TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Việt Sử                 - Page 3 I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
TLT (2017)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
letansi (1008)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
pthoang (257)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
luck (220)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 
Admin (156)
Việt Sử                 - Page 3 I_vote_lcapViệt Sử                 - Page 3 I_voting_barViệt Sử                 - Page 3 I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Việt Sử

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed May 31, 2017 5:50 pm

800 năm hoài cố hương
TT - Tích xưa kể rằng nhà vua Cao Ly Kojong nằm mộng thấy một con chim lớn bay từ phương Nam đậu lại bên bờ Tây Hải, như báo điềm gặp được dũng tướng phương xa.
Việt Sử                 - Page 3 YrfQo55gPhóng to
“Thụ hàng môn” - nơi có bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại Hoa Sơn - Ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”
Sau đêm mộng báo điềm, nhà vua Kojong sai người đến Tây Hải tìm kiếm và gặp được hạm đội của Kiến Bình vương Lý Long Tường vừa trôi dạt vào bờ. Vị hoàng thân nước Nam được diện kiến nhà vua và các đại thần triều Goryeo.
Kỳ 1: Hoàng tử ra đi
Tướng quân tha hương
Theo các tài liệu phóng viên Tuổi Trẻ thu thập được qua chuyến đi Hàn Quốc, nhà vua Kojong đối đãi rất tốt với hoàng thân Lý Long Tường, đồng ý cho trú ngụ tại một khu đất rộng ở Hae-ju, tỉnh Hwang-hae (Hoàng Hải). Từ đó, hoàng thân Lý Long Tường cùng tướng sĩ, thân bằng quyến thuộc bắt tay xây dựng cuộc sống lưu vong trên đất khách bằng các nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và cả mở trường dạy thi phú, lễ nhạc, võ thuật...
Những hậu duệ Lý Long Tường đang sinh sống tại Seoul khi kể lại dòng dõi của mình đã không giấu niềm hãnh diện về sự kiện vẫn còn lưu trong nhiều sách sử cổ hay truyện dã sử Hàn Quốc về “Hoa Sơn tướng quân”: “Năm Quí Sửu 1253, quân Mông Cổ cậy binh hùng tướng mạnh xâm lăng Cao Ly. Lý Long Tường năm ấy đã vào tuổi thất thập cổ lai hi, nhưng vẫn cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, dân chúng trong vùng xây thành An Nam chống trả quân Mông Cổ suốt năm tháng ròng.
Ông còn mang binh pháp Đại Việt ra để tham mưu cho các tướng lĩnh Cao Ly và kết quả cùng lập chiến công lớn khi đánh bại giặc Nguyên Mông”. Vua Kojong đã phong Lý Long Tường làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại nơi quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên nơi họ Lý trú ngụ là Hoa Sơn. Nên từ đó dân chúng trong vùng suy tôn Lý Long Tường là Hoa Sơn tướng quân hay Bạch mã tướng quân (dũng tướng cưỡi ngựa trắng).
Một điều khiến hậu duệ họ Lý ngày nay không khỏi xúc động là chi tiết gia phả kể lại năm xưa, dù được vua sở tại trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Hoa Sơn tướng quân vẫn không nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý và muốn mọi người có một nơi chốn cụ thể để hoài niệm cố hương. Vào cuối đời, ông hay lên đỉnh núi Quảng Đại, ngồi nhìn về phương Nam xa xăm mà lệ tuôn trào vì nỗi nhớ quê. Vì thế ngày nay nơi này được gọi là Vọng quốc đàn.
Theo văn bia nơi “Thụ hàng môn” ở Ongjin, con cháu Hoa Sơn tướng quân có rất nhiều người đỗ đạt làm quan, giữ học vị cao hoặc có chức tước trọng thị trong triều đình Cao Ly. Một chi tiết phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận được tại Hàn Quốc là đến hậu duệ đời thứ 6 của Lý Long Tường, danh sĩ Lee Maeng Woo trung thành với triều đình Goryeo đến nỗi khi triều đại vua Chosun bắt đầu thì ông quyết từ quan trở về quê ở ẩn để thể hiện lòng trung nghĩa “một tôi trung không thể thờ hai vua”. Các hậu duệ họ Lý cho rằng cha ông họ “đã thể hiện truyền thống về sự trung thành và chính trực rất đáng tự hào trên đất khách!”.
Gia phả Lý Hoa sơn cho biết trên đất Cao Ly, dòng dõi họ Lý lại chia làm hai nhánh rẽ. Một số hậu duệ của Lý Long Tường từ Hoa Sơn đã di cư xuống miền Nam (tức Hàn Quốc ngày nay), lập nghiệp tại vùng An-dong và Bong-hwa (gần thành phố lớn Daegu). Qua nhiều đời, đến khi xảy ra cuộc chiến Triều Tiên thập niên 1950, cũng như nhiều người Triều Tiên, con cháu dòng họ Lý lại thêm một lần chia ly sống ở hai miền Triều Tiên. Hiện nay dòng họ Lý Long Tường ở Hoa Sơn ngày xưa còn khoảng 1.500 hộ ở CHDCND Triều Tiên, còn ở Hàn Quốc thì trên 600 người. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, các hậu duệ họ Lý lại về Hoa Sơn dự lễ tế tổ, gióng lên chín tiếng trống tượng trưng cho chín đời vua triều Lý để mọi người tưởng nhớ quê hương.
Việt Sử                 - Page 3 Y4IVee2xPhóng to
Trung Hiếu đường do hậu duệ Lý Long Tường xây theo kiểu kiến trúc mái đình Đại Việt tại Bong-hwa (Hàn Quốc) - Ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”
“Tuy sống xa vạn dặm…”
Trải qua mấy trăm năm, các hậu duệ họ Lý ly hương đã có nhiều người tìm đường quay trở về cố hương. Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn dân quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam VN (ngày 6-11-1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.
Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường. Nhiều người thuộc dòng họ Lý tại Hàn Quốc còn cho biết trước năm 1975, ông Lý Khánh Huân - hậu duệ đời thứ 30 của Lý Long Tường - đã cất công sang Sài Gòn tìm kiếm cội nguồn nhưng ông chưa thể toại nguyện trong lúc đất nước VN còn chiến tranh.
Tại Seoul, qua sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Hàn Quốc, phóng viên Tuổi Trẻ đã có được một bộ phim tư liệu quí giá do Đài truyền hình quốc gia KBS thực hiện về dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc (phát sóng cuối năm 1995).
Bộ phim chứa thông tin về một cột mốc quan trọng: Ngày 18-5-1994, người con của ông Lý Khánh Huân là ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 - đã sang VN, lần đầu tiên về đến tận từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế (thờ tám vị vua Lý).
Ông Lý Xương Căn (từng làm chủ tịch ủy ban tổ chức những người họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc) đã ghi vào sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế rằng: “Cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt”. Các hậu duệ họ Lý cho rằng có thể hiểu “sứ mệnh đặc biệt” ở đây chính là việc tìm lại được quê cha đất tổ như nỗi mong đợi hàng trăm năm qua của dòng dõi.
Năm 1995, người con hậu duệ đời thứ 31 ấy lại trở về VN nhiều lần. Ông dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 tại quảng trường Ba Đình, được gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và đã tặng nhà lãnh đạo VN tấm liễn có dòng chữ đầy ý nghĩa: “Tuy sống nơi xa vạn dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam”. Năm 2001, ông Lý Xương Căn thành lập Công ty cổ phần Việt Lý hoạt động trong ngành xử lý nhựa ở Hà Nội. Năm 2005, ông bắt đầu xúc tiến việc xây nhà thờ tổ tại huyện Từ Sơn.
Sau bộ phim tư liệu của Đài KBS, đến lượt Đài truyền hình tư nhân SBS cũng sang VN thực hiện phóng sự tài liệu về chuyến đi tìm về cội nguồn của những hậu duệ Lý Long Tường mang tên “Trở về quê hương sau 800 năm”. Phóng sự này phát sóng tại Hàn Quốc năm 2002 tiếp tục tạo nên sự xúc động đối với nhiều người mang dòng họ Lý sống trên đất khách.
Có hai họ Lý!
Trước khi Lý Long Tường sang Cao Ly năm 1226, đã có một người thuộc vương triều Lý là Kiến Hải vương Lý Dương Côn, chức tước đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 (tức trước Lý Long Tường 76 năm). Lý Dương Côn là hoàng tử con nuôi của vua Lý Nhân Tông, khi vua Lý Thần Tông băng hà, triều thần muốn đưa Lý Dương Côn lên làm vua nhưng không được, rốt cuộc ông phải ra đi để tránh bị diệt trừ hậu họa trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.
Tại Hàn Quốc, giáo sư sử học Pyun Hong Kee đã công bố công trình nghiên cứu của mình về dòng họ Lý gốc Việt thứ hai tại Hàn Quốc, được gọi là dòng họ Lý Tinh thiện - hậu duệ của Lý Dương Côn. Theo gia phả “Tinh thiện Lý thị tộc phả” lưu tại Thư viện quốc gia Hàn Quốc, hậu duệ đời thứ 6 của Lý Dương Côn là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao Ly: tướng quân Lý Nghĩa Mẫn nổi lên dưới triều vua Uijiong, kế đó theo phò tướng Jeong Jung-bu, sau này giữ chức tể tướng suốt 14 năm.
Tiếc là một cuộc binh biến trong triều đã hạ sát Lý Nghĩa Mẫn cùng các con trai, chỉ còn một người anh bà con trốn thoát. Từ đó dòng họ Lý Tinh thiện phát triển không mạnh mẽ dù hậu duệ vẫn còn đến hôm nay (như giáo sư Lý Gia Trung ở Đại học Seoul). Công lao của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn từng được phản ánh trong một bộ phim truyền hình nhiều tập thể loại dã sử do Đài truyền hình KBS phát sóng cuối năm 2002, trong đó đề cập cụ thể Lý Nghĩa Mẫn có dòng dõi từ vua nhà Lý ở An Nam.
Có một chủ tịch tập đoàn tài chính ở Seoul tìm lại gốc gác qua gia phả, nhiều lần sang VN thắp hương cúng bái tổ tiên và quyết định góp tay đầu tư phát triển kinh tế ở VN. Từ đó, dòng máu Việt trong ông không ngừng thôi thúc...
Kỳ tới: Đừng gọi tôi là người nước ngoài
(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed May 31, 2017 5:56 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 2:40 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 2:43 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 2:48 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 2:53 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 2:58 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:01 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:05 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:11 pm

Hận Đồ Bàn
Ranh Giới Nước Chiêm Thành qua sử liệu
Việt Sử                 - Page 3 Vs20_29
- Chiêm Thành xưa là đất Việt Thường, cho nên vua Gia Long trong lúc cầu phong với nhà Thanh, đã viết: "Ngay từ thời lập quốc, lãnh thổ của Tổ tiên ta bao gồm cả vùng đất Việt Thường". Căn cứ vào sử Trung Hoa, vùng này đời Tần gọi là Lâm Ap, thuộc Tượng Quận. Đời Hán đổi thành huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam của Van Lang, lúc đó đã bị người Tàu cưởng chiếm và đô hộ, sau khi tiêu diệt nhà Triệu của người Việt. Năm thứ 2 Vĩnh Hòa Hậu Hán, vua Thuận Đế, có viên công tào trong huyện tên Au Lân, nổi lên giết quan huyện, chiếm xứ này, tự xưng làm vua Lâm Ap. Đến đời nhà Tuỳ chiếm lại đất này, cải thành Sung Châu rồi lại đổi thành Lâm Ap như cũ, thống hạt 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang và Nam Cực. Cuối đời Trinh Nguyên nhà Đường (785) bỏ hẳn.Tóm lại xưa nay ai cũng đồng chung quan điểm là nước Chiêm Thành ra đời từ đầu thế kỷ thứ 2 sau TL và tồn tại tới năm 1693 thì bị diệt vong. Về lãnh thổ, thì hầu hết các nguồn tài liệu đều nói nước Chiêm Thành nằm trên duyên hải miền Trung Việt Nam, phiá bắc từ Đèo Ngang vào tới Bình Tuy ngày nay. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng vương quốc Chiêm Thành, bao trùm cả vùng duyên hải lẫn cao nguyên Trung Phần, vậy đâu là sự thật?
1-RANH GIỚI NƯỚC CHIÊM THÀNH:
Trong suốt chiều dài lịch sử, hầu như biên giới giữa Việt-Chiêm không bao giờ cố định vì chiến tranh triền miên giữa hai nước. Và cứ mỗi lần như thế, thì biên giới lại thay đổi cho tới năm 1471, lần đầu tiên vua Lê Thánh Tôn mới cho dựng bia đá trên núi Thạch Bị (đèo Cả, giữa Phú Yên -Khánh Hòa), từ đó ít ra trên giấy tờ mới thấy có sự minh định. Với người Chàm, thực tế chưa bao giờ có một ý niệm ranh giới đối với các lân bang. Theo quan niệm của đạo Bà La Môn, rồi sau này là Hồi Giáo thì nước Chiêm Thành, được coi như là một tập hợp giữa các làng và biên giới nước, được tính từ khoảng không gian giữa kinh đô tới tận các làng mạc xa nhất của người Chàm. Quan niệm cổ này, mãi tới những năm 1955-1975, vẫn được Chính Phủ VNCH cho áp dụng khi tổ chức hành chánh quận Phan Lý Chàm của tỉnh Bình Thuận.
Chúng ta biết người Chiêm suốt dọc dài lịch sử, phần lớn làng mạc chỉ tụ tập ở châu thổ các sông ngòi và các hải cảng, nên đa số đất bị bỏ hoang thành rừng. Điểm này, vua chúa Chiêm Thành lại đem yếu tố tín ngưỡng ra áp dụng để thay thế cho các minh định theo điều kiện kinh tế hay quân sự. Cho nên nói lãnh thổ Chiêm Thành chạy dài tới tận Bình Tuy, vì ở cực nam này vẫn có một số làng Chàm sinh sống tại Phố Châm, Phố Hải, trong khi gần cả trăm cây số từ Đồ Bàn vào Khánh Hòa hay từ Phan Rang vào Phan Thiết, đều là rừng núi hoang vu không có bước chân người, nên mới phát sinh câu tục ngữ truyền khẩu "cọp Phú Yên-Khánh Hòa, ma Bình Thuận " là vậy.
Việt Sử                 - Page 3 My-son1
2-CHIÊM THÀNH TỰ LÀM VONG QUỐC:
Dù viết gì chăng nữa, thì nước Chiêm Thành suốt dòng lịch sử, đã chắc chắn có một lãnh thổ gồm các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô và Châu Lý (nay thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên). Vùng Amaravati với kinh đô Indrapura (Đồng Dương) cùng các thánh tích nổi tiếng tại Mỹ Sơn và Trà Kiệu (Simhapura). Miền này nay thuộc Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vùng Vijaya với kinh đô Chà Bàn, nay là tỉnh Bình Định. Vùng Kauthara có thánh tích Po Nagar (Tháp Bà), nay là Khánh Hòa. Châu cuối là Panduranga, bao gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
Người Chiêm Thành lập quốc hơn 17 thế kỷ, có một nền văn minh khá cao, nghệ thuật điêu khắc coi như gần tiến tới trình độ toàn hảo. Trong nước có nhiều thức giả thông thạo Phạn ngữ, lại có chữ viết riêng biệt. Vậy tại sao nước này không có một nền giáo dục phổ thông, không có tác phẩm sử học, không bao giờ mở các kỳ thi tuyển nhân tài và không cho sản xuất giấy. Bởi vì tất cả quyền lực trong nước đều là độc quyền của một nhóm thiểu số, thuộc giai cấp quý tộc và tăng lữ Bà La Môn cùng Hồi giáo nắm giữ. Ở đây không nói tới nhóm sắc tộc bị trị tại cao nguyên Trung phần từ năm 1150-1471, mà chỉ đề cập tới người Chàm, là sắc dân chính thống của vương quốc sống dọc vùng duyên hải. Do tính chất đa sắc tộc và trở ngại địa lý, nên nước Chiêm Thành gần như không bao giờ thực hiện được trọn vẹn chính sách trung ương tập quyền, dù trên lý thuyết đã hợp nhất thành một nước nhưng thực tế những sắc tộc lại chia thành thị tộc, các làng đầy dị biệt và thường đem quân bản địa tàn sát lẫn nhau, không ai cản được.

Tháp Bà Po Nagar tại Kauthara, bị Chân Lạp phá huỷ nhiều lần, cho tới khi châu này thành tỉnh Khánh Hòa của Đại Việt vào thế kỷ thứ XVII, mới được người di dân VN, bảo quản và giữ gìn cẩn trọng cho tới hôm nay. Ngoài ra, Chiêm Thành cũng bị người Tàu tàn phá hai lần vào năm 605 và 1282, người Nam Dương cướp phá vào các năm 774, 787 nhưng tàn bạo nhất vẫn là những sự trả thù dã man của Chân Lạp trên đất Chiêm Thành vào những năm 950, 1190 và thời gian chiếm đóng từ 1203-1220. Nói chung theo sử liệu, Đại Việt là nạn nhân nhiều lần vì bản chất hiếu chiến của người Chàm nhưng trên hết, vì Chiêm Thành là đồng minh của Trung Hoa, suốt dòng lịch sử, luôn tấn công công tập hậu VN. Vì vậy Đại Việt không còn lựa chọn nào hơn, là phải chống lại để tự vệ và giữ nước
Việt Sử                 - Page 3 My%20son4(1)
Gây hấn rồi nhường đất chuộc mạng, bắt đầu từ thời vua Chế Củ dâng nhà Lý ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, được các sử gia coi đó là một sự kiện lịch sử quan trọng của Chiêm Thành, mở đường cho vua chúa Đại Việt sau này, coi đó như một yếu tố tất thắng đối với kẻ chiến bại. Trong 30 năm cầm quyền, Chế Bồng Nga năm nào cũng đánh phá chém giết người Việt tận tuyệt, luôn cả kinh thành Thăng Long cũng bị tàn phá trong ba lần lữa máu. Bởi vậy khi Chàm suy yếu, Đại Việt lại trả thù phục hận và cũng đã khiến cho các triều đại VN tỉnh ngộ, quyết ngăn chận Chiêm Thành, để không còn xảy ra tai họa khủng khiếp trong dĩ vãng. Đó là chính sách nam tiến sau này, được thi hành ôn hòa qua kế hoạch dinh điền, mở mang khai phá đất đai bị bỏ hoang ở biên trấn, sống hòa lẫn cùng dân bản địa, vừa canh chừng giặc, vừa sản xuất lương mễ theo đường lối "ngụ binh ư nông " mà Đại Việt đã khôn ngoan áp dụng từ khi thu hồi được độc lập.
 Mường Giang (Theo Văn Hóa VIệt)

THÀNH ĐỒ BÀN



Kinh đô Vijaya, còn tên là Phật Thệ, Đại Châu, hay được phiên âm thành Chà Bàn, Trà Bàn hay Đồ Bàn, dân gian quen gọi là thành Lồi. Thành được xây từ cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI, và tồn tại đến thế kỷ XV. Ở thời kỳ vàng son, kinh thành Vijaya nguy nga, tráng lệ, là đế đô của vương quốc Champa, phát triển và phồn thịnh mãi đến năm 1471.   Theo sử cũ:



“ Thành xưa vuông, xây bằng gạch, mỗi bề dài một dặm. Có bốn cửa, trong có điện, có tháp. Điện đã đổ, tháp còn một, hai tòa, còn gọi là tháp Con Gái “- (Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư), mà dấu xưa của nó ẩn dưới lớp thành Hoàng Đế, nơi mà năm 1776, Nguyễn Nhạc đã “ Nhân đất cũ của Chiêm Thành, sửa đắp thành Đồ Bàn, đào lấy đá xây dựng thành lũy, mở rộng cung điện “ - (Lê Quý Đôn Dật Sử)”
Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh
Đây chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành – Chế Lan Viên

Bao thăng trầm của lịch sử đã diễn ra trên vùng đất này – Công cuộc Nam tiến không ngừng của người Việt mà đất đai Chăm bị thôn tính, quốc gia Chăm bị xóa bỏ, nền văn hóa Chăm bị mai một.
Bắt đầu từ năm 1069, nhà Lý từ thời vua Lý thánh Tôn, với tướng Lý Thường Kiệt, đánh thắng Chiêm Thành, vượt Hoành sơn, mở mang bờ cõi đến Quảng Bình, gồm ba châu:  Bố Chánh (Hà Tĩnh- Bắc Quảng Bình), Địa Lý (Trung và Nam Quảng Bình), Ma Linh (Bắc Quảng Trị).
Năm 1306, nhà Trần đời vua Trần Anh Tôn, gả em gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Chế Mân, đổi về hai châu Ô (Nam Quảng Trị- Bắc Thừa Thiên, là Thuận châu), Rí (Nam Thừa Thiên- Bắc Quảng Nam, là Hóa châu).
Năm 1470, nhà Lê đời vua Lê Thánh Tôn, thân chinh đánh chiếm thành Đồ Bàn, mở rộng đất đai đến Quy Nhơn. Xứ Chiêm Thành sau đó suy yếu hẳn đi. Dần dần, những phần đất còn lại của họ lần lượt rơi vào tay Việt Nam.

Năm 1693, lấy cớ vua Chiêm là Bà Tranh không chịu tiến cống, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu cho đánh lấy Chiêm Thành, bắt dân chúng thay đổi tập tục và y phục như người Nam - Vương quốc Champa vĩnh viễn biến mất từ đấy!
Giọt nắng Chiêm Thành
Ướt mưa Ô Lý
Sóng Bồng Nga ngân cát lệ Huyền Trân
Đồ Bàn hưng phế bao lần
Gái ngoan xứ Bắc cung tần những ai
Rượu Bàu Đá linh loang đầm Thị Nại
Voi chéo ngà ngây dại bước vu quy
Chung một chén cũng vì non nước ấy – Trương Thị Kim Dung

Bài thơ trên nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng lịch sử trong quan hệ Chiêm Việt thời nhà Trần là Chế Bồng Nga và Huyền Trân công chúa.
Việt Sử                 - Page 3 Huyen-tran-cong-chua-1
* Chế Bồng Nga (Che Bonguar/ Po Binasor hay Po Bhinethour), là niên hiệu của vị vua thuộc vương triều thứ 12 nước Champa (Sau năm 877, nhà Đường Trung Hoa gọi xứ Champa là Chiêm Thành quốc). Trong thời kỳ này, vương quốc Champa rất là hùng mạnh. Trong vòng ba mươi năm (1360 -1390), Chế Bồng Nga đã thu hồi lại được những vùng đất bị mất, quân Chăm đã ba lần đánh vào Thăng Long. Đến năm 1390, lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, bị nội phản, Chế Bồng Nga tử trận, chấm dứt trang hùng sử của đất nước Champa: Nhà Trần lấy lại những vùng đất đã mất, vương quốc Champa xuống dốc để từ đó lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp.
Châu Vijaya
Chế Bồng Nga
tan hợp
thần Sarasvati
mềm …
muốn khóc – Mai Thìn

* Huyền Trân công chúa đã khiến hậu thế, bao đời sau, bao người sau giành nhiều giấy mực, chữ nghĩa cho nàng vì xót thương cảnh ngộ: 
” Rằng bảy trăm trước, có một con gái xứ Bắc đã chịu “ đắng cay muôn phần “, vì nước quên thân, để đưa về cho Đại Việt “ hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm “, khi cất bước xuất giá về Chiêm quốc. Huyền Trân công chúa đã đi vào lịch sử, vào lòng người đất Huế. Suốt bảy trăm năm qua, người dân của vùng đất này chưa bao giờ quên nàng. Sau nàng, bao lớp người Việt đã tiếp bước nhau trên con đường Nam tiến ấy, lấy Thuận Hóa làm căn cứ, đưa văn hóa Việt về phương Nam “- (Cuộc hành trình bảy trăm năm / Netcodo)

Bảy trăm năm những mùa trăng ly tán
Sông nước Chàm miền châu Rí, châu Ô
...Ngày Chiêm quốc, đêm mơ về bến Việt
Mắt Huyền Trân còn đẫm lệ Khắc Chung
Điệu ca Hời đòi đoạn nao lòng
Sên phách gõ nhịp Nam Bình kể lể à-
 Trần Kiêm Đoàn 
(Hời là cách đọc trại đi từ chữ H'Roi, tên một bộ lạc sống trên vùng núi phía Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, họ là người Champa, di cư lên Tây nguyên tránh loạn, rồi định cư luôn ở đó)

Tại Huế, thủ phủ của đất Thuận Hóa xưa, đến nay còn lưu truyền hai khúc Ca Huế, điệu Nam nhớ về nàng công chúa của thời Trần Đông A. Một bài Nam Ai: Huyền Trân  công chúa của tác giả Hàn Phương, một bài Nam Bình: Nước non ngàn dặm ra đi ???
(Ca Huế là những điệu hát hình thành từ thời đầu nhà Lý, trên căn bản âm nhạc Việt, tiếp thu một số làn điệu Chăm và Trung Hoa mà phát triển nên. Nam Ai, Nam Bình, Nam Xuân, Tứ Đại Cảnh, Đảo Ngũ Cung … là các bài điệu Nam, còn gọi điệu Ai trong Ca Huế, mang tính chất sầu thảm, bi thương, chịu ảnh hưởng của làn điệu Chăm sâu thẳm)

Việt Sử                 - Page 3 Huyentran
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly
Đắng cay vì độ xuân thì
Độ xuân thì
Số lao đao
Hay là nợ duyên gì ? …

Từ nhiều thế kỷ, Thuận Hóa là vùng đất tranh chấp của hai dân tộc Việt Chăm. Sau đám cưới của Huyền Trân công chúa năm 1306, người Việt tiến sâu vào lãnh thổ và văn hóa Chăm, đẩy người Chăm ra khỏi đất gốc của họ.
Những thế hệ di dân đầu tiên vào chiếm lĩnh châu Hóa xuất phát từ Nghệ An và Hà Tĩnh, và đợt sau với chúa Nguyễn Hoàng là từ Thanh Hóa. Từ cội rễ Thanh- Nghệ- Tĩnh, trong quá trình khai phá đất mới, cũng đồng thời với quá trình xây dựng một bản sắc văn hóa nghệ thuật mới: Xuất hiện một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua các khát vọng, tinh thần, tập quán … tạo thành tính cách Huế - Người ta gọi vùng đất Thuận Hóa xưa là xứ Huế, nay bao gồm Quảng Trị và Thừa Thiên, để phân biệt với xứ Nghệ ở phía Bắc đèo Ngang, và xứ Quảng ở phía Nam đèo Hải Vân.
“ Sứ mạng của Huyền Trân công chúa ở đây đặc biệt cao cả, nhất là trong việc giải quyết một “ nút thắt “ cho sinh lộ độc đạo của người Việt “ Nam tiến “, để giải quyết vấn đề nhân mãn từ cái nôi châu thổ Bắc bộ. Quá trình đó diễn ra đồng thời với quá trình suy yếu của các tiểu quốc Champa trên dải đất miền Trung, theo chiều từ Bắc vào Nam “-
(Món quà sính lễ của cuộc hôn nhân lịch sử 1306 / Netcodo)

Bởi Huế có mưa dầm rét bấc
Ngọn gió Lào quất mặt đến rát da
Dòng Hương xanh biếc hiền hòa
Quyện mãi Huế bài ca thời mở đất
Quên sao được mối tình Huyền Trân công chúa đánh mất
Đổi lấy hai châu!
Ngày nay con cháu mới thấy nét nhiệm mầu
” Mỹ nhân hơn binh hùng tướng mạnh “ - Dzạ Lữ Kiều

“ Có lẽ người Huế đã biết hoài niệm từ khi cơn mưa đầu tiên đổ xuống vùng đất Huyền Trân mịt mù cổ tích này. Cơn mưa nhỏ trong ngày chia ly, đưa gót cô gái mười sáu tuổi đi lanh đanh giữa đời. Mười sáu tuổi, liệu nàng công chúa bé bỏng có khóc như cơn mưa ngày nọ đã tiễn mình không ? Chỉ biết rằng mấy trăm năm sau, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống đất Huế, tôi và bạn bè vẫn còn nhớ đến nàng. Nhớ như một sự thông cảm, một niềm tri ân Đại Việt, khi mà sứ mệnh giao phó cho nàng mở mang bờ cõi “ – Nguyễn Xuân Hoàng
 Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phất phới mưa sa nhớ cố nhân
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm quốc như Huyền Trân – Nguyễn Bính

Để tưởng nhớ, để ghi nhận và để tôn vinh công ơn của Huyền Trân công chúa, ngày nay ở Huế đã xây dựng một đền thờ để thờ nàng tại núi Ngũ Phong, thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (thuộc khu vực Chín Hầm, sau vùng nghĩa trang thành phố Huế), khu vực này được gọi là trung tâm văn hóa Huyền Trân. Những người Huế, những người yêu Huế còn đề xướng lên phong trào xây dựng tượng đài kỷ niệm nàng hoặc ở bên bờ sông Hương, hoặc trên đồi Vọng Cảnh.
Nhiều làng, chùa thờ nàng ở miền Bắc như Yên Tử / Hoàng Bồ / Quảng Ninh; Gia Viễn / Ninh Bình / Nam ĐinhàMột miếu thờ công chúa tại Quảng Trị ở xóm Chùa, thôn Kim Đâu, xã Cam An, Cam Lộ, đoạn quốc lộ 1 giao với quốc lộ 9 ở cây số 12, chạy vào chợ phiên Cam Lộ, qua ngã ba cầu Duồi. Còn có một đảo nhỏ mang tên Huyền Trân, ở ngoài khơi cửa Tư Hiền, ven biển Thừa Thiên / Huế, được nhắc đến qua bài thơ “ Tích vũ Huyền Trân “ của Ngô Thời Nhiệm:
Huyền Trân sái tận u sầu lệ
Hóa tác xuân mai dạ vũ thanh
Tòng quốc quả thành cừu phấn đại
Di phu vô phận mỗi cư hành
Nhị châu sính vật công thiên cổ
Vạn lý giai nhân ngộ nhất sinh
Oán hận ưng tùy triều thủy trướng
Giang thôn tích lịch tố hoàn canh

( Công chúa Huyền Trân tuôn lệ hận
Đêm xuân hóa những trận mưa sầu
Nước nhà tình nhạt thù son phấn
Chồng vợ duyên hèn tuổi ngọc châu 
Sính lễ hai châu ngàn thuở hưởng
Giai nhân muôn dặm một đời đau 
Oán hờn theo với cơn trào dậy
Xóm bến đêm đêm lã chã rào )–(Nguyễn Văn Bách)

Việt Sử                 - Page 3 Huyentran%20congchua
Trước đây, ngoài con đường mang tên Huyền Trân ở thành phố Huế, các thành phố khác như Saigon, Đà Nẵng, Quảng Trị và đã  lấy tên công chúa đặt cho những con đường. Lúc đó, đường Huyền Trân công chúa ở Huế, từ ga Huế, hay đúng hơn là từ Cầu Lòn chạy dọc theo sông Hương theo hướng Tây, cách bờ hữu ngạn chừng 100 m, chia làm hai phần: Từ Cầu Lòn đến Cống Trắng, từ Cống Trắng đến chợ Long Thọ, kế đó là Phường Đúc (nơi sản xuất đồ đồng), có bến đò ngang Kim Long cho khách qua sông Hương.
Theo địa lý hành chánh bây giờ, đường Huyền Trân công chúa nằm ở Phường Đúc, bắt đầu từ đường Bùi Thị Xuân, vắt qua Thành Lồi, đi giữa đồi núi nhấp nhô Tây Nam, và kết thúc ở đường Lê Ngô Cát, đi thêm chút nữa đến đồi Vọng Cảnh. Con đường này nối khu du lịch lăng Tự Đức với đồi Vọng Cảnh.
Ngày nay, con đường mang tên công chúa ở Hanoi bị xóa bỏ, ở Saigon cũng còn là con đường ở phía Tây Nam, mặt sau dinh Độc Lập (hội trường Thống Nhất).

Như vệt nắng chiều nghiêng cổ miếu
Áo Huyền Trân nhòa khuất hiên đời
Mưa có nhớ đôi bờ Thương Bạc
Dòng Hương giang mờ mịt cuốn trôi – Thái Tú Hạp

Sử lại chép rằng một năm sau khi sanh xong hoàng tử Chế Da Đa, tháng 6/1307, vua Chế Mân băng hà, hoàng hậu phải hỏa thiêu chết theo. Được tin ấy, vua Trần Anh Tôn cho tướng Trần Khắc Chung và An Phủ Sứ Đặng Vân Thành sang Chiêm, tìm cách cứu công chúa về. Tháng 8/1308, công chúa về tới Thăng Long sau mấy tháng lênh đênh trên biển, bị dư luận gièm pha, làm nên tình sử Huyền Trân và Khắc Chung.
Sau khi gặp lại vua cha Trần Nhân Tôn, lúc này đã là Trúc Lâm Đại Sỹ, thì ít lâu sau, ngài thị tịch, công chúa xuất gia ở chùa Trâu sơn, núi Vũ Ninh, huyện Quế Dương, trấn Kinh Bắc, pháp danh là Hương Tràng. Cuối năm 1309, ni sư được phái về trụ trì tại chùa  Non, bà viên tịch lúc ngoài năm mươi.
Dân làng Thái Đường, huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà), nơi có mộ ba vua đầu tiên nhà Trần, lập điện thờ bà ở bên sông Thái Sư, tôn bà là Mẫu Huyền Trân. Sau này, bà được sắc phong làm Thành Hoàng, là Phúc Thần, bậc Trung Đẳng Thần, được thờ phụng tại đình làng Hổ sơn, xã Hổ sơn, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
(Thành Hoàng được phong theo ba bậc, tùy theo sự tích, công trạng của họ đối với dân, với nước, là: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần).

Một gái Huyền Trân đổi mấy châu
Người xưa cảnh cũ biết tìm đâu
Ngai vàng chỉ cốt ngôi vua vững
Phận bạc ai lo mảnh má đào – Hà Thượng Nhân

Từ sau năm 1306, những đoàn di dân Đàng Ngoài, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, đã theo lối mở đường của Huyền Trân công chúa, mở rộng bờ cõi về phương Nam. Những bước chân của công chúa và đoàn tùy tùng bảy trăm năm về trước, trên con đường thiên lý thăm thẳm Bắc-Nam, con đường “ nước non ngàn dặm ra đi “ này chủ yếu là men theo bờ  biển, có lúc đi đường bộ, có lúc dùng thuyền. Ta thử đi lại những mốc địa danh đã lưu dấu công chúa, khởi đầu từ thành Thăng Long, dừng ở cửa Ô Long, vượt đèo Hải Vân vào địa phận Chiêm quốc, để đến thành Đồ Bàn; Rồi trở về Yên Tử và cuối cùng là chùa Non. Thành Đồ Bàn đã đề cập ở phần trên, ta sẽ lần lượt nói về cửa Tư Dung, đèo Hải Vân, núi Yên Tử, chùa Non và thành Thăng Long.
Năm tê trong lúc sang xuân
Tôi theo công chúa Huyền Trân tôi lên đường
Đường máu xương đã lắm oán thương
Đổi sắc hương lấy cõi giang sơn – Phạm Duy

Huyền Trân Công Chúa
“ Rừng hoang vu – Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
            Ngàn gió ru – Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù “
Qua: “  Người xưa đâu? Mà tháp nghiêng cao đứng như buồn rầu 
            Lầu các đâu? Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu “

Đó là đoạn mở đầu ca khúc “ Hận Đồ Bàn “ của nhạc sỹ Xuân Tiên. Bài hát này đã vẽ cho ta hình ảnh, dấu tích của thành Đồ Bàn ngày nay trong bóng chiều tàn tạ. Từng ngôi tháp Chăm cổ điêu tàn, hiu quạnh theo dòng thời gian. Rồi cũng cùng một nhịp điệu, đoạn thứ hai của bài hát gợi lại sự rực rỡ, sống động của dân tộc Chăm, của thành Đồ Bàn thời hoàng kim trong ký ức:
          “ Về kinh đô – Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù
             Triền sóng xô – Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ
Đến:  “ Tiệc liên hoan – Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
             Dạ yến ban – Cung nữ dâng lên khúc ca về Chàm “

Để rồi thì: “ Tháng năm buồn ngân, âm thầm bài hận vong quốc ca “ và “ Mộng kia dẫu tan, cuốn theo thời gian, nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non “ - Số phận dân Chăm: Chỉ còn hai cộng đồng nhân chủng, khoảng trên bốn trăm ngàn người xuất thân từ dân tộc Champa thời trước, bên cạnh di tích của những tháp Chăm còn sót lại, rải rác từ Quảng Nam tới Phan Rang, Phan Thiết, trong nhiều thế kỷ là nơi để những thế hệ người Chăm tìm về bái vọng tổ tiên, không khỏi khơi trong lòng ta những ngậm ngùi.
Những nỗi niềm ngậm ngùi, cảm xúc, u hoài về sự vong quốc của nước Chăm, qua hình ảnh những tháp Chăm cô độc, câm nín, đặc biệt trong thi ca Việt Nam, được thể hiện qua tập thơ “ Điêu tàn “ của thi sỹ Chế Lan Viên, sáng tác lúc tác giả mười sáu tuổi, một người Việt trăm phần trăm, nhưng lớn lên giữa cảnh điêu tàn, tang thương của những phế tích ở Bình Định, mà tâm hồn nhạy cảm của ông đã xúc động, cất lên thành vần điệu:
Quả đất chuyển đây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi hư vô
Tháng ngày qua gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ - (Những sợi tơ lòng)

Khi đề cập đến tháp Chăm, chúng ta sẽ có rất nhiều điều để đề cập như: Địa điểm, nguồn gốc lịch sử, kỹ thuật xây dựng ... rất nhiều chi tiết, nên trong giới hạn bài này, chỉ xin tóm lược mà thôi. Di tích những tháp còn lưu lại hôm nay, đã bị thời gian tàn phá, phần nhiều được xây dựng theo lối kiến trúc Ấn Độ (ngoại trừ tháp Đôi) gồm một tháp chính (kalan) và nhiều ngôi tháp nhỏ. Tháp thường chỉ có một cửa ra vào ở hướng Đông, còn ba mặt kia là giả, tạc hình tượng thần hay vũ nữ. Trong lòng tháp cũng có những tượng thần, tượng vua, phù điêu và các bộ Linga-Yoni, tượng trưng cho âm dương, nam nữ.
Người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tháp Chăm được xây dựng bằng những viên gạch sấy khô, chạm khắc rồi nung đỏ, còn giữ nguyên màu qua thời gian, chồng lên nhau, xếp khít vào nhau, mà không có dấu tích gì của vôi vữa, hay vật liệu nào tương tự để kết dính vào nhau như kỹ thuật xây cất ngày nay.
Hoàng hôn tím
Tháp Chàm lặng lẽ
Gạch đá âm thầm
Trầm mặc kiếp đa đoan
Bao tâm sự
Xói mòn theo mưa nắng
Bao ưu tư
Phai nhạt với thời gian
Bóng chiều nghiêng
Loang lổ muộn phiền – Mai Thanh Hải

Ta có thể kể từ tháp Đôi / tháp Hưng Thạnh, tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít / tháp Bạc / tháp Tri Thiện / tháp Thiện Mẫu/ tháp Thổ sơn thuộc quận Trung Phước; Qua tháp Thủ Thiện / tháp Đất, tháp Dương Long / tháp Ngà / tháp Vân Thường / tháp An Chánh / tháp Ba Chia thuộc quận Bình Khê; Đến tháp Phúc Lộc / tháp Phốc Lốc / tháp Vàng và tháp Cánh Tiên / tháp Đồng thuộc quận An Nhơn.
Tháp Cánh Tiên, cao gần 20m, được xây vào đầu thế kỷ XII, còn gọi là tháp Ô Tiên hay Tiên Dực, vì ở bốn góc là hình của những đôi cánh tiên, là một ngôi tháp còn tương đối nguyên vẹn của một khu vực gồm nhiều tháp cổ, thuộc khu kinh thành cũ Vijaya, nay thuộc địa phận hai thôn Nam Tân và Bắc Thuận, xã Nhơn Hậu và thôn Bả Canh, thị trấn Đập Đá, quận An Nhơn, gần sát quốc lộ 1, cách thành phố Quy Nhơn chừng 27 km về phía Tây Bắc.
Ta lại về thăm tháp Cánh Tiên
Long lanh nắng xuống, bóng sương chìm
Cánh chim nào động trời hoang dã
Mà chiều Bình Định gió như im – Thanh Trắc Nguyễn Văn

XUÂN PHƯƠNG (Văn Nghệ Biển Khơi)
Kim Quy st (rút gọn và tổng hợp)








(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:40 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:41 pm

NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI

Việt Sử                 - Page 3 Huyentran
 
Nhìn vào lớp lớp thời gian
Bao trăm năm một hồng nhan sử viền
Núi sông ngời đỏ bút nghiên
Dòng sanh hoa lệ nặng thuyền trần ai
(‘’Tình sử công chúa Huyền Trân ’’ – Vũ Đình Ninh)


Công chúa Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, con gái vua Trần Nhân Tông. Năm 1306 bà bị gả đi Chiêm Thành (Champa) cho vua Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến bắc Quảng Trị) bây giờ. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt hạ sinh một hoàng thái tử thì quốc vương Chế Mân qua đời. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông (anh trai công chúa Huyền Trân) cho người là quan thần Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung đưa lính sang cứu công chúa Huyền Trân về bằng đường biển. Cuộc hải hành kéo dài một năm và theo một số tài liệu thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa, vì thế về sau có câu chuyện tình yêu về công chúa Huyền Trân được thêu nên từ chi tiết sử này.
Tháng 8 năm 1308 công chúa về đến thành Thăng Long, và theo di mệnh của vua cha đã quy hành Phật giáo ở núi Trâu Sơn (tỉnh Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng.
Bà mất năm 1340 và được dân chúng thương tiếc tôn là Thần Mẫu, lập đền thờ Bà ở nhiều nơi (chùa Nộn Sơn – Nam Định, núi Ngũ Phong – Huế).
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)
……………………
Từ tích sử là nàng công chúa vâng lệnh vua cha về làm dâu nước ngoại bang để đổi lấy sự bình yên cho dân tộc, đồng thời phát triển trên câu chuyện tình Huyền Trân – Trần Khắc Chung, các nhà văn nhà thơ đã sáng tác nên nhiều tác phẩm bất hủ xoay quanh nàng công chúa nước Đại Việt.
‘’Nước non ngàn dặm ra đi’’(Phạm Duy) và ‘’Tình sử Huyền Trân’’ (Nam Lộc) là 2 bài hát tiêu biểu trong số đó.
Tôi đặc biệt thích bài hát ‘’Tình sử Huyền Trân’’ do nhạc sĩ Nam Lộc viết và phổ nhạc, lời hát rất giản dị, mộc mạc, kể lại câu chuyện đau thương của nàng công chúa vì nước quên tình riêng và chàng dũng tướng Trần Khắc Chung dưới đôi mắt đồng cảm của tác giả:
Trở về quá khứ lật trang sử tình đau thương
Xưa nàng Huyền Trân một trang quốc sắc thiên hương
Để cho vua cha ôm mộng lớn
Gọp thâu giang sơn chung một cõi
Nàng đành hy sinh một đời một đời trâm anh.
Giã từ Mẫu quốc nàng theo Chế Bồng sang Chiêm
Với của hồi môn để dâng Châu Lý Châu Ô
Huyền Trân ra đi đi vì nước
Huyền Trân ra đi đi vì quốc
Ngậm ngùi dân Nam xót thương một đời giai nhân.

Tương truyền rằng ngày xưa, dân Đại Việt vốn không có cảm tình với nước Chiêm thành, coi người Chăm pa là thấp kém hơn mình nên đã có câu: ‘’Thương thay cây quế giữa rừng – Để cho thằng Hán thằng Mường nó leo’’. Dường như đối với người dân Việt, sự chấp nhận rời cố quốc làm hoàng hậu Chăm của công chúa Huyền Trân là một sự hi sinh rất lớn lao của đời người con gái.
Lấy cảm hứng từ tích sử về quan hệ với công chúa Huyền Trân, nhạc sĩ khắc họa một mối tình sâu sắc cho người quân tướng ở lại – Trần Khắc Chung với người con gái mình yêu:
Còn ai đau đớn hơn Trần tướng quân
Nhìn theo u uất khối tình thủy chung
Trăm năm đá vàng còn đây
Anh không thể nào xuôi tay
Thế nên quyết lòng không kể gian nguy
Giữ cho mối tình keo sơn

Kể lại sự việc Trần tướng quân đưa người đến cứu công chúa lúc nàng bị đưa lên giàn thiêu tuẫn tang vua Chiêm, tác giả đưa người nghe đến một viễn cảnh lịch sử rất mộng, rất thơ:
Đồ bàn anh đến tìm em lúc lửa ngút cao
Ôi giàn hỏa thiêu sẵn sàng thiêu đốt thân em
Dành em qua tay ông thần chết
Nhìn nhau rưng rưng trong lòng mắt
Thuyền vừa ra khơi mới hay mình tựa nên đôi … !!!

Khác với ‘’Tình sử Huyền Trân’’ viết cho vị thế người trai – Trần tướng quân, ca khúc ‘’Nước non ngàn dặm ra đi’’ lấy từ ý thơ của khúc hát dân gian ‘’Nước non ngàn dặm’’ theo điệu Nam Bình kể về tâm tình người ra đi – công chúa Huyền Trân:

Nước non ngàn dặm ra đi
Dù đường thiên lý xa vời
Dù tình cố lý chơi vơi
Cũng không dài bằng lòng thương mến người
Bước đi vào lòng muôn dân
Bằng hồn trinh nữ mơ màng
Bằng tình say đắm ơi chàng
Ước nuôi dần hòa bình trong ái ân
Những ánh Tháp vàng
Cây quế giữa rừng
Chỉ một mùa tang là hương là sắc tan
Tàn cả tình yêu
Vì hận còn gieo
Đất nước cháy theo với ngọn lửa thiêu
Mới hay tình nhẹ như tơ
Mộng ngoài biên giới mơ hồ
Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ
Với đêm mờ hồn về trên Tháp ma.

Tôi đến thăm đền thờ Huyền Trân tại Huế vào một ngày hè, thấy những nét kiến trúc tiêu biểu của văn hóa thời Trần từ những hoa văn, họa tiết cho đến những bức phù điêu như một biểu tượng của ý chí thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Trước đền thờ có 4 trụ biểu vươn cao họa hình long phượng, điện thờ tôn nghiêm, đằng sau có núi Ngũ Phong trấn giữ, cảnh đẹp và rất linh thiêng. Tượng công chúa Huyền Trân đúc bằng đồng, trông uy nghiêm, huyền diệu mà vẫn chuyển tải hồn hậu nét đẹp của con người Việt Nam. Thắp những nén nhang cho người công chúa xưa, lòng rưng rưng hình dung về một giai đoạn sử thi của nước ta, và nhớ về một mối tình trắc trở với giấc mộng biên giới xa xăm.
(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 3:47 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 5:25 pm

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014


Thành Đồ Bàn


Cát Tiên
Việt Sử                 - Page 3 Doban1
 Thành cổ Đồ Bàn từ thời vương quốc Chămpa nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành Đô Bàn tọa lạc trên khu đất thuộc các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.

<= Cổng thành Đồ Bàn ngày nay (phục dựng), ảnh 2010



Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000, cách nay đã trên 1000 năm. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.

Thành do vua nước Chiêm Thành là Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.

Theo Wikipedia, sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay.

Ở phía nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống (Trung Quốc) vào năm 1005.

Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần (Đại Việt), Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 (nhà Lý), 1252, 1312, 1377 (nhà Trần), 1403 (nhà Hồ), 1446, 1471 (nhà Lê). Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê (Đại Việt) cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.


Việt Sử                 - Page 3 Doban2


Hình ảnh bên trong thành Đồ Bàn ngày nay, ảnh 2010

Thành Đồ Bàn bị phế bỏ kể từ năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau khi đổi thành phủ Hoài Nhơn, trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.

Theo sách “Đồ Bàn Ký” của Nguyễn Văn Hiển thì: “Thành Xà bàn hình vuông xây bằng gạch, mở bốn cửa, chu vi hơn mười dặm”. Sách “Thiên Nam Tứ chí lộ đồ” vào thời Lê thì ghi: “Xã Phú Đa xưa có thành gạch gọi là thành Đồ Bàn, hình vuông, mỗi bề dài một dặm, mở bốn cửa, trong đó, có điện, có tháp, Điện đã bị sụp đổ, tháp còn 12 tòa tục gọi là tháp Con gái…”

Năm 1776, Nguyễn Nhạc ( anh em nhà Tây Sơn) cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách “Lê Quý Dật sử” có chép: “Nhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa đắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện”.

Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.

Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, xuất phát từ thành Hoàng Đế vượt biển vào Giả Định đánh tan 5 vạn quân Xiêm, lập nên chiến công vang dội ở Rạch Gầm-Xoài Mút, giữa năm 1786, quân Tây Sơn cũng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, từ thành Hoàng đế tiến ra Bắc Hà lật đổ chế độ chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất quốc gia.


Việt Sử                 - Page 3 Doban3


Một ngôi mộ bên trong thành Đồ Bàn ngay nay, ảnh 2010

Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu. Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.

Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, không thẳng, chu vi đo được 7400m. Hiện nay, quốc lộ 1A chạy qua góc đông bắc của thành ngoại và đường xe lửa thì cắt qua góc tây bắc và cạnh nam của thành. Thành mở 5 cửa, cạnh nam mở hai cửa là cửa Vệ hay cửa Nam và cửa Tân Khai. Ba cạnh đông, tây, bắc thì mở ba cửa đông, tây và bắc. Thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài bó đá ong.

Thành nội có tên là Hoàng thành, được xây chếch về hướng tây nam của thành ngoại và hầu như đã bị san phẳng hoàn toàn. Thành nội cũng hình chữ nhật, chu vi đo được 1600m. Hai cạnh đông và tây, mỗi cạnh dài 430m, hai cạnh bắc và nam, mỗi cạnh dài 370m. Thành nội cũng đắp bằng đất, bên ngoài và bên trong bó bằng đá ong, chân thành rộng từ 7-9m. Thành nội mở ba cửa: Cửa Tiền hay cửa Nam ở chính giữa cạnh nam nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành nội.

Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, hình chữ nhật, chu vi đo được gần 600m. Thành chỉ mở một cửa phía nam, rộng chừng 15m, gọi là cửa Nam Lâu hay cửa Quyển Bồng. Theo “Đồ Bàn Thành ký” của Nguyễn Văn Hiển thì thành Hoàng đế được xây dựng trên nền đất cũ của thành Đồ bàn và chỉ mở rộng về phía đông, kéo dài chu vi đến 15 dặm.

Năm 1793, Nguyễn Nhạc mất, thành Hoàng đế đổi tên là thành Quy Nhơn, lệ thuộc vào kinh đô Phú Xuân. Năm 1799, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Năm 1823, Gia Long phế bỏ thành Bình Định, cho chuyển ly sở về thôn Kim Châu và thôn An Ngãi, cách đó chừng 4km về phía nam (nay là thị trấn Bình Định, huyện lỵ huyện An Nhơn). Thành Bình Định hoang phế và bị hủy hoại theo thời gian.

Thành cổ Đồ Bàn hay thành Bình Định từ ấy đến nay chỉ còn trơ một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên ngạo nghễ với nắng mưa. Theo nhà khảo cổ Parmentrir, thì đó là trung tâm thành Đồ Bàn thuở xa xưa. Đó đây lác đác vài cây cổ thụ dáng dấp mệt mỏi u buồn cùng những bụi cây gai xương xẩu. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ, Bàu Nóc… là những nét chấm phá, điểm tô cho toàn cảnh bức tranh Đồ Bàn ngày nay

Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình. Trong Tử Cấm Thành hiện còn giữ 5 con nghê đá và hai con voi đá, là những di vật quý báu của nghệ thuật Chămpa còn sót lại.

Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê…

(Điêu Tàn - Chế lan Viên)

Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.

Thành cổ Đồ bàn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của tình Bình Định.

----------------------

Đặc điểm nổi bật

Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh

Theo ghi chép trong Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Đoan, viên thông ngôn của Trịnh Hòa (người nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya khoảng năm 1413 thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả như sau:

Đi theo hướng tây nam một trăm lý thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn; bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên (tính từ mặt đất) không quá ba "ch’ih", ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì thật là bực mình.

Vijaya là kinh đô của Chăm Pa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại là tám ngôi tháp.

Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.

Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.

Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.

Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.


Việt Sử                 - Page 3 Doban4


Tượng voi trong thành, ảnh 2010

Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).

Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà (được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ); phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.

Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh (năm 1800). Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.

Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành. 


-----------------------

Niên biểu thành Đồ Bàn

Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.

Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.

Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.

Ngày nay, Thành Hoàng đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.


(st)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 5:38 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 6:00 pm

Hồ Nguyên Trừng


Hồ Nguyên Trừng (chữ Hán: 胡元澄, 1374 - 1446) (còn có tên là Lê Trừng)[1] là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc.[2] Ngoài ra ông còn là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ 15.



Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Nguyên Trừng, trước để họ , tự là Mạnh Nguyên (孟源), hiệu Nam Ông (南翁) là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa)[3]. Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương.
Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.
Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", vua nhà Minh sai Trương Phụ và Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh nước Việt. Nhiều lần, Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống lại.Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km, đã tỏ rõ ông là nhà quân sự kiệt xuất. Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh, từng khiến cho thủy binh giặc nhiều phen khiếp đảm. Thời ấy, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Nhờ thông minh tuyệt vời và khả năng suy nghĩ phi thường, Hồ Nguyên Trừng đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền, trên cơ sở đo, phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét. Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ".[2]
Ngày 12 tháng 5 năm Đinh Hợi (tức 17 tháng 6 năm 1407), cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương) đều bị quân nhà Minh bắt tại Kỳ La (Kỳ AnhHà Tĩnh), rồi bị áp giải về Kim Lăng (Nam KinhTrung Quốc). Kể từ đó, nhà Hồ mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của nhà MinhMinh Thành Tổ sau khi hỏi tội cha con Hồ Quý Ly trước tiều, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và các con nhỏ trong gia đình.[4]
Năm 1426, đời Minh Tuyên Tông, Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng sau khi được tha tội) làm việc cho bộ Công của nhà Minh. Ông bị vạch tội lên vua Minh vì làm việc 9 năm mà không khai báo lý lịch. Vua Minh cho rằng ông đã được Minh Thành Tổ tha tội nên không truy cứu.[5] Năm 1428, ông được thăng tới chức Tả thị lang của bộ Công, được trả lương bằng gạo.[6]
Biết được Hồ Nguyên Trừng (và Hồ Nhuế) có tài năng, vua Minh Anh Tông cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác (vì không thừa nhận gia đình ông là dòng dõi Ngu Thuấn[7]). Vì vậy ở sách Nam Ông mộng lục, tác giả đề tên là Lê Trừng (黎澄, đổi lại họ Lê như cũ).
Sau, ông chế tạo được súng thần công [8], nên lại được làm quan ở bộ Công, thăng đến chức Tả thị lang như lời ông đề ở cuối bài Tựa trong quyển Nam Ông mộng lục. Trong Vân đài loại ngữLê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: "quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".[2]
Theo Minh sử, thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi.
Nguyên văn trong sách như sau (dịch):
Năm thứ 10 (Chính Thống), Kỷ Sửu (đúng ra là Ất Sửu1445), Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức (Công bộ thượng thư) vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ. Bính Dần (1446), năm thứ 11, tháng 7, Trừng chết [9].
Sau đó, triều Minh cho con ông là Lê Thúc Lâm (trước đó đang làm Chuyển vận sứ ở Diêm vận ty tỉnh Sơn Đông) làm Trung thư xá nhân, tiếp tục lo việc chế tạo quân khí.
Hiện mộ phần Lê Trừng (tức Hồ Nguyên Trừng), Lê Thúc Lâm và Lê Thế Vinh (con Thúc Lâm, cũng làm quan cho triều Minh, có sách ghi là Thế Ninh) đều ở tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày nay [10].

Thông tin liên quan về Hồ Nguyên Trừng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sắp đặt của cha[sửa | sửa mã nguồn]

Là con trưởng nhưng Hồ Nguyên Trừng không được cha truyền ngôi cho. Hồ Quý Ly muốn lập em ông là Hồ Hán Thương (con công chúa Huy Ninh nhà Trần) làm người kế nghiệp mới mang câu đối để thử lòng ông. Hồ Nguyên Trừng qua lời đối đáp đã bày tỏ lòng mình để cha yên tâm. Chuyện này được sử thần Ngô Sĩ Liên kể lại như sau:
Năm Canh Thìn (1400), mùa xuântháng Giêng, Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) lập con là Hán Thương làm thái tử. Trước đây, Quý Ly định lập Hán Thương nhưng chưa quyết, mới mượn cái nghiêng đá mà nói rằng: "Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thì vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân". Dịch ra chữ Hán: "Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm cho dân". Bảo con trưởng là Trừng đối lại xem chí hướng ra sau, Trừng đối lại rằng: " Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc". Dịch rằng: "Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường làm cột để chống nâng xã tắc". Bấy giờ ý mới quyết định (truyền ngôi cho Hán Thương)[11].

Mệnh trời là ở lòng dân[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1405Hồ Quý Ly cho triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt để bàn kế chống quân Minh. Khi được hỏi, Hồ Nguyên Trừng đã nói rằng:
Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.
Hồ Quý Ly nghe thế liền ban thưởng cho ông một cái hộp trầu bằng vàng. Đây là câu nói nổi tiếng của ông. Sau, sử thần Ngô Sĩ Liên đã có lời khen rằng: Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ họ Hồ mà bỏ câu nói của Trừng được[12].

Nhà văn, nhà kỹ thuật quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Khi sống cuộc đời lưu vong ở Trung Quốc, Hồ Nguyên Trừng đã soạn ra cuốn Nam Ông mộng lục (Chép lại những giấc mộng của Nam Ông), gồm 31 thiên, nhưng hiện chỉ còn 28 thiên. Đây là tập hồi ký chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về "người thực, việc thực" trong văn xuôi tự sự Việt Nam [13].
Bên cạnh đó, ông còn là nhà kỹ thuật quân sự tài ba. Theo sử liệu, khi còn ở trong nước, do nhu cầu quân sự, ông đã sáng chế và chỉ đạo chế tác súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng)[14] Cho nên sau này ông được vua Minh thu dụng để lo việc chế tạo súng [15].
Ngoài ra, ông còn là người lo việc đắp những con đê lớn, đào một số kênh và vét lại một số con sông nhằm phục vụ các hoạt động về giao thông, thủy lợi và quân sự. Đặc biệt, những công trình kiến trúc ở thời nhà Hồ, chẳng hạn như thành Tây Đô đồ sộ… đều do ông chỉ huy xây dựng [16].

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Hồ Nguyên Trừng đã được đặt cho một con đường ở thị trấn Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế)[17] và ở hai quận Hải Châu, Cẩm Lệ (thành phố Đà Nẵng).


https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Nguy%C3%AAn_Tr%E1%BB%ABng
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 6:06 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 6:19 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 6:27 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu Jun 01, 2017 6:30 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 02, 2017 1:59 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jun 03, 2017 1:35 am

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jun 03, 2017 6:25 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jun 03, 2017 6:26 pm


Cập nhật lúc: : 10:19 SA ngày 10/08/2015

Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích được xem là nhân vật tiêu biểu, điển hình, một vị tướng tài ba xuất thân từ tầng lớp nông dân mang trong mình dòng máu anh hùng của một dân tộc không biết đến khuất phục. Dòng họ Nguyễn Chích thuộc dòng họ lớn trên đất Đông Sơn, Thanh Hoá. Gốc của dòng họ này có tiền thân phát tích từ một tôn thất nhà Lý lánh nạn vào đất Ái Châu sau sự biến "loạn tam vương” diễn ra năm Mậu Thìn (1028), (Theo tộc phả dòng họ Nguyễn trên đất Đông Hoà, Đông Sơn, Thanh Hoá).

               Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích được xem là nhân vật tiêu biểu, điển hình, một vị tướng tài ba xuất thân từ tầng lớp nông dân mang trong mình dòng máu anh hùng của một dân tộc không biết đến khuất phục. Dòng họ Nguyễn Chích thuộc dòng họ lớn trên đất Đông Sơn, Thanh Hoá. Gốc của dòng họ này có tiền thân phát tích từ một tôn thất nhà Lý lánh nạn vào đất Ái Châu sau sự biến "loạn tam vương” diễn ra năm Mậu Thìn (1028), (Theo tộc phả dòng họ Nguyễn trên đất Đông Hoà, Đông Sơn, Thanh Hoá).
Nguyễn Chích sinh năm Nhâm Tuất (1383) trên mảnh đất Đông Sơn, Thanh Hoá. Xuất thân trong một gia đình từ đời ông (Nguyễn Bái), đến đời cha (Nguyễn Liêu) đều là những người nông dân hiền lành chất phát. Ông sớm mồ côi cha, mẹ, các em mất sớm, nên ngay từ nhỏ Nguyễn Chích đã phải đi ở đợ làm nghề chăn trâu ở vùng Hoàng Sơn, Nghiêu Sơn. Nhưng chính điều đó đã hun đúc ông thành con người có ý chí và bản lĩnh từ thuở thiếu thời.
Tháng 11 năm 1406, nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ đã huy động 80 vạn đại binh ào ạt tiến đánh nước ta. Với bản chất giả man, tàn bạo của đạo quân xâm lược phong kiến Trung Hoa, giặc Minh đã gây ra biết bao tội ác tày trời đối với nhân dân ta: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ...”(1). Những tội ác giặc Minh gây ra cho nhân dân ta, đất nước ta thực là “trời không dung, đất không tha, lòng người căm hận”.
Sinh ra trong thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Đứng trước thảm cảnh nước mất nhà tan, từ một người nông dân hiền lành chân đất, ít nói, ít cười trên đất Đông Sơn, Nguyễn Chích đã đứng lên chiêu mộ, tập hợp nhân dân các huyện đồng bằng miền nam Thanh Hoá lập các căn cứ chống giặc. Sử gọi là căn cứ Hoàng - Nghiêu.
Khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trên đất Lam Sơn, Nguyễn Chích rất hứng khởi. Nghĩa quân của Lê Lợi và Nguyễn Chích đã nhanh chóng phối hợp với nhau cùng chống kẻ thù.
Đến tháng 10 năm 1420, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Bành và nghĩa quân theo về với Lê Lợi và tự nguyện đặt dưới quyền chỉ huy chung của Lê Lợi. Ngay sau khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích đã nhanh chóng khẳng định tài năng và uy tín của mình trong những mặt trận đụng đầu với giặc, những trận tấn công trực diện với kẻ thù. Ông đã nhanh chóng vươn lên và trở thành một tướng lĩnh cao cấp trong bộ chỉ huy Lam Sơn. Ông được Lê Lợi phong làm Thiết Đột Hữu Vệ, Đồng Tổng Đốc Chu Quân và trực tiếp chỉ huy một đạo quân quan trọng của Lam Sơn.
Sự hội nhập của lực lượng Nguyễn Chích với lực lượng của Lê Lợi là một bước tiến quan trọng của khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng và của sự nghiệp chống Minh đô hộ nói chung. Đối với bộ chỉ huy Lam Sơn, thêm Nguyễn Chích không phải chỉ đơn giản là thêm một người giàu nghĩa khí, mà thực sự là thêm một dũng tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường, thêm một bộ óc chiến lược tài ba.
 Trong sáu năm chiến đấu nơi núi rừng miền tây xứ Thanh, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã có những bước trưởng thành quan trọng. Tuy nhiên, muốn đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bong ra khỏi mảnh đất miền tây Thanh Hoá để vươn lên những bước phát triển cao hơn về chất và đi đến thắng lợi cuối cùng thì đòi hỏi bản thân cuộc khởi nghĩa phải có những thay đổi mang tính định hướng chiến lược. Đây là bài toán nan giải đặt ra cho bộ chỉ huy Lam Sơn cùng chủ tướng Lê Lợi.
Tính đến cuối năm 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã bước sang năm thứ 6, cùng với những điều kiện thuận lợi (như điều kiện tự nhiên - địa hình; lòng yêu nước của đồng bào miền tây – Thanh Hoá, sự cưu mang, giúp đỡ của nhân dân các dân tộc nơi đây như Kinh, Mường, Dao, Thái...) giúp cho nghĩa quân tồn tại và phát triển. Mặc dù vậy, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Bình Định Vương cũng đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thử thách khó có thể vượt qua. Điều này cũng có những nguyên do của nó:
+ Thứ nhất, xét trên phương diện chủ quan, địa bàn miền tây xứ Thanh tỏ ra chật hẹp, không đáp ứng cung cấp được nhu cầu về nhân tài, vật lực thúc đẩy cuộc khởi nghĩa phát triển.
+ Thứ hai, về khách quan, đất Thanh Hoá trong thế bố phòng binh lực của quân Minh có một vị trí chiến lược. Lực lượng quân địch ở đây không chỉ đông mà còn rất tinh nhuệ, mạnh hơn bất kỳ cánh bố phòng binh lực nào trên địa bàn cả nước.
Như vậy, với việc tồn tại trên một địa bàn được xem là bất lợi, kết hợp với những hạn chế mang tính cố hữu được coi là những căn nguyên khiến cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tồn tại trong một trạng thái luẫn quẫn, thậm chí bế tắc trong một thời gian dài.
Trước yêu cầu cốt tử để đưa cuộc khởi nghĩa phát triển đi lên, một cuộc họp của bộ chỉ huy Lam Sơn do đích thân Lê Lợi triệu tập vào cuối năm 1423, nhằm bàn kế tiến thủ cho cuộc chiến, Nguyễn Chích đã đưa ra một kế sách đắc dụng. Ông nói: “ Nghệ An là nơi hiểm yếu đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An nên rất thông thạo đường đất. Nay trước tiên hãy đánh lấy Trà Long, bình định cho được Nghệ An để làm chổ đứng chân. Rồi dụa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ...” (Theo Khâm định việt sử thông giám cương mục - tr 362).
Có thể nói, kế hoạch chuyển hướng chiến lược của Nguyễn Chích trong thời điểm lúc bấy giờ nó có giá trị như một “cương lĩnh” chỉ đạo thực tiễn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời đây còn là cơ sở nền tảng cho sự ra đời và áp dụng một phương châm tác chiến đúng đắn khoa học, phù hợp với điều kiện của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phương châm “tránh chổ mạnh đánh chổ yếu, tránh chổ thực đánh chổ hư, tránh chổ rắn đánh chổ núng”.
Nguyễn Chích không chỉ là người đưa ra kế sách giúp vua “bình định” thiên hạ, ông đồng thời cũng là tướng lĩnh trực tiếp tham gia thực tiễn hoá kế sách do chính mình đề xuất. Tháng 10 năm 1424, Nguyễn Chích trực tiếp dẫn quân tiến công tiêu diệt đồn Đa Căng, mở đường cho kế hoạch tiến quân vào Nghệ An. Sau khi chiến thắng Đa Căng, trên đường tiến công chiếm lĩnh đất Nghệ An, Nguyễn Chích trực tiếp tham gia tất cả các trận đánh với tư cách của một tướng tiên phong. Bởi vậy, trong các trận đánh Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu... Nguyễn Chích đều lập được nhiều chiến công. Ông còn giúp nghĩa quân Lam Sơn xây dựng thành Lục Niên, cầm quân vây hãm thành Nghệ An và lãnh binh tấn công nhiều thành trì khác của địch.
Sau khi giải phóng được nửa đất nước từ Thanh Hoá trở vào đến các niền Tân Bình, Thuận Hoá. Đầu năm 1427, Nguyễn Chích được Lê Lợi điều từ Nghệ An ra bắc giữ chức Tổng Tri đảm trách công việc quân dân 3 Lộ (Thượng Hồng, Hạ Hồng, Tân Hưng), đồng thời trực tiếp cầm quân vây hãm thành Đông Quan.
Chỉ trong vòng tháng hai và tháng tư, ông đã cầm quân tiêu diệt hai thành luỹ của địch là Điêu Diêu và Thị Cầu cùng các xứ Giáo Trường, cầu Dền.
Đến tháng 10 năm 1427, Nguyễn Chích được Lê Lợi điều lên Ải Lê Hoa cùng với Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả có nhiệm vụ chặn đánh đạo quân tiếp viện của Mộc Thạnh đang tiến sang nước ta theo đường Vân Nam. Tại đây, ông cùng các tướng lĩnh khác và binh lính đã lập nên những chiến công hiển hách trong trận Lãnh Câu, Đan Xá góp phần đánh bại đạo quân cứu viện của nhà Minh, dập tắt mọi hi vọng của địch.
Ngày 10/12/1427(tức ngày 22/11 năm Đinh Mùi), Nguyễn Chích cùng Lê Lợi và 10 vị tướng lĩnh tài năng trong bộ chỉ huy Lam Sơn đã chứng kiến và tiếp nhận sự đầu hàng của đạo quân chiến bại nhà Minh, do Vương Thông cầm đầu diễn ra dưới danh nghĩa là một hội thề tại phía Nam thành Đông Quan - “Hội thề Đông Quan”.
Sau 10 năm kháng chiến, đất nước Đại Việt sạch bóng quân thù, non sông thu về một mối, Lê Lợi cùng các tướng lĩnh tài ba mà tiêu biểu là Nguyễn Chích và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã lập nên những chiến công oanh liệt, tiếp nối trang sử vàng truyền thống của cha ông trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Mùa Xuân năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên (1428), vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phong tặng ông danh hiệu “Đệ nhất công thần” – “Bầy tôi có công giữ gìn chính nghĩa, nhập nội thiếu uý và tham dự triều chính”. Sau đó một năm, tức 1429 trong buổi bình công, Nguyễn Chích được Thái Tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi phong tặng tước hiệu “Đình Thượng Hầu” - hàng thứ tư trong chín bậc của tước hầu và được ban họ Vua.
Suốt thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và những năm đầu Lê Nhân Tông, Nguyễn Chích là tướng cầm quân trấn giữ vùng phía Nam của đất nước. Tháng 12 năm 1448, Ông qua đời vì bệnh, khi đang giữ chức Nhập Nội Đô Đốc. Triều đình truy tặng ông là Nhập Nội Tư Không, Bình Chương Sự, đồng thời ban cho ông tên thụy là Trinh Vũ.
Đánh giá về công lao của tướng Nguyễn Chích trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc văn bia “Quốc triều tá mệnh công thần Lê Chích” viết “Công lao sự nghiệp lớn như thế là bởi ông lập chí bền, thấy sự việc sớm trù tính, vận dụng kiến đáo ứng biến mau lẹ cho nên mới hay: Lấy trung nghĩa cảm hoá tướng sỹ, lấy đức độ chiêu phục người biên giới xa xôi, giữ được thành bị cô lập nơi cõi tuyệt, làm rào dậu cho một phương. Công danh đầy biên quận, sự nghiệp đầy triều đình, là gương sáng cho thiên hạ soi chung”1).
Chứng kiến cả quá trình hoạt động của người anh hùng nông dân Nguyễn Chích trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV nói chung và những cống hiến của ông trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng, chúng ta thấy Nguyễn Chích không chỉ hiện ra ở uy vũ của một dũng tướng quên mình trên yên ngựa, tung hoành nơi xa trường, giỏi trong cách dùng binh, tài trong lối cầm quân. Bên cạnh cái vũ dũng của mình, ông còn chứng tỏ mình là một con người thấu thời hiểu thế, một mưu sỹ, một nhà chiến lược có nhãn quan quân sự thiên bẩm trong bộ chỉ huy Lam Sơn, là cánh tay phải đắc lực không thể thiếu, giúp “Lam Sơn động chủ” thực thi sứ mệnh thống nhất thiên hạ. Tài năng của ông mãi được sử sách lưu danh, công lao và những cống hiến của ông muôn đời được lịch sử dân tộc khắc ghi, hậu nhân truyền tụng. Nhà bác học Lê Quý Đôn ở thế kỷ XVIII đã từng nhận xét về công lao to lớn của ông một cách thoả đáng. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: “Bầy tôi có công khai quốc kể về bậc tài trí cần lao không phải là hiếm. Nhưng sở dĩ vua Cao Hoàng bình định được thiên hạ là do mưu chước của Lê Chích ... Không cần đánh mà hạ được thành Đông Đô, lấy hoà hiếu mà kết liễu chiến tranh tuy là mưu kế của Nguyễn Trãi, nhưng về căn bản mạnh để thu lấy thắng lợi hoàn toàn trước hết là bắt đầu từ Lê Chích”(4).
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2.
2. Đại Việt thông sử - Lê Qúy Đôn, tập 2.
3. Danh tướng Việt Nam - Nguyễn Khắc Thuần, tập 2.
4. Kiến văn tiểu lục - Lê Qúy Đôn.
5. Khởi nghĩa Lam Sơn - Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn


http://www.ditichlamkinh.vn/vi-vn/174/DANH-TUONG-NGUYEN-CHICH-.html
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Jun 03, 2017 6:42 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Việt Sử                 - Page 3 Empty Re: Việt Sử

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết