TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Việt Sử                 I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Việt Sử                 I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Việt Sử                 I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Việt Sử                 I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Việt Sử                 I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Việt Sử                 I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Việt Sử                 I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Việt Sử                 I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Việt Sử                 I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Việt Sử                 I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Việt Sử                 I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Việt Sử                 I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Việt Sử                 I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Việt Sử                 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Việt Sử                 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Việt Sử                 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Việt Sử                 I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Việt Sử                 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Việt Sử                 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Việt Sử                 I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Việt Sử                 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Việt Sử                 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Việt Sử                 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Việt Sử                 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Việt Sử                 I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
TLT (2017)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
letansi (1008)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
pthoang (257)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
luck (220)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 
Admin (156)
Việt Sử                 I_vote_lcapViệt Sử                 I_voting_barViệt Sử                 I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Việt Sử

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Go down

Việt Sử                 Empty Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 9:28 pm



Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Wed May 31, 2017 4:49 pm; sửa lần 2.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 9:38 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 9:52 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 9:56 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:05 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:16 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:21 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:29 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:30 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:52 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:58 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 10:59 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 11:24 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 11:39 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 29, 2017 11:59 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:06 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:12 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:19 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:35 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:41 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:43 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 30, 2017 12:56 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed May 31, 2017 2:22 am

Trương Phúc Loan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


[ltr]Trương Phúc Loan (chữ Hán: 張福巒; ? - 1776) là một quyền thần cuối thời các Chúa Nguyễn ở Đàng trong. Trong hơn mười năm cầm quyền bính, Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành vì quyền lợi cá nhân, khuynh đảo chính sự ở Đàng trong, và ông là nguyên nhân chính khiến chính quyền các Chúa Nguyễn sụp đổ.

[/ltr]
[ltr]

Mục lục

  [ẩn] [/ltr]


[ltr]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Gia tộc Trương Phúc, nguyên người Quý Huyện, Thanh Hóa, ban đầu mang họ Trương Công sau được ban cho chữ Phúc (hậu duệ dòng họ Trương Phúc nay vẫn còn một số sinh sống ở Huế). Trương Công Gia nguyên giữ chức Điện tiền Đô Kiểm điểm Lương quận công của triều Lê đã đem gia quyến theo Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vào Nam. Khi làm Trấn Thủ Quảng Bình, Gia đã có công cùng Nguyễn Phúc TrungNguyễn Hữu Dật ngăn cuộc xâm lấn của quân Trịnh vào tháng 2 năm Đinh Mão (1627). Trương Phúc Phấn là con trai của Gia, là người có tài võ nghệ thao lược, theo cha lập nhiều công trạng được phong quan đến chức Cai cơ, năm 1630 (năm Canh Ngọ) được cử làm Trấn Thủ dinh Bố Chính. Năm 1640 (năm Canh Thìn), Phấn có công diệt trừ phản thần Nguyễn Khắc Liệt và năm 1648 cố thủ lũy Trường Dục ngăn chặn quân Trịnh vào Nam.
Phấn có hai người con là Đốc chiến Quận công Trương Phúc Hùng và Thống suất đạo Lưu Đồn Trương Phúc Cương đều được nhà Nguyễn xem là công thần. Trương Phúc Cương có công trấn giữ lũy Trấn Ninh ngăn quân Trịnh vào tháng 2 năm 1672, làm quan đến chức Chưởng dinh. Con thứ của Cương là Thái bảo Quốc công Trương Phúc Phan lấy con gái thứ ba của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Thái[1](Thái) là công nữ Ngọc Nhiễm (Tống Sơn quận công Thục phu nhân).
Tháng 10 năm 1703, khi làm Trấn Thủ dinh Trấn Biên, Phan có công tiễu trừ hải phỉ người Man An-Liệt (thực tế là thương quán của Công ty Ấn Độ thuộc Anh tự ý xây dựng tại Côn Lôn không xin phép Chúa Nguyễn Phúc Chu). Trương Phúc Loan là con thứ của Phan.

Hoán đổi ngôi Chúa[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Phúc Loan là con thứ của Thái bảo Phan quốc công Trương Phúc Phan cũng là cậu ruột của Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Nhờ vậy mặc dù không có công trạng, ông vẫn được cho phụ chính thân cận với Chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này. Loan tạo điều kiện để Vũ Vương quan hệ với người em chú bác ruột của chúa là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu[2] (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú[3](Thụ), cha của Vũ Vương) sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu cung.
Tháng 7 năm 1765 (tháng 5 năm Ất Dậu), chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, để lại di chiếu nhường ngôi cho công tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân[4] (Côn) năm ấy 33 tuổi. Tuy nhiên, do biết Phúc Luân là người thông minh, quyết đoán khó lấn quyền được nên Trương Phúc Loan đã âm mưu cùng Thái giám Chữ Đức (khuyết họ) và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thông bắt giam Nguyễn Phúc Luân, giết chết hai thầy học của Phúc Luân là Nội hữu Cai cơ Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỷ, đồng thời giả chiếu chỉ đưa công tử thứ mười sáu là Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa xưng hiệu là Định Vương. Cũng trong năm đó, Nguyễn Phúc Luân buồn và uất ức nên lâm bệnh được cho về nhà và mất vào ngày 24 tháng 10 năm 1765 (10 tháng 9 năm Ất Dậu).

Tập trung quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lên ngôi, Định Vương phong cho Loan chức Quốc Phó, quản lý bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm tàu vụ, lo việc thông thương với tàu bè ngoại quốc. Các quan chức quan trọng trong triều có Chưởng thủy cơ Nguyễn Phúc Viên; Nội hữu Chưởng dinh quản lý bộ Lại và bộ Binh Tả phủ Chưởng phủ sự dinh Quảng Nam Nguyễn Phúc Nghiễm; cả hai đều là con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền, xét ra là anh em ruột của bà Ngọc Cầu, mẹ Chúa Định Vương, và đều là những tay đam mê tửu sắc, không để ý gì đến chính sự. Hai con trai của Loan là Chưởng dinh Trương Phúc Thặng lấy công nữ Ngọc Nguyện và Cai cơ Trương Phúc Nhạc lấy công nữ Ngọc Đảo đều là con của Vũ Vương. Do đó, quyền hành trong triều của Trương Phúc Loan rất lớn.
Để trấn an dư luận, Loan tấu với Định Vương cho mời Nguyễn Cư Trinh, là vị quan có uy tín lúc bấy giờ, từ Gia Định về Phú Xuân thăng Lại bộ kiêm Tào vận sứ và phục chức Hàn lâm cho Nguyễn Quang Tiền vốn là người trung nghĩa, văn chương uyên thâm. Đối với hai người này, Loan có phần kiêng dè chút ít. Tuy nhiên, đến năm 1767, Cư Trinh mất và đến năm 1770, Quang Tiền cũng qua đời. Lúc này, Loan không còn kiêng nể ai nữa, mặc tình tự tung tự tác.

Lạm dụng quyền bính[sửa | sửa mã nguồn]

Để củng cố thế lực, Trương Phúc Loan tiến cử thân cận là Thái Sinh giữ Hộ bộ, đồng thời cho người thân tín tổ chức thu thuế ở các cảng sông, cảng biển quan trọng và thu thuế khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Nam mỗi năm ước đạt bảy tám vạn quan tiền bỏ vào túi riêng, chỉ nộp công khố khoảng một hai phần. Thêm vào đó, Loan công khai bán quan, chạy ngục nên đã thâu tóm được một tài sản kếch xù. Hằng năm, Loan bắt binh lính nộp 5 gánh đầy dây mây để thay thế dây xâu tiền bị hỏng. Tương truyền, có năm nước lụt ngập dinh thự của ông ở Phần Dương, sau khi nước rút phơi vàng bạc ở sân cho khô ráo sáng rực cả một góc trời.
Về chính sách xã hội, Loan đặt ra nhiều thứ thuế, hình phạt sách nhiễu nhân dân. Loan xui Chúa lập phường chơi xuân, mỗi phường gồm 15 người, mỗi người phải nộp thuế một quan tiền để khi có lễ hội thì tổ chức làm trò mua vui. Sưu cao, thuế nặng cộng thêm trong bốn năm năm liền thiên tai động đất, núi lỡ đã biến xứ Đàng trong từ vùng trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận nên gọi ông là Trương Tần Cối.
Thấy Nguyễn Phước Dục là người được nể trọng nên Loan gả con gái để cầu thân. Tuy nhiên, Dục vẫn giữ thái độ trung lập không theo phe Phúc Loan nên ông đâm ghét vu cáo Dục mưu phản rồi bãi chức của Dục mặc dù không tìm ra bằng cớ. Sau đó, Dục uất ức rồi chết.
Vào năm 1773 (Quý Tị), thấy Trương Phúc Loan lộng quyền, một số tông thất và đại thần trong triều tìm cách trừ ông nên mật giao cho quan Hàn lâm Ngô Đình Thứ và Tri phủ Trần Giai Đạo lén trộm ấn son làm giả thư của Loan thông đồng với quân Tây Sơn vứt ngoài đường. Tham mưu Tá (khuyết họ) bắt được thư lúc tuần tra đem trình cho Nội tả Chưởng cơ Bộ doanh là Nguyễn Phúc Văn (con thứ ba của Vũ Vương). Văn trình với Định Vương xin trị tội ông nhưng ông một mực kêu oan nên Định Vương bỏ qua. Phúc Loan cho rằng Tham mưu Tá và Phúc Văn thông đồng hãm hại mình nên ngầm bắt giam Tá rồi giết chết trong ngục. Đồng thời, cho người giả thư tố cáo Phúc Văn theo Tây Sơn yêu cầu tra xét ngay. Phúc Văn biết ông mưu hại nên bỏ trốn nhưng bị ông sai Cai đội Nguyễn Phúc Hương đuổi theo bắt được và dìm chết ở phá Tam Giang.

Suy vi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1771 (năm Tân Mão), ba anh em Nguyễn NhạcNguyễn LữNguyễn Huệ ở trại Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, vô gia cư, nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của Trương Phúc Loan phát động phong trào Tây Sơn. Với danh nghĩa lấy của người giàu chia cho người nghèo hợp với lòng dân, lực lượng Tây Sơn lớn mạnh nhanh chóng. Năm 1773 (năm Quý Tị), dưới danh nghĩa phò trợ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (con thế tử quá cố Nguyễn Phúc Hạo của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) trừ quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc khởi binh đánh chiếm Quy Nhơn, cướp kho lúa.
Nhận được tin báo, Định Vương cử binh đánh dẹp quân Tây Sơn nhưng những trận đầu đều bại. Tướng lĩnh hoặc tử trận hoặc hèn nhát bỏ chạy, quân lính tan rã nhanh chóng do huấn luyện kém trong thời bình và ý chí chiến đấu suy sụp vì Trương Phúc Loan nhận của đút lót để điều người này ra trận, cho người nọ ở nhà. Mãi đến tháng 4, năm Giáp Ngọ (1774), Điều khiển Gia Định Nguyễn Cửu Đàm, Lưu thủ dinh Long Hồ Tống Phúc Hợp và Cai bộ Nguyễn Khoa Thuyên mới tạm giữ chân được quân Tây Sơn ở Hòn Khói (Bình Khương).
Ở Đàng ngoài, tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774), Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (lên thay cha là Trịnh Doanh vào năm 1767 - Đinh Hợi) nhận được báo cáo của Trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Đạt về tình hình rối ren ở Đàng trong. Vốn là người quyết đoán, thông minh lại vừa dẹp yên các cuộc nổi dậy của Hoàng Công Chất ở Hưng Hóa, Lê Duy Mật ở Trấn Ninh, quân đội đang trong tư thế sẵn sàng nên Trịnh Sâm lập tức điều Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc và một số tướng lĩnh chủ chốt lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh dẹp Tây Sơn, khởi binh chinh phạt Đàng trong. Quân Trịnh tiến đến đâu quân Nguyễn hàng đến đó. Đến tháng 10, Ngũ Phúc đã chiếm được dinh Quảng Bình. Tháng 11, Trịnh Sâm thân chinh cầm quân vào Nghệ An hỗ trợ Hoàng Ngũ Phúc, ra thông cáo thiên hạ dấy binh vào nam để trừ quyền thần Trương Phúc Loan.
Đã có cớ trừ Trương Phúc Loan trong tay, Ngoại hữu Chưởng dinh Nguyễn Cửu Pháp và Tiết chế thủy bộ Nguyễn Phúc Cường (công tử thứ tư của Vũ Vương) tấu Định Vương bày mưu mời Loan đến bàn việc chống quân Đàng ngoài rồi bắt Loan giao nộp cho Hoàng Ngũ Phúc. Định Vương còn dâng vàng bạc kèm theo biểu, khải và thư cho Vua Lê, Chúa Trịnh và Hoàng Ngũ Phúc để làm kế hoãn binh. Đồng đảng của Loan là Hộ bộ Thái Sinh cũng bị bắt giam vào ngục (sau Sinh chết ở đấy). Của cải, nhà cửa của Loan đều bị dân, quân cướp phá không còn gì.
Thực tế, sau khi quân Trịnh ra thông cáo, Trương Phúc Loan đã tìm cách liên hệ với Hoàng Ngũ Phúc nhưng chưa nhận được câu trả lời từ phía Ngũ Phúc thì ông đã bị bắt. Ở hành dinh của quân Trịnh, ông sai con là Trương Phúc Tuấn ra sức hối lộ vàng bạc châu báu cho Hoàng Ngũ Phúc và các quan viên trong quân ngũ để cầu an và xin hoãn giải về Thăng Long. Khi được hỏi vàng bạc ở đâu mà có, Tuấn trả lời là do bán ruộng đất trong nhà để cứu mạng cha. Cuối cùng, Trương Phúc Loan cũng bị giải ra Thăng Long để chịu tội, trên đường đi, ông lâm bệnh rồi chết vào mùa đông năm Bính Thân (1776).

Chú giải[sửa | sửa mã nguồn]

[/ltr][list=references]
[*]^ Trang www.nguyenphuoctoc.net chép Nghĩa Vương húy là Nguyễn Phúc Thái
[*]^ Có nguồn ghi là Ngọc Châu, bà Ngọc Cầu về sau đi tu, đến năm thứ 3 triều Gia Long phong là Tuệ Tĩnh Thánh mẫu
[*]^ Trang www.nguyenphuoctoc.net chép Ninh Vương húy là Nguyễn Phúc Thụ, có sách còn chép là Thú
[*]^ Trang www.nguyenphuoctoc.net chép Hưng Tổ húy là Nguyễn Phúc Côn
[/list]
[ltr]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

[/ltr]

  • Việt Sử Xứ Đàng Trong, tác giả Phan Khoang, Khai Trí xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn.
  • Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, bản dịch Cao Tự Thanh, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội năm 1995.
  • Trang nhà của Nguyễn Phước Tộc (www.nguyenphuoctoc.net)
  • Việt Nam Lịch sử Giáo Trình (thời kỳ tự chủ - quyển hạ), tác giả Đào Duy Anh, Phòng Chính trị Liên Khu Năm xuất bản năm 1949.
  • Việt Nam Sử Lược, tác giả Trần Trọng Kim, Tân Việt xuất bản năm 1958 tại Sài Gòn.
  • Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tác giả Phạm Văn Sơn, Khai Trí xuất bản năm 1960 tại Sài Gòn.

[ltr]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

[/ltr]
[ltr]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

[/ltr]

Thể loại: 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed May 31, 2017 2:33 am

Nhà Tây Sơn và Trương Thúc Loan

Từ xưa đến nay, thường những kẻ bạo ngược tham lam, thế nào rồi kết cuộc cũng nhận lãnh cái chết thảm thương! Vinh hiển đó, nhưng tàn bại rồi cũng sắp gần kề đó mà thôi. Trong lịch sử nước ta, làm vua như Lê Long Ðỉnh (con thứ của Lê Hoàn - Lê Ðại Hành) là một vị vua tàn bạo dâm loạn (róc mía trên đầu nhà sư, chơi bời quá độ không thể đi lại, khi nhập triều phải nằm trên sạp để ban bố lệnh cho các quan, do đó ông ta mới có hỗn danh "Lê Ngọa Triều").
          Chuyện tàn bạo của vua là vậy, còn chuyện tàn bạo của chúa, các đại thần lấn áp vua, sát hại đồng liêu, chuyên quyền phản nghịch, tham lam dâm loạn, thì sao? Ðiều này phải nói là đã có xảy ra quá nhiều trong lịch sử thế giới, riêng Việt Nam ta không phải là chuyện ít... cụ thể như: Trần Thủ Ðộ (cuối đời Lý, chuyên quyền, bức tử vua Lý Huệ Tôn, ép Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh mặc dầu hai vị này chỉ là hai đứa bé - Trần Cảnh lúc lên 5, được Trần Thủ Ðộ đem vào cung chơi với Lý Chiêu Hoàng cho có bạn, Ðộ bắt Cảnh phải lo chuyện phục dịch như têm trầu và mời trầu cho Nữ Hoàng. Lâu ngày, hai trẻ mến nhau, sau hai năm cận kề, Ðộ thấy mưu việc lớn của mình có thể thành, bèn ép Nữ Hoàng phải lấy Cảnh làm chồng ở lứa tuổi dưới 10. Vì còn bé nhỏ, chuyện sinh đẻ chưa có thể xảy ra, nhân cơ hội Lý Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, anh ruột của Cảnh, đang có thai, Ðộ ép Trần Liễu phải xuống tóc đi tu, và ép Cảnh phải lấy Thuận Thiên vừa là chị vợ, vừa là chị dâu. Ðộ nghĩ rằng dòng họ Trần làm gì cũng đã có người nối dõi...
          Trước chuyện không mấy vừa lòng như vậy, Trần Cảnh không chịu, từ bỏ ngai vàng đến chùa tu, Ðộ cho biến ngôi chùa thành nơi cung đình, vị trụ trì chùa phải van lạy nhà vua nên trở lại cung đình. Chưa hết, trong đường lối trị quốc của Ðộ, vì không muốn máu huyết nhà Trần lưu lạc ra ngoài nên ép buộc tất cả con cháu trong hoàng tộc phải kết duyên với nhau. Về sống với Trần Cảnh, Thuận Thiên đã khai hoa nở nhụy bào thai con của Liễu - tức Trần Quốc Tuấn (Hưng Ðạo Vương), và rồi bà ta đã tiếp tục sinh cho Cảnh một bé trai - vua Trần Nhân Tôn sau này...).
          Hồ Quí Ly (cuối đời Trần, làm quyền nhiếp chính, ỷ thế là ông ngoại vua, vua còn nhỏ, nên lấy cớ chưa đủ sức lo việc xã tắc, chèn ép các quan, bắt phải đồng thanh kiến nghị bảo vua nhường ngôi lại cho ông ta, và lập nên nhà Hồ). Lê Sát (sau khi Lê Lợi mất, ỷ thế là công thần, ép vua chơi bời trác táng, luôn tìm cách mưu hại các công thần khác, nổi bật là vụ án Thị Lộ để "tru di tam tộc" công thần Nguyễn Trãi, vì Trãi dám để nàng hầu Thị Lộ của mình "mây mưa" với vua, đến nỗi vua phải cố sức đáp ứng rồi bị "thượng mã phong"...).
          Mạc Ðăng Dung (thời Lê Chiêu Tông, nắm binh quyền, lợi dụng tình hình rối ren nội loạn, phế bỏ vua lên ngôi lập ra nhà Mạc). Chúa Trịnh có Trịnh Giang hoang dâm vô độ, các quan lại tại phủ chúa can ngăn là cho giết thẳng tay. Chúa Nguyễn cũng lắm chuyện, nhưng nhân vật nổi bật nhất là Trương Phúc Loan...
          Những người vừa kể trên, theo thứ tự đều xảy ra trước thời Tây Sơn. Riêng Trương Phúc Loan, nhân vật sau cùng, người viết xin được viết ra đây, vì dầu sao Trương Phúc Loan cũng có ít nhiều dây dưa rễ má với Tây Sơn thông qua tên tuổi giáo Hiến, vị gia sư duy nhất của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
          Như vậy, Trương Phúc Loan là ai và có oán thù gì với Tây Sơn?
          Ngược dòng thời gian, người ta biết được tại đất Thanh Hóa, có gia đình họ Trương, là một thổ hào tên tuổi trong vùng. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, Trương Công Ðiều là con trưởng của gia đình họ Trương được Hoàng trọng dụng trong công cuộc lập nghiệp lớn sau này. Ðiều là người tư chất thông minh, văn võ toàn tài nên Nguyễn Hoàng đã giao cho giữ chức Trấn Thủ Quảng Bình. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra, ngay trận đầu tiên, Ðiều đã dành thắng lợi về cho chúa Nguyễn (1627 đánh tan được đợt tấn công lần thứ nhất của quân Trịnh vào Thuận Hóa). Ðể tỏ lòng mến mộ người thuộc tướng giúp mình, Nguyễn Hoàng cho Ðiều được đổi chữ Công (Trương Công Ðiều) ra chữ Phúc cho giống với Phúc của dòng họ Nguyễn Phúc... mình. Từ đó, họ Trương Công... biến mất và trở thành Trương Phúc... cho mãi con cháu về sau.
          "Hổ phụ sinh hổ tử", con trai của Trương Phúc Ðiều là Trương Phúc Phấn không kém gì về tài thao lược như cha, cũng phá được sự xâm lăng của quân Trịnh ở lần thứ tư (1468, cuộc chiến Trịnh Nguyễn đã đến hồi khốc liệt, Trương Phúc Phấn cùng con trai Trương Phúc Hùng đốc thúc ba quân trấn giữ kiên cố lũy Trường Dục, quyết không để quân Trịnh vượt qua lũy này, và như thế là đã phá được sức tiến quân của Trịnh). Trương Phúc Phan là con Trương Phúc Cương (Cương là con trai thứ hai của Trương Phúc Phấn em Trương Phúc Hùng), cũng là người tài giỏi, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong phủ chúa Nguyễn, tài thao lược không kém gì nội tổ, từng phá tan và dẹp yên bọn giặc biển chuyên nổi dậy quấy nhiễu vùng Côn Lôn... Trương Phúc Phan là cha vợ của chúa Ðỉnh Quốc Công Nguyễn Phúc Trú (1725-1738), chính là ông ngoại của chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát.
          Trương Phúc Loan ra đời trong gia đình quí tộc, cao sang này. Loan là con trai của Trương Phúc Phan, là cậu ruột của chúa Vũ Vương. Với thân thế của cha ông cũng như chính bản thân như vậy, thật không thể khiến Trương Phúc Loan tránh khỏi chuyện một thời làm mưa làm gió nơi cung đình chúa Nguyễn... "Ðại Nam Liệt Truyện" (tiền biên) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn (Gia Long) viết: "...Trương Phúc Loan dùng thân thế để làm Quốc Phó. Khi Thế Tông (miếu hiệu của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) băng, chiếu theo thứ tự thế tập, đáng lẽ Hưng Tổ (Nguyễn Phúc Luân) lên thay, nhưng Trương Phúc Loan thấy ông này đĩnh tuệ anh quả, sợ không thể khiến được, nên Loan đã mạo chiếu bỏ ngục Hưng Tổ. Duệ Tông (Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần) năm ấy mới 12 tuổi, lợi dụng tuổi thơ ấu này, Loan mưu cùng Thái Giám Chữ Ðức và Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Thông làm một di chiếu giả rước Duệ Tông lên nối nghiệp Chúa. Duệ Tông lên ngôi rồi, Loan bèn dạy cho các thứ chơi bời, không thiếu một thứ gì. Thấy Loan có công lớn như vậy, chúa Ðịnh Vương mới phong cho Loan làm Quốc Phó, lo việc Bộ Hộ, cai quản Tượng Cơ, kiêm luôn Tào Vụ (coi việc tàu bè ra vào các cảng). Trương Phúc Loan cho con cả của mình tên Thặng cưới con gái thứ hai của Thế Tông là Ngọc Nguyên, và con trai thứ ba là Nhạc cưới con gái thứ bảy Ngọc Thọ. Cả hai người đều giữ chức Chưởng Dinh, Cai Cơ. Phú quí danh vọng dồn vào nhà đó, và Loan thì giữ tất cả quyền bính trong triều, ngoài tỉnh. Ông lại đem người trong đảng của ông là Thái Sinh làm Bộ Hộ, chia ra coi các việc trọng yếu. Càng ngày ông càng kiêu hãnh, tham lận, tàn nhẫn, ăn ở bậy bạ, không còn biết sợ ai. Thiên hạ gọi ông là Trương Tần Cối (Tần Cối là gian thần đời Tống Cao Tông 1127-1162 - Trung Hoa, giết hại lương tướng Nhạc Phi). Lúc đầu Loan thấy Tôn Thất Dục (con trai thứ năm của chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) là người Hoàng Gia, làm quan to, được tôn kính trọng vọng, Loan nghĩ có thể nhờ cậy, bèn gả con gái cho. Tuy phận là rể, nhưng Dục cứ một mực ngay chính, không chịu luồn cúi. Loan tức giận lắm, ngầm bảo thuộc hạ vu cho Dục mưu phản, và dầu tìm không ra tội trạng, Loan cũng bắt Dục thôi làm quan. Loan cư xử thảm ngược như vậy đối với nhiều kẻ khác nữa. Về lương riêng của ông, Loan thu sản phẩm, thuế má các miền Lê Nguyên, Thu Bồn, Trà Sơn, Ðồng Hương, hàng năm được bốn hoặc năm vạn quan. Bộ Hộ, Tào Vụ, và các chức vụ khác đem lại cho ông không dưới ba bốn vạn quan. Ông còn bán chức tước, hối lộ ngục thất để làm giàu. Vàng, Bạc, Châu, Ngọc, Lụa chất thành núi trong nhà. Ruộng vườn, nhà cửa, tôi tớ, trâu ngựa của ông không đếm xuể. Ông còn có biệt thự ở làng Phấn Dương. Có một năm vào mùa Thu bị lụt lớn, bao hòm của ông bị ngập. Khi nước rút rồi, ông đem vàng ra phơi nắng, nhấp nhánh cả một sân. Hàng ngày, đến ba bữa ăn của ông là bọn đầu bếp làm om sòm cả chợ. Ðồ ăn đầy mâm mà ông vẫn than van không có gì ngon miệng. Ông chỉ ăn được một tí mắm trắng, tục gọi là mắm vãnh, cùng uống nước chè mà thôi..."
          Chuyện tự ý phế lập chúa của Trương Phúc Loan, bất cứ ai trong phủ chúa cũng không dám hé môi cản ngăn, chỉ duy một mình Trương Văn Hạnh (Ngoại hữu của chúa Nguyễn) phản đối. Trương Phúc Loan đã tìm cách giết chết ông này. Trương Văn Hạnh là người giao du rộng, nhà lúc nào cũng có nhiều khách giang hồ tứ xứ đến chơi. Một người Minh Hương, dòng dõi quí tộc nhà Minh tên Lý Nguyên Hiến, văn hay võ giỏi xin được kết nghĩa huynh đệ với Trương Văn Hạnh, và được Trương Văn Hạnh lấy Họ của mình mà đặt tên cho Hiến. Từ đó Hiến trở thành Trương Văn Hiến. Khi Hạnh bị Trương Phúc Loan giết, Hiến sợ bị liên lụy và không còn ai có thể rửa oan cho Hạnh, bèn trốn vào cư ngụ tại ấp An Thái, huyện An Nhơn, mở trường dạy học (cả võ lẫn văn). Nhờ tài học và nhất là giỏi về khoa lý số, ông đã tìm ra được những học trò có căn cơ đế vương như anh em Tây Sơn để phục thù cho người anh kết nghĩa Trương Văn Hạnh?... Người viết bài này nghĩ rằng đây có thể là một trong những nguyên cớ khiến giáo Hiến mạnh dạn đổi họ "Hồ" của anh em Tây Sơn ra họ "Nguyễn" là như vậy chăng (?).
          Năm 1765, triều đình chúa Nguyễn đi vào bước suy vong không thể cứu vãn. Nịnh thần chuyên quyền làm bậy, dân chúng ta thán, điêu linh, khổ ải trăm đường, nạn đói tràn lan khắp vùng Nam Hà. Ngô Thế Lân, một nhà nho yêu nước đến vấn nạn nhà chúa: "Trong đời các chúa trước cai trị, đất còn hiếm, dân còn ít, phía Nam chưa có Gia Ðịnh phì nhiêu, phía Bắc còn có Hoành Sơn phải sợ, giặc giã hết năm này qua năm khác, vậy mà dân không đói kém, trong xứ dư thừa thức cần. Nay thiên hạ hưởng thái bình đã lâu, đất rộng, dân nhiều, đất có thể trồng trọt được đã cày hết, núi có thể sinh lợi đã được tận xuất, thêm vào đó còn có ruộng của Phiên Trấn, Long Hồ, lại không có tai nạn đại hạn hay lụt ngập, vậy mà từ năm Mâu Tý (1768) đến nay, giá lúa vọt lên cao, mực sinh hoạt dân đói kém. Hỏi nguyên cớ tại đâu?" (Ðại Nam Thực Lục, tiền biên). Sách Thực Lục tiền biên viết: "Thuận Hóa đại cơ, mễ nhất hạp trực giá tiền nhất mạch, đồ hữu ngạ phu, nhân gia hoặc chí tương thực" (Thuận Hóa đói lớn, một chén gạo giá một quan tiền, người chết đói nằm đầy đường, trong nhà người ta giết lẫn nhau mà ăn).
          Tây sơn khởi nghĩa năm 1771, cả triều thần chúa Nguyễn đều biết, nhưng Ðịnh Vương và Trương Phúc Loan không lo lắng gì cả, điều này trong sách Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Quốc Sử Quán triều Nguyễn) đã viết: "...Năm Quí Tỵ (1773), mùa Xuân, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc mở cờ làm loạn. Có tin ở biên thùy cáo cấp, nhưng vì bình yên đã lâu, không phải đánh trận nào, nên tướng sĩ ươn ế, kẻ kiếm cớ này, người tìm kế khác để thoái thác. Loan lại giở thói ăn hối lộ của người này mà chỉ định người khác ra trận thay..." Chúa Ðịnh Vương thấy ông ngoại Trương Phúc Loan ngày trở nên lộng hành không cách gì kềm chế được, hơn nữa sau vụ Loan tìm cách giết Tôn Thất Dục chú ruột của mình, nên ngầm đồng ý với Tôn Thất Văn (con trai của Tôn Thất Dục) cầu cứu với viên Trấn Thủ Nghệ An Bùi Thế Ðạt đem quân tiêu diệt Trương Phúc Loan. Ngày 8 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), Bình Nam tướng quân Hoàng Ngũ Phúc phát ra bài hịch kể tội Trương Phúc Loan: "Tả tướng Trương Phúc Loan là người đẩu sao tiểu khí, quỉ vức tà tâm, thân thiết với hạng đàn bà con gái, tử thế với bọn thao thiết xư cơ, tin dùng những kẻ gian tặc hãm hại những người trung lương, tìm cách ly cựu gián thân, tự ý giết kẻ này lập kẻ khác, thật có tay chân mà chẳng khác gì sài lang, thích thú vào những điều cay việc độc, thật đội mũ mặc quần mà giống hệt như cầm thú, lấy thuế dân nặng như hút máu mủ, bớt lương lính như nhổ răng nhổ móng. Cách cai trị nguy cấp như lửa cháy lông mày, các hình phạt thâm độc như chọc thủng mắt, xui dân oán hận, đảo lộn ngôi thứ, khiến quân Tây Sơn kết tụ bọn gian manh làm đồ đảng, đông như kiến như ong, chiếm cứ đất màu mỡ ở Quảng Nam, lùng chạy khắp nơi như heo như sói. Thế là giặc nổi lên mạnh bằng trời, bọn lưu manh ở biên giới tràn ra khắp mặt đất. Vì vậy muốn cho dân chúng sống lại, ta vội đem binh sĩ đầy sinh lực vào trước là có ý giết cường thần, sau là dẹp loạn tặc, khử trừ tàn bạo, cứu vận nước cho khỏi gian nguy, để bảo toàn lục thống và duy trì việc tế tự tiên vương. Thật ta vào đây là vì nghĩa cứu nguy, chớ không vì tham lam muốn thừa lúc gian nan để lợi dụng..." (Thực Lục tiền biên). Ngày 23-10, Hoàng Ngũ Phúc cho người mang thư vào Phú Xuân buộc Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần phải đầu hàng và bắt nộp Trương Phúc Loan. Nhận được thư của Phúc, chúa Nguyễn Phúc Thuần biết rằng không thể cưỡng lại nữa, nên sai Nguyễn Cửu Pháp và Tôn Thất Huynh bắt Quốc Phó Trương Phúc Loan kèm theo 10 thoi vàng thượng tiến (mỗi thoi 24 lượng) và nhiều phẩm vật khác giao nộp cho Hoàng Ngũ Phúc.
          Phúc nhận được phẩm vật, sai quân lính chuyển về phía sau, còn Trương Phúc Loan thì bị đem ra chém ngay trước ba quân để thị uy. Nhận được lễ vật cùng người đúng như nội dung của thơ mà Phúc viết cho chúa Nguyễn, nhưng Phúc không chịu dừng bước cứ xua quân tiến thẳng vào Phú Xuân với ý đồ tiêu diệt luôn chúa Nguyễn theo lệnh của chúa Tĩnh Ðô Vương Trịnh Sâm.
          Cuộc đời phản thần của Trương Phúc Loan đã chấm dứt, đó là vào Lập Ðông năm Giáp Ngọ (1774). Trương Phúc Loan chết đi, âu cũng là chuyện phải có nhằm trả giá xứng đáng cho điều mình gây nên, chỉ tội nghiệp cho cơ đồ hơn trăm năm của chúa Nguyễn gây dựng phải tan tác theo sau đó mà thôi.
 
          HỒ VĂN QUANG
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed May 31, 2017 2:48 am

Trang Sử Việt: Vũ Văn Nhậm


(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________


VŨ VĂN NHẬM

(? - 1788)

Vũ Văn Nhậm quê Quảng Nam, là một nhân tài của nhà Tây Sơn, ông là rể của Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc. Năm 1787, Bắc Bình Vương cử ông đem quân ra Bắc Hà trừ Nguyễn Hữu Chỉnh phản phúc, lộng quyền. Chỉnh cự không lại, phò vua Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy đến vùng Yên Thế.
Vũ Văn Nhậm cho quân truy bắt được Chỉnh đem về hành tội và giết chết, Nhậm không tìm được vua Lê Chiêu Thống phải đưa Lê Duy Cẩn làm giám quốc. Thấy Nhậm tự quyết việc tôn lập, tự đúc ấn quan riêng, tự ý tu bổ lại thành Thăng Long. Ngô Văn Sở bèn viết thư báo tin Nguyễn Huệ: “Vũ Văn Nhậm hống hách, ngang tàng và có ý làm phản”.
 Nguyễn Huệ lập tức dùng quân kỵ, ngày đêm đi gấp ra Thăng Long. Giữa đêm, Vũ Văn Nhậm còn đang ngủ vào bắt giết liền tại chỗ. Xong đâu đấy, truyền gọi các quan văn võ ở đấy vào yết kiến, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, để Lê Duy Cẩn làm giám quốc lo việc tế lễ, cử Ngô Thời Nhậm làm Lại bộ Tả thị lang.
Các quan nhà Lê lúc ấy, có người ở lại nhận chức, có người trốn đi ở ẩn, có người tử tiết. Bắc Bình Vương chỉnh đốn các quan lại, tướng sĩ ở Thăng Long xong thì trở về Nam.
*- Thiết nghĩNguyễn Huệ giết Nhậm, còn là một nghi án?! 
1- Nguyễn Huệ vì ganh tài của Vũ Văn Nhậm, mà giết hại?!
2- Nguyễn Huệ giết Vũ Văn Nhậm, nhưng chưa có gì rõ rệt là bội phản, như vậy có thể giết lầm chăng?!
Dù sao, “Bắc Bình Vương là anh hùng lỗi lạc, không vì tỵ hiềm mà giết tướng, nếu muốn giết Vũ Văn Nhậm thì đã giết từ trước. Cũng không vì nghe lời người khác mà giết cháu rể, nhưng anh em Tây Sơn đang xung đột, nghe tin phản phúc, ngại lưỡng đầu thọ địch mà ra tay trước là thượng sách chăng?!”.
Cảm khái: Vũ Văn Nhậm
Vũ Văn Nhậm, bậc tướng tài ba!
Danh vọng lắm khi, gẫm xót xa!
Nghi kỵ, quân tình nhiều rối rắm!
Tranh giành quyền lực, khó hài hòa!
 

Nguyễn Lộc Yên
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết