TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tin Giáo dục I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tin Giáo dục I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tin Giáo dục I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tin Giáo dục I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tin Giáo dục I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tin Giáo dục I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tin Giáo dục I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tin Giáo dục I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tin Giáo dục I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tin Giáo dục I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tin Giáo dục I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Giáo dục I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Giáo dục I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tin Giáo dục I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tin Giáo dục I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tin Giáo dục I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tin Giáo dục I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tin Giáo dục I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tin Giáo dục I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
luck (220)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 
Admin (156)
Tin Giáo dục I_vote_lcapTin Giáo dục I_voting_barTin Giáo dục I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tin Giáo dục

3 posters

Trang 1 trong tổng số 3 trang 1, 2, 3  Next

Go down

Tin Giáo dục Empty Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 11:55 am

70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục:
Đổi nhưng không mới



Một số định hướng đổi mới chương trình giáo dục (GD) trong đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa GD phổ thông sau năm 2015” so với đề án 10 năm trước không có gì mới.

Chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) đang được xây dựng cũng chưa đáp ứng mong đợi của đa số dư luận.

Vẫn tiếp tục một CT, một bộ SGK

Xã hội mong đợi CT, SGK mới sẽ được thiết kế theo hướng: một CT, nhiều bộ SGK. Thế nhưng, một trong những định hướng căn bản trong dự thảo đề án là sẽ tiếp tục duy trì mô hình một CT, một bộ SGK. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành CT; tổ chức biên soạn, quyết định chọn SGK để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở GD phổ thông trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia. Địa phương được quyền xây dựng các tài liệu giáo khoa hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người học và đặc thù của địa phương.

Theo dự thảo, CT mới được xây dựng xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt được các năng lực ấy. Hàng loạt năng lực được Bộ GD-ĐT xác định như: nhận thức, hành động, giải quyết vấn đề, sáng tạo, làm việc nhóm, thích ứng với môi trường…

Định hướng chủ đạo khác mà CT, SGK mới dự kiến sẽ làm là điều chỉnh hài hòa, cân đối giữa dạy chữ, dạy người và từng bước dạy nghề. Ban soạn thảo đề án khẳng định: GD phổ thông không những cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản để hình thành vốn tri thức cho con người, mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân. Do đó, CT, SGK cần giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, thực hiện các mặt GD đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ…

Giảm số môn học bắt buộc

Bộ GD-ĐT khẳng định: CT mới sẽ giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Cấu trúc CT cũng dự kiến đổi mới, đảm bảo tiếp nối từ tất cả các cấp học, bậc học. Đối với GD phổ thông, CT, SGK được xây dựng là một chỉnh thể nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 với 2 giai đoạn: giáo dục tiểu học và THCS là cấp học phổ cập (ban soạn thảo gọi đây là giai đoạn cơ bản); giáo dục THPT là cấp học nâng cao và định hướng nghề nghiệp (sau cơ bản).
Chỉ có số tiền đầu tư là mới !

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia GD thì đề án lần này so với đề án đổi mới trước đây (năm 2001) vẫn không có gì mới.

Đề án khẳng định CT mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực của người học. So sánh những nội dung này với mục tiêu đổi mới của 10 năm trước đây không có gì khác. Tại các văn bản về đổi mới chương trình GD phổ thông lần trước (triển khai từ năm 2002 đến nay), Bộ GD-ĐT đã đề cập: “Mục tiêu của việc đổi mới CT và SGK THPT là nâng cao chất lượng GD toàn diện…; đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh...”. Đánh giá về nội dung này, một chuyên gia GD bức xúc: “Việc yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện trong lần đổi mới trước đây là đã bao hàm cả việc dạy chữ, dạy người. Còn lần này, Bộ cho rằng CT mới sẽ coi trọng rèn luyện kỹ năng sống… Đây chỉ là việc cụ thể hóa việc dạy toàn diện thôi chứ có gì mới đâu!”.

Ngoài ra, Nghị quyết về Đổi mới chương trình GD phổ thông năm 2000 cũng đã nêu: “CT bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng CT, SGK phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau”. Như vậy, việc ban hành một CT với một chuẩn kiến thức nhưng được vận dụng phù hợp với từng vùng miền đã được triển khai trong CT hiện hành chứ không phải lần này mới được đổi mới.

Còn lại có rất nhiều nội dung mà đề án lần này đưa ra cũng không có gì mới hơn so với lần đổi mới trước đây. Chẳng hạn trước đây Bộ GD-ĐT nêu: “CT tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành”. Còn lần này vẫn với nội dung đó nhưng được diễn đạt bằng cách khác như: “Nội dung các môn học cần cân đối giữa lý thuyết với tăng cường thực hành, gắn với các tình huống đời sống và yêu cầu giải quyết vấn đề...”.

Vì vậy, đánh giá đề án này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, đã nói: “Nhiều vấn đề cụ thể về hệ thống GD phổ thông vẫn chưa được nghiên cứu làm cơ sở cho đổi mới, do đó nội dung đề án đổi mới chưa có gì mới so với CT, SGK hiện hành”. Còn GS Nguyễn Xuân Hãn - ĐH Quốc gia Hà Nội, thì bức xúc: “Những nội dung đổi mới của đề án chỉ là những nội dung cũ và cũng được làm theo cách cũ nên chắc chắn không thể đổi mới được”. Ông chua xót: “Tôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước!”.

Tuệ Nguyễn - Vũ Thơ





"Tôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước! "

GS NGUYỄN XUÂN HÃN ĐH Quốc gia Hà Nội


Tiến trình thực hiện


Dự kiến tiến trình về kế hoạch thời gian thực hiện đề án nói trên như sau: Từ tháng 9.2011-3.2013 Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành xây dựng CTGD phổ thông, từ tháng 4 - 9.2013 sẽ thẩm định lần 1, ban hành CT để thử nghiệm. Việc biên soạn SGK sẽ được tiến hành từ tháng 10.2013-6.2015, từ tháng 7.2014-7.2015 sẽ thẩm định lần 1, ban hành SGK để thử nghiệm. Từ tháng 9.2017 sẽ hướng dẫn thực hiện CT, SGK mới.



Lịch sử làm SGK của Singapore

Năm 1965 khi mới độc lập, Singapore phải nhập SGK và chỉ viết sách GD công dân. Đến giai đoạn 1969 - 1970 nước này bắt đầu tự viết SGK và công việc này do Bộ GD đảm nhiệm. Tuy nhiên, sách được viết giai đoạn này vẫn chủ yếu là Giáo dục công dân với 4 thứ tiếng: Hoa, Anh, Mã, Ấn. Đến năm 1979, nước này tiến hành thiết kế SGK mới để giảng dạy theo phương pháp cách tân. Từ năm 1980 đến 1996, Singapore thành lập Viện chuyên viết SGK để cung cấp SGK cho bậc tiểu học và trung học. Từ năm 1997 đến nay, Bộ chỉ tập trung vào khung CT và nội dung CT, còn việc viết SGK được giao cho các nhà xuất bản (hoạt động như những doanh nghiệp) mà Bộ chỉ làm nhiệm vụ phê duyệt. Có lẽ đây cũng là cách Việt Nam nên học để đỡ tốn kém mà lại hiệu quả!

TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM)
Hà Ánh (ghi)



Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110609/70-000-ti-dong-nang-cap-giao-duc-Doi-nhung-khong-moi.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 12:32 pm

Nên xóa bỏ cơ chế độc quyền

Việc cần làm trước mắt là sửa ngay những sai lầm hiện nay trong SGK, trong khi chờ đợi việc cải tổ toàn diện những vấn đề cơ bản của nền GD. Vấn đề nữa là xóa bỏ cơ chế độc quyền trong việc biên soạn và phát hành SGK. Cần khuyến khích sự cạnh tranh về chất lượng SGK của các nhà xuất bản và các tác giả. Biện pháp cạnh tranh này sẽ giúp nhanh chóng giải quyết những sai lầm hiện nay trong SGK.

GS-TS Nguyễn Thiện Tống
(Phó hiệu trưởng trường ĐH Cửu Long)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 12:34 pm

Singapore: Trường được quyền lựa chọn SGK phù hợp

Trước đây, Singapore nhập khẩu sách giáo khoa. Tuy nhiên, sau này Bộ Giáo dục đã thành lập một bộ phận phụ trách xây dựng và phát triển chương trình học, hiện được biết đến với tên gọi "Curriculum Planning and Development Division" ( http://www.moe.gov.sg/about/org-structure/cpdd/ ). Các nhà xuất bản sẽ dựa vào đó để biên soạn SGK. Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có thể tham khảo danh sách SGK được Bộ thẩm định: http://atl.moe.gov.sg/Home.aspx rồi tự lựa bộ sách phù hợp cho mỗi môn. Dĩ nhiên, giáo viên cũng có thể tự biên soạn bài giảng riêng, dựa trên chương trình chuẩn.

Giáo viên Võ Văn Hùng
(từ Singapore)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 1:01 pm

Cần xây dựng từ gốc

09/06/2011 1:12

Đề án “Đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) sau 2015” với số tiền đầu tư 70.000 tỉ đồng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ những người làm công tác giáo dục (GD).

Phần lớn đều cho rằng cần phải “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” đúng như mục tiêu Nghị quyết ĐH Đảng XI đề ra chứ không nên xây nhà từ nóc như cách Bộ GD-ĐT đang thực hiện.

5 vấn đề cần làm trước khi đổi mới CT-SGK

Khi đọc thông tin về đề án, cảm tưởng rất mừng, món tiền tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của GD phổ thông nhưng đã là sự cố gắng rất lớn, bởi nước ta còn nghèo và có biết bao việc lớn lao khác phải chi. Mừng xong thì lo ngay, lo thay cho những vị có trách nhiệm: Liệu có đáp ứng được lòng tin của dân, của nước không, liệu sử dụng có hiệu quả những đồng tiền thuế đẫm mồ hôi của dân?

Đổi mới GD là cần thiết nhưng chỉ có thể đổi mới khi tổng kết và làm rõ CT-SGK cũ không còn thích hợp nữa. Mà việc tổng kết này chưa làm cho nên không hiểu việc đó có cần không? Cựu huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam, A.Riedl từng có nhận xét sâu sắc: "Nền bóng đá VN được xây dựng từ nóc". Ý ông ấy nói là ta thực hiện quy trình ngược, chỉ nghĩ đến đội tuyển đi tranh giải chứ không tạo ra một nền bóng đá phong trào rộng và sâu. Trong GD cũng vậy, nếu lo đến CT-SGK trước tôi ngờ rằng tức là cũng chỉ lo từ nóc trở xuống. Lần viết SGK trước ta đã giải quyết "ngắt ngọn", lần này nếu làm theo đề án tôi sợ rằng cũng đi theo lối mòn ấy. Phải tạo một sự chuyển biến mạnh, rộng và sâu nền GD hiện nay.

Cụ thể, ít nhất phải làm 5 vấn đề sau đây trước đi bàn đến chuyện đổi mới CT-SGK:

1. Phải thống nhất với nhau về triết lý của ngành GD trong hoàn cảnh mới.

2. Phải chỉ ra mục tiêu của ngành GD phổ thông trong hoàn cảnh mới.

3. Phải làm rõ cấu trúc của hệ GD này trong hoàn cảnh mới.

4. Phải rút ngắn khoảng cách về điều kiện hoạt động GD giữa các vùng miền, đặc biệt giữa các vùng kinh tế phát triển và những nơi đồng bào dân tộc ít người đang sống.

5. Phải đổi mới, nâng cấp ngành sư phạm cả 2 phương diện: Đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng giáo viên đang đứng lớp.

Vì vậy, không nên gọi là Đề án đổi mới CT-SGK phổ thông sau 2015 mà nên gọi là Đề án đổi mới, nâng cấp ngành GD phổ thông sau 2015.

PGS - TS TRẦN HỮU TÁ


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 1:02 pm

Dục tốc bất đạt

Ai là người có ít nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý GD đều biết rằng CT-SGK không là khâu quyết định chất lượng GD VN hiện nay. Nền GD ấy đã đến mức phải được “đổi mới căn bản và toàn diện”. CT-SGK dù vô cùng quan trọng cũng chỉ là vài nét vẽ trong một một bản thiết kế nhằm đổi mới căn bản và toàn diện GD. Bản thiết kế này có nhiệm vụ rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều so với các việc như biên soạn CT-SGK, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và đào tạo bồi dưỡng giáo viên... như đề án đang dự tính. Các việc cụ thể này do vậy phải nằm trong một đề án tổng thể cải cách GD bao gồm mục tiêu đào tạo, triết lý giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục mà trong đó đổi mới CT-SGK… chỉ là các giải pháp cụ thể. Những giải pháp này nếu đem tách riêng ra mà làm trước thì chỉ là giải pháp “chống dột” tạm thời. Chưa bàn thảo cho thống nhất về những vấn đề chiến lược mà chộp ngay các vấn đề cụ thể để làm thì e rằng ta sẽ lặp lại vết xe đổ của những lần thay sách vừa qua.

Do vậy, xin để thời gian và kinh phí để lo trước một đề án có tính chiến lược mang tên “Cải cách căn bản và toàn diện nền giáo dục VN trong nửa đầu thế kỷ 21”. Đây là một kiểu dự án “tiền khả thi” phải được thông qua trước tiên. Làm một đề án lớn để GD cả dân tộc trong 30-40 năm mà dục tốc thì sẽ bất đạt.

TS HỒ THIỆU HÙNG
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 1:04 pm

Cần phải tỉnh táo

Trong khi Bộ GD-ĐT chưa đưa ra được một đề án đổi mới căn bản và toàn diện thì việc công bố ngay kinh phí dự toán cho việc đổi mới CT-SGK sau năm 2015 đến 70.000 tỉ đồng là việc cần phải tỉnh táo suy nghĩ và cân nhắc. Việc thay đổi CT-SGK này phải đến sau khi đề án cải cách toàn diện nền GD nhận được sự đồng thuận cao của cả xã hội. Không thể chỉ thay đổi CT-SGK là coi như cả nền GD đã thay đổi một cách “toàn diện và căn bản”. Bởi trong cả nền GD thì CT-SGK là phần thượng tầng, phần “nóc” chứ không phải phần nền móng.

THANH THẢO
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 10, 2011 1:06 pm

Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài 70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục, ngày 8.6, ông Phạm Mạnh Hùng - Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có công văn xung quanh vấn đề này như sau:

1. Tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện cần được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông lần này từ cách tiếp cận cho đến các định hướng, nguyên tắc, quy trình; thể hiện qua các phần của bộ chương trình giáo dục phổ thông như: mục tiêu của chương trình, nội dung dạy học, định hướng về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, không phải là quá trình ngược như một số ý kiến đã nêu.

2. Một số định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là: Chương trình hiện hành được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, tức là quan tâm chủ yếu tới việc học sinh sẽ học được những gì. Chương trình mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống...

3. Về kinh phí thực hiện, dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, bước đầu dự toán kinh phí là 70.000 tỉ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn chương trình - sách giáo khoa chỉ dự kiến chi là hơn 960 tỉ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Số còn lại chi cho các công việc khác như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỉ (chiếm 1/2 tổng dự toán); mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỉ (gần 1/2 nữa); đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỉ...

Hà Ánh - B.Thanh (ghi)

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110609/Can-xay-dung-tu-goc.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Nên bàn trước cách làm

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 12, 2011 5:09 pm

Nên bàn trước cách làm


TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015” do Bộ GD-ĐT đưa ra, TS Nguyễn Thành Nam - đại diện nhóm Cánh Buồm, những người đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhiều nội dung cải cách giáo dục - cho rằng:
- Việc Bộ GD-ĐT tiếp tục duy trì “Một chương trình - một bộ SGK” không nằm ngoài dự liệu của nhóm Cánh Buồm.

Nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của chúng tôi là đi tìm một cơ chế giúp chương trình học ở bậc phổ thông luôn gắn bó với cuộc sống. Chúng tôi cho rằng một mô hình phát triển giáo dục khoa học phải tiến hành từ khâu thực nghiệm và mở rộng dần dần để tuần tự đi vào cuộc sống với điều kiện luôn để ngỏ khả năng điều chỉnh, một khi cuộc sống đòi hỏi phải điều chỉnh.

* Vậy theo các ông, mô hình giáo dục được Bộ GD-ĐT đề cập trong dự thảo đề án đổi mới chương trình - SGK không đạt được yêu cầu nêu trên?

- Thực tế cho thấy với cách thiết kế chương trình - SGK theo kiểu dự án hiện nay của Bộ GD-ĐT dù chương trình làm ra có hay đến mấy cũng không tránh khỏi bị lạc hậu ngay sau đó, và sau một thời gian lại phải “đập bỏ” để làm lại từ đầu. Cách làm hiện nay không khác gì gắn cứng vôlăng của một chiếc ôtô thay vì lái nó.

Làm thế, dù lúc đầu có để đúng hướng thì cũng chỉ được một đoạn nó lại lệch ra ngoài, vì con đường cuộc sống không thẳng tắp như thế. Bộ GD-ĐT chỉ nên đảm nhiệm việc xây dựng khung chương trình chuẩn và rất mở để cả xã hội tham gia làm nội dung trong sự cạnh tranh lành mạnh, anh nào giỏi nhất sẽ vượt lên. Việc duy trì một bộ SGK là đi ngược lại với quy luật của sự phát triển.

* Những người soạn thảo đề án 70.000 tỉ đồng cũng chỉ ra nhiều điểm mới. Là những người đang có nhiều trăn trở trong việc tìm hướng đi cho giáo dục, các ông có nhận xét gì về dự thảo này?

- Để tiến hành một đổi mới thật sự triệt để về giáo dục, cái cần có đầu tiên và trong suốt quá trình là một tư tưởng về giáo dục chứ không phải là cần có ngay một bịch tiền. Qua thông tin từ Bộ GD-ĐT về dự thảo đề án, chúng ta biết được hai thông tin: Thứ nhất, số tiền dự chi là 70.000 tỉ đồng. Về vấn đề này chúng tôi không bình luận vì chưa biết cách thức thực hiện của Bộ GD-ĐT là như thế nào. Nếu cách làm sai thì bao nhiêu tiền cũng thành vô nghĩa. Vì vậy, nên tập trung bàn trước về cách làm.

Thứ hai, trong định hướng của chương trình, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ biên soạn theo hướng “tiếp cận năng lực”. Cụm từ này nghe rất lạ tai, có vẻ như dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà dịch không thoát. Cũng không rõ cách thức thực hiện định hướng đó như thế nào và căn cứ tâm lý học của nó là gì.

Ở VN ta, từ hơn 30 năm trước, GS Hồ Ngọc Đại và cộng sự đã bắt tay vào xây dựng một nền giáo dục mà ông gọi là “Một nền giáo dục làm hình thành những năng lực người” dựa trên nền tảng Tâm lý học phát triển (Jean Piaget), theo đó trí khôn trẻ em hình thành trong quá trình phát triển của trẻ khi “chiếm lĩnh các đối tượng học tập” thông qua “những việc làm và những thao tác học”. Những việc làm và những thao tác học đó nhất thiết phải do các chuyên gia giáo dục lành nghề tìm ra và gửi chúng nằm ngay trong chương trình học và SGK thể hiện chương trình đó.

Điều chúng tôi muốn nói là một chương trình học có chất lượng không thể được làm một cách sơ sài vội vã, không dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phê phán cái tiêu cực không gì bằng làm ra một cái tích cực. Nên chúng tôi không muốn nói nhiều nữa mà tập trung vào công việc mình đã và đang đeo đuổi.

* Thế khi ra mắt những cuốn sách đầu tiên, Cánh Buồm cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý. Cánh Buồm ứng xử thế nào với việc này? Những “hạt sạn” có được tiếp thu và nhặt đi?

- Việc trưng cầu ý kiến và tiếp thu ý kiến phản biện là công việc bình thường của người làm khoa học. Tuy không phải ý kiến góp ý nào với Cánh Buồm cũng đều xác đáng nhưng chúng tôi đã tổ chức hội thảo nghiêm túc xem xét, thảo luận về các ý kiến góp ý. Những việc góp ý đúng chúng tôi đã tiếp thu, điều chỉnh ở các cuốn sách đã công bố và rút kinh nghiệm ở các cuốn sẽ ra mắt.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 12, 2011 5:12 pm

Vẫn theo triết lý “Đi học là hạnh phúc”

Cho dù chúng tôi đã và đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn chung của những người làm giáo dục, nhưng không được cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước ủng hộ, chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đã vạch ra là xây dựng một bộ SGK theo triết lý “Đi học là hạnh phúc” với mô hình mà theo chúng tôi nó hợp với quy luật phát triển. Hi vọng ít nhất nó là tài liệu có giá trị cho nhà trường tham khảo trong việc giáo dục học sinh phổ thông.

Tiến sĩ NGUYỄN THÀNH NAM




Bàn về triết lý giáo dục thành nhân


30 nhà quản lý giáo dục, xã hội học, giảng viên đại học cùng đại diện một số tổ chức phát triển con người trên địa bàn TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long đã bàn về vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay qua hội thảo “Giáo dục thành nhân” do Hội Dạy nghề TP.HCM tổ chức sáng 11-6.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đóng góp ý kiến về chương trình giáo dục thành nhân cho học sinh, sinh viên xoay quanh các hệ giá trị “tâm, dũng, năng, tin, nhẫn, trọng” do thạc sĩ Hoàng Thanh Linh - giám đốc chương trình phát triển kỹ năng Thành Nhân - biên soạn và giới thiệu.

(H.BÌNH)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 12, 2011 11:52 pm

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
Câu chuyện sách giáo khoa


10/06/2011 23:17
Dự thảo đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) sau năm 2015 đang được dư luận chú ý. Đây cũng là lúc cần nhìn lại một số bất cập của CT-SGK hiện hành với mong mỏi cuộc nâng cấp dự kiến tiêu tốn 70.000 tỉ đồng sắp tới sẽ tránh được những sai lầm cũ.

Kiến thức quá lạc hậu

Trong đợt góp ý CT-SGK hiện hành (do Bộ GD-ĐT tổ chức) vào năm 2009, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đều khẳng định: CT biểu hiện rõ sự quá tải; một số môn học như ngữ văn, ngoại ngữ, sinh học, vật lý, nghề phổ thông cấp trung học còn nặng nề, hàn lâm.

Các nhà giáo cũng cho rằng nhiều chủ đề ở một số môn học cấp THPT còn rất lạc hậu, chưa cập nhật những kiến thức cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chẳng hạn môn vật lý nhấn mạnh quá mức vật lý học cổ điển, môn sinh học chưa thể hiện được khoa học của sự sống, môn lịch sử quá nhấn mạnh đến lịch sử quân sự, lịch sử đấu tranh giữ nước và đấu tranh cách mạng mà xem nhẹ lịch sử kinh tế - văn hóa - xã hội, môn ngữ văn thì chưa cập nhật những đánh giá mới về một số nhân vật và sự kiện.

Bà Hà Thị Nga, chuyên viên Sở GD-ĐT Hải Phòng cho phân tích: “Sở dĩ nhiều học sinh (HS) có tâm lý sợ học môn lịch sử chủ yếu vì kiến thức quá nhiều, khó thuộc, dễ quên. Giáo viên dạy môn học này lúc nào cũng vội vã, nói nhiều, thậm chí hết giờ mà vẫn không dạy hết kiến thức bài học. SGK môn lịch sử được viết theo lối mòn xơ cứng, có sự lặp lại (lớp 4, lớp 6, lớp 10) tạo cho HS cảm giác không cần học cũng biết rồi”. Một giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) cho biết: “Có một số bài yêu cầu kiến thức nặng, dài dòng, ghi nhớ máy móc nhiều, chưa phù hợp với phần đông HS. Ví dụ như yêu cầu tìm các vần khó ngoài bài, chuyển thể đối thoại thành kịch, viết thư làm quen với bạn nước ngoài; hoặc yêu cầu vẽ các thành viên trong gia đình ở SGK môn giáo dục công dân. Hay như môn toán, ngay từ lớp 1, HS đã phải làm những bài toán “tìm x”; môn giáo dục công dân thì yêu cầu HS nam cũng phải học thêu thùa”...

Trao đổi với PV Thanh Niên về điều này, GS Nguyễn Lân Dũng (ĐH Quốc gia Hà Nội) chỉ rõ: “Chính vì CT hiện nay của ta rất bất cập, vừa nặng vừa thiếu kiến thức nên chưa thể làm chỗ dựa cho SGK”. TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cũng nhận định: “Đến thế kỷ 21 rồi, mọi thứ đều đang phát triển như vũ bão mà HS vẫn phải học quá nhiều những bài học khô cứng về kiến thức của thế kỷ 18, 19 là điều phi lý”.

Học chỉ để thi

Một giáo viên dạy trường chuyên ngao ngán nói: “Càng hô hào giảm tải CT thì mỗi lần thay sách càng nặng lên. Nội dung quá hàn lâm, đến mức HS chuyên cũng phải thừa nhận với tôi rằng có lúc em cũng không rõ học kiến thức trong SGK để làm gì, quá nhiều, quá khó".

Phần lớn các chuyên gia giáo dục đều khẳng định cách thiết kế CT và tổ chức thi cử như hiện nay khiến việc học tập chủ yếu nhồi nhét để đi thi. Thi xong là “chữ thầy lại trả cho thầy”. TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích: “Kiến thức mà CT đòi hỏi chủ yếu là ghi nhớ và tái hiện nên chỉ phù hợp với việc đi thi, khó có thể nói đến những “mỹ từ” như vận dụng, sáng tạo được”. TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng: “Nhà trường phổ thông hiện nay đang theo mô hình truyền thống với những đặc điểm cơ bản: dạy hướng tới thi cử, việc đánh giá chỉ nhằm vào kết quả học tập”...

Tại đợt góp ý về CT-SGK, chính Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, CT hiện hành chưa đảm bảo sự cân đối giữa dạy chữ và dạy người, còn nặng về kiến thức, chưa coi trọng việc hình thành nhân cách cho HS. Điều này thể hiện ở chỗ chưa nêu rõ nội dung và cách thức đánh giá sự trưởng thành nhân cách HS sau mỗi lớp học, cấp học.

Tuệ Nguyễn

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110610/Cau-chuyen-sach-giao-khoa.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Sách sai mà không sửa

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 12, 2011 11:54 pm

Sách sai mà không sửa

Những nội dung phản khoa học, phi sư phạm trong sách vật lý lớp 6 đầu tiên thí điểm ở 100 trường trong năm 2000 đến nay vẫn không được chỉnh sửa. Sau đó, các tập sách vật lý khác đều có lỗi sai, mô tả thí nghiệm sai, dụng cụ thí nghiệm cũng sai nhưng góp ý nhiều lần vẫn không chỉnh sửa. Theo tôi, Bộ nên nhìn nhận lại, thay vì bỏ hàng trăm tỉ đồng để biên soạn sách mới thì tại sao không cho đính chính, chỉnh sửa những kiến thức sai trong SGK. Số tiền đó để giúp cho người nghèo có điều kiện cho con em họ được đi học và có sách vở miễn phí.

TS vật lý Nguyễn Văn Khải


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110610/Cau-chuyen-sach-giao-khoa.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Bất cập chương trình

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 12, 2011 11:55 pm

Bất cập chương trình

Con tôi năm nay lên lớp 4, trong suốt 3 năm qua tôi - một người tốt nghiệp ĐH Bách khoa - nhưng đã nhiều lần lâm vào thế bí khi không thể giải xong một bài toán cho con mình nên đành phải cầu viện vào các sách hướng dẫn kèm theo. Quả thực, CT học của HS bây giờ quá nặng.

Chị Hoàng Thị Tuyết
(Q.1, TP.HCM)

Phi Loan (ghi)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Nên tập trung vào nền móng thiết yếu

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 13, 2011 6:45 pm

Nên tập trung vào nền móng thiết yếu

12/06/2011 23:23

Theo các giáo sư hàng đầu của VN trong lĩnh vực giáo dục (GD), muốn đổi mới chương trình - sách giáo khoa, trước hết phải xác định rõ ràng “hình hài”, cơ cấu nền GD.

12 năm lãng phí

GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, đặt vấn đề: “Có một điều làm tôi rất băn khoăn là Bộ GD-ĐT chuẩn bị trình Đề án đổi mới chương trình - SGK phổ thông trong khi cơ cấu của GD phổ thông chưa hề được bàn đến. Phần lớn bây giờ các nước châu Âu tổ chức GD tiểu học 6 năm. Cần nghiên cứu vì sao họ làm như vậy và đưa ra giải pháp của ta”.

Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Hoàng Tụy nhận định: “Hệ thống tổ chức GD phổ thông theo chương trình 12 năm như hiện nay và như dự thảo đề án là không thích hợp”. Ông lý giải: “Ta quan niệm GD phổ thông nhằm cung cấp học vấn cho mọi công dân, trước khi có nghề. Điều đó không sai nhưng quá “sang trọng” đối với một đất nước như VN. Hiện ngay cả các nước phát triển nhất cũng chỉ đặt mục tiêu GD phổ thông cung cấp học vấn cần thiết cho mọi công dân là 8-9 năm, cùng lắm là 10 năm”. Ở VN hiện nay, sau THCS (9 năm) thì mọi học sinh (HS) đều muốn dồn vào THPT, bất đắc dĩ mới vào học nghề. Ngoài ra, “nút cổ chai” vào ĐH gây một tâm lý căng thẳng trong xã hội. Chính vì vậy mới có chuyện cắm đầu cắm cổ vào dạy thêm, học thêm, tiêu cực chạy bằng, chạy điểm...”.

Hàng chục năm nay, kỳ thi tuyển sinh ĐH vô cùng căng thẳng nhưng cuối cùng chỉ có nhiều lắm 40% HS vào được ĐH, CĐ. Số còn lại sau 12 năm học ra đời nhưng không có nghề, chỉ làm lao động giản đơn. GS Nguyễn Minh Thuyết thì cho rằng: “Lẽ ra phải khuyến khích mở trường nghề với điều kiện thật tốt, thì lại đi khuyến khích mở trường THPT mà chất lượng không đảm bảo để đón số HS không trúng được vào trường công”.

Những nhận định trên của các GS cũng phù hợp với thống kê kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ liên tục 8 năm gần đây của Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT): “Mỗi năm đều có hàng trăm ngàn thí sinh đi thi nhưng không đạt nổi... 1 điểm/môn”. Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục này cho rằng: “Kết quả đó phản ánh một thực tế là hằng năm có hàng trăm ngàn HS đã “ngồi nhầm chỗ” ở bậc THPT. Đáng lẽ những HS đó cần phải đi theo một con đường khác ngay sau khi tốt nghiệp THCS”.

Phân luồng sau 9 năm


GS Hoàng Tụy đưa ra giải pháp: “Hằng năm chỉ nên có một tỷ lệ nhỏ (1/5) HS vào THPT, còn lại là vào TH nghề. Cả 2 loại hình này đều học trong thời gian 3 năm. Mỗi loại hình trường, HS đều có quyền được học một trình độ học vấn cao hơn THCS, đủ để có thể làm nghề hay học tiếp CĐ, ĐH”. GS Hoàng Tụy nhấn mạnh: “Đó là cách làm hợp lý nhất, nếu không thì không bao giờ có thể giảm tải. Làm như thế mới là cách làm GD theo năng lực của người học. Sau 12 năm đèn sách, HS nếu ra đời thì đã có nghề, còn nếu vào ĐH thì cửa không còn bị hẹp nữa. Nghĩa là không HS nào bị “rớt” sau 12 năm”.

Cũng đồng quan điểm này, PGS Văn Như Cương đề xuất: “Nên thiết kế hệ thống GD sao cho sau khi tốt nghiệp THCS, có khoảng 30% HS chuyển sang học nghề. Sau khi tốt nghiệp THPT, có khoảng 30-40% HS vào các trường CĐ dạy nghề. Có những quy định hợp lý để những ai đủ điều kiện mới được dự thi vào ĐH”. Theo GS Thuyết, việc thực hiện phân luồng luôn bị phá vỡ do mở trường không có quy hoạch. Một mặt muốn phân luồng HS sau THCS, muốn HS không có khả năng học cao hơn nữa học nghề trở thành thợ nhưng mặt khác ngành GD-ĐT lại mở ra rất nhiều trường THPT tư thục.

Cần xóa bỏ phân ban

GS Hoàng Tụy cho rằng: “Phân ban như hiện nay không thể tồn tại được nữa. Cách làm này ở các nước phát triển họ chỉ thực hiện từ thế kỷ 20 trở về trước mà thôi”. Còn GS Nguyễn Minh Thuyết thì khẳng định: “Phân ban ở trên thế giới gắn với phân luồng và nhu cầu xã hội, còn phân ban của ta thì lại gắn với khối thi ĐH”.

Từ năm 1993 đến nay, chương trình phân ban bậc THPT liên tục thí điểm, thay đổi, thất bại, rồi lại thí điểm cái mới.

Vì thế, GS Hoàng Tụy đề xuất: “Trường THPT trong tương lai không chia ban, mọi HS đều được học một chương trình chuẩn (tối thiểu) và có một hay nhiều chương trình nâng cao mà HS được lựa chọn theo năng lực và sở thích”. Ông phân tích: “Điều này có 2 lợi ích: thứ nhất, không quá tải; thứ hai, HS có khả năng về một hướng nào thì đến lớp 12 đã có một vốn kiến thức khá sâu. Nhờ đó chất lượng đầu vào của ĐH được tăng cường. Hơn nữa, chương trình nâng cao cho phép có thể “lấn” vào chương trình ĐH. HS giỏi sẽ được phép bảo lưu kết quả của chương trình nâng cao và lên ĐH thì được rút ngắn thời gian học tập”. GS Nguyễn Xuân Hãn - ĐH Quốc gia Hà Nội, khẳng định: “GD phổ thông phải là GD toàn diện vì vậy cần xóa bỏ phân ban và xây dựng một chương trình GD chuẩn, có chất lượng phù hợp với VN và quốc tế”.

Tuệ Nguyễn - Vũ Thơ
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Bộ GD-ĐT nghiêm túc tiếp thu các ý kiến

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 13, 2011 6:47 pm

Bộ GD-ĐT nghiêm túc tiếp thu các ý kiến

Ngày 12.6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có công văn gửi tới các cơ quan truyền thông. Công văn nêu rõ: trong những ngày qua, sau khi Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật VN tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, đã có nhiều ý kiến góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của đất nước, được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Bộ GD-ĐT xin chân thành cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức và cá nhân đã có ý kiến đóng góp cho dự thảo đề án này. Trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo Viện Khoa học giáo dục VN (cơ quan xây dựng đề án - NV) và ban soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để nâng cao chất lượng dự thảo, hoàn thiện đề án, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Vũ Thơ
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Liên tục thất bại

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 13, 2011 6:49 pm

Liên tục thất bại

- Năm 1950, phân ban đã bị hủy bỏ theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để khẳng định một nền GD toàn diện.
- Năm 1993, phân ban THPT được khôi phục và thí điểm gồm: ban A (tự nhiên), ban C (xã hội) và ban B (kỹ thuật).
- Năm 1998, phân ban đã bị xóa khi Luật GD được thông qua.
- Năm 2002, được khôi phục và lại thí điểm. Lần này chỉ có 2 ban A và C. Tuy nhiên, sự phân ban này lại gặp sự cố do thực tiễn trái với dự kiến của Bộ GD-ĐT: dự kiến ban A có 60% HS, còn ban C: 40%, nhưng thực tế ban A 90%, ban C khoảng 10%.
- Năm 2003, Quốc hội đồng ý để Chính phủ dừng triển khai chương trình - sách giáo khoa ở THPT thêm 2 năm để nghiên cứu.
- Đầu năm 2005, 2 ban A và C ở lớp 10 được kiến nghị điều chỉnh thành 4 ban theo khối thi ĐH: A (toán, lý, hóa); B (toán, hóa, sinh), C (văn, sử, địa) và D (toán, văn, ngoại ngữ) ở lớp 12.
- Năm 2006, phân ban chuyển thành 3 ban mới, gồm Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội - nhân văn và Ban Cơ sở (học theo chương trình "chuẩn"). Thế nhưng năm học 2006 -2007, thực tế đã có tới 5 ban.


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110612/Nen-tap-trung-vao-nen-mong-thiet-yeu.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Cần có nhận thức và cách làm đúng

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 15, 2011 12:10 pm

Cần có nhận thức và cách làm đúng

14/06/2011 0:59

Để triển khai chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân, tôi thấy có 2 vấn đề cần bàn là nhận thức và cách làm.

Thay đổi tận gốc

Trước hết cần phải hiểu “đổi mới căn bản và toàn diện” cho đúng cả lời văn và tinh thần. Theo tôi, đó là yêu cầu thay đổi tận gốc tất cả các mặt của nền GD quốc dân, về thực chất là cải cách GD. Với cách hiểu như vậy, thì đây là sự thay đổi về mục tiêu GD và nguyên lý hoạt động GD, về cơ cấu hệ thống và mô hình nhà trường, về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy - học tập, về cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, về cách thức tổ chức và quản lý hoạt động GD...

Yêu cầu này được đặt ra là nhằm chuyển đổi nền GD nước ta sang mô hình phát triển mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế .

Như thế, đối với GD phổ thông, vấn đề cần giải quyết trước tiên không thể là xây dựng chương trình và viết SGK mới. Hai việc này là cần, song chỉ là một phần trong tổng thể “đổi mới căn bản và toàn diện”. Hơn nữa, không thể tiến hành nếu chưa xác định những vấn đề cơ bản có liên quan, chẳng hạn như phương hướng phát triển của GD phổ thông (trong đó có hay không sự thay đổi về cơ cấu cấp/lớp), sẽ thay đổi thế nào về GD nghề nghiệp và GD đại học, về cơ chế phân luồng và liên thông, về việc gắn đào tạo với sử dụng... Sự lúng túng và không thành công của hơn một thập kỷ chuyên ban rồi phân ban THPT do không đồng bộ trong đổi mới giữa ba bộ phận GD phổ thông, GD nghề nghiệp và GD đại học là một bài học đắt giá. Cũng cần phải nhắc lại ý kiến của nhiều nhà giáo, nhà khoa học: nếu không cải cách sư phạm để đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì khó có thể đạt được kết quả trong việc triển khai chương trình và SGK mới.

Bên cạnh đó có một vấn đề rất quan trọng là đổi mới về mục tiêu GD. Theo tôi, mục tiêu GD là tiền đề, là cốt lõi của một nền GD và vì vậy, để đổi mới căn bản và toàn diện nền GD, thì nhất thiết phải bắt đầu từ đổi mới mục tiêu GD. Đã đến lúc cần khẳng định, đối với tất cả các cấp học, dạy làm người theo những giá trị nhân bản của dân tộc và nhân loại để mỗi thanh thiếu niên đều nên người (với tư cách là người học, người lao động, người công dân), phải là mục tiêu ưu tiên số một của mọi nhà trường, mọi cấp học.

Nhìn vào kết quả GD của nhà trường nhiều năm qua, chúng ta rất khó đánh giá các em học sinh THCS hoặc THPT đã đạt được tới mức độ nào của mục tiêu GD mặc dù các em đều “tốt nghiệp”. Sở dĩ như vậy là vì lâu nay ta xác định mục tiêu GD chưa cụ thể. Khi thực hiện lại có sự lệch lạc, tập trung quá đáng vào chuyện thi cử, xem nhẹ việc phát triển nhân cách và khả năng thực hành ở học sinh/sinh viên. Nhất là, chưa coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng cho thanh thiếu niên ý thức tự tin/tự chủ/tự lập trong suy nghĩ và hành động. Trong khi đó, phương thức GD lại chủ yếu là áp đặt, buộc học sinh/sinh viên phải thuộc lòng quá nhiều điều, trong đó có những điều xa lạ với cuộc sống, chẳng giúp gì cho sự phát triển nhân cách và năng lực của các em.

Cần có sự tham gia của các nhà khoa học

Đổi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân là một công trình lớn của quốc gia, cần được chuẩn bị dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Dù cần khẩn trương nhưng vẫn phải bảo đảm yêu cầu chu đáo, nghiêm túc. Việc đầu tiên phải làm là xây dựng cho được Đề án đổi mới căn bản toàn diện về GD dựa trên tầm nhìn vài ba thập kỷ, khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, mà Đại hội Đảng X đã phê phán. Đề án cần được Trung ương Đảng và Chính phủ xem xét, trình Quốc hội để thông qua theo quy định của pháp luật.

Để xây dựng được một đề án phản ánh những tiến bộ về GD, đáp ứng mong đợi của xã hội, thì Ban soạn thảo hoặc Ủy ban Quốc gia (như cách làm ở các nước khác trong trường hợp tương tự) cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và có thể mời các chuyên gia người Việt định cư ở nước ngoài. Bên cạnh Ban soạn thảo đề án Ủy ban Quốc gia, cần có cơ chế tập hợp ý kiến của các nhà giáo, nhà khoa học bằng các hội đồng tư vấn. Đồng thời, cần thông qua các cuộc hội thảo và tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo rộng rãi trong công chúng, tập hợp và tham khảo các ý kiến của tất cả những ai quan tâm và mong muốn đóng góp nhằm chấn hưng và phát triển nền GD quốc dân VN.

Trước mắt, Bộ GD-ĐT cần khẩn trương chỉnh sửa chương trình hiện có theo hướng giảm tải, động viên giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy, thực hiện bình thường hóa thi cử, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động GD, làm cho hệ thống GD trung thực hơn, lành mạnh hơn.

Nguyễn Thị Bình
(Nguyên Phó chủ tịch nước)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Môn Toán trong trường phổ thông hàn lâm

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 15, 2011 12:33 pm

Môn Toán trong trường phổ thông hàn lâm

Thực tế, các công thức Toán chuyên ngành ở bậc đại học hiện nay đơn giản hơn nhiều so với môn Toán Hàn lâm của bậc phổ thông. Chúng ta triển khai, rút gọn, vẽ đồ thị.... các phương trình toán học với đầy những tham số, ẩn số để làm gì. Cái chúng ta cần là ứng dụng đạo hàm, vi phân, tích phân, lượng giác, đại số vào công việc thực tế gì.

Để mở đầu cho công nghiệp hóa, chúng ta cần đầu tư xây dựng các nhà máy luyện kim màu và luyện kim đen chớ không phải là những nhà máy luyện cán thép thông thường. Trong các nhà máy luyện kim, chúng ta trang bị các phòng thí nghiệm với các thiết bị đo độ chịu lực của các loại thép mà chúng ta thử nghiệm. Mỗi loại thép đều có mã số riêng, mã số nên lấy trùng với tiêu chuẩn kỹ thuật của TG.

Sau đó là xây dựng các nhà máy cơ khí chế tạo. Cũng phải có phòng thí nghiệm và các thiết bị đo tương ứng. Cần chế tạo cái gì thì tháo cái máy loại đó của nước ngoài ra đo thử để biết tính năng, độ bền của từng chi tiết bên trong nó. Sau đó thử từng loại thép hoặc hợp kim để chế tạo thử linh kiện đó theo mẫu của nước ngoài. Trong trường hợp linh kiện thiết bị được chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác nhau đúc liền thành 1 modun khép kín, ta cần phải có sự chuyển giao công nghệ chế tạo từ nước sản xuất, nếu không thời gian thí nghiệm chế tạo thử sẽ rất lâu và tốn kém. Đừng ngại công nghệ chuyển giao lạc hậu, cái ta cần là nguyên lý chế tạo, chỉ cần học hỏi được nguyên lý chế tạo đó, ta có thể tự sáng tạo để nâng cao khả năng của nó.

Có được 2 ngành trên là có thể chế tạo được 75% nguyên chiếc của các loại phương tiện vận chuyển cũng như các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, kể cả động cơ (gồm động cơ đốt trong và động cơ điện) với độ bền và công suất không thua kém nước ngoài. 25 % còn lại thuộc về điện, điện tử, hóa chất (các loại sơn, cao su tổng hợp, vật liệu hóa dầu, thủy tinh cao cấp....). Nên tập trung xây dựng cái 75% kia trước, xong mới tập trung vào cái 25 % còn lại, cái 75 % kia tự nó sẽ tiếp tục phát triển vì nó là ngành công nghiệp cơ bản, tự nó chế tạo chính nó.

Khi đã đạt 100%, tuy vẫn còn lạc hậu so với thế giới, nhưng cơ bản là ta đã xây dựng được nền tảng công nghiệp có thể chủ động tiến vào bất cứ ngành hoặc lĩnh vực công nghiệp nào (công nghiệp phụ trợ, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp xe hơi và xe chuyên dụng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai khoáng ....). Lúc này, cần xây dựng lại chương trình giáo dục phổ thông và đại học với mục tiêu tạo ra những con người có khả năng chủ động sáng tạo, phát huy tư duy cá nhân nhằm tạo môi trường khuyến khích phát minh sáng chế. Từ đầu thế kỷ 20, Mỹ đã có công nghiệp nền tảng, chính vì thế mà các phát minh sáng chế của nhà phát minh vĩ đại Tomas Edison (còn chưa tốt nghiệp phổ thông) không gặp trở ngại nào trong việc chế tạo và ứng dụng.

Chúng ta không cần phải tập trung vào nghiên cứu cơ bản. Các nguyên lý ứng dụng của một ngành khoa học cơ bản nào đó phải mất hàng chục năm với sự nghiên cứu miệt mài của hàng ngàn nhà khoa học khắp nơi trên thế giới may ra mới phát hiện được 1. Chúng ta chỉ cần ứng dụng được các nguyên lý mà người ta đã phát hiện được từ trước tới nay cũng đã mệt mỏi rồi. Đơn cử, nguyên lý đòn bẩy tay quay của Arsimet (nhà toán học, vật lý học kiêm phát minh thời cổ đại) được ứng dụng trong tuyệt đại đa số máy móc cơ khí hiện nay.

Môn Toán trong trường phổ thông nên đi vào Toán Ứng dụng ở dạng tổng quát, tạo đà cho nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học. Thực tế, các công thức Toán chuyên ngành ở bậc đại học hiện nay đơn giản hơn nhiều so với môn Toán Hàn lâm của bậc phổ thông. Chúng ta triển khai, rút gọn, vẽ đồ thị.... các phương trình toán học với đầy những tham số, ẩn số để làm gì. Cái chúng ta cần là ứng dụng đạo hàm, vi phân, tích phân, lượng giác, đại số, .... vào công việc thực tế gì. Những việc phi thực tế trên nên để cho những học sinh chuyên Toán học để đi thi quốc tế rồi trở thành các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản chứ không nên áp dụng đại trà với mọi học sinh. Cũng tương tự như thế với các môn tự nhiên khác ở bậc học phổ thông.

Toán Cơ bản rất cần thiết trong lĩnh vực điện tử tin học với điều kiện là ta phải có công nghiệp chế tạo bo mạch, bộ vi xử lý.... Tuy nhiên, hiện nay ngành này của ta đang ở dạng sơ khai với việc ta đã tự chế tạo thành công bộ vi xử lý trên nền 8 bit (trong khi thế giới đang nghiên cứu bộ vi xử lý trên nền 128 bit).

Cái gì cũng phải có sự bắt đầu, còn hơn là không làm gì. Nhất định 1 ngày nào đó, ngành công nghiệp chế tạo phần cứng của ta sẽ theo kịp thế giới với thời gian không quá dài. Toán cơ bản cũng cần cho Vật lý cơ bản mà công trình vĩ đại nhất hiện nay là đường hầm lượng tử ở châu Âu với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng với sự tài trợ kinh phí từ nhiều quốc gia. Việc này đương nhiên vượt quá khả năng của ta. Trong lĩnh vực hạt nhân càng không thể thiếu Toán cơ bản. Toán cơ bản tự nó không tạo ra được cái gì cụ thể nếu không có Vật lý cơ bản. Các công cụ, phương tiện, máy móc dùng để nghiên cứu Vật lý cơ bản lại do công nghiệp cơ bản chế tạo ra. Vì thế, ta không nên nôn nóng "đi tắt đón đầu", phải tạo nền tảng trước rồi hãy phát triển dần lên. Lúc đó, ta sẽ có sự phát triển đồng bộ giữa các ngành khoa học, ngành này hỗ trợ ngành kia chứ không phải thuộc loại "đầu không đụng trời, chân không chạm đất' như hiện nay.

Phan Bảo Lâm



http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/khoa-hoc/2010/09/3ba1fff0/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 15, 2011 12:40 pm

Toán phổ thông quá nặng, không cần thiết

Theo ý kiến cá nhân của riêng tôi và ý kiến của các bạn đồng nghiệp thì hiện tại việc học toán ở bậc trung học là quá nặng do các lý do sau đây. Thứ nhất, toán học là môn nền tảng cho các môn khoa học tự nhiên, nhưng các môn khoa học tự nhiên dạy ở bậc trung học chỉ áp dụng một phần rất nhỏ môn toán đang giảng dậy. Phần không áp dụng lại là phần được giảng dậy lại trong bậc đại học. Vậy chúng ta có cần thiết phải trang bị kiến thức đại học cho học sinh trung học không? Thứ hai, toán học giúp học sinh luyện tập tư duy toán học, lô-gíc toán học cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng dường như học sinh không biết ý nghĩa thực tiễn của lim là gì? của đạo hàm là gì?... Vì học xong rồi thì học sinh có áp dụng vào thực tiễn làm gì đâu? Xin loại trừ các trường hợp nghiên cứu chuyên sâu khi học cao hơn hoặc đi thi quốc tế thì toán học, phần quan trọng và mất rất nhiều công sức khi học phổ thông hóa ra lại là phần lãng phí nhất. Thứ ba, học sinh bậc trung học nhiều em không biết bơi, không biết chỗ trốn khi có động đất, không biết ca hát nhảy múa, không biết lịch sử, không biết giao tiếp.... Những kỹ năng mềm rất quan trọng trong cuộc sống rất cần thiết thì dường như bị bỏ quên? Vậy hãy để việc nghiên cứu chuyên sâu môn toán cho các học sinh chuyên, có năng khiếu.

Hãy dậy những điều thực tế hơn cho học sinh trung học. Trong khi cả nước hân hoan chào đón giáo sư Ngô Bảo Châu, việc đưa ra ý kiến này có lẽ không được nhiều sự đồng tình. Nhưng từ cuộc sống của bản thân đã phải rất khó khăn vượt qua sự rụt rè, những hạn chế trong giao tiếp... tôi muốn đưa ra câu hỏi: học toán trung học có cần thiết phải đạt tới trình độ như vậy không?

( Thanh )

Hãy thực tế các môn học

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Bảo Lâm. Tại sao chúng ta lại phải đi làm lại cái việc phát minh ra cái xe đạp khi thế giới đã có tàu vũ trụ?

Hãy áp dụng các công thức đã có vào thực tế thì việc học sẽ thú vị, dễ hiểu hơn và cũng có ích hơn cho công việc sau này của mỗi người.

( TamHai )

HỌC NHỮNG ĐIỀU GÌ?

Cảm ơn bạn Phan Bảo Lâm. Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn. Tôi thấy học sinh mình học nhiều quá, toàn kiến thức hàn lâm, học 1000 chưa chắc ứng dụng được 1! Trong khi những cái thiết thực thì lại không được học! Tôi thấy giáo dục Mỹ rất tốt. Tôi thấy rằng mọi người đều đã biết tình hình dạy và học của ta còn quá nhiều tồn tại, phi lý, gây tốn kém, bức xúc cho phụ huynh và học sinh, nhưng không có nhạc trưởng để dẫn đường chỉ lối cho nền giáo dục nước nhà.

Tôi kính đề nghị Đảng, Chính phủ sớm có quyết sách chấn hưng nền giáo dục.

( Hoàng Long Giang )

Toán ở bậc phổ thông mới đúng là đơn giản

theo tôi thì tác dụng của môn Toán không đơn giản chỉ để ứng dụng như tác giả nói, mà nó còn để phát triển tư duy, khả năng nhạy bén rất tốt. Nếu theo tác giả thay đổi môn Toán để phát triển các ngành nghề thì hơi bị sai lầm vì môn toán chỉ là cái nền (cái nền này không có không được) chứ không phải yếu tố quyết định, sao tác giả không nghĩ đến việc thay đổi những môn khác mà chỉ đòi môn Toán? với lại ở cấp đại học (ở tôi là ĐH BK) thì các môn toán chuyên ngành (toán kỹ thuật) không đơn giản chút nào (toán phổ thông mới đúng là đơn giản), tất cả đều phát triển từ toán phổ thông chứ không phải "đơn giản hơn nhiều" như tác giả thì nhẹ nhàng quá...

( hyt)

Cần xem lại chương trình phổ thông

Đúng vậy! Chúng ta hì hục giải các bài toán đạo hàm, vi phân, tích phân nhưng có mấy ai hiểu ý nghĩa của chúng để làm gì.

Trong khi đó, nếu cần thiết thì đã có các phần mềm chuyên dụng làm giúp chúng ta việc này rồi!

( Trăn trở )

Làm thế thì chạm đến đâu

Làm theo cao kiến của ông này thì đầu cũng còn không chạm đến mặt đất nữa. Lấy đâu ra cái kết luận là toán chuyên ngành ở bậc ĐH còn đơn giản hơn bậc phổ thông thế?

Đừng có nghĩ toán phổ thông của chúng ta hiện nay quá khó, quá hàn lâm, quá thừa, hay quá nhiều so với chương trình của các nước khác.

( sơn nguyễn )

Tôi đồng ý với ý kiến tác giả

Tôi thấy ý kiến tác giả Phan Bảo Lâm hoàn toàn chính xác. Tôi còn nhớ ngày tôi đi học những bài tích phân, vi phân, đạo hàm v.v...thật là khó và đầy tính hàn lâm. Nhưng thực sự khi giải được các bài toán đấy chúng tôi, những học sinh sinh viên nhiều khi cũng không biết để làm gì. Chỉ biết giải được là được điểm thôi. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần đơn giản hóa môn Toán đi và dậy cho học sinh các áp dụng những bài toán đấy vào thực tế. Tôi có lần học một môn kinh tế của một thầy nước ngoài thầy có đưa ra ví dụ có áp dụng độ lệch chuẩn, cái mà tôi học rất nhiều hồi đại học.

Tôi còn nhớ khi tôi học đại học tôi không hiểu độ lệch chuẩn để làm gì nhưng đến khi người thầy nước ngoài đó đưa ra ví dụ, tự dưng tôi cảm thấy hiểu rất nhanh và nhớ lâu. Vì ví dụ rất thực tế và đơn giản.

( Jeremy )

Bạn Phan Bảo Lâm rất đúng

Tôi thấy ý kiến của bạn Phan Bảo Lâm thật chính xac. Các học sinh của chúng ta thật vất vả với các kiến thức hàn lâm ở các bậc học phổ thông mà chung quy chỉ để thi xong rồi bỏ. Bộ GDĐT cứ khảo sát ngay các giáo viên của mình thì biết, chẳng cần tìm đâu xa. Các thầy cô giáo của chúng ta chỉ dùng các môn mình dạy để dạy thôi chứ môn khác cũng quên gần hết. Các bạn có tin không chứ thử cho các Giáo viên dạy toán - lý - hóa đi thi văn - sử địa hay ngược lại cùng các học sinh xem tỉ lệ đậu rớt thì biết ngay.

Tiếc thay chuyện này lại không thể sửa được vậy mới kỳ. Ai là ngưới có thể làm được đây?

( Đỗ Hải Đăng )

Bạn có chữ "tâm", nhưng...

Bài viết của bạn rất hay, đi từ một thực tế để hướng về vấn đề bạn muốn nói. Vâng, đúng như bạn viết, hiện nay môn toán trong trường phổ thông quá nặng nề và phi thực tế. Những bài toán cần dạy thì xén bỏ, nội dung rờm rà, hàn lâm vô cùng. Điều đó dẫn đến hậu quả: người học khó hiểu (mà hiểu để giải bài toán nộp thầy thôi, chứ làm gì trong thực tế thì THUA), nạn học thêm tràn lan cũng bắt đầu từ đây... Rất nhiều điều bất cập về các môn học trong trường PT nếu bạn so sánh với chương trình nước ngoài (bỏ qua tính thuần phong mỹ tục, văn hoá, lối sống,... của từng nước, ta chỉ xét trên quan điểm khoa học thôi nhé).

Bạn viết nên những bài báo này phải nói bạn là người có chữ "TÂM" của một người làm khoa học. Nhưng cũng nói luôn là bạn chưa đủ cái "TẦM" để làm ảnh hưởng đến quyết sách cho một chính sách Giáo dục ở VN đâu. Cám ơn bạn đã viết những bài báo này... mọi thứ cũng để tham khảo và bàn luận thôi, chắc các vị lãnh đạo không đọc tới nổi đâu.

( Châu Trọng Hiệp )

tôi hoàn toàn đồng ý

tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết, học phải đi đôi với thực tế, học phải biết để làm gì, thực tế áp dụng như thế nào, học mà không đi đôi với thực tế chỉ là học vẹt, học ko có ý nghĩa gì, chỉ là nhồi nhét vô bổ, vô ích. Tốt nhất là hiểu thì mới học, chứ không nên học cố, học nhồi nhét, chỉ vô ích mà không có tác dụng gì, chỉ có hại thôi. Chúng ta không nên bắt học sinh học quá nhiều, hãy để học sinh tự học khi họ cảm thấy thích, cảm thấy hiểu, như vậy hiệu quả hơn, chúng ta chỉ nên hướng dẫn, giới thiệu cho HS, SV những ứng dụng, tác dụng, lợi ích của các lĩnh vực khoa học, công nghệ trong đời sống, tạo cho hssv niềm đam mê khám phá, tìm tòi, chứ không nên giết chết niềm đam mê khám phá của hssv bằng cách bắt học, nhồi nhét mà không có chút đam mê, hứng thú nào cả. Giáo viên phải biết cách tạo cho hs niềm đam mê, hứng thú trong khi học, chú không phải dùng điển số, học lực..để đe doạ, bắt ép hs phải học cho xong việc của mình. Chúng ta cũng không phải là TQ mà đáng giá mình quá cao được, công nghệ lạc hậu cũng có ích cho một nưốc nghèo như VN, không lợi ích cho người này thì có lợi cho người kia, ít nhiều cũng có lợi, còn hơn là không có gì, chúng ta quá tham lam, đặt mình quá cao mà đi chê công nghệ của người khác, mặc dùng mình còn chưa có.

Công nghệ cũ nhưng mà ít nhiều nó cũng đem lại khoa học, công nghệ mới mà ta chưa có, đem lại kiến thức, công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người, làm chủ được nó cũng sẽ giúp chúng ta chủ dộng và tự tin sáng tạo, phát triển ra nhiều cái mới mẻ hơn, mang phong cách Việt Nam hơn, và phù hợp với ta hơn. Không ai họ làm mà không tính đến lãi cả, kể cả công nghệ cũ mà có lãi thì họ vẫn nên làm, tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy phát triển. CN đó không quá ô nhiểm MT là được rồi. Cái gì cũng phải từ cái cơ bản ròi mới đi lên được, phải đi lên từ từ, từng bưốc một, để làm chủ được KHCN ta phải tìm tòi, tham khảo, tìm hiểu tất cả các loại CN để mà có cái so sánh trong lý thuyết cũng như thực tế, như vậy phát triển mới tốt được.

( vu thanh binh )

Nhận xét rất đúng, nên xem xét lại...

học sinh bây giờ, và cả bậc đại học, học quá tràn lan nhưng thiếu tính thực tế và thực hành, học xong 4, 5 năm đại học để rồi buông ra đi làm mới nhận thấy rằng kiến thức học ở đại học không thể đáp ứng được đòi hỏi thực tế, lại phải bỏ ra 1, 2 năm nữa đi học nghê chuyên môn, chuyên sâu.

quá lãng phí!

( cong dinh )

hoàn toàn đồng ý

cảm ơn phan bảo lâm. bạn nói đúng quá. không biết bao giờ các trường học ở vn mới giảm toán, lý, hóa để dạy thêm cho trẻ nhỏ cách làm người. sao không nhìn qua châu âu nhỉ?

( nguyên)

Chưa đúng

"Chúng ta triển khai, rút gọn, vẽ đồ thị.... các phương trình toán học với đầy những tham số, ẩn số để làm gì"___ tôi không đồng ý với cách nói of bạn, cho dù bạn làm việc j đi nữa, đặc biệt là cách ngàh liên quan tới máy móc, sự tỉ mỉ, cẩn thận luôn đặt lên hàng đầu, nếu k có nhữg bài toán đó rèn cho bạn sự cẩn thận, tỉ mỉ thì sao bạn làm đc việc lớn, bạn nên nhớ trong các kì thi Đh chỉ cần sai "+,-,x,:" thì đứa học sinh giỏi chuyên Toán cũg như học sinh tr.bìh của lớp thường thôi. Kì thi Đh vừa wa nếu k cẩn thận t đã rớt đh,xém mất 2đ vì "+,-,x,:".

Vì vậy trog toán học chỉ cần " sai một li là đi 1 dặm"

( k0c4nbi3t )

Môn Toán trong trường phổ thông hàn lâm.

Bài viết hay lắm.

( quanghuyk)

Bài viết này hay đấy chứ

Toán là môn khoa học rất quan trọng điều này thì không ai phủ nhận được rồi nhưng mình thấy nhiều phần học quá nặng nề nhưng ứng dụng chẳng là bao trong khi những phần quan trọng thì lại được học lớt qua. Bây giờ, mà hỏi một học sinh lớp 11,12 vài công thức tính thể tích, diện tích xung quanh thì mấy ai đã nhớ. Những cái đấy là cần phải nhớ để mà thực hành cái đấy là xã hội yêu cầu cần. Chương trình học nặng nề học sinh học những cái cao siêu quá mà quên đi những cái căn bản nhất. Cần phải cải cách giáo dục.

Như Thái Nguyên trường Đại học đã có từ lâu nhưng sinh viên vẫn phải đi học bằng đường đất mang tiếng là trường đại học mà sinh viên vẫn phải đi học nhờ ở địa điểm khác, giảng đường đang xây mới chỉ được tòa nhà 5 tầng sân trường chưa có vật liêu xây dựng còn đó mà học sinh vẫn phải đến lớp

( Hoa anh )
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  lamkhoikhoi Thu Jun 16, 2011 10:50 am

phannguyenquoctu đã viết:70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục:
Đổi nhưng không mới



Một số định hướng đổi mới chương trình giáo dục (GD) trong đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa GD phổ thông sau năm 2015” so với đề án 10 năm trước không có gì mới.

...



Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110609/70-000-ti-dong-nang-cap-giao-duc-Doi-nhung-khong-moi.aspx

" Bảy mươi ngàn tỷ đồng tức là con số 7 rồi tiếp theo đó là 13 con số 0, số tiền đó đủ để xây 140 ngàn căn nhà cấp cho những người có thu nhập thấp, hoặc đủ để phát hành sách giáo khoa tặng miễn phí cho học sinh trung, tiểu học trên toàn quốc trong vòng 35 năm tới, hay đủ để tăng lương cho các thầy cô giáo, mỗi người thêm một triệu đồng, một tháng, trong vòng 7 năm tới"



(theo RFA)
lamkhoikhoi
lamkhoikhoi

Tổng số bài gửi : 299
Join date : 10/11/2010

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Một sản phẩm của tư duy giáo dục lạc hậu?

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 23, 2011 1:16 am

Một sản phẩm của tư duy giáo dục lạc hậu?

Tác giả: GIÁP VĂN DƯƠNG (ĐHQG SINGAPORE)
Bài đã được xuất bản.: 22/06/2011 06:00 GMT+7

Dư luận đang "sửng sốt" với Đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015" của Bộ Giáo dục & Đào tạo (BGD & ĐT). Sửng sốt không phải chỉ vì số tiền dự toán quá lớn: 70 nghìn tỷ đồng, mà còn vì chất lượng đề án quá thấp và tư duy giáo dục thể hiện trong đề án quá lạc hậu.

Đọc bản đề án 32 trang mang tên "Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015" của Bộ giáo dục & Đào tạo (BGD&ĐT), bất cứ người quan tâm đến giáo dục nào cũng không khỏi ngỡ ngàng. Điều ngỡ ngàng đầu tiên là sự sơ sài của nó. Nếu không tính đến trang bìa, phần mục lục và sơ đồ phụ lục đính kèm thì bản đề án này chỉ có vẻn vẹn 29 trang đánh máy khổ A4. Tuy nhiên, phạm vi tác động của nó lại vô cùng lớn. Nó tác động trực tiếp đến gần 20 triệu học sinh và giáo viên trên toàn quốc. Số kinh phí dự trù để triển khai đề án cũng lên đến mức kỷ lục: 70 nghìn tỷ đồng!

Nhìn vào những con số này, bất kỳ người có nhận thức thông thường nào cũng phải giật mình vì cảm nhận về sự sơ sài và bất cập không thể tránh khỏi. Với người làm chính sách hoặc có chuyên môn về giáo dục, thì chỉ cần đọc qua bản đề án, sự sơ sài và bất cập của nó hiển hiện ngay trước mắt.

Bao biện

Một trong những nội dung quan trọng của đề án là phần II: "Đánh giá việc xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa hiện hành". Phần này chia thành 6 tiểu mục, chiếm dung lượng khoảng 7 trang khổ A4. Tất cả các đánh giá trong mỗi tiểu mục này đều tuân theo mô-típ "ưu điểm & hạn chế" tối giản - tức là theo kiểu khen một tí, chê một tí - mà không dựa trên bất kỳ một cứ liệu khoa học nào. Với các đánh giá mang tính khoa học, bên cạnh phần thuyết minh thì con số, bảng biểu, hình vẽ... đóng vai trò linh hồn của đánh giá. Nhưng rất tiếc, những linh hồn này đã không hề xuất hiện. Cho nên, phần đánh giá này thực chất chỉ là phần bao biện vòng vo của các tác giả đề án.

Để có hình dung cụ thể, xin nêu ví dụ sau: Trong phần đánh giá về chương trình và sách giáo khoa hiện hành, đề án cho rằng: "Xét về tổng thể, quá trình xây dựng chương trình được qui định khá đầy đủ, rõ ràng và hợp lý", nhưng " các quan điểm định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được xác định muộn (1999), không có ngay từ khi chương trình tiểu học" và "còn thiếu một số công trình nghiên cứu cần thiết cho việc phát triển chương trình phổ thông". Như vậy, quá trình xây dựng chương trình đã được tiến hành khi chưa có quan điểm định hướng đổi mới, chưa có đủ cơ sở khoa học - tức là làm mà không biết đang làm gì, và tại sao lại làm như vậy.

Chính kiểu đánh giá khen một tí, chê một tí như thế này đã thể hiện sự không nghiêm túc của các tác giả đề án, thực chất chỉ là một sự bao biện hoa mỹ có thể viện dẫn bất cứ khi nào bản đề án cần đến. Vì thế sẽ không ngạc nhiên khi những bao biện ở phần II này đã phát triển trở thành các lập luận tự mâu thuẫn trong những phần còn lại của nội dung đề án.

Sáo rỗng

Nếu xem xét bốn nguyên tắc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì thấy chúng hết sức chung chung, dùng đâu cũng được, cho bất kỳ đề án nào cũng được: quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật; đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo tính thống nhất toàn quốc và linh hoạt vùng miền, khả thi, phù hợp với đối tượng học sinh; đảm bảo tính đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học phương thức đánh giá kết quả học tập. Xin hỏi, có đề nào lại không quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật, có đổi mới nào lại không mang tính kế thừa, có đề án nào khi đang xin xét duyệt lại tự nhận là không khả thi, và đề án giáo dục thì đương nhiên phải phù hợp với học sinh. Cho nên, tất cả những thứ liệt kê trong bốn nguyên tắc này thực chất đều là những sáo ngữ vạn năng, dùng đâu cũng được, dùng đâu cũng đúng, không hy vọng mang lại bất kỳ ý nghĩa gì mới cho đề án.

Tương tự như các nguyên tắc đổi mới nêu trên, các định hướng đổi mới, như: điều chỉnh hài hòa, cân đối giữa "dạy chữ", "dạy người" và từng bước "dạy nghề"; nội dung giáo dục mang tính cơ bản, hiện đại, thực tiễn giúp hình thành phát triển năng lực học tập - cũng không hề mới. So sánh với chương trình, sách giáo khoa hiện hành "đã chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản và hướng nghiệp" thì chương trình, sách giáo khoa dự định hướng tới này thực sự là một bước tụt lùi.
Trong những định huớng còn lại, ngoài việc diễn giải hết sức sơ sài ý định tiếp cận phát triển năng lực thì đề án không cho thấy bất cứ một điểm nào mới. Nếu tước bỏ cụm từ "phát triển năng lực" ra khỏi đề án thì toàn bộ những định hướng chính này do đó nội dung của toàn bộ đề án, trở nên hết sức vô nghĩa, và phần nào vô duyên.

Tự mâu thuẫn


Chính vì sự không nghiêm túc trong việc xây dựng đề án, và sự mù mờ, tối nghĩa của các khái niệm và bản thân phương pháp tiếp cận được cho là mới của đề án, đã dẫn đến những mâu thuẫn nội tại của nó. Đây là điều tối kỵ của bất cứ đề án hay lập luận có tính khoa học nào.

Đề án cho rằng nội dung chương trình phải là "những tri thức cơ bản của nhân loại, những giá trị lịch sử, văn hóa tinh hoa của dân tộc, những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại của thế giới", nhưng "thiết kế nội dung dạy học phải theo hướng giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành". Hai mục tiêu này rõ ràng là trái ngược nhau: một bên thì cố gắng ôm đồm mọi tinh hoa của dân tộc và thế giới cả trong lịch sử và hiện đại, còn bên kia thì lại chủ trương giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành. Trên thực tế, điều này còn mâu thuẫn với điểm "độc sáng" của đề án là tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, vì nếu triển khai những nội dung này thì về thực chất đề án sẽ được triển khai theo hướng trang bị kiến thức của cách tiếp cận nội dung - thủ phạm làm cho chương trình và sách giáo khoa hiện hành trở nên bất cập đến mức cần phải thay thế như đánh giá trong phần II của đề án - do đó, những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành sẽ được lặp lại trong chương trình, sách giáo khoa mới.

Đi từ tiếp cận nội dung, trong đó chú trọng dạy kiến thức, sang tiếp cận năng lực, trong đó chú trọng phát triển năng lực cá nhân của học sinh, đòi hỏi một nguồn học liệu rất đa dạng và một tư duy linh hoạt, biện chứng, khuyến khích sự đa dạng. Nhưng việc lựa chọn chỉ có một chương trình, một bộ sách giáo khoa duy nhất dùng chung cho cả nước lại mâu thuẫn với chính mục tiêu phát triển năng lực của học sinh.

Sự tự mâu thuẫn này còn thể hiện ở các định hướng xây dựng một chương trình, biên soạn một bộ sách giáo khoa duy nhất nhưng lại phải linh hoạt vùng miền. Đảm bảo thống nhất tòan quốc nhưng các địa phương lại được quyền biên soạn các tài liệu giáo khoa hỗ trợ.

Những phân tích trên còn chưa xét đến sự mâu thuẫn trong toàn bộ quy trình làm việc, như xây dựng chương trình trước khi xác định rõ mô hình giáo dục và trước cả việc ban hành chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, như giới chuyên gia đã chỉ ra trong những ngày qua.
Sở dĩ xảy ra các mâu thuẫn này là do tư duy của Bộ giáo dục & Đào tạo về giáo dục nói chung, và tư duy về sách giáo khoa nói riêng, đã quá lạc hậu và cần phải thay đổi.
Mập mờ
Sự mập mờ đầu tiên trong đề án là mập mờ về tài chính. Tiếng là đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa mà kinh phí dành cho xây dựng chương trình và sách giáo khoa chỉ chiếm 1,37% tổng kinh phí dự trù. Như vậy là nói một đằng làm một nẻo, nói vậy mà không phải vậy. Bộ giáo dục & Đào tạo mà nói một đằng làm một nẻo như vậy xin hỏi thì còn giáo dục được ai nữa?

Sự mập mờ thứ hai là với những đề án có kinh phí lớn như thế này, đặc biệt kinh phí phần lớn lại là vốn ngân sách, thì theo qui định của pháp luật, cần phải trình lên Quốc hội. Nhưng dường như qui trình này đã không được tôn trọng.

Sự mập mờ thứ ba trong đề án thể hiện ở sự thiếu rõ ràng về mục tiêu "đổi mới căn bản và toàn diện". Đành rằng đã đổi mới thì ai cũng muốn đổi mới căn bản và toàn diện, nhưng căn bản và toàn diện như thế nào thì không nêu, nên nếu tước bỏ cụm từ "căn bản và toàn diện" này đi thì nội dung thực sự của đề án không hề thay đổi, vì trên thực tế, cụm từ này chỉ được sử dụng làm đồ trang trí cho đề án chứ không mang một nội dung cụ thể nào.

Sự mập mờ thứ tư là cách tiếp cận theo phát triển năng lực, điểm "độc sáng" của đề án, lại cũng hết sức thiếu rõ ràng. Những năng lực này là năng lực gì, vì sao phải có nó, và có ở mức độ nào, cũng không hề được làm rõ. Cụm từ "tiếp cận theo phát triển năng lực" vì thế cũng chỉ có giá trị trang trí chứ không mang nội dung cụ thể nào.

Sở dĩ người viết mạnh dạn đề xuất lược bỏ hai cụm từ "đổi mới căn bản và toàn diện" và "phát triển năng lực", vì chúng thực sự không mang một nội dung cụ thể nào. Đã đổi mới thì bao giờ chẳng kêu gọi đổi mới căn bản và toàn diện; còn giáo dục theo hướng phát triển năng lực thì lạy giời, chương trình giáo dục nào chẳng hướng tới mục tiêu đó, trừ phi Bộ giáo dục & Đào tạo tổng kết cho thấy chương trình giáo dục và sách giáo khoa hiện hành đang hủy diệt năng lực của học sinh và cần phải thay đổi.

Tối nghĩa


Lý do ra đời cũng như nội dung mấu chốt của đề án sách giáo khoa này là lập luận sau: "chương trình, sách giáo khoa hiện hành được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung nên thiên về trang bị kiến thức khoa học bộ môn"; còn chương trình, sách giáo khoa xây dựng theo đề án này sẽ "tiếp cận theo hướng phát triển năng lực", chẳng hạn "năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm việc nhóm, năng lực xã hội, năng lực thích ứng với môi trường..."

Đây có thể coi là điểm mới duy nhất của đề án này. Nếu không có nó, đề án không khác gì so với những đề án thay đổi chương trình, sách giáo khoa trước đó. Nhưng rất tiếc, sự độc sáng này lại phần nhiều là "trò chơi ngôn ngữ" hơn là nội hàm khoa học mà nó có. Giả sử thay từ "năng lực" bằng "kỹ năng" thì sao? Trong văn cảnh mà đề án đề cập, khái niệm "năng lực" không khác gì so với khái niệm "kỹ năng", ví dụ: năng lực làm việc nhóm, năng lực xã hội, năng lực thích ứng với môi trường... chính là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xã hội, kỹ năng thích ứng với môi trường. Nhóm kỹ năng này được nhiều nhà nghiên cứu gọi với một tên khác phổ biến hơn là kỹ năng mềm, kỹ năng sống...

Bằng thủ thuật đổi từ đồng nghĩa trong cùng văn cảnh như thế, cách tiếp cận của đề án sẽ trở thành: tiếp cận theo cách phát triển kỹ năng. Nhưng từ xưa đến nay, có chương trình giáo dục nào không nhằm hướng tới phát triển kỹ năng của học sinh? Thực tế, các chương trình giáo dục đều nhắm đến phát triển tổng thể kỹ năng, tri thức, đạo đức và thể chất, chứ không chỉ nhằm phát triển kỹ năng đơn thuần.
Một cách tương tự, nếu thay chữ "năng lực" bằng "kiến thức" thì kết quả thu được cũng gần như trên. Lý do là năng lực và kỹ năng, kiến thức không bao giờ tách rời nhau. Một người không có năng lực chính là một người thiếu kỹ năng và thiếu kiến thức. Điều đó cho thấy, "điểm sáng" duy nhất của đề án không được sáng như các tác giả nghĩ, mà thực ra, hết sức mù mờ. Chỉ bằng một động tác thay những cụm từ đồng nghĩa, toàn bộ giá trị mới của đề án đã gần như bị loại bỏ.

Giả sử với sự mù mờ trong khái niệm như thế, những người soạn chương trình và sách giáo khoa sẽ gia công tập trung vào phát triển các kỹ năng và kiến thức nói trên, thì chương trình và sách giáo khoa mới sẽ còn kém chất lượng hơn chương trình và sách giáo khoa hiện hành rất nhiều. Vì như đánh giá trong phần I và phần II của đề án: "chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã được xây dựng và biên soạn theo hướng chuẩn hóa, vừa đáp ứng yêu cầu cập nhật, hiện đại, vừa bám sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và theo một quy trình khá thống nhất, chặt chẽ, góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục của đất nước" và có ưu điểm "chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản và hướng nghiệp", thì một chương trình và sách giáo khoa mới chỉ nhắm đến phát triển các năng lực đơn thuần sẽ là một bước lùi về mặt chất lượng.

Trên thực tế, chương trình và sách giáo khoa hiện hành cũng đã được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực chứ không chỉ tiếp cận nội dung thuần túy. Ví dụ chương trình tiểu học yêu cầu: "Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Có kỹ năng cơ bản về nghe nói, đọc, viết và tính toán. Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh...", thì rõ ràng chương trình này hướng đến phát triển cả tri thức và năng lực của học sinh tiểu học.

Vì thế, những khái niệm quan trọng nhất của đề án, lẽ ra cần phải làm rõ trước hết, thì lại trở nên rất tối nghĩa, được sử dụng với mục đích trang trí hơn là mang những nội dung khoa học thực sự.

Những thất bại trong cải cách giáo dục trong mấy chục năm qua đều có một nguyên nhân là tư duy giáo dục đã quá mức lạc hậu. Đó là tư duy ôm đồm, áp đặt, muốn kiểm soát toàn bộ. Nhưng tiếc rằng, chính tư duy này lại là sợi dây xuyên suốt bản "Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015" lần này. Vì thế, để tránh một thất bại được báo trước và tiết kiệm một nguồn nhân lực, vật lực khổng lồ - 70 nghìn tỉ đồng với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành, chính quyền địa phương - cũng như để không đẩy giáo dục lạc hậu thêm 11 năm nữa, tương ứng với thời gian thực hiện đề án, thì cách tốt nhất là hủy bỏ đề án này và triển khai việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa theo một tư duy hoàn toàn khác, đã được kiểm chứng thành công ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Vòng luẩn quẩn?

Theo đánh giá của đề án, một trong những lý do để thay đổi chương trình, sách giáo khoa hiện hành vì "các quan điểm và định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được xác định muộn (1999), không có ngay từ khi xây dựng chương trình tiểu học. Nhưng sai lầm này dường như đang được lặp lại ở mức độ cao hơn. Trong khi chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 vẫn còn đang soạn thảo, và chưa biết đến bao giờ mới ban hành, thì đề án sách giáo khoa này, với tư cách là một phần của chiến lược giáo dục, lại được lên kế hoạch triển khai trước. Mô hình giáo dục phổ thông cũng chưa được làm rõ trong khi nội dung của nó lại được đầu tư xây dựng trước. Như vậy bài học về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa, dù đã được viết thành một tiểu mục riêng trong đề án này, trên thực tế không hề được đoái hoài đến.

Nếu để ý, chương trình sách giáo khoa hiện hành được triển khai theo Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000, đến nay được 11 năm. Lần này, đề án cũng kéo dài trong 11 năm, 2011-2022. Những mốc thời gian 10-11 năm này tương ứng với 2 nhiệm kỳ làm việc. Dư luận vì thế sẽ có quyền đặt câu hỏi, liệu có tư duy nhiệm kỳ nào chi phối việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa này?

Viễn cảnh đáng sợ đó hoàn toàn có thể xảy ra, vì ngay như trong bản đề án này đề cập: Việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa lần này chỉ là bước "chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa trên cơ sở một bộ chương trình thống nhất trên cả nước".

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao BGD&ĐT không triển khai ngay một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa như các nước? Có cần thiết phải chuẩn bị lâu dài và tốn kém như vậy không?

Niềm tin có còn?

Bộ chương trình, sách giáo khoa hiện hành được BDG & ĐT đánh giá là "lần đầu tiên trong lịch sử, bộ chương trình đã được xây dựng theo xu hướng quốc tế" và "đã chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản và hướng nghiệp".
Một chương trình và sách giáo khoa ưu tú như vậy, được biên soạn theo một quy trình "được quy định khá đầy đủ, rõ ràng, hợp lý" như vậy, mà chỉ sau giai đoạn hoàn thiện 5 năm (2004-2006) đã phải biên soạn lại theo một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Người dân sẽ đăt câu hỏi: Những người tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa hiện hành, liệu có còn đủ năng lực để tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới hay không, khi sản phẩm của họ chỉ 5 năm sau đã phải sửa đổi toàn diện? Và trên hết, Bộ giáo dục & Đào tạo, tác giả của chương trình, sách giáo khoa hiện hành có còn đáng tin để triển khai đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này?

Vì đâu nên nỗi?

Sở dĩ vấn đề chương trình, sách giáo khoa nói riêng và cải cách giáo dục nói chung gặp thất bại liên tiếp trong thời gian vừa qua, dẫn đến việc giáo dục mỗi năm đều trở thành vấn đề nóng của xã hội, là do tư duy giáo dục của Bộ giáo dục & Đào tạo đã quá lạc hậu. Muốn khắc phục được vòng luẩn quẩn này, đồng thời khôi phục niềm tin của xã hội đối với giáo dục, thì nhất thiết tư duy giáo dục cần phải thay đổi trước hết. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ giáo dục & Đào tạo phải từ bỏ tư duy ôm đồm, áp đặt, muốn kiểm soát mọi thứ, tham gia mọi khâu của mình.

Bộ giáo dục & Đào tạo phải lấy việc hàng năm cử hết đòan cán bộ này đến đòan cán bộ khác đi nước ngoài học hỏi mà nền giáo dục vẫn luôn luôn bất cập làm xấu hổ; phải nhìn dòng học sinh đang tìm cách "tỵ nạn giáo dục" ngày càng tăng, sự mệt mỏi của gần 20 triệu học sinh và giáo viên và hoang mang của ngần ấy bậc phụ huynh mỗi khi phải chạy theo những cải tiến-cải lùi đầy chắp vá, ngẫu hứng làm động lực từ bỏ tư duy giáo dục đã lạc hậu của mình.
---
Một phần của bài viết đã đăng trên Tạp chí Tia Sáng ngày 20/6/2011

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-21-mot-san-pham-cua-tu-duy-giao-duc-lac-hau-
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 01, 2011 9:13 am

Tràn ngập sách sai kiến thức

30/06/2011 23:37

Hàng loạt các kiến thức sai lầm như “giun hô hấp bằng mang, cá chép thở bằng phổi...” nhan nhản xuất hiện trong các loại sách giáo khoa, sách tham khảo học tập, ảnh hưởng xấu đến chất lượng dạy và học.


Sự kiện đề thi môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Khánh Hòa có sai sót về tác giả câu thơ trích dẫn một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng sách giáo khoa (SGK) và cả sách tham khảo (STK).

Có rất nhiều sai sót từ đơn giản đến nghiêm trọng trong cả SGK và STK. Đáng nói hơn, đây là ấn bản của những nhà xuất bản lớn trong nước.

Bài học một đằng, bài tập một nẻo

Về môn toán, SGK giải tích lớp 12 chương trình nâng cao, trang 57 có ghi: “Chú ý tập xác định của hàm số lũy thừa y=xa tùy thuộc vào giá trị của a. Cụ thể: Với a nguyên dương, tập xác định là R; Với a nguyên âm hoặc bằng 0, tập xác định là R\{0}; Với a không nguyên, tập xác định là (0;+∞)”. Ông Hà Văn Chương, giáo viên Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) cho biết: “Trường hợp a không nguyên, tập xác định là (0;+∞) là sai”. Ông Chương chứng minh: Tìm tập xác định của hàm số y=(1-x) ở trang 60 để giải ta có: y=(1-x) = nên hàm số được xác định «» x ≠1 trong khi đó đáp số trong sách trang 151 là (-∞;-1) , đây là kết quả sai...

Ông Chu Văn Biên và Nghiêm Xuân Thoại, giảng viên trường ĐH Hồng Đức, phát hiện ra một số sai sót, thiếu chính xác, nội dung vênh nhau giữa SGK và sách bài tập của môn vật lý lớp 12. Hai giảng viên này phân tích: Trong SGK nâng cao năm 2009, câu hỏi C3 trang 192 có nội dung: “Nếu thay cho việc rạch hai khe S1, S2 trên màn E, người ta dùi hai lỗ nhỏ S1, S2 thì sẽ quan sát thấy gì?”. Với những thông tin này, học sinh không có câu trả lời. Vì vậy, câu hỏi đúng phải là “rạch hai khe S1, S2 trên màn M2”.

Trong bộ sách chuẩn môn vật lý lớp 12 trang 188, mở đầu bài học có ghi một đoạn trích dẫn: “Tiếp theo đó, hai ông bà Pierre Curie và Marie Curie lại tìm thêm được hai chất phóng xạ là Pô-lô-ni và rađi, trong đó rađi có tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với U-ra-ni và đến năm 1934, hai ông bà Curie tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo…”. Tuy nhiên, thực tế thì ông Pierre mất năm 1906 và bà Marie mất năm 1934 và hiện tượng phóng xạ nhân tạo do con rể, con gái của ông bà là Frédéric và Irene Joliot-Curie nghiên cứu phát hiện và nhận giải thưởng Nobel năm 1935.

Trong cùng một cuốn sách cũng có sự vênh nhau về kiến thức. Theo ông Chu Văn Biên và Nghiêm Xuân Thoại, trang 5 cũng SGK môn vật lý lớp 12 viết: “Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cô-sin (hay sin) của thời gian”. Thế nhưng ở bài tập 20.8, sách bài tập trang 25 lại xem năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với chu kỳ T/2. Nội dung này không chính xác.

Lẫn lộn giữa Tú Xương và Nguyễn Khuyến

Cô Nguyễn Thị Bích Thuận, giáo viên ở Q.Tân Bình, TP.HCM liên lạc với Báo Thanh Niên phản ánh lỗi sai sót hết sức cơ bản trong cuốn 162 bài văn chọn lọc dành cho học sinh lớp 7 của Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô dẫn chứng: ở dòng 26 trang 11 có nội dung: “Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn...”. Trong thực tế bài thơ này là của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Nhà xuất bản này còn phát hành cuốn 45 bài văn chọn lọc dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn, trong đó dòng 24 trang 127 có đoạn: “Tết trồng cây là một ngày hội mới, gắn liền với xã hội mới do Bác Hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959”. Thế nhưng trong tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu giữ nội dung sau: “Phong trào Tết trồng cây được Bác Hồ phát động từ ngày 6.1- 6.2 năm 1960 và được gọi là Tết trồng cây. Người đã trồng cây đa ở Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Lênin) vào ngày 11.1.1960”.

Giun “hô hấp bằng mang”, cá chép “thở bằng phổi”

Trên Báo Thanh Niên, thời gian vừa qua các chuyên gia cũng đã có nhiều bài phản ảnh hàng loạt sai sót trong các STK do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Cuốn Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn sinh học lớp 7 của các tác giả Lê Nguyên Ngật (chủ biên) và Chu Vân Anh, Mai Thị Tình biên soạn có một số sai sót kiến thức cơ bản như: Câu hỏi số 1 trang 31: “Thủy tức di chuyển bằng cách nào?”; đáp án ở trang 130: “Roi bơi, kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo”. Đáp án đúng phải là “kiểu lộn đầu và kiểu sâu đo” vì thủy tức làm gì có roi bơi. Câu hỏi số 7, trang 31: “Trong các đại diện sau, đại diện nào có lối sống di chuyển?”; đáp án ở trang 130: “San hô và hải quỳ”. Đáp án như thế là sai vì san hô và hải quỳ sống cố định. Đáp án đúng phải là “sứa, vì nó di chuyển nhờ co bóp dù”. Câu 2, trang 82 yêu cầu xác định đặc điểm hô hấp của động vật, đáp án trang 155 trả lời: “Giun đất (ngành giun đốt) hô hấp bằng mang”. Đáp án như thế là sai, vì giun đất hô hấp qua da và ai cũng thấy khi mưa to, giun đất phải bò lên mặt đất do hang bị ngập nước nên giun không thể hô hấp được. Ngoài ra, đáp án “Cá chép thở bằng phổi” là sai, vì cá chép thở bằng mang.

Đồng bằng sông Hồng không có nhà máy thủy điện vì... thiếu lao động!

Cuốn Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn địa lý lớp 9 do các tác giả Phạm Thị Sen (chủ biên), Nguyễn Đăng Hưng, Lê Mỹ Phong biên soạn cũng có nhiều chi tiết sai.

Phần trả lời cho câu hỏi số 5 (trang 60) ghi: “Đồng bằng sông Hồng không có các nhà máy thủy điện vì thiếu lao động” là hết sức vô lý và buồn cười. Đúng ra câu trả lời phải là: “vì… không có nguồn thủy năng để xây dựng nhà máy thủy điện”.

Khi yêu cầu học sinh nêu thứ tự các bộ phận của vùng biển nước ta tính từ bờ biển, nhóm biên soạn đưa ra đáp án (trang 105) là “lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế”. Đáp án như thế là sai. Căn cứ Tuyên bố ngày 12.5.1977 của Chính phủ nước CHXHCN VN, khi cắt ngang một vùng biển theo hướng từ đất liền ra biển thì thứ tự là: đất liền => nội thủy (là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển) => lãnh hải (12 hải lý) => vùng tiếp giáp lãnh hải (12 hải lý) => vùng đặc quyền kinh tế (lãnh hải + vùng tiếp giáp lãnh hải + vùng đặc quyền kinh tế = 200 hải lý; 1 hải lý = 1.852m). Do đó, đáp án đúng phải là “nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế”…

Bích Thanh - Đình Tuấn (thực hiện)

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110630/Tran-ngap-sach-sai-kien-thuc.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 01, 2011 9:16 am

Đề thi môn ngữ văn lớp 10 ở Khánh Hòa:
Sai sót nằm trong sách tham khảo


Sáng qua (30.6), nhiều phụ huynh có con em thi tuyển vào lớp 10 ở Khánh Hòa tỏ ra lo ngại về sai sót đề thi môn ngữ văn.

Đề thi cho rằng hai câu thơ Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày nữa để yêu thương là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sự thật 2 câu này của thi sĩ người Li-băng Kahlil Gibran (1883-1931) và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch sang tiếng Việt vào năm 1993.

Trả lời về sự cố nêu trên, chiều qua, được sự ủy quyền của Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chánh văn phòng sở, nói: “Về phía ngành giáo dục, chúng tôi coi đây là sai sót rất đáng tiếc và là bài học kinh nghiệm để những người làm giáo dục cẩn thận, chu đáo hơn trong công tác chuyên môn, đặc biệt là việc ra đề thi. Quy trình ra đề thi là quy trình khép kín và đơn tuyến. Vì vậy, người ra đề thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về sai sót này”. Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, việc nhầm lẫn nêu trên không ảnh hưởng đến việc làm bài của thí sinh, bởi vì trọng tâm câu 3 là khai thác tình yêu thương trong câu thơ chứ không phải khai thác về tác giả! Nếu thí sinh nào nêu tác giả câu thơ là Kahlil Gibran và làm bài thì vẫn đạt yêu cầu.

Được biết, câu hỏi này của đề thi dựa vào đề bài số 26 trang 87 trong cuốn Ôn tập củng cố kiến thức ngữ văn lớp 9 do hai tác giả Lê Đình Thuần, Kiều Văn Bức biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - tháng 5.2011).

THIỆN NHÂN

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110630/Tran-ngap-sach-sai-kien-thuc.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jul 04, 2011 6:36 pm

Sáng 17/6, Sở GD&ĐT đã công bố kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đều đạt rất cao.
-Hệ giáo dục phổ thông tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98,65% (tăng 2,41% so với năm học 2009-2010). Có 8 trường có tỷ lệ đỗ tuyệt đối (100%) là: THPT Bình Sơn, THPT Số 1 Sơn Tịnh, THPT DTNT tỉnh, THPT Lê Trung Đình, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Thu Xà, THPT Quang Trung và THPT Chuyên Lê Khiết. Có 111 thí sinh xếp loại giỏi, 1.331 thí sinh loại khá. Thí sinh Lê Minh Khiết - Trường THPT Chuyên Lê Khiết đỗ thủ khoa với 56 điểm.

Hệ giáo dục thường xuyên tỷ lệ đạt 97,87%, tăng 24,28 % so với năm học 2009-2010. Có 7 trường tỷ lệ đỗ 100% là: TTGDTX-HN Trà Bồng, TTGDTX-HN Sơn Tây, TTGDTX-HN Sơn Hà, TTGDTX-HN Ba Tơ, TTGDTX-HN&DN Mộ Đức, hệ giáo dục thường xuyên Trương THPT Số 2 Tư Nghĩa và THPT Số 2 Đức Phổ.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của các trường còn lại như sau:

Trường THPT Trần Kỳ Phong 99,68%; THPT Vạn Tường 97,51%.

THPT Sơn Mỹ 99,5%, THPT Ba Gia 99,84%.

THPT Số 1 Tư Nghĩa 99,69%, THPT Số 2 Tư Nghĩa 99,81%
THPT Số 2 Mộ Đức 99,83%, THPT Phạm Văn Đồng 99,46%, THPT Trần Quang Diệu 99,11%

THPT Số 1 Đức Phổ 99,69%, THPT Số 2 Đức Phổ 99,6%

THPT Số 1 Nghĩa Hành 99,84%, THPT Số 2 Nghĩa Hành 97,94%, THPT Minh Long 91,45%

THPT Trà Bồng 99,39%, THPT Tây Trà 93,49%, THPT Sơn Hà 99,46% THPT Đinh Tiên Hoàng 98,43%

THPT Ba Tơ 97,99%, THPT Lý Sơn ,99,67%, THPT Phạm Kiệt 91,54%

THPT Lê Qúy Đôn 98,34%, THPT BC Huỳnh Thúc Kháng 97,9%, THPT TT Trương Định 86,36%

THPT TT Hoàng Văn Thụ 98,61%, THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm 98,22%, THPT BC Chu Văn An 89,58%

THPT BC Nguyễn Công Trứ 97,61%, THPT TT GDTX-HN&DN Mộ Đức 82,75%, THPT BC Lương Thế Vinh 99,55% và THPT BC Nguyễn Công Phương 95,56 %.

TTGDTX_HN Minh Long 95,53%, TTGDTX_HN&DN Tư Nghĩa 91,3%, TTGDTX_HN&DN Nghĩa Hành 59,52%,

TTGDTX_HN tỉnh 96,62%, THTP Sơn Mỹ (GDTX) 99,36%, TTGDTX_HN&DN Sơn Tịnh 99,27%, TTGDTX_HN&DN Bình Sơn 99,78%,

THPT Số 2 Đức Phổ 96,87%, THPT Ba Gia (GDTX) 96,51% và TTGDTX_HN&DN Tây Trà 99,01%.

Theo Báo Quảng Ngãi


TP.HCM: 34 trường đậu tốt nghiệp 100%

TTO - Hôm nay 17-6, Sở GD-ĐT TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh. Mời bạn đọc tiếp tục đón xem điểm thi trên TTO.

Thông tin sẽ được cập nhật nhanh chóng, đầy đủ và xác tín.

>> Xem điểm thi tốt nghiệp


Thí sinh điền thông tin cá nhân vào giấy làm bài trước khi thi môn Vật lý tại Hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM chiều 2-6 - Ảnh: Minh Đức



Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, tỷ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục phổ thông là 96, 67% (tăng 2,08% so với năm trước), giáo dục thường xuyên là 76,20% (tăng 21,44% so với năm trước).

Năm nay TP.HCM có 34 trường đạt tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%, so với năm 2010 là 22 trường (trong đó có 18 trường ngoài công lập). Gồm có các trường Bùi Thị Xuân, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Trung học thực hành Đại học sư phạm, Mạc Đĩnh Chi, Võ Trường Toản, Gia Định, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cầu, Phú Nhuận, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Phú, Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu, và các trường ngoài công lập là Huỳnh Thúc Kháng, Vạn Hạnh, Bắc Mỹ, Ngôi Sao, Hồng Hà, Hồng Đức, Nguyễn Khuyến, Đông Du, Quốc Văn Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký, Thái Bình, Quốc Trí, Đông Dương, Đinh THiện Lý, Âu Lạc, Thành Nhân, Nhân Việt, An Dương Vương.

Về điểm từng môn thi, số bài thi trên điểm trung bình ở môn toán là 96, 67%, môn địa có 82,2%, môn văn có 83,37%, vật lý có 82,2%, môn sinh có 96,06%, môn anh văn có 83,9% đạt điểm trên trung bình.

Năm nay TP.HCM có 11 trường hợp bị hủy kết quả thi do vi phạm quy chế thi (trong đó 6 TS hệ giáo dục thường xuyên, 5 TS hệ giáo dục phổ thông). Có 39 thí sinh được miễn thi và 23 trường hợp được xét đặc cách không thi tốt nghiệp. Hai thí sinh là thủ khoa của kỳ thi năm nay đạt 57 điểm là HS Huỳnh Ngọc Hoàng Lan - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Thị Hiền - HS Trường tư thục Nguyễn Khuyến. Hệ giáo dục thường xuyên có ba thí sinh cùng đạt điểm 54,5 là Đặng Thạch Ngọc Kim ở TTGDTX quận 1, Thới Ngọc Lý ở TTGDTX Lê Quý Đôn và Huỳnh Thị Bé Thảo ở TTGDTX Gò Vấp.

L.TRANG

(Phạm Khánh sưu tầm)



phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Bài phát biểu của giáo sư Hoàng Tụy

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jul 30, 2011 12:25 pm

Bài phát biểu của giáo sư Hoàng Tụy

Nguồn Net: "Bài phát biểu của giáo sư Hoàng Tụy tại lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2010 vừa diễn ra tại TP HCM hôm 24-3"

Tin Giáo dục ImageView
Bà Nguyễn Thị Bình (bìa phải) - nguyên phó chủ tịch nước CHXHCN VN - chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh - trao giải thưởng “Giáo dục” cho GS Hoàng Tụy - Ảnh : Minh Đức



Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hoá, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội dân sự, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.

Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa học. Bắt đầu dạy học ở tuôi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tich cũng ngày càng đa dạng. Được may mắn (chứ không phải rủi ro) học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình. Suy ngẫm từ vị trí công dân một nước nghèo, lạc hậu, khát khao mau chóng đuổi kịp một nhân loại đang rộn rịp chuyển lên nền văn minh trí tuệ đầy thách thức. Điều đó tự nhiên dẫn đến mối quan tâm trăn trở gần như thường trực đối với nền giáo dục của nước nhà. Mà cũng từ đó được mở rộng tầm mắt, có cách nhìn hệ thống đối với nhiều vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Hồi còn anh Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Đại Học tôi đã có nhiều dịp nghiên cứu và trình bày về tư duy hệ thống trong các xêmina giáo dục do anh ấy chủ trì. Những tư tưởng, quan niệm của tôi về giáo dục, văn hoá, kinh tế xã hội ngay từ những ngày ấy phần lớn đều xuất phát từ cách nhìn hệ thống đó cho nên ít nhiều cũng có tính hệ thống nhất quán, nếu có lúc cần thay đổi thì cũng do logic sự vật chứ không tuỳ hứng, tuỳ tiện, tuỳ thời.



Một thế kỷ nay chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.

Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không it lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.

Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì quan trọng hơn. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Đó là nội dung thiết yếu hai bản kiến nghị mà một nhóm trí thức quan tâm tới vận mệnh đất nước đã gửi Trung Ương Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ năm 2004 và năm 2009 (bản Kiến nghị 2004 đã được phổ biến rộng rãi, còn bản Kiến nghị 2009 chưa được nhiều người biết do bị hạn chế phổ biến).

Như chúng ta còn nhớ, cách đây 15 năm từng có nghị quyết lịch sử của Hội Nghị TƯ II, khoá 8, xem phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Nhưng mười năm sau đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã phải thẳng thắn thừa nhận chúng ta chưa thành công trong hai lĩnh vực nêu trên. Cho nên các nghị quyết Đại Hội X và ba Hội Nghị TƯ sau đó đều nhắc lại nhiệm vụ khẩn thiết cải cách giáo dục để ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài mấy thập kỷ. Đặc biệt sau những lời hứa hoa mỹ của ông tân Bộ Trưởng GD và ĐT năm 2006, nhiều người trong đó có tôi đã đặt niềm tin ngây thơ vào triển vọng công cuộc chấn hưng giáo dục có thể bắt đầu chuyển động. Tiếc thay, hy vọng chưa kịp nhen nhóm thì thất vọng đã mau chóng đến, lần này lo lắng nhiều hơn vì chưa bao giờ giáo dục chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như 5 năm qua.

May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, it nhất về nhận thức. Sau một thời gian ngắn được ngộ nhận là thành tich đặc biệt của giáo dục, sự kiện này cuối cùng đã cho thấy rõ quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ lại nghiêm túc và tỉnh táo hơn về nhà trường của chúng ta. Đáng mừng là lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, người dân đã được nghe Thủ Tướng long trọng tuyên bố cần một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước. Với niềm hân hoan như đã lâu chưa hề có, tôi đã lắng nghe bài diễn văn buổi tối đó của Thủ Tướng, y như người đang khát giữa trưa hè nóng bức mà được uống bát nước chè tươi.

Sau tuyên bố của Thủ Tướng, nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình cũng đã lên tiếng đầy sức thuyết phục kêu gọi thực hiện cải cách giáo dục để tiến lên một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và yêu cầu cấp thiết chấn hưng đất nước. Nhiều bậc thức giả khác đã hưởng ứng lời kêu gọi đó. Ai nấy đều tin rằng đã đến lúc cần kết thúc giai đoạn đổi mới vụn vặt, chuyển sang cải cách mạnh mẽ thì giáo dục mới có thể ra khỏi bế tắc, trì trệ. Trong một buổi làm việc hơn hai giờ vào khoảng giữa tháng 11, tôi cũng đã cố gắng thuyết phục Bộ Trưởng GD và ĐT Phạm Vũ Luận hãy nhân cơ hội này nhận nhiệm vụ lịch sử khởi động công cuộc cải cách giáo dục đã được đề ra trong các nghị quyết lớn của TƯ. Trước hết hãy có một cách tiếp cận mới đối với một số vấn đề nhức nhối nhất hiện nay như thi cử, tổ chức trung học phổ thông và dạy nghề, tuyển chọn GS, PGS, xây dựng đại học đăng cấp quốc tế, v.v.

Tuy nhiên cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của Thủ Tướng tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã long trọng hứa hẹn với dân nhiều lần, mà đấu tranh thực hiện cũng gian khổ chẳng khác gì việc đòi giảm sưu cao thuế nặng thời thực dân phong kiến hay sao ? Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi. Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào địa ngục thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp mà cũng chẳng có nơi nào học tiếp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3,4 năm đại học vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.

Tại sao thanh thiếu niên ta phải chịu thiệt thòi lớn như vây ? Tại sao đã 36 năm ròng rã từ ngày thống nhất đất nước mà giáo dục đến nông nỗi này ?

Hiển nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng điều dễ thấy nhất là một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” — một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tuỳ thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại. Chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích ư ? thì đó, năm đầu làm nghiêm thì hàng loạt thí sinh trượt, năm sau bắt đầu dễ dãi thì tỉ lệ thi đỗ tăng, năm sau nới rộng nữa thì đạt tỉ lệ thi đỗ cao ngất ngưỡng như ban đầu, thế là chứng minh chất lượng giáo dục đã đựơc nâng cao, giáo dục đã đạt siêu thành tích. Còn mua bằng, bán điểm, chạy trường, chạy dự án, chạy chức, thứ gì cũng chạy được, chạy bằng chân, bằng đầu, bằng vốn tự có, hay gì gì đó thì đố ai biết qui mô đến đâu. Có điều chắc chắn là những chuyện tiêu cực trong giáo dục và kèm theo đó, bạo lực học đường chưa hề giảm mà có phần phát triển bạo liệt tinh vi hơn, có nguy cở trở thành một nét văn hoá tiêu biểu của xã hội ta hiện nay.

Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu môt tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm nầy qua năm khác.

Không đâu cần bốn chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực giáo dục. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền học đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.

Không đi sâu vào những việc quản lý cụ thể tôi chỉ xin nêu một số vấn đề ở tầm chiến lược về chất lượng giáo dục. Dù bảo thủ đến đâu, dù thoát ly thực tế cuộc sống đến đâu, ai cũng phải công nhận chất lượng giáo dục của ta quá thấp. Thấp như thế nào và làm gì để nâng cao chất lượng thì lại có nhiều cách nhìn thiển cận, phiến diện, sa vào chi tiết vụn vặt không thực chất.

Thứ nhất là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miêt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng là cơ hội kinh doanh, làm tiền cho một số người. Không phải học mà thi mới là chính, học chỉ để đi thi, để có bằng, thậm chí không học mà có bằng thì càng tốt. Đặc biệt thi tốt nghiệp nặng nề như chưa hề thấy đâu trên thế giới văn minh. Tuy đã có không ít hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa. Trong khi đó, với cách nhìn toàn cục có thể thấy rõ cốt lõi của chuyện học và thi ở chỗ khác. Đã sang thế kỷ 21 nhưng giáo dục của ta vẫn giữ nhiều quan niệm cổ hủ như thời phong kiến nho giáo hay thời trung cổ ở Châu Âu, nặng tính giáo điều kinh kệ, vì nhằm mục tiêu thiển cận biến con người thành một phương tiện sử dụng vào các mục đích tôn giáo hay chính trị, hơn là hoàn thiện con người như một chủ thể tự do. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi Phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hoá giáo dục. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.

Thứ hai là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, v.v. nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất it trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi. Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: chúng ta nói nhiều về công nghiệp hoá nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong cả nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rôt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại. Sự thể nghiêm trọng đến mức chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống giáo dục hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ. Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp đại học hay cao đẳng mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục, theo hướng như đã trình bày trong bản Kiến nghị 2009: sau trung học cơ sở phần lớn học sinh sẽ vào trung học nghề, trung học kỹ thuật, chỉ một tỉ lệ nhỏ vào trung học phổ thông. Bản thân trung học phổ thông cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho học sinh phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lương đầu vào đại học, tạo điều kiện nang cao chất lượng đại học . Như vậy, sau 12 năm học, học sinh nếu ra đời thì đã có nghề, còn số có thể tiếp tục học sẽ không bị nhiều rào cản do cánh cửa chật hẹp của đại học hiện nay.

Thứ ba là xây dựng đại học. Vị trí và tính chất của giáo dục đại học trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với chỉ cách đây vài thập kỷ. Nói giáo dục là thách thức lớn nhất cho đất nước hiện nay thì trước hết đó là giáo dục đại học. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng đại học tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, từ việc đào tạo tiến sĩ, việc tuyển chọn giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường đại học, đến nay chúng ta vẫn giữ nhiều tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, đại học của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược. Trong đó việc xây dựng các đại học tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tich phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.

Thứ tư và cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với thầy giáo. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công.

Song cái gì cũng có giới hạn, kể cả lòng tự trọng, thiện chí và … lương tâm. Cứ thế này e sẽ đến lúc lương tâm cũng chai lì, chẳng còn ai biết xấu hổ, để cho cái lá nho cuối cùng cũng không giữ nổi thì sẽ mất hết, chẳng còn gì để bàn về giáo dục, văn hoá, khoa học nữa. Tôi cũng hiểu và thông cảm với những khó khăn thực tế liên quan đến tham nhũng. Song có thể nói không quá đáng, kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khich thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tôt được nhiệm vụ. Vậy nên giải quyết cái u nầy là điều kiện tiên quyết mở đường cho giáo dục (và khoa học) thật sự trở thành quôc sách hàng đầu. Tuy nhiên cũng phải cắt u một cách an toàn vì nếu làm không minh bạch đường hoàng như hiện nay thì chỉ gây thêm hỗn loạn, cũng rất nguy hiểm.

Để kết thúc, xin bày tỏ niềm tin cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để là giải pháp cứu nguy cho giáo dục, cũng là cứu nguy cho phẩm chất Việt Nam khi còn chưa quá trễ.

Và một lần nữa xin trân trọng cám ơn Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh.

Hoàng Tụy
------------------------------------------------------------------------------
Tham khảo http://vie.math.ac.vn/index.php/component/content/article/58-cac-thong-bao-khac/274-giao-s-hoang-tu-c-trao-gii-thng-vn-hoa-phan-chu-trinh-2010 :

Giáo sư Hoàng Tuỵ được trao Giải thưởng văn hoá Phan Chu Trinh 2010

GS Hoàng Tụy sẽ nhận Giải thưởng Phan Chu Trinh cho "những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà" trong buổi lễ sẽ diễn ra ngày 24/3/2011 tại TP.HCM.

Giải thưởng Phan Chu Trinh 2010 tập trung vào bốn lĩnh vực: giáo dục, nghiên cứu, dịch thuật và Việt Nam học. Sáu nhà nghiên cứu và dịch giả được trao giải gồm: nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình người Mỹ - Kevin Bowen; nhà dân tộc học người Czech - Ivo Vasiliev; giáo sư Hoàng Tụy; dịch giả Phạm Văn Thiều; Nguyễn Đôn Phước và nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.

GS Hoàng Tụy, nguyên Viện trưởng Viện Toán học 1980-1990, được coi là “cha đẻ của lý thuyết tối ưu toàn cục” với những thuật ngữ mà bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này đều phải học như Tuy’s cut (lát cắt Tụy), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tụy), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tụy)...

-------------------
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_T%E1%BB%A5y


lamkhoikhoi st


Được sửa bởi pnqt ngày Mon Aug 01, 2011 8:57 am; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Bình thường một cách lạ thường

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Aug 01, 2011 8:55 am

Bình thường một cách lạ thường

31/07/2011 1:06

Trong đợt thi tuyển vừa rồi, điểm thi môn lịch sử đạt kết quả quá thấp, trong đó có hàng ngàn bài thi sử bị điểm 0. Sau 12 năm học sử ở trường phổ thông các em không đọng lại một chút gì! Thế mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rất điềm nhiên cho rằng đó là chuyện bình thường.

Kết quả này thấy được trên các thí sinh khối C, là khối có yêu cầu cao về môn lịch sử. Vậy thì các học sinh còn lại thi vào các khối không có yêu cầu về môn lịch sử thì trình độ lịch sử của các em còn tệ hại đến mức nào.

Đây là thất bại nghiêm trọng và không thể nào chối cãi của ngành giáo dục.

Những người có trách nhiệm của ngành giáo dục phải đặt ngay các câu hỏi như: Ta đã dạy sử như thế nào? Chương trình lịch sử phổ thông ra sao? Sách giáo khoa có vấn đề gì? Và câu hỏi này phải đặt ra từ lâu kia vì thực tế ai cũng biết rằng hằng chục năm qua kiến thức lịch sử của học sinh phổ thông rất yếu kém, việc dạy và học môn sử ở phổ thông là có vấn đề.

Đặt ra các câu hỏi đó để tìm cách giải đáp hầu cứu vãn ngay tình hình chứ không thể cho đó là chuyện bình thường như ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói.

Qua các ý kiến của các nhà chuyên môn, các giáo viên trực tiếp giảng dạy, các học sinh... được đăng tải trên các diễn đàn và trên các phương tiện truyền thông thì những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng tệ hại này là: Chương trình sử quá nặng, thiên về các số liệu khô khan, tập trung vào sử hiện đại quá nhiều, lẫn lộn môn chính trị vào lịch sử, thời lượng môn sử quá ít, giáo viên dạy sử cũng thiếu hứng thú...

Những nguyên nhân đó liệu có khắc phục được không?

Thiết tưởng rằng đó không phải là chuyện đội đá vá trời để đến nỗi hàng chục năm qua không sửa đổi được.

Thế cái gì gây ra trở lực làm chuyện sửa đổi đó không thực hiện được? Nhiều ý kiến cho rằng đó là do tư duy của những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục. Tư duy ấy như thế nào thì qua phát biểu của ông bộ trưởng Phạm Vũ Luận ắt mọi người cũng phần nào hiểu rõ.

Huỳnh Ngọc Chênh


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110731/Binh-thuong-mot-cach-la-thuong.aspx
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 3 trang 1, 2, 3  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết