xà đảo, khi quay về Trung thổ gặp lại chính Trương Vô Kị, dưới tên giả là Tăng A Ngưu, trong đống tuyết thì cô vẫn chỉ nhớ đến hình ảnh Trương Vô Kị ngày xưa! Có một chút thơ dại hồn nhiên trong mối tình đầu của cô gái chuyên luyện độc công “Thiên thù tuyệt hộ thủ “ đó. Tình yêu đầu đời đã thắp sáng trong tâm hồn cô ngọn lửa tinh khiết thiêng liêng mà thời gian trôi qua, bão giông đời vẫn không làm cho tắt được.

Trên đời này làm gì có ai quái ác và tàn nhẫn cho bằng A Tử đối với Du Thản Chi? Nhưng cô bé đó lại yêu thiết tha người anh rể Tiêu Phong, và rất sẵn lòng chấp nhận hi sinh vì cái tình yêu trái ngang vô vọng ấy. Trong trái tim lạnh lùng, tàn ác của cô bé vô cùng tinh quái kia, tinh quái đến mức cực kì độc ác gần như mất cả tính người, vẫn còn chỗ cho một tình yêu trong trắng chân thành! Một cô bé mới mười mấy tuổi đầu lại có thể sống đến tận cùng hai thái cực : tàn nhẫn và đắm say. Trong văn học cổ kim có lẽ khó có cảnh tựơng nào thảm khốc và làm tan nát lòng người bằng cảnh A Tử móc mắt ném trả lại cho Du Thản Chi và ôm xác Tiêu Phong chạy rơi vào hố thẳm. Ông Bùi Giáng nhận xét cực hay: đó là triệt để mù loà chạy vào sa mạc của tình yêu.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung còn đi xa hơn các tác giả võ hiệp khác khi tạo nên mối tình câm lặng của cô tiểu ni xinh đẹp Nghi Lâm với gã lãng tử Lệnh Hồ Xung. Thân phụ Nghi Lâm là gã đồ tể, chỉ vì yêu một ni cô mà phải xuất gia, lấy pháp danh Bất Giới hoà thượng (hoà thượng mà không theo một giới luật nào!). Bất Giới cục mịch là thế nhưng vẫn có cái can đảm nói lên và thực hiện được tiếng nói thực của lòng mình. Có một chút thô tục lẫn hài hước, song vẫn đáng mến trong cái gọi là tình yêu của ông ta. Còn tình yêu của Nghi Lâm đối với Lệnh Hồ Xung có thể được goi là tình yêu chăng? Nó mơ hồ man mác kiểu “Hồn bướm mơ tiên“ của Khái Hưng. Không quay quắt đớn đau, không ầm ỉ, không lộ liễu. Trái tim thiếu nữ ngây thơ của cô tiểu ni kiều diễm kia biến thành bãi chiến trường cho sự tranh chấp giữa hai tiếng gọi đời và đạo. Cô thương nhớ gã đến héo hắt, đến tiều tuỵ cả dung nhan, nhưng đáng yêu biết bao khi ngày ngày cô vẫn thành tâm cầu nguyện Bồ tát phù hộ cho cho gã Lệnh Hồ đại ca, mà cô ngày đêm tưởng nhớ đó, được suốt đời hạnh phúc với Doanh Doanh! Một tình yêu thuần nhiên thanh khiết như dòng suối trong suốt, không bợn một chút dục vọng nào. Có thể mai sau hình ảnh của gã “Lệnh Hồ đại ca” sẽ thỉnh thoảng vương vấn trong từng trang kinh của vị tân chưởng môn phái Hằng Sơn đó, nhưng chắc chắn nó sẽ không làm khuấy động nhiều cõi thanh tu!

Hầu hết những mối tình của các nhân vật chính của Kim Dung đều kết thúc trong đau thương hoặc dang dở, bởi định kiến, bởi ngộ nhận, bởi cái công thức chính tà cứng nhắc của con người. Liệu cái chết của Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố, một cặp Romeo và Juliette phương Ðông, có nối kết được những gì còn để dở dang trong cuộc sống? Cái chết đau thương của A Châu trở nên vô cùng bi tráng khi nó soi sáng được biết bao nhiêu điều ngộ nhận. Có phải Kim Dung muốn đi theo con đường sáo mòn của loại khuôn khổ: Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở (thơ Hồ Dzếnh)? Không, Kim Dung còn đi xa hơn khi cho thấy những mối tình, nếu không kết thúc trong bi thương, đoạn trường thì đều tựu thành trong cái bất toàn của nó. Luôn luôn có một điều mất mát trong những mối tình trọn vẹn. Kim Dung vẫn tỏ ra trung thành với cái qui luật cực kì sâu sắc của phương Ðông : Tạo hoá đố toàn. Tạo hoá luôn luôn ghen tị vơi cái gì toàn mỹ. Mối tình thần tiên của Dương Qua với Tiểu Long Nữ chỉ tựu thành khi Tiểu Long Nữ không còn là thiếu nữ, mà đau đớn thay, lại do bởi một tên đồi bại phái Toàn Chân! Trương Vô Kị phải mất ngôi Giáo chủ Minh giáo mới có thể ngày ngày ngồi vẽ lông mày cho Triệu Minh! Ðoàn Dự lấy Vương Ngọc Yến và Hư Trúc lấy công chúa Mộng Cô cũng chỉ để thành toàn cái tình yêu cay đắng và đau thương, mà người anh kết nghĩa của họ là Tiêu Phong còn để dở dang trong bi hận. Lệnh Hồ Xung chỉ có thể rong chơi giang hồ cùng Nhậm Doanh Doanh để cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ khi cô tiểu sư muội của mối tình đầu đã nằm yên dưới mộ!

Tiếng nói mạnh mẽ và có năng tính cao nhất trong tác phẩm Kim Dung vẫn là tiếng nói của tình yêu. Nó biến hoá thiên hình vạn trạng, băng qua máu lửa, đắm chìm trong nước mắt, lôi cuốn con người vào tận cùng của đam mê say đắm, của hi sinh, của khổ đau, của hạnh phúc, và thậm chí của tội lỗi nữa. Trong các nhân vật chính của Kim Dung có lẽ Mộ Dung Phục là một ngoại lệ : y không hề biết đến tình yêu. Y có khát khao điều gì ngoài việc khôi phục lại một nước Ðại Yên hão huyền? Và vì cái giấc mộng đế vương rồ dại đó, y đã khước từ tình yêu của Vương Ngọc Yến. Có ai ngờ nỗi con người đã từng được mệnh danh là con rồng trong võ lâm đó lại có thể nhẫn tâm nhanh chóng trở mặt giết cả người thân thuộc để lấy lòng Ðoàn Diên Khánh, nhằm thực hiện cho được ý đồ. Và kết cục tất yếu là y phải trở thành người điên sống trong cơn mộng đế vương hư ảo với y phục của phường tuồng và quần thần là đám trẻ con chạy theo xin kẹo bánh!

Phải chăng Kim Dung muốn cho ta thấy dẫu tình yêu có đem lại vô vàn khổ luỵ đi nữa thì nó vẫn là tiếng nói nhân bản nhất của con người, và kẻ nào không biết đến tình yêu, kẻ nào quay lưng lại với tiếng nói đằm thắm của con tim đều tự mình đánh mất đi những gì đẹp đẽ nhất trong đời và luôn luôn đi đến một kết cục cuồng điên?



http://phannguyenquoctu.blogspot.com/2012/12/huynh-ngoc-chien-tieu-thuyet-kim-dung.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty HUYỀN NGHĨA VÔ DANH TĂNG

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 16, 2013 4:17 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Dec 31, 2014 11:08 pm

Tản Mạn Về Tâm và Vật Từ Phần Mềm Excel
  14/03/2011 13:39:00Huỳnh Ngọc Chiến
Đã đọc: 1410          Cỡ chữ: Huỳnh Ngọc Chiến Font_decrease Huỳnh Ngọc Chiến Font_enlarge
Huỳnh Ngọc Chiến Excel_2003_01_207282231

Cái học phương Đông thường không tin rằng lý trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng phân tích, tổng hợp của nó, mà luôn xem lý trí - và theo đó, tri thức - là chướng ngại trên con đường tìm về tâm đạo. Hiện thực sống động luôn trôi chảy, ta không thể bắt nó dừng lại để quan sát, theo cái nhìn lạnh lùng của lý trí, dù chỉ trong một sát na. Thế giới ngoại tại vốn cực kỳ phồn tạp, muôn vẻ nghìn màu và không ngừng biến động. Vạn hữu luôn trôi chảy như dòng thác đổ, luôn biến dịch trong từng mỗi sát na. Thế giới sâm la vạn tượng ở sát na này đã khác với cái thế giới trong một sát na trước đó. Vạn hữu luôn mới tinh khôi, như lần đầu tiên được sáng tạo. Do đó, chỉ có cái-giờ-đây mới là cái thực.
Mối quan hệ giữa Tâm và Vật là chủ đề quá lớn, không phải là nội dung của bài này. Người viết chỉ muốn ghi lại một cảm nhận nhỏ trong những lần thao tác trên máy tính, cụ thể là với phần mềm Excel, và gặp một lỗi rất thông thường. Từ thông báo lỗi đó của máy tính, tôi chợt liên hệ với cách nhìn của chúng ta về thế giới và bỗng cảm nhận rằng dường như trong cách nhìn có một gì đó không được chính xác, nếu không muốn nói là quá máy móc và sai lầm. Chỉ khác một điều là khi máy tính thông báo lỗi thì ta nhận thấy, vì máy “treo” không hoạt động được; còn khi thế giới tự nhiên “thông báo lỗi” ta lại không nhận thấy, vì thế giới vẫn cứ vận hành, vẫn cứ trôi miên man theo dòng hóa sinh vô tận. Nếu chúng ta cảm nhận được “thông báo lỗi”  của thế giới tự nhiên thì biết đâu cuộc sống sẽ bớt đi sự xung đột giữa những thế giới quan khác nhau.
Có bao giờ trong một đêm khuya nào đó, ngồi một mình giữa cõi tĩnh lặng, bạn ngước nhìn bầu trời đêm thăm thẳm và băn khoăn về nguồn gốc của vũ trụ hay không? Sự thăm thẳm huyền bí của vũ trụ ắt hẵn luôn làm nảy sinh trong ta nhiều câu hỏi. Đến một lúc nào đó, có thể những câu hỏi này sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn : “Cái thế giới quanh ta từ đâu mà có? Vì sao lại có vũ trụ thay vì là khoảng hư không mênh mông vô tận? Bản nguyên của nó là gì?”. Từ thuở khai thiên lập địa cho đến bây giờ, có lẽ con người vẫn luôn thắc mắc như thế. Từ băn khoăn thắc mắc đó, từ cách đặt câu hỏi đó, mà biết bao tôn giáo và đủ loại triết học đã xuất hiện trên cõi đời này để giúp cho con người bớt đi bao nỗi xao xuyến, hoang mang. Đôi khi tiếng nói vang vọng từ thắc mắc kia trở nên yếu ớt hoặc bị khuất lấp bởi cuộc sống xô bồ hoặc nghiệp chướng, nhưng có lẽ sớm muộn gì rồi cũng đến lúc chúng ta phải đối mặt với nó, để rồi từ đó tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Đâu là chân diện mục của thế giới và đâu là ý nghĩa đời?”. 
Vì đâu và từ đâu mà vũ trụ lại hiện hữu, thay vì là hư không? Liệu vũ trụ hay toàn thể thế giới vật chất này có phải là cái mà triết học duy vật thường gọi là “tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người” chăng? Bản nguyên của vũ trụ là Tâm hay Vật? Đây là câu hỏi đã kéo theo cuộc tranh luận dài cả nghìn năm giữa hai trường phái (tạm gọi thế) triết học duy tâm và duy vật. Nếu bỏ công sức và tâm huyết tìm câu trả lời chỉ nhằm để thỏa mãn trí tò mò, thì đó là sự hoài công uổng phí. Câu trả lời chỉ có giá trị nếu như nó giúp con người tìm ra chốn an thân lập mệnh, vì từ đó ta nhận ra ý nghĩa cõi đời.
Thử tưởng tượng một vũ trụ không có loài người, không có các loài sinh vật mà chỉ gồm các thiên thể vô hồn cứ mãi mãi vận hành trong khoảng không bao la vô tận; hoặc nếu như vũ trụ chỉ toàn là một khoảng không bao la, hoàn toàn không có một vật thể hay sinh thể nào, kể cả người đang ngồi nêu thắc mắc về nó, thì liệu vũ trụ đó có thể gọi và có nên gọi là tồn tại khách quan chăng? Ai biết và cảm nhận được sự tồn tại đó? Và nếu không một ai biết về nó thì làm ta sao có thể biết đó là tồn tại khách quan?
Có thể có cái gọi là “tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người” chăng? Thử hỏi nếu không có chủthì lấy đâu ra khách để có cái gọi là tồn tại khách quan? Trong một thế giới hoàn toàn không có sự giao thông liên lạc thì liệu con lạc đà có thể được gọi là tồn tại không, đối với người dân Eskimo suốt đời ở miền Bắc cực? Hoặc con voi rừng có thể được gọi là tồn tại không, đối với người dân suốt đời sống giữa trên hòn đảo giữa biển khơi bao la? Chúng ta gọi con lạc đà hay con voi rừng là sự tồn tại khách quan bởi một lý do đơn giản là nhờ chúng ta biết về chúng. Do chúng ta biết về chúng, nên ta mới gọi đó là sự tồn tại khách quan, chứ đối với người dân Eskimo hay người dân du mục kia thì con lạc đà hay con voi rừng kia có thể xem như không hề tồn tại. Một vật chỉ thực sự được xem là tồn tại khi nó tác động vào nhận thức ta, vào tâm ta. Nghĩa là vật nhờ tâm mà hiện hữu, tâm nhờ vật mà sinh khởi.
Thông thường, những người mang đầu óc khoa học thực tiễn vẫn cho rằng “thế giới vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức”. Người phương Tây, với đầu óc duy lý, rất coi trọng các định nghĩa. Sau khi đã gán định nghĩa cho một đối tượng nào đó thì người ta càng trau chuốc các định nghĩa và yên tâm là đã nắm bắt được bản thân của cái hiện thực sống động qua các định nghĩa đó. Thử suy nghĩ kỹ một chút ta thấy ngay cả trong định nghĩa về cái “tồn tại khách quan” đó dường như cũng đã hàm chứa sự mâu thuẫn rồi, vì định nghĩa một đối tượng có nghĩa là gán cho nó những bản chất, những thuộc tính được xác định bởi tính chủ quan của chính người định nghĩa.
Thử hỏi dựa vào đâu, lấy thẩm quyền gì mà ta có thể cho rằng cách nhìn nhận thế giới của ta như thế là đúng? Câu trả lời của người theo khoa học thực tiễn ắt hẵn là Lý Trí. Nó là vị thẩm phán tối cao để xác định Chân lý. Sau bóng đêm dài thời Trung Cổ, toàn thể Âu châu như bừng tỉnh trong thời Phục Hưng với sự đăng quang của lý trí trong phong trào triết học Khai Sáng (Enlightenment) ở thế kỷ 18. Lý trí được xem là ngọn đuốc soi sáng cho lịch sử, được dùng để xác định mọi giá trị và đem đến sự cải thiện xã hội về mặt nhân văn. Nhưng có quả thật lý trí có đúng là tiêu chuẩn tối thượng để phán xét và đánh giá mọi vấn đề? Chúng ta hãy thử nghe triết gia Heidegger lên tiếng “Tư Tưởng chỉ bắt đầu tư tưởng, là lúc chúng ta lịch-nghiệm-thể-hội được rằng cái Lý Trí, vốn từ bao thế kỷ được xiển dương xưng tụng, chính nó là thù địch ngoan cố nhất của Tư Tưởng.”(1). Suốt một thời gian dài, sùng thượng lý trí quá mức trong xã hội phương Tây, cũng như cái học thượng lễ ở xã hội Á Đông, đã khiến cuộc sống trở nên xơ cứng, rập khuôn mà thiếu đi tiếng nói đằm thằm của tâm tình, trong khi chính đời sống tâm tình mới mở tâm thức con người đi vào những điều lung linh huyền mật.
Cái học phương Đông thường không tin rằng lý trí có thể thấu hiểu được mọi vấn đề bằng khả năng phân tích, tổng hợp của nó, mà luôn xem lý trí - và theo đó, tri thức - là chướng ngại trên con đường tìm về tâm đạo. Hiện thực sống động luôn trôi chảy, ta không thể bắt nó dừng lại để quan sát, theo cái nhìn lạnh lùng của lý trí, dù chỉ trong một sát na. Thế giới ngoại tại vốn cực kỳ phồn tạp, muôn vẻ nghìn màu và không ngừng biến động. Vạn hữu luôn trôi chảy như dòng thác đổ, luôn biến dịch trong từng mỗi sát na. Thế giới sâm la vạn tượng ở sát na này đã khác với cái thế giới trong một sát na trước đó. Vạn hữu luôn mới tinh khôi, như lần đầu tiên được sáng tạo. Do đó, chỉ có cái-giờ-đây mới là cái thực.
Tiêu bản bướm trong phòng thí nghiệm hay là hình ảnh con bướm trong các cuốn sách dày cộm chuyên nghiên cứu về động vật, không còn là cánh bướm đang đong đưa trên giàn hoa trong nắng hạ. Tiêu bản bướm trong phòng thí nghiệm là định nghĩa, trong khi cánh bướm đang vỗ cánh đong đưa mới chính làhiện thực. Nắm bắt thế giới hiện thực qua định nghĩa trong thế giới ý niệm cũng giống như tìm hiểu con bướm sống động đang bay lượn ngoài đồng nội qua tiêu bản bướm trong phòng thí nghiệm. Muốn hiểu được con bướm thì chúng ta phải  con bướm, bay lượn theo cánh bướm, đong đưa trong ngọn nắng hè.
Trong tinh thần phương Đông, người ta không quan tâm đến định nghĩa mà đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Nghĩa là cái mà người ta quan tâm là con bướm thực đang bay lượn ngoài đồng nội, chớ không là tiêu bản bướm trong lồng kính của phòng thí nghiệm. Ví dụ trong phần mở đầu kinh Kim Cương, trưởng lão Tu Bồ Đề khi thỉnh cầu đức Phật thuyết pháp, đã không hỏi thế nào là tâm, không cần Phật phải định nghĩa tâm là gì, một khi đã phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà chỉ hỏi về chỗ trụ và cách hàng phục tâm. Thay vì hỏi “Như hà thị tâm?” thì vị trưởng lão kia chỉ đặt vấn đề  “Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”.
Thử hỏi, ta làm sao có thể nhìn nhận được cái thế giới tồn tại khách quan một cách chính xác, trong khi chính bản thân chúng ta là một thành phần của nó? Liệu con cá có thể hiểu về cái đại dương mà trong đó nó đang bơi lội, hay con khỉ có thể hiểu về cái khu rừng mà trong đó nó đang nhảy nhót, giống như người quan sát từ bên ngoài – giả định là các nhà khoa học- hay không? Cũng thế, liệu con người có thể hiểu về cái thế giới mà trong đó nó đang sống, đúng như người quan sát từ bên ngoài - giả định là Thượng Đế- hay không?
Huỳnh Ngọc Chiến Excel_798434640
Ta thử dùng một thông báo lỗi rất thông thường trong phần mềm Excel quen thuộc để có một minh họa lý thú cho điều này. Ví dụ ô A2 chứa số 2, ô A3 chứa số 8 và ô A4 chứa số 10. Khi ta đặt con trỏ máy tính (cursor) vào ô A1 và gõ công thức “=sum(A2:A4)”, thì ô A1 sẽ có giá trị là tổng giá trị của các ô A2, A3 và A4, tức là 20 (=2+8+10). Nhưng nếu đặt con trỏ máy tính vào ô A1 mà ta gõ công thức “=sum(A1:A4), thì máy sẽ không thực hiện lệnh đó mà báo lỗi “tham chiếu vòng tròn” với lời giải thích: “Công thức chứa lỗi tham chiếu vòng tròn và không thể tính toán chính xác được. Lỗi tham chiếu vòng tròn là bất kỳ sự tham chiếu nào nằm trong công thức tùy thuộc vào các kết quả của chính công thức đó. Chẳng hạn một ô (cell) tham chiếu đến giá trị của chính nó, hay một ô tham chiếu đến một ô khác, mà ô đó lại tùy thuộc vào giá trị của ô ban đầu thì cả hai đều mắc lỗi tham chiếu vòng tròn(2). Nếu ta bấm nútOK hay Cancel để tiếp tục thì nó sẽ cho giá trị là 0. Nói một cách cụ thể thì ô A1 không thể mang giá trị của một tổng mà bản thân nó lại là một thành phần của chính tổng đó.
 Huỳnh Ngọc Chiến Excel1_422983813
Tương tự như vậy, liệu con người có thể quán sát một cách đúng đắn toàn thể khối hiện thể trong khi chính bản thân chúng ta là một thành phần trong toàn thể khối hiện thể đó hay không? Dĩ nhiên là không. Vậy làm thế nào mà con người lại có thể tự cho mình có khả năng quán sát được toàn thể vạn hữu để có thể đưa ra định nghĩa về tồn tại khách quan? Nếu ta cứ quán sát thế giới tự nhiên một cách chủ quan như thế thì kết quả quán sát cũng sẽ là 0, vì thực ra ta đang mắc lỗi “tham chiếu vòng tròn”, hay nói cụ thể hơn là “mắc vào cái vòng lẫn quẩn”, mà không hề hay biết.
Thử hỏi con người có thể nào quán sát toàn thể vạn hữu đúng nghĩa không, khi mà chính kẻ quán sát lại là một thành phần của đối tượng được quán sát? Khi ta đóng vai một người quán sát thế giới thì liệu cái gọi là tồn tại khách quan có xuất hiện đúng là như vậy hay không? Ta làm sao xem trọn vẹn và chính xác được vở tuồng mà trong đó ta là một diễn viên? Ta đứng ở góc độ nào để quán sát thế giới, theo cách mà khoa học gọi là khách quan? Một thực thể trong tự nhiên khi được quan sát thì luôn biến thành từng đối tượng nhận thức mang các thuộc tính khác nhau đối với từng chủ thể quan sát khác nhau. Từ sự quán sát chung về thế giới tự nhiên, nền khoa học phương Tây đã không ngừng phát triển thành nhiều ngành nghiên cứu và bộ môn khác nhau, đó là sự minh chứng cho điều này. Từ một đối tượng được quan sát, ta đâu có thể rút ra được cái gọi là “quy luật vận động khách quan” trong bản thân sự vật có giá trị chung cho mọi chủ thể quán sát. Nhà triết học, nhà vật lý, nhà hóa học hay nhà thiên văn học … đều nhìn thế giới tự nhiên theo những cách khác nhau, với những quy luật vận động khác nhau. Vậy thì đâu là cái “thế giới tồn tại khách quan” có giá trị chung cho mọi chủ thể quán sát?
Thiền sư Vân Môn- tổ thiền phái Vân Môn- một hôm thượng đường, đưa cây gậy lên nói : “Phàm phu cho nó là thực nên gọi nó là có, Nhị thừa phân tích gọi nó là không, Duyên Giác gọi nó là có mà hư ảo, Bồ Tát xem bản thể hiện tại của nó là Không. Kẻ tu Thiền hễ thấy cây gậy thì cứ gọi là cây gậy, đi liền đi, ngồi liền ngồi, hoàn toàn không được động đến”. (Phàm phu thực vị chi hữu, Nhị thừa tích vị chi vô, Duyên Giác vị chi huyễn hữu, Bồ Tát đương thể tức không. Nạp tăng gia kiến trụ trượng, tiện hoán tác trụ trượng, hành tiện hành, tọa tiện tọa, tổng bất đắc động trứ.). Chỉ một cây gậy thôi mà đã có nhiều cách nhìn, tùy theo trình độ giác ngộ. Vậy thì đâu là “cây gậy tồn tại khách quan”?
Lại nữa, nếu chỉ quan sát thế giới bằng giác quan và chỉ tin vào những chứng cứ do giác quan đem lại thì liệu siêu âm có tồn tại với đôi tai, hay tia hồng ngoại có tồn tại với đôi mắt của một người bình thường? Cô Liên bán hoa xinh xắn trong truyện dài “Gánh hàng hoa” của Khái Hưng không bao tin có vi trùng vì nàng cho rằng không thể có con vật nào nhỏ đến mức đôi mắt tinh tường của nàng lại không nhìn thấy. Trên đời này vẫn còn có vô vàn các cô Liên. Đó là những kẻ tin tuyệt đối vào lý trí, như cô Liên tin vào đôi mắt tinh tường, với sự khẳng định ngây thơ rằng khoa học sẽ giải đáp được tất cả vấn đề nan giải của cuộc đời; hoặc những kẻ tin tưởng một cách ấu trĩ rằng lịch sử sẽ trôi đúng theo phép lý luận quy nạp!
Chúng ta biết được siêu âm hay tia hồng ngoại là nhờ những thiết bị máy móc, cũng vậy muốn nhận biết được những điều huyền mật trong vũ trụ còn khuất lấp với lý trí thì chúng ta hẳn phải nhờ đến một dạng “thiết bị” khác. Đó là tuệ giác.
Nếu từ bỏ lý trí thì dựa vào đâu để ta có quán sát được toàn thể vũ trụ mà không mắc vào lỗi “tham chiếu vòng tròn”? Thử tưởng tượng nếu ta đặt một tấm kính khổng lồ soi được cả vũ trụ, thì nhìn vào gương đó ta có thể quán sát được toàn thể vũ trụ, kể cả chính bản thân ta. Vạn hữu hay toàn bộ khối hiện thể, bao gồm cả chính ta, như một Nhất Thể Viên Dung tự phân đôi thành hai để quan chiêm lẫn nhau. Cái Ta bên này cũng chính là cái Ta bên ấy. Đây chính là chỗ cảm ứng tự nhiên giữa tâm và vật theo tinh thần kinh Dịch : “Dịch, vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố.” (Đạo Dịch : không nghĩ gì, không làm gì, cứ lặng lẽ bất động mà thấu suốt ngay mọi nguyên cớ trong thiên hạ).
Nhà thơ Nguyễn Du hẳn đã đạt đến cảnh giới cảm ưng “vô tư, vô vi, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông“ đó qua hai câu thơ kết trong bài Tạp thi :
Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự,
Tứ thời tâm kính tự như như.
(Lá rơi hoa nở là những chuyện diễn ra trước mắt
Suốt bốn mùa  tấm gương lòng vẫn cứ sáng rỡ lặng yên.)
Tâm như tấm gương sáng, cứ tùy vật đến mà cảm ứng, theo tinh thần “tâm như hư không, vô sở chướng ngại” của Phật giáo. Muôn vật khi đến thì đều hiện ra trong tấm gương lòng, tâm cứ tùy vật mà cảm; khi muôn vật đi thì tâm trở nên lặng lẽ, tịch nhiên bất động, vẫn luôn ngời sáng mà không chút bận lòng với cái gọi là tồn tại khách quan!  
Nói một cách cưỡng bức và mang dáng dấp “tư tưởng hiện đại” của phương Tây một chút thì đó là chỗ mà nhà thơ Bùi Giáng nói qua lời tựa (Avant-Propos) trong tập Dialogue :
… một Hằng Thể Lưu Tồn tự phân đôi : hai vũ trụ quan chiêm nhau trong một cõi doanh hoàn; một cõi doanh hoàn tự tách thành hai miền bị cách ngăn bởi một hố thẳm. Hoạt tinh thể của hố thẳm nằm ở chỗ nó có thể bị vượt qua bằng một bước nhảy. Hoạt tinh thể của bước nhảy là sự liều lĩnh dấn thân(3).
Một bước nhảy liều lĩnh xóa mờ biên giới với chủ và khách, giữa tâm và cảnh, mà nói theo ngôn ngữ thơ mộng của Bùi Giáng, ta tạm gọi đó là “liên tồn mở những trận chiêm bao mơ màng ra suốt xứ”! Và chính ở chỗ bước nhảy này, theo tinh thần nhảy vào hố thẳm của kinh Dịch -“dược tại uyên” - với sự buông lơi toàn bộ lý trí, mà ta mới nhảy qua được lỗi “tham chiếu vòng tròn” để nghiệm thêm ra ý nghĩa “sự sự vô ngại” trong tư tưởng Hoa Nghiêm. 
Ghi chú :
(1)   Sương Tỳ hảiBùi Giáng dịch,  NXB An Tiêm, tr. 186, Sài Gòn, 1966
(2)   One or more formulars contain a circular reference and may not calculate correctly. Circular references are any references within a formular that depends upon the results of that same formular. For example, a cell that refers to its own value or a cell that refers to another cell which depends on the original cell’s value both contain circular references.
(3)               “… un être se dédouble : deux univers se contemplent dans un monde; un monde se partage en deux contrées qu’un abîme sépare. L’essence de l’abîme réside dans le fait qu’il peut être franchi d’un bond. L’essence du bond, c’est le risque.” (Dialogue, nhiều tác giả, NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1965). Lời dịch của tôi sử dụng những dụng ngữ quen thuộc của chính nhà thơ Bùi Giáng để cố gắng chuyển tải nội dung nguyên văn câu tiếng Pháp của  ông.
 


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Huỳnh Ngọc Chiến Empty Re: Huỳnh Ngọc Chiến

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết