TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
TLT (2017)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
letansi (1008)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
pthoang (257)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
luck (220)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 
Admin (156)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

2 posters

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Nov 05, 2011 11:43 am

Phỏng vấn BS Đỗ Hồng Ngọc • Thứ Năm, Tháng Mười 27th, 2011

Ghi chú: Một hôm, tôi nhận email của một sinh viên đề nghị xin được phỏng vấn tôi để hoàn thành một “bài tập” của em. Thỉnh thoảng tôi cũng có trả lời phỏng vấn, giúp SV làm luận văn, nhưng chưa lần nào giúp làm “bài tập” như lần này. Em là Phạm Bảo Hồng, SV Quan hệ công chúng và Truyền thông của một Trường đại học. Tôi nghĩ có thể chia sẻ với bạn bè thân thiết “bài tập” này của em vậy.

Đỗ Hồng Ngọc.


PHỎNG VẤN BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC


1. Đọc các bài viết của bác, lúc nào trong cháu cũng cảm thấy một nỗi niềm nhẹ nhàng, man mác. Bác thường trích dẫn những lời nhạc của Trịnh Công Sơn, những lời thơ của bạn bè bác. Những người thân quen, những mối quan hệ xung quanh có phải là nguồn cảm hứng cho bác?

Đỗ Hồng Ngọc (ĐHN): Cảm ơn đã đặt một câu hỏi rất “nhẹ nhàng, man mác” như vậy, khiến tôi cũng lúng túng không biết trả lời sao. Cái “nỗi niềm nhẹ nhàng, man mác” đó -khi đọc những bài viết của tôi- hẳn là một lời khen, cho thấy bài viết đã chia sẻ được những cảm xúc, nghĩ suy cùng người đọc, ít ra trong một cuộc sống đầy bon chen, căng thẳng… hiện nay, không chỉ riêng ta mà cả một thế giới phẳng, toàn cầu hóa! Tôi thường trích dẫn những ca từ của Trịnh Công Sơn, những câu thơ của người này người khác… khi thì Bùi Giáng, khi thì Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… (không phải bạn bè tôi đâu!) chẳng qua vì nó phù hợp với tâm trạng tôi lúc đó, nó tự nhiên đến với tôi chứ không phải do tôi cố ý kiếm tìm. Và, thực ra, với người viết nào thì những mối quan hệ, những người thân quen… bao giờ chẳng là nguồn cảm hứng bất tận cho họ?

2.Từ khi nào bác nhận ra trong bác có cả hai con người: một vị thầy thuốc hết lòng yêu nghề, nghiêm túc và một người cầm bút, tâm hồn nghệ sĩ? Bác làm sao để dung hòa hai tính cách trong một con người mình? Có bao giờ hai tính cách này đấu tranh lẫn nhau, buộc bác phải suy nghĩ?

ĐHN: Không. Tôi chẳng bao giờ thấy “nó” đấu đá hay tranh giành gì cả. Trái lại, nó cứ quấn quít lấy nhau, bổ sung cho nhau. Giống như đất sét thì phải có nước mới nặn nên hình được. Ai bảo người nghệ sĩ không yêu nghề, không nghiêm túc còn vị thầy thuốc sao lại không thể có tâm hồn bay bỗng… nhỉ? Y khoa là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật mà! Dĩ nhiên khi trả lời y học thì phải hết sức thận trọng, chính xác và phải luôn quan tâm tới góc cạnh tâm lý xã hội của vấn đề chứ không đơn thuần chỉ ở góc độ bệnh lý. Khi làm thơ, viết tùy bút chẳng hạn thì có thể tự cho phép mình bay bỗng hơn…

3.Lượng độc giả yêu thương và dõi theo bác gồm mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên, trung niên và cao niên. Viết cho mỗi lứa tuổi là một cách hành văn khác nhau, phải luôn thay đổi, làm mới cho phù hợp với nội dung. Làm sao bác có thể “phân thân” mình được như vậy?

ĐHN: Thường tôi không viết theo sách vở mà theo trải nghiệm của riêng mình. Như khi viết cho tuổi mới lớn thì vì tôi cũng vừa trải qua tuổi mới lớn; khi viết cho các bà mẹ về chăm sóc nuôi dạy con thì vì tôi đã có vài ba nhóc tì; viết cho tuổi gió heo may vì tôi đã hườm hườm, còn viết cho tuổi già vì tôi đã bắt đầu thấy mình gần… khú! Tóm lại, phải có kinh nghiệm bản thân rồi mới chia sẻ được chứ phải không? Do vậy, tôi viết với sự chân thành và thấu cảm, không “làm văn chương” nên bạn đọc của tôi khi đọc thấy có mình trong đó. Mỗi khi viết, tôi thấy mình không phải… viết mà đang trực tiếp được trò chuyện, trao đổi với người đọc của mình.

4.Có bao giờ bác cảm thấy mệt mỏi, như mình không muốn viết nữa, hay những gì viết ra chỉ để “cất cho riêng mình một chút thôi vấn vương gió mây hoài niệm”, không muốn sẻ chia, dù rằng bác đã viết “sẻ chia, ấy chính là hạnh phúc”? Trong trường hợp đó, động lực nào thúc đẩy bác vượt qua giai đoạn ấy?

ĐHN: Dĩ nhiên có lúc mệt mỏi chứ. Tôi phụ trách trang mục “Phòng mạch Mực Tím” báo Mực Tím của tuổi mới lớn hằng chục năm trời, mỗi tuần nhận cả đống thư các em gởi về (hồi đó toàn viết tay rất dễ thương). Sau tôi đầu hàng. Phải nhờ một đồng nghiệp trẻ thay thế. Vả lại, càng về sau, các em càng hỏi những điều “trời ơi” tôi không trả lời nổi. Sau đó tôi giữ mục “Thư gởi người bận rộn” trên báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần cũng được vài ba năm, rồi mục “Gia đình vui khỏe” trên báo Phụ nữ Tp.HCM cũng được vài năm… Viết báo, với tôi là một cách giữ cho mình một “áp lực” thường xuyên, không để cho mình làm biếng. Nhưng viết hoài cũng oải chứ. Oải quá thì nghỉ. Vậy thôi. Động lực nào ư? Có người đọc là vui rồi. Vả lại, cái nghề thầy thuốc của tôi, mệt cũng phải… làm mà!

5.Dù biết trên đời này không có gì là hoàn hảo, nhìn lại quãng thời gian đã qua, có khi nào bác cảm thấy hối tiếc vì một việc nào đó mà mình chưa hoàn thành trọn vẹn, hoặc kết quả không như ý?

ĐHN: Tôi không đặt nhiều kỳ vọng, mục tiêu gì cao vời cho mình cả. Tôi thường lửng thửng, đôi khi lang thang và chấp nhận mình như mình. Vậy vậy thôi. Ngay từ hồi trẻ, tôi vừa thích “làm bác sĩ” lại thích làm nhà văn, nhà giáo… nên vừa học y khoa lại vừa học văn khoa, vừa học xã hội học ở… 3 trường đại học khác nhau. Tôi “học cho đã” và thấy vui trong việc học. Bây giờ tôi vẫn cứ còn mê học. Có cơ hội thì học. Tôi chủ trương dạy học, viết lách cũng chính là để học. Còn thế nào là “hoàn thành trọn vẹn, kết quả như ý” thì quả thật tôi… không biết.

6.Ngày càng có nhiều cây bút trẻ xuất hiện trên Văn đàn, với nội dung tác phẩm na ná nhau về các vấn đề hiện nay trong xã hội (như đồng tính, yêu người đã có gia đình, những bế tắc, sự thất vọng, buồn bã trong cuộc sống dù họ còn khá trẻ), bác nghĩ sao về vấn đề này?

ĐHN: Tôi chấp nhận và tôn trọng điều đó. Chính vì “họ còn khá trẻ” nên họ thấy những điều mà tôi không thấy. Thời nào cũng vậy. Có người trẻ và có người già. Họ nhìn, họ thấy, họ nghĩ, họ cảm khác nhau chớ sao. Văn hoá nền cũng khác nhau, môi trường xã hội và thiên nhiên cũng đã thay đổi. Điều đó càng làm phong phú thêm cuộc sống. Các nhà văn trẻ có những vấn đề thời đại của họ. Họ phản ánh nó qua văn chương là điều đáng quý. Quan trọng là cần có giọng điệu riêng, bản sắc riêng của mỗi người. Do vậy họ phải tự đào luyện không ngừng và có một không gian để thể hiện và chia sẻ. Họ cần tự do và cô đơn.

7.Là người hiểu nhiều, đọc nhiều, bác có yêu thích vị tác giả nào không? Vì sao? Nếu có, cách viết của bác có bị ảnh hưởng bởi họ không?

ĐHN: Tôi đặc biệt qúy mến Nguyễn Hiến Lê. Dù không học trực tiếp với ông ngày nào, tôi vẫn coi ông là thầy mình. Cách viết của ông trong sáng, giản dị. Viết từ trải nghiệm, không lý thuyết viễn vông. Còn dịch, ông nói phải dịch sao cho người đọc không thấy dấu vết dịch, nghĩa là phải thật thấu hiểu, thật nhuần nhuyễn cả hai nền văn hóa, ngôn ngữ. Ông làm việc nghiêm túc, khắc kỷ, đọc sách lúc nào cũng có cây viết chì trên tay. Ông nói: viết là để học và học là để viết. Muốn “học” một điều gì cho thấu đáo thì hãy “viết” về nó. Tôi cũng thấy vậy. Viết sách hay dạy học… với tôi đều là những cơ hội tốt để học tập, rèn luyện, thể nghiệm, chia sẻ. Tôi cũng đặc biệt thích André Maurois và Lâm Ngữ Đường… Tôi thấy hình như họ hạp với cái tạng của mình. Dĩ nhiên tôi viết theo cách của riêng tôi.

8.Bác có hài lòng với cuộc sống hiện tại? Hạnh phúc vẫn luôn hiện diện xung quanh bác chứ? Bác có thể bật mí những dự định sắp tới của mình?

ĐHN: Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, bởi “dĩ vãng đã qua rồi, tương lai thì chưa tới”. Hiện tại là món quà của cuộc sống. Trong tiếng Anh có một từ dễ thương, đó là “present”, cùng lúc có ba nghĩa: hiện tại, sự có mặt, và món quà. Sống trong hiện tại, ở đây và bây giờ, là sống trong hạnh phúc. “Hạnh phúc rất đơn sơ” như một nhà thơ đã nói. Đơn sơ nhưng không dễ thấy biết. Phải khám phá. Nó như một bí mật, chập chờn, khi ẩn khi hiện quanh ta, nên phải biết khám phá. Nhiều khi phải nhìn một cách khác, phải nghe một cách khác, phải nếm ngửi một cách khác… Quyết tâm tìm kiếm nó, lùng sục nó… thì nó biến mất. Nó thường gặp gỡ, vui đùa với trẻ thơ, nên “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh” (TCS) là vậy.

Phạm Bảo Hồng (thực hiện)
Saigon, 25.10.2011


http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/phong-van-bac-si-do-hong-ngoc/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Feb 04, 2012 10:00 am

TẾT

Posted: 22 Jan 2012 05:41 PM PST


* Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống ra sao?
- Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa – bà già nói – thì tôi sẽ dám… phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này. Tôi sẽ thảnh thơi hơn, linh hoạt hơn. Tôi sẽ coi ít thứ nghiêm chỉnh hơn. Tôi sẽ trèo núi lội đèo nhiều hơn, bơi lội nhiều hơn… Tôi sẽ ăn nhiều kem hơn. Dĩ nhiên tôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn nhưng tôi sẽ thực tế hơn là chỉ mơ mộng. Tôi sẽ bớt… lành mạnh hơn. Ôi, tôi đã có những khoảnh khắc của đời mình và tôi muốn có nhiều hơn những khoảnh khắc đó, cái nọ nối cái kia, cái nọ tiếp cái kia thay vì tôi cứ sống để mà chờ đợi… Nếu tôi được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa tôi sẽ đi chân không nhiều hơn, sẽ bớt mang theo dù và dầu nóng, bình thủy nước sôi các thứ… Tôi sẽ hái nhiều hoa hơn…

* Một người nằm mơ thấy mình gặp Thượng đế và phỏng vấn ngài rằng từ lúc tạo ra loài người đến giờ ngài có điều gì ngạc nhiên về họ không?
Có đó. Hơi nhiều nữa là khác! Loài người lạ lắm! Lúc nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn thì mong cho nhỏ lại! Lúc khỏe thì phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền rồi lấy tiền đó mà phục hồi sức khỏe! Còn nữa, họ luôn sống trong mộng tưởng tương lai mà quên mất hiện tại. Mà tương lai thì chưa tới nên kết quả là họ chẳng bao giờ… sống cả!
Vậy Ngài khuyên họ nên thế nào? – Rằng người giàu có không phải là người có nhiều của cải mà là người có ít nhu cầu; rằng người ta không thể buộc người khác phải thương yêu mình mà phải tự mình làm cho mình… dễ thương!

* Chúc dễ thương.

Đỗ Hồng Ngọc
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Feb 06, 2012 8:20 pm

Lõm bõm: “Vô tâm”
Posted: 21 Jan 2012 11:23 PM PST

Vô tâm

Vô tâm không phải là không có tâm. Vô tâm cũng không phải là vô cảm. Mackeno. Có một chữ tượng hình rất hay trong chữ Hán : 木 là mộc. 目 là mục. 心 là tâm.

Khi mộc ghép với mục thì thành tướng 相. Tướng vô tội. Không sanh sự. Nói khác đi, khi trần (mộc= cây) gặp căn (mục = mắt) thì chẳng có chuyện gì xảy ra! “Sắc thanh hương…” đụng “nhãn nhĩ tỷ…” chả sao cả. Cận thấy kiểu cận, loạn thấy kiểu loạn, lão thấy kiểu lão. Con người tội nghiệp. Nhãn thua loài cú. Nhĩ thua loài dơi, Tỷ thua loài chó… Con ong cái kiến cũng có căn có trần riêng của nó! Vậy mà con người cứ tưởng mình ngon nhất thế gian. Làm được cái kính thiên văn đường kính rộng, nhìn lên bầu trời đã la hoảng khi thấy có hàng trăm ngàn tỷ thiên hà, trong khi xưa kia tưởng chỉ có mỗi một mặt trời vĩ đại của riêng ta thôi! Nay mai có kính thiên văn đường kính rộng hơn nữa không biết chuyện gì sẽ xảy ra!

Trở lại chuyện Tâm. Căn với trần mới là tướng. Ghép thêm chữ tâm ( ) vào thì mới thành tưởng 想. Có tưởng là bắt đầu sinh sự. Tưởng vô vàn. Tưởng vô tận. Muốn thiên đàng có thiên đàng. Muốn điạ ngục có địa ngục. Cho nên tu là tu Tâm. “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tất cả là do tâm bày vẽ ra. Phật từ thời Hoa Nghiêm đã nói rõ như thế. Hạnh phúc khổ đau từ đó. So sánh hơn thua, chém giết nhau từ đó. Tiếng Việt ta còn hay hơn: Tướng và Tưởng, chỉ khác nhau có mỗi cái dấu sắc, dấu hỏi… Mà đã ngàn trùng cách xa!

Vô tâm thì vô sự. Vô sự thì bình an. Bình an vô sự. Người ta chúc nhau như vậy. Người ta lại chúc nhau « Vạn sự như ý »! Ý dẫn các pháp. Muốn « vạn sự » được « như ý » đâu có khó gì. Một đám du khách hỏi anh nông dân: Hôm nay thời tiết ở đây thế nào anh? Hôm nay có thứ thời tiết mà tôi thích! Làm sao anh biết là có thứ thời tiết mà anh thích ? Phải học, thưa ông. Không phải lúc nào tôi cũng có cái tôi muốn nên tôi phải biết muốn cái tôi có.

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông).

Đỗ Hồng Ngọc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Feb 12, 2012 9:34 am

Cái “MẶC”

Đỗ Hồng Ngọc

Một cách nôm na, văn là đẹp, hóa là làm ra. Cái gì không được đẹp thì làm cho nó đẹp ra, cái đó là “văn hóa”. Không chỉ đẹp mà còn tiện lợi, phù hợp với đời sống thường ngày của mọi người, cái đó cũng là văn hóa!

Con người thời ăn lông ở lỗ, trần truồng như nhộng, cảm thấy thoải mái, nhưng sau đó phát hiện ra vài điều bất tiện, diễu qua diễu lại không hay lắm bèn tìm cách che đi cái chỗ cần che. “Xấu che tốt khoe”, nhưng ở đây cái gì tốt, cái gì quý, thì che trước. Bởi nó thường kèm theo những rắc rối không lường được, nhiều khi không cản nổi! Do vậy mà phải giấu nó đi cho đỡ nguy hiểm. Nhưng hình như lá nho hơi nhỏ, chẳng những che không đủ kín mà đôi khi còn bị rách, nhất là khi lá đã khô. Do vậy mà có miếng che khác làm bằng… vỏ cây đập dập, an tòan hơn, rộng rãi hơn, vừa cứng, vừa dày. Hiện nay còn thấy các bộ quần áo bằng vỏ cây đặt ở các viện bảo tàng. Gần đây nghe nói có nơi làm du lịch, tái tạo lại các “mode” quần áo bằng vỏ cây cho du khách mặc rất thú vị. Khi có thể kéo sợi, se chỉ, thì người ta có quần áo vải, rồi tơ lụa, rồi chất liệu tổng hợp (nylông)… thậm chí có quần áo làm bằng sô-cô-la, bằng đậu tương (đậu nành), trái cây… trong các buổi trình diễn thời trang hấp dẫn, ai thấy cũng muốn nhai, muốn nuốt. Nhiều bãi biển ở Âu Châu quy định ai vào đó phải trần truồng. Ở một chỗ ai cũng trần truồng thì một người có mặc quần áo trở nên… lôi cuốn, mọi người sẽ xúm lại coi và… bắt chước. Cũng như gần đây, khi có một vụ cố ý trần truồng hoặc vô tình lộ y gì đó thì lại gây xôn xao.

Văn hóa cũng phải thay đổi, thích nghi sao cho phù hợp. Hoàng hậu, công nương, qúy phi, công chúa… hẳn phải tha thướt lượt là, gấm vóc đoan trang; công nhân thợ dệt dĩ nhiên phải quần áo gọn gàng, tóc ngắn, tránh gây tai nạn. Tazan đóng khố để dễ đu từ cây này sang cây khác kịp cứu mỹ nhân. Thầy thuốc khoác blouse trắng… Một cô y tá xứ Brazil chỉ đội mũ, đeo khẩu trang còn thì trần truồng như nhộng trong lúc chăm sóc bệnh nhân ở phòng cấp cứu đã lập tức bị Nghiệp đoàn điều dưỡng đưa ra tòa!

Hồi xưa, phụ nữ mặc váy chùng, áo buộc dây, cho nên khi cô gái nông thôn lên thành thị về thì Nguyễn Bính la trời: “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!”. Cũng may, ông không có dịp nhìn các cô mini jupe cũn cỡn, hở rún hớ hênh bây giờ. Nữ sinh hạnh phúc trong chiếc áo dài trắng đơn sơ mà thanh lịch, tự hào tuổi… học trò, thơ ngây, trong trắng. “Nắng Saigòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà đông/ Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng/ Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng” (Nguyên Sa). Chỉ cần đổi cái màu trắng đó sang màu tím thôi đã đủ làm người ta khổ! Hoàng Nguyên kêu lên: “Rồi áo tím qua cầu/ tà áo tím phai màu/ để dòng Hương giang hờ hững cuốn trôi mau”…

Con người dễ mất văn hóa khi để cho bản năng hoành hành. Ăn mặc “mát mẻ” một cách… nghệ thuật thì còn coi được, mát mẻ quá thì nhàm chán. Ở xứ đầy hình ảnh “playboy” thì người ta phải nhờ tới Viagra, Cialis… dù tuổi hãy còn rất trẻ. Tình trạng rối loạn, vô sinh ngày càng toàn cầu hóa, trầm trọng thêm. Cái đó có sự góp phần của văn hóa mặc. Việc truyền giống là cần thiết nên thiên nhiên phải có cách… khen thưởng chút gì đó. Con người thông mình, tận dụng khai thác, lại không cần mùa màng thời tiết chi, lúc nào cũng động được, nên tạo nhiều mối nguy. Kinh tế phát triển, cơm no, cật ấm, thì dễ sinh sự. Làm đẹp nhân tạo ngày càng phát triển, lừa gạt nhau, sử dụng cả những thứ có hại cho sức khỏe, lâu lâu kêu trời vẫn không chừa! Hình thể có thể đẹp ra- dù giả tạo- nhưng cảm xúc thì ngày càng lụi tàn. Hết rồi những huyền nhiệm, những linh thiêng, vốn đã làm nên “văn hoá” cho con người. Khi bình đẳng được hiểu lầm là xóa mọi ranh giới, nữ thành nam, nam thành nữ thì nguy tai! Đàn ông yểu điệu thục nữ, quần là áo lượt…; con gái tay kiếm tay cung… Lúc đó đàn ông sẽ thấy đàn ông hấp dẫn hơn, con gái sẽ thấy con gái hấp dẫn hơn!

Có sự đan xen nhiều thứ văn hóa: văn hóa thống trị, văn hóa nô dịch, văn hóa lai căng, văn hóa cưỡng bức… Khi Trái Đất trở thành một hòn bi xanh- thế giới nhỏ lại trong lòng bàn tay thì ảnh hưởng văn hoá không thể tránh được.

Nhưng, hãy tôn trọng sự khác biệt. Bảo vệ văn hóa mình. Trước hết, là cái “mặc”.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  luck Sun Jun 03, 2012 10:47 pm


SÀI GÒN BÂY GIỜ
Bác sĩ ĐỖ HỒNG NGỌC


Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn.

May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa.

Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài.

Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết.

Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo.
Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con.

Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó.

Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao.

Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo…ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản.

Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời!

Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum.

Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”.

Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay.

Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp.

Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi.

Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng!

Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương!

Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại.

Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào.

Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!

Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng!

Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ.

Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại.

Tình trạng vô sinh cũng nhiều.

Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo.

Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm
.
luck
luck

Tổng số bài gửi : 220
Join date : 18/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Bò, tại sao điên?

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 24, 2012 4:42 pm

Bò, tại sao điên?

Thứ Ba, Tháng Tám 31st, 2010

Đỗ Hồng Ngọc

Càng ngày người ta càng bị “vô sinh”, không hiểu tại sao! Vô sinh có tính “toàn cầu hóa” một cách rất rõ rệt. Nước càng tiên tiến, càng vô sinh. Tiên tiến trước vô sinh trước, tiên tiến sau (chậm tiến) vô sinh sau, còn đang phát triển thì… vô sinh từ từ! Trong khi người Âu – Mỹ đi tìm con nuôi dáo dác thì người Mễ, người Uganda … vẫn đẻ ào ào. Tại một quốc gia giàu có… thì người giàu đẻ khó hơn người nghèo. Nhà cao cửa rộng, tiện nghi đầy đủ, cao lương mỹ vị thì vô sinh nhiều còn nhà ổ chuột, thiếu ăn thiếu mặc thì đẻ nuôi không xuể! Trong một cuộc điều tra “Xã hội học – sức khỏe” tại một xã nghèo ở ngoại thành có tỷ lệ phát triển dân số rất cao, một thanh niên cho chúng tôi biết sở dĩ người ta đẻ nhiều là vì không có niềm vui nào khác! Mười năm sau trở lại chốn này đã thấy đô thị hóa, dịch vụ giải trí thừa mứa, người ta bận rộn nhiều việc, có nhiều niềm vui khác nên người ta không buồn đẻ nữa! Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng dễ dàng và tiện lợi, giá cả phải chăng và tại Anh, người ta còn cho miễn phí nhằm thúc đẩy phát triển dân số, “trẻ hóa” dân số đang già cỗi của họ nên chuyện thụ tinh nhân tạo sẽ ngày càng phổ biến. Cách đây khá lâu, một tạp chí Pháp đăng một bức tranh biếm, vẽ một đám cưới cô dâu chú rể đang âu yếm dắt tay nhau đi chào mọi người thì một đoàn các labo cầm ống nghiệm rồng rắn chạy theo để tiếp thị.

Tại sao bỗng dưng con người lại bí… đẻ một cách toàn cầu hóa như thế? Có phải vì nhà cao cửa rộng, người ta ít còn có dịp thân mật gần gũi như xưa? Có phải vì ngày nay người ta quá đỗi bận rộn không còn có thì giờ? Có phải vì người ta bây giờ đa đoan vất vả, căng thẳng thần kinh, rã rời thân xác đến nỗi phải mượn đến Viagra hỗ trợ mà Viagra thì lại hoàn toàn không có tác dụng gì cho chuyện sinh tinh, giúp dễ thụ thai. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tinh trùng ở đàn ông ngày càng yếu đi, cả chất lượng lẫn số lượng, đến nỗi thụ tinh nhân tạo phải chắt lọc, tìm kiếm cho được một chú tinh trùng còn khỏe mạnh rồi giúp “bắn” thẳng chú vào cái trứng đang mong đợi kia, nếu không làm vậy, chú cũng chẳng buồn ngo ngoe! Khác với ngày xưa, cả một bày hàng tỷ con hùng hục chạy marathon tìm đến trứng, rồi chỉ một “người hùng” xâm nhập được vào trong trứng… để thụ tinh. Ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!

Có một giả thuyết hoàn toàn sinh học để giải thích hiện tượng vô sinh toàn cầu hóa này: Đó là tại cái… quần Jean! Số là tinh trùng được sinh sôi nảy nở ở hai tinh hoàn, vốn là một phòng thí nghiệm tối tân, luôn luôn được giữ lạnh ở mức tối ưu mà thiên nhiên đã xếp đặt sẵn trong hai “bìu dái” nằm bên ngoài cơ thể, để nhiệt độ lúc nào cũng mát mẻ hơn so với nhiệt độ cơ thể, thế rồi con người bày ra các loại đồ lót kín bưng, kín mít, rồi còn tròng thêm một lớp quần jean dày cứng, ngột ngạt… sẵn sàng bóp nghẹt mọi mầm mống phát triển, khiến cho việc sinh tinh bị hạn chế, cả về số lượng lẫn chất lượng! Không phải sao? Thử nhớ lại các cụ ta ngày xưa! Họ không hề mặc đồ lót dày cứng mà chỉ mặc… xà lỏn thùng thình, phất phới tung bay; quần áo ngoài thì chỉ là một bộ bà ba lụa lèo rộng rãi, phong phanh, mát mẻ; ăn uống thì lành mạnh, không lo thừa đạm, dư cholesterol; ngủ thì chật chội, xoay qua đụng, xoay lại đụng… do vậy mà cừ đẻ sòn sòn, đầu năm con trai, cuối năm con gái!

Nhưng mà, bài này có cái tựa là : ”Bò, tại sao điên?” kia mà! Chuyện như vầy. Một ông bạn tôi hỏi sao lúc này bò điên nhiều thế, hết ở Anh lại đến Pháp rồi Hà Lan , Canada …? Tôi giải thích là do một loại Prion gần giống như virus làm cho não bộ của bò bị xốp đi… Ông bạn cười: Ông chả biết cái gì cả! Bò điên là tại vì trên thế giới hiện nay người ta nhân giống bò không theo kiểu cổ điển, lâu ngày bò chẳng làm ăn gì được nên mới hóa điên đó thôi!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jul 04, 2012 10:42 am

Triết học, đắt như tôm tươi giữa chợ đời!

Posted: 03 Jul 2012 12:46 AM PDT
Vài cảm nghĩ về cuốn “Trò Chuyện Triết Học”
của Bùi Văn Nam Sơn

Đỗ Hồng Ngọc

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 IMG_0023-300x225
Bùi Văn Nam Sơn ký tặng sách cho độc giả. (Ảnh ĐHN).

Loạt bài “Chuyện xưa chuyện nay” về triết học của Bùi Văn Nam Sơn trên báo Sài gòn Tiếp thị hằng tuần gần 2 năm qua đã vừa được Nhà xuất bản Tri thức và Sài gòn Tiếp thị phát hành với tựa là “Trò chuyện triết học”. Hằng trăm người vừa ái mộ vừa tò mò chen chúc đến dự buổi ra mắt sách ngày 28.6.2012 vừa qua ở tòa soạn. Lạ lùng, triết học mà đắt như tôm tươi! Tác giả ký tặng liền tay không ngớt! Nhiều độc giả nói đang rất mong thấy loạt bài được tiếp tục trên mặt báo, được tiếp tục in thành sách!

Triết học gắn với hơi thở của cuộc sống con người. Có lẽ từ khi có loài người, khi họ bắt đầu ăn trái cấm thì những câu hỏi đã luôn được đặt ra về đời sống, về kiếp người, về hạnh phúc, khổ đau… Cho nên không có lúc nào thiếu triết học, bởi cứ còn đó những câu hỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào của kiếp nhân sinh. Có thời, các triết gia lang thang ngoài đường phố, bờ đê, quán trọ, sân trường; có thời triết gia tự giam mình trong tháp ngà, “biến những điều dễ hiểu thành khó hiểu” để chỉ dành riêng cho một số ít người và giờ đây, triết học đã sẵn sàng… xông vào nơi chốn đông người, ồn ào chợ búa, tuy vẫn luôn giữ sự lẻ loi để suy gẫm một mình. Cũng với những câu hỏi về kiếp người, về đời sống, về khổ đau, hạnh phúc…, những chia sẻ đắng cay ngọt bùi mà mỗi lần đặt ra luôn là một lần mới! Bùi Văn Nam Sơn bảo ngày nay, triết học đã đi vào những chuyện đời thường, chuyện hằng ngày, từ cái ăn cái mặc… Triết học làm cho người ta nghi ngờ, đặt lại những câu hỏi, gây mất lòng tin, làm thao thức, làm lay chuyển và nhờ đó, làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn, thú vị hơn, nhiều hương vị hơn.

Triết học phải tỉnh thức, phải tự vấn, tự phê phán. Có tỉnh thức thì mới có đổi thay, từ bản thân đến vận mệnh đất nước.

Một chuyện tưởng như không bao giờ thay đổi là sư phạm- nghề dạy học- mà ngày nay cũng đã có “hậu-sư phạm” (post-pedagogy), bởi trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóa, với khoa học kỹ thuật hiện đại thì vai trò người thầy người trò đã khác xưa xa. Tôi nghĩ rồi đây cũng sẽ có cái gọi là “hậu-y học” (post-medicine) khi đã có những vấn đề đặt ra cho nó, nào euthanasia (an tử), phá thai, nhân bản đơn dòng, sinh sản vô tính, tế bào gốc, cấy gène người vào thực phẩm, vào sinh vật để tạo mảng ghép v.v.. Bởi cuộc sống là “vô thường”, là “duyên sinh”, nên triết học cũng phải động, phải “ vô sở trụ” (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm- Kim Cang).

Tôi nhớ hơn nửa thế kỷ trước, thời bọn tôi học Đệ nhất (lớp 12) chuẩn bị thi Tú tài toàn phần thì cũng đã được học triết học, nào Luận lý, Tâm lý, nào Đạo đức, Siêu hình… nhờ đó, người thanh niên, sinh viên vào đời sẵn một hành trang rộng mở, một tầm nhìn mới, suy nghĩ mới. Cho nên tôi mong cuốn Trò chuyện triết học này rồi sẽ có mặt ở các thư viện trường học trong thời gian tới.

Phải nhuần nhuyễn đến thế nào đó, như tằm ăn dâu mà nhả tơ- những sợi tơ lóng lánh- Bùi Văn Nam Sơn mới có thể phóng bút viết thành những câu chuyện triết học nhẹ nhàng mà ý nhị, lang thang mà miên man, lúc gần lúc xa như vậy. Thế nhưng, những câu chuyện “đời thường hóa” đó đã không hề nhẹ ký chút nào, đã khơi gợi bao điều thao thức, nghĩ suy.

Tôi bỗng thấy ở tác giả, nét gì đó an bình như một thiền sư đang “thõng tay vào chợ”.

(Saigon 6.2012)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jul 04, 2012 10:51 am

Ghi chép lang thang: Bãi Phan Thiết

Posted: 22 Jun 2012 04:10 AM PDT
“Bãi” Phan Thiết
tặng các bạn PBC

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 IMG_bai-PT-300x225

“Bãi” đây dĩ nhiên là bãi biển rồi! Không thể không thiên vị khi nói về bãi biển Phan Thiết của tôi. Với tôi, đó là một bãi biển tuyệt đẹp, đẹp nhất… thế giới, chạy dài từ Cà Ná đến Cù Mi, qua Cổ Thạch, Mũi Né, Lagi, Kê gà… Hồi nhỏ, ở Phan Thiết nghe người ta hay nói “Đá một đá ra Cà Ná cá nuốt”, cứ á, á vậy mà không biết tại sao. Lớn lên, có dịp đi xe lửa ra Nha Trang, ngang Cà Ná mới “á, á” vì đẹp đến nín thở! Bãi sâu mà xanh tận chân trời. Đá từ trên núi cao đổ ập xuống… chỉ chừa một con đường lắc lẻo cho xe vụt qua. Cổ Thạch thì bãi toàn đá bảy màu lổn nhổn, mênh mông. Các cô gái chỉ cần lượm vài cục đá nhỏ, xỏ sợi dây, đeo lên cổ, đủ biến thành một nàng tiên. Mũi Né ngày xưa thì tuyệt vời với Rạng, với những rặng dừa không thua Honolulu, nhưng bây giờ bãi đã bê tông hóa thật đáng tiếc. Các resorts mọc lên như nấm, chia cắt bãi biển thành những lãnh địa, hùng cứ một phương, bảo vệ tuần tra đằng đằng sát khí…

Ngay tại Phan Thiết thì xưa có bãi Thương Chánh nổi tiếng (Ơi những con đường ta đã đi/ Gia Long Đồng Khánh mượt xuân thì/ Chân run rẩy cát bờ Thương Chánh/ Gió ở đâu về thơm bước khuya – ĐN), nay chỉ còn một chút bãi Đồi Dương, Vĩnh Thủy!

Thế nhưng bãi Phan Thiết luôn có cái hay riêng. Không mơ màng như Đại Lãnh, Dốc Lết… phẳng lặng quá, trong xanh quá, chẳng gợn tí sóng, làm ngại ngần những bước chân. Nha Trang thì ra vài bước đã sụp sâu như cái hồ nước mặn với những đảo nhỏ xung quanh chắn sóng, y như một hòn non bộ. Phan Thiết không vậy. Nước mặn chát, khi đục khi trong, bãi khi trồi khi sụt, chỗ cao chỗ thấp, sóng đập ầm ầm, sơ sẩy lăn cù… Đặc biệt là cát. Cát ở đây hạt to, lởm chởm, như sỏi chưa kịp tán nhuyễn. Đi nghe rào rạo, đau điếng. Nhờ vậy mà… tốt cho
sức khỏe.

Giống như được châm cứu vào các huyệt ở hai lòng bàn chân, nhất là huyệt dũng tuyền. Sóng ầm ầm như biết xoáy vào các huyệt thận du, chí thất, phế du… Bãi Lagi cũng giống Phan Thiết, cũng trồi sụt bất thường, cũng đầy đe dọa, cũng sóng ầm ầm, cát to lởm chởm … nhưng Lagi hoang sơ hơn nhiều, tắm một mình trên biển vắng cũng hay!

Mỗi lần về Phan Thiết bao giờ tôi cũng tắm biển cho… khỏe người. Bước rào rạo trên cát lởm chởm để được châm chích. Đưa lưng cho sóng dần, xoa bóp. Nhớ nhà thơ Từ Thế Mộng, ngày nào cũng đạp xe đi tắm biển, có lần than: Mấy hôm nay biển thở dài/ Thì ra em bệnh đã vài bốn hôm… Rồi nhớ Nguyễn Bắc Sơn, vào tận Viện Y dược học dân tộc, gặp Trương Thìn, nèo nẹo đòi phổ biến “ý châm”: chỉ dùng ý tưởng, châm đến đâu người ta nhảy dựng lên đến đó, bệnh gì cũng khỏi. Rồi… Nguyễn Như Mây, Liên Tâm, Nguyễn Hiệp, Ngô Đình Miên, Phan Anh Dũng, Lưu Văn Trung … Ghé chùa thăm thầy Huệ Tánh, ghé nhà thờ thăm cha Diễn, thăm Đức ông- nhà thơ Xuân Ly Băng…

Cho nên nói gì thì nói, tôi vẫn cứ mê bãi Phan Thiết.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 2:33 am

EURO và Mùa Thi
Posted: 14 Jun 2012 07:49 PM PDT

Hoài Nam báo Dân Trí đã gởi tôi 2 câu hỏi về EURO và Mùa Thi. Xin chia sẻ cùng các bạn và các em.

1. Với các sĩ tử nghiện xem đánh banh, mùa Euro trùng với đợt cao điểm ôn thi làm thế nào để vừa được thỏa sức đam mê mà vẫn không bị ảnh hưởng sức khỏe để ôn thi. (Có nên xem đá banh khi đang ôn thi không? Nên bố trí ăn uống bồi bổ và nghỉ ngơi thế nào thì hợp lý).

BS ĐHN: “Thỏa sức đam mê” là sao? Là bỏ học bỏ thi để đi hò hét và cá độ bóng đá à? Mê coi đá banh không xấu, nhưng mê đến nỗi bỏ học bỏ thi thì thật đáng tiếc! Cứ mỗi 2 năm, lại có EURO hoặc WORLD CUP luân phiên, còn thi hỏng thì sang năm thi lại vẫn cứ… hỏng. Để không ảnh hưởng sức khỏe trong lúc ôn thi thì phải sắp xếp “lịch coi đá banh” sao cho hợp lý. Chẳng hạn, chỉ coi những trận thật sự hay, đáng coi. Học kỹ, đầy đủ các bài cần ôn trong ngày, rồi đi ngủ sớm, khuya thức dậy coi. Đang coi mà buồn ngủ thì ngủ ngay, không tiếc, vì mai còn… chiếu lại! Trong thời gian ôn thi quan trọng nhất là ngủ. Ngủ đủ thì tế bào não sẽ sảng khoái, “hấp thu” bài vở rất tốt. Ngủ thiếu, vật vờ như điện thoại hết pin, sóng yếu, chập chờn, rớt là cái chắc! Sau ngủ là… thở. Thở bụng, đưa hơi xuống huyệt đan điền, “êm, chậm, sâu, đều”. Sau đó là vận động thể lực. Học oải người rồi thì đi một bài quyền, nhảy dây, chạy bộ tại chỗ… cho ra mồ hôi rồi tắm táp cho khỏe khoắn, bảo đảm học lại sẽ tốt. Cuối cùng mới là chuyện ăn. Ăn đủ, ăn sạch, uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm để đừng bị Tào Tháo đuổi, khổ thân, mất sức, học không vô. Không cần cao lương mỹ vị, không cần tẩm bổ linh tinh. Nếu tổ chức tốt việc ôn thi đâu đó đàng hoàng thì có thể coi EURO cho đỡ ghiền được quá đi chứ, nhưng nên coi đó là chuyện để “giải trí” thôi, còn học thi mới là chính. Phải biết chọn “ưu tiên” chứ! Nhớ không, ngày xưa có câu: “Anh chưa thi đỗ thì chưa… động phòng!”. “Động phòng” còn hoãn lại được huống chi EURO!

2. Trong mùa thi, nhiều sĩ tử bày tỏ bị mất ngủ, gặp… ác mộng làm họ hết sức lo lắng, lo áp lực của gia đình. Theo bác sĩ tại sao lại có triệu chứng như vậy, liệu có ảnh hưởng gì không? Và nên khắc phục bằng cách nào ạ.

BS ĐHN: Do căng thẳng quá, mệt mỏi quá, lo âu quá, sợ hãi quá… nên ăn không ngon, ngủ không yên, thấy toàn ác mộng! Không chỉ ác mộng trong đêm mà cả trong ngày ! Ác mộng thường đến với những em không có kế hoạch ôn thi đàng hoàng, toàn tính chuyện học tủ, học phao, học luyện thi… cấp tốc! Nên nhớ các thí sinh đậu thủ khoa các trường đại học, có khi đâu luôn hai ba trường, thường là các em học sinh trường huyện, chỉ học kỹ trong chương trình, làm nhiều bài tập, học qua sách báo… để có thêm kiến thức tổng quát. Đề thi những năm gần đây cho thấy đã có hướng thay đổi nhằm đánh giá suy nghĩ của thí sinh về những vấn đề xã hội. Thí dụ vừa rồi có đề thi về Hoàng Sa Trường Sa, về tính dối trá…! Có thể sắp tới sẽ có những đề thi về bệnh thành tích, về chống tham những… và nhờ thí sinh “hiến kế” giống như thi Hương, thi Hội, thi Đình ngày xưa!

“Áp lực” của gia đình ư? Đó là một điều vô lý! Cha mẹ hiểu biết thì không bao giờ gây áp lực cho con trong những ngày này, chỉ cần khéo léo giúp đỡ và khuyến khích. Con cứ cố gắng hết mình đi, thi “chơi” thôi, đậu cũng được, rớt cũng chẳng sao. “Điều quan trọng ấy là sự cố gắng”. Nếu bắt con phải đậu, để cha mẹ nở mặt nở mày, thì con sẽ lo lắm, sẽ thấy gánh nặng đè lên vai, sẽ gặp toàn ác mộng mà học không vô. Một số em thi rớt, tìm cách… tự tử cũng vì thế! Lúc đó ân hận thì đã muộn!

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 2:44 am

Ghi chép lang thang: GIA ĐÌNH NỮ HỘ SINH

Posted: 04 Jun 2012 01:01 AM PDT

GIA ĐÌNH NỮ HỘ SINH

Ghi Chú: Trường Nữ hộ sinh Quốc gia tại Sài gòn được thành lập năm 1947. Năm 1975 trở thành ngành Nữ hộ sinh trường Trung học Kỹ thuật Y tế 3- Bộ Y tế. Năm 1998 sáp nhập vào Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, trở thành Bộ môn Hộ sinh.

Gia đình Nữ Hộ Sinh được hình thành vào năm 2001, do một số các chị em NHS đứng ra tổ chức nhằm họp mặt hằng năm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tặng học bổng cho đàn em và ra một tập san kỷ niệm. Năm 2011, Gia đình Nữ Hộ Sinh tổ chức họp mặt kỷ niệm 10 năm. Hôm đó tôi nhớ chỉ có 3 vị “đàn ông” là BS Nguyễn Lân Đính, Đỗ Hồng Ngọc và anh Mai Huỳnh, phu quân của cô Tâm Giao (huấn luyện viên nội trú, đã mất). Tôi được mời phát biểu như một cựu giảng viên của trường những ngày xa xưa. Tính ra cũng đã 40 năm! Cô Phan Ngọc Mai, khóa 28 (1973-1976), MC, đã nhắc lại kỷ niệm ngày thi “vấn đáp” năm đó, có cô Nguyễn Thị Ngọc Phượng và thầy Đỗ Hồng Ngọc ngồi giám khảo, cô Phương đã “quay” cô tận tình đến nỗi thầy Ngọc phải kêu “Thôi, tha cho nó đi!”. Mới đó mà đã 35 năm rồi! Các cô đã ghi băng lời phát biểu của tôi và nay gởi lại tặng tôi. Nay xin chia sẻ cùng các bạn, các chị NHS gần xa như một kỷ niệm.
ĐHN.

Phát biểu của BS. ĐỔ HỒNG NGỌC
Nguyên giảng viên Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Sài Gòn

Kính chào các chị và các bạn,

Tôi thật hết sức cảm động thấy hôm nay có buổi họp mặt nhiều thế hệ Nữ hộ sinh Saigon như thế này. Tôi có khá nhiều kỷ niệm tại Bệnh viện Từ Dũ và Trường Nữ hộ sinh quốc gia, bởi vì từ năm 1965, tôi đã được thực tập tại đây và năm 1972 tôi đã có dịp tham gia giảng dạy cho Trường về môn Nhi khoa. Bà mẹ đương nhiên là dính tới trẻ em rồi, nên NHS phải học môn Nhi khoa để biết chăm sóc trẻ sơ sinh. Lúc đó tôi đang làm việc tại B.V Nhi Đồng Saigon và đã có ít nhiều kinh nghiệm, nên được BS Dương Thị Thanh Liên – một đàn chị, một bậc thầy của tôi ở Nhi Đồng- mời giảng dạy khoảng 40 tiết Nhi khoa cho trường NHS.

Tôi vẫn còn nhớ những năm đó dạy ở Trường Nữ hộ sinh rất là thú vị, vui lắm, các cô rất chịu khó học. Bây giờ thỉnh thoảng tôi đi các tỉnh làm việc, ngạc nhiên gặp lại các chị NHS tuy đã nhiều tuổi vẫn còn nhớ “Thầy Ngọc” và ân cần niềm nở nhắc lại những kỷ niệm xưa.

Hôm nay được dự buổi họp mặt này, nghe các chị các cô nhắc lại những hình ảnh cũ tôi rất xúc động. Bởi vì đã sống và lớn lên ở Sài Gòn này và gắn bó với trường Nữ hộ sinh cả 10 năm trời nên có nhiều kỷ niệm lắm. Sau năm 1975, tôi vẫn được chị Ba Thương mời tiếp tục giảng dạy môn Nhi khoa như cũ. Đặc biệt những năm đó tôi còn nhớ BS Nguyễn thị Ngọc Phượng và tôi ngồi hỏi thi vấn đáp tốt nghiệp NHS rất vui. Buổi thi vấn đáp thực chất là một buổi học mở rộng, với những tình huống “hốc búa” dựa trên thực tế. Khi một cô sinh viên được mời lên thì tất cả các cô khác đều có mặt để dự nghe. Đó là cơ hội rất tốt để được học thêm. Dĩ nhiên không cô nào phải bị rớt ở phần “vấn đáp” này.

Tôi tiếc đến trễ, nên chưa được gắn huy hiệu Gia đình NHS này. Đẹp và ý nghĩa lắm. Lát nữa nhớ cho xin một cái nhé! Những bài phát biểu của các chị nãy giờ rất cảm động, nhắc nhở những kỷ niệm dưới mái trường. Có một chị có nhận xét rất hay là trên huy hiệu thay vì vẽ cái hình ảnh tử cung thì vẽ trái tim, bây giờ tôi mới nhớ hình ảnh tử cung cũng giống như trái tim thôi!

Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đối với Bệnh viện Từ Dũ đó là năm 1965 tôi đang là sinh viên y khoa năm thứ 3 đi thực tập tại đây, còn lớ ngớ lắm. Thời đó sinh viên y khoa học 7 năm, năm thứ 3 mới được đi thực tập đở đẻ, mà phải đỡ được 20 cas sanh thường. Những lần đầu lớ ngớ không biết gì, nhờ các chị NHS hướng dẫn cho. Lúc đó có chị Hạ Thị Dung, chị Trương thị Lệ… mấy chị rành lắm và rất tử tế, giúp tôi đợi ở phòng trực để “bắt ca”. Phải lựa những “ca” dễ dễ một chút, đừng có chọn trường hợp mới sanh con đầu lòng hay đã có nhiều con mà phải chọn sanh con thứ 2 chẳng hạn, nhất là đừng có bệnh hoạn gì hết. Tôi nhớ cái phòng sanh trên lầu, hình vòng cung, che kiếng, nhìn ra ngã tư đường Cao Thắng và Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn thị Minh Khai). Những năm đó Saigon rất lộn xộn, thời chiến tranh mà! Đường phố nhộn nhịp những nhóm người đi biểu tình. Nhưng ở bên trong phòng sanh yên ả, mọi người lo nhiệm vụ của mình. Tôi theo dõi, chăm sóc sản phụ, đến gần sáng thì sanh xong. Lúc đỡ được em bé ra mẹ tròn con vuông thì tôi rất là xúc động và ngay tức khắc viết một bài thơ. Vậy thì không có lý do gì mà hôm nay tôi không đọc cho các cô các chị nghe, đúng không? Bài thơ đó có tên là THƯ CHO BÉ SƠ SINH, giống như mình là đàn anh viết cho em bé mình mới đỡ đẻ ra, nên tôi gọi là cái “thư”. Bài thơ đó như vầy:

Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em

Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ

Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến

Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút đó
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu

Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng, với hoang mang,
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…

Bài thơ tôi viết rất nhanh, chừng mươi phút là xong. Lúc làm rapport (báo cáo bệnh án) cho thầy, tôi cao hứng chép luôn bài thơ vào đó. Sáng hôm sau Giáo sư Hoàng Ngọc Minh, chắc các chị còn nhớ thầy Hồng, thầy Minh, coi bệnh án, kêu tôi vô rầy : “Đỡ đẻ không lo đỡ đẻ, lo làm thơ !”. Tôi nói tôi đỡ đẻ đàng hoàng rồi mới làm thơ, thì thầy cười. Sáng hôm sau tôi ngạc nhiên thấy bài thơ đã được ai chép trên bảng đen và các bạn sinh viên y khoa với các NHS thời đó thuộc bài thơ này rất nhanh. Rồi bài thơ được đăng ngay trên báo Tình Thương của SV Y khoa Saigon nữa. Năm 1973, tôi bất ngờ thấy BS Lương Phán, giám đốc một bệnh viện đến gặp, nói xin bài thơ đó để đăng trong tập san Y học của ông. Sau đó bài thơ lại được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu -lúc đó đang ở trong tù- đọc được (từ tạp chí y học này) và đem phổ nhạc. Năm 1975 anh Phạm Trọng Cầu ra tù, chống nạng tìm đến nhà thăm tôi, tặng tôi bài nhạc. Ổng nói bài này ổng phổ Thư cho bé sơ sinh là có ý để cho Thái Thanh hát, bây giờ không còn phù hợp nữa rồi nên tặng tôi làm kỷ niệm thôi!

Chị Thúy Hiền, Trưởng BĐD thay mặt Gia đình NHS nhận tập thơ "Thư cho bé sơ sinh" thầy Ngọc tặng.

Cách đây hơn mười năm, có 3 vị bác sĩ ở ngoài Bắc, là giảng viên trường Trung học y tế tỉnh Phú Thọ vào thực tập chỗ tôi, Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khỏe Tp.HCM, trong lúc trò chuyện bất ngờ biết tôi là tác giả bài thơ Thư cho bé sơ sinh thì thầy Nguyễn Hồng Hải đã ôm chầm lấy tôi cảm động hỏi ủa anh là tác giả bài thơ này đó hả ? Thầy nói mười mấy năm nay, năm nào thầy cũng đọc cho lớp NHS ở trường Trung học y tế Phú Thọ nghe mà không biết tác giả là ai, chỉ nói là của « khuyết danh » thôi. Gần đây, tôi lại thấy bài thơ xuất hiện trên Internet, với bản dịch tiếng Anh. Tìm hiểu mới biết là của một kỷ sư trẻ, hình như đang làm việc ở nước ngoài (?), một bản dịch với lời bình khá hay trên Phát’Blog 2004.

Hôm nay rất mừng được biết các hoạt động của « Gia đình Nữ Hộ Sinh », và nghe đã được mở rộng ra trên toàn quốc, một điều rất quý. Tôi nghĩ ngoài những hoạt động như cấp học bổng, tổ chức những buổi giao lưu, du ngoạn… cho các chị đa số có tuổi cũng nên mở rộng cho những NHS trẻ tham gia. Tre già măng mọc. Tre mà còn làm việc được thì cứ tiếp tục, nhưng măng cứ mọc thì nó sẽ sôi động hơn. Nếu có thể thì tổ chức thêm các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật của ngành Hộ sinh để nâng cao trình độ, cập nhật những tiến bộ mới mẻ của ngành này trên thế giới, tiếp tục duy trì chuyện học của mình, chớ đừng để thời gian trôi mà mình không có tiến bộ. Chẳng hạn gần đây tôi thấy bên Thụy Điển có những phương pháp hộ sinh rất hay, và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp hơn cả ở Mỹ và Nhật. Họ không bắt sản phụ nằm dạng chân khó chịu trên giường sanh nữa, mà để họ tùy nghi, đi lại, bò, lăn, ôm chân giường, chân bàn, chân ghế… miễn sao thấy dễ chịu. Nằm trên bàn, cột tay cột chân rặn đẻ rất khó, nó không tự nhiên! Trở lại với thiên nhiên, giống như hồi xưa sản phụ đau đẻ, chạy vào rừng, ôm gốc cây rặn đẻ, xong bồng đứa nhỏ nhúng xuống nước suối cho nó khóc thét lên giống như mình xịt alcool, vỗ mông bây giờ vậy. Nhưng có điều là phải vệ sinh vô trùng, tránh tétanos. Nhờ học mãi, chúng ta thấy chúng ta còn trẻ lâu hơn chứ không thì thời gian nó trôi mau lắm!

Tôi có đọc tập san Gia đình Nữ hộ sinh của các chị, thấy rất dễ thương và cảm động, có cả những bài viết tay cũng được đưa vào với hình ảnh nhiều thế hệ, kẻ còn người mất. Nhưng nếu được chúng ta tập hợp nhiều người viết hơn nữa, rồi sắp xếp lại cho nó hay hơn. Nhờ giới trẻ, mấy em sinh viên trẻ giỏi vi tính hơn mình, giúp dàn trang, trình bày thì tập san sẽ là một sợi dây để nối kết tốt lắm.

Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe.

(Từ Dũ 4.12.2011)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 2:52 am

Ghi chép lang thang: 3 năm “.COM”
Posted: 21 May 2012 06:53 PM PDT

3 năm “.COM”

Một vài ghi chú:

“.Com” 3 năm là một quãng thời gian… hơi dài ngoài dự kiến ban đầu của tôi. Thế nhưng, phải công nhận “thế giới ảo” cũng có cái hay của nó. Trong một lúc, cùng một lúc, mình như tiếp cận được với mọi người trong… thế giới thật! Nối kết bạn bè anh em năm châu bốn bể thật đông vui, thật bất ngờ. “Văn là người” nên nhiều khi chỉ cần đọc nhau một chút thôi thì người ta đã là bạn thiết của nhau như đã từ lâu. Nhờ “.Com” tôi học được nhiều mà cũng chia sẻ được nhiều, được gặp lại các bạn bè xưa, các thân chủ cũ vẫn còn nhớ đến mình. Có những vị là tu sĩ, cư sĩ nhiều nơi biết tiếng mà chưa từng được gặp, lại hẹn hò đàm đạo bên tách cà phê cạnh hồ Đông vắng vẻ; có những buổi gần giống như “offline” với một nhóm bạn trẻ nào đó chưa quen…

Dịp này có một bài viết của NguyễnThanh Thúy, Hội Quán Các bà mẹ, một ghi nhận từ Phùng Minh Bảo, SGC, người đã giúp hình thành và phát triển www.dohongngoc.com này.

Xin được chia sẻ và chân thành cảm ơn tất cả.

Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon 22.5.2012)

Nguyễn Thanh Thúy

Viết nhân 3 năm www.dohongngoc.com

Thế hệ của chúng tôi được nghe đến tên bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc rất nhiều qua báo Mực Tím. Rồi một lần tình cờ, cách đây 15 năm khi làm việc tại Phan Thiết, tôi tìm mua vài thứ làm quà tặng cho cô em chồng sắp làm mẹ. Không biết run rủi thế nào tôi vào nhà sách và mua được cuốn “ Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của ông để gửi về quê. Ngày đó, cuốn sách chưa được quấn quanh bằng một vòng bao nylon như bây giờ nên tôi có dịp đọc qua nội dung. Bẵng đi 5 năm sau, khi được làm cha mẹ, vợ chồng tôi lại trang bị ngay cuốn sách ấy làm “ bửu bối” nuôi con. Thực sự, tôi chỉ biết đến ông là một bác sĩ nhi khoa và bỗng một hôm lại phát hiện bác sĩ còn là một nhà thơ với bài “Nhờ nguồn sữa mẹ” mà nhạc sĩ Quang Tứ (giáo viên trường Phú Định, Quận 6 ) phổ nhạc (1984) được in lại trong cuốn “ Trông vào sữa mẹ” của Bác sĩ Nguyễn Lân Đính. Đã 25 năm rồi và tôi vẫn còn giữ cuốn này.

Thế rồi, trong những ngày đầu thành lập Hội Quán Các Bà Mẹ tôi thường tìm đến Hội Quán Đến Với Nhau do Cô Nguyễn Thị Oanh sáng lập để sinh hoạt, tôi lại được nghe Cô nhắc đến bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nghe chị Thúy Ái kể về chuyện nuôi con theo sách của bác sĩ, tôi cũng không nghĩ mình có cơ duyên gặp ông. Đến một ngày, cách đây 3 năm, trong lúc mon men tìm một số thông tin để đưa lên trang www.hoiquancacbame.com (trang gốc này đã bị mất sau 3 năm, cuối năm 2011) tôi bị lạc vào www.dohongngoc.com và đọc mê mẩn. Nhìn thấy trên website có ghi “Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả”. Rõ ràng, mình có mục đích khác: phổ biến kiến thức trên website của các bà mẹ nên tôi mạo muội viết e-mail để liên lạc với tác giả. Tôi hồi hộp chờ đợi ý kiến của bác sĩ và nhận được câu trả lời đồng ý của ông. Tôi xúc động lắm vì không ngờ, nhờ có “.COM” đã kết nối được với một nhân vật hết sức đặc biệt.

Những buổi đầu lên tận Pleiku để chia sẻ kiến thức sinh con, làm mẹ với các bà mẹ tương lai, tôi và cô bạn Quế Phương (người đồng sáng lập Hội Quán Các Bà Mẹ) đã tham khảo bài viết “Con vào dạ, Mạ đi tu” của bác sĩ trong tạp chí YÊU CON ngày 14/7/2008 để trò chuyện cùng chị em. Cả hai chúng tôi cùng bảo: vị bác sĩ này giống bác sĩ sản khoa quá, cổ động cho sữa mẹ và giúp cho người làm mẹ được thoải mái tâm thần, không bị ức chế trong lúc nuôi con… Tôi lưu tâm đến chuyện này và sau một số lần thực hiện chuyên đề Thai giáo, chúng tôi có điện thoại mời anh nhưng chưa được gặp. Một lần, đọc bài viết “Đôi bạn bên hồ” của Ngân Hà viết về bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, tôi điện thoại hỏi ngay “Hà quen bác sĩ ĐHN sao?”… Thế rồi, trong chuyến ra Hà Nội hợp tác cùng O2TV, tôi và chị Hà Nguyệt Thu thống nhất mời 2 bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và Nguyễn Chấn Hùng cùng tham gia chương trình. Rất tiếc bác sĩ Ngọc không đi Hà Nội lần đó được.

Tuy vậy, tôi vẫn thường trao đổi và xin ý kiến cố vấn của anh qua e-mail. Là khách thường xuyên ghé trang nhà của bác sĩ, tôi thật không ngờ, nhờ trang mạng tưởng chừng như ảo mà lại rất thật này, tôi được gặp GS Trần Văn Khê giữa đời thường và phát hiện giáo sư là người đã được “thai giáo” một cách bài bản và đã áp dụng để dạy lại cho con trai đầu của mình. Ngay chuyên đề đầu tiên: “Thai giáo và tác dụng của hát ru đối với Thai nhi” được tổ chức ở nhà GS Khê, bác sĩ đã đưa lên trang dohongngoc.com, giúp nhiều người biết đến Thai giáo. Điều làm chúng tôi xúc động hơn cả, chính là sự có mặt lần đầu tiên của ông trong buổi ra mắt cuốn sách “ Thai giáo- Phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ” . Sau đó là những buổi trò chuyện của ông về Stress trong đời sống, Thiền và thai phụ… Không chỉ dừng lại ở đó, nhờ trang www.dohongngoc.com mà chúng tôi được biết đến nhiều nhân vật nổi tiếng khác như BS Trương Thìn, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương…

Ngày xưa, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã nhờ có những cuốn sách của ông Nguyễn Hiến Lê làm “kim chỉ nam”, thì nay chúng tôi nhờ www.dohongngoc.com, một “ thế giới phẳng”, mà chúng tôi học và khám phá được nhiều thứ hơn nữa: khi là một danh thắng (chùa Phật Quang, Phan Thiết ), lúc lại là một nhân vật (Thầy Huệ Tánh)… và hơn cả là những nội dung đầy cảm xúc ghi lại từ những buổi gặp mặt các bà mẹ (Người lớn học gì từ con trẻ?), những Lá thư gửi bạn xa xôi…

Và điều quan trọng là chúng tôi đã phát hiện ra chính vị chủ nhà hết sức uyên bác này mới đầu nhìn thấy “khó đăm đăm” khiến chúng tôi “kính nhi viễn chi” gần 3 năm trời, không chỉ là “một nhân vật vốn rất đỗi quen thuộc của các… bà mẹ” mà còn là một người hết sức chân tình, hóm hỉnh và đầy tài hoa: với rất nhiều chữ sĩ: bác sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ…!

Cám ơn trang nhà www.dohongngoc.com.

Sài Gòn 18/5/2012

Thanh Thúy- Hội Quán Các Bà Mẹ

Phùng Minh Bảo, SGC:
• Tính đến 22/5/2012, đã có 321.089 lượt truy cập, với 732.776 trang được xem, số bạn đọc online thường xuyên từ 5-10 người trong một lúc.
• Có 488 Bài viết, 34 Categories, 1258 Thẻ và 2914 Comments.
• Hệ điều hành (HĐH) máy tính sử dụng phổ biến nhất theo thứ tự là: Windows XP, Windows 7,… và có HĐH của smartphone như Symbian (Nokia), Android, OSx (iPhone)
• Các trình duyệt sử dụng phổ biến nhất là: Chrome, Firefox, Safari mobile (Iphone), Internet Explorer 8, Opera Mini (mobile)
• Quốc gia truy cập nhiều nhất là Vietnam (90%) Mỹ (5%), Úc (3%), phần còn lại rất nhiều nước: Nga, Balan, Tiệp khắc, Na Uy, Thụy Điển, Nhật, Kampuchia…
• Nhiều người thường xuyên cập nhất bài viết mới qua email và có phản hồi tích cực.
Góp ý cải tiến: Nên tích hợp website với Facebook và Google+. Thỉnh thoảng nên làm 1 buổi live interview (3 tháng /lần chẳng hạn) với một số khách mời, hỏi đáp và tương tác.
Bao Phung Minh
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 2:57 am

Ngày Của Mẹ

Posted: 11 May 2012 03:12 PM PDT

Ghi chú: Ngày Của Mẹ, có lẽ tốt nhất post lại một bài cũ dành cho… con.

Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi!

Đỗ Hồng Ngọc

Tôi đọc được những dòng này của một thiếu nữ 15 tuổi trên một tờ báo dành cho tuổi mới lớn. Em viết về mẹ của mình.

“15 tuổi, tôi không còn quá nhỏ để mẹ lúc nào cũng chú ý “chi li” từng việc như: Tôi ăn cơm chưa, tôi… tắm chưa và bạn của tôi là những đứa nào?…
15 tuổi, mẹ vẫn còn đưa đón tôi đi học… Tôi xấu hổ với bạn bè, còn mẹ thì lo sợ xe cộ đông đúc…
Bao nhiêu lần tôi muốn hét lên: Mẹ đừng kỳ vọng gì vào con cả!
Bao nhiêu lần tôi muốn buông xuôi… để mẹ biết rằng tôi đã lớn và có thể quyết định những thứ ngoài “vòng kim cô” của mẹ.
Nếu có một điều ước, tôi chỉ muốn mình được…”tự do”.”

Tôi đọc mà buồn quá! Mẹ mà không được kỳ vọng gì vào con cả thì kỳ vọng vào ai? Ai có thể đỡ đần cho mẹ lúc già nua tuổi tác? Ai có thể lo lắng cho mẹ lúc ốm đau bệnh họan? Ai có thể chia ngọt sẻ bùi với mẹ lúc canh vắng đêm dài, với bao nỗi lo toan, nhọc nhằn không nói nên lời?

Tôi hiểu trong một lúc quá đỗi bực mình nào đó, em đã thốt lên những lời đau xót này với mẹ. Tôi chắc rằng, một ngày kia, khi tuổi đời thêm chồng chất, đọc lại những dòng này em sẽ vô cùng hối hận. Tôi hiểu rằng rồi đây khi đến lượt mình bế trên tay một đứa con đỏ hỏn, rứt ra từ núm ruột của mình thì em sẽ thấm thía nghĩ về mẹ mình ngày xưa, lúc đó nhiều khi mẹ đã không còn nữa! Tôi chắc rằng người mẹ khi đọc những dòng này của em sẽ không hề khóc, sẽ chỉ trìu mến nhìn đứa con thân yêu từ núm ruột mình rứt ra kia đang hờn dỗi và càng thương nó hơn. Khi nhìn con đã ngủ ngon lành sau cơn phiền muộn, mẹ sẽ kéo tấm chăn mỏng đắp thêm cho con, vuốt lại tóc con cho ngay ngắn, len lén hôn lên trán con thật nhẹ, rồi rón rén bước đi….

Nhớ lại những ngày xưa , mẹ có thể mỉm cười... Những lúc bú mớm con cũng đã từng cắn mẹ đau điếng! Những lúc bệnh hoạn con cũng làm mẹ thức thâu đêm.
Con ho mà mẹ ran lồng ngực. Con ỉa chảy mà mẹ đau thắt ruột gan. Mẹ không ngại ngần hôi hám, vấy bẩn để chăm sóc con. Có lúc ngửi mùi phân của con, có lúc ngửi mùi nước tiểu của con để theo dõi bệnh trạng báo cho bác sĩ. Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành. Mẹ xanh xao đi để con được hồng hào.

Mẹ lùn thấp xuống để con đựơc cao lớn lên. Mẹ loãng xương để con được cứng cáp. Mẹ nhăn nheo để con đầy đặn. Mẹ xấu xí từng ngày để con ngày càng rạng rỡ xinh tươi. Nhìn con lớn lên mẹ nhìn thấy mẹ ngày xưa. Con nói bi bô, con đi lững thững từng bước một… ngày nào! Mẹ hãnh diện nhìn con như dòng sông hãnh diện nhìn dòng nước chảy. Mẹ không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn có môt bài hát rất dễ thương. Mỗi Tết đến, khi con “mừng tuổi mẹ” thì càng thấm thía “ngày con xa mẹ càng gần”! Không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?.

Rồi một ngày nào đó, chắc chắn con sẽ được “tự do”…, con sẽ thoát khỏi “vòng kim cô” của mẹ, không cần phải có một điều ước!

Sẽ không còn ai nữa chú ý “chi li” đến từng việc của con, ăn cơm chưa , tắm chưa, và bạn con là những đứa nào?…

Cho nên, tôi nghĩ ngay bây giờ em đã có thể ôm lấy mẹ và nói với mẹ rằng: Mẹ ơi, mẹ cứ kỳ vọng vào con đi! Nhưng đừng tạo sức ép, đừng làm con quá đỗi lo âu. Con đã lớn rồi! Con sẽ không phụ lòng mẹ đâu! Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 3:12 am

“Từ bi bất ngờ”…
Posted: 28 Apr 2012 06:07 AM PDT

“Từ bi bất ngờ”…
tặng Trần Tuấn Mẫn

Giọt nước biển cuộn mình trong sóng, ào ạt xô vào bờ. Muốn dừng lại một chút cũng không được. Vun vút trôi đi. Lúc đỉnh cao. Lúc vực sâu. Lúc tung tóe trắng phau. Lúc thu mình mặn chát. Cứ cuồn cuộn thế, vừa tự hào, vừa kiêu hãnh, vừa hoang mang. Từ đâu? Đi đâu? Về đâu? Kìa làn sóng hung hãn ầm ào phía trước. Kìa làn sóng nhu mì lặng lẽ nối sau… Nó không muốn đi. Cũng không định đến. Nó bị cuốn trôi. Cái gì làm nó cuốn? Cái gì làm nó trôi? Chẳng biết. Người ta bảo cái nghiệp. Nghiệp gì làm cho nó lỏng, nghiệp gì làm cho nó mặn? Chẳng biết. Dào dạt. Phẫn nộ. Ru êm. Cho đến khi xô vào bờ cát, xô vào bãi đá, tung tóe phân thân trăm nghìn hạt nhỏ li ti, hoặc căng mình mênh mông trải rộng trên bờ cát nóng. Làn sóng sau cũng vừa ầm ầm ập tới. Không chút xót thương! Nó thở hắt ra. Nhắm mắt đưa chân. Và bỗng nhiên bị nhấc bỗng lên. Tách mình ra khỏi lớp muối mặn chát lâu nay vẫn khư khư mang vác tưởng của riêng mình, tưởng là mình. Nó bốc lên. Không. Nó bay lên. Cao lên. Cao lên nữa. Thế là xong. Nhưng ơ kìa. Không. Không chỉ một mình nó bay. Mà cả lũ cả bọn cả lứa cùng bay. Dắt díu bay. Ngơ ngác bay. Nó không lỏng nữa. Nó hơi rồi. Bỗng dưng không biết từ đâu, những bọt bèo trôi giạt lại gom tụ thành từng đám. Từng đám bay. Thênh thang bay. Thì ra bây giờ nó đã là mây. Mây thì bay. Như nước thì cuốn. Vậy thôi. Nó chẳng còn nhớ chút gì về giọt nước biển mặn chát ngày xưa. Cũng chẳng nhớ chút gì về những làn sóng cuồn cuộn xô đẩy nhau ập vào bờ đá bãi cát. Bây giờ nó thênh thang, nghênh ngang, chễm chệ. Nó vui vầy tạo ra muôn hồng ngàn tía, muôn hình vạn trạng. Nó bay. Vừa tự hào, vừa kiêu hãnh… Nó cùng đám bạn giăng tay ca hát, từ tầng trời này sang tầng trời khác, tung tăng vui thú, thảnh thơi. Những tưởng đời đời kiếp kiếp vậy bỗng một cơn gió lạnh vút qua, đám mây co rúm lại, lỏm bỏm rơi thành mưa, níu kéo không kịp nữa. Nó rơi. Lại một phen hốt hoảng. Cả đám rời nhau, dắt díu nhau rụng lộp bộp. Vậy là xong một đời mây! Nó khóc như mưa. Mặc kệ. Mưa cứ rơi. Chẳng thương tiếc. Nhưng ơ hay, mưa đã làm hồi sinh bao nhiêu cây cỏ, bao nhiêu cánh đồng, lúa mì lúa mạch lúa gạo, ngô bắp sắn khoai chẳng cần phân biệt. Nó thấy mình có ích. Nó len lỏi giữa những hàng cây, lặn ngụp khắp bãi bờ, vun vén, nuôi nấng những mầm xanh, những sinh vật, đàn ông đàn bà các thứ… Nhưng chưa yên. Nó lại bị cuốn đi, gom lại, cùng bạn bè róc rách thành suối ngọt, thành sông sâu để lại trôi về biển cả…

Thì ra nó không mất đi đâu cả. Nó chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu… Nó lẩn quẩn loanh quanh. Nó thay hình đổi dạng. Khi mặn chát, khi ngọt lịm, khi lỏng khi đặc khi hơi, khi bay khi chạy… Tại người ta đặt tên cho nó, người ta gọi nó nào nước nào mây, nào mưa nào tuyết, nào suối nào sông… Nó vẫn vậy. Nó vô ngã. Nó vô tướng. Vô tướng mà không phải không có tướng. Thế gian tướng thường trụ. Nhưng là tướng Không. Duyên sinh. Lúc bầu tròn lúc ống dài. Lúc xuôi ra biển lúc tuôn về nguồn. Những nguyên tố cứ kết tập. Những nguyên tử cứ xà quần. Những hạt những sóng… Vật chất và năng lượng, năng lượng và vật chất. Như Lai tủm tỉm cười! Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Chẳng đến từ đâu chẳng đi về đâu.

Còn chăng, một chút “Từ bi bất ngờ” ! …

Đỗ Hồng Ngọc
……………………………………………………
“Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” TCS
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 3:13 am

Saigon bây giờ…

Đỗ Hồng Ngọc

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo… ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!

Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càn! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh!

Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.

Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẽ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa!
Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng bộn!

Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 3:20 am

Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng
Posted: 20 Apr 2012 08:40 AM PDT

Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên rất dễ bệnh tật và suy hô hấp, nên việc chăm sóc theo dõi các bé là cực kỳ quan trọng.

Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 15% trẻ sinh ra rơi vào trường hợp sinh non. Trước đây trẻ sơ sinh thiếu tháng được hiểu là trẻ sinh ra có trọng lượng dưới 2.500g, nhưng từ năm 1960 Tổ chức Y tế thế giới đã bổ sung thêm tuổi thai, nếu trẻ sinh trước tuần thứ 37, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối.

Để chăm sóc tốt, trước hết cần hiểu được đặc điểm sinh lý của trẻ, đặc biệt là chức năng hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng…

Về chức năng hô hấp

Trẻ sinh non thường dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, do các xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu, phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, cấu tạo của trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, nhu mô phổi giãn nở không đầy đủ để trao đổi khí. Trong thời gian này trẻ thường thở bằng miệng, phình bụng lên khi hít vào, thở theo chu kỳ, có thể ngưng thở dưới 15 giây. Nếu thời gian ngưng thở kéo dài hơn 15 giây kèm theo tím tái, nhịp tim chậm thì cần được theo dõi và xử trí kịp thời, vì suy hô hấp là nguyên nhân dễ gây tử vong cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Chức năng điều hòa thân nhiệt

Trẻ dễ bị nhiễm lạnh vì trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn yếu, kém vận động do trương lực cơ yếu, kết hợp với lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên dễ bị mất nhiệt. Khi lạnh, trẻ không run được để sinh ra nhiệt chống lại môi trường lạnh. Vì vậy, việc theo dõi ủ ấm lau khô cho trẻ là hết sức cần thiết. Nếu để thân nhiệt trẻ hạ xuống dưới 35 độ C sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng suy hệ hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết ở não.

Tốt hơn nhất, nên giữ nhiệt độ trong phòng trẻ nằm thích hợp, tối thiểu là 24-26 độ C, trẻ được ủ ấm bằng lò sưởi, lý tưởng là trẻ được sưởi trong lồng ấp chuyên biệt, bé được mang bao tay, tất và đắp chăn ngang bụng.

Chức năng tuần hoàn

Do trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ, những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ bị xuất huyết cao, vì vậy thường phải được bổ sung vitamin K để phòng xuất huyết.

Chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng

Trẻ thiếu hụt enzym chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp nên thường bị vàng da nặng và kéo dài, cần được theo dõi thường xuyên.

Dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hóa nên hấp thu không hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ, do đó dễ bị đầy bụng, ói. Với đặc điểm như vậy, nên cho bé bú từ 40 – 60ml sữa trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ, tùy vào sức bú của bé, có thể tăng dần lượng sữa. Bé bú sữa mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình.

Nếu bé sinh trên 32 tuần, cân nặng trên 2.300g đã có phản xạ bú thì tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ, bú cạn một bên vú rồi hãy chuyển sang bên kia. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà bú không hết thì nên nặn lấy sữa đầu ra ly, rồi sau đó dùng muỗng đút sữa cho bé uống dần thay nước lọc, không nên cho bé uống thêm các loại nước khác, vì sử dụng bú sữa mẹ là đủ.

Nếu trẻ sinh dưới 32 tuần chưa có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ rồi cho ăn qua ống thông dạ dày 8 đến 10 lần trong ngày. Việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho bé cũng không kém phần quan trọng vì rất dễ nhiễm trùng, giữ cuống rốn càng khô và sạch thì càng mau rụng. Cần đảm bảo vô trùng cho bé, hạn chế người thân đến thăm, tiếp xúc hoặc sờ vào người bé do trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích ứng và nhiễm trùng, bé cần được tiêm phòng như các bé sinh đủ tháng.

Khi chăm sóc ở nhà không nên tắm hàng ngày vì da bé dễ bị khô. Giữ sạch, hấp hoặc ủi, khử trùng đối với tã lót trước khi sử dụng, có thể tắm cho bé 1-2 lần trong tuần, đặc biệt là khi trời lạnh cần lưu ý giữ ấm. Tắm nắng cho bé để tận hưởng nguồn vitamine D từ ánh sánh mặt trời, thời gian tốt nhất để tắm nắng là trước 9 giờ sáng (khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần). Cũng không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cho dù là thuốc bổ.

Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng mất nhiều thời gian, công sức và tốn kém. Để phòng tránh nguy cơ sinh con thiếu tháng, trong quá trình chuẩn bị làm mẹ đòi hỏi cần có sức khỏe tốt, khi mang thai luôn chú trọng bồi dưỡng bằng chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, giữ tâm lý vui tươi, thoải mái, lưu ý khám thai định kỳ, đặc biệt là trước 37 tuần.


BS Trần Quốc Long
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 3:41 am

“Hiểu và trò chuyện với con trẻ về giới tính” (3)
Posted: 18 Apr 2012 10:55 PM PDT

MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG BUỔI GIAO LƯU 8/4/2012 (Tham Khảo)

1 BS ơi, con em 9 tuổi, cháu mới dậy thì nhưng vẫn còn trẻ con, chưa biết ngượng. Vậy làm sao để nói rõ cách tự bảo vệ bản thân vì cháu chưa hiểu?

2 Cháu 9 tuổi hỏi mẹ: Làm sao ba đưa tinh trùng vào cho mẹ được? Mong BS hướng dẫn để trả lời cho bé hiểu. Cám ơn BS.

3 Kính BS xin được chỉ dẫn PH phải giải thích như thế nào khi bé trai thắc mắc: mỗi khi mắc tiểu thì chim dựng đứng lên? (Bé hỏi có phải do chim bé có xương không?) bé trai 9 tuổi. Xin cám ơn BS.

4 Thưa BS, con gái em 8 tuổi học lớp 2, dạo gần đây cô giáo có báo lại là em bé có biểu hiện giống như tự thủ dâm trong giờ ngủ trưa, em rất lo khi nhận tin này và đang bối rối không biết nói chuyện với con như thế nào để giúp bé không nên lặp lại hành động này. Mong BS tư vấn giúp em.

5 Bác Ngọc ơi, 2 thằng con trai em (1- 16 tuổi, 1- 12 tuổi) đã dậy thì hết rồi. Trước đây 2 đứa thường tắm chung, thậm chí chúng cùng chờ nhau đi học về để tắm chung. Khoảng 6 tháng nay thì cậu em không chịu tắm với anh Hai nữa và khi tắm thì đóng kín cửa, cài chốt cẩn thận, tắm cũng lâu hơn. Như vậy có gì là không ổn. Nếu có thì em phải làm sao? Trong khi cậu anh vẫn bình thường, đôi khi còn nói với em rằng: Bộ mày hổng giống tao hả? Tâm sự cùng bác Ngọc, xin bác có đôi lời cho em hiểu.

6 Con gái tôi năm nay 9 tuổi, tôi có cho cháu đọc cuốn “Con được sinh ra như thế nào?” Cuốn sách nói về quá trình thụ tinh và hình thành mầm sống-> ra đời. Sau khi đọc, cháu thường hỏi tôi lúc nào có thể thụ tinh thành công. Tôi rất ngại khi cháu hỏi vì cháu chưa đến chu kỳ kinh nguyệt nên tôi chưa thể giải thích. Mong BS cho lời khuyên.

7 BS cho biết: “ Lý do nào hiện nay có thể gây nên việc dậy thì sớm ở bé trai và bé gái?”

8 Thưa BS, nhờ BS cho lời khuyên: 2 con trai của em năm nay 9 tuổi, đôi khi cả nhà cùng ngồi xem phim (tâm lý XH hoặc hành động) đến cảnh nhạy cảm (2 người hôn nhau hoặc âu yếm nhau) thì ba mẹ nên làm gì? Chuyển sang kênh khác hay xem đó là chuyện bình thường? có 1 thằng rất mắc cỡ khi xem cảnh đó, chạy trốn hay giả bộ xem cảnh đó nhưng lại lén nhìn TV.

Tương tự như vậy, nó phản ứng khi thấy ba ôm hôn mẹ hoặc nằm kế bên mẹ. Vậy 2 vợ chồng cần cư xử như thế nào? (Hiện nay cả nhà nằm ngủ chung 1 phòng)

9 Con trai lớp 3 hỏi: Vì sao mẹ sinh ra con. Em không biết trả lời ntn? Bố với mẹ giao phối như thế nào để sinh ra con?

10 Thưa BS, tôi có 1 bé 10 tuổi, đang học lớp 4. Cháu hay xem phim thấy cảnh những cảnh ôm nhau. Bé hỏi: tại sao họ không hôn giống như ba hôn con mà hôn miệng với nhau vậy ba, mà hôn như vậy thì có gì không? Sao ai cũng hôn như vậy? Tôi nên giải thích với cháu ntn thưa BS?

11 Em có 1 bé gái 9 tuổi- đang học lớp 3 nhưng tới giờ bé vẫn không chịu ngủ riêng mặc dù bé có phòng riêng. Một lần em tình cờ thấy bé lấy gương soi và lấy cả điện thoại của em để chụp bộ phận sinh dục của mình. Em rất bối rối, không biết nên xử trí như thế nào?

12 Thưa BS, xin hãy hướng dẫn tôi cách trò chuyện với con trẻ trong trường hợp: “vợ chồng tôi gần gũi nhau và vô tình con gái 12 tuổi trông thấy. Cháu trở nên trầm lặng, còn tôi bối rối vô cùng…”

13 Xin BS cho biết khi nào bé trai có thể mặc quần lót thì phù hợp. Cháu sợ nếu cho bé mặc sớm quá thì bộ phận sinh dục sẽ không phát triển tốt.

14 Những phương pháp vệ sinh cần thiết đối với tuổi dậy thì. Ví dụ: có nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ không? Kinh nguyệt không đều và đau thì có nên cho cháu uống thuốc không? Đi khám thì BS không cho thuốc gì cả.

15 Cháu ngoại tôi 9 tuổi ( bé gái), mỗi lần chơi giỡn với tôi, cháu thường hay nằm sấp và chồm lên và để chạm bộ phận sinh dục của cháu vào người tôi . Như vậy tôi có thể xem đó là có vấn đề về sinh lý hay không?

16 Nhà không có điều kiện để ba mẹ và con cái ngủ phòng riêng. Vậy nếu bọn trẻ nhìn thấy sinh hoạt vợ chồng thì phải giải thích làm sao ạ?

17 Bé trai học lớp 5, đang học GDGT về hỏi mẹ: làm sao ba xuất tinh được, trứng của mẹ ở đâu? Vậy tinh trùng dính trên quần áo mẹ? Bé ga-lăng hơn những bé trai khác và được các bé gái nhỏ tuổi hơn thích , bé cũng rất thích nhiều bé gái khác, nay bé này mai bá khác nên định hướng sự chung thủy cho bé ra sao?

18 Bé trai mới 11 tháng, mỗi lần cởi truồng hay lấy tay chọc phá con chim. Như vậy có nên cản con không được làm như vậy hay không, hoặc giải thích như thế nào cho bé rõ.

19 Con gái tôi 15 tuổi. Thỉnh thoảng cháu xin đi xem phim, hay đi sinh nhật bạn mỗi lần thế, cháu cùng nhóm bạn đi thành từng cặp một (mỗi bạn gái đi cùng 1 bạn trai). Tôi rất lo. Xin Bác sĩ cho lời khuyên:
- Tôi phải làm gì, khi cháu hay nói dối cha mẹ như vậy.
- Tôi có nên tiếp tục cho cháu đi mỗi khi cháu xin phép như vậy nữa không?

20 Con gái 9 tuổi hỏi: “Em bé được tạo ra như thế nào?”. Tôi hứa sẽ trả lời nhưng chưa nghĩ ra cách. Nhờ BS tư vấn.

21 Thưa Bác sĩ: Bé của cháu thường hỏi: Tại sao ba và mẹ sinh ra con? Tại sao con lại chui ra từ trong bụng mẹ?

22 Bé gái 9 tuổi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì vậy có biện pháp nào làm chậm lại quá trình này cho đến đúng tuổi dậy thì (12-14 tuổi)

23 Mẹ ơi làm sao có bầu được vậy? Muốn sanh em trai hay gái thì làm sao? (tại cháu nghe đi canh con trai, con gái từ hàng xóm).

24 Hiện tượng thủ dâm có xảy ra với trẻ 5 tuổi không? Con trai tôi 5 tuổi, mỗi tối trước khi ngủ, cháu cứ nằm sấp, lắc qua lắc lại và nói cảm thấy đã dễ chịu. Như vậy có phải là thủ dâm không. Bé còn nhỏ quá, giải thích như thế nào cho bé hiểu?

25 Xin hỏi Bác sĩ:
- Khi nào có thể bắt đầu giáo dục giới tính.
- Có thể chỉ cho cháu cách bảo vệ bản thân.

26 Làm thế nào để dạy con nói không với vấn đề tình dục sớm? Và làm sao để các con tâm sự với bố mẹ về vấn đề giới tính, tình dục? Xin Bác sĩ cho lời khuyên ạ. Xin cảm ơn.

27 Em có cháu gái năm nay 8 tuổi. Cháu luôn nghĩ mọi người ôm & nựng cháu là thương, quý cháu. Em rất sợ cháu chưa biết phân biệt giữa thương & sàm sỡ nhưng em chưa tìm ra cách nói phù hợp với lứa tuổi của cháu. Nếu nói theo cách người lớn hiểu thì cháu sẽ có thể có suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến đề phòng tất cả người khác phái, thậm chí tò mò tự tìm hiểu dẫn đến hiểu sai vấn đề. Hiện tại, em chỉ có thể nói: “Con đừng để ai sờ vào người con vì có thể tay người khác không sạch làm da con bị dị ứng.” Nhưng cháu hỏi lại “Làm sao con tránh được?” thì em không biết cách trả lời. Mong BS giúp em.

28 Con trai của em năm nay 14 tuổi, cách đây 6 tháng cháu đi học về nói: “mẹ ơi! Khi mẹ có bạn trai thì mẹ bao nhiêu tuổi?” và cháu nói luôn hôm nay con có bạn gái rồi mẹ ạ.”. Sau đó, bình quân khoảng 1,5 tháng em nghe cháu nói chia tay với bạn gái ấy rồi và chừng 1 tuần sau thì nghe nó nói con quen bạn khác”. Thưa BS, em băn khoăn có điều gì sai trật trong tâm lý của nó không? Làm sao để định hướng cho nó hướng đến sự bền vững trong khi thích, mến người bạn khác giới.

29 Con tôi 8 tuổi hơi bị hẹp bao qui đầu. Mong BS tư vấn nên cắt hay nong? Nên giải quyết ngay bây giờ hay từ từ. Nếu nong có ảnh hưởng tâm lý của bé không?

30 Con trai em 10 tuổi, có hành động thủ dâm nhiều lần mà mẹ cháu đã thấy (khi tắm, khi ngồi học bài…). Mẹ cháu rất lo và đã lựa lời giải thích cho cháu hiểu tác hại, đồng thời hướng cháu tới các hoạt động khác như đàn, tập thể thao, đọc sách. Tuy nhiên khi không có ai ở gần (khi tắm) thì cháu vẫn đôi lúc thủ dâm. Ba cháu cho rằng tuổi này như vậy là bình thường và không muốn “can thiệp’ hay tham gia ý kiến gì nhưng mẹ cháu lại lo việc này sẽ kéo dài, dẫn tới cháu làm với bạn gái (sau này) sớm hơn thì sao? Việc này sẽ kéo dài bao lâu? Đây có phải là biểu hiện của dậy thì không? Có cách gì khác hơn để ngăn cản không?

31 Làm sao để nói và giải thích với 2 con trai (10 và 3 tuổi) khi các bé tình cờ thấy cảnh nóng trên phim ảnh hoặc nguy hiểm hơn là thấy được “cảnh nóng” hay âu yếm của ba mẹ mình?

32 Con trai tôi 9 tuổi hỏi những câu sau: cưỡng bức là gì? Cưỡng dâm là gì? Hiếp dâm là gì? Con nghe người ta nói ô-môi là gì? Pê-đê là gì? Vậy cháu trong độ tuổi này chúng ta giải thích với cháu được chưa?

33 Trong gia đình tôi có 4 cháu gái và 1 cháu trai – không biết có ảnh hưởng gì về giới tính không? Nhưng cháu trai vẫn xem mình là phái nữ, cử chỉ và hành động của cháu không như các cháu trai khác. Tôi không biết phải xử sự như thế nào cho đúng mà không làm tổn thương hay ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cháu.

34 Tôi có 1 cháu trai 10 tuổi và 1 cháu gái 11 tuổi nhiều lúc tôi cảm thấy bối rối khi giải thích về vấn đề giới tính với cả 2 cháu cùng 1 lúc, khi đó không biết diễn đạt ra sao? Xin BS tư vấn giúp.

35 BS có thể hướng dẫn những nguyên tắc giải thích các khái niệm về GDGT cho những độ tuổi khác nhau hoặc cho biết có những tài liệu nào hiện nay hướng dẫn về vấn đề này không?

36 Con trai cháu hiện nay 10 tuổi, bé rất tình cảm những lúc 2 mẹ con nằm cạnh nhau cháu thường ôm mẹ, sờ ti mẹ. Không hiểu có phải đó là bé tò mò về giới tính không ạ?

37 (……..)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jul 27, 2012 5:20 pm

“GIÀ KHÚ… ĐẾ”!


Ghi chú: 1 Tháng 10 là Ngày NGƯỜI CAO TUỔI. Có bạn trách sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú… đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ… “khú đế”. Trên 70 tuổi mới nên đọc…

Đỗ Hồng Ngọc

1. “Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú… đế”. Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần lượt. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen… Còn ta, ta chần chờ, chểnh mãn, làm ngơ… Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội… Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già… khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những ký ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác, tai không nghe rõ, nói không trôi chảy, mắt không nhìn tinh… như làn sóng đã bắt đầu tung tóe!

Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một cơn bão dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch, buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nhìn quanh những người già khú đế mà… còn khỏe, ta nghĩ ta chắc cũng sẽ như họ. Còn lâu. Số người như vậy rất hiếm.
Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nhìn đời bi quan ? Không đâu. Trái lại. Nó làm cho cuộc sống của ta có chất lượng hơn, có ý nghĩa hơn. Người ta không cảm nhận được thời gian vì thực ra chẳng có thời gian.

2. Thỉnh thoảng gặp người bạn thân lâu ngày chưa gặp lại, thấy bạn sao mà nhăn nheo, già khú, hỏi mới biết còn nhỏ hơn mình vài tuổi! Bạn kể cho nghe chuyện đôi khi gặp lại «người xưa» của bạn, tưởng tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang… Ai dè không vậy. Đôi mắt huyền xưa, chiếc mũi dọc dừa… bây giờ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang; vai gầy guộc nhỏ, từng ngón xuân nồng bây giờ chuối ngự…. Còn ta thì sao? Nguyên Sa bảo ta chỉ có thể đo đếm tuổi mình qua ánh mắt cố nhân. Thử nhìn vào gương. Có gì khác lạ đâu nào? Ấy là bởi mình quen nhau quá rồi nên chẳng kịp thấy đổi thay. Thế nhưng, đã không còn những dấu chân chim ở khóe mắt mà hằn sâu như vạn lý trường thành… Khóe miệng thì nặng nề trễ xuống như bị sức hút của quả đất. Ở một nơi không có trọng lực chắc không đến nỗi?

Bạn nhắc toàn chuyện nửa thế kỷ trước… Nào đi cắm trại Suối Lồ Ồ với Nguiễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Hồ Xích Tú, Nguyễn Công Thuần, Quách Giao…, nào lang thang chợ sách vỉa hè Saigon, “truy lùng” sách quý, nào cà phê chiều tím, chiều nhớ thương ai… Mấy đứa cháu nội mười bảy mười tám ra vòng tay chào bác, chào bác… Bạn quắc mắt: “Ông” chớ sao lại bác! Thấy chưa, tụi nó gọi ông bằng ông nội mà gọi tui bằng bác, thấy chưa?

Bạn có khoảng đất rộng chơi cây kiểng một thời. Cả một vườn mai vàng rực cho những ngày Tết nay đà xác xơ. Căn nhà rộng đã nhường cho các con, cất một mái nho nhỏ bên cạnh như một cái am cốc, một tủ sách, một cái TV, và nhất định không xài điện thoại di động, vi tính… Đủ rồi đó, nay mai, sẽ dọn dần về những căn nhà nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Rồi cùng mà cười. Bạn nói đã làm xong di chúc. Và cũng đã căn dặn, rải xuống sông Soài Rạp, quê nhà.

Phone cho người bạn ở tận miền Trung xem bạn đã khú ra sao. Bạn đi vắng. Không biết đi đâu. Chị càu nhàu. Hỏi “tình hình” sao rồi? Chịu hổng nổi ổng. Chị nói. Tôi chỉ muốn “cắn” ổng mấy cái! Ấy, chớ, đừng. Đừng cắn. Chị mà cắn ổng người ta tưởng chị “mê” ổng lắm đó. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau lắm cắn nhau đau” mà, nhớ không? Hồi xưa hai ông bà mê nhau như điếu đổ! Anh bạn làm thầy giáo, một nhà thơ rất dễ thương, lấy bút hiệu con gái để dễ đăng những bài thơ mượt mà trên các báo thời đó. Giờ anh đi lai rai chỗ bạn bè, em cháu, những chốn chùa chiền…

3. Nhân có bác sĩ Thịnh ở Mỹ về , chúng tôi ơi ới gọi nhau rôm rả ở một quán hải sản thành phố. Theo lời một anh bạn, quán hải sản có cấu trúc mỗi phòng như một khoang thuyền để mọi người lắc lư cùng sóng gió.

Thiệt là tay bắt mặt mừng. Nhiều khi ngớ ra. Biết mặt mà quên tên. Biết tên mà quên mặt. Học chung với nhau dưới mái trường y khoa Saigon đằng đẵng bảy năm trời, không thể không quen, vậy mà đôi lúc cũng ngỡ ngàng, chưng hửng! Người thì hom hem… người thì béo ị… người bạc trắng, người cà khêu… Ôi cái thời sinh viên y khoa hào hoa phong nhã, tếu táo vung trời! Có lẽ do cái sự học y dài lâu và nghiệt ngã, tiếp cận bao nỗi con người… nên bọn y khoa nổi tiếng là tiếu lâm hạng nhứt, mặc dù học hành nghiêm túc chẳng ai bằng! Nhớ thời đó, ai vào y khoa cũng bị đặt cho một cái “biệt danh”, cái “hỗn danh”, cái “tục danh” chịu hổng nổi, rồi chết cứng với tên gọi đó suốt đời. Bạn bè gặp nhau chỉ cần kêu một tiếng thì cả một dĩ vãng ùa về…! Tên có thể quên chớ tục danh thì khó mà không nhớ. Thịnh, là Thịnh Văn Chương, “Chương còm”. Qua Mỹ mất tên, còn họ, “Doctor Thịnh”! Tại sao còm? Bởi còn có Chương chuột. Tại sao chuột? Nhìn nó giống… chuột, thế thôi. Còm nay đã hết còm, chuột nay không còn chuột. Thế mà cái “tục danh” còn đeo đẳng mãi làm nhớ cái anh ốm nhom, lòm còm mà nhanh nhẹn, cái anh thấp lùn mà lém lĩnh, thông minh…. Còn anh bạn Mai cao nhòng, ngất ngưỡng, hình như có lúc làm ban đại diện lớp, được gọi là “Mai vói” (phát âm theo tiếng Nam bộ!), bởi ai muốn nói chuyện với anh cũng phải vói lên một chút!. Rồi bạn C – có lẽ vì nghiêm trang, ít khi đùa giỡn – nên được gọi là “ C bặc”. Nhưng chuyện của anh bây giờ là một tấm gương luôn được bạn bè nhắc tới. Anh bị đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng, biến chứng tùm lum, mấy phen tưởng đã xong, thế rồi anh quyết định tự xây cho mình một cái kim tĩnh… Từ đó anh khỏe hẳn ra, không thèm bệnh, không thèm chết nữa!

Bỗng có bạn hỏi, Lộc bây giờ ở đâu? Lộc nào? Lộc nào? Nhao nhao lên. Lộc “tr” hả? Đang ở Úc, rồi Q heo, rồi H “nám”, để khác với Hưng “Rhade”, Hưng “mù”… Rồi Cường, Môn, Thăng, Bá… kẻ còn người mất. Cả đám bác sĩ vào trường y nửa thế kỷ trước bây giờ đều trên dưới bảy mươi không mấy ai là không bệnh tật! Đã bệnh thì toàn thứ dữ. Bác sĩ mà! Nhồi máu cơ tim, nong, stent, by pass… tai biến mạch máu não, tiểu đường, thận, khớp,…

Nhưng thật lạ lùng, những bạn bè cũ cứ ngồi với nhau một lúc nhắc lại chuyện xưa bỗng dưng ai nấy đều trẻ ra không ngờ. Trẻ như không hề có thời gian.

(ĐHN)

http://www.dohongngoc.com/web/mot-chut-toi/gia-khu-de/
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jul 29, 2012 11:00 pm

Thơ điên Nguien Ngu I
Posted: 28 Jul 2012 03:52 AM PDT


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 NNI-204x300
Nguien Ngu I, 1947


Thơ điên Ngu Í . Nhiều người biết đến ông như một nhà báo, Nguiễn Ngu Í, một “cí jả kông chuiên ngiệb” (ký giả không chuyên nghiệp, theo danh thiếp của ông) như ông tự nhận với loạt bài phỏng vấn văn nghệ sĩ rất tài hoa trên tạp chí Bách Khoa; nhiều người biết đến ông như một nhà giáo dạy văn, dạy sử ở nhiều trường tư thục Sài Gòn, nhưng ông, trước hết là một nhà thơ, một người làm thơ đặc biệt hơn bất cứ một người làm thơ nào khác: thơ điên. Thơ ông là cuộc đời riêng ông. Có khi là một tiếng thét uất hận, có khi là một tiếng lòng thổn thức, có khi là nỗi hờn căm, khi khác lại là những tiếng hát dịu dàng âu yếm thiết tha tùy lúc bài thơ được viết giữa các cơn điên hay trong cơn điên, giữa những ngày tháng nằm vùi trong Bệnh viện tâm thần Chợ Quán hay Dưỡng trí viện Biên Hòa.

Cũng viết về trăng, nhưng là Trăng của ông, năm 19 tuổi, một đêm trong nhà thương điên Chợ Quán:

Ta sẽ đánh đầu ta
Vào mặt Trăng bơ sữa
Thì Trăng ơi, em sẽ ngã ngữa tan tành.
Rồi ta nuốt
Mảnh của Trăng vào ruột
Rồi tống ra
Khỏi cơ thể ta mà…
(Van Trăng, 1940)

Ông viết về cái màu trắng, màu của Bệnh viện vẫn luôn ám ảnh ông:

Nhưng mà lạ quá, ôi là lạ
Ngó phía nào đây Trắng cũng theo
Trắng phủ vây tôi, tôi sợ quá
Làm sao trốn Trắng, hỡi người ôi!
(Trắng, 1940)

Hết Chợ Quán tới Biên Hòa, hết vào rồi lại ra, giữa các đợt lên cơn như vậy, ông sống như một người mộng du, đi trên mặt đất mà như đi trên tường cao, trên mái ngói, nghiêng nghiêng, lảo đảo, lênh khênh, lãng đãng… Ông thân thiết với với tất cả các bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện tâm thần, của Dưỡng trí viện:

Cũng tưởng một đi không trở lại
Nào ngờ duyên nợ lại dằng dai
Bỗng nhiên sực tỉnh nằm trong “khám”
Khám của lòng ai, ai của ai…
(Bài thơ tái ngộ Dưỡng trí viện, 1966)

Vâng, ông là một người điên, một người điên thứ thiệt, không phải là người giả điên của buổi nhiễu nhương thường thấy, nên ngay trong thời gian nằm ở Dưỡng trí viện Biên Hòa, ông đã cùng những người đồng bệnh ra một tập thơ có tên là “Thơ điên thứ thiệt” (1970), trong đó có Bùi Giáng cùng nhiều “bạn điên” khác của ông. Một tập thơ rất độc đáo, lạ lùng.



Tập “QE HUONG” do Nguiễn Ngu Í thực hiện năm 1969, được coi là một “kỳ thư” qua Lời giới thiêu của Nguyễn Hiến Lê.
Trong một bài thơ ông viết:

Ta đi lang thang
Ta nói tàng tàng
Ta cười nghinh ngang
Ta chửi đàng hoàng

(Bài thơ tự giết, 1966)

”Chửi đàng hoàng” quả không phải là chuyện dễ, nhưng với ông thì ông làm được. Nhưng chửi ai? ”Chửi cả và thiên hạ, trong đó có mình”, đó là cái tựa của một bài thơ khác của ông.

Nhưng tại sao điên? Dĩ nhiên là có một số tế bào thần kinh nào đó bị rối loạn, bị xáo trộn, nhưng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là cái lòng ông, cái chí ông, cái tình ông đối với cõi đời, với con người, với quê hương và đất nước, với gia đình, bè bạn, anh em… Cái tình đó vĩ đại quá, bao la quá, nên không nhốt được trong những sợi dây thần kinh chật hẹp bình thường của một kiếp người.

Chẳng hạn, có lúc tỉnh táo, ông viết:

Kiếp sau xin cứ làm người
Còn bao nhiêu việc trên đời, còn bao…
(Kiếp sau, 1947)

Ông làm câu đối cho cha mình, ông Giáo Hoàn, người đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục:

Mắt mở, đã thấy xiềng nô lệ
Hồn đi, còn mơ gió tự do
(Thầy, 1953)

Rồi khi ông dạy sử, ông viết:

Ba trăm quyển sử to dày
Cũng không sánh được một ngày tự do
(Học và hành, 1955)

Ông viết cho mẹ, có lẽ đây là bài thơ viết về mẹ cảm động nhất ở một người con điên:

Má ơi, con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi
(Má, 1950)


Năm 1960, trong chuyến về quê cải táng mộ cho song thân, đến Nước Nhỉ, khi nằm nghỉ dưới những tán cây dứa đầy gai nhọn, bên cạnh đống gạch đổ vụn, ông viết một bài thơ nhớ về những người bạn thuở thiếu thời của mình ở quê hương ”Núi Cú Hòn Bà”:

Nằm đây mà ngó lên trời
Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa
Nằm đây mà nhớ mơ hồ
Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu?


Đó là lúc ông đã vào tuổi bốn mươi. Rồi khi đến Ngãnh Tam Tân, nơi quê ngoại của ông, nơi ông đặt sẵn ngôi mộ cho chính mình, ông cảm khái nhìn ra biển xanh, núi biếc, với những hàng dương vi vút gió:

Em có đến… mà không anh đón tiếp
Cát mịn này sẽ mơn trớn gót chân em

Em có đến mà anh không đứng đợi
Biển khơi này sẽ thỏ thẻ chuyện đời anh

Phải rồi, cái quê hương nhỏ bé đó của ông, quê hương Núi Cú Hòn Bà (nay là Lagi- Hàm Tân), nơi mà từ thuở đôi mươi ông đã mang những lý tưởng độc lập tự do về gieo mầm ánh sáng, ông đã không bao giờ quên, mà những người thân yêu ở nơi chốn heo hút đó cũng đã không bao giờ quên ông.

Có một bài thơ khác của ông mà nhiều người cùng quê không mấy ai không nhớ:

Nhè nhẹ sương bông ôm núi lịm
Êm đềm cây cỏ đắm trong mơ
Tiếng chuông đâu bỗng run lòng đá
Ngó xuống trần ai, thấy: mịt mờ
(Từ chùa Núi Cú nhìn xuống Hòn Bà, 1964)

Thơ của ông có thể người ta thích, có thể người ta không thích, nhưng đọc thơ ông bao giờ cũng có một cảm giác rờn rợn. Ông làm thơ rất nhanh, thơ như tự túa ra, ứa ra, nhiều bài sần sùi đọc cứ nghe ấm ách nhưng có những bài mượt như nhung. Đọc thơ ông mà hiểu ông thì thấy thương, thương một con người có chí, có lòng mà không sao đạt được những ước nguyện. Rồi thôi, rồi thành tro bụi như hai câu thơ viết sẵn cho đời mình:

Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi

Ông và tôi có tình ruột rà, mẹ tôi và ông là hai chị em con cô cậu ruột. Có lần ông nói hồi tôi mới sinh, ông đã đưa võng và đọc thơ cho tôi nghe! Có lẽ vì vậy mà khi lớn lên, được sống gần gũi ông, tôi luôn được ông sẻ chia những bài thơ, bài văn ông mới viết cùng biết bao chuyện tâm tình không thể ngỏ cùng ai. Nhiều bài thơ ông chép vội trên mảnh giấy gói đồ, phong bì, bao thuốc lá… Nhiều đêm ông lên cơn, đến đập cửa nhà tôi lúc hai ba giờ sáng, đọc thơ cho tôi nghe rồi chửi ”cả và thiên hạ”. Sau đó ông tắm táp, ăn uống chút gì đó rồi khệ nệ ôm một chồng sách ra đi. Trời can cũng không nổi! Hỏi đi đâu, ông nói không biết. Rồi có hôm nghe ông nằm giữa xa lộ Biên Hòa cho xe Mỹ cán, họ bắt ông chở thẳng vào Dưỡng trí viện, hôm khác lại nghe ông bắt đom đóm bọc trong khăn tay làm đèn đi giữa giờ giới nghiêm trong rừng cao su, cũng lại bị bắt đưa vào bệnh viện. Có lần tôi đến thăm ông trong Dưỡng trí viện, thấy ông ngủ say như chết, đưa mấy ngón chân giao chỉ to bè ra ngoáy xoắn vào nhau như tìm hơi ấm, tôi vẽ ngay một bức ký họa, ông thích lắm nhưng đã làm mất tiêu. Có lần tôi đưa ông vào bệnh viện Chợ Quán, người ta làm sốc điện cho ông, ông giựt đùng đùng như con cá nằm trên thớt. Sau đó ông bất tỉnh, xụi lơ, tay chân quặt quẹo, sùi bọt mép… Rồi khi tỉnh dậy, ông lại làm những bài thơ quái dị, nhiều bài rất hay.

Đọc thơ ông mà thương cho một kiếp người tài hoa, bất đắc chí.

Đỗ Hồng Ngọc

Posted: 28 Jul 2012 03:18 AM PDT

Nguien Ngu I (Tho dien Ngu I)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Aug 04, 2012 9:37 pm

IQ và EQ

Posted: 03 Aug 2012 07:16 PM PDT

IQ và EQ

Đỗ Hồng Ngọc

IQ (intelligent quotient), thương số thông minh và EQ (emotional quotient), thương số cảm xúc khác nhau. Người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác học, nhà khoa học, ra đời tìm được việc làm tốt, lương cao, đời sống sung túc nhưng cũng là người dễ tự mãn, tự cao tự đại, coi thường người khác, nên dễ rơi vào cô đơn, gặp thất bại mau nản lòng, buồn chán, dẫn đến trầm cảm, thậm chí… tự tử ! Còn người EQ cao thì thường ít thành công trong trường học mà lại thành công trong trường đời. Ấy là nhờ họ có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và quan trọng hơn, thấu cảm được với người, lạc quan, tự tin. Người có EQ cao là người có khả năng… lãnh đạo, biết làm việc nhóm, biết tôn trọng và lắng nghe người khác nên dễ thành công, dễ lôi kéo người ta theo mình. Trong nghề nghiệp, họ bền bỉ, dễ thăng tiến. Gia đình dễ có hạnh phúc vì biết san sẻ, tôn trọng nhau, và… chung thủy.

Người ta thấy gia đình mà gồm hai vợ chồng đều có IQ … cao thì dễ xung đột, dễ dẫn đến ly dị vì không ai nhường ai! Người vợ IQ cao thường ngạc nhiên thấy chồng mình bỏ mình mà đi tìm một người… ngu thế !

EQ cao thì khác. Ngoài khả năng tự nhận thức, kềm chế cảm xúc, còn có tính bền bỉ, kiên trì, khả năng thích ứng với môi trường.

Thực ra thì trong mỗi chúng ta đều có cả IQ và EQ, nhiều ít khác nhau. Cả hai đều là những bẩm sinh, có lẽ gắn vào trong gène. EQ cao sẽ giúp cho IQ được bộc lộ và gia tăng. Những người EQ nhiều quá có lẽ như Chu Mạnh Trinh bảo « Ta cũng nòi tình/ thương người đồng điệu » khi một mực bệnh vực nàng Kiều. « Nòi tình » cũng khổ chứ không phải lúc nào cũng tốt cả!

GS Đặng Văn Chiếu, một vị thầy đáng kính của nhiều thế hệ y khoa chúng tôi, trong bài Yếu tố EQ kể lại một trắc nghiệm tâm lý gọi là « Trắc nghiệm thưởng kẹo » của Walter Mische, đại học Stanford như sau: Ông mời vào phóng làm việc một nhóm trẻ em lên bốn tuổi, riêng từng đứa một, và nói rằng : Đây là miếng kẹo, cháu có quyền ăn ngay bây giờ, nhưng thầy cần đi công việc, nếu cháu không ăn ngay, đợi đến khi thầy trở lại thì sẽ được hai miếng kẹo . Kết quả : 1/3 nhóm trẻ ăn ngay tức khắc; 1/3 kềm chế không được, cũng ăn trước khi thầy trở lại (khoảng 15 phút); 1/3 còn lại kiên nhẫn đợi đến khi thầy về và được thưởng hai miếng kẹo. Tóm lại, có 2/3 số trẻ không kềm chế được « cảm xúc ». Thú vị là các nhà nghiên cứu đã tiếp tục theo dõi 10 năm liền: những em có khả năng kềm chế được cảm xúc, đình hoãn hưởng thụ thì học giỏi hơn, điểm thi cao hơn, tìm mau giải pháp cho vấn đề, giao tiếp khéo hơn, có khả năng soạn thảo kế hoạch, đạt được mục tiêu. Nhóm trẻ « bốc đồng » (không kềm chế được cảm xúc) thì học kém, cứng đầu, khó dạy, dễ tức giận… (Não Bộ, YTe Distributors Inc, 1999, tr 223-235).

Tóm lại, EQ có đặc điểm tự giác cao, quản lý cảm xúc tốt, có khả năng thấu cảm, khéo giao thiệp, công bằng, có nguyên động lực tự nội tâm, không do khen thưởng, tiền bạc từ bên ngoài, luôn bền chí và cố gắng. EQ dễ dẫn đến thành công. Một sự thành công nào cũng thường là do kết quả của 20% IQ và 80% EQ !

Giáo dục, rèn luyện EQ là giáo dục cảm xúc, phải từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội (đặc biệt lãnh vực truyền thông có trách nhiệm lớn !). Ngoài những lời giáo huấn, cần có những tấm gương để noi theo, bởi đây không phải là dạy kiến thức, kỹ năng, mà là dạy thái độ, giá trị sống. Hiên nay nhà trường chỉ chăm bẳm lo dạy IQ, thậm chí dạy « gà chọi »!

Dạy EQ không chỉ dạy trong lớp học mà cả trong giờ chơi, giờ ăn, giờ thể dục, những chương trình công tác xã hội, hòa giải xung đột, giúp trẻ biết tự trọng , tự tin, biết thương người… Ông bà cha mẹ trong gia đình chính là nguồn quan trọng nhất trong việc hình thành EQ cho trẻ. EQ sẽ mất nếu không được nuôi dưỡng, nhắc nhở và khuyến khích thường xuyên ! Cha mẹ thường chỉ chú ý điểm học tập của con ở lớp, không quan tâm cảm xúc của trẻ để uốn nắn kịp thời, nhiều khi chiều chuộng quá mức hoặc ngược lại, chỉ cấm đoán, la rầy, trừng phạt.

Cho nên một cuốn sách như Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, được biên soạn từ năm 1948 bởi Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận cho đến bây giờ vẫn còn hằn sâu trong trí nhớ của nhiều thế hệ, bằng những câu chuyện cảm động, nho nhỏ, rất đời thường, gắn học chữ với học làm người từ chuyện Anh em nhà họ Điền đến Cái thú nhà quê và cái thú kẻ chợ, Lưu Bình Dương Lễ, Một ông quan thanh liêm, Chuyện người thợ đá, Chuyện quả bứa, Không nên phá tổ chim v.v… Những chuyện kể như vậy, đọng lại trong lòng người, uốn nắn con người hơn là những bài học thuyết giáo nọ kia với những danh từ đao to búa lớn!

(4.8.2012)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Chuyện kể đêm Giáng Sinh

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Dec 26, 2012 12:34 am

Chuyện kể đêm Giáng Sinh

Cô Dina dạy lớp Hai tại một trường ở Ontario, Canada. Năm ấy cô được nhà trường giao cho một hoạt cảnh trong đêm văn nghệ mừng Chúa giáng sinh. Sau khi đắn đo suy nghĩ rất lâu, cô bắt đầu phân vai cho các học sinh trong lớp. Rắc rối là cháu Ralph, chín tuổi. Lẽ ra cháu phải học lớp Bốn, nhưng cháu vụng về, chậm chạp, và chậm hiểu nên vẫn phải học lớp hai. Đám bạn lại rất thích cháu, vì cháu lớn xác hơn cả, dễ dàng đứng ra bảo vệ chúng nếu bị trẻ lớp khác bắt nạt.

Ralph nằng nặc đòi làm người chăn cừu, thổi sáo trong vở kịch. Cô giải thích Ralph có một vai khác quan trọng hơn, là làm chủ quán trọ. Thật ra, cô chủ ý dành cho cháu vai này vì cháu chỉ cần nói vài câu ngắn, dễ học thuộc, phù hợp với khả năng cháu. Hơn nữa với vóc dạng to hơn các bạn, Ralph dễ làm ra vẻ hùng hổ, hung hăng của ông chủ quá trọ khi xua đuổi ông bà Giu-se.

Đêm văn nghệ của trường chật ních khán giả. Ai cũng háo hức muốn xem con cháu nhà mình trổ tài trên sân khấu cuối năm.
Hoạt cảnh lớp cô diễn ra suôn sẻ từ đầu vì bọn trẻ được tập luyện rất nhuần nhuyễn. Thế rồi đến cảnh ông Giu-se chậm chạp, mệt mỏi dìu bà Ma-ri-a đến cánh cửa quán trọ đóng im ỉm. Ông gõ cửa.

Ralph chỉ chờ có thế. Cháu mở tung cánh cửa ra, hùng hùng hổ hổ quát: “Mấy người muốn gì?”
“Chúng tôi tìm chỗ trọ qua đêm.”
“Chật hết rồi. Đi chỗ khác đi!”
“Xin ông làm ơn. Chúng tôi đã hỏi hết các nơi khác nhưng đều bị từ chối. Chúng tôi đi đường xa, mệt mỏi.”
“Không còn phòng nào hết!”
“Xin ông mở lòng lành. Đây là vợ tôi, sắp đến ngày sanh nở. Vợ tôi rất cần được nghỉ ngơi đêm nay. Xin ông cho một xó xỉnh nhỏ hẹp nào cũng được.”

Ralph nhìn bà Ma-ri-a, rồi đứng ì ra khá lâu. Cả hội trường im phăng phắc, bối rối trước thái độ của Ralph. Nấp sau cánh gà, cô giáo nhắc tuồng: “Không, xéo đi!”

Ralph vẫn đứng như phỗng đá.

Cô nhắc đến lần thứ ba. Mỗi lúc một lớn giọng hơn. Các cháu đóng vai thiên thần ở hậu trường cũng sốt ruột, lo ngại không kém mọi người.
Cuối cùng Ralph cũng mở miệng như cái máy: “Không, xéo đi!”

Ông Giu-se buồn bã, thất thểu dìu bà Ma-ri-a bước đi. Tay chủ quán không quay vào đóng sập cánh cửa lại như đã tập dượt thuần thục hàng chục lần. Y đứng sững đó, dõi mắt nhìn theo ông bà Giu-se. Y chau mày, vẻ mặt khổ sở, bờ môi run run nén cơn cảm xúc, và kìa, hai tròng mắt y đã ướt sũng tự lúc nào!

Ralph gào lên: “Đừng đi, Giu-se! Đưa Ma-ri-a quay lại đây!”

Tay chủ quán dang rộng hai cánh tay, miệng cười rạng rỡ: “Mời ông bà ngủ lại trong phòng của tôi.”
Cô giáo bật khóc. Các cháu nhỏ thủ vai thiên thần ùa cả ra sân khấu trong lúc khúc nhạc mừng Giáng sinh trổi lên rộn rã. .

( Chuyện kể theo thầy Lê Anh Dũng).
………………………………………………..
Ghi chú: Đây là một câu chuyện có thực của một em học sinh “chậm phát triển” tên Wallace Purling (trong truyện là Ralph) xảy ra ở trường London, Ontario, Canada, được cô giáo Dina Donohue kể lại, có tên là “Trouble at the Inn”. Cô bảo một số người trách cô, nói vở kịch đã bị “bể dĩa”, trong khi một số khác bảo “chưa bao giờ thấy xúc động đến thế”- vì những điều xảy ra ngoài “kịch bản” đầy bất ngờ của Wallace!
Truyện do Lê Anh Dũng (Huệ Khải) chuyển dịch rất khéo, và tôi, lạ, mỗi lần đọc đều cảm thấy rưng rưng, bởi đó là chuyện của một em bé “chậm phát triển” mà trong Nhi khoa tôi vẫn thường gặp… – như là một nhắc nhở cho chính mình. Nên đọc lại. Thân mến, (Đỗ Hồng Ngọc).


phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Dec 26, 2012 12:41 am

THAI GIÁO- hành trình của yêu thương

Posted: 13 Dec 2012 12:00 AM PST

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Thai-Giao-hinh1

Ra mắt sách “Thai giáo- hành trình của yêu thương”

(VOH) – Sáng 12/12, Giáo sư– Tiến sĩ Trần Văn Khê, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phối hợp cùng Hội quán các bà mẹ tổ chức lễ ra mắt sách “Thai giáo- hành trình của yêu thương”.

Cuốn sách ra đời nhằm mang lại những hiểu biết đúng đắn về thai giáo cho các ông bố, bà mẹ trẻ. Đó là một phương pháp khoa học được thế giới công nhận; là lời khuyên của chuyên gia, hay những chia sẻ chân tình của những người đã và đang làm cha, mẹ.

Cũng tại buổi lễ, Giáo sư– Tiến sĩ Trần Văn Khê, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cùng Thạc sĩ- Nghệ thuật Sĩ Hoàng đã có buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ về tác dụng của âm nhạc với thai nhi, về những biện pháp dạy cho trẻ cảm nhận âm nhạc, mỹ thuật…ngay khi còn trong bụng mẹ.

Mỹ Hương


http://onn.com.vn/video/255/ra-mat-sach-thai-giao-hanh-trinh-cua-yeu-thuong.html

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Dec 26, 2012 12:52 am


Chăm sóc sức khỏe ban đầu & Chăm sóc ban đầu
Posted: 26 Nov 2012 01:57 AM PST

Phân biệt:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care) với Chăm sóc ban đầu (Primary Care)

BS Đỗ Hồng Ngọc



Không ít người nhầm lẫn giữa Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) và Chăm sóc ban đầu (CSBĐ). Đây là hai thuật ngữ mang hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cần được phân biệt rõ để có hướng triển khai đúng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Sự khác biệt nằm ở từ “Sức Khỏe”. Trong tiếng Anh cũng phân biệt rõ Primary Health Care (PHC) và Primary Care (PC). CSSKBĐ có mục tiêu làm sao cho người dân khỏe mạnh, ít phải bệnh tật, trong khi CSBĐ lại có mục tiêu là chữa bệnh sớm khi đã có bệnh.

Như ta biết “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (Tổ chức sức khỏe thế giới -WHO, 1946), do vậy chuyện làm sao cho người dân có sức khỏe– CSSKBĐ- không thể là chuyện của ngành y tế mà là chuyện của nhà làm chính trị- dân biểu, nghị sĩ, nhà lãnh đạo. Chính vì thế mà một trong các nguyên tắc chủ yếu để thực hiện CSSKBĐ thành công ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương là sự cam kết chính trị (political commitment). Một nhà chính trị biết vì dân, biết lo cho hạnh phúc của dân thì quan tâm phòng bệnh, chứ không phải thấy dân bệnh nhiều thì mừng, gấp gấp mở nhiều bệnh viện để kiếm tiền, coi y tế là một “mũi nhọn kinh tế”! Trái lại họ sẽ lo xây dựng hệ thống dự phòng sao cho hiệu quả, lo nâng cao dân trí, an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn, nước sạch, vệ sinh môi trường… Những chuyện như vậy làm sao y tế một mình làm được? Cho nên cần phải có sự phối hợp liên ngành, cần có giao thông công chánh, thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, tài nguyên môi trường v.v… Ai có thể điều khiển nổi « dàn nhạc » này ? Hỏi tức là trả lời vậy.

Mặt khác, vì con người thì phải già, phải bệnh (sanh lão bệnh tử), nên khi có bệnh thì y tế phải có trách nhiệm chăm sóc “ban đầu” cho dân, không xong thì phải lo chăm sóc… “ban cuối”. Y tế phải chịu trách nhiệm tổ chức mạng lưới chăm sóc sao cho tốt, gần dân, thầy hay thuốc giỏi, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh rất bức xúc của dân một cách ít tốn kém, công bằng và bình đẳng. Nhà chính trị sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho y tế làm. Nhớ rằng “thầy hay thuốc giỏi” nằm ở chỗ nguồn nhân lực. Đào tạo thầy thuốc- người chịu trách nhiệm trước sinh mạng người dân mà chỉ trông vào số lượng thì chỉ càng làm mất lòng tin, càng gây thêm cái gọi là “quá tải” bệnh viện!

Về phía người dân cũng phải tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng chứ không thể “khoán trắng” cho y tế, lệ thuộc vào thầy vào thuốc, nên mới cần phải có sự tham gia cộng đồng. Đây là các nguyên tắc căn bản của CSSKBĐ!

Ngày nay với những thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa dân số, bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe thì CSSKBĐ vẫn là nền tảng, chìa khóa của một chính sách y tế nhân bản, gắn sức khỏe với phát triển của một đất nước.

Như vậy, CSBĐ thực chất là chăm sóc y tế (medical care) ngay khi người dân ốm đau, bệnh hoạn, cấp cứu, chấn thương… sẽ là chuyện của hệ thống y tế công cũng như tư, tây y cũng như đông y, hệ thống nhà thuốc, chữ thập đỏ… Hệ thống y tế này chăm sóc, điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính thường gặp ở tuyến đầu cũng như tham gia các chương trình sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch gia đình, tiêm chủng, chăm sóc người cao tuổi. ( Phân loại quốc tế về Chăm sóc ban đầu International Classification of Primary Care- ICPC).

***
Biển Thước (401-310 trước Công nguyên) là một thầy thuốc người nước Triệu thời Đông Chu liệt quốc nổi tiếng là “thần y”. Một hôm Ngụy vương hỏi Biển Thước: “ Ta nghe nói ba anh em nhà thầy đều giỏi y thuật, thử nói ta xem trong ba người, y thuật của ai cao minh nhất?”

Biển Thước đáp: “Anh cả của thần y thuật cao minh nhất, anh hai của thần thứ nhì, còn thần kém nhất trong ba anh em”.

Ngụy vương ngạc nhiên: “Vậy sao thầy nổi tiếng trong thiên hạ còn hai anh thầy không ai biết đến?”

Biển Thước đáp: “ Vì anh cả thần chữa bệnh cho người khi bệnh chưa xảy ra, người bệnh trông như không có bệnh gì cả cho nên người ta không ai biết anh thần đã phòng bệnh cho họ từ trước; còn anh hai của thần trị bệnh ngay khi người ta mới phát bệnh, nên người ta cho rằng anh hai thần chỉ chữa được bệnh vặt mà không biết rằng nếu để bệnh trầm trọng thì nguy hiểm tính mạng nên chỉ nổi tiếng ở vùng quê, còn thần thì chữa khi bệnh tình người ta đã nguy ngập, tính mạng bị đe dọa… Điều thần làm là phá huyết mủ, phẫu thuật, đắp thuốc, những việc dính đến máu me, nên thần mới vang danh thiên hạ, nhưng dù bệnh có cứu được cũng thường để lại di chứng… Thần thua xa hai anh thần nhưng thiên hạ ít người biết vậy!

(theo Trang tử tâm đắc, Yu Dan, bản dịch Lê Tiến Thành – Dương Ngọc Hân, NXB Trẻ 2011).

Vậy có thể nói người anh cả của thần y Biển Thước thực hiện CSSKBĐ, anh hai thực hiện CSBĐ còn Biển Thước làm công tác điều trị ở tuyến… trung ương vậy!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jan 02, 2013 3:51 pm

http://phannguyenquoctu.blogspot.com/2013/01/o-hong-ngoc-xin-cam-on-cuoc-oi-hoang.html

(mở hộp thư, gởi mail, chờ hồi âm, gặp mail của BS Đỗ Hồng Ngọc, tốn nhiều nước mắt quá.....)








Đỗ Hồng Ngọc - XIN CẢM ƠN CUỘC ĐỜI (Hoàng Thanh)




Xin cảm ơn cuộc đời


Posted: 23 Nov 2012 06:17 PM PST


Ghi chú: Mt người bn gi tôi bài viết rt cm đng này ca mt bn đng nghip- Dược sĩ Hoàng Thanh- nhân ngày L t ơn: Xin cơn cuc đi. Xin phép ch Hoàng Thanh được chia s bài viết này đến các bn bè gn xa ca chúng ta.
Chúc ch cùng quý quyến vn an.
ĐHN.




Xin CƠn Cuc Đi


Hoàng Thanh




Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn” quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà…”


Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.


Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.


Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.


Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai doạn cuối.
Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cuời vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhung lại bị tật nguyền, rồi từ dó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.


Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi một tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cámơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.


Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:


Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.
Thank you, very much, for your smile…


(Thanh thân mến,
Tên tôi là Josephine Smiley,nhưng cuc sng Không có “n cười” vi tôi c. Nhiu ln tôi mun t t, cho đến ngày tôi vào tim thuc tây này.
Cô là người luôn luôn mm cười vi tôi, sau cái chết ca chng tôi và con trai tôi.
Cô làm tôi cm thy hnh phúc và giúp tôi tiếp tc sng. Nhân dp ngày L T Ơn đ nói li “Cơn”, Thanh.
Cơn cô, rt nhiu, vì n cười ca cô …)


Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.


Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.


Ngày Lễ Tạ ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ dến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:


My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”.. .


( Thanh thân yêu,
Tôi đang nghĩ đếcô Cho đến phút cui cùng ca cuc đi tôi.
Tôi nh đến cô, và tôi nh n cười ca cô 
Tôi yêu cô , “con gái” ca tôi.. .)


Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ American” đã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”…


Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.


Mãi cho dến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã “cảm” được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

*

Thông thuờng thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (tuckey).


Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi nguời ăn nhậu.


Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từvài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cảnhững con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.


Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹtrắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cảtiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp… để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.


 nơi đâu trên trái dt này, cũng luôn vn còn rt rt nhiu ngui đang cn nhng tm lòng nhân ái ca chúng ta


Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…


Cám ơn quê hương tôi- Việt Nam, với hai mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời…


Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi duỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua…


Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….


Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội…


Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại…


Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm– buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì dể mà lưu luyến cả…


Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ, hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.


Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…


Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…
Cám ơn những nguời tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận đuợc thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.


Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…


Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc dời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng… để từ đó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…


Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:


” Trăm năm trước thì ta chưa gp,
Trăm năm sau biết gp li không?
Cuc đi sc sc không không
Thôi thì hãy sng hết lòng vi nhau…


Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi.


Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải đuợc cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?


Xin cho tôi đuc mt ln, nói li T ơn: Cám ơn lm, cuc đi này


Hoàng Thanh




Được sửa bởi phannguyenquoctu ngày Fri Jun 14, 2013 9:14 am; sửa lần 2.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 14, 2013 8:57 am

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


“Thiền và Sức khỏe”
Posted: 09 Jun 2013 07:55 PM PDT
Thiền định Phật giáo
                                                       Đỗ Hồng Ngọc
 


Ghi chú: Một số các bạn xem Video “Đến để mà thấy” đề nghị giải thích thêm về Thiền định Phật giáo, nay xin trả lời vắn tắt như sau.
Có hai hình thức trong Thiền định Phật giáo: Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana)

“Chỉ” có nghĩa là dừng, là ngưng. Thiền chỉ là phương pháp thiền giúp tâm dừng những nghĩ tưởng lăng xăng, giúp tâm lắng đọng hoàn toàn. Nhờ “kỹ thuật” dõi theo hơi thở vào-ra, định tâm trên hơi thở trong Anapanasati (An-ban thủ ý, quán niệm hơi thở) cũng đủ thực hành thiền chỉ. Có người cần phải đếm hơi thở (sổ tức = sổ là đếm, tức là hơi thở) để định tâm (không để tâm chạy lung tung = tâm viên ý mã, tâm nhảy nhót như khỉ như ngựa!); có người không cần phải đếm, chỉ dõi theo hơi thở vào- hơi thở ra là đủ.  Cũng không nhất thiết dùng “hơi thở” để dõi theo mà có thể chọn một đối tượng nào khác để đặt tâm vào cũng được, thí dụ một “công án”, một “đại” (yếu tố) đất nước gió lửa…cũng được. Thiền chỉ thực sự không dễ, nhất là trong thời đại hiện nay, tràn ngập thông tin. Đầu óc ta dễ bay nhảy từ ý này sang ý khác, liên miên, muốn dừng lại rất khó. Phải rèn tập bền bỉ,  lâu dài. Có những kỹ thuật “nhập” thiền, “trú” thiền và “xuất” thiền (nghĩa là vào, ở lại và ra) như thế nào cho nhuyễn thì cần nghiên cứu thực tập cho thuần thục. Có người “nhập” nhanh nhưng không “trú” được, hoặc khi “xuất” thiền thì thấy uể oải, mệt mỏi. Ấy là vì “kỹ thuật” chưa hoàn chỉnh. Thiền tập do vậy không thể nóng nảy, mong cầu mau chóng được. Thất bại cũng không nản lòng, cần “nhẫn nhục”, “tinh tấn” là vậy. Tuy nhiên cũng có những người đạt trạng thái thiền chỉ này rất nhanh.
Một khi tâm mà ngưng dòng nghĩ tưởng, lắng đọng hoàn toàn được thì đã có thể gọi là “Giải thoát tâm”. Các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi, vỏ não không “bận rộn” nữa nên đã giảm tiêu hao năng lượng đáng kể. Nhờ tích tụ năng lượng (không tiêu hoang), cơ thể khỏe mạnh, sáng suốt, nhanh nhạy hơn lên.
 
“Quán” có nghĩa là quan sát, suy gẫm, tư duy…  Thiền quán (Vipassana) gồm chữ “Passana” là thấy, là nhận biết, còn “Vi” có nghĩa là “một cách đặc biệt”, “đi vào thâm sâu, xuyên qua một cách đặc biệt”. Vipassana là nhận biết một cách thâm sâu, đặc biệt. Trong thiền Tứ niệm xứ (Satipatthana) chẳng hạn thì “quán” trên 4 đối tượng thân, thọ, tâm, pháp để nhận biết, để thấy ra rằng thân thì “bất tịnh”, thọ thì “khổ”, tâm thì “vô thường”, pháp thì “vô ngã”. “Quán” như thế, lâu dần sẽ có cái nhìn khác đi, cái nhìn đặc biệt thâm sâu hơn nhờ “xuyên qua” những hiện tượng bên ngoài, từ đó mà không còn dính mắc, khổ đau. Cái đó có thể gọi là “Giải thoát tri kiến”. Chẳng hạn “thân bất tịnh” có nghĩa là thân không đứng yên một chỗ mà thay đổi luôn, như hồng cầu trong máu mỗi giây có hằng trăm triệu bị hủy diệt đi và được thay thế bằng lứa hồng cầu mới, trẻ khỏe hơn;  mảng tế bào đường ruột mỗi tuần lễ được thay thế hoàn toàn một lần…  Nhờ quán như vậy mà ta thấy “vô thường”, thấy “duyên sinh”, thấy “không”, thấy “vô ngã”, để không còn dính mắc hiện tượng mà thấy thực chất…
 
Thiền “quán niệm hơi thở” (An-ban thủ ý hay Nhập tức xuất tức niệm) giới thiệu trong cuốn Thiền và Sức khỏe dựa trên cơ sở khoa học, sinh y học, giúp ta vừa “Thiền chỉ” vừa “Thiền quán” cùng lúc. Khi “nhớ” về hơi thở, ta sẽ ngưng (chỉ) được những ý tưởng linh tinh xuất hiện trong đầu, khi “nghĩ” (quán) về hơi thở ta sẽ thấy hơi thở ta là vô thường, là duyên sinh, là không, là vô ngã…
 
thơ Trần Vấn Lệ
Posted: 09 Jun 2013 07:29 PM PDT
Có một bài thơ/ Rất trần vấn lệ/ Chọc người ở chùa/ Nhớ con Cọp quá!
(ĐHN)

Truyện Cổ Tích Đời Sau
Ai  bỏ trước cổng Chùa một đứa bé sơ sinh.  Thầy trụ trì lặng nhìn, bồng vào Chùa nuôi dưỡng.
Thằng bé ngày một lớn, Thầy dạy nó học, tu.  Khi nó qua tuổi thơ, Thầy dẫn nó xuống núi.
Gặp thứ gì cũng hỏi.  Nó như đứa trẻ con.  Tu  có lớn, chưa khôn, nó vẫn ngây thơ lắm…
Nó không còn bụ bẩm, nó rất là khôi ngô. Nó là người trong mơ của nhiều cô thiếu nữ…
Đi bên cạnh Sư Phụ nó hỏi đủ…chuyện đời.  Nó gọi “con” con người, ai vừa qua trước mặt.
Thầy dạy nó Chào Bác.  Thầy dạy nó Chào Cô.  Nhưng khi gặp một o, nó không chào sao cả…
Cô gái đó cũng lạ cứ nhìn nó chăm chăm.  Nó mới bạch Thầy rằng:  “Con này con gì vậy?”
Thầy bảo:  “Con Cọp cái nó ăn thịt người ta!”..Nó chỉ một đóa hoa, “Con thấy nó xinh quá!”.
“Hoa thì núp trong lá, sao nó đi trên đường, con thấy nó dễ thương, con muốn hôn…Con Cọp!”.
Nhà Sư tìm lối thoát bằng cách…trở về Chùa.  Nó như bị bỏ bùa, ba bốn ngày bí xị…
Kinh, tụng thì lí nhí.  Mõ thì gõ nửa vời.  Nó biếng nói, biếng cười, ngó lên trời thật tội!
Thầy vỗ về và hỏi:  “Con, con buồn chuyện gì?”.  Nó chắp tay:  “Lậy Thầy, con nhớ Con Cọp quá!”.
Ngó ra vườn, xanh lá, Thầy thở dài:  “Nam Mô!”.  Ngó xuống bệ cửa Chùa, Thầy nhớ một đứa nhỏ…
Thầy không hỏi gì nữa, đi về liêu Thầy nằm,  tưởng tượng Chúa Sơn Lăm vồ một người ăn thịt!
Trần Vấn Lệ.



phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 14, 2013 9:15 am


Già mà muốn trẻ…mới khó!
Posted: 08 Jun 2013 12:27 AM PDT
Trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
(Báo Bình Thuận Cuối tuần, số 4731, ngày 7.6.2013)
BT- Sinh ra ở Hàm Tân  nay là La Gi, rồi thành danh ở Sài Gòn. Là bác sĩ, hiện là giảng viên Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM,  viết sách, làm thơ, … Đỗ Hồng Ngọc là con người tiếng tăm nhưng lại rất gần gũi bạn bè, người quen. Cuộc trò chuyện dưới đây được thực hiện trong những phút thư giãn của con người bận rộn ấy… 
Anh Đỗ Hồng Ngọc, quyển “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” của anh xuất bản từ năm 1972, lúc bấy giờ được phụ huynh, học sinh… làm sách gối đầu giường. Từ đó đến nay nó được tái bản bao nhiêu lần, và tật bệnh của học trò ngày ấy có khác gì những bệnh tật học trò bây giờ?

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (ĐHN): Được tái bản khá nhiều lần, 6 lần thì phải, rồi tạm ngưng. Sau này tôi có cập nhật và chỉnh sửa để in trong bộ sách “Kỹ năng sống” (cho học sinh) của NXB Giáo dục.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Bia-NTBTT-204x300
Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò (in lần thứ nhất, 1972)
Hiện nay mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, phương thức điều trị cũng thay đổi nhờ những tiến bộ của y học. Thí dụ trước kia cận thị thì đành phải mang kiếng để điều chỉnh nay thì đã có thể phẫu thuật được. Trước kia, bệnh đau bao tử không nghĩ là do vi trùng, nhưng bây giờ biết là do vi trùng Helicobacter pylori. Một số bệnh như sốt xuất huyết xưa chỉ xảy ra ở học sinh cấp I, bây giờ người lớn cũng bị. Bệnh HIV/AIDS hồi xưa không có, không kể SARS, H5N1, H1N1, H7N9, HPV, Rubella… Các xét nghiệm chẩn đoán càng ngày càng tiến bộ.
Nói chung về sách y học phải được cập nhật thường xuyên. Những vấn đề khác như “bệnh biếng học”, “bệnh mau quên” hay những lo âu ở “tuổi dậy thì” hình như không khác mấy!  Nếu bây giờ mà viết lại thì có nhiều vấn đề ở tuổi học trò lắm, thí dụ tình yêu và tình dục, đồng tính luyến ái, stress, tự tử… và nhiều vấn đề khác trong học hành  thi cử.  Do vậy sau này tôi có viết thêm các cuốn như “Viết cho tuổi mới lớn”, “Bỗng nhiên mà họ lớn”, “Khi người ta lớn”, “Bác sĩ và những câu hỏi của tuổi mới lớn”… để đề cập các vấn đề mới mẻ này.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Bia-NTBTT-GD-150x150
Có một chuyện vui, cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” ngay sau năm 1975 đã thấy ai đó in lại bên Mỹ, đề giá 6,5 USD. Có người khuyên tôi đòi… bản quyền. Tôi lại thấy cảm động vì nghĩ trong lúc loạn lạc mà có người đã không quên ôm theo cuốn sách này của mình!
 
Thông thường thì người già cũng nhiều tật bệnh. Nếu anh viết tiếp “Những tật bệnh thông thường của lứa tuổi già” thì hay biết mấy?
ĐHN: Tôi cũng có dự định này. Trước hết vì bản thân và bạn bè tôi đã và đang… già cũng hơi nhiều, có nhiều vấn đề về sức khỏe lắm. Bạn biết đó, tôi đã có cuốn Gió heo may đã về, dành cho lứa tuổi “chớm già” và cuốn Già ơi chào bạn!  dành cho lứa tuổi ngoài 60 rồi mà! Thế nhưng các cuốn sách này nặng về tâm lý hơn. Có lẽ nên có thêm một cuốn viết về sức khỏe và bệnh tật của tuổi già. Có nên lấy tựa là “Ai biểu già chi?” không nhỉ?
Thưa anh, nếu chẳng may (chỉ chẳng may thôi nhé, vì anh còn rất trẻ) lỡ phải già, thì anh nghĩ gì và làm gì?
ĐHN: Trẻ gì nữa! Già khú đế rồi đó! Tôi nghĩ già thì vui với già. Già đâu có dễ! Già mà muốn trẻ thì mới khó. Nhiều người gặp tôi nói “Thấy không thay đổi gì cả!”. Tôi bảo “Ấy là nhờ tôi đã già sớm, già từ hồi còn trẻ, già tới nóc rồi nên không thể già thêm!”. Làm gì ư? Làm gì phù hợp với sức của mình và làm gì cho tâm mình được thanh thản mà có ích cho mình cho người thì làm…
Trong phần Viết thêm (Bạt) cuốn “Gió heo may đã về” của anh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “… Trời đất có bốn mùa. Con người có những mùa riêng của nó… Hết mùa đông, thiên nhiên trở lại mùa xuân. Con người có trái tim biết chiều chuộng và yêu thương cuộc đời cũng sẽ có lại những mùa xuân… Nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là một điều vô lễ… Không có già không có trẻ…”. Anh vui lòng nói rõ hơn một chút?
ĐHN: Câu này chỉ có ý rằng không có tuổi tác, không có già không có trẻ, chỉ có trái tim biết yêu thương nhau trong cuộc đời này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau kia mà! Đây là cái tâm “không phân biệt” của nhà Phật đó bạn ạ!
Ngày nay người ta sống đến cả trăm tuổi, một thời gian gấp đôi những người sống ở thập niên 50. Có phải do điều kiện sống tốt hay nhờ trình độ y học giỏi? Vậy thì, “60 năm cuộc đời” của nhạc sĩ Y Vân đã bị lỗi thời?
ĐHN:  “Người ta” đây  có phải muốn nói về người Việt mình phải không? Tuổi thọ bình quân của người Việt hiện nay là 73 (năm 2011). Tốc độ “già hóa” dân số rất nhanh, nhanh gấp rưỡi các nước khác, từ đó mà đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa – xã hội bức thiết.
Tuổi già thì kèm theo nhiều bệnh mạn tính, các dịch bệnh không lây, làm giảm chất lượng cuộc sống… Con cái rời bỏ cha mẹ, tập trung về thành thị, người già càng cô độc, quẫn bách về kinh tế. Trong khi đó HIV/AIDS, ung thư, tai nạn giao thông… thì càng ngày “trẻ hóa” ra. Các bệnh viện cứ luôn “quá tải”! Thực tế ở nước ta số người trên trăm tuổi chưa cao, đa số… bất hạnh. Đúng là do trình độ y tế phát triển, do điều kiện sống khá hơn – nhưng nhớ rằng không phải cứ giàu thì sống lâu, mà thường thì ngược lại!
Ngoài ra có thể có những yếu tố khác như biến đổi khí hậu, tác động của toàn cầu hóa, thay đổi cơ cấu bữa ăn… Hiện nay thế giới vẫn luôn đe dọa khủng bố và chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm, thiên tai nặng nề… Do đó phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, biết sống hạnh phúc giữa người với người. Bài hát của Y Vân rất có ý nghĩa: “…đời sống không là bao/… đời không lâu là thế/… được bao năm sống mà yêu nhau”.
Trân trọng cám ơn Đỗ Hồng Ngọc. Một ngày nào đó… thình lình gặp nhau ở Hàm Tân, La Gi, chúng ta sẽ đi thăm đập Đá Dựng, đồi dương Tân Long,  mũi điện Kê Gà… Và, xin đừng quên dừng chân ở Ngảnh Tam Tân nghe sóng vỗ và gió thổi hàng dương vi vu…
Trần Hữu Ngư (thực hiện)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 2 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết