TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Tin Giáo dục - Page 2 I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
TLT (2017)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
letansi (1008)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
pthoang (257)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
luck (220)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 
Admin (156)
Tin Giáo dục - Page 2 I_vote_lcapTin Giáo dục - Page 2 I_voting_barTin Giáo dục - Page 2 I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Tin Giáo dục

3 posters

Trang 2 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3  Next

Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Aug 08, 2011 8:38 am

Các bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy về Giáo dục

http://vietsciences.free.fr/design/gs_hoangtuy.htm
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Học quá hóa điên, chửi cả cha mẹ

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Aug 09, 2011 3:27 am

Học quá hóa điên, chửi cả cha mẹ

Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM thừa nhận tỷ lệ thí sinh sau khi thi tốt nghiệp PTTH và thi tuyển đại học bị rối loạn tâm thần ngày một gia tăng.

Học càng giỏi thi trượt càng sốc

Mới đây nhất, vừa kết thúc kỳ thi đại học được hai ngày bác sĩ Quang đã tiếp nhận điều trị cho một nữ sinh tên Nguyễn Thị Thanh, 18 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM.

Thanh được cha mẹ dẫn đến phòng khám trong trạng thái thẫn thờ, vô hồn, tiều tụy. Theo lời kể của mẹ Thanh, bệnh nhân học lực khá nên kỳ vọng rất nhiều vào đợt thi đại học lần này.

Thanh chọn cho mình khối A và thi tuyển vào trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Tuy nhiên, ngay sau khi thi môn đầu tiên là môn toán Thanh đã không làm bài được.

Quá buồn vì ôm bao kỳ vọng 12 năm đèn sách mà lại nốc ao ngay cú đầu, Thanh trở về khóc lóc, bỏ ăn, tính không thi tiếp môn thứ 2 và 3 nữa. Sau khi được gia đình động viên, Thanh vẫn vào phòng thi tiếp môn lý và hóa nhưng chưa đầy 2/3 thời gian đã xin ra về.

Thấy con gái đòi chết, liên tục đưa tay lên đấm vào đầu thùm thụp làm gia đình phát hoảng, gọi điện thoại cho tổng đài 1080 hỏi nơi tư vấn về tâm lý, tâm thần.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang kết luận Thanh bị rối loạn stress cấp sau thi. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển thành trầm cảm.

Bác sĩ đã cho Thanh dùng thuốc chống loạn thần, kèm theo vitamin để cải thiện thể lực.
“Dùng thuốc là một chuyện nhưng để bệnh nhân khỏi được quan trọng hơn cả vẫn là sự quan tâm, động viên của gia đình. Cha mẹ không nên đặt áp lực quá nặng cho con mà cần giải thích nếu không thi được đại học thì vẫn còn nhiều con đường khác để đi đến tương lai” – Bác sĩ Quang nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Quang, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tâm thần sau thi cử là do nhân cách và thể trạng của thí sinh đó yếu. Ngoài ra, lý tưởng của chính bản thân thí sinh, áp lực đè nặng của gia đình, xã hội cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Học quá hóa điên

Ngày 5/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang cũng vừa tái khám cho một sinh viên bị bệnh trầm cảm do áp lực học hành. Cô nữ sinh này tên Tuyết hiện đang học năm thứ 2 trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ, quê ở Long Khánh, sinh năm 1987.

Theo lời kể của bố bệnh nhân, cách đây 2 năm, trong thời gian ôn thi Tuyết có biểu hiện lầm lì, ít giao tiếp. Cuối năm 2010, thấy tình hình của Tuyết thêm trầm trọng, gia đình đã đưa cô đến khám ở chỗ bác sĩ Quang. Sau khi về nhà uống thuốc bệnh tình Tuyết thuyên giảm tưởng như đã khỏi hẳn.

Hiện Tuyết đang học năm cuối, còn thi lại mấy môn nữa thì sẽ ra trường nhưng đột nhiên cách đây 2 ngày, 2 chị em Tuyết cãi lộn, bệnh nhân bị kích thích mạnh, lên cơn chửi bới cả bố mẹ.

Sau khi xem xét bệnh tình của Tuyết, bác sĩ Quang nhắc nhở gia đình bệnh nhân rất dễ tái phát. Hiện nay, gia đình cần để ý đến sức khỏe của con nhiều hơn là việc ép con học.

“Chính xã hội, gia đình đặt ra quá nhiều áp lực trong chuyện học hành, thi cử đã dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều học sinh bị rối loạn tâm thần. Chúng ta cần biết học là cả đời và cần có một phương pháp khoa học, điều độ. Việc học một cách thúc ép, nhồi sọ, nghĩ con cái mình là thiên tài thì chỉ chuốc họa vào thân” – Bác sĩ Quang nói

(*) Tên của nhân vật đã được thay đổi.

Thanh Huyền

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/33946/hoc-qua-hoa-dien--chui-ca-cha-me.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Đề nghị có luật ngôn ngữ, văn tự

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 12, 2011 10:59 am

Đề nghị có luật ngôn ngữ, văn tự

TT - F, J, W, Z trong mối quan hệ với tiếng Việt hiện hành đã thật sự là một mối quan tâm của nhiều người. Với nhiều khác biệt trong cách nhìn nhận, các nhà ngôn ngữ đã lên tiếng.
Tuổi Trẻ xin được khép lại vấn đề này bằng đề xuất của GS Nguyễn Minh Thuyết: có luật ngôn ngữ, văn tự.

GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục - thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, chủ tịch hội đồng ngữ văn Bộ GD-ĐT):

Rất nhiều vấn đề cần đưa vào luật


Lâu nay chưa hề có một văn bản chính thức nào quy định vị trí đặt dấu thanh. Nhưng đối với giới ngôn ngữ học, chuyện này rất rõ ràng: dấu thanh phải đặt trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính. Sách giáo khoa phổ thông đã áp dụng nguyên tắc này từ lâu. Chỉ tiếc là các sách, báo nói chung và mã tiếng Việt trong tin học mỗi nơi viết một kiểu. Tương tự, quy định khi nào viết “i”, khi nào viết “y” cũng là việc đã được bàn đến từ lâu trong giới ngôn ngữ học. Tóm lại, việc nghiên cứu để chuẩn hóa cách viết không chỉ cần cho môi trường công nghệ thông tin mà cần có chuẩn chung.

Tôi đã nhiều lần đề xuất với Quốc hội việc xây dựng và thông qua luật ngôn ngữ, văn tự nhưng việc này vẫn chưa được quan tâm. Có rất nhiều vấn đề cần phải đưa vào luật như việc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, sử dụng ngoại ngữ thế nào, chuẩn về cách viết chữ Việt... nhưng đáng tiếc vấn đề này bị chìm đi giữa những vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng nên chưa được quan tâm. Theo tôi, đây không phải việc nhỏ mà là vấn đề lớn của dân tộc, cần phải được sớm đưa vào luật.

VĨNH HÀ ghi

GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC (nguyên chủ nhiệm khoa ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội):

Chữ viết là chuyện đại sự của văn hóa


Chữ viết dùng để ghi tiếng nói của con người. Chữ quốc ngữ xuất hiện từ thế kỷ 17, nhưng phải nhờ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thì 90% dân ta mới biết đọc biết viết chữ này. Nói thế để thấy rằng để trở thành một hệ thống chữ phổ thông mà mọi người Việt đều dùng là rất công phu, bản thân chữ viết mang theo giá trị lịch sử. Đó là tài sản quốc gia, là di sản văn hóa của dân tộc. Bất kỳ một can thiệp nào dù nhỏ nhất cũng phải được sự chuẩn thuận và quyết định bởi Quốc hội và Chính phủ là người đại diện cho nhân dân và pháp luật.

Chữ viết quốc gia không ai có quyền làm thí điểm. Vẫn còn đó câu chuyện ngành giáo dục vài mươi năm trước tự động đưa hệ thống “chữ cải cách” vào nhà trường, gây bao phiền hà và thất vọng cho cấp tiểu học, sau đó tự nhận thấy sai mà bỏ đi. Hồi đó không ai quy kết, chứ như hôm nay thì sự tùy tiện đó là phạm luật.

Đây là một vấn đề đại sự về mặt văn hóa, không thể làm bằng cảm xúc hay ý chí của một vài người, càng không nói bằng chữ “tiện hơn” được. Phải khẳng định rằng mong muốn bổ sung này nọ, thí điểm hay làm gì đó có thể là tốt, nhưng cảm xúc và nhiệt tình không thể thay thế cho tri thức. Không ai nói chữ quốc ngữ đã hoàn thiện và đắc dụng tuyệt đối. Nhưng làm cho nó tốt hơn thì phải có lộ trình, khoa học và nghiêm cẩn.

Cái gian nan trong nhà trường và xã hội về chữ viết hiện nay, theo chúng tôi, là ở vấn đề chính tả có nhiều điểm chưa thống nhất, ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục, văn hóa và truyền thông. Hãy tập trung lo chuyện đó trước khi động đến danh sách ký tự của chữ quốc ngữ.

NGỌC HÀ ghi

Ông TRẦN CHÚT (nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP.HCM):

Chỉ chấp nhận như yếu tố ngoại biên


Quan điểm của tôi là chấp nhận F, J, W, Z như một yếu tố ngoại biên của hệ thống chữ cái tiếng Việt, nhưng không thể đưa bốn chữ này vào bảng chữ cái chính thức. Vì nó sẽ làm cho việc dạy và học trong trường phổ thông khó khăn thêm, tình trạng viết và sử dụng tiếng Việt rối rắm hơn, chưa kể sẽ phá vỡ hệ thống tiếng Việt hiện nay. Tôi lấy ví dụ như giới trẻ ngày nay hay viết chữ “ph” thành “f”: “phải” thành “fải”; bây giờ đưa “f” vào bảng chữ cái coi như công nhận viết như vậy là đúng hay sao?

Một hệ thống thường có yếu tố trung tâm và yếu tố ngoại biên. Bốn chữ cái F, J, W, Z thuộc yếu tố ngoại biên nhưng phải quy định phạm vi sử dụng nó. Theo tôi, chỉ nên dùng trong những trường hợp: nhân danh, địa danh, thuật ngữ khoa học...

H.HG. ghi


F, J, W và Z là các chữ cái thông dụng

Nếu đối chiếu với bảng chữ cái Latin gốc thì bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành không có bốn chữ F, J, W và Z; nhưng cả bốn chữ cái này vẫn được sử dụng ngày càng nhiều.

Trước hết, bốn chữ cái này đã được sử dụng cùng lúc ngay từ đầu thế kỷ 20 trong ngôn ngữ điện tín theo sáng kiến của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Từ đó, bốn chữ F, J, W, Z thâm nhập dần vào tiếng Việt, cho đến khi đất nước hội nhập quốc tế trong nền văn minh thông tin thì chúng đã trở nên hết sức thông dụng.

Chữ F đã hiện diện trong nhà trường từ rất lâu với lực F, thang nhiệt độ F, với nguyên tố hóa học Flo hay ký hiệu của sắt là Fe... Trong quan hệ quốc tế, dân ta đã rất quen với tên các tổ chức được viết tắt theo tiếng Anh như UNICEF, FAO, IMF... riêng về thể thao, đó là FIFA, UEFA, AFC, FIBA, FIDE... và cả VFF.

Chữ J cũng được dùng từ lâu trong nhà trường với thời đại cổ sinh học “kỷ Jura”, định luật Jun-Lenxơ... Dân ta đã rất quen vói nhạc jazz, quần jean, võ judo, vũ điệu jive, thịt jambon, áo jacket... Do đó, chữ J đã đi vào tiếng Việt một cách tự nhiên.

Chữ W cũng được người Việt làm quen từ trong nhà trường với ký hiệu về công suất điện, với nguyên tố hóa học Wonfram... Chữ W cũng xuất hiện với tần suất dày đặc nhất là khi người ta truy cập thông tin trên mạng Internet, bởi vì mọi website đều gắn liền với chùm ký tự www.

Chữ Z cũng được dùng rất nhiều ở nhà trường, từ bộ ba x-y-z thường đi với nhau trong những bài toán tìm ẩn số đến các đơn vị kHz, MHz hay ký hiệu Zn luôn xuất hiện trong các bài học về lý, hóa. Mặc cho bảng chữ cái tiếng Việt tận cùng bằng Y, khi khẳng định một việc cần làm từ đầu đến cuối, người Việt luôn nói: “Từ A đến Z”!

Ngôn ngữ luôn phát triển theo thời đại và hiện tại. F, J, W và Z đã trở thành các chữ cái thông dụng trong tiếng Việt nhưng chúng lại không có trong bảng chữ cái, nên việc sử dụng bốn chữ này trở nên bất hợp pháp, vì chúng là những chữ cái “ngoài luồng”! Vấn đề này cho thấy sự bất cập của bảng chữ cái hiện hành, đòi hỏi bảng này phải được bổ sung bốn chữ F, J, W, Z.

TS giáo dục LÊ VINH QUỐC

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/450787/De-nghi-co-luat-ngon-ngu-van-tu.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Rải tiền "câu" thí sinh

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Aug 22, 2011 2:54 pm

Rải tiền "câu" thí sinh

TT - Tặng tiền cho thí sinh, trả tiền “môi giới” cho những ai giới thiệu được thí sinh đến trường nhập học là những “chiêu” đang được nhiều trường ĐH tung ra trong tuyển sinh năm nay.

Có vẻ như đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 tới đây không chỉ là “cuộc đua” của thí sinh, mà còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt của các trường ĐH, nhất là các trường ngoài công lập trong “chiến dịch” lôi kéo thí sinh vào trường mình.

Điểm càng cao, tiền càng nhiều

Mới đây, Trường ĐH Thái Bình Dương (TP Nha Trang, Khánh Hòa) đưa lên trang thông tin điện tử của trường “Thông báo tuyển sinh năm 2011 (mới)”. Trong đó, bên cạnh các thông tin về ngành tuyển, điều kiện dự tuyển, trường còn đưa ra “các ưu đãi đặc biệt” cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.

Theo đó, nhà trường thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho học sinh nhập học năm học 2011-2012”: bậc ĐH, CĐ được giảm 20% học phí cho năm học đầu tiên (riêng học sinh có hộ khẩu hoặc học THPT tại Khánh Hòa được giảm 25%). Đặc biệt, ngoài các chế độ miễn giảm học phí này, thí sinh có tổng điểm ba môn thi ĐH từ 16-19,5 sẽ được nhà trường tặng 700.000 đồng và tặng thêm 1 triệu đồng/thí sinh có điểm từ 20 trở lên.

Trước đó, Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) có hẳn một “Thông báo tặng quà trong mùa tuyển sinh năm 2011”. Trường này cho biết sẽ tặng quà là tiền mặt cho thí sinh, điểm càng cao tiền thưởng càng nhiều.

Theo đó mỗi thí sinh nhập trường ở bậc ĐH có điểm từ điểm sàn đến 15,5 được tặng 550.000 đồng, điểm 16-19,5 được tặng 700.000 đồng và tặng 1 triệu đồng cho thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên. Bên cạnh đó, thí sinh nhập học bậc CĐ cũng sẽ được tặng 550.000 đồng. Nhà trường khẳng định sau khi thí sinh hoàn tất các thủ tục nhập học, trường sẽ gửi tiền tặng ngay.

Có cả tiền “môi giới”

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Lương Thế Vinh đề nghị các đơn vị thông báo đến thí sinh mức tặng như trên, để “động viên khuyến khích các em nộp hồ sơ xét tuyển vào trường”. Để “động viên” các đơn vị làm tốt công việc này, Trường ĐH Lương Thế Vinh sẽ thống kê số thí sinh của từng đơn vị nhập học vào trường và gửi tiền tặng đến từng đơn vị với số tiền 250.000 đồng/thí sinh.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Lương Thế Vinh: “Những chính sách mới trong tuyển sinh năm nay của chúng tôi chỉ vì mục tiêu quảng bá thương hiệu, giới thiệu trường đến với đông đảo thí sinh. Việc này không có gì là cạnh tranh không lành mạnh hay môi giới, “cò” tuyển sinh”.

Tương tự, Trường ĐH Thái Bình Dương cho biết sẽ “thưởng” tất cả các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục nếu khuyến khích thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường với mức 250.000 đồng/thí sinh. Nói về chủ trương thưởng tiền trong tuyển sinh năm nay, ông Võ Văn Tuấn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình Dương - cho rằng: “Việc này không vi phạm quy chế, cũng chẳng có gì không lành mạnh cả. Trường chúng tôi là tư thục, dùng kinh phí của trường tạo chính sách để thu hút thí sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên”.

Đủ loại học bổng “khủng”

Cũng dùng tiền để thu hút thí sinh nhưng hàng loạt trường ĐH khác lại có cách làm “tế nhị” hơn, dưới danh nghĩa trao học bổng các loại. Trường ĐH Quốc tế miền Đông (Bình Dương) dành quỹ học bổng đến 20 tỉ đồng để trao cho sinh viên khóa 1 của trường. Trong đó, trường dành 6 tỉ đồng xét phát trực tiếp cho tất cả thí sinh trúng tuyển có tổng điểm thi cao hơn điểm sàn 3 điểm (mức học bổng cao nhất là 30 triệu đồng/suất/năm học).

Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM ra thông báo tặng học bổng toàn phần và các học bổng một lần. Theo đó các thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường có điểm thi ĐH lần lượt đạt từ 18, 19, 20 điểm trở lên được trường xét trao các suất học bổng từ 30, 40, 50 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có hai loại học bổng toàn phần dành cho thí sinh đăng ký vào trường đạt từ 21 điểm trở lên.

Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cũng công bố dành hơn 800 suất học bổng cho mùa tuyển sinh năm nay với tổng trị giá hơn 2 tỉ đồng. Trong đó có 720 suất học bổng Duy Tân (tính theo điểm thi ĐH) từ 1-5 triệu đồng/suất cho thí sinh có tổng điểm thi ĐH lớn hơn 3-10 điểm so với điểm sàn. Trong thông báo này trường nêu rõ: “Vì số lượng học bổng có hạn nên thứ tự nộp hồ sơ nhập học vào ĐH Duy Tân là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc cấp xét học bổng. Học bổng chỉ được xét đối với các sinh viên đăng ký NV1, 2 vào trường”.

Trường ĐH quốc tế Sài Gòn dành nhiều học bổng thuộc loại “khủng” cho thí sinh nếu có NV học tại trường như cấp 100 học bổng toàn phần cho thí sinh có điểm thi ĐH từ 26 trở lên, trị giá từ 8.000-9.200 USD/suất. Ngoài ra, trường này cũng cấp học bổng trị giá 10% học phí chương trình ĐH và CĐ năm 1 cho tất cả thí sinh đăng ký NV1, 5% cho thí sinh đăng ký NV2, 3 vào trường.

Trong khi đó, thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Phan Thiết sẽ được miễn phí xét tuyển và được phát miễn phí hồ sơ nhập học... Ngoài ra, ông Trần Văn Thanh - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết thêm năm nay trường sẽ dành khoản kinh phí khá lớn để đảm bảo cho 25% sinh viên có học bổng. Mức học bổng thấp nhất 1 triệu đồng và cao nhất là học bổng toàn phần.

TRẦN HUỲNH - HÀ BÌNH

------------------------

Hầu hết là trường khó khăn trong tuyển sinh

Hầu hết những trường này là ngoài công lập, có trường vừa thành lập, tuyển sinh lần đầu và cũng có trường nhiều năm nay rất khó khăn trong tuyển sinh. Trường ĐH Lương Thế Vinh năm nay có 1.400 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được vài chục từ NV1 nên chủ yếu dành chỉ tiêu là xét tuyển NV2, 3. Trường ĐH Thái Bình Dương có 900 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ có 92 thí sinh đăng ký NV1. Kết quả chỉ có ba thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên và trúng tuyển.

Từ thực tế tuyển sinh èo uột những năm trước, Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) vừa công bố miễn 100% học phí năm học 2011-2012 cho thí sinh có điểm thi ĐH trên 16. Còn Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân (Nghệ An) sẽ miễn, giảm 50-100% học phí năm học đầu tiên cho những thí sinh có điểm từ điểm sàn trở lên.

Theo các trường, việc làm này của họ để quảng bá nhà trường, thu hút người học. Liệu giải pháp dùng tiền có phải là giải pháp tốt để các trường “vượt khó” trong tuyển sinh năm nay?


http://vn.news.yahoo.com/r%E1%BA%A3i-ti%E1%BB%81n-c%C3%A2u-th%C3%AD-sinh.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 14, 2012 4:36 pm

Những bài học mẫu giáo của người Nhật

Độc giả Quách Đức Anh kể các chuyện mà anh quan sát được nhiều ngày từ các trường học mầm non Nhật Bản. Đó là các bài học dạy trẻ tự lập, hiểu và làm chủ chứ không né tránh những điều nguy hiểm.

'Được học' chứ không 'phải học'

Hôm đó, trong khi tôi đang ngồi trên một gốc cây lớn ở góc sân trường, lặng lẽ quan sát các bé nô đùa chạy nhảy dưới ánh nắng ấm, và ghi chép lại những dòng suy nghĩ của mình vào quyển sổ tay, bỗng nghe thấy có tiếng dương cầm ở đâu đó vang lên, giai điệu rất quen thuộc.

Tôi nhận ra đó là một trong những bài hát mà các bé hay hát. Lúc này, đồng hồ đã chỉ 1h30, cũng đã đến giờ vào lớp, gập quyển sổ lại và kẹp cây bút bi xanh với ống mực chỉ còn vơi nửa vào gáy sổ, tôi tìm đến căn phòng phát ra tiếng nhạc.

Tôi thấy một cô giáo đang chơi đàn, một vài bé đã ngồi sẵn trong lớp và ngân nga hát. Thật bất ngờ, các bé đang chơi ở ngoài sân cũng dừng lại và chạy về lớp học, chỉ sau một vài phút, các bé đã tập trung đầy đủ trong lớp và cùng hát vang những bản nhạc cô giáo chơi (cũng thật lạ khi không bé nào hát sai nhạc, điều mà tôi đã tập luyện rất nhiều nhưng vẫn chưa làm được).

Cô giáo giải thích với tôi rằng, cô không cần đi gọi các bé mà các bé vẫn tập trung lại khi nghe tiếng đàn, vì các bé hiểu rằng giờ học sắp bắt đầu và tất cả đều nghĩ rằng “ở trong lớp thú vị hơn”.

Trẻ rất tự lập

Ở Nhật Bản, dù mới chỉ 4 tuổi nhưng các bé sẽ phải tự mình làm hết tất cả các việc, từ ăn uống, mặc quần áo, cho đến thu dọn đồ đạc, kê bàn ghế, làm vệ sinh lớp...Cô giáo chỉ đứng bên cạnh hướng dẫn và quan sát, rất hiếm khi các cô làm hộ trẻ.

Đôi khi các bé sẽ gặp khó khăn trong những việc “rất đời thường” đối với người lớn. Em bé trong hình đang cố gắng mặc áo khoác để đi về, trong khi tất cả các bạn bè khác đã mặc xong rồi.

Có vẻ bé đang gặp khó khăn nhưng cô giáo không hề chạy tới mặc hộ bé.

Đến khi bé mặc được áo thì các bạn đã bắt đầu ra về, nhưng bé vẫn kiên nhẫn tự mình tìm cách giải quyết khó khăn.

Cuối cùng thì bé cũng mặc được áo và đi được giầy.

Dù rời khỏi lớp gần như cuối cùng, quần áo và mũ cũng chưa được chỉnh tề lắm, nhưng bé cười thật tươi vì đã tự mình làm được mọi thứ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bất cứ ai. Nếu cô giáo làm hộ thì chỉ mất 1 phút là có thể mặc xong quần áo, đi xong giày, sửa soạn xong đồ cho trẻ, nhưng trẻ sẽ chẳng bao giờ có thể tự làm được, và sẽ chẳng bao giờ tự lập được. Mặc dù trẻ tự làm sẽ cần rất nhiều thời gian, nhưng rèn luyện tính tự lập là điều rất cần thiết và quan trọng cho cuộc sống sau này của trẻ.

Hiểu và làm chủ chứ không né tránh

Với trẻ em Việt Nam, có lẽ 4 tuổi là quá sớm để sử dụng những vật dụng như dao, kéo hoặc những đồ vật sắc nhọn. Khi còn nhỏ tôi cũng đã rất quen thuộc với những lời “nhắc nhở” của bố mẹ hoặc ông bà mỗi khi định sờ vào mấy thứ đó “nguy hiểm quá, chảy máu tay bây giờ!”. Có vẻ như với quan niệm của chúng ta thì trẻ con chưa ý thức được sự nguy hiểm và chưa đủ khéo léo để sử dụng tốt những thứ này.

Nhưng trẻ em ở Nhật lại được học cách sử dụng những vật “nguy hiểm” này từ rất sớm.

Để bảo đảm an toàn và trẻ sử dụng đúng phương pháp, bố mẹ và thầy cô luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và hướng dẫn. Nhưng chỉ hướng dẫn, làm mẫu và trông chừng chứ không làm hộ trẻ. Cô giáo và bố mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện tối đa cho các bé phát huy tính tự lập và học cách làm chủ cuộc sống của mình.

Với vấn đề này, giáo dục Nhật Bản quan niệm cần thiết phải dạy để các bé hiểu và làm chủ được cuộc sống, kiểm soát được các mối nguy hiểm chứ không tránh né. Vì sớm muộn gì trong cuộc sống sau này, đây cũng sẽ là vấn đề các bé phải đối diện, làm chủ được càng sớm thì càng tốt.

Giáo dục mầm non Nhật Bản luôn chú trọng vào việc rèn luyện tính cách và thói quen cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự lập. Vì đó là những điều cơ bản nhất mà trẻ cần phải rèn luyện được để chuẩn bị cho cuộc sống sau này của mình.

Theo Vietnamnet


http://www.zing.vn/news/nhip-song-tre/nhung-bai-hoc-mau-giao-cua-nguoi-nhat/a236889.html#focus_box

Tin Giáo dục - Page 2 A1

Tin Giáo dục - Page 2 A2

Tin Giáo dục - Page 2 A3

Tin Giáo dục - Page 2 A4

Tin Giáo dục - Page 2 A7

Tin Giáo dục - Page 2 A8
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  luck Thu Jun 14, 2012 7:13 pm

Tin Giáo dục - Page 2 Thuvien01_d40f8
Tại ai mà kém trong tự học
Khi còn làm việc tại công ty FPT Software, tôi hết sức ấn tượng về khả năng tự học của một nhân viên phiên dịch người Nhật, cô Yuko Fujita. Khi chúng tôi phỏng vấn thì Yuko biết tiếng Anh khá ít và cũng không hiểu nhiều về công nghệ thông tin. Vậy mà sau chừng bốn tháng làm việc, Yuko viết email bằng tiếng Anh rất tốt, hơn nhiều bạn Việt Nam đã có bằng cấp tiếng Anh đàng hoàng. Tôi suy nghĩ khá nhiều về vấn đề này và thử đưa ra vài nguyên nhân: họ học nhanh vì có động cơ rõ ràng, có kỷ luật tốt, ham học hỏi và biết cách tự học.

Chúng ta kém trong tự học trước hết là vì động cơ học tập đôi khi chỉ là bằng cấp, chứng chỉ mà không phải là những kỹ năng, kiến thức để làm việc. Chúng ta kém trong tự học vì kỷ luật cá nhân kém. Có người lên những kế hoạch lớn lao nhưng rồi đầu voi đuôi chuột, không giữ được việc thực hiện kế hoạch. Chúng ta kém trong tự học vì chúng ta ngại hỏi, ngại học ở những người khác. Trong lớp học, khi giáo viên hỏi “Các em có thắc mắc gì không?”, rất hiếm khi có phản hồi. Cũng hiếm thấy hình ảnh một thầy giáo lớn tuổi ngồi nghe đồng nghiệp trẻ hơn giảng bài.

Và học sinh, sinh viên của chúng ta còn yếu trong khả năng tự học là bởi chúng không được khuyến khích tự học, không được dạy cách tự học. Không được khuyến khích tự học vì chúng phải học trên lớp quá nhiều (có những trường dạy nguyên ngày, rồi còn học thêm ở trung tâm, học với giáo viên ở nhà). Không được khuyến khích tự học vì làm toán theo mẫu, làm văn theo mẫu nên tự học sẽ không được điểm cao.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, việc chúng ta kém trong tự học có nguyên nhân nằm trong chính bản thân chúng ta. Và cũng đừng vội trách các em kém trong tự học. Lỗi này trước hết thuộc về người lớn, trong đó có cả gia đình, nhà trường và xã hội.


TS Trần Nam Dũng
Theo Sài Gòn Tiếp thị


LTS Dân trí-Bài viết trên đây tuy ngắn nhưng đã trình bầy khấ đầy đủ về tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định thành công của việc tự học cũng như phương pháp tự học.

Đối những người từng trải, đã chiêm nghiệm nhiều, thì rất dễ nhận ra chân lý hiển nhiên: không có ai thành công trong cuộc đời này mà không biết coi trọng tự học và biết tự học một cách sáng tạo. Cho nên cũng có thể định nghĩa: người thành đạt là người biết tự học.

Tiếc rằng việc tự học thời nay còn kém cả thời xưa (nói riêng ở nước ta). Nguyên nhân trực tiếp do chính nền giáo dục của chúng ta. Chương trình nặng nề cũng như cách dạy và học nhồi nhét, không dành thời gian cho tự học và không khuyến khích sự sáng tạo. Còn nguyên nhân gián tiếp nhưng không kém phần quan trọng là do xã hội chúng ta chưa thật sự coi trọng việc sử dụng người có thực học và thực tài.
luck
luck

Tổng số bài gửi : 220
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ mà Trung Quốc không...theo kịp

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Sep 25, 2012 9:58 am

Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ
mà Trung Quốc không... theo kịp


http://www.vatlyvietnam.org/giang-day-nghien-cuu/cach-hoc-de-ot-cua-hoc-sinh-my-ma-tq-khongtheo-kip.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Mar 13, 2013 2:59 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Sep 10, 2014 8:51 am


​9 điểm mới của kỳ thi quốc gia
10/09/2014 08:19 GMT+7

  • Tin Giáo dục - Page 2 Transparent
  • Tin Giáo dục - Page 2 Transparent

TT - Không còn kỳ thi tốt nghiệp THPT, không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, không còn khối thi A, B, C, D truyền thống, giấy báo điểm cũng sẽ hết thời... 
Tin Giáo dục - Page 2 LBCDalq1
Bốn môn thi của kỳ thi quốc gia 2015 - Ảnh: Quang Định - Đồ họa: N.Khanh
Kỳ thi quốc gia sử dụng kết quả cho mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ chính thức được thực hiện từ năm 2015.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết điểm khác biệt của kỳ thi quốc gia năm 2015 là dữ liệu điểm thi sẽ công bố công khai trên mạng để thí sinh tra cứu, căn cứ vào kết quả thi sử dụng cho việc lựa chọn đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ.
Đây cũng là cách để xã hội cùng tham gia giám sát, phát hiện những bất thường nếu có trong kết quả thi.
Kỳ thi diễn ra vào ngày 9, 10, 11 và 12-6-2015 
Hằng năm có khoảng 20% số học sinh tốt nghiệp lớp 12 không có nhu cầu thi ĐH, CĐ. Vì thế việc tách học sinh theo các cụm thi đảm bảo để kỳ thi công nhận tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng hơn, tránh quá tải, tốn kém cho thí sinh.
Thí sinh sẽ được hoàn toàn tự nguyện lựa chọn cụm thi phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Bộ GD-ĐT sẽ không chấp nhận việc các địa phương áp đặt cứng nhắc việc bố trí thí sinh thi tại cụm địa phương
Ông NGUYỄN VINH HIỂN (thứ trưởng Bộ GD-ĐT)
Từ năm 2015, tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi THPT quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12-6.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn thi tối thiểu) gồm ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.
Ngoài bốn môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định do Bộ GD-ĐT công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ.
Các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý: thi tự luận, thời gian thi 180 phút; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ: thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút. Đề thi đánh giá thí sinh ở bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
Việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường ĐH đủ năng lực.
6 Các sở GD-ĐT kết hợp sử dụng kết quả bốn môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trước ngày 1-1 hằng năm, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn.
Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Tại các địa phương không có cụm thi do trường ĐH chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GD-ĐT chủ trì.
Các sở GD-ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào trung tuần tháng 3, nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thi và chuyển dữ liệu về Bộ GD-ĐT vào giữa tháng 4 hằng năm.
Tin Giáo dục - Page 2 QikGS6NM
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tại buổi họp báo công bố một kỳ thi quốc gia chiều 9-9 - Ảnh: V.Dũng
Chấp nhận tỉ lệ “ảo”
“Hết thời” giấy báo điểm
Theo ông Bùi Văn Ga, với phương thức tuyển sinh mới, thí sinh không phải chờ đợi các trường gửi giấy chứng nhận kết quả thi, rồi phiếu báo điểm có dấu đỏ, mà chính các em có thể in trực tiếp kết quả thi của mình từ Internet để đăng ký xét tuyển các trường ĐH. “Ngược lại, chính các trường ĐH cũng có thể tra cứu kết quả này của từng thí sinh vì Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sẽ tập hợp và công bố công khai trên mạng” - ông Ga nói.
Với cách thức tổ chức một kỳ thi quốc gia duy nhất, việc tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 sẽ có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt.
Theo đó, năm 2015 bộ sẽ chấm dứt việc quy định thi theo khối, mà việc lựa chọn môn thi hoàn toàn thuộc quyền tự chủ của từng trường. Sau kỳ thi, nhận kết quả, thí sinh mới đăng ký nguyện vọng vào trường ĐH phù hợp.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày 1-1 hằng năm, tất cả các trường ĐH, CĐ sẽ phải công khai mức độ và cách thức sử dụng kết quả thi chung để tuyển thí sinh vào trường.
Sau kỳ thi quốc gia, các trường có thể đưa ra mức điểm xét tuyển để thí sinh căn cứ vào kết quả thi của mình đăng ký.
Với phương thức này, thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng vào các trường ĐH và các trường phải chấp nhận tỉ lệ “ảo” có thể cao hơn rất nhiều khi thực hiện công tác xét tuyển.
Điều đặc biệt, thí sinh có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành với môn dự thi ít hơn trước rất nhiều.
Chẳng hạn trước đây để thi khối A, B thí sinh phải thi hai đợt, phải làm đủ sáu bài thi (mỗi khối thi có ba môn thi), trong đó các môn toán, hóa có mặt trong cả hai khối thi nhưng thí sinh vẫn phải làm những bài thi riêng biệt.
Trong khi đó, năm 2015, nếu thí sinh thi tốt nghiệp bằng bốn môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ, vật lý và chọn thêm hai môn hóa học, sinh học là có thể xét tuyển vào các ngành tương ứng với các khối A, A1, B, D trước đây.
Dự kiến cả nước có 20-30 cụm thi
Trao đổi bên lề buổi họp báo với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ với nhiều thay đổi lần đầu tiên áp dụng cho kỳ tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đang xây dựng mới toàn bộ quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, chứ không chỉ làm thao tác bổ sung, sửa đổi như nhiều năm “ba chung” vừa qua.
Trong quy chế mới, Bộ GD-ĐT sẽ xác lập rất rõ những yêu cầu đối với những trường ĐH chủ trì cụm thi. Quy mô các cụm thi sẽ tổ chức cho khoảng 30.000-40.000 thí sinh dự thi/cụm thi.
Các trường ĐH chủ trì cụm thi sẽ phải là những trường ĐH uy tín, lâu năm, có đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất. Với lượng thí sinh thực tế dự thi ĐH hiện nay, dự kiến cả nước sẽ có 20-30 cụm thi thay cho số lượng bốn cụm thi hiện nay.
Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM dự kiến có thể hình thành nhiều cụm thi để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của lượng lớn thí sinh có nguyện vọng thi vào các trường ĐH.
Điều khiến nhiều trường, đặc biệt là các trường tốp dưới, lo ngại là trong phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT vẫn giữ quy định về “ngưỡng tối thiểu” để các trường làm căn cứ xét tuyển. Tuy nhiên, thay vì ngưỡng tối thiểu (điểm sàn) với từng khối thi như trước đây thì bộ lại đặt ra “ngưỡng tối thiểu” với từng môn thi.
Bài toán đặt ra với Bộ GD-ĐT là nếu đặt ra ngưỡng từng môn quá thấp thì dư luận sẽ đánh giá tiêu chí xét tuyển “bất thường”, còn đặt mức cao hơn thì sẽ gây khó cho nhiều trường trong xét tuyển.
“Bộ đã lường trước những khó khăn này, nhưng nếu buông điều kiện tối thiểu sẽ không thể đảm bảo chất lượng nếu một số trường cố vớt vát tuyển sinh bằng mọi giá.
Đúng là với khối thi thì điểm số các môn có thể bù trừ cho nhau, miễn là thí sinh đạt ngưỡng điểm sàn mà bộ quy định chung cho tổng điểm ba môn.
Nhưng với việc đặt ngưỡng cho từng môn thi năm 2015, bộ sẽ không ấn định điểm số cụ thể mà căn cứ trên tỉ lệ thí sinh đạt được mức điểm số nhất định” - ông Ga nói.
Có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được miễn thi
Một trong những điểm mới sẽ áp dụng trong kỳ thi quốc gia năm 2015 là những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ GD-ĐT công nhận sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. 
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo ngày 9-9 về lo ngại quy định này sẽ làm gia tăng tình trạng mua bán chứng chỉ ngoại ngữ vốn đã rất phổ biến, ông Nguyễn Vinh Hiển - thứ trưởng Bộ GD-ĐT - khẳng định bộ sẽ ra quy định cụ thể chứng chỉ nào được phép miễn thi.
Theo đó, các chứng chỉ quốc tế chắc chắn được xét miễn thi, còn những chứng chỉ mua do các tổ chức đánh giá trong nước chưa đáng tin cậy có thể xảy ra chuyện “mua bán chứng chỉ” dễ dàng với giá 200.000-300.000 đồng như dư luận từng phản ảnh sẽ không được chấp thuận.
Trong tương lai, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức các trung tâm kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ. Về lâu dài, thí sinh có thể tham gia các kỳ kiểm tra của các trung tâm này để xác nhận trình độ ngoại ngữ, không cần dự thi ngoại ngữ theo kiểu tập trung như hiện nay.
Tuy môn ngoại ngữ trở thành một môn thi bắt buộc nằm trong số bốn môn thi tối thiểu của kỳ thi quốc gia, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn cho phép thí sinh ở các địa phương chưa có đủ điều kiện tối thiểu dạy và học ngoại ngữ được phép thi môn thay thế.
* PGS.TS ĐỖ VĂN XÊ (phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ):
Sức học yếu: nên thi ở cụm địa phương
Tôi cho rằng việc Bộ GD-ĐT đưa ra hai loại cụm thi (cụm thi tại địa phương do các sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ và các cụm thi dành cho thí sinh có nguyện vọng tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ được tổ chức như các cụm thi của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ “ba chung” trước đây) là hết sức hợp lý và sẽ tạo sự đồng thuận của xã hội.
Với hai loại cụm này dùng cho hai đối tượng học sinh có sức học tốt và học sinh sức học còn yếu. Với học sinh có sức học chưa tốt, “yếu thì không nên ra gió” sẽ được thi ở địa phương được xét tốt nghiệp.
Những thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương tuy không được sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ, nhưng vẫn có thể được phép tham dự các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ của các trường có phương án tuyển sinh riêng. Điều này thể hiện tính nhân văn trong giáo dục.
* PGS.TS PHẠM MINH HÙNG (phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh):
Coi thi đáng lo hơn chấm thi
Kỳ thi quốc gia hợp nhất chỉ có ý nghĩa khi khâu tổ chức được thực hiện nghiêm túc, tạo niềm tin để các trường ĐH có thể dựa vào đó làm căn cứ xét tuyển.
Bằng không, nếu tổ chức không nghiêm, để xã hội còn cảm giác “lấn cấn” về tính nghiêm túc của một kỳ thi đầu tư tốn kém thì coi như kỳ thi quốc gia dù đổi mới nhưng sẽ thất bại.
Với vai trò một trường ĐH đảm nhiệm cụm trưởng cụm thi Vinh nhiều năm qua, tôi cho rằng khi tổ chức theo hình thức cụm thi, điều gây lo lắng nhiều hơn và cần thiết được quan tâm hơn chính là khâu coi thi.
Các trường ĐH được giao nhiệm vụ phụ trách cụm thi ngoài năng lực sẵn có để được chọn lựa thì cần đầu tư nghiêm túc cho việc tập huấn cán bộ coi thi, tạo cơ chế lành mạnh cho xã hội cùng giám sát về kỳ thi.
Thực tế, đã có ý kiến cho rằng muốn tránh tác động của địa phương, quy mô của mỗi cụm thi phải mang tính chất “liên tỉnh”, nhưng với kinh nghiệm tổ chức cụm thi lâu nay, tôi cho rằng muốn đảm bảo kỳ thi an toàn thì quy mô mỗi cụm thi không nên quá 50.000-60.000 thí sinh.
Theo đó, cụm thi được tổ chức căn cứ trên lượng thí sinh của địa phương, chứ không nên cộng gộp đơn thuần các tỉnh với nhau, gây khó cho khâu tổ chức.
* Bà HOÀNG THỊ THU HIỀN (giáo viên môn văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM):
Đổi mới cần nhất quán
Ở TP.HCM, chỉ những trường có nhiều học sinh yếu mới lo cho học sinh thi đậu tốt nghiệp. Đối với đa số các trường còn lại, việc học sinh đậu tốt nghiệp THPT coi như nằm trong tầm tay, vấn đề quan trọng là làm sao các em đậu được ĐH.
Như vậy, nếu thi theo phương thức mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì tình trạng học lệch lại có cơ hội phát triển. Vì ngoài ba môn bắt buộc: toán, văn, ngoại ngữ, chắc chắn học sinh sẽ chọn những môn thi thuộc sở trường của mình và phù hợp với nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH mà mình muốn.
Trước đây môn sử, địa đã bị “bỏ rơi” thì với phương án thi như thế này, nó tiếp tục bị “bỏ rơi” một cách nặng nề hơn. (Ngay chính các trường cũng phải lên kế hoạch dạy học, ôn thi đáp ứng nhu cầu thi cử của học sinh. Thế thì giáo viên không thể ép học trò của mình phải học sử, địa, giáo dục công dân trong khi các em không dự thi những môn này).
Việc bỏ các khối thi coi như chương trình phân ban đã phá sản hoàn toàn. Giáo viên chúng tôi rất mong Bộ GD-ĐT sớm công bố “mô hình đổi mới” của các môn học.
Từ đó, giáo viên có căn cứ để dạy học sinh. Bên cạnh đó, việc đổi mới cần nhất quán, đừng nửa này nửa kia - rất khổ cho giáo viên và học trò. Đừng như năm trước, gần đến sát ngày thi Bộ GD-ĐT mới công bố việc đổi mới cách ra đề thi khiến nhiều trường “vắt chân lên cổ mà chạy”.
* Bà ĐỖ THỊ BÍCH DUYÊN (hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM):
Phải xây dựng lại kế hoạch giảng dạy
Việc cải tiến chỉ còn một kỳ thi quốc gia là đáp ứng đúng sự mong mỏi của xã hội, vừa đỡ tốn kém tiền bạc, vừa làm giảm áp lực cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, quá trình dùng điểm của kỳ thi này để thí sinh nộp đơn xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, tôi nghĩ cần thêm ý kiến của các chuyên gia trường ĐH.
Làm sao để việc xét tuyển này thật sự công bằng và khách quan, giảm bớt sự “phiêu lưu” cho thí sinh (chứ như những gì Bộ GD-ĐT công bố, sau khi có điểm rồi thí sinh đem điểm đó đi dự tuyển là khá phiêu lưu bởi các em không thể biết có bao nhiêu thí sinh dự tuyển, điểm chuẩn cao hay thấp...).
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH có phương án tuyển sinh riêng là cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay.
Hiện nay, ở trường chúng tôi vẫn đang xếp lớp theo khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mặc dù học sinh được hướng nghiệp rất rõ rệt, nhưng với phương án thi như thế này của bộ, chắc chắn các giáo viên sẽ phải xây dựng kế hoạch giảng dạy để đáp ứng nhu cầu vừa đậu tốt nghiệp vừa đậu ĐH của học sinh. 
T.HUỲNH - H.HG. - N.HÀ ghi
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Nov 03, 2014 8:08 pm

Nở rộ café phim… giường ở Sài Gòn

Đến quán cafe "rạp" khác nào vào... khách sạn
Dạo một vòng quanh những con đường Phan Văn Trị, Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM), Sư Vạn Hạnh, CMT8, 3 Tháng 2 (Q.10), Tạ Quang Bửu (Q.Cool, Độc Lập, Phổ Quang (Q. Tân Bình)… dễ dàng bắt gặp những bảng hiệu giới thiệu các quán cà phê chiếu phim HD tự chọn dành cho 2 người như: HDTibo, May 2… Đặc điểm chung ở các café “rạp” phim này là có phòng xem phim được cách âm và có… giường nằm.
Là một ca sĩ điển trai khiến nhiều cô gái “say nắng”, những quán café chiếu phim là  địa điểm “ruột “của K. mỗi lần hò hẹn. K. thản nhiên chỉ dẫn cho chúng tôi: “Lần đầu mà rủ bạn gái đi khách sạn thì không ai nhận lời. Đánh vào tâm lý mê phim của con gái, cứ rủ đi xem phim thì kiểu gì cũng đồng ý ngay. Đến quán café rạp phim này thì khác nào khách sạn. Phòng kín mít, đèn có nhưng hầu như không ai buồn bật. Khi đóng cửa phòng lại thì mình muốn làm gì chẳng được…”.
Tin Giáo dục - Page 2 266c018fdcf3e998d80cc28383bf7f94

Khi đóng cửa phòng lại thì mình muốn làm gì chẳng được…”. (Minh họa).


Chúng tôi quyết định “đáp” vào rạp xem phim dành cho 2 người với cái tên khá teen, HDTibo (gần cầu Nguyễn Văn Cừ, Q.5) để kiểm nghiệm những điều K. nói. Lúc chúng tôi đến quán là buổi trưa, hoạt động của quán khá nhộn nhịp. Sau khi chọn phim, chọn nước uống, chúng tôi được nhân viên quán tận tình dẫn vào phòng số 8 ở trên lầu.
Cùng lên lầu với chúng tôi là cặp đôi nam nữ trông có vẻ chưa đến tuổi thành niên. Khi vừa vào phòng, cậu thanh niên đã nói với nhân viên: “Anh mở màn hình rồi ra chốt cửa, tắt đèn luôn cho tụi em để chúng em tự nhiên thoải mái nhé!”. Rồi sau đó, trong căn phòng ấy dù đã được quảng cáo là cách âm nhưng vẫn phát ra những tiếng sột soạt, chọc ghẹo của đôi nam nữ.
Rời quán HDTibo, hôm sau chúng tôi ghé qua quán café chiếu phim khác ở 646 K Nguyễn Trãi (Q.5). Mức giá ở đây là 60 nghìn/giờ dành cho 2 người từ thứ 2 đến thức 6, 80 nghìn/giờ cho 2 người thứ 7 và chủ nhật. Quán có chương trình ưu đãi như giảm giá 20% giá phòng ở lần xem thứ 2, lần xem thứ 5 được tặng thẻ VIP, giảm 10% cho tổng hóa đơn cho các lần xem kế tiếp.
Quán HD May 2 (hẻm 343 đường Sư Vạn Hạnh (P.12, Q.10) có chiêu riêng để hút khách. Phòng xem phim của khách được thiết kế không khác gì một phòng khách sạn, treo đầy bong bóng màu hồng và có chiếc giường màu đỏ khá đẹp đủ để 2 người nằm. Ánh sáng mờ mờ phát ra từ màn hình tivi giúp chúng tôi nhận rõ những vết tích trên giường sau trận “mây mưa “của cặp đôi nào đó.
Hầu như các “rạp” phim kiểu này đều phục vụ cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp về đêm. Một số quán chỉ phục vụ từ tối tới khuya. Nhân viên chỉ dẫn khách lên phòng, đem nước rồi đi xuống, khách cứ thoải mái tâm sự rồi tự xuống, thanh toán tiền phòng.
Địa điểm giúp học sinh “qua mắt” phụ huynh
Với diện tích mỗi phòng chiếu khoảng 20 m2, được trang trí đơn giản với bàn và ghế bệt, giường nằm, nhiều bạn trẻ vẫn thường kháo nhau là đến đây khách không chỉ xem phim mà còn được làm… “diễn viên”. Không những thế, đây còn là một bãi đáp lý tưởng cho khách mại dâm hành nghề vì giá phòng rẻ, chỉ 60 ngàn đồng lại được xem phim máy lạnh. Đáng ngại nhất là các cô cậu học trò đã chọn nơi đây để dễ dàng qua mắt phụ huynh và “học” làm chuyện người lớn.
Tin Giáo dục - Page 2 1cc2f5e2188577dcb0119d922305cf09

Các cô cậu học trò đã chọn nơi đây để dễ dàng qua mắt phụ huynh và “học” làm chuyện người lớn. (Minh họa) 


Lúc ở quán HD May 2, để đồng nghiệp nữ ở trong phòng xem phim, tôi ra quan sát hoạt động của quán và bắt chuyện với cậu học sinh còn khoác áo đồng phục thể dục. Cậu học sinh cho biết, cậu và bạn bè cậu hầu như ai cũng đi xem phim giường nằm. Theo cậu, việc xem phim ở rạp đông người giờ xưa rồi, vì ở đó không được nói chuyện ồn áo, không được nằm. Còn xem phim ở quán cà phê thì được chọn phim ưa thích, lấy thức uống, lên phòng đóng cửa rồi thoải mái nằm dài xem phim, tám chuyện, bình luận về phim với bạn bè, thích nhất là thể hiện đủ kiểu tình cảm với bạn gái mà không sợ ai dị nghị.
“Với lại tuổi tụi em còn bị cha mẹ quản lý kỹ lắm nên khó mà được xem phim mình ưa thích. Ở quan café chiếu phim có đủ loại phim, tuy hơi cũ nhưng bù lại thích phim nào thì chọn phim đó. Thời gian xem phim cũng có thể dễ dàng sắp xếp như tranh thủ khi thầy cô cho nghỉ học sớm hay học xong môn thể dục sớm”, cậu học sinh này nói.
Vừa kín đáo, có không gian riêng, chẳng sợ ai làm phiền, giá cả lại bình dân nên những rạp chiếu phim 2 người theo yêu cầu ngày càng thu hút khách. Dưới ánh sáng mờ mờ ảo ảo từ màn hình, các cặp đôi sẽ thoải mái “tâm sự” mà không sợ ai làm phiền.
Câu hỏi được đặt ra là nếu các quán cafe chiếu phim này không được quản lý chặt chẽ thì sẽ có bao nhiêu người chọn đây là bến đáp cho những thú vui xác thịt?
Cát Minh-Diễm Thúy
(Tuổi trẻ & Đời sống)

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:16 pm

Dạy học tích hợp, liên môn:
Để giáo viên tự do sáng tạo



GD&TĐ - “Xã hội có 3 nghề tự do là biểu diễn nghệ thuật, báo chí và nhà giáo. Tự do mất đi sẽ không còn mảnh đất sáng tạo. Nếu quản lý hành chính, nặng nề sẽ gây khó khăn cho giáo viên. Nên quản lý bằng chỉ tiêu cuối cùng, theo dõi, giúp đỡ để giáo viên đạt được mục tiêu đó”.
Câu nói của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chạm đúng và tháo gỡ băn khoăn của nhiều nhà trường trong việc thực hiện dạy học tích hợp, liên môn được nêu ra trong hội thảo về chủ đề này sáng nay (25/4) tổ chức tại Trường THPT Olympia (Hà Nội).


Thách thức từ giáo viên


Dạy học tích hợp, liên môn là phương pháp giảng dạy ưu việt được nhiều nước tiên tiến áp dụng trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.


Tất cả ý kiến tại hội thảo, từ nhà quản lý đến các giáo viên trực tiếp trải nghiệm dạy học tích hợp, liên môn đều gặp điểm chung là nhấn mạnh sự cần thiết và đề cao hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, đi cùng với đó là không ít trăn trở.


Cô Nguyễn Hồng Duyên - giáo viên Trường THPT Olympia - cho rằng: Không dễ dàng có thể tìm ra các chủ đề học tập có thể liên môn, tích hợp với chương trình hiện hành. Giáo viên thực sự bị áp lực lớn trong việc đảm bảo tiến trình dạy học mà vẫn có các dự án tích hợp, liên môn, do đó, buộc phải dành riêng một tuần học tập, trải nghiệm sáng tạo cho hoạt động này.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại hội thảo.
Bên cạnh đó, tuy nhà trường, phụ huynh hiểu rất rõ những lợi ích của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo, song không thể tổ chức một cách liên tục, thường xuyên các hoạt động này do chi phí lớn, cần phải lên kế hoạch sự kiện một cách chi tiết và đồng bộ giữa nhiều môn học. Bên cạnh đó, không phải lúc nào cũng liên kết được với các đối tác, đơn vị tại các địa điểm khác nhau.


Thầy Nguyễn Hồng Lĩnh -giáo viên Trường THPT Thực nghiệm - trong quá trình triển khai thiết kế bài học tích hợp, liên môn cũng gặp không ít khó khăn. Đó là giáo viên chưa có sự tăng cường hiểu biết kiến thức về dạy học nói chung, dạy học tích hợp nói riêng; chưa thực sự làm việc nhóm để trở thành nhóm cộng tác thiết kế, cộng tác thực hiện và thiếu kỹ năng làm việc nhóm; giáo viên vẫn hành động theo kinh nghiệm cá nhân…


Đại diện Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp - đưa ra thực trạng: Giáo viên nhiều trường rất ngại xây dựng các chủ đề liên môn vì mất rất nhiều thời gian công sức.


“Tư tưởng của Bộ GD&ĐT rất tuyệt vời. Nhưng cái khó là làm thế nào để tư tưởng này đến được với các nhà trường, để nhà trường và mỗi giáo viên làm theo một cách tự nguyện, để họ dạy học tích hợp, liên môn với tâm huyết thực sự” - cô Nhiếp chia sẻ.


Nên quản lý bằng chỉ tiêu cuối cùng


Tại Hội thảo, cô Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Tất Thành - cho rằng: Dạy tích hợp, liên môn, học sinh rất hứng thú và kết quả rất tích cực của học sinh chính là động lực lớn nhất để giáo viên cố gắng.


Đồng ý với quan điểm này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói rõ thêm: Cùng với động lực từ sự đam mê, yêu thích của học sinh, từ thành công trong công việc của giáo viên, có một điều làm nên động lực cho giáo viên, đó là hãy làm mọi việc trở thành công việc rất bình thường của nhà trường không phải điều gì to tát.


Bên cạnh đó, công tác quản trị nhà trường phải tạo động lực cho giáo viên, bằng cách tin tưởng, lãnh đạo hỗ trợ giáo viên có thời gian cùng trao đổi, đừng đao to búa lớn, không hồ sơ sổ sách nhiều, không họp hành công thức nhiều.


“Tôi nghĩ, xã hội có mấy nghề tự do: Biểu diễn nghệ thuật, báo chí và nhà giáo. Tự do là mất đi thì lấy đâu ra mảnh đất sáng tạo. Tự do mà không tôn trọng riêng từng cá nhân cũng không thể sáng tạo.


Nếu quản lý hành chính, nặng nề sẽ gây khó khăn cho giáo viên. Nên quản lý bằng chỉ tiêu cuối cùng, theo dõi, giúp đỡ để giáo viên đạt được mục tiêu đó; đánh giá trên công việc, đánh giá bằng học sinh chứ đừng đánh giá bằng viên có đủ sổ sách hay không… ” - Thứ trưởng nêu quan điểm.


Phải làm dần từng bước


Giải pháp cho những khó khăn về giáo viên tiến hành dạy học liên môn, tích hợp, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng:


Các trường sư phạm phải dạy cho giáo viên năng lực tích hợp để dạy được học sinh tích hợp. Giáo viên mới ra trường sau này sẽ không nói đến chuyện phải liên môn nữa, vì bản thân người ta đã tích hợp. Với các giáo viên cũ thì cần được bồi dưỡng.


Còn chương trình, sách giáo khoa hiện nay chưa tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên dạy học phát triển năng lực tích hợp, sẽ viết lại chương trình, sách giáo khoa giúp dạy học tích hợp tốt hơn, thuận lợi hơn.


“Sách giáo khoa sắp tới, nếu có liên môn thì cũng vẫn phải có những môn khác nhau; và dù tích hợp vào thì cũng phải có những phân môn khác nhau. Rồi sẽ xây dựng nhiều chuyên đề, chủ đề… để tăng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên phải làm dần, từng bước” – Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết thêm.


Hiếu Nguyễn
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:17 pm

Bước chuẩn bị cho giáo viên
trước yêu cầu đổi mới chương trình, SGK

Tin Giáo dục - Page 2 9_MOBY
GD&TĐ - Hiện Sở GD&ĐT Thanh Hóa đang khuyến khích giáo viên môn Toán và các môn Khoa học Tự nhiên áp dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Giáo dục & Thời đại đã phỏng vấn ông Mai Công Mãn – Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Thanh Hóa).
* Dạy học tích hợp môn Toán và các môn Khoa học Tự nhiên vẫn còn là phương pháp mới đối với đại đa số các giáo viên phổ thông hiện nay. Vậy Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có những giải pháp gì để hỗ trợ giáo viên áp dụng phương pháp này vào công tác giảng dạy?
- Giống như các môn học khác, hiện nay chúng tôi đã và đang phát động tới các trường phổ thông trên địa bàn khuyến khích giáo viên dạy Toán và các môn Khoa học Tự nhiên áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.
Theo đó, việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn được chúng tôi triển khai thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cấp tổ/nhóm của các nhà trường.
Chúng tôi cũng yêu cầu các trường xây dựng chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hệ thống mạng thông tin “Trường học kết nối” và tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và Cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đây là một sân chơi trí tuệ nên giáo viên có thể học được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy từ các đồng nghiệp. Kết quả, trong số hơn 1.000 bài dự thi, có rất nhiều bài là của giáo viên dạy Toán và các môn Khoa học Tự nhiên tham dự.
Song song với giải pháp trên, Sở GD&ĐT cũng chú trọng đến công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán về xây dựng chuyên đề dạy học.
Theo đó, đã có 3.536 giáo viên cốt cán thuộc 13 môn, trong đó có môn Toán và các môn Khoa học Tự nhiên được tham dự các khóa tập huấn. Đồng thời, chúng tôi cũng đã cấp tài khoản tham gia “Trường học kết nối” cho 107 trường THPT, 27 Phòng GD&ĐT, 27 trung tâm GDTX và 450 trường THCS.
Kết quả, các tổ nhóm chuyên môn của 100% các đơn vị đã xây dựng chuyên đề dạy học để tham gia “Trường học kết nối”, trong đó có nhiều sản phẩm là môn Toán và các môn Khoa học Tự nhiên.
Có thể nói, mặc dù việc triển khai dạy học theo chủ đề tích hợp chưa bắt buộc giáo viên phải thực hiện trong chương trình dạy học chính khóa, song đây cũng là cách để chúng tôi chuẩn bị và tập dượt cho đội ngũ giáo viên, nhằm sẵn sàng thích ứng với những đổi mới chương trình, sách giáo phổ thông sắp tới.
* Vậy trên thực tế, dạy tích hợp đối với môn Toán và các môn Khoa học Tự nhiên có khó hơn việc dạy tích hợp đối với các môn Khoa học Xã hội hay không – thưa ông?
- Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội đều có có hội và điều kiện thuận lợi để tổ chức dạy học tích hợp. Riêng đối với các môn khoa học thực nghiệm như: Vật lí, Hóa học, Sinh học có nhiều điều kiện để tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, trong đó kiến thức môn Toán sẽ là công cụ để giải quyết nội dung các môn học này, nhất là đối với các phần học thực nghiệm.
Tôi cho rằng, việc khó hay dễ khi dạy tích hợp đối với các môn học này còn tùy thuộc vào năng lực, trình độ của mỗi giáo viên. Do đó, khi xây dựng chuyên đề dạy học liên môn đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi giáo viên phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát hiện tính chất logic, mối quan hệ biện chứng giữa các môn khoa học tự nhiên để xác định rõ trọng tâm bài học.
Đồng thời, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp nhuần nhuyễn kiến thức với các môn học khác, nhất là đối với các môn Toán và các môn khoa học tự nhiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất với mỗi bài học.
* Vậy ông có nhận xét gì về những chuyển biến trong việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên ở Thanh Hóa?
- Theo thống kê, tổng hợp sản phẩm các đơn vị, trường học trên mạng thông tin “Trường học kết nối” và sản phẩm tham gia Cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” cho thấy: Hầu hết các đơn vị, trường học trong tỉnh tích cực tổ chức, quản lý hoạt động xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và của Bộ GD&ĐT.
Nhiều chuyên đề dạy học tích hợp liên môn xây dựng khá công phu, mục tiêu bài học được xác định rõ ràng, gắn liền với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh; thể hiện rõ tính liên môn thông qua mục tiêu và nội dung dạy học.
Đồng thời đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi; Các hoạt động dạy học được thiết kế đã hướng tới người học; vận dụng được phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, không ít chuyên đề xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung chưa thể hiện được tính tích hợp, liên môn, cách thức tổ chức dạy học còn gò bó trong không gian lớp học và bó hẹp ở tiết dạy trên lớp. Ngoài ra, một số chuyên đề chưa có nội dung để học sinh tự học; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa thực sự hướng tới hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Để khắc phục hạn chế trên, thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, tạo điều kiện để giáo viên các nhà trường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau và chọn được nhiều chủ đề tích hợp giữa các môn học.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức hướng dẫn giáo viên tích cực tham gia các diễn đàn trực tuyến của ngành; tổ chức các cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” đối với giáo viên và Cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn” đối với học sinh trên phạm vi từ cấp huyện đến cấp tỉnh.


“Tùy từng bài, tùy từng phần học mà tính chất tích hợp của môn Toán và các môn khoa học tự nhiên cũng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc nhiều vào năng lực tích hợp của giáo viên. Vì vậy, thầy cô phải tìm tòi, chịu khó học hỏi, vận dụng sáng tạo mà không cần chờ sự chỉ đạo hay đổi mới chương trình, SGK rồi mới triển khai”.
Ông Mai Công Mãn
  

Minh Phong
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:19 pm

Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy,
quản lý đào tạo từ xa



Tham dự có đại diện các đối tác trong và ngoài nước, với 17 tham luận khẳng định ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của đào tạo từ xa trong việc xây dựng một xã hội học tập.

GD&TĐ - Đây là chủ đề Hội nghị diễn ra sáng nay (25/4) tại Tp Hải Phòng do Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức. 
Báo cáo đề dẫn của TS. Nguyễn Thanh Bình - Chủ nhiệm Khoa Đào tạo Từ xa (Viện Đại học Mở Hà Nội) đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn cũng như định hướng phát triển của loại hình đào tạo này:
Hiện nay việc tuyển sinh đầu vào của các trường Đại học trong cả nước đang có xu hướng giảm, đặc biệt là đối với các hệ phi chính quy (trong đó có hệ từ xa truyền thống). Khoa Đào tạo Từ xa, thuộc Viện Đại học Mở Hà Nội cũng không nằm ngoài xu hướng trên, trong giai đoạn này đã có 21 trường Đại học, Học viện được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo từ xa (ĐTTX).
Hiện nhiều ngành của Khoa ĐTHX không có sinh viên đăng ký theo học, có ngành còn rất ít sinh viên như các ngành Tiếng Anh, TCNH,  CNTT... riêng ngành Luật KT là còn số lượng sinh viên khá hơn cả (khoảng 9.000 sinh viên). 
Việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo làm tăng thêm tính cạnh tranh. Điều này đặt ra đối với Khoa Từ xa lúc này là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, hiệu quả công tác quản lý sinh viên. Đây là những vấn đề bức thiết nhằm nâng cao thương hiệu và uy tín, để thu hút người học.
Khó khăn chung của công tác tuyển sinh hệ ĐTTX có nhiều nguyên nhân do tâm lý xã hội, do cạnh tranh trong hoạt động ngày càng cao, nhưng vượt lên những rào cản đó, tuy có  ảnh hưởng ít nhiều nhưng hoạt động ĐTX của Viện Đại học Mở Hà Nội vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, khẳng định chất lượng của một trung tâm đào tạo mở - từ xa uy tín hàng đầu.
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Lê Văn Thanh – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội đã đánh giá cao hoạt động đào tạo, liên kết hiệu quả và chất lượng, chính những nỗ lực to lớn này đã ngày một nâng tầm uy tín của Viện Đại học Mở Hà Nội với xã hội.
Đào tạo từ xa góp phần xây dựng xã hội học tập là điều đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Viện Đại học Mở Hà Nội và các đối tác đã nỗ lực to lớn thực hiện trách nhiệm được giao, đó là tổ chức, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được thực hiện quyền được đi học, học tập suốt đời.
TS. Lê Văn Thanh ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của các giảng viên, đặc biệt là các đối tác của Viện là những Trung tâm GDTX, Trung tâm giới thiệu việc làm…. đến từ các tỉnh, thành đã có những góp ý, thẳng thắn, chân tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời bày tỏ tin tưởng hoạt động đào tạo của Viện và các đơn vị liên kết sẽ ngày càng được nâng cao chất lượng, đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm với xã hội và người học.
Dĩ Hạ
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:20 pm

Khuyến khích dạy học
theo hướng tích hợp, liên môn

Tin Giáo dục - Page 2 7_NWOPDạy học tích hợp, liên môn nhằm phát huy năng lực của học sinh
GD&TĐ - “Dạy học tích hợp, liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học”. Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT).
Vì mục tiêu phát triển năng lực học sinh
Lý giải cho câu hỏi tại sao nên dạy học tích hợp, liên môn, PGS Thành cho biết: Đó là do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. 
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Chú trọng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
Tin Giáo dục - Page 2 Thanh_4_6_1_bmej PGS Nguyễn Xuân Thành 
PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh: Sự khác biệt chủ yếu giữa chủ đề đơn môn và liên môn là ở nội dung của chủ đề, giống như tên gọi của nó. 
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Còn về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt.
Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác.
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Giáo viên phải biết vận dụng để xây dựng chủ đề học
Trên thực tế, giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thứcvì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy.
Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm.
Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên. Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 02 chủ đề/học kì.
Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường. 
Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD&ĐT mới xây dựng.
Minh Phong (ghi)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:21 pm

Đến 2018, bắt đầu thay sách
cuốn chiếu đồng loạt 3 cấp

Tin Giáo dục - Page 2 9_OTVA
GD&TĐ - Đây là nội dung được lãnh đạo Bộ GD&ĐT cung cấp tại buổi họp báo về Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông vừa được Chính phủ phê duyệt tổ chức chiều 22/4.

Triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu 
Theo Quyết định phê duyệt, Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Ông Đoàn Văn Ninh - Trưởng ban thường trực Đề án đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa cho biết: Ngày 27/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 404 phê duyệt đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, tuy nhiên trên thực tế, Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện đổi mới này từ lâu.
Trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá chương trình và bộ sách giáo khoa hiện hành, Bộ Giáo dục xác định được thực trạng, thành tựu và hạn chế của công tác biên soạn, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khoa học có tính khả thi cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.
Hình dung các bước đổi mới chương trình, sách giáo khoa 
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông lần này, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng chương trình tổng thể trước, sau đó là đến chương trình môn học. Tiếp đó mới xây dựng đến bộ đề cương sách giáo khoa và sách giáo khoa của từng môn. Lần này, sẽ có một tổng chủ biên toàn bộ chương trình và chủ biên từng môn học. Quy trình này khoa học và bài bản hơn lần làm chương trình, sách giáo khoa trước.
Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bao gồm 2 giai đoạn giáo dục: Giai đoạn 1 gồm bậc tiểu học và THCS. Đây là giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp hình thành năng lực tự học và trang bị những kiến thức cần thiết nhất để sau khi hoàn thành lớp 9, người học đủ khả năng học nghề hay làm việc kiếm sống. Các môn sẽ được xây dựng theo hướng tích hợp và bậc tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn định hướng nghề nghiệp, gồm 3 năm THPT. Học sinh sẽ học một số môn bắt buộc, còn lại là môn tự chọn, để chuẩn bị cho việc thi vào Đại học, Cao đẳng.
Tỉ lệ các trường thực hiện thành công chương trình, SGK mới chắc chắn sẽ đạt từ 85 - 90%. 
Vấn đề đặt ra là với một đề án như vậy, thì những điều kiện cần thiết để thực hiện như đội ngũ giáo viên có khả năng dạy tích hợp, cơ sở vật chất của các trường có đáp ứng được hay không?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Theo định hướng hiện nay, khi có chương trình và sách giáo khoa mới thì các trường sẽ thực hiện được ngay, tỉ lệ các trường thực hiện thành công chắc chắn sẽ đạt từ 85-90%. Nhưng vẫn cần phải tập huấn cho đội ngũ giáo viên trong một thời gian nhất định, có thể là vào dịp hè. 
Điều kiện cơ sở vật chất của các trường cũng đã cơ bản đáp ứng được việc dạy học theo phương pháp mới, chỉ còn khoảng 10-15% số trường có cơ sở vật chất còn thiếu thì kinh phí nhà nước sẽ tập trung vào đầu tư để khắc phục.
Theo lộ trình, từ nay đến năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ biên soạn xong chương trình, từ đó hoàn tất xong sách giáo khoa lớp 1, lớp 6, lớp 10; đảm bảo để đến năm 2018, bắt đầu thay sách cuốn chiếu đồng loạt 3 cấp. Đến năm 2023, việc thay sách sẽ hoàn tất từ lớp 1 đến lớp 12.
Về tiêu chí của chủ biên toàn bộ chương trình và chủ biên từng môn học, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Bộ đang xây dựng tiêu chí của người xây dựng chương trình vì đây là nhân vật quan trọng. Cả nước chỉ có 1 chương trình và Bộ có tiêu chí đánh giá người để mình lựa chọn. Bây giờ Bộ đang xây dựng tiêu chí, cũng có kế hoạch công khai tiêu chí này.
Người viết chương trình, viết SGK phải là người "2 trong 1"
Tiêu chí của người xây dựng chương trình SGK gồm 3 tiêu chí cơ bản là: có phẩm chất tốt, có năng lực về khoa học và có năng lực về sư phạm. Người viết chương trình, viết SGK phải là người "2 trong 1", vừa phải giỏi về năng lực khoa học lẫn năng lực sư phạm.
Ngoài ra còn một số tiêu chí khác nữa như là người làm việc tập thể, có năng lực tiếp thu, biết nghe người khác, năng lực thực tiễn, am hiểu về giáo dục phổ thông.
Cho đến nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về cơ bản đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Bộ Giáo dục tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện, để đưa ra thảo luận, xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành về các nội dung đổi mới, đồng thời, tuyên truyền rộng rãi để các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, tạo sự đồng thuận trong nhận thức cũng như hành động về các chủ trương, định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

 Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phát hiện, bổ sung thêm lực lượng tham gia xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa; hoàn thiện và công bố công khai, minh bạch tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn người tham gia ban biên soạn chương trình, sách giáo khoa và hội đồng thẩm định chương trình, sách giáo khoa.
 
Bộ cũng sẽ làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bàn bạc, thống nhất, đảm bảo hoàn thành đúng lộ trình và có chất lượng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Apr 25, 2015 10:23 pm

Thủ tướng phê duyệt
đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông



Thủ tướng phê duyệt đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông
GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam.
Phát huy khả năng tự học
Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.


Chương trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.


Áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2018 - 2019


Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học, cấp học trên.


Đồng thời, chương trình mới, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào chương trình biên soạn được nhiều sách giáo khoa.


Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat May 09, 2015 6:28 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat May 09, 2015 6:33 pm

Bài văn điểm 10 độc đáo
về nghịch cảnh trần gian



http://kenh13.info/bai-van-diem-10-qua-doc-dao-ve-nghich-canh-tran-gian.html



“Cô sẽ ghi vào nhật ký đời đi dạy của mình về bài viết này với thật nhiều cảm xúc. Cô cảm ơn em”.
Đó là lời chia sẻ rất tình cảm của cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Châu dành cho Nguyễn Thị Cúc – học sinh lớp 12/11 – trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng).
Bài viết được thực hiện bởi đề bài: “Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay”.
Độc giả có bài văn hay, phá cách muốn chia sẻ, xin gửi về địa chỉ email Toasoan@news.zing.vn. Thư xin ghi đầy đủ thông tin, điện thoại, địa chỉ liên hệ.
Trong phần chấm điểm, cô Châu nhận xét: “Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài, giàu sự sáng tạo, có nhiều ý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức xã hội. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả nhưng không nhiều”.
Cô giáo Châu đã chấm điểm bài văn được chấm “9+1=10” bởi lý giải: “Bài viết còn mắc lỗi về chính tả nên tôi cho 9 điểm, nhưng lại cộng thêm 1 điểm về sự sáng tạo, độc đáo, mới lạ”. Được biết, đây cũng là điểm 10 đầu tiên cô Châu chấm trong suốt 15 năm dạy học.
Sau đây bài văn của học sinh Nguyễn Thị Cúc được cô giáo Nguyễn Thị Châu – giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) chia sẻ với Zing.vn.
[img(580.3999999761581px,771.3999999761581px)]http://img.kenh13.info/f/2015/05/baivan1.jpg[/img]
Bài văn của học sinh Nguyễn Thị Cúc. 
“Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: “Sao anh lại đánh em thế này… đừng đánh em nữa anh ơi!”. Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: “Gia đình là nơi để yêu thương”.
Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi… và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập… Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này – bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi… là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh… Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.
Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn… bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn…”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài…
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người… nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền”.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 15, 2015 5:01 pm

Cường quốc giáo dục Phần Lan - 
Kỳ 1: Nền giáo dục thiên đường


TTO - Tháng 5-2015, phóng viên Tuổi Trẻ cùng đoàn nhà báo quốc tế, chủ yếu là từ các quốc gia đang phát triển, được mời tham dự chuyến tìm hiểu thực tế về mô hình giáo dục của Phần Lan, đất nước được ví là cái nôi của “nền giáo dục thiên đường”.
Tin Giáo dục - Page 2 1-1434345509
Học sinh tại Trường Viikki - Ảnh: Quỳnh Trung
Tin Giáo dục - Page 2 2-1434345525
Những bức vẽ của học sinh được treo trên tường tại Trường Viikki - Ảnh: Quỳnh Trung
Tin Giáo dục - Page 2 3-1434345540
Những bức vẽ của học sinh được treo trên tường tại Trường Viikki - Ảnh: Quỳnh Trung
Tin Giáo dục - Page 2 4-1434345555
Học sinh ăn trưa tại Trường Viikki - Ảnh: Quỳnh Trung
Cách nói “nền giáo dục thiên đường” hoàn toàn không là một sự ví von quá khoa trương hay không tưởng bởi lẽ nền giáo dục Phần Lan có những ưu điểm rất đỗi tuyệt vời, khiến đa số mọi người chứ không riêng gì các nhà làm giáo dục mơ ước.
Ở Phần Lan, giáo dục ở mọi cấp độ hoàn toàn miễn phí cho người dân và sinh viên nước ngoài, nghề giáo đứng đầu trong số những nghề nghiệp được mọi người khao khát theo đuổi nhất.
Về phương diện cơ sở vật chất, các trường học được trang bị rất đầy đủ và hiện đại. Về phương thức giáo dục, nhà trường được sự ủng hộ tuyệt đối của chính phủ, các đảng phái chính trị luôn có sự đồng thuận và nhất trí trong các phương hướng cải cách giáo dục.
Trên thực tế, những ưu điểm này có thể được kiểm chứng bằng sự thật là các sinh viên Phần Lan luôn đạt điểm tốp đầu ở môn toán, khoa học và đọc hiểu trong khảo sát PISA (Chương trình đánh giá năng lực học sinh quốc tế) và việc các bảng đánh giá giáo dục toàn cầu khác.
Bà Anita Lehikoinen, bộ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và văn hóa, kể với nhóm nhà báo chúng tôi rằng ngày xưa Phần Lan là quốc gia rất nghèo, thiệt hại nặng nề trong chiến tranh. Những năm 1960, Phần Lan cố gắng thoát nghèo bằng cách đầu tư mạnh cho giáo dục.
Hiện nay Phần Lan là một trong những nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Bắc Âu nói riêng và châu Âu nói chung. Trong năm 2014, GDP ước tính là 276 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người là 50.450 USD.
Theo bà Anita Lehikoinen, một nghiên cứu thực tế cho thấy ¾ dân số Phần Lan tin tưởng rằng một hệ thống giáo dục toàn diện tạo ra nền tảng của sự thịnh vượng.
Khám phá trường học
Ngày đầu tiên đoàn chúng tôi đến thăm Trường Viikki Teaching Training School ở thủ đô Helsinki. Ngôi trường này có khoảng 890 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 9. Phần Lan rất chú trọng đầu tư vào giáo dục, khoảng 6-7% GDP cho giáo dục. Do đó không có gì lạ khi các cơ sở vật chất trường học ở Phần Lan rất tốt và hiện đại.
Lúc chúng tôi đến, các em học sinh của trường đang tụ tập về hội trường để nghe và tìm hiểu về ban nhạc Rolling Stones. Cô Tea Vuorinen, giáo viên dạy lớp 7 của trường, cho biết thường mỗi buổi sáng các học sinh dành 30 phút ở hội trường để nghe và tìm hiểu về các chủ đề nghệ thuật như phim, ảnh, âm nhạc.
Trường Viikki rất hiện đại, sạch sẽ và sáng sủa. Các sản phẩm nghệ thuật của học sinh như các bức tranh vẽ siêu anh hùng được dán đầy khắp nơi trên tường ở khắp tòa nhà. Các mô hình chim thú được đặt trong các tủ kính, trưng bày ở các hành lang. Trong thư viện có những bức tượng của những đại thi hào, sách vở nhiều thể loại được sắp xếp ngăn nắp.
Trong các phòng học và dọc hành lang có những tủ và móc áo để học sinh treo áo khoác và cặp táp. Mỗi lớp học ở Trường Viikki Teaching Training School rất thưa học sinh, chỉ khoảng 20 học sinh. Học sinh ở một số lớp sử dụng iPad trong lớp học nhưng một số lớp khác thì không.
Giáo viên luôn theo sát hỗ trợ và dạy bảo học sinh. Khi chúng tôi bày tỏ ý định chụp hình lớp học và các em học sinh, một cô giáo tại Trường Viikki rất thoải mái cho phép nhưng đồng thời nhắc khẽ chúng tôi rằng tránh chụp hình một em học sinh mặc áo khoác màu xanh ngồi góc lớp. Sau đó chúng tôi mới biết cậu học sinh này bị mắc chứng tự kỷ và nhận được sự chăm sóc đặc biệt.
Bữa trưa, học sinh tiểu học và trung học hoặc trường nghề sẽ được cung cấp một bữa ăn miễn phí và bổ dưỡng bao gồm xà lách, khoai tây, sữa và bánh mì. Ở Trường Viikki Teaching Training School, sau khi ăn trưa các em tự động xếp hàng lấy thức ăn rồi ngồi ngăn nắp trên các bàn ăn sạch sẽ.
Tôi tình cờ thấy một hình ảnh rất ấn tượng, có một cậu bé tầm lớp 1 hoặc lớp 2, sau khi ăn xong thì tự động đổ thức ăn thừa vào sọt rác dành riêng, rồi sau đó đưa khay thức ăn đã dùng cho một nhân viên phụ trách rửa chén.
Văn hóa niềm tin
Có một câu ngạn ngữ cổ nói về người Phần Lan như sau: “Phần Lan là một gã khổng lồ nhìn người bằng cặp mắt ngây thơ”. Câu nói này hàm ý người Phần Lan có văn hóa tin người và họ cũng áp dụng văn hóa này vào trong hệ thống giáo dục của mình.
Nhà trường không áp đặt thành tích điểm số, xếp loại hay thi đua khen thưởng lên giáo viên và học sinh. Mục tiêu tối thượng của họ là làm cho học sinh cảm thấy vui, hạnh phúc và tự tin khi các em thành công cũng như khi các em thất bại.
Bà Petra Packalen, cán bộ Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan, nói với nhóm nhà báo chúng tôi rằng sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Phần Lan và các nước phương Tây khác chính là trong khi hệ thống giáo dục phương Tây dựa vào “việc đánh giá kết quả bằng cách kiểm tra” thì hệ thống giáo dục Phần Lan dựa vào “văn hóa đặt niềm tin vào chuyên môn của nhà giáo và hiệu trưởng trong việc phán đoán cái gì là tốt nhất cho học sinh”.
Giáo viên được tự do thể hiện giáo trình. Họ tự quyết định phương pháp giảng dạy và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu phù hợp. Quy định thanh tra trường học được bãi bỏ vào năm 1990 và cũng không có đánh giá nội bộ giáo viên. Ngoài ra, hệ thống giáo dục Phần Lan chính là ít có sự đánh giá và hoàn toàn không có sự cạnh tranh. Cụ thể là không có đánh giá kết quả quốc gia hằng năm, chỉ có đánh giá trúng tuyển vào đại học và đánh giá các môn học chỉ diễn ra mỗi vài năm.
QUỲNH TRUNG
 * Trích sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan xuất bản năm 2015 của tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung.
Hiệu trưởng Trường Oulu, Phần Lan: Giáo viên có quyền trong lớp, hiệu trường không phải là cảnh sát
Tôi có thể đến lớp để xem giáo viên dạy như thế nào nếu cha mẹ học sinh không hài lòng nhưng tôi sẽ không phán xét gì cả, tôi tin tưởng vào giáo viên của tôi. Ngoài ra tôi không bao giờ hành xử như một người cảnh sát, không bao giờ. Giáo viên ở Phần Lan có quyền tự do rất cao trong cách họ dạy trên lớp của mình. Họ được tự chủ trong lớp học.
Trong mỗi bản thân, cô giáo hay thầy giáo đều biết được phải dạy như thế nào. Mọi người phải khác nhau, không người nào giống người nào nhưng chúng tôi có cùng luật lệ và trách nhiệm. Một giáo viên phải theo sát hệ thống, kế hoạch. Anh ấy hay cô ấy có thể sử dụng sách giáo khoa và cũng có thể không.
Tôi không can thiệp vào. Đó là một đặc điểm trong hệ thống giáo dục của Phần Lan, giáo viên có toàn quyền trong lớp của họ. Những gì họ dạy vẫn nằm trong chương trình nhưng giáo viên có thể quyết định cách mình truyền đạt.
Tin Giáo dục - Page 2 0-1434344359
Biểu đồ từ trái qua:
Xếp hạng giáo dục và các chỉ số liên quan; Vốn con người - Chỉ số sáng tạo toàn cầu 2013 (nguồn trường kinh doanh INSEED); Giáo dục đại học và đào tạo - Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF); Giáo dục tiểu học – Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 (Nguồn: WEF); Chỉ số sẵn sàng kết nối 2013 (Nguồn: INSEED và WEF); Nguồn nhân lực (Đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo 2014)
Nguồn dữ liệu lấy từ Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20150615/cuong-quoc-giao-duc-phan-lan-ky-1-nen-giao-duc-thien-duong/761865.html

Kỳ 2: Những người thầy ở thiên đường giáo dục 

TTO - Ở một số nước châu Âu, nghề giáo là lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên ở Phần Lan, nghề giáo được đánh giá cao hơn so với các nghề khác trong xã hội. 
Tin Giáo dục - Page 2 1-1434445615
Cô Tea Vuorinen trò chuyện với học sinh tại Trường Viikki - Ảnh: Quỳnh Trung
Tin Giáo dục - Page 2 2-1434445629
Giáo viên ân cần chăm sóc cậu học sinh bị mắc chứng tự kỷ (áo khoác màu xanh) tại trường Viikki. Ảnh: Quỳnh Trung. Ảnh: Quỳnh Trung 
Khác với nhiều nước phương Tây, nghề giáo ở Phần Lan được đặc biệt xem trọng trong xã hội. Sinh viên muốn thi vào ngành sư phạm phải trải qua nhiều vòng thi sát hạch gắt gao với tỉ lệ chọi khoảng 1/10.
Giáo viên ở Phần Lan toàn tâm toàn ý cho nghề dạy học và hoàn toàn không có khái niệm dạy thêm bên ngoài.
Trong chuyến thăm Phần Lan cùng đoàn nhà báo quốc tế, phóng viên Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi thú vị với cô Tea Vuorinen, giáo viên lớp 7 Trường Viikki Teaching Training School ở thủ đô Helsinki.
Sự lựa chọn trân trọng của xã hội 
Cô Tea Vuorinen trông trẻ hơn so với cái tuổi 28, hiện đang là giáo viên lớp 7. Cô Tea cho biết mình thuộc trong số 10% thí sinh được chọn vào học trường sư phạm sau khi nhà trường xem xét điểm trung học, bài thi sát hạch đầu vào và khả năng sư phạm của cô. Những sinh viên may mắn như cô Tea sẽ phải học từ 5-6 năm trước khi có thể đứng lớp một mình.
“Ở một số nước châu Âu, nghề giáo là lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên ở Phần Lan, nghề giáo được đánh giá cao hơn so với các nghề khác trong xã hội. Đối với các học sinh trung học, nghề giáo là một nghề rất cao quý và rất có danh tiếng" - cô giáo Tea chia sẻ.  
Nói về lý do trở thành giáo viên, cô Tea kể: “Ở Phần Lan, bạn có nhiều sự lựa chọn và mọi thứ đều miễn phí. Bạn không cần phải trả tiền nhiều hơn để trở thành giáo viên, bác sĩ hay kỹ sư. Do đó, tôi cũng có nhiều lựa chọn. Tôi nghĩ về nhiều nghề khác. Nhưng cuối cùng tôi chọn nghề giáo vì phù hợp với sở thích, khả năng và đam mê của mình. Ngoài ra, tôi cũng muốn làm điều gì đó ý nghĩa cho xã hội”. 
Khi được hỏi có dạy thêm ngoài giờ hay làm công việc thứ hai để kiếm thêm thu nhập không, cô Tea tỏ ra khá bất ngờ. Cô Tea cho biết mức lương của giáo viên đủ để cô sống thoải mái, mà không cần quan tâm đến việc phải kiếm nghề tay trái để trang trải cuộc sống, thậm chí là ở các thành phố đắt đỏ như thủ đô Helsinki.
“Giáo viên ở Phần Lan hoàn toàn không có dạy thêm. Nếu học sinh nào muốn phụ đạo thêm sau giờ học, nhà trường sẽ sắp xếp và phân công giáo viên, và giáo viên sẽ được nhà trường trả công thêm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh nào gọi điện nhờ tôi giúp đỡ con cái của họ, tôi sẽ sẵn sàng trong thời gian cho phép nhưng họ không phải trả tiền cho tôi" - cô Tea nói.  
Nhiệm vụ chính: tìm hiểu học sinh
Cô Tea cho biết học sinh ở Phần Lan học hành không quá căng thẳng. Giáo viên chủ yếu trao cho học sinh những phương tiện và kỹ năng để chúng theo đuổi việc học suốt đời. “Điều quan trọng nhất là học sinh phải được cung cấp những phương tiện để các em có thể tìm thông tin chúng muốn. Ngoài ra, các em cũng được hướng dẫn cách hòa nhập với những người khác. Bởi vì khi các em ra đời và tìm việc làm, chúng sẽ biết cách hòa nhập với người khác, biết tự tin vào những điểm mạnh của mình" - cô giáo Tea nói.
Cô Tea cho biết trong lớp học cô thường cố gắng giúp các học sinh phát huy điểm mạnh của chúng và tập trung giúp đỡ các em khi cần thiết. Khi nhận lớp mới, điều đầu tiên cô làm chính là tìm hiểu kỹ từng em học sinh để hiểu rõ về tình hình học tập và nhu cầu của từng em. Ngoài ra, cô Tea cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em họ qua email hoặc qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Tác giả quyển sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan, tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung, cho biết ở Phần Lan phong cách giảng dạy của mỗi giáo viên hoàn toàn mang dấu ấn riêng của từng cá nhân. Quan niệm giáo dục toàn diện của người Phần Lan không phải là dạy cho học sinh nhiều môn, nhiều thứ mà là giáo dục cho trẻ nhỏ phát triển về mọi mặt như kiến thức, kỹ năng hằng ngày, ý thức trách nhiệm với công việc ở trường và ở nhà, sự tôn trọng người khác, tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, cách thức tổ chức và kế hoạch cuộc sống, óc sáng tạo và khả năng tự đánh giá bản thân.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở Phần Lan không yêu cầu tính cạnh tranh, không đưa ra việc thi đua khen thưởng giữa các học sinh với nhau trong lớp, trong trường cũng như giữa các trường hay các vùng với nhau. Học sinh Phần Lan từ lớp 1 đến lớp 9 không phải trải qua một kỳ thi chung nào, chỉ đến cuối lớp 9 mới có một kỳ thi quốc gia nhưng không bắt buộc.
Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung đánh giá đó là một hệ thống quản lý dựa trên lòng tin, tin vào các học sinh, tin vào khả năng đánh giá và sự công tâm, chuyên nghiệp của các giáo viên đứng lớp nên không cần những cuộc kiểm tra chung ở trường hay trong khu vực.
Nghề cần chuyên môn cao
Ở Phần Lan, sự trọng vọng đối với nghề giáo cũng đồng nghĩa với sự đòi hỏi chuyên môn cao ở các giáo viên. Nếu bạn muốn làm giáo viên cấp giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và cấp học General Secondary School (thời gian học chuyển từ bậc giáo dục cơ bản lên đại học) phải có bằng thạc sĩ chuyên môn.
Giáo viên dạy nghề cũng phải có bằng sau đại học, kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đó và chứng chỉ sư phạm.
Trong khi đó, những người làm công tác quản lý giáo dục ngoài việc được yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc phù hợp, còn cần có bằng thạc sĩ hoặc chứng chỉ giảng dạy và chứng chỉ quản lý giáo dục. Hiệu trưởng trường đại học phải có bằng tiến sĩ hoặc học vị giáo sư.
Giáo viên được xem là chìa khóa trong việc cung cấp chất lượng giáo dục đại học, do vậy Phần Lan liên tục chú trọng bảo đảm và nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Ở mọi cấp học, giáo viên được yêu cầu phải tham gia khóa huấn luyện chuyên môn mỗi năm. Được tham gia khóa huấn luyện này là một vinh dự với các giáo viên nên họ rất chủ động tích cực tham dự.

Cường quốc giáo dục Phần Lan - Kỳ 3: Khởi nghiệp sau thất bại của Nokia  

TTO - Sau sự sụp đổ của đế chế điện thoại di động Nokia, Chính phủ Phần Lan quyết định cải cách giáo dục đại học và học nghề, trong đó tập trung hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp trong sinh viên, chủ yếu là ở lĩnh vực công nghệ.
Tin Giáo dục - Page 2 Nokia-1434504689
Bà Anita Lehikoinen, bộ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan - Ảnh: Quỳnh Trung
Khi nói đến các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của Phần Lan, thế giới thường nhắc đến hai công ty game khổng lồ: Supercell và Rovio với ứng dụng trò chơi phổ biến Angry Birds. Ngoài ra, người Phần Lan còn tập trung nghiên cứu phát triển các ứng dụng điện thoại phục vụ mục đích giáo dục, trong đó có các ứng dụng phổ biến như Smart-Kid, Funzi.
Đầu tư vào khởi nghiệp
Theo Trung tâm di động quốc tế (CIMO) có trụ sở ở Helsinki, trong số nhiều nguyên nhân mang lại thành công cho Nokia giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, có hai nguyên nhân cần được nhấn mạnh. Thứ nhất, chính phủ đã đầu tư lớn cho giáo dục vào năm 1960, kết quả là Phần Lan sản sinh ra rất nhiều tài năng công nghệ. Thứ hai, Nokia hiểu được xu hướng của thời đại lúc đó: cách mà xã hội toàn cầu hóa hoạt động và cách xây dựng các hệ thống hậu cần để đáp ứng nhu cầu gia tăng trên thị trường di động.
Tuy nhiên, Nokia sụp đổ trước bước tiến vũ bão của thị trường smartphone, cụ thể là hai gã khổng lồ di động Apple và Samsung. CIMO cho biết trong số những nguyên nhân chính khiến Nokia thất bại là không theo kịp sự thay đổi.
Sau thất bại của Nokia, người Phần Lan quyết định cải cách giáo dục, chú trọng đầu tư giúp người trẻ khởi nghiệp. “Chúng tôi có nhiều tài năng trẻ từ Nokia. Sau khi Nokia sụp đổ, nhiều người trong số họ mất việc. Nhưng bây giờ chúng tôi có một văn hóa “các công ty khởi nghiệp mới” - bà Anita Lehikoinen, bộ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và văn hóa Phần Lan, chia sẻ với Tuổi Trẻ.
“Chúng tôi đã thực hiện nhiều cải cách lớn liên quan đến hệ thống giáo dục đại học, trong đó có cuộc cải cách đại học năm 2010 nhằm hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp trong giới trẻ. Đó là một sự thay đổi lớn” - bà Anita Lehikoinen nói thêm.
Bà Anita tự tin Phần Lan có thể tiếp nối câu chuyện thành công của Nokia bởi vì Phần Lan có rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin (ICT) và các dịch vụ kỹ thuật số.
Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ. Ví dụ TEKES, một công ty phi lợi nhuận của chính phủ chuyên cung cấp quỹ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo dưới hai hình thức là trợ cấp và cho vay khoản tiền tối đa là 50.000 euro. TEKES dành nguồn ngân quỹ 130 triệu euro mỗi năm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cố gắng thu hút sinh viên quốc tế
Theo CIMO, có khoảng 20.000 sinh viên quốc tế đang theo học các trường đại học ở Phần Lan. Trong đó, đứng đầu là Nga, kế đến là Việt Nam, Trung Quốc, Nepal và Nigeria.
Tất cả sinh viên quốc tế không phải trả học phí nhưng phải tự túc sinh hoạt phí. Trung bình mỗi sinh viên quốc tế phải chi ít nhất 7.000 euro mỗi năm cho chi phí sinh hoạt ở Phần Lan. Đại diện CIMO nói với nhóm nhà báo quốc tế chúng tôi rằng sinh hoạt phí đắt đỏ cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên quốc tế “ngại” đến Phần Lan du học. Bên cạnh đó, các sinh viên không dư dả tiền bạc cũng khó kiếm công việc làm thêm ngoài giờ vì đa số nhà hàng, quán ăn ở Phần Lan thường chuộng thuê những người nói tiếng Phần Lan. Ngoài ra, học bổng toàn phần ở Phần Lan cũng hạn chế và chủ yếu dành cho nghiên cứu tiến sĩ.
Bà Anita Lehikoinen cho biết miễn học phí cho sinh viên nước ngoài là chính sách thường được tranh luận rất nhiều trong xã hội Phần Lan bởi vì có nhiều người không muốn trả thuế để “nuôi” người nước ngoài ăn học. Tuy nhiên, theo một số nhà giáo dục Phần Lan mà chúng tôi tiếp xúc, do dân số Phần Lan rất ít (khoảng 5,5 triệu người) cùng với sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn viễn thông và truyền số liệu Phần Lan, nhu cầu lao động nước ngoài chuyên môn cao rất lớn. Ngoài ra, số lượng sinh viên quốc tế cũng là cơ sở đánh giá uy tín của một trường đại học. Do đó Chính phủ Phần Lan đang cố gắng thu hút sinh viên quốc tế đến nước này.
Còn theo bà Anita, Phần Lan muốn giới thiệu hệ thống giáo dục tiên tiến của mình cho sinh viên quốc tế. “Chúng tôi muốn thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống trường học của chúng tôi và mong muốn quảng bá hệ thống giáo dục của đất nước cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn cập nhật tất cả kỹ năng và kiến thức của quốc tế” - bà Anita chia sẻ.
Bà Anita thừa nhận rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên quốc tế đến học và sau đó làm việc ở Phần Lan chính là ngôn ngữ. “Dù nhiều trường đại học Phần Lan có chương trình dạy học bằng tiếng Anh nhưng nếu bạn không học tiếng Phần Lan, bạn rất khó kiếm việc tốt khi ra trường bởi vì các doanh nghiệp địa phương ưu tiên tuyển người biết tiếng Phần Lan” - bà Anita nói.
Để giải quyết vấn đề này, bà Anita cho biết các trường đại học và dạy nghề ở Phần Lan đang chú trọng nhiều hơn về việc dạy tiếng Phần Lan cho sinh viên quốc tế. Bà tiết lộ thêm rằng 50% sinh viên quốc tế tốt nghiệp tìm được việc làm ở Phần Lan.
Tin Giáo dục - Page 2 Nokia-1434504805
Sinh viên đọc sách tại thư viện ĐH Helsinki - Ảnh: Quỳnh Trung
Tin Giáo dục - Page 2 Nokia-1434504805-1
Sinh viên đọc sách tại thư viện ĐH Helsinki - Ảnh: Quỳnh Trung


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed Jun 17, 2015 9:36 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 15, 2015 5:05 pm

Học ở nền giáo dục Phần Lan
TT - Năm 2009, hơn 100 đoàn đại biểu và chính phủ nước ngoài đã đến thăm Helsinki để hi vọng được chia sẻ những thành công vượt trội của nền giáo dục Phần Lan.

Tin Giáo dục - Page 2 CUOSazzYPhóng to
Trong một lớp tiểu học ở Phần Lan - Ảnh: newamerica.net

Triết lý giáo dục của Phần Lan là mọi học sinh đều có thể đóng góp trong lớp và không em nào bị bỏ lại phía sau. Ấn tượng hơn, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), không như ở Hàn Quốc nơi các cậu trò nhỏ phải chịu áp lực học hành rất lớn, học sinh Phần Lan đi học ít nhất trong số các nước phát triển.
Bộ Giáo dục Phần Lan luôn sẵn sàng bổ sung một giáo viên vào các bài giảng khó để giúp những em không theo kịp. Nữ Bộ trưởng Henna Virkkunen không giấu sự tự hào với thành tích của ngành mình, nhưng bà cho biết mục tiêu tiếp theo là các em học sinh xuất sắc.

Tin Giáo dục - Page 2 DZKYe26qPhóng to
Bộ trưởng giáo dục Phần Lan Henna Virkkunen - Ảnh: italehti.fi

“Hệ thống giáo dục Phần Lan hỗ trợ rất nhiều những em gặp khó khăn trong học hành, nhưng chúng tôi cũng phải chú ý hơn đến những em xuất sắc. Hiện giờ chúng tôi đang bắt đầu một dự án thử nghiệm cho các học sinh giỏi” - bà nói. Tuy nhiên, bà Virkkunen cũng cảnh báo mỗi nước cần tìm ra một hệ thống giáo dục thích hợp với điều kiện của mình, chứ không nên sao chép nguyên mẫu của Phần Lan vốn cũng chỉ là một hệ thống thích hợp nhất với điều kiện văn hóa và lịch sử của mình.
Một chiến lược hữu hiệu khác được Bộ Giáo dục Phần Lan thực hiện là gộp chung các bậc tiểu học và trung học cơ sở, giúp học sinh không phải đổi trường khi còn nhỏ, tránh cho các em bị sốc vì phải làm quen với môi trường mới. Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen so sánh việc được liên tục dạy các học sinh trong vài năm liền ở lớp mình cũng “giống như tôi nuôi lớn chính những đứa con của mình vậy”.
Cô chia sẻ: “Tôi nhận ra vấn đề của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. Giờ đây sau năm năm, tôi vẫn biết rõ điều gì đã xảy ra trước kia và nhờ đó làm điều gì tốt nhất mà tôi có thể. Tôi luôn nói với các em rằng tôi cũng như một người mẹ của các em ở trường”.
Các bậc phụ huynh tất nhiên đóng một vai trò quan trọng trong thành tích của con em họ ở trường. Thú vui đọc sách vốn rất phổ biến ở nhiều gia đình Phần Lan. Họ cũng liên lạc thường xuyên với thầy cô giáo. Tại đất nước Bắc Âu này, nghề giáo là một nghề cao quý, được trọng vọng và có quy trình tuyển lựa khắt khe.
Báo The Nation của Thái Lan dẫn lời giáo sư Hannele Niemi cho biết hệ thống giáo dục Phần Lan đầu tư rất lớn cho các thầy cô giáo. Những sinh viên sư phạm được đào tạo không chỉ để trở thành những nhà giáo chuyên nghiệp, mà còn là những nhà tổ chức giáo dục. Họ có khả năng phát triển chương trình giảng dạy và nghề nghiệp riêng theo ý mình. Những bài dạy sao cho hấp dẫn và sinh động hơn là bắt buộc trong chương trình đào tạo các giáo viên tập sự.










HẢI MINH (Theo BBC)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 15, 2015 5:10 pm

Châu Á "nhập khẩu" mô hình giáo dục Phần Lan: Vì sao không thành công?


TT - Phần Lan, với dân số 5 triệu người, trở thành quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới những năm gần đây. Nhiều quốc gia đã cử các học giả, nhà nghiên cứu sang tìm hiểu mô hình giáo dục của đất nước này, nhưng lại không thể áp dụng hiệu quả. Vì sao?

Tin Giáo dục - Page 2 Kq4XQb75Phóng to
Giáo viên hướng dẫn học sinh trong lớp ở Phần Lan - Ảnh: FT

Bí mật thành công của nền giáo dục Phần Lan chính là chất lượng dạy học, lấy học sinh làm trung tâm và đội ngũ giáo viên được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, chứ không chạy đua theo thành tích.
Tất cả giáo viên đều được đào tạo nghiêm ngặt, phải có bằng thạc sĩ mới được đứng lớp và họ được xem là những chuyên gia giáo dục. Phần Lan lựa chọn và tuyển dụng giáo viên rất kỹ lưỡng. Chẳng hạn trong năm 2010, có 1.258 sinh viên đăng ký chương trình đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ 123 người (9,8%) được chấp nhận để tham gia chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trong thời gian năm năm. Mức lương hằng năm của một giáo viên tiểu học từ 40.000-60.000 USD và giáo viên làm việc 190 ngày/năm.
“Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học năm năm rất tốn kém, nhưng đội ngũ giáo viên được đào tạo ra đều có năng lực cao và được xã hội tôn trọng” - Jari Lavonen, trưởng khoa sư phạm tại đại học Helsinki, cho biết.
Chương trình dạy học linh động

Hàn Quốc băn khoăn chuyện học bằng tiếng Anh
Các trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc từ nhiều năm nay đã đua nhau mở rộng những lớp dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trong nỗ lực cạnh tranh đưa sinh viên và giảng viên Hàn Quốc lên chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc giảng dạy này đang gây nhiều tranh cãi, sau khi các sinh viên và giảng viên nêu ra những điểm bất cập, kém hiệu quả và thiếu tính thực tế.
Giáo sư Choi Gwang Mu, giảng viên bộ môn khoa học máy tính ở Đại học Khoa học công nghệ Hàn Quốc (KAIST), nhận xét: “Dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh là không hiệu quả. Một sinh viên học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh chưa chắc giỏi hơn các sinh viên học bằng tiếng mẹ đẻ. Thật sai lầm khi buộc sinh viên học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh”.
Theo giáo sư Hong ở Trường đại học Quốc gia Seoul, cả giảng viên và sinh viên đang phải chịu rất nhiều áp lực. “Tiếng Anh trở thành trở ngại lớn cho cả giảng viên và sinh viên. Giảng viên phải mất gấp đôi thời gian bình thường để chuẩn bị bài giảng các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh - ông cho biết - Rất nhiều sinh viên lại gặp khó khăn để hiểu các thuật ngữ chuyên ngành. Nhiều sinh viên của tôi cho biết họ phải về nhà dịch các bài giảng tiếng Anh sang tiếng Hàn mới hiểu nổi”.
“Thú thật nhiều khi tôi học những môn chuyên ngành bằng tiếng Hàn còn không hiểu nổi huống hồ lại học tất cả bằng tiếng Anh” - Seo Seong Woo, một sinh viên năm cuối ở Trường đại học Quốc gia Seoul, thú nhận.
Phần Lan có chính sách giáo dục linh động và giao quyền tự chủ cho nhà trường, nhất là cho giáo viên. Các trường học theo một chương trình chuẩn, nhưng giáo viên có quyền thiết kế chương trình và chọn sách giáo khoa theo đặc điểm và năng lực của học sinh.

Tùy theo từng nhóm học sinh, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục “một người vì mọi người và mọi người vì một người”. Nghĩa là học sinh được giáo dục cùng nhau tiến bộ chứ không hơn thua nhau từng điểm số một. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu và phải đảm bảo tất cả học sinh đều nắm vững kiến thức. Giáo viên theo sát từng học sinh để giúp từng học sinh tiến bộ trong học tập.
Một năm học chỉ có 190 ngày và mỗi ngày 4 giờ, tuyệt đối không dạy thêm ngoài giờ hay đi học thêm... Nhưng ngoài trường học, Phần Lan có nhiều thư viện đa chức năng ở tất cả các địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu đọc sách và học tập cho học sinh sau giờ học.
Theo Bộ Giáo dục Phần Lan, 6% GDP của quốc gia này được chi cho giáo dục. Giáo dục ở Phần Lan được xem là quốc sách và hoàn toàn miễn phí. Bà Sirpa Maenpaa, đại sứ Phần Lan ở Thái Lan, chia sẻ: “Phần Lan áp dụng mô hình giáo dục miễn phí bởi vì giáo dục là đầu tư cho con người và thực hiện sự công bằng giữa con người với con người. Giáo dục miễn phí là cánh cổng chính để thúc đẩy sự năng động và tiến bộ xã hội. Dù cho bạn được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nhưng giáo dục sẽ giúp bạn bước lên những bậc thang cao hơn trong xã hội”.
Khó áp dụng ở châu Á
Khoảng 1.000 nhà giáo dục ở các nước đã đến Phần Lan để học hỏi kinh nghiệm mô hình giáo dục của nước này trong thời gian từ năm 2003-2010, theo bà Maenpaa.
Một số chính sách giáo dục Phần Lan được “xuất khẩu” ra nước ngoài, nhưng không phải nước nào cũng có thể áp dụng thành công. Thái Lan, chẳng hạn, đang nỗ lực áp dụng mô hình này của Phần Lan nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Nhiều học sinh Thái Lan hơi thua kém bạn bè một chút là phụ huynh lập tức đóng tiền cho con em đi học thêm ngoài giờ, còn Phần Lan không có tình trạng dạy thêm học thêm.
“Phần Lan là một xã hội công bằng. Một số nước châu Á, như Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là hai xã hội có tính cạnh tranh cao, vì thế nếu học sinh học thua kém bạn bè trong lớp thì phụ huynh lập tức đóng tiền cho con em đi học thêm vào buổi tối.
Ở Phần Lan, học giỏi hơn bạn không quan trọng. Bởi vì mọi người đều ở một mức trung bình, quan trọng hơn là bạn phải nâng cái mức trung bình đó cao hơn nữa” - Reijo Laukkanen, một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục, cố vấn Hội đồng giáo dục quốc gia của Phần Lan, nhận xét. Nghĩa là mỗi học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu hơn trong học tập, chứ không phải cố gắng để hơn thua bạn bè cùng lớp một vài điểm để được xếp hạng cao.
“Ở châu Á, học sinh không những phải căng thẳng học nhiều giờ ở trường mà còn phải đi học thêm và phải đối đầu với nhiều kỳ thi cấp quốc gia. Ở Phần Lan, học sinh không phải học tập căng thẳng nhưng vẫn tiếp thu bài tốt, còn nhà trường và giáo viên đều đảm bảo chất lượng đầu ra cho học sinh. Đây là một mô hình giáo dục rất lôi cuốn” - bà Andreas Schleicher, quản lý Chương trình đánh giá chất lượng học sinh quốc tế PISA, cho hay.

THUẬN HÒA (Theo Korea Times)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Jun 15, 2015 6:08 pm

Tôi đã quên dạy con môn học về cội nguồn

TT - Trước đây, tôi luôn cho rằng các con học hành vất vả cả năm, dịp lễ tết tranh thủ cho con đi nghỉ mát, du lịch đây đó để xả hơi. 

Tôi đã quên dạy con môn học về cội nguồn

Tin Giáo dục - Page 2 Aef994da
Minh họa NOP
Nhưng không ít lần họ hàng ở quê lên chơi, các con lúng túng không biết phải chào hỏi, xưng hô như thế nào cho đúng... Khi đó tôi mới nhận ra mình đã có thiếu sót lớn khi không dạy con bài học về cội nguồn.
Thường thì khi về quê vào dịp Tết Nguyên đán, các con cũng chỉ biết mượn iPad của bố mẹ để chơi điện tử suốt cả ngày. Còn dịp nghỉ lễ, có năm các con bận lịch học thêm, ôn thi nên không về quê. Có năm thì vợ chồng tôi cho các con đi du lịch. Mỗi lần thưởng cho các con khi đạt thành tích trong học tập thì các con chỉ lựa chọn được đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, chứ chưa bao giờ lựa chọn về quê thăm ông bà.
Các con tỏ ra rất xa lạ với những người họ hàng thân thích ở quê. Mỗi khi gọi điện về quê, mặc dù tôi đã chuyển máy điện thoại cho các con nói chuyện hỏi thăm ông bà, nhưng các con thường lắc đầu không chịu. Một đứa nói rằng “không biết nói gì”, đứa kia hỏi bố mẹ “nói sao đây ạ?”. Trước sự thờ ơ của các con với ông bà, tôi rất buồn, thở dài thất vọng nhưng chỉ còn biết trách mình đã không giáo dục con sớm biết hướng về cội nguồn, về dòng họ, về truyền thống gia đình...
Tôi thấy mình thật có lỗi vì bấy lâu nay đã quá kỳ vọng vào thành tích của con trên trường mà quên mất một môn học cũng không kém phần quan trọng, đó là học về cội nguồn. Tôi nói vậy bởi vì hầu như khoảng thời gian để con gặp gỡ, trò chuyện gần gũi, kề cận ông bà rất ít. Chưa khi nào tôi thấy các con nói nhớ ông bà, thương ông bà.
Các con cũng không hào hứng với những món quà ông bà gửi từ quê lên như gạo, khoai lang, ngô. Tôi nhớ có lần bà nội đem từ quê lên ít khoai lang, các con cứ ngẩn người ra, tôi phải nhắc con cảm ơn. Các con cảm ơn lấy lệ rồi lại tót vào phòng riêng. Bà nội bảo muốn được hỏi han các cháu nhưng đứa nào cũng từ chối, nói bận học. Cả một tuần bà lên chơi với con, với cháu nhưng chỉ được trò chuyện ít ỏi trong bữa cơm tối. Cho đến một lần ông nội bị bệnh phải lên Hà Nội điều trị, các con chỉ chào hỏi qua loa rồi vào phòng riêng để học. Ông nằm viện cả tháng trời nhưng các con không hề quan tâm, hỏi thăm.
Tôi chỉ biết mỗi dịp họ hàng thân thích lên chơi là lại khoe thành tích học tập của các con. Nhưng trước sự vô cảm của các con ngày hôm nay, tôi nhận ra những thành tích ấy trở nên mất đi ý nghĩa rất nhiều. Sự xa cách, hững hờ của con khiến tôi thấy giật mình. Lỗi này do ai? Vì bấy lâu nay vợ chồng tôi chưa cho con được gần gũi ông bà, họ hàng thân thích. Cũng chính chúng tôi đã lấy đi cơ hội các con được tìm hiểu về dòng họ, về cội nguồn. Chắc chắn hè này tôi sẽ bổ sung vào thời gian nghỉ của các con những ngày được vui chơi, quây quần bên ông bà chứ không phải là những khóa học hè nữa.
Tự sự của một người cha

Ba mừng con lãnh thưởng
Hái thành quả đầu đời.
Đêm rộn ràng không ngủ
Đếm từng giọt sương rơi.


Chợt giật mình thảng thốt
Ba quên dạy con cười!
Mỗi lần cô giáo mách
Ba hăm dọa: "Bị roi".


Ba mẹ đi làm suốt
Con rủ chơi xếp hình
Ba vội lên vi tính
Mẹ chấm bài học sinh.


Ba mẹ mua quần áo
Ba mẹ mua đồ chơi
Quên dạy con đọc sách
Và ăn cơm phải mời.


Lời cảm ơn, xin lỗi
Ba quên dạy mất rồi!
"Con không cần vất vả
Để ba mẹ làm thôi!".


Ba quên dạy con khóc
Ba quên dạy con chơi
"Đồ chơi cho bạn mượn
Một mình, con đâu vui".


Mẹ sợ con ăn đổ
Đút cơm đến lên mười
"Không cần xếp quần áo
Đã có mẹ đây rồi!".


Đêm nay ba không ngủ,
Đếm từng giọt sương rơi
Ba mẹ quên nhiều thứ
Con chênh vênh cuộc đời.



TRẦM THANH TUẤN
 (Trường THPT Long Hiệp,  huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/cau-chuyen-giao-duc/20150609/toi-da-quen-day-con-mon-hoc-ve-coi-nguon/758853.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 9:47 pm

Xem người Phần Lan làm sách giáo khoa
TTCT - Theo thông báo của Bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam thì sau năm 2015 sẽ đổi mới nhiều thứ trong giáo dục, trong đó có sách giáo khoa theo hướng sẽ có nhiều bộ sách.

Tin Giáo dục - Page 2 KX7qsk4MPhóng to
Hiệu trưởng Trường Ulu trao đổi với chuyên gia Việt Nam về sách giáo khoa sử lớp 6 - Ảnh: N.K.T.
Chủ trương này là đúng, nhiều quốc gia cũng làm như thế, tuy nhiên tôi không thấy bộ trình bày cách làm thế nào và sẽ quản lý sách giáo khoa ra sao? Kinh nghiệm của Phần Lan, quốc gia đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới bởi sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, là một mô hình rất đáng tham khảo.
Ban hành mục tiêu và chương trình giáo dục trước khi làm sách
Trước hết, Quốc hội Phần Lan, nơi tập trung các đại diện của toàn dân, ban hành Luật giáo dục cơ bản, trong đó quy định mục tiêu, đường hướng của cấp học này (từ lớp 1 đến lớp 9). Chính phủ có trách nhiệm định nghĩa mục tiêu giáo dục một cách tổng quát và quy định thời lượng hoạt động tối thiểu của trường học.
Dựa trên các căn cứ này, Hội đồng quốc gia giáo dục Phần Lan (thuộc Bộ Giáo dục và văn hóa) biên soạn Chương trình cốt lõi quốc gia về giáo dục cơ bản, trong đó trình bày cụ thể hơn các mục tiêu giáo dục bằng cách đưa ra những nét chính, cơ bản mô tả mẫu hình học sinh lý tưởng mà nhà trường phải lấy làm đích đến như thế nào, và thông qua đó giáo dục đem đến cho xã hội những lợi ích gì.

Bộ GD-ĐT Việt Nam đang xây dựng một chương trình cải cách giáo dục phổ thông, trong đó có nói đến việc đổi mới sách giáo khoa, tuy nhiên tôi không thấy nói gì đến chuyện đổi mới mục tiêu giáo dục ở tầm quốc gia, không thấy nói đến việc xây dựng một chương trình giáo dục cốt lõi quốc gia. Nếu không làm những thứ này trước mà lại lo đổi mới sách giáo khoa thì theo tôi, chúng ta đang làm ngược quy trình, làm không có cơ sở nền tảng, và như vậy thì chẳng thể nào “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” được.
Tài liệu này cũng mô tả mục tiêu và những nội dung cơ bản của từng môn học theo từng giai đoạn đào tạo (từ lớp 1 đến lớp 3, từ lớp 4 đến lớp 6, từ lớp 7 đến lớp 9). Trung bình mỗi môn học được trình bày vắn tắt trong khoảng 10 trang.
Dựa trên Chương trình cốt lõi quốc gia này, hội đồng giáo dục địa phương tổ chức biên soạn chương trình giáo dục cho vùng mình, trong đó triển khai chi tiết với các mục đích, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm học cũng như triển khai các nội dung liên quan đến từng môn học thành những “giáo án” cụ thể.
Đó là sự triển khai, là sự nối kết giữa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở cấp quốc gia và địa phương gắn liền với từng trường học, là tài liệu chính sử dụng chung cho các trường trong vùng.
Giáo giới Phần Lan xem sách giáo khoa là một trong các dụng cụ phục vụ giảng dạy (cũng như các giáo cụ, các phần mềm tin học ứng dụng trong trường học...), được sản xuất và lưu hành trên thị trường chứ không phải là tài liệu có tính “pháp lệnh” như ở Việt Nam.
Tác giả là giáo viên đứng lớp
Tác giả của các bộ sách giáo khoa là chính các giáo viên đứng lớp tại cấp giáo dục cơ bản. Cá nhân nào, nhóm nào cũng có quyền soạn sách giáo khoa nếu thấy mình đủ khả năng. Tuy nhiên để sách giáo khoa do mình soạn được công nhận và sử dụng, các tác giả phải dựa vào nội dung của Chương trình cốt lõi quốc gia như đã trình bày trên.
Trước khi chấp nhận cho xuất bản, bản thảo của các bộ sách phải qua kiểm duyệt của Hội đồng giáo dục quốc gia để xem bộ sách có đảm bảo chương trình và mục tiêu giáo dục quốc gia không.
Các bộ sách giáo khoa khác nhau được tập trung giới thiệu trong một catalogue và gửi về các trường. Hiệu trưởng và giáo viên tại các trường bàn bạc và quyết định chọn bộ sách nào phù hợp với học sinh trường mình nhất để sử dụng.
Sách giáo khoa như là một trong nhiều phương tiện hỗ trợ giáo viên đạt đến mục tiêu của giáo dục đã quy định trong chương trình quốc gia và vùng địa phương. Giáo viên có thể sử dụng một phần hay thậm chí không sử dụng sách giáo khoa, nhưng phải bám vào chương trình để có các điểm tựa căn bản. Ngay cả những nội dung quy định trong các chương trình, không ai bắt giáo viên phải tuân thủ răm rắp.
Một giáo viên lớp 6 giải thích với chúng tôi: “Về cơ bản, chương trình giảng dạy này chỉ là một nền tảng, còn bạn luôn luôn có thể quyết định nội dung những gì bạn dạy, và sau đó cách làm thế nào bạn điều chỉnh nó... Ví dụ, bạn cũng có thể dạy thêm cho học sinh những nội dung không được quy định trong chương trình”.
Như vậy, các trường khác nhau có thể sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau, giáo viên đứng lớp có quyền hạn rất lớn trong việc tổ chức và lựa chọn nội dung giảng dạy, nhưng tất cả phải có một đích đến chung, đó là mục tiêu giáo dục quốc gia.
Tôi rất tâm đắc với cách làm này. Thứ nhất, tác giả của sách giáo khoa là chính các thầy cô đang đứng lớp, họ là người cọ xát, am hiểu nhất tâm lý lứa tuổi của học sinh, chứ không phải là các giáo sư tiến sĩ trên cao vốn không có kinh nghiệm thực tế như cách làm của chúng ta hiện nay.
Cái hay thứ hai là khi các thầy cô trong các trường có quyền chọn sách để sử dụng, đương nhiên họ sẽ chủ động chọn bộ sách nào có nội dung, hình ảnh, văn hóa sát với bối cảnh địa phương, gần gũi với kinh nghiệm thường nhật của học sinh, điều vốn rất quan trọng đối với các phương pháp sư phạm hiện đại lấy học sinh làm trung tâm ngày nay.
Cái hay thứ ba, cách làm này tạo ra nhiều lựa chọn và trao quyền lựa chọn cho chủ thể chính quyết định chất lượng giáo dục là các giáo viên đứng lớp, nó cũng phù hợp với cơ chế thị trường, hàm chứa trong đó yếu tố cạnh tranh, thúc đẩy các nhóm làm sách giáo khoa phải luôn nỗ lực để làm tốt nhất về mọi khía cạnh, nếu không sách của mình sẽ không có người sử dụng.

NGUYỄN KHÁNH TRUNG
(Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - IRED)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 11:47 pm

Nước Nhật đã cải cách nội dung chương trình và sách giáo khoa phổ thông các môn xã hội như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? – Nguyễn Quốc Vương

by NPV • 26/03/2015


Tính từ thời điểm năm 1945 tới nay, giáo dục Nhật  đã trải qua nhiều lần cải cách. Trong đó lần cải cách lớn nhất tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc Nhật  xuất phát ngay sau khi  Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và cuộc cải cách giáo dục gần đây nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của Bản hướng dẫn học tập sửa đổi do Bộ giáo dục ban hành tháng 3 năm 2008. Bài viết này xin được điểm qua những nét lớn về sự thay đổi nội dung chương trình và sách giáo khoa phổ thông qua những lần cải cách ấy.

Vượt qua khủng hoảng

 Sau ngày 15-8-1945, giáo dục Nhật trải qua một khoảng thời gian “hỗn loạn” ngắn  do hậu quả của chiến tranh. Bất ngờ trước kết cục  chiến tranh, phần lớn  người dân Nhật chìm trong tâm trạng bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Hai thành phố bị dội bom nguyên tử, nhiều trường học bị cháy vì những trận không kích của quân Đồng minh, kinh tế đình trệ và nạn khan hiếm lương thực trở nên trầm trọng. Trong  tình thế ấy Bộ giáo dục Nhật đã nhanh chóng có những bước đi cần thiết để đưa họat động trường học trở lại bình thường. Tròn một tháng sau ngày Thiên hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Bộ giáo dục Nhật công bố bản “Phương châm giáo dục nhằm xây dựng nước Nhật Bản mới”. Bản phương châm 11 điểm  này nêu rõ nước Nhật cần xây dựng ngay một nền giáo dục mới để “loại trừ chủ nghĩa quân phiệt”, “giáo dục tư duy khoa học”, “làm sâu sắc văn hóa quốc dân”, “ xây dựng quốc gia hòa bình” và “đóng góp vào sự tiến bộ thế giới”. Bản phương châm cũng nêu lên những nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xử lí nền giáo dục thời chiến,  tổ chức lại các đoàn thể học sinh, tái đào tạo giáo viên , tái tổ chức lại Bộ giáo dục…  Trong thời gian chờ sách giáo khoa mới xuất bản, Bộ giáo dục Nhật chỉ đạo các trường loại bỏ khỏi sách giáo khoa hiện hành những nội dung ca ngợi chủ nghĩa quân phiệt và đưa vào sử dụng đảm bảo cho kì học mới bắt đầu từ tháng 9 được tiến hành bình thường. Môn  Tu Thân vốn là môn học đóng vai trò  trụ cột  giáo dục cho học sinh lòng trung thành với Thiên hoàng và chủ nghĩa quân phiệt bị đình chỉ vĩnh viễn.

Tin Giáo dục - Page 2 Suminuri_kyokasho

Ngày 3 tháng 11 năm 1946, hiến pháp mới ra đời thay thế cho bản hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản ban hành dưới thời Minh Trị(1). Bản hiến pháp này đã tạo cơ sở pháp lí cho sự ra đời của các bộ luật về giáo dục  trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, luật giáo dục trường học, Luật về cơ cấu tổ chức Bộ giáo dục…làm nền tảng cho cuộc cải cách giáo dục toàn diện  xây dựng nền giáo mới.

Thực hiện một chương trình chuẩn với nhiều bộ sách giáo khoa

 

Tháng 3 năm 1947, Bộ giáo dục Nhật ban hành  Bản hướng dẫn học tập đánh dấu cuộc cải cách giáo dục trên quy mô toàn quốc bắt đầu đi vào quỹ đạo. Đây là bản chương trình khung quy định nội dung cơ bản của các môn học được giảng dạy  tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật không phân biệt trường quốc lập, công lập hay tư thục.

 

Cùng với việc ban hành Bản hướng dẫn học tập, Bộ giáo dục Nhật cho thực hiện chế độ kiểm định sách giáo khoa áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các nhà xuất bản tư nhân căn cứ trên nội dung cơ bản của Bản hướng dẫn học tập mà tiến hành biên soạn sách giáo khoa. Những cuốn sách này nếu vượt qua sự xét duyệt của Hội đồng thẩm định do Bộ chủ trì sẽ được công nhận là sách giáo khoa chính thức sử dụng trong các trường phổ thông. Việc lựa chọn bộ sách giáo khoa nào là do hiệu trưởng hoặc Ủy ban giáo dục ở các địa phương quyết định. Kể từ năm 1947, cứ khoảng 10 năm Bộ giáo dục Nhật lại tiến hành sửa đổi Bản hướng dẫn học tập một lần và đi kèm theo là sự phát hành sách giáo khoa mới. Tính đến nay  nước Nhật đã trải qua 7  lần thay đổi chương trình và sách giáo khoa vào các năm : 1947,1958, 1968, 1977, 1989, 1998, 2008. Hiện tại Bản hướng dẫn học tập  mới nhất được ban hành vào tháng 3 năm 2008 nhưng sự phát hành sách giáo khoa mới phải đợi đến năm học 2010-2011.

Không chỉ là thêm bớt nội dung

 

Mỗi lần Bản hướng dẫn học tập được ban hành đều có những thay đổi lớn. Những thay đổi đó không phải chỉ dừng ở việc thêm hay bớt nội dung mà mỗi  lần sửa đổi Bộ giáo dục đều đưa ra những phương châm-triết lí giáo dục mới. Phương châm-triết  lí ở đây được hiểu là những nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo cải cách giáo dục. Nó thể hiện ngắn gọn và tập trung nhất tư duy của Bộ về mục tiêu giáo dục tức hình ảnh con người cần xây dựng.

Bản hướng dẫn học tập  năm 1947 mang trong mình sự chuyển đổi 180 độ của giáo dục Nhật.Bản hướng dẫn học tập này  được biên soạn dựa trên tinh thần của hiến pháp 1947 và là sự cụ thể hóa những nội dung đã được quy định  trong các bộ luật giáo dục được ban hành trước đó. Chương trình giáo dục mới này ra đời từ sự phản tỉnh sâu sắc về những sai lầm của nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu những thành tựu giáo dục mới trên thế giới đặc biệt là giáo dục Mĩ. Hình ảnh con người mà nền giáo dục mới giờ đây hướng tới không phải là những thần dân có tinh thần “trung quân ái quốc” mà là những công dân có đầy đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng con người. Trong Bản hướng dẫn học tập này môn Xã hội(2) với tư cách môn học hoàn toàn mới được xác định là trung tâm của cuộc cải cách giáo dục. Phương pháp giáo dục chuyển từ truyền thụ tri thức một chiều sang lấy học sinh làm trung tâm, tôn trọng và phát huy tới mức tối đa tư duy độc lập và sự tự chủ  của người học. Nội dung các bài học và  phương pháp dạy học được thiết kế và sử dụng dựa trên kinh nghiệm cuộc sống của học sinh. Các phương pháp học tập như thảo luận, tranh luận, điều tra thông tin, làm dự án,… trở thành những phương pháp học tập chủ yếu.Bản hướng dẫn học tập năm 1947 đã đặt nền tảng quan trọng cho  quá trình cải cách giáo dục tiếp diễn về sau.

Các bản hướng dẫn học tập tiếp theo đều đưa ra những điều chỉnh về phương châm giáo dục. Theo trình tự thời gian, sự điều chỉnh đó thể hiện như sau:

Bản hướng dẫn học tập  năm 1958:  nhấn mạnh tính hệ thống của nội dung học tập trong trường phổ thông, coi trọng hình thành học lực cơ bản.

Bản hướng dẫn học tập  năm 1968:  đề xướng xây dựng chương trình giáo dục có tính thống nhất và hài hòa.

 Bản hướng dẫn học tập  năm 1977:  tập trung xây dựng giờ học hấp dẫn,  phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Bản hướng dẫn học tập năm 1989: nêu ra quan điểm mới về học lực và chủ trương coi trọng cá tính của học sinh.

Bản hướng dẫn học tập năm 1998: đưa ra khái niệm giờ học tổng hợp( nơi thể hiện mối quan hệ tích hợp giữa các môn học) và khái niệm giáo dục “sức sống”. “Sức sống” ở đây được dùng để chỉ năng lực ứng phó với những biến đổi của xã hội trong đó trọng tâm là năng lực  tư duy độc lập  trong phát hiện vấn đề, năng lực chủ động   học tập tri thức, năng lực  tự chủ  trong phán đoán và hành động giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.

Bản hướng dẫn học tập  năm 2008: nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cân bằng giữa lĩnh hội tri thức,  kĩ năng với hình thành các năng lực như: năng lực tư duy, năng lực phê phán, năng lực diễn đạt.

Sách giáo khoa do được biên soạn dựa trên chương trình tiêu chuẩn mà Bản hướng dẫn học tậpvạch ra cho nên nội dung và cách thức trình bày cũng thay đổi theo từng thời kì. Ngoại trừ sách giáo khoa phát hành lần đầu tiên căn cứ trên  Bản hướng dẫn học tập năm 1947 thì  sự thay đổi lớn nhất diễn ra  ở lần thay sách  năm 1991(3). Xin được dẫn ra sự thay đổi ở sách giáo khoa lịch sử tiểu học như một minh chứng.

Sách giáo khoa lịch sử tiểu học xuất bản năm 1991 không phải chỉ chứa phần văn bản chính, các sử liệu và thông tin giải thích sử liệu mà còn bao gồm cả các vấn đề đặt ra cần phải làm sáng tỏ, những ý kiến  đánh giá về nhân vật lịch sử của giáo viên,  học sinh(4), sự giải thích, thuyết minh về nhân vật. Các thông tin này được hòa trộn trong sự đa thanh điệu( multi-voice) về giọng kể. Sự thuật lại lịch sử không phải chỉ được thể hiện trong phần văn bản chính mà còn được phân tán ở bên lề trang sách. Thêm nữa ở mỗi trang sách còn có cả lời văn  hay những thông tin  thể hiện quan điểm,  tâm tình, động cơ của nhân vật lịch sử cũng như  người đương thời. Đấy là đặc trưng nổi bật  của sách giáo khoa lịch sử tiểu học xuất bản năm 1991 thay thế cho sự đơn điệu về thông tin và giọng kể của các bộ sách giáo khoa trước đó.

Tiếp  nhận phản biện đa chiều

 

Cơ chế thực hiện một chương trình chuẩn với nhiều bộ sách giáo khoa duy trì suốt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay luôn trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận về giáo dục và cải cách giáo dục ở Nhật. Những ý kiến phản biện thường tập trung vào ba vấn đề chính : chế độ kiểm định sách giáo khoa, bản hướng dẫn học tập và nội dung, hình thức  sách giáo khoa.

Về chế độ kiểm định sách giáo khoa và sách giáo khoa có nhiều ý kiến cho rằng nên bãi bỏ kiểm định dần dần đối với từng môn học, từng cấp học tiến tới trao hoàn toàn quyền tự chủ biên soạn và lựa chọn sách giáo khoa cho các nhà giáo dục và học sinh giống như các nước Mĩ, Phần Lan, Pháp… đang làm. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 846 (tháng 10 năm 2008),  nhà giáo dục học Ishiyama Hisao nêu kiến nghị  trong khi chưa bỏ được chế độ kiểm định thì cần thiết phải công khai minh bạch quá trình xét duyệt và đối với những cuốn sách không lọt qua vòng kiểm định,  Bộ giáo dục phải có trách nhiệm giải thích  đối với tác giả và nhà xuất bản. Trên tạp chí Bình luận lịch sử số 706 ( tháng 2 năm 2009), Obinata Sumio, một nhà giáo dục lịch sử đã ba lần tham gia biên soạn sách giáo khoa, cho rằng đối với sách giáo khoa thì không phải chỉ dừng lại ở việc tranh luận xem chúng được biên soạn như thế nào, nội dung ra sao mà còn cần phải làm rõ chúng  đang được sử dụng như thế nào nữa.

Cùng với sách giáo khoa, Bản hướng dẫn học tập của Bộ giáo dục cũng thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn đặc biệt là các giáo viên giảng dạy trực tiếp tại các trường phổ thông. Mỗi lầnBản hướng dẫn học tập mới ra đời các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Giáo dục, tạp chí Giáo dục phổ thông, tạp chí Giáo dục địa lí-lịch sử đều ra số chuyên đề đăng tải ý kiến phản biện đa  chiều của các nhà nghiên cứu và các giáo viên. Những thay đổi trong Bảnhướng dẫn học tậpcũng trở thành chủ đề của các hội thảo, các buổi Xê-mi-na ở đại học dành cho  sinh viên học chuyên ngành Giáo dục trường học hay Hành chính giáo dục. Những ý kiến phản biện có trọng lượng thường tập trung trên diễn đàn của Hội giáo dục lịch sử. Tạp chíGiáo dục lịch sử-địa lí của Hội đăng tải nhiều ý kiến của các giáo viên phổ thông kiến nghị Bộ giáo dục nên bỏ từ “tiêu chuẩn” trong Bản hướng dẫn học tập và thay  bằng từ “tham khảo” như đã từng xuất hiện trongBản hướng dẫn học tập lần đầu tiên năm 1947 cho phù hợp với tinh thần dân chủ và thực tiễn giáo dục. Gần đây nhất trong Đại hội lần thứ 61 của Hội giáo dục lịch sử tổ chức vào đầu tháng 8 năm 2009 tại Hokkaido, nhà giáo dục lịch sử Muramatsu Kunitaka  đã trình bày bản tham luận  phản biện Bản hướng dẫn học tập ban hành tháng 3 năm 2008. Đứng trên lập trường của người trực tiếp giảng dạy,  ông cho rằng:  “Bản hướng dẫn học tập  là một trong những nguyên nhân chính làm cho cụm từ cải cách giáo dục mất đi sự tươi mới và làm cho giáo dục Nhật đứng trước nguy cơ(5)”. Ông thừa nhận Bộ giáo dục mỗi khi sửa đổi, ban hành Bản hướng dẫn học tập đều tiếp thu ý kiến của các giáo viên và các bậc phụ huynh tuy nhiên cách thức biên soạn vẫn thiên  về hành chính hơn là chuyên môn. Thêm nữa mỗi khi sửa đổi, ban hành Bản hướng dẫn học tậpmới Bộ không chỉ ra những thiếu sót, sai lầm của Bản hướng dẫn học tập trước đó. Ông khẳng định một khi chỉ ra những  thiếu sót sai lầm này sẽ làm rõ được trách nhiệm của những người tham gia biên soạn.

Những ý kiến phản biện đa  chiều trên thực tế đã được Bộ giáo dục Nhật tiếp thu ở nhiều cấp độ. Những khái niệm chuyên môn khởi đầu từ các cuộc tranh luận học thuật như: “giờ học tổng hợp”, “sức sống”, “giáo dục người làm chủ”, “phẩm chất công dân”…đã được Bộ giáo dục đưa vào cácBản hướng dẫn học tập qua các lần sửa đổi. Những cuốn sách giáo khoa có nội dung đề cập đến các cuộc chiến tranh xâm lược do nước Nhật tiến hành   trong quá khứ hay lịch sử  người Ai-nư  đã vượt qua vòng kiểm định và được sử dụng trong nhà trường.

Nội dung chương trình-sách giáo khoa phổ thông ở Nhật đã trải qua nhiều lần sửa đổi nhưng mỗi lần sửa đổi  không gây ra những đảo lộn lớn cho dù về mặt học thuật còn tồn tại nhiều điểm bất đồng là vì nền giáo dục Nhật  có tính năng động. Tính năng động này có được là dựa trên mối quan hệ cân bằng giữa chương trình khung do Bộ giáo dục ban hành đi kèm với sách giáo khoa kiểm định và thực tiễn giáo dục do các giáo viên tiến hành ở hiện trường. Hiến pháp và các bộ luật giáo dục Nhật  vừa quy định nghĩa vụ chăm lo giáo dục của nhà nước vừa đảm bảo quyền tự do giáo dục của giáo viên và tự do tiếp nhận giáo dục của công dân và đấy là cơ sở pháp lí vững chắc cho sự xác lập quyền tự do thực tiễn giáo dục của các giáo viên. Các giáo viên trong quá trình giảng dạy sẽ căn cứ vào những mục tiêu, nội dung cơ bản trong Bản hướng dẫn học tập  và tình hình thực tiễn của nhà trường, yêu cầu của xã hội, trình độ nhận thức của học sinh để quyết định xem trong bài giảng của mình sách giáo khoa sẽ được sử dụng  như thế nào, những nội dung kiến thức nào sẽ  đưa vào hỗ trợ hoặc thay thế cho nội dung trong sách giáo khoa. Tất nhiên đồng hành  với sự chủ động này là sự hài hòa tương đối của quan điểm về học lực và các chuẩn mực kiểm tra đánh giá đi kèm.

Cơ chế mở và sự chủ động, sáng tạo nói trên  của giáo viên đã góp phần khắc phục được những  nhược điểm cố hữu của sách giáo khoa và Bản hướng dẫn học tập  là nhanh chóng trở nên lạc hậu và không bao quát được hết những yêu cầu luôn thay đổi của cuộc sống. Bởi vậy cứ 10 năm nội dung chương trình mới chính thức thay đổi một lần nhưng cải cách giáo dục ở Nhật  trên thực tế không ngừng diễn ra hằng ngày, hàng giờ nhờ  vào sự tự chủ, sáng tạo và năng động của các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông. Vì thế cho dù nội dung chương trình hay sách giáo khoa có thêm bớt gì đi chăng nữa thì những vấn đề như “chương trình qúa tải”, “sách giáo khoa nặng nề ” … không trở thành những vấn đề mà các nhà giáo dục Nhật Bản đặt trọng tâm khi tranh luận về giáo dục.

Nguyễn Quốc Vương

Nhật Bản 10/2009

(1) Công bố năm 1889

(2) Đến năm 1989 môn này chỉ còn tồn tại ở bậc tiểu học, ở trung học cơ sở và trung học phổ thông tách ra thành các môn: địa lí, lịch sử, giáo dục công dân.

(3) Dựa trên nội dung Bản hướng dẫn học tập ban hành năm 1989

(4) Bao gồm cả các ý kiến thực được trích dẫn và ý kiến do người biên soạn đóng vai tạo ra

(5) Kỉ yếu đại hội lần thứ 61 Hội giáo dục lịch sử Nhật Bản, Hokkaido, tháng 8-2009, trang 14

Nguồn: https://thonsau.wordpress.com/2015/03/21/nuoc-nhat-da-cai-cach-noi-dung-chuong-trinh-va-sach-giao-khoa-pho-thong-cac-mon-xa-hoi-nhu-the-nao-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-hai/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jun 17, 2015 11:57 pm

Nhóm Cánh Buồm và vấn đề Chương trình khung – Phạm Toàn
by HỌC THẾ NÀO • 04/05/2013
Bàn về chương trình học đâu chỉ là bàn chuyện bỏ cái này và thay bằng cái khác; bàn chuyện tự mình làm hay là sao chép từ các nước văn minh. Mà là bàn cách trả lời một câu hỏi sâu hơn: chương trình học có mối liên hệ gì với bản chất và sự phát triển của tri thức, với bản chất con người, và với công cuộc xây dựng xã hội?

Suy cho cùng, hình như Giáo dục Việt Nam cần có một lý thuyết cho toàn xã hội đồng thuận, dù lý thuyết ấy chỉ để làm một việc: “chương trình khung”.

Tin Giáo dục - Page 2 16
Ảnh Việt Hưng.

Vài lời về thực trạng

Không một quốc gia nào lại dại dột và kiêu căng đến mức định đoạt chương trình học từ Lớp Một cho tới bậc Đại học. Trường đại học dù dạy Trời tròn Đất vuông hoặc Trời vuông Đất tròn, thì cũng có cái lý do tồn tại riêng cùa nội dung đó – cái Lý mang tính Thời đại, mang tính Nhân thức, rất nhiều khi còn mang cả Hệ ý thức nữa.

Điều vừa nói trên có thể bị coi là lẩm cẩm, vì đó là nói nhai lại một chân lý đã thành phổ quát. Song vẫn cần nêu lại chính cái chân lý đó, để thấu hiểu chuyện bây giờ đây xã hội đã đi tới được ít nhất hai kết luận như sau:

(a)   Các trường đại học phải được tự chủ rất cao: hai trường đại học cùng chuyên ngành có thể là “hai thế giới” hoàn toàn khác biệt. Ngay tại cùng một trường thì một nội dung cũng có thể có nhiều tác giả với nhiều giáo trình khác nhau. Mỗi giáo trình không chỉ là những “nội dung chuyên đề” mà còn là cách tổ chức việc học, theo đúng nghĩa là một “chương trình học” luôn luôn động, luôn luôn thay đổi, sao cho đại học thành cái nôi của Tiến bộ.

(b)   Còn với các trường lớp trong khối Giáo dục phổ thông thì, ngược lại, chúng cần được nằm trong một hệ thống kỷ cương. Nếu ví nhà trường phổ thông như một cơ thể, thì có loại kỷ cương như bộ quần áo, và có loại kỷ cương như phủ tạng. Chương trình giáo dục chính là bộ phủ tạng của cơ thể giáo dục phổ thông. Chưa hết! Chương trình giáo dục cũng làm thành bộ “cương thắng” để cả con ngựa lẫn người cưỡi ngựa đến đích nhanh nhất, chắc chắn nhất, an toàn nhất.

Nếu coi “kỷ cương” giáo dục ngang mức độ của một chương trình học thì quan niệm như thế không sai. Chuyện gây chết người  là cái cung cách thực hiện kỷ cương ấy.

Đã từng có người mơ ước: vào cùng một thời khắc một vị quan chức Giáo dục có thể biết tại một lớp học ở một trường tiểu học xa xôi nào đó trẻ em đang học tiết học có nội dung gì. Đây là cung cách kỷ cương của phe NẮM. Phe “nắm” này dùng con đường pháp quy để bắt cả nước dùng chung một chương trình, chung một bộ sách, hình như còn định có chung một bộ phân phối chương trình nữa!

Ngược hẳn lại với phe “nắm” là phe BUÔNG – mà người đại diện ở Việt Nam cho tới lúc này hình như vẫn là Nguyễn Cảnh Toàn, chủ trương đem khoa Sáng tạo học dạy ở trường sư phạm, chủ trương soạn những tài liệu mang tính tham khảo và để cho từng giáo viên có quyền tạo ra bài giảng của mình cho lớp học của mình vào thời điểm thích hợp.

Một sự thật chẳng ai không biết, là phe Nắm đã cho ra đời một bộ sách hiệnđang bị tự chê là “quá hàn lâm”, “quá tải” – và sau khi sách giáo khoa đã chễm chệ khắp nơi, thì một bộ “chương trình” nặng trịch cũng kịp ra đời, mang chức năng của một bộ “khung” ở tầm “phân phối chương trình”.

Còn phe Buông thì vẫn chưa tổ chức nổi lực lượng, vẫn đang giẫm chân ở giai đoạn hô hào…

Nhóm Cánh Buồm làm gì?

Dù vẫn có chút kính trọng với phe Buông, song nhóm Cánh Buồm không tham gia vào cả hai phe nói trên – nó đứng độc lập và quyết định tạo ra một cái mẫu về chương trình giáo dụctrước hết là ở bậc tiểu học, và sau đó, đầu xuôi đuôi lọt, cuối năm 2013 này nhóm sẽ công bố chương trình khung từ lớp Một tới lớp Chín.

Hành động trọng tâm mà nhóm Cánh Buồm đã thực hiện là công bố bộ sách giáo khoa tiểu học. Sự ra mắt bộ sách này hết sức cần thiết trong tình hình cả xã hội chẳng ai lắng nghe trọn vẹn tiếng nói của ai khác. Các vị phụ huynh thương con em “bị tước đoạt tuổi thơ”, bị “quá tải”, thì đang càu nhàu. Các nhà lý luận thì đua nhau liên tiếp cất tiếng đỡ lời cho những tiếng càu nhàu đó. Có điều là hầu hết các tiếng nói đều chỉ như là đang giảng đạo giữa hoang mạc. Trong tình hình đó, nhóm Cánh Buồm không đủ kiên nhẫn để chỉ “phản biện” bằng lý lẽ. Nhóm khẩn trường cho ra mắt một bộ sách tiểu học với hàm ý này: lý thuyết giáo dục hiện đại thể hiện ở cách làm việc của thày và trò diễn đạt cụ thể trong bộ sách này đây. Là bộ sách giáo khoa, nhưng nó không tự bó mình vào địa hạt giáo dục, đây cũng còn là nơi cụ thể hóa ước vọng chấn hưng văn hóa, thậm chí cả ước vọng dùng giáo dục đem lại hạnh phúc tới từng gia đình, khiến xã hội ổn định nhờ một công cuộc giáo dục thực sự cải cách, dù cái “mẫu” chỉ mới giới hạn ở bậc tiểu học.

Suy cho cùng, bộ sách tiểu học Cánh Buồm là một ví dụ cụ thể về điều lâu nay cả xã hội bận tâm, đó là chuyện chương trình khung. Cái “chương trình khung” ấy là một hệ thống công việcchứ không phải chỉ là một tập văn bản quy định “nội dung học” này nọ. Và trong việc này, quan điểm của Cánh Buồm thể hiện gọn trong mệnh đề sau: hệ thống công việc ấy là một mục tiêu (khung) trải ra thực hiện trong một chương trình (khung) thông qua hoạt động học của học sinh dưới bàn tay tổ chức của giáo viên.

Mục tiêu khung – Trước hết, phải hình dung về cái đích cần đạt mà ta sẽ gọi tên tạm là mục tiêu khung. Mục tiêu khung là mẫu “con người lý tưởng” sự nghiệp giáo dục muốn tạo ra. Nhiều năm qua, mẫu sản phẩm giáo dục đó thường là những con người yêu nước, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội… Chắc chắn là vào thời buổi này những quy định này có lẽ không ổn! Giáo sư Hoàng Tụy cólần đã nói về việc phải thế tục hóa nền giáo dục – vấn đề “thế tục hóa” nhằm tách nhà trường khỏi “nhà thờ” (hoặc khỏi một hệ ý thức) hẳn là có liên hệ tới mục tiêu khung!

Giữa thời gian khi nhóm Cánh Buồm thăm dò xã hội bằng bộ sách lớp Một vào năm 2010 và chuẩn bị trình ra bộ sách có đến lớp Bốn vào cuối năm 2011, nhóm nhận được một cú điện thoại muốn hỏi cho rõ chỉ một điều này: các bạn định đào tạo con người như thế nào? Câu trả lời bữa đó: con người tự chủ, có trách nhiệm, và có tâm hồn phong phú. Lý ra khi đó Cánh Buồm định trả lời “con người tự do”, nhưng lại cố ý tránh phạm húy bằng cách “nói nhịu” là “con người tự chủ”.

Khái niệm tự do là một trong những “quyền” có sẵn được Tự nhiên trao cho con người – khái niệm đó sóng đôi với dân chủ là “quyền” do xã hội quy định để ràng buộc sự tự do của con người. Vì có cái quyền song hành đó mà Cánh Buồm chủ trương trong mục tiêu khung rằng nó muốn đào luyện  trẻ em thành những con người có trách nhiệm, hoặc con người thấy đựoc vai trò dân chủ của mình trong khi thực thi quyền tự do trong xã hội. Và cuối cùng, để không rơi vào “chủ nghĩa hiện đại” trong cuộc sống hiện đại hóa từng ngày từng giờ, trong mục tiêu khung, Cánh Buồm còn mong muốn tạo ra những con người mang tâm hồn không-robot.

Chương trình khung – Chương trình khung không phải là công cụ kiểm soát công cuộc giáo dục, không phải là sợi dây xích trói buộc nhà giáo. Chương trình khung là sự cụ thể hóa cách thức đưa trẻ em đạt tới mục tiêu khung mà nền Giáo dục trông đợi.

Cái mục tiêu khung của Khổng Tử là dạy cho anh đàn ông đạt tới tầm của người quân tử và chương trình khung của ông này là Lễ, là Nhạc, là những bộ Kinh được các thày giáo tự do diễn giải cốt sao học trò thi đỗ là được. Mục tiêu khung của các nhà nước Hy Lạp cổ đại là con người và cái Đẹp, đẹp cơ thể, đẹp trí tuệ và đẹp mỹ cảm, và chương trình khung sẽ dẫn người học đi vào Thi ca, Toán học, Triết học và Đạo đức học. Còn về phương pháp truyền tải, thì cả Hy Lạp cổ đại lẫn nền giáo dục của ông họ Khổng đều gần nhau ở cách dạy học theo lối gợi mở, theo cách giảng giải mà cố ý tỏ ra không áp đặt.

Về cơ bản, cách thực hiện chương trình khung của các thời đã qua, dù giáo viên là Khổng Tử hay Socrates, dù người thày có tỏ ra “tôn trọng người học” đến đâu chăng nữa, thì cũng vẫn bị khoanh trong khung khổ của lối giảng giải của người dạy thay cho lối khám phá của người học.

Chương trình khung của nhóm Cánh Buồm quy định toàn bộ công việc người giáo viên tổ chức hệ thống việc làm của học sinh cho các em tự thực hiện để các em đựoc tự học và tự giáo dục. Trong chừng mực nào đó, có thể coi chương trình khung của Cánh Buồm là sự chi tiết hóa khẩu hiệu  lấy học sinh làm trung tâm và tổ chức công việc tự giáo dục qua con đườnglàm thì học – làm mà học (learning by doing).

Về khái niệm LÀM

Tưởng dễ hóa ra cũng rất khó dịch ngắn gọn khẩu hiệu learning by doing sang tiếng Việt, và nhóm Cánh Buồm trong các tài liệu của mình đã phải dịch dài dòng hơn văn bản gốc. Tốt nhất là diễn giải khái niệm làm ở đây xem nó có nội dung gì.

Những việc làm của học sinh được chia làm ba cấp độ. Ở bậc tiểu học, làm là để sở hữu phương pháp. Ở bậc sau tiểu học (nhóm Cánh Buồm giả định đó là giai đoạn từ lớp 6 tới lớp 9), làm là dùng phương pháp đã có để tự trau giồi kiến thức. Ở bậc trung học (nhóm Cánh Buồm giả định là bậc tập nghiên cứu) làm là đến với những câu hỏi còn chờ chưa được giải đáp – coi đó như là phương cách tốt nhất để chuẩn bị cho người vào bậc đại học.

Trước hết, ở bậc tiểu học, “làm” nghĩa là “làm những gì”?  Trên kia đã nói, ở bậc tiểu học, “làm” là để sở hữu cho mình một phương pháp học (hoặc một phương pháp làm việc). Phương pháp làm việc đọng lại trong những việc làm chắt lọc nhất của những người tiêu biểu trên các lĩnh vực đặc thù (tiêu biểu là hai lĩnh vực khoa học và nghệ thuật). Người học muốn có phương pháp thì hãy làm lại những việc làm và thao tác đó.

Để tạo ra phương pháp (khoa học hoặc nghệ thuật) này ở trẻ em, nhà sư phạm phải biết rõ và biết chắc về cách làm việc của những con người tiêu biểu trong những lĩnh vực đặc thù ấy.

Thí dụ, nhà sư phạm phải biết chắc về công việc đã tiến hành ở người sáng tác nghệ thuật. Rất khó nhận biết cách làm việc đó của người nghệ sĩ: chẳng hạn, họ hút thuốc phiện để cóinspiration (cái “cảm hứng” mà thời xưa các nghệ sĩ Việt Nam thường gọi theo phiên âm tiếng Hán là yên-sĩ-phi-lí-thuần).  Sách giáo dục nghệ thuật (môn Văn) của nhóm Cánh Buồm nhìn thấy ở đó trước hết là một lòng đồng cảm với thân phận con người, cái lòng đồng cảm rồi sẽ sinh ra cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Khi đã hiểu cảm hứng ra đời như vậy, sách Văn lớp Một của nhóm Cánh Buồm tổ chức cho con em thực hiện các trò chơi đóng vai để tự tạo ra lòng đồng cảm. Thật đơn giản!

Sau đó, hệt như khi Nguyễn Du tạo ra Thúy Kiều hoặc Nam Cao tạo ra Lão Hạc, Chí Phèo … sách Văn của nhóm CánhBuồm cũng tổ chức cho học sinh thực hiện các thao tác tưởng tượng, liên tưởng, và  bố cục, để hình thành trong các em một năng lực vận dụng bộ ngữ pháp nghệ thuật với ba thao tác sáng tạo đó. Chỉ ba thao tác thôi! Thật đơn giản! Và thế là đủ để trẻ em tự tạo ra tác phẩm mang cái đẹp nghệ thuật cho mình. Các tác phẩm có khi còn thô kệch, nhưng đó là tác phẩm của các emdo các em làm ra một cách vô tư, không vụ lợi, hoàn toànnghệ thuật vị nghệ thuật!

Tổ chức những việc làm cho học sinh như trên, nhà trường sẽ hoàn toàn từ bỏ được lối giảng văn và “tập” làm văn, để học sinh tự mình đến với cái đẹp nghệ thuật, không cần nhại lại những lời bình giảng, không cần viết văn theo các bài văn mẫu.

Cũng có thể nêu thêm ở đây một vài thí dụ khác liên quan đến các thao tác học ngôn ngữ học với vật liệu là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Đặc biệt, thao tác và việc làm của môn Giáo dục lối sống sẽ minh họa rõ thêm về chương trình khung không chỉ là nội dung học như thường đựoc hiểumột cách đơn sơ. Một chương trình khung nhằm thực hiện một mục tiêu khung kéo theo nó toàn bộ công việc tổ chức việc học, thậm chí tác động đến cả cách tổ chức một tiết học.

Chẳng hạn, một tiết học sẽ  không mở đầu bằng việc cô giáo nắn nót viết tên bài học, mà sẽ khác hẳn. Giáo viên có thể đố học sinh tiết này học cái gì? Dựa trên điều đã học ở tiết trước, điều đã biết ở bài trước, hoặc cả ở chương trước, học sinh phải đoán ra tiết học này mình sẽ làm công việc gì. Giả sử học sinh không đoán ra, thì toàn bộ các việc thày và trò cùng làm trong tiết học sẽ tất yếu dẫn đến những thu hoạch – là câu trả lời cho câu hỏi “tiết này học được điều gì”? Và đến hết tiết học, cái câu hỏi gieo vào đầu học sinh cũng sẽ là “đố biết tiết sau học điều gì?”

Vẫn tiếp tục nói thêm về việc làm bằng thí dụ trong việc làm đồ dùng dạy học. Xưa nay. để minh họa nội dung truyền tải, giáo viên thường tận tụy làm đồ dùng “trực quan” trước con mắt bái phục của học sinh  và đồng nghiệp. Vào thời “hiện đại” các trường muốn câu khách đều nhấn vào các thiết bị đắt tiền trang bị ở từng phòng học và cũng để học sinh và cha mẹ (người nộp học phí) tròn mắt bái phục! Nhóm Cánh Buồm cho rằng những “giáo cụ” đó là không cần thiết, và khi cần, chúng có thể và phải do học sinh làm ra tại chỗ để tự tìm kiến thức cho mình.

Khi với một môn học, với các môn học, mọi chuyện đều diễn ra theo lối người học tự làm việc và tự kích thích sự sáng tạo của chính mình, thì đến hết tuần hết tháng hết năm thậm chí hết bậc học, liệu có cần nữa không việc thi cử này nọ cho tốn thời giờ và tiền bạc!? Nhưng thôi, đây là điều sẽ giải quyết trong một dịp khác…

Tạm biệt

Như vừa trình bày, việc làm ra một chương trình khung nằm trong khuôn khổ sự đổi mới triệt để công cuộc Giáo dục. Tên gọi mọi thứ vẫn giữ nguyên, nhưng “gọi vậy mà chẳng còn là vậy”. Rõ ràng, ta cần một lý thuyết cho thay đổi tổng thể cùng với toàn bộ các thay đổi chi tiết. Chẳng hạn như, chúng ta sẽ có một và chỉ một chương trình khung, hay có nhiều chương trình khung tùy theo những quan điểm khác nhau về mục tiêu khung đào tạo con người? Có câu hỏi này, vì nhóm Cánh Buồm biết chắc mình có cách làm việc và suy tư về Giáo dục hoàn toàn khác với “giới chính thống”.

Hà Nội, 1-5-2013.

Chia sẻ:



Related

Tin Giáo dục - Page 2 Teacher_2_pink_floyd_by_tuckstar1-d4ghbhc

Bàn về Chương trình học - Nguyễn Thị Kim Quý

In "Chương trình khung"
Tin Giáo dục - Page 2 Phamtoan_1

Làm thật để phản biện nền giáo dục - Mi Ly

In "Vai trò của xã hội dân sự"
Tin Giáo dục - Page 2 Mc6b0e1bb9di-lc483m

Một số nhận xét về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015- Nguyễn Hữu Châu

In "Chương trình khung"

Tagged as: Phạm Toàn

Categorised in: Chương trình khungGiáo dục phổ thông

« Lận đận đời phân ban (Giáo dục: Những bài học lạc lối) – Thư Hiên


5 phản hồi »

[list=commentlist]
[*]Tin Giáo dục - Page 2 58be956d5938b6d81db0693309be3040?s=42&d=retro&r=G
Nguyễn Khánh Trung
04/05/2013 • 08:43
Tôi đồng tình và ủng hộ bác Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm về “triết lý giáo dục” và quan niệm về chương trình khung này. Rất mong sớm được đọc nó. Tuy nhiên, nếu như nhóm tập trung lực lượng để xây dựng chương trình khung từ lớp 1 đến lớp 9 trước khi soạn bộ sách giáo khoa thì sẽ hợp lý hơn, vì thường thì sách giáo khoa phải dựa trên nền, trên tirết lý, trên mục tiêu giáo dục khung, trên cách làm của chương trình khung này. Nếu chương trình khung phải có tính quốc gia, tương đối ổn định trong một thời gian… thì sách giáo khoa nên quan niệm chỉ là một công cụ giúp đạt mục tiêu quốc gia quy định trong chương trình khung đó mà bộ sách của Nhóm là một trong nhiều cách.
Nói gọn, theo tôi là thế này: Đổi mới tư duy về chính trị trước, nếu chưa làm được thì ít nhất cũng nên “thế tục hoá” giáo dục trước, xây dựng một triết lý giáo dục hoà hợp giữa văn hoá dân tộc và văn minh thời đại, từ đó xây dựng chương trình giáo dục khung trong đó có mục tiêu quốc gia, (nhân loại tiến bộ đang hướng tới đào tạo mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm…). Trên cơ sở này các nhóm mới xây dựng các bộ sách giáo khoa.
Mấy lời loạn bàn, chúc BBT HTN và Nhóm Cánh Buồm khoẻ về thể xác và tinh thần để cáng đáng cái tình cảnh “lạc đường” của giáo dục nước nhà hiện nay.
KT

Like
Reply ↓
[*]Tin Giáo dục - Page 2 6a14cec83c52caec764972d839050dc5?s=42&d=retro&r=G
phtoan
07/05/2013 • 08:50
Thân gửi anh Khánh Trung,
1./ Trong bài vừa rồi tôi làm công việc kể lể những gì nhóm Cánh Buồm đã làm. Nó cần hoàn thành bộ sách tiểu học với chương trình khung đã theo tôi hơn ba chục năm qua.
2./ Sắp tới nhóm chúng tôi sẽ công bố chương trình tiểu học đó cùng với việc nối dài lên hết bậc giáo dục phổ thông cơ sở.
3./ Việc viết tài liệu giáo khoa cho bậc GDPTCS đó nhóm CB không làm một minh được, sẽ do các giáo sư viết nếu vị nào đó thấy hứng thú với cách nêu vấn đề của nhóm CB.
4./ Rất có thể, bản thảo chuyện này tôi sẽ nhờ Anh cùng Từ Huy và Kim Quý đọc trước và cho comment(s).
5./ Lâu lắm không gặp anh…
PT.

Like
Reply ↓
[*]Tin Giáo dục - Page 2 Bdb8922965e165055885d3e9cd732c89?s=42&d=retro&r=G
Thanh Hải
11/05/2013 • 22:47
Cho cháu góp ý kiến nhỏ ạ. Theo kinh nghiệm đã từng gia sư nhiều em học sinh từ lớp 4 đến lớp 7 khi cháu còn là sinh viên thì ở đây mỗi khu vực hoặc quận, mỗi thành phố hay thị trấn bên Đức cũng đều có giáo trình dạy và học riêng! Thế nhưng học sinh của Họ khi chuyển trường hoặc chuyển cấp không gặp khó khăn do bị …học lệch tủ từ trước. Vậy vấn đề quan trọng không phải là Nội dung của giáo trình, mà là cách giảng dạy của Họ như thế nào.
Bên này em hay thấy Họ nhắc tới phạm trù “Rahmenbedingungen”, có nghĩa là những điều kiện Cần thiết để làm nền móng, làm khung cho chương trình học, chứ không phải là phạm trù “chương trình khung” ạ. Giáo viên đều được quyền tự tham khảo thêm các giáo trình ngoài quy định của nhà trường, nếu như điều này có lợi cho việc dạy và học. Vai trò của giáo viên không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn là hướng dẫn các em tự tìm tòi Tài liệu, thông tin, tự đánh giá, tổng hợp thông tin. Em thấy điều này mới đóng vai trò quyết định cho việc dạy và học có hiệu quả ạ!
Do vậy, thói quen suy nghĩ, đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề của học sinh lớp 5 ở Gymnasium bên này bắt đầu sắc sảo hơn, mang tính cá nhân, chứ không phải là dập khuôn tập thể. Học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên cũng có quan điểm khác nhau. Giáo viên Tôn trọng những ý kiến chính đáng của học sinh, nên học sinh có được sự tự tin, tự lập, tự chủ hơn. Điều này là lý do tại sao học gì, học ở trường nào, học sinh ở đây cũng học được ạ.

Like
Reply ↓
[*]Tin Giáo dục - Page 2 Fefa22d981cb5d36a0b22ab7ef77a948?s=42&d=retro&r=G
VietPiczZle
22/05/2013 • 00:24
Hy vọng Hướng tới sự lột xác một nền giáo dục đã quá cũ kỹ, nặng nề và lạc hậu.
Hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại hơn!

Like
Reply ↓
[*]Tin Giáo dục - Page 2 58be956d5938b6d81db0693309be3040?s=42&d=retro&r=G
Nguyễn Khánh Trung
22/05/2013 • 07:57
Trong khả năng của mình, cháu sẵn sàng hợp tác với Bác và nhóm Bác Phạm Toàn ah.
Liên quan đến bình luận của Thanh Hải về khái niệm « chương trình khung», có phải nó là curriculum (tiếng La Tinh) không ? Khái niệm này được những người nói tiếng Anh hiểu là toàn bộ những gì xảy trong một cấp học nào đó, chứ không chỉ là nội dung chương trình giảng dạy. Nghĩa là nó bao gồm cách tiếp cận, mục tiêu giáo dục quốc gia, chương trình và nội dung giảng dạy, cách thức thực hiện, cách thức đánh giá học sinh, vv. Tất cả những thứ này được nêu tổng quát, là những nét cốt lõi. Về chuyện này tôi nghĩ nên tham khảo The core national curriculum của Phần Lan đang có trên mạng thì rất rõ để biết cách tư duy và cách làm của họ. Tôi có bài viết ngắn nói qua về chuyện này đăng trên TTCT xin chia sẻ ở đây : http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/542793/xem-nguoi-phan-lan-lam-sach-giao-khoa.html
Tại Phần Lan, người giáo viên đứng lớp đóng vai trò hết sức quan trọng, họ là tác giả chính của nội dung giảng dạy, chương trình khung quốc gia chỉ là cái định hướng thôi. Ví dụ về môn Lịch Sử, trong chương trình khung quốc gia chỉ viết trong 4 trang giấy dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 9, trong đó ½ trình bày và mô tả mục tiêu môn học, mô tả mẫu hình lý tưởng mà thầy – trò phải lấy làm mục tiêu vươn tới, đó là hình ảnh của một nhà sử học (tuy các em mới chỉ là học sinh), phần còn lại là những nét cốt lõi mô tả nội dung môn học.
Trên cơ sở này hội đồng giáo dục địa phương mà thực chất là các giáo viên đứng lớp mới xây dựng curriculum địa phương và cho riêng các trường, nghĩa là các giáo viên là những actor chính chịu trách nhiệm về nội dung các môn học.
Tôi rất tâm đắc với những gì Thanh Hải kể ở Đức, tôi cũng ăn nằm 10 ngày trong một trường tiểu học ở Phần Lan và cũng thấy như thế, đó là cách đào tạo con người tự do, tự chủ của họ, điều này tôi nghĩ chẳng phải là giá trị hay chuẩn mực của riêng ai mà đã là định hướng chung cho toàn thế giới đã được UNESCO lưu ý.
[/list]
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Tin Giáo dục - Page 2 Empty Re: Tin Giáo dục

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 3 trang Previous  1, 2, 3  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết