TRƯỜNG THPT SỐ 1 TƯ NGHĨA - HỘI CỰU HỌC SINH 87TƯNGHĨA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 104 người, vào ngày Sun Jan 07, 2018 11:04 pm
Latest topics
» Nhạc tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeWed Dec 16, 2020 12:30 am by phannguyenquoctu

» Hình vui
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 29, 2020 2:45 pm by phannguyenquoctu

» Các bài Thuốc Nam
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeFri Jul 10, 2020 1:50 am by phannguyenquoctu

» Bạn Lê Ngọc Khôi, một chiến binh thầm lặng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeWed Jul 08, 2020 10:06 pm by phannguyenquoctu

» 87SG Một ngày không như mọi ngày
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeWed Jun 24, 2020 4:16 pm by phannguyenquoctu

» Chị Tống Minh Hương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSun Jun 14, 2020 1:49 am by phannguyenquoctu

» Ca dao củ Chuối
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSat Jun 13, 2020 10:24 am by phannguyenquoctu

» 30 năm ra trường
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 12, 2020 11:27 am by phannguyenquoctu

» Bạn Phan Tấn Hoàng mãi ở lại trong lòng gia đình, người thân, của 87TuNghia và bạn bè thân hữu
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 05, 2020 12:00 am by phannguyenquoctu

» Thầy Trần Thiếu Lượng
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeMon Nov 25, 2019 12:51 am by phannguyenquoctu

» Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Vui Về Học Sinh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeTue Sep 10, 2019 10:20 pm by phuongtiuthu

» Truyện cười Việt Nam bá đạo nhất
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeFri Aug 30, 2019 10:43 pm by phuongtiuthu

» Cơ cấu tổ chức Hội 87TưNghĩa
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSun Aug 18, 2019 6:46 pm by phannguyenquoctu

» 87SG THÔNG BÁO (05/05/2011)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 11:42 am by phannguyenquoctu

» Giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 1:18 am by phannguyenquoctu

» Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2010
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeSat Aug 17, 2019 12:24 am by phannguyenquoctu

» Ho tro cho ban Hong Anh
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeFri Aug 16, 2019 11:53 pm by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:41 am by phannguyenquoctu

» Những tình khúc vượt thời gian
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeTue Jul 02, 2019 2:19 am by phannguyenquoctu

» Phan Nguyễn Quốc Tú
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeWed May 08, 2019 12:56 am by phannguyenquoctu

» Võ thuật tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:23 am by phannguyenquoctu

» Kiến thức Y học tổng hợp
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeTue Mar 12, 2019 12:05 am by phannguyenquoctu

» Gõ đầu trẻ
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 1:26 pm by phannguyenquoctu

» TỦ SÁCH LÝ SƠN
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeThu Jan 03, 2019 12:07 pm by phannguyenquoctu

» Thầy Nguyễn Khoa Phương
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_icon_minitimeThu Nov 15, 2018 11:41 pm by phannguyenquoctu

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Top posters
phannguyenquoctu (7587)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
TLT (2017)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
letansi (1008)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
le huu sang (320)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
lamkhoikhoi (299)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
pthoang (257)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
luck (220)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
sóng cát trùng dương (209)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
hatinhve (181)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 
Admin (156)
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_lcapBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_voting_barBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 I_vote_rcap 

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

2 posters

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 14, 2013 10:42 am

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Plus_google


Trò chuyện trên dutule.com (kỳ 10)

Posted: 28 May 2013 12:56 AM PDT
(05/22/2013 02:31 PM) (Xem: 92)
*Câu hỏi của ông Hai Trầu
Kinh xáng Bốn Tổng
Kính chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Tôi vừa nhận được thơ hồi âm của bác sĩ, nên trong bụng tôi mừng quá mạng. Thơ bác sĩ viết cho một bạn đọc nhà quê già mà rất chí tình, đồng cảm, chẳng hạn có đoạn bác sĩ viết rất cảm động: “Thế hệ chúng ta có lẽ cũng lại là một thế hệ lạc lõng, cho nên rất gần gũi nhau.”

Dạ, thưa bác sĩ, qua giới thiệu của trang nhà Du Tử Lê, được biết bác sĩ tuổi Canh Thìn, sanh năm 1940, tôi tuổi Nhâm Ngọ, nhỏ hơn bác sĩ hai tuổi, nhưng chắc tôi cũng cùng với bác sĩ là được sanh ra giữa những mùa ly loạn nơi các làng quê rồi lớn lên giữa ruộng vườn, theo học trường làng; rồi sống qua mấy mươi năm chiến tranh nên lúc nào cũng thấp thoáng bên mình những “lạc lõng”; “lạc lõng” từ những ngày thơ ấu chạy giặc tản cư cho tới những ngày già nua lụm cụm như bây giờ; “lạc lõng” từ trong gia đình cho tới bà con, chòm xóm, láng giềng và bằng hữu nữa khi mỗi người mỗi ngã trôi giạt bềnh bồng khắp mọi miền, chẳng khác nào khi một mình đi trên bờ bi nhìn cánh đồng lúa mênh mông mà bóng hình mình in lên mặt ruộng lúc nắng chiều chênh chếch về hướng tây giữa lúc chiều tà! Thành ra, nhiều lúc tôi tự nhìn lại mình, nhìn lại thân phận dân quê tụi tôi, tôi thầm cảm ơn bác sĩ có lòng với dân quê tụi tôi dữ lắm! Một người không thể làm hết mọi việc nhưng làm được một việc ý nghĩa cũng xứng đáng sống với đời sống này rồi vậy!  
Qua trả lời thơ của Cô Sáu Sa Đéc trên Dutule.com, bác sĩ đã viết: “Cảm ơn Cô Sáu. Tôi viết cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” năm 1974, lúc đó tôi cũng vừa mới có 3 đứa con “đầu lòng” nên đã có ít nhiều kinh nghiệm, lại đang làm ở khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi đồng Saigon nên hằng ngày gặp nhiều trường hợp rất thương tâm, vì thế mà thấy cần phải viết. Viết xong, tôi có đưa nhờ ông Nguyễn Hiến Lê coi qua. Ông nói: “Đọc cuốn này thấy cháu là một bác sĩ nhi khoa tốt. Nhưng cháu viết cho ai đây? Cho những người có học ở thành thị, còn bà con ở thôn quê ít học thì sao?”. Vì câu nói này, sau đó tôi có viết thêm cuốn : “Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc…”
Theo tôi, với “Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc…”, bác sĩ đã mang tặng cho đời, cho dân quê chúng tôi một món quà đầy ý nghĩa vậy!
(…)
Giờ xin bác sĩ chia sẻ vài điều về việc trước tác của bác sĩ nhe bác sĩ! Khi nào thì bác sĩ dùng VĂN hoặc THƠ để chuyên chở những ý tưởng của mình? Bài thơ đầu tiên bác sĩ gởi đăng ở tạp chí nào? Có lần nào bác sĩ bị các ông chủ bút từ chối đăng bài của bác sĩ không? Nếu có, cảm tưởng của bác sĩ lúc bấy giờ thế nào?  Bác sĩ có làm thơ tình lãng mạn không, nếu có, xin bác sĩ cho bạn đọc  được đọc một bài mà bác sĩ ưng ý nhứt nhe bác sĩ?

Hai Trầu
 
*Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
Thưa anh Hai Trầu,
Cảm ơn thạnh tình của anh Hai. Anh nói rất đúng, lứa mình phải nói là lứa “lạc lõng”, học hành cà ịch cà đụi là chuyện bình thường. Suốt những năm tản cư tôi cứ học hoài một lớp, lớp 3. Sau này nhờ biết tổ chức việc học theo hướng dẫn trong cuốn “Kim chỉ nam của học sinh” của Nguyễn Hiến Lê (1957) mà tôi học nhảy lớp, bỏ cả đệ tứ và đệ tam để thi Tú tài I và II, rồi đậu vào Y khoa. Anh nhớ hồi đó thi Tú tài đậu chừng 10% , mỗi năm thi 2 kỳ, gồm cả thi viết và thi vấn đáp. Anh nhớ hồi đó lứa mình mà “rớt Tú tài…”. Nhưng thôi, nói mãi chuyện xưa không nên! Người ta bảo đời người có ba hồi: “hồi trẻ”, “hồi trung niên” và… “hồi đó”! Khi nào mình cứ “hồi đó” hoài chứng tỏ là mình “già quá mạng” rồi phải không anh Hai.
Giờ xin nói chuyện “trước tác” của tôi nhe. Tôi mê văn thơ từ hồi nhỏ, đọc gần hết tủ sách trong một tiệm cho mướn sách ở Phan Thiết. Cô Hai tôi ( xe lửa trúng mìn, gãy cả 2 chân) cư ngụ trong một ngôi chùa nhỏ, thường kêu tôi đi mướn sách về cho cô đọc, nhưng lại cấm tôi đọc vì con nít đọc truyện không tốt, mê, bỏ học. Mỗi lần đi mướn truyện, tôi lén đọc hết dọc đường đi, có khi ngồi gốc cây đọc xong mới về. Tôi còn ghi chép tóm tắt nội dung, các nhận xét của mình vào một cuốn vở. Tôi nhớ những bài văn của mình hồi học lớp Nhứt (lớp 5) thường được thầy khen và đọc trước lớp. Rồi cậu tôi là ông Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư làm báo ở Saigon về thăm, cho một đống sách báo, tranh ảnh. Tôi mê tít.
Những bài thơ học trò thôi không nhắc, thí dụ kiểu: Những bước chân mềm trên cát thơm/ Em đi sa mạc rợn trong hồn? Buổi chiều lên đọng hai vành mắt/ Màu áo hôm nào làm sao quên… Bài thơ đầu tiên đăng trên báo Bách Khoa năm 1960, ký với một cái tên tắt. Tuy biết ông Ngu Í cậu mình làm ở đó nhưng tôi giấu ông. Khi báo đăng, tôi mới nói. Ông ngạc nhiên và khen ngợi. Sau đó tôi lấy bút hiệu Đỗ Nghê và đăng nhiều thơ trên Bách Khoa, Mai, trong Ban biên tập báo Tình Thương (với Phạm Đình Vy, Ngô Thế Vinh, Trần Mộng Lâm…) rồi ở trong nhóm chủ trương bán nguyệt san văn học nghệ thuật Ý Thức (Nguyên Minh, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Lê Ký Thương…).
Năm 1967, đang là sinh viên y, tôi in tập thơ đầu tay: Tình Người và sau đó là các tập Thơ Đỗ Nghê (1974), Giữa hoàng hôn xưa (1993), Vòng quanh (1997), Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2010)…
Tôi không viết “chuyên nghiệp” được như Nguyễn Hiến Lê, tôi chỉ viết khi có hứng. Bây giờ có máy vi tính cũng tiện. Khi hứng đến, tôi cứ viết ào ào rồi để đó, năm bảy ngày sau cho nó “hoai” đi mới “chỉnh” lại đôi chút. Tuy nhiên, khi báo đặt bài gấp thì cũng viết ngay được. Lâu lâu gom lại có thể in thành một cuốn sách như Thư gởi người bận rộn, Chẳng cũng khoái ru, Nhớ đến một người… Tôi không viết được truyện anh Hai à, vì không có khả năng… hư cấu!
Tôi gởi anh vài bài “thơ tình lãng mạn” như anh gợi ý để đọc vui nhe:
 
Mũi Né
Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như  gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.

Em có về thăm Mũi Né không?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.

Em có về thăm Mũi Né xưa?
Con đường sỏi đá vẫn quanh co
Hoàng hôn sóng vỗ bên trời biếc

Sóng vỗ trong hồn ta ngẩn ngơ.
Em có về thăm Mũi Né yêu?
Mười năm như một thoáng mây chiều
Mười năm vườn cũ chim bay mỏi
Áo trắng chân mềm em hắt hiu.

Mũi Né ơi, người xưa đã xa
Mùa ơi gió bấc nhớ không ngờ
Năm nay người có về ăn Tết
Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ?

Đỗ Nghê (1970)
Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã phổ nhạc rất hay bài thơ này và nói “ngày Tết mà hát bài này…đã lắm!” nhưng chưa tìm ra… ca sĩ!
Và cũng “để đáp lại tấm thạnh tình” của anh và bạn đọc, xin gởi thêm một bài thơ nữa, viết ngày sóng thần ập vào Fukushima, Nhật Bản:
Giả sử
Giả sử sóng thần ập vào Nha Trang
Ập vào Mũi Né
Anh chỉ kịp quẳng em lên một chiếc thuyền thúng
Vút qua những ngọn dừa
Những đồi cát trắng

Em nhớ mang theo đôi quả trứng
Vài nắm cơm
Vài hạt giống
Đừng quên mấy trái ớt xanh…

Biết đâu mai này
Ta làm An Tiêm
Trở về làng cũ
Nơi này ta sẽ gọi là Nha Trang
Nơi kia gọi là Mũi Né…

Cho nên
Sao chẳng sớm mà thương nhau hơn?

Đỗ Nghê
(2011)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 14, 2013 10:43 am


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Plus_google


Thấp thoáng lời kinh: ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA
Posted: 22 May 2013 11:57 PM PDT
Đề Bà Đạt Đa
 
« Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ nghe kinh Diệu pháp Liên Hoa phẩm Đề Bà Đạt Đa, sanh lòng trong sạch kính tín chẳng nghi lầm, thời chẳng đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, được sanh ở trước các đức Phật trong mười phương… từ hoa sen hóa sanh »…
Đề Bà Đạt Đa là em chú bác của Phật, cũng tu hành đâu đó đàng hoàng, chỉ có cái lòng tham quá lớn, nhiều lần muốn giết Phật, muốn thay Phật lãnh đạo tăng đoàn, tìm cách gây « mất đoàn kết nội bộ », ném đá giết Phật, xúi voi giày Phật, xúi giục con vua giết vua, chiếm ngôi v.v… Tóm lại, đó là một con người « cùng hung cực ác », xứng đáng cho vào chín tầng địa ngục dài lâu…

Vậy mà ở thời Pháp hoa, Đề Bà Đạt Đa được Phật ca ngợi hết lời, còn thọ ký cho sẽ thành Phật Thiên Vương Như Lai… không thua kém bất cứ một Đại Bồ-tát nào !
Tin nổi không ? Tin một kẻ xấu ác như Đề Bà Đạt Đa, một « kẻ thù » không đội trời chung của Tăng đoàn mà cũng trở thành Bồ-tát, thành Phật ?
Tin quá đi chứ ! Có gì mà không tin ! Trước hết, Pháp hoa đã khẳng định ai cũng sẽ là Phật, ai cũng sẵn có tri kiến Phật, sẵn có Phật tánh cả, như viên ngọc trong chéo áo, chẳng qua vì không biết để nhận ra. Đề Bà Đạt Đa cũng là… người – dù là người ác – nên đương nhiên có viên ngọc quý đó trong chéo áo. Đề Bà Đạt Đa cũng có Phật tánh của mình chứ ! Phật tánh đó cũng « bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm… » chứ,  một lúc nào đó nó cũng sẽ hiện ra chứ, cho nên Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật như mọi người mới hợp lý !
Huống chi Đề Bà Đạt Đa lại là người có công rất lớn… đối với Phật. Đề Bà Đạt Đa đã giúp cho Cồ Đàm thành… Phật ! Giả sử không có người ném đá làm chảy máu chân thì có khi Phật quên mình có… chân, quên mình có máu đỏ bởi mãi lo « chánh niệm » tận đâu đâu mà không thấy thân mình là quý, chỉ thấy thân bất tịnh, thọ thị khổ…  mà quên thân là tháp báu, quên phải quay về nương tựa chính mình! Không có Đề Bà Đạt Đa gây chia rẻ, thì Phật sẽ không lo xây dựng Tăng đoàn, « củng cố nội bộ », đào tạo lực lượng kế thừa, đề ra những giáo quy phù hợp tình thế…
Cho nên « phản diện », « đối lập » quả là cần thiết, người phản diện đối lập đáng là một… Đại Bồ-tát ! Chướng tai gai mắt đó mà cần biết chừng nào, qúy biết chừng nào. Không có cái đối kháng đó, ta dễ trở thành một thứ « tăng thương mạn » ! Ngay trong cơ thể ta, đã có hệ giao cảm ắt phải có hệ đối giao cảm để mà điều chỉnh.
Hãy nghe Phật kể « công đức » của Đề Bà Đạt Đa : « Do nhờ ông Thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa làm cho ta đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, từ bi hỷ xả, mười trí lực, bốn món vô sở úy, bốn món nhiếp pháp, mười tám món bất cộng… và nhờ đó mà thần thông đạo lực, thành bực đẳng Chánh giác rộng độ chúng sanh. Đó là chưa kể có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía… ». Thấy chưa ! Tất cả đều là nhờ công đức của Đề Bà Đạt Đa đó. « Tất cả công đức đó đều là nhơn thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa cả ! ». Hóa ra Đề Bà Đạt Đa là một… thiện tri thức, một người tạo ra « nhơn » để từ đó mà có « quả » của Phật! Thử tưởng tượng không có Đề Bà Đạt Đa, Phật còn lâu mới có được nhẫn nhục, tinh tấn… còn lâu mới có lục độ vạn hạnh, còn lâu mới có được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía… ! Cho nên học Phật, trong đời cũng rất nên có những Bồ tát « thuận » và những Bồ tát « nghịch », những Đề Bà Đạt Đa của riêng mình.
Hãy tưởng tượng Đề Bà Đạt Đa là một người… nịnh Phật, suốt ngày khen Phật có những tướng tốt, các món đẹp gì gì đó thì Phật còn lâu mới thành… Phật được! Cho nên thực tế trong đời sống, kẻ « đối lập » ta chính là người ơn của ta. Sau này ta thấy Bồ-tát Thường Bất Khinh – thực chất là một « hạnh » của Phật- đã xử sự ra sao trước mọi người bất kể người đó là ai. Dù bị chửi bới mắng nhiếc xua đuổi, Thường Bất Khinh luôn chắp tay xá xá : « Xin chào ngài. Ngài là vị Phật tương lai… ». Mới nghe tưởng chế giễu, nhạo báng mình nhưng nghe đi nghe lại thì giật mình à há, mình cũng có « hạt giống » Phật trong người đó chứ, nếu chịu khó tưới bón, hôm nào cũng dám mọc ra một cây bồ-đề lắm chứ !
Đề Bà Đạt Đa nhìn bằng con mắt « bất nhị » là một vị Phật đứng bên cạnh Phật Thích Ca. Một nhân vật phản diện cần thiết ! Cái ác mà không « cực ác » thì cái thiện cũng khó mà « cực thiện »! Ở các cửa chùa xưa nay luôn có ông Thiện và ông Ác ! Ông Thiện cũng dễ thương mà ông Ác cũng dễ thương! Quán Tự Tại Bồ-tát thì thảnh thơi hơn, lúc Thiện lúc Ác, tùy cơ ứng biến mà cứu độ chúng sanh, với lòng đại từ đại bi của Ngài thì khi cần thiện hóa thiện, khi cần ác hóa ác.
Cho nên đọc Đề Bà Đạt Đa thấy sảng khoái ! Sao lại không « kính tín chẳng nghi lầm » nhỉ? Giả sử xưa Pháp hoa không có phẩm này, sau mới có bậc « cao nhân » đưa thêm vào thì phải cúi đầu mà « tán thán » chứ !
Đỗ Hồng Ngọc
(Phật đản 2557)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 30, 2013 5:36 pm





Đứa trẻ trong gia đình đơn thân
                                                                                             BS Đỗ Hồng Ngọc
Khi nói đến gia đình hạt nhân, người ta nghĩ ngay tới một gia đình gồm cha mẹ và con cái, không có ông bà kiểu “tứ đại đồng đường” như xưa, nhưng có lẽ gia đình hạt nhân ngày nay phải định nghĩa lại: đó là một gia đình chỉ có mẹ và con hoặc cha và con! Đa số, đến chín phần mười là mẹ và con. Cha, hoặc giấu mặt, hoặc trong bóng đêm, hoặc thỉnh thoảng được phép gặp con một lần vào cuối tuần, cuối tháng… Tình trạng gia đình đơn thân ngày càng nhiều, theo tốc độ đô thị hóa, toàn cầu hóa. Ở Mỹ, tỷ lệ gia đình đơn thân hiện nay đã là 35%, có tiểu bang đến 47%,  không kể những gia đình trẻ mồ côi, con nuôi, hay có cha mẹ ghẻ. Nói khác đi cứ hai hoặc ba đứa trẻ ở Mỹ bây giờ thì có một bé sống với gia đình đơn thân. Ở ta tình trạng gia đình đơn thân cũng đang tăng nhanh do ly dị, ly thân hoặc người phụ nữ muốn có một đứa con “hủ hỉ” tuổi già…
Xã hội ngày càng cảm thông với bà mẹ đơn thân và dần dần người ta thấy ở bà mẹ đơn thân là niềm tự hào của người… phụ nữ thời đại, bản lãnh, trí thức, kinh tế vững vàng, không cần đến bóng dáng một người đàn ông. Nhiều năm trước đây, các nhà xã hội học Pháp cũng đã báo động “Người cha đâu rồi?” khi thấy ngày càng vắng bóng người cha trong gia đình. Không còn cái cảnh mẹ là “từ mẫu” cha là “nghiêm đường” như vốn được thiên nhiên phân công trong việc nuôi dạy con như ngày xưa.  Không còn chuyện: “Con có cha như nhà có nóc” hay “Còn cha gót đỏ như son/ Một mai cha chết gót con như chì” nữa! Thế nhưng, dù người mẹ đơn thân có thể tự hào chẳng cần ai, chẳng cần bờ vai, chẳng cần nơi nương tựa nhưng dù thế nào, làm sao giấu được nỗi chua xót những đêm quên ngủ những ngày quên ăn, những lúc con ốm đau quặt quẹo hay bi bô hỏi chuyện gần xa, làm sao giấu được nỗi nghẹn ngào khi một mình bươn chãi, hoặc thiếu trước hụt sau, những lúc đối diện với dèm pha, bóng gió…
Còn đứa trẻ thì sao ? Nó có bị giằng co cấu xé giữa sự chênh vênh của một gia đình đơn thân? Nó có hoang mang như thuyền không lái như ngựa không cương giữa đường đời muôn nẻo? Ngày nào ở Bắc cực, cha dạy con đi săn gấu để dành ăn suốt muà đông, ngày nào ở rừng già nhiệt đới cha dạy con làm bẫy săn mồi, bắn ná, dạy con chiến đấu với thú dữ bảo vệ mình và gia đình, ngày nào nơi sông nước, cha dạy con đánh cá, bơi thuyền, giăng câu, cày ruộng… Lúc đó cần sự mạnh mẻ, cần kỹ năng khéo léo của người đàn ông. Bây giờ thì công việc cần bộ óc, với vài cái nút bấm bấm nên vai trò người cha có vẻ như đã tắt ngấm. Kiến thức, sự thông minh, nhạy cảm… của người mẹ càng lúc càng cần thiết cho cuộc sống trong thời đại mới còn người cha nhiều khi… « có cũng như không ».
Nhưng, đứa con thì sao ? Hãy nghe tâm sự của một người trong cuộc: « Không có cha, tôi cứ khao khát được một lần gọi cha suốt tuổi thơ dài. Nước mắt cứ chảy mỗi khi thấy bạn bè có cha đưa đón đi học, còn tôi phải lủi thủi đi về một mình giữa nắng giữa mưa vì mẹ còn phải lo kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Nhìn mẹ phải làm cả những phần việc lẽ ra là của cha, tôi nghe tim mình thắt lại”. (Hải Đăng, TTO).
Các nghiên cứu cho thấy trẻ trong gia đình đơn thân vẫn thường có những khiếm khuyết khó tránh, bộc lộ dần theo lứa tuổi. Trẻ thể hiện hành vi bất thường gấp đôi trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình đủ cha đủ mẹ. Một số trở nên ích kỷ, đòi hỏi, lạnh lùng, hay đổ lỗi, thù đời, ganh tỵ… Một số khác bỏ học, nghiện rượu, nghiện ma túy, rối loạn tâm lý… cũng nhiều gấp đội trẻ có đủ cha mẹ. Đa số thiếu tự tin, học tập kém, thường vắng mặt, bỏ học, có vấn đề với thầy cô, với bạn học. Tình trạng này kéo dài suốt tuổi thiếu niên, lắng đọng trong tâm hồn đứa trẻ: “Đứa trẻ không cha rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, hay tủi thân, thường mặc cảm, luôn cảm thấy thiếu thốn tình thương, sống cô lập, khép kín, dễ bị trầm cảm… Một đứa trẻ lớn lên với đời sống tinh thần như vậy thì làm sao có đủ sự mạnh mẽ để đối diện với những sóng gió trong đời?” Hải Đăng, người trong cuộc viết.
Nhưng nếu được người mẹ (hay người cha) đơn thân hiểu biết để nuôi dạy con một cách tốt nhất phù hợp với hoàn cảnh thì cũng giúp con hạnh phúc, trưởng thành như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đứa trẻ của một gia đình đơn thân có khi lại là một… động lực vươn lên như một sự “bù trừ”: sớm ý thức trách nhiệm, sớm thấy thực tế, biết rèn nghị lực, biết lo việc nhà, phụ mẹ, chịu gian khổ, vượt khó, không ỷ lại…
Nguy cơ lớn nhất là “con hư tại mẹ”! Mẹ thương con gấp đôi khi sống đơn thân nên dễ làm hư con. Nhiều khi mẹ quên trẻ là một đứa trẻ, muốn nó hành xử như môt người lớn trong nhà và chẳng mấy chốc biến nó thành một ông “cụ non”. Trong mọi trường hợp người mẹ đơn thân phải đủ cương nghị, phải tạo nên một “nếp nhà”, một kỷ luật được cả mẹ con “thương thảo” và tôn trọng. Người mẹ đơn thân cũng không nhất thiết phải biến mình thành đàn ông để kiêm nhiệm vai trò người cha!  Bởi còn đó có đại gia đình, còn có chú bác anh em họ hàng, những tổ chức xã hội, tôn giáo, đoàn thể… có thể giúp mình nhất là khi con bước vào tuổi dậy thì.
Trong những trường hợp ly dị, ly thân, người ta thường cho đứa trẻ được gặp cha/mẹ mỗi tuần hay mỗi tháng một lần. Những buổi như thế thường không phải là niềm vui bất tận như trong phim ảnh mà thực tế là một sự căng thẳng đối với đứa con. Trẻ nhiều khi như đi dây giữa cha và mẹ, bị lôi kéo vào bên này hay bên kia và có khi trở thành một “ điệp viên” bất đắc dĩ.
Tùy lứa tuổi, khi trẻ biết lo cho bản thân hãy để trẻ “tự lực tự cường”. Tạo môi trường cho trẻ có những tấm gương tốt để học tập.  Trẻ của một gia đình đơn thân không có gì phải tự ti mặc cảm bởi thành công trên đường đời là do nghị lực cá nhân, tinh thần tự học, vượt khó. Nhìn đời với cái nhìn tích cực, sẽ có nhiều những tấm gương để noi theo. Hãy đọc những quyển sách tốt, rèn luyện trí đức như Tâm hồn cao thượng, gương danh nhân, gương kiên nhẫn v.v…Và nhớ “Một linh hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”, quan tâm rèn luyện thể chất, thể dục thể thao, không rượu, không thuốc lá…
Tôi muốn mượn một câu nữa của Hải Đăng để kết luận: “Làm mẹ đơn thân bây giờ là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ bản lĩnh, nhưng nếu có thể được lên tiếng với tư cách là một đứa con khao khát một người cha, tôi mong mỗi phụ nữ trước khi quyết định sinh con một mình, hãy nghĩ về tương lai của con. Rằng khi lớn lên liệu đứa trẻ có được hạnh phúc trọn vẹn hay tâm hồn sẽ bị khiếm khuyết mà không gì có thể bù đắp được…”.
Nhưng trước hết người cha hãy là một người cha để gia đình “hạt nhân” thực sự có cả cha mẹ và con cái!  
27.6.13

 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Jun 30, 2013 5:47 pm



Chia sẻ kinh nghiệm: Ngày nhà báo VN
Posted: 20 Jun 2013 07:06 PM PDT
 
Hợp tác giữa “nhà báo” và “nhà y”
BS Đỗ Hồng Ngọc
 
Để cải thiện mối quan hệ “ nhà báo- nhà y”, ở một số nước tiên tiến có hẳn ngành học đào tạo nhà báo viết về ngành y với trình độ sau đại học. Nếu đã là bác sĩ, thì họ sẽ học cách viết báo sao cho không để vi phạm nguyên tắc của nghề báo và nghề y; nếu đã là nhà báo, thì họ sẽ biết cách viết về ngành y sao cho không gây trở ngại cho cả hai bên.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 SGTT-300x300
Saigon Tiếp thị 21.6.13
Lý do cốt lõi đã làm gia tăng khoảng cách giữa “nhà báo” và “nhà y” là sự chưa hiều biết về nghề nghiệp của nhau. Ngành y có một nguyên tắc quan trọng là phải giữ tuyệt đối bí mật những thông tin trong mối quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân, không được phê phán người bệnh và phải luôn tôn trọng đồng nghiệp.
Do vậy, những khi có sự không hài lòng của người bệnh, có sự phản ánh, khiếu kiện thì nhà báo thường chỉ có thể tiếp cận đựơc một phía- phía người bệnh- để lấy thông tin, còn người thầy thuốc vẫn phải giữ nguyên tắc bí mật nghề nghiệp, không thể tiết lộ, trừ trường hợp đặc biệt liên quan đến pháp y hoặc có sự thỏa thuận trước bằng văn bản với người bệnh. Những hình thức tiết lộ nặc danh như giấu tên, giấu địa chỉ, chụp hình che mắt… đều không đủ đảm bảo tính bí mật, vì vẫn dễ bị phát hiện do tình huống bệnh lý được mô tả.

Nhiệm vụ nhà báo là phải thông tin kịp thời, phải tìm kiếm những chi tiết phục vụ độc giả. Trong khi tác nghiệp “nhà báo” dễ có sự không hài lòng với cách ứng xử của “nhà y”. Tuy nhiên, các nhà báo đều có tinh thần trách nhiệm cao, và họ cũng hiểu rõ mối quan hệ phức tạp, đặc thù của ngành y. Trên thực tế đã có những trường hợp bị “side effect” ngòai ý muốn. Một bài báo ca ngợi một cá nhân trong kíp mổ chẳng hạn có thể làm phiền lòng nhiều người khác dù không nói ra. Một bài báo nêu một gương điển hình tiên tiến ở một khoa lâm sàng chẳng hạn thì chẳng bao lâu sau, “điển hình” đó phải…xin chuyển qua khoa khác. Nói chung, thầy thuốc rất ngại khi đựơc nêu tên mình, việc mình lên mặt báo!
Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể tham khảo để có sự hợp tác tốt giữa “nhà y” và “nhà báo”, tránh căng thẳng, bất lợi cho nghề nghiệp cả hai. Khi tiếp nhận một cú phone bất ngờ của một nhà báo muốn tìm hiểu về một vấn đề gì đó, một cas bệnh lý nào đó vì có thư thưa gởi chẳng hạn, người thầy thuốc phải:
*  Bình tĩnh. Dù bị quay hỏi gay gắt, tò mò, tọc mạch cũng phải bình tĩnh. Không nổi giận, bực mình, cáu gắt. Nếu mọi việc chưa rõ ràng, chưa nắm đủ thông tin thì có thể trả lời chung chung, đừng vội trả lời thẳng vào câu hỏi.
*  Hỏi rõ danh tánh nhà báo, tên cơ quan báo chí, thời hạn chót để trả lời. Đừng quên chủ động gọi lại sớm để tỏ thiện chí của mình. Nhiều tình huống do yếu tố phải giữ bí mật nghề nghiệp, không đựơc phép bình luận về cas bệnh lý, về bệnh nhân,  về đồng nghiệp của mình thì cũng không bao giờ nên trả lời cộc lốc kiểu “miễn bình luận”, “không có ý kiến” – vì sẽ gieo hoang mang, suy diễn không hay-  mà phải giải thích kỹ càng, một cách chân tình. Nhà báo sẽ hiểu nỗi khó khăn của thầy thuốc.
*  Liên hệ ngay với cấp trên, trao đổi với đồng nghiệp nên trả lời với nhà báo thế nào để vừa cung cấp thông tin theo yêu cầu nhà báo mà vẫn giữ được những nguyên tắc nghề nghiệp, tính bảo mật của ngành y.
*  Nếu có thể, nên tham khảo một nhà báo thân quen để hiểu thêm phía báo chí cần những thông tin gì trong trường hợp này, và điều gì là không cần và không nên..
*  Nói năng thận trọng, chừng mực: Nhớ rằng khi trả lời cho nhà báo, bao giờ cũng được… thu băng, do đó nói năng phải thận trọng, chừng mực, trong phạm vi cho phép, đừng nổi nóng. Những câu nói không hay trong lúc nổi nóng, bực mình, sẽ được xuất hiện ngay trên mặt báo… ngày hôm sau!
*  Khi đựơc yêu cầu cho chụp ảnh, quay phim thì nên hợp tác. Đừng tránh né, che mặt, lắc đầu, chạy trốn…. Vô ích mà còn gây thêm hiểu lầm! Thường thì những ảnh chụp cũng sẽ đựơc xử lý “có nghề” của biên tập,  đừng lo!
*  Trong mọi tình huống, không được để cản trở việc chăm sóc bệnh nhân. Nguyên tắc là phải vì bệnh nhân trên hết. Nhà báo, đoàn làm phim… không đựơc gây trở ngại cho công tác chuyên môn của người thầy thuốc, nhất là trong trường hợp cấp cứu.
*  Luôn giữ nguyên tắc nghề nghiệp, cư xử đúng chức năng, nghiệp vụ, đồng thời cũng luôn tôn trọng và thấu cảm chức năng, nghiệp vụ của nhà báo. Cả hai bên đều có sự tôn trọng và thấu cảm lẫn nhau thì mọi sự sẽ tốt đẹp./.

 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Jul 23, 2013 8:50 pm


 Trò chuyện trên dutule.com (kỳ 16)

Posted: 19 Jul 2013 09:21 PM PDT
Câu hỏi của Nguyệt Mai:
Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Do văn chương là một cái “nghiệp” của anh (nhưng là cái “nghiệp” rất dễ thương, có phải không thưa anh), anh đã có dịp quen với rất nhiều những nhân vật trong giới văn chương, âm nhạc, hội họa….
Anh có thể kể cho độc giả nghe về những giao tình này không? Em tin rằng sẽ có nhiều giai thoại rất dễ thương mà mọi người đều thích nghe.
Cám ơn anh.

 
Đỗ Hồng Ngọc ( Đỗ Nghê) trả lời:
Một câu hỏi rất hay nhưng thú thiệt là một người ít quảng giao nên tôi cũng không được quen biết nhiều với các nhân vật trong giới văn nghệ sĩ. Do vậy, chỉ xin kể vài ba chuyện – có thể coi là “giai thoại” – mà tôi chứng kiến hoặc là người trong cuộc để Nguyệt Mai và các bạn đọc cho vui, trước hết chuyện từ những người thân quen gần gũi.

Đó là ông cậu Ngu Í của tôi. Ông là một nhà báo, một nhà văn, nhà thơ, nhà giáo… và là một người… điên thứ thiệt. Từ năm 1939, lúc 18 tuổi, đang học Pétrus Ký, ông đã vào ra nhà thương điên Chợ Quán mấy lần và đã có những bài thơ rất điên từ thưở đó. Nhưng mãi đến năm 1973 ông mới chịu cho in một tập thơ lấy tên là “Có những bài thơ” do Trí Đăng xuất bản. “Có những bài thơ” tập hợp những bài thơ rải rác của ông từ nhiều chục năm trước, được in khá đẹp nhưng… không có bìa. Không hiểu tại sao. Hình như Trí Đăng chỉ chịu in cho cái ruột. Đợi mãi không được, ông quyết định “phát hành”, trực tiếp biếu đến những bạn bè thân quen một tập thơ “trần truồng” như vậy. Ai cũng ngạc nhiên. Nhưng ông tỉnh queo.
Ở tuổi 40, ông “mê” một nhà văn nữ, trẻ hơn ông  gần 20 tuổi, mới chỉ có những thơ văn viết tay trên giấy pelure. Mê mẩn. Mê người. Mê văn. Lúc đó nàng chưa nổi tiếng, sau này thì đã là một nhà văn thời danh. Ông khoe tôi tập thơ viết tay của nàng và mấy câu đề từ của ông, tôi chỉ còn nhớ một câu: “Sầu riêng lại với sầu chung mấy sầu!”. Nàng viết cho ông những bức thư trên giấy mỏng,  đầy những điều chỉ riêng hai người biết với nhau. Tôi chỉ biết rõ lần ông về Lagi (Bình Thuận) năm 1960 để cải táng mộ cho cha mẹ là ông bà Giáo (ông Nguyễn Hữu Hoàn, bà Nghê Thị Mỹ và người em, dì Nga ) tại Ngãnh Tam Tân. Chuyến đó có tôi cùng đi. Ông đã viết triền miên nhiều đêm một bức thư dài 40 trang pelure trắng bằng thứ chữ lít nhít đặc biệt khó đọc của ông gởi cho nhà văn nữ tương lai kia. Rồi ông gói gém cẩn thận giao tôi đi xe lửa về Saigon bí mật đưa cho người đẹp, đồng thời mang bia mộ ông bà giáo về lại Tam Tân cho ông. Tôi theo địa chỉ căn nhà trọ trên đường Phan Đình Phùng, gần Chợ Vườn Chuối, đến xin gặp nàng. Lát sau, nàng xúng xính yểu điệu từ lầu cao bước xuống nhận thư. Tôi nhà quê đứng chết trân vì nàng quá đẹp! Chỉ kịp lí nhí vội vàng đưa thư rồi chuồn ngay, không dám nhìn lâu, sợ thất lễ với cậu mình. Thật ra… trên xe lửa cà rịch cà tang từ Phan Thiết về Saigon, tôi đã tò mò đọc “lén” đôi chút. Ôi trời, toàn chuyện giận hờn ghen tuông bóng gió gì đó với ai đó chả hiểu gì cả, có cả những chuyện làm báo viết văn đủ thứ trên đời. Tôi nhớ một câu thơ ông viết: “Em dối trá từ đầu môi xuyên gót cẳng…”! Về sau, nàng đã trở thành một nhà văn nổi tiếng một thời.
Ông làm một cụm mộ gia đình ở Ngãnh Tam Tân cũng ngộ. Ngoài mộ Ông bà Giáo và Dì Nga, ông còn xây sẵn hai kim tĩnh dành cho ông và mợ tôi, bà Thoại Dung. Rồi ông cho tôi coi bài thơ mới viết có câu: “Em có đến mà anh không đón tiếp/ Cát bụi này sẽ thỏ thẻ chuyện đời anh…”. Không biết ông viết cho ai nữa! Ông cậu Ngu Í tuy điên nhưng mê các người đẹp viết văn làm thơ, vẽ tranh rất mực. Mỗi khi gặp một nữ văn nghệ sĩ trẻ đẹp tài hoa như vậy, ông thường quỳ xuống lạy mấy lạy làm các người đẹp hết hồn, nhảy nhổm, như trường hợp với HHT, TD… Nhưng ông đặc biệt quý trọng một nhà thơ nữ tận trời tây, người có những bài thơ tình sầu rất đẹp mà Phạm Duy đã phổ nhạc: Đừng nhìn em nữa anh ơi/ Hoa xanh đã phai rồi/ Hương trinh đã tan rồi…  Vì thế mà ông đặt cho các người đẹp thân quen của ông một cái tên riêng bắt đầu bằng chữ Minh của nữ sĩ đó cho dễ nhận ra nhau: Minh Kh, Minh Ph. Minh X… Ông làm thơ rất nhanh, có khi viết trên lịch, trên giấy báo, trên bao thuốc lá tặng các nàng, khiến các nàng hoảng sợ bỏ chạy. Cho nên ông thường than: “Không có người yêu để gọi em!”. Mợ tôi biết hết nhưng không ghen, biết đó là thứ tình nghệ sĩ: gởi gió cho mây ngàn bay…
Tôi còn nhớ lần đi cùng ông và nhạc sĩ Phạm Duy xuống Chợ Giữa, Mỹ Tho, để Phạm Duy thu băng buổi ca tài tử do cậu Năm của nhạc sĩ Trần Văn Khê tổ chức.  Tôi và Trần Quang Hải, con nhạc sĩ Trần Văn Khê ngồi băng sau. Phạm Duy vừa lái xe vừa kể chuyện suốt chuyến đi dài. Tôi chỉ loáng thoáng nghe thấy toàn những chuyện… tình! Cả hai người đều tuổi con gà (1921) đều mê nữ sĩ MĐHT thì phải!
 
Người thứ hai tôi quen thân là ông Nguyễn Hiến Lê. Tôi gần gũi và gặp gỡ thư từ qua lại với ông từ năm 1960 đến khi ông mất, năm 1984… Chính ông khuyến khích tôi học y khoa và khi trở thành bác sĩ thì tôi là người thường xuyên thăm bệnh cho ông, tư vấn cho ông những vấn đề sức khỏe, dù ông có người bạn thân là bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm, như là một bác sĩ “riêng” từ trước. Ông mắc nhiều thứ bệnh từ lao đến bao tử, trĩ… Cứ mỗi lần tập trung viết một cuốn sách nào đó ông lại lên cơn đau bao tử. Ông không rượu, nhưng hút thuốc lá liên tục. Thuốc rê, đựng trong lon sữa bò, quấn giấy quyến. Tôi thấy ông cứ đau bao tử hoài như vậy thì bày cho ông một cách chữa. Cách chữa này bản thân tôi đã có kinh nghiệm, vì tôi cũng từng bị đau bao tử suốt thời gian học trung học. Tôi được bác sĩ Lương Phán bày cho cách chữa đau bao tử là đừng để bao tử trống, acid sẽ tiết ra và bào mòn niêm mạc. Không để bao tử trống nghĩa là lúc nào cũng có chút gì đó “hối lộ” nó. Tốt nhất là bánh mì sấy khô, một thứ như than hoạt (charcoal) hấp thu và trung hòa acid, lại không nhiều calori. Tôi luôn để trong cặp đi học mấy lát bánh mì khô, lâu lâu cho vào miệng một miếng nhỏ. Không chỉ vậy, tôi còn có kinh nghiệm đọc Kim Dung để chữa đau bao tử! Khi mình say mê một cái gì đó thì thường… quên đau! Một hôm, nghe ông kêu đau quá, tôi khệ nệ mang đến tặng ông bộ kiếm hiệp Cô gái đồ long 6 cuốn và khuyên ông nên đọc để chữa bệnh. Mấy ngày sau ông kêu tôi đến trả lại sách vì “ không thể đọc được thứ này”! Ông ráng đọc chừng nửa cuốn rồi chịu thua! Thì ra ông đang soạn Kinh Dịch, Chiến Quốc Sách… thì giờ đâu mà đọc những chuyện “nhảm nhí” Vô Kỵ với Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu…! Tiếc thật, giá ông đọc được chừng vài ba cuốn thì sẽ bắt đầu ghiền và bớt đau ngay!
Rồi có lần ông lên cơn đau tim. Tôi vội đưa một người bạn chuyên khoa tim mạch đến thăm bệnh cho ông. Bệnh bớt. Một hôm ông kêu mệt quá, tôi đến nghe thấy tim đã có tiếng galop, phổi đầy ran ẩm thì biết không xong, ông đã bị suy tim phù phổi cấp. Tôi khuyên ông phải vào bệnh viện ngay. Ông chần chừ vì không ưa bệnh viện, không tin bệnh viện. Tôi  viết một lá thư giới thiệu ông đến bệnh viện An Bình, nơi có các bạn tôi đang làm việc ở đó. Rồi dưới áp lực của gia đình, của học trò và cả các bạn thân như ông Lê Ngộ Châu ở Bách Khoa…, trưa hôm đó ông chịu đi bệnh viện. Hóa ra, trong bệnh viện ai cũng biết ông, quý ông. Tôi bận ở khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng, mãi đến chiều mới trở qua thì nghe ông đã mất. Trước đó, ông nói với tôi: “Thế nào ông Trời cũng cho mình một thứ bệnh nào đó để mình chết chứ!”.
Người thân cho biết khi vào bệnh viện, ông vui vì được đối xử rất tử tế,  được xếp nằm phòng có hai giường, sạch sẻ, thoáng mát, dễ chịu. Giường kia đã có người bệnh nằm trước. Ông thấy bà tất bật, lăng xăng suốt ngày, bèn nằm nhích sang một bên rồi kêu bà nằm xuống nghỉ cạnh ông. Bà ngượng, không chịu. Ông nói có gì đâu mà ngượng! Nằm xuống đây đi! Và bà đã nằm cùng ông một lúc. Đó là bà Nguyễn Thị Liệp, vợ sau mà như trước của ông. Ông bà thương nhau lúc ông còn trẻ, đang làm việc ở Long Xuyên nhưng gia đình kêu ông cưới bà Trịnh Thị Tuệ, người Bắc (hai ông bà có một con trai là Nguyễn Nhật Đức, hiện sống ở Pháp). Chính bà Tuệ là người đi cưới bà Liệp cho ông.
Nguyễn Hiến Lê là một nhà nho, ông chuyên biên khảo về Khổng tử, Lão tử, Trang tử, Mạnh tử, Hàn Phi tử… không ưa Phật giáo, thế nhưng khi ông mất, bà Liệp (một Phật tử) đã để tro cốt của ông trong một cái tháp theo truyền thống đạo Phật và đặt ở chùa Phước Ân, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp… Nay có nhiều đoàn đến viếng thăm.
 
Chuyện thứ ba là về nhạc sĩ Trần Văn Khê. Tôi vốn lâu nay vẫn gọi ông là Chú, chú Khê – như một người trong gia đình – vì ông là bạn thiết từ tuổi thiếu thời của cậu Ngu Í. Khi tôi mới ra trường, cậu Ngu Í viết sẵn cho tôi một “cẩm nang” bảo nếu có dịp đi Pháp tu nghiệp thì tìm đến ôngTrần Văn Khê. Gần ba mươi năm sau, năm 1997, tôi mới có dịp ghé thăm ông ở Paris, và khi về có viết một bài “Đời thường giáo sư Trần Văn Khê” đăng trên báo Kiến thức ngày nay kèm bức họa vẽ chân dung ông. Trong bài tôi có kể chuyện ông Trần Văn Khê và bà Ngọc Sương đã ôm nhau khóc lúc ông đến Canada. Một bác sĩ đàn anh cũng là một nhà văn, bs TVT, từ bên Đức viết thư về “xỉ vả” tôi một trận tưng bừng vì dám dựng chuyện, vì theo anh thì anh biết quá rõ ông Khê và bà Ngọc Sương, vợ ông, đã ly dị từ lâu, và hiện bà Ngọc Sương vẫn còn đang sống ở Saigon thì làm gì có chuyện gặp nhau ở Canada! Thú vị ở chỗ có tới hai bà Ngọc Sương mà anh TVT không biết. Một bà Ngọc Sương là vợ ông Khê, đã ly dị, đang sống ở Saigon còn một bà Ngọc Sương khác, là em ruột ông Khê thì đang sống ở Canada! Tôi vội trả lời anh để anh đỡ bực mình!
Nhạc sĩ Trần Văn Khê nay đã 93 tuổi, về sống trong nước mươi năm nay và đã thực hiện được một số chương trình nhằm đưa âm nhạc dân tộc và hát ru vào các trường học cho trẻ em. Ông bị rất nhiều thứ bệnh từ tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi, thận, gan, mắt… và yếu liệt hai chân phải đi lại bằng xe lăn nhưng đầu óc thì sáng suốt, trí nhớ tốt, nói năng rất lưu loát… Những năm còn sống ở Pháp, ông luôn được sự chăm sóc sức khỏe bởi dược sĩ Hồ thị Tường Vân, người bạn thân mà ông gọi là “lão hữu”. Có lần tôi phone hỏi bà tình trạng sức khỏe chú Khê thì dược sĩ Tường Vân bảo: Từ rún trở lên rất tốt, nhưng từ rún trở xuống thì hết xài! Rồi sợ tôi hiểu lầm bà giải thích ông phải đi xe lăn!  Ông thường làm thơ xướng họa với các thân hữu và đặc biệt với nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương. Tôn Nữ Hỷ Khương là một… quận chúa, con Út của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ thị – dòng dõi Tuy Lý Vương. Ưng Bình là tác giả những câu hò được nhiều người biết: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai mong… Thuyền ai thấp thoáng bên sông, đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”… Tôn Nữ Hỷ Khương làm thơ từ thuở nhỏ bên cạnh cha, có những bài thơ đơn giản như lời nói nhưng rất nổi tiếng như: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui / Chuyện đời như nước chảy hoa trôi / Lợi danh như bóng mây chìm nổi / Chỉ có tình thương để lại đời…
Một lần tôi được bà tặng cho tập thơ mới, thấy có nhiều bài có lời đề tặng các vị “Đại huynh” như Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Văn Thương… chỉ riêng với Trần Văn Khê thì được bà đề tặng một cách rất riêng là “Hiền huynh Trần Văn Khê”. Tôi bèn viết hai câu đùa: “Hỷ Khương quận chúa đa tình / Hiền huynh có một Đại huynh hơi nhiều!”… Ai dè bà đưa khoe ngay với ông Khê. Ông lại cũng rất vui, không phiền trách gì cả. Tôi còn đùa ông rằng phải luôn tử tế với Hỷ Khương kẻo có ngày chú bị đưa lên “đại huynh” đó nha!
Thì ra, từ lâu hai người đã kết nghĩa huynh muội mà tôi không biết!
Chuyện chỉ có vậy.
(Còn nhiều “giai thoại” của các nhân vật khác, có dịp sẽ kể tiếp nhé!)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Jul 23, 2013 9:05 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Aug 10, 2013 12:03 pm


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Trò chuyện trên dutule.com (kỳ 18)
Posted: 07 Aug 2013 07:24 PM PDT
 Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,

Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị. Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm…
 Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé.

Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm “rộn” anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp).

Nguyệt Mai

 
Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) trả lời:
 
Quả tình tôi cũng có hơi ngại bạn đọc sẽ nhàm chán khi cứ nghe kể những chuyện… “bên lề” hoài thế này, nhưng Nguyệt Mai đã lại đặt câu hỏi và Du Tử Lê cũng nhắc… nên đành tiếp tục kể thêm một vài chuyện nữa cho vui!

* Về giới hội họa, tôi biết không nhiều. Chỉ thân quen với Cù Nguyễn, Đinh Cường, Hồ Hữu Thủ, Rừng, Lê Triều Điển…. Với họa sĩ Cù Nguyễn tuy quen biết anh đã lâu qua người bạn ấu thời của tôi là nhà văn Trần Yên Thảo (tác giả Mắc Cạn), nhưng phải nói “gần gũi” anh nhiều nhất là sau 75, lúc gia đình anh và Trần Yên Thảo bán sách cũ ở chợ trời sách đường Đặng Thị Nhu, nơi chiều chiều tôi vẫn lê la…

Nhưng hãy nói về Đinh Cường, một nhà thơ, à quên, một họa sĩ rất dễ thương mà chúng ta đều thân quen. Nhiều người biết Đinh Cường họa sĩ, mà quên Đinh Cường thi sĩ. Cho nên Tạp chí Quán Văn số 14 vừa rồi, số đặc biệt về Đinh Cường, có tiêu đề là “Đinh Cường, thi sĩ của hoài niệm” với nhiều bài viết của Huỳnh Hữu Ủy, Đỗ Long Vân, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Doãn Quốc Sĩ, Đặng Tiến…

Với tôi, tranh Đinh Cường đúng là những bài thơ! Còn nhớ năm 1982, một thời kỳ quá đỗi khó khăn,  Đinh Cường đã có một cuộc triển lãm “bỏ túi” – một cuộc triễn lãm “chui” thực sự – tại phòng mạch bác sĩ – họa sĩ Thân Trọng Minh, người bạn cùng khóa với tôi ở Quận 5. Thời đó làm gì có thể có một buổi triển lãm tranh “hoành tráng” ở Gallery Tự Do hay Hội mỹ thuật Thành phố như bây giờ! Triễn lãm tranh chui ở một phòng mạch bác sĩ dĩ nhiên ít người biết nhưng tranh Đinh Cường lại bán… đắt như tôm tươi! Vèo cái hết sạch! Không biết anh đã miệt mài vẽ từ bao giờ nhưng những bức tranh nho nhỏ đó đều rất thơ, vừa bay bỗng vừa ngậm ngùi! Giáo sư y khoa Nguyễn Đình Cát “ôm” về hai bức “lớn”, còn tôi cũng kịp “rinh” về được một bức nhỏ… , vẽ những gộp đá cheo leo ở Đèo Cả và những con chim tung tăng… Đinh Cường một hôm đến nhà tôi thăm lại… bức tranh, hình như anh hãy còn luyến tiếc!

Năm 1993, khi tu nghiệp ở Boston, tôi phone Đinh Cường đang ở DC, anh gởi đến tôi mấy bức minh họa cho tập thơ và một bức tranh “Đỗ Nghê qua trí nhớ”, kèm mấy dòng chữ: “Đứng bên bờ vực Niagara, ngọn thác hùng vĩ nhất thế giới này, moa chỉ muốn tung mình xuống dòng thác… như con diều rơi cho vực thẳm buồn theo…, một câu hát của Trịnh Công Sơn:”  Tôi hiểu cái “vực thẳm buồn theo” đó cũng là cái vòm cao “trắng một màu mây vạn vạn đời”  (Vũ Hoàng Chương dịch Hoàng Hạc Lâu) mỗi khi người ta bỗng quay quắt tự hỏi: “tôi là ai mà còn trần gian thế?” (TCS).

Những lần anh về sau này chúng tôi vẫn thường có dịp gặp nhau, cùng Trương Thìn, Thân Trọng Minh, khi thì ở quán Faifo của nhà thơ Huy Tưởng, khi thì ở một quán café nào đó gần Gallery Tự Do của Sơn-Hà…

Có một chuyện vui nữa với Đinh Cường là hôm nọ, đến dự buổi ra mắt thơ ở nhà sách Phương Nam, tôi tình cờ ngồi gần một nhà thơ nữ rất xinh, tóc thề dáng cũ, suốt buổi cô chỉ toàn nói với tôi về Đinh Cường mới lạ! Cô gọi tôi bằng “chú” đầy… kính mến mà nhất định gọi Đinh Cường bằng anh thôi.
Thì ra Đinh Cường là một nhà thơ, mà nhà thơ thì không có tuổi!

Hôm qua, nhận được cái “meo” như thơ của Đinh Cường:
 4.8.2013

thư gởi ĐHN,
bà xã tôi vừa tìm quyển Như Thị đọc lại
tôi thì nhớ 3 người bạn bác sĩ có đêm cùng ngồi ở quán Faifo của Huy Tuởng
chắc ĐHN còn nhớ . mà nay đã mất một người . Trương Thìn ơi …
xem lại mái tóc bồng như sông Lagi, nhớ mùa đông năm nào bạn qua Harvard
bạn vẽ rất nhiều phác thảo đẹp
như văn bạn
như câu trích lời một ca khúc nào của TCS…
như minh họa của ĐTQuân.
Chúc an vui,
DC
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Dinh-Cuong-300x200
Từ trái: Thân Trọng Minh, Hồ Hữu Thủ, Đinh Cường,
Đỗ Hồng Ngọc, Huy Tưởng
 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Aug 10, 2013 10:14 pm



Ghi chép lang thang (7.13)
Posted: 30 Jul 2013 09:59 PM PDT
Thư gởi bạn xa xôi,
 
Bọn mình bây giờ ai nấy đều “cổ lai hy” cả rồi nên bàn chuyện tuổi tác một chút cho vui nhé! Mới năm ngoái, khi đi nói chuyện sức khỏe (health talk) cho một nơi nào đó, mình thường giới thiệu mình đã 72 tuổi thì mọi người vỗ tay rào rào, ồ lên vì không ngờ 72 mà trông trẻ quá, có người nói tưởng chưa tới 60! Mình… khoái lắm. Năm nay, “thừa thắng xông lên”, mình xưng mình 73! Chẳng thấy ai vỗ tay gì nữa! Dám có người còn nghĩ: tưởng 75 rồi kia chớ!
Mới có một năm mà nó gia tốc đến vậy!  Thiệt ra có gì lạ đâu. Nhớ cái hồi 15-16 mà coi, nó cũng “gia tốc” vậy thôi, nhưng theo một hướng khác. Ông Lê Ngộ Châu báo Bách khoa có lần khuyên mình: viết được cái gì thì viết đi, đừng đợi. Ông nói trước đây ông có nhiều dự định lắm, tính viết cái này viết cái kia – ông ở tòa soạn Bách Khoa thì thiếu gì chuyện để viết!- mà rồi đành chịu. Lúc đó ông cũng chỉ 75-76 gì đó. Vậy bạn có định in thơ, viết kịch gì đó thì mau mau đi nhé.

Già không chỉ da mồi, tóc bạc, tàng nhang… các thứ đâu. Già ở trí não mới đáng sợ. Nó làm mình quên một cách kỳ cục, tức cười, ngộ lắm.

Thực ra thì mọi thứ đều “Như thị’ cả đó thôi. Một cô gái 10-12 tuổi lò cò, ốm nhom ốm nhách, xanh lè xanh lét, qua tuổi 13 bỗng trở thành một thiếu nữ khiến các nhà thơ ú ớ: “Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám/ Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba. Tôi đã van lơn ngoan nhé đừng ngờ/ Tôi đã đợi như là tôi đã hẹn…” (Nguyên Sa).
Vì thế, đừng để nước tới trôn mới nhảy!
 
Vậy là Mẹ mình mất đã 2 năm. Bà mất lúc 94 tuổi, kể cũng… thọ. Hôm rồi cả nhà về Lagi, làm đám giỗ cho bà tại ngôi nhà bà đã sống những năm cuối đời. Giỗ đơn giản thôi: hoa và trái. Ngôi nhà đã xuống cấp nặng vì thiếu người trông nom. Phải có hơi người thì cây cỏ mới tốt tươi. Chỉ còn mấy cây bàng, cây mãng cầu có cao thêm một chút. Cây ổi vẫn  rất ngon mà chín trái nào sâu đục trái đó. Cắn cái bụp, nuốt ngon lành xong mới thấy còn nửa con sâu đang ngo ngoe. Cây xoài to đùng trước sân, mùa nào cũng rất sai trái, nay bà mất, nó cũng chết theo luôn!

Rời Lagi, cả nhà về quê ngoại mình ở Phong Điền (Hiệp Nghiã), nơi bà được sinh ra. Nay ông bà Ngoại, ông Bảy, bà Sáu, ông Mười, cậu Năm lớn, cậu Năm nhỏ, dì Ba, cậu Ngư, cậu Cảnh… đều mất cả rồi! Con cháu cả làng bây giờ phá vườn trồng thanh long, thứ cây công nghiệp giúp mọc lên mấy mái ngói đỏ lòm trong xóm. Không còn dừa, không còn cau, không còn chuối, mít, bưởi, cam, chanh…, chỉ còn cọc là cọc . Cái giếng nước trong veo của Ngoại ngày xưa cả làng đến gánh uống nay đục ngầu, do nhà nhà đào giếng tưới thanh long làm vỡ mạch nước ngầm thì phải.  Đường sá được mở mang, trải nhựa, nhưng về đây mình vẫn tiếc những con đường làng quanh co, cỏ lúa quấn quít bên chân người, mọc đầy rau má hoang, và cả cây mù u cắm mốc bên bờ ruộng, cùng những chuyện ma đu đưa trên bụi tre đầu làng, ma gáo lăn lăn theo người… Mình nghĩ những “người xưa” đó thực ra chẳng mất đi đâu cả. Hết là sóng, họ về với nước. Và những làn sóng khác lại lăn tăn… từ nước.
 
Lần này vì có các cháu nội ngoại cùng đi nên mình “tranh thủ” giới thiệu Phan Thiết cho tụi nhỏ. Đi qua bãi đồi dương Vĩnh Thủy, ăn trưa ở quán gần bãi Thương Chánh, ghé thăm Vạn Thủy Tú, nơi có bộ xương cá voi to nhất Đông Nam Á, trường Dục Thanh, chùa HN… nơi ngày nhỏ mình ở nhà Cô Hai đi học trường Cô Tiểu Sính cạnh bờ sông. Vạn Thủy Tú được xây năm 1762 để thờ Cá Ông (cá voi).
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Van-Thuy-Tu-300x225 

Tụi nhỏ được nghe giảng giải về tục thờ cá voi, cúng Tiền Hiền, được thấy tận mắt những mô hình ghe rồng ghe phụng rất độc đáo. Đặc biệt có dịp coi người ta làm thúng chai (bây giờ gọi là thuyền thúng) thủ công với nan tre, phết dầu rái và chai, rất bền chắc. Gần trường Dục Thanh, ngay trên đường Trưng Nhị bên bờ sông Cà Ty bây giờ đã có cây cầu bắc qua chợ Gò. Xưa mình vẫn thường qua lại bằng đò ngang để đến nhà thương thí chích thuốc! Bạn nhớ nhà bác sĩ Phầu và nhà ông Hồ Tá Bang không? Chỗ đó đó. Ông Hồ Tá Bang là cha của bác sĩ Hồ Tá Khanh (có thời làm Bộ trưởng Bộ Y tế), cô Năm Liệt, cô Sáu Tường Vân và cô Bảy (Hồ thị Tiểu Sính), người có ngôi trường tiểu học nho nhỏ mà ông cậu Ngu Í đã dẫn mình đến gởi học 60 năm về trước! Còn chùa HN nơi mình ở cũng cạnh đó thôi, cách chừng hơn trăm 
thước!

 Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Thung-chai-1-150x150
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Thung-chai-2-150x150
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Thung-chai-3-300x225
 
Mấy ngày ở Mũi Né thì nhờ ở phía Gành (giống Bãi Sau ở Vũng Tàu), mình có cơ hội leo lên đỉnh núi đá cao nhìn ra hòn đảo xa xa, rồi đi một vòng ra chợ Thạch Long, đến tận Lăng Nam hải, ngôi đền thờ Cá Ông trên động cát sát cạnh bờ biển. Ở đó nhìn ngược về phía Rạng trùng trùng đồi cát đỏ rực cùng những hàng dừa xanh tít tấp thật đẹp. Mũi Né đúng là một cái vịnh, tĩnh lặng, một cái Mũi cho ghe thuyền Né giông bão! Mũi Né bây giờ phát triển mạnh với đường sá rộng mở phía những đồi cát trắng, cát hồng, cát đỏ… những khu biệt thự lộng lẫy, khu sân golf v.v… Riêng “nội ô” (phố cổ?) thì vẫn vậy, vẫn ngổn ngang, ngoằn ngoèo với những “con đường sỏi đá vẫn quanh co”,  và người dân vẫn lam lũ như xưa! Nhờ vậy buổi tối ra chợ Mũi Né còn có bánh căn, bánh xèo, chè các thứ! Bánh căn với nước mắm đâm đúng điệu, với cá kho đúng điệu, vẫn còn ngon lắm bạn ơi!
Du lịch Mũi Né bây giờ ghét nhất là vào mấy cái resort to đùng kêu nước mắm không có, chỉ có xì dầu, kêu ớt xanh cũng không có, chỉ có tương ớt!  Tưởng tượng coi!
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 IMG_2480-276x300 
Kể với bạn toàn chuyện “hoài cổ” cũng chán, thôi qua chuyện “kim” vậy nhé. Cháu nội mình, bé Nhím 9 tuổi rất dễ thương. Bữa ở Mũi Né, không nhớ mình đã nói năng chọc ghẹo mấy đứa cháu nội ngoại thế nào mà Nhím kêu lên: “Ông Nội bất lịch sự!”. Bà nội ngồi đó bèn can: Con không nên nói ông nội như vậy!  Nhím cãi: “Nhưng, ông Nội bất lịch sự thiệt mà!”. Ừ, nhưng ông nội là người lớn, mình không nên nói vậy. Bà nội can. Nó chịu, nhưng chắc còn chưa hiểu tại sao với người lớn thì không được nói vậy! Mình không nhớ đã “bất lịch sự” thế nào nhưng phải… rút kinh nghiệm thôi.

Hôm đến chùa Vạn Đức làm lễ giỗ cho bà Cố (tức Mẹ mình), giữa lúc các sư đang gỏ   mõ tụng kinh thì mình nói nhỏ với bé Nhím: Bà Cố sẽ phò hộ tụi con học giỏi và khỏe mạnh. Nhím quay lại hỏi: “Sao Nội biết?”. Mình ớ ra, ừ nhỉ, sao mình biết? Đành nói xưa nay con cháu hiếu thảo thì ông bà luôn phò hộ!

“Ra đường hỏi già về nhà hỏi trẻ” là vậy đó!

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc
 

 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 23, 2013 10:02 am


Một bài viết trong ngày Vu Lan
Posted: 21 Aug 2013 09:04 PM PDT
Có một bài thơ nhỏ*
Ngô Đình Hải

Mùa Vu Lan năm ngoái, tôi đọc được bài thơ này:
 
Bông hồng cho Mẹ
Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đoá hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…
Đỗ Nghê
(Vu Lan 2012)



Bài thơ ngắn. Ngắn như giấc mơ hạnh phúc của một đời người. Ngắn như thời gian của những ngày tôi còn có mẹ…“Nước mắt vốn chảy xuôi” thành sông thành biển, một vài giọt “ rơi ngược dòng” có thấm tháp vào đâu! Tôi không viết mà ghi chép lại, từ trong cái ký ức tồi tàn của mình, xin được như chút hương khói dâng lên mẹ để tưởng nhớ trong mùa Vu Lan này…
 
Con cài bông hoa trắng

Đã mấy mươi năm, Vu Lan nào tôi cũng chỉ được một bông hoa trắng. Những bông hoa trắng tiếp nối, chắc chắn sẽ theo tôi đến hết đời. “Con cài bông hoa trắng” lên áo của những ai mồ côi mẹ đều thiệt thòi, đáng thương và tội nghiệp như nhau, cho dù nó đã là một thằng già 60 tuổi như tôi!…

Ngày mẹ theo thầy tôi vào Nam, tôi hãy còn ẵm ngữa. Cô gái nhà quê mới lấy chồng hơn năm, còn chưa kịp quen chốn thị thành, đã phải bồng con bỏ xứ, bỏ làng, bỏ cha mẹ, anh em, bỏ tất cả vì “xuất giá tòng phu”!…Bước xuống tàu là…hết, là biền biệt, là vĩnh viễn chia xa. Chắc hẳn ngày đó mẹ tôi đau lòng lắm! Người ta chẳng thường nói “ thà tử biệt hơn sinh ly” đó sao…

Tôi lớn lên giữa Sài Gòn không họ hàng thân thuộc, không có một chút khái niệm nào về miền quê của mình. Có chăng là do thầy mẹ tôi kể lại, và câu chuyện luôn kết thúc bằng tiếng thở dài: “ không biết bây giờ…!” Quê ngoại xơ xác, những năm đói kém, con cái còn gửi người thân nuôi giúp, có gì cho mẹ tôi mang theo? Tới một tấm ảnh gia đình cũng không, những gì mẹ tôi còn lại là ở trong trí nhớ, ở trong những hình ảnh nhạt nhòa được ghi lại đằng sau những giọt nước mắt! Lần nào cũng vậy, mẹ tôi luôn gói gọn trong một vài cái tên, vài kỷ niệm nho nhỏ, nó như để nhắc nhở tôi về một nguồn gốc, về một mối quan hệ mà tôi không hình dung ra được…

Chiến tranh càng kéo dài, mẹ tôi càng héo hắt. Nhất là từ dạo, tin “chiến sự” có thêm phần tin máy bay “oanh tạc”, mẹ tôi lại có thêm những đêm mất ngủ, bà ngồi trong màn, lầm rầm khấn vái tới khuya. Không ai biết mẹ tôi khấn gì, anh em tôi không nghe được, thầy tôi cũng không nghe, chỉ yên lặng nhìn, cái nhìn xót xa và chịu đựng. Rồi nỗi đau đó lan rộng trong nhà, chúng tôi cố không nói chuyện với nhau về bất cứ điều gì liên quan đến cuộc chiến, để mẹ tôi bớt ray rứt và nguôi ngoai phần nào chăng…

…Ngày đi học, tôi luôn ao ước nghỉ hè được về quê chơi như những đứa bạn cùng lớp, cái miền quê xa thẳm chỉ còn trong ký ức của mẹ, tôi cũng biết như thế nhưng không ngăn mình được. Cái mơ ước nhỏ nhoi và “không tưởng” đó lại cứ lớn dần, nó hình thành một nỗi ám ảnh với mọi người trong nhà, nhất là mẹ tôi!…

…Mùa hè luôn gắn liền với tháng bẩy, tháng của gặp gỡ âm dương. Mẹ tôi cúng cô hồn rất tươm tất. Bà trải một chiếc chiếu ra trước cửa nhà, bày lên đó chè, cháo, xôi, gà, bánh trái để cúng, rồi sau đó đốt rất nhiều “giấy tiền, vàng mã”. Mẹ tôi nói để cho những vong hồn xa nhà làm lộ phí mà về, người cỏi âm chắc đi lại dễ hơn, chứ như mẹ tôi nhớ quê mà không có đường về,…khổ lắm!

…Rằm tháng bẩy, mẹ dắt anh em tôi lên Chùa, cài cho chúng tôi những đóa hoa hồng thật đẹp, và tự tay cài cho mình một bông hồng đỏ thắm lên áo. Đó là lúc tôi thấy mẹ tôi vui nhất, dù đã mười mấy năm qua mẹ tôi không hề có lấy một chút tin nào về nhà ngoại, nhưng tôi biết tự trong thâm tâm, mẹ tôi luôn hy vọng và thực sự mong mỏi mình còn được một bông hồng như vậy!…

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đoá hồng

…Khi những chuyến tàu sắt nối liền Nam Bắc vừa có, thì có lẽ mẹ tôi là một trong những thường dân đầu tiên lên tàu. Bà gói ghém thật kỹ những món quà, có những thứ mẹ tôi để dành từ lâu lắm. Tôi biết mẹ tôi luôn chuẩn bị cho cái ngày về thăm quê này kể cả trong những giấc mơ! Anh em tôi không ai đi theo dù rất muốn, bởi lúc bấy giờ thầy tôi đang đi “học tập”, chúng tôi đã gom góp và bán đi tất cả những gì có thể bán được, cố gắng góp nhặt cũng chỉ đủ chi phí cho một người…Lên tàu đi, mẹ tôi lại rơi nước mắt…

Từ ngoài quê, mẹ tôi gửi thư về, những lá thư dài kể đủ thứ chuyện, ngoại tôi cũng yếu lắm, bà cố sống chỉ để chờ gặp đứa con gái hơn 20 năm xa cách. Rồi ngoại mất, mẹ tôi ở lại ngoài đó thêm ít lâu để chịu tang. Khi về mẹ tôi mang theo được tấm ảnh chụp khuôn mặt của một người phụ nữ, chít khăn mỏ quạ và nụ cười hiền hậu, phô hàm răng đen nhánh. Mẹ tôi nói hình của ngoại để thờ. Anh em tôi cũng biết mặt ngoại từ đó…

Năm sau thì thầy tôi “học tập” về, mẹ tôi đã vất vả càng vất vả hơn, một mình bà lê la khắp các chợ trời vỉa hè mà mua mà bán nuôi cả nhà. Năm sau nữa thì mẹ tôi đi theo ngoại! Tôi cũng đã ngoài 20, chưa làm được điều gì có nghĩa cho mẹ, mà nếu có thì có lẽ chỉ một điều duy nhất làm cho mẹ tôi đỡ khổ, đỡ dằn vặt, đó là : tôi học được Đại học và không phải…đi lính!…

Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…

Cuối cùng, tôi tự hứa với mình, tôi sẽ gọi điện cho anh Đỗ Nghê, chỉ để nói với anh là tôi… đang đọc bài thơ của anh trong ngày Rằm tháng bẩy dù rằng tôi đã…thuộc lòng từ mùa Vu Lan năm ngoái!…

Ngô Đình Hải
( Vu Lan 2013)
…………………………………………

* tựa của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Aug 25, 2013 8:26 pm


Trò chuyện trên dutule.com (kỳ 20)
Posted: 24 Aug 2013 02:51 AM PDT
Câu hỏi của Nguyệt Mai:
Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị.
Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm…
 Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé.
Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm “rộn” anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp).
Nguyệt Mai
 
Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
Về các nhạc sĩ, tôi nhớ nhất anh Phạm Trọng Cầu.  Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi,  Mùa thu không trở lại: Em ra đi mùa thu/ Mùa thu không trở lại/ Em ra đi mùa thu/ Sương mờ giăng âm u… Ngày em đi/ Nghe chơi vơi não nề/ qua vườn Luxembourg/ Sương rơi che phố mờ… Tôi biết vườn Luxembourg cũng là nhờ Anatole France và Phạm Trọng Cầu. Năm 1997, tôi có dịp lang thang ở Luxembourg và nhớ lại hình ảnh cậu bé con vai đeo cặp vở tung tăng của Anatole France và “mùa thu không trở lại” của anh. Phạm Trọng Cầu rất vui tánh. Hồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay hát: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười… thì anh đã “chế’ thành: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi/ Từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà…”
Rồi cùng mà cười!

Sau 1975, một hôm, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu chống nạng đến tìm tôi tại nhà nói là gặp “để tặng cho tác giả thơ”, bài nhạc “Thư cho bé sơ sinh” mà anh đã phổ thơ tôi ngày còn ở trong tù, nhờ đọc được bài thơ này trên một tạp chí y học! Anh nói anh viết để cho Thái Thanh hát, nhưng bây giờ tình thế đã khác rồi! Rồi anh hát thử tôi nghe với cái giọng ồ ề dễ thương của anh! Tôi rất cảm động. Và đó là lần đầu tiên tôi quen anh.
Bài thơ Thư cho bé sơ sinh tôi viết năm 1965, trong một đêm trực ở Bệnh viện Từ Dũ, sau một ca đỡ đẻ đầu tiên trong đời của một sinh viên y khoa thực tập. Hồi đó, phải học đến năm thứ ba y khoa chúng tôi mới được phép đỡ đẻ trên người. Mỗi sinh viên phải đỡ ít nhất 20 “ca” sanh thường, không bệnh lý. Tối tối, chúng tôi túc trực ở phòng nhận bệnh để “bắt ca”. Một hôm, tôi bắt được ca “4 cm”, nghĩa là ca mà cổ tử cung đã nở gần trọn, sắp sanh. Tôi đưa sản phụ lên phòng sanh, thăm khám, làm vệ sinh các thứ, theo dõi  cơn co tử cung, ghi chép cẩn thận vào hồ sơ bệnh án rồi ngồi bên trò chuyện cho sản phụ quên đau. Tôi nghĩ đến mẹ mình, đến những giọt mồ hôi của biết bao bà mẹ chờ sanh khác. Đến gần sáng thì cơn đau đã rột. “Lúng túng” một cách lành nghề, tôi cũng đã đỡ được ca đầu tiên mẹ tròn con vuông! Lòng lâng lâng tôi đẩy xe cho hai mẹ con về phòng, rồi viết bản “phúc trình”. Trời đã hửng sáng. Bên ngoài khung kính cửa phòng sanh, Sài Gòn tấp nập và hừng hực không khí ngột ngạt những ngày tháng này của năm 1965. Đột nhiên, một cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một mạch ngay sau phần bệnh án một bài thơ nhỏ: Thư cho bé sơ sinh.
Sáng hôm sau, giáo sư HNM đọc bản phúc trình của tôi, gọi tôi vào rầy: “Đỡ đẻ không lo đỡ đẻ, lo làm thơ!”. Chẳng ngờ bài thơ viết vội trong đêm trực đã phổ biến nhanh  trong giới sinh viên và nữ hộ sinh thời đó. Không biết ai đã viết lên bảng đen! Bài thơ được đăng trên báo Tình Thương, rồi in lại trong tập thơ “Tình người” của tôi, năm 1967. Số phận bài thơ khá ly kỳ. Năm 1973, Bác sĩ Lương Phán đăng lại “Thư cho bé sơ sinh” trong một tạp chí y học do ông phụ trách, và đã trả nhuận bút rất hậu! Tôi nhớ thời đó thơ ít khi được trả nhuận bút. Ngay cả báo Bách Khoa cũng chỉ trả trung bình 50 đồng cho một bài thơ, nhưng bác sĩ Lương Phán đã trả tôi… 5000 đồng! Ông nói, “vì tôi rất thích bài thơ này”.
Khoảng năm 1995 tôi có dịp làm việc với ba vị bác sĩ, là giảng viên của Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Thọ ở miền Bắc lần đầu vào Saigon.  Trong lúc chuyện trò, có người tình cờ nhắc bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” của tôi thời sinh viên thì thầy Nguyễn Hồng Hải, một trong ba vị bác sĩ đến từ Phú Thọ bỗng chồm lên, ôm lấy tôi, mừng rỡ: “Thế ra anh là tác giả bài thơ đó ư?”. Rồi thầy đọc liền một mạch. Thầy nói gần 20 năm nay, năm nào dạy lớp nữ hộ sinh ở Phú Thọ, thầy đều đọc cho họ nghe bài thơ mà thầy không biết tác giả là ai, chỉ nói “khuyết danh” thôi.
Gần đây, tôi tình cờ phát hiện trên mạng, có một bản dịch sang tiếng Anh bài Thư cho bé sơ sinh của Phát (Phat’blog), một người không quen biết, với những lời bình thật sâu sắc!
Còn nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu từ đó đã rất thân thiết với tôi. Chúng tôi vẫn thường gặp nhau luôn, nhất là mỗi khi anh có bài hát mới, thường kêu tôi tới để hát cho nghe! Anh luôn “mày tao” rất dễ thương, vì anh lớn hơn bọn tôi đến mấy tuổi!
Phạm Trọng Cầu sinh ở Phnom-Penh 1935 và mất ở Tp. HCM (Saigon) 1998, tốt nghiệp nhạc viện Paris, còn có bút danh là Phạm Trọng.
 
Thư cho bé sơ sinh
Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em

Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ

 Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến

Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút đó
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu

Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng, với hoang mang,
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…

Đỗ Nghê
(Đỗ Hồng Ngọc, Bv Từ Dũ, 1965)
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Dutule-PTC-300x205
 
Ghi chú: Trả lời câu hỏi của Nguyệt Mai, tôi kể về Đinh Cường, Nguyễn Bắc Sơn và Phạm Trọng Cầu… chung trong một bức thư, nhưng có lẽ do quá dài nên “Trò chuyện trên dutule.com” đã tách thành 3 kỳ riêng biệt (18,19,20). Mong các bạn thông cảm.
ĐHN.
 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Sep 02, 2013 5:59 pm


Trò chuyện trên dutule.com (kỳ 21)
Posted: 30 Aug 2013 08:28 PM PDT
Lá Thư Từ Kinh Xáng
 
Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh, thế là tròn một vòng tìm hiểu về vài nhân vật văn học mà bác sĩ có dịp quen thân và gần gũi và đã được Bác sĩ giải đáp rất tỏ tường. Nay thì xin trở lại trò chuyện thêm cùng bác sĩ về lãnh vực khác.
Có lần đọc được trên trang nhà của Bác sĩ, bác sĩ có giải thích về “Thiền Định Phật Giáo”: Có hai hình thức trong Thiền định Phật giáo: Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana)”. Còn “Thiền đốn ngộ” là sao, thưa bác sĩ? Có phải “thiền đốn ngộ” là ”Chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật” không? Nếu đúng vậy thì tại sao “phải chỉ thẳng tâm người, và chẳng lập văn tự” vậy, thưa Bác sĩ?
Kính chúc bác sĩ thân tâm thường an lạc.
Kính thư
Hai Trầu

 
Đỗ Hồng Ngọc trả lời:
 
Kính thưa anh Hai Trầu,
Anh hỏi khó quá anh Hai à! Chỉ thẳng tâm người (trực chỉ chơn tâm) ấy là muốn khuyên ta đừng có “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (TCS) nữa mà hãy “nương tựa vào chính mình”, quay lại quan sát chính mình. Nương tựa là “quy y” đó anh Hai! Phật khuyên “hãy nương tựa chính mình” ấy là hãy quy y chính bản tâm mình đó,  để chuyển hoá cái tâm nhảy nhót như khỉ như vượn (tâm viên ý mã) thành tâm thanh tịnh để có được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống, như anh Hai có câu chúc “thân tâm thường an lạc” ở trên đó vậy.
Thấy được cái “bổn tâm”, ấy là thấy được Phật tánh, thành Phật, nên bảo “trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Vây thôi. Quay về đó mà… tu luyện, không nhứt thiết phải tìm lên núi cao rừng sâu. Trần Nhân Tông bảo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hề khốn tắc miên/ Gia trung hữu bảo hưu tầm mích…” là nói ta có thể ở trong đời mà vui cái đạo, nhờ sống biết “tùy duyên”. Trong nhà có của báu rồi đừng tìm kiếm đâu nữa cho mất công! Của báu không phải là vàng bạc ngọc ngà chi đâu. Của báu là cái tâm ta đó thôi.
Cho nên cũng gọi là tâm đạo, hay đạo tâm. Khoa học ngày nay cũng chứng minh cái “tâm” ta rất nhu nhuyến, rất uyển chuyển, có thể “uốn nắn” được. Từ cái tâm hung hăng, lúc nào cũng muốn “nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị” có thể chuyển hóa thành cái tâm bồ tát, cái tâm an lạc, từ bi hỷ xả! Còn Tuệ trung Thượng sĩ, người cậu mà cũng là thầy của vua Trần Nhân Tông cũng nhắc phải: “phản quan tự kỷ”… anh Hai nhớ không?
 
Hán-Việt Từ điển của Đào Duy Anh giải thích: Đốn là “hốt nhiên”. Còn Phật học Từ điển của Đoàn Trung Còn (1963) thì Đốn có nghĩa là “Tức khắc, mau lẹ, không chần chờ. Đối với tiệm là lần lượt theo thứ bực, theo trình độ” (tr 576). Đốn ngộ là “Tỉnh ngộ tức khắc”.(tr 577). Vậy thì thiền đốn ngộ là thứ thiền hốt nhiên, tỉnh ngộ tức khắc, ngược với thiền tiệm ngộ là ngộ từ từ, dần dần, theo thứ bậc. Phương pháp trực tiếp, đốn ngộ này tương truyền trong 4 câu: “Giáo ngoại biệt truyền/ Bất lập văn tự/ Trực chỉ chơn tâm/Kiến tánh thành Phật”,  nghĩa là không phải giải thích dài dòng, đọc sách tụng kinh mệt mỏi, văn tư tu phiền phức! Chuyện kể có người một hôm nghe tiếng ngói vỡ mà đại ngộ, có người nghe tiếng chim kêu, tiếng lá rơi mà đại ngộ!
Có câu chuyện: Một đệ tử theo thầy là một thiền sư đã lâu ngày không được dạy gì về thiền nên rất buồn bã. Một hôm, hai thầy trò dạo thuyền trên sông, đệ tử lựa lúc thầy vui bèn hỏi: Thưa thầy, thiền là gì ạ? Thầy chẳng nói chẳng rằng, thình lình lật úp chiếc thuyền. Đệ tử té xuống nước loi ngoi trối chết một lúc mới được thầy vớt lên và bảo: Thiền là vậy đó. Đây là một câu chuyện thiền rất có ý nghĩa!
 
Ta biết Thiền, tiếng Pali là Jhanas, Sanskrit là Dhyana, được dịch âm qua tiếng Hán là Chan, tiếng Nhật là Zen và tiếng Việt là Thiền…  Đây là một “kỹ thuật” rất quan trọng trong Phật giáo. Các chùa chiền cũng thường được gọi là Cửa thiền.
Thiền đã có tự ngàn xưa, trước thời kỳ Phật giáo. Phật Thích Ca lúc bắt đầu đi tu đã đến học thiền với hai người thầy giỏi nhất thời đó. Trải qua 8 bậc thiền từsắc đến vô sắc  thấy vẫn không giải quyết rốt ráo được con đường giải thoát của mình nên Ngài đã đi tìm một con đường riêng. Và đó chính là “cửu thiền” – thiền thứ chín- còn gọi là “Diệt thọ tưởng định” (Chữ diệt ở đây không phải là tiêu diệt mà có nghĩa là không để sanh ra –Nirodha – mà thôi). Có hai thứ thiền trong Phật giáo là thiền chỉ (samatha) dẫn đến giải thoát tâm và thiền quán (vipassana) dẫn đến giải thoát tri kiến.
Ta thường nghe chuyện Huệ Năng và Thần Tú như để minh họa cho đốn ngộ và tiệm ngộ. Huệ Năng là một người gánh củi bán dạo, một hôm chỉ nghe lõm một câu trong kinh Kim Cang Bát Nhã: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ngộ tức khắc (đốn ngộ), trong khi đó, Thần Tú là một “trí thức” uyên bác mà lận đận mãi, về sau mới ngộ được (tiệm ngộ). Thực tế không có đốn không có tiệm gì cả! Muốn “đốn” cũng phải dày công nghiền ngẫm rồi mới đốn được. Newton nằm dưới gốc cây táo, thấy trái táo rụng, tìm ra được định luật sức hút của quả đất. Trước nay biết bao người cũng nằm dưới gốc táo, cũng thấy táo rụng, có ai nghĩ ra được gì đâu phải không? Huệ Năng sau khi “đốn ngộ”, cũng đã phải vào chùa giã gạo bửa củi nhiều năm, sau còn đi theo nhóm thợ săn lưu lạc giang hồ hằng mười lăm năm trời mới trở thành Lục Tổ của Thiền tông đó chứ!
Dịp này xin gởi tặng anh Hai và bạn đọc bài viết ngằn về lục tổ Huệ Năng với câu nói nổi tiếng của ngài: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bổn lai diện mục của thượng tọa Huệ Minh?”:
 
“Không nghĩ thiện
Không nghĩ ác”
 
“Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác / Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác / Hãy làm điều thiện)?
Tưởng tượng đêm hôm đó, một đêm không trăng sao, thầy trò Huệ Năng lén lút ôm bọc y bát rời chùa, len lỏi giữa các rặng lau sậy, ra tận bờ sông… Khi đại chúng biết ông đã được truyền y bát trốn về phương Nam thì có đến vài trăm người rượt đuổi theo để đoạt lại, trong đó có thượng tọa Huệ Minh, vốn trước là một tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng đặt y bát lên tảng đá rồi núp vào đám sậy nói lớn: “Y bát là vật làm tin, há dùng sức mà đoạt được sao? “Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng nhúc nhích, bèn kêu: “Hành giả! Hành giả! Tôi đến vì Pháp, chẳng phải vì Y!”
Huệ Năng nói: “Ông đã vì Pháp mà đến, thì nên dứt bặt trần duyên, chớ sanh một niệm. Tôi sẽ vì ông mà thuyết”. Rồi nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đang khi ấy cái gì là bổn lai diện mục của thượng tọa Minh?”.
Huệ Minh ngay đó đại ngộ.
Thiệt ra Huệ Minh có định lấy y bát chi đâu. Muốn lấy thì đâu có khó gì với một ông tướng như vậy! Ngày nay còn dễ hơn nữa. Đầy dẫy ra đó. Mua đâu chẳng có. Sư phụ Hoàng Nhẫn cũng đã căn dặn: Sau này dẹp cái vụ truyền y bát hình thức đó đi cho đỡ rầy rà, tranh đoạt, giữa chốn thiền môn. Tâm truyền tâm thôi.
Thượng tọa Minh thực lòng khâm phục Huệ Năng từ lâu, đã muốn được học pháp, nghe pháp từ Huệ Năng giờ mới có dịp. Trong lúc rầm rập chân người, la ó vang trời, đèn đuốc sáng choang đó, giữa sự căng thẳng sống chết chỉ mành treo chuông đó, một câu nói “dứt bặt trần duyên / chớ sanh một niệm” của Huệ Năng đủ sức lay chuyển tận gốc rễ con người Huệ Minh. Đó chính là lúc bổn lai diện mục Huệ Minh có cơ hội để xuất hiện vằng vặc giữa trời quang! Huệ Minh chỉ cần nghe một câu là đủ. Cũng như xưa Huệ Năng nghe “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là đủ. Học kinh, kệ của Phật, một câu một chữ qúy biết bao. Thực ra câu nói “Không nghĩ thiện / không nghĩ ác” chẳng qua là một… minh họa, làm cho rõ nghĩa thêm mà thôi, và nhất là phù hợp với hoàn cảnh căng thẳng đầy sát khí lúc đó.
“Dứt bặt trần duyên / Chớ sanh một niệm”. Ấy chính là “vô niệm”. Con đường phát hiện và hành thâm của Lục tổ Huệ Năng. Từ đó mà thấy biết “gió không động / phướn không động”. Con đường trực chỉ chân tâm đó vậy.
Tóm lại, “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” chỉ có nghĩa là không hai, là bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…!
“Đại gia” Duy Ma Cật nhờ đã trang bị pháp môn Bất nhị này đến tận răng mà thõng tay vào bất cứ chốn nào dù là thanh lâu, quán nhậu, karaoke ôm hay động xì ke ma túy… Vào đến chốn nào thì chốn đó trở thành đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh.
Còn ta lơ mơ “ngẫu hứng lý qua cầu” dễ lọt… xuống sông!
 
Đỗ Hồng Ngọc
(Thấp thoáng lời Kinh, Nxb HNV, 2012)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Sep 11, 2013 9:50 pm



“Văn hóa đọc…”
Posted: 10 Sep 2013 06:04 PM PDT
       “Văn hoá đọc…”
                                                                      Đỗ Hồng Ngọc
Nhiều người sợ rằng đến một lúc nào đó người ta sẽ không còn ai đọc sách in trên giấy nữa, vì đã có CDRom, Ebook… tiện lợi hơn nhiều!
Thực ra, với những người yêu sách, mê sách, thì không có lý do gì để phải…hoảng sợ! Bởi vì sách không chỉ để đọc mà còn để nhìn, để ngắm, để ngửi, để nghe…. Thời còn in typo, xếp chữ chì, bước vào nhà in  nghe cái mùi mực, mùi chì,  riết rồi ghiền. Nhìn những người thợ xếp chữ ở trần trùng trục, hai tay thoan thoắt bắt chữ, xong vỗ một cái cộp lên giấy, ta có ngay một bản vỗ (morasse) còn ướt mực, nóng hổi, “vừa thổi vừa đọc”! Rồi nhìn ông thầy “cò” (correcteur) ốm nhom, râu lỏm chỏm như nhiều ngày quên cạo, chăm chú móc từng chữ sai trong bản vổ, hí hóay lòng vòng như vẽ bùa – chỉ có những người thợ xếp chữ mới biết ông ta muốn gì- để sau đó, ta có bản vỗ thứ hai rồi thứ ba, cho đến lúc sạch trơn không còn sai một lỗi nhỏ. Thật là kỳ công mà cũng thật là…thú vị! Hiện nay, trên một vài phố nhỏ ở Paris, người ta còn thấy trưng bày trong tủ kính những trang bản thảo do chính những nhà văn nổi tiếng tự sứa morasse. Ta như có dịp thấy Victor Hugo, Lamartine, Marcel Proust…  ngồi trước mặt mình, chăm chú, hí hóay.. móc từng dòng từng dòng, xóa, xóa, thêm, thêm…

Có một thời mỗi lọai sách có kiểu giấy riêng. Thơ được in trang trọng nhất trên giấy có hoa văn, mùi thơm thoang thỏang, khổ to, chữ bự, cứ như một bức tranh. Tiểu thuyết, sách nghiên cứu… dùng những lọai giấy khác nhau.  Mỗi nhà xuất bản thường “chơi” một lọai giấy riêng, cách đóng riêng, trình bày riêng. Nhìn qua là biết ngay nhà xuất bản nào. Có “nhà” không dùng giấy trắng láng mà in trên giấy dày, xù xì, màu gỗ như gạo lứt, thô ráp, rờ đủ sướng. Sách lại không xén sẵn mà để nguyên từng “cahier” cho người đọc đựơc cái thú tự rọc lấy. Khi rọc – với một con dao không bén ngót- chẳng những được nghe tiếng sòan sọach, lít rít, mà còn được thấy giấy vụn bươm ra,  tung tóe như cánh bướm, được ngửi mùi gỗ thơm vương vít trong bụi giấy… Tóm lại, ngửi, nghe, nhìn, sờ… đủ kiểu trước khi sách được đọc. Mà vẫn chưa đọc ngay đâu. Hẳn coi cái cách người ta trình bày bìa, trình bày sách, kiểu chữ, dàn trang ra sao cái đã. Hẳn coi những dòng ghi ở cuối sách, cho biết in lần thứ mấy, bao nhiêu cuốn, có bao nhiêu cuốn đặc biệt được đánh dấu riêng, dành cho tác giả…  cái đã. Rồi đọc.  Đọc nhâm nhi hay đọc ngấu nghiến. Đọc ngồi hay đọc nằm, đọc đứng, đọc đi, tùy. Nhưng khi đọc, thường  có cây viết chì cùn, dắt ở mép tai, thỉnh thỏang đánh dấu chỗ này chỗ nọ, ghi chú điều này điều khác. Tóm lại, người mê sách đã biến cuốn sách đâu đâu thành thân quen, gần gũi, riêng tư của mình.…. Vài chục năm sau, một hôm dọn dẹp nhà cửa, tình cờ đọc lại những dòng xưa, nét xưa… không khỏi ngậm ngùi!
Sách còn một chức năng khác: Một ông bạn kể chuyện ông mê cô hàng xóm xinh đẹp, không dám nói, một hôm gởi tặng nàng cuốn “Hình như là tình yêu” của Hoàng Ngọc Tuấn (ông chưa hề đọc) rồi hồi hộp chờ đợi. Khá lâu sau, nàng gởi tặng lại ông cuốn “Tâm tình hiến dâng”, bản dịch thơ Tagore ( cũng chưa hề đọc). Thế rồi hai người cùng đọc với nhau tới bây giờ… chưa biết chán!
Người mê sách còn phải luôn cảnh giác vì người xưa có nói :”Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, trong sách có cô gái đẹp như… ngọc. Nên phải hết sức cẩn thận. Không khéo có hôm nàng hiện ra, “hỏi không đáp…” thì nguy!
Tóm lại, còn lâu mới “diệt” được sách in!
*       *
*
Thế nhưng gần đây sự phát triển ồ ạt của sách in lại có mặt đáng lo khác! Sách ngày càng nhiều, ngày càng đẹp.  Bìa hoa hòe hoa sói có, thiếu nữ khỏa thân có… bên cạnh những cuốn sách triết học đông tây kim cổ dày cộm có… Các đại gia nhà cao cửa rộng bắt đầu say mê sách! Họ trưng bày nhiều tủ sách trong nhà nhưng không phải để đọc mà để khoe như khoe quầy rượu, tủ quần áo, giày dép hàng hiệu… Có lần tôi đến một khách sạn lớn để dự một buổi ra mắt sách. Ôi chao! Căn phòng rộng mênh mông của khách sạn đầy sách là sách! Các tủ sách kín bưng bọc quanh bốn bức tường khiến khách như bị ngộp trong một hang động… sách! Đủ các loại, tây tàu nga mỹ nhật hàn…cổ kim dày mỏng đều có, ngập từ dưới sàn nhà cho đến tận trần nhà. Không ngờ một “ nơi ăn chốn ngủ” giữa Thành phố thế này mà văn hóa đọc cao đến thế! Tôi tắm tắc lần mò dò đọc các gáy sách với lòng thán phục rồi hỏi nhỏ người phụ trách có cho mượn không, anh thiệt thà bảo chỉ toàn là gáy sách đó thôi, chớ có sách vở gì đâu, chỉ trưng bày cho đẹp căn phòng “văn hóa” đó thôi! Thì ra vậy. Cứ tưởng thiệt thì lỗi tại ta!
(ĐHN)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Sep 27, 2013 8:47 pm



Thư gởi bạn xa xôi (tiếp theo)
Posted: 26 Sep 2013 04:36 AM PDT
Ghi chú: “Thư gởi bạn xa xôi (9.13)” về chuyện cái “meo” của một bà mẹ trẻ bên Mỹ bỗng nhiên được nhiều bà mẹ yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Tôi không phải là bác sĩ Sản khoa, nhưng vì là tác giả  cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” (vừa tái bản lần thứ XX) nên ít nhiều cũng… dính tới các bà mẹ nên xin gởi vài bài viết liên quan trước đây để các bạn đọc thêm.
Ngoài ra xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Sản nhé.
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.

“Mẹ tròn Con vuông”
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
        Lạ lùng có nhiều bà mẹ trẻ, mới có đứa con đầu lòng đã lưng còng, mắt kém, da xanh, trùm khăn kín mít, nhét bông gòn đầy tai, đi đứng lảo đảo. Thì ra, cả tháng nằm liệt trong buồng tối, dơ dáy, hôi hám, nóng bức… rồi nhịn ăn, cữ tắm mới ra nông nổi này! Mà hậu quả thì đã rõ: lúc 40 tuổi sẽ giống một bà già 60. Rồi nhìn lại một nữ bác sĩ , một nữ y tá, một nữ hộ sinh… Họ cũng là “đàn bà” đó, họ cũng sanh con vậy, mà sanh xong nửa tháng không ai biết là họ mới có con. Họ vui vẻ, hoạt bát, ăn uống , đi lại như một người bình thường và họ giữ được nét trẻ trung xinh đẹp lâu dài! Bí quyết gì vậy?  Thuốc tiên nào vậy? Không có gì cả. Họ chỉ có kiến thức thôi: họ hiểu biết. Hiểu biết rằng sanh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Họ ăn uống, tắm rửa hợp vệ sinh, họ tập thể dục sớm, đi lại sau khi sanh … Chỉ vậy thôi! Họ chẳng cần rượu bổ, cũng chẳng cần thuốc Bắc, thuốc Tây trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tại sao ta không học được những điều đơn giản đó? Các cụ nội, ngoại trong gia đình do những tập quán cổ truyền không chịu cho chúng ta làm thì chúng ta ráng thuyết phục các cụ. Nhớ là chúng ta đang ở trong thời đại khoa học, con người đã du hành trong vũ trụ, và nếu “nói có sách, mách có chứng”  thì các cụ sẽ nghe. Cùng lắm là các cụ sẽ giận, sau đó thấy con cháu vui vẻ, khỏe mạnh, xinh đẹp, cụ sẽ vui lòng ngay!
Nhớ lại trước kia mà kinh hoàng! Không làm sao nói hết nỗi khổ của người phụ nữ lúc có mang, lúc sinh sản. Nào “mang nặng, đẻ đau”, nào “Đàn ông đi biển có đôi/ Đàn bà đi biển mồ côi một mình” mới thấy xót xa thế nào. Người phụ nữ có mang ngày xưa phải mặc quần áo chật, thắt bụng thật chặt, để con nhỏ dễ sinh, vì sợ con to “đẻ khó”. Ăn không dám ăn no. Trước khi ăn phải uống vài tô nước trước đã. Còn làm thì…. làm ở nhà chưa đủ,  làm cho cả hàng xóm: “con so phải làm cho láng giềng”. Nửa đêm mới ngủ, gà gáy phải đã dậy! Lúc sinh thì làm gì có trạm xá, hộ sinh, mời một người nào đó trong làng có ít kinh nghiệm đỡ đẻ nhưng lại thiếu vệ sinh, cắt rún bằng dao nứa, mảnh sành. Khi rốn rụng, còn ướt thì lấy đất vách bôi vào. Cuống rốn rụng thì được cất kỹ đến khi bé ốm đau thì đốt cho uống. Ngay khi mới sanh đã nhai gạo sống mớm cho. Mẹ thì ăn cơm với muối rang, nước mắm kho đặc, ngày uống 2-3 chén nước tiểu. Ở thì ở trong buồng kín bưng, không có ánh nắng mặt trời. Lúc sanh mới thật kinh khủng: gặp trường hợp sinh khó, rặn lâu ra thì ông chồng phải leo lên mái nhà cởi hết các nút lạt ra, hoặc nhổ hết các cọc rào, hy vọng nhờ vậy mà vợ sinh được. Có khi bắt ông chồng lội qua sông, nhảy qua ao, quậy nước ao cho …đứa bé được trơn, dễ ra. Đẻ xong huyết ra ít thì lấy chày cán ở bụng cho ra hết “máu độc”, gặp trường hợp băng huyết, càng cán mạnh (theo tài liệu Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch).
Hiện nay, ở một số vùng sâu, vùng xa, người sản phụ vẫn còn “ở một chỗ tối om, kín mít, nồng nặc mùi dầu, hơi khói bốc lên đến ngộp thở” mà phải nằm hàng tháng như vậy. Người mẹ phải nằm trong bóng tối đó, trên lò than nóng, ăn uống hết sức kiêng cữ, có khi tiêu tiểu tại giường, không tắm rửa gì cả. Quần áo thì phải mặc đồ cũ rách, giặt lén, phơi ở chỗ kín không có ánh nắng mặt trời, vi trùng tha hồ phát triển. Ăn uống thì cấm hoa quả, rau tươi, chỉ ăn muối tiêu, mắm kho…(theo BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng)
Rồi nhìn lại các bà mẹ có kiến thức, các sản phụ sinh ở nhà hộ sinh hoặc trong các bệnh viện phụ sản được chăm sóc tốt, thăm thai định kỳ để kịp thời giải quyết những trường hợp đẻ khó. Mẹ sanh con xong nằm ở buồng sáng sủa, có ánh nắng mặt trời, thậm chí trong phòng máy lạnh, được ăn rau quả để mau hồng hào trở lại, được tập thể dục cho người thon thả, giữ dáng vẻ xinh đẹp dài lâu, được học những bài học về “đẻ không đau”… Những việc như vậy không hề tốn kém gì cả, mà “Mẹ tròn, Con vuông”, mà gia đình hạnh phúc!
 
 
“Mang không nặng, đẻ không đau”
Bác sĩ  Đỗ Hồng Ngọc
      Câu “mang nặng, đẻ đau” đã được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác đến nỗi các bà mẹ không muốn tin cũng không được. Nhưng các bác sĩ sản khoa ngày nay đã có thể nói ngược lại: mang không nặng, đẻ không đau.
Có một thời, ở Âu Mỹ, người ta tránh sự đau đớn khi sinh nở bằng cách đánh thuốc mê, mổ hoặc can thiệp đem đứa bé ra. Phương pháp này hoàn toàn không đau tí nào cả nhưng hiện nay các bà mẹ ở Âu Mỹ đều phản đối, không muốn có một đứa con… “từ trên trời rơi xuống” như vậy nữa. Các bà mẹ muốn chính mình sinh đứa con mình, muốn được đau bụng, muốn được rặn, muốn được có cảm giác “xổ lồng” và ngay sau đó, có đứa con mũm mĩm nằm bên cạnh bú vú mẹ kêu chùn chụt. Tóm lại, người ta muốn có cuộc sinh tự nhiên, thiên nhiên, không can thiệp nhân tạo (trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc).
Sinh đẻ, chuyện bình thường và là một chức năng sinh lý của người phụ nữ! Do đó, chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ cả. Nó không phải là chuyện dơ bẩn đến phải “trốn” hàng tháng trong buồng tối, đến phải giấu giếm lúc giặt quần áo, phơi quần áo! Nó cũng không phải là chuyện sợ hãi đến nỗi lo lắng quá đáng, không đau lắm cũng cũng ráng đau!
“Mang không nặng” là vì lúc có mang, người mẹ khỏe mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, chứ không phải như người phụ nữ có mang ngày xưa đã nói như trên. Dĩ nhiên, người mẹ có mang vẫn tiếp tục công việc bình thường, vừa sức, trừ trường hợp dọa sẩy thai hay có ý kiến của thầy thuốc khuyên. Vẫn đi lại, chơi thể thao nhẹ, tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng. Từ tháng thứ 8, gần sinh, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Giữ vệ sinh thân thể tốt, mặc thoáng mát, rộng rãi. Chú ý chăm sóc răng, có sâu răng thì phải chữa sớm. Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất sắt (rau muống, đậu que, đậu đũa, rau dền, mè….) để bổ máu cho cả mẹ lẫn con. Ăn nhiều chất calcium (trứng gà, vịt, tôm , cua…), cần thì uống thêm chất sắt, acid folic theo chỉ định.
Những lời khuyên như kiêng món này cữ món nọ như ăn cua sẽ bị… sinh ngang, ăn thỏ sinh trẻ sứt môi…đều nhảm nhí! Thận trọng khi dùng thuốc. Càng ít dùng thuốc càng tốt. Cái thói quen uống thuốc bổ thai, dưỡng thai, rượu bổ… đều không cần thiết có khi lại nguy hiểm. Cần chuẩn bị cho con bú mẹ tốt. Khi bé sinh ra thì cho bú ngay vì sữa non rất quý. Bà mẹ lên cân trong lúc có thai chừng 12kg là vừa. Lên cân đột ngột, phù …đều cần phải đi khám bệnh ngay.
Ngày nay, Thụy Điển là một nước có tỷ lệ tử vong mẹ thấp nhất thế giới, việc sinh đẻ đã ngày càng gần gũi với tự nhiên. Bà mẹ không cần phải nằm trên bàn sanh, dạng chân ra trong một tư thế khó chịu, trái lại được tự chọn tư thế sao cho thoải mái, ngồi xổm, ôm lấy người thân, ôm lấy ghế. Tư thế tự nhiên này còn giúp cho cổ tử cung dễ nở trọn. Chuyện đánh thuốc mê, sanh mổ…rất ít khi phải thực hiện ./.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Từ bi với chính mình

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Nov 08, 2013 12:42 am

Từ bi với chính mình



Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng, không ai giống ai, như vân tay vậy. Cho nên, không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. 

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 T%e1%bb%ab_bi_v%e1%bb%9bi_ch%c3%adnh_m%c3%acnh-4379aa2b00817cff38b9a4d7311d073c
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.


Từ ngày "thế giới phẳng", ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp. Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa. Hiện tại thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.


Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75. Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải....nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa.


Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch... Cơ thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sãn của nó, không cần biết có ta. Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.


Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Anh chàng Alexis Zorba nói: "Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút, cho nó ăn với, cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi" (Nikos Kazantzaki).


Từ ngày biết thương "con lừa" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá.


Một người cô tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua toàn sữa Mỹ đắt tiền cho uống. Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được. Giá nghèo một chút còn hay hơn. Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng. Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được.


Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: "Cơ tắc xan hề khốn tắc miên" (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền) trong bài Cư trần lạc đạo (Ở đời mà vui đạo). Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp.


Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác.


Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi. Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thì đóng lại mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần". Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.


Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.


Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình. Chính cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.


Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả. Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Nhưng muốn vậy, phải... chuyển đổi cách thở. Thở ư? Đúng vậy Một bác sĩ có thể biết rất nhiều về bộ máy hô hấp, về cơ thể học, sinh lý học, bệnh lý học của bộ máy hô hấp nhưng chưa chắc đã biết thở.


Đỗ Hồng Ngọc
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sat Nov 30, 2013 11:14 pm

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Thien+va+suc+khoe
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Sun Dec 01, 2013 7:38 pm

Mới đi nhà sách (Phương Nam, Minh Khai), sách không còn Lâm tiên sinh ơi
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Apr 02, 2014 9:21 pm

Con đường “tìm thuốc”
Posted: 09 Mar 2014 10:05 PM PDT
 
Phỏng vấn BS Đỗ Hồng Ngọc
Thế giới Tiếp thị  số 02 ngày 10-16.3.2014
Kim Yến (thực hiện)
-    Với Ngàn cánh sen xanh biếc (NXB Tổng Hợp Tp.HCM) sắp ra mắt độc giả, anh muốn  chia sẻ điều gì trong con đường “tìm thuốc” cứu mình, cứu người? 
Ngàn cánh sen xanh biếc là những cảm, những nghĩ, những “thấp thoáng” mà tôi đã học được từ trong kinh Diệu pháp Liên hoa (Pháp Hoa). Hơn 15 năm nay, tôi nghiền ngẫm và thực hành những lời Phật dạy, mong tìm trong đó phương cách chữa cái đau, cái khổ cho mình và cho người với cái nhìn khoa học, y học, hoàn toàn không mê tín dị đoan. Năm 2003, tôi viết Nghĩ từ trái tim từ Tâm kinh Bát Nhã; rồi năm 2008, viết Gươm báu trao tay từ kinh Kim Cang và nay, 2013, viết Ngàn cánh sen xanh biếc từ Pháp Hoa…  Hình như cứ mỗi 5 năm thì tôi nghiền ngẫm được “một chuyện”! Tôi đã tìm thấy ở đó những minh triết và đặc biệt, tấm lòng người xưa. Khi nghiền ngẫm Pháp Hoa, tôi giật mình thấy ông bà mình từ xa xưa cũng đã “đúc kết” được Pháp Hoa (đã được Phật dạy từ hai ngàn năm trăm năm trước dưới chân núi Linh Thứu) bằng một bài ca dao tuyệt vời: Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ở thời “mạt pháp” mà biết sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” chẳng phải tuyệt vời sao, chẳng phải hạnh phúc sao, vì đã rời xa mọi thứ tham sân si… Lòng tham con người không đáy, dẫn tới bao khổ đau cho mình và đồng loại. Lòng tham khởi lên chỉ vì thấy lấp lánh “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” tưởng bở, mà thực ra, rốt cuộc, cũng chỉ là “nhị vàng bông trắng lá xanh” đó thôi! Đó chính là điều Tâm Kinh đã nói: “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”…Các vị Bồ tát trong Pháp Hoa tượng trưng cho những “hạnh” của một lối sống hạnh phúc: Chân thành. Tôn trọng, Thấu cảm, Từ bi hỷ xả…Tâm tịnh thì thế giới tịnh!

-      Khám phá đạo Phật phải chăng cũng là một cách học của người bác sĩ, để chữa lành thân, tâm?
Người bác sĩ được học để chữa cái “đau” mà không chữa được cái “khổ”, chữa được cái “bệnh” mà không chữa được cái “hoạn”. Mà đau khổ và bệnh hoạn là những cặp “phạm trù” luôn quấn quít chằng chịt lấy nhau. Không phải vô cớ mà Phật được gọi là Y vương, vì Phật mới chữa được nỗi khổ của chúng sanh! Ta thấy khoa học y học ngày càng phát triển mà bệnh tật vẫn triền miên, ngày càng có vẻ trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn. Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh, tật. Sức khỏe là sự sảng khoái (well-being) về cả ba mặt: thể chất, tâm thần và xã hội. Cho nên môi trường sống – môi trường thiên nhiên và cả môi trường xã hội – cũng như lối sống cá nhân quyết định tình trạng sức khỏe của họ. Một người có “tật” như Nick Vujicic đã cho thấy anh là một người có sức khỏe tốt. Trong khi đó, nhiều ca sĩ, tài tử xinh đẹp giàu có ở xứ Hàn xứ Nhật, một hôm tự tử chết vì những bức xúc khổ đau trong đời sống, vì những vấn đề tâm thần và xã hội không tìm ra lối thoát. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có đến 90% các trường hợp đến khám bác sĩ vì bệnh này bệnh khác thực ra đằng sau đó là stress, sự căng thẳng trong lối sống, sự mất cân bằng trong đời sống. Mà bác sĩ chỉ thấy cái bệnh trước mắt, chữa cái bệnh trước mắt,  không chữa được nỗi khổ sau lưng vì thế mà không thể chữa dứt hẳn “bệnh” được!
-         Viết cho trẻ sơ sinh, viết cho tuổi mực tím, viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng, viết cho doanh nhân, viết cho tuổi chớm già…Điều gì đã giúp anh thấu hiểu về người khác, về nỗi mất, để tạo nên năng lượng hóa giải sự khổ?
Khi viết cho tuổi mới lớn, thì tôi… ở tuổi mới lớn, sống cùng tuổi đó, sống với tuổi đó, nghĩ như họ, nói như họ. Tôi viết như mình đang được trực tiếp trò chuyện với họ, như họ đang ngồi trước mặt tôi. Khi viết cho tuổi chớm già… thì tôi đang ở tuổi chớm già… Tóm lại, phải “thấu cảm” (empathy) nghĩa là phải “sống với”, cho thấu suốt nguồn cơn…
-      Ngay từ bài thơ lúc còn là sinh viên y “Thư cho bé sơ sinh”, rồi đến các tác phẩm Nghĩ từ trái tim, Gươm báu trao tay, Thiền và Sức khỏe …Thiền phải chăng là con đường để giải thoát khỏi nỗi cô đơn, sự sợ hãi, mất mát của chính mình?
Không, thiền giúp cho mình “dừng lại”, chớ không phải trốn chạy. Thiền chính là sống trong nỗi cô đơn tuyệt đối của mình, đến mức không thấy có mình, không còn có mình… Kinh Kim Cang bảo ở đó không còn có “ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả  tướng…”. Thiền là sống với “thực tướng vô tướng”, với “chân không diệu hữu”. Ngàn cánh sen xanh biếc đã bàn kỹ về vấn đề này vậy!
-         Theo anh, những “tâm bệnh” trầm kha nào mà con người hiện đại đang bị dính mắc nhiều nhất? Làm thế nào để có thể tìm lại sự cân bằng cho cuộc sống vốn quá đỗi bấp bênh?
Phải nhìn thẳng vào cuộc sống vốn “quá đỗi bấp bênh” đó đi đã, để thấy “bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi…” (Trịnh Công Sơn)… Nói khác đi, phải thấy “vô thường”. Thấy và hiểu nó, thương nó. Hiểu nó, thương nó, thì không cần phải làm cho nó khổ đau thêm. “Đời tôi ngốc dại tự làm khô héo tôi đây” (TCS).  Con người sở dĩ khổ đau chính vì lòng “tham” không đáy của mình. Con người hiện đại lại càng tham lam hơn bao giờ hết. Có người đã bán đất trên mặt trăng, có người định làm bất động sản ở hành tinh khác. Khi lòng tham không đạt được thì nổi giận, hung hăng, đấm đá, thì đó chính là “sân”. Sân thì lọt ngay vào địa ngục! Vì sân thì đỏ mặt tía tai, lửa giận bừng bừng đốt cháy tâm can đó thôi. Mà nguồn gốc sâu xa cũng chỉ vì “si”, vì tưởng rằng… trời đất này là của ta, biển hồ này là của ta, nhân loại này là của ta, tưởng rằng ta trường sinh bất tử, nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị…
-      Những đoản thơ của anh dường như cũng phảng phất màu thiền?
Ôi, đâu có cần phân biệt màu thiền với màu không thiền! Vu Lan năm kia, nhớ mẹ mình mới mất, tôi viết: “Con cài bông hoa trắng/ Dành cho Mẹ đóa hồng/ Mẹ nhớ gài lên ngực/ Ngoại chờ bên kia sông”. Tôi nghĩ đó không phải là thơ thiền, thậm chí cũng chẳng phải là thơ nữa mà chỉ là một thứ “tiếng lòng”!
-      Để viết cho mọi người đều hiểu, đều cảm, đều yêu mến, hẳn anh phải có nhiều kinh nghiệm trau dồi bút lực của mình?
Có trau dồi gì đâu! Có bút lực gì đâu! Toàn tùy hứng cả! Nhiều khi chẳng viết được chút gì, nhiều khi viết ào ào rồi để đó, chờ năm bảy ngày cho nó “hoai” đi, rồi đọc lại bằng một con mắt khác. Thấy được thì được. Trước đây có người hỏi tôi làm cách nào mà viết “lấy lòng” người, được nhiều lứa tuổi ưa thích, tôi nói tôi chỉ có mỗi một cách là “lấy lòng” mình để chia sẻ cùng nhau thôi. Chuyện viết lách với tôi là cái tình. “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu…” (Chu Mạnh Trinh) vậy thôi!
-     Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ cũng tìm đến với Yoga, Thiền, ăn    chay… nhưng cũng rất bối rối, hoang mang, vì không biết mình có đi đúng đường, tìm đúng thầy… Anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm của riêng mình?
Tôi không có thầy và rất sợ… thầy – trừ bậc Y vương. Bởi thầy thường buộc mình phải theo “trường phái” này nọ của thầy mà quên rằng mỗi người có tâm sinh lý, bệnh lý… riêng của họ. Tôi thường nhắc các bạn trẻ phải thận trọng khi chọn thầy, học thầy. Nếu thấy thầy có “biểu hiện” gì có vẻ mê tín dị đoan, bày vẻ nọ kia, hoặc buộc ta nhất nhất phải làm y theo thầy thì phải cảnh giác! Bởi đã có những trường hợp ráng uốn dẻo theo thầy mà gẫy đốt sống! Nhiều thầy còn rất trẻ, cơ thể dẻo dai, tập luyện thuần thục nhiều năm, còn ta thì… hết trẻ, lại mới học, mà ráng thở theo thầy, ráng uốn theo thầy thì nguy! Cho nên Phật dạy: Hãy quay về nương tựa chính mình! Hiện nay có nhiều người ăn chay… trường nhưng với thức ăn quá béo bổ, đưa dến tình trạng béo phì, tim mạch, tiểu đường…Thậm chí nhiều người ăn chay nhưng tâm hồn thì “mặn”, như cách gọi tên các món ăn. Có lần tôi được mời ăn chay với món… “heo giả cầy”!
-      Phẩm chất nào theo anh là quý giá nhất, để có thể tìm đến sự an tịnh trong tâm, hồi phục những bản năng tự nhiên đẹp đẽ của con người?
Khi “chẩn đoán” ra cái bệnh khổ của kiếp người là “tham, sân, si” thì bậc Y vương cũng đề ra cách chữa với các thuốc đặc trị là “giới, định, huệ”. Giới để chữa tham, Định để chữa sân và Huệ  để chữa si. Tùy bệnh trạng mà phối hợp cả ba hoặc gia giảm nhiều ít. Đây là một tam giác cân, tác động hai chiều, có hiệu quả rõ rệt. Khi người ta bớt đi lòng tham, dứt lòng tham thì sân cũng tắt ngấm, và “huệ” sẽ phát triển, sẽ có được sự “an tịnh trong tâm, hồi phục những bản năng tự nhiên đẹp đẽ của con người” như vốn có, nói cách khác là trở lại với “bản tâm thanh tịnh” vậy./.
(Ghi chú: Trên đây là bài trả lời đầy đủ của ĐHN)
 
 
Phổ Hiền Bồ tát
Posted: 09 Mar 2014 09:53 PM PDT
thấp thoáng lời Kinh 

Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát
                                                                                                 Đỗ Hồng Ngọc
Khuyến là khuyến khích, động viên… còn phát ở đây là Phát tâm Bồ đề, là bước khởi đầu của con đường Bồ tát đạo. Phẩm 28, phẩm cuối của kinh Diệu pháp Liên hoa chính là phẩm Phổ Hiền Bồ-tát khuyến phát. Đã đến lúc không chỉ nói mà phải làm; không chỉ học, hiểu mà phải “đúng theo lời dạy mà tu hành”… Tu và hành đi đôi với nhau. Tu để Hành và Hành để Tu. Pháp Hoa khởi đầu với Văn Thù và kết thúc với Phổ Hiền là “tri hành hợp nhất” đó vậy.

Bản hoài của chư Phật xưa nay chẳng phải là “Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật” hay sao?  Khai đã xong, đã cho thấy toàn cục bức tranh nhất thừa, đã cho thấy cái “Lý vô ngại”; Thị cũng rồi, khi mở toang cánh cửa tháp báu, cho gặp Như Lai Đa Bảo ngồi cười tủm tỉm bên trong, đã cho thấy cái “Sự vô ngại”; Ngộ cũng đã hướng dẫn từng bước đi cụ thể qua hình tượng các vị Bồ tát thể hiện những hạnh Tôn trọng, Chân thành, Thấu cảm, Lắng nghe, Từ bi hỷ xả… và sau cùng cũng đã được trang bị vô số Đa-la-ni – thần chú, minh chú – tức những công thức vừa giúp trí nhớ vừa giúp nhất tâm bất loạn – để tự tại mà vào đời hành hiệp, “Lý sự vô ngại”. Bây giờ đã đến lúc Nhập với sự xuất hiện của một vị Bồ tát tiếng tăm lừng lẫy (danh văn) Phổ Hiền: “Sự sự vô ngại”. Có thể nói Hoa Nghiêm đã nở rộ ở Pháp Hoa!
Người xưa đã rất sâu sắc tạo nên hình tượng “tam thánh”: Phật Thích Ca ở giữa, Văn Thù cưỡi sư tử một bên và Phổ Hiền cưỡi voi sáu ngà một bên. Phật Thích Ca bấy giờ là Phật pháp thân, là Tỳ-lô-giá-na. Văn Thù với gươm báu trí tuệ trên tay, cưỡi sư tử oai dũng, “vô phân biệt trí”. Nhưng nếu chỉ dừng lại đó thì chưa đủ:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Phổ Hiền chính là hành động, là vào đời, là từ bờ bên kia nhảy lại bờ bên này,  để độ chúng sanh.  Độ chúng sanh ấy là đoạn phiền não, độ người cũng là tự độ mình! Cho nên Phổ Hiền không dừng lại ở  mà đã chuyển thành Sự. Dĩ nhiên “Lý sự” đều đã viên dung vô ngại, để rồi bước thêm một bước đến “Sự sự vô ngại”, lúc đó thì như Duy Ma Cật “thõng tay vào chợ” mà không còn sợ hãi, lo âu… Nếu Văn Thù là thể: bất biến, thì Phổ Hiền là dụng, tùy duyên.
Phổ Hiền thưa Phật : “Con dùng tâm nghe và phân biệt những hiểu biết của chúng sanh… con cưỡi voi trắng sáu ngà phân thân trăm ngàn đến khắp… Dù người kia bị nghiệp chướng sâu nặng chưa thấy được con, con ở trong tối xoa đầu, an ủi ủng hộ, khiến người kia được thành tựu…” (Lăng Nghiêm).
Thiện Tài Đồng Tử trên hành trình của mình, đã khởi đi từ “vô phân biệt trí” của Văn Thù, đến đại từ đại bi của Quán Thế Âm để rồi sau cùng nhập thế, hành động theo nguyện hạnh Phổ Hiền với “sai biệt trí”.  Có “sai biệt trí” mới chẩn đoán phân biệt đúng và điều trị đúng : cái nào ma, cái nào quỷ, cái nào là chúng sanh tham, chúng sanh sân, chúng sanh si, nghi, kiến, mạn v.v… để bốc thuốc ba chén sáu phân đủ liều đủ lượng.
« Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát dùng sức thần thông tự tại oai đức danh văn, cùng vô lượng vô biên chúng đại Bồ-tát từ phương Đông mà đến »
Không như Diệu Âm mắt xanh dịu dàng với ngàn cánh sen nhẹ nhàng bay đến, rồi lẳng lặng bay đi,  Phổ Hiền ầm ầm đến với đàn voi sáu ngà cùng với vô lượng vô biên các vị Đại Bồ-tát cùng đi, nên không lạ, « các nước đi ngang qua khắp đều rúng động, rưới hoa sen báu, trỗi nhạc » vang lừng!
PhBác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Pho-hien-hinh-2-150x150ổ Hiền uy dũng, tự tại oai đức tiếng tăm lừng lẫy sầm sập đến khiến “chúng ma” khiếp sợ thực sự, không dám hó hé phá bĩnh kẻ chân tu!
 
« Năm trăm năm sau trong đời ác trược, nếu có người thọ trì kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các sự khổ hoạn làm cho đặng an ổn,khiến không ai đặng tiện lợi rình tìm hại…
Phổ Hiền dõng dạc bạch Phật, như một lời hứa. Cho nên không lạ, Phật khen: “Hay thay! Hay thay! Phổ Hiền! Ông có thể hộ trợ kinh này làm cho nhiều chúng sanh an vui lợi ích.Ông đã thành tựu bất khả tư nghì công đức, lòng từ bi sâu lớn,  phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà có thể thực hành nguyện thần thông để giữ gìn kinh này…”.
Phổ Hiền ra mắt Đức Phật xong bèn đi… quanh bên hữu bảy vòng. Sao lại bảy vòng? Phải chăng để nhắc con đường Thất giác chi, dẫn trực tiếp đến Bồ đề tâm? Niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả ? Phải chăng lục độ là để “tu thân” còn Thất giác chi là để “trị quốc”, tạo một quốc độ an vui hạnh phúc cho chúng sanh trong pháp giới.
Phổ Hiền đặt câu hỏi cốt lõi: « Người trai thiện, người gái lành sau này làm sao có được kinh Pháp Hoa khi Phật đã nhập Niết bàn? ».
« Có được » ở đây không phải là thỉnh hay mua một cuốn kinh ở đâu đó mà có nghĩa là « thọ trì đọc tụng biên chép giải thích và theo đúng lời dạy mà tu hành ! » để thành tựu chánh quả.
Phật trả lời, cần phải có 4 điều kiện:
Một là được các đức Phật hộ niệm,
Hai là trồng các cội công đức,
Ba là vào trong chánh định,
Bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh.
Rồi Phật khẳng định: “Thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp như thế, sau khi Như Lai diệt độ quyết đặng kinh này”.
Bốn pháp đó thật ra không xa lạ, nhưng rất cốt lõi, như “điều kiện ắt có và đủ để…” vậy: Một là được các đức Phật hộ niệm, tức có Trí huệ; hai là trồng các cội công đức, tức có Giới đức; ba là vào trong chánh định (Thiền định) và bốn là Từ bi, “phát lòng cứu tất cả chúng sanh”. Tóm lại đó chính là Giới Định Tuệ và Từ Bi.
Phổ Hiền trực tiếp giúp đỡ, khuyến phát bằng cách trao cho chúng sanh một thứ Dalani, “pháp âm phương tiện Đà-la-ni”, hay “Triền đà-la-ni”. Triền là xoay, uyển chuyển, diệu dụng.
Từ cái Tri đã đến cái Hành. Sức “oai thần” của Phổ Hiền chính là cái diệu dụng của thực hành, của vào đời, và từ đó mà tâm càng rộng mở,  qua hành động, nhờ thể nhập, thể nghiệm, chớ không “hý luận” suông.
Con đường Bồ-tát đạo được Phổ Hiền cụ thể hóa thành mười đại hạnh:
 
Một là Lễ kính chư Phật:  Phật là chúng sanh đã giác ngộ, còn chúng sanh là Phật… chưa giác ngộ. Lễ kính chư Phật cũng có nghĩa là lễ kính chúng sanh vậy.
Thứ hai là Xưng tán Như Lai: Như Lai quả đáng khen quá đi chớ! Hiểu được Như Lai thì thấy Như Lai thật dễ thương, nhu nhuyến, tùy thuận mà thần thông vô ngại!
Thứ ba là Quảng tu cúng dường: không ngoài Giới Định Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến.
Thứ tư là Sám hối nghiệp chướng: Nghiệp mà “chướng” được là do thân khẩu ý chưa thanh tịnh. Ý dẫn các pháp. Ý thường sinh sự cho sự sinh.
       Thứ năm là Tùy hỷ công đức: Lòng đố kỵ, hờn ghen, ganh tị, so sánh hơn thua… vốn đã gắn chặt vào gène chúng sanh nên phải trừ bỏ.
       Hạnh thứ sáu Thỉnh Phật chuyển pháp luân, thứ bảy Thỉnh Phật trụ thế, thứ tám Thường tùy Phật học là những hạnh nhằm để “độ tha”. Chữ Phật ở đây không phải là một vị Phật cụ thể nào đó mà Phật pháp, với vô lượng pháp môn,  phù hợp với vô lượng tâm chúng sanh.
Thứ chín là Hằng thuận chúng sanh và thứ mười là Phổ giai hồi hướng: “hằng thuận” là chân thành, là thấu cảm, là tùy cơ ứng biến, là phương tiện thiện xảo để có thể hóa độ, rồi “hồi hướng” là để sẻ chia, rộng mở…
           
“Phổ Hiền! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chơn chánh tu tập biên chép kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó thời là thấy Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, như từ miệng Phật mà nghe kinh điển này.”. 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 28, 2014 9:05 pm

Tháng tư, Bà Rịa Vũng Tàu
Posted: 18 Apr 2014 02:39 AM PDT
Ghi chép lang thang
Tháng tư, Bà Rịa Vũng Tàu
1. Mấy lần định ghé Nguyễn Minh Tiến, người ‘chủ xị” trang web Mở rộng tâm hồn ở Tân Thành Bà Rịa mà đều không có dịp. Có lần đi lạc, có lần tìm không ra đường và vì thế, lần này nhân đi Vũng Tàu vài hôm, tôi quyết định ghé thăm Tiến trước.
Tôi biết Tiến từ lâu nhưng chỉ qua… điện thoại. Thỉnh thoảng Tiến gởi tôi mấy cuốn sách mới,  trong đó cuốn Sống Một Đời Vui, rất hay của Yongey Mingyur Rinpoche, Việt dịch bởi Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến, một người bên Tây, một người bên Ta mà cùng dịch sắc sảo.

Thì ra nhà Tiến ở xã Sông Xoài, trên đường đi Ngải Giao, ngang qua một xã có tên ngộ nghỉnh là xã Hách Dịch (!). Đúng ra là Hắc Dịch (tiếng Châu Ro) mà rồi thiên hạ quen gọi “Hách dịch” riết quen! Tiến bảo anh qua xã…, rồi xã… đường đi Hòa Bình là tới nơi! Ôi chao. Làm sao nhớ cho xuể. Tôi nói, được rồi, được rồi, cứ tới Hách dịch rồi hỏi tiếp.
Gia đình Tiến hai vợ chồng, hai đứa con, ở trong một ngôi nhà nhỏ chứa đầy sách, dưới bóng cây đào lộn hột cổ thụ to hơn một người ôm! Tiến toàn nói chuyện làm sách Phật học, sách Từ điển, hiện đang cùng gia đình học giả Đào Duy Anh lo “cập nhật” cuốn Từ điển Hán Việt. Rồi kêu anh Ngọc chuyển em mấy cuốn sách “học Phật” của anh để em đưa lên Mở Rộng Tâm Hồn cho bà con đọc nhé.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 IMG_NMTien-300x263
Tiến còn trẻ, thầy giáo, mới ngoài năm mươi, ốm nhom ốm nhách, dân gốc Quảng Ngãi, mười tuổi đã vào Nam, có thời sống ở Bình Tuy quê tôi, cưới vợ Bến Tre. Vợ Tiến nhanh nhẹn, vui tánh, nói em thường đọc sách anh Ngọc, hể buồn buồn lại lấy sách ra đọc hết buồn. Rồi cô tất tả chạy đi mua mấy trái sầu riêng Sông Xoài, nói thứ này không bị bón phân hóa học!
Rời nhà Tiến, theo đường tắt đi Bà Rịa, qua xã Tóc Tiên, xã Châu Pha… Ngang Tóc Tiên nhớ chùa Viên Không rất đẹp của Sư Viên Minh. Chùa tựa lưng vào triền núi, có nhiều cốc riêng cho mỗi vị sư, lấp loáng dưới bóng cây trông rất thanh nhã và trang nghiêm.
Qua Châu Pha, bất ngờ gặp một quán café bên hồ. Không thể không dừng chân làm một ly café. Hồ đẹp, vắng vẻ, café ngon. Từ đó về Bà Rịa không còn xa. Bà chủ đon đả “tiếp thị” khi về Saigon nếu đi tắt qua đường này, ngắn hơn cả chục cây số, lại tránh được Trạm thu phí…
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 IMG_cafe-ho-300x225
 
2. Phùng Minh Bảo, giám đốc SCG và vợ, Lê Thị Thùy Linh mấy lần nhắn tin kêu cô chú sắp xếp ra Vũng Tàu chơi vài ba hôm đi. Biển lặng sóng êm. Nước trong xanh rất đẹp. Mới đó mà đã năm năm! Mới ngày nào cặp bạn trẻ Bảo – Linh tay bồng tay bế hai con nhỏ, đứa ba bốn tuổi đứa còn bú đến thăm tôi nói muốn giúp chú làm một trang Web cho vui. Ừ, làm thì làm. Cuối cùng ra một trang nhà www.dohongngoc.com cho đến hôm nay. Bậy giờ thằng lớn đã học lớp 4, con bé mẫu giáo. Cả hai nhóc ngoài giờ học ở trường còn học Vovinam ngon lành. Bảo nói ở Vũng Tàu, bé học trường tiểu học trên ngọn đồi rất đẹp, học hành thì thoải mái, cô không bắt ép, không buộc học thêm, chi phí hằng năm lại rất rẻ! Gia đình Bảo – Linh ăn uống rất cẩn thận, cá thì mua tận biển, trái cây thì mua tận vườn. Tuyệt đối không dùng thực phẩm đáng ngờ! Bảo nói hôm nay con rảnh, sẽ dẫn chú đi chơi nhé. Tôi đề nghị cho đi thăm vài nhà sách và sau đó đi… chùa. Lâu nay thường đi thiền viện Chơn Không, kỳ này đi nơi khác!
Bảo bèn dẫn lên chùa… Quan Âm Tịnh Viện nằm ở phía tây Núi lớn. Trời! Leo gần bốn trăm bậc cấp, có chỗ dựng đứng, có chỗ quanh co chóng mặt! Thôi thì cứ vừa đi vừa thở… chánh niệm vậy. Nhớ Đoàn Dự không biết võ công mà… khinh công cùng Kiều Phong ngang tài ngang sức. Kiều Phong ngạc nhiên hỏi, Đoàn Dự thiệt thà nói “chỉ vừa chạy vừa … thở!”.
Chùa Quan Âm xây dựng từ năm 1969, lúc đầu nhỏ thôi, sau xây dần lên. Ngoài tượng Quan Âm thật lớn còn nhiều tượng dọc đường đi loanh quanh lên núi, nào Phật Đản Sanh, Phật Thành Đạo, Phật chuyển Pháp Luân, Phật Niết Bàn…
Đến giữa núi thì hiện ra một ngôi tháp to của thầy trụ trì Huệ Thành mới viên tịch không lâu. Cạnh tháp là một cái cốc của thầy Huệ Tâm, sư đệ, nay cũng đã gần chín chục. Thầy Huệ Tâm ở trần trùng trục, khỏe khoắn, hiền hòa, trông thật dễ thương. Cốc rộng chưa tới chục mét vuông, chỉ có một tấm phản để ngủ, một cái bàn và một cái bếp… Tôi sà xuống ngồi với thầy và làm ngay một cuộc…phỏng vấn bỏ túi! Thầy nói thầy tu Tịnh độ, đi đứng nằm ngồi gì cũng niệm Phật, kết hợp với thở. Thầy có thiền không? Già rồi, chỉ niệm Phật thôi. Thầy có tập thể dục gì không? (vì thấy thầy ở trần trùng trục, ngực nở, vai đầy…).
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 IMG_S%C6%B0-300x225  Không. Chỉ lên xuống mấy bậc cấp quét lá cây! Nhớ mình vừa bá thở leo gần bốn trăm bậc đến đây tôi ngạc nhiên hỏi thầy xuống tận dưới đường hả? Không, tới chánh điện thôi.  Thầy ăn, ngủ ra sao? Có phải xuống núi mua gạo thức ăn gì không? Khỏi. Hết gạo người ta cho. Hết đồ ăn người ta cho. Mỗi tối ngủ chừng 3 tiếng… Cả ngày đi đứng nằm ngồi niệm A Đi Đà Phật! Già rồi mà!
Tôi chỉ cầm theo có tờ báo Văn hóa Phật giáo bèn kính cẩn tặng thầy và xin phép thầy cho chụp tấm hình. Thầy cười, à, à, để tôi mặc cái áo vô đã chớ!…
 
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 IMG_dau-hu-150x150  Sáng hôm sau, tôi ra biển sớm. Ngày thường. Biển vắng. Làm một chén đậu hủ nóng vậy! Nước cốt dừa không? Chị bán đậu hủ hỏi. Thấy tôi ngần ngừ, chị nói nước cốt dừa đã nấu chín rồi mà! Tôi ừ vậy được. Chị cho biết thức từ 3 giờ khuya, nấu đến 5 giờ thì xong, gánh ra bãi bán, thường 9 giờ hết. Thấy tôi rôm rả với chị, mấy cô gái kéo tới bu quanh, mỗi người một chén… Vậy là hôm nay chị sẽ xong trước 8 giờ!
 
Ra bãi sáng sớm lúc nào cũng có thể gặp những cặp tình nhân, khi thì thấy họ đuổi theo dã tràng, khi thì thấy họ vẽ trái tim rướm máu hoặc viết những câu chữ tình tứ gì đó để “gởi gió cho mây ngàn bay”. Hình như cứ đứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ như vậy, lòng người cũng thênh thang ra.
Nhớ nhà thơ Từ Thế Mộng ở Phan Thiết, lúc sinh tiền sáng nào cũng đạp xe ra biển tắm sớm, một hôm anh bỗng nghe biển… thở dài:
Mấy hôm nay biển thở dài
Thì ra em bệnh đã vài bốn hôm!
(TTM)
 
Đỗ Hồng Ngọc
 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Mon Apr 28, 2014 9:12 pm

phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Thu May 08, 2014 9:38 am

5 năm “dohongngoc.com”
Posted: 04 May 2014 02:24 AM PDT
5 NĂM
“dohongngoc.com”
 
Ghi chú: Vậy mà đã 5 năm rồi đó. Vẫn giữ nguyên một diện mạo cổ lổ sỉ như vậy cho www.dohongngoc.com và vẫn giữ nội dung… “ba điều bốn chuyện”, “cà kê dê ngỗng”  như vậy cho dohongngoc.com! Có người khuyên thay đi, đổi đi, làm mới đi. Nhưng để làm gì? Để hấp dẫn hơn, để nhiều người thấy tò mò vào đọc hơn. Nhưng để làm gì?… Có người khuyên “chơi” Facebook đi cho nó nhanh nhạy hiệu quả cao hơn. Nhưng để làm gì? André Maurois bảo ai hay nói “Nhưng để làm gì?” thì đó là dấu hiệu của tuổi già! Già thì “khú đế” rồi chớ còn dấu hiệu gì nữa!
Nhưng, dù sao cũng nhìn lại một chút. Tính đến hôm nay đã có 632,995 lượt người vào thăm (Visits) và có 1,477,765 trang được đọc (Pages). Số Online lai rai 8-10 lượt người. Việt Nam chiếm một nửa số người đọc, ở khắp các tỉnh, còn lại thì thấy US, Canada, Australia, France, Germany, Norway, Singapore, Belgium… nói chung cũng là người Việt mình đọc đó thôi. Tò mò chút nữa thì thấy số người mới vào đọc có đến 60%, giờ đọc nhiều nhất là 10-11 giờ!
Đã có 254 trang comments, về đủ thứ chuyện trên đời. Xin được trích một ít trong số comments từ đầu năm 2014 để đọc cho vui vậy.
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.

Submitted on 2014/05/02 at 12:53 sáng
Con xin chào bác Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Hồi nhỏ nhà con ở đường Võ Văn Tần, mỗi khi có bệnh gì mẹ dắt qua phòng khám của Bác Sĩ. Trong kí ức tuổi thơ của con, Bác Sĩ như một người thân với nụ cười rất hiền lành. Tất nhiên là Bác Sĩ không nhớ con là ai , vì con chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân của Bác Sĩ. Hôm nay tình cờ tìm thấy trang web của Bác Sĩ, đọc nhiều bài viết rất hay về bệnh, về thiền, về thi ca,… con xin chúc Bác Sĩ luôn khoẻ mạnh và tâm sáng để tiếp tục cống hiến cho đời nhiều hơn nữa.
Năm nay con 30 tuổi, con rất ngưỡng mộ những người trí thức cùng thời với Bác Sĩ. Phong thái làm việc, nghiên cứu, nói chuyện của Bác Sĩ, thật khó mà tìm thấy ở thế hệ bây giờ.
Một lần nữa con xin kính chúc Bác Sĩ tràn đầy sức khoẻ.
Huy Vũ
 
Submitted on 2014/04/29 at 9:01 sáng
Lúc em sinh đứa con gái đầu, em đọc quyển sách này trên dưới 10 lần rồi áp dụng theo. Con em trộm vía nó lớn như thổi, 6 tháng đã được 10 kg. Giờ Khoai (tên con em) đã được 40 tháng rồi, cao được 1m1, thông minh lắm. Lần đầu tiên làm mẹ nhưng nhờ kinh nghiệm của bác sĩ mà em không bị lúng túng cho dù bé toàn bú ngoài vì em đi làm sớm.
Giờ em đang mang thai đứa thứ 2, sẽ đọc lại quyển sách của bác sĩ rồi áp dụng tiếp. Cám ơn bác sĩ nhiều lắm!
Submitted on 2014/04/29 at 10:50 sáng
Cảm ơn em đã thông tin cho biết. Mới hôm qua, tình cờ tôi gặp một bạn trẻ trong nhà sách CC, anh hỏi tôi có phải là bs dohongngoc khong, rồi anh nói cảm ơn vì hôm trước con anh bị đau bụng, đưa vào bv, bác sĩ chẩn đoán “rối loạn tiêu hoá”, cho thuốc về, nhưng vợ anh nhờ đã đọc “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” nói sợ bé bị “lồng ruột” vì thấy triệu chứng khả nghi, bs bèn cho siêu âm. Kết quả đúng lồng ruột thiệt! Hú hồn! (ĐHN).
Submitted on 2014/04/21 at 9:20 chiều
Cháu chào bác! Cháu được biết bác qua Hội Sữa Mẹ trên Facebook, vì admin bên đó đã giới thiệu cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của bác. Tìm đến website của bác, cháu càng thêm ngưỡng mộ kiến thức cũng như sự chu đáo, nhiệt tình của bác đối với mọi người. Cháu chúc bác thật khỏe mạnh và vui vẻ ạ!
Cháu có một câu hỏi quan trọng liên quan đến chuyện ăn dặm ạ. Cháu không biết bác đã nghe phương pháp ăn dặm Bé chỉ huy (Baby led weaning) chưa ạ? Cháu thấy phương pháp này rất hay vì giới thiệu thức ăn cho trẻ ẹm với nguyên vẹn hương vị của nó và trẻ được rèn luyện tính độc lập, tự chủ từ bữa ăn.
Vấn đề là thức ăn thường được cắt dạng que dài khoảng 5cm cho bé ăn ngay từ khi bắt đầu tập ăn (6 tháng ạ). Và theo lý thuyết thì bé có thể sẽ ọe vì bé có phản xạ ọe khi thức ăn chạm tới một điểm gần cuống lưỡi. Và như vậy là bình thường.
Tuy nhiên điều cháu lo nhất là bé bị hóc, tức là thức ăn rơi vào đường thở.
(Con cháu đầu tháng 5 sẽ bắt đầu ăn dặm nên cháu rất băn khoăn).
Cháu cảm ơn bác rất nhiều ạ!

Thùy Linh
Submitted on 2014/04/22 at 9:56 sáng
Cảm ơn Thùy Linh. Chắc cháu chưa có cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” trong tay phải không, nên cũng chưa đọc chương “Nuôi con sao cho giỏi”. Nuôi con, là một vấn đề khoa học, nhưng cũng là một nghệ thuật. Nó cũng là một vấn đề văn hóa. Tùy vùng miền, tùy mỗi đất nước có các dạng thực phẩm khác nhau, có cách nuôi con khác nhau. Không nên máy móc. Cho ăn dặm muộn quá, bé sẽ không biết ăn. Sớm quá không tốt. Chuyển tiếp giữa sữa mẹ và ăn dặm là một giai đoạn “nhạy cảm”, trẻ dễ mắc bệnh, dễ suy dinh dưỡng.
Phải kiên nhẫn tập từ từ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Phương pháp BLW vẫn còn đang tranh cãi, và theo tôi, có lẽ không nên đưa bé làm “cobay” để thí nghiệm một phương pháp do “ông Tây bà Đầm” nào đó nghĩ ra. Tuy nhiên quyết định là ở cháu. Tôi thì thích “truyền thống” và có hiệu quả vẫn hơn.

ĐHN
 
Submitted on 2014/04/21 at 12:23 chiều
Cảm ơn Bác Ngọc, nhờ có Bác mà em hiểu thêm được về Sa đéc, đó là quê của bà nội, ngày xưa khi bà còn sống thì lúc nhỏ em có được bà cho về quê vào dịp hè, đến khi bà lớn tuổi cũng ít đi, bây giờ thì bà đã mất được 5 năm. Nhưng bây giờ em mới biết thêm về SĐ qua câu chuyện Bác kể.
Chúc Bác luôn đầy đủ sức khỏe , và đạt nhiều thành tựu hơn nữa ạ ! Kính.

Thủy Vũ
Submitted on 2014/03/30 at 7:19 chiều
Thân chào BS Đỗ Hồng Ngọc
Đọc bài viết này của BS thấy thích quá, một bài viết ngắn mà chứa quá nhiều lượng thông tin tươi lành của cuộc sống, thật rất bổ ích. Đa tạ. VKH

Submitted on 2014/04/03 at 7:19 chiều
Nghe anh kể chuyện đi Sa Đéc vui quá. Nơi đó bình yên, hiền hòa thật dễ thương làm em cũng mơ được có ngày đến đó. Chắc phải “bắt đền” anh, kể chuyện hấp dẫn làm chi… Qua ngòi bút của anh, những nơi những chốn anh đã đi qua đều như có một sức quyến rũ kỳ lạ…
NM
Submitted on 2014/04/15 at 8:37 sáng
Kính chúc Bác sĩ luôn đủ sức khỏe để tiếp tục… hoằng pháp. Một người làm Khoa học, nói chuyện Phật Pháp sẽ rất thuyết phục Bác ạ. Cảm ơn cả bạn Trần Trung Hiếu, nhờ bạn mà ở Vũng Tàu mình vẫn “dự thính” được.
AN.
 
Submitted on 2014/03/24 at 11:25 chiều
Kính thưa bác Đỗ Hồng Ngọc,
Con không biết bắt đầu câu chuyện thế nào, không biết lựa lời nói thế nào cho phải, cho nên con xin được phép thẳng thắn với bác một vài suy nghĩ thiển cận của con về giá tiền các tập sách của bác.

Con chưa đọc hết tất cả những sách của bác, con chỉ mới đọc khoảng 3 cuốn, nhưng trong mỗi cuốn con đọc , con đều thấy tâm huyết của bác đọc trong đó. Và con cũng học và áp dụng được rất nhiều kiến thức quý báu trong đó.
Và con mỗi lần đọc , con thường hình dung về người viết sách là một người rất có tâm, muốn chia sẻ kiến thức mình góp nhặt và “ngộ” ra cho xã hội.
Tuy nhiên, thật sự con lấn cấn khi nhìn vào giá tiền sách của bác…
Con tự hỏi , tại sao sách của bác không bán với giá rẻ hơn (có thể không cần phải in và trình bày quá đẹp mắt.. ) ? Mà giá rẻ hơn để làm gì? Con cũng không biết để làm gì nữa. Để người đọc dễ tiếp cận hơn chăng? Con không chắc. Nhưng con chỉ biết là, đối với con, nếu giá sách bác rẻ hơn thì con thật sự sẽ nghĩ là bác thật lòng viết sách để chia sẻ với xã hội, giúp xã hội tốt hơn, chứ không chủ đích để kinh doanh. Và con sẽ không phải lấn cấn khi cầm trên tay cuốn sách của bác, cuốn sách mà con rất trân trọng những kiến thức hữu ích trong đó (con nói thật lòng bác ạ).
Con rất xin lỗi bác nếu những gì con nói ở đây làm phiền và ảnh hưởng đến uy tín của bác.
Một độc giả rất tâm đắc với sách của bác.
Thân Huy.

Tái bút: Kính gửi các bạn đọc, những gì mình nói ra ở đây chỉ là ý kiến cá nhân, chủ quan của mình, nếu các bạn có dùng nó để đánh giá về tác giả, vui lòng suy nghĩ kĩ và kiểm tra kĩ và nhận định khách quan những gì mình nói.
Submitted on 2014/03/26 at 6:57 chiều | Trả lời cho Thân Huy.
Thân Huy ơi, bác rất cảm ơn con, vì con đã nói lên được nỗi lòng của bác. Đặc biệt, bác cảm động thấy con viết phần tái bút thật dễ thương, chứng tỏ con là một người rất thận trọng. Con nói đúng lắm. Giá sách đắt quá! Thực lòng bác muốn sách phải thiệt rẻ cho người nghèo, sinh viên học sinh… dễ tìm đọc. Như vậy mới phổ biến rộng, mới có ích cho nhiều người. Nhưng con ơi, sách bác viết ra, bác phải giao cho Nhà xuất bản, họ in ấn và phát hành. Bác không hề “kinh doanh” tí nào cả! Khi sách in ra, NXB gởi tặng bác 10 cuốn tác giả và 10% tác quyền. Thường bác lấy tác quyền mua lại sách để tặng bạn bè, có khi còn chưa đủ!
Ý kiến này của con, bác đã chuyển ngay đến NXB, họ cho biết như cuốn Thiền và Sức khỏe đã được in bằng giấy tốt của Phần Lan, sách nhẹ, bền nên giá đắt… Sau này có thể sẽ in giấy thường, giá sẽ rẻ hơn. Bác biết có nơi, sách bác người ta photocopy ra nhiều bản để tặng nhau. Một vài cuốn thấy bên Mỹ còn “ấn tống” để biếu tặng, không bán… Nhưng làm vậy thì NXB lỗ nặng, họ sẽ từ chối, không thèm in sách cho bác nữa!!
Gần đây, thấy có mấy đĩa bác nói chuyện đây đó, người ta cũng thu và phát hành. Có người hỏi, ủa, lúc này anh bán băng đĩa nữa hả ?! (ĐHN)

Submitted on 2014/03/27 at 10:58 sáng
Kính chào Bác,
Con là độc giả gần đây của Bác. Con chỉ đọc được một số sách Bác viết, nhưng con cảm thấy rất yêu mến vì nhận ra tình cảm chân thật và cái tâm nhiệt thành của Bác qua lời văn giản dị, hài hước, khiến con cảm thấy Bác rất gần gũi.
Do con đã từng nghe một nhà văn khác chia sẻ về việc sống bằng nhuận bút của một nhà văn ở Việt Nam thì khó khăn nhường nào. Như Bác nói 10% cho mỗi cuốn sách chứ còn phải bị trừ thuế nữa số tiền chả đáng là bao, rồi còn vấn nạn sách lậu, sách tự photo … nên con hiểu được nỗi lòng của Bác!
Nhưng con cũng đồng cảm với độc giả là giá sách khá cao so với khả năng của con, nên mặc dù rất muốn ủng hộ sách của Bác ( con quyết không mua sách lậu ) nhưng con chỉ toàn mượn đọc là chính thôi ạ! Mong Bác không phiền lòng vì những độc giả như con vậy!

Mong Bác nhiều sức khỏe!
Thanh Châu
Submitted on 2014/03/19 at 5:53 chiều
Có mấy lần Bác sĩ đã khen Phật “dễ thương”, thì hôm nay dh cũng xin phép được cám ơn chỗ “dễ thương” của bác sĩ trong bài Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát này. Dh đã “nhặt” được bao nhiêu là quà như những viên ngọc rải rác : “tri hành hợp nhất”, “lý sự vô ngại”, “thể bất biến dụng tùy duyên” v.v và v.v… Dh có cảm tưởng nghe bác sĩ bảo “bây giờ chưa hiểu nhưng cứ đọc đi, để đó đi trong một góc tâm thức… đến khi nào nhân duyên đầy đủ thì sẽ hiểu, sẽ được khai mở đến chỗ pháp hỷ sung mãn, độ nhất thiết khổ ách…” rồi bác sĩ còn nói “nè, bắt đầu bằng cách thực hành thử 10 nguyện này đi, tôi đã giải thích hết cho rồi đó”…
Còn nhiều chỗ “dễ thương” khác nữa (như bác sĩ kéo các vị Bồ Tát đến gần , khiến các ngài đã từ bàn thờ bước xuống để vào thẳng trong tâm thức của người đọc) …và còn nữa…

Cả một đời bác sĩ đã chữa cái đau, cái bệnh cho chúng sinh. Nay bác sĩ đang chữa cái khổ, cái hoạn của họ bằng cách “giải mã” những lời kinh Phật. Con “đường Bồ Đề kham nhẫn” thường rất đơn độc… nhưng trong pháp giới mênh mông, có một vị thiện hữu tri thức như bác sĩ dẫn đường mở lối, vui biết bao…Cám ơn bác sĩ.
dh

Submitted on 2014/02/27 at 9:13 sáng
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, cháu chúc bác luôn mạnh khỏe, thân tâm thường an lạc.
Bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” hay quá! Cháu đang phổ biến rộng ra cho mọi người cùng đọc. Cảm ơn Bác.

Quoc Vi
Submitted on 2014/02/25 at 10:51 chiều
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam kính chúc Bác nhiều sức khoẻ và an lạc.
Dù chưa gặp Bác nhưng tôi luôn ngưỡng mộ. Bác là một bác sĩ vô cùng đặc biệt. không những chữa bệnh thể lý, bác còn là nhà văn, nhà thơ, tu tâm tại gia, là bác sĩ tâm lý và là nhà tuyên truyền có khả năng giảng thu hút cao. Cảm ơn Bác nhiều vì đã chia sẻ suy tư cho cộng đồng. Mong có duyên hội ngộ.

Trung Thuan
Submitted on 2014/02/20 at 1:21 chiều
Mô Phật. Thưa Bác, em vốn dĩ hay cười nhưng đôi lúc miệng cười mà tâm rơi lệ. Vậy mà lang thang vào trang nhà của Bác, em nhận ra mình cười thật khỏe. Cảm ơn Bác!
Hoadaotam
Submitted on 2014/02/12 at 8:36 chiều
Không chỉ ông ở phương xa mà em là người ở SG chỉ mới có hơn 60 năm thôi.. cũng ứa nước mắt như thường. Lạ thật! trang nhà của BS là nơi em tìm về khi muốn tìm một chút bình an tạm thời. Giữa sự rối loạn của cuộc đời và thông tin hỗn loạn tìm một chút bình an nào dễ? Xin cảm ơn mãnh đất đầy ấp tình người, đầy sự nồng ấm và minh triết của…
Ngoc Chau
Submitted on 2014/01/25 at 3:22 sáng
Con sinh ra Phan Thiet, va` o toi’ 10 tuoi thi` tha huong. Cho den’ bay gio` con van con` nho’ banh’ can, ca’ nuc kho. Dua leo cham’ nuoc’ mam’ voi’ chut’ ot’ hiem xat’ nho. Banh’ beo`ngot la’ dua’ do trong cai’ chung nho. Va` nho’ nhat’ la` banh’ com’ hoc. Chua co’ banh’ com’ nao` ma` thom lung`nhu com’ hoc Phan Thiet. Banh’ canh cha ca’ va` nhieu` mon’ khac’ rat’ Phan Thiet’ khong noi nao` co’ duoc. Bay gio` troi` o day rat’ lanh lam` con nho’ toi’ banh’ can ca’ nuc kho, them` qua’ bac’ oi.
Tuyetmai
Submitted on 2014/01/13 at 5:35 sáng
Nhờ google cháu mới được biết trang web này của bác, là cơ hội để cháu được nói lời cảm ơn bác. Khi chuẩn bị sinh em bé, cháu được bạn bè người thân mang đến cho khá nhiều sách hay và bổ ích, nhưng “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” là cuốn sách gối đầu giường của cháu trong suốt những ngày ở cữ. Cháu rất yêu mến văn phong của bác trong cuốn sách đó, gần gũi, ấm áp giống như một người lớn tuổi đang tâm tình, chia sẻ với người bạn trẻ, trong khi đối với cháu những bác sĩ uyên bác như bác thường là những ông giáo sư hói đầu đeo kính trắng đi lại nói năng nghiêm nghị lạnh lùng. Những điều bác viết trong sách giống như đang cùng trò chuyện với cháu về vấn đề của các em bé, chứ không giống như đang giảng giải những kiến thức y khoa, khiến cháu cảm thấy mình được chia sẻ và có thể tin tưởng.
Cuốn sách cháu đang có là cuốn xuất bản từ năm một chín chín mấy, nhưng nhiều quan điểm y khoa của bác đã rất hiện đại và tiến bộ thậm chí so với cả bây giờ. Cháu cám ơn bác vì đã viết ra những điều bổ ích này, rất ý nghĩa đối với một người như cháu khi đó còn đang bỡ ngỡ vì trải nghiệm mới của cuộc đời mà xung quanh có quá nhiều bà nhiều chị với vô vàn kinh nghiệm “dân gian” không cơ sở.
Hôm nay được biết đến trangweb này, thấy bác vẫn ân cần trả lời từng thắc mắc của độc giả, cháu cảm thấy vui lắm. Cảm ơn bác rất nhiều.
Loan
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Và, dưới đây là một email từ Hội Quán Các Bà Mẹ:
MỪNG TRANG NHÀ  www.dohongngoc.com TRÒN 5 TUỔI
Nhanh quá, mới ngày nào tôi ghi lại chút cảm nghĩ về trang nhà của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tròn 3 năm, nay đã là 5 năm rồi. Thêm 2 năm, kỷ niệm, trải nghiệm, kinh nghiệm của chúng tôi được vun bồi nhiều hơn nhờ trang nhà của bác sĩ luôn đầy ắp những giá trị, những thông tin mà mỗi người làm cha, làm mẹ chúng tôi cần phải học, phải đọc.
Những ghi chép lang thang của vị bác sĩ đã ngoài 70 như một người hướng dẫn viên du lịch góp nhặt, chia sẻ những nét đẹp bình dị, rất đỗi thân thương của mọi miền đất nước. Trang web như một cuốn cẩm nang du lịch cho bạn khám phá những địa danh Bà Nà, Vũng Tàu, Dalat, Sa Đéc…Nhiều người ca cẩm rằng những nơi này không còn như xưa nhưng với chủ nhân của website này, hễ về với thiên nhiên là ông kiếm tìm, rồi cặm cụi chia sẻ những tấm ảnh, những góc nhìn rất ấn tượng.
Trong lúc nhiều bà mẹ trẻ bên ta vào mạng đọc đủ kiểu nuôi con và tư vấn cho nhau đến nỗi khiến cho họ hoang mang, lo lắng quá chừng thì nhiều bà mẹ khác ở tận Âu, Mỹ vẫn tìm về với trang web này. Vì lẽ đó mà ông cũng bận rộn với việc trả lời e-mail, tư vấn… kẻo người ta chờ tội nghiệp!
Thế giới phẳng cũng giúp chúng tôi có thêm được nhiều người “bạn mới”, có khi là nhóm những bà mẹ nuôi con theo cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” từ bao nhiêu năm trước, cách nhau cả hai thế hệ ở nhiều vùng miền khác nhau. Các bà mẹ lại tiếp tục “lớn cùng con” với những cuốn sách tiếp theo của bác sĩ: “Bỗng nhiên mà họ lớn”, không chỉ chuyện nuôi con, chuyện mình tới tuổi “gió heo may đã về” hay những người thân đang có tuổi. Với Hội Quán Các Bà Mẹ ở Saigon lại may mắn hơn, đọc bài trên trang nhà của bác sĩ xong lại có ý định làm sách cho trẻ con từ những nhân vật “Những người trẻ lạ lùng” hay thêm cuốn sách cho bà mẹ đang mang thai chỉ từ bài viết “Con vào dạ, Mạ đi tu”…để rồi, chúng tôi lại có dịp gặp gỡ, cùng nhau thực hiện những ý tưởng trên với các bà mẹ tận Trà Vinh, Hà Nội…
Cho dù, bây giờ Facebook giúp người ta tương tác nhanh gấp bội nhưng chỉ vài ngày không ghé thăm trang nhà của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì cũng không cập nhật được nhiều thứ. Đây cũng là lý do mà nhiều khi chúng tôi bỏ lỡ một buổi gặp mặt, một buổi ra mắt sách hay những buổi tập huấn, chuyên đề thiết thực và mang tính thời sự. Có chị bạn của tôi bên nhà đài thì thỉnh thoảng chạy vào trang web này để tìm ý tưởng cho một nội dung phát sóng, có bạn nhà báo đôi lúc căng thẳng cũng chạy vào đây để bớt stress!
Vậy đó, mừng trang nhà của bác sĩ tròn 5 tuổi và mong chủ nhân luôn vui khỏe để các bà mẹ có “điểm tựa” để học hỏi thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con, nhiều giá trị sống và kỹ năng tưởng chừng như đơn giản. Và hơn thế nữa, lại được mở mang tầm nhìn với những cái đẹp từ văn học, nghệ thuật… và trên hết là tình người trên mỗi trang viết.
Nguyễn Thị Thanh Thúy
(Hội Quán Các Bà Mẹ)
 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Jun 06, 2014 8:37 am

“Chân mạng đế vương”
Posted: 04 Jun 2014 02:33 AM PDT
“Chân mạng đế vương”
Đỗ Hồng Ngọc
 
Ai mắc bệnh Gút thì hình như ít nhiều đều có “chân mạng đế vương” cả! Bằng cớ là bệnh thường luôn bắt đầu từ dưới chân, ở ngón chân cái trước rồi mới lan đi các nơi, và mặt khác, từ xa xưa, người ta cũng đã gọi Gút là bệnh của vua (maladie des rois). Lịch sử y học cũng đã ghi nhận Alexandre le Grand, Charlemagne, Louis XIV… đều bị Gut!
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 GUT-Roi-300x164Vua chúa hay đi săn bắn, ăn thịt rừng, uống nhiều rượu nên dễ bị Gut. Về sau, những người giàu có cũng hay mắc phải bệnh này do những bữa ăn “đạm bạc” đầy rượu thịt của họ (theo cách giải thích bây giờ thì đó là những bữa ăn nhiều đạm và tốn bạc!) nên Gut cũng là bệnh của nhà giàu (maladie des riches).

 
Đau khủng khiếp. À không, nhức nữa, nhức khủng khiếp. À mà không đúng, buốt nữa, buốt khủng khiếp. Đau. Nhức. Buốt. Nhích qua nhích lại nhích tới nhích lui gì cũng đau cả. Chân sưng một cục, nóng đỏ. Mất ngủ. Mất ăn. Vua cũng phải kêu Trời!
 
Tôi vừa bị một vố. Đau sưng ngón chân cái của bàn chân phải. Đúng truyền thống: “chân” của “mạng đế vương” rồi còn gì! Nhưng oan quá, lâu nay ăn uống cẩn thận mà, có săn bắn có nội tạng động vật gì đâu… Từ lâu đã bỏ thịt, chỉ còn rau, cá, củ quả! Chắc tại già. Già, thận yếu, thải không kịp độc chất chăng?
Độc chất ở đây là acid uric, sinh ra từ chuyển hóa protein có chứa nhiều purin trong thức ăn. Acid uric lắng đọng tạo thành muối Urat, quyện quanh và chèn vào giữa các khớp, đại khái như cho cát vào các khớp xe rồi nổ máy, rồ ga cho nó chạy vậy!
 
Các thức ăn chứa nhiều purin là thịt rừng, hải sản, kèm với bia rượu, dzô dzô 100% thì dễ có “chân mạng đế vương” lắm vậy. Lúc còn trẻ, còn khỏe thì thận tốt, thải độc chất nhanh, nhưng vẫn tích tụ đó, chờ có tuổi, sinh sự. Gút có thể dẫn tới biến dạng bàn chân bàn tay với những u, những cục, những hòn, đúng là “lục cục lòn hòn”… lổn nhổn làm hạn chế cử động và đau nhức kinh niên!
Thuốc trị Gút thì đã có, nhưng nhiều thứ có hại, thứ thì gây loét bao tử (dạ dày), làm mục xương, hội chứng cổ trâu, tăng huyết áp (Cushing), thứ thì gây nhiều tác dụng phụ, tương tác thuốc tùm lum nên cần có hướng dẫn của bác sĩ.
 
Nghe tôi bị Gút, các bạn đồng nghiệp, học trò… hỏi thử máu chưa, uống thuốc chưa, rồi đem cho mấy thứ! Ông bạn nhà thơ từ bên Mỹ cũng gởi mấy bài thơ bảo đọc đi cho mau khỏi bệnh. “Tiếng còi xe lửa ôi ồn quá, anh giụi vào em mái tóc thề,  Huế của em đây, trong mái tóc, em thơm lừng ôi em hương quê!  Em của anh à, em của anh…nắng hình như làm lá thêm xanh, nắng hình như làm môi em đỏ, nắng hình như mắt em long lanh…” (TVL). Có bạn còn kêu đọc thần chú, niệm Nam mô… Có bạn bên trời Tây viết “…ở thế kỷ 21 này mà không có cái gì làm cho người ta không bị “đau nhức kinh khủng” sao? Ở bên Mỹ họ có cái thuốc “painkiller” (sát sanh kiểu này thì chắc không có tội!), có hữu hiệu không?”. Dĩ nhiên là hữu hiệu, nhưng tạm thôi, không dứt hẳn được, lại cũng sinh lắm biến chứng, side-effects. Còn cái “painkiller” này có sát sanh không ư? Thì… có! Bởi cái “pain” này hẳn phải do nhiều yếu tố hợp thành, do duyên sanh cả đó thôi, nên chắc chắn cũng là một thứ “chúng sanh”! Tốt nhất là làm sao cho nó “vô sanh” thay vì “kill” nó!
 
Nghĩ lại, đúng là có chuyện “duyên sanh” thiệt. Mấy ngày trước ăn nhiều cá thu quá!  Cá thu chiên, cá thu xốt cà, cá thu kho, cá thu “muối sư”… (do mấy bà chị ở quê thương tình, mang cho). Mình lại quên cá thu có rất nhiều purin! Vậy là đáng đời! Tôi nhất định không uống thuốc, “để xem con Tạo xoay vần đến đâu!”. Tôi hiểu cơ thể phải có một cơ chế “sưng nóng đỏ đau” (viêm) nào đó để chống bệnh, nếu dùng thuốc kháng viêm chẳng hóa ra triệt tiêu mất cái cơ chế tự nhiên rất quý này của cơ thể sao?  Vậy, chuyển hẳn qua ăn rau củ quả xem sao. Có hiệu nghiệm. Thế nhưng nghe có bạn chỉ ăn toàn đậu với đậu mà cũng bị Gút cấp tính. Thì ra các thứ đậu cũng có nhiều purin, đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, đậu Hà Lan… kể cả hạt điều! Ăn vừa vừa thôi thì không sao! Các loại thịt rừng, nội tạng động vật (thận, tim, gan, pâté gan, xúc xích…) và các loại hải sản như cá thu, cá hồi, tôm hùm… đều chứa rất nhiều purin cần tránh.
 
Qua ngày thứ ba thì bớt đau, bớt sưng, nhưng mất cả tuần mới bình phục hẳn. Dĩ nhiên đây chỉ là một cơn Gút cấp tính, không cẩn thận thì tái phát như chơi và trở thành kinh niên!
May quá, rau, trái, sữa, yaourt, fromage, kem…  trà, cà phê đều rất ít purin!
 
Tóm lại, nếu ai có cái « chân mạng đế vương » thì nên từ bỏ sớm!
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jul 16, 2014 2:54 pm

Chuyện khó nói !



Chuyện kể rằng có ông bố thấy thằng con 15 tuổi của mình nay đã lớn mới kêu lại nghiêm trang bảo, con à, hôm nay bố có chuyện muốn trao đổi với con, đó là một chuyện khó nói, chuyện tình dục… “Bố có thắc mắc gì cứ mạnh dạn hỏi đi ạ, không sao đâu ạ!”  Thằng con nhanh nhảu bảo.


Trước hết, phải khẳng định rằng tình dục không xấu. Tình dục gắn với con người từ trong trứng nước. Khi thụ tinh một em bé thì đã sẵn các nhiễm sắc thể X,Y, phân định giới tính cho đứa bé, dù đến 3 tháng trong bụng mẹ, thai nhi mới có đầy đủ các bộ phận sinh dục nam hay nữ! Bên cạnh đó, thiên nhiên còn trang bị sẵn một hệ thống các tuyến sinh dục, để tới tuổi nào đó thì sẽ cho kích hoạt… tạo ra các kích thích tố và bùng nổ giới tính! Chờ đến lúc đó mới dạy thì nhiều khi đã muộn!


Đã là sinh vật –nói chung- thì phải ăn, phải ngủ, phải thải chất bã và phải… truyền giống. Những chuyện này luôn được lắp đặt sẵn trong gène. Con gà mới nở đã biết mổ thóc ăn, đã biết bươi để kiếm thức ăn và sau đó biết… đạp mái! Con bê mới sinh chập chững vài bước đã biết tìm đến vú mẹ và sau đó biết kiếm cỏ rồi đến một lúc thì biết đi tìm “ý trung nhân”. Con người cũng vậy, sinh ra đã biết vùi đầu tìm vú mẹ nút chùn chụt ngon lành, không cần ai phải dạy!


Nhưng con người là sinh vật… cao cấp nên không chỉ biết ăn thôi, mà còn biết tìm món ngon vật lạ, cao lương mỹ vị để ăn sao cho ngon, cho khoái. Ngon quá, khoái quá, nhồi nhét cho cành hông mới sinh bệnh nọ kia. Đó là một cách thiên nhiên nhắc nhở, từ khiển trách đến cảnh cáo rồi quá lắm mới… sa thải! Ngủ cũng vậy. Không thể không ngủ. Ngủ để phục hồi năng lượng, để các tế bào được nghỉ ngơi. Ngủ thừa hay thiếu đều sinh bệnh. Thải bã cũng vậy. Bón hay tiêu chảy đều… khổ cả! Cuối cùng là chuyện… truyền giống! Để khuyến khích các sinh vật đừng làm biếng đối với chuyện truyền giống này, thiên nhiên đã “dụ” nó bằng cách ban thưởng cho ít nhiều khoái cảm. Vì thế mà ta thấy các sinh vật đều hùng hục một cách hăng say! Có điều, các sinh vật làm nhiệm vụ theo bản năng, đúng mùa đúng tiết. Dĩ nhiên cũng phải… dày công chọn lựa bạn tình, cũng phải ve vãn múa may chút đỉnh để các hormone có dịp được kích hoạt đâu ra đó cho đến lúc chín muồi. Con người, do “thông minh vốn sẵn tính trời” đã… tận dụng mọi điều kiện để hưởng thụ khoái  cảm mà thậm chí chẳng thèm quan tâm tới chuyện… truyền giống! Kết quả, nhiều xã hội đang chới với vì thiếu sự đổi mới thế hệ, người già cứ già hoài, người trẻ chẳng sinh ra! Và bệnh tật liên quan đến tình dục không ngừng phát triển, từ bệnh lậu, đến giang mai, hột xoài, HIV/ AIDS… như ta đã biết.


Nhiều người hiểu lầm giáo dục giới tính là dạy cách làm tình, cách giao hợp! Nếu chỉ là cách làm tình, cách giao hợp thì chẳng cần phải dạy. “Con” nào cũng tự nhiên mà biết cả, từ con gà, con vịt, con heo, con ếch, con chim, con cá, con thằn lằn, con rắn mối…! Có điều, con “người” thì khác, vì ở con người nó không chỉ thuần là bản năng. Ăn uống cũng là chuyện bản năng, nhưng với con người thì cũng phải “ăn coi nồi ngồi coi hướng”!


Tình hình nay đã khác xưa. Xưa không có nhiều cám dỗ, không có nhiều hiểm nguy rình rập như bây giờ. Cho nên, cha mẹ có bổn phận phải dạy con cái, không thể khoán cho ai khác. Và, như một câu tục ngữ: Dạy con từ thuở còn thơ! Phải dạy rất sớm vì đây là vấn đề liên quan đến nếp sống của mỗi gia đình, đến giá trị, lòng tin, thái độ và nhất là hành vi, hình thành nhân cách của mỗi con người để có một cuộc sống hạnh phúc về sau. Có người nói trẻ con bây giờ có khi còn biết rành hơn cả người lớn. Có thể như vậy, nhưng biết không đúng, không đầy đủ và đó mới chính là mối nguy cơ.


Giáo dục giới tính thực ra là một tiến trình kéo dài suốt cả đời người, là chuyện phải làm hằng ngày, trước hết là ở gia đình nhằm trang bị kiến thức, hình thành nhân cách, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản sau này. Nó bao gồm những hỉêu biết về phát triển tính dục, các mối quan hệ, hình ảnh về thể chất và vai trò giới, tình bạn, tình yêu, tình dục. Giáo dục giới tính đề cập đến các khía cạnh về sinh học, văn hóa xã hội, tâm lý và tâm linh của vấn đề giới tính, từ lĩnh vực nhận thức (thông tin) đến lĩnh vực tình cảm (cảm xúc, giá trị, thái độ) và lĩnh vực hành vi (kỹ năng truyền thông, giao tiếp và kỹ năng quyết định) của mỗi cá nhân.


Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã được học về tình yêu thương, trìu mến, vuốt ve, cưng nựng, học về những mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ, ông bà… Trẻ học về giới tính khi cha mẹ chăm sóc, chuyện trò hằng ngày, lúc vui chơi với chúng, lúc thay quần đổi áo cho chúng, dạy chúng biết các bộ phận của cơ thể chúng, từ mắt mũi, tai miệng, đến bộ phận sinh dục… Ngay từ lúc đó, trẻ đã học “không phân biệt đối xử” với các bộ phận trong cơ thể mình, và có trách nhiệm gìn giữ vệ sinh đâu đó đàng hoàng. Trẻ lớn dần lên thì hiểu biết sẽ rộng thêm về sinh lý học cũng như về các hành vi, thái độ, giá trị liên quan giới tính của gia đình cũng như môi trường văn hóa xã hội chúng đang sống.
Thẳng thắn, chân tình, cởi mở trong trao đổi là cách tốt nhất để truyền thông giữa cha mẹ và con cái suốt giai đoạn tuổi thơ cũng như ở tuổi tiền dậy thì và dậy thì, tuổi thanh niên, nhờ đó tạo nên một phương cách xử thế khi trẻ trưởng thành cho vấn đề sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản. Nhưng trước hết, cha mẹ cũng phải trang bị cho mình đủ kiến thức để tự tin và có phương pháp tiếp cận phù hợp với từng lứa tuổi theo sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.


Các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy, cha mẹ chỉ có thể nói chuyện giới tính, tình dục với con một cách “thoải mái” khi có thái độ cởi mở và nhất là biết lắng nghe trẻ!
Kiểu chưa chi bịt miệng “mày biết gì mà nói”, “cấm nói chuyện tục tĩu”, “lớn lên thì biết” sẽ đẩy trẻ vào im lặng, lén lút tìm thông tin “ngoài luồng”, chẳng những không đáng tin cậy mà còn có thể nguy hiểm! Nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ có hiểu biết sớm về tình dục – một cách toàn diện và đúng đắn – thường không phạm phải những sai lầm đáng tiếc ở tuổi mới lớn – tuổi mà dưới ảnh hưởng của các kích thích tố, dễ dẫn đến những hành vi không kiểm soát được!


Vậy làm cách nào nói “chuyện ấy” với trẻ thành công? Không dễ! Trước hết, cần nghĩ xem mình đã có đủ “bản lĩnh” và “nội lực” chưa, có còn cảm thấy lướng vướng, ngượng ngùng, thiếu tự tin khi đề cập các vấn đề tế nhị này không? Phải vượt qua cảm xúc đó rồi mới có thể làm “thầy” cho trẻ được.
Chuẩn bị một thái độ cởi mở, chấp nhận, sẵn sàng lắng nghe trẻ và sau đó trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết – tìm đọc thêm các sách hướng dẫn đứng đắn – để “nói có sách mách có chứng”, tăng thêm phần thuyết phục. Rồi tìm một cơ hội như có một đám cưới ở hàng xóm, một người bà con sắp sinh em bé để trò chuyện với trẻ! Có thể chủ động đặt những câu hỏi “thăm dò” xem trẻ đang nghĩ gì, từ đó mà giảng giải và  nêu “quan điểm” của mình.
Do từ trước, ta cũng chưa hề được “giáo dục giới tính” bao giờ nên không tránh khỏi lúng túng và nhiều khi lấn cấn trong tư tưởng. Do vậy, để có thể “vượt qua chính mình” cần xem xét một số nhận thức, quan điểm của bản thân mình về giới tính, về tình dục để có thái độ thích hợp. Trang bị kiến thức về cơ thể học, sinh lý  học tuy vậy không khó bằng cách nhìn nhận vấn đề, tức “quan điểm” – cũng gọi là các “giá trị” – của chính bản thân.


Cần phải thấy rằng, khi nói đến tình dục, không thể chỉ nói đến chuyện giao hợp mà phải bao gồm toàn bộ các khía cạnh liên quan như thể chất, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý và cảm xúc. Như vậy, giáo dục giới tính là giáo dục toàn diện về các khía cạnh đó, chứ không phải chỉ dạy cách dùng bao cao su hay sử dụng thuốc ngừa thai…! Mỗi người thể hiện tình dục theo cách riêng của mình, do vậy không nên “kỳ thị”, “phân biệt đối xử” khi thấy người ta khác mình. Mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi tình dục của họ.
Nghiên cứu cho thấy quan hệ tình dục sớm khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ là một nguy cơ lớn về sức khỏe. Phương pháp tốt nhất để tránh thai và tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục chính là sự kiêng nhịn. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục – không kể HIV- như bệnh lậu, giang mai… có thể dẫn đến những tác hại lớn cho con cái về sau như mù mắt, thần kinh v.v…
Trong giáo dục giới tính, những “huyền thoại” cần phải phá vỡ là không để các từ ngữ, khái niệm, hình tượng mơ hồ ám ảnh, gây hoang mang, ngượng ngùng  lúc trao đổi với trẻ. Những từ ngữ liên quan đến bộ phận sinh dục như dương vật, âm đạo, tử cung, kinh nguyệt, di tinh, mộng tinh v.v… có thể làm cho ta đỏ mặt, bối rối khi đề cập, nhưng nếu được hiểu rõ để có thể trao đổi một cách “lạnh lùng khoa học” như các sinh viên y khoa học ở trường y thì chẳng có gì khó khăn nữa. Khi người sinh viên y khoa học tử cung là… tử cung, một cơ bắp đặc biệt thì hết chuyện, hết tò mò, hết đỏ mặt! Tử là con, cung là chỗ ở – tử cung là chỗ ở của con – như hoàng cung là chỗ ở của vua, vậy thôi. Cũng vậy, kinh là đều đều, nguyệt là tháng, kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra đều đều hàng tháng theo với sự rung trứng… Hiểu những danh từ, ý nghĩa, sẽ có thể trao đổi thẳng thắn với trẻ, sẽ không còn thấy có gì là “tục tĩu”, “bậy bạ” ở đây nữa cả. Nhờ hiểu biết như vậy trẻ cũng sẽ biết trân trọng, biết chăm sóc, biết bảo vệ để có được sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản lành mạnh.


BS Đỗ Hồng Ngọc
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Wed Jul 16, 2014 2:58 pm

THAM KHẢO:
Một số câu hỏi của học sinh (Lớp 8, 9, 10, 11):


1. Làm thế nào để bạn trai yêu mình nhiều hơn? Làm thế nào để biết mình yêu người khác? Nếu có bầu ở tuổi này có nguy hiểm gì? Chuyển đổi giới tính có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Làm sao để dương vật bự hơn? Đèn đỏ là gì? Cách sử dụng thuốc tránh thai? Kéo bao qui đầu ra sau có đau không? Khi yêu, người ta hôn nhau, vì sao một số người có thai vì quan hệ đút lưỡi? Em lỡ xâm mình và biết đó là xấu nhưng em thấy đó là 1 nghệ thuật?! Có xấu không? Mấy tuổi có bồ là hợp lý? Quan hệ và đẻ con lúc 16-20 tuổi đứa con có phát triển đầy đủ không? Cách sử dụng bao cao su? “Chỗ đó” của em quá dài, liệu như vậy có bình thường không? Khi nào là thời điểm có con dễ nhất ? Nếu em tập thể dục hằng ngày thì nó có tăng kích thước dương vật không ? Thưa bác sĩ, em có quen một anh lớn tuổi hơn em, em yêu anh ấy, em đã dâng hiến tất cả cho anh ấy. Nhưng mà bây giờ em phát hiện ra anh ấy đã lừa dối em với một con khác, em rất đau khổ và đã từng nghĩ đến tự sát… Con coi phim cấp 3 ở tuổi 14 có được không? Giang mai là bệnh gì? Nguyên nhân ? Thưa bác sĩ, em đã thầm thương trộm nhớ anh ấy suốt 2 năm liền nhưng anh ấy không hề thương em. Ban đầu anh ấy quen em để gây ấn tượng với người con gái khác. Em đã hiểu lầm tình cảm đó và cho rằng anh ấy thực lòng với em. Em rất đau lòng khi phát hiện ra sự thật đó và lập tức chia tay với anh ấy. Nhưng sau 2 năm em vẫn không thể nào chịu được khi thấy anh ấy trong tay với người con gái khác. Đôi khi em muốn tạt acid nhưng vì đạo đức nên đã tự nhủ không làm… Con thích một bạn trai trong lớp, con tỏ tình làm sao ? Tại sao trong tình yêu lại có ghen tuông ? Con gái ghen nhiều hơn con trai phải không ? Làm sao để cưa gái 100% đổ ? Xài thuốc kích thích có bị gì không? Làm sao thể hiện mình theo cách riêng nhưng không lo lắng người khác giống mình ? Làm sao thể hiện mình được mọi người tôn trọng ? Nên yêu ai đó ở tuổi này không ? Sao để biết mình yêu thật ? Làm thế nào khi bạn của tôi thích người con gái mà cô ấy thích tôi ??? Làm thế nào để giữ được tình cảm khi 2 người ở 2 nơi khác nhau ? Tại sao người lớn không xem trọng câu « I LOVE YOU », còn ở tuổi này lại nói ra nhiều hơn ? Theo thầy, quan hệ tình dục trước hôn nhân nên hay không nên ? Tại sao nước ngoài, phụ huynh lại để BCS vào túi của con ? Em rất thương bạn ấy nhưng mà bạn từ chối em (em khá đẹp trai, học giỏi, nhà giàu…), sao bây giờ ? Quan hệ tình dục đúng tư thế ? Tại sao em uống nhiều thuốc kích thích mà « cậu em » vẫn nhỏ ? Làm thế nào để cua bạn ấy ?…


2. Một ngày “quay tay” tối đa bao nhiêu lần không chết hoặc có hiện tượng rách da ? Giới trẻ bây giờ, có một số bạn nữ lại có hiện tượng “tự sướng”? Khi con sục (…) thì lúc tinh trùng bắn ra con cảm thấy đau đau … Mỗi ngày em sục 3 lần, vậy có bị gì không? Làm sao để hạn chế thủ dâm ? Thủ dâm nhiều có bị gì không ? Tới tuổi này thì còn quay tay không ? Nếu em bắn tinh trùng hằng ngày thì có sao không ? (vì coi phim cấp 3) Làm thế nào để giảm thủ dâm ?


3. Tại sao con trai bị gay? Con gái bị les? Thưa bác sĩ, E có 1 vấn đề rất lớn và không biết phải làm như thế nào. E là 1 đứa gay và thích 1 anh lớn trên. Trong khoảng thời gian thích nhau, em và anh ấy đã có quan hệ thể xác với nhau. Sau 1 thời gian dài, anh ấy bắt đầu lạnh nhạt và xa lánh em. Em cố níu kéo anh ấy lại nhưng đến một ngày kia, em thấy anh ấy cặp kè đi với người bạn thân nhất của em và là con gái. Tim em tan nát, suy sụp. Em không biết phải đối mặt ra sao với chuyện này. Em còn rất yêu anh ấy. Em không nghĩ rằng người bạn thân ấy đã đối xử như vậy với em. Nếu bị bêđê thích làm sao để bỏ? Nếu bị bêđê dâm làm sao để chống đỡ? Thưa bác sĩ, em có một bí mật này mà em đã chôn giấu rất lâu không dám nói với ai. Em là con gái và bất hạnh thay, em có xu hướng thích người cùng giới. Em rất sợ hãi và không dám nói với ai. Em biết mọi người sẽ khó chấp nhận chuyện này. Còn gia đình em nữa. Bây giờ em phải làm sao đây ạ? Làm sao để gay thích mình ? Em là con gái ạ ! Bác cho cháu hỏi về trường hợp song tính lượng giới, dấu hiệu nhận biết một người như vậy ? Nếu cháu là người như vậy thì phải làm sao ? Con (gái) có con bạn gái, hai đứa chơi thân với nhau, nhưng giờ mới biết nó “iu” con. Bây giờ con phải làm sau đây? Làm thế nào để hết bị les/gay ? Nên hay không nên khi yêu người đồng giới ? Con bị bê đê sàm sỡ trên xe buyt, làm cách nào để phòng ngừa lần sau ? Cách phân biệt con trai với gay ? Có phải là do di truyền không ? Lỡ yêu gay thì phải làm sao ? Em lỡ thích gay ! Em phải làm sao ? Làm thế nào để không bị gọi là gay mà trong khi đó mình không có ? Có gay và les bẩm sinh không ? Nếu có thì họ nên sống như thế nào ?
……..






Được giáo dục giới tính sớm, trẻ sẽ biết tự bảo vệ mình


(Dân trí) – Hoang mang trước những thay đổi về tâm sinh lý của con, lo lắng con đi “chệch đường” nhưng nhiều phụ huynh e ngại “tiếp tay chỉ đường” nếu mình như thẳng thắn với con về vấn đề sức khỏe giới tính, sinh sản.


Nỗi lo… chưa nói
Tham dự hội thảo “Vẽ đường cho hươu chạy đúng” do Hội quán các bà mẹ và trường Việt Úc tổ chức mới đây, hàng trăm phụ huynh (PH) có con đang độ tuổi “lỡ cỡ” tại TPHCM có chung băn khoăn: con sớm biết yêu, liệu có nên nói chuyện về sức khỏe giới tính, sức khỏe tình dục với trẻ? Tình trạng học trò nạo phá thai, làm bố mẹ ngoài ý muốn làm họ lo lắng không nói thì sợ con chạy sai đường, gánh hậu quả đáng tiếc. Nhưng nói ra lại lo mình đang “mở đường” cho con “chạy”.
Anh Việt, có con trai chuẩn bị lên lớp 7 cho hay, con trai anh đã có biểu hiện yêu đương với bạn khác giới như hẹn hò, cầm tay…, việc cấm cản của bố mẹ dường như không còn tác dụng. “Tôi muốn nói chuyện “người lớn” với con nhưng không biết bắt đầu thế nào. Hơn nữa, lâu nay mình cấm cản còn không ăn thua, giờ nói ra khác nào “chỉ đường” cho con”, anh Việt băn khoăn.
Chị Ng.T. X (ngụ Q. 11) đang ngồi trên đống lửa khi con gái học lớp 10 của mình công khai có bạn trai, lâu lâu con bé vẫn… trốn học hẹn hò ở đâu đó mà bố mẹ không kiểm soát được. Theo chị tìm hiểu thì không chỉ mình cháu mà nhiều bạ bè của con cũng đã có người yêu, thậm chí còn có chuyện cạch mặt nhau, đánh ghen về chuyện yêu đương.
Chi X thắc mắc: “Tôi lo lắm rồi, chúng có thể làm những chuyện mà người lớn chúng ta không tưởng tưởng nổi. Nhưng tôi vẫn tự giữ niềm tin, con mình còn nhỏ, quen nhau cho vui vậy thôi chứ chưa biết gì. Nếu bây giờ tôi nói chuyện “người lớn” với con, chẳng phải đồng tình cho con thoải mái yêu đương?”.
Vẽ đúng đường cho “hươu” chạy
Chia sẻ với lo lắng của các PH, một bà mẹ mạnh dạn bày tỏ đã đến lúc chúng ta phải “vẽ cho hươu chạy đúng đường”. Bà dẫn chứng bằng câu chuyện vui, khi đứa con hỏi người mẹ chị em con sinh ra ở đâu, người mẹ né tránh bằng cách trả lời các con sinh ra từ bông hoa hồng, từ củ cà rốt… từ thứ này thứ nọ. Đứa con chép miệng: “Hóa ra nhà mình không ai sinh ra bình thường”.
“Trẻ con bây giờ biết rất nhiều về các vấn đề mà người lớn vẫn cho là “khó nói” là “nhạy cảm”. Đã đến lúc chúng ta không thể giấu nhẹm, úp mở nữa mà phải thẳng thắn với trẻ”, bà nói.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Trưởng bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) cho hay, sai lầm của PH là luôn có tâm lý chờ đợi cũng như giao phó việc giáo dục giới tính cho nhà trường. Trong khi, thầy cô ở trường cũng e ngại nên dẫn đến học sinh có khuynh hướng chia sẻ, gần gũi hơn với thế giới bên ngoài, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu, ngộ nhận sai lệnh trong quan niệm về tình yêu, giới tính, cuộc sống…
PH thường bối rối, lo sợ khi con quan tâm tìm hiểu hay thắc mắc về chuyện quan hệ tình dục nên họ hay la mắng, quy kết con thế này thế nọ. Theo BS Ngọc, muốn giáo dục tốt về giới tính cho trẻ, người lớn cần có nhận thức, quan điểm đúng về tính dục, xem đó là một phần tự nhiên và lành mạnh của đời sống con người.
Việc giáo dục giới tính không chỉ đưa ra kiến thức về chuyện “quan hệ” mà gồm nhiều khía cạnh liên quan như đạo đức, thể chất, xã hội, cảm xúc, tâm lý, tâm linh… Nên việc giáo dục cũng phải mang tính toàn diện chứ không đơn thuần chỉ dạy về cách dùng bao cao su hay sử dụng thuốc tránh thai.
Trẻ khám phá tính dục và học hỏi các giá trị về tính dục là một tiến trình tự nhiên để phát triển và trưởng thành. Để việc giáo dục hiệu quả, trẻ cần được giáo dục về cơ thể, giới tính phù hợp theo từng độ tuổi ngay từ nhỏ và phải bắt đầu ngay từ trong gia đình.
“Trái với suy nghĩ của nhiều người, biết nhiều trẻ sẽ… hư thì các nghiên cứu cho thấy, việc được giáo dục về giới tính tốt và sớm giúp trẻ nhận thức rất nhiều về bản thân như sống có trách nhiệm, biết tự bảo vệ mình, không quan hệ tình dục sớm và tự tin hơn”, BS Đỗ Hồng Ngọc nhấn mạnh.
Hoài Nam


(Báo DÂN TRÍ 6.6.2012)


Category: Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn, Góc nhìn - nhận định, Hỏi-đáp, Tuổi mới lớn
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can skip to the end and leave a response. Pinging is currently not allowed.
12 Responses
Hung
08/06/2012 lúc 6:42 chiều
Thử nhìn một cách thật tổng quát về vấn đề ở Âu châu và Bác Mỹ:


1. Cách mạng về tình dục đã bắt đầu từ những năm 1960 tức là đã có hơn 50 năm nay rồi.


2. Giáo dục về giói tính thì được đưa vào học đường ở lớp 6 đến lớp 8 cũng đã tròm trèm 50 năm nay rồi.


3. Từ khi phải hiện bệnh SIDA (AIDS) vấn để tình dục, giới tinh, đồng tình luyến ái đã làm thay đổi rất nhiều nhất là trong lãnh vực phòng ngừa. Thông tin về các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục được quảng bá rộng rãi và được lặp lại thường xuyên.


Trở lại ở VN :
1. Vấn để tình dục vẫn còn là một vấn đề khó nói ra trong giới người lớn vì thế hệ này chưa hay không được giảng dạy về vấn đề này.


2. Giáo dục về giới tính thì được đưa vào học đường ở lớp …? hay qua mạng Internet hay trên những phương tiện thông tin đại chúng, (TV, báo chí, sách vở…). Thông tin qua mạng thì gần như không có kiểm soát.


Hung/


Bac Si Do Hong Ngoc
08/06/2012 lúc 8:19 chiều
Rất cảm ơn Hưng. Hình như ở Mỹ và Âu Châu có khác nhau về vấn đề này? Cái gọi là “Cách mạng tình dục” hình như nay cũng đã thay đổi rồi. Ở Mỹ từ vài chục năm nay đã có phong trào muốn sống lại như cha ông thưở trước, nghĩa là lãng mạn và giữ gìn trinh tiết? Ở Pháp thì sao nhỉ?


Hung
09/06/2012 lúc 1:56 sáng
Từ khi bệnh AIDS xuất hiện thì tất cả những gì liên quan đế vấn đề tình dục đều bị đảo lộn, ở Âu Châu thì không đến nỗi “phong kiến” như ở Bắc Mỹ nhưng thấy rất rõ là có một sự thai đổi rất lớn trong lối suy nghĩ và trong hành động của giờ trẻ, phải công nhận là giáo dục về bệnh truyền từ tình dục và giáo dục giới tính ảnh hưởng rất lớn trên giới trẻ Âu Châu.
Gần đây trong những nghiên cứu về sự bền vững trong lứa đôi của giới trẻ thì thật bất ngờ khi được biết rằng trong hoàn cảnh kinh tế càng ngày càng khó khăn và dưới sự đe doạ của bệnh AIDS, phản ứng của giới trẻ làm cho đời sống lứa đôi trở nên chắc chắn hơn trước nhiều ! Không hẳn là chung thủy ăn đời ở kiếp như ở VN những đời sống của những cặp, sống chung hay vợ chồng trẻ, trở nên gần như ăn đời ở kiếp, sự thay đổi tình nhân trở nên hiếm hơn, các đôi bạn sống với nhau lâu dài hơn. Chịu khó hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, những trường hợp nầy Hưng thấy ở những đứa cháu ngay trong gia đình bạn bè thân người Pháp.
O Phap van de giu gin trinh tiec thi khong duoc day xa qua nhu o My.
Nhưng mối nguy hiểm đe dọa nhiều nhất lại là vấn đề truyền bá tư tưởng bất chính trong tình dục trên mạng Internet, đây là một mối nguy không biên giới !
Ở Âu Châu và ở Bắc Mỹ ngày nay đây là một vấn đề quan trọng chưa có tìm được giải pháp ổn thỏa


Hữu - Diệu
14/06/2012 lúc 2:43 chiều
Lâu lắm vì bận việc và bệnh nên hôm nay tôi mới trở lại thăm nhà Bác Sĩ. Chúc Bác Sĩ và gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn thành đạt, các cháu học hành tấn tới.
Theo tư duy phong kiến thì ” nam nữ thọ thọ bất thân ” cho nên rất ít vụ con gái không chồng mà chửa ( có mang ), các cặp vợ chồng tuy không được tìm hiểu nhau nhiều nhưng khi đã lấy ( kết hôn ) với nhau thì họ sống với nhau cho tới khi đầu bạc, răng long và người phụ nữ chính chuyên chỉ có một chồng, chồng chết thì ở vậy thờ chồng cho tới chết. Còn thời nay văn minh thì con gái, con trai sống thử, họ ăn ở với nhau như vợ chồng, một thời gian có va chạm và hết tiền thì họ chia tay nhau rồi đi sống thử với người khác ( có khác gì gái điếm ) ? Do đó nhiều cuộc hôn nhân thời nay rất ít cặp sống với nhau được lâu dài, có người con cho rằng như thế là tiến bộ và hợp với thời đại ! Buồn năm phút.


Hung
15/06/2012 lúc 2:21 sáng
Theo tư duy phong kiến, thì người đàn bà chỉ có một chồng :
“Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
thân phận người đàn bà trong xã hội phong kiến thật là chỉ có “ăn theo”
điều này làm người phụ nữ bị đè nén, cả một đời không phát huy được những
cái hay thiên phú của mình và nhất là phải sống một đời dưới sự kềm chế của
gia đình, của đại gia đình, người đàn bà trong xã hội phong kiến tuy được ca ngợi
nhưng thật ra là cả một đời người chỉ có bổn phận và nhiệm vụ mà không hề có
được hưởng gì cho chính mình.
Không một nước văn mình nào có thể thuyết phục người đàn bà chấp nhận điều nầy; phải biết là người đàn bà, nếu tất cả những gì thiên phú bẩm sinh được phát huy, thì không có gì kém người đàn ông trong bất cứ lãnh vực nào của xã hội.
Điều này không phải chỉ là một thành kiến riêng của tôi, đây là một điều mà mình đã nhìn thấy được kết quả ở các nước Âu châu, Bắc Mỹ và ở các nước tiến tiến khác trên thế giới.
Không phải chỉ cần kiềm chế người đàn bà là có thể tránh được những tệ hại trong vấn đề tình dục, nay tránh được những đổ vỡ trong đời sống gia đình.
Ở Pháp, giới trẻ không ngần ngại thay đổi bạn khi thấy không hợp nhau, có ích gì khi phải sống với nhau để làm khổ nhau một đời ? Tôi nói rõ ở đây không phải là vấn đề tiền bạc, khi mới quen nhau, yêu nhau mình có thể “mù quáng” vì tình yêu nên chỉ thấy cái hay, tín tốt của người đối diện nhưng khi sống chung với nhau thì có nhiều người vỡ mộng.
Trẻ con tạo cách sống cho mình, tạo những ý nghĩ, tạo nhân sinh quan riêng, đều từ những gì nhìn thấy ở chung quanh, từ cha mẹ, ông bà, gia đình, thầy cô, xã hội …
đây chính là vấn đề giáo dục, học để thành nhân là ở đây !


Bac Si Do Hong Ngoc
15/06/2012 lúc 8:52 chiều
Cảm ơn anh Hữu Diệu. Mỗi thời mỗi khác anh ơi.


RANY6
11/07/2012 lúc 8:23 sáng
Bác ơi, con đang rất phân vân, con có 1 đứa bạn thân là con gái, tụi con 19 tuổi, nó có 1 đứa bạn gái. 2 đứa ban đầu ko có gì, nhưng càng học chung càng chơi thân thì tụi nó lại nảy sinh tình cảm đặc biệt. Con rất lo cho nó, con la nó hoài, mà nó vẫn vậy. Khi còn học chung, nó thường kể cho con nghe về người bạn đó, nhưng sau khi thi ĐH, con đậu, nó rớt thì nó ko nói về người bạn đó nữa, con cũng ko hỏi, con học ĐH cũng rất bận (con học Y) nên 2 đứa rất ít liên lạc. Bây giờ con rất buồn vì trong suốt 1 năm trời nó ôn thi lại con ít hỏi thăm nó, con nghĩ nó đã hết buồn khi rớt ĐH, nhưng mà hôm qua mẹ nó tâm sự với con, cô nói nó khóc với cô vì bạn bè ai cũng đi học hết, ko ai chơi với nó, chỉ có cô bạn kia là hay đi chơi với nó thôi (cô bạn này giỏi lắm Bác ạ, là nhất khối trường cấp 3 và đậu 2 trường ĐH thuộc hàng top). Cô biết chuyện của nó, cô rất lo, cô nhờ con khuyên răn nó. Con là người duy nhất biết chuyện của nó, nhưng mà con giấu cô, cô hỏi con con cũng nói ko biết. Bác thấy con làm vậy là đúng hay sai, con ko muốn ba mẹ nó buồn với nó bị la nên con thường kể lại cho nó nghe mỗi lần mẹ nó tâm sự với con, mặc dù cô dặn con đừng nói. Nhưng hôm nay thì con ko biết phải làm sao, con có nên kể cho nó nghe nữa ko, con thấy rất tội cho cô, cho nó nữa. Con la nó ko biết bao nhiêu lần, nhưng tình cảm thì rất khó nói đúng ko Bác, đâu thể kêu nó thôi là thôi được liền. Có lẽ là con đã khuyên nó ko đúng cách, ko đúng lời. Vậy bây giờ con phải làm sao đây hả Bác, con nên khuyên nó thế nào, còn mẹ của nó nữa, con có nên kể cho cô nghe mọi chuyện của nó ko, con nên nghiêng về ai nhiều hơn đây. Bác giúp con với. Con cám ơn Bác.


Bac Si Do Hong Ngoc
11/07/2012 lúc 7:23 chiều
Con nên quan tâm, gần gũi với bạn con hơn. Chuyện chưa có gì rõ ràng cả, con không phải cứ băn khoăn như vậy. Đâu có cần phải nói với mẹ bạn chuyện riêng của bạn nhì? Con học Y ở đâu? Con đọc thêm cuốn “Khi người ta lớn” nhé.


RANY6
12/07/2012 lúc 9:26 sáng
Dạ con học ở ĐH Y Dược. Mà chuyện của nó ở mức báo động rồi Bác ơi, nó từng nói với con là nó thích bạn gái đó, nhiều ngày không gặp được bạn đó là nó khóc. Bố mẹ nó cấm nó liên lạc với bạn đó, nhưng mà nó vẫn lén bố mẹ nó liên lạc. Nó hay viện cớ đi chơi với con để được gặp bạn đó. Tình bạn như vậy là có bình thường không Bác, con rất lo cho nó.


NguoiBacLieu.com
22/11/2012 lúc 12:16 sáng
Con rất ngưỡng mộ bác! Con đọc báo Mực Tím từ năm lớp 8 (Năm 2004), con rất bất ngờ và thích thú vì báo Mực Tím có chuyên mục Phòng mạch MT, một chuyên mục giải đáp mọi thắc mắc của tuổi mới lớn tụi con. Con đặc biệt ấn tượng với cách giải đáp gần gũi, dí dỏm và dễ hiểu của các bác sĩ.
Con xin chân thành cảm ơn bác sĩ vì những lời khuyên, lời giải đáp mà con gần như không thể hỏi ai!!!
Một lần nữa con xin cảm ơn bác sĩ!!!


PHUONG NGUYEN
10/01/2013 lúc 2:24 chiều
Kính chào bác ;
Bạn cháu có một con trai năm nay 12 tuổi, khoảng 2-3 tháng gần đây bé hay có biểu hiện mệt bất thường (Đang đi học mệt phải nghỉ học, Đang chơi mệt …) và lúc mệt , lúc không. Gia đình đã đưa bé đi khám bác sỹ bác sỹ tim mạch : Chuẩn đoán rối loạn thần kinh tim và cho thuốc uống một thời gian nhưng không thuyên giảm. Sau đó gia đình lại được giới thiệu đến bác sỹ nhi đồng -khoa tiêu hóa : Chuẩn đoán phình đại tràng chèn cơ hoành ảnh hưởng thần kinh tim , phải mổ đại tràng …nhưng sau khi xét nghiệm thì cũng không phải. Sau đó gia đình lại được giới thiệu tiếp đến bác sỹ nhi đồng khác khoa tim mạch để khám tiếp.
Hiện nay gia đình bạn cháu rất hoang mang, không biết con mình bị bệnh gì, chữa trị ra sao để cháu tiếp tục đi học (Cháu đã nghỉ học để chữa bệnh một thời gian…)
Rất mong nhận được tư vấn của bác sỹ.
Kính thư.


Bac Si Do Hong Ngoc
10/01/2013 lúc 9:19 chiều
Tuổi đó có thể có những vấn đề tâm sinh lý phức tạp. Nên khám tổng quát ở BV Nhi Đồng và cần khám thêm ở khoa Tâm lý trong BV Nhi đồng thì tốt.
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Tue Aug 12, 2014 8:03 pm

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


Làm thế nào để thân tâm được an lạc?


Posted: 11 Aug 2014 12:57 AM PDT


Làm thế nào để thân tâm được an lạc?
(Buổi nói chuyện tại CLB 4T Viện Y Dược học Dân tộc ngày 9-8-2014)
BS Đỗ Hồng Ngọc
Người ta ai cũng mong cho “thân tâm thường an lạc”, tức thân thì luôn luôn (thường) AN còn tâm thì luôn luôn LẠC! Mà ta biết thân thì bất tịnh, tâm thì vô thường… nên rất khó mà an lạc được. Tuy vậy, cũng có thể đạt đến một mức nào đó nếu biết cách. Một nhà báo phỏng vấn cụ già trên 100 tuổi bí quyết sống trường thọ mà vui khỏe, cụ nói có bí quyết gì đâu, chẳng qua sáng nào thức dậy tôi cũng tự hỏi mình hôm nay mình nên sống ở “thiên đàng” hay ở “địa ngục”? Rồi lưỡng lự một chút, tôi chọn “thiên đàng”!


Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) định nghĩa “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well being) về thể chất, tâm thân và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Như vậy để “thân tâm thường an lạc” rõ ràng phải gồm cả 3 yếu tố: thể chất (physical), tâm thần (mental) và xã hội (social). Thân an lạc tức thể chất (physical) an và lạc. An và lạc đây hiểu là một trạng thái well-being. Ta biết thân là do “tứ đại” đất nước gió lửa hợp thành, sự hòa hợp của tứ đại là điều kiện để thân được an lạc. Cơ thể ta có hơn chục ngàn tỷ tế bào hình thành, luôn luôn biến dịch. Các chất liệu trong cơ thể tương tác, tương ứng với nhau nếu điều hòa thì sẽ “an lạc”, còn không thì ta mắc bệnh.
Còn tâm an lạc là cái “mental well-being” trong định nghĩa nói trên. Tâm vốn nhảy nhót như khỉ như ngựa (tâm viên ý mã), không lúc nào dừng lại để được yên nên khó mà an lạc! Hai ngàn sáu trăm năm trước, đệ tử đã hỏi Đức Phật “Làm sao để an trụ tâm? Làm sao để hàng phục tâm?” (kinh Kim Cang), Phật bảo “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là đừng có “trụ” vào đâu cả để mà sinh cái tâm! Nhưng “bất thủ ư tướng như như bất động” là rất khó. Chỉ có thể thấy biết khi ta hiểu được Vô thường, Khổ, Vô ngã, Không, Duyên sinh… và điều này có thể thực hiện từng bước trong Thiền định. Nhưng không dễ vì ta sống trong một xã hội quay cuồng, điên đảo mộng tưởng, toàn cầu hóa, thế giới phẳng, tràn ngập thông tin… nên tâm càng bất an.
IMG_7981
An lạc về mặt xã hội càng quan trọng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa chòm xóm và rộng ra trong cộng đồng… giúp ta có một đời sống hạnh phúc. Một thì dụ: mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân cũng góp phần làm cho bệnh tật tăng hay giảm! Yếu tố xã hội phải được quan tâm nhiều hơn vì chính nó tạo ra môi trường sống của ta. Bây giờ ra đường kẹt xe, khói bụi mù trời, đi bộ trên lề đường cũng cảm thấy bất an… Bhutan, một xứ nhỏ ở chân núi Hy Mã Lạp Sơn đã có một chính sách bảo vệ môi trường thật tốt để mang lại hạnh phúc cho người dân. Cả môi trường thiên nhiên và môi trường xã hôi. Họ không đo đạc sự phát triển kinh tế bằng GNP như các quốc gia khác mà đo bằng Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH = Gross National Happiness).
Điều quan trọng để được an lạc thân tâm chính là yếu tố bên trong của mỗi chúng ta. Xã hôi ngày nay bệnh hoạn nhiều là do Stress, sự căng thẳng, mất quân bình trong lối sống, do môi trường sống, do thực phẩm… Stress là một phản ứng sinh học, giúp con người thoát hiểm trước thú dữ, hòn tên mũi đạn ngày xa xưa. Thế nhưng trong thời buổi hiện đại, stress chính là sự căng thẳng trong đời sống, khiến cơ thể lúc nào cũng căng cứng, phòng vệ, không thư giãn được trong một thế giới vật chất đua đòi, đấu đá tranh giành nên tình trạng stress đã âm thầm dẫn tới những tác hại đến thân tâm. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy từ 60-90% các trường hợp bệnh đến bác sĩ là do có nguồn gốc sâu xa từ stress. Bác sĩ có thể chữa được cái đau trước mắt nhưng cái khổ chập chùng đằng sau thì bác sĩ không quan tâm. Mà con người thì đau và khổ luôn gắn với nhau, cái này sinh cái kia và ngược lại. Nhờ những tiến bộ “vật chất” mà nay ta có thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ, có thể “cân đẩu vân” tứ phương và có đủ 72 phép thần thông chỉ trên một bàn tay với vài cái nút bấm… Vấn đề là ở con người, nhận thức nó ra sao, “thấy biết” (tri kiến) nó ra sao để có thể hạnh phúc.
“Biết tự tại để sống hạnh phúc”. Tự tại là sự tự do bên trong, quay về bên trong, nương tựa chính mình, bởi « bác sĩ tốt nhất là chính mình ». Kiên trì, nhẫn nại để rèn tập. Vượt thoát những ràng buộc, dính mắc.
Có một lời khuyên của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) nên theo, đó là SAFE, chữ viết tắt của các biện pháp giúp tránh bệnh tật hoặc làm giảm bệnh tật:
Smoking (không hút thuốc lá),
Alcohol (không uống rượu),
Food (dinh dưỡng đúng cách),
Exercise (rèn luyện thể lực).
Sau này tôi thêm chữ R thành SAFER, nghĩa là an toàn hơn:
Chữ R đó là Respiration (thở đúng phương pháp, tức Thở bụng).
Tuệ Tĩnh, thầy thuốc, thiền sư thế kỷ XIV nước ta cũng đã khuyên:
Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình
Phật hoàng Trần Nhân Tông thì khuyên:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề không tắc miên
Gia tung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Bác sĩ tốt nhất là chính mình. Đúng vậy!
Biết sống “từ bi hỷ xả” và trước hết hãy từ bi hỷ xả với chính mình.
ĐHN
(Ghi chú: Theo yêu cầu của BTC, tôi phải “nộp” trước bài này để các hội viên CLB 4T gồm các bệnh nhân mang bệnh mạn tính và ung thư tham khảo. Khi trình bày, tôi nói: Vì tài liệu đã gởi trước đến qúy vị, cho phép tôi được trình bày những gì không có trong tài liệu này…! Nhờ vậy, buổi nói chuyện đã sôi nổi và hào hứng với những thí dụ cụ thể trong đời sống thường ngày…)
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  phannguyenquoctu Fri Aug 22, 2014 9:58 pm

“sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”
Posted: 19 Aug 2014 06:39 AM PDT
 
“sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”
Đỗ Hồng Ngọc
Đó là tựa một trong những bài thơ mới nhất của Lữ Quỳnh, từ một câu hỏi của Đinh Cường “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”. À mà, không phải câu hỏi đâu! Tiếng kêu đó. Tiếng kêu thảng thốt, hoang mang như tiếng “lạc bầy kêu sương” thì đúng hơn. Và tôi nữa. Tôi cũng muốn kêu lên như vậy: “sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì…” với một chút khắc khoải, âu lo, thực ra cũng chỉ vì méo mó nghề nghiệp. Thì ra có một quãng khá lâu, Lữ Quỳnh lặng tiếng. Gần đây, đột nhiên anh bung ra một lúc nhiều bài thơ với một phong cách mới, những bài thơ dành riêng cho bạn bè, gọi tên từng người thân quen. Như một cõi riêng.


Nhớ Lữ Quỳnh, mỗi khi xa về, thường gặp riêng tôi hay vài bè bạn thân thiết đâu đó ở một quán cà phê vắng, một góc phố xưa. Anh không thích chỗ đông đúc, ồn ào. Lữ Quỳnh vậy đó. Lúc nào cũng nhỏ nhẹ, cũng trang trọng, cũng riêng tư, đầm ấm, bẽn lẽn. Khi thấy anh loay hoay, bứt rứt, tôi hỏi đi đâu gấp vậy? Lên Nguyên Minh có chút việc. Việc gì? Không trả lời. Lúi húi thu gom, tất tả đi cho đúng giờ hẹn. Bí mật. Ít lâu sau, hóa ra là một vài tập sách mới ra lò, thơm mùi mực, bìa cứng chưa khô để kịp mang đi đâu đó.
Nhớ xưa, lần đầu về từ nơi xa, Lữ Quỳnh kêu tôi đến quán TT, cái quán ăn nho nhỏ dễ thương trên đường Trương Định. Hôm đó anh kể mãi về nỗi nhớ nhà, nỗi hoang mang, công ăn việc làm, con cái… với biết bao lo toan. Tôi im lặng ngồi nghe, không nói gì hơn, mỗi nhà mỗi cảnh. Rồi tháng năm qua mau, tóc phai màu, anh nói nhiều về cuốn Nghĩ từ trái tim của tôi, anh nói nó đã… giúp anh nhẹ lòng. Có lần anh giận: sao Quỳnh “meo” mà không trả lời!… Cái người cao lớn dềnh dàng mà hay hờn, hay mát, hay giận, hay lẫy đó thật dễ thương vì chính anh cũng lại là người bạn âm thầm và bền bỉ, hết lòng giúp đỡ mình khi cần… Những tập sách của tôi Gió heo may đã về, Già ơi… chào bạn! lúc đầu, rồi các tập thơ Giữa hoàng hôn xưa, Vòng Quanh đều do một tay Lữ Quỳnh lo chuyện ấn loát. Anh mê văn chương, lại có “gu” làm sách, chăm chút trình bày ruột, trình bày bìa, nhã và đạm, hạp tạng tôi.
Nguyên Minh “ông chủ” Quán Văn nhắc số tới sẽ là số đặc biệt về Lữ Quỳnh. Viết gấp đi. Tôi nói bài đọc thơ Lữ Quỳnh, Sinh nhật của một người không còn trẻ … của tôi năm đó là khá hay rồi, đăng lại được. Nguyên Minh đồng ý, nói bài đó hay thiệt. Nhưng Lữ Quỳnh bảo “phải có bài mới”!

Sáng nay, Lữ Kiều – Thân Trọng Minh, Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc, Lê Ký Thương, Cao Kim, ngồi nhâm nhi café và gió mát bên một hồ nước xanh trong giữa lòng thành phố, tình cờ ra mắt một… “tuyển tập”, số đặc biệt bằng “lời thoại”, độc bản, về người bạn chung Lữ Quỳnh. Mỗi người một ý, mỗi người một góc, nói qua nói lại, nói tới nói lui, một lúc bỗng vẽ nên chân dung một Lữ Quỳnh từ ngày còn thơ cho đến hôm nay liêu xiêu trên đường dốc! Không ai biết rõ Lữ Quỳnh hơn Lữ Kiều. Những anh chàng họ Lữ với nhau từ tuổi tập tễnh bước vào chốn văn chương! Lữ Kiều bảo thơ của Lữ Quỳnh đã hay từ trẻ! Lữ Quỳnh là một nhà thơ hơn là một nhà văn. Họ từng cùng chia ngọt sẻ bùi, ghen tuông hờn giận từ những ngày còn thơ nơi chốn quê nhà cùng dòng sông thơm và những mái tóc thề, những tà áo tím, những đường phượng bay…
Tôi nhớ khi đọc tập thơ Sinh nhật của một người không còn trẻ (Văn Mới, 2009) của Lữ Quỳnh, tôi đã phải kêu lên: Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi! (Vũ Hoàng Chương dịch Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu, yên ba giang thượng sử nhân sầu!), vì thơ anh buồn quá, nỗi buồn mà tôi gọi là buồn “nhật mộ”, “ hương quan hà xứ thị”?

Tôi cùng em đứng đợi dưới mưa chiều
Bên kia đường nghĩa địa đìu hiu
Bia mộ liêu xiêu mịt mù trong gió

Cái hương quan hà xứ này hình như ta chỉ chạm mặt giữa hoàng hôn, những hoàng hôn tím biếc, những chập chùng khói sương, bến bờ vực thẳm. Cái “hương quan hà xứ” mà Trịnh Công Sơn bảo: “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”!
Những bài thơ mới nhất của Lữ Quỳnh vẫn là nỗi buồn “nhật mộ”, nỗi ám ảnh khôn nguôi của hoàng hôn, của mùa đông, của giấc mơ:
có thể nào sau những giấc mơ
còn nhớ được
như đang sớm mai mà lòng hoàng hôn
như bàn tay từng đan kỷ niệm
giờ cầm hoa trắng qua nghĩa trang
(sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì, 2014)

Ám ảnh đó đặc sánh ở thơ Lữ Quỳnh, những khi đông về:
Mùa đông này 
Trời trong veo và rất lạnh 
Hai bàn tay buốt cóng 
Cầm nỗi nhớ nhà 
…..
Nhìn bạn bè đứa còn đứa mất 
Rượu tràn ly 
Nói cười 
Chuyện thiên đường địa ngục.
(Mùa đông, những ngày bình yên)

Và không lạ khi những tập thơ, tập truyện, tập nhạc mới nhất của anh đều là Những cơn mưa mùa đông rồi là Thành phố mùa đông !
Và, rồi những giấc mơ. Những giấc mơ ắp đầy mây trắng, “ bạch vân thiên tải không du du” nào xưa:
lời vô ngôn
những giấc mơ nồng nàn
lạ lẫm…
sáng ra không nhớ gì.
chỉ là cõi hoang
chập chờn mây và mây…
2013
(Mây trong những giấc mơ)

Lữ Quỳnh viết cho Trần Hoài Thư :
đêm đủ dài cho một giấc mơ
bầy hải âu la đà mặt biển
ngày tuổi xanh
rồi ngày không còn trí nhớ

vẫn bầy hải âu
có con nào đã rời bầy
trong giấc mơ không thấy.
( 2014)

Bài thơ mới nhất, Biển cát tím ở Big Sur : « đứa bé vừa đi vừa nhìn lại trong giấc mơ là tôi. không đứng vững/ mắt hoa vàng nhảy múa. không biết vì nắng/ hay trái tim đang loạn nhịp thời gian ».
Và : « nửa đêm ở rừng lạnh buốt/ không sao ngủ được/ dậy đốt lửa hơ tay/ hơ trái tim khô/ chỉ đợi ngày bắt lửa ».
(Trái tim khô giữa rừng cây ngàn tuổi, 2014)

Thơ Lữ Quỳnh bây giờ là vậy đó. Là mùa đông. Là giấc mơ. Là trái tim khô. Là những ngày chạy ngược chạy xuôi từ nam Cali về bắc Cali, để rồi càng khắc khoải thêm nỗi buồn “nhật mộ”:
Lần nào thăm anh về
lòng cũng nặng bầu trời mây
những đám mây không có dấu chân Hoàng
cầu mong anh vượt qua, vượt qua,vượt qua được…
Yết đế, yết đế, Bala yết đế, Balatăng yết đế…
câu chú ngày xưa Trịnh Công Sơn thường niệm
nay tìm thấy trong Nghĩ Từ Trái Tim của Đỗ Hồng Ngọc
gửi lại anh, Nguyễn Xuân Hoàng bình an nhé.
(Hãy vượt qua, vượt qua… 2014)

Những năm tháng sau này, dưới mỗi bài thơ tôi đều thấy anh ghi nơi chốn và thời gian, như một níu bắt ngậm ngùi. Nơi chốn và thời gian? Làm gì có Quỳnh ơi. Vĩnh cửu chỉ có trong từng sát-na hiện tại, trong hơi thở vào hơi thở ra, Anapanasati đó thôi.
Bài thơ Lữ Quỳnh Gửi anh Đinh Cường, để trả lời sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì:
“mà mỗi sát-na đời lênh đênh chốn khác
dưới đám mây đen không chờ cơn mưa đến
rực rỡ mùa xuân là những đóm hoa tàn”
( 2014)

Đâu có. Hãy đọc lại đi, Quỳnh ơi, Mãn Giác thiền sư:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai!”.
ĐHN
(Saigon 7.2014)

 
phannguyenquoctu
phannguyenquoctu

Tổng số bài gửi : 7587
Join date : 25/10/2010
Age : 56
Đến từ : Sài Gòn

Về Đầu Trang Go down

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Page 3 Empty Re: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 3 trong tổng số 4 trang Previous  1, 2, 3, 4  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết