TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
TLT (2017)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
letansi (1008)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
pthoang (257)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
luck (220)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 
Admin (156)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

2 posters

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:26 pm

Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng

Giới thiệu sách

Nuôi trẻ là một bản năng, một nghệ thuật hay một khoa học? Cả ba, có lẽ thế. Là một bản năng, bởi không cần học hỏi ở bất cứ đâu, người mẹ cũng có thể nuôi con đến ngày khôn lớn. Nếu không bị lệch lạc đi, bản năng có thể là một hướng dẫn viên tốt... Là một nghệ thuật, bởi hơn bất cứ một nghệ sĩ nào khác, người mẹ đã tạo nên một tác phẩm sống: đứa con, một con người, một cá nhân. Là một khoa học bởi nếu có đôi lúc bản năng ngần ngại, nghệ thuật phân vân thì chính kiến thức khoa học sẽ soi sáng con đường phải lựa chọn...



Giới thiệu phát hành EBOOK chính thức

“Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” là một cuốn sách y học phổ cập khá quen thuộc với nhiều ông bố bà mẹ suốt gần bốn thập kỷ qua. Nhiều bà mẹ bày tỏ đây là cuốn sách gối đối giường của họ trong những ngày tháng ngóng đợi đứa con đầu lòng cũng như suốt thời kỳ chăm sóc nuôi nấng con nhỏ dại. Sách đã giúp họ an tâm, nhất là trong thời buổi hiện nay, nhiều gia đình hạt nhân, thậm chí đơn thân.

Tôi viết cuốn sách này từ những kinh nghiệm khi đang làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng Saigon, hằng ngày tiếp xúc với biết bao cảnh đời thực tế; tôi cũng lại viết từ nỗi lòng của một người làm cha mẹ, vì lúc đó đã vừa có ba đứa con với nhiều nỗi âu lo. Thời gian qua nhanh! Mới ngày nào một chú bé sơ sinh được mẹ bế đến khám bệnh thì nay đã lại thấy chú bế một bé sơ sinh khác- là con của chú- đến khám.

Nhờ được viết từ những kinh nghiệm thực tiễn cũng như từ nỗi lòng của người làm cha mẹ, nên dù ngày nay có nhiều những quyển sách tương tự được dịch từ nước ngoài, các ông bố bà mẹ vẫn tìm thấy Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng những điều chia sẻ, thân quen. Y học tiến bộ không ngừng. sách cũng đã được cập nhật mỗi lần tái bản. Và nay, nhu cầu đọc sách trên mạng đã trở nên phổ biến, đặc biệt với các ông bố bà mẹ trẻ- trong cũng như ngoài nước- nên khi được SGC đề xuất chuyển thành Ebook để tiện tra cứu, tôi đã rất vui lòng đáp ứng. Ebook đã được biên soạn thêm, chỉnh sửa, bổ sung… đầy đủ hơn.

Tôi rất mong qua Ebook này, được dịp trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và nhất là được giao lưu với các ông bố bà mẹ qua internet, phương tiện giúp ta mỗi ngày một gần gũi nhau hơn.

Trân trọng,
BS Đỗ Hồng Ngọc
Saigon 3.11.2010

http://www.dohongngoc.com/web/o-noi-xa-thay-thuoc/viet-cho-cac-ba-me-sinh-con-dau-long-where-there-is-no-doctor-o-xa-noi-thay-thuoc/gioi-thieu-phat-hanh-ebook-chinh-thuc/


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Fri Jul 27, 2012 5:19 pm; sửa lần 5.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Nghĩ Từ Trái Tim

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:32 pm

Nghĩ Từ Trái Tim


Tâm Kinh làm đảo lộn tất cả mọi suy nghĩ, quyết liệt phủ định, quét sạch mọi thành kiến kể cả thành kiến về Phật, về Bồ tát, về Tứ diệu đế, về Thập nhị nhân duyên.... Phủ định hết. Còn gì? Còn cái Tâm cá nhân ta. Tâm đó cũng cần được chùi sạch, lau sạch, gỡ sạch. Tấm gương phản chiếu chân thật trở lại với sự hồn nhiên, trong sáng, lành mạnh, an vui. Nhìn đời với một thái độ mới, với tình thương mới. Không phải xuất hiện một cái tâm mới. Tâm vẫn có sẵn đó, không phải sinh thêm, không phải tạo ra. Chỉ cần gỡ bỏ đi những cái vướng mắc ràng buộc, che đậy cái tâm vốn luôn sáng trong kia. Trăng vẫn vằng vặc trên mặt hồ, chỉ cần sóng không xao động. Thế nhưng phải có cái nhìn với chính bản thân mình trước hết, vì trước hết phải "từ bi" với mình cái đã. Phải cám ơn thân xác, phải biết quý trọng nó. Sống vui từng phút giây hiện tại. Với cái nhìn mới, hoa đẹp hơn, nắng tươi hơn, mưa mát hơn..... tình yêu cũng tuyệt vời hơn. Bữa ăn ngon hơn. Giấc ngủ yên hơn. Vì không còn ganh đua, không còn chen chúc, không còn tham lam, sâu hân, thù nghịch.... thì mọi sự nhẹ nhàng ra, thanh thản ra, thảnh thơi ra. Ngay cả nỗi sợ lớn nhất của kiếp người là sợ chết - bên cạnh vô số những cái sợ khác như sợ nghèo, sợ xấu xí, sợ già nua, sợ.... thì với thái độ coi thân xác là ân huệ nhưng vô thường, chỉ do duyên sinh, tương hợp mà có thì cũng bớt đi nỗi sợ hãi sinh diệt. Người thầy thuốc nhìn con người một cách toàn diện, coi lục phủ ngũ tạng là tương sinh tương khắc thì điều trị không rời cái thân với cái tâm. Ngày càng nhiều ma tuý, nhiều an thần, nhiều thuốc giải lo, nhiều thuốc ngủ.... bởi con người quá bất an thì Tâm Kinh có thể cũng là một thứ thuốc thần diệu chăng? Vấn đề là phải "thực hành" như thế nào, "sống" như thế nào, vì rất dễ lãng quên.....

"Nghĩ từ trái tim" viết về Tâm Kinh Bát Nhã, nằm trong loạt tác phẩm viết cho người cao tuổi của Đỗ Hồng Ngọc, tác giả Gió heo may đã về, Già ơi chào bạn, Những người trẻ lạ lùng.... Tác giả viết cuốn này là để tự chữa bệnh cho mình và cũng giúp cho vài bạn bè cùng lứa, đồng bệnh tương lân. Cái nhìn về Tâm Kinh trong "Nghĩ từ trái tim" là cái nhìn của một người thầy thuốc, một bác sĩ, có thể rất khác với những người khác và mong được chia sẻ.

Mục lục:
Lời ngỏ
Dẫn nhập
Một chút lịch sử
Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
Tạm kết
Phụ lục
Tâm Kinh Bát Nhã bằng chữ Phạn
Tâm Kinh Bát Nhã viết theo lối Reisho
Tâm Kinh Bát Nhã bằng chữ Hán
Tâm Kinh Bát Nhã bằng Anh Ngữ


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Mon May 30, 2011 10:00 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:36 pm

phannguyenquoctu đã viết:* Nghĩ Từ Trái Tim

Audio book (Sách nói): Bạn vào địa chỉ sau để nghe hay tải về
http://www.daotam.org/viewnghephap.php?nghephap_id=6
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 1:38 pm

NGHĨ TỪ TRÁI TIM

Đỗ Hồng Ngọc

(Viết về Tâm Kinh Bát Nhã)

2003



Lời ngỏ

Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại củachúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy. Bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt… Có lẽ đã đến lúc thử nghe tiếng nói của trái tim. Một hôm, có chàng thi sĩ đi ngang qua vườn rào kia, giật mình thấy một bông bụp đỏ ở bờ giậu, cái bông bụp rất tầm thường như hàng ngày chàng vẫn thấy khi qua lại chốn này, bỗng nhiên như nở một nụ cười mầu nhiệm, rồi không chỉ cười, nó hát, và chàng thi sĩ chỉ còn biết sụp lạy, cúi đầu (*). Vâng, chàng đã nghe. Nghe không phải từ bông hoa kia mà từ trong trái tim mình. Và chàng sửng sốt. Mọi thứ như khác hẳn. Đã thoát ra, đã vượt ra, vượt qua… Người ta có thể nghĩ chàng thi sĩ chắc điên, có điều chàng biết rất rõ chàng đã nghe, đã thấy một điều kỳ lạ. Một thứ mật ngữ. Như anh chàng chèo đò của Herman Hesse, ngày ngày vẫn chèo đò đưa người qua sông, cho đến một hôm bỗng nghe được tiếng nói của dòng sông và từ đó chàng đã tự đưa mình qua sông, và đã vượt ra, vượt qua. Chúng ta bây giờ hình như có quá ít thì giờ để nghe tiếng nói của trái tim mình, dù chỉ cần nhấp con chuột trên vi tính thì đã nối trọn vòng trái đất, vậy mà người ta có vẻ ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cả với mình. Một thi sĩ đã phải kêu lên: “… Không có thì giờ! Chim lấy đâu mà về tổ. Tôi lấy đâu mà làm thơ. Em lấy đâu mà đọc những bài thơ tôi sắp viết?...” (**). Tôi cũng vậy. Tôi cũng không có thì giờ. Quần quật. Tối tăm mặt mũi vì “trăm công ngàn việc”. Cho đến một hôm, hình như, có lẽ, một lần kia có một lúc hình như tôi cũng chợt nghe.

Hình như thôi, không chắc, không dám. Ngẫm nghĩ rồi nghe ngóng. Nghiền ngẫm rồi ngập ngừng. Rồi bức xúc, phải viết ra cho khỏi quên, để lâu lâu còn coi lại một mình. Ba năm nghiền ngẫm, sáu tháng viết và hơn hai năm ngại ngần, thỉnh thoảng đọc và sửa, nhờ vài bạn thâm giao chỉ thêm cho, rồi tìm tòi, tham khảo, loay hoay… Tôi không phải là thi sĩ,không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một bác sĩ, một người thầy thuốc, nên đôi khi phải hành nghề, phải giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, kẻ nhức đầu người đau lưng…và trước hết là phải chữa bệnh cho chính mình. Có những lúc thuốc men chỉ chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ, chữa được “triệu chứng” bên ngoài mà không chữa được “căn nguyên” sâu xa, từng từng lớp lớp bên trong. Tôi đành chia sẻ những điều tôi nghĩ, tôi cảm, tôi nghe. Có thể đúng. Có thể sai. Có thể không đúng không sai. Có khi hiệu quả, có khi không. Có người hạp mà có người dị ứng. Vậy nên nếu tình cờ mà đọc được những dòng này thì xin hiểu cho mà đừng trách. Nếu muốn, có thể tủm tỉm cười một mình. Cũng chẳng khoái ru?

Đỗ Hồng Ngọc

Saigon 2003

(*) Thơ Quách Thoại

(**) Thơ Nguyên Sa



DẪN NHẬP

Tôi không còn nhớ ai là người đã mang tặng tôi cuốn “Trái tim hiểu biết” của Nhất Hạnh (NH), hình như không phải tặng mà cho mượn đọc lúc tôi đang nằm dưỡng bệnh ở bệnh viện An Bình, cuối năm 1997 sau khi mổ sọ não ở BV. 115 vì tai biến mạch máu não. Bản tôi đọc lúc đó là bản photocopy. Sau này, không rõ do “duyên” gì tôi tìm thấy bản chính ở một tịnh xá nhỏ, đối diện nơi tôi làm việc. Bản của NH in sai nhiều, trình bày không rõ, càng gây khó hiểu nên tôi phải tìm kiếm thêm những bản khác để so sánh, đối chiếu, nhờ đó tìm ra bản tiếng Phạn, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, bản dịch, bản photo, bản chính...

Có cuốn mỏng chừng vài chục trang, có cuốn trên 300 trang về Bát nhã Balamậtđa Tâm Kinh mà NH gọi là “Trái tim hiểu biết”. Tôi thích cách viết đơn giản của ông. Nó đời hơn. Gần chúng ta hơn. Hoặc chỉ cần viết Tâm Kinh (Heart Sutra) như Osho cũng đủ. Tôi muốn so sánh, đối chiếu cho rõ nghĩa một số từ, với tôi, người không biết tiếng Phạn, tiếng Hán thì lem nhem, tiếng Anh, Pháp thì ở các bản dịch không toát được hết ý, còn tiếng Việt thì dễ gây hiểu lầm, ngay với chữ “Không” là chữ cốt lõi của Tâm Kinh. Tôi không biết có cái gì đó hút tôi vào với việc tìm hiểu Tâm Kinh, lực hút mạnh đến nỗi tôi gần như say mê... Tôi thấy nó phóng khoáng, nó “lật đổ” tất cả những quan niệm hẹp hòi, đố kỵ; nó có khả năng hòa đồng, khả năng giúp mọi người có trách nhiệm hơn với chính mình, biết thương mình, thương người, thương cuộc sống, biết thưởng thức... cuộc sống với một chất lượng cao hơn – không phải giàu hơn, có danh tiếng hơn, thành công hơn – mà là có hạnh phúc hơn; biết tha thứ, biết buông xả; hiểu được xã hội không làm nên bởi một cá nhân mà có sự liên đới trách nhiệm, nó có thể giúp cho những người đang mang mặc cảm tội lỗi thoát ra khỏi chính mình; giúp cho những người đang làm thầy thuốc, thầy giáo, nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng, nhà tham vấn... hiểu thêm về mình và người khác, biết tôn trọng, biết thương yêu, thấu cảm, chân thành. Dĩ nhiên cũng như nhiều người khác, tôi hiểu Tâm Kinh theo góc độ của tôi. Của một người thầy thuốc. Hơn thế, của một người thầy thuốc “kiêm” bệnh nhân, đã từng bị gây mê, bị đục sọ não, đã từng được mổ mắt, đã từng được truyền máu do loét bao tử, và bao nhiêu thứ đã từng khác. Tôi không theo đạo nào, không mê tín dị đoan, lúc nhỏ sống trong chùa vài năm, học văn hoá trong nhà thờ vài năm, rồi hành nghề y trên 30 năm, làm thơ, viết báo lai rai... với đôi ba cuốn sách nhỏ được xuất bản. Trên 30 năm hành nghề y thì hơn mười năm làm cấp cứu nhi khoa, ngày ngày có dịp thấy những nỗi khổ đau của người bệnh và gia đình, rồi gần hai mươi năm làm giáo dục sức khỏe chỉ mong làm vơi ít nhiều nỗi khổ đau đó – nhưng có làm được chút gì không lại là chuyện khác – nên đã chịu khó viết sách này sách nọ... từ “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò”(1972), “Viết cho các bà mẹ sanh con đầu lòng”(1975), “Viết cho tuổi mới lớn” lúc hãy còn trẻ...đến “Gió heo may đã về”, “Già ơi chào bạn!...” những năm gần đây khi đã có tuổi, chủ yếu là để tự chữa bệnh cho mình – và cũng để giúp cho những bạn bè thân quen, những bạn đọc cùng thời, cùng lứa. Viết với tôi là một bức xúc, là một cách “xả”! Tôi thấy nhẹ nhàng sảng khoái hơn khi được viết ra. Đó cũng là một cách tự chữa bệnh cho mình. Nhưng nếu khi viết mà tôi biết tôi đang viết, và tôi biết thở đúng cách thì đã tốt, trong khi tôi có vẻ như quên thở, nín thở... Cái đó rõ ràng là không tốt cho sức khỏe, mãi sau này tôi mới hiểu ra điều đó, khi tôi được gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, được ông chỉ dẫn thêm về cách thở cơ hoành và gần đây được đọc thêm những tài liệu về yoga, về “thiền”, những ứng dụng trong Y học của bác sĩ Dean Ornish và đặc biệt là phương pháp “thở chánh niệm” – mà Phật đã dạy từ những bài học đầu tiên sau khi giác ngộ - tôi thấy có thể có hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh thời đại, những bệnh dịch không lây, nhưng rất nguy hiểm, gây khổ đau, tàn phế cho nhiều người mà Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO) đã luôn cảnh báo trong những năm gần đây, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người, chủ yếu do lối sống và môi trường sống đầy căng thẳng, bất an... Y học ngày càng phát triển, càng phân nhánh, phân tầng, càng đi vào chi li, vào từng tế bào, vào từng phân tử... Mỗi thầy thuốc chỉ giỏi, chỉ chuyên sâu trong chuyên khoa lẻ của mình mà quên con người như là một thực thể toàn diện. Trong khám và chữa bệnh ngày nay, con người bị cắt chia manh mún, trị được bệnh này thì “xì” ra bệnh khác, dùng thuốc này thì phải cảnh giác vì có thể gây ra bệnh kia. Thế nhưng y học giúp ta hiểu “lục phủ ngũ tạng” luôn gắn bó với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, không tách rời nhau. Không có cái nào đứng riêng lẻ một mình mà tồn tại. Y học còn giúp ta hiểu lẽ sinh diệt trong mỗi con người. Hàng tỷ tế bào tự hủy diệt trong từng giây để tạo ra hàng tỷ tế bào mới. Chỉ riêng về máu, mỗi giây đã có hằng trăm triệu hồng cầu bị hủy diệt và các “thành tố” đã được chọn lọc, sử dụng lại để tạo ra những hồng cầu mới. Cứ chừng ba tháng, một hệ thống máu mới đã xuất hiện, nói cách khác, một con người “mới” đã ra đời trong mỗi chúng ta. Y học phân tử giúp phân tích các hoạt động của từng tế bào và đã không ngớt gây cho ta hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bản đồ gène người đã được phát hiện. đầy đủ. Người ta ngạc nhiên thấy ruồi giấm có khoảng 60% gène người. Con người với con người thì có đến 99,99% gène giống nhau! Khi một nhà báo hỏi một nhà sinh học trong ngày công bố bản đồ gène người, ông đã nói “Này, cô hãy trông cái cây ngoài kia. Nó có 70% số gène giống y như gène của cô và tôi !”. Học y, người thầy thuốc còn có dịp mổ xẻ xác ướp, thuộc từng làn gân, sớ thịt, biết những chất liệu gì đã cấu tạo nên; được học về cốt học để thấy rõ sự tạo xương và hủy xương trong quá trình phát triển, học về tế bào học, mô học, sự tập hợp và phân tán, cơ chế tạo ra năng lượng; về di truyền học...truyền đi những hạt giống và về sinh lý học, với tất cả những quấn quít chằng chịt của các kích thích tố (hormones), tác động qua lại của các chất sinh hóa, tương tác của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm... Biết cả protéine, chất liệu của sự sống đã cấu trúc từ các nguyên tố C, H, O, N mà nói cách nào đó là từ lửa (Carbone) nước (Hydrogène), gió (Oxygène) và đất (Nitrogène). Có phải đó là cái mà người xưa đã dùng từ “tứ đại”, đất nước gió lửa, hay “cát bụi” để nói về “một cõi đi về”?

Thầy thuốc cũng biết giới hạn của các giác quan. Mắt chỉ nhìn trong khoảng bước sóng nào đó, vượt ra ngoài bước sóng đó thì chịu, hết thấy. Tai cũng vậy. Mũi cũng vậy. Có cái thua loài dơi, có cái kém loài chó... Thế nhưng thầy thuốc thường cũng dễ tưởng mình là người biết nhiều, học rộng (bác sĩ), dễ tự cao, tự đại... thấy mình không thể chấp nhận, không thể nghe điều gì khác ngoài cái gọi là “khoa học”, do đó, không dễ tiếp thu điều gì mới lạ hơn. Thầy thuốc có lợi mà cũng bất lợi là vậy.

Từ khi hiểu biết thêm về Tâm Kinh Bát Nhã Balamậtđa, tôi thấy thương mình hơn, thương người hơn, tôi bớt... tự mãn, tôi biết buông xả hơn, biết cười, biết thở. Dĩ nhiên tôi vẫn thường hay quên. Phải ráng tập. Kiên nhẫn tập. Cái cốt lõi của Tâm Kinh là thực hành, không phải là kiến thức. Biết cũng có lợi, nhưng chỉ thỏa mãn tri thức. Biết thì thành một trí thức, một học giả, thêm gánh nặng. Hành mới là làm cho cái biết rõ hơn, soi sáng cái biết và giúp trở thành một “hành giả”. Bởi vì có lẽ cuối cùng cái “vô trí”, hồn nhiên - chớ không phải ngây ngô – như một em bé thì mới tới được chỗ an vui, nói cách khác “chỉ có trẻ con mới vào được nước thiên đàng”. Cái nước thiên đàng đó, có khi gọi là niết bàn, thực ra ở ngay đây thôi, ngay lúc này thôi, và ở ngay trong ta thôi, không phải tìm kiếm đâu bên ngoài, vô ích: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mích”. Trần Nhân Tông nói vậy. Người bạn – cũng là một thầy thuốc - quy y từ thuở nhỏ, khuyên tôi không nên bước vào Tâm Kinh ngay. Phải học từ từ. Đúng vậy, nhưng cái số lượng kinh Phật nói ra, có lẽ học đến mười kiếp chưa hết. Mà Phật nói rằng cái nói của Phật mới chỉ là một nhúm lá trong một rừng cây. Tôi còn ngờ rằng các học trò của Phật đã biên soạn, biên tập lời Phật rất khác nhau. Cái đống kinh sách vô tận kia thiệt ra... chỉ để cho người ham học, muốn trở thành học giả, nhà nghiên cứu..., bởi vì trong nhiều kinh, Phật nói chỉ cần học một chút cũng tốt lắm rồi. Một câu, một chữ cũng đã quá đủ. Sự giác ngộ có thể như một ánh chớp, tốc độ còn hơn tốc độ ánh sáng.

Mà cái “hành” mới thật là lý thú. Bởi vì người ta không thể chỉ biết về thở, người ta phải thở. Cũng như người ta không thể chỉ biết về thiền, người ta phải thiền. Phải trải nghiệm. Mỗi hơi thở vào thở ra, trung bình 8 – 10 giây, đã có bao nhiêu triệu hồng cầu được sinh ra và bao nhiêu triệu đã mất đi? Và có phải mất đi là để được sinh ra? Và cái mới nhờ đó cứ liên tục. Liên tục vô thường. Liên tục chằng chịt. Liên tục quấn quít. Cái này cái nọ cái kia cái khác. Mà cũng chỉ vậy. Rã rồi hợp lại. Sóng vỗ bờ. Thủy triều lên xuống. Trăng tròn khuyết. Vật chất thành năng lượng –và ngược lại. Nhưng chẳng có cái gì mất đi, chẳng có cái gì sinh ra. Những Einstein, Lavoisier đó cũng đã “chứng ngộ” qua con đường khoa học của họ. Khi trái táo rơi thì Newton “giác ngộ”. Ông cứ để cho trái táo rơi. Và thấy cái điều chưa ai thấy. Phật giảng dạy cả 49 năm trời, để rồi nói chả giảng dạy cái gì cả! Cái gì cũng sẵn có đó rồi! Mà làm sao giảng dạy cho người khác được? Mỗi người phải là thầy và là học trò của chính mình thôi!

Tôi tự nhiên mà khoái Tâm Kinh. Có thể là có cái “duyên” nào đó. Sau cơn mê, mổ xong tôi tỉnh dậy. Cười một mình. Ngu ơi là ngu. Đáng đời ơi là đáng đời. Rồi tôi lạ lẫm nhìn ánh nắng chiếu qua khung cửa, lạ lẫm nghe tiếng chim hót. Lạ lẫm thấy lá thông lắc lư trong gió. Lạ lẫm nghe người này người kia nói. Nhiều người đồn đãi là tôi đã chết. Nhưng có thể tôi đã sống qua một kiếp khác. Một cơn mơ. Rồi ai đó tặng tôi Tâm Kinh. Tôi có vẻ hiểu được. Có thể không tròn trịa. Méo mó có cái hay của méo mó. Tâm Kinh là một chiếc lá nhỏ trong nhúm lá mà Phật trao truyền, cầm trong tay, đưa cho ta. Một cái lá cây? Không có tứ đại, ngũ uẩn sao? Không có trăng sao nhật nguyệt sao? Không có khủng long và ruồi giấm sao? Cái dải ngân hà kia không phải là có cấu trúc nguyên tử giống y như hạt cát sao? Phật nói Tâm Kinh khi đã ngoài 60 tuổi, khi đã có gần ba mươi năm giác ngộ, giảng dạy cho người ta tìm đường giải thoát. Lúc đã già, đã lớn tuổi, hình như Phật ít nói hơn. Có lúc không thèm nói gì hết, chỉ tủm tỉm cười. Cười một mình. Rồi ngài nói cho Sariputra một bài giảng “có vẻ quái lạ, bác hết, quét sạch hết những ảo tưởng của con người, của mọi người” (NH, Trái tim hiểu biết). Phật mỉm cười giữa chốn trang nghiêm, giữa lúc mọi người đang há hốc chờ đón từng lời vàng ý ngọc. Ngài nhìn quang cảnh ngơ ngác đó và mỉm cười. Có một kẻ cũng cười theo, vì hiểu ý ngài, có lẽ cũng vì thấy được cái ngơ ngác đó của mình, của mọi người... Phật bèn trao ngay y bát, “truyền ngôi” tức khắc cho cái lão biết cười, biết chế giễu chính mình đó. Đó là ông Ca-diếp. Cái cười đó là cái “giáo ngoại biệt truyền”, “bất lập văn tự”...

Vậy sao còn bảo phải học từ từ, học cho hết những bước căn bản, rồi lên cấp 2, cấp 3, đại học ... để phì cười được như Phật? Còn cái ông Sariputra đó, thực ra cũng là chính ta thôi. Tại sao không? Nếu bây giờ bất cứ chuyện gì xảy ra làm ta buồn, ta khổ, ta giận, ta lo ... làm cho mặt mày ta xanh lè lại hay đỏ bừng lên, làm cho tim ta đập loạn xạ, làm cho tay chân ta bủn rủn, run rẩy hay co cứng, làm cho huyết áp tăng vọt lên, làm cho miệng ta đắng chát lại hay toát mồ hôi lạnh, mắc tiểu liên tục... thì ta có thể nói. “Chẳng phải đã qua rồi, qua rồi, qua hết rồi, qua bờ bên kia rồi ư?”. Vậy thì, việc gì mà không tìm hiểu Tâm Kinh? Việc gì mà không thực hành Tâm Kinh? Việc gì mà không tủm tỉm một mình?


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Mon May 30, 2011 10:01 pm; sửa lần 2.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 2:07 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 5:37 pm

* Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân

Giới thiệu sách

Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là một mối quan hệ rất đặc biệt. Người bệnh đến với thầy thuốc không chỉ tìm kiếm những thông tin liên quan đến bệnh tật, đến thuốc men, mà còn mang theo cả những nỗi băn khoăn, lo lắng và sợ hãi...
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Những Người Trẻ Lạ Lùng

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 5:40 pm

Những Người Trẻ Lạ Lùng

Giới thiệu sách

Những Người Trẻ Lạ Lùng là cuốn Tạp bút của Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc. Vẫn lối văn phong dí dỏm, tác giả đưa chúng ta hết từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. "Một bác sĩ mà là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho ta ngạc nhiên một cách thú vị..." (Nguyễn Hiến Lê)

"...Không có cái gọi là già, bởi vì khi 20 - 30 người ta còn quá trẻ, 30 - 40 đang trẻ, 40 - 50 hãy còn trẻ, 50 - 60 trẻ không ngờ, 60 - 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là... trẻ vĩnh viễn!" (Đỗ Hồng Ngọc)
Xin mời bạn tìm đọc Những Người Trẻ Lạ Lùng để cùng chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ của những người ...trẻ lạ lùng.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Như thị

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 9:55 pm

* Như thị

Giới thiệu sách

Sao lại như thị? thấy vậy đó thiệt ra không dễ chút nào! Thấy vậy đó là thấy trong sự chuyển động, sự thay đổi không ngừng. Thấy như mộng huyễn, như sương móc không dễ chút nào! Và điều thú vị vượt qua được cái thị rồi sẽ thấy cái như, Chân như, Như như. Có khi sửng sốt, có khi bỡ ngỡ. Ngày hôm qua đâu rồi? Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi? Cầu vồng bảy màu rực rỡ kia chỉ là hơi nước tung tóe và một chút nắng nhoài qua kẽ lá. Vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vậy. Một lúc nào đó có thể vượt ra, vượt qua, vượt lên để mà ngẩn ngơ. Ấy là cái lúc thấy tai nghe nằm ngoài những đường dẫn truyền thần kinh - vật lý và sinh lý. Thấy như thật là chưa phải thật. Mới gần thật. Còn phải bóc tách nhiều lớp vướng víu chằng chịt xô đẩy dày đặc chung quanh. Khi có tuổi mắt ta mờ đi tai ta lãng đãng. Nhờ vậy mà cái nhìn cái nghe bớt vướng víu bộn bờ, bớt lận đận đếm đo. Hôm nào đó ta chợt nhìn ra ta, nhìn ra người. Rồi thấy người là ta, ta cũng là người. Chu Mạnh Trinh kêu lên : Ta cũng nòi tình thương người đồng điệu. Có người Tư Mã đượm mùi áo xanh nắn nót giàn bầu nậm thì có người xuống ngựa, có kẻ dừng chèo, canh khuya lau lách điu hiu. Tuổi 65 như tuổi 15. Bước vào một thời kỳ mới lạ. Dậy thì mà không phải dậy thì, nhưng vẫn là dậy thì. Nhìn đã khác, thấy đã khác. Nên mới là Như Thị. Nên mới có Như Thị hãy chia sẻ hãy vui." Đó là lời của Đỗ Hồng Ngọc muốn thông điệp cho chúng ta qua cuốn sách " Như Thị" của Ông.

Báo chí giới thiệu

Theo Đài THVN - VTVChiến Lược Xung Đột (Giải Nobel Kinh Tế Năm 2005)(Thứ tư, 12/12/2007 12:00:00 AM)
(VTV1 Ngày 08/12/2007)

Theo Báo SGGPNhư Thị(Thứ tư, 28/02/2007 12:00:00 AM)
BS Đỗ Hồng Ngọc và “Như thị” (*)

(SGGP Ngày27/02/2007)

... “Có khi sững sốt, có khi bỡ ngỡ. Ngày hôm qua đâu rồi? Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi? Cầu vòng bảy màu rực rỡ kia chỉ là hơi nước tung toé và một chút nắng nhoài qua kẽ lá. Vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà là vậy…”.



Những dòng ngỏ đầu tiên cho quyển sách mới “Như thị”, của bs Đỗ Hồng Ngọc, cho ta nhìn thấy rõ cái ý nghĩa của chữ vô vi sau một cơn bão lớn... Sau một cơn bệnh nặng, người trở lại nhân sinh bỗng thấy lòng nhẹ lâng lâng như là đứa trẻ.

Ý nghĩa cuộc sống bỗng trở nên thênh thang bằng cái nhìn nhẹ hẫng, thoát tục.

Nhưng thực ra đó chỉ là cái ảo giác nhất thời, trong một thoáng chốc, bởi “Như thị” của BS Đỗ Hồng Ngọc vẫn là tất cả những đa đoan đời thường vẫn nói vậy mà không phải vậy”, nghĩa là vẫn với biết bao trăn trở, nghĩ suy cùng cuộc đời, nào dễ thoát ra?!

Hơn hai trăm trang, đó là tất cả những bài viết ngắn dài, là những nghĩ suy về đủ mọi chuyện nhân sinh, chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện nghề y lẫn chuyện nghề văn, chuyện ngày hôm qua, ngày hôm nay… Như một cách tỏ bày cùng cuộc đời với một giọng văn như có như không mà thực sự lại là một nhát khắc mạnh mẽ với dấu ấn rất rõ của một người trí thức, một bs, một nhà thơ…

Là một bs, nhưng ông viết về nghề y bằng tư duy của một nhà văn, “Cuộc chiến không cân sức”, “Ăn cũng phải học”, “Chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon…!”, “Nhớ nhà quăng điếu thuốc”. Là ông bs bàn về cách ăn uống thiếu khoa học của người thời nay để dẫn đến bệnh béo phì và cái hại của thuốc lá, nhưng văn phong là của tản văn nên chuyện của nghề y bỗng dưng như chuyện tản mạn, nhẹ nhàng của nghề văn.

Và còn chuyện chiếc áo dài nữ sinh, ông nhà thơ - bs Đỗ Hồng Ngọc dành đến 3 bài tản văn để bàn luận “Vai gầy guộc nhỏ”, “ Nhìn từ Australia”, “Tung bay… tà áo tung bay” với những lời bàn luận vui về cái đẹp, về sự tiện ích của áo dài đủ mọi phương diện, ngay cả việc chống béo phì…, lời văn nghe như là sự phân tích của nhà khoa học, nhưng không dấu được nỗi nhớ tiếc, ấm ức… của một nhà thơ trước nguy cơ “ Tà áo tung bay” sắp bay mất hút…

Ngoài lĩnh vực y học, bs lại là người bình thơ của những bạn thơ Từ Thế Mộng, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Như Mây…, và những bác sĩ làm thơ như: GS Ngô Gia Hy, Nguyễn Huy Dung và nhà thơ - bs Trần Sĩ Tuấn với những cảm xúc rất sâu.

Ông viết về thơ Sĩ Tuấn như là viết về nỗi lòng của chính ông. Và tôi hiểu khi ông trích những dòng thơ của Tuấn: “Phòng bên này có em bé chào đời. Ở bên kia cụ già trăn trối… Chiếc áo choàng nhẹ nhõm đến nhường kia. Mà có lúc tưởng chừng không mang nổi…” là trong đó có chính tâm sự của người bình thơ.

Và khi ông viết về Nguyễn Ngọc Tư, ông tự cho mình là kẻ ngoại đạo, nhưng đọc những dòng nhận định của ông: “Hình như cô đang ráng làm một điều gì đó để đổi mới mình, ngờ rằng người ta đang ngán ngẩm mình, chán nản mình nên phải làm mới”, người đọc càng thấy rõ ông mới chính là một nhà phê bình văn học thứ thiệt với cái nhìn rất sâu về văn chương, về con người.

Bởi ông đến với văn chương bằng cái tâm hoàn toàn trong sáng, nên ông đành như những độc giả yêu mến Tư, chỉ biết “ Im lặng thở dài”…

(*) NXB Văn nghệ 2006.

BÍCH CHÂU


Theo Báo Tuổi trẻNhư Thị(Thứ sáu, 19/01/2007 12:00:00 AM)
(Thứ Sáu, 19/01/2007)

Sẻ chia, ấy là hạnh phúc

(Như thị, Đỗ Hồng Ngọc, NXB Văn Nghệ)

TT - Đã là tập văn xuôi thứ bảy của Đỗ Hồng Ngọc, chưa kể bốn tập thơ của ông bác sĩ chuyên trị bệnh nhi này! Với một người tự nhận mình là “workmania” - điên vì say làm việc - những thành quả trên thật cũng bình thường.
Như thị khác các tập tản văn trước, không chỉ ở cái tựa có vẻ bí hiểm, thay vì những Thư gửi người bận rộn, Gió heo may đã về, Già ơi… chào bạn!... khá giản dị trước đây, nội dung của nó cũng không thuần chất. Có bài đẫm chất thiền (Như thị, Ngọn lửa, Trăng gió kho vô tận, Nói không được...) bên những bài về khoa học và nghệ thuật ăn uống, hít thở (Cuộc chiến không cân sức, Ăn cũng phải học, Chỗ ngồi ăn không ngon, Một cách nhìn mới...).

Rồi những bài giới thiệu sách và bình văn rất nhà nghề (Thư trung, Vẽ lại một lộ trình mới, Những người muôn năm cũ, Im lặng thở dài...) cạnh những bài về... bóng đá (Bóng đá và sex, Chuyện bây giờ mới nói). Nhiều bài đầy chất giáo dục thủ thỉ mà sâu sắc (Chuyện ông Carnot, Trước hết là những bệnh nhân, Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi, Thương nhớ đòn roi...) thì cũng có bài quá đơn sơ, mộc mạc... Có vẻ đúng là một tập tạp bút để tác giả tha hồ nói mọi chuyện trên trời dưới đất, theo lối viết của mình - một lối viết đã được học giả Cao Huy Thuần nhận xét là “kết hợp được với tâm hồn của anh. Người đọc mến anh vì trải dài trên giấy là một tâm hồn đẹp. Tác giả trở thành bạn thân của độc giả. Sách của anh là một liều thuốc bổ...”.

Sau cơn bệnh nặng, ở tuổi 65, Đỗ Hồng Ngọc có vẻ càng “ngộ” hơn, minh triết hơn. “Như thị” có nghĩa là “thấy vậy đó”. “Vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vậy”. Để cuối cùng nhận ra một chân lý vô cùng đơn sơ: “Sẻ chia, ấy là hạnh phúc”. Với Như thị, anh đang muốn sẻ chia những cảm nhận đẹp về cuộc sống của mình cho mọi người. Đọc, và có cảm giác đã được chia sẻ.

NGUYỄN ĐÔNG THỨC
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Thư Gởi Người Bận Rộn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 9:59 pm

Thư Gởi Người Bận Rộn

Giới thiệu sách

"Tôi là một kẻ làm biếng, lại hành cái nghề mà ông tổ là cụ Hải Thượng Lãn Ông, ông già lười có tiếng ở làng Hải Thượng - vậy mà bỗng trở thành một người... bận rộn lúc nào không hay!

Số là bạn tôi, một nhà báo, một hôm gõ cửa bảo: "Nghe nói ông sắp về hưu, rỗi rảnh, viết gì đó cho báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần đi!". Nghe "doanh nhân", tôi đã hoảng vì cái sự bận rộn của họ. Biết ý, ông cười, đây là doanh nhân cuối tuần, không phải chuyện làm ăn đâu! Viết cái gì cũng được, miễn là cà kê dê ngỗng, có hơi hướm sức khỏe một chút... là được! Tôi bèn tra tự điển: cà kê, có nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác, còn dê ngỗng thì ai cũng biết rồi! Thôi thì...

...Tôi nhớ André Maurois, người mà tôi rất mến mộ, đã từng viết Lettres à l'inconnue (Thư gửi người đàn bà không quen biết, bản dịch Nguyễn Hiến Lê) bằng cách tưởng tượng ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng ba mươi, có nhan sắc, thông minh và nhạy cảm... để ông viết mỗi tuần một bức thư gởi cho người trong... mộng, trao đổi về mọi thứ chuyện trên đời. Tôi thử bắt chước ông tưởng tượng ra người bận rộn của tôi... lấy ý từ chữ busy-business là "bận rộn" để tạo ra mục "Thư gởi người bận rộn" xem sao!

...Nghĩ gì viết đó. Cà kê dê ngỗng mà! Từ đó tôi trở thành người bận rộn, Thứ Tư nào cũng phải nộp cho tòa soạn một bức thư, bất kể trời mưa hay nắng! Vậy là có tập sách nhỏ này như một kỷ niệm dành cho những người bạn thân thiết của mình..." - Đỗ Hồng Ngọc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Như Ngàn Thang Thuốc Bổ

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:04 pm

Như Ngàn Thang Thuốc Bổ

Giới thiệu sách

Tôi vốn ít hay cười. Ngay từ nhỏ, người ta đã gọi tôi là một ông cụ non, vì lúc nào cũng có vẻ đạo mạo, nghiêm túc quá. Sau này ra hành nghề, là một người thầy thuốc, là một người dạy học, hướng dẫn sinh viên tôi như càng nghiêm túc đạo mạo hơn. Tại cái tạng, biết sao, thấy bạn bè vui vẻ tôi cũng thích lắm mà không biết làm sao mà bắt chước được. Chỉ đôi khi đọc sách chỗ nào dí dỏm thâm trầm kín đáo một chút tôi mới tủm tỉm cười một mình. Tôi cũng không biết hút thuốc, uống rựơu, không bia bọt, và thường chỉ phá mồi trong bữa họp mặt bạn bè đông đủ làm bạn bè vừa thương vừa giận. Cũng tại cái tạng thôi...
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Tuổi Mới Lớn (Tuyển Tập)

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:13 pm

Tuổi Mới Lớn (Tuyển Tập)

Giới thiệu sách

Một cuốn sách cần thiết cho các em tuổi mới lớn và cả các bậc phụ huynh. Cập nhật và bổ sung đầy đủ các tác phẩm viết cho Tuổi mới lớn trong hơn 30 năm qua của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, người đã viết cho các báo Tuổi Ngọc, Mây Hồng và giữ mục Phòng Mạch Mực Tím trên báo Mực Tím suốt từ năm 1989- 2001.

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Nuôi Con

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:16 pm

Nuôi Con

Giới thiệu sách

Xin giới thiệu mục lục của cuốn sách Nuôi con :

Chương 1: Tử vong trẻ con và vấn đề suy dinh dưỡng.

Chương 2: Ở trẻ em bếp ăn còn quan trọng hơn là tủ thuốc.

Chương 3: Nuôi trẻ thế nào cho giỏi?

1. Có 3 nhóm thức ăn

-Nhóm vận động

-Nhóm xây dựng

-Nhóm bảo vệ

2. Cần có sự phối hợp cả 3 nhóm

3. Vài ví dụ

Chương 4: Suy dinh dưỡng và ăn dặm

1. Lúc nào thì nên bắt đầu ăn dặm

2. Nhu cầu về năng lượng

3. Thức ăn cao năng lượng

4. Một số câu hỏi đáp

Chương 5: Suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm

1. Lao

2. Ban đỏ

3. Ho gà

4. Lãi đũa, lãi móc

Chương 6: Tiêu chảy và suy dinh dưỡng

Chương 7: Những điều nói thêm về sữa mẹ

Chương 8: Phát hiện suy dinh dưỡng cách nào?

Chương 9: Các loại suy dinh dưỡng thường gặp

1. Suy dinh dưỡng phù

2. Suy dinh dưỡng teo

3. Mù dinh dưỡng

Chương 10: Lúc trẻ bệnh có nên cho ăn không?

Tài liệu tham khảo
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Gió Heo May Đã Về...

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:18 pm

Gió Heo May Đã Về...

Giới thiệu sách

Nhưng thật ra già là gì, lúc nào thì già, lúc nào thì chớm già, sắp già, mới già, đã già. Có tuổi nào là tuổi “hườm hườm” chăng? Một người bạn ở tuổi hườm hườm hỏi, sao, ông bác sĩ, ông đã viết nào cho các bà mẹ sinh con đầu lòng, nào cho tuổi mới lớn, sao không viết một chút gì đó cho tuổi sắp già, tuổi hườm hườm, tuổi xế bóng, tuổi gió heo may đã về xem sao.

Vì sáng nay, một chút gió heo may đã về, những chiếc lá vàng đã rơi lác đác trên những con đường thành phố, một mùi gió bấc quen thuộc đã len vào giữa những hàng cây…

Mục lục:

Lời ngỏ

Gió heo may đã về…

Con sông đâu có ngờ…

Người về soi bóng mình

Về thu xếp lại…

Cát bụi tuyệt vời

Chân đi nằng nặng hoang mang

Trong khi ta về…

Sông cạn đá mòn

Sống trong đời sống

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

Và như thế tôi đến trong cuộc đời

Áo xưa dù nhau

(Viết thêm của Trịnh Công Sơn)





Về thu xếp lại…

Đỗ Hồng Ngọc
(Gió heo may đã về…)

về thu xếp lại
ngày trong nếp ngày
vội vàng thêm những lúc yêu người
(TCS)

Khó khăn mà nam cũng như nữ ở tuổi chớm già phải thích nghi, điều chỉnh là những thay đổi trong đời sống tính dục, mặc dù ở phương Đông chúng ta ít nói đến tính dục một cách công khai. Trong nhiều ngàn năm, tính dục ở phương Đông được coi như là một bản năng “xấu”, cần che đậy lại, giấu giếm đi. Che đậy, giấu giếm, nhốt kỹ như vậy mà nó còn gây ra bao chuyện rắc rối huống chi thả lỏng nó ra. Một ông Liễu Hạ Huệ nào đó đã phải đốt một lò lửa, nhảy qua nhảy lại suốt đêm. Một Trư Bát Giới bị mọi ngươì cười cợt. Thế nhưng các nhà nghiên cứu về tình dục học đã phải sững sờ trước các pho kinh sách về tình dục vô cùng phong phú ở phương Đông từ xưa của Ấn Độ, của Nhật Bản, của Trung Quốc, và ngay tại nước ta cũng có không ít những toa thuốc bí truyền kiểu “nhất dạ ngũ giao sinh lục tử”, với không ít những chuyện tiếu lâm ít nhiều đều có đề cập tình dục, một cách nói bóng gió, dĩ nhiên. Thế nhưng gần đây, như đã nói, sự bùng nổ thông tin đã mang lại nhiều đổi thay trong cái nhìn về tính dục. Không ít lần chúng ta thấy ở các cột điện dán đầy những lời quảng cáo chữa yếu sinh lý, liệt dương v.v…


Và ngày càng nhiều sách báo phim ảnh nói về những vấn đề thầm kín này một cách công khai. Có lẽ đã đến lúc không nên che đậy giấu giếm mà nên giúp cho mọi người hiểu biết, có đầy đủ tri thức, những thông tin đúng đắn hữu ích về vấn đề này để chọn lựa, quyết định về một trong những lãnh vực quan trọng của cuộc sống. Sự che giấu thông tin, sự ngu dốt sẽ đồng lõa với tội ác vì liên quan đến tính dục là cả một chương dài về bệnh lý, các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó kể cả SIDA (AIDS). Ở đây chỉ đề cập những đổi thay về tính dục ở tuổi chớm già, những thích nghi, điều chỉnh cần thiết để có một cuộc sống yên vui và hạnh phúc.

Như một cánh hoa nở trọn thì đến giai đoạn héo tàn, ở nữ giới là hiện tượng tắt kinh, mãn kinh (menopause), không còn khả năng sinh sản nữa và ở nam giới cũng có một giai đoạn tương tự được gọi là “climacteric” mặc dù không có cái gì “tắt”, cái gì “mãn” rõ rệt. Rất nhiều người muốn chối bỏ thực tế này và tìm đủ mọi cách kể cả những huyền thoại để duy trì ảo tưởng. Nhưng thực tế vẫn là thực tế vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường như ở tuổi dậy thì đã xuất hiện kinh nguyệt, phóng tinh v.v… Trước hết không có chuyện tắt một cái… rụp như ta tưởng. Đây là một giai đoạn kéo dài nhiều năm, nhiều khi rất thoải mái tự nhiên nếu “không có gì ầm ĩ”, nếu tự mình đừng cho là chuyện ghê gớm, gắn với suy tàn, chết chóc, hết thời. Thực ra nhiều khi sự biến động tâm lý do cảm xúc gây stress bất lợi nhiều hơn là những thay đổi sinh lý.

Ở nữ giới, dứt kinh (không còn kinh nguyệt nữa) chỉ là một phần của giai đoạn mãn kinh. Thay đổi tùy người, nhưng nói chung, xảy ra ở khoảng tuổi bốn mươi lăm đến năm mươi lăm, tuỳ theo di truyền, khí hậu, điều kiện sống. Ở những người phụ nữ hút thuốc lá, dứt kinh có thể đến sớm hơn. Phụ nữ bắt đầu có kinh sớm thì thường dứt kinh trễ. Khả năng có con giảm dần sau đó – ít nhất là một năm – do vậy đã có những trường hợp tưởng là đã dứt kinh, không thể có con nữa nhưng lại bị mang bầu. Trước đây, hằng tháng, buồng trứng đã tiết ra kích thích tố nữ là Estrogen, chuẩn bị cho lớp nội mạc tử cung đón trứng rụng, sau đó thể vàng (khi trứng rụng, phần bọc trứng còn lại gọi là thể vàng) tiết ra Progesteron để “lót ổ” đón trứng một khi trứng được thụ tinh. Nếu trứng không thụ tinh, nghiã là không gặp tinh trùng thì lớp nội mạc đó sẽ tróc ra, tự hủy đi, tạo ra cái gọi là kinh nguyệt. Rồi chu kỳ tiếp diễn cho tháng tiếp theo. Nay ở tuổi tiền mãn kinh, trứng đã không rụng nữa, không còn tiết Estrogen nữa và gây ra một hội chứng gọi là hội chứng mãn kinh: có thể đột ngột, có thể từ từ, bắt đầu bằng sự có kinh không đều đặn nữa, ngày càng thưa dần rồi chấm dứt hẳn. Cũng có trường hợp rong kinh, “trồi sụt” bất thường… nói chung ta vẫn gọi là rối loạn kinh nguyệt thường thấy trong thời kỳ này . Hệ thống sinh dục nữ sẽ dần teo đi, kích thích tố nữ dừng sản xuất. Do vậy, các dấu hiệu “nữ tính” sẽ giảm sút, nhiều người thấy giọng trầm lại, ồ ề như nam giới, cơ thể bớt những đường cong, tóc khô, dễ gãy, da khô, ráp, mất lớp mỡ dưới da làm cho da nhăn nheo, ngực mềm nhão do tuyến vú teo dần, và đôi khi xuất hiện râu ở mép, lông tay lông chân rậm rạp hơn, xoăn tít hơn. Dễ mập ra, mỡ tập trung ở bụng và đùi làm cho dáng vẻ bệ vệ nặng nề như đã nói. Thường thấy xuất hiện những cơn “bốc hỏa” ở mặt, ở cổ, ngực, mồ hôi túa ra, kèm với khó ở, nhức đầu, mệt mỏi, cáu gắt, bứt rứt, tim đập nhanh và thường đi với sự “lãnh cảm”, không còn thấy hứng thú về tình dục do âm hộ, âm đạo khô, teo dần. Nhiều người có cảm giác suy sụp, chán nản, hay tự chỉ trích mình, dễ nóng nảy, gắt gỏng và tánh tình dễ thay đổi, mới vui vẻ đó đã quạu quọ, cau có ngay. Người ta đã chứng minh ảnh hưởng của Estrogen bằng cách cho bù kích thích tố này, các hiện tượng trên… biến mất. Thế nhưng, sử dụng liệu pháp bù kích thích tố là một con dao hai lưỡi, phải có chỉ định của bác sĩ và phải được kiểm soát chặt chẽ vì có thể có những phản ứng phụ, không kể có khả năng gây ung thư. Hiểu tiến trình sinh lý của người nữ như vậy rồi ta thấy ai đó trong tuổi này bỗng dưng thay đổi tánh tình, đâm ra cau có, gắt gỏng, quạu quọ bất thường thì có thể nghĩ “Ấy là do Estrogen đó!”.

Tuổi “mãn kinh” ở nam giới có khác hơn. Trước hết là đến chậm hơn khoảng năm bảy năm, và tiến triển cũng chậm hơn. Cũng chẳng có cái gì rõ ràng như ở nữ giới, nhưng tình trạng “khủng hoảng” tâm sinh lý có thể kéo dài từ tuổi bốn mươi đến sáu mươi và trầm trọng hơn. Các yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng khá mạnh. Đàn ông ở tuổi này là tuổi phần lớn đã thành đạt, có một vị trí nhất định trong xã hội, có kinh tế tương đối ổn định, có người còn khá giả và có chức vụ, quyền lực. Nhiều người do công việc làm ăn, công tác, luôn phải dự các buổi hội họp, dự các bữa tiệc tùng, ăn nhậu, thuốc lá rít liên tục và say sưa với những thành công này khác, chịu ảnh hưởng mạnh của nhóm bạn bè, dễ đột ngột mắc những thứ bệnh nặng không ngờ trước, như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đái đường… Nhưng một trong những nỗi lo âm ỉ mà sâu sắc là hiện tượng bất thường về tình dục. Nhiều người một hôm ngạc nhiên thấy mình muốn … đi tu, không còn cảm thấy ham muốn tình dục gì nữa, hoặc tình dục biến đổi dưới dạng này hay dạng khác, cái mà người ta vẫn gọi là “lệch lạc”. Nhiều lúc họ bỗng cụt hứng , “nghẹn ngào”, có khi nói như giới… chuyên môn là “khóc ngoài quan ải” trong lúc mà họ tưởng họ đang ở thế mạnh, uy lực trùm thiên hạ. Thế rồi nào tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn, nào ngọc dương, nào ngầu pín… để ráng tìm cách phục hồi, ráng chứng tỏ năng lực nam tính của mình, nhưng có người khi thành công khi thất bại, có người “có khói mà không có lửa”, rồi sợ hãi tìm đến các cột điện quảng cáo chữa yếu sinh lý, liệt dương, nhược dương, suy nhược sinh dục… Thuốc gì cũng mua, giá nào cũng mua, và tìm đến các nhà “chuyên môn”. Đa số là bịp, đôi khi thành công nhờ yếu tố tâm lý trị liệu nhiều hơn. Có người chỉ nhờ ăn hột sầu riêng mà hết… yếu sinh lý, do hột sầu riêng trông giống… tinh hoàn. Nhiều người trốn chạy bằng cách ngày càng lao vào công việc, “bỏ bê” gia đình, nhiều người vội vàng tìm kiếm những mối tình dễ dãi ở các quán bia ôm, ổ mại dâm, nhất là sau khi nhậu nhẹt, say xỉn, bị khích bác, chế diễu của bạn bè, và do đó có nguy cơ mắc thêm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các yếu tố sinh lý, sự nghiệp, xã hội, gia đình… tác động chằng chịt tạo ra những rối loạn khó biết rõ nguyên nhân đưa đến những khó khăn đặc biệt cho người đàn ông, nhiều khi không thể chia sẻ cùng ai. Trong khi đó những nghiên cứu cho thấy người vợ ở tuổi này, sau khi thoát khỏi trách nhiệm với con cái, lại “quan tâm” đến chồng nhiều hơn, “chăm sóc” chồng kỹ hơn, tạo thêm những rắc rối cho gia đình nhiều khi phải đi tới ly thân, ly dị , mặc dù lý do tình dục này ít khi được “thật thà khai báo” trong các cuộc điều tra xã hội học ở ta… Khả năng tính dục và có con ở đàn ông có thể kéo dài hơn nhưng cũng yếu dần đi vì kích thích tố nam là Testosteron do tinh hoàn tiết ra đã cạn dần, tinh trùng đã không đủ cả số lượng và chất lượng. Lúc này nam giới cũng có những triệu chứng giống với mãn kinh ở nữ giới, cũng có những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, mất ngủ, nhức mỏi… Dáng vẻ bệ vệ, lên cân, bụng to, lưng gù và đôi khi do thiếu kích thích tố nam nên giọng nói trở nên “thanh tao” hơn, rụng tóc, rụng râu… như Nhạc Bất Quần, dù không hề vung kiếm. Nhưng nỗi lo âu lớn nhất vẫn là cảm giác “cuồng phong cánh mỏi”. Một anh bác sĩ, bạn tôi, đẹp trai, hào hoa phong nhã, nay ngoài năm mươi đã mắt mờ tai kém, có một bài thơ khá hay tôi còn nhớ được hai câu: “Con chim già trong ta, không còn bay được nữa”. Con chim, ấy là anh muốn nói về cái tuổi trẻ vùng vẫy, một thời không xa. Nói chung, đàn ông ở tuổi “tắt kinh” này dễ chán nản, lo lắng, bực bội, nhức đầu, cáu gắt, mệt mỏi. Thất bại trong công ăn việc làm, cạnh tranh căng thẳng trong nghề nghiệp, khó khăn chồng chất trong đời sống gia đình sẽ càng làm nặng nề thêm tình trạng này ở người đàn ông. Việc phải về hưu đối với nhiều người – nếu không được chuẩn bị trước – sẽ là nỗi khổ đau nhất vì phải từ bỏ công việc, quyền hành và một số người còn bị đánh giá yếu kém, thua sút những ngươì trẻ tuổi sẵn sàng tranh đoạt địa vị làm cho tình trạng thêm bi đát. Những người đàn ông lao động tay chân vất vả, quần quật kiếm sống qua ngày dĩ nhiên là không để ý gì đến năm tháng, không băn khoăn nhiều về điều này điều khác nhưng vẫn trải qua những đổi thay về sinh lý dẫn đến những nỗi chán chường, thất vọng, dễ tìm quên trong chén rượu, canh bạc, và cũng gặp không ít những phiền phức trong quan hệ gia đình.

Nguy cơ lớn nhất cho gia đình là cả hai, nam và nữ đều đang ở trong thời kỳ khó khăn, nếu không hiểu biết đầy đủ dễ đi đến tan vỡ vì ngươì này khó thể chấp nhận người kia, mà người nào cũng bức bối, dễ thay đổi cảm xúc, dễ nóng giận, dễ xúc phạm, làm mếch lòng nhau. Nếu được hiểu biết, được chuẩn bị tốt, họ có thể cảm thông, tha thứ và biết chờ đợi nhau, giúp đỡ nhau vượt qua cơn sóng gió, không làm trầm trọng thêm tình trạng không hay, và như vậy họ sẽ có một tuổi già hạnh phúc.

Đỗ Hồng Ngọc
(Gió heo may đã về…)

Viết thêm: Nam khoa ngành y học chữa bệnh cho “đàn ông” ngày càng phát triển. Các bệnh viện đa khoa đều có ngành nam khoa này để chữa trị bệnh cho đàn ông, đáp ứng một nhu cầu hiện đại. Thuốc “cường dương” ngày càng nhiều, quảng cáo rất lớn lối. Cứ mở vi tính lên, sẽ thấy vô số những lời mời mọc đủ trò, nhiều khi rất thô tục. Tuy nhiên, những vấn đề căn bản của lứa tuổi vẫn là các yếu tố sinh lý học và tâm lý học như đã đựơc trình bày trên. Hiểu biết để tự điều chỉnh và thích nghi là cần thiết.


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Fri Jul 27, 2012 3:51 am; sửa lần 2.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Già Ơi... Chào Bạn!

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:21 pm

Già Ơi... Chào Bạn!

Giới thiệu sách

Già là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, một giai đoạn phát triển bình thường của vòng đời. Già là điều tất yếu, là chuyện đương nhiên khi người ta tích tuổi, thêm tuổi. Già cũng là điều phổ quát. Như vậy già không riêng ai, không riêng thời nào, không riêng xứ nào. Già cũng là điều không đảo ngược được, không thay đổi được, dù ngày càng có nhiều người lao vào tìm thuốc trường sinh…

Nhưng già cũng thường đi đôi với bệnh hoạn. Nhờ những tiến bộ của y học người ta hiểu biết tiến trình lão hóa, hiểu biết các bệnh tật của tuổi già và do đó có thể làm giảm thiểu tác hại, và như vậy là giúp cho người già sống khỏe mạnh với một cuộc sống có chất lượng hơn xưa.

Thế nhưng để thực sự sống vui, sống khỏe thì còn phải hiểu những vấn đề thay đổi trong tâm sinh lý ở người già, giải quyết những mối quan hệ của người già với chính bản thân mình, với gia đình, với con cháu, với xã hội, nghĩa là giúp họ có khả năng tự điều chỉnh thái độ, hành vi cuộc sống sao cho phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh mới và có ý thức dự phòng các nguy cơ bệnh tật. Không thể không kể đến yếu tố văn hóa giáo dục, sẽ giúp thế hệ sau biết cách cư xử với thế hệ trước và các hình thức tổ chức xã hội thế nào để giúp cho người già sống khỏe, sống vui, có bạn bè, có nơi giải trí, có nơi nương tựa.

Mục lục:

Lời ngỏ

1. Già là gì?

2. Khi nào là người ta già?

3. Mỗi người già một kiểu

4. Đời sống gia đình

5. Biết ơn mình

6. Những bệnh vô duyên

7. Một tuổi già hạnh phúc
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Sức Khỏe Gia Đình

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:25 pm

Sức Khỏe Gia Đình

Giới thiệu sách

Một cuốn sách cần thiết cho mỗi gia đình, đề cập những vấn đề sức khỏe thiết thân nhiều khi nói không được và không biết hỏi ai...

Mời bạn đón đọc.

Báo chí giới thiệu

Theo Báo SGTT Sức Khỏe Gia Đình (Thứ Hai, 03/05/2010 05:00:42 PM)

Sách dày trên 300 trang, gói hành trình của đời người bằng những điểm trọng yếu nhất trong mỗi giai đoạn. Vẫn là phong cách của Đỗ Hồng Ngọc, con chữ của Đỗ Hồng Ngọc, những kiến thức từng biết bỗng trở nên gần gũi và sống động lạ thường.

Không đúc kết nào gọn gàng hơn "BUSĂC" - phổ biến những điều căn bản nhất để nuôi con sao cho khoẻ mạnh. Không cách so sánh nào cụ thể, dễ nắm bắt mà xúc động hơn cách hướng dẫn làm dung dịch như Oresol tại nhà: "... pha xong nếm thử thấy nó y như nước mắt là được. Nước mắt ở đâu mà thử? Thì bà mẹ nào có con tiêu chảy cấp mà không khóc chứ?". Cũng không gì thuyết phục hơn khi khuyên mẹ tự làm thức ăn cho con: "Bây giờ có nhiều thức ăn làm sẵn. Phải, nhưng không có thứ "tình thương" làm sẵn nào cả!"...

Sức khoẻ gia đình phản ánh nhiều vấn đề xã hội "nóng" thông qua các câu chuyện sức khoẻ. Từ chuyện ăn uống, thuốc lá, rượu bia, sức khoẻ tâm thần đến cả việc thi rớt, chứng khoán, kẹt xe, lôcốt... đều được tác giả vẽ ra hết sức sinh động. Một cuốn sách gối đầu giường của chúng ta lúc ốm đau hay cả khi đang khoẻ mạnh để vui khoẻ hơn và yêu đời hơn.

Lê Uyển Văn (Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Cành mai sân trước

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:31 pm

Cành mai sân trước

Giới thiệu sách

Có người chưa hai mươi tuổi đã già, có người tám mươi còn phới phới tuổi xuân. “Xin hãy đừng nghĩ về tuổi già như là tuổi của sự tàn phai, héo úa, ăn hại… là gánh nặng cho xã hội. Con người ở tuổi nào cũng có thể là gánh nặng của xã hội, ăn hại, tàn phai… nếu sống không ra sống, sống mà như đã chết, sống mà không hạnh phúc, không có chất lượng cuộc sống, sống mà phụ thuộc, mà phải khổ đau triền miên... Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực và chủ động không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị để hiểu rõ sự đổi thay, để chấp nhận, để tươi tắn những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo”. Xuyên suốt cuốn sách là một tinh thần vì chất lượng cuộc sống, sự sảng khoái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội phù hợp với tình trạng tuổi tác, giới tính, để con người luôn có một cuộc sống hạnh phúc tích cực, Cành mai sân trước là tuyển tập không chỉ dành cho người có tuổi, của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - một người vừa có chuyên môn vừa được trải nghiệm tuổi già - viết từ những kinh nghiệm cá nhân, những chiêm nghiệm của riêng mình, rồi sau đó sẻ chia cùng mọi người và đã được đông đảo bạn đọc đón nhận.

Tập hợp các tác phẩm: Gió heo may đã về, Già ơi… chào bạn!, Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ lùng, Thầy thuốc và bệnh nhân, Như ngàn thang thuốc bổ, Cành mai sân trước là một công trình khoa học, chăm sóc người cao tuổi từ khi các cụ còn ở trong bụng mẹ (BS. GS.Từ Giấy, nguyên viện trưởng viện dinh dưỡng). Để các cụ có một sức khỏe tốt, khi từ sơ sinh, phải chích ngừa đầy đủ; để các cụ không phải chịu những bệnh hiểm nghèo về sau, phải dạy cho các cụ từ tuổi thiếu niên không nghiện rượu, hút thuốc; để khỏi bị ung thư phổi, sơ gan, tai biến mạch máu não, phải giúp các cụ có thói quen sinh hoạt điều độ, yêu thích thể thao, rồi khi lớn lên, thì biết tránh các nguy cơ lây nhiễm những bệnh xã hội, tránh béo phì, loãng xương thấp khớp… và dĩ nhiên phải đảm bảo cho các cụ có một thu nhập hợp lý để các cụ không bị lệ thuộc sau này.

Tóm lại, các cụ phải hiểu rõ những chuyển biến tâm sinh lý của mình qua từng lứa tuổi nhờ đó mà thích nghi, điều chỉnh thái độ và hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới.

Nói cho cùng, ai cũng là các cụ cả vì ai cũng có người nhỏ tuổi hơn mình. Chính vì thế, Cành mai sân trước được bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ưu ái dành cho mỗi người chúng ta.



Được sửa bởi pnqt ngày Sun Feb 12, 2012 9:46 am; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Gươm Báu Trao Tay

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:35 pm

Gươm Báu Trao Tay

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Img037
Giới thiệu sách

Câu hỏi ngàn đời của Tu Bồ Đề "Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?..." chẳng phải cũng là câu hỏi của chính ta hôm nay - giữa bủa vây trùng điệp của âu lo và căng thẳng - trong một thế giới nhỏ như lòng bàn tay mà nghìn trùng xa cách?



Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Mon May 30, 2011 10:56 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Vậy mà chẳng phải vậy!

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:43 pm

Vậy mà chẳng phải vậy!

Đỗ Hồng Ngọc

Lại nói Tu Bồ Đề kính cẩn đặt hai câu hỏi với Phật: “…làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy… như vầy… “Ông hãy lắng tai nghe cho kỹ đây. Ta sẽ vì ông mà nói”. Tu Bồ Đề hớn hở: “Xin vâng, xin vâng. Con đang rất muốn nghe!”.


Hơn hai ngàn năm trăm năm sau, chúng ta cũng đang rất muốn nghe, cũng đang dỏng tai lên mà nghe, bởi chưa bao giờ con người sống trong sợ hãi, lo âu, căng thẳng như bây giờ, với chiến tranh dịch bệnh thiên tai đủ thứ! Con người mắc đủ thứ bệnh tật mà y học dù rất tiến bộ cũng lúng túng, bó tay… Các loại bệnh cứ xà quần, hết thứ này sanh thứ khác, bởi cái gốc của nó không ở cái thân xác kia, nên đi đủ thứ bác sĩ cũng không khỏi cho đến khi vớ phải một… lang băm! Y học đã phải bào chế ra nhiều thứ thuốc, nào an thần, nào thuốc ngủ, nào giải lo (anxiolytique), thậm chí những thứ thuốc cực mạnh để cắt đứt cơn suy nghĩ của con người, làm cho họ rơi vào trạng thái hôn mê ngắn hạn để được thảnh thơi đôi chút, xa rời đôi chút với những lo âu phiền muộn sợ hãi bao quanh!

Phật dạy: Muốn hàng phục tâm ư, muốn an trụ tâm ư? Chỉ cần “diệt độ” tất cả chúng sanh, loại nào cũng “diệt độ”, cho vào Vô dư Niết bàn sạch trơn, nhưng rồi thật ra… chẳng có chúng sanh nào đựơc diệt độ cả!

Ối trời! Thiệt là choáng váng! Chưa kịp trấn tĩnh, Phật đã nói tiếp: “Tại sao vậy? Tại vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì… chẳng phải là Bồ tát! ”. Lúc đó hẳn một số người trong thính chúng cũng hoang mang, thôi không dám làm Bồ tát nữa và xin rút lui có trật tự! Chính Tu Bồ Đề cũng phải kêu lên: Con có thể hiểu không khó những lời Phật dạy, nhưng liệu năm trăm năm sau, người ta có thể hiều được không? Phật đã phải quở ngay: “Ông chớ nói thế!”. Bởi Phật tin tưởng ở tương lai, người ta có thể hiểu Phật nhanh hơn, phương tiện truyền thông tiến bộ hơn, và… đời sống con người càng… khổ đau hơn, dù vật chất có được cải thiện mà phiền não thì cứ gia tăng! Tuy vậy, Phật cũng nói thêm: Sau này, ai được nghe Kim Cang mà “không kinh, không hãi, không sợ” thì người đó hẳn phải có nhiều “thiện căn”! Nửa thế kỷ trước đây, Edward Conzé, tiến sĩ tâm lý, nhà Phật học nổi tiếng, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh, bảo bạn ông, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch đó đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Erward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu qủa sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kim Cang cả ngàn lần, đến khi có dịp đi sứ sang Tàu, nhìn thạch đài phân kinh của thái tử nhà Lương mới than: Chung tri vô tự thị chân kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ mới thật là chân kinh!).. Người xưa thì cũng đã nguyện “Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa!”. Chắc hẳn phải có điều gì đó… bí ẩn!

Phật nói muốn hàng phục tâm thì có bao nhiêu loại chúng sinh, dù sinh từ thai, sinh từ trứng, từ thấp, từ hóa, từ có hình hoặc không có hình, từ có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng có tưởng mà cũng chẳng phải chẳng có tưởng… đều phải “diệt độ” tất cả, cho vào… “Niết bàn” sạch trơn! Rồi, tuy“diệt độ” vô số sô lựơng vô biên chúng sanh như vậy mà thật ra… chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả!

Lâu nay ta vẫn nghĩ chúng sanh là beings, là êtres, là những sinh vật- gồm có cả con người trong đó – nên “diệt độ” hết chúng sanh thì ta ở với ai? Có sách nói phải diệt độ hết chúng sanh đi mà đừng kể công, ấy mới là lòng quãng đại, là chí nguyện của Bồ tát. Có sách lại bảo chúng sanh ở đây không phải là người, không phải là sinh vật mà là những tư tưởng, những ý nghĩ, những khái niệm! Người bình thường chúng ta nghe chữ “diệt độ” chúng sanh, rồi đưa hết vào “Niết bàn” cũng thấy ớn! Thực ra chữ “diệt độ” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt mà là giúp đưa hết cả qua bờ giải thoát.

Nghĩ cho cùng, cốt lõi có lẽ nằm ở hai chữ “chúng sanh”! Giải mã được từ khóa này thì hy vọng mở được “Càn khôn đại nã di tâm pháp” như Vô Kỵ dưới hầm sâu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung! Một hôm, tôi đem thắc mắc “chúng sanh” này hỏi một vị sư. Sư trả lời ngắn gọn: Tùy chúng duyên nhi sanh! Rồi thôi, chẳng nói gì thêm. Với tôi, thế là đã đủ, đã rõ! Vậy mà phải mất bao nhiêu thời gian trăn trở, kiếm tìm, suy gẫm. Tôi hiểu tại sao các vị thiền sư thường bắt học trò giã gạo, gánh nước, bửa củi nhiều năm mà chả chịu dạy gì, cho đến khi đủ chín muồi tự trong bản thân mình! Cũng như người xưa đến thầy xin học thuốc, thầy coi giò coi cẳng xong mới cho vào học, lúc đầu bắt chẻ thuốc, bào thuốc, tán thuốc, sắc thuốc… chừng năm bảy năm trời rồi mới cho bắt mạch, kê toa, bởi lầm một chữ là chết người. Đến khi thành tài… thầy còn gã con gái cho không chừng! Như vậy có thể nói chúng sanh ở đây không phải là chúng sanh như ta vẫn hiểu mà là do các “chúng “ duyên với nhau mà “sanh” ra nên gọi là “chúng sanh” thôi! Duyên hết thì chúng sanh cũng hết! Học Phật không được chỉ dựa vào câu chữ mà cũng không được rời câu chữ! Ở đoạn sau của Kim Cang nói rõ: “chúng sanh tức phi chúng sanh”! Ta làm quen cách nói “tức phi… thị danh” này trong Kim Cang! Đây là thứ ngôn ngữ “phá chấp”, cũng gọi là “ngôn ngữ ly niệm”, nhằm giúp phá vỡ “khái niệm” đã đóng khuôn trong vỏ não ta từ lâu. Bởi muốn giúp giải thoát con người thì trước hết phải vựơt qua những khái niệm, những định nghĩa cứng ngắc, chằng chịt, như lưới nhền nhện làm cho con người bị gò bó, dính mắc, khó mà thoát ra được. Mỗi ngành học đều có những terminology, thuật ngữ riêng của mình. Danh từ y học chẳng hạn, chỉ người trong ngành hiểu với nhau, người ngoài không sao hiểu chính xác đựơc, thậm chí một số từ y học không thể dịch mà phải phiên âm, phải giữ nguyên gốc để diễn đạt đầy đủ ý nghĩa sâu xa hơn. Chính vì thế mà các thầy thuốc thường châm… tiếng Latinh với nhau khi nói chuyện, làm cho bệnh nhân nghe chới với không hiểu mô tê, rồi có khi diễn dịch sai, hiểu lầm, đâm ra hoang mang.

Tùy “chúng duyên nhi sanh” là tùy theo các duyên mà sanh ra thứ “chúng sanh” này hay “chúng sanh” khác! Cho nên mới có “vô số vô lượng vô biên” chúng sanh! Bản thân ta cũng là một chúng sanh vì do các “uẩn” (chúng) sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà thành…. Nói cách khác, do ba mẹ mình “duyên”… với nhau mà có mình, chớ nếu hai người “vô duyên đối diện bất tương phùng” thì còn lâu! Đó là chưa kể ông nội “gặp gỡ” bà nội, ông ngoại “gặp gỡ” bà ngọai. ( Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không? ND). Cho nên mình mới có cơ hội mang gène của cả giòng họ kể cả gène tính khí hoặc gène suyễn, tiểu đường! Hai nguyên tử H và O “duyên” với nhau thì sanh ra thứ này hay thứ khác, nếu thêm C vào nữa thì có khi thành dấm, có khi thành rượu! Ta mà “duyên” với rượu thì cũng lắm chúng sanh sẽ được tạo ra! Cơn giận chẳng hạn. Vì một lời nói xúc xiểm nào đó của ai đó có khi làm ta bừng bừng nổi giận! Lời qua tiếng lại một lúc thì “chúng” đã “sanh” ra lắm chuyện! Từ chúng sanh “lời nói” có thể chuyển sang chúng sanh “đấm đá”… như chơi! Cơn giận, lòng tham, nỗi buồn, sự sợ hãi, lo âu, căng thẳng… đều là những “chúng sanh”, nó quậy phá trong tâm ta làm cho ta bị bấn loạn, phiền não, khổ đau không ngớt! Ngay cả những con người rất dễ thương quanh ta, có khi mới sáng sớm là tiên, là Bồ tat, chiều đến đã biến thành Atula, dạ xoa… các thứ như chơi! Mà ta cũng vậy dưới mắt người khác!

Có thực “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” chăng? Không hẳn! Gió không động, phướn không động. Tâm ta mới động. Tâm ta mà thanh tịnh rồi thì “chấp” hết! Cơn giận nỗi buồn gì cũng “diệt độ” xong ngay! “Chúng” nào “sanh” ra thì ta… “diệt độ” hết, nghĩa là dẹp bỏ sạch trơn. Đến lúc mặt hồ không xao động thì ánh trăng mới vằng vặc soi! Nhưng, còn lâu! Còn phải khổ công rèn luyện dài dài! Không thể nóng vội được. Chữ “diệt” ở đây không có nghĩa là tiêu diệt, mà là “dẹp bỏ” qua một bên, hay còn có nghĩa là “không để phát sanh ra” nữa, tức là một trạng thái “vô sanh”! Tiếng Việt ta thật hay: sanh sự thì sự sanh! Vô sanh thì vô sự, mà vô sự thì bình an: “Bình an vô sự”! Vậy nếu ta … rèn luyện giỏi, ta có thể “diệt độ chúng sanh” đựơc lắm chớ! Diệt độ hết chúng sanh mà thực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả, bởi có còn sanh ra nữa đâu mà diệt với độ!

Nhưng hình như thế vẫn còn chẳng phải!

(trích Gươm Báu Trao Tay)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Thư từ Chùa Diệu Không (Canada)

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:49 pm

Thư từ Chùa Diệu Không (Canada)

Kính thưa Bác Sĩ,

Xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã gởi Gươm Báu Trao Tay. Nhận được tập sách tự dưng cảm động. In xuống đọc xong, mới hiểu mình cảm động vì nhận một tấm lòng. Bác sĩ chữa bệnh cho người đời rồi, lại nghĩ làm sao giúp họ bớt khổ. Chúng tôi nghĩ Gươm Báu Trao Tay hay Nghĩ Về Trái Tim là những lá Thư nối tiếp Cho Bé Sơ Sinh.

Cách viết của bác sĩ thật vui, uyên bác nhưng lại rất nhẹ nhàng, dí dỏm, giúp người đọc – nhất là người trẻ – đi vào Phật Pháp một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. Viết về Phật Pháp mà viết như vậy là cả một nghệ thuật. Hiện nay ít người làm được. Xin phép bác sĩ cho chúng tôi được trích đăng & sử dụng tập sách mới này.

Rất mong bác sĩ tiếp tục viết và có nhiều buổi thuyết trình, nhất là cho người trẻ. Rất nhiều Phật tử bên này chia sẻ với chúng tôi về những lo lắng, đau khổ của họ vì có thân nhân trẻ tuổi bên VN sa vào sự nghiện rượu và ma túy. Lắng nghe số người chia sẻ, chúng tôi thấy tình trạng chung dường như khá nặng. Nguyên nhân có lẽ là sự thiếu thốn & ốm yếu tinh thần. Đọc văn bác sĩ, chúng tôi cảm nhận người viết là một người có sự quân bình và hạnh phúc trong đời sống. Sự an lạc đó chắc chắn bắt nguồn từ một tấm lòng rộng rãi, có sự xác quyết ‘chọn đường mình đi’ (tín) trong đời sống. Mong bác sĩ sẽ viết thêm để truyền lại những châu báu của mình.

Kính chúc bác sĩ an vui & sức khoẻ.

Kính

Giải Nghiêm


Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Mon May 30, 2011 10:55 pm; sửa lần 1.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 10:55 pm

Gươm Báu Trao Tay

Hiền huynh thương mến

Congratulations.

Bài Gươm Báu Trao Tay diễn tả được cái ngộ của hiền huynh trên con đường khám phá ý nghĩa sâu diệu trong kinh Kim Cang. Từ cái ngạc nhiên này đến cái ngạc nhiên khác. Đó há chẳng phải là thái độ của trẻ sơ sanh, của “tờ giấy trắng” hay “cốc trà cạn đáy” hay sao? Mắt mở lớn, tâm mở rộng, tai vểnh lên. Để nghe, để hít thở, để cảm nhận cái “như lai”. Tiếp nhận nhưng vẫn để tâm rỗng, vẫn để tờ giấy trắng trơn, vẫn để cốc trà cạn đáy.


Vì vô tự mà, giữ làm gì. Như lai mà, đến rồi đi.

Người đọc chắc sẽ còn thích thú đọc tiếp những cảm nhận của anh, những cái ngộ trong trắng, tinh khôi của anh trong những ngày sắp tới, khi anh cảm nhận được, khám phá được qua “hành”, bổ xung cho những khám phá qua “tri”.

Có lẽ không phải là sự ngẫu nhiên, mà người ta khắc “pháp luân” dưới lòng bàn chân của các tượng Phật. Và có lẽ cũng không phải là không có ý nghĩa khi Phật không để lại một “văn tự” nào, để cho người sau này khám phá được chân kinh chính “vô tự”.


Và có lẽ cũng không ngạc nhiên, khi Phật trả lời các câu hỏi, Phật vẫn thường gọi tên người hỏi để giải thích, trình bày câu giải đáp. Ngày nay, trong thuật ăn nói trước công chúng, và thường thấy trong các buổi họp báo của các nhà chính trị nổi tiếng, ta vẫn để ý nghe thấy họ gọi tên người hỏi để trả lời, khiến người tiếp nhận câu trả lời biết là câu hỏi mình được lắng nghe.

Trong trường hợp đối đáp của Phật với người hỏi, ta không khỏi cảm nhận được tâm vi diệu của Phật muốn đưa ra lời giải đáp hợp với căn cơ người hỏi câu hỏi đó. Cáchgiải thích khác nhau tuỳ theo người đó là nông dân chỉ quan tâm đến mùa màng, hạnh phúc cá nhân; hay là người có học muốn tranh luận triết lý, hay là người tu muốn tìm cách giải thoát.

Và trong quá trình Phật chuyển pháp luân (hành), nhiều người đã “chấp” cho là lòi giải thích của Phật ở thời điểm đó, đối với người đó, nhân cơ hội đó, là “chân kinh” qua nhiều tên khác nhau như Kim Cang, Pháp Hoa, Liên Hoa, Đại Bát Niết Bàn v.v….

Nhưng rốt ráo, chân kinh là vô tự. Kim Cang không phải là chân kinh, nếu ta “chấp” đó là chân kinh. Pháp Hoa không phải là chân kinh, nếu ta chấp đó là chân kinh. Đó chỉ là những góp nhặt theo trí nhớ, theo căn cơ của những người nghe những lời giải thích của Phật lúc đó, cho một người, một nhóm nào đó, trong một trường hợp nào đó. Khi Huệ Năng đi ngang qua chùa, nghe thoáng qua câu kinh, đã ngộ ngay. Huệ Năng ngộ không phải vì nhận ra đó là kinh Kim Cang. Huệ Năng ngộ vì đó là lời “vô tự”, là cái hoa Phật đưa lên, và Huệ Năng đã mĩm cười được ngay. Kinh chỉ là phương tiện, như chuyến đò qua sông. Qua rồi, ta không vác theo con đò đó. Mong các bạn trẻ trên đường khám phá sẽ không chấp kinh nào hơn kinh nào, nhưng sẽ tìm được pháp thích hợp giúp mình khám phá được những gì đang có đó nhưng mình chưa cảm nhận được. Trong nhà thuốc có nhiều thuốc trị nhức đầu, nhưng mỗi người hợp loại thuốc khác nhau.

“Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh” cho ta liên tưởng đến ba cái gõ trên bàn của sư phụ, khiến Huệ Năng tìm đến sư phụ vào canh ba, để nghe lời dặn dò, nhận áo và bình bát, để ra đi và chờ đến 16 năm sau, nhân “phướn động”, mới “xuất chinh”, đăng đàn giảng pháp.

Bài Gươm Báu Trao Tay lần này có tính cách văn chương bác học với nhiều dẫn dụ tiếng Hán làm cho súc tích và “evidence‐based” essay, có tính cách thuyết phục qua các nhận xét dí dõm. Mong sao cho giới trẻ vẫn theo được, dù có lẽ thích câu văn bình dân hơn, dí dõm, sẽ nắm bắt được cái ngộ của bác sĩ/ nhà văn, nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Ngọc, vui theo cái vui, sảng khoái theo cái sảng khoái của hiền huynh khi khám phá điều mới, vỗ đùi một cái “thì ra vậy”.

Vài hàng nhận xét với lòng cám ơn hiền huynh cho đệ cái duyên chia sẻ sự khám phá tinh khôi của hiền huynh.

Ngu đệ dũng
Canberra tháng bảy 2008
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Khi người ta lớn

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 11:37 pm

Khi người ta lớn

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Bn-khinguoitalon
Teen, đó là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi theo quy ước của Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO). Trong suốt 9-10 năm trời đó các em phải trải qua một giai đọan khó khăn nhất của cuộc sống với nhiều bất trắc, nguy cơ, nhưng cũng đầy tiềm năng và triển vọng. Các em như con sâu nằm trong kén, phải vặn mình chuyển hóa để trở thành một cánh bướm đầy màu sắc nhởn nhơ bay lượn giữa bầu trời xanh.

Đó là lứa tuổi với nhiều thay đổi lớn lao và đột ngột, làm ngỡ ngàng không chỉ cho người lớn mà còn cho chính các em. Thế giới bí mật của những thay đỗi đột ngột về thể chất đó nếu không đựơc hướng dẫn thấu đáo tường tận sẽ gây hoang mang, sợ hãi không cần thiết, dễ dẫn đến những hành vi có hại không ngờ, nhưng những thay đổi trong cảm xúc, trong các mối quan hệ trong gia đình và xã hội mới thật là phức tạp, đáng lo ngại. Tình trạng tự tử, bỏ nhà đi bụi, tâm thần… ngày càng báo động ở lứa tuổi này trong nhịp sống thay đổi nhanh chóng nhiều khi vượt cả ra ngoài tầm kịểm sóat. Điều cốt lõi lại chính là ở các em, chính bản thân các em, không phải ai khác. Chỉ có ta mới cứu nổi ta thôi. Ta cần trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với cuộc sống. Trang bị từ bên trong kia! Nội lực mà thâm hậu rồi thì không còn sợ tác động gì từ bên ngoài. Sự tự trui rèn này không thể dựa vào nhà trường, dựa vào bè bạn, người ngoài đựơc. Mỗi em phải tự trang bị cho mình, để có thể đứng trên đôi chân của mình. Gần đây nhiều bạn trẻ mới mười tám đôi mươi đã là những tấm gương sáng trên đường lập nghiệp, vào đời, tiến thân bằng con đừơng riêng của mình thật đáng khâm phục. Bên canh đó cũng không ít những trường hợp gục ngã, đáng tiếc, trong khi tưởng là có nhiều điều kiện tốt để vươn lên. Vấn đề là ý chí, là nghị lực. Cái mà không ai có thể cung cấp, biếu tặng cho ta được.

Về sức khỏe, một hành vi hình thành từ lứa tuổi teen sẽ có tác động kéo dài suốt cả cuộc đời. Một teen uống rựơu sẽ nhanh chóng thành một người nghiện rượu, một teen hút thuốc sẽ nhanh chóng góp phần gia tăng tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi trong tương lai…

Một bác sĩ chuyên khoa tuổi teen sau nhiều năm chiêm nghiệm bảo: chỉ có mỗi một liều thuốc để chữa, đó là thời gian! Phải, chỉ có thời gian vì không bao lâu nữa, một teen hôm nào đã trở thành một người lớn, chững chạc vào đời, và cái tuổi mộng mơ “một thời trẻ dại” kia đã lùi xa vào dĩ vãng, đã xóa dần trong ký ức, cho đến một hôm đẹp trời nào đó trong gia đình bỗng xuất hiện một làn sóng teen mới, một dòng thác lũ mới đang ào ạt kéo đến. Không có gì ngăn đựơc sóng, chặn được thác, mà chỉ có cách khơi dòng để làm… thủy điện!

Một cậu bé thấy tội nghiệp một con sâu bướm đang oằn mình trong tổ kén đã xé toang cái kén giúp sâu chóng được giải thóat, nhưng lạ thay, con bướm non đã trở nên què qưặt, lăn lộn mà không cất cánh bay lên đựơc nữa. Sâu bướm cần trải nghiệm, cần trui rèn, cần bước qua những nổi khó khăn kia để hoàn thành một tiến trình hóa bướm. Teen cũng vậy. Đó là lúc học thành người, học nên người.

“Khi Người Ta Lớn” là một cuốn sách dành cho tuổi teen, và cũng là cho các bậc phụ huynh có con em trong lứa tuổi nhiều lo âu này, nhằm chia sẻ ít nhiều kinh nghiệm của một người thầy thuốc, một phụ huynh và cũng là một… teen cách đây nửa thế kỷ…

Một cuốn sách dành cho tuổi “teen”
Đỗ Hồng Ngọc


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 11:40 pm

Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò

Chương II: VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Có khi nào em nghe bà hàng xóm nhảy mũi (hắt hơi) từng loạt hàng chục cái liên tiếp, sau mỗi cái nhảy mũi là một tiếng “dạ” liền không ?

Có khi nào em thấy một người lúc nào cũng sẵn cái khăn tay để chặm ngay những giọt nước mũi nước mắt chảy liên miên sau những tràng nhảy mũi trong lớp học, ngoài đường phố ?

Có khi nào em thấy một anh bạn lâu lâu lại ngước mắt lên nhìn trời như tìm vần thơ, rồi cho tay vào túi lấy nhanh một chai thuốc nhỏ mũi bơm xịt vào mũi vài giọt, rồi mới có thể tiếp tục làm bài, học bài hoặc đi lại không?

Em đừng cười bà hàng xóm dạ rân sau hắng loạt nhảy mũi như vậy ( bà tin có ai đó “ nhắc” bà ), đừng cười người bạn luôn có chiếc khăn trên tay, cũng đừng cười anh bạn lúc nào cũng phải có chai thuốc nhỏ mũi, ống xịt trong mình . Bởi đó không phải là một tật xấu, mà lại là một thứ bệnh khó chịu, bực mình, và rất khó chữa : bệnh viêm mũi dị ứng, một thứ bệnh thường gặp ở tuổi học trò!

Tôi sẽ không nói ở đây về thứ viêm mũi bẩm sinh, hoặc rủi ro đụng chạm làm cong vẹo vách ngăn- phải dùng phẫu thuật để chữa trị ở các bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng- cũng không nói về thứ viêm mũi do vi trùng (có thể chữa bằng kháng sinh), siêu vi trùng (80% các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng) thường gặp trong mùa có dịch cảm cúm; cũng không nói về bệnh viêm mũi do thay đổi thời tiết đột ngột làm co giãn mạch máu ở mũi và các loại viêm mũi liên quan đến những rối loạn kích thích tố…

Tôi muốn nói với em ở đây về bệnh viêm mũi do dị ứng và do dùng thuốc sai lầm có thể phòng tránh được. Hai bệnh nầy rất thường gặp ở lứa tuổi học trò, lại rất khó chữa và nhất là gây nhiều khó chịu cho những em mắc phải, có thể làm cho sự học kém đi, hoặc làm cho em có mặc cảm với bạn bè rất tai hại.

Thực khó mà giải thích rõ căn nguyên của loại bệnh này, vì nó thuộc loại dị ứng (phản ứng kỳ dị, khác thường) hay mẫn cảm mà ngày nay các nhà chuyên môn vẫn không ngớt nghiên cứu vì ngày càng có nhiều người mắc phải do yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra. Đại khái em có thể hiểu thế này : có em ăn cua, tôm bao nhiêu cũng không sao, nhưng có em ăn cua, tôm thì bị nổi mề đay ngứa ngáy hoặc lên cơn suyễn. Có em ngữi mùi rơm rạ không sao , có em thì nhảy mũi tưng bừng nếu ngữi phải mùi rơm rạ, phấn hoa các thứ … Cũng có em không “chịu” sữa bò, trứng gà, trứng vịt; có em không chịu thịt gà, cá biển, chocolat… Tại sao có sự “không chịu” đó? Người ta giải thích là do cái “tạng” của mỗi người . Hiện tượng “chịu” vật nầy, “không chịu” vật khác một phần do yếu tố di truyền, một phần do bản chất của vật, do cường độ tiếp xúc, một phần khác do sự rối loạn của bộ máy tiêu hóa khiến cho sự hấp thụ sai lạc và cuối cùng phải nói đến yếu tố tâm lý nữa. Có em “chịu không nổi” mùi hoa sứ, nhưng lâu dần lại quen, hóa ghiền… Có người không ưa đồ biển ( tôm, cua, sò ốc) hễ ăn vào là bị phản ứng ngay, nhưng nếu cứ ăn riết rồi quen đi, thế là hết rắc rối.

Chất mà ta không “ưa”, không “chịu” đó gọi là chất kháng nguyên, một khi vào trong cơ thể ta sẽ kích thich cơ thể sinh ra một chất để “chống” (kháng) lại gọi là kháng thể. Cuộc chiến giữa kháng nguyên và kháng thể đó sinh ra một số chất độc gây nhiều hậu quả tai hại, trong đó có hậu quả… viêm mũi dị ứng nói trên. Giải thích một cách sơ lược thế thôi, bời đây là một hiện tượng rất phức tạp không thể dễ dàng lãnh hội bằng một vài dòng chữ.

Triệu chứng của bệnh trái lại rất dễ nhận ra. Như đã nói ở trên, người bị viêm mũi dị ứng thường nhảy mũi từng tràng dài, chảy nước mũi, nước mắt, nghẹt mũi quanh năm hoặc theo từng mùa… Khi có triệu chứng này em nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để định bệnh và chữa trị cho chính xác. Bác sĩ với dụng cụ khám mũi sẽ thấy màng mũi phồng lên , trắng bóng, màu tai tái. Chữa trễ, màng mũi có thể bị phồng to lên, lấp kín các “cửa sổ” thông hơi giữa xoang mũi với lỗ mũi, các chất nhày trong khoang không thoát được, lâu ngày gây thêm bệnh viêm xoang, một thứ bệnh khó khăn hơn nhiều, mà hậu quả có thể làm em phải bỏ học hoặc học kém đi.

Bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ chỉ dẫn thuốc men cho em đúng cách, dựa trên bệnh tình của em, trên tuổi tác, cân nặng và trạng thái tâm lý của em nữa, thì mới có hiệu quả tốt, còn tự ý mua thuốc linh tinh uống hoặc nhỏ mũi, tự ý nghe bày vẻ này nọ mua thuốc xông mũi, xịt mũi có khi còn gây nhiều tai biến trầm trọng hơn.

Tuy vậy, tôi cũng ghi một cách đại khái nguyên tắc chữa trị ở đây để em có một ý niệm mà hợp tác tốt với thầy thuốc.

Nếu biết rõ chất kháng nguyên nào đã gây ra chứng bệnh này của em, em tránh nó đi là cách tốt nhất. Thực tế, không dễ biết. Thường là các thứ phấn hoa, bụi khói, lông thú (chó mèo), nấm mốc, hóa chất, xăng dầu, vải vóc, thời tiết…
Có thể xác định chất kháng nguyên bằng cách thử nghiệm trên da, thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa. Phức tạp và tốn kém.
Dùng thuốc giải mẫn cảm không chuyên biệt.
Dùng thuốc chống viêm, chống dị ứng theo toa bác sĩ.
Dùng thuốc kháng histamin, nhỏ mũi, rửa mũi… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Loại viêm mũi đáng được nói ở đây với các em vì có thể phòng tránh được là loại viêm mũi do dùng thuốc bừa bãi, sai lầm. Khi em bị cảm cúm, em mua một chai thuốc nhỏ mũi để nhỏ cho đỡ nghẹt, bớt chảy nước mũi . Người bán thuốc lấy cho em một thứ thuốc nào đó mang về dùng và thấy công hiệu lắm! Nhỏ vào mũi vài giọt thì một lúc sau đã thấy bớt nghẹt, dễ thở ngay. Nhưng một lúc nữa lại nghẹt mũi lại, lại khó thở. phải tiếp tục nhỏ vài giọt nữa và cứ như thế, dần dần em bị lệ thuộc vào thuốc rồi sinh chuyện!

Cũng có trường hợp em đi khám bác sĩ đàng hoàng, bác sĩ cho em loại thuốc có tính co mạch để em đỡ nghẹt mũi, đỡ khó chịu tạm thời, nhưng vì em không để ý lời chỉ dẫn của bác sĩ, thấy thuốc hay, em tự ý mua thêm, dùng đi dùng lại mãi và trở thành ghiền, đi đâu cũng phải có chai thuốc đó bên mình và rồi mới sinh chuyện.

Nên nhớ màng mũi ta rất nhạy cảm với các loại thuốc làm co mạch đó . Mạch máu ở màng mũi bị viêm, trương to lên (làm nghẹt mũi) đột nhiên bị co lại dưới ảnh hưởng của thuốc, nhưng một lúc sau, thuốc hết hiệu nghiệm, mạch máu lại trương nở to lên, và to hơn trước, em lại phải nhỏ thuốc cho đến khi em bị viêm mũi… vì thuốc.

Muốn chữa “bệnh” này, em phải can đảm và có nhiều nghị lực, nghĩa là em ráng hả miệng ra thở ít lắm là đôi ba ngày, ráng không dùng thuốc nhỏ mũi cho đỡ nghẹt nữa! Tưởng dễ mà không dễ đâu !



Nếu vượt qua được, em sẽ không cần phải dùng đến thuốc nhỏ mũi nữa và khỏi bệnh. Cũng có thể bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ can thiệp, cắt bỏ một phần “sừng” mũi bằng điện, hoặc bằng hóa chất để dọn đường cho không khí ra vào. Sau đó, em lại phải chữa nguyên nhân đã gây ra chứng viêm mũi của em ( do dị ứng hay do siêu vi v.v… chẳng hạn) khi đã thoát nợ giai đoạn đầu là viêm mũi do thuốc nhỏ mũi!.

Tôi đã nói với em về hai loại bệnh viêm mũi thường gặp ở tuổi học trò là bệnh viêm mũi dị ứng và viêm mũi do dùng thuốc sai lầm, bửa bãi. Bệnh viêm mũi dị ứng rất phức tạp, khó chữa . Em phải chịu khó điều trị một thời gian lâu dài và chữa đúng phương pháp, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc chữa vì những phản tác dụng nguy hiểm. Loại viêm mũi do dùng thuốc sai lầm thì đòi hỏi em phải có nghị lực nếu muốn chữa cái bệnh “ghiền” kỳ cục đó ! Một điều nữa có lẽ cũng nên nói là không bao giờ được dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn nhỏ cho em bé trong nhà, dù là giảm liều thuốc đi . Đã có nhiều trường hợp bé chết ngất vì phản ứng thuốc nhỏ mũi rồi đó !
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Chẳng Cũng Khoái Ru

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon May 30, 2011 11:44 pm

Chẳng Cũng Khoái Ru

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Những già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao? Già có cái đẹp của gái. Trái chín cây ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình... già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người từ chối già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái gài đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăm mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mòn tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác... mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ "xồng xộc" của Hồ Xuân Hương: Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già xồng xộc nó thì theo sau! Có lẽ thư sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất!

Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn sướng. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình... sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề... tâm thần! nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc".

Mục lục:

Phần 1: Già sao cho... sướng?

Già sao cho sướng
Ai biểu già chi
Từ bi với mình
Thót bụng thở ra
Chẳng cũng khoái ru?
Chuyện không nhỏ
Thở không chỉ là thở
...

Phần 2: Nói không được

Nói không được
Con đường an tịnh
"Pranasati"

Phần 3: Về xứ hoa đào

Về phía mặt trời
Mới ngày nào
Cái giậu mồng tơi
Robotoid
Còn đó của ngày xưa

Phụ lục: Mối quan hệ giữa thân & tâm.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty THỜI CỦA “TÙY CHỌN”

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue May 31, 2011 12:06 am

THỜI CỦA “TÙY CHỌN”

• Thứ Hai, Tháng Tư 25th, 2011

Đỗ Hồng Ngọc

Chuyện Trang Chu một hôm nằm mộng thấy mình hóa bướm, giật mình tỉnh dậy bàng hoàng không biết mình là bướm hay bướm là mình thì ai cũng biết, nhưng không ai ngờ rằng rồi đây Trang Chu hóa bướm hay bướm hóa Trang Chu sẽ là chuyện… thường ngày!- Chỉ tội nghiệp Trương Trào, một triết gia đời Thanh, hơn ba trăm năm trước, đã chua chát bảo Trang Chu thấy mình hoá bướm đó là cái may của Trang Chu, còn bướm nếu nằm mộng thấy mình hóa Trang Chu thì đó là cái bất hạnh của bướm! (U mộng ảnh, Bóng trăng gió núi, bản dịch Huỳnh Ngọc Chiến)- Bởi chẳng ai ngờ ngày nay các nhà khoa học đã có thể ghép gen của… Trang Chu vào bướm rồi ghép gen của bướm vào Trang Chu để “biến hóa” qua lại như chơi!

Chẳng bao lâu nữa, bước vào một siêu thị, người ta có thể tùy chọn một bên là những thực phẩm bình thường như ngày xưa (ngày càng ít dần đi và giá ngày càng đắt đỏ) còn bên kia là những thực phẩm biến đổi gen GMF (genetically modified foods) ê hề, giá rẻ như cho, để tùy chọn một thứ cá qủi (frankensfish) hay một thứ gạo ghép gen người, một loại bắp ghép gen vi khuẫn…! Sự tiến bộ của khoa học gần đây thật đáng kinh ngạc. Một loại sữa dê ghép gen nhện đã tạo ra… áo giáp siêu nhẹ súng bắn không lủng, một lọai gen sứa phát sáng ghép vào heo để heo… phát sáng, một loại gen tạo chất độc trên da ếch ghép vào cà chua để cà chua chống được sâu bọ, và phổ biến hơn, gen vi khuẩn Bacillus thuringiensis ghép vào bắp (gọi là Bt corn) có khả năng chống sâu bọ… và sẵn đó diệt cả loài bướm! Hiện người ta đã cấy gen người vào chuột (chưa biết sẽ thành… con gì!) để nghiên cứu hành vi và cấy gen người vào heo để hy vọng cung cấp tạng ghép cho người (về di truyền, chuột và heo rất… giống người!). Đặc biệt mới đây công ty công nghệ sinh học Ventrina của Mỹ vừa cho ra đời giống lúa ghép gen người, có khả năng tạo ra các protein giống sữa mẹ và nước bọt… Tại Kansas người ta đã gieo trồng hằng ngàn hecta loại lúa này hy vọng nay mai gạo ghép gen người sẽ nhanh chóng bán ra trên thị trường và đồng thời sản xuất thành sữa chua, bánh kẹo và các loại thức uống… Nhiều người đã phản ứng mạnh với loại gạo này và gọi nó là thứ gạo quỷ (Frankenstein Rice). Thế nhưng những người ủng hộ bảo nó cần thiết vì có thể chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ con và dĩ nhiên, làm ra… nhiều lợi nhuận cho công ty!

Cuối năm 2007, Craig Venter sau khi tự giải mã bộ gen của chính mình đã dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thành sơ đồ bộ gen của khoảng ngàn người. Cùng lúc, các nhà khoa học các quốc gia khác cũng dự tính nhanh chóng giải mã cho chừng một vạn người. Đến nay đã có 4 bộ gen người đựơc giải mã xong, gồm 2 người châu Âu (có tên tuổi hẳn hòi), một châu Á (người Trung quốc, gốc Hàn) và một người châu Phi. Đã có lúc người ta hào hứng nghĩ từ nay mình đã có thể tạo ra những mẫu người “tùy chọn”, có màu mắt, màu tóc, chiều cao, nhan sắc, trí thông minh, tánh tình… theo ý muốn. Nhưng thật bất ngờ bộ gen con người không giống nhau đến 99,9% như đã tưởng trước đây mà có đến 44% có sự dị biệt- dù trên đại thể là giống nhau- trên từng nucleotide hết sức đa dạng. Có lẽ vì vậy mà không ai giống ai, từ cái vân tay đến cái mống mắt cho thấy có sự biến dị di truyền rất lớn ở con người…

Công nghệ sinh học hứa hẹn nhiều lợi ích lớn như tạo các loại thuốc chủng ngừa mới (như ngừa sốt rét), sản xuất ra những thứ thuốc mới (như gắn gen người vào dê tạo ra alpha- chymotrypsine, antithrombine…) hoặc tạo ra những thực phẩm mới như loại cá có sức kháng lạnh, rất to lớn và sanh sản nhanh chóng, được gọi là cá… quỷ!

Những người phản đối nêu lên những ý kiến không thể không quan tâm. GS John Fagan bảo nó nguy hiểm hơn ta tưởng. Ngừơi ta đã từng trích một amino acid từ vi khuẩn chuyển gen không ngờ lại gây nên bệnh EMS (eosinophilia myalgia syndrome) chết người! Bò dê cừu heo… đựơc chuyển gen tạo ra thuốc này thuốc nọ liệu có an toàn? Thịt và sữa của chúng rồi sẽ ra sao? Ông bảo sự đột biến (mutation) gen là không thể lường trước được, ngoài vòng kiểm sóat, và có khả năng làm rối loạn hệ sinh thái.

Tổ chức GeneWatch của Anh nêu vấn đề đạo đức của việc cấy gen người vào thực phẩm. Âu Châu buộc phải dán nhãn kỹ trên các mẫu sản phẩm bày bán ghi rõ GMF để người ta “tùy chọn” khi bước vào siêu thị mua thức ăn. Còn những người đang ăn chay thì lo sau này ăn cơm nấu với gạo ghép gen người liệu có cảm thấy rờn rợn như mình đang ăn… người không!.

Cho nên những ngày này nếu có lỡ nằm mộng thấy mình hóa bướm thì đừng có nhởn nhơ bay lượn gần vườn bắp Bt corn, kẻo bướm cũng không còn mà Trang cũng không có dịp giật mình tỉnh dậy để bàng hoàng không biết mình là bướm hay bướm là mình!

Tài liệu đọc thêm: Thời báo Kinh tế Saigon Online.

Thực phẩm biến đổi gen có mặt ở khắp nơi
Hồng Văn thực hiện
(20/4/2010)

(TBKTSG Online) – Thực phẩm biến đổi gen đã có mặt ở khắp nơi trên thị trường Việt Nam nhưng có an toàn hay không cho người tiêu dùng, kiểm soát như thế nào, dán nhãn sản phẩm ra sao… là đề tài đang gây nhiều tranh luận hiện nay.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, một nhà khoa học Việt kiều Canada chuyên về công nghệ sinh học, chung quanh câu chuyện thực phẩm biến đổi gen.

TBKTSG Online: Thưa ông, dư luận đang đặt câu hỏi rằng tại sao thị trường có đầy rẫy sản phẩm biến đổi gen, nếu theo đề tài khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM thì có tới 34,4% số mẫu trong 232 mẫu có hàm lượng sản phẩm biến đổi gen, nhưng tại sao chúng ta vẫn có chưa quy định về dán nhãn cho người tiêu dùng phân biệt?

Ông Nguyễn Quốc Bình: Hiện tại, Chính phủ đã có quy định về dán nhãn nhưng văn bản áp dụng thì chưa. Cụ thể Quyết định 212/2005/QĐ-TTg ngày 26-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

Điều 7 về “Ghi nhãn hàng hóa” của quyết định nói rõ: “Tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa là sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen lưu thông, buôn bán trên thị trường, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa còn phải ghi thêm dòng chữ trên bao bì: “sản phẩm có sử dụng công nghệ chuyển gen” để người tiêu dùng xem xét, lựa chọn”.

Còn nghị định về an toàn sinh học thì hiện nay vẫn đang soạn thảo nhưng chuyện dán nhãn hay không dán nhãn là trách nhiệm thuộc về nhà nước và không hề đơn giản chút nào.

Thực ra thì thực phẩm biến đổi gen nhập vào Việt Nam bình thường từ nhiều năm qua và nhà nước chưa hề cấm, nên chuyện xét nghiệm, phát hiện thấy có sản phẩm biến đổi gen trên thị trường không có vấn đề gì mới, nước nào cũng có. Việt Nam thiếu bắp, thiếu đậu nành cho chế biến thức ăn gia súc và các nhà máy của chúng ta nhập các sản phẩm này từ nhiều năm qua chứ đâu phải bây giờ.

Doanh nghiệp mua bắp, đậu nành thì lựa những nước có giá thấp, mà bắp, đậu nành biến đổi gen thì có giá thành thấp. Hơn nữa, cho tới giờ, chúng ta chưa có quy định khi nhập khẩu phải khai báo có biến đổi gen hay không nên doanh nghiệp cũng không thể phân biệt rõ. Rồi chúng ta mua thực phẩm, thậm chí là sản phẩm đóng hộp xuất xứ từ những nước cho phép trồng và tiêu thụ sản phẩm biến đổi gen thì làm sao ta không có sản phẩm biến đổi gen trên thị trường.

Theo tôi, điều quan trọng là quy định dán nhãn ở giai đoạn nào, khâu nhập khẩu, nguyên liệu hay dán nhãn ở thành phẩm tới tay người tiêu dùng.

Nhưng với giới khoa học thì theo ông, vấn đề dán nhãn như thế nào?

- Dán nhãn hay không, không quan trọng với giới khoa học, mà là phụ thuộc vào chiến lược của từng nước. Việt Nam có mục tiêu rõ ràng trong ứng dụng biến đổi gen. Cụ thể, Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2020 thực hiện Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020, diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học sẽ chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 – 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc-xin cho vật nuôi.

Nhưng như đã nói ở trên, dán nhãn không hề là chuyện đơn giản. Bởi việc đầu tiên là xác định hàm lượng bao nhiêu thì dán nhãn công nhận là biến đổi gen. EU thì có một số nước không cho trồng cây biến đổi gen nhưng cho tiêu thụ sản phẩm biến đổi gen và quy định một sản phẩm gọi là biến đổi gen phải dán nhãn có hàm lượng biến đổi gen hơn 5%, sau giảm xuống hơn 1%.

Cái này mới khó, chứ xác định dương tính với biến đổi gen thì rất đơn giản. Còn nếu bảo thực phẩm nhập khẩu có biến đổi gen hay không, tôi nghi ngờ là kiểm tra sản phẩm nào cũng có, bởi sản phẩm biến đổi gen có mặt khắp nơi trên thế giới, cái quan trọng là tỷ lệ, hàm lượng bao nhiêu. Cái này chúng ta chưa quy định. Nên đề tài khoa học nói trên được báo chí đăng tải làm cho người tiêu dùng lo lắng. Mỗi nước có mỗi quy định khác nhau về chuyện này.

Theo tôi biết thì diện tích trồng cây có biến đổi gen hiện lên tới 134 triệu héc ta và đang tăng nhanh. Thế giới có 25 nước trồng và 80 nước cho tiêu thụ nhưng thực tế thì sản phẩm biến đổi gen có mặt khắp nơi, khó lòng mà xác định rõ.

Vậy các nước họ kiểm soát thế nào, thưa ông?

- Mỗi nước có cách tiếp cận riêng. EU thì cho phép tiêu thụ nhưng phải ghi rõ trên bao bì nếu hàm lượng chứa sản phẩm biến đổi gen hơn 1%. Một số nước thành viên EU thì không cho trồng, còn lại thì vẫn cho. Nhật thì chưa cho trồng nhưng cho tiêu thụ và là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất thực phẩm biến đổi gen.

Nhật không quy định dán nhãn thực phẩm nhưng phải có chứng nhận khi nhập khẩu cả lô hàng. Mỹ, Canada, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina thì trồng và tiêu thụ bình thường. Thái Lan và Indonesia thì chưa cho trồng nhưng vẫn cho tiêu thụ, Việt Nam cho trồng và hiện tại thì đang khảo nghiệm và cho tiêu thụ.

Những nước cho trồng và tiêu thụ, thương mại hóa sản phẩm biến đổi gen thì sản phẩm có hay không có biến đổi gen đã trộn lẫn, khó lòng xác định lô hàng nào có, lô hàng nào không. Một khi đã trộn lẫn như vậy thì Việt Nam nhập nông sản nhiều từ Mỹ, Argentina chắc chắn gần như 100% có biến đổi gen, không ít thì nhiều.

Bây giờ mà khoai tây hay bắp, đậu nành nhập khẩu thì lô nào cũng dương tính với biến đổi gen vì từ gốc của nước xuất khẩu họ đã trộn lẫn rồi, nên nhà nước không nên chi phí tiền bạc vào nghiên cứu có hay không sản phẩm biến đổi gen trên thị trường; mà là nghiên cứu, thảo luận nếu dán nhãn cho người tiêu dùng phân biệt thì dán ở giai đoạn nào, lúc vận tải qua biên giới, khâu nhập khẩu, lô hàng nguyên liệu thô hay khi chế biến ra thành phẩm?

Vậy còn chuyện thực phẩm biến đổi gen có an toàn cho con người và môi trường hay không?

- Việt Nam không cấm nhập khẩu thực phẩm biến đổi gien và thậm chí là có kế hoạch cho trồng cũng nói lên nhiều điều. Ngay một số quốc gia bắt buộc sản phẩm biến đổi gen phải dán nhãn nếu đạt một hàm lượng nào thì cũng chỉ để người tiêu dùng phân biệt chứ không phải nói nó không an toàn. Các tranh luận về tác động tới môi trường thì vẫn tiếp diễn nhưng người tiêu dùng thế giới vẫn cứ dùng thực phẩm biến đổi gen.

Cách nay 2 năm ông có nói là năm 2010, Việt Nam sẽ nhập giống biến đổi gen để khảo nghiệm, vậy hiện nay đã tới đâu?

- Trung tâm chúng tôi không khảo nghiệm nhưng tôi biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép bốn cơ quan khoa học và một doanh nghiệp tham gia khảo nghiệm và họ đang làm.
Xin cảm ơn ông!

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty “GIÀ KHÚ… ĐẾ”! là gì?

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Oct 04, 2011 11:31 pm

“GIÀ KHÚ… ĐẾ”!

Ghi chú: 1 Tháng 10 là Ngày NGƯỜI CAO TUỔI. Có bạn trách sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú… đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ… “khú đế”. Trên 70 tuổi mới nên đọc…

Đỗ Hồng Ngọc

1. “Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú… đế”. Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần lượt. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen… Còn ta, ta chần chờ, chểnh mãn, làm ngơ… Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội… Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già… khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những ký ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác, tai không nghe rõ, nói không trôi chảy, mắt không nhìn tinh… như làn sóng đã bắt đầu tung tóe!

Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một cơn bão dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch, buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nhìn quanh những người già khú đế mà… còn khỏe, ta nghĩ ta chắc cũng sẽ như họ. Còn lâu. Số người như vậy rất hiếm.
Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nhìn đời bi quan ? Không đâu. Trái lại. Nó làm cho cuộc sống của ta có chất lượng hơn, có ý nghĩa hơn. Người ta không cảm nhận được thời gian vì thực ra chẳng có thời gian.

2. Thỉnh thoảng gặp người bạn thân lâu ngày chưa gặp lại, thấy bạn sao mà nhăn nheo, già khú, hỏi mới biết còn nhỏ hơn mình vài tuổi! Bạn kể cho nghe chuyện đôi khi gặp lại «người xưa» của bạn, tưởng tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang… Ai dè không vậy. Đôi mắt huyền xưa, chiếc mũi dọc dừa… bây giờ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang; vai gầy guộc nhỏ, từng ngón xuân nồng bây giờ chuối ngự…. Còn ta thì sao? Nguyên Sa bảo ta chỉ có thể đo đếm tuổi mình qua ánh mắt cố nhân. Thử nhìn vào gương. Có gì khác lạ đâu nào? Ấy là bởi mình quen nhau quá rồi nên chẳng kịp thấy đổi thay. Thế nhưng, đã không còn những dấu chân chim ở khóe mắt mà hằn sâu như vạn lý trường thành… Khóe miệng thì nặng nề trễ xuống như bị sức hút của quả đất. Ở một nơi không có trọng lực chắc không đến nỗi?

Bạn nhắc toàn chuyện nửa thế kỷ trước… Nào đi cắm trại Suối Lồ Ồ với Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Hồ Xích Tú, Nguyễn Công Thuần, Quách Giao…, nào lang thang chợ sách vỉa hè Saigon, “truy lùng” sách quý, nào cà phê chiều tím, chiều nhớ thương ai… Mấy đứa cháu nội mười bảy mười tám ra vòng tay chào bác, chào bác… Bạn quắc mắt: “Ông” chớ sao lại bác! Thấy chưa, tụi nó gọi ông bằng ông nội mà gọi tui bằng bác, thấy chưa?

Bạn có khoảng đất rộng chơi cây kiểng một thời. Cả một vườn mai vàng rực cho những ngày Tết nay đà xác xơ. Căn nhà rộng đã nhường cho các con, cất một mái nho nhỏ bên cạnh như một cái am cốc, một tủ sách, một cái TV, và nhất định không xài điện thoại di động, vi tính… Đủ rồi đó, nay mai, sẽ dọn dần về những căn nhà nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Rồi cùng mà cười. Bạn nói đã làm xong di chúc. Và cũng đã căn dặn, rải xuống sông Soài Rạp, quê nhà.

Phone cho người bạn ở tận miền Trung xem bạn đã khú ra sao. Bạn đi vắng. Không biết đi đâu. Chị càu nhàu. Hỏi “tình hình” sao rồi? Chịu hổng nổi ổng. Chị nói. Tôi chỉ muốn “cắn” ổng mấy cái! Ấy, chớ, đừng. Đừng cắn. Chị mà cắn ổng người ta tưởng chị “mê” ổng lắm đó. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau lắm cắn nhau đau” mà, nhớ không? Hồi xưa hai ông bà mê nhau như điếu đổ! Anh bạn làm thầy giáo, một nhà thơ rất dễ thương, lấy bút hiệu con gái để dễ đăng những bài thơ mượt mà trên các báo thời đó. Giờ anh đi lai rai chỗ bạn bè, em cháu, những chốn chùa chiền…

3. Nhân có bác sĩ Thịnh ở Mỹ về , chúng tôi ơi ới gọi nhau rôm rả ở một quán hải sản thành phố. Theo lời một anh bạn, quán hải sản có cấu trúc mỗi phòng như một khoang thuyền để mọi người lắc lư cùng sóng gió.

Thiệt là tay bắt mặt mừng. Nhiều khi ngớ ra. Biết mặt mà quên tên. Biết tên mà quên mặt. Học chung với nhau dưới mái trường y khoa Saigon đằng đẵng bảy năm trời, không thể không quen, vậy mà đôi lúc cũng ngỡ ngàng, chưng hửng! Người thì hom hem… người thì béo ị… người bạc trắng, người cà khêu… Ôi cái thời sinh viên y khoa hào hoa phong nhã, tếu táo vung trời! Có lẽ do cái sự học y dài lâu và nghiệt ngã, tiếp cận bao nỗi con người… nên bọn y khoa nổi tiếng là tiếu lâm hạng nhứt, mặc dù học hành nghiêm túc chẳng ai bằng! Nhớ thời đó, ai vào y khoa cũng bị đặt cho một cái “biệt danh”, cái “hỗn danh”, cái “tục danh” chịu hổng nổi, rồi chết cứng với tên gọi đó suốt đời. Bạn bè gặp nhau chỉ cần kêu một tiếng thì cả một dĩ vãng ùa về…! Tên có thể quên chớ tục danh thì khó mà không nhớ. Thịnh, là Thịnh Văn Chương, “Chương còm”. Qua Mỹ mất tên, còn họ, “Doctor Thịnh”! Tại sao còm? Bởi còn có Chương chuột. Tại sao chuột? Nhìn nó giống… chuột, thế thôi. Còm nay đã hết còm, chuột nay không còn chuột. Thế mà cái “tục danh” còn đeo đẳng mãi làm nhớ cái anh ốm nhom, lòm còm mà nhanh nhẹn, cái anh thấp lùn mà lém lĩnh, thông minh…. Còn anh bạn Mai cao nhòng, ngất ngưỡng, hình như có lúc làm ban đại diện lớp, được gọi là “Mai vói” (phát âm theo tiếng Nam bộ!), bởi ai muốn nói chuyện với anh cũng phải vói lên một chút!. Rồi bạn C – có lẽ vì nghiêm trang, ít khi đùa giỡn – nên được gọi là “ C bặc”. Nhưng chuyện của anh bây giờ là một tấm gương luôn được bạn bè nhắc tới. Anh bị đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng, biến chứng tùm lum, mấy phen tưởng đã xong, thế rồi anh quyết định tự xây cho mình một cái kim tĩnh… Từ đó anh khỏe hẳn ra, không thèm bệnh, không thèm chết nữa!

Bỗng có bạn hỏi, Lộc bây giờ ở đâu? Lộc nào? Lộc nào? Nhao nhao lên. Lộc “tr” hả? Đang ở Úc, rồi Q heo, rồi H “nám”, để khác với Hưng “Rhade”, Hưng “mù”… Rồi Cường, Môn, Thăng, Bá… kẻ còn người mất. Cả đám bác sĩ vào trường y nửa thế kỷ trước bây giờ đều trên dưới bảy mươi không mấy ai là không bệnh tật! Đã bệnh thì toàn thứ dữ. Bác sĩ mà! Nhồi máu cơ tim, nong, stent, by pass… tai biến mạch máu não, tiểu đường, thận, khớp,…

Nhưng thật lạ lùng, những bạn bè cũ cứ ngồi với nhau một lúc nhắc lại chuyện xưa bỗng dưng ai nấy đều trẻ ra không ngờ. Trẻ như không hề có thời gian.

(ĐHN)

http://www.dohongngoc.com/web/mot-chut-toi/gia-khu-de/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 4 trang 1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết